ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRỊNH THỊ HẰNG
Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam
1975 - 2000
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
5.04.33
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Văn Lân
Hà nội - 2006
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 13
CHƢƠNG1 TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SỰ ĐỔI MỚI THƠ VIỆT NAM 131975-2000 13
1.1.Đời sống xã hội và đời sống thơ ca. 13
1.1.1.Những chuyển biến của đời sống xã hội mười năm sau chiến tranh và một giai
đoạn thơ ca. 14
1.1.2. Đời sống xã hội những năm sau đổi mới( Đại hội Đảng VI. 1986) và sự tồn tại của
hai xu hướng thơ ca: Xu hướng quay về thế sự đời tư và xu hướng hiện đại chủ nghĩa. 18
1.2. Đổi mới còn là nhu cầu nội tại của bản thân văn học. 27
1.2.1. Quan niệm về hiện thực và vai trò của chủ thể sáng tạo. 27
1.2.2. Quan niệm chức năng văn học và sự hình thành của lớp độc giả kiểu mới. 31
1.2.3. Lực lượng sáng tác. 33
CHƢƠNG 2 CẢM HỨNG THẾ SỰ ĐỜI TƢ TRONG THƠ VIỆT NAM 1975-2000. 36
2.1. Cảm hứng thế sự trong thơ Việt Nam 1975-2000. 36
2.1.1 Sự lật trở các giá trị hiện thực, con người, xã hội. 36
2.1.2. Sự mở rộng phản ánh các trạng thái xã hội trên bình diện đạo đức. 41
2.1.3. Trở về với các giá trị truyền thống. 48
2.2. Cảm hứng đời tƣ trong thơ Việt Nam 1975-2000. 53
2.2.1. Hành trình đi tìm bản ngã. 53
2.2.2. Tình yêu là chủ đề chính. 63
CHƢƠNG 3 HÌNH THỨC THỂ HIỆN THƠ VIỆT NAM 1975-2000 72
3.1. Ngôn ngữ. 73
3.1.1. Ngôn ngữ đời thường suồng sã. 74
3.1.2 Ngôn ngữ trong sáng, giản dị. 78
3.1.3. Ngôn ngữ hàm ẩn, giàu sức gợi 81
3.2. Hình ảnh. 83
3.2.1. Nhiều vấn đề của cuộc sống được nhận thức lại dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của
một số biểu trưng trong thơ. 83
3.2.2. Sự xuất hiện của một số biểu trưng mới 86
3.2.3. Các biểu trưng mang dáng dấp dân gian. 87
3.3. Thể loại. 88
3.3.1. Giới thuyết về khái niệm. 88
3.3.2 Một số thể thơ, truyền thống và cách tân. 89
2
PHẦN KẾT LUẬN. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài.
1.1 Một thời kỳ thơ ca đang lưu chuyển.
Thơ ca Việt Nam sau chiến tranh, tính từ thời điểm 1975
đến nay đã diễn ra hơn 1/4 thế kỷ và vẫn đang trong giai đoạn định hình.
Nhận diện một giai đoạn thơ ca đang lƣu chuyển là công việc không dễ
dàng. Những năm trở lại đây vấn đề nhìn nhận văn học sau chiến tranh
đang gây nên nhiều cuộc tranh cãi trong giới phê bình và sáng tác với
nhiều ý kiến phân tán, không trùng khớp và thậm chí đối nghịch nhau.
Một trong những khó khăn của việc đánh giá đó là chúng ta chƣa
có một khoảng cách cần thiết để nhìn nhận và đánh giá một cách khách
quan, toàn diện văn học trong những tƣơng quan nhiều mặt: thời đại, lịch
sử, dân tộc và sự phát triển của con ngƣời Việt Nam.
Mặt khác, văn học nói chung và thơ ca nói riêng đang chịu sự tác
động sâu sắc của nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh thuận lợi là chúng ta có
thể tự do sáng tác( ai có khả năng đều có cơ hội viết hết mình, và viết
bằng chính suy nghĩ, cảm xúc của mình chứ không phải bằng bất cứ dạng
đặt hàng ép uổng nào (nói cách khác, cái gọi là “cá tính sáng tạo” hay
“chủ thể sáng tạo”đã đƣợc coi trọng); hạn chế của kinh tế thị trƣờng đối
với văn học là nhiều ngƣời sẽ lợi dụng vào cái gọi là “tự do sáng tạo” để
phát ngôn bừa bãi, phục vụ lợi ích cá nhân hay thị hiếu của một thiểu số
độc giả thiển cận nào đó. Ngay trong lĩnh vực phê bình, khái niệm “Tự
do” cũng có nhiều vấn đề phải bàn cãi. Có nhiều đánh giá, nhiều nhận
định, nhiều cách tiếp cận nghiêm túc nhƣng cũng không thiếu thái độ phá
phách, lăng xê hoặc hạ bệ thái quá vì những lý do ngoài văn chƣơng, đôi
khi đánh mất định hƣớng đối với những ngƣời sáng tác vẫn trong giai
đoạn tìm đƣờng.
2
Yêu cầu đƣa ra một cách nhìn khách quan, khoa học để phán xét
phân minh đối với nền thơ ca đang lƣu chuyển và còn nhiều phức tạp là
vấn đề cấp thiết.
1.2.Vai trò chủ đạo của cảm hứng thế sự đời tư.
Đánh giá một cách hệ thống và toàn diện thơ Việt Nam 1975-2000,
có thể thấy rằng cảm hứng thế sự đời tƣ đóng vai trò chủ đạo thu hút phần
lớn nỗ lực tìm kiếm sáng tạo của giới sáng tác về nội dung cũng nhƣ hình
thức. Điều này tạo nên những thay đổi căn bản của thơ sau chiến tranh so
với các giai đoạn trƣớc. Sau chiến tranh, thơ quay về với những vấn đề
nhân sinh, thế sự và đời sống cá nhân. Tinh thần dân chủ, cảm hứng sự
thật và những định hƣớng thơ ca sau thời kỳ đổi mới đã đem đến cho thơ
giai đoạn này nhiều sắc thái mới lạ. Tìm kiếm các giá trị cũng nhƣ những
hạn chế về nội dung- hình thức của một thời kỳ thơ ca, nguyên nhân hình
thành và xu hƣóng phát triển của nó cũng là vấn đề quan trọng góp phần
vào công cuộc xây dựng một nền văn học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1.Tình hình nghiên cứu chung về thơ sau 1975.
Thơ Việt Nam từ 1975 đến nay mới đi đƣợc trên một phần tƣ thế
kỷ. Vì thế, những công trình nghiên cứu thực sự có bề dày về thơ ca giai
đoạn này còn rất ít ỏi. Nhƣng với đặc điểm của một nền thơ ca đang lƣu
chuyển, thêm vào đó là tác động mạnh mẽ của tinh thần dân chủ trong
sáng tác cũng nhƣ phê bình và những biến đổi nội tại của nó…thơ ca giai
đoạn này lại có khả năng tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi( đặc biệt
cuộc tranh luận kéo dài tới nửa năm trên báo Văn Nghệ). Vấn đề nhận
định giá trị văn học thời kỳ này trong tƣơng quan so sánh với thành tựu
thơ ca dân tộc, thêm vào đó là cách đặt vấn đề định hƣớng sáng tác, về
đổi mới - sáng tạo vì thị hiếu hay vì những giá trị đích thực của văn
chƣơng…là những vấn đề mang tính thời sự của thơ 1975-2000. Có thể
3
nói, lý luận phê bình về thơ sau chiến tranh vẫn còn đang ở dạng phân tán
và chƣa ngã ngũ.
