Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Dân ca xường của người Mường ở Thanh Hoá - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 209 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




MAI THỊ HỒNG HẢI






DÂN CA XƯỜNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH
HÓA -
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN






LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN









HÀ NỘI – 2003



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



MAI THỊ HỒNG HẢI






DÂN CA XƯỜNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH
HÓA -
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN


Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 5.04.07



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Chí Quế





HÀ NỘI - 2003




MỤC LỤC



Trang

MỞ ĐẦU
1

Chương 1: XƯỜNG VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH HÓA
11
1.1.
Thanh Hóa và địa bàn cư trú của người Mường
11
1.2.
Khái quát về văn nghệ dân gian của người Mường Thanh Hóa
15

1.3.
Xường với đời sống văn hóa tinh thần của người Mường
Thanh Hóa
20

Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG XƯỜNG
50
2.1.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong xường
50
2.2.
Thế giới nghệ thuật trong xường
72

Chương 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, THỂ THƠ CỦA XƯỜNG
121
3.1.
Kết cấu
121
3.2.
Ngôn ngữ
143
3.3.
Thể thơ
164

KẾT LUẬN
185


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
190

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
191

PHỤ LỤC
202




1
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trải qua một chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân
các tộc người Việt Nam đã sáng tạo nên một tài sản văn hóa - văn nghệ dân
gian phong phú. Mỗi tộc người đều có một tài sản văn hóa - văn nghệ mang
vẻ đẹp độc đáo riêng, đồng thời lại có những nét chung phản ánh quá trình
lịch sử chung của cộng đồng các tộc người Việt Nam. Do vậy, nền văn hóa -
văn nghệ dân gian Việt Nam phong phú và đa dạng trong thống nhất.
1.2. Trong tổng thể các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian của các tộc
người trên đất nước ta, vốn văn học dân gian cổ truyền có một vị trí quan
trọng. Chính vì vậy, đã từ nhiều năm qua, các nhà khoa học mà trực tiếp là
các nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian đã tập trung sưu tầm nghiên
cứu nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn học dân gian truyền thống của các tộc
người để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa của cả
nước. Nhiệm vụ ấy ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách bởi thực tiễn

đời sống hiện nay đã tác động một cách toàn diện và sâu sắc vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, tạo nên những biến đổi hết sức đa dạng với nhiều hình
thức đan xen khá phức tạp, làm cho nhiều giá trị, nhiều sắc thái văn hóa cổ
truyền đang có nguy cơ bị mai một.
1.3. Tộc người Mường có một lịch sử hình thành sớm, lại là tộc người
có cùng cội nguồn với tộc người Việt (Kinh). Trong quá trình phát triển, người
Mường đã sáng tạo nên một tài sản văn học dân gian riêng biệt và khá đồ sộ
về mặt số lượng, phong phú về thể loại, và đa dạng về phong cách thể hiện.
Những sáng tạo ấy không chỉ khẳng định vị thế văn hóa của người Mường
trong cộng đồng các tộc người Việt Nam, mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong
công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa đa tộc người nước ta.

2
Trong số những thể loại của văn học dân gian Mường, nổi bật lên ba
thể loại: Sử thi, truyện thơ và xường, bởi tính độc đáo, sức hấp dẫn và khối
lượng khá đồ sộ của nó. Về thể loại sử thi, đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu. Về thể loại xường, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào
tập trung nghiên cứu. Việc làm rõ những đặc điểm về phương thức sinh hoạt,
đặc biệt là phương thức thể hiện của xường, nhằm xác định giá trị của xường
ở Thanh Hóa nói riêng, của tộc người Mường ở Việt Nam nói chung là một
vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.4. Việc nghiên cứu đề tài này được tiến hành khi mà sự tồn tại sinh
động của diễn xướng xường không còn diễn ra phổ biến nữa trên các vùng
Mường xứ Thanh, cũng như các vùng Mường khác. Xường chỉ còn được lưu
giữ một phần trong các văn bản sưu tầm, trong trí nhớ của những người
Mường cao tuổi. Hầu hết những nghệ nhân xường mà chúng tôi tiếp xúc thì
đều ở độ tuổi ngoài bẩy mươi. Những điều trên càng cho ta thấy rõ ý nghĩa
thiết thực của đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, tuy xường của người Mường ở Thanh Hóa chưa được

dành cho một công trình nghiên cứu có tính chất chuyên luận, nhưng đã có
những nhà sưu tầm, nghiên cứu đề cập đến nó ở những phương diện khác
nhau. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tạm chia những
vấn đề có liên quan đến tình hình nghiên cứu của đề tài làm hai loại.
2.1. Về tư liệu
Có thể nói rằng, việc sưu tầm, biên soạn tư liệu về xường của người
Mường ở Thanh Hóa được tiến hành tương đối muộn. Nếu lấy mốc là Cách
mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta có thể thấy rõ chặng đường sưu tầm,
biên soạn về xường như sau:
Đầu thế kỷ XX, cụ Vương Duy Trinh đã biên soạn sách "Thanh Hóa
quan phong" [122]. Trong sách này có ghi chép ca dao, dân ca của các tộc

3
người thiểu số của tỉnh Thanh Hóa, nhưng không có bài nào cụ thể về xường
của người Mường. Như vậy, toàn bộ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám,
việc sưu tầm, biên soạn giới thiệu về xường của người Mường ở Thanh Hóa
hầu như chưa được đề cập đến. Tình hình này còn kéo dài khá xa sau Cách
mạng Tháng Tám.
Năm 1964, thực hiện chủ trương sưu tầm, giới thiệu văn hóa Mường
do Ty Văn hóa Thanh Hóa chủ trì, đoàn khảo sát văn hóa Mường đã được
thành lập - Trưởng đoàn là ông Phạm Bá Ngọc (Phó Trưởng Ty Văn hóa
Thanh Hóa), vùng Mường ống (nay là xã Thiết ống, huyện Bá Thước) được
chọn làm trọng điểm khảo sát, với quan niệm trong tâm thức dân gian: Nơi
đây được coi là một vùng "Mường gốc". Cũng từ năm 1964 trở đi, việc sưu tầm
giới thiệu xường của người Mường Thanh Hóa mới được quan tâm, chú ý.
Bằng niềm say mê và nỗ lực bản thân, nhà nghiên cứu Minh Hiệu đã
sưu tầm, biên soạn cuốn "Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa" và xuất bản
thành 2 tập: Tập 1 xuất bản năm 1970 [40], tập 2 xuất bản năm 1981 [41].
Theo lời tự thuật của Minh Hiệu, công việc sưu tầm ghi chép xường của
người Mường thực sự được ông tiến hành từ năm 1954; đến năm 1964, khi

