BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Phòng Khoa học công nghệ và
Sau Đại Học trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư Phạm TPHCM
đã hỗ trợ tôi tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm
ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 16 chuyên
ngành Văn học Việt Nam.
Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó chính là
nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách
nhiệm và lòng thương mến của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà trong suố
t quá trình tôi
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô của khoa Ngữ Văn trường
Đại học Sư Phạm TPHCM, những người có vai trò rất lớn trong suốt quá trình tôi theo
học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
MỘT SỐ QUY ƯỚC CHUNG
- Tên tác phẩm trích dẫn và tên các nguồn trích dẫn khác chúng tôi in nghiêng, in
đậm và để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp đã đặt tên tác phẩm và tên các
nguồn trích dẫn trong dấu ngoặc đơn thì chúng tôi không dùng thêm dấu ngoặc
kép.
- Khi liệt kê tên tác phẩm (đặt sau dấu hai chấm) chúng tôi in nghiêng và in đậm
tên tác phẩm (không để trong dấu ngoặc kép).
- Dẫn chứng lấy từ tác phẩm chúng tôi in nghiêng và để trong dấu ngoặc kép.
- Trường hợp trích dẫn những tài liệu đ
ã được đánh số trong danh mục “Tài liệu
tham khảo” chúng tôi sẽ đặt thứ tự của tài liệu trong ngoặc vuông và khi cần có cả
số trang.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Trang
Phần Dẫn nhập
01.Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
02.Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2
03.Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ................................................... 8
04.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
05.Đóng góp của luận văn ........................................................................... 10
06.Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 10
Phần Nội dung
Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
......................................................... 12
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .................................................. 16
Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật
2.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ...................... 24
2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ ...................................... 25
2.1.2. Cảm hứng về con người Nam Bộ .................................................... 35
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư51
2.2.1. Những nhân vật làm ru
ộng, làm vườn ............................................ 51
2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ ............................................. 53
2.2.3. Những nhân vật làm nghề “xướng ca” ............................................ 55
2.2.4. Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng ................................ 58
2.2.5. Nhân vật loài vật ............................................................................. 60
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống ............................ 63
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi ti
ết ...................... 63
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ..................................................... 71
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 83
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ........................................................ 84
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật ............................ 89
3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ......................................... 95
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .......................... 100
3.4.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ...................................... 100
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễ
n Ngọc Tư .................................... 111
Phần Kết luận .................................................................................................... 121
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 123
Phụ lục ................................................................................................................. 129
1
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
DẪN NHẬP
01. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong
cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại
truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện
ngắn “Ngọn đèn không tắt” vào năm 2000. Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của b
ản
thân đối với văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, cũng như đối với văn học đồng bằng
sông Cửu Long hiền hoà và nhân hậu, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là
“Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” như chút tấm lòng của người con Nam Bộ
tâm huyết với văn chương của quê hương.
Như chúng ta đều bi
ết, tìm hiểu đặc điểm của một hiện tượng “đang diễn ra”,
cụ thể là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, là
một công việc rất khó khăn. Bởi nó đòi hỏi người viết một thái độ đánh giá nghiêm túc,
bình tĩnh, vì thời gian sẽ là thuốc thử cho mọi giá trị, chứ không riêng đối với l
ĩnh vực
văn chương. Nếu vội vàng, võ đoán, hoặc để những thiên kiến, tình cảm cá nhân chi
phối sẽ rất dễ dẫn đến những kết luận sai lầm. Dẫu biết con đường sáng tác phía trước
của chị còn rất dài, và không có gì là nhất thành bất biến (nhất là trong lĩnh vực sáng
tác), nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn căn cứ vào những tập truyện ngắn đã xuất bản
trong th
ời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát
kết quả một chặng đường sáng tác của cây bút trẻ này.
Thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có
trong tay hơn năm mươi truyện ngắn. Đây quả là một con số ấn tượng đối với một nhà
văn trẻ. Cuộc sống vố
n luôn vận động không ngừng và đời sống văn học cũng không
nằm ngoài quy luật ấy. Bằng chứng là văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ
khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh mẽ của các nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn
Ngọc Tư. Vì lẽ đó, chúng tôi thiết nghĩ việc kịp thời tìm hiểu đặc điểm truyện ngắ
n của
2
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
tác giả trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn cao để bổ sung kịp thời cho công
tác phê bình-nghiên cứu văn học hiện nay một phong cách sáng tác đặc biệt mang đậm
dấu ấn Nam Bộ. Nghiên cứu truyện ngắn của chị một cách khoa học và có hệ thống
không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu-phê bình văn học đơn thuần mà nó
còn có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ng
ữ
Nam Bộ.
