Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết những ngã tư và những cột đèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.2 KB, 111 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

mai thị thuận

từ ngữ và câu trong tiểu thuyết

những ngà t và những cột đèn
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ Số: 60.22.02.40

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngi hng dn khoa hc: TS. NG LƯU

NGhÖ an - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình theo học ngành Ngơn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường
Đại học Vinh và q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tơi đã nhận
được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường
Đại học Vinh. Ngồi ra, chúng tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của
gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các
thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, chúng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,
TS. Đặng Lưu, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tơi hồn thành luận
văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức
cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi


sai sót. Do vậy, chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy cơ giáo và các bạn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................6
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu ...........................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................10
5. Cấu trúc luận văn..........................................................................................11
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................12
1.1. Thể loại tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết .........................................12
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết.............................................................................12
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết .............................................................................17
1.2. Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần.................22
1.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp văn chương của Trần Dần.........22
1.2.2. Thể loại tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Trần Dần.............28
1.2.3. Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần trong bối
cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại...........................................................31
1.3. Tiểu kết chương 1......................................................................................36
Chương 2
TỪ NGỮ TRONG NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN
CỦA TRẦN DẦN................................................................................................37
2.1. Từ ngữ trong tiểu thuyết và những hướng nghiên cứu...........................37
2.1.1. Từ ngữ trong tiểu thuyết.........................................................................37

2.1.2. Các hướng nghiên cứu từ ngữ trong tiểu thuyết...................................40
2.2. Các lớp từ ngữ nổi bật trong Những ngã tư và những cột đèn..............43
2.2.1. Từ láy.......................................................................................................43
2.2.2. Từ Hán Việt.............................................................................................46
2.2.3. Lớp từ khẩu ngữ......................................................................................50
2.3. Cách sử dụng từ ngữ trong lời kể và trong lời nhân vật.........................55
2.3.1. Từ ngữ trong lời kể ................................................................................55
2.3.2. Từ ngữ trong lời nhân vật.......................................................................58
2.4. Những sáng tạo về từ ngữ của Trần Dần trong Những ngả tư và những
cột đèn................................................................................................................64
2.4.1. Sự chính xác trong sử dụng từ ngữ........................................................64
2.4.2. Lạ hóa ngơn từ.........................................................................................65
2.5. Tiểu kết chương 2......................................................................................70


4
Chương 3
CÂU VĂN TRONG NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN
CỦA TRẦN DẦN................................................................................................71
3.1. Các hướng nghiên cứu câu văn trong tiểu thuyết....................................71
3.2. Đặc điểm ngữ pháp của câu văn trong Những ngã tư và những cột đèn
.............................................................................................................................73
3.2.1. Câu đơn....................................................................................................74
3.2.2. Câu đơn có thành phần phụ...................................................................75
3.2.4. Câu đặc biệt............................................................................................77
3.2.4. Câu ghép ..................................................................................................80
3.2.5. Những nỗ lực của Trần Dần trong việc làm mới câu văn tiếng Việt
.............................................................................................................................82
3.3. Tính nghệ thuật của câu văn trong Những ngã tư và những cột đèn...86
3.3.1. Tính tạo hình..........................................................................................86

3.3.2. Tính biểu cảm.........................................................................................88
3.3.3. Tu từ cú pháp............................................................................................90
3.3.4. Tính thơ hay sự xâm nhập của thể loại thơ vào tiểu thuyết .............97
3.4. Tiểu kết chương 3....................................................................................103
KẾT LUẬN........................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................106


5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ tiểu thuyết
nói riêng là một trong những mảng đề tài của hoạt động nghiên cứu ngữ văn.
Nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết, trong đó đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm ngơn
ngữ một tác phẩm là một trong những hướng đi cần thiết để khám phá cái
hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngôn ngữ nghệ thuật được tiếp cận
trên nhiều phương diện. Tìm hiểu đặc điểm từ ngữ và câu văn trong văn bản
nghệ thuật của một tác giả là một hướng tiếp cận vừa mang tính chuyên sâu
vừa mang tính liên ngành, hiện nay đang được vận dụng khá phổ biến. Sự lựa
chọn đề tài nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ định hướng khoa học đó.
1.2. Trần Dần là một trong những tác giả hiện đại Việt Nam thể hiện
được cốt cách của mình trong cả đời sống và văn học nghệ thuật. Ơng sống
giữa đời thì “cứng cỏi ngay thẳng, không khoan nhượng với thế tục” (Trần
Văn Tồn), sống trong nghệ thuật thì dấn thân theo cung cách của một nhà
tiên phong đích thực. Có lẽ cũng vì khí phách ấy mà cả con người lẫn tác
phẩm của ơng đều chịu khơng ít những hệ luỵ, đắng cay. Đến nay, khi một
phần tác phẩm của ông đã bước ra ánh sáng, những tranh luận về ông vẫn
chưa chấm dứt. Những tác phẩm gần nửa thế kỉ có số phận là “bản thảo nằm”,
“tác phẩm trong ngăn kéo” được xuất bản đã gây nên một cơn sốt trong văn
chương. Dù trải qua nhiều thăng giáng trong số phận, nhưng theo thời gian,

càng ngày người ta càng nhận ra vị trí quan trọng của “vị thủ lĩnh trong bóng
tối” trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông đưa lại một
nguồn mạch mới cho nền văn học nước nhà. Chính cái nguồn mạch mới này
là một trong những lí do thu hút chúng tơi tìm hiểu đề tài này.
1.3. Sinh thời, Trần Dần viết một số cuốn tiểu thuyết: Người người lớp
lớp (in ngay sau giải phóng Thủ đơ 1954), Sứa (1960, viết về xã hội loài


