Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 124 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========







NGÔ THỊ QUỲNH OANH





ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƯ



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam









Hà Nội - 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGÔ THỊ QUỲNH OANH



ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƯ





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Tôn Thảo Miên






Hà Nội - 2013


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

2
MỤC LỤC
Mục lục 1
Mở đầu 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3. Lịch sử vấn đề 7
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc luận văn 13
Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam
đương đại. 14
1.1. Khái quát văn học Việt Nam đương đại 14
1.1.1. Đội ngũ sáng tác 14
1.1.2. Những thay đổi tư duy 14
1.1.3 Vị trí của truyện ngắn, tạp văn, tản văn 16
1.1.4. Đặc điểm văn xuôi Nam Bộ 20
1.2.“Hiện tượng” Nguyễn Ngọc Tư 24
1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn 24
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư 27
1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 31
Chương 2: Hiện thực nông thôn Nam Bộ và các kiểu nhân vật tiêu biểu

qua văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 43
2.1. Hiện thực đời sống Nam Bộ 43
2.1.1. Hình ảnh thiên nhiên Nam Bộ dữ dội và khắc nghiệt 43
2.1.2. Bức tranh cuộc sống miền quê Nam Bộ 48
2.2. Các kiểu nhân vật tiêu biểu trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 69
2.2.1. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài 69
2.2.2. Kiểu nhân vật tự nhận thức. 74


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

3
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 79
3.1. Không gian - thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 79
3.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật. 79
3.1.2. Một số nét đặc sắc về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tư. 80
3.1.3. Quan niệm về thời gian nghệ thuật 88
3.1.4. Thời gian nghệ thuật - đặc trưng văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 89
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tư. 91
3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 91
3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 101
3.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 103
3.3.1. Khái niệm cốt truyện 103
3.3.2. Đặc điểm cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 104
3.3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tư 110
Kết luận 117
Tài liệu tham khảo 119



Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

4
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1. 1.Từ năm 1975, đất nước bước sang một giai đoạn mới. Văn học cũng
chuyển mình trong tư thế dò tìm những phương thức thể hiện tốt nhất để kịp
phản ánh đời sống xã hội đa dạng trước yêu cầu mới của thời đại. Do vậy mà
các thể loại văn học có sự vận động và phát triển. Văn xuôi đã có những khởi
sắc và những tín hiệu mới: truyện ngắn, tạp văn, tản văn đang ngày càng được
chú ý và là những thể loại phát triển mạnh của văn học đương đại.
1.2. Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính
chất, về dung lượng so với các thể loại khác. Với hình thức ngắn gọn, cơ
động, truyện ngắn phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại
công nghiệp. Gần như nhà văn nào cũng ít nhiều thử mình qua truyện ngắn.
Truyện ngắn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng
Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học đương đại. Trong truyện ngắn
Việt Nam, truyện ngắn của các nhà văn nữ là một bộ phận rất đáng chú ý. Có
thể nói, trong văn học đương đại, các nhà văn nữ có phần lấn át nam giới trên
phương diện truyện ngắn. Tiếp nhận cái mới nhanh nhạy, táo bạo trong cách
viết, không ngừng đi về phía trước, nhiều nhà văn nữ đã làm nên sự kiện:
Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh trong
đó, “hiện tượng” Nguyễn Ngọc Tư qua truyện ngắn, tạp văn, tản văn có lẽ
được độc giả đón nhận nhiệt tình nhất, gây được nhiều dư âm trong lòng độc
giả bởi giọng văn nhẹ nhàng, dung dị, “bình dân” với ngôn ngữ không cầu kì,
kiểu cách.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định
hình phong cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều

thành công, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Thành công khởi nghiệp của
Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn không tắt. Tác phẩm đầu tay đoạt


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

5
giải 3 báo chí trong năm 1997 đã chính thức đưa Nguyễn Ngọc Tư vào nghề
văn với những thành công tốt đẹp, tiếp theo: Giải nhất Văn học tuổi 20 do báo
Tuổi trẻ tổ chức; giải B của Hội Nhà Văn Việt Nam về truyện ngắn năm
2001. Năm 2005, con người nhỏ bé kiệm lời ấy làm khuấy động văn đàn Việt
Nam bằng tác phẩm ám ảnh lòng người: Cánh đồng bất tận. Hội nghị BCH
Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6 khóa VII họp ngày 13/10/2006 tại Hà Nội đã
quyết định trao tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 cho truyện
vừa Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Cuối tháng 12 năm 2005, với
mục đích giới thiệu một “món ăn” mới của tác giả trẻ chị đã cho ra đời một
cuốn tạp văn đầu tiên có tên là Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư tập hợp những bài
viết của chị đăng trên tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn.
Kết quả khảo sát cho thấy nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư mới xuất hiện
trên văn đàn hơn 10 năm nay nhưng số lượng tác phẩm chị viết ra quả là một
con số ấn tượng với thể loại truyện ngắn, tạp văn, tản văn, bút kí. Thời điểm
chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có 9 tập
truyện ngắn, 3 tạp văn, 2 tản văn, 1 tiểu thuyết, đấy là chưa kể đến những câu
chuyện chị đã đăng trên các trang Web. Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một
“hiện tượng” đặc biệt, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn
chương và được bạn đọc rất chú ý. Qua khảo sát có rất nhiều những ghi chép,
phỏng vấn, những bài phân tích đánh giá, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
nhiều phương diện xung quanh những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư như: thế
giới nghệ thuật, thi pháp, nghệ thuật tự sự, biểu tượng… trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Song chúng tôi nhận thấy có rất ít và gần như là chưa có

một công trình nghiên cứu nào về đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trên cơ
sở khái quát, hệ thống hóa nội dung, nghệ thuật cũng như phong cách văn
xuôi của chị, nếu có chỉ là những bài viết nhận xét đơn lẻ ở một khía cạnh của
một tác phẩm cụ thể. Vì vậy dẫu biết con đường sáng tác phía trước của chị