được làm Phó đoàn khảo sát văn hóa Mường, ông đã có thêm điều kiện thuận
lợi để tiếp tục sưu tầm, ghi chép và thẩm định những tư liệu mà ông đã dày
công ghi chép từ năm 1954. Sau khi xuất bản lần đầu, Minh Hiệu vẫn tiếp tục
tìm hiểu, bổ sung thêm các phần chú thích cho thật chuẩn xác về tên các địa
danh, cảnh vật, sự việc, những từ Mường cổ được nhắc đến trong các lời
xường để cuốn sách lại được biên soạn, chỉnh lý tái bản vào năm 1999. Khi
thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng cuốn sách Tục ngữ dân ca Mường
Thanh Hóa, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999 [42] làm nguồn tư
liệu để nghiên cứu. Đây là cuốn sách biên soạn công phu, có độ tin cậy cao,
trong cuốn sách này có tập hợp tư liệu về một cuộc xường giao duyên (người
Mường ở Thanh Hóa gọi là xường Thiết ống) - đó chính là đối tượng nghiên
cứu của luận án.

4
Khi sưu tầm, ghi chép lại các lời xường, Minh Hiệu khảo tả trên văn
bản hết sức khách quan và bám sát những điều kiện lịch sử - xã hội cũng như
các yếu tố thuộc phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa của người Mường. Tác
giả không chỉ chú ý tới những kiến thức về văn học dân gian như: Ghi chép
tỷ mỷ các chi tiết mang tính dị bản của từng lời ca, chú ý khảo tả một vài tình
huống trong diễn xướng sinh hoạt xường giao duyên mà còn chú ý tới các kiến
thức về lịch sử, về ngôn ngữ, về phong tục có liên quan tới sinh hoạt
xường.
Toàn bộ văn bản xường giao duyên của người Mường ở Thanh Hóa
trong sách "Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa" [42] gồm 91 lời ca được sắp
xếp theo trình tự diễn xướng một cuộc xường. Do đặc điểm phần lớn các lời
ca đều rất dài, lời đối đáp của đôi bên thường được lặp lại, nên chủ yếu Minh
Hiệu chỉ ghi chép lại phần lời của một bên. Tác giả cũng bỏ qua một số đoạn
mà tác giả cho là trùng lặp và đã ghi chú rõ sau mỗi lời ca. Ví dụ: "Bỏ qua
một điệp khúc 5 câu" [42, tr. 61], "bỏ qua một điệp khúc 5 câu" [42, tr. 163],
"bỏ qua 6 câu nói về chặt cây sào phơi chỉ" [42, tr. 166], "bỏ qua một đoạn

dài nói về đón hạt giống và phát rẫy để gieo hạt kè" [42, tr. 175], "bỏ qua một
đoạn xem chân gà để bói về tình duyên giữa hai người" [42, tr. 181]
Tuy tác giả đã ghi chú khá rõ những đoạn "bỏ qua", những đoạn
"trùng lặp" giúp chúng ta có thể hình dung được tính hệ thống của lời ca;
song theo chúng tôi, những đoạn "trùng lặp" không nên bỏ, bởi tính hệ thống
ấy được biểu hiện đặc biệt rõ ở hiện tượng lặp lại.
Do đó, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, trong quá trình đi điền dã,
chúng tôi đã tiếp tục sưu tầm với mục đích "bổ sung" và "đối chiếu". Sưu tầm
"bổ sung" thêm về văn bản, bởi trong thực tế, xường giao duyên không phải
chỉ tồn tại qua một văn bản mặc dù văn bản xường do Minh Hiệu cung cấp có
tính chất mẫu mực, khá thống nhất trong các vùng Mường ở xứ Thanh. Điều
này được biểu hiện đặc biệt rõ ở những yếu tố "cố định" trên văn bản ngôn từ.

5
Như vậy, về mặt tư liệu thì cuốn sách: Tục ngữ dân ca Mường Thanh
Hóa của Minh Hiệu [42] đã cung cấp cho chúng tôi nguồn tư liệu quí để xây
dựng luận án. Cũng từ đó, tác giả luận án thấy được rõ hơn công việc tiếp tục
của mình trong quá trình thực hiện luận án.
2.2. Những ý kiến, nhận xét về xường
Những ý kiến, nhận xét về xường của người Mường Thanh Hóa được
chủ yếu tập trung trong lời giới thiệu của cuốn sách Tục ngữ dân ca Mường
Thanh Hóa [42] và lẻ tẻ ở một số công trình của các nhà nghiên cứu đề cập
đến nó ở những hướng khác nhau.
Trong lời giới thiệu cuốn sách Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa,
Minh Hiệu có nêu mấy khía cạnh chính như sau:
Về vai trò, vị trí của xường
Người Mường ở Thanh Hóa tự hào một cách xứng đáng về nguồn vốn
xường của mình, đặc biệt là xường giao duyên (còn gọi là xường Thiết ống).
Mỗi người con trai con gái Mường trước đây, khi đến tuổi lớn khôn, nếu
không biết xường thì bị coi như là một điều đáng xấu hổ.

