Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 108 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA






HUYỀN QUANG TÔN GIẢ
TỪ CUỘC ĐỜI VÀO TÁC PHẨM







LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC








Hà Nội – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA





HUYỀN QUANG TÔN GIẢ
TỪ CUỘC ĐỜI VÀO TÁC PHẨM


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn





Hà Nội – 2009

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Là một hiện tƣợng tƣ tƣởng, văn hoá, văn học đặc biệt của thời đại nhà
Trần, Huyền Quang đã đi vào sử sách từ rất sớm. Đã có không ít công trình
nghiên cứu về ông trên nhiều bình diện: tƣ tƣởng triết học, văn hoá dân gian, văn
học…
Tuy nhiên cho tới nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu về Huyền
Quang một cách toàn diện, nhất quán. Xuất phát từ thực tế đó, ở luận văn này,
chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu tiểu sử và hành trạng của Huyền Quang
qua các nguồn thƣ tịch cổ, đặt trong sự vận động tƣ tƣởng văn hoá, văn học thời
Trần để dựng lên bức tranh khái quát, tƣơng đối khách quan về nhân cách lịch sử
đặc biệt này, từ đó tiến hành tìm hiểu, phân tích các trƣớc tác của ông hiện còn
đƣợc lƣu lại đến nay, cũng nhƣ tìm hiểu, phân tích về ông ở góc độ là một nhân
vật trong văn học. Lựa chọn và triển khai đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn
tìm hiểu liệu có mối liên hệ xác thực, lôgíc nào đối với Huyền Quang - từ một
nhân cách lịch sử vào trong tác phẩm (trong sáng tác của ông, và trong các sáng

tác về ông với tƣ cách là một nhân vật văn học) hay không?
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu Huyền Quang ở
cấp độ khái quát, nhất quán trên ba phƣơng diện: Huyền Quang - nhân vật lịch
sử; Huyền Quang - một thi nhân; Huyền Quang - nhân vật văn học. Từ ba
phƣơng diện nghiên cứu về Huyền Quang, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu, cắt
nghĩa và lý giải quá Trình Huyền Quang từ một nhân cách lịch sử đã đi vào trong
tác phẩm nhƣ thế nào. Liệu nhân vật hiện thực ở ngoài đời khi đƣợc phản ánh
vào trong tác phẩm có mối liên hệ lôgíc nội tại hay mâu thuẫn nào không. Căn
cứ vào kết quả nghiên cứu về Huyền Quang ở ba phƣơng diện trên để đƣa ra
nhận định tổng quát, nhất quán về hiện tƣợng tƣ tƣởng, văn hóa văn học độc đáo
này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các thƣ tịch cổ ghi chép về tiểu sử và hành trạng của Huyền Quang có
thể kể đến nhƣ Tam tổ thực lục, Tam tổ hành trạng, Thánh đăng ngữ lục…
Trƣớc tác của ông cũng đƣợc đƣa vào các bộ sƣu tập: Việt âm thi tập, Toàn Việt
thi lục, Kiến văn tiểu lục, Hoàng Việt thi tuyển…gần đây, các trƣớc tác còn lại

2
của ông đã đƣợc sƣu tập lại trong công trình nghiên cứu Thơ văn Lý - Trần của
nhóm tác giả thuộc Viện Văn học. Số lƣợng các công trình nghiên cứu về
Huyền Quang không phải là nhỏ. Theo thống kê một cách tƣơng đối của PGS.
TS Nguyễn Hữu Sơn, từ đầu những năm 1970 cho tới nay, có hơn 70 đơn vị thƣ
mục tƣ liệu liên quan đến cuộc đời, hành trạng, sự nghiệp, văn tài… của vị tổ
thứ ba Thiền phái Trúc Lâm này. Những ngƣời nghiên cứu về Huyền Quang
nhiều nhất có thể kể đến nhƣ Thích Thanh Từ, Thích Phƣớc Sơn, Thích Phƣớc
An, Nguyễn Lang, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi, Trần Quốc Vƣợng, Hoàng
Xuân Hãn, Lê Mạnh Thát, Trần Thị Băng Thanh, Đoàn Thị Thu Vân, Nguyễn
Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Kim Sơn… Phần lớn những đánh giá
nghiên cứu này về Huyền Quang chỉ dừng lại ở mức độ của các bài viết. Gần đây

mới xuất bản cuốn Huyền Quang- cuộc đời, thơ và đạo do Giáo sƣ Trần Thị
Băng Thanh chủ biên. Tuy nhiên, công trình này cũng mới chỉ là sự tập hợp các
bài viết về Huyền Quang theo từng phạm vi chủ đề, chứ chƣa phải là một công
trình nghiên cứu toàn diện, nhất quán về ông. Các tác giả nhƣ Nguyễn Phạm
Hùng, Nguyễn Hùng Hậu có nhắc tới Huyền Quang nhƣng cũng chỉ đề cập gián
tiếp khi nhắc đến văn học giai đoạn Lý - Trần.
Các tác giả nhƣ Nguyễn Lang, Nguyễn Duy Hinh và những ngƣời trong
giới xuất gia nhƣ Hoà thƣợng Thích Thanh Từ, Thƣợng toạ Thích Quảng Liên,
nhóm tác giả ở Việt Triết học, Việt Phật giáo cũng nghiên cứu về Huyền Quang
với tƣ cách là đệ tam Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Cuốn Lược khảo tư tưởng
Thiền phái Trúc Lâm của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, Tư tưởng triết học của
Thiền phái Trúc Lâm đời Trần của tác giả Trƣơng Văn Chung, Triết học Phật
giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh lại quan tâm tới Huyền Quang ở khía cạnh
tƣ tƣởng triết học của ông và của Thiền phái Trúc Lâm.
Gần đây nhất là hội thảo về “Bảo tồn và phát huy di sản đệ tam Tổ Thiền
phái Trúc Lâm Huyền Quang và lễ hội Côn Sơn” tại Côn Sơn vào ngày 15 tháng
2 năm 2009 với các bài tham luận của các nhà nghiên cứu Văn - Sử - Triết, các
nhà văn, các nhà báo, các Hoà Thƣợng. Những bài tham luận này tập trung đánh
giá về phƣơng diện tiểu sử hành trạng, trƣớc tác của Huyền Quang, vai trò và
đóng góp của Huyền Quang đối với Thiền phái Trúc Lâm, câu chuyện giữa ông
với nàng Điểm Bích, các di sản văn hoá gắn với đệ tam Tổ này.
Nhƣ vậy có thể thấy, Huyền Quang đã đƣợc nghiên cứu ở rất nhiều
phƣơng diện, cấp độ khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu Huyền Quang ở phƣơng

3
diện từ nhân cách lịch sử đã đƣợc phản ánh nhƣ thế nào vào trong tác phẩm vẫn
còn là một hƣớng nghiên cứu mở, hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn và thú vị.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu ở đây là Huyền Quang - một hiện tƣợng tƣ tƣởng
văn hoá văn học đặc biệt của thời Trần. Chúng tôi sẽ khảo sát hiện tƣợng Huyền

Quang mà cụ thể là quá trình từ một nhân vật lịch sử đã đƣợc chuyển hóa và
phản ánh nhƣ thế nào vào trong tác phẩm văn học. Trong phạm vi của luận văn
này, ngƣời viết thông qua các thƣ tịch cổ, tìm hiểu tiểu sử hành trạng của Huyền
Quang, từ đó khái quát lên hình ảnh về ông, trên cơ sở con ngƣời lịch sử, chúng
tôi đi sâu vào việc phân tích thơ văn của Huyền Quang, cũng nhƣ tìm hiểu hình
ảnh của ông ở góc độ một nhân vật văn học. Nghiên cứu về Huyền Quang trên
cơ tƣ liệu ghi chép về ông có nhiều điểm còn chƣa đƣợc thống nhất, hơn nữa các
trƣớc tác còn lại của ông cho đến nay cũng không còn nhiều. Vì vậy, chúng tôi
một mặt dựa vào các nguồn thƣ tịch cổ ghi chép về tiểu sử hành trạng và các
trƣớc tác của ông, đồng thời cũng dựa trên sự vận động tƣ tƣởng văn hoá và văn
học thời Trần với mong muốn đƣa ra những kiến giải tƣơng đối khách quan,
thống nhất về hiện tuợng đặc biệt này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp khảo sát văn bản
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
- Phƣơng pháp loại hình học, phƣơng pháp nghiên cứu văn bản liên
ngành.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung luận văn gồm có 3
chƣơng:
+ Chƣơng 1: Tiều sử và hành trạng Huyền Quang qua các nguồn thƣ
tịch cổ
+ Chƣơng 2: Nhà thơ Lý Đạo Tái và Tôn giả Huyền Quang
+ Chƣơng 3: Huyền Quang tôn giả - nhân vật văn học và những kết tinh
huyền thoại, giai thoại.




