Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 113 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ THANH THỦY





NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH
TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN














Hà Nội – 2009



đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn




PHạm thị thanh thuỷ



Nghệ thuật châm biếm và đả Kích
trong vè ng-ời Việt


Chuyên ngành : Văn học dân gian
Mã số : 60.22.34


LUậN VĂN THạC Sĩ ngữ văn


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính














Hà Nội - 2009



MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt, ký hiệu
2
Danh mục ảnh, bảng biểu
2
Mở đầu
3

1. Lý do chọn đề tài

3
2. Lịch sử vấn đề
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
4. Phương pháp nghiên cứu
8
5. Bố cục của luận văn
12
Chương 1: Tổng quan vè người Việt
13

1.1 Định nghĩa vè người Việt
13

1.2 Phân loại vè người Việt
14

1.3 Tính chất của vè người Việt
20


1.3.1 Tính thời sự
20


1.3.2 Tính chiến đấu
23



1.3.3 Tính địa phương
28


1.3.4 Tính hiện thực
34
Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt
38

2.1 Sử dụng thể thơ
38


2.1.1 Thể tự do
40


2.1.2 Thể lục bát
41


2.1.3 Thể bốn chữ
43


2.1.4 Thể song thất lục bát
47

2.2 Chơi chữ
49



2.2.1 Chơi chữ là gì
49


2.2.2 Chơi chữ trong Văn học dân gian
49

2.3 Sử dụng yếu tố tục
57


2.3.1 Thế nào là yếu tố tục
57


2.3.2 Sử dụng yếu tố tục trong văn học dân gian
58



2.4 Sử dụng thủ pháp phóng đại, cường điệu
65


2.4.1 Thế nào là thủ pháp phóng đại, cường điệu
66



2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong văn học dân gian
66

2.5 Sử dụng thủ pháp so sánh ví von
75


2.5.1 So sánh là gì
75


2.5.2 Sử dụng thủ pháp so sánh trong vè
75
Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè
82

3.1 Đi chợ ăn quà
82


3.1.1 Giới thiệu tác phẩm
82


3.1.2 Phân tích thủ pháp
85

3.2 Vè chửi Pháp và vua quan
87



3.2.1 Giới thiệu tác phẩm
87


3.2.2 Phân tích thủ pháp
88

3.3 Vè nói ngược đời nay
91


3.3.1 Giới thiệu nhân vật và tác phẩm
91


3.3.2 Phân tích thủ pháp
94
Kết luận
98
Tài liệu tham khảo
101



2

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Viết tắt, ký hiệu

Viết đầy đủ
CB, ĐK
Châm biếm, đả kích
ĐHKHXH&NV -
ĐHQGHN
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội
H
Hà Nội
Khxh
Khoa học xã hội
Nxb
Nhà xuất bản
NV
Nhân vật
Vhdg
Văn học dân gian
VNT
Vè Nghệ Tĩnh
VNB
Vè Nam Bộ
VTTH
Vè Thừa Thiên - Huế
Tr.
Trang
Tcvhdg
Tạp chí Văn hoá dân gian
[x, tr.y]
x là thứ tự ứng với tên trong phần tài liệu tham khảo
y là trang được trích dẫn






















3

DANH MỤC ẢNH, BẢNG BIỂU

Tiêu đề
Trang
Ảnh Tổng tập Văn học dân gian người Việt
8
Ảnh 3.1: Tổng thống Ngô Đình Diệm

93
Bảng thống kê tổng quan trong phạm vi nghiên cứu
9
Bảng thống kê chi tiết 82 bài vè có nội dung châm biếm, đả
kích những thói hư tật xấu và phong kiến đế quốc







10




Bảng 1.1: Thống kê cách phân loại vè của một số tác giả
20
Bảng 1.2: Thống kê số nhân vật bị đả kích, châm biếm trong bài
26
Bảng 1.3: Thống kê số bài có nội dung châm biếm thói hư tật xấu
37
Bảng 2.1: Thống kê số bài châm biếm, đả kích trong tập 13 tập 14

40
Bảng 2.2: Thống kê số lượng các thể thơ trong phạm vi nghiên
cứu
40
Bảng 2.3: Thống kê số bài có nội dung sử dụng yếu tố tục