6
kiến), Cổng tỉnh (1994), Những ngã tư và những cột đèn (1965 - 2011). Những
ngã tư và những cột đèn là một sáng tạo đột xuất, mới mẻ của Trần Dần trong
nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được viết hơn 45 năm trước,
nhưng đến tháng 1/2011 mới được xuất bản. Riêng điều đó đã cho thấy, dù ở
thơ hay văn xi, Trần Dần vẫn mang tầm vóc của một nhà cách tân ngoại
hạng. Đọc và hiểu được Trần Dần thực sự là một thách thức. Đây cũng là một
thử thách và động lực hấp dẫn người viết tìm hiểu đề tài này.
1.4. Những ngã tư và những cột đèn là cuốn tiểu thuyết chứa đựng
nhiều điều mới lạ về ngôn ngữ. Dù được viết từ 45 năm trước, nhưng giờ đây
tiếp xúc, ta không khỏi kinh ngạc trước cách viết của Trần Dần. Những thủ
pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại… của kĩ thuật hậu hiện đại
đã được ông sử dụng từ rất sớm. Trong các cách tân về ngôn ngữ ở cuốn tiểu
thuyết này, việc sử dụng từ ngữ và câu văn để lại nhiều dấu ấn. Nghiên cứu
đặc điểm từ ngữ và câu văn trong Những ngã tư và những cột đèn không chỉ
cho ta thấy vẻ đẹp của ngôn ngữ trong hành chức của nó ở văn bản nghệ
thuật, mà cịn góp phần tìm hiểu những nỗ lực cách tân của tác giả Trần Dần
trong một thể loại quan trọng của nền văn học. Mặc dù ý thức được Trần Dần
là một "đỉnh núi lớn", tác phẩm của ông rất kén người đọc, hiểu được Trần
Dần là điều không dễ, nhưng chúng tôi lựa chọn đề tài: “Từ ngữ và câu
trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn”, triển khai trong qui mô
một luận văn thạc sĩ, với mong muốn góp phần giải mã một tác phẩm chứa

đựng những điều mới mẻ trên nhiều phương diện, trong đó có ngơn ngữ.
2. Lịch sử vấn đề
Hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm, và bản
thân lịch sử nghiên cứu hay chính xác hơn là lịch sử đọc - hiểu Trần Dần
khơng khác gì một cuộc phiêu lưu mà đích của nó dường như vẫn còn xa vời.
Việc nghiên cứu tác phẩm của Trần Dần đã được đặt ra từ lâu và có tính lịch


7
sử. Thời kì từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm đến trước ngày đổi mới, sáng tác
của Trần Dần chủ yếu được nhìn nhận như một hiện tượng tiêu cực. Với lối
phê bình xã hội học thơ thiển, lấy chính trị làm thước đo, những cách tân của
ông bị phủ nhận một cách bất cơng. Đến thời kì đổi mới, tác phẩm của Trần
Dần bắt đầu nhận được sự quan tâm của giới phê bình. Tuy nhiên, từ 1989
đến 1995, những bài viết về Trần Dần cịn ít ỏi, do các nhà nghiên cứu e ngại
động chạm đến chính trị.
Thời kì từ 1995 đến nay, tác phẩm của Trần Dần mới thực sự được khai
mở trước ánh sáng. Năm 1995, Cổng tỉnh được nhận giải thưởng Hội nhà văn.
Tiếp sau đó, các tác phẩm của ơng liên tiếp được xuất bản: Mùa sạch (1998),
Trần Dần - thơ (2007), Những ngã tư và những cột đèn (2011). Giới nghiên
cứu phê bình có điều kiện tiếp xúc với tác phẩm của ơng một cách có hệ
thống và có nhiều trao đổi mạnh dạn, cởi mở hơn. Trang www.tienve.org tập
hợp khá phong phú những bài viết, tranh luận xung quanh tác phẩm Trần
Dần. Trong phạm vi luận văn của mình, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu,
chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt cho những bài nghiên cứu tác phẩm từ
góc độ ngôn ngữ nghệ thuật.
Dương Tường trong Lời bạt Mùa sạch nhìn nhận Mùa sạch như một
bước ngoặt đánh dấu một độ chín mới trong phong cách đa bội Trần Dần.
Ông cho rằng một trong những điểm đặc sắc nhất của thi phẩm này là tính
chất ca dao - đồng dao như là vật liệu và cấu trúc nhạc giao hưởng được thể

hiện qua một tổ khúc lấy từ bốn từ “trong - sạch - sáng - mùa” [15].
Như Huy với Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn nghệ
thuật ý niệm nhìn theo một hướng khác, khẳng định Mùa sạch là một thi phẩm
tiêu biểu của nghệ thuật ý niệm [30].
Đặng Đình Ân với bài viết Để đến với Jờ Joạcx lại tiếp xúc với văn bản
ngôn từ của Jờ Joạcx từ nhiều góc độ: cuộc phiêu lưu vô tận của chữ và nghĩa
qua NGUYÊN BẢN và KHƠNG NGUN BẢN, cách bố trí Chữ tinh tế để tạo


8
nên MỘT BÈ ĐỆM, tính tiểu thuyết qua xây dựng NHÂN VẬT CHÍNH và
BẤT CHÍNH… [1].
Trần Trọng Vũ trong Đau lịng Sổ bụi… những bức thư khơng gửi
khơng đi sâu vào một tác phẩm hay một nét phong cách sáng tạo đặc trưng
của Trần Dần, mà có cái nhìn khái qt tồn bộ sự nghiệp của ơng để thấy
được tính tự sự qua “TÔI và CHO TÔI, THƠ và KHÁCH THƠ”, quan niệm
sáng tác mới của Trần Dần thể hiện qua “CHỮ và NGHĨA”, “BÊN NÀY và
BÊN KIA”. Bên cạnh việc nhận diện quan niệm sáng tạo của Trần Dần, tác
giả đi vào khám phá đời sống chiều sâu của NGƯỜI THƠ, đưa đến những
nhận định mang cảm thức nhân sinh sâu sắc [72].
Tháng 1/2011 tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn chính thức ra
mắt độc giả sau 44 năm hoàn thành bản thảo. Tác phẩm ngay lập tức được
nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Nguyễn Thành Thi trong Tiếng nói
của "Cái tơi bị chấn thương” và tính khả dụng của yếu tố nhật ký, trinh thám
trong tiểu thuyết (Nhân đọc "Những ngã tư và những cột đèn" của Trần Dần)
dành sự quan tâm đến phương diện thẩm mỹ của thể loại và xu hướng tổng
hợp thể loại trong tác phẩm. Ông khẳng định: “Những ngã tư và những cột
đèn là một bằng chứng sinh động cho tinh thần, ý thức sáng tạo mạnh mẽ của
Trần Dần”. Đứng giữa những lằn ranh: hư cấu - phi hư cấu, văn học - cận văn
học, tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại (như tiểu thuyết tâm lý, truyện trinh

thám, nhật kí, bi kịch,… và cả sử thi), tác phẩm đã mang lại một cái nhìn đa
trị, giàu ý nghĩa triết lý, phản tỉnh về thế giới ngoại quan lẫn nội quan. Tác
phẩm cũng cho thấy nhiều cách tân đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của
Trần Dần [64].
Dương Tường đọc Những ngã tư và những cột đèn cứ tưởng đây là tác
phẩm được viết năm 2065 chứ khơng phải 1965 như tự thân nó vậy… Một tác
phẩm thực sự mới và lạ [36].