4
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
TIỂU SỬ VÀ HÀNH TRẠNG HUYỀN QUANG QUA CÁC
NGUỒN THƢ TỊCH CỔ

Là một hiện tƣợng tƣ tƣởng văn hóa, văn học đặc biệt ở giai đoạn Lý -
Trần nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung, Huyền Quang tôn giả đã đi vào sử
sách từ rất sớm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông ở các góc độ khác
nhau: lịch sử tƣ tƣởng, văn hóa dân gian, văn học… Hầu hết các công trình
nghiên cứu đều đánh giá cao Huyền Quang ở nhiều phƣơng diện: một nhà tƣ
tƣởng lớn, một thiền gia – thi nhân, một nhân vật văn học độc đáo.
Trong chƣơng đầu của luận văn, chúng tôi muốn dựng lên một bức chân
phác họa, khái quát về vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm dựa trên các ngồn
thƣ tịch cổ, đồng thời cũng đặt đối tƣợng nghiên cứu trong sự vận động tƣ tƣởng
văn hóa, văn học của thời đại, để có đƣợc một cái nhìn tổng quát, khách quan.
Qua các nguồn thƣ tịch cổ, chúng tôi nỗ lực dựng lại hình ảnh Huyền Quang ở
bốn phƣơng diện theo tiến trình tiểu sử hành trạng của ông, đó là : Hình ảnh một
vị trí thức nho sĩ; Hình ảnh một nhà Phật học lỗi lạc – đệ tam Tổ của Thiền phái
Trúc Lâm; Hình ảnh một vị ẩn sĩ vả hình ảnh một thi nhân. Chúng tôi hi vọng
thông qua việc dựng lên bức chân dung phác họa về Huyền Quang qua các
nguồn thƣ tịch cổ, có thể phẩn nào cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện,
khách quan và thống nhất về hiện tƣợng tƣ tƣởng, văn hóa, văn học đặc biệt này.
Tuy nhiên nhƣ đã đề cập ở phần đầu luận văn, hiện các nguồn thƣ tịch cổ
ghi chép về tiểu sử hành trạng và trƣớc tác của Huyền Quang còn có nhiều điểm
chƣa thống nhất. Vì vậy, trƣớc khi đi vào việc dựng lại hình ảnh khái quát của
Huyền Quang qua các nguồn thƣ tịch cổ, chúng tôi tập trung làm việc làm rõ
những vấn phức tạp trong việc nghiên cứu tiểu sử hành trạng và trƣớc tác của
ông.

1.1. Vấn đề tiểu sử và trước tác của Huyền Quang
1.1.1. Vấn đề tiểu sử Huyền Quang
Đƣợc nhìn nhận ở tƣ cách vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, một đơn
vị tác gia văn học, một danh nhân văn hóa - lịch sử, tên tuổi, tiểu sử hành trạng

5
và trƣớc tác của Lý Đạo Tái - Huyền Quang tôn giả đã đƣợc lƣu lại từ rất sớm
qua nhiều nguồn thƣ tịch khác nhau. Những thƣ tịch cổ ghi chép về tiểu sử hành
trạng và trƣớc tác của Huyền Quang có thể kể đến nhƣ:
1. Tam tổ thực lục - Khuyết danh
2. Tam tổ hành trạng - Khuyết danh
3. Thiền tông bản hạnh - Khuyết danh
4. Việt Nam cao tăng lục - Khuyết danh
5. Thánh đăng ngữ lục - Khuyết danh
6. Đinh kế lịch triều đăng khoa lục - Khuyết danh
7. Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú
8. Kiến văn tiểu lục - Lê Quý Đôn
9. Hoàng Việt thi tuyển - Bùi Huy Bích
10. Toàn Việt thi lục - Lê Quý Đôn
11. Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lƣơng
12. Việt âm thi tập - Phan Phu Tiên
13. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh - Ngô Thì Nhậm
14. Tân đính Lĩnh Nam trích quái - Vũ Quỳnh
15. Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ
16. Sơn cư tạp thuật - Đan Sơn
Từ kết quả liệt kê nhƣ trên, có thể thấy các nguồn thƣ tịch cổ ghi chép về
tiểu sử hành trạng và trƣớc tác của Huyền Quang không phải là ít . Tuy nhiên,
những ghi chép về tiểu sử hành trạng và trƣớc tác của ông trong các nguồn thƣ
tịch cổ còn có nhiều điểm chƣa đƣợc thống nhất. Điều này đã gây không ít khó
khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu, đƣa ra những nhận xét, đánh

giá mang tính khách quan, nhất quán về hiện tƣợng tƣ tƣởng văn hóa, văn học
đặc biệt này.
Trong các nguồn thƣ tịch cổ mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, thƣ tịch ghi
chép về Huyền Quang đƣợc xem là chính thống và đầy đủ hơn cả là bản Tổ gia
thực lục trong Tam tổ thực lục. Tổ gia thực lục nói riêng và Tam tổ thực lục nói
chung đều không có tên tác giả và ngƣời hiệu khảo. Theo lời dẫn in ở cuối bản
Tam tổ thực lục thì “Quyển Tổ gia thực lục này, vào khoảng niên hiệu Tuyên
Đức (1426 - 1435) đời nhà Minh, Thƣợng thƣ Hoàng Phúc thấy đƣợc, liền mang

6
về nhà Minh (…). Đến khoảng năm Gia Tĩnh (1522 - 1558) nhà Minh, Tô Xuyên
Hầu đi sứ sang nhà Minh, tới 19 năm sƣ giả mới trở về. Cháu bốn đời của Hoàng
Phúc là Hoàng Thừa Tổ, làm quan chuyển vận (…) đã gửi cho Tô Xuyên Hầu
đem về (…). Trình Tuyền Hầu (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) nhân đến
chúc mừng đoàn sứ giả về nƣớc, bèn nhận sách đem về. Sau đó Trình Tuyền Hầu
có làm văn chú thích sách này”. [56, tr. 90]
Nhƣ vậy, Tổ gia thực lục sau khi đƣợc tìm thấy đã đƣợc ghép với hai phần
trƣớc chép về Điều Ngự Giác Hoàng – Trúc Lâm đệ nhất Tổ và Pháp Loa – đệ
nhị Tổ (khoảng thế kỷ thứ XIV) để thành ra sách Tam Tổ thực lục và đƣợc lƣu
hành vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Theo Tổ gia thực lục trong Tam tổ thực lục
thì Huyền Quang sinh năm Giáp dần (1254): “Tổ ở phía Đông Nam chùa Ngọc
Hoàng, tại Lang Am, làng Vạn Tải, hạ lƣu sông Bắc Giang (khoảng năm Hồng
Đức (1470 - 1497) đổi thành huyện Gia Định, xã Vạn Tƣ (nay thuộc xã Thái
Bảo, huyện Gia Lƣơng, tỉnh Bắc Ninh); tổ tiên chín đời của Tổ là Lý Ôn Hoà
làm quan Hành khiển dƣới triều vua Lý Thần Tông (1128 - 1138). Ôn Hoà sinh
Lƣơng, Lƣơng sinh Nhƣợng, Nhƣợng sinh Minh Doãn, Minh Doãn sinh Khâm,
Khâm sinh Quang Dụ (làm quan chuyển vận đời Trần), Quang Dụ sinh 4 ngƣời
con trai: ngƣời trƣởng tên là Tráng, ngƣời kế tên Tƣớng, ngƣời thứ ba tên Thành
và ngƣời út tên Tuệ Tổ. Tuệ Tổ là Tổ phụ của Tổ sƣ. Lúc còn làm học trò, nhân
Chiêm Thành sang cƣớp phá, ông đánh giặc có công, nhƣng không ra làm quan,

chỉ vui thú điền viên, ƣu du qua ngày tháng, lại thích xem sách hay và chuyện lạ.
Mẹ Tổ là Lê Thị, vốn là ngƣời đàn bà hiền đức, chiều chuộng chồng con, kính
thờ cha mẹ chồng” [56, tr. 77-78].
Theo Tổ gia thực lục thì Huyền Quang xuất thân từ một gia đình thi thƣ, có
khiếu văn chƣơng từ nhỏ. Năm 20 tuổi, ông đỗ thi Hƣơng, năm 21 tuổi ông thi
tiếp khoa thi Hội và đỗ Trạng nguyên. Sau khi thi đỗ, ông đƣợc bổ làm việc trong
viện Hàn lâm, phụng mệnh tiếp sứ giả phƣơng Bắc. Năm 1305, nhân đi theo vua
Anh Tông (1293 - 1314) đến chùa Vĩnh Nghiêm, thấy quốc sƣ Pháp Loa (1284 -
1330) đang hành đạo, lòng sinh ngƣỡng mộ, nhớ lại duyên xƣa, ông bùi ngùi cảm
thán rằng: “Làm quan lên Bồng Đảo, đắc đạo đến Phổ Đà, trên cõi nhân gian là
Tiên, cảnh giới Tây phƣơng là Phật. Phú quý vinh hoa nào khác lá vàng mùa thu,
mây trắng ngày hạ, há nên lƣu luyến mãi” [56, tr. 80]. Nhân đó ông dâng biểu xin

7
từ chức để xuất gia học đạo tu hành. Cũng theo Tổ gia thực lục thì ông thọ giáo
với Thiền sƣ Pháp Loa và đƣợc pháp hiệu là Huyền Quang. Sau đó Huyền Quang
phụng mệnh đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đến trụ trì ở chùa
Vân Yên (đến đời Hồng Đức (1470 - 1497) đổi tên thành chùa Hoa Yên) núi Yên
Tử. Với học vấn sâu rộng lại tinh thông Phật pháp, Tăng, Ni theo học ông đông
đến hàng nghìn ngƣời. Điều Ngự còn sai ông biên soạn Chư phẩm kinh, Công văn
tập và các sách khác…Ông đƣợc Điều Ngự hết sức yêu quý và đánh giá rất cao về
trình độ học vấn. Sau khi Điều Ngự mất, ông đã phò tá Pháp Loa hơn hai mƣơi
năm (1309 – 1330) và đóng góp không nhỏ cho sự hƣng thịnh của Thiền phái Trúc
Lâm. Năm 1330, Pháp Loa mất, ông nối tiếp làm vị Tổ thứ ba của dòng Thiền
Trúc Lâm. Về cuối đời, Huyền Quang cƣ trú ở núi Thanh Mai sáu năm, rồi về trụ
trì ở Côn Sơn. Ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), Huyền Quang viên
tịch tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Đến ngày 24, tin tức mới về tới làng Vạn Tải,
nên dân làng lấy ngày này làm ngày giỗ của ông.
Mặc dù Tổ gia thực lục trong Tam tổ thực lục đƣợc xem là nguồn thƣ tịch
ghi chép tƣơng đối đầy đủ và chính thống hơn cả về tiểu sử và hành trạng của