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

6
còn rất dài, nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn căn cứ vào những tác phẩm đã
xuất bản thời gian qua, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, tạp văn và tản văn
để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát về đặc điểm văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tư. Với đề tài “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi
muốn tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật, về văn hóa
nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ Nam Bộ trong hành trình sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu khảo sát và nghiên cứu thể loại truyện ngắn, tạp văn và
tản văn - ba thể loại đóng vai trò khẳng định phong cách, tên tuổi của Nguyễn
Ngọc Tư.
* Luận văn tập trung khảo sát 3 tập truyện ngắn, 2 cuốn tạp văn, 1 cuốn
tản văn:
1- Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ - 2008)
2- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, NXB Trẻ - 2008)
3- Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, NXB Thời đại - 2010)
4- Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ - 2006)
5- Ngày mai của những ngày mai (NXB Phụ Nữ - 2007).
6- Yêu người ngóng núi (NXB Trẻ - 2011)
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát một số truyện ngắn đăng trên web, hay

các tập truyện khác của Nguyễn Ngọc Tư để so sánh, đối chiếu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tìm hiểu đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trên các bình
diện sau:
- Hiện thực đời sống Nam Bộ
- Các kiểu nhân vật tiêu biểu


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

7
- Không gian, thời gian nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật
- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản
khá nhiều trong một thời gian ngắn. Chị đã được trao tặng nhiều giải
thưởng văn học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng
từ độc giả. Hiện tại việc nghiên cứu về đặc điểm văn xuôi của chị còn rất ít,
hay nói đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có luận văn nào
nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn, chúng tôi đã tiến hành thu thập những ý kiến, bài phê bình,
những bài báo, những công trình nghiên cứu của công chúng khi tiếp cận
văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư qua từng giai đoạn sáng tác với ba thể loại
chính là truyện ngắn, tạp văn, tản văn và những đánh giá về đặc điểm văn
xuôi nghệ thuật của chị.
Đề cập đến đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư, Trần Ngọc Hiếu có bài
viết Hiện tượng tác giả “best-seller” trong Văn học Việt Nam: trường hợp
Nguyễn Ngọc Tư đăng trên trang web hieeutn1979.blogst.com (24/11/2006),
trong đó trình bày khá chi tiết và cụ thể về cốt truyện, ngôn ngữ kể chuyện,

quan điểm đạo đức và hệ thống nhân vật được phản ánh trong văn xuôi
Nguyễn Ngọc Tư.
Thể loại truyện ngắn - là một hướng sáng tác chủ lực, và mở đầu cho
những thành công của Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế, ở thể loại truyện ngắn đã có
rất nhiều độc giả, nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá, phê bình về phong cách
văn chương cũng như những đặc sắc nghệ thuật của chị chủ yếu trên các báo,
tạp chí, trang web…


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

8
Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn
không tắt. Tác phẩm ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả
và lần đầu tiên đạt giải 3 báo chí trong năm 1997.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên có bài viết Truyện ngắn và cuộc sống hôm
nay, đăng trên tạp chí văn học số 2 đã nhận xét chính cách kể chuyện chân
tình của Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến thành công cho Ngọn đèn không tắt.
Nhà văn Nguyên Ngọc có bài viết Còn rất nhiều người cầm bút có tư cách –
Chuyên đề: Tiểu thuyết đăng ở đâu đăng trên trang web
(02/01/2005) đã nhận định:“Mấy năm nay chúng ta
đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa
rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn
học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc
biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các
tác giả Nam Bộ đi trước”.
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng
tác của chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường của những
người nông dân bình dị quê mùa), thế nhưng những câu chuyện đơn sơ mà
hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn được người đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa

tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa chín chắn, hiền lành đấy
nhưng không kém phần bản lĩnh. Chính vì thế khi thu thập tài liệu về
Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng
tình hay phủ nhận tài năng của chị.
Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi
truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá,
nhận xét khác nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo
tạo thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Theo khảo sát,
chúng tôi nhận thấy từ khi tác phẩm này ra đời, đã có hai luồng ý kiến: Một