9
Trong bài Trần Dần - Viết để được sống, Nguyễn Vĩnh Nguyên nhấn
mạnh đến kĩ thuật viết trong cuốn tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn:
Xét về nghệ thuật văn bản, đây là một cuốn tiểu thuyết gây sững sờ cho
những độc giả có mối quan tâm và hỏi địi về sự kiếm tìm kỹ thuật. Những
thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại… của phương pháp
hậu hiện đại đã được Trần Dần sử dụng nhuần nhuyễn từ rất sớm với một ý
thức ca [49].
Phạm Xuân Nguyên đánh giá Những ngã tư và những cột đèn là cuốn tiểu
thuyết sau gần nửa thế kỷ mới được xuất bản, nhưng đọc rất mới, đọc rồi đọc lại
vẫn mới, vẫn bất ngờ trước từng trang, vẫn khơng dễ nắm bắt nội dung [50].
Nguyễn Chí Hoan chú ý đến không gian phức hợp trong tác phẩm, và
đặc biệt là từ ngữ và câu văn trong Những ngã tư và những cột đèn: từ vựng,
đặc biệt từ vựng thị dân cùng lối văn bạch thoại của Trần Dần trong cuốn sách
này cho thấy cuộc giao thoa ngôn ngữ thành thị giữa những lời ăn tiếng nói
của Hà Nội cũ và từ vựng, diễn ngơn cũng như khẩu khí mới mà cách mạng
và chế độ dân chủ cộng hòa đem đến… Từ phép đặt câu, hành văn xây dựng
các hình ảnh và đối thoại, cho đến cấu tạo tiểu thuyết, cuốn sách này vừa tiếp
tục dòng chảy “hiện thực phê phán” đầu thế kỷ vừa nhảy một bước ngoạn
mục “vị lai”: các dấu ngắt câu tạo nhịp điệu như thơ, truyện kể nhiều giọng
điệu với phức hợp các “hình thức của diễn đạt” [29].

Đánh giá cao vai trò sáng tạo của Trần Dần, Hồi Nam nhìn nhận
Những ngã tư và những cột đèn là một cuộc thử nghiệm ngôn ngữ: Sự lặp lại
liên tục của các từ, các cụm từ, các cấu trúc câu đã tạo nên sự cộng hưởng về
âm cho đoạn văn, tạo nên nhịp điệu, tạo nên nhạc tính. Những chỗ như vậy,
dường như tác giả đã giảm thiểu chức năng trần thuật của câu văn xi - nó
khơng để kể hoặc tả một đối tượng cụ thể- nhưng lại gia tăng sức biểu cảm
cho cái điều mà không phải bao giờ và không phải người viết nào cũng dễ
dàng thể hiện: tâm trạng của nhân vật trong những bối cảnh khác biệt [44].


10
Những vài báo mà chúng tôi đã điểm qua trên đây đã đề cập đến một số
phương diện của tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn. Tuy nhiên, có thể
thấy, chưa có cơng trình nào đặt vấn đề tìm hiểu một cách kĩ lưỡng ngơn ngữ
của cuốn tiểu thuyết này. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tơi mạnh dạn đi
vào khảo sát những đặc điểm từ ngữ và câu văn trong Những ngã tư và những
cột đèn, với mong muốn khám phá sâu sắc hơn những sáng tạo của Trần Dần
ở các bình diện cơ bản của ngôn ngữ tiểu thuyết.
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát từ ngữ và câu văn trong tiểu thuyết Những ngã tư và những
cột đèn; nhận xét về các lớp từ, các kiểu câu, cách sử dụng giàu sáng tạo của
Trần Dần, trên cơ sở đó, đánh giá những nỗ lực cách tân của Trần Dần về từ
ngữ và câu văn trong tiểu thuyết, góp phần thúc đẩy sự đổi mới của thể loại
này trong văn học Việt Nam đương đại.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của cơng trình này là tiểu thuyết Những ngã tư
và những cột đèn. Trong đó, luận văn tập trung khảo sát phương diện từ ngữ
cú pháp.
- Ngồi ra, luận văn cịn tham chiếu thêm với tiểu thuyết Người người lớp

lớp của ông để thấy được những nét riêng, những mới mẻ trong cách sử dụng từ
ngữ và kiến tạo câu văn của Trần Dần ở Những ngã tư và những cột đèn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại;
- Phương pháp phân tích diễn ngơn.
- Phương pháp so sánh.


11
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2. Từ ngữ trong Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần
Chương 3. Câu văn trong Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần


12
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thể loại tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
1.1.1.1. Nguồn gốc hình thành
Mỗi một thể loại văn học ra đời luôn là sự hội tụ của nhiều điều kiện,
nhiều yếu tố. Tiểu thuyết cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Hiện nay, giới
nghiên cứu cho rằng tiểu thuyết chỉ có thể ra đời dưới bốn điều kiện sau đây:
Nguồn gốc xã hội: Tiểu thuyết là một thể loại ra đời muộn hơn so với
các thể loại khác. Sự ra đời của nó gắn liền với một thời kì lịch sử khá cao của
xã hội loại người - thời kì hồn thành và phát triển của phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa. Heghen gọi tiểu thuyết là sử thi lịch sử hiện đại, còn Banzac
gọi tiểu thuyết là tấn kịch tư sản. Sở dĩ như vậy là bởi xã hội tư sản là xã hội
của nền kinh tế thị trường và tự do cá nhân. Chính ý thức tự do cá nhân là
điều kiện chính cho tiểu thuyết ra đời và phát triển.
Điều kiện văn hóa: Bản chất của tiểu thuyết là dân chủ. Vì thế, tiểu
thuyết chỉ có thể ra đời trong hồn cảnh mà ở đó sự dân chủ được phát huy.
Sự ra đời của tiểu thuyết gắn liền với tính dân chủ của các lễ hội văn hóa dân
gian, đặc biệt là lễ hội Carnaval.
Điều kiện nghệ thuật: Mỗi thể loại bao giờ cũng có nguồn gốc của nó.
Theo nhà nghiên cứu Bakhtin “Tiểu thuyết là thể loại sinh sau đẻ muộn, do
đó, nó gắn liền với những thể loại có từ trước đó… Tiểu thuyết ra đời trên cơ
sở dich thuật tự do các điều kiện trước đó”. Tiểu thuyết Trung Quốc ra đời
trên sự ta rã của thần thoại và sự lưu truyền của các thoại bản” (Lỗ Tấn). Ở
Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học Văn Ngọc cho rằng: tiểu thuyết Việt Nam
ra đời trên sự phát triển của phóng sự [Dẫn theo 46, tr.13].