Huyền Quang (Các nguồn thƣ tịch ghi chép về Huyền Quang vể sau cũng thƣờng
dựa vào bản Tổ gia thực lục này), nhƣng tính xác thực nó cũng chỉ dừng lại ở đôi ba
điểm mốc quan trọng trong tiểu sử hành trạng của Huyền Quang, bên cạnh những
sự kiện khác còn gây nhiều tranh cãi và nghi hoặc. Qua Tổ gia thực lục, chúng ta
cũng mới chỉ xác định đƣợc quê quán, gia thế, năm sinh năm mất của Huyền
Quang. Ông đƣợc sinh ra trong một gia đình có truyền thống thi thƣ, từng kinh qua
cửa Khổng sân Trình, nhƣng sau đó ông xuất gia. Với học thuật uyên thâm, ông trở
thành vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm và có những đóng góp rất quan trọng
cho sự hƣng thịnh của Thiền phái này.
Tổ gia thực lục nói riêng và Tam tổ thực lục nói chung, trong quá trình ghi
chép tiểu sử, với mục đích đề cao tài năng và phẩm hạnh của của các vị Tổ, đã
thần thánh hóa họ bằng vô số những yếu tố kỳ ảo. Điều này đã “vi phạm”, mục
đích biên soạn “thực lục” - ghi chép đúng sự thực. Các vị Tổ Trúc Lâm, đặc biệt
là Tam Tổ Huyền Quang đã đƣợc thần thánh hóa bằng những yếu tố kỳ ảo,
những vầng hào quang huyền diệu xung quanh tiểu sử hành trạng một cách đậm
đặc. Chính vì vậy mà Tổ gia thực lục nói riêng và Tam tổ thực lục nói chung đã

8
chứa đựng những yếu tố vƣợt khỏi chức năng tôn giáo, ghi chép tiểu sử các vị
thiền sƣ, tạo mầm mống cho việc hình thành những văn bản mang đậm chất văn
học đích thực về sau. Các tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa
đầu thế kỷ XVIII do Đinh Gia Khánh chủ biên đã có nhận xét rất đúng: So với
Thiền uyển tập anh, thì Tam tổ thực lục ít có giá trị sử học hơn. Điều này cũng
đƣợc tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận - Nguyễn Lang khẳng định, đặc biệt là
với bản Tổ gia thực lục. Theo Nguyễn Lang thì: Tổ gia thực lục có ghi nhiều chi
tiết về những sự kiện liên hệ tới Huyền Quang, ví dụ nhƣ tên họ của tổ tiên ông
từ đời Lý Thần Tông, khiến ta có thể tin rằng sách đã viết trên những căn cứ xác
thực. Tuy nhiên vì tác giả dựa trên những điều thuật lại mà không căn cứ vào thƣ
tịch có trƣớc, cho nên sách cũng có một số chi tiết không phù hợp với sự thật. So
với hai phần trƣớc trong sách Tam tổ thực lục, giá trị lịch sử của phần này hẳn là

kém hơn một bực.
Nhƣ Nguyễn Lang nhận xét, ở bản Tổ gia thực lục, bên cạnh những điểm
tƣơng đối xác thực về tiểu sử hành trạng của Huyền Quang còn có không ít
những điểm còn gây nhiều tranh cãi, ghi ngờ hoặc nhầm lẫn nhƣ: Huyền Quang
“dâng biểu đến ba lần xin từ chức để xuất gia học đạo tu hành. Thuở ấy vua đang
tôn sùng Phật giáo, nên ngƣời chấp nhận. Khi đƣợc phép vua, Tổ liền thọ giáo
với Thiền sƣ Pháp Loa, đƣợc pháp hiệu là Huyền Quang” [Tam tổ, tr.80]. Thực
ra thì sau khi xuất gia, Huyền Quang thọ giáo với Bão Phác, là đệ tử của Bảo
Phác ở chùa Vũ Ninh, điều này đã đƣợc ghi rất rõ trong bản tiểu sử của Pháp Loa
ở Tam tổ thực lục. Việc ông đỗ khoa thi Hƣơng năm 20 tuổi và thủ khoa kì thi
Hội năm sau đó rồi đƣợc bổ vào chức quan Hàn lâm… cũng rất khó xác định.
Hơn thế nữa, bủa vây xung quanh tiểu sử hành trạng của ông là hàng loạt những
truyền thuyết, huyền thoại và giai thoại nhƣ các chi tiết: mẹ ông đến núi Chu Sơn
hái thuốc, gặp lúc trời hè nắng gắt, ngồi nghỉ dƣới bóng chùa Ma Cô tiên, mơ
thấy một con khỉ lớn, đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng bào, ôm mặt
trời hồng ném vào lòng, bà giật mình tỉnh giấc, thấy lòng rung động và có thai…
khi ông sinh ra có tia sáng mờ ảo, mùi hƣơng thơm phức… rồi đến câu chuyện
hƣ hƣ thực thực giữa ông và nàng Bích, chi tiết ông dùng pháp thuật để giải toả
mối nghi oan và chứng tỏ cho đạo hạnh của mình… tất cả những yếu tố kỳ ảo
này đã hoàn toàn vƣợt khỏi phạm vi sử liệu và chức năng của một văn bản tôn

9
giáo, đồng thời đem đến cho Tổ gia thực lục những yếu tố, dấu ấn văn học khá
đậm nét.
Việc tiểu sử hành trạng của Huyền Quang đƣợc bao phủ bởi những truyền
thuyết, huyền thoại và giai thoại một cách đậm đặc nhƣ vậy đã làm cho tính xác
thực của những tƣ liệu ghi chép về ông có không ít điều cần phải bàn xét. Đối
chiếu các thƣ tịch chép về Huyền Quang, chúng ta thấy một số điểm không đồng
nhất nhƣ:
Về tên gọi, theo Tam tổ thực lục (Thế kỷ XIV) tên ông là Lý Tải Đạo; theo

Tân đính Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh -1505), tên ông là Lý Kiên Cƣơng; theo
Toàn Việt thi lục (Lê Quý Đôn - 1786), tên ông lại là Trần Đạo Tái…
Theo Tam tổ thực lục, năm 20 tuổi ông đỗ khoa thi Hƣơng, năm 21 tuổi
tham gia kì thi Hội và đỗ Trạng nguyên, sau khi đậu, ông đƣợc bổ vào chức quan
Hàn lâm, phụng mệnh tiếp sứ giả phƣơng Bắc, làm quan đến năm 51 tuổi mới
xuất gia. Theo sách Đỉnh kế lịch triều đăng khoa lục, sau khi thi đỗ, ông đƣợc cử
làm quan ở Viện Nội hàn, nhƣng không lâu thì xin từ chức và đi tu. Theo sách
Tam tổ hành trạng, ông có thi đỗ Trạng nguyên, song không chịu làm quan mà
xin vua Trần cho xuất gia vào núi tu hành. Theo Hoàng Việt thi văn tuyển của
Bùi Huy Bích thì ông họ Trần, 9 tuổi đã biết làm văn thơ, 19 tuổi vào chùa tu
hành, đƣợc Trần Anh Tông đặt hiệu là vị tổ Trúc Lâm thứ ba… Theo “Huyền
Quang hành” trong Yên Tử sơn tự tăng (Sƣ chùa núi Yên Tử) của Đan Sơn thì
“Huyền Quang là ngƣời Vạn Tải, huyện Gia Định. Năm Anh Tông thứ năm
(1297), ông thi Hƣơng đỗ Giải nguyên; năm thứ sáu (1298) thi Hội đỗ Tiến sĩ,
Trạng nguyên cập đệ” [80, tr. 185]. Và cũng theo tác giả Đan Sơn thì “Xét quốc
sử và Đăng khoa lục thì không có kỳ thi Hội nào vào năm Anh Tông thứ sáu.
Câu chuyện do thế tục truyền tụng so với những điều ghi chép ở đây là hoàn toàn
khác nhau” [80, tr. 186].
Việc Huyền Quang - Lý Đạo Tái có đỗ Trạng hay không và nếu đỗ thì là
vào năm nào? Hiện vẫn chƣa có tài liệu nào ghi chép đƣợc rõ ràng. Theo
PGS.TS Trần Thị Băng Thanh, căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư thì “hai năm
Quý Dậu, Giáp Tuất (1273/1274), không có thi Hƣơng, thi Hội. Mãi đến năm Ất
Hợi (1275) triều đình mới mở khoa thi tuyển ngƣời, lấy đỗ Trạng nguyên Đào
Tiêu, Thám hoa Lang Quách Nhẫn và 27 Thái học sinh. Nhƣ vậy nếu Huyền