Xét riêng trong lĩnh vực sáng tác, chúng ta nhận thấy kể từ những nhà văn lớp
trước như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…khu
vực Nam Bộ vẫn chưa có một nhà văn nào xuất hiện như là một “hiện tượng” của văn
học nước nhà như Nguyễn Ngọc Tư. Hiếm có nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm
khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và phong cách sáng tác chuyên biệ
t như Nguyễn
Ngọc Tư. Từ nay chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông
dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả
và tác phẩm nghiễm nhiên trở thành “đặc sản miền Nam”. Như vậy, truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư rất đáng để chúng ta tìm hiểu dưới góc độ thưởng thức đơn thuần lẫn
soi sáng bằng con mắt c
ủa nhà nghiên cứu văn học. Lý do chúng tôi chọn đề tài này
không ngoài mục đích tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ
truyền thống (như tìm hiểu về cảm hứng sáng tác, hệ thống nhân vật) và dưới góc độ
của thi pháp văn xuôi hiện đại (tìm hiểu đặc điểm thi pháp trần thuật và thi pháp ngôn
từ) để có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn về truyệ
n ngắn của chị.
02. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn
chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn
học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng lớn lao từ độc giả. Do
đó, có l
ẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành
công nhất định trên con đường định hình một phong cách Nam Bộ đặc sắc trong sáng
tác. Thế nhưng, hiện tại công việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của chị lại có vẻ
3
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
khá chậm chạp so với những bước tiến trong nghề nghiệp của nhà văn này. Hay nói
đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có một luận văn chính thức nào (cấp
Đại học hay Sau Đại học) nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chính
vì vậy, chúng tôi lựa chọn tiếp cận phần “Lịch sử vấn đề” này dưới con mắt của lý
thuy
ết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến đánh giá của công chúng khi
tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác
nhau.
Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài,
vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư thường
xuyên được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết rất dồi dào
với những sắc thái tình cảm rất khác nhau, đặc biệt là với những phong cách và “cấp
độ” cũng khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì người viết có thể là nhà nghiên
cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích
văn chương, nên công tác sưu tầm của chúng tôi khá vất vả và phức tạp.
Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện “Ngọn đèn không tắt”, Nguyễn Ngọc Tư
ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ
nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam.
Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đ
ón những tập truyện khác của
chị như: Nước chảy mây trôi, Giao thừa và Cánh đồng bất tận với một sự thích thú
đặc biệt. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng tác của
chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị
quê mùa), thế nhưng những câu chuyện đơn sơ mà hấp dẫ
n ấy vẫn lôi cuốn được người
đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa
chín chắn, hiền lành đấy nhưng không kém phần bản lĩnh. Chính vì thế khi thu thập tài
liệu về Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng tình
hay bác bỏ tài năng của chị.
4
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác
nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện
tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng đây chỉ
là một chiêu th
ức tiếp thị sách, một cách thức để đánh bóng tên tuổi của tác giả, chứ
thật sự “Cánh đồng bất tận” không giá trị đến mức để báo chí phải tốn hao giấy mực
đến như vậy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận năm 2005 là một năm đánh dấu những
thành công vang dội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và cũng là một năm mà đời sống
v
ăn học nước ta có nhiều khuấy động và khởi sắc đáng kể.
Mặc dù không đồng tình với ý kiến cho rằng truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”
là cái mốc đánh giá sự chuyển hướng sáng tác, là đỉnh cao khó vượt qua của Nguyễn
Ngọc Tư, nhưng chúng tôi vẫn phải thừa nhận từ khi tác phẩm này ra đời đã bắt đầu
xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau về
cây bút này. Tựu trung là có hai luồng ý
kiến: Một bên ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh
hiện thực một cách trần trụi và sát ván như thế, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư
“mới”. Còn phía bên kia lại cảm thấy tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo,
nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong những sáng tác tr
ước đó. Và từ sự kiện
này, bỗng dưng người ta bối rối khi muốn xếp chị đứng vào một kiểu loại nhà văn
chuyên sáng tác theo một phong cách nhất định nào đó.
Thế nhưng, chính tác giả cũng thừa nhận “Cánh đồng bất tận” cũng chỉ là việc
“xen canh”, một ngả rẽ bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân. Có khác chăng chỉ là
Nguyễn Ngọ
c Tư đã chuyển điểm nhìn sáng tác quen thuộc của mình, để từ đó có thể
nhìn thấy những mặt đen tối, xấu xa, dữ dằn, khốc liệt của nông thôn Nam Bộ, trong đó
những người nông dân dốt nát, nghèo khổ vừa là nạn vừa là thủ phạm. Chính việc
chuyển đổi đột ngột giọng điệu này khiến những độc giả đã quá quen thuộc với lố
i viết
hiền lành, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư bị sốc. Thế nhưng, theo dõi những tác phẩm
ra đời sau “Cánh đồng bất tận”, chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của
5
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nông thôn Nam Bộ hiền lành với những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số
phận nhỏ bé thiệt thòi, với những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn cái giọng
nhỏ nhẹ đó, có thể buồn hơn, bi quan hơn, tỉnh táo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu
văn chương bình dân, hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra đượ
c.
Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo, chúng
tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học ra đời bởi sự tâm huyết và tài
năng của người viết. Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc
Tư, đặc sản miền Nam” của GS.Trần Hữu Dũng. Ông đã xem xét truyện ngắn của chị
một cách tường tậ
n và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trần
Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư,
ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào
khác, như là một “đặc sản miền Nam”. Bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu
Dũng c
ũng không quên cảnh báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối
mòn trong sáng tác bên cạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị.
Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ”
trên trang web “Văn nghệ Sông Cửu Long” cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những
lời khen tặng xứng đáng với tài năng của chị. Ông đánh giá cao khả năng xây dự
ng
những không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và thừa nhận:“Đặc
biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng
chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị.”. Huỳnh
Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lý người và vật hết sức sắc sảo của
Nguyễn Ngọc Tư. Công bằ
ng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, ông cũng yêu cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề chị
quan tâm còn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát. Ông cũng khẳng định cái đáng quý
cần phải phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác.
Trên mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006 có đăng bài viết
của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu th
ẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
6
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Tư”. Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực
chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình tượng
văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải
thể hiện ra tác phẩm của mình.”, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hi
ếu thẩm mỹ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua ba hình tượng: hình tượng người nghệ sĩ,
hình tượng người nông dân và hình tượng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của
từng hình tượng, anh cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của
Nguyễn Ngọc Tư. Theo anh, nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời cũng
làm mất đi rấ
t nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình.
Chúng tôi cũng thu thập được hai bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về không
gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là
bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy
Khuê và bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” củ
a
Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng cùng được đăng trên trang web “Viet-studies”. Nhìn
chung Thụy Khuê thống nhất ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một
không gian Nam Bộ với ruộng đồng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp
phần to lớn vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc chỉ ra kiểu thời gian
huyền thoại trong truyện ngắn
“Cánh đồng bất tận” cũng là một góc nhìn mới lạ của
Mai Hồng trong việc tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay.
Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng là một bài viết
có giá trị khi chỉ ra “môtíp người nghệ sĩ cô đơn” thường thấy trong truyện ngắn của
chị trong hành trình đơn độc và vô vọng để đi tìm cái Đẹp ở đời, chấp nhận đánh đổi và
hy sinh, kể c
ả tình yêu và hạnh phúc, cuối cùng Phạm Thái Lê rút ra kết luận: “Cũng
đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của
Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của
con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà
7
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp
nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn
lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái
Đẹp, cái Thiện.”
Điểm qua một số bài viết mang tính “học thuật” nh
ư thế để hiểu thêm về tình
hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay còn ít ỏi và chưa có hệ thống. Đa
phần các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa có một công trình nghiên cứu
chính thức được in thành sách. Ngoài ra, đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới
thiệu một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đ
ó.
Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tôi thu thập được là những bài phỏng vấn
Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những lần gặp gỡ chị ở Cà
Mau. Chúng tôi nhận thấy có rất ít những bài phê bình truyện ngắn của chị trên bình
diện khái quát mà đa số tập trung vào truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, nhưng những
bài viết ấ
y đa phần đều là khen chê một cách cảm tính, đa phần là những bài báo với tư
cáchtranh luận trên diễn đàn nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự. Thế
nhưng, chúng tôi đánh giá rất cao những ý kiến đánh giá đúng đắn và chừng mực của
các nhà văn và nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Phê, Nguyên
Ngọc, Dạ Ngân…vì những ý kiến này đã giúp chúng tôi tỉnh táo và vững vàng hơn
trong việc nghiên cứu truyện ngắ
n Nguyễn Ngọc Tư.
Đề tài của luận văn này là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ, do
đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo để người viết
tham khảo. Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang web văn học như:
Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn nghệ Sông Cửu Long…, trên các tờ báo giấy
uy tín như: Vă
n nghệ, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an
nhân dân…và chúng tôi còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của
tác giả và những nhà văn, nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu. Không thể nói tư
liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các
8
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nguồn tư liệu, chúng tôi buộc phải tỉnh táo và khách quan để “gạn đục khơi trong”, để
tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho luận văn này.
03. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung của luận văn, chúng tôi sẽ dành ra một chương để tìm hiểu đôi nét
khái quát về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác của chị. Sau đó, s
ẽ đi vào
tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện sau:
- Cảm hứng nghệ thuật
- Thế giới nhân vật
- Nghệ thuật dựng truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nghệ thuật trần thuật
- Ngôn ngữ và giọng điệu
Từ những nghiên cứu có tính chất cơ sở đó, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra nhữ
ng
đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các mặt nội dung tư tưởng (như cảm
hứng về thân phận con người và hiện thực của nông thôn Nam Bộ, thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…) và hình thức nghệ thuật (như sự đặc sắc trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ…)
Về phạm vi nghiên c
ứu, chúng tôi khảo sát tất cả những truyện đã được xuất bản
của Nguyễn Ngọc Tư, gồm 6 tập truyện:
-Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000
-Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
-Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
-Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
-Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005
-Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Thêm vào đó là những truyện ch
ỉ mới được đăng trên trang web “Viet-studies” của
Trần Hữu Dũng (chưa xuất bản) như: Trò chơi quên nhớ, Sông dài con cá lội đâu,
9
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Một chuyện hẹn hò, Vết chim trời, Núi lở, X-năm một ngàn chín trăm năm xưa, Núi
ở lại, Những cây sầu trên đỉnh Puvan.
04. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
4.1. Phương pháp thống kê
Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về
nội dung
và hình thức của tác phẩm. Sau đó, chúng tôi dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố
đó để hệ thống hoá và khái quát hóa lên thành những đặc điểm riêng và ổn định của
nhà văn.
Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này để thống kê những tính từ, động từ,
những cách thức diễn đạt theo kiểu ngôn ngữ Nam Bộ để phục vụ cho việc tìm hiểu về
ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4.2. Phương pháp so sánh
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đóng
góp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại, trong quá trình nghiên
cứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút
truyện ngắn khác như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, D
ạ Ngân, Kim
Lân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu…ở từng vấn đề có liên quan để
thấy được những nét tương đồng và dị biệt, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, đầu tiên chúng tôi tiến hành khảo sát từng tác
phẩm, tập trung chú ý các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư t
ưởng và hình thức nghệ
thuật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét
chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của chị.
05. Đóng góp của luận văn
10
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Luận văn này tập trung tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”,
nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn
học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm hiểu sơ bộ để làm rõ hơn những nét đặc trưng
của phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Đặc biệt luận văn này sẽ giúp người đọc
thấy rõ hơn chất Nam Bộ đậm đặc trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
Thực hiện luận văn này chúng tôi mong đóng góp một chút công sức cho công
tác nghiên cứu-phê bình Văn học Việt Nam hiện đại về cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Hơn nữa, từ trước đến nay việc khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọ
c Tư
chưa nhiều và chưa có hệ thống. Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì
chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng
tôi đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng và có
giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này.
06. Cấu trúc của luận văn
Lu
ận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội
dung được chia làm ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu:
-Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác.
-Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
-Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọ
c Tư.
Luận văn này sở dĩ có cấu trúc ba chương như trên bởi mục đích của chúng tôi
là nhằm giải quyết vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
một cách toàn diện và sâu sắc. Nhiệm vụ của chương 1 là cung cấp một cái nhìn tổng
quát về Nguyễn Ngọc Tư ở cả hai phương diện đời thường và v
ăn chương. Đọc văn để
hiểu thêm về con người và biết người để thêm hiểu văn chương chính là mục đích mà
chương này hướng tới. Chương 2 là chương tập trung tìm hiểu hai nguồn cảm hứng lớn
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ và
cảm hứng về con người Nam Bộ để chúng ta có một cái nhìn bao quát về
những vấn đề
11
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
mà Nguyễn Ngọc Tư trăn trở, trước mắt là cho quê hương làng xóm của chị, những
người thân yêu gần gũi với chị; rộng hơn nữa là những ưu tư về phận người, kiếp người
mà thoạt đọc vào chúng ta có thể thấy giản đơn, hơi buồn cười nhưng ngẫm nghĩ thì rất
sâu sắc và đáng trân trọng. Chương 3 là chương khảo sát toàn diện đặc đ
iểm nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để thấy rõ phong cách sáng tác và nghệ thuật viết truyện
của chị.
Khảo sát truyện ngắn của chị từ hình thức nghệ thuật tới nội dung nghệ thuật
hay nói cách khác là từ phương diện sáng tác tới tác phẩm dưới góc độ thi pháp truyền
thống và thi pháp văn xuôi hiện đại, chúng tôi không mong muốn gì hơn là góp một
phần nhỏ c
ủa mình vào công việc hiện tại của giới nghiên cứu phê bình về nhà văn trẻ
nhiều triển vọng này.
