Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DIỆP



NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VĂN HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32





NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN NAM










HÀ NỘI – 2010

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
Mục lục
A. Phần mở đầu
1
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………………….
2
2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………………………….
3
3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu ………………………………………………
7
4. Cấu trục luận văn ……………………………………………………………………
8
B. Nội dung chính
9
Chương 1. Xây dựng nhân vật………………………………………………
9
1.1 Các loại nhân vật tiêu biểu ……………………………………………
12
1.1.1 Nhân vật “đi vắng” ……………………………………………………………
12
1.1.2 Nhân vật điên ……………………………………………………………………
20

1.1.3 Nhân vật đám đông …………………………………………………………….
25
1.2 Thủ pháp nghệ thuật ……………………………………………………
28
1.2.1 Xóa trắng nhân vật …………………………………………………………….
29
1.2.2 Kì ảo hóa nhân vật …………………………………………………………….
33
Chương 2. Tổ chức không gian và thời gian ………………………………
40
2.1 Tổ chức không gian ……………………………………………………….
41
2.1.1 Không gian thực ………………………………………………………………
42
2.1.2 Không gian tâm lý – tâm linh ………………………………………………
45
2.2 Tổ chức thời gian …………………………………………………………
51
2.2.1 Thời gian thực …………………………………………………………………
53
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
2.2.2 Thời gian tâm lý – tâm linh ………………………………………………….
54
Chương 3. Nghệ thuật tự sự ……………………………………………….
59
3.1 Tổ chức cốt truyện – kết cấu tác phẩm …………………………………
61

3.1.1 Sự phân rã cốt truyện …………………………………………………
62
3.1.2 Sự xâm nhập các thể loại vào kết cấu tiểu thuyết ……………………….
68
3.2 Người kể chuyện ……………………………………………………………
73
3.2.1 Ngôi kể và điểm nhìn …………………………………………………
76
3.2.2 Giọng điều trần thuật …………………………………………………
80
C. Kết luận
84
D. Tài liệu tham khảo
88



Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có
nhiều biến động thay đổi. Nhịp điệu phát triển của kinh tế cùng những biến động
khác của đời sống đã tác động không nhỏ tới tâm thế của con người đương đại. Tâm
thế ấy được phản ánh trong một bộ phận các tác phẩm văn học nghệ thuật trong đó
có tiểu thuyết. Quan tâm tới tiểu thuyết đương đại, chúng tôi muốn thông qua tấm
gương ấy để tìm hiểu sâu hơn về con ngưòi Việt Nam trong thời kỳ mới - một thời

kỳ nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thử thách. Con người dù ở đâu, trong hoàn
cảnh nào cũng luôn có một khát vọng là chinh phục tìm hiểu thế giới bên ngoài cũng
như đi sâu khám phá bản thể bên trong của mình. Câu hỏi về ý nghĩa của sự tồn tại,
về sự sống và cái chết, về vô thức và hữu thức luôn là những câu hỏi đeo bám mỗi
chúng ta. Trong cuộc sống hiện đại khi nhịp sống quá gấp gáp, khi nhiều giá trị đang
bị đảo lộn và định hình, khi những giới hạn một mặt được thu hẹp một mặt lại trở
nên vô cùng khiến con người càng hoang mang. Không còn tâm thế của người làm
chủ cả thế giới con người bắt đầu thấy mình nhỏ bé; và vì vậy những câu hỏi ở trên
lại càng đòi hỏi được trả lời một cách ráo riết hơn. Tiểu thuyết đương đại đã phần
nào phản ánh thực tế ấy. Văn học Việt Nam giai đoạn này không còn đi sâu vào đề
tài chiến tranh mà nó bắt đầu chuyển mình phản ánh đời sống của mỗi số phận cá
nhân giữa cuộc sống hoà bình mà nhiều phức tạp. Trong khuynh hướng đổi mới văn
học, tiểu thuyết cũng không ngừng tìm tòi những hướng đi mới để hoàn thành nhiệm
vụ của mình trước yêu cầu của thực tế cuộc sống. Vì vậy tìm hiểu những đổi mới
trong tiểu thuyết đương đại không chỉ để nhìn thấy một quan niệm mới về con
người, về thế giới mà còn để nhìn thấy quá trình vận động của tiểu thuyết để tiếp cận
gần hơn với tiểu thuyết thế giới (dù rằng con đường phải đi còn rất dài) cũng như tìm
được con đường đổi mới cho văn học nghệ thuật.
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
2
Chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng của đề tài nghiên cứu
trước tiến xuất phát từ mối quan tâm tới tiểu thuyết đương đại. Từ mối quan tâm này
chúng tôi chú ý tới một đối tượng tiêu biểu với hi vọng thông qua đó có thể hiểu sâu
sắc tổng thể. Khó có thể kết luận Nguyễn Bình Phương là nhà tiểu thuyết xuất sắc
nhất giai đoạn này khi chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá vị trí của nhà văn
trong từng thời kỳ văn học. Nhưng có thể coi Nguyễn Bình Phương là một đại diện
tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực bằng những sáng tạo nghệ thuật của mình cho

