Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Mô típ hành trình trong Những linh hồn chết của N V Gogol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





Trần Thị Hồng Hoa







MÔ TÍP "HÀNH TRÌNH" TRONG
NHỮNG LINH HỒN CHẾT CỦA N. V. GOGOL









LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN













HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




Trần Thị Hồng Hoa







MÔ TÍP "HÀNH TRÌNH" TRONG
NHỮNG LINH HỒN CHẾT CỦA N. V. GOGOL



Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60. 22. 30





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Gia Lâm
Người phản biện 1: PGS. TS. Lưu Văn Bổng
Người phản biện 2: GS. TS. Lộc Phương Thủy




HÀ NỘI - 2008
Mục lục


Trang
Mở đầu
1
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4
3. Đối tượng nghiên cứu
11
4. Mục đích nghiên cứu
12

5. Phạm vi tư liệu và phương pháp nghiên cứu
13
6. Cấu trúc luận văn
13
7. Đóng góp của luận văn
13
Chương 1: Mô típ hành trình trong hệ hình văn hóa và sáng tạo
nghệ thuật
15
1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của mô típ hành trình trong
văn học
15
1.1.1. Mô típ hành trình từ mẫu gốc folklore
15
1.1.2. ý nghĩa biểu trưng của hành trình
18
1.2. Mô típ hành trình trong văn học Nga
20
1.2.1. Từ sáng tạo dân gian…
21
1.2.2. … đến văn học hiện thực thế kỷ 19
22
1.2.3. … và những "niềm vinh quang" tiếp bước
25
1.3. Mô típ hành trình trong sáng tác của Gogol
27
1.3.1. Mô típ hành trình - từ trường ca Hans Kuchelgarten đến
trường ca Những linh hồn chết
28
1.3.2. Hành trình trong hệ thống mô típ của Gogol

29
Chương 2: Hành trình trong không gian vật thể của Những linh
hồn chết
36
2.1. Hành trình và kết cấu tiểu thuyết
37
2.1.1. Kết cấu trong ý đồ tác giả
37
2.1.2. Kết cấu phần 1 với những tác động của mô típ hành trình
40
2.1.2.1. Cách mở đầu "tung hỏa mù"
40
2.1.2.2. Sự sắp xếp cấu trúc tác phẩm theo mô típ hành trình
42
2.1.2.3. Nhịp điệu trường ca - nhịp điệu hành trình
47
2.2. Hành trình và cấu trúc không gian
51
2.2.1. Không gian thành phố
52
2.2.1.1. Từ không gian thực…
52
2.2.1.2. … đến không gian giễu nhại
54
2.2.2. Không gian làng quê
58
2.2.3. Mối quan hệ giữa hai mô hình không gian
63
2.3. Hành trình và đặc điểm nhân vật
65

2.3.1. Chủ thể của hành trình
65
2.3.1.1. Bộ ba chủ - tớ
65
2.3.1.2. Chichikov - nhân vật mang mặt nạ
68
2.3.2. Đối tượng gặp gỡ của các cuộc hành trình
73
Chương 3: Hành trình trong không gian tâm tưởng của Những
linh hồn chết
80
3.1. Hành trình tái hiện không gian văn hóa Nga
81
3.1.1. Tính cách Nga
81
3.1.2. Ngôn ngữ Nga
86
3.1.3. Con đường đi của nước Nga anh hùng
89
3.2. Hành trình bóc trần bản chất của chế độ nông nô Nga
92
3.2.1. Số phận người nông nô
92
3.2.2. Bộ mặt của giai cấp thống trị
95
3.3. Hành trình xác định sứ mạng của nhà văn hiện thực
98
3.3.1. Sự lựa chọn con đường cho nhà văn
99
3.3.2. Sự lựa chọn kiểu nhân vật, các kỹ thuật viết văn

102
Kết luận
105
Tài liệu tham khảo
108
Phụ lục 1
111
Phụ lục 2
112

1
Mở đầu
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Trên thế gian này, không ai có thể đoán định trước số phận của các thiên
tài. Người bố của Banzac có nằm mơ cũng không tin được cậu con trai bị ép
theo học Luật và đã từng bị hội đồng gia đình chỉ trích nặng nề khi nghe tác
phẩm đầu tay Crôm-oen
1
sẽ là một trong những trí tuệ vĩ đại nhất của văn học
Châu Âu mọi thời đại. Cũng như thế, người bố mơ mộng cùng người mẹ u
sầu của Gogol không thể hình dung nổi người con trai nhút nhát, đầy tự ti của
họ sẽ trở thành một đại văn hào với ngòi bút châm biếm sắc sảo, người "đánh
dấu thời hiện đại trong lịch sử văn học Nga" và là "một vinh quang của dân
tộc Nga" (Turgenev).
Nikolai Vasilievich Gogol sinh ngày 20 tháng 3 năm 1809 giữa núi đồi
Ukraina hoang dã và lớn lên trong trại ấp thanh bình của người bố tại huyện
Mirgorod, tỉnh Pontava. Có lẽ, chính tháng ngày thơ ấu yên ả với hình ảnh
khu vườn xanh mát, những căn nhà gỗ xinh xắn và tiếng đàn copdar rầu rĩ đã
góp phần tạo nên giọng văn Gogol của hai mươi năm sau vừa nhẹ nhàng, đôn
hậu, vừa chất chứa nỗi sầu. Nhưng cái mốc thời gian hai mươi năm sau đó -

năm 1829 - khi tác phẩm đầu tiên ra đời, Gogol thực sự vẫn chưa làm được
điều mà mình mong mỏi: "Đối với tôi, sống ở trên đời này mà không đánh
dấu được sự tồn tại của mình, điều đó thật là khủng khiếp" [43, 146]. Bắt gặp
phản ứng lạnh nhạt của người đọc, Gogol đã tự tay đốt bỏ trường ca Hans
Kuchelgarten, đốt bỏ giấc mộng phù hoa ngây thơ trong ngọn lửa để nung
nóng lên ý chí và sức sáng tạo mới. Đời văn của Gogol mở đầu với ngọn lửa
và sau này cũng sẽ kết thúc trong ngọn lửa
2
. Nhưng lửa chỉ có thể thiêu rụi
những lầm lạc và thất bại, nó không thể xoá mờ được tư tưởng của Gogol,

1
Theo Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Hải Hà, Chuyện làng văn Việt Nam và thế
giới, NXB Giáo dục, 2004.
2
Những năm cuối đời, Gogol liên tục đốt bỏ các bản thảo của tập 2 Những
linh hồn chết.