12
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.1.1. Tiểu sử tác giả
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976,
quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện chị sống và làm việc
tại TP Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng là Hội viên Hội Nhà Văn trẻ tuổi nhất hiện
nay. Chị từng đạt giải nhất cuộc thi "Vă
n học tuổi 20 lần thứ 2" của Nhà xuất bản
Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn
đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng
với tập truyện này. Tập sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của
NXB Kim Đồng năm 2003. Nguyễn Ngọc Tư cũ
ng đạt Giải 3 cuộc thi sáng tác
truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể...".
Năm năm qua, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc
bằng giọng văn tưng tửng mà tình cảm của mình. Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên
trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở
Mỹ, do đó chị đã vinh dự
được chọn lên hình chương trình “Người đương thời” năm 2005. Hiện tại nhiều
truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở
nước ngoài.
Vốn là một học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng Nguyễn
Ngọc Tư chưa bao giờ ngh
ĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Những năm tháng sống
cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh (làm văn thư cho tạp chí Bán
đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chân
vào lĩnh vực viết văn. “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng chị thật sự
được độc giả cả
nước biết đến khi đoạt giải I cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn
TP.HCM với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000). Cũng từ đó nhiều tập
13
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ như: Nước chảy
mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa (đoạt một giải
thưởng của Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam). Và đến tập truyện “Cánh đồng
bất tận” (2005) thì có thể nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng
định được tên tuổi
và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc trong mảng tạp văn khi cho
ra đời ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu
tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005) tập họp những bài viết của chị đã
đăng trên tạp chí “Th
ời báo kinh tế Sài Gòn”. Và năm 2007 vừa qua, chị lại cho ra
đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai” được độc giả và giới
phê bình đánh giá tốt.
Có thể nói, chị là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi
chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn). Điều
đó chứng tỏ chị là một nhà v
ăn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn
sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng
khiếu thiên bẩm. Qua chặng đường bảy năm cầm bút, tung hoành trên cả hai thể
loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí
của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả
nước, đã xác lập được một
phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư”-một văn phong rặt
chất Nam Bộ hiền hòa, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn
đến tận ngày nay.
1.1.2. Quan niệm sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư có một quan niệm nhẹ nhàng nhưng không hề cẩu thả về
nghề văn của mình. Trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi Tr
ẻ ngày 4/12/2005 chị thổ lộ:
“…Còn sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình
đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc… tự tử mất thì Tư viết thôi.”
Viết văn đối với chị như là một nhu cầu bức bách, như đói ăn khát uống, nhưng nói
14
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
như vậy không có nghĩa là chị cẩu thả với cảm xúc và dễ dãi với nghề nghiệp. Trả
lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong ngày 31/01/2006, Nguyễn Ngọc Tư hồn nhiên tự
nhận: “Tôi là một cây bút nghĩ thế nào, viết thế ấy, nghĩ sao viết vậy”. Như vậy, có
lẽ thời điểm này Nguyễn Ngọc Tư chưa định hình một thái độ chuyên nghiệp với
ngh
ề, phần nhiều chị vẫn còn tựa vào cảm xúc là chính để sáng tác. Đến giai đoạn
sau này, Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu “phát ngôn” về nghề cũng như sáng tác với một
thái độ “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều khi chị ý thức viết văn là “một lựa chọn khó,
đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt” (“Tiền Phong”, 21/01/2006). Nguyễn Ngọc Tư
không cường đi
ệu sứ mệnh văn chương như một sự cứu rỗi hay giải thoát, nhưng
chị cũng không coi đó là một cuộc dạo chơi. Có thể những điều chị viết ra mộc mạc
và nhẹ nhàng, nhưng để hoài thai ra nó thì người viết cũng phải lao tâm khổ tứ cho
đến khi kí thác được vào trang viết.
Cuộc sống viết văn của Nguyễn Ngọc Tư (trước lúc xảy ra s
ự kiện “Cánh
đồng bất tận”) có thể nói là khá êm đềm và xuôi chiều. Chị sáng tác theo kiểu “đi
chậm, dò dẫm để khẳng định phong cách”. Chính vì thế nhiều khi người ta cảm
thấy chị quá quen thuộc, những câu chuyện của chị na ná nhau, vẫn hay nhưng đã
bắt đầu nhàn nhạt. Âu đó cũng là một áp lực, bởi một nhà văn trẻ khi mới vào nghề
thường chịu áp lực là phả
i định hình cho mình một phong cách sáng tác riêng biệt,
nhưng đến khi xây dựng được một cái gì đó ổn định thì người đọc lại thấy nó không
còn mới mẻ nữa.