13
Điều kiện phân tâm học: Trường phái phân tâm học hay Freud quan tâm
đến hầu hết các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, trong đó có văn học. Theo quan
niệm về văn học và tiểu thuyết của trường phái này, “văn học nghệ thuật nói
chung là kết quả của sự thăng hoa những ám ảnh vô thức của con người”.
Như vậy, bản chất của sáng tác nghệ thuật hay cơ chế của quá trình sáng tác
là chạy trốn thực tại, chuyển dịch những ham muốn vơ thức thành các hình
tượng nghệ thuật. Freud đặc biệt đề cao bản năng tình dục, xem nó là nguyên
nhân của mọi nguyên nhân và khoái cảm của thẩm mỹ chẳng qua là sự giải
thoát con người khỏi các căng thẳng tâm hồn, nghệ sĩ là con bệnh thần kinh
đang chống lại điên loạn của mình bằng cách xây dựng các tác phẩm nghệ
thuật [Dẫn theo 66, tr.14].
1.1.1.2. Khái niệm

Tiểu thuyết là thể loại văn học nhận được sự quan tâm nhiều của các
nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngồi nước. Có nhiều ý kiến khác nhau,
thậm chí là trái ngược nhau xung quanh khái niệm tiểu thuyết, chức năng
nhiệm vụ mà nó đảm nhận cũng như các trạng thái đời sống mà nó cần nắm
bắt và biểu hiện. Thế nào là tiểu thuyết? Đi tìm một khái niệm đầy đủ về tiểu
thuyết để đáp ứng mọi trường hợp thực tế văn học là điều rất khó. Bởi tiểu
thuyết có nhiều xu hướng khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại đứng ở một góc
độ riêng để đưa ra nhận xét và quan điểm của mình.
Theo các nhà nghiên cứu, tiểu thuyết ra đời ở châu Âu vào thời đại cuối
cùng của nền nghệ thuật cổ đại huy hoàng, khi số phận con người, đời sống
riêng tư bắt đầu được quan tâm đến trong văn học. Nhà nghiên cứu Bêlinxki
cho rằng: Đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của
anh hùng ca Hi Lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết. Ra đời sau
so với thơ ca, là một thể loại mở trong sáng tác và tiếp nhận, hình thức và nội
dung của tiểu thuyết ln ln vận động qua các thời kì phát triển của lịch sử
văn học. “Tiểu thuyết là thể loại văn học duy nhất đang chuyển biến và chưa


14
định hình. Những lực cấu thành thể loại cịn đang hoạt động trước mắt chúng
ta, thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch
nhật của lịch sử. Nòng cốt của thể loại tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta
chưa thể dự đoán hết khả năng uyển chuyển của nó” [5, tr.8]. Cho đến nay,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết. Các định
nghĩa đó có sự khác nhau về cách diễn giải, tùy vào các sự khác biệt về góc
nhìn, quan niệm.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Hêghen gọi tiểu thuyết là sử thi tư
sản hiện đại, là anh hùng ca của tầng lớp thị dân. Với quan niệm này ta thấy
ơng nhìn tiểu thuyết từ góc độ kinh tế hàng hóa, nhấn mạnh đến quy mô và
điều kiện của tiểu thuyết. Bêlinxki lại gọi tiểu thuyết là sử thi của đời tư bởi

“nó miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống
riêng tư và đời sống nội tâm của con người. Ông cho rằng tiểu thuyết là sự
tái hiện thực tại với sự thật trần trụi của nó là xây dựng một bức tranh toàn
vẹn, sinh động và thống nhất. Theo từ điển Larousse của Pháp (Grand
Larousse eneyclop’edique - 1964, tiểu thuyết… là sản phẩm của trí tưởng
tượng, một truyện dài bằng văn xuôi, kể lại một cuộc phiêu lưu, nhận xét về
những phong tục, mô tả những tính tình, những đam mê để gây hứng thú cho
người đọc” [Dẫn theo 46, tr.18]. Theo Bakhtin, tiểu thuyết là sản phẩm tinh
thần tiêu biểu của thời đại mới, nó thể hiện được tư duy văn học mới gắn với
thời hiện tại. Tư duy này gắn với một thứ triết học mới nhân bản về con
người, nhìn nhận con người như một cá thể độc lập, những cá nhân tồn tại
với bản ngã của nó và trong sự đối thoại với những bản ngã khác. Ở phương
diện này, tiểu thuyết hiện ra như một thể loại đặc biệt dân chủ. “Tiểu thuyết
là thể loại ở thời hiện tại, một thể loại đang vận động và phát triển. Nó tồn
tại với tư cách như một thể loại chủ đạo của văn học hiện đại, nó giễu nhại
và thu hút các thể loại khác vào nó. Điều đó làm cho ngơn ngữ tiểu thuyết có
tính đa thanh, các lớp ngơn ngữ soi sáng và bổ sung cho nhau (ngôn ngữ dân


15
tộc, thổ ngữ, phương ngữ…) thiết lập nên một quan hệ mới giữa ngôn ngữ
và thế giới hiện thực” [5, tr.24].
Ở Trung Quốc, thuật ngữ tiểu thuyết lại có một hàm nghĩa thật rộng
lớn. Nhà nghiên cứu Phương Lựu tổng kết lại một cách khái quát hàm nghĩa
tiểu thuyết qua các thời đại ở Trung Quốc: Chữ “tiểu thuyết”xuất hiện sớm
nhất trong Ngoại Thiên sách của Trang Tử, nhưng mang hàm nghĩa gần như
học thuyết chứ không phải là sáng tác văn học. Đến đời Hán, trong sách Hán
thư, thiên Văn nghệ chí, Ban Cố cho rằng các tiểu thuyết gia thuộc một trong
mười nhà văn và nói tiếp: “Loại tiểu thuyết gia xuất thân từ hạng quan nhỏ,
nghe các lời nói trong các thơn cùng ngõ hẻm khắp các nẻo đường mà viết