2
khát vọng của Gogol cũng như những ảnh hưởng sâu rộng của Gogol đối với
văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
Gogol là một cá nhân kì lạ với những hiện tượng tâm lí đặc biệt. Tuổi
thiếu niên trôi đi giữa những lời chế giễu cay độc của đám bạn học và những
nhận xét thiếu thiện chí từ các thầy dạy sớm làm cho chàng trai trẻ trở nên u
sầu, mẫn cảm, ngày càng mài sắc định hướng phê phán và biếm nhạo với tất
cả những tầm thường và vô nghĩa lí của môi trường sống. Mười tám tuổi,
Gogol đã mơ về thủ đô Petersburg và cùng với Petersburg, nhà văn tương lai
"mơ phụng sự quốc gia". Tiếc thay, khi Gogol đến Petersburg, ảo vọng về thủ
đô nhanh chóng tiêu tan. Cuộc mưu sinh vất vả để chi trả cho đời sống đắt đỏ
ở thủ đô buộc Gogol phải lăn lộn với những nghề nghiệp khác nhau. Nhưng

dù Gogol có làm một anh thư lại quèn hay một trợ lí giáo sư lịch sử ở trường
Đại học Petersburg danh giá, rốt cục ông vẫn không cưỡng lại được sự câu
thúc mãnh liệt của ngòi bút. Gogol sinh ra là để làm một nhà văn. Nước Nga
cần phải có Gogol để phơi bày tất cả những bình diện đời sống phức tạp.
Nếu đi theo tiến trình thời gian sáng tác, chúng ta có thể kể ra những tác
phẩm chính của Gogol như sau:
Tập truyện ngắn Những buổi tối trong thôn gần Dikanka (1831-1832)
Gồm các truyện: Hội chợ Sorotchins, Đêm trước ngày lễ thánh,
Đêm tháng Năm, Lá thư thất lạc, Đêm Giáng sinh, Cuộc trả thù rùng rợn,
Ivan Fedorovich Schponka và người cô, Mảnh đất bị trù ém.
Tập truyện ngắn Mirgorod (1835)
Gồm các truyện: Một đôi vợ chồng trang chủ kiểu xưa, Taras
Bulba, Viy, Câu chuyện về sự bất hoà giữa Ivan Ivanovich và Ivan
Nikiforovich.
Tập truyện ngắn Arabesques (1835)
Gồm các truyện: Bức chân dung, Một chương từ tiểu thuyết lịch
sử, Đại lộ Nevsky, Người tù, Nhật kí người điên.

3
Truyện ngắn Cái mũi (1836)
Vở kịch Quan thanh tra (1836)
Truyện ngắn Chiếc áo khoác (1842)
Tiểu thuyết Những linh hồn chết (1842)
Vở kịch Những kẻ cờ bạc (1843)
Tập thư và tiểu luận Trích đoạn chọn lọc từ các lá thư gửi bạn (1847)
Ngoài những tác phẩm trên, còn nhiều truyện ngắn, chuyên khảo về lịch
sử, văn học, nghệ thuật, các trích đoạn, văn bản kịch không thể kể tên hết
trong dung lượng nhỏ bé của một luận văn. Chúng tôi chỉ liệt kê những tác
phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của thiên tài Gogol.
Vậy là có thể thấy rằng, cũng giống như rất nhiều nhân vật nổi tiếng của

mình thích chu du và tìm kiếm, Gogol không muốn "an cư" ở một đề tài cố
định. Thiên tài nhiều mặt của Gogol đã trải nghiệm sự sáng tạo ở các thể văn
khác nhau và ở thể văn nào cũng thành công rực rỡ.
"Mới hai mươi sáu tuổi, Gogol đã có những tác phẩm mẫu mực của năm
loại văn rất khác nhau, tựa hồ của nhiều nhà văn khác nhau: truyện dân gian
quái dị với Những đêm trong thôn gần Dikanka, tiểu thuyết sử thi hùng tráng
với Tarax Bulba, truyện châm biếm hài hước với Câu chuyện về sự bất hoà
giữa Ivan Ivanovich và Ivan Nikiforovich, tiểu thuyết hiện thực phê phán với
Một đôi vợ chồng trang chủ kiểu xưa và Chiếc áo khoác, hài kịch đả kích xã
hội với Quan thanh tra. Với cái thiên tài nhiều mặt mà mặt nào cũng lớn và
đang độ phát triển, dồi dào sinh lực ấy, Gogol bắt tay vào viết tác phẩm chủ
yếu của đời mình, lớn hơn tất cả các tác phẩm kia: Những linh hồn chết" [7,
5]
Gogol đã dồn hết tài hoa và tâm huyết để hoàn thành Những linh hồn
chết. Lịch sử mười sáu năm cuối đời Gogol chính là lịch sử của Những linh
hồn chết. ý tưởng cuốn tiểu thuyết được gợi dẫn bởi một người bạn lớn- người
cố vấn quan trọng nhất của Gogol: Pushkin. Theo lời khuyên của Pushkin,

4
Gogol dự định sẽ viết một tác phẩm có tầm vóc rộng lớn, một tiểu thuyết
trường thiên mang tính chất sử thi. Ông gọi tác phẩm đó là trường ca và hình
dung nó sẽ gồm ba tập, ở đó toàn bộ nước Nga sẽ hiện hình, ở đó Gogol sẽ
chứng minh cho tất cả những kẻ thù địch với văn chương của ông biết rằng
ông yêu nước Nga đến nhường nào. Tiếc thay, chỉ có tập một của tiểu thuyết
được xuất bản trọn vẹn. Những hạn chế về tư tưởng, sự lầm lạc tất yếu từ căn
nguyên lịch sử và thời đại cộng với tình trạng sức khỏe suy yếu đã không cho
phép Gogol hoàn thành tâm nguyện của mình.
Dẫu sao, chỉ với một tập Những linh hồn chết, Gogol đã xứng đáng xếp
ngang hàng với các nhà văn lớn nhất của thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những di sản văn học quí báu của Gogol cùng với những ẩn số từ chính
cuộc đời nhà văn đã tạo nên một sức hút kì lạ với giới phê bình, nghiên cứu
hàng trăm năm qua. Tại Nga, những công trình nghiên cứu về Gogol - bắt đầu
từ những bài viết của V. Belinsky trên tạp chí Ký sự Tổ quốc- chính là cơ sở
để hình thành nên ngành Gogol học.
2.1. Những khuynh hướng hiện đại trong nghiên cứu Gogol
3

Năm 2002, khi kỉ niệm 150 năm ngày mất Gogol, giới phê bình đã dấy
lên một làn sóng quan tâm mới dành cho các sáng tác của ông. Từ đây, ngành
Gogol học của Nga được tiếp nhận nhiều công trình nghiên cứu hiện đại,
mang tính thời sự nóng hổi.
Trước đây, trong ngành Gogol học Xô viết, có một quan điểm thống ngự
cho rằng tác phẩm của Gogol chỉ là sự sáng tạo mang ý nghĩa xã hội. Cội
nguồn của quan điểm truyền thống này bắt nguồn từ Belinsky- người luôn coi
Gogol là một nhà hiện thực chủ nghĩa và một nhà văn châm biếm xã hội.
Quan điểm này nhanh chóng rơi vào phiến diện. Những năm cuối thế kỉ 19,

