Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------*--------------

VI THỊ THANH HUỆ

ĐẶC ĐIỂM KÝ CỦA HỒNG PHỦ NGỌC
TƯỜNG
DƯỚI GĨC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HÀ VĂN ĐỨC

1


HÀ NỘI - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------*--------------

VI THỊ THANH HUỆ

ĐẶC ĐIỂM KÝ CỦA HỒNG PHỦ NGỌC
TƯỜNG
DƯỚI GĨC NHÌN THỂ LOẠI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2011

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 7
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ................................................................ 9
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 10
NỘI DUNG ................................................................................................. 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ KÍ - THỂ KÍ TRONG SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ................................... 11
1.1. Khái quát về thể kí ........................................................................... 11
1.1.1. Sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam ...... 11
1.1.2 Những quan niệm khác nhau và đặc trưng của kí văn học ............. 14
1.2. Kí trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường....... 19
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ
Ngọc Tường .......................................................................................... 19
1.2.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường - từ con người đến trang kí .................... 24
1.2.2.1 Con người nhập thế sôi nổi, đầy trách nhiệm với đời .............. 24
1.2.2.2. Bản lĩnh sống, bề dày kinh nghiệm của người cầm bút .......... 26
1.2.2.3. Cái tâm của con người cháy hết mình trong những trang viết ...... 27
Chương 2: HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

QUA BÚT KÍ CỦA HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ............................... 29
2.1. Thiên nhiên qua trang kí của Hồng Phủ Ngọc Tường ................. 29
2.1.1 Thiên nhiên trong kí của HPNT là bức tranh tươi đẹp, giàu có với
những phát hiện độc đáo ........................................................................ 29
2.1.2. Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người ........................ 38
2.2. Hiện thực đời sống con người trong ký của Hoàng Phủ
Ngọc Tường........................................................................................... 44

3


2.2.1. Hiện thực đời sống con người trong chiến tranh và trong hồ bình .... 44
2.2.2. Chân dung các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, giới trí thức
nghệ nhân, nghệ sĩ ................................................................................. 65
2.3. Văn hoá, lịch sử đất nước qua những trang kí của Hồng Phủ
Ngọc Tường ............................................................................................. 71
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG BÚT KÍ
CỦA HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG........................................................ 78
3.1. Cái tơi trữ tình tài hoa, lịch lãm, mê đắm ....................................... 78
3.2. Nhìn nhận thiên nhiên, cuộc sống, con người, dưới góc độ
văn hố thẩm mỹ, lịch sử, triết học ........................................................ 82
3.3. Nghệ thuật so sánh liên tưởng phong phú, độc đáo ........................ 94
3.4. Thế giới biểu tượng phong phú mang giá trị nghệ thuật cao ......... 96
3.5. Ngôn ngữ giọng điệu tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc ...................... 104
KẾT LUẬN ............................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 115

4



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong văn xi, thể kí văn học đã xác lập cho mình một vị trí quan
trọng bởi những đặc điểm khả năng có tính ưu trội của mình. Là thể loại cơ
động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực đời sống song kí văn
học rất kén người sử dụng. Kí văn học là sân chơi thử sức cho mọi nhà văn
nhưng dùng kí để viết cho hay cho ấn tượng là khơng dễ. Kí đã lơi cuốn khơi
gợi lịng tin nơi độc giả bằng việc phản ánh chân thật hiện thực đời sống ở
những khía cạnh tiêu biểu, ở tính có vấn đề “tác phẩm kí vừa có khả năng
đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói
vang xa sâu sắc của nghệ thuật”[32,Tr.184]. Khơng chỉ có vậy, kí khơng gị
bó người viết trong một phương thức biểu hiện mà mở rộng khả năng sáng tạo
của nhà văn – khơi mạch nguồn vô tận của sự sáng tạo, của cảm xúc con
người. Khám phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan
niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc
con người…ta có thể thấy, kí là nơi gặp gỡ của những nhân tố: trí tuệ và cảm
xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực…
Hồng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những tác giả tiêu biểu
có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam. Nắm bắt được thế mạnh của kí và như là dun kì ngộ, HPNT đã
tìm thấy thể loại phù hợp để chuyển tải hết những cảm xúc suy tư trăn trở của
một đời cầm bút. Điều đáng ghi nhận với một tác giả không phải là ở khả
năng có thể sáng tác ở nhiều thể loại văn học mà là phần đóng góp thật sự của
người viết dù chỉ là với một thể loại văn học duy nhất. HPNT cũng trong
trường hợp như vậy, là nhà văn thể nghiệm sáng tác ở nhiều thể loại: truyện
ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể loại nào ơng cũng gặt hái được những thành
công nhất định nhưng nhắc đến sáng tác của ông đầu tiên người ta thường nhớ

5



tới là các tác phẩm kí đầy ám ảnh có sức lay động lòng người. Hiện thực thời
đại HPNT sinh sống có nhiều biến động và đổi thay, với cuộc chiến tranh gợi
lên bao kí ức đau buồn có, hào hùng có, đó là hiện thực đời sống sau chiến
tranh từng ngày thay da đổi thịt bởi công cuộc đổi mới tư duy, ý chí quyết tâm
thay đổi phát triển hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc của con người.
Cuộc sống như bức tranh muôn màu bên cạnh sự phát triển con người phải
đối mặt với muôn vàn thách thức. Là thư kí trung thành của thời đại trên cuộc
hành trình sáng tác của mình, HPNT lựa chọn gắn bó với kí để phản ánh
những sự kiện của đời sống trên tinh thần tơn trọng sự thật, góp phần dự báo
những nguy hiểm đe dọa con người, góp phần thay đổi bỏ đi những sai lầm
trong nhận thức hướng tới giá trị tốt đẹp của đời sống. Kí của HPNT được coi
là những sáng tạo tiêu biểu gắn liền với quá trình vận động phát triển của văn
học với hiện thực đấu tranh, xây dựng, phát triển của đất nước, dân tộc, con
người Việt Nam hiện đại.
Phần lớn các tác phẩm được HPNT viết ra đều được đánh giá là xuất
sắc và được cơng chúng nồng nhiệt đón nhận. Từ những trang kí sục sơi tinh
thần đấu tranh của một thời tuổi trẻ sống trong vùng tạm chiếm, phản ánh
những dịng cuộn xốy của số phận lịch sử dân tộc trong chiến tranh, những
trăn trở suy tư trước những đổi thay của đời sống thường nhật cho đến những
trang kí sâu nặng một tình u trước vẻ đẹp của từng mảnh đất, dịng sơng,
ngọn cỏ nhành cây của đất nước quê hương – nơi nhà văn từng đặt dấu chân
qua. Trang viết nào của HPNT cũng ánh lên ngọn lửa của niềm đam mê đắm
say yêu lắm cuộc sống con người. Ngọn lửa ấy luôn thường trực trong tâm
của HPNT đã và đang được nhen nhóm thắp lên trong lịng độc giả, những ai
đọc, u kí của HPNT.
Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của HPNT có ý kiến cho
rằng: “ Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được