10
Quang đi thi thì tên ông chỉ có thể nằm trong danh sách 27 Thái học sinh đó chứ
không đỗ Trạng” [80, tr. 39]. Cũng theo bà Băng Thanh thì nếu Lý Đạo Tái sau
khi thi đỗ, đƣợc bổ sung vào chức quan Hàn lâm, phụng mệnh tiếp sứ giả
phƣơng Bắc thì sao lại không có tên ông? Trong khi thời kỳ này cuộc đấu tranh

ngoại giao giữa ta và nhà Nguyên rất gay gắt, làm nảy sinh mảng văn xuôi dƣới
dạng thƣ từ biểu tấu rất giàu chất nghị luận, Các bậc cầm bút có công nhƣ Đinh
Củng Viên… đều đƣợc ghi trong sử sách? Có thể các nhà chép sử đã bỏ sót tên
Huyền Quang nhƣng cũng có thể “Huyền Quang không phải là một nhân vật nổi
tiếng trong quan trƣờng đƣơng thời. Ông không đỗ cao khoa, cũng không mặn
mà với đƣờng khoa hoạn. Ông đã là một bậc “đại ẩn” ngay từ khi giữ công việc
từ hàn” [80, tr. 39].
Các nguồn thƣ tịch cổ ghi chép về Huyền Quang nhìn chung khá vắn tắt,
bên cạnh đấy lại còn có không ít những điểm mờ khó xác định. Hơn thế nữa, tiểu
sử hành trạng của Huyền Quang lại hầu nhƣ không đƣợc chép trong chính sử. Cả
Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí đều không chép gì về
Huyền Quang.
Với đặc điểm “văn - sử - triết bất phân” trong văn học trung đại phƣơng
Đông nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng, hiện tƣợng một nhân
vật lịch sử nhƣ Huyền Quang với tiểu sử hành trạng có nhiều điểm chƣa thật rõ
ràng qua các nguồn thƣ tịch không phải là một trƣờng hợp ngoại lệ cá biệt. Ngay
đến Lão Tử, một nhà tƣ tƣởng lớn của Trung Quốc sống ở thời nhà Chu, cho đến
nay, việc xác định ông sinh năm nào, mất ở đâu, thọ bao nhiêu tuổi vẫn chỉ là
ƣớc lệ Ở Việt Nam, thiền sƣ Vạn Hạnh - ngƣời có công rất lớn trong việc kiến
tạo nên vƣơng triều nhà Lý, ngƣời ta mới chỉ xác định đƣợc năm ông mất (1018)
mà chƣa rõ ông sinh là năm nào. Hay nhƣ Chu Văn An, ngƣời đƣợc coi là bậc
“đại nho quán thế” trong lịch sử nƣớc ta, sau khi mất, ông đƣợc rƣớc vào thờ ở
Văn Miếu, cũng chỉ mới xác định đƣợc năm mất (1370) mà chƣa rõ năm sinh
(Có tƣ liệu cho rằng ông sin năm 1292?)… Đây là một nét khá đặc thù trong văn
hóa văn học phƣơng Đông Trung đại do tình trạng lƣu trữ, bảo quản yếu kém về
tƣ liệu, việc giữ gìn văn hiến văn hóa chƣa đƣợc đặt ra một cách nghiêm mật.
Hiện tƣợng Huyền Quang cũng không nằm ngoài tình trạng trên.

11
Vấn đề tiểu sử hành trạng Huyền Quang đƣợc Huyền thoại hóa, giai thoại

hóa cũng không nằm ngoài quy luật phổ biến đối với các nhân vật nổi tiếng xƣa
nay ở cả Đông lẫn Tây. Tuy vậy, Huyền Quang là một trong số rất ít những tên
tuổi mà tiểu sử và hành trạng lại đƣợc huyền thoại hóa và đặc biệt đƣợc giai
thoại hóa ở mức cực cao và đậm đặc đến nhƣ vậy. Điều này càng có ý nghĩa lớn
khi đặt Huyền Quang trong bối cảnh của sự chuyển giao tƣ tƣởng, văn hóa, văn
học Trung đại ở thế kỷ XIV - XV. Rõ ràng đến thời đại Huyền Quang, trong văn
học đã ẩn chứa một sự vận động nào đó trong tâm lý sáng tạo và thƣởng thức.
Những thƣ tịch ghi chép về Huyền Quang không còn chỉ dừng lại ở những văn
bản mang chức năng tôn giáo, ghi chép tiểu sử các vị thiền sƣ, mà nó đã thể hiện
nhiều hơn ở những yếu tố văn học, tiến gần hơn tới một văn bản mang chức năng
văn học, hƣớng tới đáp ứng những yều cầu của sự sáng tạo, tiếp nhận và thƣởng
thức văn học. Chính vị vậy, qua các nguồn thƣ tịch cổ, Huyền Quang không chỉ
đơn thuần là nhân vật lịch sử, ở một phƣơng diện nhất định nào đấy ông còn là
hình ảnh của một nhân vật văn học thực thụ. Chính sự giao thoa giữa nhân vật
lịch sử và nhân vật văn học đã tạo nên những “bất khả giải” đối với các nhà
nghiên cứu trên đƣờng hƣớng kiếm tìm và khẳng định những yếu tố xác thực, tin
cậy về Huyền Quang ở phƣơng diện con ngƣời lịch sử.
Ở Việt Nam từ thế kỷ thứ XIV – XV (thế kỷ của sự vận động và chuyển
giao những yếu tố đặc trƣng của dòng văn học Phật giáo sang dòng văn học Nho
giáo) đã xuất hiện nhiều thể loại văn học với nhiều phƣơng thức phản ánh khác
với thời kỳ trƣớc đó. Nhân vật trung tâm mà văn học phản ánh không còn đơn
thuần là những nhà sƣ nữa mà là cả quý tộc - võ tƣớng và đặc biệt là hình ảnh
ngƣời trí thức nho sĩ – nhân vật đang tiến dần trên tiến trình trở thành nhân vật
trung tâm, độc tôn của văn học trung đại. Sự vận động và giao thoa trong các
nhân cách trí thức trên tiến trình hƣớng tới một nhân cách trí thức đơn trị đã đƣa
đến những phƣơng thức phản ánh mới so với giai đoạn trƣớc. Những hình thức
ghi chép, phản ánh của văn học Phật giáo không còn phù hợp và dần bị phân
hóa, thay thế bằng những hình thức ghi chép và phản ánh mang nhiều đặc trƣng
của một dòng văn học mới – dòng văn học Nho giáo với sự vận hành theo những
yêu cầu tất yếu của thời đại lịch sử. Bên cạnh những thể loại và phƣơng thức

phản ảnh mới, các phƣơng thức phản ảnh truyền thống cũ đã bị thu hẹp và tản

12
mát dần ra vùng biên trong quá trình độc tôn của văn chƣơng Nho giáo. Là một
nhân cách văn hóa đa trị, một trí thức vừa tinh thông Nho học vừa uyên thâm về
Phật học, nhân vật lịch sử - nhân vật văn học Huyền Quang đã đƣợc ghi chép,
phản ánh theo cả phƣơng thức của dòng văn học Phật giáo và phƣơng thức của
dòng văn học Nho giáo, lại ở thời điểm giao thoa giữa hai dòng văn học này,
trong sự vận động từ dòng văn học Phật giáo sang dòng văn học Nho giáo.
Những cách ghi chép và phản ánh mang đặc trƣng riêng của hai dòng văn học
này đã dẫn đến những chi tiết và sự kiện không khớp nhau trong tiểu sử hành
trạng của Huyền Quang ở các nguồn thƣ tịch cổ và gây “nhiễu” cho các nhà khoa
học trong quá trình nghiên cứu về tiểu sử hành trạng của ông.
1.1.2. Vấn đề trước tác của Huyền Quang
Theo các nguồn thƣ tịch cổ, trƣớc tác của Huyền Quang gồm có: Chư
phẩm kinh, Công văn tập, Thích khoa giáo, Ngọc tiên tập, Vịnh Vân Yên tự phú
Trong đó, các tác phẩm nhƣ Chư phẩm khinh, Công văn tập, Thích khoa giáo
đều đã thất lạc. Hiện trƣớc tác của Huyền Quang chỉ còn hơn 20 bài thơ chữ Hán
trong tập Ngọc tiên và bài phú Nôm Vịnh Vân Yên tự phú. Các tác phẩm này
cũng không còn văn bản gốc và chủ yếu đƣợc ghi chép lại trong các nguồn thƣ
tịch cổ nhƣ Việt âm thi tập, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển Tất cả
những tác phẩm của Huyền Quang còn lại cho đến nay đều đƣợc tập hợp trong
bộ sách Thơ văn Lý - Trần và công trình Huyền Quang - cuộc đời, thơ và đạo do
Trần Thị Băng Thanh chủ biên. Trƣớc tác của Huyền Quang còn lại đến nay là
không nhiều. Và theo nhƣ sự tập hợp trong bộ sách Thơ văn Lý – Trần thì các bài
thơ đều có rất nhiều dị bản (dù mỗi dị bản chỉ khác nhau một đôi chữ), thêm vào
đó lại có nhiều điều chƣa rõ ràng và đang còn gây nhiều tranh cãi nhƣ trƣờng
hợp về bản quyền của bài Xuân nhật tức sự… Bài thơ Xuân nhật tức sự đã đƣợc
Lê Mạnh Thát trong bài Về tác giả bài thơ “Xuân nhật tức sự” đăng trên Tạp chí
Văn học (số 1 - 1984) xác định là của thiền sƣ Ảo Đƣờng Trung Nhân (? - 1203).