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

9
bên là ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh
hiện thực một cách trần trụi, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư “mới”.
Còn phía bên kia lại cảm thấy tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo,
nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong những sáng tác trước đó. Thế
nhưng, khi theo dõi những tác phẩm ra đời sau Cánh đồng bất tận, chúng tôi
vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của nông thôn Nam Bộ hiền lành với
những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số phận nhỏ bé thiệt thòi, với
những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn chất giọng nhỏ nhẹ đó, có thể
buồn hơn, tỉnh tảo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu văn chương bình dân,
hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra được.
Một Việt Kiều Mỹ là Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng vì quá “mê” văn
Nguyễn Ngọc Tư đã tự nguyện “thiết kế và trông nom” cả một thư viện điện
tử về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Ông đã có bài viết Nguyễn Ngọc Tư,
đặc sản miền Nam. Bài viết này đã đánh giá một cách tổng hợp về nghệ thuật
viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ những điều giản dị của ngôn từ,
giọng điệu đến nhân vật, cấu trúc câu. Đặc biệt Trần Hữu Dũng đã chỉ ra điểm

khác biệt, một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào
khác, như là một “đặc sản miền Nam”.
Phạm Phú Phong với bài viết: Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư, đăng trên tạp chí văn học số 6, đã phân tích và nhận xét khá kĩ về ngôn
ngữ, giọng văn, hiệu quả sử dụng những lời đề từ trong văn của chị. Ông cũng
khẳng định thêm cái đáng quý cần phải phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ
trong sáng tác.
Trên mục Phê bình của trang web “Evan.com” ngày 14/06/2006 có đăng
bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc tư thể hiện qua ba hình tượng: Hình tượng người nghệ sĩ,


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

10
hình tượng người nông dân Nam Bộ và hình tượng dòng sông. Sau khi phân
tích vẻ đẹp của từng hình tượng, tác giả cũng đánh giá rất cao văn phong mộc
mạc, cách viết như nói của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu chị đánh mất đi vùng thẩm
mỹ này thì đồng thời cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác
phẩm của mình.
Thụy Khuê khi tìm hiểu một số khía cạnh về không gian và thời gian
nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã có bài viết khá chi tiết
Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả đã
phân tích và chứng minh giọng văn và tinh thần sông nước của Nguyễn Ngọc
Tư như một truyền thống nối dài từ Bình Nguyên Lộc, người đã gắn liền hai
yếu tố đất và nước, thành ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ đất nước. Không
gian Nam Bộ với đồng ruộng sông nước, với con kinh, con rạch đã trở thành
một phần không thể thiếu trong bất cứ câu chuyện kể nào của chị.
Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện

ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên trang web: thvl.vn/?=12534 cũng là
một bài viết có giá trị khi chỉ ra “mootip người nghệ sĩ cô đơn” thường thấy
trong truyện ngắn của chị.
Chuyển sang thể loại tạp văn, tản văn, Nguyễn Ngọc Tư không viết
nhiều như truyện ngắn nhưng khi cuốn tạp văn, hay tản văn đầu tiên ra đời
cũng đã có khá nhiều bài viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và chủ yếu là
qua mạng Internet. Và tiếp sau đó là một giọng văn trưởng thành hơn mang
triết lý sâu sắc và trầm lắng hơn qua những tạp văn, tản văn sau này như:
Ngày mai của những ngày mai, Biển của mỗi người, Gáy người thì lạnh.
Qua thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy phần lớn độc giả đều rất hưởng ứng,
chào đón thể loại mới này của chị như một “món ăn” mới của tác giả trẻ.
Cuốn Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư xuất bản đầu tiên với số lượng 2.000 cuốn
vào cuối năm 2005, tới đầu tháng 1/2006, sách đã được tái bản với số lượng


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

11
5.000 cuốn. Nhận xét về tạp văn “đầu tay” của tác giả trẻ này Thanh Vân trên
trang web viet-studies có viết bài Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư như một lời giới
thiệu với độc giả về những nội dung mới -khác hẳn với những truyện ngắn đã
được Nguyễn Ngọc Tư viết trước đó.
Hạ Anh trên báo Thanh Niên (19/1/2006) cũng có bài viết Đọc Tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạ. Tác giả đã khái quát những
nội dung mới nhưng vẫn được Nguyễn Ngọc Tư viết bằng giọng điệu thủ thỉ
tâm tình. Đó là những chuyện nhỏ bé, kiểu trà dư tửu hậu nhưng lại bàn về
những vấn đề “thiết thực, sát sườn” với quê hương Cà Mau của tác giả.
Khi đọc tạp văn Ngày mai của những ngày mai, tác giả Nguyễn Văn
Tuấn đã chia sẻ những cảm xúc, nhận xét về cuốn tạp văn này khi cho đăng
bài viết Nguyễn Ngọc Tư - gom góp những niềm vui trên trang blog của mình.

Nguyễn Ngọc Tư đã dự báo một “hiểm họa” về sự xơ cứng bởi cuộc sống tẻ
nhạt, sự trơ lì trước cuộc sống bon chen, bận rộn và chính tác giả đã kịp thời
giữ lại những cái tên, những kí ức, kỉ niệm đang có nguy cơ bị xóa nhòa cùng
năm tháng.
Tiếp đến thể loại tản văn, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã nhận được nhiều lời
nhận xét, tuy chưa mang tính chuyên nghiệp nhưng cũng có thể coi là những
phản hồi mang chiều hướng tích cực từ phía bạn đọc. Độc giả Nguyễn Ngọc
Tường Vân, ngày 21/07/2011, có bài viết Mộc mạc và rất trữ tình đăng trên
trang web: Tác giả
đã chia sẻ những cảm nhận của mình khi đọc tản văn Yên người ngóng núi:
“Trong cuộc sống bận rộn này, mỗi chúng ta nên dành một chút thời
gian mỗi ngày để đọc Yêu người ngóng núi và chiêm nghiệm, chỉ cần mỗi
ngày một bài tản văn, hẳn là chúng ta sẽ suy nghĩ đẹp hơn và sống tốt hơn.
Đây là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mà tôi đọc, thật thì so với
Cánh Đồng Bất Tận, tôi lại thích quyển này hơn bởi nó thể hiện được cái