6


tổng hợp từ vốn tri thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…tất
cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài
hoa”[68, tr197] Trong kí của HPNT hội tụ đủ những vẻ đẹp giá trị đó.
Lí do của việc lựa chọn đề tài này bởi vì chúng tơi là giáo viên dạy môn
Văn ở THPT. Sách giáo khoa lớp 12 có in tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dịng
sơng? là một trong những tác phẩm kí xuất sắc nhất của HPNT nói riêng và
trong nền văn học nước ta nói chung. Khơng phải ngẫu nhiên mà tác giả của
Ai đã đặt tên cho dịng sơng? từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là
“một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”. Tác phẩm
lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã nhận được sự
hưởng ứng, thích thú của nhiều giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một tác
phẩm hay đôi khi lại không dễ dạy, không dễ học. Vì thế, bên cạnh những
thích thú, u mến nhất định, nhiều thầy, cơ giáo và học sinh cịn gặp khó
khăn trong cách cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài kí. Đi nghiên cứu sâu về
kí của HPNT sẽ hỗ trợ chúng tơi rất nhiều trong q trình giảng dạy bộ mơn ở
THPT. Đồng thời, xuất phát từ tình cảm yêu mến trân trọng tài năng và tâm
hồn nhà văn, ấn tượng với sự linh hoạt hiện đại của thể kí trong nền văn xi
hiện đại chúng tơi đã lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài: Đặc điểm kí của
HPNT dưới góc nhìn thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay các cơng trình nghiên cứu về HPNT khá phong phú và nhiều
cấp bậc, từ các cơng trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí cho đến luận
văn, luận án tiến sĩ. Hầu hết các bài viết công trình đều thể hiện sự dày cơng
và nghiêm túc trong nghiên cứu và bày tỏ tình cảm đặc biệt mến mộ tài năng,
tâm hồn của HPNT đã được thể hiện qua những sáng tác của ơng.
Tạp chí sơng Hương đã đăng tương đối nhiều bài viết liên quan đến
sáng tác của HPNT như: Về một nét đẹp trong phong thái con người xứ Huế

của Trần Hoàng; Thiên nhiên và con người Huế trong kí Hồng Phủ Ngọc

7


Tường của Đông Hà; Thế giới cỏ dại trong văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường
của Lê Thị Hường; Hoàng Phủ Ngọc Tường – một tâm hồn Huế của Đặng
Nhật Minh; Kí văn hố của Hồng Phủ Ngọc Tường của Trần Thuỳ Mai; Một
số hình ảnh biểu tượng trong kí Hồng Phủ Ngọc Tường của tác giả Trần Thị
Thu Nga…Tạp chí Cửa Việt có đăng cơng trình nghiên cứu khoa học của Ngơ
Minh Hiền với tiêu đề: Hồng Phủ Ngọc Tường văn hố qua cái nhìn lịch sử;
Tác giả Lê Đức Dục có bài: Hồng Phủ Ngọc Tường – Con người “lễ độ với
thiên nhiên”… Nhìn chung, đọc tiêu đề các bài viết ta đã có thể phần nào
hình dung giá trị của những sáng tác cũng như vẻ đẹp tâm hồn của tác giả
HPNT. Các bài viết thể hiện sự tìm tịi nghiên cứu cơng phu, sự am hiểu sâu
sắc sáng tác của HPNT ở một trong những khía cạnh như: thiên nhiên, chất
Huế, hình ảnh biểu tượng, yếu tố văn hố, tâm linh, tính cách…Đó là những
phát hiện đặc sắc có giá trị chiều sâu song chưa thực sự mang tính bao quát.
Hiện nay, tương đối nhiều sinh viên học viên ở một số trường đại học
lựa chọn nghiên cứu các sáng tác của HPNT để làm luận văn, luận án, như:
Kí Hồng Phủ Ngọc Tường của Nguyễn Thị Bích Ngọc (Luận văn thạc sĩ
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002); Chất trữ tình trong
kí của Hồng Phủ Ngọc Tường của Lương Thị Hiền (Khố luận tốt nghiệp
trường Đại học Sư phạm Hà Nội,2004); Bút kí Hồng Phủ Ngọc Tường của
Phạm Thị Lan Anh (Khố luận tốt nghiệp trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2005); Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
của Lê Thị Hồng Minh (Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, 2006); Văn xi Nguyễn Tn và Hồng Phủ Ngọc
Tường từ góc nhìn văn hố của Ngơ Minh Hiền (Luận án tiến sĩ Ngữ văn,
Viện Văn học, 2009)…

Đi tìm hiểu vấn đề chúng tơi thấy ở mỗi cơng trình nghiên cứu đều ghi
nhận giá trị từ những trang kí của HPNT cũng như đóng góp của ơng đối với
thể kí nói riêng và văn học nói chung. Khi đọc qua tên đề tài ta cảm tưởng

