Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.85 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN HOÀNG HẠNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN HOÀNG HẠNH

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan Huy
Dũng - người đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn


thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh đã quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
xun suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ,
tạo điều kiện để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.

Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Hoàng Hạnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài....................................................................................1

2.

Lịch sử vấn đề........................................................................................2

3.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát....................................3

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................3


5.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................3

6.

Đóng góp của luận văn..........................................................................4

7.

Cấu trúc của luận văn.............................................................................4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HÀNH TRÌNH THƠ CHẾ LAN VIÊN
VÀ NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ ÔNG....................5

1.1.

Hành trình thơ Chế Lan Viên.................................................................5

1.1.1. Giai đoạn sáng tác trước năm 1945.......................................................5
1.1.2. Giai đoạn sáng từ năm 1945 đến 1980...................................................9
1.1.3. Giai đoạn sáng tác cuối đời..................................................................13
1.2.

Những cảm hứng trong thơ Chế Lan Viên...........................................14

1.2.1. Cảm hứng về thế giới phi thường, về cõi siêu hình.............................14
1.2.2. Cảm hứng sử thi, lãng mạn..................................................................18
1.2.3. Cảm hứng thế sự..................................................................................25
1.2.4. Cảm hứng triết luận, triết lý.................................................................31

1.3.

Nét chung và nét riêng giữa hành trình thơ Chế Lan Viên với
hành trình thơ những nhà thơ mới theo cách mạng.............................36

1.3.1. Nét chung............................................................................................36
1.3.2. Nét riêng...............................................................................................37
1.3.3. Những bài học về tư tưởng và nghệ thuật............................................38


Chương 2. NHỮNG KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CẢM HỨNG THẾ SỰ
VÀ TRIẾT LÝ TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN GIAI ĐOẠN
SÁNG TÁC SAU 1975..................................................................40

2.1.

Những dấu hiệu chuyển biến của thơ Việt Nam sau 1975...................40

2.1.1. Những nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến......................................40
2.1.2. Sự nhạt nhòa dần của cảm hứng sử thi................................................41
2.1.3. Những tìm tịi nghệ thuật tương ứng với nguồn cảm hứng mới..........43
2.2.

Những khía cạnh nổi bật của cảm hứng thế sự trong thơ Chế Lan
Viên giai đoạn sáng tác sau 1975.........................................................45

2.2.1. Tìm vẻ đẹp thơ ở những sự bình dị của đời thường.............................45
2.2.2. Quan tâm đến con người cá nhân và những nỗi đau của nó................50
2.2.3. Chú ý khám phá bản chất phong phú vơ tận của cuộc sống................53
2.3.


Những khía cạnh nổi bật của cảm hứng triết lý trong thơ Chế Lan
Viên giai đoạn sáng tác sau 1975.........................................................57

2.3.1. Suy tư về cuộc sống và cái chết...........................................................57
2.3.2. Suy tư về sự mê lầm và giác ngộ.........................................................60
2.3.3. Suy tư về sự tùy thời và sự khẳng định bản lĩnh..................................64
2.3.4. Suy tư về ý nghĩa đích thực của nghệ thuật.........................................68
2.4.

Sự thống nhất giữa cảm hứng thế sự và cảm hứng triết lý trong
thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau 1975....................................78

Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰ
VÀ TRIẾT LÝ TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN GIAI ĐOẠN
SÁNG TÁC SAU 1975..................................................................81

3.1.

Nhìn chung về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.......................................81

3.1.1. Hệ thống hình ảnh tân kỳ.....................................................................81
3.1.2. Mật độ dày đặt của các biện pháp tu từ...............................................85


3.1.3. Sự hùng biện........................................................................................93


3.2.


