Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 110 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN LÊ HOA



MỘT SỐ CÁCH TÂN TRONG THI PHÁP TIỂU THUYẾT
“NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN” (TRẦN DẦN)




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học





Hà Nội-2013
2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN LÊ HOA


MỘT SỐ CÁCH TÂN TRONG THI PHÁP TIỂU THUYẾT
“NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN” (TRẦN DẦN)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hưng




Hà Nội-2013
4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc 10
NỘI DUNG
Chương 1: TRẦN DẦN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA
CUỐI THẾ KỶ XX 11

1.1. Bối cảnh văn xuôi Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX 11
1.2. Trần Dần trong thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm và hậu Nhân văn
- Giai phẩm 16
1.2.1. Thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm 16
1.2.2. Thời kỳ hậu Nhân văn – Giai phẩm 24
Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN VÀ THI PHÁP
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT
ĐÈN 32
2.1. Quan điểm sáng tác 32
2.1.1. Quan niệm về nhà văn 33
2.2.2. Quan niệm về tác phẩm văn chương 37
2.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 40
2.2.1. Khái quát chung về quan niệm nghệ thuật 40
2.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 41
2.2.2.1. Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 42
2.2.2.2. Giá trị quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 48
2.3. Những cách tân trong thi pháp nhân vật tác phẩm ―Những ngã tư và những cột
đèn‖ 50
2.3.1. Người kể chuyện và điểm nhìn 51
5

2.3.2. Độc thoại nội tâm 56
Chương 3: NHỮNG TÌM TÒI ĐỔI MỚI TRONG THI PHÁP KẾT CẤU,
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT “NHỮNG
NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN” 63
3.1. Kết cấu 63
3.1.1. Kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám 64
3.1.2. Kết cấu truyện lồng trong truyện 70
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật 75
3.2.1. Không gian nghệ thuật 75

3.2.1.1. Không gian bối cảnh xã hội 76
3.2.1.2. Không gian phố phường, trong nhà 77
3.2.1.3. Không gian tâm tưởng 78
3.2.2. Thời gian nghệ thuật 80
3.2.2.1. Thời gian tuyến tính 81
3.2.2.2. Thời gian tự nghiệm 90
3.3.Ngôn ngữ 93
3.3.1. Cách thức trình bày văn bản lạ 94
3.3.2. Thay đổi nguyên tắc chính tả 95
3.3.3. Tạo sinh nghĩa cho từ 96
3.3.4. Tạo nhịp điệu bằng thay đổi chấm, phẩy 97
3.3.5. Tạo nhịp điệu bằng lặp gián cách 99
3.3.6. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105




6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trần Dần là một hiện tượng độc đáo. Các tác phẩm văn chương của ông đã có
từ lâu, song đối với độc giả cũng như giới nghiên cứu văn học Việt Nam, tiểu thuyết
Trần Dần vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, còn nhiều khía cạnh bỏ ngỏ. Sau hơn nửa
thế kỷ nhìn lại, những sự việc xảy ra với Trần Dần và các nghệ sĩ cùng chí hướng
với ông không chỉ là còn là chuyện riêng tư, mà đã trở thành câu chuyện một số
phận văn chương gắn với những biến động lớn lao và phức tạp trong một tiến trình
lịch sử đặc biệt của dân tộc.

Sáng tác của Trần Dần vốn là rất mới mẻ. Nên, muốn hiểu Trần Dần, tránh
những kết luận chủ quan, người đọc cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức mới.
Viết về Trần Dần là cơ hội để người viết biết thêm, hiểu thêm rất nhiều những giá trị
văn học mới mẻ. Chúng tôi nhận thấy, trong các hướng tiếp cận Trần Dần, trước hết
cần tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Sự hình
thành, vận động và biến đổi, cơ sở khoa học và giá trị của quan niệm nghệ thuật Trần
Dần tác động không nhỏ đến những tác phẩm của ông. Vì từ điểm cốt yếu đó, lao
động nghệ thuật của Trần Dần liên tiếp đưa ra những thể nghiệm ráo riết. Mối liên
hệ giữa quan niệm và sáng tạo trong đời văn Trần Dần, khi được xem xét một cách
hệ thống, sẽ phát hiện những nét căn bản nhất trong văn chương của ông.
Lâu nay, độc giả cũng như giới nghiên cứu đã được tiếp cận Trần Dần ở góc
độ một nhà thơ, nhưng tiếp cận văn chương, những sáng tạo trong nghệ thuật từ góc
độ một nhà văn với sáng tác tiểu thuyết thì không nhiều. Cũng đã có một số bài viết
phân tích, bình luận về tiểu thuyết mới xuất bản ―Những ngã tư và những cột đèn‖
nhưng không nhiều và chưa đánh giá đúng mức ở góc độ văn học. Mặt khác, tác
phẩm cũng chưa được soi chiếu dưới cái nhìn thời đại với những biến cố, tác động
của phong trào ―Nhân văn – Giai phẩm‖. Vì vậy, việc nghiên cứu về văn xuôi Trần
Dần trong đề tài ―Một số cách tân trong thi pháp tiểu thuyết ―Những ngã tư và những
cột đèn‖ (Trần Dần)‖ được thực hiện dưới góc nhìn khách quan, khoa học là điều rất
7

cần thiết, ít nhiều góp phần tìm lại vị trí, giá trị thực của văn xuôi Trần Dần trong
hành trình sáng tạo văn xuôi nghệ thuật Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Nếu hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm, thì lịch
sử nghiên cứu Trần Dần cũng là một cuộc phiêu lưu kì thú. Dưới đây, chúng tôi sẽ
điểm lại lịch sử nghiên cứu về ông qua 3 giai đoạn:
- 1958 - 1988: Kể từ vụ Nhân văn – Giai phẩm đến trước ngày đổi mới, cái
tên Trần Dần là ―nỗi hổ thẹn‖ của những người viết văn. Ông là đối tượng để lên án
và kết án của số đông. Vấn đề mà các bài viết về Trần Dần tập trung phản ánh trong

giai đoạn này là thái độ chính trị trong sáng tác của nhà thơ. Tiêu biểu cho lịch sử
nghiên cứu Trần Dần ở chặng đầu tiên (trước những năm 60) là sự đánh giá của Hữu
Mai, một người cùng trong giới văn chương. Trong bài Để rõ thêm chân tướng
phản động của Trần Dần, đăng lần đầu trên Văn nghệ Quân đội, 5/1958, tác giả
miêu tả lại quá trình mà Trần Dần từ ―một đứa con hư hỏng của Hà thành‖, nên
người ―nhờ công ơn giáo dục to lớn của Đảng‖, nhưng đã ―phản bội lại quyền lợi
của quần chúng nhân dân‖, đi vào ―con đường sáng tác bất lương‖. Tác giả Huy
Vân, viết Trần Dần – Một tâm hồn đồi trụy, đăng trên báo Nhân dân, ngày
25/4/1958, khẳng định ―Trần Dần cũng đi vào kháng chiến, nhƣng vẫn không chịu
từ bỏ quan điểm nghệ thuật sa đoạ của hắn. Trong nhóm Văn nghệ Sơn La, hắn đã
vẽ toàn lối tối tăm khó hiểu, biến những hình ảnh anh dũng và đẹp đẽ của bộ đội ta
thành những hình thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy‖. Nhà thơ Tố Hữu kết tội Trần
Dần mang ―những quan điểm văn nghệ phản động‖, trong đó, để chứng tỏ hùng hồn
cho kết luận của mình, ông trích lời tự thú của chính Trần Dần: ―Đó (tức những sáng
tác của Trần Dần thời gian này) là lời xúc xiểm phiến nghịch, có cái hèn nhát của sự
dã man, cái ngu si của sự hiểm độc và có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ [11,
tr.91]. Hầu hết các bài viết thể hiện một tinh thần tranh đấu nóng bỏng – sự nóng
bỏng không nảy sinh và phát triển trên cơ sở học thuật. Đó là kết quả của lối phê
bình xã hội học, lấy tư duy chính trị làm chuẩn. Một khía cạnh khác thể hiện trong
8