8


như có sự trùng lặp nội dung nhưng thực chất ngồi những vấn đề mà mọi
cơng trình đều thừa nhận, chung quan điểm khi đánh giá, ta cần ghi nhận có
những cố gắng tìm tịi phát hiện riêng trong mỗi cơng trình. Chính điều đó đã
bồi đắp cho kí của HPNT những giá trị mới, mở ra nhiều cánh cửa để bạn đọc
tiếp cận với tác phẩm kí của ơng. Nghiên cứu đặc điểm kí của HPNT dưới góc
nhìn thể loại không phải là vấn đề thực sự mới mẻ song là điều cần thiết bởi ở
mỗi đề tài đều đem lại cơ hội tiếp cận, nghiên cứu sâu vấn đề cho người tham
gia nghiên cứu. Đây là điều kiện giúp ta đi sâu hiểu đặc trưng làm nên giá trị
độc đáo cho thể kí bằng những lí luận, thống kê mang tính khoa học.Việc
nghiên cứu này cũng giúp ta có cái nhìn tổng thể tồn diện về giá trị tác phẩm
kí của HPNT cũng như tìm thấy những giá trị mới trong tác phẩm của ông.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Chất trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích
thực, những nhân tố mới làm nên giá trị và phong cách riêng cho kí của
HPNT khi soi chiếu dưới góc độ đặc trưng thể loại là những vấn đề cơ bản mà
luận văn lựa chọn trình bày.
Kí của HPNT khơng phải là một thể loại thuần nhất. Trong sáng tác của
ông ghi nhận có sự giao thoa, thâm nhập của nhiều tiểu loại khác nhau như:
tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm, truyện kí…Nhắc đến ơng độc giả thường chú ý
nhiều đến bút kí – tiểu loại đem đến khơng chỉ áp đảo về số lượng mà còn ở
giá trị nội dung và nghệ thuật phong phú độc đáo của chúng. Luận văn chủ
yếu tập trung nghiên cứu khảo sát nhàn đàm, bút kí của HPNT gói gọn trong
các cuốn: Tuyển tập Hồng Phủ Ngọc Tường tập 1 (Nhàn đàm); Tuyển tập

Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 2 (Bút kí); Tuyển tập Hồng Phủ Ngọc Tường
tập 3 (Bút kí), Nhà xuất bản Trẻ, 2002.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu so sánh - liên hệ đối chiếu.

9


- Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc.
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp liên ngành.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thể kí, thể kí trong sự nghiệp sáng tác của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Chương 2: Hiện thực cuộc sống con người và thiên nhiên qua bút kí
của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Chương 3: Một số đặc sắc nghệ thuật trong kí của Hồng Phủ Ngọc Tường

10


NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ THỂ KÍ - THỂ KÍ TRONG SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
1.1. Khái quát về thể kí
1.1.1. Sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam

Hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn kí
có từ bao giờ? ra đời đầu tiên ở đâu? mà chỉ dừng lại ở những nhận định dè
dặt cho rằng những hình thức ghi chép có tính chất kí đã xuất hiện từ rất sớm
gắn liền với sự xuất hiện của chữ viết. Đó là hiện tượng phổ biến trong mọi
cuốn sách cổ ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe lưu truyền trong dân
gian. Ở thời kì “văn - sử - triết bất phân” công việc ghi chép vừa là sử học
vừa là văn học đồng thời còn thể hiện những tư tưởng triết học. Phạm vi đề tài
của luận văn không đi sâu vấn đề vừa nêu trên mà đi tìm hiểu vài nét sơ lược
về sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam, giúp người
viết có cái nhìn hệ thống về sự phát triển của thể kí, đó là sự phát triển có tính
chất kế thừa, tiếp nối truyền thống và sự có sự sáng tạo cho phù hợp với xu
thế phát triển của thời kì mới.
Ở Việt Nam, nếu tính cả một số thể có tính chất vay mượn từ Trung
Quốc như bi, kí, tự, bạt…kí xuất hiện từ thời Lí, Trần, càng về sau các tác
phẩm càng trở nên phong phú, sáng tạo và có giá trị. Nửa cuối thế kỉ XVIII và
đầu thế kỉ XIX, hoàn cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc, hiện
thực đời sống vô cùng phong phú. Đây cũng là thời kì ghi nhận sự phát triển
sơi động của đời sống văn học. Nền văn học dân tộc thuộc ý thức hệ phong
kiến đạt đến đỉnh cao. Văn chương lúc này khơng chỉ phản ánh hiện thực bên
ngồi mà còn thể hiện sâu sắc đời sống tâm hồn của con người. Liên quan đến
yêu cầu thời đại và ý thức xã hội mới nền văn học đã đặt ra yêu cầu phải có
những loại thể mới phù hợp với nội dung đang cần phản ánh cùng với quan

11


điểm thẩm mỹ, trình độ tác giả đang ngày càng nâng cao…và kí là sự lựa
chọn phù hợp. Từ đó đã cho ra đời một số tác phẩm kí tiêu biểu như: Vũ trung
tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, có những tác phẩm kí đến từ ghi chép lịch sử như:
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn

Trãi, Hồng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia văn phái…Dù các tác phẩm là
những ghi chép mang tính lịch sử nhiều song là những tác phẩm giàu tính
nghệ thuật, có giá trị về mặt tư tưởng, thẩm mĩ.
Sang thế kỉ XX, với những biến động lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội sâu
sắc diễn ra trên toàn thế giới giai đoạn đầu thế kỉ đã tạo nên sự phát triển có tính
chất bùng nổ của kí. Sự bùng nổ ấy cũng chính bởi khả năng phản ánh hiện thực
một cách sinh động, linh hoạt, nhạy bén, tính thời sự cập nhật của chúng.
Sự phát triển của báo chí và cơng nghệ in ấn sau này cũng là điều kiện
quan trọng cho kí phát triển ngày càng mạnh mẽ để trở thành thể loại mới
năng động bám sát cuộc sống, phản ánh toàn bộ sự phong phú đa dạng của
đời sống đang xảy ra một cách trực tiếp. Có nhà nghiên cứu cho rằng: tác
phẩm kí được viết bằng Việt văn được mở đầu từ thập niên đầu thế kỉ XX bởi
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Nhưng có ý kiến lại cho rằng: “tác phẩm
“Chuyến đi Bắc kì năm Ất Hợi ” đã mở đầu cho thể loại văn hồi kí, kí sự
tiếng Việt”[59, tr.34-49].
Đầu thế kỉ XX trước hiện thực lịch sử đầy sôi động kí đã thể hiện được
vai trị đấu tranh chính trị của mình. Những năm 1930-1945, kí để lại dấu ấn
với một số tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực trong sáng tác của một số tác
giả như: Ngô Tất Tố với Việc làng; Tập án cái đình; Nguyễn Đình Lạp với
Ngõ hẻm ngoại ơ; Tam Lang với Tơi kéo xe;…các giá trị nội dung nghệ thuật
trong kí ngày một phong phú và nâng cao. Kí ln cắm rễ sâu trên mảnh đất
hiện thực để cung cấp tới bạn đọc những bức tranh chân thực nhất của đời
sống xã hội trong những năm tháng chiến tranh chống thực dân Pháp và sau
này là đế quốc Mỹ. Kí ngày càng thể hiện vị thế của mình đóng góp tích cực

12


cho cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc trên
mọi phương diện.

Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm ký có giá trị
nhất định như Truyện và ký sự của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Ký sự
Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tơ Hồi, Sống như anh của
Trần Đình Vân, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Họ sống và chiến
đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất lửa của Nguyễn
Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của Hồng Phủ Ngọc Tường v.v…Đó
thường là những trang kí ca ngợi nhân dân đất nước trên con đường đấu tranh
anh dũng vì độc lập tự do của dân tộc.
Sau khi chiến tranh chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi đất nước
thống nhất, sự phong phú nhiều chiều của hiện thực đời sống, chính sách cởi
mở của thời kì Đổi mới đã tạo điều kiện cho các cây bút thoả sức sáng tạo
song cũng đặt ra cho yêu cầu thách thức làm sao ở nhiều thể loại trong đó có
kí sự phản ánh kịp thời, phong phú đầy đủ và ở thế trực tiếp nhất hiện thực
phong phú sôi động ấy. Bản thân HPNT đã từng thú nhận: “một nhà văn
trong thời đại tôi, tôi tạm dịch nghĩa, là một tay chúa Chổm mang nợ đất
nước của mình cho đến chết”[15, tr.428]. Kí trong thời kì Đổi mới cũng đem
đến cho bạn đọc nhiều trải nghiệm thú vị. Nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách
đánh giá tình hình, Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn
mạnh: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật. Vấn đề
này đã liên quan trực tiếp và sâu sắc đến toàn bộ hoạt động sáng tác của thể
kí. Sự khởi sắc, cởi mở của hoạt động sáng tác tác phẩm kí theo tinh thần đổi
mới trước hết biểu hiện ở sự ra đời của các tác phẩm kí với những tìm tịi mới
về nội dung và sự phát triển đa dạng của phong cách, tiểu loại.... Nêu cao ý
thức trách nhiệm, tinh thần thẳng thắn, trung thực, các nhà viết kí đã dũng
cảm nhìn thẳng vào sự thật phong phú, phức tạp, phát hiện những vấn đề gai
góc của đời sống, khám phá hiện thực con người trên nhiều bình diện, nhiều

13



góc cạnh. Bên cạnh đó, họ tích cực đi vào các vấn đề nóng bỏng của cuộc
sống, mạnh dạn nói lên những thật cay đắng và gai góc trong xã hội mà trước
đó chưa nói tới và đã đem đến cho văn chương những cách nhìn mới về con
người về cuộc đời. Dù viết về vấn đề gì, các nhà viết kí thời kì Đổi mới đều
có ý thức đấu tranh cho sự tốt đẹp của cuộc đời, con người và đề cập vấn đề
về quan niệm sống, đến đạo đức, thẩm mĩ. Sự có mặt của kí ở mọi giai đoạn
văn học đã làm cho diện mạo văn học trở nên phong phú và đặc sắc hơn, góp
phần tạo dựng sức sống lâu bền của văn học trong lòng độc giả.
1.1.2 Những quan niệm khác nhau và đặc trưng của kí văn học
Từ khi bắt đầu xuất hiện kí được nhìn nhận như là một hình thức ghi
chép về sự thật đời sống. Tuy vậy, cũng “không thể coi viết kí là cơng việc
chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc” [29, tr.61], bởi trên thực tế vai trị
của người viết kí là vơ cùng quan trọng – Kí là ghi chép song “ghi chép cũng
địi hỏi vốn sống và tài năng như ở bất kì thể loại sáng tác nào khác” [54,
tr.137]. Vai trị của kí đối với đời sống xã hội và đời sống văn học là vô cùng
quan trọng nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu và thừa nhận. Chính vì vậy,
có nhiều quan niệm, cách đánh giá trái chiều về thể loại này.
Một số người có quan điểm “xem thường”, coi kí là một thể loại “thấp
kém” so với các thể loại khác. M.Gorki – cánh chim báo bão của nền văn học
hiện thực Nga, đã từng lên tiếng trực tiếp bày tỏ thái độ của mình cho rằng
quan niệm như vậy là “bất công và sai lầm”. Là nhà văn giàu kinh nghiệm
trong việc viết kí, Hồng Phủ Ngọc Tường (HPNT) cũng bày tỏ quan điểm sẽ
là “thiếu tín nhiệm”, là “thành kiến vơ lí” nếu xem: “kí là một loại thủ cơng
nghiệp mang tính chất gia cơng; thậm chí,nó là phương tiện để các nhà văn
của các thời đại “lấy ngắn ni dài”, nói chung, kí là sản phẩm văn học thứ
cấp (sous-literature)” [15, tr.164]. Trong bài viết Tôi viết nhàn đàm trên báo
Thanh niên mà Việt báo ghi lại, HPNT đã chia sẻ với bạn đọc: “Khi tôi đặt
chân ra Hà Nội (1973), làm quen với môi trường văn học ở ngồi ấy thì thấy

14



mọi người đánh giá rất thấp thể ký, cho rằng ký là một thể loại văn chương
thứ cấp (sour - littéraire), chỉ đáng để viết nhì nhằng trên báo chí, gọi là để
phản ánh kịp thời; còn nếu viết sâu hơn nữa thì khơng phải là ký. Tơi khơng
cơng nhận một cách nhìn thể ký như vậy. Tơi sẽ vừa viết đúng sự thật, vừa cố
gắng viết cho sâu” [94].
Trên con đường phát triển của lịch sử văn học dân tộc, thể kí đã khẳng
định được vai trị, khả năng thích ứng với tình hình thực tế của mình. Cũng có
khơng ít quan điểm khẳng định vị trí vai trị của kí trong đời sống xã hội và
đời sống văn học. Cho đến giờ có rất nhiều khái niệm được đưa ra. Có ý kiến
cho rằng: “Kí là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao
trùm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút kí, hồi kí, du kí, kí chính luận, phóng sự, tuỳ
bút, tản văn, tạp văn, tiểu luận (ét-xe)”[43, tr.5]. Theo từ điển thuật ngữ văn
học: “ Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học,
gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí
sự, nhật kí, tuỳ bút,…[35, tr.137]. Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với
nghề viết văn, nhà văn Tơ Hồi cũng ghi nhận: “Từ chỗ bắt đầu như chỉ là
những ghi chép có tính chất ghi chép tài liệu, kí đã trở thành một vũ khí lợi
hại của các nền văn học tiến bộ và cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù giai cấp”[33, tr.212]. Tóm lại, có ý kiến xoay quanh việc phân loại, xếp
nhóm cho kí, song cũng có ý kiến ghi nhận những đóng góp của kí trên mặt
trận đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội và sự phát triển của đời sống văn học, như
nhà nghiên cứu lí luận Hà Minh Đức thừa nhận: “Sự có mặt của các thể kí
văn học đã góp phần làm cho nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu
tính chiến đấu” [32, tr.325]. Khơng dừng lại ở việc phản ánh hiện thực cuộc
sống vốn như nó có ở thế trực tiếp nhất và ở những nét sinh động, tươi mới
nhất, kí cịn tạo ra khơng gian sáng tạo, ghi nhận nhiều sự tìm tịi sáng tạo
trong thi pháp. Có một khái niệm đã đẩy kí đi xa hơn khả năng phản ánh hiện
thực đưa kí về đúng địa hạt của chúng mà bấy lâu nay vơ tình bị lãng quên