Về hình thức sinh hoạt của xường
Xường giao duyên được tổ chức như một sinh hoạt văn hóa có tính
chất phong tục. Cuộc xường thường diễn ra khi có khách là con trai hoặc con
gái từ làng khác đến chơi. Xường giao duyên chỉ hát vào ban đêm, nơi hát là
trong nhà sàn, nữ ngồi gian trong, nam ngồi gian ngoài. Một cuộc xường trọn
vẹn thường diễn ra trong nhiều đêm liên tiếp, hát đêm nay chưa hết, họ hẹn
nhau hát tiếp đêm sau. Khi hát xường giao duyên, đôi bên phải tuân theo
những qui định khá chặt chẽ. Hát xong bài này rồi mới đến bài khác, hát hết
chặng này rồi mới cùng nhau hát tiếp chặng sau.
Về giá trị của xường

6
Xường giao duyên của người Mường Thanh Hóa chưa từng được
nghiên cứu dưới góc độ thể loại với những giá trị nổi bật của nó, xét trên
những bình diện khác nhau.
Trong lời giới thiệu về xường, Minh Hiệu có quan tâm đến chức năng
trao gửi tình cảm lứa đôi của xường nhưng chưa nhiều và chưa đầy đủ.
ở một cuốn sách khác, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam (trước Cách mạng Tháng Tám 1945) của GS.TSKH Phan Đăng Nhật [82]
cũng có những ý kiến đề cập đến phương thức tiến hành một cuộc xường
giao duyên của người Mường:
Cách tiến hành một cuộc hát giao duyên rất sinh động và đa
dạng. Có thể hát trong lúc đi nương, đi ruộng, trong tiệc rượu, lúc
lấy củi có thể tổ chức thành phe nhóm, bản làng này sang bản
làng khác Có thể tổ chức thành các cuộc chơi có những kiểu hát
tự do tiện đâu hát đấy, tùy theo trí nhớ và cảm xúc. Cũng có kiểu
hát có qui cách chặt chẽ như xường Thiết ống (Thanh Hóa)
Xường Thiết ống có hàng trăm bài, mỗi bài có một vị trí nhất định,
không thể lệch chỗ, có bài dài đến ba trăm câu. Cuộc hát chia làm
12 bậc người hát phải tuân theo đúng trật tự của các bậc đó. Có

khi luật lệ hát bị những điều mê tín ràng buộc [82, tr. 125].
Nhìn lại tình hình nghiên cứu xường của người Mường ở Thanh Hóa
có thể thấy rõ những điểm sau:
- Về cơ bản, việc nghiên cứu xường của người Mường ở Thanh Hóa
đang dừng lại ở mức độ sưu tầm, giới thiệu.
- Đã có một số ý kiến bàn về xường. Những ý kiến đó tập trung vào hai
vấn đề chủ yếu là lề lối tổ chức và vai trò của xường trong đời sống của Mường.

7
- Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian có tính chất đặc
thù còn ít được sử dụng để nghiên cứu xường như một thể loại với những đặc
điểm loại hình tiêu biểu của dân ca Mường.
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu đi trước là những nấc thang đầu
tiên vô cùng quan trọng tạo tiền đề cho luận án có thể thực hiện được và tiếp
tục đi tiếp những bước sau, góp phần vào việc nghiên cứu về xường có tính
hệ thống và toàn diện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Dựng lại diễn xướng sinh động của xường giao duyên của người
Mường ở Thanh Hóa; làm sáng rõ vai trò, vị trí của xường trong đời sống văn
hóa tinh thần của người Mường.
- Làm rõ những giá trị nổi bật của xường chủ yếu ở góc độ nghiên
cứu nghệ thuật ngôn từ của sáng tác dân gian, từ đó nêu bật được những nét
riêng, độc đáo của dân ca xường.
- Góp phần bảo tồn, phát huy nguồn di sản xường của người Mường
Thanh Hóa nói riêng, của tộc người Mường ở Việt Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Điền dã, sưu tầm, khảo sát tư liệu, xác định văn bản xường để
nghiên cứu cùng các hình thức diễn xướng của nó.

- Cắt nghĩa và làm sáng rõ những đặc điểm thuộc hình thức sinh hoạt
và phương thức thể hiện của xường trên cơ sở tiếp cận đặc điểm loại hình và
khám phá thế giới nghệ thuật của xường.

8
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy vốn
xường trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu loại xường giao duyên vì đây là bộ
phận chủ yếu, tiêu biểu của dân ca Mường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sau khi xác định một số thuật ngữ như "xường", "xường rang". Phạm
vi nghiên cứu của luận án được triển khai theo những ý chính sau:
- Khảo sát đánh giá vai trò, vị trí của xường giao duyên.
- Phân tích và mô hình hóa cấu trúc một cuộc xường giao duyên.
- Phân tích, phác ra điểm nhìn nghệ thuật mà trong đó tư duy của
người Mường vận động và qui định một số phương thức thể hiện của xường
giao duyên.
Hướng đi chủ yếu của đề tài là nghiên cứu xường giao duyên ở góc
độ nghệ thuật ngôn từ.
Văn bản được chọn làm văn bản chính để nghiên cứu là văn bản xường
giao duyên (người Mường ở Thanh Hóa thường gọi là xường Thiết ống) của
Minh Hiệu, trong sách Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa [42] gồm có 91 lời ca.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, đề tài còn sử dụng văn bản
sưu tầm của tác giả luận án (phần phụ lục) để xem xét, đối chiếu. Văn bản này
chủ yếu do những người Mường cao tuổi được gọi là nghệ nhân xường của
vùng Mường Trám xưa kia (nay thuộc xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy)
cung cấp.
5. Phương pháp nghiên cứu