67



3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học
dân gian người Việt. Bởi thể loại vè đã và đang được các nhà nghiên cứu chú
ý đến nhiều hơn trước. Bên cạnh việc thể hiện thành công các quan hệ tốt đẹp
của con người thì qua vè người đọc, người nghe có thể biết được niềm vui,
nỗi buồn, đắng cay, căm ghét những thế lực hắc ám đã làm cho những đứa trẻ
và thân phận người phụ nữ phải chịu cảnh ở thuê cực khổ. Hơn nữa, vè còn là
vũ khí sắc bén, độc đáo để châm biếm, đả kích, lên án và phê phán những mặt
trái của xã hội đương thời. Với những giá trị ấy, nghệ thuật châm biếm và đả
kích trong vè đã tạo nên những nét riêng so với các thể loại khác (ca dao,
truyện cười, câu đố…) trong văn học dân gian và các thể loại trào phúng khác
trong văn học thành văn.
Tiếng cười trong vè có nhiều cung bậc khác nhau: lúc thì nhẹ nhàng, mỉa
mai, châm biếm, lúc thì quyết liệt, dữ dội. Ở đề tài này cũng không ngoài mục
đích đi vào nội dung tiếng cười đó để thấy được nét sắc mạnh độc đáo của vè.
Không những vậy, trong xã hội xưa cũng như ngày nay còn tồn tại vô vàn thói
hư tật xấu, những hành động vi phạm đến phong tục, tập quán và đạo đức của
nhân dân. Đấy là những tàn dư của xã hộ cũ cần phải quét sạch. Vè đã góp
tiếng nói của mình làm cho những kẻ có tật phải giật mình và nêu bài học
cảnh tỉnh cho những kẻ khác.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Nghệ thuật châm biếm và đả
kích trong vè người Việt” làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, đây là một đề tài

xưa nay rất ít người để ý nghiên cứu đến và cho đến nay vẫn còn là mảnh đất
màu mỡ cho những ai tiếp tục công việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá.


4
Ở đề tài này chúng tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ đặt cho mình
yêu cầu khám phá, hệ thống hoá một vấn đề, trên cơ sở đó suy nghĩ tập dượt,
tìm tòi với hy vọng có thể thêm được một đôi ý kiến nhìn nhận mới cho vè
người Việt.

2. Lịch sử vấn đề
Kho tàng vè người Việt cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong
việc nghiên cứu văn học dân gian. Nó đã và đang được nhiều nhà khoa học
trực tiếp hay gián tiếp bàn đến trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Vè có từ bao giờ, chưa ai có thể khẳng định dứt khoát. Có thể vè đã manh
nha từ trước nhưng chỉ phát triển thành thể loại lớn từ thế kỷ XVI, đặc biệt là
thế kỷ XVII về sau, đáp ứng nhu cầu bức thiết phản ánh thực tại xã hội một
cách khẩn trương, nhanh gọn và sắc bén. Đại thể vè đã nảy sinh chủ yếu trong
thời kỳ phong kiến, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại ở các thế kỷ XVIII,
XIX, XX. Sự xuất hiện của vè là một bước tiến mới trong văn tự sự dân gian.
Vè xuất hiện để kể chuyện theo cách có vần, có nhịp, cùng với lối kể chuyện
bằng văn xuôi, đáp ứng đầy đủ hơn việc biểu hiện nội dung các vấn đề xã hội
muốn nêu lên. Liên quan đến lịch sử nghiên cứu “Nghệ thuật châm biếm và
đả kích trong vè người Việt” cần xác định khái niệm: Vè là gì?
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều cho rằng: Vè là những bài hát
do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng miệng. Trước đây người ta hay lẫn
lộn vè với ca dao, sự lẫn lộn này là do quá trình sưu tầm nghiên cứu ca dao
hay còn gọi là phong giao đã được sưu tầm nghiên cứu từ lâu còn vè thì mới
gần đây. Mãi đến năm 1964 mới có cuốn Vè Nghệ Tĩnh (hai tập) ra đời. Sưu
tầm đã muộn còn việc nghiên cứu tìm hiểu về nó lại càng ít hơn. Tác giả Việt

Nam văn học sử yếu ông Dương Quảng Hàm chưa nói đến vè mà chỉ cho đó
là những bài hát ngắn không có chương khúc, lưu hành dân gian thường tả
tính tình, phong tục của người bình dân, tức là “thư giao”. Trong Tục ngữ, ca