Cuộc tranh luận tốn nhiều giấy mực nhất và theo chúng tôi cũng là
vấn đề thời sự nhất của thơ Việt Nam sau chiến tranh là sự ra đời của chủ
nghĩa hiện đại. Chúng tôi hệ thống thành ba quan điểm:
Quan điểm cổ vũ và giới thuyết cho thơ hiện đại. Đó là quan điểm
của các nhà thơ Lê Đạt, Hoàng Hƣng, Nguyễn Quang Thiều và các nhà
nghiên cứu văn học nhƣ Đỗ Đức Hiểu, Phạm Xuân Nguyên…Họ cho
rằng sau 60 năm, cuộc cách mạng thơ ca lần thứ nhất đang kết thúc. Lịch
sử văn học đang chờ đợi một cuộc cách mạng thi ca mới và lần này
hƣớng đi của nó là tƣợng trƣng siêu thực. Những ngƣời theo quan điểm
này tích cực giới thiệu các tập thơ Người đi tìm mặt(Hoàng Hƣng), Ô
mai, Bến lạ(Đặng Đình Hƣng), Bóng chữ(Lê Đạt)…và cho rằng các tập
thơ này là thơ hiện đại đang đến cả về quan niệm lẫn thi pháp.
Quan điểm thứ hai phủ nhận triệt để thơ hiện đại hôm nay , cho đó
là thứ thơ quái dị do chịu nhiều ảnh hƣởng của các trào lƣu chủ nghĩa
hiện đại suy đồi ở Phƣơng Tây đã từ lâu trở thành đồ phế thải. Tiêu biểu
cho quan điểm này là Trần Mạnh Hảo với tập phê bình Thơ phản thơ. Giữ
một giọng điệu châm biếm trong hàng loạt bài viết: Thơ hiện đại và hiện
đại thơ, Thơ- phản thơ, Đổi mới hay đổi gác, Nhân đọc “ bóng chữ” ,
bàn về chữ và nghĩa trong thơ… Trần Mạnh Hảo quyết liệt đến mức cực
đoan trong đánh giá các tác giả thơ hiện đại. Thậm chí, Trần Mạnh Hảo
còn đặt tên cho thơ hiện đại là Thơ hác hác, Thơ mít đặc, Thơ đồi mông,
Thơ thoát y …
Quan điểm thứ ba mà đại diện là các nhà phê bình Mã Giang Lân,
Mai Hƣơng, Lê Lƣu Oanh, Vũ Tuấn Anh… cho rằng tuy chƣa có những
đóng góp thực sự mới mẻ và không ít hạn chế, thơ chủ nghĩa hiện đại
đáng đƣợc quan tâm phân tích và tìm hiểu nhƣ một trong những bƣớc mở
của thơ Việt Nam đƣơng đại.
4
Bên cạnh cuộc tranh luận về chủ nghĩa hiện đại, vấn đề hƣớng nội
hay hƣớng ngoại trong thơ cũng đƣợc chú đặc biệt và có nhiều ý kiến trái
ngựơc. Nhà thơ Tố Hữu, một cây bút có nhiều đóng góp cho thơ ca Cách
mạng nhận định: “Chúng tôi không thích thơ bây giờ. Nó vụn vặt, nó rơi
vào những tình cảm riêng tƣ nhiều quá. Trong khi cuộc đời có bao nhiêu
chuyện đau khổ, chuyện liên quan đến cả sinh mệnh loài ngƣời, của cả
dân tộc mà không đụng gì cả”.
Trong cuốn Thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn
Bá Thành cũng nhận xét: “Hƣớng nội là đặc điểm lớn của toàn bộ nền
thơ. Tƣ duy thơ hiện đại thiên về hƣớng nội sau một thời gian say sƣa
hƣớng ngoại. Hƣớng nội mà vẫn có thể quan tâm sâu sấc đến đời sống
chính trị xã hội, trong nƣớc và quốc tế, đến nhân tình thế thái bao la. Đó
chính là đi tìm sự hài hoà. Ở thời điểm hiện nay thơ chúng ta chƣa làm
đựơc điều đó.
(70 - tr302)
Trong khi đó nhận định của hội đồng tuyển chọn Tuyển tập thơ
Việt Nam 1975-2000 lại toát lên sự lạc quan: “Kể từ 1945 đây là giai đoạn
thơ nƣớc ta có bƣớc phát triển mở rộng nhất. Việc mở rộng các chủ đề và
đa dạng hoá phƣơng pháp sáng tác tạo nên một bức tranh thơ rực rỡ sắc
màu và còn đang biến đổi” (Tập1- tr5).
Chúng tôi điểm qua các vấn đề đang đƣợc tranh luận trong thơ Việt
Nam 1975-2000 với mong muón phản ánh đời sống văn học sau chiến
tranh. Đó là một giai đoạn thơ ca đầy phức tạp và đang đòi hỏi đƣợc
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống để trả lời câu hỏi thơ Việt Nam
đang đứng ở đâu. Tất nhiên điều này không xa mục đích đề tài: tìm kiếm
sự ổn định của cảm hứng thế sự đời tƣ trong tính bất ổn của thơ đƣơng
đại.
2. 2. Những vấn đề liên quan đến đề tài.
5
Nhận diện một giai đoạn văn học, nhất là giai đoạn văn học đang
lƣu chuyển luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu. Hầu hết trong các công trình nghiên cứu văn học có bề dày
các tác giả đều cố gắng hệ thống các đặc điểm của thơ ca Việt Nam sau
chiến tranh.
Cảm hứng thế sự đời tƣ đựơc xem là một đặc điểm của thơ ca thời
kỳ này. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong chuyên luận: Nửa thế kỷ thơ Việt
Năm 1945-1975 dành cả chƣơng ba để trình bày về các kiểu cái tôi trữ
tình trong thơ sau 1975. Tác giả hệ thống thành các nội dung: “Cái tôi
tiếp tục khuynh hƣớng sử thi và đối thoại với sử thi”, “Cái tôi gắn với
những vấn đề nhân sinh thế sự”, “Cái tôi trở về với những giá trị truyền
thống và nhân bản”, “Cái tôi sáng tạo có tính chất cực đoan” (tr189). Tác
giả cũng đã bàn đến hình thức của thơ Việt Nam đƣơng đại trên bình
diện cấu trúc, ngôn ngữ, hình tƣợng.
Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 tác giả Lê
Lƣu Oanh cũng tập trung khảo sát cái tôi trữ tình trong thơ sau 1975. Tác
giả nhận diện ba kiểu loại cái tôi: Cái tôi sử thi, cái tôi thế sự và đời tƣ,
cái tôi mang xu hƣớng hiện đại chủ nghĩa.