nhóm bài này, đó là các tác giả chú ý tới con người ngoài đời của Trần Dần hơn chú
ý tới nghệ thuật. Trong nghệ thuật, họ lại tìm những hành động và thái độ thiên về
chính trị hơn là những cố gắng cách tân. Nếu nói về những cách tân, có những vấn
đề khó hiểu, họ lại xếp nó vào hàng quái dị. Cách nhìn này xuất phát từ đặc điểm
lịch sử của giai đoạn mà chiến tranh địch ta gay cấn trên từng phương diện: Khi
tiếng nói Nhân văn vừa cất lên, lập tức Đài Sài Gòn đã loan tin: miền Bắc đang có
phong trào chống cộng trong lòng cộng. Lối viết cách tân, sáng tạo của Trần Dần bị
đối phương lợi dụng, nên phía chính thống không thể ủng hộ những tên tuổi như
Trần Dần, lo ngại bất lợi cho cách mạng.

Cũng có một số bài bày tỏ ý bênh vực Trần Dần. Lập luận của Hoàng Cầm
trong bài viết Con người Trần Dần, tiến tới xét lại một vụ án văn học, đã giúp
người đọc hiểu thêm chút ít về một Trần Dần khác, từ góc nhìn trái tuyến. Ý kiến
của Hoàng Cầm có lẽ là sự ghi nhận đầu tiên: ―do thơ Trần Dần, tôi suy nghĩ nhiều
về trách nhiệm ngƣời làm thơ trƣớc cuộc đời: đi sâu vào đời sống có suy nghĩ của
con ngƣời, tìm cách diễn tả riêng, tạo ra một thế giới riêng cho mình. Tôi thấy thơ
Trần Dần có phần đau xót, u ám, nhiều khi rất buồn, vừa cộc cằn lại vừa có cái tự
hào sôi nổi, nhiệt tình thẳng thắn, táo bạo‖.[3, tr.25-28] Rõ ràng, hai cách tiếp cận
khác nhau đã đưa đến những kết luận trái ngược, một bên gọi là quái gở, một bên
trân trọng sự khác thường. Nhưng phê phán, phủ nhận là ý chính của hầu hết các bài
viết về Trần Dần. Thực ra, nguyên nhân để Trần Dần trở nên là đối tượng phê phán
không phải chỉ vì tiêu chí Văn học cách mạng, mà chính bởi những yêu cầu ông đặt
ra cho chính mình trong nghệ thuật. Ở thời kì này, cái gọi là cách tân trong thơ Trần
Dần chưa bộc lộ nhiều, có thể coi Trần Dần của Nhân văn - Giai phẩm là người lên
diễn đàn chứ không phải là kẻ tiên phong nghệ thuật.
- 1989 – 1995: Thời đầu đổi mới, những ấn phẩm của các tác giả Nhân văn
bấy lâu bị ―treo bút‖ được xuất bản trở lại, trong tinh thần khá dè dặt của các nhà
xuất bản. “Việc đầu tiên đánh dấu sự trả lại quyền công bố tác phẩm cho các tác giả
Nhân văn – Giai phẩm là hãy in vài bài thơ trên tờ tạp chí của Hội Nhà văn”, nhưng
vài bài được chọn này không hẳn là những bài ưu tú nhất, mà là những bài đưa in dễ
9

nhất, tức là ít vấn đề nhất. Bài thơ Việt Bắc (Nguyên bản Đi!Đây Việt Bắc), viết
1957, được in 1990 cũng bị cắt bỏ chương 13 (Hãy đi mãi). Giới phê bình khá dè dặt
nên ít nhắc tới Trần Dần, vì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong một giai đoạn
nhạy cảm.
- 1995 – nay: Năm 1995 đánh dấu sự công nhận Trần Dần, bằng giải thưởng
của Hội Nhà văn dành cho Cổng tỉnh. Điều đó, như nhận xét của Phạm Thị Hoài,
“dừng ở mức một cử chỉ thiện chí, với một quá khứ oan khiên, với một nhà thơ lớn
khi ấy đã gần đất xa trời. Vì thực chất, nó không mang lại cho Trần Dần nhiều

ngƣời đọc hơn” [18, internet]. Ý nghĩa lớn hơn mà giải thưởng này mang lại, chính
là sự mở đường cho việc xuất bản các tác phẩm tiếp theo của ông: Mùa sạch (1998),
Trần Dần thơ (2007), Những ngã tư và những cột đèn (2011); trong đó tiểu
thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn đoạt Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011
cho thể loại tiểu thuyết. Giới nghiên cứu phê bình, do đó, có điều kiện tiếp cận trực
tiếp, sâu rộng hơn để đưa ra những đánh giá ở tầm hệ thống. Trọng tâm của các bài
viết, vượt qua cái nhìn cũ, đã dần khai thác một số phương diện chính trong sáng tác
của Trần Dần, như ngôn ngữ và cách ứng xử với ngôn ngữ của nhà văn, giá trị
những cách tân, đặc biệt phần ngoại luật. Theo đó, mỗi xu hướng cũng dần đi tới sự
đối lập nhau gay gắt khi giải quyết vấn đề.
Thuộc xu hướng phủ nhận Trần Dần là Nguyễn Ly với hai bài viết Trần Dần,
giữa giai thoại và văn bản, Bệnh đại ngôn; Lê Dã Thảo - Đôi điều trao đổi về việc
phân tích Jờ joạc. Nguyễn Hoà - Về thơ và không chỉ về thơ, Nhị Hà - Một giải
thƣởng kinh dị. Tựu chung lại, các tác giả phê phán Trần Dần trên mấy điểm cơ bản
sau: Thứ nhất, sáng tác của Trần Dần không xứng đáng với những giai thoại về nó,
vì thơ văn Trần Dần là thứ văn chương ―sụt sùi tả oán‖, đem lại cảm giác ―mệt mỏi,
nhàm chán‖, khiến người ta thất vọng. Thứ hai, nội dung tác phẩm Trần Dần bị xem
nhẹ vì ―ông đang là lời biện hộ đáng ngờ cho một lối làm văn chƣơng tự nhận là duy
mỹ, chỉ có chức năng giải trí, sau khi các tác giả của lối làm văn chƣơng ấy đã kiêu
hãnh tẩy rửa mọi chức năng khác ra khỏi tác phẩm, nhân danh tinh thần hiện đại
và hậu hiện đại” [27, internet]. Thứ ba, Trần Dần mang ám ảnh tình dục, nên đã làm
10