5
dao, dân ca Việt Nam, ông Vũ Ngọc Phan cũng không đề cập đến vè mà chỉ
coi vè “là một loại dân ca rất phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ” [34, tr.678] .
Trong Văn học dân gian Việt Nam, giáo trình Đại học Tổng hợp do hai ông
Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên viết vào năm 1962 thì: “Vè là một hình
thức thơ tự sự, kể chuyện trong dân gian” [26, tr.401]. Cũng như các loại hình
thơ tự sự khác, vè sử dụng cả phương thức tự sự và phương thức trữ tình
nhưng chủ yếu là phương thức tự sự. Tác giả những bài vè dân gian thể hiện
cuộc sống qua những tính cách nhân vật, qua cốt truyện. Tuy có xen vào
những đoạn phát biểu ý kiến riêng của tác giả nhưng ngôn ngữ của vè chủ yếu
là ngôn ngữ kể chuyện. Hai ông cho rằng vè có “tính chất thời sự”. Tính chất
địa phương thiên về ghi chép, tường thuật người thực, việc thực, ít chú trọng
đến hư cấu nghệ thuật. Với giáo trình này, vè trở thành một mục (mục VII)
trong phần thứ tư – phần nói về “thơ ca dân gian”. Các tác giả chia vè thành
hai loại chính: vè thế sự và vè lịch sử.
Đến Văn học dân gian Việt Nam, tập hai, giáo trình của trường Đại học sư
phạm do Hoàng Tiến Tựu viết, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1990 thì vè được
nâng lên thành một phần trong năm phần của tập sách này, nghĩa là đã có chỗ
đứng xứng đáng với thể loại mà nhân dân đã sáng tạo trong quá trình lịch sử.
Hoàng Tiến Tựu cho rằng: vè không phải là một hình thức thơ mà vè là loại
tự sự bằng văn vần được biểu hiện dưới hình thức nói hoặc kể, chủ yếu nhằm
phản ánh kịp thời và cụ thể về những truyện về người thực, việc thực ở từng
địa phương. Vè giống một loại khẩu báo (báo miệng) của nhân dân, rất gần
thể kí trong văn học Việt Nam. Khác với ca dao vè thiên về tính tự sự, thông
báo sự việc, ít tính trữ tình và ít chú ý trau chuốt về hình thức. Đó là những

nét nổi bật của vè, ông cũng chia vè ra làm hai loại là vè thế sự và vè lịch sử.
Trong Hát dặm Nghệ Tĩnh, tập một, ông Nguyễn Đổng Chi cho rằng: vè
vốn có những đặc trưng cơ bản của nó. Trước hết, vè là một loại văn vần kể
chuyện (tự sự) tường thuật sự việc nếu như người ta có dùng vè để thuyết lý


6
hay sự tình thì cũng thông qua phương pháp kể chuyện. Vè thường cho phép
người ta kể lể rông dài, không trau chuốt câu văn, ít khi đếm xỉa đến niêm
luật, vần điệu. Ông nói: Về mặt hình thức, vè còn mang tính thô sơ của một
loại phác thảo, một thứ văn ghi chép sự việc nóng hổi tựa như loại văn phóng
sự. Về tính chất thì vè mang nhiều tính thời sự, tính cụ thể và tính địa phương
hơn ca dao. Như vậy các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã có cái
nhìn tương đồng về vè.
Vè là một loại tự sự bằng văn vần, chú trọng người thật việc thật diễn ra
có tính chất đột xuất trong làng xã ngày xưa về mọi phương diện trong cuộc
sống và những việc lớn vang động đến cả nước. Vè phản ánh và bình luận
những chuyện thời sự địa phương mang tính chất rõ rệt mọi mặt trong cuộc
sống của nhân dân, từ quan hệ đối với thiên nhiên đến các quan hệ xã hội đều
được thể hiện trong vè. Có thể nói vè là một bộ bách khoa toàn thư của nhân
dân trong một vùng, các bộ phận khoa học xã hội và nhân văn của nhân dân ta
trước kia như: văn học, sử học, địa lý, kinh tế, triết học, xã hội học, dân tộc
học phần lớn được ghi lại trong vè. Vè không những mang đậm tính trữ tình
mà còn mang tính chiến đấu, tính trào phúng, châm biếm, thời sự. Vè phản
ánh đầy đủ nhân sinh quan và thế giới quan của nhân dân ta. Tuy ngôn từ của
vè chưa được trau chuốt, tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật chưa được khắc
họa rõ nét nhưng đứng về mặt tư liệu nghiên cứu tìm hiểu xã hội Việt Nam
trước đây thì vè là kho vô tận. Gây lại không khí của buổi đặt vè, kể vè, nói
vè: cần phải có cái nhìn và phân tích cho thấu đáo về phương diện xuất xứ,
cách kể chuyện cũng như đề tài, thế giới quan của nhân dân qua các bài vè,

mới thấy hết ý nghĩa, nội dung, giá trị nghệ thuật của các bài vè.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số bài viết đáng chú ý được đăng
trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Văn hoá dân gian, Tạp chí Bách khoa như các
bài viết của Vũ Tố Hảo, Ninh Viết Giao, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Định
Trung…Các bài viết trên đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của vè như: tính