Tác giả Phạm Quốc Ca trong chuyên luận Mấy vấn đề thơ Việt
Nam 1975-2000 cho rằng việc chỉ ra những đặc điểm của thơ Việt Nam là
vấn đề tiếp tục phải giải quyết”(8- tr 10). Tác giả đã tập trung nghiên cứu
thơ ca giai đoạn này trong tính toàn diện của nó; những tác động của đời
sống xã hội, nội dung và hình thức, bao gồm 5 chƣơng chuyên luận: “Cơ
sở hiện thức xã hội và ý thức thẩm mỹ của thơ Việt Nam 1975-2000”,
“Một giai đoạn tiếp nối thơ cách mạng với những đổi mới theo hƣớng sử
thi và thế sự hoá”, “Một giai đoạn thơ trở về với trữ tình cá nhân”, “Một
giai đoạn thơ trăn trở hiện đại hoá”, “Mấy đặc điểm về phƣơng diện thi
pháp”( 8-tr 11).
6
Bài viết Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài của tác giả Bích Thu
cũng đã cố gắng hệ thống thơ Việt Nam sau chiến tranh và đã chỉ ra các
chủ đề chính nhƣ: “Cảm hứng sự thật về hiện thực và con ngƣời”,”Đi tìm
bản thân, trở về với cái tôi, khẳng định cá tính”, “Tình yêu trong thơ”,
“Cảm nhận thời gian, cái chết”, “Thế giới tâm linh”…(54).
Ngoài ra, một số bài viết của các tác giả nhƣ Nguyễn Văn Long,
Vũ Văn Sỹ, Nguyễn Văn Hạnh, Hữu Thỉnh, Phong lê… cũng đƣa ra
những nhận xét ban đầu về nội dung trữ tình thế sự đời tƣ trong thơ sau
chiến tranh: “Từ nửa sau những năm tám mƣơi- đột nhiên và mạnh mẽ,
nội dung thơ trữ tình chuyển hƣớng nhanh chóng sang các chủ đề xã
hội”(54- tr 103); “Từ nửa sau những năm 80 chất liệu thơ đã dần dần
thay đổi. Bây giờ là lúc có thể nói đến cái tôi trong những sắc thái bình
thƣờng, tự nhiên hồn nhiên của nó, một cái tôi vẫn là trong cộng đồng
nhƣng không bị chen lấn hoặc chi phối đến mất cả đƣờng biên riêng” (42-
tr619); “Bên cạnh cảm hứng độc lập tự do của cộng đồng, bây giờ đã nổi
lên những suy ngẫm về hạnh phúc, về số phận của tập thể và từng cá nhân
trong cuộc sống hiện tại”(24- tr 248).
Các bài viết mang tính cảm nhận về các tác giả, tác phẩm thơ sau
chiến tranh cũng xuất hiện khá nhiều trên các báo và tạp chí. Điều này tạo
nên cái nhìn đa chiều về một thời kỳ thơ ca.
Khảo sát các công trình nghiên cứu thơ ca sau chiến tranh, chúng
tôi thấy rằng cảm hứng thế sự đời tƣ là một đặc điểm của thơ ca giai
đoạn này và nó có tính khu biệt làm thay đổi diện mạo thơ ca đƣơng đại
trong tiến trình thơ ca dân tộc. Tuy nhiên, nó chƣa đƣợc tập trung nghiên
cứu độc lập nhƣ một đặc điểm quan trọng nhất của thơ Việt Nam sau
chiến tranh cho đến thời điểm này, bắt đầu có dấu hiệu từ khuynh hƣớng
phi sử thi và là một trong những nguyên nhân góp phần chi phối sự hình
thành của chủ nghĩa hiện đại sau này.
3. Nhiệm vụ của luận văn.
7
3.1. Xác định mối quan hệ đời sống xã hội đối với sự chuyển biến
của thơ ca về nội dung cũng như hình thức.
Các khuynh hƣớng sử thi, khuynh hƣớng trở về với vấn đề nhân
sinh thế sự, khuynh hƣớng chủ nghĩa hiện đại trong thơ ca 1975 đến nay
đều có nguyên nhân xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ văn học- đời sống
không phải mối quan hệ giản đơn, một chiều, và không phải bất cứ hiện
tƣợng văn học nào cũng đƣợc lý giải từ nguyên nhân xã hội, mà văn học
có những quy luật sáng tạo riêng của nó. Luận văn chú ý mô tả tình hình
xã hội Việt Nam từ Đại hội ĐCS lần thứ VI với tƣ cách là một nhân tố
tác động sâu sắc đến sự hình thành cảm hứng thế sự đời tƣ sau 1975- là
đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Luận văn cũng xây dựng các nguyên
tắc có tính lý luận đối với sự chuyển biến của thời kỳ văn học nhƣ: Quan
niệm thẩm mỹ, hệ thống hình tƣợng, đề tài…
3.2. Trình bày nội dung cảm hứng thế sự đời tư.
Xác định các luận điểm và đặc biệt tìm kiếm những đổi mới về nội
dung cũng nhƣ hình thức cảm hứng thế sự đời tƣ ở cả phƣơng diện đồng
đại và lịch đại. Sự thức tỉnh nhu cầu cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến
con ngƣời trong tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình là
bƣớc chuyển tất yếu của ý thức xã hội. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và
cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi
mới. Con ngƣời đƣợc mô tả trong tính đa dạng đa chiều của nó, yếu tố
tâm linh đựơc thể hiện, các vấn đề xã hội đƣợc lật trở lại nhƣ vấn đề về
ngƣời lính, về hạnh phúc, về lịch sử, chiến tranh…là những đặc điểm
mang đậm tinh thần thời đại hôm nay.
Nhận diện cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ 1975-2000 với những
đóng góp và hạn chế của nó một mặt luận văn muốn có định hƣớng khách
quan trong đánh giá văn học thời kỳ này, mặt khác xác định vị trí thơ ca
sau chiến tranh đang đứng ở đâu trong tiến trình thơ ca dân tộc.
3.3. Trình bày hình thức thể hiện thơ 1975-2000.
8
Xác định mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Những đổi mới
về nội dung cảm hứng thế sự đời tƣ đã dẫn đến những thay đổi về hình
thức so với truyền thống trên nhiều phƣơng diện: thể loại, hình ảnh, ngôn
ngữ…
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề luận văn là
phân tích và quy nạp. Luận văn miêu tả, phân tích các nội dung của cảm
hứng thế sự đời tƣ, quy nạp chúng từ các tác phẩm, xác định những lý do
thuộc chức năng thẩm mỹ và chức năng xã hội của chúng trong các cấp
độ chỉnh thể nghệ thuật.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhƣ: Phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp cấu trúc,
phƣơng pháp loại hình là những phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại với
mong muốn nhận diện một giai đoạn văn học trong tính toàn diện của nó.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thơ Việt Nam sau chiến tranh đƣợc xác định từ mốc 1975 đến nay
và vẫn trong thời kỳ lƣu chuyển, có thể kéo dài về sau này, đến khi có
một thời kỳ văn học mới với những yếu tố mới mẻ có thể thay đổi diện
mạo của nó. Chúng tôi khu biệt từ 1975-2000 để có thể khảo sát và
nghiên cứu đối tƣợng một cách tƣơng đối ổn định, nhất là trong thời kỳ
thơ ca chịu ảnh hƣởng sâu sắc của kinh tế thị trƣờng và đƣợc xuất bản
một cách ồ ạt không thể kiểm soát.