9
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn một số phương
pháp sau: Phương pháp điền dã thực địa; phương pháp hệ thống; phương
pháp phân tích lôgíc lịch sử; phương pháp so sánh loại hình, Các phương
pháp trên được sử dụng tổng hợp và có sự ưu tiên khác nhau cho mỗi phương
pháp trong quá trình thực hiện luận án.
Phương pháp điền dã thực địa là điều kiện tiên quyết để thực hiện
luận án. Chúng tôi đã thực hiện nhiều đợt điền dã thực tế tại địa bàn miền núi
Thanh Hóa, nơi có người Mường tập trung cư trú đông từ lâu đời như: Bá
Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành Chúng tôi đã học tiếng Mường,
sưu tầm ghi chép thêm văn bản xường, gặp gỡ, trao đổi với nhiều người Mường
cao tuổi như: Cụ ông Ngọc Rạng, cụ bà Trương Thị Chiên, cụ bà Trương Thị
Mán, cụ ông Bùi Kim Thanh ở làng Muốt, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm
Thủy. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân làng Muốt, chúng tôi đã có dịp
tham dự một cuộc xường giao duyên được tạo dựng lại, đã tiến hành ghi âm
lời ca, ghi lại một vài hình ảnh về các nghệ nhân xường, cảm nhận và quan
sát không gian văn hóa tinh thần của cuộc xường.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận
- Lần đầu tiên, xường giao duyên của người Mường ở Thanh Hóa được
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống trong một công trình riêng.
- Luận án đã miêu tả và dựng lại được một cách sinh động hình thức
diễn xướng của xường giao duyên; đã phân tích, đánh giá và mô hình hóa
được cấu trúc của một cuộc xường giao duyên; từ đó cho thấy rõ đặc điểm
riêng trong mô hình một cuộc xường giao duyên của người Mường Thanh Hóa.
- Luận án đi sâu nghiên cứu văn bản xường giao duyên, qua đó tìm
hiểu những yếu tố ngoài văn bản theo phương pháp folklore và các phương
pháp liên ngành nên đã góp phần làm sáng tỏ cả bản chất xã hội và bản chất


10
nghệ thuật của xường giao duyên. Nhờ đó luận án đã góp thêm tiếng nói vào
phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian vốn vẫn đang là một trong
những vấn đề còn nhiều việc cần tiếp tục giải quyết.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án được thực hiện một phần từ các tư liệu điều tra thực địa, góp
phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về xường của người Mường nói chung.
* Trong quá trình đi điền dã thực tế, chúng tôi cảm nhận được rất rõ
hiệu quả thực tiễn của đề tài là góp phần khơi dậy lòng tự hào, trân trọng
nguồn dân ca xường của người Mường. Như vậy quá trình thực hiện luận án
đã góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy xường trong đời sống văn
hóa tinh thần của người Mường Thanh Hóa hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 8 mục.










11
Chương 1
Xường với đời sống văn hóa tinh thần
của người Mường ở Thanh Hóa


1.1. Thanh Hóa và địa bàn cư trú của người Mường


1.1.1. Vài nét khái quát về Thanh Hóa
Thanh Hóa có tọa độ địa lý 19
o
30' - 20
o
30' vĩ độ Bắc, 104
o
- 106
0
30'
kinh độ Đông, phía Bắc giáp Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình dài 175km; phía
Nam và Tây Nam giáp Nghệ An dài hơn 160km. Tây nối liền sông núi với
tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 192km. Đông mở
rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ với đường biển dài hơn 102km [28, tr. 7].
Trên bản đồ Việt Nam, Thanh Hóa là vùng đất nối hai đầu Bắc Bộ và
Trung Bộ " bảo xứ Thanh ở địa đầu phía Bắc miền Trung cũng được mà
cũng có giáo sư bảo xứ Thanh là sự nối dài của Bắc Bộ chắc cũng đúng, khí
hậu giống Bắc Bộ nhiều hơn Từ núi đến biển, Thanh Hóa không phải là
một xứ biệt lập, hay cô lập mà là "mở" theo nhiều hướng" [137, tr. 271].
Với diện tích tự nhiên là 11.168,1 km
2
, địa bàn Thanh Hóa có thể
phân làm hai miền khá rõ rệt: miền núi và miền xuôi Con sông Mã bắt
nguồn từ Điện Biên Phủ, chảy qua Sơn La, Sầm Nưa (Lào) vào Thanh Hóa
tại địa phận Mường Lát, dòng sông Mã xuyên suốt hai miền, từ Quan Hóa,
Bá Thước, Cẩm Thủy, đổ xuống Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Hà Trung
rồi ra biển Đông ở hai cửa sông: Lạch Hới và cửa sông Lèn. Các con sông

khác như sông Chu, sông Yên, sông Âm, sông Bưởi cùng nhiều nhánh sông
nhỏ khác đã làm phong phú địa mạo đất Thanh "Có núi rừng, có miền thung
lũng trung du, có đồng bằng và có biển " [137, tr. 170].
Cư trú trên đất Thanh Hóa là các tộc người: Kinh, Thái, Khơ Mú,
Mường, H'Mông, Dao, Thổ. Theo suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, lịch sử

12
Thanh Hóa luôn gắn bó với vận mệnh của dân tộc, bởi "Xứ Thanh là vị trí địa
- chiến lược, địa - chính trị, địa - văn hóa quan trọng của Việt Nam" [137, tr. 274].
Một lịch sử dài lâu với nhiều cơ tầng văn hóa chồng lên nhau, thì chắc chắn
sẽ là cơ sở để nảy sinh và hình thành một lịch sử văn hóa, văn học dân gian
giàu sắc thái xứ Thanh.
1.1.2. Miền núi Thanh Hóa và địa bàn cư trú của người Mường
Trên bản đồ hành chính hiện nay, miền núi Thanh Hóa là phần địa dư
gồm mười một huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Như
Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Thường
Xuân.
Miền núi Thanh Hóa là khu vực rộng lớn, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Độ dốc của địa bàn miền núi Thanh Hóa trên 25
o
, có nơi trên 35
o

như Mường Lát. Độ cao bình quân 1.000m so với mặt nước biển. Vùng này
có nhiều dãy núi cao, cao nhất là đỉnh Bù Chó (huyện Thường Xuân)
1.563m, còn lại phần lớn các đỉnh núi cao từ 1.000 - 1.400m.
Với độ dốc kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam - đặc điểm địa hình
vùng này là có nhiều ghềnh thác, dòng xiết của con sông Mã và các nhánh
sông Chu, sông Lò, sông Luồng, sông Âm, sông Đạt, sông Đằng v.v
Nếu xét dưới góc độ sinh thái thì đây là khu vực của vùng

rừng nhiệt đới và hệ sinh thái phức tạp. Vì vậy, thảm thực vật, quần
thể động vật ở khu vực này rất phong phú, tạo điều kiện thuận lợi
cho cuộc sống định cư với sự xuất hiện sớm của nghề nông. Người
ta gặp ở đây các thung lũng màu mỡ của vùng Mường Khoòng,
Mường ống (Bá Thước), Mường Đanh (Lang Chánh) Các cánh
đồng, các thung lũng trồng lúa cũng là nơi cư dân đông đúc, nơi
hình thành nên các mường lớn với các dòng họ nối đời làm Lang
đạo. Các nguồn tài liệu khảo cổ học đều chứng tỏ rằng khu vực này