Theo Lê Mạnh Thát thì ông đã tìm thấy bài thơ này trong một số sách chép về
Thiền sƣ Trung Hoa đời Tống. Với bài thơ trên, hiện tại có hai thái cực: Một số
nhà nghiên cứu về Huyền Quang, trong đó có Lê Mạnh Thát cho rằng nên trả lại
bài thơ cho tác giả của nó; một số nhà nghiên cứu khác trong đó có Thích Thanh
Từ, Thích Phƣớc An, Trần Thị Băng Thanh… lại cho rằng: mặc dù đã tìm thấy

13
xuất xứ xƣa nhất của bài thơ trong thơ Thiền đời Tống, nhƣng khi đối chiếu văn
bản vẫn có một số chữ sai dị so với bài thơ gốc. Do đó cũng có thể nêu thêm một
giả thuyết là biết đâu Huyền Quang chẳng đã mƣợn bài thơ gốc của Ảo Đƣờng
Trung Nhân rồi chỉnh lý lại chút ít để biểu đạt cảm hứng Thiền thâm thuý của
mình? Nhƣ vậy thì bài thơ vẫn phản ánh một phần tâm tƣ của ông.
Khảo lại vấn đề bản quyền trong văn học Trung đại Việt Nam, chúng ta
thấy không chỉ có vấn đề bản quyền đối với bài Xuân nhật tức sự đƣợc ghi trong
tập Ngọc tiên của Huyền Quang, mà còn có khá nhiều bài thơ khác từng tồn tại
về vấn đề bản quyền. Bài Nam quốc sơn hà trƣớc đây vẫn đƣợc xem là của Lý
Thƣờng Kiệt, nhƣng theo Bùi Duy Tân trong cuốn Theo dòng khảo luận văn học
trung đại thì: “Thực sự Lý Thƣờng Kiệt có thể là ngƣời sử dụng một cách sáng
tạo bài thơ đã lƣu truyền từ lâu, để cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh sĩ, chứ
chắc chắn không phải là tác giả của bài thơ” [72, tr. 154]. Hay bài Ngư nhàn
từng đƣợc gắn với tác giả là Thiền sư Dương Không Lộ (thực ra bài thơ này là
của Hàn Ô - một nhà thơ Trung Quốc). Trong cuốn Theo dòng khảo luận văn
học trung đại, PGS. Bùi Duy Tân đã so sánh bài thơ Ngư nhàn của Dƣơng
Không Lộ với bài thơ Tuý trước trong Toàn Đường thi của Hàn Ô. Và cũng theo
Bùi Duy Tân thì bài Ngư nhàn nên trả lại cho Hàn Ô, với tên đích thực của bài
thơ là Tuý trước. Bên cạnh những tranh luận về bản quyền của bài Xuân nhật tức
sự, cũng có không ít những bàn cãi về bài Vịnh Vân Yên tự phú. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ văn học trong bài phú Nôm Vịnh Vân Yên tự khó
có thể xuất hiện ở đời Trần, tuy nhiên theo nhƣ một số ý kiến khác thì ở đời
Trần, chữ Nôm và các tác phẩm thơ Nôm thời Trần đã đạt đến một trình độ nhất

định, đủ sức để biểu đạt những phong phú của đời sống thời bấy giờ. Điều đó có
thể chứng minh qua các tác phẩm Nôm nổi tiếng nhƣ Cư trần lạc đạo phú và
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông (1258 – 1380); Giáo tử
phú của Mạc Đĩnh Chi (1284-1361)… hơn nữa hiện nay vẫn chƣa có bằng chứng
xác thực nào chứng minh đƣợc Huyền Quang không phải là tác giả của bài phú
này. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hinh đã dẫn trong cuốn Triết học Phật giáo Việt
Nam thì “bài Vịnh Hoa Yên tự theo Hoàng Xuân Hãn. Tên chùa Hoa Yên đƣợc
đặt ra dƣới thời Hồng Đức nhà Lê, vốn là Vân Yên Tự. Đầu đề này chứng tỏ văn

14
bản đã đƣợc biên tập lại vào thời nhà Lê, chứ không hoàn toàn nguyên tác”. [41,
tr. 510].
Việc nhầm lẫn tác giả bản quyền trong văn học Trung đại phƣơng Đông
nói chung và văn học Việt Nam nói riêng không phải là chuyện hiếm, khi vấn đề
sở hữu văn bản, bảo lƣu văn bản văn hóa văn hiến ở giai đoạn này chƣa đƣợc ý
thức và thực hiện một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ. Điều này đã dẫn đến tình
trạng thất lạc văn bản gốc cũng nhƣ tình trạng dị bản tƣơng đối phổ biến. Với
thực trạng nhƣ vậy, việc một tác giả trung đại, nhất là tác giả thuộc giai đoạn Lý
- Trần có đôi chỗ còn tồn tại vấn đề về văn bản gốc và bản quyền nhƣ Huyền
Quang cũng là điều dễ hiểu.
Trƣớc vấn đề tiểu sử hành trạng và trƣớc tác của Huyền Quang nhƣ đã
trình bầy ở trên, để tránh đi vào bế tắc, không triệt để, chúng tôi một mặt tiến
hành khảo sát toàn bộ những tác phẩm của ông đƣợc ghi trong bộ sách Thơ văn
Lý - Trần và công trình Huyền Quang- cuộc đời thơ, và đạo do Trần Thị Băng
Thanh chủ biên, mặc khác cũng tiến hành khảo sát các tác phẩm thời Lý - Trần
với mục đích đặt các trƣớc tác của Huyền Quang trong sự vận động của văn học
giai đoạn này nhằm cắt nghĩa và đánh giá một cách khách quan những giá trị đặc
trƣng trong các sáng tác của ông. Bên cạnh đó, căn cứ vào các nguồn thƣ tịch ghi
chép về Huyền Quang, chúng tôi cũng cố gắng phác hoạ hình ảnh khái quát về
ông, đồng thời cũng dựa vào bối cảnh vận động chuyển giao của các hệ tƣ tƣởng

thời đại để lý giải và soi sáng hiện tƣợng tƣ tƣởng, văn hóa, văn học đặc biệt này.
1.2. Lý Đạo Tái - Huyền Quang tôn giả qua các nguồn thư tịch cổ
1.2.1.Huyền Quang - Lý Đạo Tái – một trí thức nho sĩ
Nếu nhƣ ở thời nhà Lý, thời đại mà Phật giáo đƣợc đặt lên vị trí quốc giáo
với những trí thức chủ yếu của thời đại là các nhà sƣ, thì đến giai đoạn đầu thời
nhà Trần, với sự vận động mạnh mẽ của các hệ tƣ tƣởng, đặt biệt là hệ tƣ tƣởng
Nho giáo, xã hội Đại Việt đã chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của các tầng
lớp, trí thức khác nhƣ nho sĩ và quý tộc. Với những đặc thù của giai đoạn đầu
thời đại nhà Trần, đã diễn ra sự đồng tồn tại của nhiều lực lƣợng, nhiều loại nhân
cách trí thức với nhiều ý thức hệ khác nhau. Trong đó, lực lƣợng nho sĩ với
những ƣu thế vƣợt trội so với các lực lƣợng khác trong việc quản lý và điều hành
đất nƣớc đã có cơ hội thuận lợi để phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, vị trí

15
của họ trong triều đình, và xã hội ngày càng đƣợc củng cố và trở nên quan trọng
hơn.
Đến đầu thời nhà Trần chế độ khoa cử đã đƣợc mở rộng. Nhà Trần đã tiếp
nối công việc xây dựng chế độ khoa cử còn đang ở dạng sơ khai của nhà Lý và
dần từng bƣớc đƣa nó vào quy củ. Mặc dù chế độ khoa cử ở thời Trần vẫn chƣa
phát triển tới mức độ trở thành một hệ thống quy củ, chặt chẽ nhƣng nó đã đóng
góp rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của Nho giáo cũng nhƣ lực lƣợng nho
sĩ ở Việt Nam. Việc phổ biến cách thức chọn ngƣời tài cho nhà nƣớc thông qua
con đƣờng thi của Nho giáo đƣơng nhiên dẫn đến việc gia tăng ảnh hƣởng của
nó trong xã hội. Khoa cử vốn là một hệ thống phƣơng thức lựa chọn ngƣời tài
giúp việc cho quốc gia đã khá hoàn chỉnh ở Trung Quốc. Ở nƣớc ta, ngay sau
thời kỳ độc lập, với yêu cầu cần những nhân tài cho sự phát triển của đất nƣớc đã
tiếp nhận và sử dụng chế độ khoa cử này. Tuy nhiên các khoa thi cho đến cuối
thời Trần vẫn chƣa đƣợc tổ chức đều đặn, định kỳ nhƣ một phƣơng thức chủ yếu
để lựa chọn ngƣời tài giúp việc cho quốc gia, mà vẫn chỉ mang tính tuỳ hứng ở
mọi phƣơng diện: mục đích, cách thức, nội dung, thời gian…

Sự phát triển của các trƣờng học kể cả nhà nƣớc và tƣ nhân, cùng với số
lƣợng các kỳ thi ngày càng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tầng lớp nho sĩ
không ngừng lớn mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, ngày càng có cơ hội thuận lợi
đề khẳng định những ƣ thế vƣợt trội của mình. Đến thời vua Trần Anh Tông, nho
sĩ đã đƣợc đứng trong hàng phẩm cao cấp của triều đình, giữ những chức vụ
quan trọng, trở thành cận thần đƣợc vua tin dùng. Đến thời vua Trần Minh Tông
thì nho sĩ đã thực sự đủ trƣởng thành để khẳng định tên tuổi của mình với sự
xuất nhiện của hàng loạt các danh nho. Đội ngũ nho sĩ trong triều đã khá hùng
hậu: “Bấy giờ quan ở trong triều nhƣ bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ
Thiên Hứa, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung
Ngạn, Lê Quát, Phạm Sƣ Mạnh (…), Trƣơng Hán Siêu, Lê Cự Nhân, nối nhau
làm quan, nhân tài đầy rẫy” [55 tr. 125]. Nếu nhƣ vào đầu thời Trần, vai trò của
nho sĩ vẫn chỉ dừng lại ở vị trí những kẻ giúp việc cho tầng lớp quý tộc trong
triều thì từ giữa giai đoạn nhà Trần trở về sau, đặc biệt là từ thời vua Trần Anh
Tông trở đi, thân phận nho sĩ đã dần dần đƣợc đổi khác. Họ ngày càng đƣợc vua
tin dùng và giao những trọng trách lớn hơn trong chốn triều đình.