Về nguyên tắc, phƣơng pháp tiếp cận tác giả tác phẩm là bình
đẳng. Tuy nhiên, luận văn chú trọng phân tích những tác giả, tác phẩm đã
đƣợc rộng rãi độc giả biết đến, hoặc đã đựơc in nhiều lần qua các tập thơ.
5. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn.
Thực hiện đề tài cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ Việt Nam 1975-
2000, chúng tôi mong muốn đạt tới những đóng góp sau:
9
5.1 Về mặt lịch sử văn học: Tiếp cận thể tài thế sự đời tƣ trong thơ
Việt Nam 1975-2000 dƣới cả góc độ nội dung và hình thức, nhìn nhận nó
nhƣ là yếu tố quan trọng nhất mang nhiều thành tựu cách tân về nội dung
cũng nhƣ hình thức của thơ ca sau chiến tranh. Đề tài không nằm ngoài
mục đích nhận diện cái tôi trữ tình của một giai đoạn thơ, khả năng phản
ánh tinh thần thời đại của nó thông qua mối quan hệ giữa văn học và đời
sống, quan hệ giữa con ngƣời với thơ ca.
5.2. Về mặt lý luận văn học: Nghiên cứu cảm hứng thế sự đời tƣ
trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Xem xét sự mở rộng chức
năng xã hội- thẩm mỹ của các yếu tố phƣơng thức, phƣơng tiện thơ ca,
nhƣ là sự tiến hoá của thể loại trữ tình.
5.3. Trong sự nghiệp đổi mới văn học hiện nay, luận văn góp
phần đánh giá khách quan đối với một giai đoạn văn học, đặc biệt là khi
mà thơ ca đang tìm kiếm một lối thể hiện mới, đang băn khoăn với câu
hỏi nhƣ thế nào và thế nào là đổi mới. Con đƣờng triển vọng nhất để hiện
đại hoá thơ là phát huy đƣợc bản chất và chức năng đặc thù của thơ, thể
hiện đƣợc tinh thần thời đại, và luôn giữ đƣợc mối dây đồng cảm giữa
ngƣời viết với ngƣời đọc.
6. Cấu trúc của luận văn.
Tƣơng ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần
mở đầu và kết luận, luận văn đựơc triển khai thành ba chƣơng:
Chƣơng 1 - Tình hình xã hội và sự đổi mới thơ.
Chƣơng 2- Cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ Việt Nam 1975-
2000.
Chƣơng 3- Hình thức thể hiện cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ
Việt Nam 1975-2000.
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG1
TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SỰ ĐỔI MỚI THƠ VIỆT NAM
1975-2000
1.1.Đời sống xã hội và đời sống thơ ca.
Sau chiến tranh, thơ Việt Nam chuyển biến khá phức tạp và hình
thành nhiều xu hƣớng khác nhau. Theo cách hình dung mà giới nghiên
cứu văn học đang chấp nhận, chúng tôi tạm chia sự phát triển của thơ
đƣơng đại làm hai chặng: Từ 1975-1985 và từ 1986 đến nay. Thực tế, sự
phân chia này chỉ mang tính quy ƣớc. Một số bài thơ theo tinh thần đổi
mới của những năm 1986 trở lại đây đã xuất hiện trƣớc đó nhƣ : Tản mạn
thời tôi sống(Nguyễn Trọng Tạo), Đánh thức tiềm lực(Nguyễn Duy), Nói
với con(Thạch Quỳ)…Tuy nhiên, những sáng tác theo xu hƣớng này vẫn
chƣa có mảnh đất thực sự để phát triển, và các tác giả của nó một thời
gian dài bị đem ra phê phán, chỉ trích, thậm chí là kỷ luật…Những hiện
tƣợng nhƣ vậy không hiếm trong văn chƣơng khi mà sự đổi mới đã đƣợc
11
thực hiện nhƣ là nhu cầu tự nhiên của nghệ thuật nhƣng lại phải chịu sự
ràng buộc của quan niệm và thi pháp cũ.
1.1.1.Những chuyển biến của đời sống xã hội mười năm sau
chiến tranh và một giai đoạn thơ ca.
Mƣời năm sau chiến tranh, xã hội Việt Nam có những chuyển biến
quan trọng ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống văn học, ở cả khía cạnh thuận
chiều và không thuận chiều.
Sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là chiến thắng mùa xuân năm
1975 của quân và dân ta trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lƣợc. Chiến thắng đã mở ra kỷ nguyên phát triển rực rỡ của dân tộc
ta: Kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc, tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Bên cạnh thắng lợi và thành tựu, chúng ta gặp không ít những khó
khăn. Vừa rút chân ra khỏi chiến hào của cuộc chiến tranh chống đế quốc
Mỹ, chúng ta lại phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
và Tây Nam. Ở một số lĩnh vực, các nhân tố Tƣ bản chủ nghĩa và bọn thù
địch luôn tìm cách quấy phá sự nghiệp Xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Đời sống kinh tế, văn hoá và an toàn xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Nguyên nhân của tình trạng trên, bên cạnh yếu tố khách quan còn
do những khiếm khuyết, sai lầm của các cơ quan Đảng và nhà nƣớc.
Chúng ta bảo thủ, trì trệ không đánh giá đúng những thuận lợi và khó
khăn của đất nƣớc. Chúng ta duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính
quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ, kìm hãm sản
xuất. Bao nhiêu điều phi lý đè nặng lên cuộc sống của nhân dân, đặc biệt
công nhân viên chức và nông dân các vùng thiên tai địch hoạ vốn đã gặp
vô vàn khó khăn. Đời sống xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Trƣớc những biến động phức tạp của đời sống xã hội, thơ ca giai
đoạn này cũng có những dấu hiệu phân nhánh với nhiều màu sắc thẩm mỹ
khác nhau.
12
Sau chiến tranh, thơ Việt Nam vẫn tiếp tục khuynh hƣớng sử thi.
Những ký ức còn tƣơi nguyên về cuộc kháng chiến anh hùng và hy sinh
vô bờ bến của nhân dân ta đã chi phối lên toàn bộ hệ thống thể loại, giọng
điệu, đề tài, hình tƣợng…thơ ca những năm 1975-1985. Đặc biệt, sự phát
triển mạnh mẽ của thể loại trƣờng ca đã ghi lại dấu ấn khó quên của một
thời điểm lịch sử. Hàng loạt trƣờng ca ra đời: Những người đi tới biển,
Những ngọn sóng mặt trời, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc(Thanh Thảo);
Đường tới thành phố, Sức bền của đất(Hữu Thỉnh); Campuchia hy vọng,
Ba dan khát, Người vắt sữa bầu trời, Quê hương mặt trời vàng(Thu Bồn);
Con đường của những vì sao(Nguyễn Trọng Tạo), Trường ca sư
đoàn(Nguyễn Đức Mậu), Ngày hội của rạng đông(Võ Văn Trực); Đất
nước hình tia chớp, Mặt trời trong lòng đất(Trần Mạnh Hảo)…đã khiến
nhiều ngƣời kỳ vọng vào một thời đại trƣờng ca trong tƣơng lai nhƣng
trƣờng ca chỉ thực sự phát triển trong giai đoạn mƣời năm sau chiến
tranh, nhƣ một thể loại có tính lịch sử đặc biệt.