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

12
tình giản dị mà thấm đẫm giữa đời thường. Ngay từ tản văn đầu tiên, Nguyễn
Ngọc Tư bàn về Sài Gòn- nơi tôi sinh sống, bằng một lối văn nhẹ như dòng
nước: "Bằng cách đó, thành phố yêu anh " còn anh thì mãi ở núi này trông
núi nọ, nhưng thành phố vẫn còn đó, chờ đợi trong yêu thương, hằng ngày
vẫn thở”[68]. Nguyễn Ngọc Tư lúc nào cũng cuốn người đọc vào một thế giới
miên man tình, không chỉ là tình yêu đơn thuần như những cây bút trẻ đang
tích cực khai thác. Tình trong văn Nguyễn Ngọc Tư bảng lảng giữa những
ngã tư, những con phố, quán cà phê chiều, giữa sự đấu tranh của hoài niệm và
tương lai, giữa kỷ niệm và thực tế.
Trên đây là những bài phỏng vấn, đánh giá về văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

dựa trên ba thể loại chủ lực là truyện ngắn, tạp văn và tản văn. Còn rất nhiều
bài viết khác nữa đã được đăng nhưng do khuôn khổ luận văn nên chúng tôi
chỉ điểm qua một số bài viết cơ bản. Đa phần các bài viết này đều được đăng
tải trên các báo, hay một số trang web chứ chưa có một công trình nghiên cứu
dài hơi nào. Ngoài ra, phần nhiều các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu một
tác phẩm của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện cụ thể nào đó. Nhưng
chúng tôi đánh giá rất cao những ý kiến đánh giá đúng đắn và chừng mực của
các nhà văn và nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc, Chu
Lai… và rất trân trọng những suy nghĩ, nhận xét khách quan của độc giả khi
đã từng đọc văn Nguyễn Ngọc Tư vì đó là những gợi ý quý báu đối với chúng
tôi, giúp chúng tôi có tư liệu để hoàn thành luận văn “Đặc điểm văn xuôi
Nguyễn Ngọc Tư”.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp hệ thống


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

13
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam
đương đại.
Chương 2: Hiện thực nông thôn Nam Bộ và các kiểu nhân vật tiêu biểu
qua văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư.














Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

14
Chương 1: Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam
đương đại.
1.1. Khái quát văn học Việt Nam đương đại
1.1.1. Đội ngũ sáng tác
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế
quốc Mĩ kết thúc thắng lợi. Lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kì mới- thời kì
độc lập, tự do và thống nhất đất nước….Đây là thời kì mở cửa, cởi trói cho
giới văn nghệ sỹ trong việc tìm tòi sáng tạo. Đến với văn học thời kì này, các
cây bút có thể thỏa chí, mãn nguyện bởi sự phong phú của các đề tài nhằm đi
sâu vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Nguyễn Mạnh Tuấn, Lưu Quang Vũ,
Lê Lựu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy…
là lớp “ca sĩ” đã dũng cảm “vặn cổ bài ca của chính mình” để trở thành những
cây bút tiên phong của văn học đổi mới. Mật độ các cuộc thi truyện ngắn tăng
lên ngày càng nhiều đã tạo cơ hội cho hàng loạt các tên tuổi mới xuất hiện

trên thi đàn. Theo Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta quen dần với rất nhiều nhà
văn trẻ thuộc thế hệ 7x hay 8x, đặc biệt là gương mặt các nhà văn nữ có đóng
góp nổi bật như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Ngọc Tư… Theo như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, thì nếu như đầu thế kỷ XX
chỉ có 2/79 tác giả nữ, thì đến 1997 đã có 92/720 hội viên hội nhà văn là nữ
giới. Có thể khẳng định một điều rằng, văn trẻ đã tạo nên sự đa dạng về nội
dung, phong phú về bút pháp, tạo sự chuyển động đáng mừng cho dòng chảy
chung của văn chương nước nhà, bước đầu tạo những tiền đề quan trọng cho
sự phát triển của văn học tương lai.
1.1.2. Những thay đổi tư duy
Tình hình kinh tế, xã hội và văn học những năm cuối thế kỉ XX- đầu
thế kỉ XXI có nhiều thay đổi nhanh chóng. Kinh tế phát triển nhanh một mặt
đem đến diện mạo mới cho xã hội và văn học, nhưng đồng thời cũng xuất


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

15
hiện những mặt trái của nó. Xã hội phát triển, những mối quan hệ và những
giá trị đạo đức, tinh thần vốn được coi là vững bền bỗng dưng rạn nứt, đổ vỡ.
Những người viết trẻ đã nhạy cảm nắm bắt được tất cả những điều ấy và đưa
vào trang viết của mình với bao suy tư, trăn trở. Ta cũng thấy điều ấy trong
văn Nguyễn Ngọc Tư khi chị viết về nông thôn Nam Bộ, nơi những cô gái
hôm qua móng chân còn lấm phèn, hôm sau đã giẫm trên đôi guốc cao gót đi
làm tiếp viên nhà hàng, làm điếm; nơi những người hôm xưa còn không tiếc
xương máu cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, thì hôm nay đã
ăn chặn mồ hôi nước mắt của người lao động Những thay đổi, biến chuyển
ấy được các nhà văn trẻ đưa vào trang viết của mình với biết bao nồng nhiệt
muốn cảnh tỉnh, cảnh báo con người trước sự xuống cấp của nhiều loại giá trị.
Những sáng tác của các nhà văn trẻ hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn

đề con người cá nhân với tất cả những gì nó có, đặc biệt là những vấn đề
thuộc về đời sống tâm hồn, tình cảm, ý thức, tâm linh Họ say mê khai phá
thế giới bên trong của con người từ những cung bậc tình cảm nhỏ bé nhất, đến
những ẩn ức, mong muốn nhạy cảm nhất… nhằm cho người đọc thấy một con
người thành thật nhất, rõ ràng nhất, trần trụi nhất. Con người luôn phải tự đấu
tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội Hiện đai, Hậu hiện đại.
Nguyễn Ngọc Tư cũng đặc biệt quan tâm đến số phận con người, những sáng
tác của chị đều là những day dứt, suy tư về cuộc đời bi kịch, những cảnh đời
bi thương, lầm lỡ. Con người ở đó hiện lên với tất cả các sắc thái, các bình
diện: cao thượng có, bản năng có, ý thức có, tâm linh cũng có nhưng dù là
kiểu sắc thái nào thì cũng luôn khao khát vươn tới cái chân, thiện, mỹ.
Văn trẻ hiện nay cũng có nhiều đổi mới trong tư duy nghệ thuật và cách
xây dựng tác phẩm. Họ chú trọng đổi mới hình thức tác phẩm từ ngôn ngữ
đến cách kể nhằm tạo ra những tác phẩm khác lạ, khiến người đọc phải năng
động, sáng tạo hơn trong quá trình đọc mới có thể chiếm lĩnh được tác phẩm.


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

16
Đặc biệt là việc chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại,
nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người
kể, ngôn ngữ nhân vật.
1.1.3 Vị trí của truyện ngắn, tạp văn, tản văn
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉ XIX)
nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh
của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn
năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm
được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại,
khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không

đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn
nghĩa, Sông đông êm đềm…“Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những
điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm,
truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện
ngắn chinh phục độc giả đương đại” [5, tr.3]. Truyện ngắn gắn chặt với báo
chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng
nổ với tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài
chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn
đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới
thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này
tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ thể hiện tài năng.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn
liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và
vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự
đóng góp của Nguyễn Bá Ngọc, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao, Tô Hoài,… Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên trên sự ưu việt
của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

17
ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các
tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Thực tế ấy đã kích thích
mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lý luận về truyện ngắn những năm gần
đây. Nhiều cuộc thi truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã
được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày.
Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm
nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc
xoáy văn học. Thời gian gần đây nhất không khí văn chương được nóng lên

bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất
tận, Khói trời lộng lẫy. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng”
truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được
mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
Bên cạnh thể loại truyện ngắn vẫn giữ được thế mạnh trong nền văn xuôi
đương đại thì vị trí của thể loại tản văn, tạp văn cũng có thế đứng của riêng
mình. Cũng giống như truyện ngắn độc giả sẽ yêu thích tản văn và tạp văn bởi
quỹ thời gian của người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dông dài. “Tản
văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu
tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang
tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật
hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách á nhân. Điều
cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã
hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.
Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là
thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời và sức
sống mạnh mẽ.” [15, tr.293]. Với đặc trưng của thể loại mình thì tản văn đã
có một chỗ đứng trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong văn học Việt
Nam hiện đại thế kỉ XX tản văn là thể loại hầu như bị quên lãng cả một thế kỉ.


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

18
Hầu như không một cuốn văn học sử hiện đại nào nhắc đến nó, không một
giáo trình lí luận văn học nào nói đến nó, không tuyển tập văn học nào chú ý
đến nó như là một thể loại. Nhưng tản văn vẫn sống, âm thầm, dai dẳng mà
mãnh liệt và hôm nay dường như đang ngày càng khởi sắc lên: nhiều tờ báo
có mục tản văn dưới các tên mục khác nhau: “đoản văn, “tản văn”, “nói hay
đừng”, “phiếm luận” ; nhiều tập tản văn, tuyển tập tản văn của tác giả đã ra