15


hoặc chưa được hiểu đúng giá trị của chúng đó là: “Kí văn học là thể loại cơ
động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp
nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Tác phẩm kí vừa có khả năng
đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói
vang xa sâu sắc của nghệ thuật(…).Kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai
nhân tố quan trọng: Sự thật đời sống và giá trị nghệ thuật”[32, tr.323-325].
Các khái niệm được đưa ra không mang tính chất loại trừ nhau mà mang tính
chất bổ sung, mục đích giúp bạn đọc hình dung rõ nhất về thể loại này. Việc
chia ra các tiểu loại chỉ mang tính tương đối bởi giữa các tiểu loại ln có sự
“giao thoa, chuyển hoá” bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Về đặc trưng riêng của kí, việc tơn trọng tính chân thực, tính thời sự
của đối tượng miêu tả đã trở thành nguyên tắc đối với người viết kí. Hiện thực
đời sống được nói đến trong kí văn học phải mang tính chắt lọc, tập trung
song cũng rất cần bù đắp thêm cho hiện thực ấy những giá trị sáng tạo mới.
Sự bù đắp ấy cũng phải trong phạm vi cho phép có thể chấp nhận được theo
yêu cầu riêng cho thể loại. Tính chất tự do, phóng khống, linh hoạt của kí đã
giúp cho nhà văn có thể thực hiện được điều đó.
Vấn đề trên đã đặt ra thử thách cho người viết kí đó là vốn hiểu biết sâu
rộng phong phú về cuộc sống, năng lực chọn lọc, phản ánh những sự việc tiêu
biểu ở tính có vấn đề và mang giá trị nghệ thuật.
Không dừng lại ở cấp độ thơng tin, tính sự kiện, kí văn học cịn là nơi
cất lên tiếng nói của trái tim, của lương tri chuyển tải cảm xúc của con người
nên tư tưởng tình cảm của nhà văn đối với vấn đề đang được nói đến trong tác
phẩm là rất quan trọng. Tính chất chủ quan và trữ tình đậm nét trong thể văn
này. Như vậy, các tác phẩm kí đích thực là nơi hội tụ cái tâm và tài năng của
nhà văn ở đó cái tơi của nhà văn bộc lộ sâu sắc nhất rõ nét nhất chi phối mọi

phương diện nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.

16


Hiện thực khách quan phản ánh trong kí văn học được tái tạo thông qua
cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn. Mặc dù có điểm xuất phát từ hiện thực, song kí
văn học cho phép tác giả sử dụng thủ pháp hư cấu. Sự hư cấu ở đây khơng có
nghĩa là thêm thắt, bịa đặt vô căn cứ. GS. Hà Minh Đức đã từng đưa ra ý kiến
về vấn đề này như sau: “Trong tác phẩm kí văn học, “hư cấu nghệ thuật”
được vận dụng giới hạn trong khuôn khổ người thật việc thật và người viết có
thể hư cấu ở thành phần không xác định” [32, tr.190]. Trên cơ sở nắm được
cái lõi và bản chất của sự kiện vấn đề người viết vẫn có thể bồi đắp thêm
những chi tiết cho tác phẩm thêm phần sinh động. Sự hư cấu trên ngun tắc
tơn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả đó là một thách thức đối với
người viết kí song khi vượt qua được điều đó hư cấu mà vẫn giữ được tính
xác thực độ tin cậy của đối tượng, niềm tin cho độc giả đó sẽ là tín hiệu tích
cực của nghệ thuật.Với vấn đề hư cấu trong kí, HPNT là một trong số ít tác
giả làm được điều này và tạo nên nét riêng trong kí của ơng.
Do hướng đến những phạm vi thơng tin và nhận thức đa dạng, ký cũng
rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại. Một số tiểu loại thường
xuất hiện trong kí của HPNT là:
Hồi ký: đó là những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá
khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tư liệu
của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật
ký, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi ký có thể bị nhớ khơng
chính xác hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết. Ở tiểu loại này
HPNT thường chọn đề tài hồi kí về chiến tranh.
Bút ký: nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút, bút ký thiên về ghi lại
một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút

ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua
đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm xúc suy nghĩ của tác giả, mang
màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình

17


là thế mạnh của bút kí. Với tính chất phóng khống, tự do giúp cá tính độc
đáo của từng nghệ sĩ có cơ hội được bộc lộ đồng thời thúc đẩy khả năng sáng
tạo của nghệ sĩ nên bút kí là tiểu loại sử dụng nhiều nhất trong kí của HPNT,
kể cả trong những tác phẩm thiên về tiểu loại khác ta thấy vẫn phảng phất
màu sắc hơi hướng của bút kí.
Tùy bút: Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy
bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tơi của tác giả. Hình thức thể
loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy
việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày...Những chi tiết, con người
cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận
thức, đánh giá. HPNT kết hợp hài hoà tuỳ bút với tiểu loại khác trong trang kí
của mình nên đã dẫn đến hiện tượng hiện nay một số người lúng túng khi
trong một số trường hợp không biết nên xếp tác phẩm của ông vào loại tuỳ
bút hay bút kí.
Truyện ký: ngược lại với ký sự, thường tập trung cốt truyện vào việc
trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những
anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động
cách mạng.
Nhàn đàm: xét qua lướt qua tổng thể nhàn đàm là “bàn về những vấn
đề không quan trọng và khơng có trọng tâm”[58, tr704] song trên thực tế mọi
sự kiện vấn đề đều có tính vấn đề riêng của chúng. Bằng kinh nghiệm viết kí
của mình HPNT có bày tỏ quan điểm về tiểu loại này như sau: “Tơi nghĩ đến
chữ Nhàn đàm vì chẳng qua đó là những câu chuyện "trà dư tửu hậu", viết

với giọng pha đôi chút hài hước của một nhà văn nheo mắt nhìn cuộc đời…
tơi gọi Nhàn đàm là những "bút ký cực ngắn", chỉ hàm chứa một ý tưởng chủ
đạo, và được đăng ở Báo Thanh Niên. Nếu bảo rằng một mảng của sự nghiệp
văn chương của tôi là được trồng trọt trên mảnh đất của Báo Thanh Niên thì
đúng là như thế” [94]. Những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt không quan trọng