Với đặc trƣng là một hình thức tự sự có vần, dung lƣợng phản ánh
rộng lớn, tổng hợp hiện thực khách quan, “Sự phát triển của trƣờng ca
Việt Nam hiện đại chứng tỏ xu hƣớng thơ muốn vƣơn tới bao quát nhiều
nội dung của cuộc sống hiện tại và quá khứ, của đất nƣớc và con ngƣời
sau một thời kỳ biến động lớn của lịch sử dân tộc”(56- tr.114). Mƣời năm
sau chiến tranh, chúng ta đã có một độ lùi cần thiết để có thể thức nhận
cuộc sống một cách tỉnh táo, toàn diện, cụ thể hơn, ở cả bề rộng và bề
sâu, ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Có lẽ đây cũng là sự khắc phục những hạn
chế của thơ ca trong giai đoạn kháng chiến. Trong chiến tranh, do những
yêu cầu mang tính thời sự , quá tập trung đề cao vấn đề dân tộc Tổ quốc
mà đôi khi chúng ta lãng quên những gì thuộc về cá nhân, về riêng tƣ.
Thời kỳ này các nhà thơ đều có mong muốn khái quát hình tƣợng
về Tổ quốc, nhân dân, về chặng đƣờng đi tới chiến thắng của dân tộc.
Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh là con đƣờng vƣợt qua gian khổ, là
13
“sẵn sàng giẫm lên nhiều thử thách”để tìm về ngọn lửa của niềm tin và
lòng khát khao chiến thắng. Những người đi tới biển của Thanh Thảo
cũng là cuộc hành trình nhiệt huyết và dữ dội của tuổi hai mƣơi vì tự do
của nhân dân, của dân tộc. Trong cuộc hành trình ấy, chúng ta thấy hiện
lên khuôn mặt đất nƣớc vừa khái quát vừa cụ thể. Đất nƣớc là sự góp mặt
của nhân dân, của những ngƣời mẹ, ngƣời em, ngƣời chị…dịu dàng, bao
dung, hiền hậu. Đất nƣớc ấy cũng là “tôi”, “chúng tôi”, “lứa tuổi hai
mƣơi trập trùng áo lính, xanh màu áo lính”, thế hệ có thể làm nên lịch sử.
Tất cả góp mặt làm nên một đất nƣớc vừa bình dị lại vừa hào hùng, vừa
trầm tƣ sâu lắng lại vừa đắm say, mãnh liệt. Cái nhìn toàn diện đã bao
quát đƣợc từ ý thức về dân tộc, nhân dân đến ý thức về thế hệ và hƣớng
về ý thức cá nhân. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng ý thức về thế
hệ trong trƣờng ca chính là một nốt đệm của bƣớc chuyển từ ý thức cộng
đồng sang ý thức cá nhân.
Thể loại trƣờng ca vẫn tiếp tục đặt các vấn đề về dân tộc, Tổ quốc
lên hàng đầu. Trong mỗi tác phẩm vẫn khát cháy một ƣớc vọng hoà bình,
độc lập dân tộc và cảm hứng sử thi vẫn vang vọng trong những tấm
gƣơng hi sinh cao cả vì nhân dân, tổ quốc: Trùng điệp màu xanh là một
tiếng trả lời- của nhân dân mẹ ơi, của nhân dân muôn đời không yên
nghỉ(Thanh Thảo). Tuy nhiên, cách đặt vấn đề về hiện thực, lịch sử, con
ngƣời đã có nhiều thay đổi.
Trƣớc đây thơ ca chiến tranh thƣờng đƣợc biểu hiện bằng cái nhìn
lãng mạn hoá, lý tƣởng hoá, giờ đây, với một khoảng cách về thời gian
chúng ta có thể lắng lại để chiêm nghiệm về một thời đã qua. Bây gìơ là
lúc thơ ca có thể nhìn nhận các vấn đề về cuộc sống một cách tỉnh táo,
đầy dặn, cụ thể hơn, vƣơn tới những góc khuất, những miền kiêng kị
trƣớc đây chƣa đề cập tới: hạnh phúc riêng tƣ, sự trả giá, nỗi niềm ngƣời
vợ, ngƣời mẹ, ngƣời chị chờ đợi và hy sinh. Đây cũng đƣợc xem nhƣ
điểm khác biệt giữa trƣờng ca ngƣời Việt cổ và trƣờng ca Việt Nam hiện
14
đại. Trƣờng ca Việt cổ, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu là một
hình thức tự sự có vần, dung lƣợng phản ánh rộng lớn, tổng hợp hiện thực
khách quan làm nên tính đồ sộ của tác phẩm. Phong cách trang trọng,
phóng khoáng, nhiều yếu tố kỳ vỹ. Xung đột chiến tranh là trung tâm tác
phẩm. Trƣờng ca hiện đại vẫn giữ đƣợc các đặc trƣng cơ bản trên nhƣng
đƣợc phát triển theo hƣớng trữ tình hoá, yếu tố tự sự, cốt truyện giảm,
cảm xúc cá nhân gắn với những chấn động lịch sử lớn lao.
Bên mạch cảm hứng chính về dân tộc, trong tác phẩm trƣờng ca
xuất hiện một mạch ngầm là những suy tƣ rất riêng của cái tôi nghệ sĩ,
dẫn dắt ngƣời đọc hƣớng đến chiều sâu số phận con ngƣời. Những suy tƣ
đó thƣờng xuất hiện ở từng phần của trƣờng ca nhƣ một sự lặp lại đầy ám
ảnh, kéo cảm xúc đi về phía suy tƣ, trầm lắng. Ngô Văn Phú mở đầu
trƣờng ca của mình: “Tôi chạy loạn về quê- Sống bên bà ngoại- Cây dâu
bóng toả nửa vườn- Tôi đi hái lá- Cho tầm mùa xuân”. Thanh Thảo trong
“Những người đi tới biển” cũng chọn sự khởi đầu đầy suy tƣ: “Khi con
thưa với mẹ- mưa bay mờ đồng ta- Ngày mai con đi- chiếc áo lính thức
tròn đêm có mẹ”. Hữu Thỉnh lựa chọn Mẹ làm điểm tựa cho cảm xúc:
“Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng- Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió”;
“Nếu mẹ biết chỉ còn đêm nay-Đêm nay nữa là con vào thành phố- Mẹ sẽ
khóc- Rồi mẹ đi nhóm lửa- Tưởng sáng ra là con đã có nhà”…Cách cấu
trúc trƣờng ca nhƣ vậy đã mở ra chiều hiện thực thứ hai cho tác phẩm,
hiện thực chiều sâu số phận con ngƣời trong bề dày thăm thẳm với nỗi
khổ và niềm đau, bên cạnh một hiện thực mang tính khái quát và hoành
tráng về sự vận động của số phận tổ quốc.
Trong thơ đã xuất hiện khuynh hƣớng phi sử thi hoá. Sự không
thuần khiết của sử thi là kết quả của cái nhìn đầy đủ, tỉnh táo và hiện thực
đối với chiến tranh. Nhà thơ đứng từ nhiều góc độ hiện thực, nhập nhiều
vai và nói bằng nhiều giọng. Không còn giàn đồng ca nhƣ trƣớc kia, thơ
ca giờ đây cố gắng thể hiện những nét riêng biệt của đối tƣợng. “Con
15
ngừơi sử thi vốn vẫn tồn tại trong vô vàn các quan hệ và các bình diện:
tập thể- cá nhân, lý tƣởng- hiện thực, tiền tuyến- hậu phƣơng, sống- chết,
đƣợc- mất, cho- nhận, cống hiến- hƣởng thụ(…), nếu trƣớc đây con ngƣời
đó đƣợc nhìn nghiêng về mặt dân tộc, tập thể, lý tƣởng, chiến trƣờng,
cống hiến thì giờ đây những cảm nhận đã nghiêng về trục đối lập”(56- tr
92). Nhiều vấn đề về hiện thực đã đƣợc nhìn nhận lại bằng cái nhìn suy
tƣ hơn và nhiều day dứt hơn.