7
địa phương, tính tự sự, tính chiến đấu, tính hiện thực, định nghĩa, nguồn gốc
và phân loại vè
Như vậy, khi so sánh với các thể loại khác thì những công trình nghiên
cứu về vè còn khá ít ỏi về số lượng. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu
của Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Đổng Chi,
Vũ Tố Hảo…nghiên cứu nhiều bình diện của thể loại vè. Dù ở mức độ khác
nhau nhưng đều gợi cho chúng tôi những suy nghĩ quý báu, là chìa khoá để
chúng tôi bước vào công trình nghiên cứu của mình được thuận lợi hơn.
Tuy vậy, khi thực hiện luận văn này chúng tôi cũng gặp không ít khó
khăn. Bởi “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt” là một vấn
đề hoàn toàn mới, chưa từng được nghiên cứu. Trong khuôn khổ của luận văn
thạc sĩ, trên cơ sở tìm hiểu và kế thừa những thành quả của những người đi
trước. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp sức mình vào việc
khám phá những vấn đề còn mới trong kho tàng vè người Việt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Nghệ thuật châm biếm và đả kích
trong vè người Việt”. Tuy vậy, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi không
thể khảo sát hết được toàn bộ kho tàng vè người Việt.
Để làm rõ vấn đề “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt”
chúng tôi chọn bộ sách: Tổng tập văn học dân gian người Việt, gồm 19 tập do
Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền, Nhà xuất bản Khoa học xã

hội chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hoá biên soạn trong hai năm
2001 - 2002. Trong 19 tập, chúng tôi tập trung nghiên cứu tập 13 và tập 14.


8

Ảnh Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tập 13: Vè sinh hoạt
Tập 14: Vè chống phong kiến, đế quốc.
Trong hai tập này, chúng tôi chọn 82 tác phẩm có nội dung châm biếm,
đả kích với những tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho từng tiểu loại là:
“Vè đánh bạc”
“Đả kích Trần Lệ Xuân”
“Vè trách vua Tự Đức hai lòng”
“Đi chợ ăn quà”
“Vè nói ngược đời nay”
“Vè thằng nhác”
“Bắc cầu Đồng Bàn”
“Hà thành thất thủ ca”
“Mắc lừa thầy tướng”
Ngoài tập 13 và tập 14, chúng tôi còn tham khảo, sưu tầm thêm một số
bài vè không nằm trong hai tập trên.





9
4. Phương pháp nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu một đề tài luận văn đòi hỏi phải vận dụng nhiều

phương pháp khác nhau thì mới có được cái nhìn trọn vẹn, thấu đáo vấn đề.
Với đề tài “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt”
chúng tôi sử dụng các phương pháp như: thống kê, hệ thống hoá tài liệu, so
sánh, phân tích, tổng hợp nhằm đạt được mục đích đề ra.

Bảng thống kế tổng quan trong phạm vi nghiên cứu
TT
Tiểu loại
Số bài
Nguồn
Tỷ lệ %
1
Vè trẻ em
31
Tập 13
4,6
2
Vè vui chơi giải trí
23
Tập 13
3,4
3
Vè kể vật kể việc
179
Tập 13
26,8
4
Vè giáo huấn
19
Tập 13

2,8
5
Vè tâm sự
50
Tập 13
7,5
6
Vè châm biếm những thói hư tật xấu

82
Tập 13
Tập 14
12,2
Châm biếm, đả kích phong kiến đế
quốc, tay sai và đế quốc Mỹ
7
Kêu gọi, động viên, khuyên nhủ,
tuyên truyền cách mạng
55
Tập 14
8,2
8
Tội ác phong kiến đế quốc và đế
quốc Pháp, Mỹ
96
Tập 14
14,3
9
Những phong trào đấu tranh. Những
trận chiến đấu của quân và dân ta

81
Tập 14
12,1
10
Những người anh hùng
41
Tập 14
6,1
11
Một số sự kiện đáng nhớ
10
Tập 14
1,4
Tổng số
667

100%



10
Theo bảng số liệu thống kê trên thì với một số lượng không lớn, chỉ có 82
bài trong tổng số 667 bài của hai tập 13 và 14 trong Tổng tập văn học dân
gian người Việt, bằng 12,2%, nhưng đã khắc hoạ rõ nét tính châm biếm, đả
kích một cách sâu cay về thói hư tật xấu và tay sai đế quốc trong vè người
Việt.

Bảng thống kê chi tiết 82 bài vè có nội dung châm biếm, đả kích
những thói hư tật xấu và phong kiến đế quốc
TT

Chi
loại
Số
bài
Tên bài
Tỷ lệ
%
Xếp
loại
1

Cờ
bạc

13
Vè đánh bạc (VNB 174)
Vè cờ bạc
Vè đánh me
Vè đánh bài cào
Tam cúc
Vè đánh bạc (VTTH 113 - 114)
Vè đánh bạc (VTTH 115 - 116)
Như thằng gần chết
Máu cờ bạc
Quan Kiểm đánh bạc
Đừng cờ bạc chi nữa anh ơi
Làm trai cờ bạc thì chừa
Vè bài tới

10,66


1
2
Trai
gái,
hoa
nguyệt
, hôn
nhân
hủ lậu

13
Vè cu cút
Vè không chồng mà chửa
Công trình thầy mẹ nuôi cu
O Mười quan Huấn chửahoang, huỷ rồi
Cậu hèn đã có cháu
Nhắn bà Lương
Trách thầy Biện bỏ vợ