tiểu thuyết đương đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Nguyễn
Bình Phương là một nhà văn viết khá đều tay. Trong khoảng 15 năm (1991- Bả giời
đến 2006 - Ngồi) viết văn anh đã cho ra đời 7 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện
ngắn. Chưa phải là một khối lượng đồ sộ nhưng đặt trong bối cảnh thực tế của đòi
sống văn học nước nhà những năm gần đây thì không nhiều nhà văn Việt Nam làm
được điều đó. Không những vậy các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương còn có tính
hệ thống ở những vấn đề mà nhà văn lựa chọn, có sự thống nhất về nghệ thuật viết.
Mỗi tác phẩm mang một nét riêng nhưng đều là những sản phẩm của một quá trình
lao động nghệ thuật nghiêm túc với khát vọng đổi mới thực sự của nhà văn. Giữa các
tác phẩm tuy không có sự đồng đều chất lượng nhưng chính sự không đồng đều đó
cho phép chúng tôi quan sát được quá trình đổi mới thi pháp của nhà văn và qua quá
trình vận động đó ta có thế phần nào hình dung được chặng đường chung của cả nền
văn học. Dù còn nhiều ý kiến tranh cãi trong cách đánh giá về nhà văn này song hẳn
chúng ta phải cùng thừa nhận anh đã tìm cho mình được một sắc diện riêng trong
một nền văn học đang có phần nhợt nhạt. Một trong những lí do để chúng tôi tiếp
cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đó chính là sự say mê với đối tượng nghiên
cứu. Trong khoa học không có chỗ cho những yếu tố tình cảm chủ quan. Nhưng
chính sự say mê đã khiến chúng tôi chú ý quan sát và tìm hiểu về các tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương. Tình cảm này trước tiên là dành cho tài năng của một nhà văn
thuộc thế hệ trẻ, có ý thức trách nhiệm với nghề viết, có khát vọng tìm đường và đã
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
3
luôn chọn cho mình một lối đi riêng mặc dù không phải không có những trả giá và
nhọc nhằn.
Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chúng tôi chú ý tới góc độ nghệ
thuật của tác phẩm. Bởi không có nội dung và hình thức nào đơn thuần tồn tại độc
lập, hình thức thể hiện chính là một kênh để tìm hiểu chính xác những tư tưởng chủ

đề mà tác giả thực sự ấp ủ. Đồng thời nhận xét một nhà văn có nhiều đóng góp sáng
tạo mà không chỉ được những đặc sắc trong nghệ thuật viết của anh ta thì đó chỉ là
một nhận xét không xác tín. Xét cho đến tận cùng thì nghệ thuật biểu hiện làm nên
đặc trưng của mỗi nhà văn trước cùng một nội dung là hiện thực cuộc sống. Hướng
tiếp cận thi pháp học coi trọng văn bản của tác phẩm không phải là mới mẻ trong
nghiên cứu phê bình văn học thời gian gần đây. Ứng dụng thi pháp vào nghiên cứu
đối tượng của mình, chúng tôi hi vọng sẽ có cái nhìn chính xác khách quan và toàn
diện về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Ở luận văn này chúng tôi tiếp cận tiểu
thuyết của nhà văn từ ba góc độ chính là nhân vât, không - thời gian và cấu trúc,
cách kể chuyện. Đó chưa phải là tất cả thế giới nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết
nhưng là những yếu tố cơ bản để tạo nên mỗi tác phẩm đặc sắc.
2. Lịch sử vấn đề:
Với 7 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn có thể nói Nguyễn Bình Phương
được dư luận khá quan tâm. Mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới dư luận và
bạn đọc lại quan tâm chú ý tìm hiểu và bày tỏ các đánh giá khác nhau. Tuy nhiên những
công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Bình
Phương để chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu nhất của nhà văn này thì chưa
có. Các ý kiến chủ yếu là các bài báo dưới nhiều dạng khác nhau.
Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,
từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến những bài nghiên cứu trên các tạp chí
chuyên ngành, từ những bài báo về một tác phẩm cụ thể đến những bài báo có tính
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
4
khái quát cao. Một trong những nhà nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình
Phương là Đoàn Cầm Thi. Nhà nghiên cứu này đã nhìn các sáng tác của Nguyễn
Bình Phương dưới cái nhìn của vô thức và hữu thức trong mối quan hệ so sánh, liên
hệ với thơ Hàn Mặc Tử và thơ Hồ Xuân Hương (Sáng tác văn học: giấc mơ và điên,