13
có con người cư trú từ rất lâu đời. Công cuộc khai quật các di chỉ
khảo cổ đồ đá cũ ở hang làng Tráng huyện Bá Thước cho thấy con
người có mặt ở vùng đất này đã hàng vạn năm [14, tr. 37].
Tộc người Mường có số dân đông nhất trên địa bàn miền núi Thanh Hóa.
Dân số người Mường ở Thanh Hóa qua các thời kỳ như sau:
Theo tài liệu thống kê trong cuốn "Người Mường" của Cuisiner.J [15]:
Người Mường ở Thanh Hóa trước năm 1945 là 50.000 người.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê thì người Mường ở
Thanh Hóa năm 1960 là 113.000 người, năm 1996 là: 30 vạn người.
Tính đến 1/4/1999, tổng số người Mường ở Thanh Hóa là: 322.869 người
Theo thống kê của Ban Dân tộc và Miền núi Thanh Hóa (năm 1999),
dân số người Mường phân bố ở các huyện miền núi như sau:
Huyện Mường Lát: 231 khẩu = 0,83% (của cư dân toàn huyện)
Huyện Quan Hóa: 9.242 khẩu = 22,3%
Huyện Quan Sơn: 625 khẩu = 1,97%
Huyện Bá Thước: 46.638 khẩu = 47%
Huyện Lang Chánh: 12.820 = 37,43%
Huyện Ngọc Lặc: 55.581 khẩu = 44%
Huyện Thường Xuân: 1.390 khẩu = 1,6%
Huyện Cẩm Thủy: 52.550 khẩu = 56,8%

Huyện Thạch Thành: 68.387 khẩu = 50,4%
Huyện Như Thanh: 17.402 khẩu = 21,9%
Huyện Như Xuân: 3.189 khẩu = 5,75%

14
Ngoài ra người Mường còn cư trú xen kẽ tại 26 xã thuộc các vùng
thấp (Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hà Trung, Triệu Sơn, Yên Định và Thị
xã Bỉm Sơn) với tổng số là: 14.817 người.
Từ số liệu thống kê trên ta thấy rằng, người Mường ở Thanh Hóa cư
trú tập trung đông nhất tại địa bàn thuộc các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy,
Ngọc Lặc, Thạch Thành.
Theo Robequain:
ở Thanh Hóa vùng người Mường thường là các cư dân có
mặt đã lâu đời. Các chòm lúng ở đây, tuy có người Mường trong
nội tỉnh, hoặc ở Ninh Bình, Hòa Bình di cư vào mà ở xen kẽ với
nhau hoặc có nơi là người Kinh từ đồng bằng Thanh Hóa chuyển
lên lâu đời rồi hóa thành người Mường. Nhưng xét kỹ thì các vùng
thung lũng rộng và màu mỡ như Sa Lung, Thiết ống, Hồ Điền, Cổ
Lũng, vùng có núi thấp (Ngọc Lặc, Cẩm Thủy) thì người Mường
đã ở đây từ rất xưa [95, tr. 66].
Một loạt các di chỉ, địa điểm khảo cổ, nơi phát hiện có người Việt
thời tối cổ cư trú phần nhiều là các hang động dọc theo triền sông Mã thuộc
địa phận của các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành
Các địa điểm khảo cổ trên địa bàn huyện Bá Thước: Mái Đá Điều,
Mái Đá Nước, hang Anh Rồ thuộc xã Hạ Trung; hang làng Tráng I, II, III, IV
thuộc xã Lâm Xa, hang làng Cốc thuộc xã Thiết ống ; trên địa bàn huyện
Cẩm Thủy: hang Núi Một (xã Cẩm Giang); hang Trống, Mái Đá làng Bon
(xã Cẩm Tú) [28, tr. 35].
Những dữ liệu trên cho ta thấy rõ, vùng trung lưu sông Mã ngày nay
thuộc địa phận các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành,

trước đây là những vùng đất mà người Mường có mặt rất sớm. Cho đến ngày

15
nay, dân số người Mường ở các huyện trên vẫn là đông nhất. Vì vậy, việc
chúng tôi chọn địa bàn điền dã thực tế để sưu tầm tìm hiểu xường ở bốn
huyện trên là có cơ sở thực tế.
1.2. Khái quát về văn nghệ dân gian của người Mường ở Thanh Hóa
Người Mường cư trú trên một địa bàn khá rộng, tuy vậy Hòa Bình và
miền núi Thanh Hóa vẫn là mảnh đất trên đó người Mường ở tập trung đông
nhất so với các vùng Mường khác trên cả nước. Nhìn chung, nếp sống của
người Mường là thống nhất, trong quá trình phát triển, văn hóa của họ luôn
bảo lưu khá rõ và thành hệ thống các sắc thái đặc trưng tộc người.
Việc nhìn nhận văn nghệ dân gian của người Mường ở Thanh Hóa sẽ
được đặt trong tổng thể văn nghệ dân gian Mường trên cơ sở những nét tương
đồng thống nhất là chủ yếu. Có nét nào riêng ở đây thì một phần là do sự chi
phối của các yếu tố thuộc điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, phong tục tập quán
Bởi chúng ta đang nói về một xã hội Mường cổ truyền, mà một trong những
đặc điểm cơ bản của nền văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam là: "Nền
văn hóa của xóm, làng, bản, buôn pơlây. Đó là nền văn hóa của những người
nông dân trong cộng đồng làng xã, sống chủ yếu trong khuôn khổ của một
làng, một bản, một buôn - pơlây. Nền văn hóa đó tự cấp tự túc và khá khép
kín. Do đó nền văn hóa mang đậm các sắc thái địa phương" [104, tr. 52].
Trên tinh thần ấy, khi nêu lên những nét khái quát về văn nghệ dân
gian của người Mường ở Thanh Hóa, chúng tôi không có ý so sánh với các
vùng mường khác, bởi văn nghệ dân gian cũng là một lĩnh vực thể hiện cái
nhìn thẩm mỹ của con người, để chỉ ra những sắc thái riêng biệt, độc đáo
trong lĩnh vực văn nghệ dân gian của người Mường Thanh Hóa phải cần đến
một công trình lớn. Hơn nữa khi tiếp cận với văn nghệ dân gian của tộc người
Mường, chúng ta nhận thấy nét tương đồng, thống nhất là chủ yếu. Và giá trị