chữ trở nên ―bẩn thỉu‖. Các tác giả phê phán Trần Dần, có căn cứ lý luận của họ, căn
cứ đó xuất phát từ hệ thống quan niệm thẩm mỹ truyền thống về chức năng thơ, đặc
trưng ngôn ngữ thơ. Có thể thấy, nếu nhận định về Trần Dần theo bảng giá trị ấy, thì
danh sách không thể dừng lại ở con số tác giả ít ỏi này. Nhưng cũng chắc chắn một
điều, nội dung để phê phán Trần Dần sẽ mãi dừng lại ở những vấn đề đã nói, với các
kết luận: thơ vô nghĩa, thơ tắc tị, phản thơ. Lối phê bình như vậy có nguy cơ chấm
hết mọi tìm tòi. Chấm hết ở nhà phê bình (với quyền phủi tay: thơ không đáng tìm

hiểu! thay vì đặt ra câu hỏi cho bản thân: vì sao không hiểu? Vì sao một bản lĩnh như
Trần Dần lại dành cả đời để làm ra cái - không - hiểu ấy?). Và chấm hết đồng thời ở
vô số độc giả, những người quen chờ sự dẫn dắt của phê bình về những hiện tượng
thơ phức tạp.
Nhưng cũng ngay tại khúc quanh này, chứng kiến một luồng ý kiến trái
ngược. Đó là xu hướng khẳng định cách tân và đóng góp của nhà văn. Trong đó phải
kể tới Phạm Thị Hoài với Thủ lĩnh trong bóng tối, Thuỵ Khuê – Trần Dần, Mỹ học
khổ đau, Đặng Đình Ân – Để đến với Jờ joạcx, Nguyễn Như Huy – Tác phẩm Mùa
sạch của Trần Dần qua góc nhìn của nghệ thuật ý niệm, Đoàn Cầm Thi – Thu Trần
Dần, Thuận – Tôi ở phố Sinh Từ, Nguyễn Phượng - Mayakovsky và Trần Dần - từ
những tƣơng đồng đến những dị biệt, Dương Tường – Trần Dần là ngƣời cách tân
thơ số một, Đỗ Lai Thúy - Trần Dần, một thi trình sạch, Khánh Phương - Độc thoại
Trần Dần. Điểm thống nhất của các bài này là sự ghi nhận đóng góp của Trần Dần
trên một số phương diện cơ bản. Thứ nhất, xác định vấn đề bao trùm và xuyên suốt
những sáng tác của Trần Dần: ―Cách tân thơ, ga đi và ga đến, vẫn là ngôn ngữ, quan
niệm về ngôn ngữ…Trần Dần làm thơ là làm với chữ, bằng chữ, nhƣng là những con
chữ đã đƣợc tẩy sạch nghĩa tiêu dùng để rồi lại phục sinh chữ bằng những nghĩa
mới mẻ, trinh nguyên [45, internet]. Thứ hai, xác định mối liên hệ nội tại giữa những
cách tân về mặt hình thức với nhu cầu bộc lộ tâm thức của tác giả, phủ nhận quan
điểm cho rằng Trần Dần chỉ đơn thuần làm thơ, viết văn như một trò giải trí:
“Con OEE, Con I, Hậu con OEE…tiếp tục là sự tràn ra của cái Tôi khép kín, cái
Tôi bị chặn mất kênh giao tiếp bình thƣờng với chung quanh, tự tìm mình trong sự
11

nhòe mờ, không trùng khít với những phiên bản của chính mình” [34, internet]. Thứ
ba, khẳng định tính tiên phong, hiện đại trong các sáng tác của Trần Dần, như tính đa
thể loại, đa điểm nhìn, đa cốt truyện trong một tác phẩm; sự khai mở của Trần Dần
cho Nghệ thuật Ý niệm, tính chất thị giác, nghệ thuật tạo hình trong thơ của ông.
Nhìn lại cuộc phiêu lưu lịch sử tiếp cận văn chương Trần Dần, chúng ta nhận
thấy hai nội dung chính có tính chi phối mọi phê bình và tranh luận: với thời Nhất

định thắng, kết luận phân thành hai cực: kẻ phản động hay người yêu nước xót xa;
hậu Nhân văn, kẻ phá hoại thơ hay người cách tân thơ số 1? Lần lượt, cách trả lời
của mỗi người và mỗi thời sẽ tiết lộ hệ thẩm mỹ mà họ đã chọn lựa. Sự phân hoá rõ
rệt này chứng tỏ thơ Trần Dần buộc người ta phải đưa ra chủ kiến. Mọi ý kiến phê
phán hay khẳng định, thực chất đều xuất phát từ phẩm tính của Trần Dần – người đã
quyết liệt văn thơ. Người viết không xuất phát từ tiêu chí khen hay chê Trần Dần để
đánh giá, mà trên nguyên tắc nhận định nào thấu đáo và thuyết phục, có khả năng
hiểu Trần Dần. Rõ ràng, dưới ảnh hưởng của thành tựu lí luận thế giới, các nhà
nghiên cứu, phê bình đã dần đưa ra những cách đọc mới, khả dĩ tiếp cận sáng tác của
Trần Dần. Họ đã chỉ ra những luận điểm quan trọng trong quan niệm và quá trình
sáng tạo của nhà văn. Tuy mới dừng lại ở những nhận xét còn tản mạn, chưa được
triển khai hệ thống và chi tiết, nhưng đây thực sự là những gợi ý giá trị cho luận văn.
Như vậy, có thể thấy rằng cũng có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
về thơ Trần Dần và những cách tân của ông. Tuy nhiên, về văn xuôi Trần Dần nói
chung cũng như về tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn nói riêng chưa có
nhiều bài báo, bài phê bình đánh giá nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khoa học. Tính
đến thời điểm này, chúng tôi chưa được tiếp xúc với một chuyên luận nào ở mức độ
khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ về văn xuôi Trần Dần cũng
như về tác phẩm Những ngã tƣ và những cột đèn hay về thi pháp cuốn tiểu thuyết
này.
Do vậy, chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu một cách tương đối những
cách tân trong thi pháp tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn sẽ mang đến một
vài khám phá về nghệ thuật tiểu thuyết của Trần Dần
12

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cuộc cách mạng trong văn học nghệ thuật Việt đã bỏ qua một thế hệ các tác
giả trong số phận của mình. Độc giả cũng như giới nghiên cứu đã bị khuyết một góc
không nhỏ trong tiến trình phát triển văn học suốt thời gian khá dài.
Vì vậy, với đề tài này chúng tôi hy vọng mang đến một cái nhìn khách quan

và công bằng về tiểu thuyết Trần Dần nói chung và về tác phẩm ―Những ngã tư và
những cột đèn nói riêng‖. Ở đây chúng tôi chỉ đơn giản là xem xét tác phẩm tiểu
thuyết của ông ở góc độ những cách tân, sáng tạo trong thi pháp tiểu thuyết. Những
nghiên cứu, tìm hiểu trong luận văn được đánh giá một cách khách quan, không
tuyệt đối hóa với những danh hiệu: ―nhà cách tân vĩ đại‖ hay ―nhà văn tầm
cỡ‖…chúng tôi cũng không xem xét trong cái nhìn về một tác phẩm từng bị hắt hủi.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi bước đầu khảo sát, tìm hiểu, đối chiếu
tác phẩm ―Những ngã tư và những cột đèn‖ với các tác phẩm văn chương cùng thời
và các tác phẩm đương đại. Từ đó, đánh giá khái quát về những cách tân của ông về
thi pháp tiểu thuyết như những cách tân về mặt thể loại, kết cấu, hệ thống hình tượng
và ngôn ngữ tiểu thuyết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý thuyết về thi pháp học, vận dụng phương pháp nghiên
cứu tác giả văn học, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh xã hội và
các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của Trần Dần để tìm ra những
giá trị mà tiểu thuyết mang lại nhằm định vị tọa độ của ông trên tiến trình văn
xuôi hiện đại.
- Phương pháp khảo sát, phân loại, thống kê để tìm ra những chi tiết, ý nghĩa
quan trọng, được lặp đi lặp lại như là dấu hiệu thi pháp riêng biệt của tác giả.
Thông qua đó, chúng tôi rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát,
hệ thống về những điểm có tính cách tân trong thơ Trần Dần.
- Phương pháp so sánh: qua so sánh đối tượng với những nhà văn cùng thế hệ
thậm chí với các nhà văn trẻ hiện nay từ đó người viết định vị vai trò cách tân
13