Người đàn bà nầm: “Từ thiếu nữ ngủ ngày” đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình
Phương). Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực
và con người của Nguyễn Bình Phương. Với lối viết dựa trên cơ sở của phân tâm
học Đoàn Cầm Thi đã cho chúng tôi một gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương.
Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thuỵ Khuê
(e) đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu về các yếu tố
huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như Khuynh
hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Tính chất hiện
thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng, Những yếu tố tiểu thuyết mới
trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu
thuyết Ngồi… Những bài viết này đã chỉ ra những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm
trong sáng tác của nhà văn. Mỗi bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế
là những phát hiện có tính chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình
Phương. Tuy nhiên các bài viết này thiếu tính hệ thống và nhất quán trong phương
pháp tiếp cận.Vì vậy tuy là sự ghi nhận đối với tác giả nhưng lại chưa có những đánh
giá khái quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương.
Một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý trong số vô vàn các bài
báo viết về nhà văn này ta có thể kể đến như: Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác
của Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc Hân) đăng tải trên website
. Bài viết chỉ ra ba đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phương là: cách lựa chọn hiện thực là những mảng tự sự phân mảnh,
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
5
sử dụng kết cấu xoăn kép nhiều mạch truyện song song, sử dụng yếu tố kỳ ảo. Tiếp
đó có thể kể đến bài báo của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đăng tren báo Văn
nghệ số ra ngày 25/11/2006, đánh giá về Ngồi nhưng cũng là những ghi nhận chung

cho sự sáng tạo của Nguyễn Bình Phương. Bài báo này đi sâu vào nội dung ý nghĩa
của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đó chính là vấn đề: Nó là một cuộc mời gọi đặt
vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người
ta suy nghĩ và làm điều ấy nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất
sắc [40, ]. Những lời khen sôi nổi, nhiệt thành mà Phạm Xuân Thạch giành cho
Nguyễn Bình Phương được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất
tinh tế, độc đáo. Tuy nhiên bài viết giống như bài phê bình hơn nghiên cứu, và mới
chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá một tác phẩm. Trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu
văn học số tháng 4 năm 2008 tác giả Đoàn Ánh Dương đã có một bài viết rất đáng
lưu ý đó là Nguyễn Bình Phương, Lục đầu giang tiểu thuyết. Bài viết có sự nghiên
cứu công phu, có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận độc đáo. Tác giả đã ví mỗi tiểu
thuyết như là một dòng sông chi lưu hợp lưu lại để cùng đổ ra biển rộng. Hướng tiếp
cận của tác giả bài viết là ở cấu trúc và phương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng
nhất của mỗi chi lưu trong dòng hợp lưu chung. Bài viết có khen có chê và có những
đánh giá khá khách quan chính xác về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Gây được sự chú ý như vậy với dự luận, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương
cũng đã tạo ra một sức hút đối với các bạn đọc chuyên nghiệp, những sinh viên
chuyên ngành và những nhà nghiên cứu. Các báo cáo khoa học của sinh viên về một
thủ pháp nghệ thuật, một tác phẩm cụ thể khá nhiều. Các đề tài tốt nghiệp đại học
như: Đến Ngồi – một hành trình cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương do
sinh viên Nguyễn Ngọc Quân khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội thực hiện. Khoá luận này đã chứng tỏ người nghiên cứu có ý thức
tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương một cách hệ thống trong tiến trình vận
động và đã có những đánh giá ghi nhận xác đáng về quá trình lao động sáng tạo của
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
6
Nguyễn Bình Phương. Khóa luận được viết với một văn phong mượt mà vừa khoa