3
Phần này dựa trên tư liệu do PGS. TS. Phạm Gia Lâm cung cấp (Xem mục
Tài liệu tham khảo).

5
đầu thế kỉ 20, nhà triết học Berdyaev lên tiếng khẳng định: "Không thể quy sự
sáng tạo kỳ lạ và đầy bí ẩn của Gogol vào loại châm biếm xã hội, vạch trần
những thói tật tạm bợ và phù phiếm của xã hội Nga đang trong quá trình cải
cách Sáng tác của Gogol là sự khám phá nghệ thuật về cái ác như là nhân tố
bên trong, siêu hình chứ không phải cái ác bên ngoài xã hội gắn với tình trạng
vô văn hoá và trì trệ về mặt chính trị". Cùng chung quan điểm này, nhà tư
tưởng Rozanov cũng cho rằng, tài năng của Gogol nằm ở khả năng phi

thường có thể phát hiện ra cái ác ở khắp mọi nơi. Cái ác đó, dưới ngòi bút của
nhà văn, mang những hình thức nghịch dị nhất. Với tư cách là nghệ sĩ của cái
ác siêu hình, cái ác không chỉ siêu thời gian mà cả siêu không gian, Gogol còn
thú vị với cả người Anh và người Trung Hoa nữa.
Khác với quan điểm coi Gogol là một nhà văn xã hội xuất sắc, nhiều nhà
nghiên cứu như A. Belyi, V. Bryusov, I. Annensky lại nghiêng về trường phái
tượng trưng, nhấn mạnh và khơi sâu vấn đề chung về Gogol như một nhà ẩn
dụ triệt để, nhà tượng trưng- phi hiện thực chủ nghĩa, nhà ấn tượng chủ nghĩa.
Trong bài báo Gogol, A. Belyi tiếp tục phát triển tư tưởng của Rozanov cho
rằng ở Gogol có hai thế giới- một thế giới "siêu nhân loại" được phủ bằng
"một tấm voan lãng mạn dệt từ ánh mặt trời", từ những hình ảnh "bất khả thể"
hỗn hợp và một thế giới "tiền nhân loại" của những "muông thú", "cỏ cây"
được tạo nên từ biểu tượng của muông thú và đồ vật. Dưới góc độ tâm lý-
siêu hình, A. Belyi đã tiến hành miêu tả sơ lược một số tiêu điểm kĩ thuật
trong "tấm mạng" ngôn ngữ của Gogol.
V. Vinogradov kiên trì một cách tiếp cận khác. Được xuất bản năm 1925
tại nhà xuất bản Giáo dục, cuốn sách Gogol và trường phái tự nhiên của V.
Vinogradov có ý định khảo cứu tổng quan những kết quả và những vấn đề
trong nghiên cứu sáng tác của Gogol. Nhưng ý nghĩa công trình này rộng lớn
hơn rất nhiều. Về thực chất, nó là công trình đầu tiên trong khoa học ngữ văn
Nga xác định con đường nghiên cứu lịch sử các tác phẩm của nhà văn này,

6
một công trình nghiên cứu không phải dựa trên cảm nhận trực giác mà là dựa
trên những sự kiện và phân tích văn bản một cách cặn kẽ: "Có một số vấn đề
vượt ra ngoài giới hạn sáng tác của Gogol, gây hứng thú chung về phương
diện lí luận văn học. Việc gắn những vấn đề có tính nguyên tắc của của hệ
thống văn học sử này (chẳng hạn, mối tương tác giữa phong cách hiện thực
và phong cách lãng mạn, về bản chất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học
Nga, ) vào việc nghiên cứu Gogol đã xuất hiện từ lâu, ngay từ những năm

40- 50 của thế kỷ XIX (Belinsky, Chernyshevky). Điều này tác động không
tốt đến việc nghiên cứu thi pháp Gogol: những dấu hiệu không xác định về
mặt thuật ngữ phủ đầy phong cách của Gogol và che khuất tính phức tạp pha
trộn trong cấu trúc của nó. Hướng nghiên cứu trực tiếp thi pháp và phong
cách Gogol chỉ mới được vạch ra từ đầu thế kỷ này một cách dè dặt, như là
hướng tiếp cận thứ yếu đối với nghệ thuật của Gogol".
Trên ranh giới thiên niên kỷ thứ hai, ta thấy nổi bật lên sự quan tâm cao
độ đến việc nghiên cứu Gogol từ góc nhìn Kyto giáo chính thống. Đại giáo
chủ Aleksi II từng phát biểu: "Những người đồng thời chúng ta đang tìm thấy
một khuôn mặt đích thực của Gogol với tư cách nhà văn Nga vĩ đại của giáo
hội". Sự tìm tòi của những đại biểu thuộc khuynh hướng này dựa trên cơ sở
nguồn tư liệu đã được đổi mới: nhiều thập niên, trong các kho tài liệu ở Kiev,
Moskva và Saint Petersburg, không ai ngó ngàng đến những bản thảo của
Gogol, ghi chép trích lục tác phẩm của các cha cố và các thầy trợ tế. Khi sử
dụng những ghi chép trước đây chưa được công bố cũng như áp dụng những
biện pháp để xuất bản chúng, những đại diện của khuynh hướng chính thống
giáo trong nghiên cứu Gogol đã lý giải theo cách mới nhiều phương diện
trong tác phẩm Gogol, phát hiện trong đó không chỉ những motif folklore, cổ
tích hoặc mang tính chất xã hội như các nhà nghiên cứu trước đó đã làm mà
cả những thử nghiệm, ý đồ của nhà văn muốn trả lời cho những vấn đề vĩnh
cửu về cái thiện và cái ác. .