Chúng tôi cho rằng sự không thuần khiết của cảm hứng sử thi sau
1975 dƣới sự chi phối của điều kiện lịch sử xã hội và sự thay đổi của đời
sống thẩm mỹ trong văn học chính là một bƣớc đệm để chúng ta bƣớc
vào thời kì đổi mới với các xu hƣớng thơ thế sự đời tƣ, hiện đại chủ
nghĩa…đa dạng, phức tạp, nhƣng cũng phần nào phản ánh đƣợc đời sống
xã hội hôm nay.
1.1.2. Đời sống xã hội những năm sau đổi mới( Đại hội Đảng VI.
1986) và sự tồn tại của hai xu hướng thơ ca: Xu hướng quay về thế sự
đời tư và xu hướng hiện đại chủ nghĩa.
1.1.2.1. Đời sống xã hội những năm sau đổi mới.
Đại hội VI, 1986 là nỗ lực của Đảng và nhà nƣớc nhằm đổi mới
trên nhiều phƣơng diện kinh tế, văn hoá, xã hội; là sự dũng cảm thừa
nhận sai lầm và là quá trình lột xác đầy quyết liệt để đƣa đất nƣớc tiến lên
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây cũng là thời kỳ chúng ta mở
rộng giao lƣu, tiếp xúc với quốc tế, đƣa đất nƣớc đi vào quỹ đạo chung
của quá trình phát triển, hội nhập đang diễn ra không chỉ trong hệ thống
các nƣớc xã hội chủ nghĩa mà ở khắp các quốc gia để mỗi nƣớc trở thành
thành viên của ngôi nhà chung thế giới.
Chúng ta đã thay thế nền kinh tế quan liêu bao cấp (duy trì trong
suốt những năm tháng chiến tranh và không còn phù hợp với đời sống
thời bình) bằng nền kinh tế thị trƣờng đầy năng động. Tính chất cởi mở
và cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng là động lực thúc đẩy sự phát triển
16
của xã hội- một môi trƣờng sáng tạo, cạnh tranh tích cực, giải phóng cá
nhân, tạo nên bộ mặt mới lạ, sôi động trên đất nƣớc Việt Nam. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi tận gốc rễ nền sản xuất, kiến tạo
lại cơ sở hạ tầng xã hội. Trên nền tảng kinh tế đó, nhiều giá trị xã hội đã
đƣợc đánh giá lại, nhiều quan niệm cũng đã đƣợc thay đổi.
Ngƣời Việt Nam của những năm cuối thế kỷ XX sử dụng
Computer, Internet, di chuyển trên xe ô tô và xe máy đời mới của nƣớc
ngoài, mua hàng tiêu dùng của mọi quốc gia trong siêu thị. Trƣớc kia, nếu
ngƣời ta đồng nhất cái nghèo với sự trong sạch thì giờ đây vƣơn lên làm
giàu trở thành nỗ lực chung của toàn xã hội. Song song với quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá là dòng ngƣời từ nông thôn ra thành phố để học
tập, lao động và thử vận may trong nhiều lĩnh vực. Thông tin và kinh tế
thị trƣờng đã đến với mọi gia đình trên khắp đất nƣớc, làm thay đổi nếp
sống, nếp nghĩ có tính chất truyền thống, đƣa con ngƣời vào cuộc sống
hiện đại. Đời sống văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Từ một nền văn hoá
mang đậm tính cộng đồng, làng quê, đã hình thành một nền văn hoá dân
tộc, hiện đại.
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, chúng ta không ngừng nỗ lực
vƣơn lên phát triển để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Chúng
ta cởi mở hơn trong tiếp nhận, giao lƣu văn hoá, kinh tế với các nƣớc
trong khu vực cũng nhƣ các nƣớc Phƣơng Tây. Bên cạnh những sản
phẩm vật chất du nhập từ nƣớc ngoài đƣợc ngƣời Việt Nam sử dụng thì
các sản phẩm tinh thần cũng đựơc ta chú ý.
Ý thức cá nhân gắn với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa
Tƣ bản. Ở Việt Nam, ý thức cá nhân manh nha trong thời kỳ phong kiến
nhƣng không có cơ hội để phát triển thực sự hài hoà với ý thức cộng đồng
xã hội. Diện mạo của nó đang hình thành nhƣng chắc chắn không thể là
chủ nghĩa cá nhân cực đoan và suy đồi. Có thể nói, ý thức cá nhân của
con ngƣời hôm nay là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài vì sự tiến bộ
17
và vì những giá trị nhân văn cuả loài ngƣời. Cơ sở pháp lý của ý thức cá
nhân trong con ngƣời Việt Nam đƣơng đại là “Quyền sống, quyền tự do,
quyền mƣu cầu hạnh phúc” đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng ghi
nhận trong “Tuyên ngôn độc lập”(1945) và định hƣớng vì con ngƣời của
Đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội VI, 1986. Ý thức cá nhân còn xuất
hiện từ mặt trái của lối sống tập thể, bình quân, máy móc, triệt tiêu tính
năng động của con ngƣời: Từ sự khủng hoảng của mô hình xã hội chủ
nghĩa kiểu cũ đã bắt đầu ý thức cá nhân mới. Ngƣời ta nhận ra rằng phải
làm chủ cuộc đời mình, vƣợt thoát khỏi những bao cấp, những bài học
giáo điều, ấu trĩ để nhận thức thế giới nhƣ nó đang tồn tại. Ý thức cá nhân
cũng hƣớng ngƣời ta đến chỗ giải quyết hài hoà mối quan hệ:lý tƣởng và
thực tiễn, cá nhân và xã hội, cống hiến và hƣởng thụ…con ngƣời sống
thiết thực hơn, duy lí hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi có ý nghĩa tiến bộ trên nhiều
phƣơng diện xã hội, đƣa đất nƣớc gia nhập vào ngôi nhà chung thế giới,
nền kinh tế cũng kéo theo nó nhiều mặt tiêu cực. Lối sống cá nhân, ích
kỷ, chạy theo đồng tiền, bất chấp tất cả, hƣởng thụ tức thời…là nguyên
nhân hình thành những mặt trái của xã hội. Đó là mảnh đất màu mỡ cho
tệ nạn tham nhũng và các tệ nạn khác phát triển. Sự học đòi văn hoá lai
căng cũng làm cho nhiều giá trị truyền thống bị biến dạng và mai một.
Nhƣng không phải vì thế mà chúng ta phủ nhận những giá trị mà nền kinh
tế thị trƣờng mang lại. Vấn đề là phải xây dựng nhanh chóng một nhà
nƣớc pháp quyền, một xã hội dân chủ để chế ngự mặt trái của nền kinh tế
thị trƣờng, đảm bảo cho những ƣu điểm của nó phát triển.