Nguyễn Ngọc Tư không hay có những tuyên ngôn to tát trong nghệ thuật,
với những lời lẽ khiêm nhường chị tiết lộ quan điểm của mình trong việc lựa đề tài
sáng tác như sau: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước không viết thôi. V
ới
những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải
tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó quá, ví
dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì thôi…đi, Tư không tự làm khó mình mà
chọn cái mình làm được.”. Chúng tôi nghĩ “Cánh đồng bất tận” là một trường hợp
15
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
như thế. Tâm tư của những người nông dân, những vấn đề bức bách của nông thôn
Nam Bộ hiện nay chính là những đề tài nóng hổi mà chúng ta có thể nhìn thấy qua
lăng kính truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Nhân vật trong truyện ngắn của chị đa phần là nông dân, nhiều nhân vật đạt
tới mức điển hình (tiêu biểu như trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”), nhưng
chị
vẫn khẳng định những nhân vật của mình không hề có nguyên mẫu ngoài đời,
phần lớn chị dùng sự quan sát và óc tưởng tượng của mình để sáng tạo nên nhân
vật. Và trong khi viết, chị cũng không nghĩ tới cái gọi là “trường hợp sáng tác” hay
tác phẩm của mình nhất thiết phải chuyển tải một nội dung tư tưởng nào to tát cả.
Chị dành sự suy nghĩ và xét đoán cho độc giả, do đó truyện ngắn c
ủa chị mang tính
gợi mở và chia sẻ nhiều hơn là kêu gọi và áp đặt.
Nhiều người cho rằng giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư còn quá nhẹ nhàng và
yếu ớt, đôi khi tới mức nhẫn nhịn và cam chịu khi đề cập đến những vấn đề nóng
bỏng của xã hội. Để trả lời cho sự lo ngại này, chị khẳng khái bày tỏ:“Tôi không
quan tâm văn mình yếu hay mạnh, chỉ
nghĩ, những trang viết này có làm mình xấu
hổ không, có đi vào lòng người không, có khiến người ta nhớ không?”. Thành thật
với cảm xúc của mình, theo chị đó chính là cầu nối diệu kì nhất để đến với trái tim
độc giả, bởi chính họ là người thẩm định một cách công bằng nhất những điều mà
nhà văn viết ra.
Nguyễn Ngọc Tư cũng khá dè dặt và thận trọng khi tuyên bố mình không cố
công tìm hi
ểu và có chủ ý viết lách chiều theo thị hiếu của độc giả, bởi chị không tự
tin là mình hiểu đúng độc giả muốn đọc cái gì nên tốt nhất là “đường ai nấy đi, nếu
gặp nhau là tốt”. Chị cũng rất trân trọng những ý kiến đóng góp của các nhà phê
bình, tuy nhiên chị cũng cảnh báo có rất nhiều sự suy diễn từ các nhà phê bình khi
họ rút ra những chân lý mà chị chưa bao giờ nghĩ
đến khi cầm bút. Nhìn chung,
Nguyễn Ngọc Tư cố giữ cho mình một thái độ khách quan tương đối, một khoảng
16
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
cách nhất định với thị hiếu của độc giả và sự đánh giá của các nhà phê bình để bảo
vệ cho công việc sáng tác của mình.
Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư có một quan điểm khá hồn nhiên và nhẹ nhàng
về nghề nghiệp. Tuy vẫn nhận ra sự chuyên biệt của nghề viết so với những nghề
nghiệp khác, nhưng không vì thế mà chị sùng bái văn chương như cái gì cao cả hơn
cuộ
c sống. Chính vì thế mà truyện ngắn của Tư thấm đẫm sự hồn nhiên, chất phác.
Nhưng nếu chỉ có hồn nhiên thì Nguyễn Ngọc Tư đã không đứng vững cho đến bây
giờ. Ở chị sự hồn nhiên vô tư không có dây mơ rễ má với sự lạnh lùng, vô tâm. Văn
chương Nguyễn Ngọc Tư đau đáu ân tình và đầy trách nhiệm, trách nhiệm của công
dân với xã hội, trách nhiệm của
đứa con với quê hương, trách nhiệm với gia đình,
với những người xa lạ mà thân quen với mình, nhưng chỉ có điều chúng được cất
lên bởi một giọng hồn nhiên, tưng tửng, nhẹ nhõm như không có gì, nhưng thật ra
đằng sau nó là cả một sự nghèn nghẹn và chua xót không thể thốt nên lời.