10,66

1


11
Lão già chẳng kém trai chi
Nỏ bằng nay có vợ
Đả kích Trần Lệ Xuân
Lấy phải vợ già

O Tần về mạc
Gửi o kén chồng
3
Vua
quan
hèn
nhát,
hại
dân

12
Vè trách vua Tự Đức hai lòng
Ông vua Tự Đức làm hư dần dần
Trách trời thì một, mười phần trách vua
Để mà hồi phục nước Nam
Vè “Khâm sai”
Vè tàu ô cướp thuyền ở cửa Thuận
Kể tội vua quan nhà Nguyễn
Tây vô cửa Hội
Vè Tây chiếm tỉnh Thanh
Vè chửi Pháp và vua quan
Vè Bảo Đại bảo hoàng
Vua quan lại về tổn hại đến dân

9,84

2
4
Con
gái hư

11
Con gái hư
Vè con gái hư thân
Kể chuyện đờn bà hư
Vè con gái hư
Vè chữ phu
Vè con gái hư thân
Đi chợ ăn quà (VNT 254-256)
Đi chợ ăn quà (VNT 257-259)
Vè ăn hàng
Kể chuyện nàng dâu
Lĩnh nợ vay công
9,02
3
5
Việt
10
Hòn đạn công lý giết người không oan

4


12
gian,
tay sai
cho đế
quốc

Tây sang nhiễu hại, tả sang bắt mồi
Vè trừng trị bọn phản quốc

Việt gian
Vè nói ngược đời nay
Vè Nhu Diệm
Vè trò hề Mỹ Diệm
Vè cờ ba que
Vè tổng Thiệu
Vè bù nhìn nói dóc
8,2

6
Luời
biếng
9
Vè mụ nhác
Là đàn bà nhác
Vè làm biếng
Một ngày ba bận chơi rong
Vè con gái làm biếng
Vè lác Huyền
Vè vợ chồng làm biếng
Vè thằng nhác
Anh chàng lười
7,38
5
7
Nhũng
lạm,
kiện
cáo
8

Trị những đứa bất minh
Xã ta làm một cái đình
Còn lắm nỗi bất bình
Bắc cầu Đồng Bàn
Dân Song Lộc kiện lý trưởng nhũnglạm
Dân Nam Kim kiện hào lý
Kể chuyện hào lý nhũng lạm
Cái nạn bang tá
6,56
6
8
Thực
dân,
đế
quốc
4
Vè Tây đánh thành Hà Nội lần thứ nhất
Hà thành thất thủ ca
Vè giặc Mỹ
Vè mỹ tú
3,28
7


13
9

tín,
rượu
chè

2
Mắc lừa thầy tướng
Vè tệ uống rượu
1,64
8
Tổng số
82

100


5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan vè người Việt
Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt
Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè.





















14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ NGƯỜI VIỆT

1.1 Định nghĩa vè người Việt
Có nhiều ý kiến khác nhau khi định nghĩa về vè. Nhìn chung nó tương đối
phong phú và đa dạng. Trong phần này, chúng tôi xin được nêu một số định
nghĩa và quan niệm chính về vè.
- Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, vè là chuyện khen
chê có ca vần và việc sáng tác vè là đặt chuyện khen chê có ca vần.
- Theo Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên, vè là “Bài văn
vần dân gian kể lại chuyện người thật, việc thật để ca ngợi hay chê bai, châm
biếm”. [35, tr.1109]
- Theo tác giả Đinh Gia Khánh “vè là một thuật ngữ văn học dân gian có
liên quan đến từ “vè” trong “vần vè”. Vè có nghĩa là lời nói có vần”. [27,
tr.235]
- Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu “vè là một thể văn vần, dùng để châm
biếm một thói dởm, nết hư hoặc thuật lại một sự trạng khác thường xảy ra
trong một thời, một vùng với tiết điệu và lời văn cực kỳ giản dị, đặc biệt bình
dân”. [6, tr.18]
- Tác giả Đinh Gia Khánh nhận xét: “vè là một hình thức kể chuyện bằng
văn vần, một thứ báo chí truyền miệng, một bước quá độ từ ngôn ngữ hằng
ngày sang ngôn ngữ thơ ca, thích hợp với những yêu cầu kể chuyện”. [17,
tr.86]

- Các tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân
trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (phần văn học dân gian)
cũng đồng quan điểm trên và phân tích sâu hơn: “Danh từ vè không phải là
tiếng chữ Hán mà là tiếng thuần Việt, chắc hẳn nó bắt nguồn từ tiếng nói năng
của dân tộc. Trong ngôn ngữ Việt Nam, tiếng “vần” thường thi đôi với tiếng
“vè”. Nhân dân ta thường gọi những câu nói có vần là những câu nói có “vần


15
vè”. Chắc danh từ vè được rút ra từ đấy để chỉ một thể loại văn học dân gian
có những đặc điểm riêng biệt khác với các thể loại văn học dân gian khác”.
Trên đây là một số định nghĩa mà chúng tôi đã sơ bộ thâu tóm được. Các
tác giả tuỳ theo góc độ và cái nhìn của mình mà nhấn mạnh mặt này hay mặt
khác của vè. Chính những định nghĩa về vè đã giúp chúng tôi rất nhiều trên
đường đi tìm hiểu các cách phân loại và tính chất của nó.