Nghệ thuật thể hiện cảm hứng thế sự trong thơ Chế Lan Viên giai
đoạn sáng tác sau 1975........................................................................97

3.2.1. Xây dựng tứ thơ từ những câu chuyện đơn sơ của đời sống sinh
hoạt.......................................................................................................97
3.2.2. Chọn lối diễn tả bình dị......................................................................101
3.2.3. Dùng giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ.....................................................103
3.3.

Nghệ thuật thể hiện cảm hứng triết lý trong thơ Chế Lan Viên
giai đoạn sáng tác sau 1975...............................................................105

3.3.1. Huy động tối đa vốn kiến thức dồi dào về văn hóa, văn học.............105
3.3.2. Sử dụng thường xuyên biện pháp đối lập - tương phản.....................108
3.3.3. Triển khai bài thơ trên nền tự vấn......................................................111
3.3.4. Chọn giọng điệu hoặc chua chát hoặc thản nhiên..............................115
KẾT LUẬN..................................................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................121


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, một nhà hoạt động văn hóa có vị
trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong cuộc đời sáng tạo
nghệ thuật của mình, Chế Lan Viên đã để lại một di sản thơ và văn xuôi
phong phú bao gồm trên mười tập thơ, hàng chục tập bút ký, tiểu luận, phê
bình đã xuất bản và hàng ngàn trang di cảo mới được tập hợp bước đầu, in
thành 3 tập Di cảo thơ. Vì những đóng góp to lớn đối với nền văn học nước

nhà, ông được nhận Huân chương Độc lập hạng II năm 1988, được truy tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1997. Sự nghiệp sáng
tác của Chế Lan Viên từ lâu đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý tìm hiểu.
Đã có nhiều bài viết, cơng trình có giá trị, chứa đựng nhiều phát hiện sâu sắc
về thơ Chế Lan Viên ra đời. Tuy nhiên, với một tác gia lớn như Chế Lan
Viên, việc nghiên cứu vẫn cần phải được tiếp tục. Hy vọng từ nhiều góc nhìn
khác nhau, tầm vóc thơ của Chế Lan Viên ngày càng được nhận thức một
cách đầy đủ, toàn diện hơn.
1.2. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và
những trăn trở của cái "tôi"trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời
sống". Phong cách thơ Chế Lan Viên nổi bật với "chất suy tưởng triết lí mang
vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi
một ngịi bút thơng minh, tài hoa". Đặc biệt, ở nhiều bài thơ trong Di cảo,
nhất là những bài viết vào khoảng thời gian 1987 - 1988, người đọc nhận
thấy sự tự vấn da diết của Chế Lan Viên. Nghiên cứu sự thống nhất của
phong cách thơ Chế Lan Viên qua các giai đoạn sáng tác là rất cần thiết.
Nhưng việc chỉ ra sự biến động của phong cách ấy ở từng thời điểm một
cũng là một việc làm có nhiều ý nghĩa. Điều này sẽ giúp chúng ta nhìn thấy
rõ hơn sự nhạy cảm nghệ sĩ cũng như khả năng tự đổi mới của nhà thơ trước


2

những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và nghệ thuật. Đây chính là một
trong những mục tiêu quan trọng mà chúng tôi nhằm tới khi thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
1.3. Chế Lan Viên là một nhà thơ có vị trí quan trọng trong chương
trình văn học phổ thông. Theo đuổi đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ tích luỹ
được nhiều hiểu biết về sự nghiệp thi ca Chế Lan Viên để có thể dạy tốt
những bài thơ của ơng được đưa vào chương trình và sách giáo khoa. Cũng