nên. Khổng Tử có nói: Tuy là con đường nhỏ, nhưng tất yếu cũng có cái có
thể xem được… Cho nên người quân tử không làm nên nó song cũng khơng
tiêu diệt nó”. Cùng thời với Ban Cố có Hồn Đàm cũng cho rằng: “Các nhà
tiểu thuyết thu nhặt những lời nói vụn vặt, rồi dùng phép tỉ dụ, viết nên những
sách ngắn, để sửa mình và sắp xếp việc nhà, có những ngơn từ có thể xem
được” (Văn tuyển). Đến đời Minh nhà tiểu thuyết Phùng Mộng Long có nói:
Ngồi Lục kinh quốc sử ra, phàm những trước thuật khác, đều gọi là tiểu
thuyết (Tựa Cảnh thế hằng ngơn). Tiêu Hoa chủ nhân thì cho rằng: tiểu thuyết
là sách của bọn tài tử (Cửu Lưu chủ luận hạ) [40, tr.122, 123].
Ở Việt Nam, bàn về khái niệm tiểu thuyết cũng là một vấn đề cịn có
nhiều tranh cãi. Người đầu tiên đưa ra khái niệm tiểu thuyết là tác giả Phạm
Quỳnh trong bài Bàn về tiểu thuyết đăng trên báo Nam Phong (1921): Tiểu
thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi, đặt ra để tả tình tự người khác,
phong tục xã hội hay những sự tích lạ đủ làm cho người đọc có hứng thú [45,
tr.42]. Ngay từ đầu thế kỉ XX, sáng tác tiểu thuyết đã đặt ra yêu cầu phản ánh
cuộc sống, phản ánh xã hội mang đầy màu sắc hiện thực, không lấy đề tài từ
những tuồng tích, những chuyện hoang đường, quái dị nhằm tạo nên sự li kì,
hấp dẫn cho tác phẩm. Càng về sau, đề tài phản án trong tiểu thuyết càng


16
được mở rộng, các nhà văn quan tâm đến mọi vấn đề, mọi ngõ ngách của
cuộc sống bề bộn và phức tạp. Nhà văn Vũ Trọng Phụng, một cây bút hiện
thực phê phán sắc sảo và tài hoa tuyên bố: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là
tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tơi muốn tiểu thuyết là sự
thực ở đời” [45, tr.95]. Khái Hưng, một cây bút lãng mạn trong nhóm Tự Lực
văn đồn cho rằng: “Tiểu thuyết phải gần đời, phải là đời với những lúc
sướng, lúc khổ, phải có những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng của cuộc
đời, phải có những cái đáng thương, những cái đáng buồn cười, những cái
đáng bực tức… Tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết, chỉ là đời” [45, tr.76].

Những quan niệm về đối tượng phản ánh của các nhà văn giai đoạn đầu
thế kỉ XX cho thấy một quá trình phát triển mạnh mẽ của những nhận thức về
tiểu thuyết. Dù hiện thực hay lãng mạn, vấn đề phản ánh trong tác phẩm đều
xuất phát từ hiện thực cuộc sống với đầy đủ mọi cung bậc của nó. Những
quan niệm đó hồn tồn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của tiểu
thuyết hiện đại. Để có được mơ hình hệ thống lí luận về tiểu thuyết hiện đại
như ngày hơm nay có cơng lao và những nỗ lực khai phá của thế hệ nhà văn
đầu thế kỉ. Họ là những con người tìm thấy con đường mới và góp cơng sức,
nhiệt huyết của mình để tiểu thuyết ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Như vậy, khi bàn về khái niệm tiểu thuyết, mỗi tác giả ở mỗi khu vực
khác nhau, thời gian khác nhau… đưa ra những quan niệm riêng theo cách
nhìn của mình. Cho đến hơm nay, chúng ta đã có được những nghiên cứu
tương đối đầy đủ trên bình diện sáng tác và tiếp nhận, hệ thống lí luận về thi
pháp và ngôn ngữ của thể loại này. Khái niệm tiểu thuyết được định nghĩa
dựa trên sự đối sánh với truyện ngắn và truyện vừa - hai thể loại tương đối
gần gũi với nó. Những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, phản ánh mọi vấn đề, mọi
phương diện của đời sống nhưng dung lượng ngắn hơn, thường hướng tới
việc khắc hoạ một hiện tượng, phản ánh một khoảnh khắc đặc biệt, phát hiện
một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống nội tâm của mỗi


17
con người. Nếu như truyện ngắn, truyện vừa chỉ có thể đề cập đến một lát cắt
nhỏ, một giai đoạn nào đó của cuộc đời thì tiểu thuyết lại có thể miêu tả một
cách dàn trải những biến cố trong cuộc đời, số phận một con người. Vì lẽ đó,
tiểu thuyết có ngơn ngữ phong phú và đa dạng, khơng chịu những giới hạn
nhất định về dung lượng và nội dung ý nghĩa như các thể loại khác trong ngôn
ngữ văn xuôi. Sách Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đưa ra định nghĩa về tiểu
thuyết: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở

mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận
của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [23, tr.328].
Tác giả luận văn đồng ý với cách định nghĩa này. Phương Lựu trong cuốn Lí
luận văn học nêu lên giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu thuyết đặc biệt là
trong thời cận đại và hiện đại [41, tr.388]. Hà Minh Đức khẳng định thêm vai
trò của tiểu thuyết: “Năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh
động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó” [21, tr.184].
1.1.2. Ngơn ngữ tiểu thuyết
1.1.2.1. Ngôn ngữ văn xuôi
Ngôn ngữ văn xuôi là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật,
một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây dựng chồng lên trên ngôn
ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai [38, tr.49]. Được hình thành từ
ngơn ngữ tự nhiên nhưng ngơn ngữ nghệ thuật cịn là kết quả của q trình
chọn lọc, gọt dũa ngơn từ nhằm diễn tả một nội dung ý nghĩa nào đó mang
tính nghệ thuật. Trong văn bản có tính nghệ thuật ngơn từ thì khơng chỉ ranh
giới giữa các kí hiệu là khác nhau mà bản thân khái niệm kí hiệu cũng khác
nhau [38, tr.49].
Ngôn ngữ nghệ thuật được sản sinh từ ngôn ngữ tự nhiên, là sự kết hợp
của yêu cầu nghệ thuật và tài năng sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ nghệ thuật


18
sau khi ra đời có thể quay trở lại tham gia vào ngơn ngữ tồn dân, làm cho nó
giàu có thêm, phong phú lên và đẹp hơn. Ngôn ngữ nghệ thuật đảm nhận chức
năng tạo nên hệ thống mã ngôn ngữ thứ hai, là kết quả của quá trình sáng tạo
đặc biệt ở người nghệ sĩ. Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn sáng tạo ra một thế
giới riêng trong tác phẩm của mình. Tác phẩm văn học ra đời mang đậm dấu
ấn cá nhân và truyền tải đến người đọc một lớp ý nghĩa riêng, một giá trị thẩm
mỹ riêng theo ý đồ của tác giả.