18


ấy lại chứa đựng bên trong sự phi lí bởi hành vi ứng xử của chính con người.
Trên tinh thần dân chủ cởi mở, với cách viết ngắn gọn súc tích, nhàn đàm của
HPNT phản ánh trung thực những thử thách nhức nhối đang đặt ra trong cuộc
sống, ở đó ông được nương theo dòng cảm xúc, suy nghiệm cuộc đời, gửi
gắm đến bạn đọc triết lí sống quan niệm nhân sinh giản dị mà sâu sắc.
Hiện nay nếu ta chỉ căn cứ điểm nào nổi trội trong tác phẩm để quy về
một thể loại nhất định sẽ là phiến diện bởi trên thực tế có sự giao thoa giữa
các thể loại. Thể kí trong sáng tác của HPNT có hiện tượng giao thoa khó
phân định rạch rịi giữa các tiểu loại. Một số tiểu loại chủ yếu xuất hiện
trong kí của HPNT: tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm, truyện kí…trong số đó HPNT
viết nhiều bền bỉ nhất vẫn là bút kí. Ngay cả tiểu loại nhàn đàm cũng được
HPNT coi là những bút ký thu nhỏ [94]. Sự chọn lựa không chỉ thể hiện tinh
thần kế thừa giá trị văn hoá văn học mà thế hệ đi trước tạo dựng, HPNT cịn
chọn bút kí bằng sự tinh tế, nỗi ưu tư thế sự, nhu cầu sáng tạo, và bằng cả
thái độ dũng cảm, tự tin vào khả năng sáng tạo của mình. Dù viết dưới hình
thức nào kí của ông vẫn là những bức tranh chân thực về đời sống qua đó tác
giả có dịp bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy tư, quan điểm của mình trước những
hiện tượng của đời sống. Dù viết nghiêng theo tiểu loại nào, kí của HPNT sẽ
là nơi gặp gỡ của những nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá
trị nghệ thuật đích thực.
1.2. Kí trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường

1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ
Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại
Huế. Nguyên quán ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Nhưng Huế có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời ông bởi HPNT đã từng
bộc bạch: “Huế là nơi tôi đã sinh ra, lớn lên, đã tranh đấu và chiến đấu, đã
yêu thương, đã sống một đời công dân và một cuộc đời riêng tư”[16, tr.31];

19


“Tôi đã đi cùng với Huế trong tận nỗi thuỷ chung của tâm hồn” [15, tr.93].
Huế - mảnh đất của sơng Hương, núi Ngự nên thơ, của điệu hị mái nhì mái
đẩy ngọt ngào sâu lắng, những lăng tẩm đền đài trầm tư in dấu tháng năm
chứa đựng trong chúng bao giá trị văn hoá tinh thần…tất cả in đậm trong tâm
trí HPNT trở thành gốc rễ máu thịt tự lúc nào. Mẹ cha sinh ra hình hài, văn
hố xứ sở nơi con người sinh ra lớn lên trao tặng cho họ diện mạo tinh thần.
Phải chăng, xứ Huế đã ban tặng cho HPNT diện mạo tinh thần, làm nên “chất
Huế”, “tính cách Huế”, “diện mạo tinh thần Huế” trong cuộc sống đời
thường cũng như trong sáng tác của ông. Nói vậy, ta cũng khơng thể phủ nhận
trong ơng cịn có tinh thần bền bỉ, quyết liệt, đầy khí phách của dịng máu đất
Quảng - q nội của ơng.
HPNT từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gịn khố 1- Ban ViệtHán (1960), là cử nhân Triết học Đại học Văn khoa Huế (1964) tham gia dạy
Việt Văn tại trường Quốc Học Huế (1960-1966). Thời gian học tập giảng dạy
đã mở ra cơ hội cho HPNT trau dồi lượng tri thức lớn về mọi lĩnh vực của đời
sống, ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho - Phật - Đạo của triết học phương
Đông; tư duy biện chứng, chủ nghĩa Hiện sinh (Existentialism) của triết học
phương Tây.
Thời đại HPNT sống là thời đại lịch sử dân tộc đang có những bước
chuyển mình lớn lao đã đánh thức thế hệ trẻ Việt Nam một thời trong đó có

ơng. Từ năm 1963 ơng tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên và trí thức
yêu nước ở Huế với cương vị Tổng thư kí Tổng hội sinh viên Huế. Tầng lớp
trí thức văn nghệ sĩ miền Nam thời kì này trong đó có HPNT được làm quen
với những khái niệm “dấn thân”, “chọn lựa”, “ngụy tín”…một phần là nhờ
những cuốn sách nhập mơn triết học của Nguyễn Văn Trung và một số học giả
khác. Có thể nói Nguyễn Văn Trung - giáo sư triết học với những tác phẩm tạo
tiếng vang lớn trong những năm tháng đó, là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện
sinh đi vào xã hội miền Nam và toả ra đến tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh

20


viên. Trong bài Sartre trong đời tôi Nguyễn Văn Trung đã tìm thấy ở Sartre
một hướng suy nghĩ phù hợp với người trí thức dấn thân: “Chúng ta khơng có
thời đại nào khác, ngoài thời đại hiện nay của chúng ta. Có thể có thời đại
khác thanh bình hơn, đẹp hơn, nhưng đó khơng phải thời đại của ta, thời đại có
chiến tranh nóng lạnh giữa hai khối, thời đại có mối đe doạ thường xuyên của
bom nguyên tử, thời đại đế quốc chủ nghĩa, thực dân xâm lăng… Chúng ta
khơng có quyền lựa chọn hồn cảnh, thời đại, nhưng chỉ có thể lựa chọn trong
hồn cảnh, thời đại của ta” [66, tr.19]. Tiếp nhận tư tưởng triết học của chủ
nghĩa hiện sinh một cách có chọn lọc kết hợp với sự thấu nhận tinh thần của
quẻ Vị Tế trong Kinh Dịch của tư tưởng triết học phương Đông, HPNT khơng
giam mình trong sự cơ đơn với phản ứng “nổi loạn”, “tận hưởng cuộc đời”
thường thấy của một bộ phận thanh niên nơng nổi một thời khơng tìm thấy
đường đi trong chiến tranh - ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện sinh. HPNT đã sống
với triết học hiện sinh ở phương diện tư tưởng khác đó là chúng giúp ơng gợi
lên những suy tư, trăn trở về thân phận con người, ý thức trách nhiệm trước
tình cảnh đất nước và chọn lựa thái độ ứng xử cũng như hành động nhập cuộc
vì thế nhân. Ta nhìn thấy ở ơng tâm thế của kẻ vượt sông với thái độ nhập thế
sôi nổi đầy trách nhiệm với đời.

Tham gia sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể
loại nào HPNT cũng gặt hái được những thành công nhất định nhưng bao giờ
những tác phẩm kí nói chung bút kí nói riêng cũng được coi là những sáng tạo
tiêu biểu có giá trị hơn cả. Bút kí của ơng ln in đậm dấu ấn riêng, vừa mê
đắm, vừa tài hoa, bộc lộ bản lĩnh sáng tạo đặc sắc của người nghệ sĩ. Làm sao
có thể lựa chọn thể loại có được khả năng diễn tả được mọi ý muốn sáng tác
của con người? Cuối cùng ông đã chọn thể tùy bút, bút kí như là một giải
pháp hữu hiệu nhất có lẽ bởi như có nhà nghiên cứu lí luận đã thừa nhận:
“Tuỳ bút (bút kí cũng vậy) đại biểu kết hợp thoả đáng nhất việc xen lẫn giữa
miêu tả và phát triển ý kiến cá nhân của tác giả” [32, tr.190]. Với cách cảm,

21


cách nghĩ và trình độ tư duy nhận thức phong phú, yêu cầu biểu hiện cao…
đến với bút kí sẽ là sự lựa chọn phù hợp của nhà văn. Có lần nhà văn đã tâm
sự: “Vì muốn cái mà tơi viết ra sẽ được bạn đọc ưa thích, đồng thời họ cũng
được đảm bảo rằng những việc đó chắc chắn là có thực. Tính "người thật việc
thật" của ký đối với tơi quan trọng ở mức đó, và cả tiểu thuyết cũng khơng thể
thay thế được… Đó chính là lý do tơi u thích thể ký. Tơi có một anh bạn văn
thường tỏ ra rất sùng bái truyện ngắn. Mọi chuyện xảy ra trong quân đội, anh
đều ghi chép lại hầu như nguyên xi, chỉ cần "uốn éo" đôi chút rồi gọi là
"truyện ngắn". Cịn tơi thì cứ "uốn éo" đơi chút để gọi là bút ký”[94]. Là nhà
viết kí giàu tâm huyết, HPNT muốn đưa bạn đọc đến với những bức tranh
chân thực nhất của đời sống bằng tất cả tình cảm khát vọng mãnh liệt nhất của
ơng dành cho thế hệ sau mình đồng thời bày tỏ những ý kiến quan điểm chân
thành của cá nhân tác giả trước đời sống. HPNT đến với kí vì nối nghiệp cơ
cừu cha mẹ truyền lại song còn bởi cái duyên nghề nghiệp khi ơng đã tìm
được thể loại phù hợp để gắn bó suốt cuộc đời mình. HPNT viết kí như là một
cách thức để trải lịng mình để suy nghiệm về cuộc sống thực tại cũng như

những năm tháng đã qua của đời sống cá nhân, của lịch sử đất nước dân tộc.
Đặc biệt với bút kí, ơng viết nhiều, viết hay và tự lúc nào bút kí đã trở thành
máu thịt, một phần tất yếu của cuộc đời ông. Cho dù viết nghiêng theo tiểu
loại nào của kí các vấn đề của đời sống chuyển tải trong trang viết của ơng
đều mang dư vị bút kí. Viết kí khơng dễ, viết cho hay lại càng khó vậy mà
HPNT hầu như gắn bó gần hết cuộc đời mình cho kí. Kí nói chung và bút kí
nói riêng đã cùng ông trên mọi nẻo đường và theo ông suốt bao tháng năm
dài. Ngay cả khi đổ bệnh nằm liệt giường HPNT vẫn miệt mài lao động sáng
tạo. Giống với lối chơi độc tấu, các trang kí vẫn xuất hiện đều đặn như là cách
để ơng trả món nợ cuộc đời đã ấn định cho người nghệ sĩ. HPNT đã kế thừa
phát huy xuất sắc thể kí của thế hệ đi trước đồng thời ơng thổi hồn vào thể bút
kí, tạo nên sự biến đổi về chất, làm cho thể bút kí mang một sức sống mới.

22


Chính HPNT đã làm cho thể bút kí thăng hoa và ngược lại, thể văn cũng làm
nên một HPNT với vị trí xứng tầm với thế hệ đàn anh, là một trong số những
nhà bút kí tiêu biểu của văn xi Việt Nam hiện đại.
Tính đến nay đã có 9 tập bút kí của ơng được xuất bản: Ngơi sao trên
đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dịng
sơng (1984), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Hoa trái quanh tôi (1995), HuếDi tích và con người (1996), Ngọn núi ảo ảnh (2000) Trong mắt tôi (2001) và
Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (2001). Ngồi ra cịn có một số bút kí đăng
trên các báo. Gần đây nhất cuốn Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập I –
II - II và IV) có thể tạm xem như là Tồn tập của HPNT. Trong đó, Tập I, 340
trang, gồm 80 bài được chọn ra trong 114 bài viết từ nǎm 2000 trở về trước,
thu thập những bài Nhàn Đàm đã đăng rải rác trên báo Thanh Niên; Tập II,
860 trang, gồm có 31 bút ký rút ra từ 9 tác phẩm đã in từ 1972 đến nay, những
ký sự thời thế và chiến tranh pha ít nhiều chính luận được sắp xếp lại theo trật
tự thời gian, đó là những tác phẩm tiêu biểu đã xác lập cho HPNT một vị trí