với nó, chúng tơi mong muốn có được một nhận thức sâu sắc hơn về bước
chuyển mình của nền văn học Việt Nam nói chung, nền thơ Việt Nam nói
riêng sau cái mốc 1975 lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều cơng trình, bài viết, luận văn, luận
án nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên. Liên quan gần xa với đề tài Cảm hứng
thế sự và triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau 1975, chúng
tôi nhận thấy có các bài nghiên cứu nổi bật như Tính triết lý trong thơ Chế
Lan Viên của tác giả Hồ Thế Hà, Vẻ đẹp của triết lý trong thơ Chế Lan Viên
của Hoàng Quốc Khánh, Thơ Chế Lan Viên chất hùng ca và trí tuệ của Mai
Quốc Liên, Chế Lan Viên và sự đổi mới chân chính của thơ của Lệ Thu, Chế
Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật trong thơ của Huỳnh Văn Hoa, Chế Lan
Viên trong di cảo của Vũ Quần Phương…, và gần đây nhất là 2 luận văn
nghiên cứu về Chế Lan Viên: Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy
của thơ Chế Lan Viên trước cách mạng của Đào Thị Mai Phúc và Sự vận
động của cái tơi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên của Ngơ Thái Lễ.
Bao qt tồn bộ tư liệu đã tìm được về thơ Chế Lan Viên, chúng tôi
nhận thấy cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng
tác sau 1975 là một đề tài chưa được tác giả nào nghiên cứu trực tiếp. Tuy
nhiên, tất cả những đánh giá đã có về thơ Chế Lan Viên đều chứa đựng những
gợi ý bổ ích giúp chúng tơi thực hiện luận văn của mình một cách thuận lợi.


3

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong
luận văn này là cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn
sáng tác sau 1975.

3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Luận văn tập trung nghiên cứu những sáng tác của Chế Lan Viên sau
1975 với trọng tâm là 3 tập Di cảo (tất nhiên, trong Di cảo, loại bài sáng tác
trước 1975 sẽ được tách riêng). Chúng tôi cũng nghiên cứu thêm thơ của
nhiều nhà thơ khác được sáng tác sau 1975 để có tài liệu đối chứng và để
những khái quát có được căn cứ vững vàng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu chung về thơ Chế Lan Viên và những cảm hứng lớn trong
thơ ơng.
4.2. Làm sáng tỏ những khía cạnh chính trong cảm hứng thế sự và cảm
hứng triết lý của thơ Chế lan Viên sau 1975.
4.3. Phân tích nghệ thuật thể hiện cảm hứng thế sự và cảm hứng triết lý
trong thơ Chế Lan Viên sau 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp khảo sát - thống kê
- Phương pháp phân tích - tổng hợp


4

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên tập trung tìm hiểu Cảm hứng thế sự và
triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau năm 1975, góp phần
làm sáng tỏ những giá trị độc đáo của bộ phận thơ được Chế Lan Viên sáng
tác trong hơn 10 năm cuối đời mình. Luận văn có thể dùng làm tư liệu thiết

thực cho cho những ai muốn nghiên cứu về Chế Lan Viên và thơ của ơng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn cịn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hành trình thơ Chế Lan Viên và những cảm
hứng lớn trong thơ ơng.
Chương 2. Những khía cạnh chính của cảm hứng thế sự và cảm hứng
triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau 1975.
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện cảm hứng thế sự và cảm hứng triết lý
trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau 1975.


5

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HÀNH TRÌNH THƠ CHẾ LAN VIÊN
VÀ NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ ƠNG
1.1. Hành trình thơ Chế Lan Viên
1.1.1. Giai đoạn sáng tác trước năm 1945
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại xã Cam
An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ
bằng Thành chung thì thơi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn,
Bình Định là q hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu
ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13
tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay
nhan đề Điêu tàn (xuất bản năm 1937), là lời tuyên ngôn nghệ thuật của
"Trường Thơ Loạn" do ông và Hàn Mặc Tử lập ra. Từ đây, cái tên Chế Lan
Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử,
Yến Lan, Quách Tấn lập ra nhóm thơ được người đương thời gọi là "Bàn
thành tứ hữu" của Bình Định. Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội,