mắt và được bạn đọc hoan nghênh. Tản văn nói chung hầu như hiếm có tác
giả riêng. Trên thế giới các nhà khoa học, toán học, triết học như Bacon,
Pascal, Montaign đều là tác giả tản văn nổi tiếng thế giới. Ở Việt Nam nhiều
nhà thơ như Tản Đà, Xuân Diệu, nhà văn như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, nhà tiểu thuyết như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn
Ngọc Tư, nhà báo như Phùng Tất Đắc đều dành tâm huyết viết tản văn, đã
chứng tỏ tầm quan trọng của thể loại. Nguyễn Ngọc Tư cũng đã dành một chỗ
trong sáng tác của mình cho thể loại này. Dung lượng ngắn, cách viết đa
dạng, có thể tự sự, trữ tình, bình luận, hoặc pha xen các cách viết khác nhau,
tản văn nói được bao nhiêu điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về
con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn nghệ
Tản văn có thể có nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính
luận, triết lí Tản văn là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay bởi nó cũng cần
có cấu tứ, có tổ chức một cách nghệ thuật.
Có một tài liệu đã ghi lại “Tạp văn là một loại tản văn có nội dung
rộng, hình thức không gò bó, cùng với đặc điểm đó trong thời đại công nghệ
thì bất cứ ai cũng có quyền sáng tác cho riêng mình ở hai thể loại trên. Một
góc nhỏ của một trang báo, trang web hoặc một trang blog cá nhân cũng đủ
“đất” cho thể loại này”[66]. Tản văn, tạp văn đâu phải chuyện “thiên tào”,
mà là chuyện rất người. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của nhà
văn Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn học


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

19
Việt Nam bắt đầu mở ra thời kỳ tạp bút xuất bản ồ ạt. Riêng NXB Trẻ đã cho
ra đời 3 quyển tạp bút: Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ Lê Giang; Tạp bút
Mạc Can dày hơn 300 trang in, Mùi của ngày xưa - tạp bút nhiều tác giả.
Cùng thời gian, tạp văn Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứu Huỳnh

Như Phương cũng ít nhiều gây chú ý cho người đọc, dù trước đó đã đăng rải
rác trên một vài báo. Rồi nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư…, tạp văn của họ đã để lại nhiều thú vị. Hầu hết trên các báo đều lần lượt
có mục tạp văn, hay tản văn , đó là mảnh đất nhiều màu mỡ lẫn màu sắc cho
các ngòi bút thể hiện đề tài mình muốn nói. Các tạp văn trong Ngôi nhà và
con người của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương phần nhiều đã được in
trên các báo như: Người Lao Động, Phụ Nữ TP HCM, Tuổi Trẻ, Thanh
Niên Nghiêng tai dưới gió của nhà thơ Lê Giang cũng thế, chị đã cho in báo
trước khi tập hợp và chọn lọc in thành sách.
Từ lâu, các thể loại tạp bút, tạp văn, tản văn đã được nhiều nhà văn
viết, đưa in trên các báo. Đầu tiên vì độ dài của một tạp văn tương đối nên rất
tiện cho các báo xếp trang. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: Tản mạn khó
viết hay không là tùy người. Đã là tản mạn thì có thể viết gì cũng được và
kiểu nào cũng được. Vì theo nhà thơ họ Đỗ, tản văn không câu nệ hình thức
cũng như đề tài nên không trói buộc người viết.Tuy vậy không có nghĩa là tản
văn thấp kém hơn các thể loại khác. Mới đây, NXB Hội Nhà văn cho in tuyển
tập tản văn và truyện ngắn hay về Hà Nội thật đồ sộ gồm rất nhiều tác giả
lừng danh. Tuyển tập chia làm hai phần tản văn và truyện ngắn cho thấy sự
“bình đẳng” giá trị giữa hai thể loại. Còn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gom
chung tản văn và những kiểu lý luận phê bình viết như tản văn in chung thành
một tập Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005 và vừa tái bản vào tháng 6 năm
nay.Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận xét:
“Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện”. Người đọc sẽ cùng chung nhận


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

20
xét với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẩu chuyện như là hồi
ký, nhật ký về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ Lê Giang.

Trong Nghiêng tai dưới gió, có những đoạn kể về sinh hoạt văn nghệ một
thời của các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Xuân Hồng, Phạm Minh
Tuấn khi đi thực tế sáng tác trên Đăk Lăk (Tiếng sáo đêm Đăk Phơi) Và bối
cảnh ra đời bài hát Hãy yên lòng mẹ ơi của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ khi “ông” chở
“bà” đi chợ (Đi chợ với đàn ông). Những mẩu chuyện như thế, nhà thơ Lê
Giang đã dùng tên tạp văn như là “lý do” để gọi cho những hồi ức, tình cảm,
tự sự của mình.
Từ ngày tạo dựng được thương hiệu ngòi bút truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư
nhận được nhiều lời mời chào viết báo và lẽ đương nhiên chị không thể bỏ qua
mảnh đất tạp văn luôn sẵn sàng “bén rễ” những hạt giống ưu tư của bất kỳ ai.
1.1.4. Đặc điểm văn xuôi Nam Bộ
Nam Bộ được gọi vùng đất mới của Tổ quốc ta, hình thành muộn, lưu
dân người Việt mở cõi từ cuối thế kỷ XVII đến nay đã trên 300 năm. Quá
trình khai hoang, mở cõi đã hình thành trên vùng đất này những nét văn hoá
cộng cư đặc sắc của bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Thế nhưng
thực tình không hiểu sao, khi chữ Quốc ngữ vào nước ta thì người Nam Bộ
thoáng đạt, sởi lởi, nghĩa khí, hào hiệp, thẳng thắn đậm hơn những vùng đất
khác kể cả trong chiến đấu cũng được phô bày một nét rất riêng nhưng về
phương diện văn học nghệ thuật lại không có gì nổi bật. Mặc dù từ khi có chữ
Quốc ngữ, Nam Bộ chính là vùng đất thai nghén và sinh thành nền văn xuôi
Việt Nam như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản,
Hoằng Mưu,
Cũng như lịch sử vùng đất này, văn học nghệ thuật hội tụ ở ngôi nhà
chung tại đồng bằng sông Cửu Long. Với sự góp mặt của 13 tỉnh thành: An
Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