16
Lý Đạo Tái sinh ra và lớn lên trong không khí của thời kỳ Thịnh Trần,
thời đại của hào khí Đông A và cũng là thời đại của không khí phóng khoáng,
khoan hoà của giai đoạn “tam giáo tịnh hành”. Ở giai đoạn này, Nho giáo cũng
đã phát triển đến những mức độ nhất định để có thể sản sinh ra những đại diện
ƣu tú của mình. Có thể kể tên một loạt các danh Nho thời kỳ này nhƣ Trần Thì
Kiến, Trƣơng Hán Siêu, Nguyễn Thế Trƣờng, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hài…
Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ mà các hệ tƣ tƣởng đang có sự vận động
chuẩn bị cho những bƣớc chuyển giao mạnh mẽ với xu hƣớng từ Phật giáo sang
Nho giáo, Lý Đạo Tái với những yếu tố khách quan, cùng tƣ chất thiên bẩm đã
xuất thân nhập thế theo phong cách nhà nho. Theo Tam tổ thực lục thì Lý Đạo
Tái xuất thân từ một gia đình dòng dõi thi thƣ. Vị tổ thứ bảy là Lý Ôn Hoà từng
làm chức Hành khiển dƣới triều vua Lý Thần Tông; ông nội làm Chuyển vận sứ

đời Trần; cha từng tòng quân đánh giặc có công nhƣng không ra làm quan mà trở
về quê vui thú điền viên. Quê hƣơng Lý Đạo Tái cũng từng là một trung tâm văn
hóa lớn nhất của cả nƣớc. Nhắc đến xứ Kinh Bắc cũng là nhắc đến một vùng đất
“địa linh nhân kiệt”, là cái nôi của những nho sĩ tài năng, là vùng quê của “một
giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn”.
Và vùng đất này cũng chính là quê hƣơng của Lê Văn Thịnh “trạng nguyên khai
quốc của thời Đại Việt” (1075). Không chỉ đƣợc sinh ra ở vùng quê có nền văn
hóa văn hiến lâu đời, ngay từ nhỏ, Lý Đạo Tái đã sớm bộ lộ khuynh hƣớng và tƣ
chất của một vị nho sĩ đầy tài năng. Sách Tam tổ thực lục ghi: “Khi Tổ sinh ra, là
một đứa bé trai cứng cáp. Đến tuổi đồng ấu, thể mạo Tổ dị thƣờng, có chí của
bậc trác việt vĩ nhân, cha mẹ đều yêu thƣơng, dạy cho học nghề” [56, tr. 23].
Còn về tên gọi Đạo Tái, theo cách giải thích của dân gian thì “Tổ nghe một hiểu
mƣời, có tài nhƣ Nhan Hồi Á Thánh, nên đƣợc gọi là Tải Đạo”. Tân đính Lĩnh
Nam chích quái cũng ghi “khi em lớn, dáng mạo rất lạ. Em có chí lớn, cha mẹ
rất yêu quý và xa gần đồn đại. Bởi tài năng đó, nên em mới đƣợc đổi tên là Đạo
Tải” [65, tr. ]. Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn thì “ông lên 9 tuổi đã biết
làm thơ, học tập chuyên về cử nghiệp”. [ 22, tr. 393].
Theo Tam Tổ thực lục: “Năm 20 tuổi, Tổ dự khoa thi Hƣơng và đỗ đạt. Vì
triều đình chọn ngƣời đều dùng những bậc đại khoa, nên Tổ phải đợi đến khoa thi
lớn gọi là thị Hội năm sau. Kết quả Tổ đậu đƣợc thủ khoa” [91, tr. 23]. Tân đính

17
Lĩnh Nam chích quái thì ghi sự kiện Đạo Tái đỗ Trạng một cách cụ thể hơn: “Năm
hai mƣơi tuổi, Đạo Tải đi thi Hƣơng đỗ giải Nguyên, năm sau đó thi khoa đại tỷ
(tức thi Hội) đỗ đầu, đó là năm Đinh Dậu, niên hiệu Hƣng Long thứ năm, đời Trần
Anh Tông” [65, tr. 238]. Việc Huyền Quang có đỗ Trạng hay không chƣa có sách
sử nào minh chứng đƣợc xác thực. Nhƣng trong nhãn quan của dân gian ông là
một vị học rộng tài cao, và đỗ đạt từ rất sớm - một vị quan Trạng. Bằng chứng là
trong dân gian vẫn còn lƣu truyền lại câu ca cảm thán về tình cảnh éo le của ông:
Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng chín nghìn nhân duyên
Theo truyền thuyết dân gian thì Lý Đạo Tái có đỗ Trạng nguyên, từng đi
sứ Trung Quốc, đồng thời đỗ Trạng nguyên ở cả hai nƣớc Việt Nam và Trung
Quốc. Hiện ở Chùa Tổ vẫn ghi bốn chữ lớn sơn son thiếp vàng: “Lƣỡng quốc
trạng nguyên” (Trạng nguyên hai nƣớc).
Không chỉ là vị quan Trạng trong “ký ức của dân gian”, mà ngay trong
mắt các trí thức sĩ phu Nho học hậu thế, Lý Đạo Tái cũng đƣợc nhìn nhận, đánh
giá trƣớc hết ở tƣ cách một nho sĩ hay chữ và đỗ đạt cao. Rõ ràng từ thời Huyền
Quang trở đi, hình ảnh nhân vật trí thức đƣợc đề cao trong xã hội không còn là
những nhà sƣ nữa. Hình ảnh những nho sĩ với sự nghiệp học hành thi cử và đỗ
đạt cao (Trạng nguyên) đã trở thành hình ảnh trung tâm của thời đại, và cũng là
hình ảnh tƣợng trƣng cho tầng lớp trí thức cao nhất của thời đại. Cũng rất có thể
việc đỗ Trạng của Lý Đạo Tái (điểm gây ra tranh cãi, nghi hoặc cho giới nghiên
cứu khoa học) lại chỉ là cách gọi “tôn lên” của dân gian và trí thức Nho sĩ đối với
những nhân vật lớn từng kinh qua của Khổng sân Trình nhƣ trƣờng hợp gọi
Phùng Khắc Khoan là Trạng Bùng (trong khi ông này chỉ đỗ thứ hai Hoàng
giáp).
Các thƣ tịch cổ chép về việc Huyền Quang đỗ Trạng có thể kể đến nhƣ:
Tam tổ thực lục; Đinh kế lịch triều đăng khoa lục; Tam tổ hành trạng… và hiện
văn bia ở đền Trạng nguyên thuộc thôn Phúc Lộc, Vạn Tƣ, Gia Bình (Thái Bảo,
Bắc Ninh) do ông Nguyễn Phẩm Phó bảng soạn, dựng năm Tự Đức 18 (1865)
còn ghi “Năm ông đỗ Trạng mới 21 tuổi”.
Nếu theo đúng nhƣ Tổ gia thực lục ghi chép thì Lý Đạo Tái là một trí thức
nho sĩ có trình độ văn hóa, vị trí và uy tín rất cao. Tổ gia thực lục cho biết, sau

18
khi ông thi đỗ “đƣợc bổ vào chức quan Hàn lâm, Tổ phụng mệnh tiếp sứ giả
phƣơng Bắc, văn thƣ qua lại, trích dẫn kinh nghĩa, ứng đối lƣu loát. Văn chƣơng
ngôn ngữ hơn cả Trung Quốc và các nƣớc lân bang” [56, tr. 80]. Theo Đỉnh kế
lịch triều đăng khoa lục thì sau khi thi đỗ, Lý Đạo Tái đƣợc cử làm quan ở Viện

nội hàn. Còn văn bia ở đền Trạng nguyên (Bắc Ninh) lại ghi sau khi ông đỗ
Trạng, có “nhận chức Thị Nội văn hàn, từng đi sứ sang Trung Quốc”. Bức Đại tự
ở Chùa Tổ cũng xác nhận ông có đi sứ Trung Quốc, đồng thời còn đỗ Trạng
nguyên của cả hai nƣớc.
Qua các nguồn thƣ tịch và trong nhãn quan của dân gian, Lý Đạo Tái -
Huyền Quang không chỉ là một vị quan Trạng - nấc thang cao nhất về sự đỗ đạt
của trí thức nho sĩ trong con đƣờng khoa cử, mà ở ông còn có những dấu ấn đậm
nét của lối hành xử theo kiểu nhà nho. Tam tổ thực lục có ghi lại: “Buổi chiều,
Sƣ trở về Tăng phòng Thiền định, bỗng thấy một đôi chim khách trắng từ đâu
bay đến, đậu trên cây trƣớc sân, vừa lƣợn qua lƣợn lại vừa kêu, dƣờng nhƣ có
điềm vui. Sƣ liền ngâm một bài Tây giang nguyệt:
“Chim thước muốn báo điềm chi,
Bay đến kêu vang đầu ngõ?
Con hiếu ngày xưa có Tăng Sâm
Loài chim ba chân mi trội nhất”
Và nói riêng với học trò: “ (…). Cha mẹ, ông bà là Phật, ân nặng nhớ mãi
trong lòng”. Sƣ liền sắm sửa hành trang, dâng biểu xin phép về làng thăm viếng”
[56, tr. 82]. Có thể thấy ở đây, bên cạnh tấm lòng từ bi của đạo Phật, còn có cả
tấm lòng hiếu thảo theo đạo lý của Nho gia. Khi nghe Thị Bích giải bầy hoàn
cảnh éo le của mình và mong đƣợc giúp đỡ, Huyền Quang “ngẫm nghĩ hồi lâu
rồi nói: “Ngày xƣa, Hán Văn Đế cảm thƣơng lời tâu của nàng Đề Oanh mà bỏ
nhục hình. Đƣờng Thái Tông trông bản đồ Minh đƣờng mà dẹp cấm đài. Hai vua
ấy đều theo đức hiếu sinh của thƣợng đế nên con cháu hƣởng lộc lâu dài đến ba,
bốn trăm năm. Không có ân đức mà đƣợc nhƣ thế sao? Ta phải vì ngƣơi mà về
triều tâu rõ việc ấy, ngõ hầu quảng bá đức hiếu sinh của Hoàng đế mà cũng là
phƣơng tiện cứu khổ tốt đẹp vậy”. Ta cũng bắt gặp ở đây hình ảnh của một trung
thần hết lời ca tụng công đức “vua sáng tôi hiền”, bày tỏ chí hƣớng của kẻ sĩ “chí
quân trạch dân”