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Từ khi trình làng với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt”-Giải I cuộc vận
động sáng tác “Văn học tuổi 20” năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư đã đều đặn giới thiệu
với độc giả những tập truyện ngắn đặc sắc khác như:
-Biển ng
ười mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
-Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
-Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
-Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005
-Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Ngoài ra, những truyện ngắn mới nhất của chị cũng thường xuyên được đăng
trên báo chí trong cả nước và được cập nhật liên tục trên trang web “Viet-studies”
của GS. Trần Hữu Dũng. Với số lượng tác phẩm khá lớ
n này chứng tỏ Nguyễn
Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khoẻ và rất có nhiều tiềm năng.
17
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Để có được cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về Nguyễn Ngọc Tư ở
mảng truyện ngắn, thiết nghĩ trước tiên chúng ta cần đặt chị vào môi trường văn
chương của khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hiểu thêm về tình hình sáng tác,
cũng như đặc điểm chung của văn chương khu vực Nam Bộ, từ đó tìm ra những nét
tương đồng và khác biệt. Như chúng ta đã biết,
đồng bằng sông Cửu Long là vùng
đất hội nhập của nhiều luồng văn hoá Đông-Tây khác nhau. Đọc truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách
con người và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất. Nguyễn Ngọc Tư cũng
không ngoại lệ. Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của
con ngườ
i Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện
những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời
sống con người. Và cũng như đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long khác,
tính cách Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị, đó là mẫu người lạc
quan, yêu đời, hành hi
ệp trượng nghĩa, nhân hậu, ân tình. Các tuyến nhân vật trong
những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư và các tác giả đồng bằng khác đều được
phân chia rạch ròi chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và ác, và các nhân vật cứ hành
động theo tinh thần ấy trong suốt chiều dài tác phẩm. Có thể nói đây chính là
nguyên nhân gây ra sự giản đơn, thô sơ trong việc xây dựng nhân vật của đa số tác
giả đồng bằng sông Cửu Long.
Trong tham luận đọc tại “Bàn tròn v
ăn xuôi đồng bằng sông Cửu Long lần
thứ 1”, Võ Tấn Cường đã chỉ ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lý, tính cách
nhân vật trong sáng tác của các tác giả đồng bằng. Đa số các nhân vật được xây
dựng còn đơn giản, một chiều, chưa bắt kịp được với cuộc sống phức tạp và khốc
liệt. Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư ít mắc phải khuyết đ
iểm này bởi những
nhân vật của chị có thể không dữ dội nhưng đều có một đời sống tinh thần phong
phú, một nội tâm tinh tế. Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã làm nổi
bật được xung đột khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn
18
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
trong nội tâm mỗi nhân vật (tiêu biểu là “Cánh đồng bất tận”). Tuy nhiên, có một
sự thật mà chúng ta cũng phải thừa nhận đó là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói
riêng và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long nói chung chưa tạo dựng được
nhiều nhân vật điển hình có tầm nhìn rộng, có tầm vóc ngang bằng hoặc cao hơn
những nguyên mẫu trong cuộc sống. Còn đó rất nhiều truyện ng
ắn của chị mang
màu sắc bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể
hiện chưa thật chín và sắc.
Cũng như đa số các nhà văn đồng bằng sông Cửu Long khác, truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư thường được viết theo kiểu kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và
mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt c
ấu trúc. Ngôn ngữ kể
chuyện còn pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt dũa cần thiết và sự lao động nghệ
thuật công phu để chắt lọc cái hay, cái đẹp của khẩu ngữ dân gian. Đọc truyện ngắn
của các tác giả đồng bằng (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư), chúng ta cảm thấy hình
như họ ít chịu ảnh hưởng của các trường phái, trào lưu văn xuôi trên thế giớ
i, gu
thẩm mỹ cũng như phong cách sáng tạo của họ ít chịu sự chi phối của những phát
kiến mới về truyện ngắn hiện đại. Đây chính là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn
của họ chưa mang tầm vóc và hơi thở của thời đại, và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
bị nhiều người đánh giá là “cũ”, không có những đóng góp cho nghệ thuật viết
truyệ
n hiện đại. Có lẽ một sự cách tân về mặt bút pháp để hoà nhập vào trào lưu
sáng tác văn xuôi hiện đại của thế giới là yêu cầu cấp bách đối với những cây bút
đồng bằng nói chung và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng.