Thuộc vào hệ thống tín hiệu thứ hai, ngơn ngữ văn xi là ngơn ngữ
nghệ thuật, nó coi trọng chức năng thẩm mĩ, có tính hệ thống, tính truyền cảm
và tính cá thể hố. Tính trun cảm làm cho người đọc, người nghe có cảm
giác tâm trạng buồn, vui, yêu, ghét…; tạo sự hoà đồng giao cảm, cuốn hút,
gợi cảm xúc nơi người tiếp nhận. Tính cá thể hóa thể hiện dấu ấn sáng tạo của
mỗi tác giả, là cái thuộc về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc đối
với ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng và ngơn ngữ nghệ thuật nói chung. Cùng
trên cơ sở là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng mỗi nhà văn
lại thể hiện một phong cách riêng; đặc biệt, ở những nhà văn lớn văn phong
của họ càng độc đáo đa dạng.
Là một bộ phận của ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn xuôi được xem
xét trong sự khu biệt với ngôn ngữ trữ tình và kịch. Vừa mang đặc điểm của
ngơn ngữ nghệ thuật, ngơn ngữ văn xi vừa có những đặc điểm khác biệt so
với hai thể loại này. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình là sản phẩm của sự
thăng hoa cảm xúc ở chủ thể sáng tạo được trau chuốt, gọt đẽo; giàu tính nhạc
điệu. Ngơn ngữ trong tác phẩm kịch thường mang kịch tính, thiên về hành
động, chủ yếu là ngơn ngữ đối thoại nhằn khắc hoạ tính cách nhân vật. Yếu tố
chủ thể trữ tình hay người dẫn chuyện trong kịch có thể có nhưng rất mờ nhạt.
Ngôn ngữ văn xuôi là thứ ngôn ngữ khách quan và n tĩnh. Đó vừa là ngơn
ngữ trần thuật, ngơn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của cái Tôi trữ tình… đan
xen, hồ quyện vào nhau tạo nên nét quen và lạ, tạo nên nét khác biệt với


19
ngơn ngữ trữ tình và kịch. Ngơn ngữ văn xi dàn trải, khoan thai. Nhà văn
có thể mang vào tác phẩm ngơn ngữ tự nhiên ngồi cuộc đời mà vẫn tạo được
hiệu quả thẩm mĩ nhất định.
Tiểu thuyết là một bộ phận của văn xuôi tự sự, ra đời muộn hơnvà là
thể loại mở trong sáng tác và tiếp nhận. Với dung lượng đồ sộ, tiểu thuyết bao
chứa trong nó những đặc điểm của thể loại văn học khác nhưng vẫn có những

đặc điểm riêng trong sự so sánh về mặt ngơn ngữ.
1.1.2.2. Đặc điểm ngơn ngữ tiểu thuyết
Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại là nhằm làm nổi bật những
đặc điểm mang tính chất khái quát nhất của ngơn ngữ đó. Ngơn ngữ của một dân
tộc nói chung và ngơn ngữ của thể loại nói riêng khơng phải là một phạm trù cố
định bất biến. Nó có sự vận động biến đổi qua các thời kì. Sự biến đổi của
một hệ thống tín hiệu ngơn ngữ không dừng lại ở việc gia tăng về số lượng
mà còn là sự thay đổi cả về cấu trúc bên trong. Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại
cũng luôn vận động và có nhiều điểm khác biệt so với các thể loại khác.
Nhà nghiên cứu văn học - ngôn ngữ học người Nga Bakhtin là người mở
ra hướng nghiên cứu mới về tiểu thuyết. Ơng đặt ra vấn đề tìm hiểu tiểu thuyết
đa thanh và đưa ra hướng giải quyết những vấn đề của lí luận văn học, thi pháp
học và ngơn ngữ học. Ơng phát hiện ra sự đa dạng vơ cùng của các loại hình và
dạng thức lời văn [4, tr.221] của Đoxtoiepxki - cái trước đó người ta cho rằng
ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm là hồn tồn giống nhau, là sử
dụng ngơn ngữ một cách đơn điệu [4, tr.190]. Những vấn đề lí luận về tiểu
thuyết mà M. Bakhtin đưa ra chính là cơ sở lí luận để tìm hiểu ngơn ngữ tiểu
thuyết, một thể loại tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật. Chúng ta có thể khái
qt lên đặc điểm của ngơn ngữ tiểu thuyết trên một số bình diện sau:
a. Về mặt hình thức
Nếu như truyện ngắn khơng chấp nhận ngay cả một từ khơng rõ nghĩa
thì tiểu thuyết sẵn sàng chấp nhận một vài từ khơng đâu, thậm chí là vài trang


20
trong một cuốn tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại có dung lượng lớn về
nội dung và ngơn từ, nó chứa đựng trong lịng mình tất cả mọi hình thức ngôn
ngữ của các thể loại khác trong văn xuôi nghệ thuật. tiểu thuyết không đặt ra
yêu cầu một cách quá khắt khe việc lựa chọn và chắt lọc ngôn từ. Trong một
cuốn tiểu thuyết nhà văn có thể sử dụng nhiêu kiểu câu dài, ngắn khác nhau;

câu tỉnh lược, câu mệnh lệnh, câu đặc biệt… làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết
cũng trở nên linh hoạt và phong phú. Nhưng như vậy khơng có nghĩa là tiểu
thuyết chấp nhận một sự dễ dãi, ô hợp, cẩu thả về ngôn từ, bởi vì sự cẩu thả
trong văn chương là bất lương và đáng bị lên án. Mọi từ ngữ, câu văn được sử
dụng trong tiểu thuyết phải đem đến một nét nghĩa nào đó, góp phần làm nên
giá trị biểu đạt chủ đề tư tưởng của toàn bộ tác phẩm, thể hiện ý đồ sáng tác
của nhà văn.
Khi mới ra đời, mặc dù chỉ là lời nói trong hang cùng ngõ hẻm
(Anmatop) nhưng tiểu thuyết vẫn chịu sự quy định của hệ thống thi pháp văn
học trung đại: mang tính ước lệ, tượng trưng, dày đặc những điển tích, điển
cố, được viết theo kết cấu chương hồi… Ngày nay, ngôn ngữ tiểu thuyết hiện
đại ngày càng trở nên gần gũi với ngôn ngữ đời thường, mang hơi thở của bộn
bề cuộc sống. Chính vì lẽ đó, người viết cần có một trình độ nhất định trong
việc xử lí ngơn ngữ tác phẩm. Khơng phải sự kiện gì, bất cứ từ ngữ nào cũng
có thể đưa vào trong tác phẩm và được sử dụng một cách tuỳ ý. Để trở thành
một mã tín hiệu của hệ thống mã ngơn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tự nhiên khi
đi vào tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng phải được lột xác,
phải được chắt lọc. Ngôn ngữ phát triển và biến hóa theo cách cảm nhận cuộc
sống và ý đồ sáng tạo của nhà văn. Cách trình bày ngơn ngữ trong tiểu thuyết
phụ thuộc vào tài năng và văn phong của mỗi nhà văn, nhưng dù mượt mà
bóng bẩy hay thơ ráp; lạnh lùng, tàn nhẫn hay giàu tình yêu thương; cầu kì, tài
hoa hay giản dị, trong sáng… thì đều phải hướng tính nghệ thuật và tính thẩm
mĩ cao. Các lớp từ tồn tại trong xã hội như: lớp từ tình thái, lớp từ địa