19

Nếu căn cứ vào một số nguồn thƣ tịch nhƣ Tam tổ thực lục, Tân đính Lĩnh
Nam chích quái… Huyền Quang hiện lên trƣớc hết ở hình ảnh của một trí thức
nho sĩ - một mẫu hình lý tƣởng của nhà nho hành đạo ở các giai đoạn sau: tƣ chất
bẩm sinh của kẻ sĩ, học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Việc Lý Đạo Tái - Huyền
Quang có đỗ Trạng và làm quan hay không, hiện vẫn chƣa có nguồn tƣ liệu nào
chứng minh đƣợc một cách xác thực. Nhƣng trong nhãn quan của dân gian và
giới trí thức nho sĩ, ông vẫn là một vị Trạng nguyên. Họ đã và vẫn dành cho ông
một cách nhìn, cách đánh giá mang tính chất ngƣỡng vọng, tôn vinh xứng tầm
với một tri thức lớn vào loại nhất nhì của thời đại lúc bấy giờ. Điều này không
khó lý giải bởi sau Huyền Quang không lâu, khi Nho giáo đã chiếm đƣợc địa vị
độc tôn trong xã hội, thì tầng lớp nho sĩ đã trở thành tầng lớp trí thức trung tâm
và mang tính độc tôn trong xã hội. Thƣớc đo đánh giá tài năng và địa vị của họ
không ngoài phạm vi học hành, thi cử đỗ đạt và làm quan. Chức vị Trạng nguyên
chính là nấc thang lớn nhất của một đời theo đòi cử nghiệp của ngƣời sĩ tử, đánh
dấu sự chuyển biến hết sự quan trọng trong cuộc đời họ.
Dù Lý Đạo Tái có đỗ Trạng và làm quan hay không thì một điều chắc chắn
là ông đã từng kinh qua của Khổng sân Trình. Hệ thống khoa cử ra đời nhằm mục
đích đào tạo những nhân tài cho việc trị quốc, nhƣng đồng thời cũng đào tạo nên
một đội ngũ tác giả thành thạo chữ nghĩa với vốn văn hóa là rất lớn. Có thể khẳng
định, trƣớc khi xuất gia trở thành đệ Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm, Lý Đạo Tái
là một nho sĩ có học thức uyên thâm, tinh thông Nho học. Văn chƣơng thi phú của
ông đã đạt đến đỉnh cao của văn chƣơng ở giai đoạn nhà Trần. Sau khi giao cho
Huyền Quang soạn Chư phẩm kinh và Công văn tập,… Trần Nhân Tông đã ngự
bút phê vào Thích khoa giáo: “Phàm những sách đã qua tay Huyền Quang biên
soạn, thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa…” [56, tr. 81]. Qua những thi
phẩm của Huyền Quang còn lại cho đến nay, chúng ta càng có cơ sở để khẳng
định ông đã đƣợc rèn luyện trong khoa cử của Nho giáo một cách nghiêm túc.
Mặc dù Nho giáo không chủ đích đào tạo nho sĩ trở thành nghệ sĩ, nhƣng nó đã
cung cấp cho họ những cơ hội và phƣơng tiện để đạt đƣợc điều đó. Về mặt lý
thuyết, mọi nhà nho đều có khả năng làm văn, viết thơ. Huyền Quang đã đem tất

cả những tinh tế của văn chƣơng Nho gia vào cửa chùa, tạo nên một sự giao thoa
độc đáo giữa Nho - Phật - Lão Trang trong các sáng tác của mình. Nhƣ nhận xét

20
của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: “con đƣờng của thơ ngôn chí đã mở. Ông đã dùng
phƣơng cách tƣ duy nghệ thuật của nhà Nho để thể hiện một thế giới tinh thần,
một thế giới thẩm mỹ đa dạng” [69, tr. 85].
Nhƣ vậy, qua các nguồn thƣ tịch cổ, Huyền Quang hiện lên trƣớc hết với
tƣ cách một trí thức nho sĩ. Tƣ tƣởng Nho giáo trong ông đã rất đậm. Ở ông nỗi
bật phong cách nhập thế của một nhà nho hành đạo: học hành, thi cử, đỗ đạt, làm
quan. Điều đó cũng có nghĩa ông đã mở đầu cho một loạt những hình ảnh về các
nhà nho hành đạo nở rộ ở các giai đoạn sau. Tuy nhiên, Huyền Quang và ngay cả
các nho sĩ ở giai đoạn cuối thời nhà Trần, vẫn chƣa đƣợc xem là tầng lớp nho sĩ
tiêu biểu cho những đặc tính của Nho gia. Nho giáo vẫn chƣa hội tụ đƣợc đầy đủ
những điều kiện để bƣớc lên địa vị độc tôn. Bên cạnh nó vẫn tồn tại những ảnh
hƣởng của tƣ tƣởng Phật giáo vào hào khí Đông A, lực lƣợng nho sĩ vẫn tồn tại
bên cạnh những lực lƣợng trí thức khác nhƣ thiền sƣ và quý tộc, hơn thế nữa
trong bối cảnh chung của nền văn hóa “tam giáo tịnh hành”, nho sĩ vẫn chịu
những ảnh hƣởng và chi phối của các luồng tƣ tƣởng và lực lƣợng xã hội khác
mà chƣa thực sự chịu sự ràng buộc và ƣớc thúc chặt chẽ của Nho giáo. Thời
điểm mà Lý Đạo Tái xuất gia đi tu vẫn là thời điểm cực thịnh của Phật giáo. Hơn
nữa đó lại là thời kỳ ra đời của Thiền phái Trúc Lâm - một dòng Thiền mang
đậm bản sắc dân tộc, mà vị Tổ sáng lập ra nó lại chính là một trong những vị vua
nổi tiếng nhất của nhà Trần - Trần Nhân Tông. Trong bối cảnh hỗn dung, giao
thoa giữa các luồng tƣ tƣởng và giữa các nhân cách trí thức, thì việc Huyền
Quang dù đã học hành, thậm chí có thể đỗ đạt làm quan lại xuất gia đi tu và trở
thành vị tổ thứ ba của một Thiền phái lớn - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - cũng
là một hành động tự nhiên chứ không hẳn là sự mâu thuẫn trong tƣ tƣởng.
1.2.2. Huyền Quang tôn giả - nhà Phật học lỗi lạc - đệ tam Tổ của Thiền
phái Trúc Lâm

Tiếp nối sự hƣng thịnh của Phật giáo thời Lý, Phật giáo ở giai đoạn đầu
nhà Trần vẫn giữ vị trí chủ đạo. Các vị vua và hoàng tộc nhà Trần đều sùng bái
đạo Phật. Hơn thế nữa, nhiều vị vua nhà Trần cuối đời sau khi nhƣờng ngôi cho
thái tử còn xuất gia tu hành. Và chính những vị Phật tử này là những ngƣời có tri
thức sâu rộng về đạo Phật, thực sự là những nhà Phật học uyên thâm. Trong các
vị vua và quý tộc xuất gia tu hành ấy, đặc biệt xuất sắc phải kể đến Trần Nhân