của Trần Dần. Mặt khác, so sánh ông với chính ông trong từng giai đoạn để
thấy sự đổi mới liên tục của nhà văn trong suốt chặng đường sáng tạo.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người
viết tổng hợp khái quát để có những kết luận, tránh những áp đặt chủ quan

không bám sát văn bản.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, luận văn
triển khai theo 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Trần Dần trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần và thi pháp nhân vật trong
tiểu thuyết ―Những ngã tư và những cột đèn‖.
Chương 3:Những tìm tòi đổi mới trong thi pháp kết cấu, không gian, thời gian
và ngôn ngữ tiểu thuyết ―Những ngã tư và những cột đèn‖.
















14

NỘI DUNG
Chương 1: TRẦN DẦN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỶ XX

1.1. Bối cảnh văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX
Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có
những điều kiện cần và đủ để chuyển từ phạm trù văn học truyền thống sang phạm
trù văn học hiện đại. Sự đổi mới theo hướng hiện đại hóa lúc này đã tạo cơ hội cho
văn học Việt Nam gia nhập vào quỹ đạo văn học thế giới. Nhiều thể loại mới ra đời
và có những thành tựu đáng kể đóng góp cho lịch sử văn học dân tộc những tác giả
và tác phẩm tiêu biểu. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX nói chung và văn xuôi Việt
Nam nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Nếu như thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ
XX có những thay đổi lớn với phong trào Thơ mới được đánh giá là ―một năm phát
triển bằng 30 năm‖ (Hoài Thanh) thì văn xuôi Việt Nam lại đánh dấu bước ngoặt
quan trọng với sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết. Tuy ra đời muộn hơn so với một
số thể loại khác nhưng tiểu thuyết đã chứng tỏ được sức trẻ và sức sống của một thể
loại đang trong quá trình sinh thành và phát triển. Tiểu thuyết vừa kế thừa, tiếp nối
những yếu tố truyền thống, vừa tạo nên những đứt đoạn, bứt phá quan trọng góp
phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Trong sự chuyển biến chung của đời sống văn học đầu thế kỷ XX, sự hình
thành và hiện diện thế ―chân vạc‖ của kịch nói, thơ mới và tiểu thuyết hiện đại đã tạo
ra sự tương tác, xâm nhập giữa các thể loại và đem đến cho mọi thể loại những thành
tựu đáng kể.
Trong văn xuôi, có thể nói, tiểu thuyết Nam Bộ đóng vai trò tiên phong đối
với một thể loại mới trong buổi đầu hình thành và nở rộ vào những năm hai mươi
với hàng loạt tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Nghĩa hiệp kỳ duyên – 1920 (Nguyễn
Chánh Sắt), Tơ hồng cay nghiệt – 1925, Hiệp phố châu buồn – 1928 (Phú Đức), Tình
kế màu nhiệm – 1926 (Dương Minh Đạt), Ân oán vì tình – 1925 (Phạm Minh Kiên),
Giọt máu chung tình – 1926 (Tân Dân Tử), Tô Huệ Nhi ngoại sử, Oán hồng quần –
1920, Ngƣời bán ngọc – 1931 (Lê Hoằng Mưu), Mảnh trăng thu – 1931 (Bửu
15

Đình)… Nhưng các tiểu thuyết gia Nam Bộ, kể cả Hồ Biểu Chánh đã đóng khuôn
trong luân lý Khổng Mạnh và lối viết truyền thống nên họ đã dừng lại ở giới hạn

1932, không thể vượt ngưỡng, tạo nên những đột biến về thể loại trên con đường
hiện đại hoá như Hoàng Ngọc Phách, như nhóm Tự lực văn đoàn và nhiều tiểu
thuyết gia phía Bắc
Không giống như các nhà văn sáng tác theo lối mô phỏng cốt truyện nước
ngoài hay điển xưa tích cũ, cảm hứng sáng tạo của Đặng Trần Phất trong các tiểu
thuyết Cành hoa điểm tuyết – 1921, Cuộc tang thƣơng – 1923 bắt nguồn từ cái nền
hiện thực Việt Nam những năm hai mươi của thế kỉ.Cũng vào thập kỉ hai mươi, cuốn
tiểu thuyết bứt lên so với các tiểu thuyết cùng thời, đưa nghệ thuật viết tiểu thuyết
bước vào quỹ đạo hiện đại hoá, với cốt truyện tâm lí là Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách.
Sang đến những năm ba mươi mới thực sự là giai đoạn sung sức của tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại. Trong tiểu thuyết giai đoạn 1932-1945 vấn đề được coi
trọng hơn cốt truyện, tâm trạng được chú ý hơn hành động. Các tiểu thuyết Lạnh
lùng, Đôi bạn, Bướm trắng (Nhất Linh), Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân (Khái
Hưng), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Đứa con (Đỗ Đức Thu), Nỗi lòng (Nguyễn Khắc
Mẫn), Diễm dương Trang (Phan Văn Dật), Bóng mây chiều (Thế Du) Bỉ vỏ (Nguyên
Hồng), Quê người (Tô Hoài), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), đã
cắm những cái mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hoá văn học, có nhiều tác
phẩm đã vượt xa Tố Tâm ngày trước về cái tôi cá nhân, về quyền con người và
những vấn đề của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ cũng như về tư duy sáng tạo và kỹ
thuật viết tiểu thuyết.
Sự phát triển mới mẻ hoàn toàn về thơ ca, văn xuôi đầu thế kỷ XX đã mang
đến một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam. Các cây bút không ngừng sáng
tạo, tìm tòi để làm nên những tác phẩm khác lạ, ấn tượng. Tuy nhiên, không phải
những thể nghiệm bao giờ cũng thành công. Những năm 1939 đến trước 1945, trong
khi văn xuôi mà tiêu biểu với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết phát triển khá mạnh
mẽ thì Thơ mới lại rơi vào tình trạng quẩn quanh, bế tắc. Giữa sự xáo trộn đó, Cách
16

mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra đã đem đến cho dân tộc và văn học nghệ thuật