7
Trong sáu tập giáo trình Chính thống giáo và văn học Nga của Mikhail
Dunaev, Gogol được ca ngợi như một cá nhân thực hiện sứ mệnh tiên tri cho
cả dân tộc: "Ông không cười nhạo chế độ xã hội mà khám phá ra những tì vết
trong tâm hồn con người để thức tỉnh nó phải sám hối. Thành tựu của Quan
thanh tra làm ông khiếp sợ bởi vì khán giả không hiểu mục đích của ông.
Nghệ sĩ thiên tài Gogol đã thực hiện một chiến công: ông hướng toàn bộ nền
văn học Nga theo con đường phụng sự tôn giáo một cách tự giác. Từ lúc này,

văn học hoặc là phụng sự Chính thống giáo, hoặc là chống lại nó ở cấp độ cao
nhất- cấp độ thế giới quan".
Nhà nghiên cứu Gogol hiện đại- Igor Vinogradov cũng nhìn thấy chìa
khoá để giải mã bí ẩn về nhà văn là hướng vào phân tích những cơ sở Kyto
giáo trong cảm quan nghệ thuật của Gogol. Chính Gogol từng đề nghị: "Tốt
nhất là bạn hãy gắng xem tôi là một tín đồ Kyto giáo, một con người hơn là
một nhà văn". Toàn bộ chiến lược nghiên cứu sáng tác của Gogol được
Vinogradov xây dựng trên cơ sở đòi hỏi đó của nhà văn. Các công trình
nghiên cứu liên tiếp của Vinogradov: Gogol- nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng:
những cơ sở Kyto giáo của thế giới quan, M., 2000; Một Gogol chưa từng
được biết, M., 2001; Thư từ trao đổi giữa Gogol và Sheremeteva, M., 2001 đã
đưa ra nhiều kiến giải thú vị về Gogol dưới định hướng tôn giáo.
Tại Việt Nam, chỉ từ sau năm 1954, độc giả mới được tiếp nhận những
tác phẩm nổi tiếng của Gogol. Không lâu sau đó, vào khoảng những năm
1978- 1980, cá tính sáng tạo độc đáo của Gogol đã được giới thiệu với bạn
đọc Việt Nam trong các công trình lý luận hàng đầu của các nhà phê bình Nga
(như M. Bakhtin, M. B. Khrapchenko ).
Bên cạnh đó, cuốn sách Lịch sử văn học Nga xuất bản từ năm 1981
cũng dành một dung lượng không nhỏ để viết về Gogol và các sáng tác nổi
bật của ông. Tuy nhiên, trong giáo trình này, phần viết về Gogol mới chỉ

8
mang tính tổng luận và hầu như chưa thoát khỏi những tư tưởng của các nhà
Gogol học Xô viết. Một công trình nghiên cứu khác về Gogol là chuyên luận
Thi pháp truyện ngắn Gogol của Nguyễn Huy Hoàng. Trong chuyên luận này,
tác giả đã bước đầu vận dụng những lý thuyết tương đối mới mẻ của thi pháp
học, kí hiệu học để giải mã những tư tưởng sâu sắc trong các truyện ngắn
của Gogol, mà tập trung là các truyện ngắn viết về chủ đề Petersburg.
2.2. Diễn trình nghiên cứu tác phẩm Những linh hồn chết
Trọng tâm đề tài luận văn khiến chúng tôi quan tâm đến lịch sử nghiên

cứu tác phẩm Những linh hồn chết. Ngay trên đất nước Nga, số phận của cuốn
tiểu thuyết này cũng chịu những luồng đánh giá phức tạp như chính số phận
của Gogol. Vừa mới ra đời, Những linh hồn chết đã gây nên một dư chấn
mạnh mẽ trong toàn xã hội. Những kẻ phê bình ác ý gọi tác phẩm này là "bức
tranh châm biếm thô bỉ", một bức tranh "đầy những bùn là bùn" [43, 188].
Trong tờ Tín sứ Nga, nhà phê bình lãng mạn chủ nghĩa N. A. Polevoy còn cao
giọng nói rằng: "Hãy gác sang một bên những cảm hứng bồng bột của anh mà
đi học tiếng Nga đi". Bạn bè của Gogol thuộc phái sùng Slavơ thì tảng lờ ý
nghĩa xã hội của tác phẩm và chỉ khen ngợi nó ở khía cạnh nghệ thuật. Mặc
dù vậy, tất cả những đánh giá xuyên tạc và sự tung hê bề nổi này không thể
trụ vững nổi với thời gian. Những linh hồn chết của Gogol đã tự mình tìm
được sự đồng vọng đích thực từ những nhà phê bình chân chính.
Năm 1842, trên tạp chí Kí sự Tổ quốc, Belinsky khẳng định ý nghĩa lớn
lao của Những linh hồn chết, coi đây là bước tiến quan trọng của Gogol và
văn học hiện thực Nga. Nhà phê bình đã phân tích cặn kẽ tư tưởng nghệ thuật
mà Gogol gửi gắm vào hệ thống nhân vật. Hơn thế nữa, từ bản trường ca này,
ông đã khái quát hoá phương pháp sáng tác của Gogol: " bằng bản năng
nghệ sĩ của mình, trung thành với hiện thực, nhà văn muốn tốt hơn hết là tự
hạn chế- vả chăng đây cũng là một nhiệm vụ lớn lao- trong việc khách quan

9
hóa hiện thực đương thời, rọi ánh sáng vào bóng tối của nó hơn là ca ngợi
nhân lúc nhàn rỗi cái mà ngoài các nghệ sĩ và những bậc tài tử chẳng ai quan
tâm đến, hoặc miêu tả hiện thực Nga như nó chưa bao giờ thế cả" [43, 203].
Trong cuốn sách Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, nhà nghiên
cứu M. B. Khrapchenko biện giải Những linh hồn chết như là một ví dụ điển
hình cho sự khái quát hoá hiện thực của Gogol. Theo tác giả, với bản trường
ca dang dở này, Gogol đã "góp phần to lớn vào việc soi sáng các quan hệ
nhiều mặt của con người với môi trường xã hội" [19, 89], "phơi bày sự lún
sâu của con người vào vũng bùn nhầy nhụa của những cái nhỏ nhen" [19,

105]. Tác giả Những linh hồn chết đã mô tả rộng rãi hoàn cảnh sinh hoạt vật
chất của nhân vật, khám phá các mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh đó;
"hoàn cảnh có thể là một loạt dấu hiệu của nhân vật, còn nhân vật là dấu hiệu
của đồ vật". Tác phẩm Những linh hồn chết còn có sự xuất hiện của hình
tượng nhân dân trong dòng chảy nội tại của văn bản, được thể hiện như
"thước đo của cái sinh động chân chính" [19, 112]. Có thể thấy, đây là những
luận điểm sâu sắc và tinh tế, tóm bắt được bản chất nghệ thuật cũng như tầm
phổ quát trong phương pháp sáng tác hiện thực của Gogol.
Cùng chung quan điểm với Khrapchenko, Boris Suchkov nhấn mạnh đến
phương thức miêu tả tính cách nhân vật trong Những linh hồn chết. Nhà
nghiên cứu khẳng định: những tính cách trong tác phẩm của Gogol được sáng
tạo trên cơ sở "tổng quát, tô đậm và cường điệu theo kiểu trào phúng đặc tính
chủ đạo của nhân cách nhân vật" [29, 230]. Tính cách của các nhân vật như
Manilov, Korobochka chẳng qua chỉ là một biến điệu của một nét tâm lí
hoặc một đặc điểm nào đó của nhân vật được miêu tả. Vì thế, những nhân vật
của Gogol "mang tính trọn vẹn điển hình hóa tột độ, bộc lộ đến cùng kiệt bản
chất xã hội của chúng" [29, 232].
A. Annensky trong bài báo "Mỹ học của Những linh hồn chết" căn cứ
vào định tính tâm lý chung của Gogol đã dừng lại phân tích kỹ "tính vật thể