1.2 Phân loại vè người Việt
Thể loại vè từ lâu đã được một số nhà nghiên cứu văn học dân gian chú ý
và họ bước đầu đã đưa ra những cách phân loại.
Trong Văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu, tập 2, chia vè thành
hai loại chính:
- Vè thế sự,
- Vè lịch sử.
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong Lịch sử văn học Việt Nam - Văn
học dân gian, tập 2 cũng chia vè thành hai loại:
- Vè thế sự: Lấy đề tài trong sinh hoạt gia đình và sinh hoạt xã hội của
nhân dân. Tính thời sự và tính địa phương của vè được thể hiện rõ trong vè
thế sự. Một số bài có tính chất ca ngợi. Nhưng xu hướng chung là trào phúng,
đả kích.
- Vè lịch sử: Lấy đề tài ở những sự kiện lịch sử dân tộc, thường vượt ra

ngoài phạm vi địa phương, được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi trong nước.
[27, tr.238]
Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân trong: Giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam (tập 1, phần Văn học dân gian) chia vè thành
hai loại:


16
- Loại lấy đề tài lịch sử: Đó là những cuộc khởi nghĩa của nông dân,
những phong trào văn thân, cần vương (vè vợ ba Cai Vàng, vè bà Thiếu phó,
vè Đề Thám, vè Thất thủ kinh đô).
- Loại lấy đề tài xã hội: Như chuyện đi phu, đi lính, chuyện ma chay cưới
hỏi, chuyện trai chê vợ, gái rẫy chồng, chuyện bão lụt đói kém, chuyện làm
đình, làm đám…(loại vè này chiếm một số lượng khá lớn). [10, tr.51]
Ngoài ra xét về thể thơ, các tác giả đã chia vè thành ba loại:
- Vè lục bát: Phổ biến khắp các địa phương trong toàn quốc
- Vè nói lối: Các địa phương đều có, nhưng phổ biến nhất ở vùng Bình
Trị Thiên và Nam Trung Bộ.
- Vè hát dặm (một loại riêng của vùng Nghệ Tĩnh). [10, tr.52]
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Tố Hảo thì các cách phân loại trên
đều có những điểm chưa hợp lý. Vậy cũng không thể căn cứ theo thể thơ để
phân loại vè được.
Nếu phân loại như trên thì nó có tính chất khái quát quá. Vì thực ra bất cứ
một thể loại văn học nào cũng lấy đề tài từ cuộc sống mà trong đó có đề cập
tới vấn đề về lịch sử và xã hội. Cánh phân loại này sẽ dẫn đến tình trạng
những bài vè nào liên quan đến lịch sử thì xếp vào vè lịch sử, còn tất cả
những bài vè khác đều xếp vào vè thế sự. Trong khi đó ở thể loại vè có rất
nhiều bài khó mà tách ra được đâu là vè lịch sử, đâu là vè thế sự. Hơn nữa, ở
những bài vè được các tác giả gọi là vè lịch sử và vè thế sự này thì tính chất
của chúng cũng giống nhau. Đó là tính thời sự, tính địa phương, tính châm

biếm đả kích (hoặc gọi là tính chiến đấu). Chẳng thế mà tác giả Nguyễn Văn
Hầu đã cho hai loại này vào một loại những bài vè có tính chất lịch sử. Còn
tác giả Thuần Phong lại gộp hai loại này vào một loại gọi là vè thời sự.
Bên cạnh đó có một số loại vè khá phổ biến mang những đặc điểm và nội
dung tương đối khác biệt như: vè trẻ em, vè phong vật, vè nghề nghiệp còn vè
tâm sự lại không được các tác giả chú ý đề cập đúng mức.