luồng sinh khí mới, như Nguyễn Đình Thi từng nói: Nhịp sống của chúng ta, từ sau
Cách mạng đập lên nhiều phen dữ dội đến bàng hoàng, đồng thời mở rộng ào
ạt…Nhịp điệu cũ, theo tôi không còn đủ cho thơ của chúng ta. Nhiều nhà thơ đang
đập vỡ để xây dựng, thơ tìm tòi trăm nghìn phía nhƣng lúc nào cũng là một sức đang
lớn lên nhƣ thổi. [33, tr.15]
Từ năm 1945, văn học Việt Nam lại mang tính chiến đấu, tính cách mạng hơn
bao giờ hết. Với ý chí mỗi nhà văn là một người lính trên mặt trận văn hóa, không ít
tác phẩm và tác giả được tôn vinh trên tinh thần chiến đấu quật cường đó. Và cũng
không thể phủ nhận những tác phẩm đầy ý chí, đầy hào khí đó đã góp phần kêu gọi
nhân dân đứng lên đấu tranh vì tổ quốc. Sau thế hệ tiền chiến (1930 – 1945), văn học
Việt Nam đi thẳng vào khói lửa trận mạc trong suốt ba mươi năm chiến tranh liên
miên giặc giã với thế hệ kháng chiến (1945 – 1975). Từ trong lò lửa chiến tranh đó,
nhiều lớp nhà văn, nhà thơ đã ra đời và làm nên nền căn nghệ kháng chiến giàu giá
trị với đội ngũ sáng tác hùng hậu, hệ thống đề tài, nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu
hiện có nhiều tìm tòi đổi mới. Và cũng từ đó đã nảy sinh hiện tượng phổ quát trên
văn đàn Việt Nam sau năm 1945 là số đông nhà văn nhà thơ tiền chiến tham gia
Cách mạng trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Cùng với nỗ lực gia nhập
quần chúng, họ chối bỏ con người cá nhân, ―đào thải tất cả cố nhân trong lòng mình‖
(Nguyễn Tuân); do hoàn cảnh lịch sử lúc này, tiếng nói đại chúng đã lấn át tiếng nói
cá nhân. Kể từ đó, văn học chủ yếu là diễn đàn của cái ta, của con người mới và ―hễ
thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về (…) là phải giết ngay‖ (Lột xác – Nguyễn Tuân).
Trong bối cảnh đó, khá ít người biết rằng, song song với lớp nhà văn ―tìm
đường, nhập cuộc‖ một bộ phận tác giả khác cũng góp phần không nhỏ trong tiến
trình văn học. Họ là những người luôn mang trong mình khát vọng ―đổi mới‖ và
―cách tân‖. Tác phẩm của họ không đi theo lối mòn cùng những chủ đề quen thuộc
được tôn vinh. Mà họ len lỏi đi theo những con đường khác, phản ánh những khía
cạnh khác ở cùng một hiện tượng, một thời đại. Nhóm Dạ đài ra đời năm 1946 gồm
các thành viên như: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Phùng Quán, Vũ
17


Hoàng Địch…và trình làng bản Tuyên ngôn tƣợng trƣng. Tuyên ngôn tƣợng trƣng ra
đời trên nền tảng tri thức, tư tưởng chịu ảnh hưởng rất rõ những trào lưu văn học
phương Tây hiện đại. Dù nội dung có chỗ trùng lặp, cách diễn đạt nhiều khi đại
ngôn, hoa mĩ, lạm dụng từ Hán Việt…đem lại cảm giác nặng nề, rườm rà, người đọc
vẫn có thể thấy rất rõ lí tưởng, tâm huyết của các tác giả đối với thơ và ―nghề thơ‖.
Điều đáng nói là những vấn đề này đã được các tác giả cố gắng đúc kết như những
quan điểm lí thuyết nhằm định hướng và chỉ đạo cho chính hoạt động sáng tác cụ thể
của họ. Với Tuyên ngôn tƣợng trƣng, nhóm Dạ đài muốn làm một cuộc cách mạng
trong thi ca, thay đổi cách nghĩ, cách biểu hiện trong thơ, chủ trương ―chôn tiền
chiến‖ (nghĩa là: phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những thành tựu của tiền
chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới…). Đó là cách tư duy và nhận thức rất
chủ động, quyết liệt; Nhận thức văn học tiền chiến như một giá trị, nhưng để nền văn
học nước nhà tiến lên với những thành tựu mới, họ coi đó là một giá trị cần phải bị
vượt qua.
Quá trình sáng tác của những người trong nhóm Dạ đài cho thấy ở họ tình yêu
nghệ thuật sâu sắc trên nền tảng những tư tưởng, nhận thức hiện đại và giàu khát
vọng của người nghệ sĩ nhằm đóng góp ―một chút gì‖ hữu ích cho nền văn học dân
tộc, rộng hơn, cho quá trình kiến thiết đời sống tinh thần của con người Việt Nam
trong một thời cuộc lịch sử mới. Tinh thần tiên phong, hiện đại đi cùng ý thức dân
tộc thể hiện rõ trong tuyên ngôn và quá trình sáng tạo đó. Dẫu rằng không phải bất kì
sự tìm tòi hình thức nào cũng thành công (cũng như không phải bất kỳ sự thay đổi
nào trong thơ cũng mang ý nghĩa cách tân nghệ thuật). Nhưng với việc tự vượt lên
những giới hạn thi pháp đã bị khai thác đến mòn sáo để tìm kiếm những lối đi nghệ
thuật nhiều khi đầy chông chênh, bất trắc, phiêu lưu thì sự tìm tòi của những thành
viên trong nhóm Dạ đài chính là kết quả đáng trân trọng của một sự tự giác lao động
nghệ thuật nghiêm túc.
Lý giải sự ra đời của bản tuyên ngôn và nhóm Dạ đài, Vương Trí Nhàn cho
rằng: ―trong những năm 45 – 50, ý nghĩ chi phối Trần Dần và bạn bè quy gọn lại một
điểm: Tương ứng với cuộc cách mạng trong xã hội phải có một cuộc cách mạng
18


trong văn chương. Cách mạng chẳng nhẽ lại cho phép người ta viết như cũ? Từ cách
bố trí một dòng thơ trở đi, cũng phải thay đổi. Thứ văn chương vuốt ve, mơn trớn,
thứ văn chương của những chàng, nàng, lại càng phải thay đổi. Nghệ thuật phải được
làm lại‖. [31, tr.18]. Có thể nhận thấy xuyên suốt cuộc đời sáng tạo của mình Trần
Dần và các bạn cùng chí hướng luôn chủ trương gạt bỏ thứ nghệ thuật không đem lại
nhận thức chân thực về cuộc sống cũng như nhận thức về cuộc sống một cách giản
đơn theo những đường thẳng được quy định từ trước, góp phần làm nên những thay
đổi đáng kể trong đời sống văn học nước ta giai đoạn đó và cả sau này.
Bước vào giai đoạn 1954 – 1964, đất nước chuyển sang một giai đoạn mới
với nhiệm vụ mới: miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã
hội, chi viện cho miền Nam đang tiếp tục chiến đấu chống Mỹ - Ngụy, tiến tới mục
tiêu thống nhất đất nước. Trên cơ sở đó, văn học phát triển mạnh mẽ theo hai hướng
với hai cảm hứng chủ đạo là: yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Ra đời và phát triển
trong điều kiện không bình thường như cậy của lịch sử, khi các nhà văn nhà thơ
―bằng những con đường khác nhau cùng đi đến một chân lý: nghệ thuật cao quý của
thơ ca không phải là phong cách cầu kỳ, khó hiểu, mà chính là ở sự giản dị dễ hiểu,
ở sự hài hòa phổ cập và nâng cao giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện
đại‖ nên những nỗ lực cách tân thơ của nhóm Dạ đài không dễ được chấp nhận và
nhanh chóng bị chìm đi bởi nhiều nguyên nhân cũng là điều dễ hiểu.
Đến giai đoạn 1965 – 1975, cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ trong cả nước phát triển mạnh mẽ với chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi
ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong văn xuôi, những tác phẩm truyện, kí ra đời
ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu
của nhân dân miền Nam anh dũng (tiêu biểu với ―Người mẹ cầm súng‖ của Nguyễn
Thi, ―Rừng xà nu‖ của Nguyễn Trung Thành, ―Hòn đất‖ của Anh Đức…). Ở miền
Bắc, truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, ―Dấu chân người
lính‖ của Nguyễn Minh Châu, Bão biển của Chu Văn…). Thể loại thơ cũng đạt
nhiều thành tựu xuất sắc trong việc mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; tăng
cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Những thành tựu của thơ giai đoạn