10
đặc trưng, chất đầy", "bóp nghẹt thế giới" của ông. Và ở đây đặc biệt sáng rõ
ý kiến của ông về sự hoà trộn trong thi pháp Gogol phạm trù sinh khí và diện
mạo với phạm trù đồ vật. Chẳng hạn, khi Sobakievich khoe mẽ thì "cả những
người nông dân, cả những căn nhà gỗ, thậm chí cả tên của những người nông
dân, những món ăn, ghế tựa - tất cả đều thuộc về Sobakievich. Nhưng để
cho mọi thứ thuộc về mình thì cái anh chàng Sobakievich là tâm điểm kia
buộc phải hạ xuống hàng đồ vật, tới mức điển hình nhất là trở thành bức hiếm
hoạ kinh tởm".
M. Bakhtin trong Lí luận và thi pháp tiểu thuyết lại quan tâm đến Những

linh hồn chết ở khía cạnh thể loại. Vận dụng lí luận về thể loại tiểu thuyết,
Bakhtin đã sắc sảo chỉ ra "bi kịch của Gogol ở một mức nhất định chính là bi
kịch của thể loại". Gogol không thể hoàn thành bộ tiểu thuyết trường thiên
của mình là bởi "dưới ngòi bút của ông luôn luôn hiện lên một văn phẩm
thuộc thể trào phúng theo lối Menippos", "ông không thể thoát li khỏi khu
vực xúc tiếp thân mật một khi đã bước vào trong đó và không thể chuyển vận
vào khu vực ấy những hình tượng chính diện được cự li hóa" [1, 64]. Những
diễn giải trên của Bakhtin đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về bút pháp
châm biếm đặc sắc của Gogol, về ưu điểm cũng như mâu thuẫn từ góc độ thể
loại khi nhà văn cố gắng kết hợp giữa sử thi và trào phúng - những cách tiếp
cận dường như trái ngược trong Những linh hồn chết.
Theo nguồn điều tra trên mạng Internet, các công trình nghiên cứu về
Những linh hồn chết trên thế giới tựu trung không đi xa hơn những vấn đề mà
các học giả người Nga đã từng đề cập. Thực chất, các đề tài về chủ nghĩa
tượng trưng, các biểu tượng, vấn đề châm biếm xã hội, sự khảo sát tỉ mỉ về
nước Nga trong Những linh hồn chết đều là những khía cạnh chuyên sâu
của các phương diện thể loại, phương pháp sáng tác và tư tưởng nghệ thuật.
Trong khi đó, nhiều vấn đề của tiểu thuyết vẫn chưa được đề cập đến một
cách thích đáng như: ngôn ngữ, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật

11
ở Việt Nam, hiện tượng Gogol thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà nghiên cứu và các học viên sau đại học. Tuy nhiên, đối tượng của những
công trình, luận văn, luận án này thường là các tiểu thuyết, truyện ngắn, vở
kịch quen thuộc của Gogol (các truyện ngắn trong Tập truyện Petersburg, vở
kịch Quan thanh tra, truyện vừa Taras Bulba ). Những linh hồn chết hầu như
vắng bóng trong các công trình nghiên cứu đó. Luận án duy nhất viết về
Những linh hồn chết của một tác giả Việt Nam- Nguyễn Bảo Khanh- lại là
một luận án bằng tiếng Nga (bảo vệ tại Moskva năm 2004), trong đó, tác giả
chỉ tìm hiểu về đặc điểm trang phục của các nhân vật. Rõ ràng, còn rất nhiều

khía cạnh của tiểu thuyết có thể làm chủ đề nghiên cứu cho những công trình
"dài hơi".
3. Đối tượng nghiên cứu
Khoảng trống trên mặt bằng nghiên cứu văn học vừa là cơ hội vừa là
động lực thôi thúc chúng tôi tìm đến với tác phẩm Những linh hồn chết của
Gogol. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về môtíp hành trình vì nhận thấy đây
là một đề tài mới mẻ, chưa từng được đề cập. Bên cạnh đó, mô típ hành trình
có một vai trò quan trọng trong việc thiết kế không gian nghệ thuật của tác
phẩm (định hình các "tọa độ", "vectơ" của không gian), giúp người đọc thâm
nhập vào thế giới tư tưởng phức tạp của Những linh hồn chết.
Tác phẩm Những linh hồn chết kể về những chuyến du hành của nhân
vật chính Chichikov nhằm đạt mục đích mua được thật nhiều nông phu chết.
Lần xuất bản đầu tiên Những linh hồn chết vào năm 1842, tự tay Gogol đã vẽ
bìa sách, ở đó, phía trên cùng là hình ảnh một cỗ xe ngựa bốn bánh, xung
quanh treo vô số những chiếc đầu lâu
4
. Tác giả cũng thêm phụ đề cho tác
phẩm là Những cuộc hành trình của Chichikov. Như vậy, bản thân cách tạo
dựng hình ảnh cuốn sách cùng với nhan đề tác phẩm đã cho thấy dụng ý của
Gogol trong việc xây dựng kết cấu.

4
Xem thêm phần Phụ lục của luận văn.

12
Cấu trúc tiểu thuyết Những linh hồn chết dựa trên sự dịch chuyển của
nhân vật chính. Điều thú vị ở chỗ, những chuyến "thu mua" nông phu chết
của Chichikov không đơn thuần chỉ là sự đi lại. Ngôn ngữ hoa mĩ và đầy ẩn ý
của Gogol đã biến mỗi chuyến đi đó thành một mô thức ẩn tàng trầm tích văn
hóa của cả một dân tộc. Chúng cũng gợi nhắc sự hiện hữu của rất nhiều mẫu

gốc foklore và mẫu gốc văn học thế giới. Vì lẽ đó, trong Những linh hồn chết
không chỉ xuất hiện các cuộc hành trình mà hơn thế nữa, đó là sự xuất
hiện của mô típ hành trình (chúng tôi nhấn mạnh- T.T.H.H).
Có thể nói, mô típ hành trình là một trong những thủ thuật kéo dãn và đa
dạng hóa không gian, có vai trò không nhỏ trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật và tác động rất mạnh vào cấu trúc tiểu thuyết. Nghiên cứu về mô típ hành
trình sẽ giúp chúng ta tiếp cận được thiên trường ca này từ chiều sâu bản chất
thế giới nghệ thuật của nó.
Các tài liệu nghiên cứu về môtíp hành trình trong văn học không nhiều.
V. I. Propp trong cuốn sách nổi tiếng Hình thái học truyện cổ tích khi phân
chia các chức năng của nhân vật hành động trong truyện cổ tích Nga đã nhắc
đến một số chức năng có thể coi như tiền thân của mô típ hành trình: Sự viếng
thăm, Sự di chuyển về không gian giữa vương quốc, một cuộc phiêu lưu, Sự
trở về Tuy vậy, công trình này chỉ dừng lại ở việc liệt kê, phân loại hoặc
truy tìm gốc rễ lịch sử của các chức năng đó. Bakhtin trong Lý luận và thi
pháp tiểu thuyết có nhắc đến nhưng chỉ là thoảng qua về sự liên quan của
hành trình đến không gian nghệ thuật. Michel Butor với bài viết Viễn du và
bút pháp lại tập trung đề xuất các kiểu dịch chuyển chính và vai trò của chúng
trong văn học Pháp
5
. Từ nguồn tư liệu tổng hợp được, chúng tôi cho rằng
chưa có bất kỳ công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu mô típ hành trình trong
một tác phẩm cụ thể như Những linh hồn chết.