17
Nguyễn Văn Hầu chia vè thành ba loại:
- Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để nói chơi trong lúc vui đùa. Loại
này không có ý nghĩa hoặc có rất ít ý nghĩa. Thí dụ: vè nói ngược, vè con Sáo.
- Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai chung một hạng người, một tệ tục
hay một thói hư tật xấu. Thí dụ như: vè đánh bạc, vè ông tiên chỉ cúng thần,
vè tranh miếng thịt lành, vè chê gái lấy chồng chệch, vè mụ đội chửa hoang
- Những bài vè có tính chất lịch sử như: vè thất thủ kinh đô, vè cháy chợ,
vè trời hạn, vè nước lụt, vè kinh tế. [10, tr.50]
Tác giả Nguyễn Văn Hầu nêu ra ba loại vè trên cũng không thâu tóm
được các loại vè hiện có ở nước ta như: vè nghề nghiệp, vè tâm sự, vè phong
cảnh. Tác giả tách những bài vè có ngụ ý chế giễu, mỉa mai thành một loại
khác biệt với những bài có tính chất lịch sử vì thực ra trong những bài vè có
tính chất lịch sử ấy thì tính châm biếm, đả kích, mỉa mai chế giễu cũng khá
đậm. Chẳng hạn như bài “Vè Khâm sai”, bài này có tính chất lịch sử vì đã ghi
lại được một trang sử trong giai đoạn chống Pháp, gắn liền với bọn vua quan
đầu hàng làm tay sai cho Pháp của nhân dân ta thời bấy giờ. Nhưng đồng thời
nó cũng có tính chất châm biếm, phơi bày thực chất xấu xa của đội quân bù
nhìn Đồng Khánh bằng những chi tiết rất hài hước. Người dân nêu lên một sự
kiện lịch sử nhưng đồng thời cũng biểu lộ thái độ của mình hoặc ca ngợi, hoặc
đả kích.
Tác giả Thuần Phong chia vè làm bốn loại không theo một nguyên tắc

phân loại nào:
- Vè nhi đồng (đánh thẻ và các thứ rau)
- Vè phong tục (vè ông Địa)
- Vè nghề nghiệp (vè đánh chão)
- Vè lịch sử (vè Khâm sai, năm canh điểm mục ca). [10, tr.50]
Ở đây tác giả mới kể ra tên bốn loại vè chính. Mặt khác, ông lại quan
niệm: vè phong tục là những bài vè có tính chất trào phúng, châm biếm.


18
Chẳng hạn tác giả đã dẫn bài vè ông Địa và cho rằng đó là một bài vè phong
tục:
“…Bốn lớp bột sam
Hai chục cánh cam,
Để đem tráng miệng
Giày cườm thêu kim tuyến
Sắm cho Địa một đôi
Sắm ống, sắm nồi
Đặng cho Địa hút…”
Thực ra đó chỉ là một bài vè chế giễu một hạng người chứ không hề có
tính chất phong tục tập quán gì cả.
Đồng thời, tác giả lại quan niệm vè thời sự chỉ là những bài vè lịch sử.
Thực ra tính thời sự của vè còn rộng hơn nhiều. Tác giả sắp xếp như vậy đã
hợp lý chưa? Đấy là những vấn đề chúng ta còn cần phải bàn lại. Ngoài ra còn
có những bài vè như những câu chuyện xảy ra trong làng, ngoài xã, những
tâm sự của người gái góa, trẻ mồ côi thì xếp vào phần nào?
Đỗ Bình Trị trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, gần đây nhất
(1991) đã chia vè thành bốn loại:
- Vè lịch sử (kể chuyện nước)
- Vè thế sự (kể chuyện làng)

- Vè than thân (kể chuyện mình)
- Vè cho trẻ em (kể chuyện chim, cá, hoa, quả, gọi bê, gọi nghé ).
Cách phân loại của tác giả Đỗ Bình Trị tuy có điểm hợp lý hơn, nhưng
vẫn còn nhiều điều phải bàn thêm.
Vũ Tố Hảo dựa theo đặc trưng, tính chất, nội dung cũng như hình thức
của từng loại vè mà chia vè thành ba loại chính:
- Vè nhi đồng: Gồm những bài do nhi đồng sáng tác hay do người lớn
sáng tác cho nhi đồng, nhằm phục vụ cho vui chơi giải trí, ít có ý nghĩa hoặc


19
đã mất ý nghĩa hiện đại chỉ bảo tồn ý nghĩa cổ và chỉ chú ý đến vần nhịp (vè
đánh thẻ, đi trốn đi tìm, thả đỉa ba ba, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên
mây ). Và những bài vè phục vụ cho việc giáo dục trẻ em như: vè con ếch,
vè tam thiên tự, nhị thập tứ hiếu…
- Loại vè không gắn với vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội gồm có:
+Vè phong vật, phong cảnh (các thứ cây, thứ rau, thứ cá, thứ chim, thứ
hoa quả, phong cảnh làng quê, cái đình…).
+Vè nghề nghiệp (làm cói, đánh chão, cào hến, hái dâu nuôi tằm, trồng
bông, kể công việc nhà nông…).
+Vè giáo huấn (lời người mẹ khuyên con gái trước khi lấy chồng, con trai
trước khi hỏi vợ, khuyên con ăn ở có đạo đức, có trung có hiếu…).
+Vè tâm sự (tâm sự người đi ở, người làm lẽ, người mồ côi, gái goá, cô
gái bị ép duyên…).
Loại vè này nặng về tính chất trữ tình, thường được truyền tụng một cách
rộng rãi và lâu dài. Theo thống kê của Vũ Tố Hảo thì những bài vè này hầu
như đều không có tên tác giả, không có thời điểm, không ghi địa điểm và có
nhiều dị bản, không gian lưu truyền đã vượt ra ngoài phạm vi địa phương. Nó
không gắn với một vấn đề thời sự nào xảy ra trong xã hội. Nó không phải
sáng tác kịp thời mà được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ít có tính