19

này ghi nhận bằng một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mỹ tài năng (Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra
trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên;
Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…).
Trở lại các thành viên nhóm Dạ đài, mặc dù nhiều cố gắng đổi mới, cách tân
không được chấp nhận, nhưng họ vẫn cống hiến hết mình cho nền văn học nghệ
thuật nước nhà. Cùng với nhóm Dạ đài, Trần Dần tồn tại âm thầm, ngầm chảy cùng
chiều về mặt tư tưởng cách mạng của nền văn nghệ kháng chiến, nhưng không xuôi
chiều với xu hướng quần chúng hóa một cách giản đơn. Đó là cách tiếp nối và nối
dài nền văn học nước ta trên một miền đất khác, bằng một lối đi đặc biệt.
1.2.Trần Dần trong thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm và hậu Nhân văn Giai
phẩm
1.2.1.Thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm
Những sự thay đổi trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội cùng nhu cầu đổi
mới văn chương của văn nghệ sỹ là nguồn mạch trực tiếp và chủ yếu tác động đến
nhận thức của mỗi văn nghệ sỹ. Đó chính là nguồn cội cho sự phát sinh quan niệm
sáng tác của các nghệ sỹ và cuộc tranh luận văn học giai đoạn 1955 – 1958 diễn ra
gay gắt trên văn đàn: Nhân văn – Giai phẩm – một phong trào đòi quyền tự do sáng
tác của văn nghệ sỹ và trí thức miền Bắc khởi xướng từ năm 1955 và chính thức kết
thúc vào tháng 6/1958.
Thắng lợi quyết định về mặt quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng
5/1954 khiến cho người ta có quyền nghĩ tới một tương lai độc lập hòa bình thống
nhất cho Việt Nam sau tám mươi năm nô lệ và chín năm trường kỳ kháng chiến.
Nhưng bước ngoặt trên bàn đàm phán tại hội nghị Geneve tháng 7/1954 không phải
là bước ngoặt đi từ chiến tranh sang hòa bình, mà Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai
miền, sau hai năm sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử trên cả nước. Trong giai
đoạn này, sự kiện để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc ta là cuộc di dân hơn
một triệu người từ Bắc vào Nam gây nên sự xáo trộn lớn trong cộng đồng. Nó gieo

vào lòng người những chia rẽ, hoài nghi, những hy vọng – thất vọng, tin tưởng – hụt
20

hẫng…Đây cũng là thời điểm của sai lầm ―tả khuynh‖ trong cải cách ruộng đất được
công khai thừa nhận và tiến hành sửa sai bên cạnh nguy cơ kẻ thù có mưu đồ gây rối
nhằm lật đổ chính quyền non trẻ của cách mạng. Trong đội ngũ trí thức yêu nước sau
kháng chiến vẫn tồn tại một cách tự nhiên một lớp trí thức ―không kiên định lập
trường cách mạng‖. Vì vậy, bản đề nghị đòi tự do trong sáng tác của các nghệ sĩ
được đưa ra trong lúc này không phải là thời điểm thích hợp để có thể chấp nhận,
thậm chí còn gây nên những hiểu lầm tai hại. Tuy vậy, hành động có đáng được ghi
nhận bởi sự ý thức của họ trong việc phải tìm kiếm và xây dựng một con đường phát
triển nghệ thuật có tính dài lâu, bền vững. Đó chính là biểu hiện của sự thức nhận
mới của con người cá nhân thời kỳ ―hậu hiệp định Geneve‖.
Sự thức nhận đó được biểu hiện rõ hơn cả trong phong trào Nhân văn – Giai
phẩm. Phong trào này diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu chính thức được khơi
nguồn với việc ra mắt bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần trong Giai phẩm mùa
xuân đến khi các báo Giai phẩm, Nhân văn và Đất mới bị đóng cửa. Giai đoạn sau
bắt đầu từ khi xuất hiện báo Văn với phong trào tự phê bình trong toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân và kết thúc bằng việc đóng cửa báo Văn cùng với nghị quyết của ban
chấp hành các hội văn học nghệ thuật thi hành kỷ luật đối với những người trong
nhóm Nhân văn – Giai phẩm và những người tích cực hoạt động cho phong trào đó.
Sau những năm tháng hoà nhập với ―người người lớp lớp‖ trong cuộc kháng
chiến, hoà bình, con người nghệ sĩ Trần Dần trở lại với những trăn trở, suy tưởng
của riêng mình. Ông mong muốn đưa thơ ca theo hướng mới và khao khát mãnh liệt
có một chính sách tự do cho văn học nghệ thuật đã khiến ông quyết liệt trong phê
bình tập thơ Việt Bắc. Ngay sau đó, Trần Dần đã cùng một số bạn trình lên Dự thảo
đề nghị cho một chính sách văn hóa với nguyện vọng sửa đổi chính sách văn nghệ
trong quân đội. Cũng trong thời gian này, chuyện tình yêu của Trần Dần với người
con gái phố Sinh Từ vấp phải sự phản đối dữ dội từ nhiều phía. Cùng với Tử Phác,
Trần Dần bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp và đi ngược lại

đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng tại Hoả Lò, Hà Nội. ―Ba tháng hết nằm lại
ngồi, anh đã trải qua một đoạn đời đau khổ. Nhưng ở Trần Dần luôn luôn có tình yêu
21