5
Theo tài liệu luận án Những cuộc hành trình trong tiểu thuyết của Jean-
Marie Gustave Le Clezio, tác giả Nguyễn Thị Bình, Hà Nội, 2006.

13
4. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu mô típ hành trình trong Những linh hồn chết, chúng tôi chủ
yếu tìm hiểu và khảo sát sự dịch chuyển trong không gian của các nhân vật
(mặc dù hành trình cũng liên quan đến thời gian nhưng bản chất của hành
trình là sự thay đổi không gian), phân loại đặc điểm, chức năng và các biện
pháp, phương tiện thể hiện những sự di chuyển ấy trong cấu trúc nghệ thuật
và tư tưởng của tiểu thuyết.
5. Phạm vi tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung trong tập 1 của tiểu thuyết vì
đây là phần hoàn chỉnh và thể hiện sáng rõ tài năng, tư tưởng Gogol. Một số
chương trong phần 2 tuy được đưa xuất bản nhưng chỉ là dạng bản thảo còn
sót lại, bản thân tác giả cũng không thừa nhận chúng nên không thể tránh khỏi
thiếu sót, dễ làm lạc hướng nghiên cứu.
Luận văn này đề cập đến mô típ hành trình không phải như một yếu tố
nghệ thuật đơn lẻ mà đặt nó trong quan hệ hệ hình cấu trúc (hành trình trong
hệ thống mô típ nghệ thuật của Gogol, các tham số của hành trình) và lịch sử
(hành trình như là mô típ/ mẫu gốc trong văn học thế giới và văn học Nga).
Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là phương pháp
phân tích hệ thống cùng với các thao tác của nghiên cứu thi pháp, kí hiệu học,
trần thuật học.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn của chúng tôi bao gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Mô típ hành trình trong hệ hình văn hóa và sáng tạo nghệ
thuật.
Chương 2: Hành trình trong không gian vật thể của Những linh hồn chết.
Chương 3: Hành trình trong không gian tâm tưởng của Những linh hồn
chết.

14
Phần kết luận

Tài liệu tham khảo
7. Đóng góp của luận văn:
Trong công trình này, lần đầu tiên, mô típ hành trình trong một tác phẩm
cụ thể sẽ được nghiên cứu toàn diện và cặn kẽ. Luận văn làm sáng rõ mối
quan hệ của mô típ hành trình với các mô típ khác trong Những linh hồn chết.
Bên cạnh đó, luận văn khẳng định vai trò của môtíp hành trình trong tiểu
thuyết, đặc biệt là sự liên quan đến kết cấu, tính cách nhân vật và cấu trúc
không gian. Chúng tôi sẽ lấy điểm tựa là không gian để khảo sát về môtíp
hành trình trên các phương diện khác nhau: các kiểu hành trình (hành trình
thực, hành trình tưởng tượng), chủ thể của hành trình (nhân vật, tác giả hư
cấu), mục đích thực sự của các cuộc hành trình, nhịp điệu hành trình với nhịp
điệu tác phẩm, sự dịch chuyển điểm nhìn tạo nên cấu trúc không gian và ảnh
hưởng qua lại giữa các mô hình không gian gắn với hành trình.

15
Chương 1
Mô típ hành trình trong hệ hình văn hóa và
sáng tạo nghệ thuật

1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của mô típ hành trình trong văn học
Từ điển văn học định nghĩa: mô típ là thành tố bền vững, vừa mang tính
hình thức vừa mang tính nội dung, được phân suất ra từ trong một hoặc một
số tác phẩm văn học của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác
của nhà văn ấy, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại
văn học nào đó [12, 1012]. Có thể thấy rằng, đây là một khái niệm mang tính
mở, thể hiện rõ bản chất của các mô típ văn học. Mô típ chính là những thành
tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và
được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Mô típ không phải
là một hình tượng độc lập mà chỉ có ý nghĩa khi được xét trong quá trình vận
động của diễn tiến văn học. Nó không đơn giản là sự lặp đi lặp lại trong một

hay một vài văn bản mà còn mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn. Soi chiếu vào
khái niệm này, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát biểu và truy nguyên sự
hình thành của mô típ hành trình trong văn học.
1.1.1. Mô típ hành trình từ mẫu gốc folklore
Tiền thân là hoạt động di chuyển, đi lại, du hành là nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống con người. Thuở ban đầu, nhờ những cuộc thiên di vất vả
bằng đôi chân, con người đã tìm ra những miền không gian sống lí tưởng cho
cả cộng đồng. Càng phát triển, con người càng muốn đi xa, vượt ra khỏi mảnh
đất chật hẹp và quen thuộc của mình để tìm kiếm những điều kì thú.
Không phải ngẫu nhiên mà loài người chuyên tâm nghiên cứu và sáng
chế ra các phương tiện đi lại. Chính những phương tiện đó giúp họ thực hiện
ước mơ muôn thủa, giúp họ du hành đến mọi tầng không gian. Từ xe ngựa, xe

16
máy, ô tô… đưa con người di chuyển trên đường bộ, đã có thêm những
thuyền bè, ca- nô… đưa con người lướt trên mặt nước, có những tàu ngầm
khám phá đáy đại dương kì bí, cũng có những máy bay, tàu vũ trụ vút đi trên
khoảng không bao la. Loài người đang mở rộng những cuộc thám hiểm ra
ngoài trái đất bằng các loại tên lửa và tàu vũ trụ hiện đại. Rất có thể, một ngày
mai đây, thế giới sẽ lại sửng sốt trước sự xuất hiện của những hành tinh mới,
bởi con người không bao giờ hết khao khát dấn thân, không bao giờ chịu
phong bế trong môi trường trái đất nhỏ bé, chật hẹp của mình.
Theo đó, hành trình tồn tại trong văn hóa và văn học nhân loại như một
điều tất yếu. Khởi nguyên của mô típ hành trình được định hình từ các mẫu
gốc folklore và mẫu gốc văn học. Mẫu gốc hay mẫu cổ chính là những mẫu
của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh trong tưởng tượng của
con người (…), bao gồm những giấc mơ, những biểu tượng lớn, tình huống
mẫu, tính cách mẫu, hoài niệm mẫu… [12, 973]. Mẫu gốc là những mô típ và
liên kết mô típ có đặc tính bản chất phổ quát, tồn tại trong vô thức tập thể,
thường có trong các nghi lễ, thần thoại tượng trưng, tín ngưỡng cổ xưa