16
của nó lại chính là nằm ở trong những nét tương đồng ấy. Cho nên một vài
điểm nêu ra ở đây chỉ là những nét chấm phá vào một toàn cảnh rộng lớn của
văn nghệ dân gian Mường ở xứ Thanh.
Người Mường Thanh Hóa có một tài sản văn nghệ dân gian phong phú
với sự hiện diện đa dạng của các thể loại như: Sử thi, xường rang, bộ mẹng,
sắc bùa, mo, hát ru, đồng dao, đúm, truyện thơ, cổ tích
Sử thi là một giá trị lớn của nền văn hóa thế giới, bộ sử thi Đẻ đất đẻ
nước được sưu tầm tại Thanh Hóa [3] là niềm tự hào của người Mường nơi đây.
Mo, xường rang là nguồn văn nghệ dân gian khá tiêu biểu của người
Mường cũng đặc biệt phát triển mạnh trên các vùng Mường xứ Thanh. Quan
niệm dân gian cho rằng, sau khi sáng tạo ra đất Mường, bà Dạ Dần đã sáng
tạo mo, xường rang rồi gánh đi gieo giống các nơi trên đất Mường. Trên đường
đi, chẳng may bị đứt gánh nên xường rơi xuống không đều, nơi được nhiều,
nơi được ít. Người Mường ở Thanh Hóa nói là gánh xường của bà Dạ Dần bị
"đứt gánh ở Mường Ai, đứt quai ở Mường ống" nên bao nhiêu xường gốc đều
trút xuống cả nơi đây rồi từ đó mới lan truyền đi các vùng Mường khác.
Quan niệm dân gian ấy nhằm chủ yếu lý giải về nguồn vốn xường dồi dào
phong phú của người Mường Thanh Hóa.
Truyện thơ Mường nổi bật bởi tính độc đáo, sức hấp dẫn và khối lượng
đồ sộ của nó. Những truyện thơ tiêu biểu của người Mường như: Nàng ờm -
Chàng Bồng Hương, Nàng Nga - Hai Mối, út Lót - Hồ Liêu được lưu truyền
phổ biến trên các vùng Mường ở xứ Thanh. Những truyện thơ này không chỉ
tồn tại trong sinh hoạt văn nghệ của họ mà còn để lại dấu vết vật chất mà
nhân dân lưu giữ như những "kỷ niệm" nhằm chứng minh cho đời sau về tính
có thực của các hình tượng này. Đặc biệt, nó còn hóa thân thành phong tục,
tập quán ứng xử, tập quán sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

17
Đến với vùng Mường xứ Thanh, ai cũng phải nhớ đến huyền thoại về

hoa bông trăng - một loại hoa có nguồn gốc từ truyện thơ "Nàng ờm - Chàng
Bồng Hương". Cứ vào độ tháng ba âm lịch, hoa bông trăng lại nở khắp các
sườn đồi, núi, ven suối trên các vùng có người Mường cư trú. Hoa nở thành
chùm, mỗi hoa năm cánh, khi mới nở là một màu trắng ngần, dần dần cánh
hoa chuyển sang màu đỏ, tỏa mùi hương thơm dịu ngọt, nhưng đặc biệt các
loài ong, bướm không bay lượn đến hoa bông trăng để hút nhụy. Người
Mường ở đây nói rằng hai màu đỏ, trắng của hoa là tượng trưng cho tình yêu
nồng nàn, trong trắng và thủy chung của nàng ờm và chàng Bồng Hương.
Màu hoa ấy đã trở thành biểu tượng về tình yêu chung thủy của người Mường.
Núi Làn Ai, nay thuộc xã ái Thượng, huyện Bá Thước - tương truyền là nơi
chàng Bồng Hương và nàng ờm đưa nhau lên đó, cùng ăn lá ngón, biến về
bên Mường Ma để được ở bên nhau.
Về đến đất Mường Đủ (thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành ngày
nay) chúng ta lại gặp ở đây nhiều chứng tích của truyện thơ "Nàng Nga - Hai
Mối". Theo tư liệu của hai tác giả Trần Thị Liên và Nguyễn Hữu Kiên [64]
thì ở Mường Đủ trước kia có đền thờ Nàng Nga (còn gọi là đền Mẫu) Cách
đền Mẫu chừng 1km có một khu đất rộng, tương truyền một thời là vườn dâu
của Nàng Nga. Địa điểm mà Nàng Nga và Hai Mối trao vật kỷ niệm, nay vẫn
còn đó ở xã Thành Trực, tại đây vẫn còn ba cây đa đứng gần nhau, được nhân
dân địa phương cho rằng đấy chính là hồn của Nàng Nga, Hai Mối và Vua
Ao Ước biến thành. Đặc biệt tục kết chạ giữa hai làng Cẩm Hoàng (Cẩm
Thủy) và Mường Đủ tồn tại khá lâu đời trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân
hai mường là một minh chứng sinh động cho truyện thơ này. Xưa kia trai gái
Mường Đủ cũng thường tổ chức "phụ hồn Hai Mối" (như kiểu bói Kiều) để
đoán xem tình duyên sau này có gì trắc trở.
Hai tác giả cũng cho biết: tục lệ xưa, con trai, con gái Mường Đủ,
Mường Già (cách Mường Đủ một cánh đồng, nay cũng thuộc xã Thành Trực)