sau đó vào Sài Gịn làm báo, rồi ra Thanh Hố, quay về Huế dạy học. Năm
1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao và sau đó viết tập bút kí triết luận
Gai lửa. Nhưng rồi mọi con đường kiếm tìm của nhà thơ đều rơi vào bế tắc
trước tình hình đất nước lúc bấy giờ. Chế Lan Viên lạc vào các triết học duy
tâm và các tơn giáo siêu hình. Đó thực là một cơn mơ khó tỉnh, như sau này
ơng nhìn lại:
Tơi ở đâu? Đi đâu? Tơi đã làm gì?
Đời thấp thoáng sau những trang sách Phật
Đất nước đau dưới gót bầy ngựa Nhật
Lạc giữa sao trời, tơi vẫn cịn mê…
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi)


6

Điêu tàn bao gồm 36 bài thơ. Điêu tàn ra đời nằm trong dòng thơ mới
lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn vốn ghét cái thường tình, cái thơng tục, mà so
với các nhà thơ đương thời, Chế Lan Viên là người ít chịu đựng cái lẽ thường
tình hơn ai hết, hơn cả Hàn Mạc Tử là người cùng Chế Lan Viên khởi xướng
trường thơ Loạn. Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam đã nói Chế Lan Viên
đã xuất hiện trong làng thơ đương thời “như một niềm kinh dị”. Bởi Điêu tàn
đã đã dựng lên một thế giới riêng, một thế giới “đầy sọ người, đầu rơi, xương
vỡ, máu trào”.
Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng
Nút bao dòng huyết đẵm khí tanh hơi
Tìm những “miếng trần gian” trong tủy cạn
Rồi say sưa, vang cất tiếng reo cười.
(Xương khơ)
Ngồi việc mô tả một thế giới ma quái như thế, giai đoạn này Chế Lan
Viên cịn có nhiều bài thơ miêu tả quá khứ và hiện tại của nước non Chàm

như hai bức tranh tương phản. Khung cảnh của nước Chàm rạng rỡ thanh
bình năm xưa:
Đây những cảnh thái bình trong Chiêm quốc
Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui.
Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng,
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh.
Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng,
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.
(Trên đường về)
Và sự đổ nát, chán chường theo thời gian và theo cả trí tưởng của
thi nhân:


7

Đây những tháp gầy mịn vì mong đợi,
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sơng vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.
(Trên đường về)
Điêu tàn thể hiện nỗi buồn, luyến tiếc những ngày đã qua, sự chán nản,
thất vọng không những cho số phận của một con người, một làng quê mà cả
một nước Chàm. Qua đó thể hiện sự thất vọng của chung tầng lớp trí thức
đương thời, tố cáo xã hội bóp nghẹt con người, khơng cho con người tìm thấy
ý nghĩa của sự sống. Bất lực trước thực tại, con người chạy trốn vào mộng
tưởng, vào vũ trụ nhưng bất thành:
Ơi biết làm sau cho ta thốt khỏi
Ngồi cơi ta ngập chìm trong bóng tối

Cho linh hồn vụt đến xứ trăng mây
Mà sáp nhập vào tuổi tên cây cỏ.
(Cõi ta)
Chế Lan Viên nhìn cuộc đời q tối tăm, ơng muốn xa lánh cõi trần
gian, muốn tạo hóa trả về Chiêm quốc. Ông sống giữa cuộc đời nhưng hồn lại
hướng về thế giới khác xa xôi, bởi ông cho rằng hiện tại là nguyên nhân gây
ra một sự chết chóc điêu tàn:
Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và hiện tại biết cùng chăng hỡi bạn
Cũng đương chôn lặng lẽ những ngày xuân.
(Những nấm mồ)
Căn cứ toàn bộ sáng tác của Chế Lan Viên thời kỳ này, có thể thấy Chế
Lan Viên đã chọn cho mình một khách thể miêu tả mang đầy tính hư cấu,
tưởng tượng, siêu hình, khác xa với nhiều nhà thơ mới đương thời. Chế Lan