Khuôn khổ của luận văn khiến chúng tôi chỉ có thể truy tìm và nhắc gợi về
các mẫu gốc của mô típ hành trình ở tầm phổ quát.
Dấu ấn của các cuộc hành trình đã được nhắc đến trong những nghi lễ và
huyền thoại cổ xưa nhất của loài người. Tín ngưỡng dân gian của nhiều dân
tộc còn lưu giữ nghi lễ thụ pháp quan trọng, theo đó một người thanh niên
phải trải qua những thử thách và nhiều chặng đường cam go trước khi được
công nhận là một người trưởng thành trong bộ tộc. Huyền thoại của người
Aranda và các bộ lạc vùng Trung Australia đã mô tả tỉ mỉ những cuộc hành
trình thần thánh trong các cuộc viễn du của tổ tiên tôtem [20, 233]. Nền văn
minh Ai Cập cổ đại lưu giữ một bí lễ thiêng liêng trong hình dáng của các kim
tự tháp: chính đỉnh tháp cao ngất và có hình chóp nhọn sẽ tạo nên sự liên kết

17
với thế giới trên cao để các Pharaon thực hiện những chuyến du hành lên trời
sau khi chết. Trong thần thoại Hy Lạp, sự tưởng tượng của nhân dân đã tạo
nên nhiều cuộc du hành thú vị của các vị thần như thần Hermes với đôi hài có
cánh, bay khắp nhân gian để truyền đạt thông tin; thần Mặt trời Helios mỗi
ngày lại có một chuyến chu du trên một cỗ xe đặc biệt, mang ánh sáng đến
cho muôn loài…. Đặc biệt, câu chuyện về những cuộc phiêu lưu của chàng
Odyssey là nguyên mẫu folklore đặc sắc nhất cho mô típ phiêu du.
Chúng tôi chú ý nhiều đến các tác phẩm sử thi bởi ở đây chứa đựng
những giấc mơ của loài người thủa nguyên sơ, những ý niệm trong vô thức
cộng đồng, nhân loại. Sử thi cũng chính là thể loại có nhiều ảnh hưởng nhất
đến thể loại của tác phẩm Những linh hồn chết.
Trung tâm của sử thi là hình ảnh người anh hùng mang tầm vóc lớn lao,
đại diện cho sức mạnh cộng đồng. Các tác phẩm sử thi nổi tiếng đều say sưa
dõi theo bước đi của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Chính
trong những tác phẩm sử thi này đã hình thành công thức phiêu du- là tiền
thân của loại tiểu thuyết phiêu lưu hiệp khách, đồng thời đây cũng là một
trong những khởi nguồn của mô típ hành trình.

Sử thi Iliad- Odyssey của Homerơ là đỉnh cao của sử thi Hy Lạp cổ đại.
Nếu như Iliad ca ngợi những cuộc chinh chiến bi tráng của người anh hùng
Achilles và Hector thì Odyssey "kể cho ta nghe chuyện vị anh hùng muôn vàn
trí xảo, sau khi dùng mưu hạ thành Troye Thần Thánh, đã phiêu lưu khắp đó
đây, đặt chân lên bao nhiêu thành bang và thông hiểu biết bao phong tục" [42,
1202]. Cuộc phiêu lưu trên chiến địa của Achilles gây rung động lòng người,
còn cuộc lữ hành gian khổ trên biển cả của Ulysses làm tất thảy phải bàng
hoàng xúc động. Có thể nói, những chuyến du hành trong Iliad- Odyssey đã
tái hiện hành trình vĩ đại của con người trong thời kỳ Cổ đại và Trung cổ. Bên
cạnh đó, cuộc phiêu lưu của Ulysses cũng chính là sự mô phỏng thần thánh

18
hóa những chuyến khai khẩn và mở rộng lãnh thổ về phía đại dương của
người Hy Lạp xưa.
Người ấn Độ không chịu thua kém người Hi Lạp khi bảo tồn trong kho
tàng văn học dân tộc những pho sử thi hùng tráng. Trong số đó, sử thi
Ramayana đã kể lại câu chuyện tình cảm động của hoàng tử Rama anh dũng
và người con gái của thần Đất- nàng Sita xinh đẹp. Ramayana có nghĩa là
Cuộc hành trình của chàng Rama hay Những kì tích của Rama, mô tả hành
trình của Rama vượt qua bao thử thách để cứu Sita thoát khỏi sự giam cầm
của quỉ tại đất nước Lanka xa xôi. Mặc dù, chuyến phiêu lưu của chàng Rama
không thể sánh được với tầm vóc những cuộc hành trình của Ulysses nhưng
đây vẫn là một tín hiệu của mẫu gốc văn học tạo nên mô típ hành trình.
Chúng tôi còn bắt gặp nguồn gốc của mô típ hành trình trong các tôn
giáo lớn. Có thể thấy sự hiện diện của hành trình trong Kyto giáo: Kinh Thánh
mô tả Chúa Trời đã sáng tạo ra thế giới, sau đó trao quyền năng cho Jesus đi
khắp nhân gian để cứu vớt các linh hồn. Đến lượt mình, Jesus lại giao nhiệm
vụ cho các đệ tử hành hương qua các vùng đất lạ để truyền bá chính đạo. Đạo
Phật thì đề ra các thuyết Đại thừa (cỗ xe lớn) và Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) để nhắc
nhở con người phải vận động và di chuyển để đạt được sự đốn ngộ trong tâm

hồn. Mở rộng tìm hiểu các tôn giáo, chúng ta có thể khai thác được nhiều khía
cạnh thú vị về nguồn gốc của hành trình trong văn hóa dân gian.
Như vậy, từ rất sớm, trong tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cộng đồng đã
xuất hiện tổ hợp các mẫu gốc liên quan đến sự dịch chuyển trong không gian.
Đây là khởi nguồn cho sự định hình của các mô típ hấp dẫn sau này. Thêm
vào đó, một loạt mẫu gốc trong sử thi, huyền thoại, truyền thuyết… tạo nên
cơ sở vững vàng cho sự xuất hiện của mô típ hành trình trong văn học thế
giới.
1.1.2. ý nghĩa biểu trưng của hành trình