21
phương, tục ngữ, quán ngữ… đều được các nhà văn vận dụng vào trong sáng
tác góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mình trong tác phẩm.
b. Về mặt ngữ nghĩa
Ngơn ngữ trong tiểu thuyết mang tính đa thanh. Tiểu thuyết vận dụng

đầy đủ và phù hợp các biện pháp tu từ, nhằm tạo ra các tầng nghĩa cho ngơn
từ, làm đậm đặc thêm q trình mã hóa tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Càng về
sau, tiểu thuyết hiện đại càng thể hiện rõ tính đa thanh của mình trong các tác
phẩm. Tính đa thanh giúp cho tiểu thuyết có nhiều tầng nghĩa, tạo dư âm vang
vọng trong lịng người đọc.
Tiểu thuyết là thể loại có dung lượng lớn, có kết cấu đồ sộ. Nó có thể
có những từ, những đoạn, thậm chí và trang tưởng chừng như bị thừa, bị bỏ
qua nhưng điều đó khơng có nghĩa là ngơn ngữ tiểu thuyết có thể đi lệch
nhiệm vụ của mình. Mọi yếu tố ngơn ngữ trong tác phẩm đều góp phần thể
hiện chủ đề và ý đồ sáng tạo của nhà văn. Do có dung lượng lớn nên nhiều lúc
ngơn ngữ tiểu thuyết khơng có được cái cơ đọng, chắt lọc như trong truyện
ngắn. Thay vào đó ngơn ngữ tiểu thuyết ln hướng tới việc xây dựng các
hình tượng văn học - cái làm nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ tiểu thuyết phản ánh mọi mặt cuộc sống, là đời với những lúc
sướng lúc khổ, phải có những cái nhỏ nhen tầm thường cao thượng của đời,
phải có những cái đáng thương, những cái đáng buồn cười, những cái bực tức
[45, tr.76]. Tiểu thuyết hiện đại đi sâu vào phám phá, phản ánh đời sống tâm lí
phức tạp của của cuộc sống đang tranh đấu và phát triển từng ngày, từng giờ,
từng khắc… Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại ngày càng giản dị, gần gũi với cuộc
sống nhưng cũng uyên bác, thấm đẫm tính chất triết lí sâu sắc.
c. Về phong cách nhà văn
Phong cách nhà văn là kết quả của một quá trình miệt mà sáng tạo nghệ
thuật, được tạo dựng từ tính cá thể của ngơn ngữ nghệ thuật. Theo Cù Đình
Tú, để tìm hiểu phong cách tác giả của ngơn ngữ văn chương cần dựa trên hai


22
dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, “Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng
những loại phương tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả”; thứ hai,“Sự đi lệch
chuẩn mực của tác giả” [68, tr.123].

Trong sáng tạo văn học, mỗi tác giả đều muốn “khơi những nguồn chưa
ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao), tạo một lối viết riêng nhằm
khẳng định phong cách hay ít nhất là cái riêng của mình trong sáng tạo văn
học. Cái riêng của nhà văn không lẫn vào với bất cứ ai, trước hết là việc hình
thành những đặc điểm ngơn ngữ trong tác phẩm. Ngơn ngữ tác phẩm góp
phần thể hiện phong cách của nhà văn, là nơi để tác giả phơ diễn tài năng và
vốn hiểu biết của mình về ngôn từ, về cuộc sống. Tuỳ thuộc và tài năng và cá
tính của mỗi nhà văn mà ngơn ngữ theo các cách khác nhau.
Cùng với xu thế phát triển của thời đại văn học nói chung và tiểu thuyết
nói riêng đang ngày một biến đổi, định hướng và đáp ứng những nhu cầu
thẩm mĩ của con người. Ngôn ngữ tiểu thuyết cũng phát triển và ngày càng
hoàn thiện để phù hợp với cuộc sống mới nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu
chí của văn học, hướng đến những giá trị chân - thiện - mĩ.
1.2. Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần
1.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp văn chương của Trần Dần
1.2.1.1. Con người
a. Một con người đầy bản lĩnh và niềm tin trong cuộc đời đầy biến động
Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần (23/08/1926 - 17/01/1997) là một
nhà thơ, nhà văn, một tài năng nhiều mặt. Ông sinh ra trong một gia đình khá
giả nhưng muộn con tại phố Năng Tĩnh, Nam Định. Ông hiện diện như một
sự trêu ngươi của đinh mệnh. Dường như số phận chưa bao giờ nương nhẹ
ông trên cả cương vị một công dân và một người nghệ sĩ. Người ta ngày càng
nhắc nhiều đến ông không chỉ ở những sáng tác độc đáo đến dị biệt, đầy tính
tiên phong mà cịn ở một cuộc đời đầy biến cố và bi kịch.


23
Trên cương vị một cơng dân, khơng ít lần người công dân mang tên
Trần Dần bị bắt bớ, giam cầm, cải tạo. Trên cương vị một người nghệ sĩ, cịn
gì bất hạnh hơn khi gần 40 năm sau vụ án Nhân Văn, Trần Dần sống và sáng