8

Viên đã dựng lên một nước non Chàm hoang tàn đổ nát. Ở giai đoạn này, tuy
Chế Lan Viên không có bài thơ nào viết riêng về thơ, nhưng rải rác đây đó
trong tập Điêu tàn, chúng ta có thể thấy có một số câu đã thể hiện khá đậm
quan niệm của ông về thơ.
Đối với ông, thi sĩ phải là người thốt ly triệt để thực tại để tìm giải
thốt ở cõi siêu hình bất tận:
Hãy cho tơi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.
(Những sợi tơ lịng)

Đối với ơng, cảm xúc thẩm mỹ lẫn đối tượng thẩm mỹ của thơ chính là
nỗi đau khổ khơn cùng của thi nhân trên cõi trần gian.
Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian.
(Tạo lập)
Vì u buồn là những đoá hoa tươi
Và đau khổ là chiến công rực rỡ.
(Đừng quên lãng)
Với một quan niệm về thơ như vậy, lại gặp mảnh đất Bình Định có
thành cổ Đồ Bàn cùng những ngọn tháp Chàm chứng tích của một dĩ vãng
đau thương, uất hận, thơ Chế Lan Viên càng ngày lạc sâu vào cõi siêu hình,
đến mức ơng phải hoảng loạn thốt lên:
Có ai khơng nắm giùm tay ta lại!
Hãy bẻ giùm cán bút của ta đi !
Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi
Đầy hơi thịt, yêu ma cùng xác chết.
(Tiết trinh)


9

Và ơng nghi ngờ chính sự tồn tại, hiện hữu của mình Ai bảo dùm: Ta
có, có ta khơng?
Cũng chính quan niệm “làm thơ là làm sự phi thường”, quyết không đi
lại những con đường của các nhà Thơ mới thời ấy đã khiến cho Điêu tàn trở
thành hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử thơ ca dân tộc. Ngay từ lúc
ấy, chính Chế Lan Viên đã ý thức được sự cô đơn trên nẻo đường riêng của
thơ mình:
Đường về thu trước xa lắm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi.

Điêu tàn là tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên, những sáng tác đầu tay
bao giờ cũng rất quan trọng đối với nhà thơ, tuy mới bước vào làng thơ nhưng
Chế Lan Viên đã tạo nên một thế giới nghệ thuật khác lạ. Đó là thế giới u linh
đầy những hồn ma, bóng quế, hư hư, ảo ảo, cùng với sự suy tàn của đất nước
Chiêm thành. Có thể cảm nhận chung về cái tơi trữ tình trong sáng tác của
Chế Lan Viên giai đoạn này là cái tơi siêu hình mang màu sắc triết lý, chối bỏ
thực tại ca ngợi cái buồn, cái hư vơ. Ơng thốt lên:
Với tôi tất cả điều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.
(Xuân)
1.1.2. Giai đoạn sáng từ năm 1945 đến 1980
Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với Xuân Diệu, Huy Cận…
Chế Lan Viên hịa mình vào cuộc sống chung của dân tộc, một khung trời
mới mở ra cho thơ ca nói chung và thơ của Chế Lan Viên nói riêng. Thơ của
Chế Lan Viên hồi sinh mạnh mẽ. Ông có những bài thơ thể hiện rung cảm về
cuộc sống, con người trong kháng chiến cũng như trong đấu tranh thống nhất
và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn này sáng tác của Chế Lan Viên rất
phong phú, ông cho ra đời 7 tập thơ gồm Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa,
Hoa ngày thường - chim báo bão, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người, Hái


10

theo mùa, Hoa trên đá với hơn 300 bài thơ và 7 bài tập văn xuôi lý luận
(Thăm Trung Quốc, Những ngày nổi giận, Nói chuyện văn thơ, Phê bình văn
học, Vào nghề, Suy nghĩ và bình luận, Bay theo đường dân tộc đang bay). Mở
đầu giai đoạn sáng tác này là tập thơ Gửi các anh được tác giả sáng tác trong
thời kỳ kháng chiến cống Pháp, tập thơ này thể hiện sự băn khoăn, chuyển đổi
tâm hồn thơ của Chế Lan Viên:
Xóm nghèo đơi mắt rung rinh,