19
Văn học từ cổ đến kim, từ đông sang tây đã có rất nhiều tác phẩm viết về
hành trình, lấy hành trình làm "xương sống" cho kết cấu văn bản. Khuôn khổ
của luận văn không cho phép chúng tôi liệt kê tất cả những tác phẩm đó.
Chúng tôi chỉ có thể kể ra một số tác phẩm nổi bật nhất mà ngay tên gọi của
chúng đã hàm chứa về sự di chuyển, phiêu du. Đó là các tác phẩm Don
Quixote- nhà quí tộc tài ba xứ Mantra của Cervantes (văn học Tây Ban Nha,
thế kỉ 15), Thần khúc của Dante (văn học Italia, thế kỉ 16), Tây du kí của Ngô
Thừa Ân (văn học Trung Quốc, thế kỉ 16), Hành trình từ Petersburg đến
Moskva của Radyshchev (văn học Nga, thế kỉ 18), Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Fin của Mark Twaine (văn học Mĩ, thế kỉ 19), Hoá thân của
Kafka (văn học Đức, thế kỉ 20), Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust
(văn học Pháp, thế kỉ 20)… Mô típ hành trình đã xuất hiện trong các tác phẩm
cổ xưa nhất của loài người và giờ đây, như tên gọi của chính nó, vẫn đang tiếp
tục hiện diện trong dòng chảy của văn học thế giới.
Những ý nghĩa biểu trưng của hành trình đặc biệt phong phú nhưng tựu
chung là sự đi tìm chân lý, hòa bình, bất tử, tìm kiếm và phát hiện một trung
tâm tinh thần của con người, tìm kiếm những ý nghĩa cuộc sống.
Những cuộc tìm kiếm như là những cuộc tìm kiếm tri thức tương ứng
với các cuộc du hành của Ulysses (trong sử thi Odyssey), Dante (trong Thần

khúc), hay của vị hoàng đế phương Đông (trong Các vi hành của Thomas).
Những cuộc du hành còn là những thử thách trù bị cho công cuộc thụ pháp,
được thấy cùng lúc trong các bí lễ Hy Lạp, ở hội Tam Điểm và ở các hội kín
Trung Hoa. Du hành như là sự hành tiến tinh thần mà người ta thấy trong đạo
Phật dưới hình thức những con đường (đạo), những cỗ xe (thừa), những cuộc
kinh qua- thường được biểu đạt như một cuộc di chuyển dọc thế giới. Đó là
trường hợp cuộc chu du gian khổ của thầy trò Đường Tam Tạng trong bộ tiểu

20
thuyết lừng danh Tây du ký. Hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống đặc biệt
được nhấn mạnh trong tác phẩm của các tác giả đầu thế kỉ 20.
Có một điều thú vị là, mỗi thời đại đi qua, mô típ hành trình lại mang
một ý nghĩa mới, phù hợp với đặc điểm và tính chất thời đại. Nếu như ở thời
cổ đại, con người khao khát hiểu biết thế giới, những cuộc hành trình đều
mang mục đích mở rộng lãnh thổ, mở mang tri thức thì đến thời hiện đại, khi
con người đã đầy đủ về đời sống vật chất, họ lại mang hoài vọng du hành để
tìm kiếm những giá trị tinh thần và tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của bản
thân.
Qua tất cả các nền văn học, những cuộc du hành đều tượng trưng cho sự
phiêu lưu và tìm kiếm, dù là một kho tàng hay một tri thức đơn giản, cụ thể
hoặc tinh thần nói chung. Baudelaire nói Những du khách đích thực là những
người chỉ đi để mà đi; không lúc nào thỏa mãn, họ mơ tưởng cái chưa biết ít
nhiều không với tới được:
Những ai mà ước mơ có dạng như mây
Và như một tân binh mơ đại bác, họ mơ tưởng
Đến những lạc thú rộng lớn, biến đổi lạ lùng
Mà trí tuệ con người chưa hề biết đến tên
Nhưng bao giờ họ cũng chỉ tìm thấy cái họ muốn chạy trốn, đó là bản
thân họ: Một nhận chân cay đắng, mà ta rút ra từ mọi cuộc du hành
Thế gian đơn điệu và nhỏ bé hôm nay

Hôm qua, ngày mai, mãi mãi cho ta thấy hình ảnh của ta
Một ốc đảo ghê rợn, giữa một sa mạc buồn chán!
Theo ý nghĩa ấy, du hành trở thành một dấu hiệu và biểu tượng của sự
luôn luôn chối từ bản thân, và cần nhấn mạnh rằng, cuộc du hành duy nhất có
giá trị là cuộc du hành của con người bên trong bản thân mình [44, 387].

21
Tóm lại, là một mô típ nghệ thuật có khởi nguồn lịch sử lâu đời, mô típ
hành trình đã xuất hiện và tồn tại trong văn học dưới cả hai kiểu dạng: hành
trình thực- trong không gian vật thể và hành trình ảo- trong không gian tâm
tưởng. Mô típ hành trình cũng có sự chuyển dịch và thay đổi hàm nghĩa theo
thời gian và qua từng thời đại nhưng ý nghĩa biểu trưng đích thực của hành
trình luôn luôn là sự kiếm tìm.
1.2. Mô típ hành trình trong văn học Nga
Không phải ngẫu nhiên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về mô típ hành
trình trong tác phẩm của Gogol- một nhà văn Nga nổi tiếng. Sự lựa chọn nào
cũng có nguyên nhân. Dân tộc Nga với những bản sắc văn hóa riêng, tính
cách Nga với biết bao điều thú vị, tâm hồn Nga và sự hòa hợp kì lạ với thiên
nhiên, tất cả đều trở thành động lực thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài. Trong
Những linh hồn chết, chính Gogol cũng đã đề cập đến đặc tính nổi trội này
của người Nga: "Vả lại người Nga nào chẳng thích đi nhanh? Họ không thích
thế nào được khi mà tâm hồn họ khát khao vui chơi, bay lượn (…) Có thể nói
là một sức mạnh huyền bí đã mang anh đi trên cánh" [7, 417].
Du hành, phiêu lưu đã trở thành căn tính Nga, nên không phải ngẫu
nhiên mà cùng với những hàng bạch dương tuyệt đẹp, cỗ xe tam mã cũng
được xem như là biểu tượng của dải đất rộng bao la này.
Năm 2003, một hội thảo được tổ chức tại Nga mang tên Không gian văn
hóa của hành trình với các tham luận thú vị về vị trí hành trình trong văn hóa
Nga, những điều kiện tự nhiên và cột mốc địa lí của hành trình
6

… một lần
nữa lại xác nhận tầm quan trọng của hành trình trong đời sống dân tộc. Có thể
nói, mô típ hành trình là một trong những mô típ phổ biến nhất trong văn học
Nga.
1.2.1. Từ sáng tạo dân gian…

6
Để biết thông tin chi tiết về hội thảo, xin truy cập vào địa chỉ:

×