Trên cơ sở của một xã hội đƣợc đặt vào quỹ đạo hoà bình, hữu
nghị và phát triển đã xuất hiện những tiền đề cho sự đổi mới văn học nói
chung và thơ ca nói riêng.
Có thể nói, thơ ca từ sau 1986 hình thành là kết quả không nhỏ của
quá trình hội nhập với thế giới hiện đại sau những năm dài phân cách
18
tƣơng đối giữa hai phe Tƣ bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nhà
nghiên cứu Lê Ngọc Trà cho rằng: “Hiện đại hoá đƣợc hiểu nhƣ quá trình
gia nhập vào quỹ đạo chung của các nền văn học đã đƣợc quốc tế hoá nhƣ
quá trình hội nhập vào dòng chảy của các nền văn học tiên tiến đƣơng đại
trên thế giới”.
Cùng với những giá trị vật chất, giá trị tinh thần của một dân tộc đã
trở thành tài sản chung của các dân tộc. Giờ đây trong điều kiện cuộc
sống hội nhập quốc tế, văn học Việt Nam sẽ phải trở thành một bộ phận
của văn học thế giới. Chúng ta cũng đang nỗ lực xây dựng một nền văn
học của cái mới, của đƣơng thời, hợp thời của thế kỷ XXI theo đúng tinh
thần hiện đại hoá văn học. Trong cuộc sống hiện tại, khi nhân loại đang
có xu hƣớng “Làng toàn cầu” thì một dân tộc chỉ có thể tồn tại bằng cách
không ngừng gìn giữ và phát huy bản sắc của mình. Đồng thời ngƣời ta
nhận ra mối quan hệ không phải là đối lập mà là cộng thông giữa các
phạm trù cá nhân, dân tộc, nhân loại. Trong phần tinh hoa của nó, văn
học dân tộc có giá trị toàn nhân loại. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa
cái chung và cái riêng. Giao lƣu, hội nhập, cộng sinh văn hoá là tiền đề
phát triển của văn học Việt Nam đƣơng đại. Đó cũng chính là tiền đề của
nền thơ ca đƣơng đại phức tạp và đa dạng.
1.1.2.2. Những xu hướng chính của thơ Việt Nam từ sau 1986.
Từ 1986 đến nay, thơ Việt Nam hình thành và phát triển theo hai
xu hƣớng cơ bản: Thơ quay về với vấn đề nhân sinh thế sự và sự xuất
hiện của mảng thơ mang xu hƣớng chủ nghĩa hiện đại. Sở dĩ chúng tôi
không phân tách hai xu hƣớng thơ trên theo hai phần riêng biệt vì cho đến
nay chúng vẫn đồng tồn tại. Sau sự xuất hiện của trƣờng ca, chúng ta thấy
rằng trƣờng ca dƣờng nhƣ không trở lại, nhƣ một thể loại có tính chất lịch
sử, cuối những năm tám mƣơi là sự trở lại của cảm hứng thế sự đời tƣ
nhƣ một tất yếu của thơ sau chiến tranh. Và những năm đầu thập niên
chín mƣơi của thế kỷ XX là sự xuất hiện ồ ạt của các tác giả có xu hƣớng
19
hiện đại chủ nghĩa, kể cả ở phƣơng diện sáng tác và lý luận. Cho đến nay,
thơ ca vẫn không ngừng tìm kiếm để đạt đƣợc những giá trị đẹp đẽ trên
nhiều phƣơng diện. Nhƣng theo cách hình dung của chúng tôi, hai xu
hƣớng thơ trên vẫn đóng vai trò chủ đạo, và vì vậy chúng tôi chọn làm
đối tƣợng nghiên cứu cơ bản của thơ Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Bên
cạnh cảm hứng thế sự đời tƣ sẽ trình bày ở chƣơng sau, chúng tôi sẽ cố
gắng phác thảo lại xu hƣớng thơ theo chủ nghĩa hiện đại để chúng ta có
thể hình dung lại một chặng đƣờng thơ từ 1975 đến 2000.
Trong những năm đầu thập niên chín mƣơi trở lại đây nổi lên một
xu hƣớng sáng tác tự nhận là “Thơ hiện đại” mà thực chất là thơ hiện đại
chủ nghĩa. Gọi là thơ hiện đại không thật chính xác vì nếu chấp nhận cách
gọi này thì sẽ phải hiểu rằng ngoài xu hƣớng này là thơ không hiện đại.
Trên thực tế, chúng ta đã tiến hành quá trình hiện đại hoá văn học
từ đầu thế kỷ XX với sự khởi đầu của phong trào Thơ mới 1932-1945.
Thơ cách mạng đã tiếp thu thành quả của Thơ mới và hiện đại hoá theo
hƣớng khác, mang đến cả những cách tân về nội dung và hình thức. Tuy
nhiên, sự tìm tòi theo hƣớng hiện đại hoá không phải bao giờ cũng đƣợc
chấp nhận. Mong muốn thơ Việt Nam tiếp tục hiện đại hoá để hội nhập
vào thơ đƣơng đại thế giới phải đƣợc xem là một nhu cầu thẩm mỹ
chính đáng chứ không phải là vọng ngoại, là sùng bái Phƣơng Tây.
Nhƣng quan niệm thế nào là thơ hiện đại và hiện đại hóa thơ theo hƣớng
nào lại đƣợc hiểu khác nhau.
Những năm 1975-2000 là giai đoạn thơ ca trăn trở hịên đại hoá, mà
điều dễ hiểu nhất là sự tăng cƣờng tính sáng tạo trong thơ. Chúng ta đang
cố gắng mở rộng phạm vi sáng tạo trong thơ “Làm thơ chỉ biết có thơ thôi
không đƣợc. Làm thơ với chất sống không đủ. Phải có văn hoá nữa”. Thơ
đang nỗ lực chuyển sang chuyên nghiệp hoá cao độ và hiện đại hoá đang
diễn ra với những thành tựu và thể nghiệm.
20
Trong quá trình nỗ lực tìm đƣờng và đổi mới thơ, vào những năm
chín mƣơi, trong thơ Việt Nam xuất hiện một lớp nhà thơ sáng tác theo
khuynh hƣớng chủ nghĩa hiện đại. Tiêu biểu là Hoàng Hƣng với Người đi
tìm mặt, Ngựa biển, Đặng Đình Hƣng với Bến Lạ, Ô mai, Lê Đạt với
Bóng chữ, Nguyễn Quang Thiều với Sự mất ngủ của lửa và một số nhà
thơ trẻ khác.
Xu hƣớng thơ hiện đại chủ nghĩa đã thu hút đƣợc sự quan tâm của
dƣ luận và gây nên những cuộc tranh luận ồn ào, đặc biệt, cuộc tranh luận
trên báo Văn nghệ 1994. Một số ý kiến bốc lên ca ngợi đây thực sự là
những sáng tạo, tiên phong thể hiện nỗi khát khao tự nhận thức triệt để
của con ngƣời hiện đại; là cuộc phơi bày tận cùng bản ngã “để cho ngòi
bút dẫn dắt bởi một lực giấu mặt, khiến đồng hiện bên nhau những mảnh
vụn thực tại xa cách về không gian, thời gian, giống nhƣ trong giấc mơ
hoà tấu những ngôn ngữ của trí tuệ, tình cảm, trực giác, tiềm thức, tâm
linh. Những ý kiến trái ngƣợc cho đây là trò chơi “bịt mắt, bắt dê” giữa
tác giả và ngƣời đọc “ngõ hầu lần mò, dắt díu nhau về phía sau của mặt
trăng, phía toàn bản năng và những cơn hôn mê ú ớ”.