sự sống rất mãnh liệt nó đã ngăn không cho anh đến chỗ huỷ hoại cuộc đời còn rất
trẻ của mình. Anh viết bài thơ ―Nhất định thắng‖. Bài thơ mở đầu bi kịch Trần Dần,
được Hoàng Cầm cho đăng trên Giai phẩm mùa xuân khi Trần Dần đang đi học tập
Cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh. Cùng năm này, tháng 10 tại Sài Gòn, nhóm văn học
Sáng Tạo ra đời gồm Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ với tham vọng
đưa thơ Mới vào quá khứ, mở ra một trang khác cho lịch sử thơ ca. Trong lúc này,
văn nghệ sĩ hai miền, không nghe thấy tiếng gọi cùng nhau cách tân đổi mới, để
cùng hô ứng (Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí ở miền Nam
có điểm mặt các văn sĩ đòi tự do sáng tạo ở Bắc Hà). Trong hoàn cảnh đất nước chưa
thống nhất, mục tiêu chính trị lớn của dân tộc chưa đạt được, thì hành động đòi tự do
sáng tạo của các văn nghệ sĩ dễ bị coi là rũ trách nhiệm mà các nhà văn được uỷ thác
từ lúc nhận đường (1945). Thế nên, tuy Trần Dần không hề đơn độc, nhưng tiếng nói
của các nhà văn thông qua Báo Nhân văn và tập Giai phẩm đã sớm bị làm cho im
bặt, khi ngày 5/6/1958, Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ hoan nghênh kết quả thắng
lợi của cuộc đấu tranh chống Nhân Văn - Giai Phẩm. Kết quả: các cây bút liên quan
bị kỉ luật. Trần Dần chính thức bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và đình chỉ xuất bản
trong thời hạn 3 năm. Trong thời gian nóng bỏng này, tại Liên Xô, Ba Lan, CHDC
Đức, chỉnh huấn văn nghệ đều đồng loạt diễn ra.
Trở lại bài Nhất định thắng của Trần Dần, bài thơ này được coi là ngòi nổ cho
cuộc tranh luận gay gắt, có tác động lớn đến cuộc đời, sự nghiệp của Trần Dần và
những người bạn cùng chí hướng với ông. Ngay khi bài thơ ra đời, hàng loạt sự kiện
và bài viết được thực hiện để phê phán Trần Dần một cách nặng nề.
Trong bài Vạch trần bản chất phản động của Nhất định thắng của Trần Dần,
Hoài Thanh cho rằng: ―Toàn bài của Trần Dần toát ra một sự hằn học đối với chế
độ tƣơi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất của
nhân dân ta (…). Tự nó, bài Nhất định thắng trong lời và chữ của nó chứa đựng

những tƣ tƣởng phản động, đứng về phía địch, chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc
đấu tranh thống nhất đất nƣớc. Trong nền văn nghệ chúng ta đầy tin tƣởng ở hiện
tại và tƣơng lai của chế độ, của dân tộc, bài Nhất định thắng của Trần Dần thật
22

đúng nhƣ lời đồng chí Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên cơ thể lành mạnh‖.
[39, internet]
Cùng quan điểm với Hoài Thanh, Tố Hữu cho rằng: Cuộc tấn công vào chế
độ ta và Đảng ta đã bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi hòa
bình vừa lập lại. Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ -
rốt – kít Trƣơng Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lƣợng ở trƣờng Đại học,
thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ
của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong
phòng Văn nghệ quân đội, đã kết thành một bè phái chống Đảng (…). Đƣợc tiêm
thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần gióng lên “tiếng trống tƣơng
lai” chửi cán bộ chính trị là “ngƣời bệnh”, “ngƣời ròi”, “ngƣời ụ” (…). Họ đòi
thực hiện những gì? Trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Thủ tiêu chế
độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội. Thủ tiêu mọi chế độ quân sự
hiện hành trong văn nghệ quân đội. Thành lập trong quân đội một chi Hội văn nghệ
trực thuộc Hội văn nghệ, không qua Cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị”. Tóm
lại là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và lỷ luật của quân đội đối với họ.[11, tr.22-24]
Nhìn một cách khách quan, đánh giá một cách công bằng thì Trần Dần là một
hiện tượng phức tạp trong văn chương. Ông là một nhân vật đặc biệt, có số phận lạ
lùng gắn với phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Trong bài ―Nhật ký đọc Trần Dần‖,
Trần Văn Toàn nhận định: ―Thơ Trần Dần đa nghĩa quá! Chỉ với bài Nhất định
thắng, có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca
ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn‖.[48, internet] Và bi kịch của Trần Dần
cũng bắt đầu từ căn nguyên đó, Nhất định thắng, sau khi bị cắt xén, trở thành một tác
phẩm chống cộng và được chính quyền miền Nam dùng như một biểu tượng ―tố
cộng‖. Còn chính quyền miền Bắc lại dựa vào đó để buộc tội Trần Dần. Bi kịch của

Trần Dần là: tác phẩm của ông đã bị ―bên này‖, ―bên kia‖ phán cho những ý nghĩa
không có trong văn bản thơ, đem trưng dụng để tung hô hoặc buộc tội. Nhiều nhà
phê bình lên án nhóm Nhân văn cho rằng lối sáng tác đó là ―đòn xóc hai đầu‖, chửi
địch cũng mà chửi ta cũng được, trong đó phần chửi ta nhiều hơn.
23

Đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan thì những sự phê phán trên
không dựa trên văn bản hoàn chỉnh mà chủ yếu là tách những câu thơ được cho là
―có vấn đề‖ ra khỏi bối cảnh văn bản, soi xét những tác phẩm đó dưới góc độ thiếu
khách quan làm thay đổi ý nghĩa và lập trường chính trị được đặt trong chỉnh thể
thống nhất của tác phẩm. Bên cạnh đó, một bộ phận còn đồng nhất chuyện thơ với
chuyện đời sống riêng tư của Trần Dần…để suy ra ―bản chất phản động‖ của ông.
Vì vậy, sau đó không lâu, Hoài Thanh đã phải thừa nhận những hậu quả do sự
phán xét vội vàng của mình mang lại qua bài Tôi đã sai lầm nhƣ thế nào trong việc
phê bình bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần. Lúc này ông đã bình tâm nhận
ra ―Đấu tranh tƣ tƣởng không thể dùng lối áp bức mệnh lệnh, cũng không thể dùng
lối đa số đàn áp thiểu số. Làm nhƣ thế không bao giờ giải quyết đƣợc vấn đề tƣ
tƣởng. Đó là điều sai lầm của tôi trong việc phê bình bài “Nhất định thắng” của anh
Trần Dần (…). Tôi nhặt từng câu chữ để chứng minh rằng tác giả đã cố ý nói xấu
chế độ ta, cố ý vu khống miền Bắc. Nay tôi bình tĩnh đọc lại bài Nhất định thắng thì
thấy tuy có câu không đƣợc rõ nghĩa nhƣng không có gì để kết luận nhƣ thế. Không
có chứng cớ mà kết luận nhƣ vậy thực ra là coi rẻ một cách quá đáng sinh mệnh
chính trị của một ngƣời‖. Rồi ông thành thực nhận ra ―Làm cái việc phê bình mà
mang sẵn thành kiến trong mình, lại dựa dẫm vào ý kiến chung quanh, không thực
sự cầu thị, không bình tĩnh suy xét thì thật là nguy hiểm, nhất là khi đứng trong
cƣơng vị lãnh đạo thì lại càng nguy hiểm‖. Và cuối cùng là lời khẳng định quan
trọng: ―Thật là một điều oan ức đối với anh Trần Dần. Không một chứng cớ gì rõ rệt
mà đã bị buộc tội trên mặt báo trƣớc hàng vạn ngƣời. [38, internet]
Trong thời kỳ lịch sử đầy gian khó của dân tộc lúc đó, do yêu cầu của xã hội,
thơ cũng như văn xuôi phải hướng vào cuộc sống công nông binh để miêu tả, động

viên cổ vũ những tư tưởng, hành động, tích cực, lạc quan. Tất cả phải theo tinh thần
sôi nổi, sục sôi ý chí chiến đấu ―Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới
dậy tương lai‖ (Phạm Tiến Duật). Vì vậy, việc ngại nói đến riêng tư và chất trữ tình
công dân bao trùm, chất nghệ sĩ tạm lắng lại là điều dễ hiểu. Tính quần chúng được
đẩy lên hàng đầu trong việc đánh giá văn chương: ―Quần chúng xem bài này thế
24