18
không bao giờ lấy nhau - điều này được giải thích là nảy sinh từ ngày út Lót

buông lời thề độc.
Bằng cách duy trì một số tập quán ứng xử, tập quán sinh hoạt văn hóa
như vậy người Mường ở đây muốn mọi người tin rằng những truyện thơ này
đều có thật và xuất phát từ nơi đây.
Các sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian của người Mường ở Thanh
Hóa cũng có nét riêng gắn với phong tục tập quán. Hàng năm cứ vào độ
tháng ba âm lịch là hoa bông trăng lại nở, những chùm hoa bông trăng gợi
nhớ về chuyện tình "Nàng ờm - Chàng Bồng Hương", đồng thời cũng là tín
hiệu của tự nhiên thông báo mùa của lễ hội Pồn Pôông. Trong lễ hội này, sau
phần lễ thức là phần hội mà thực chất đó là một cuộc đối đáp xường rang
giữa một bên là những ông (bà) ậu, Máy với một bên là những người chơi
bông. ở đây, chúng ta bắt gặp một nhu cầu thường thấy của các lễ hội dân
gian: sự tồn tại trong diễn xướng dân gian của lễ hội là xuất phát từ những
nhu cầu về sự bình yên, sự hạnh phúc, sự cầu may của từng cá nhân, của từng
gia đình trong cộng đồng. Bên cạnh đó còn xuất phát từ nhu cầu giải trí, giải
tỏa tâm lý con người sau một chu kỳ lao động sản xuất. Xã hội Mường cổ
truyền là một xã hội nông nghiệp "tự cung tự cấp", chậm phát triển. Bản, làng
là những đơn vị hành chính hầu như khép kín, không gian sinh tồn là thung
lũng chân núi, nên mỗi dịp có lễ hội Pồn Pôông là người Mường mong chờ.
Công việc được chuẩn bị từ mấy tháng trước, người ta đẽo gọt những bông
hoa được làm từ cây chàng bạng thành những chùm hoa bông trăng để giắt
vào cây bông. Trong đêm lễ hội Pồn Pôông, tiếng xường, tiếng rang đan xen,
nương tựa vào nhau, người già, nam nữ thanh niên, trẻ con kéo về nơi tổ chức
ngồi chật cả sàn nhà. Trong những dịp lễ hội như vậy đều có sinh hoạt trao
đổi tình cảm trai gái bằng lời xường tiếng rang. Tuy bản thân sinh hoạt giao
duyên đã có những hình thức độc lập, nhưng lễ hội nào cũng vẫn là cơ hội để
các chàng trai, cô gái Mường tìm đến với nhau. Lễ hội Pồn Pôông cũng là nơi

19
tập hợp, nơi sản sinh những lời xường rang, những bài ca nghi lễ và cả những

bài ca trữ tình của người Mường.
Những ngày đầu xuân trên các vùng Mường ở xứ Thanh trước đây còn
diễn ra một số hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian hấp dẫn như: Hội chùa,
tục kết chạ Hàng năm, ở một số mường lớn thường có hội chùa như hội
chùa Mèo ở Mường Khô, (nay thuộc xã Điền Trung, huyện Bá Thước), hội
chùa Rồng ở Mường Phấm (nay thuộc xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy)
gọi là hội chùa nhưng thực chất chủ yếu đó là nơi diễn ra các sinh hoạt văn
hóa văn nghệ. Hội chùa Mèo ở Mường Khô thường tổ chức vào dịp ngày rằm
tháng giêng. Đây là hội chùa thu hút không chỉ dân trong mường mà còn
cuốn hút dân ở nhiều mường khác. Trong ngày hội, nhiều trò chơi diễn ra
cùng một lúc như ném còn, kéo dây nhưng hấp dẫn nhất vẫn là các tốp trai
gái đối đáp xường với nhau.
Những nét khái quát trên đây, bước đầu cho chúng ta thấy, người
Mường ở Thanh Hóa có một tài sản văn nghệ dân gian phong phú với sự hiện
diện của nhiều thể loại. Điều hấp dẫn và lý thú là hầu như tất cả mọi cảnh vật
thiên nhiên, những tên người, tên các địa danh, sông, núi, đồi gò, bến bãi,
những "chứng tích vật chất" trong các tác phẩm đều dường như "cố sức"
muốn mọi người cùng tin rằng tất cả những sáng tạo ấy là của người Mường
ở xứ Thanh. Điều này phản ánh rõ diện mạo văn nghệ dân gian của người
Mường ở xứ Thanh là khá hoàn chỉnh và độc đáo bởi tính hấp dẫn và qui mô
đồ sộ của một số thể loại nổi bật như sử thi, truyện thơ và xường giao duyên.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn cho rằng, văn học dân gian của các
tộc người thiểu số có hai thể loại tiêu biểu và đặc sắc là sử thi và truyện thơ.
Do đó công tác sưu tầm, nghiên cứu cũng tập trung giành nhiều cho hai thể
loại này. Song đối với từng tộc người cụ thể như người Mường thì bên cạnh
hai thể loại sử thi và truyện thơ, xường cũng là một thể loại tiêu biểu, độc đáo
bởi trong đời sống của người Mường nói riêng, của các tộc người thiểu số

20
trên đất nước ta nói chung, "thiếu tiếng đàn tiếng hát như thiếu muối thiếu

cơm", mà xường lại là giai điệu chủ yếu của dân ca Mường, là thể loại có vị
trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ.
Nhìn tổng thể, có thể nói văn nghệ dân gian của người Mường ở
Thanh Hóa như một mảng màu đậm trong tổng thể bức tranh văn nghệ dân
gian của tộc người Mường. Điều này không làm giảm đi tính thống nhất của
văn nghệ dân gian Mường mà ngược lại, nó làm cho nền văn nghệ dân gian
Mường thêm phong phú, đa dạng.
1.3. Xường với đời sống văn hóa tinh thần của người Mường ở Thanh Hóa