21
Tông với vai trò là vị khai Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Nhƣ vậy, Phật giáo từ
trong dân gian đến giai đoạn đầu thời đại nhà Trần, ở chốn triều đình đã trở
thành một thứ Phật giáo cao cấp, phát triển theo chiều hƣớng triết học.
Sau khi truyền lại ngôi cho Anh Tông, Trần Nhân Tông đã xuất gia tu
hành và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm không chỉ với mục đích thống nhất
tôn giáo mà cao hơn là khát vọng thống nhất đất nƣớc. Mặc dù đến đời Lý, Phật
giáo đã phát triển đến độ cực thịnh, tuy nhiên nó vẫn chƣa có sự thống nhất,
chƣa có một tổ chức giáo hội chặt chẽ. Hơn nữa Phật giáo thời Lý cũng mới chỉ
bó hẹp trong phạm vi hàng ngũ quý tộc, tôn thất, chứ chƣa trở thành một tôn
giáo đại chúng. Thiền phái Trúc Lâm ra đời với mục đích phát huy vai trò chủ
đạo của tƣ tƣởng Phật giáo trong đời sống tinh thần, xã hội, đồng thời xây dựng
một tổ chức giáo hội chặt chẽ, thống nhất để trở thành trung tâm liên kết toàn xã
hội trên lĩnh vực tƣ tƣởng… đã khắc phục đƣợc những hạn chế của Phật giáo
thời Lý. Nói đến Thiền phái Trúc Lâm cũng nhƣ vai trò của nó trong thời đại
“Thịnh - Vãn Trần” không thể không kể đến ba vị sƣ tổ: Đệ nhất Tổ Điều Ngự
Giác Hoàng Trần Nhân Tông; Đệ nhị Tổ Pháp Loa và Đệ tam Tổ Huyền Quang
tôn giả.
Nếu nhƣ trƣớc khi xuất gia, tiểu sử hành trạng của Huyền Quang còn có
không ít điểm mờ chƣa xác thực, thì sau khi xuất gia, với pháp hiệu Huyền
Quang, ông đã trở nên nổi tiếng và hết sức quen thuộc trong lịch sử Phật giáo
cũng nhƣ trong lịch sử văn chƣơng. Đối chiếu, so sánh các thƣ tịch cổ ghi chép
về thời gian ông xuất gia, chúng tôi thấy có những điểm không đồng nhất nhƣ:

theo Tam tổ thực lục thì Huyền Quang xuất gia khi ông đã 51 tuổi (1305), Đinh
khế lịch triều đăng khoa lục thì cho biết sau khi thi đỗ, ông đƣợc cử làm quan ở
Viện Nội hàn, nhƣng sau đó không lâu thì xin từ chức và đi tu. Theo sách Tam
Tổ hành trạng, ông thi đỗ Trạng nguyên, song không chịu ra làm quan mà xin
vua Trần cho xuất gia vào núi tu hành. Theo Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy
Bích, thì ông vào núi tu hành năm 19 tuổi…
Dẫu các thƣ tịch ghi chép có khác nhau về thời gian Huyền Quang đi tu,
nhƣng cả dân gian và sử sách vẫn còn lƣu truyền lại việc ông đến với Phật giáo
nhƣ là một tiền duyên đã định trƣớc. Huyền Quang ứng sinh sau một loạt điềm
lành kỳ lạ gắn liền với nhà Phật: “Mẹ Tổ là Lê Thị một ngƣời đàn bà hiền đức

22
(…). Năm bà 30 tuổi mà chƣa có con nối dõi, nên thƣờng đến cầu nguyện chùa
Ngọc Hoàng (…). Một hôm, Lê Thị đến núi Chu Sơn hái thuốc, vừa tới chùa Ma
Cô Tiên thì gặp lúc trời hè nắng gắt, bà liền đến nghỉ dƣới bóng chùa (…). Chợp
mắt mơ màng, bà bỗng thấy một con khỉ lớn, mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời
hồng ném vào lòng bà. Lê Thị kinh hãi thức giấc, thấy lòng rung động, trở về
thuật lại với một vị Tôn thúc. Vị này suy đoán: ném mặt trời hồng vào bụng là
điềm Lê Thị sẽ có thai. Năm sau thuộc năm Giáp Dần vào ngày đầu năm, Thầy
trụ trì chủa Ngọc Hoàng là thiền sƣ Tuệ Nghĩa (…) mơ thấy (…). Đức Phật chỉ
Tôn giả A nan bảo: “ngƣơi hãy tái sinh là pháp khí Đông độ, và phải nhớ lại
duyên xƣa”. Bỗng tiểu đồng từ ngoài vào gõ cửa, Tuệ Nghĩa chợt tỉnh (…). Năm
ấy Tổ sinh ra. Khi sinh có tia sáng mở ảo, mùi hƣơng thơm phức. Ngƣời ta gọi
đó là đứa hài đồng có mùi hƣơng thanh tịnh” [56, tr. 78]. Cũng theo các nguồn
thƣ tịch cổ, Huyền Quang sinh ra và lớn lên đã gặp những hoàn cảnh éo le, ông
không có đƣợc cái hạnh phúc của ngƣời bình thƣờng. Sách Tam tổ thực lục có
ghi chép về đƣờng tình duyên của ông nhƣ sau: “Lại nói về lúc thiếu thời của Tổ,
tuy cha mẹ có bàn đến việc hôn nhân, nhƣng chƣa quyết định cƣới, đến khi ấy
vua định gả cô Liễu (tức công chúa Liễu Nữ), cháu của An Sinh Vƣơng, Tổ từ
khƣớc không chấp thuận” [56, tr. 79-80]. Còn trong dân gian thì vẫn còn lƣu

truyền mẩu chuyện và câu ca cảm thán về hoản cành éo le của ông:
Khó khăn thì chẳng ai nhìn,
Đến khi đỗ trạng chín nghìn nhân duyên.
Theo truyền thuyết dân gian thì khi Huyền Quang còn là học trò ở làng,
do tƣớng mạo xấu xí, nhà nghèo khó, không có ai cứu giúp, không ai nhận là
ngƣời trong họ, nên phải bỏ làng đi du học nơi khác. Đến khi đậu Trạng nguyên,
ra làm quan, thì lại có nhiều ngƣời đến nhận là anh em, họ hàng,… nhiều ngƣời
còn hứa gả con gái cho ông. Tình duyên vốn đã trắc trở nhƣ vậy, nhƣng thời gian
hoạn lộ lúc làm quan cũng không làm ông đƣợc toại nguyện. Sách Tam tổ thực
lục ghi: “Lúc Tổ theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Phụng Nhã, thấy Quốc
sƣ Pháp Loa đang hành đạo, liền nhớ lại duyên xƣa, bùi ngùi than rằng: “Làm
quan lên Bồng đảo, đắc đạo đến Phổ Đà, trên cõi nhân gian là Tiên, cảnh giới
Tây phƣơng là Phật. Phú quý vinh hoa nào khác lá vàng mùa thu, mây trắng
ngày hạ, há nên lƣu luyến mãi”. Nhân đó, dâng biểu đến ba lần xin từ chức để

23
xuất gia học đạo tu hành” [56, tr. 80]. Trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái cũng
chép rằng: “Đạo Tải sau khi gặp Pháp Loa, thƣờng tự nghĩ: “Ngƣời ta sinh ra ở
đời nhƣ đó hoa hồng, nhƣ đám tuyết trắng. Quan tuy cao, vị tất đã sƣớng, chi
bằng đi tu, may ra đắc đạo, có phải sƣớng hơn không? Chuyện giàu sang chẳng
qua nhƣ cành sƣơng thu lá vàng, hay cảnh mây trắng mùa hạ, có gì đáng tiếc?”.
Đạo Tái bèn dâng biểu từ quan, xin về đi tu” [65, tr. 238].
Sau khi xuất gia, với học vấn uyên bác, Huyền Quang đã đƣợc Điều
Ngự hết sức tin tƣởng. Điều Ngự từng sai ông làm Thị giả cho Pháp Loa, nhƣng
thực chất thì ông vẫn đƣợc Điều Ngự trực tiếp giao việc và nhiều lần “khai thị”.
Ông đã đƣợc theo hầu, vân du cùng Điều Ngự. Ông còn đƣợc sai giảng kinh ở
toà Trầm Hƣơng để truyền thụ lại cho đệ tử, đƣợc đặc giao soạn Chư phẩm kinh,
Công văn tập. Những sách ông biên soạn đều đƣợc Điều Ngự phê bút: “Các sách
giảng dạy kinh Phật từng qua tay Huyền Quang thì một chữ cũng không thể
thêm, một chữ cũng không thể bớt” [56, tr. 81]. Điều Ngự đã cho in những tác

phẩm ấy để truyền lại cho đời sau. Huyền Quang chỉ theo hầu Điều Ngự có ba
năm (1306-1308), nhƣng ông đã đƣợc Điều Ngự rất tín nhiệm về mặt học thuật.
Mặc dù có ý định chọn Pháp Loa làm ngƣời nối pháp, và đã nhiều lần sai Pháp
Loa giảng kinh thuyết pháp, nhƣng chƣa một lần Điều Ngự giao cho Pháp Loa
soạn sách giáo khoa hoặc chú giải một tác phẩm nào. Khi Pháp Loa có điều sở
đắc kiến giải đem trình, phải đến lần thứ năm Điều Ngự mới “ấn khả”. Khác với
Pháp Loa, Huyền Quang đến với Thiền môn sau khi đã kinh qua cửa Khổng sân
Trình, do vậy ông có những ƣu thế về học vấn và năng lực trƣớc tác là điều rất
rõ. Hơn thế nữa ông thực sự là một nhà Phật học uyên thâm, theo nhƣ cách đánh
giá của Thích Phƣớc An thì ông là “nhà Phật học lỗi lạc, có thể nói là lỗi lạc nhất
trong các học giả của núi Yên Tử thời bấy giờ”. Huyền Quang không tham dự,
chủ trì những hội giảng lớn quan trọng nhƣ Điều Ngự và Pháp Loa, nhƣng học
trò của ông cũng rất đông, có đến hàng nghìn ngƣời. Sau khi Điều Ngự mất,
Huyền Quang đã tiếp tục phò tá Pháp Loa. Cũng trong thời gian này ông trụ trì
ở chùa Vân Yên, Yên Tử, sau đó về chùa Thanh Mai rồi chùa Côn Sơn. Giai
đoạn ông phò tá Pháp Loa cũng là giai đoạn thể hiện rõ nhất vai trò quan trọng
của ông, và cũng là giai đoạn mà ông có những đóng góp lớn nhất cho thiền
phái. Thời Pháp Loa kế vị sƣ Tổ cũng là thời mà Thiền phái Trúc Lâm phát triển

×