nào? Quần chúng có cảm xúc không? Cái đau đớn của quần chúng có được nêu lên
đây không?‖. Văn thơ không hay là ―chưa nói lên được nỗi niềm của quần chúng‖.
Hơn nữa, ―sở thích và sự đánh giá của quần chúng là thước đo giá trị của tác
phẩm‖[24, tr.46]. Do vậy, cách dùng từ đặt câu táo bạo của nhóm Dạ đài nói chung
và của Trần Dần nói riêng trong lúc này ít được chấp nhận cũng là điều dễ thông
cảm; và văn chương phải trở về với yêu cầu của những điều quen thuộc là đòi hỏi
chung xuất phát từ thực tiễn của lịch sử, xã hội. Như vậy, ―cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa đang diễn ra trên đất nước chưa cần tới những thể nghiệm Trần Dần tìm
kiếm. Những việc được coi là cấp bách nhất lúc này giản dị hơn nhiều: động viên
quần chúng tham gia kháng chiến. Yêu cầu này sớm được ông chấp nhận. Ông vừa
lo phục vụ cách mạng một cách tận tụy, vừa loay hoay tìm ra ngôn ngữ nghệ thuật
của riêng mình‖. [31, tr.18]
Điều đáng trân trọng là trong thời gian này (1956 – 1958) và cả khoảng thời
gian dài sau đó, dù phải chịu nhiều oan ức, nhưng Trần Dần vẫn viết những tác phẩm
đầy tinh thần hào sảng cách mạng và chan chứa tình yêu đất nước: Hãy đi mãi, Cách
mạng tháng Tám, Bài thơ Việt Bắc…
Lúc bấy giờ, những tác phẩm ca ngợi đất nước rực rỡ trong không khí náo
nức của ngày đầu hoà bình, trong tư thế của con người vừa chiến thắng vẫn giữ vai
trò chủ đạo. Đất nước này, nói như Trần Mai Ninh: ―Tôi lim dim cặp mắt/ Không
thấy nơi nào không đẹp/ Không giàu‖, hay Tế Hanh ―Dòng thơ tôi càng thưa bóng
mây sầu/ Càng lấp lánh những ánh trời hy vọng‖…Tuy nhiên, những tiếng thơ của
Trần Dần không bị hòa lẫn trong các bài thơ đều nói đến thống nhất đất nước, không
có ủy mị, luôn phấn đấu đi lên trực diện đấu tranh và tin tưởng đã thành công thức

của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp như: ―Thằng giặc không chạy được/ Mày
chết với chúng ông‖ (Nguyễn Đình Thi); ―Áo cơm đủ đầy, thắm thịt tươi da/ Dù gian
khổ, có cụ Hồ, nỏ sợ‖ (Trung Anh).
Thơ Trần Dần cũng nồng nàn tinh thần yêu nước, nhưng là một tình yêu thầm
lặng, không khoa trương, ồn ào. Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Dần, ngay cả lúc
chạm sử thi như cái tôi chung ấy, vẫn nghe thấy một tiếng gọi khác, của cái tôi thế
25

sự. Nó đòi được biểu hiện những phương diện khác của tâm hồn, mà trong hoàn
cảnh kháng chiến, người ta muốn nén lại, thậm chí gạt bỏ đi. Nói về những ngày
chiến đấu, cái tôi lại khai thác cái mất và cái đói. Nội dung này dễ dẫn tới sự thở
than, uỷ mị, xuất phát từ sự đòi hỏi những quyền lợi riêng tư. Nhưng trái lại, Trần
Dần diễn tả cái đã mất để khắc sâu hơn cái phải giành lại được và hơn hết ông chia
sẻ những trăn trở, đau xót trước cảnh mất nước, lân tộc lầm than:
Tôi bƣớc đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mƣa sa
trên màu cờ đỏ (Nhất định thắng)
Tôi mất quê hƣơng
từ khi mới đẻ
Mất
Nƣớc đỏ phù sa sông Hồng
Mất vịnh Hạ Long
Mất Huế
Con sông Hƣơng tình tự
Mất
Cửa biển Hải Phòng
Mất mũi Cà Mau! (Đây Việt Bắc)
Người ta có nói tới cái được của chiến tranh. Trần Dần không phủ nhận,

nhưng ông xót: bao giấc mơ đã phải vùi sâu, bao khát vọng phải kìm nén. Con người
sống gấp hơn khi ranh giới sống chết mong manh, vì thế bớt những suy nghĩ chiều
sâu. Do đó mà đói. Trận đói dài của cái tôi ham hiểu biết. Khát khao tri thức bức
thiết như khát vọng tự do. Vì tự do với nó là tự do khám phá và sáng tạo. Nên sau
kháng chiến, khi đa số vẫn sử dụng dấu chấm than cho chiến thắng hào hùng, Trần
Dần ném ra câu hỏi: Vì đâu? Con tàu cuộc sống/ bỏ neo/ lên bến nghỉ/ hàng năm?
Và cấp thiết đề nghị một đổi thay Phải sửa sang/ cái vỏ con tàu/ đây đó/ ít nhiều/
26

hoen gỉ? Sự ngưng đọng, trì trệ trong lối sống, chậm bắt nhịp với những đổi thay
khiến cái tôi Trần Dần trằn trọc, day dứt. Thơ kháng chiến không vắng những câu
thơ, bài thơ nói về tình cảm riêng tư, ở đó, tình cảm lứa đôi hoà thắm trong tình yêu
đất nước. Độc giả hiện đại có thể cho sự gắn kết đó là gượng gạo, nhưng đó là một
hiện thực, là cảm thức của thời đại nói chung. Cách ứng xử với tình cảm riêng của
mỗi cái tôi góp phần bộc lộ tính cách và bản lĩnh của nhà thơ. Đa số giấu đi hay e dè
biểu hiện vì Khi riêng tây ta thấy mình xấu hổ (Chế Lan Viên). Cái tôi Trần Dần
ngược lại, trăn trở liên tục về cách ứng xử với tình cảm bản năng này. Nó liên tục
đưa ra những giả định để mong thoát khỏi tình cảm riêng, ―hoá giải‖ tội nhớ thương.
Có hai cách điển hình là giết đi để nó hoàn toàn biến mất hoặc giải phóng ra bên
ngoài thể hiện bằng nước mắt, thở than. Cả hai cách này đều trở nên vô nghĩa với cái
tôi nhạy cảm của Trần Dần, vì chính đôi môi những viên đạn dày/ đêm trừ tịch/ càng
kêu/ càng đắng. Càng tìm cách xoá đi, tình cảm càng hiện diện mãnh liệt.
Cái chung và cái riêng luôn trở đi trở lại trong các tác phẩm của Trần Dần
thời gian này. Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước còn được thể hiện bằng tinh thần
cao cả, sự dấn thân mạnh mẽ đến kiệt cùng:
Đi
Chẳng tính
khẩu phần hạnh phúc
Liệu rồi
có sống đƣợc

mà chia
Đi
Vì nghe
chân lý
gọi tên mình! (Bài thơ Việt Bắc)
Với những đóng góp không nhỏ, ―lấy chất lượng thơ làm tiêu chí và coi đó là
sự lựa chọn‖, Trần Dần được coi là một trong số các nhà thơ chống Pháp tiêu biểu.
(Xem ―10 chân dung nhà thơ chống Pháp tiêu biểu – NXB Phụ nữ, 2006).

×