Nhìn ra non nước thấy mình nằm trong.
Xóm nghèo nằm giữa núi sơng,
Bao la đất mẹ bọc lịng xóm con.
Mẹ đau con cũng chung buồn,
Khi vui mẹ hát lòng con cũng cười...
(Đời xóm nhỏ)
Tiếng cười bắt đầu xuất hiện trong thơ của Chế Lan Viên, báo hiệu sự
hồi sinh của hồn thơ từng lạc quá sâu vào cõi siêu hình.
Chiều nay con ra trận,
Lịng mẹ thương
Nhưng thơi tình chẳng bận
Đi đi, mẹ lắng tin chờ.
(Đưa con ra trận)
Chế Lan Viên xúc động trước tình cảm của người mẹ, tiễn con lên
đường đi kháng chiến, Đưa con ra trận, Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm. Nếu
như ở Điêu tàn, ông thể hiện cái tơi siêu hình mang màu sắc triết lý, thì ở Gửi
các anh tác giả hịa mình vào cuộc sống của nhân dân cảm nhận vẻ đẹp,
những hy sinh to lớn và tình cảm cao quý của nhân dân. Từ đây, thơ Chế Lan
Viên bước đầu đã hình thành một cái tơi trữ tình kiểu mới đó là cái tơi trữ tình
chính trị, mang khuynh hướng sử thi. Tiếp theo Gửi các anh là tập thơ Ánh
sáng và phù sa bao gồm 69 bài thơ được sáng tác trong giai đoạn 1955-1960


11

tác giả thể hiện rõ lòng tin yêu vào Đảng, biết ơn Bác Hồ và hòa cùng vào
cuộc đấu tranh chung của dân tộc:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy nghìn núi, trăm sơng diễm lệ.
(Chim lượn trăm vịng)

Cuộc sống mới trên miền Bắc sau 1954 đã làm thay đổi mạnh mẽ tâm
hồn thơ của Chế Lan Viên, ông bắt đầu ca ngợi đất nước bằng một bức họa
nhiều màu sắc và thấm đượm tình người:
Thêm một ngày cho rừng biến thành than
Cho lớp đất phù sa thành sữa luá
Cho lá dâu non dệt thành tơ lụa
Cho lưỡi liềm cong mặt nguyệt căng tròn.
Giải quyết được vấn đề riêng, chung ở tập thơ Ánh sáng phù sa, Chế
Lan Viên đưa thơ mình xơng ra mặt trận. Các tập thơ Hoa ngày thường chim báo bão, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người thể hiện tinh thần tiến
lên phía trước của một nhà thơ Cách mạng. Trước tiên, ông thể hiện tình u
Tổ quốc bằng tình cảm biết ơn Bác:
Ơi! Giữa lòng ta, Bác đến đến tự hồi nào?
Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc
Mỗi buổi sáng, nhìn lòng ta, ta thấy Bác,
Nước mắt giàn, ta cảm hết ơn sâu.
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tơi)
Vì tình u Tổ quốc thiêng liêng cao cả, nhà thơ sẵn sàng hy sinh tất cả:
Ôi! Tổ quốc ta, yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng!
Ơi Tổ quốc ! nếu cần ta chết
Cho mỗi ngơi nhà, ngọn núi, con sông.
(Sao chiến thắng)