tạo chủ yếu trong tình thế: người ngồi thì viết cịn cái được viết thì nằm. trong
khoảng thời gian dài câm lặng đó, ơng viết mà khơng hề có sự phản hồi, thúc
giục, xuất bản. Đó là một gánh nặng của người sáng tác. Cuộc đời với những
bão tố dữ dội cứ liên tiếp giáng xuống con người có thân hình bé nhỏ, khắc
khổ. Tất cả như định mệnh, như là một sự trêu ngươi của số phận. Chỉ có
những người trong cuộc, gần gũi, gắn bó mới biết Trần Dần đã đi qua những
năm tháng đó như thế nào.
Nhưng có lẽ cái mà người ta nhắc đến nhiều nhất ở ông trong giai đoạn
này là một bản lĩnh phi thường và một niềm tin tuyệt đối vào nghệ thuật. Nếu
khơng có một bản lĩnh đặc biệt, liệu Trần Dần có vượt qua được những biến
cố giữ dội, lớn lao này! Một hoàn cảnh sống luôn bủa vây ông ông, triệt tiêu
ông ngay từ trong tư tưởng. Vậy mà Trần Dần vẫn sống và sáng tạo. Trần Dần
sống trê 30 năm im lặng, chịu đựng sự cơ đơn, cơ độc. Đó là con người ln
ln có tình u sự sống mãnh liệt, nó ngăn khơng cho anh đến chỗ huỷ hoại
cuộc đời cịn rất trẻ của mình [67].
Với bản lĩnh phi thường, Trần Dần đã vượt qua rào cản của thời đại,
chính trị, vượt qua chính mình và vượt qua cả thói quen ngại đổi mới của
người Việt, của độc giả. Bản lĩnh ấy hun đúc trong ông một niềm tin mãnh
liệt vào sáng tạo và nghệ thuật. Dường như với Trần Dần nỗi đau của cuộc
đời chỉ có thể chia sẻ trong văn chương. Với ông, viết để được sống, viết là
tồn tại. Không bao giờ ông mất niềm tin một ngày tác phẩm được xuất bản trở
lại: Thơ là mạng sống, là lí lịch thật đời tơi. Thơ tơi có 30 năm đóng chai. Nó
có thể chờ (Sổ bụi, 1988) [67]. Chính bản lĩnh và niềm tin này đã tạo nên sự
quyết liệt, bền bỉ trong đổi mới và sáng tạo của ông từ quan niệm đến hành
trình sáng tạo nghệ thuật.


24
b. Con người đầy tài năng và tham vọng
Ở Trần Dần, người ta không thể phủ nhận ông là một tài năng. Tài năng

ấy được bộc lộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau: thơ ca, tiểu thuyết, hội hoạ…
Trong thơ ca, từ những bài thơ ít nhiều mang dáng dấp thơ Mới (Hồn xanh dị
kì, Chiều mưa - trước cửa) ông tiến đến chôn thơ Mới, chối bỏ duy cảm,
hướng tới duy giác, thiết lập cấu trúc đa tuyến tính, xứng đáng là thủ lĩnh thơ
ca trong bóng tối. Trong văn xuôi, các tiểu thuyết của ông cũng ngày một tiến
đến phá vỡ khung tiểu thuyết truyền thống, hoài thai những bút pháp kĩ thuật
hiện đại, cái mà còn quá xa lạ với các cây bút tiểu thuyết và giới phê bình văn
học. Ơng sáng tác thơ, tiểu thuyết, viết nhật kí và thậm chí trong những năm
tháng tham gia kháng chiến chống Pháp ông từ là người vẽ tranh minh hoạ
trên các tờ báo Sơng Đà, Giải phóng Tây Bắc, Giải phóng Biên Giới…
Có thể nói, tài năng đã giúp cho Trần Dần tìm và phát hiện ra những
quan niệm sáng tác mới mẻ, độc đáo. Tham vọng của một người khao khát
cách tân sẽ giúp cho sự cách tân của ông ráo riết hơn trên con đường đi đến
tận cùng của sự sáng tạo. Con người đầy tham vọng Trần Dần ở cái tuổi 19,
trước những đỉnh cao tưởng chừng không vượt qua của thơ Mới, đã cùng
những người bạn đồng chí hướng cất lên bản phán quyết đầy tính chất gây
hấn: Chơn thơ Mới. Lối nói quyết liệt ấy là biểu hiện của một mong muốn
mãnh liệt: phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những thành tựu của tiền
chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới, phải cướp được độc giả của tiền
chiến… như sau này ơng từng giải thích. Quyết liệt hơn ơng địi chơn cả
Nguyễn Du: “Với tơi, Du (Nguyễn Du), Hương (Hồ Xuân Hương), Khiêm
(Nguyễn Bỉnh Khiêm), Quát (Cao Bá Quát) hay Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng
Chương là thầy. nhưng học trị phải chơn thầy. Thơ nay hầu như vẫn đặt
nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con chữ làm nên nghĩa. Ông đòi hỏi nhà văn phải
là: Kẻ viết? đạp đổ chân trời? xổng xích các chân mây?” [12]. Từ chối những
đường viền kẻ sẵn (Nguyễn Hữu Hồng Minh), khước từ những kinh nghiệm


25
truyền thống, con người đầy tài năng và tham vọng Trần Dần đã chấp nhận

một sự dấn thân mạo hiểm, từ đó mang đến quả ngọt cho nền văn học.
c. Con người chịu ảnh hưởng thành tựu văn học phương Tây
Khi mà những tác phẩm của Trần Dần vượt qua thời gian đến với bạn
đọc, người ta ngỡ ngàng thán phục bởi họ tìm thấy những yếu tố hiện đại mà
văn học đương đại đang theo đuổi lại xuất hiện rất sớm một cách có ý thức
trong sáng tác của Trần Dần. Thành cơng đó khơng thể khơng nhắc đến sự
ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với ông - một khía cạnh nhỏ nhưng
lại đóng vai trị quan trọng trong việc kiến tạo nên một Trần Dần uyên thâm
và hiện đại. Những năm tháng miệt mài và đam mê dịch các tác phẩm văn học
nước ngoài đã giúp ông có điều kiện tiếp xúc với nguồn sách ngoại văn khổng
lồ của thư viện Quốc Gia, hay nói theo cách của Lê Đạt là hình thức du học
tại chỗ. Lúc đó, cũng may anh em Việt Kiều gửi tặng những cuốn sách về
hoạt động 50 năm của Pháp - những năm sơi nổi nhất về hoạt động trí tuệ
Pháp, nào là phái cấu trúc, phái phê bình mới, Roland Barthes. Trần Dần
chứng tỏ một khả năng ngoại ngữ cao khi ông dịch các tác phẩm như thơ
Maiacopxki, Tội ác và trừng phạt của Đoxtoiepxki, Căn cứ nguyên tử của
Laxmex, truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Pháp. Một người học trò vào
loại xuất sắc thời Pháp, tư duy sắc sảo như Trần Dần, lại thêm mấy chúc năm
trời miệt mài ngày này qua ngày khác mài đũng quần trên ghế thư viện Quốc
Gia, miệt mài đọc và tích luỹ thì hệ quả của cái sự đọc ấy khơng hề nhỏ. Theo
cách này, Trần Dần sớm tiếp thu được những thành tựu của văn học thế giới,
từ lối thơ bậc thang như sự phản kháng lại với thơ truyền thống của
Maiacopxki đến những ưu tư về chữ và những kĩ thuật tự sự phương Tây
trong các tiểu thuyết của ông.
1.2.1.2. Sự nghiệp văn chương
Trần Dần đến với văn chương bắt đầu bằng thơ. Khi người thanh niên
Trần Dần bắt đầu làm thơ, thơ Mới đã đạt đến thời kì rực rỡ với những cái tên



×