xứng đáng cho nhà viết kí nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại
nói chung; Tập III, 410 trang, gồm 49 bài được chọn ra từ các tập bút ký và
nhàn đàm đã được xuất bản và có thể xem như phần nối dài của tập II, được
dành cho những bút ký thiên về chính luận, biên khảo và bút ký nhân vật
nhưng dù viết về đề tài gì, dù nghiêng về phong cách ngôn ngữ văn bản nào,
bút ký của HPNT vẫn chỉ là một. Trong tập này, các bài được sắp xếp theo
từng cụm đề tài về địa dư, lịch sử, từng nhân vật để bạn đọc có thể theo dõi
một cách tập trung; chẳng hạn, những bài viết về Huế, về Nguyễn Trãi, Trịnh
Công Sơn, Phùng Quán, Đinh Cường... Tập IV, 200 trang, là phần Thơ, bắt
đầu bằng bài Rừng cũ. Do các bài viết được sắp xếp khoa học theo trình tự
thời gian, theo chủ đề nên rất thuận tiện cho việc thưởng thức sưu tầm và
nghiên cứu. Đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy những nỗi trăn
trở của nghề, những bồng bột, sôi nổi của tuổi trẻ trong chiến đấu đến những

23


băn khoăn trăn trở trong việc xây dựng một xã hội cởi mở, văn minh, phát
triển bền vững.
Những bài viết của HPNT phản ánh chân thực một thời kì quá độ gian
nan của dân tộc. Đề tài trong tác phẩm của HPNT rộng lớn bao quát nhiều
mặt của đời sống ở đó chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về địa lý,
lịch sử, văn học, kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn
súc tích, say đắm và tài hoa lịch lãm. Tình cảm tác giả dành cho đất nước, quê
hương, bè bạn, thiên nhiên mang đậm tính nhân văn đã vượt ra khỏi khn
sáo văn chương, có sức lay động mạnh mẽ tâm tư người đọc. HPNT đã được
Nhà nước tặng Huân Chương Độc Lập ( 1998), tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học nghệ thuật (2007), nhưng có lẽ giải thưởng lớn nhất là văn chương
của ông nằm trong trái tim độc giả cả nước.
1.2.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường - từ con người đến trang kí

1.2.2.1 Con người nhập thế sơi nổi, đầy trách nhiệm với đời
Sống trong cơn bão tố của lịch sử, những biến động thăng trầm của dịng
sơng lịch sử đi theo gần hết cuộc đời mình, hơn ai hết HPNT hiểu được ý nghĩa
của cuộc sống không tiếng súng, của khát vọng dâng hiến vì sự bình yên trên
đất mẹ - Tổ quốc. Khác hẳn với một số trí thức đương thời mất phương hướng
chỉ ơm nỗi sầu đau oán hận thế cuộc, HPNT đã chọn cho mình hướng đi đúng
đắn tích cực và có được những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời mình. Đọc
ký của ơng ta thấy có một thời tuổi trẻ sục sôi nhiệt huyết với những cuộc
xuống đường, những lần tranh đấu trong lịng địch, những cuộc vượt thốt lên
chiến khu tìm đến với cách mạng với niềm tin cháy bỏng: “Cũng có những
dịng nước rủi do bị lạc đường…Nhưng khi dịng nước đã nhập được vào sơng
nhất định nó sẽ ra đến biển” [15, tr.38]. Thái độ nhập thế sôi nổi đầy trách
nhiệm với đời của HPNT đã chứng tỏ quan điểm sống tích cực, khát vọng vươn
ra biển lớn ấy là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người Việt Nam đó là
lịng u nước một cách tự nguyện, ý thức trách nhiệm của một công dân với

24


dân tộc. Đây là điều kiện để nhà văn cắm rễ sâu vào đời sống hiện thực. Nếu
HPNT không trải qua một cuộc đời đầy ắp những sự kiện với cuộc chiến diễn
ra dữ dội, thì khơng thể và khơng có những trang viết về những vấn đề thời sự
nóng bỏng của cuộc chiến tranh và đào sâu phản ánh số phận con người trong
chiến tranh và trong hồ bình chân thực và tỉnh táo đến thế.
HPNT tự coi mình là “người ham chơi”, như nhà văn Nguyên Ngọc đã
từng thấy ở HPNT một người “ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được
sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về
họ…”[15, tr.847]. Ở góc độ nào đó chơi cũng mang nét hàm nghĩa văn hố
nếu mục đích của chơi là hưởng thụ văn hoá, thẩm mỹ, triết lý nhân sinh…
Bởi vậy, HPNT thấu suốt “ ham chơi là cách sống đạt đạo của con người đã

nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị vật
chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cho con người” [14, tr
63]. Bởi nhận thấy “hình như trong mỗi con người Huế ham chơi vẫn tiềm ẩn
một “cái tôi thứ hai” sẵn sàng nhảy vào lửa”[15, tr.839] nên HPNT đã sống
một đời bằng tâm thế của “kẻ lên đường”, “kẻ vượt sơng” ln nhìn về phía
trước hăm hở trong niềm khát vọng nhập thế, để thâm nhập sâu vào đời sống xã
hội. Có thể thấy đây là yếu tố đặc biệt cần của con người cầm bút. Trong một lần
trò chuyện với giới trẻ u mến kí của ơng, HPNT có tâm sự: “vừa rồi Garcia
Marquez đã xuất bản cuốn tự truyện “Sống để kể lại”. Đó chính là sứ mạng của
nhà văn. Trước hết, anh ta phải sống đã, sống cho đúng nghĩa của một con
người. Rồi mới viết. Nhà văn khơng đứng cao hơn thời đại của mình. Anh ta là
một cư dân, một thành viên của cộng đồng… Sứ mệnh của nhà văn cũng chính
là sứ mệnh của cái cộng đồng rộng lớn đó, anh ta chỉ là người đại diện nói lên,
viết lên điều đó,truyền tải thơng điệp đó đến mọi người”[95]. Kinh nghiệm sống,
sự từng trải sẽ mài nhọn ngòi bút của người viết ký.
Hiện thực cuộc sống phong phú vẫy gọi nhà văn nhập cuộc dấn thân,
trong vô vàn hiện thực ấy bằng kinh nghiệm tri thức đã tích luỹ nhà văn phải

25


×