châm biếm, đả kích. Do vậy tính thời sự gần như không có.
- Loại vè gắn liền với một vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội gồm có:
Những vấn đề thời sự xảy ra trong làng xã (vỡ đê, mất mùa, đói kém, làm
đình, đắp đường, đi phu, anh đánh bạc, anh chàng nghiện ). Ở đây tính chất
tròa phúng, châm biếm đả kích được thể hiện rõ những vấn đề thời sự xảy ra
trong làng xã có liên quan đến một vấn đề lịch sử nào đấy (vè thất thủ kinh
đô, vè Quan Đình, vè Đề Thám, vè cụ Phan ). Ở những loại vè này chất liệu
lịch sử được chú ý. [10, tr.53]


20
Với cách phân loại như trên, Vũ Tố Hảo cho rằng ba loại trên đã thâu tóm
được tất cả các loại vè Việt Nam. Ở mỗi loại vè, có thể tìm thấy những đặc
trưng, tính chất riêng biệt. Và qua đây, có thể hiểu một cách khái quát toàn bộ
nội dung và nghệ thuật của thể loại vè Việt Nam.

Bảng 1.1: Thống kê cách phân loại vè của một số tác giả
T
T
Tác giả
Số
loại
Tên loại
1
Hoàng Tiến Tựu
2
- Vè thế sự
- Vè lịch sử
2
Đinh Gia Khánh,

Chu Xuân Diên
2
- Vè thế sự
- Vè lịch sử
3
Bùi Văn Nguyên,
Nguyễn Ngọc Côn,
Nguyễn Nghĩa Dân
2
- Loại lấy đề tài lịch sử
- Loại lấy đề tài xã hội
3
- Vè lục bát
- Vè nói lối
- Vè hát dặm
4
Nguyễn Văn Hầu
3
- Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để
nói chơi trong lúc vui đùa
- Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai
- Những bài vè có tính chất lịch sử
5
Vũ Tố Hảo
3
- Vè nhi đồng
- Vè không gắn với vấn đề thời sự xảy
ra trong xã hội
- Vè gắn liền với một vấn đề thời sự xảy
ra trong xã hội

6
Đỗ Bình Trị
4
- Vè lịch sử
- Vè thế sự


21
- Vè than thân
- Vè trẻ em
7
Thuần Phong
4
- Vè nhi đồng
- Vè phong tục
- Vè nghề nghiệp
- Vè lịch sử

Tóm lại: Khi nghiên cứu phân loại vè, các tác giả có cách phân loại khác
nhau. Có tác giả dựa vào thể thơ, có tác giả dựa vào đặc điểm vùng miền, có
tác giả dựa vào chủ đề… mà chia vè thành nhiều loại khác nhau.
Còn ở đây, chúng tôi tiếp thu cách phân loại vè dựa trên cơ sở nội dung
các bài vè mà chia làm hai loại:
- Vè thế sự: Miêu tả cụ thể, sinh động, trực tiếp đời sống nhân dân và xuất
hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén và kịp thời các sự kiện
thường ngày của đời sống với xu hướng chung là trào phúng. Nhiều bài vè có
nội dung đả kích những hành vi phương hại đến phong tục tập quán, những tệ
nạn xã hội và những hiện tượng không bình thường trong đời sống nhân dân.
- Vè lịch sử: Là sự kết tinh của hai yếu tố chân thật lịch sử và hư cấu thần
kỳ trong giai đoạn lịch sử bi tráng với các cuộc khởi nghĩa của nông dân và

phong trào đấu tranh chống đế quốc.
Ngoài ra còn có vè kể hoa, kể chuyện về loài vật, cây trái, sự vật…

1.3 Tính chất của vè người Việt
1.3.1 Tính thời sự
Vè mang tính thời sự đặc trưng bởi các sự kiện trong quá khứ ít đuợc vè
quan tâm mà vè thường xuất hiệ tức thời, nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện
rồi truyền đi để gây dư luận. Phần lớn những bài vè xuất hiện để đáp ứng việc
phản ánh dư luận quần chúng trong một thời điểm nhất định. Người ta thường

×