1.3.1. Về tên gọi và việc phân loại xường
1.3.1.1. Về tên gọi xường
Xường (tùy theo thổ âm, có vùng gọi là Thường - như ở Hòa Bình).
Xường hay Thường đều có nghĩa là thương - và trong việc nghiên cứu xường
từ trước đến nay, nội hàm của thuật ngữ xường cũng chỉ được giải nghĩa như
vậy [42, tr. 74], [108, tr. 5].
Thực tiễn sinh hoạt dân ca của các tộc người trên đất nước ta đã nói
lên nguồn mạch dân ca của các tộc người rất phong phú, đa dạng. Mỗi tộc
người có một tên gọi riêng: Đồng bào Thái gọi là khắp, người H'Mông gọi là
gàu hay là lù chạ, người Mường gọi là xường (hay thường), và dựa vào nội
dung, hay hình thức sinh hoạt, đồng bào các tộc người còn phân ra các loại
khá cụ thể như: Trong khắp có khắp báo sao (hát trai gái); khắp xư (hát thơ)
v.v Trong xường có xường chúc, xường kể, xường sắc bùa, xường trai gái
v.v
Sự định danh hay cách gọi tên như vậy cũng có thể cho chúng ta thấy,
dân ca của các tộc người phát triển phong phú và nhìn chung đã có sự phân
hóa tương đối có hệ thống. Lần theo các tên gọi dân gian ấy, chúng ta có thể
tìm ra được những đặc điểm về nội dung, phương thức diễn xướng, môi trường

21

và cả khung cảnh ca hát. Nhưng nhìn vào sự gọi tên các hình thức sinh hoạt
dân ca của các tộc người, chúng ta có thể thấy được tính chất đơn điệu về làn
điệu (hay giai điệu). Nên tên gọi của thể loại cũng thường là tên gọi của làn
điệu. Chẳng hạn, khi nói xường là chỉ vào thể loại xường nói chung, trong
xường còn nhiều loại nữa mà khi hát đều theo làn điệu xường (như: xường
chúc, xường kể, xường sắc bùa, xường trai gái. v.v ), tuy nhiên nội dung lời
ca và phương thức diễn xướng lại khác nhau.
Xường chúc: Thường dùng để chúc mừng trong các dịp mừng nhà mới,
trong đám cưới, chúc mừng đầu xuân.
Xường kể: Là những bài ca dài thiên về tính tự sự, thường nói đến
từng loại sự kiện trong lịch sử như việc đi phu, đi lính, có bài nói đến hàng
loạt sự kiện trong một giai đoạn lịch sử như bài "Tây cướp đất chiếm quyền"
của người Mường ở Thanh Hóa [42, tr. 262-267].
Xường sắc bùa: Phường bùa đi hát chúc mừng các gia đình trong dịp
đầu xuân thường sử dụng hai làn điệu gọi là làn phát rác và làn xường.
Xường trai gái (tức xường giao duyên): Là những bài xường dùng
trong sinh hoạt đối đáp trai gái để bày tỏ, trao gửi nguyện ước gắn bó lứa đôi.
Chúng tôi đã hỏi nhiều người Mường ở độ tuổi từ 65 đến 95, các cụ
đều cho biết: Tiếng Mường ngày trước không có từ "hát", trong khẩu ngữ
thông thường người Mường nói là "ti xướng" (có nghĩa là đi xường). Như
vậy, từ "xường" còn để dùng chỉ những âm thanh ngôn từ có tính nhạc điệu.
Cho nên từ "hát" có thể là sau này được dùng như một từ ghép: "hát xường".
Người Kinh gọi là "hát xường", còn người Mường chỉ gọi là "xường". Do đó,
"xường" có nghĩa là hát lời thương.
Qua sự phân tích trên, chúng tôi thấy, từ trước đến nay, khi đề cập
đến thuật ngữ "xường", người ta thường chỉ nói: xường (tiếng Mường có
nghĩa là thương), thì chưa khái quát được các hình thức sinh hoạt phong phú
của thể loại này cũng như đặc trưng loại hình của nó. Hơn nữa, khi được

22

dùng như một thuật ngữ chỉ một thể loại của nền dân ca Mường thì nội hàm
của nó cần được giới thuyết cụ thể hơn. Từ "xường" mang một nghĩa kép:
nghĩa là "thương" (nghĩa trong đời sống) và nghĩa là "hát" (nghĩa trong sinh
hoạt văn hóa). Từ những điều nhận thức bước đầu như trên, chúng tôi xin nêu
một cách hiểu về "xường" như sau:
Xường là một thể loại dân ca trữ tình của người Mường, được hiểu
theo hai nghĩa rộng, hẹp là:
Nghĩa rộng: Xường là làn điệu tiêu biểu, chủ yếu của dân ca Mường,
bao gồm cả xường chúc, xường kể, xường sắc bùa, xường giao duyên v.v
thường được hát trong những dịp vui như mừng nhà mới, chúc mừng đầu
xuân, trong các cuộc hát đối đáp giao duyên.
Nghĩa hẹp: Xường là lối hát giao duyên của người Mường.
Cả hai cách hiểu đều có lý, song phổ biến hơn cả là cách gọi tên
"xường" theo nghĩa hẹp tức là những bài hát giao duyên. Theo nghĩa này thì
khi nói xường là thể loại dân ca trữ tình của người Mường là chủ yếu nói đến
bộ phận xường giao duyên. Trong thực tế đây cũng là bộ phận chủ yếu có giá
trị nội dung và nghệ thuật cao của dân ca Mường.
Xường thường được người Mường gọi cặp đôi với rang: xường rang.
Việc phân biệt xường và rang cho đến nay vẫn chưa được bàn đến cụ thể.
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi xin nêu một số suy nghĩa như sau:
Về phong tục, người Mường ở Thanh Hóa có qui định rõ là người ta
kiêng không hát xường khi trong nhà có chuyện buồn như: ốm đau hoặc tang
ma. Như vậy, làn điệu xường chủ yếu được dùng vào những dịp vui như
mừng nhà mới, chúc mừng đầu xuân, đặc biệt là đối đáp giao duyên
Làn điệu rang được dùng trong việc hát - kể chuyện thơ như: Nàng
ờm - chàng Bồng Hương, Nàng Nga - Hai Mối và trong các việc có sự ứng

×