Nhưng điều đáng quý nhất và cũng là điều làm nên đặc sắc truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư chính là việc chị đã thể hiện được cá tính và bản lĩ
nh Nam Bộ
trong sáng tác của mình. Chị đã sử dụng một cách thuần thục và điêu luyện ngôn
ngữ Nam Bộ, đã khai phá tận cùng, quyết liệt những giá trị văn hoá đặc trưng của
vùng đất “chín rồng”. Thậm chí, có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngôn
ngữ Nam Bộ lên tầm cao của ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học với những nét
19
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
đẹp đơn sơ nhưng lộng lẫy đến bất ngờ. Nhìn từ phương diện nghệ thuật, Nguyễn
Ngọc Tư đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểu
phản ánh sinh động thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản
ánh. Có thể thấy ngôn từ trong hầu hết truyện ngắn của chị, từ ngôn ng
ữ dẫn
chuyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam
Bộ. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong
truyện ngắn của chị là khá lớn và chính đặc điểm này đã tạo cho truyện ngắn của
chị một văn phong riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay Nguyễn Ngọc Tư vẫn ch
ỉ dừng lại ở địa hạt truyện
ngắn và tạp văn, thêm nữa những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của chị thường
là những vấn đề gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian nhỏ hẹp của một
làng, xã, huyện nên chưa có được tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử,
xã hội…Đó cũng là lý do khiến nhiều ngườ
i cho rằng Nguyễn Ngọc Tư chưa xứng
đáng đại diện cho văn học Nam Bộ. Công bằng mà nói, Nguyễn Ngọc Tư là người
trẻ mới cầm bút, lại sống ở địa bàn mà điều kiện giao lưu với tri thức sách vở còn
nhiều khó khăn trở ngại vậy mà chị đã cô đọng và khái quát được một vài vấn đề
gia đình, xã hội vào truyện ngắn của mình thì cũ
ng là điều quá tốt. Điều đó chứng
tỏ chị cũng có một năng lực khái quát, năng lực cảm thụ nhất định. Theo sự quan
sát của chúng tôi, ở các truyện ngắn giai đoạn sau (cụ thể là từ tập truyện “Nước
chảy mây trôi” trở đi) thì những những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu có
chiều sâu nhận thức trí tuệ h
ơn, chị đã nhìn vấn đề một cách sâu xa hơn, tỉnh táo
hơn, và chính vì thế mà cũng bi quan hơn và chua chát hơn.
Xét trên bình diện lịch đại, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văn
trẻ ít ỏi còn tiếp nối và lưu giữ được hồn cốt Nam Bộ của các nhà văn cha ông từ
đầu thế kỉ 20. Đó là một điều đáng quý, tất nhiên cũng là một hạn chế v
ề mặt
phương diện cách tân truyện ngắn ở tác giả trẻ này. Văn phong của Nguyễn Ngọc
Tư là sự tiếp nối văn phong Hồ Biểu Chánh từ đầu thế kỉ 20 với lối sử dụng ngôn
20
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
ngữ của dân chúng khu vực đồng bằng sông Cửu Long như là chất liệu sáng tác.
Câu văn của chị cũng giản dị, tự nhiên, bình dân như con người Nam Bộ bộc trực,
thẳng thắn, nói năng ít văn chương rào đón, với những cân văn cũng “trơn tuột như
lời nói” góp phần hình thành nên văn phong đặc biệt của Hồ Biểu Chánh.
Bàng bạc ở Nguyễn Ngọc Tư là sự yêu chu
ộng ý truyện hơn cốt truyện
giống như quan điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc :“những yếu tố tôi thai nghén
rồi viết thành tác phẩm không phải là cốt truyện mà là ý truyện. Cho nên tôi ít chú
ý đến những câu chuyện ly kỳ gay cấn mà chỉ nắm lấy những ý tưởng ngộ nghĩnh
trong những sự kiện.”
Gần gũi hơn, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư cũng xứng đáng là hậu duệ
của
những Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng…với những thành công trong
việc xây dựng những nhân vật mang tính cách Nam Bộ điển hình. Đặc biệt ngôn
ngữ kể chuyện của chị mang đầy đủ những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ trên
các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách diễn đạt với lối văn
Nam Bộ viết như nói, với những câu văn ngắ
n gọn mang tính đối thoại rất cao.
Cũng như tiền bối Sơn Nam, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhắc tới hàng trăm địa
danh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hết sức gần gũi, thân thương gợi lên
hình ảnh một nông thôn Nam Bộ thuần phác, nhân hậu nhưng cũng rất nghĩa khí,
ngang tàng. Không hẹn mà gặp chúng ta thấy cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Tư giống ông
già Trang Thế Hy mộ
t cách lạ lùng ở việc xác lập chỗ đứng của mình trong sáng
tác: “là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên,
hoặc ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo
khốn” (Nguyên Ngọc), một công việc tưởng như đơn giản nhưng rất cần một tấm
lòng nhân ái, một sự nhạy cảm, tinh tế để
có thể theo đuổi nó đến cùng.
Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn được xếp vào đội ngũ
những nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nền
văn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những luồng gió mới cho