Vậy thực chất thơ chủ nghĩa hiện đại cần đƣợc hiểu nhƣ thế nào?
Trong các nhà thơ, nhà lý luận theo xu hƣớng hiện đại chủ nghĩa, Hoàng
Hƣng và Lê Đạt là những ngƣời tích cực phát ngôn về mặt lý luận, khao
khát làm một cuộc cách mạng thi ca mới. Giới thuyết thơ hiện đại, Hoàng
Hƣng giải thích: “Thơ hiện đại là nỗi khát khao tự nhận thức triệt để con
ngƣời hiện đại. Nó đòi ghi hình trực tiếp diễn biến vật lộn sinh thành
trong bóng tối của bản ngã, đề cao, tuân thủ tuyệt đối hoá mục đích sáng
tạo ngôn ngữ của thơ, muốn tạo nghĩa mới cho con chữ, muốn sống lại sự
trinh nguyên của con âm để cho ngòi bút dẫn dắt bởi một lực giấu mặt,
khiến đồng hiện bên nhau những mảnh vụn thực tại xa cách về không
gian và thời gian, giống nhƣ trong giấc mơ hoà tâú những ngôn ngữ của
trí tuệ, tình cảm, trực giác, tiềm thức, tâm linh”.
21
Đề cao vô thức, các nhà thơ hiện đại có ý thức xoá bỏ vần luật, cú
pháp, thực hiện một thứ tự do không giới hạn cho ngôn ngữ: Mọi từ đều
đƣợc tự do, chẳng cần nhịp, chẳng cần dấu ngắt câu, chẳng cần nghĩa, chỉ
cần cắt dán ngẫu nhiên từ ở các báo ra để thành bài thơ: “Trắng vỗ ồ hô
trúc bạch- Bước động ngày thon róc rách…Dắt ông cháu lích chích trái
đồng”(Lê Đạt).
Nhà nghiên cứu Phạm Quốc Ca đã đặt vấn đề rằng: “Sự khó hiểu
trong thơ hiện đại là một điều cần đƣợc bàn đến một cách thấu đáo. Mong
muốn “đi vào miền hoang dã”, tìm tới “tâm lý học miền sâu” của con
ngƣời, cố gắng đi tìm cái gì đấy nhƣ là một thèm khát gạt bỏ ý thức, tìm
vào vô thức, thậm chí, một cách cực đoan đƣa thơ vào vùng tối tăm bí
hiểm. Xu hƣớng hiện đại chủ nghĩa ngày càng trở nên khó hiểu, xa rời
ngƣời đọc(8- tr 130).
Trong thơ chủ nghĩa hiện đại hiện nay có khá nhiều yếu tố hiện
sinh. Con ngƣời trong loại thơ này là hiện diện của buồn bã, cô đơn đến
tuyệt vọng với cảm giác bất lực, mệt mỏi, chán chƣờng, thiếu niềm tin,
day dứt, đầy hoài nghi: “Sống chỉ còn như một thói quen; Ước nằm nghe
mưa rồi chết; Chẳng biết hồn lạc về đâu”(Hoàng Hƣng). Con ngƣời xa lạ
với chính mình. Nếu nhƣ trong mạch thơ khác, con ngƣời luôn khẳng
định ta là ai,ta là gì trong cõi đời thì con ngƣời ở đây lại là cái tôi không
là ai cả: “Tôi vẫn phi tôi”(Dƣơng Tƣờng). “Có thể nói, sự giải phóng cá
nhân khi đến cao độ, đến mức hoàn toàn vô nghĩa lý thì diện mạo cái cá
tính độc đáo nhƣ một giá trị xã hội cũng trở nên mờ nhạt (56- tr131).
Ở một số tác giả còn xuất hiện yếu tố tƣợng trƣng. Một trong
những đặc điểm của thơ tƣợng trƣng là không giải thích thế giới theo
logic thông tục, kinh nghiệm mà theo logic siêu nghiệm. Thế giới trong
thơ tƣợng trƣng đƣợc dựng nên bằng ám thị, tức không phải bằng những
hình thức cảm tính mà bằng những ẩn ngữ, những tín hiệu, không phải để
phát biểu ý nghĩ tình cảm trực tiếp mà để tự sự vật gợi lên một cảm giác,
22
một ám ảnh nào đó. Và vì vậy, với thơ chủ nghĩa hiện đại “âm nhạc đi
trƣớc mọi cái”. Nó tạo nên thế giới ngôn ngữ thơ nhiều ấn tƣợng, biến ảo
khôn lƣờng, chú ý đến vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ
gợi nhiều hơn tả. Khi sự chú ý hình thức đến mức cực đoan, nó sẽ là
nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc của thơ.
Đối với các nhà thơ chủ nghĩa hiện đại thì thơ chính là sự lựa chọn
chốc lát, trở về cuộc sống tức thì, thu mình vào cuộc sống tâm linh, chẳng
cần bận tâm tới ý thức, tới những gì đã định sẵn. Ở đây ta thấy cái vô lý,
buông xuôi, than vãn. Quay về với đời thƣờng vô nghĩa nhàm chán, buồn
bực rồi thèm muốn vô biên nhƣng chỉ là huyễn tƣởng thất vọng: họ phơi
bày bản năng uẩn ức, chửi thề, phá ngang, thách thức số phận; họ nửa
tỉnh nửa say để trở thành điên loạn. Trong thực chất thơ theo xu hƣớng
này không chỉ đi vào quỹ đạo thơ tƣợng trƣng, mà còn có thể thấy những
đặc điểm của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh và thấp thoáng
quan niệm hậu hiện đại.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thực sự khách quan, chúng ta
thấy rằng thơ xu hƣớng hiện đại chủ nghĩa hiện đại Việt Nam thời kỳ sau
1975 cũng có những đóng góp đáng kể. Với tƣ duy đổi mới nền văn học
thơ hiện đại chủ nghĩa có thể xa rời thực tế lịch sử nhƣng không xa rời
thế giới tinh thần vi diệu, phức tạp của con ngƣời. Đặc biệt đáng ghi nhận
là ý thức tìm tòi, sáng tạo những giá trị thơ mới mẻ, góp phần thúc đẩy
hành trình thơ ca nhân loại tiến về phía trƣớc. “Có thời kỳ do những định
hƣớng, do những yêu cầu của đất nƣớc, thơ chúng ta nhiều khi dài dòng
mô tả kể lể, nói cho hết và nói cho đủ, thiên về phản ánh trực tiếp đời
sống, trong những cái giống nhƣ, cái có lý, nên đã hạn chế khả năng biểu
hiện, sức tƣởng tƣợng phong phú và những liên tƣởng độc đáo của
thơ”(39- tr394). Mở rộng chiều kích và chú ý những đặc trƣng thơ, thơ
hiện đại Việt Nam có thêm phẩm chất mới, diện mạo mới. Thơ cần có
nhiều tìm tòi để nói đƣợc những điều sâu kín nhất, mong manh nhất, mơ