12

Yêu Tổ quốc, gắn liền với tình yêu quê hương, ca ngợi q hương.
Tình u làm đất lạ hóa q hương - tình u q hương đã được ơng nâng
tầm thành triết lý:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.
(Tiếng hát con tàu)
Chế Lan Viên nâng tầm vóc người làm thơ lên một tầm cao mới:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng,
và hạ trực thăng rơi.
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Giai đoạn sáng tác này Chế Lan Viên thể hiện rõ nét nhất cái tơi trữ tình
chính trị, mang đậm tính sử thi và tính triết lý. Hai tập thơ Hái theo mùa, Hoa
trên đá được sáng tác sau năm 1975 khi đất nước hịa bình thống nhất, lịch sử,
xã hội có nhiều biến động lớn. Thơ ca thời kỳ này chưa có những điểm mới mà
vẫn cịn mang dư âm của hai cuộc chiến tranh, vẫn cịn bị gị bó theo khuynh
hướng sáng tác sử thi, mặc khác chế độ bao cấp, khuynh hướng bảo thủ trì trệ
kìm hãm sự phát triển của thơ ca. Thơ Chế Lan Viên thời kỳ này vẫn còn mang
đậm âm hưởng của chiến thắng, chất trữ tình tiếp tục được thể hiện, tuy nhiên
Chế Lan Viên bắt đầu ý thức được giới hạn của chính mình:
Đời ngồi tuổi năm mươi
Mong gì hương sắc lạ
Mọc chùm hoa trên đá
Mùa xuân đâu chịu lùi.
(Mùa xuân đâu chịu lùi)
Chính những vần thơ trên báo hiệu cho sự cảm nhận về qui luật cuộc
sống, tạo ra mạch cảm xúc mới, nguồn cảm hứng mới mà Chế Lan Viên thể
hiện qua những trang Di cảo.


13

1.1.3. Giai đoạn sáng tác cuối đời
Từ năm 1980 đến cuối đời, Chế Lan Viên sáng tác rất nhiều bao gồm

tập thơ Ta gửi cho mình, 3 tập Di cảo do Vũ Thị Thường tập hợp với hơn 569
bài thơ và 3 tập văn xi, tiểu luận, phê bình (Từ gác Khuyê văn các đến
quán Trung tân, Nghĩ cạnh dòng thơ, Ngoại vi thơ). Có lẽ giai đoạn này ơng
đã ý thức được qui luật nghiệt ngã của cuộc đời đó là quy luật “sinh, lão,
bệnh, tử” cho nên những sáng tác của Chế Lan Viên thường bộc lộ sự giãi
bày, tự vấn một cách chân tình. Chế Lan Viên ln ý thức được vai trị quan
trọng của nghệ thuật đối với cuộc sống và qui luật muôn đời của tạo hóa mà
bản thân ơng khơng nằm ngồi nó. Vì lẽ đó, đến 3 tập Di cảo giọng điệu thơ
ơng đã thay đổi, chất sử thi nhạt dần, nhường chỗ cho chất đời tư thế sự.
Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm,
Tiếng hát lẫn với im lìm của đất,
Vườn lặng im mà thơm mùi mít mật
Cịn hơn anh rồ giọng hát vang ngân
(Giọng trầm)
Chính sự tự nhận thức, nghiền ngẫm về bản thân đã giúp Chế Lan Viên
khơng rơi vào ảo tưởng. Ơng quan niệm mỗi câu thơ đều vượt lên chính mình
và ơng sống với sức mạnh của lịng nhân hậu, sự u đời vì thế tâm hồn ông
nhà thơ càng trở nên thanh cao hơn.
Sau anh cịn mênh mơng nhân loại
Đừng nghĩ mình là người đi cuối
Phải để dấu chân, nhành cây, viên sỏi…
Cho người theo sau không cô đơn.
(Sau anh)
Chế Lan viên băn khoăn suy nghĩ nhiều về “sự sống” và “cái chết”,
Ơng khơng tuyệt vọng mà ln nghĩ những ngày cịn sống là những ngày có
ích cho mai sau. Ơng sáng tác rất nhiều, những sáng tác của ông luôn trăn trở
về đời, về thơ nên những trang thơ của ông càng da diết




×