21

Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Hội văn học
nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra mắt bạn đọc trong
cả nước 2460 tác phẩm với khoảng 715 tác giả. Trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, văn học Nam Bộ có những cây bút tiêu biểu: Sơn Nam, Hoàng
Văn Bổn, Trần Kim Trắc, Phạm Tuân, người ta nhìn thấy thành tựu ấy qua
một giải thưởng khá quy mô lúc đó, giải thưởng Văn nghệ Cửu Long Nam Bộ
năm 1952. Sang chống Mỹ dòng văn học Nam Bộ bình lặng chảy cùng văn
học cả nước trong không khí hào hùng “tất cả cho tiền tuyến”. Tuy nhiên,
đứng trên bình diện khách quan mà xét, văn học Nam Bộ nghèo nàn hơn so
với hai miền Bắc, Trung. Điều dễ nhận thấy nhất, lực lượng sáng tác mỏng, bị
dàn trải trên một địa hình rộng lớn, thiếu được chăm nom, đầu tư thoả đáng,
hơn nữa hạn chế về mặt thông tin, đất rộng, người đông mà chỉ có 29 thành
viên nằm trong Hội nhà văn Việt Nam. Hiện văn học ĐBSCL đang đứng
trước thực trạng mang tính thời sự. Ngày 10/09/2004 Hội nhà văn tổ chức
“Bàn tròn văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tìm ra phương hướng
để thúc đẩy văn học nghệ thuật phát triển, đẩy văn học miền này bắt nhịp
được với văn học hai miền kia. Tại đây, nhiều ý kiến được đưa ra bàn luận,
nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã bộc lộ chân thật về con đường văn chương:
say mê cuồng nhiệt khi nhập hồn vào trang viết cùng trạng thái tâm lý hụt
hẫng khi “đẻ” xong một “đứa con tinh thần”. Say mê, háo hức là vậy nhưng
cái gánh nặng áo cơm xưa như trái đất đã làm cho giới viết văn trẻ cảm thấy
viết là “viết chơi theo kiểu tài tử” vì “chưa thể sống bằng nghề viết văn”. Vũ
Hồng phát biểu về đội ngũ viết văn trẻ như sau: số lượng ngày càng phát
triển, mỗi cây bút đều tạo được dấu ấn phong cách riêng, có sự nối tiếp giữa
các thế hệ, mà điển hình gần đây nhất có Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn
Ngọc Tư,… Một trong những hạn chế của các cây bút trẻ là tính chuyên
nghiệp chưa cao. Ở đây, hội nghị bàn tròn lưu ý nhất là “sự đóng băng trong


Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư


22
việc miêu tả tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật”. Theo ông Võ Tấn Cường,
tính cách con người Nam Bộ trong thời Hiện đại, Hậu hiện đại đa diện và rất
phức tạp, chứ không chỉ đơn giản là phóng khoáng, hào hiệp, giàu tình nghĩa
như cái nhìn bất di bất dịch bấy lâu. Nhiều nhà văn chưa đào sâu vào miền bí
ẩn tâm linh của con người với những xung đột giữa cái thiện và cái ác giữa
cái cao cả và cái thấp hèn, dẫn đến hệ quả, nhiều tác phẩm miêu tả hiện thực
sống sượng theo kiểu bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc,
phong cách thể hiện, chưa xây dựng được những nhân vật có tính cách, tầm
vóc ngang tầm hay cao hơn nguyên mẫu. Trên cơ sở đánh giá lại, ông Võ Tấn
Cường đưa ra kết luận chung: văn học ĐBSCL chưa có được những đỉnh núi
cao mà chỉ có những miền nhấp nhô nối tiếp những vùng văn học của các bậc
tiền bối.
Do cách nhìn thiển cận này làm ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của nhà
văn, dẫn đến độc giả trong cả nước ít biết và xa lạ với những đứa con tinh
thần nơi tận cùng của Tổ quốc. Khách quan mà xét, lực lượng sáng tác văn
học Nam Bộ nói chung tác phẩm ít lại sơ sài, còn nhiều mặt hạn chế, các thể
loại đã được sáng tác vẫn chưa đáp ứng kịp với sự phát triển ồ ạt về kinh tế,
văn hoá và xã hội diễn ra trên đất lục tỉnh. Mặt khác, đội ngũ phê bình, lý luận
văn học trống vắng kéo dài từ hàng chục năm nay. Họ là những người tiên
phong “tiếp thị” văn học ra thị trường, nhưng sao văn học Nam bộ ít tự giới
thiệu mình cho bạn đọc cả nước biết. Nam Bộ cũng cần quan tâm đến vấn đề
này, biết rằng công việc “tiếp thị” trong văn chương khác trong kinh tế, không
thể “lăng-xê” cho oách để bán lấy tiền. Vì vậy, công tác nghiên cứu, phê bình,
lý luận và giới thiệu, dịch thuật về văn chương được xem như công việc cần
kíp và vô cùng quan trọng, vì muốn hội nhập “văn học cần phải mạo hiểm”
(chữ dùng của nhà văn Sơn Nam). Vì thế, văn xuôi Nam Bộ đang trải qua
bước chuyển mình đầy trăn trở trước hiện thực xô bồ của đời sống. Một dòng



Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

23
chảy trầm lặng cần được khơi thông để đưa văn học Nam Bộ lên tầm cao mới,
sánh vai cùng văn học nước nhà và vươn mình ra nước bạn.
Bên cạnh những mặt hạn chế thì văn xuôi Nam Bộ cũng đạt được
những thành tựu nhất định. Mặc dù đội ngũ sáng tác mỏng nhưng cây bút nào
có được sáng tác đăng trên các tạp chí thì ngay lập tức để lại dấu ấn phong
cách riêng. Ngôn ngữ, văn hoá Nam Bộ rất riêng, rất độc đáo và thú vị không
thể lẫn vào bất cứ tác giả Bắc, Trung nào. Nó giống như một bông hoa rừng
giữa muôn loài hoa, nó có giá trị bổ sung cho văn học cả nước. Chúng ta phải
nhắc tới những thế hệ nối tiếp nhau: Trương Vĩnh, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,
Nguyễn Quang Sáng, đến Bình Nguyên Lộc, Ngô Khắc Tài, Dạ Ngân, gần
đây có Nguyễn Thị Diệp Mai, Lâm Thị Thanh Hà, Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn
Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Sự góp mặt đông đảo của đội ngũ nhà văn
trẻ đã tạo nên một diện mạo mới sôi nổi và quyết liệt trên dòng chảy bình lặng
của nền văn học Nam Bộ. Các cây bút thể hiện mình ở nhiều phong cách độc
đáo khác nhau, tạo nên bộ mặt mới cho văn học, nổi bật với ba thành tựu sau:
Thành tựu thứ nhất: Các nhà văn viết về cái kì vĩ, lạ lùng trong văn
chương làm nên sức hấp dẫn, kích thích tính tò mò ở độc giả. Họ đã xây dựng
được những bức tranh Nam Bộ vô cùng phong phú và “đặc sản”. Sông nước,
kênh, rạch chằng chịt, xuồng, bè tấp nập, rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh,
rừng sình lầy, những cánh đồng bát ngát, chợ nổi trên sông, người và muôn
thú cộng sinh như nương tựa bạn bầu, hiện lên một không gian “vĩ mô” có
một không hai. Đọc truyện chúng ta cảm nhận rằng, thiên nhiên như một đối
tượng, một hình tượng, một nhân vật thực sự chứ không đơn thuần làm bối
cảnh hoặc nguyên cớ để phát triển tính cách nhân vật.
Thành tựu thứ hai: Truyện đậm dấu ấn địa văn hoá (không đâu rõ bằng
văn học Nam Bộ), được bàn đến rất nhiều trong các tác phẩm.



Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

24
Thành tựu thứ ba: Ngôn ngữ nổi lên trong tác phẩm là một bộ phận rất
dễ nhận thấy bởi tính đa diện, đa sắc, đa động và rất trẻ của vùng đất Phương
Nam. Tác giả nắm lấy như một lợi thế nghệ thuật làm nên phong cách riêng.
Văn xuôi Nam Bộ chảy theo dòng chung văn học cả nước, sau 1975, văn
học bắt đầu cách tân và thu được nhiều thành tựu đáng kể về nội dung và hình
thức biểu hiện. Các lớp nhà văn trẻ đã kế thừa những thành tựu ở lớp đàn anh
đi trước và không ngừng cách tân phát triển. Văn học Nam Bộ đã có những
bước chuyển mình quan trọng, có được những thành tựu đáng kể, song là
vùng đất mới nằm tận cùng Tổ quốc, hiện văn học ĐBSCL đang cần sự quan
tâm của các nhà phê bình, lý luận nhằm “khoách đại” văn học ra khỏi vùng,
để bạn đọc trong cả nước biết đến nhiều hơn hương sắc văn học Nam Bộ.
1.2.“Hiện tượng” Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm, 1976, quê tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm
Dơi, tỉnh Cà Mau.Cuộc sống của chị khá vất vả, không được suôn sẻ và đầy
đủ điều kiện như người khác. Lên 4 tuổi, gia đình chị chuyển về Cà Mau
nhưng chị không được sống với ba mẹ như các anh chị mà ở với ngoại. Vốn
là học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng từ nhỏ chị chưa bao
giờ nghĩ mình sẽ là nhà văn. Ngay khi đám bạn cùng lớp tập tễnh viết truyện,
làm thơ thì chị vẫn “im hơi lặng tiếng”. Chị đã tự nhận rằng: “trước khi viết
truyện ngắn đầu tiên, mình đơn thuần là một cô gái nông dân, bỏ dở học
hành, ở nhà nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc vườn rau, chiều chiều cắt rau
cho má đi bán chợ đêm”[22]. Sinh ra và lớn lên ở miền quê này, cũng từng
chịu cảnh khó khăn, phải bỏ học nửa chừng, hơn ai hết, nhà văn thấu hiểu,
thông cảm và đau đớn cùng con người ở vùng đất còn xa lạ với cuộc sống

công nghiệp hiện đại, không thấy bóng dáng văn minh đô thị, thiếu ánh sáng
văn hóa, cuộc sống còn đầy hoang sơ và bản năng. Cuộc sống của những

×