học lại vừa có yếu tố “phiêu” thể hiện người viết vừa có cơ sở lý luận vừa rất giàu
cảm xúc với đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên khoá luận tập trung sâu nhất vào Ngồi,
đồng thời bộc lộ một nhược điểm đáng yêu là sự say mê với đối tượng nghiên cứu,
nên đôi lúc những nhận xét còn mang màu sắc chủ quan và khá cảm xúc. Ngoài ra
có thể kể đến luận văn thạc sĩ văn học của Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình Phương
với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội năm 2008. Các công trình này đều đi sâu khai thác khả năng hiện đại
hóa, cách tân sáng tạo của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Nhiều công trình khoa học khác không lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là
đối tượng nghiên cứu duy nhất. Nhưng nhìn chung đa số các công trình nghiên cứu về
tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến những năm
đầu thế kỷ XXI ít nhiều đều khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn này (đặc biệt là ở góc
độ cấu trúc và nhân vật) và coi đây như một trong những tác phẩm tiêu biểu của giai
đoạn văn học trên như Luận án tiến sĩ ngữ văn Viên Văn học Việt Nam của tác giả Bùi
Thanh Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, hay luận án thạc sỹ văn
học của Hoàng Cẩm Giang tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về cấu trúc
tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đều khảo sát tương đối nhiều trên tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy tiểu thuyết của tác giả này khá tiêu biểu và có
tính đại diện cho văn học giai đoạn này cả về mặt ưu lẫn khuyết điểm.
Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều song chính những bài báo những công trình
nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng của nhà văn này
trong đời sống văn học hiện đại. Dù tiếp cận tác phẩm của anh dưới góc độ nào
chúng ta cũng không thể phủ nhận ý thức tìm tòi, quá trình lao động nghệ thuật
nghiêm túc, những ý tưởng được ấp ủ và trau chuốt của Nguyễn Bình Phương trong
quá trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam. Dù đã có sự ghi nhận nhưng chưa thực sự
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
7

có một công trình hệ thống lại những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương. Phần nhiều các nhà nghiên cứu mới đi vào một khía cạnh hoặc một tác
phẩm cụ thể. Bản thân người viết cũng từng làm đề tài khóa luận tốt nghiệp về tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương nhưng dưới góc độ tiếp cận là một thủ pháp nghệ thuật
(cái kỳ ảo). Vì vậy luận văn này hi vọng sẽ hệ thống lại những nét tiêu biểu đặc
trưng trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn này, nhầm hướng tới một cái nhìn
toàn diện và khách quan hơn cũng như kế thừa hướng nghiên cứu của chúng tôi từ
những đề tài trước. Thông qua những nghiên cứu này sẽ đánh giá được vai trò của
Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân hiện đại hoá tiểu thuyết. Đồng thời
chỉ ra một số nét tiêu biểu của văn học đương đại nước nhà.
3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp này tiếp cận tác phẩm từ phương pháp thi pháp học. Chúng
tôi khảo sát các yếu tố hình thức của tác phẩm để thấy được nghệ thuật tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên không coi hình thức là một yếu tố riêng biệt
mà hình thức đi cùng nội dung nên ngoài phương pháp thi pháp học chúng tôi còn sử
dụng một số phương pháp, thao tác khác như thống kê, so sánh… để có cái nhìn tổng
quan và chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung vào 7 cuốn tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương xuất bản từ năm 1991 đến năm 2006 là: Bả giời, Vào cõi, Trí
nhớ suy tàn, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Thoạt kì thuỷ và Ngồi. Bên
cạnh đó chúng tôi sẽ khảo sát thêm các tập thơ như Từ chết sang chồi biếc, trường ca
Khách của trần gian và một số truyện ngắn của tác giả này để có cái nhìn toàn diện
hơn về tư tưởng sáng tác và phong cách nghệ thuật của tác giả. Chúng tôi cũng sẽ có
sự so sánh với các tác phẩm cùng thời của các tác giả khác để có cái nhìn khách
quan nhất về đối tượng nghiên cứu.

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X

8
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 chúng tôi tập trung khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả
Nguyễn Bình Phương. Chúng tôi sẽ đi từ lý thuyết về nhân vật, những biến đổi trong
việc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại đến nhân vật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương. Ở chương này chúng tôi sẽ làm rõ các loại nhân vật tiêu biểu
và thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn.
Chương 2, chúng tôi khảo sát cách tổ chức không gian và thời gian của tác giả.
Với hai phần: một phần khảo sát về tổ chức không gian, một phần khảo sát về tổ
chức thời gian, chúng tôi muốn làm rõ những nét độc đáo trong việc tạo dựng một
không - thời gian đặc biệt trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Ngoài ý
nghĩa như một yếu tố của kết cấu truyện, không - thời gian còn có vai trò không nhỏ
trong việc giúp nhà văn chuyển tải những nội dung tư tưởng của mình.
Trong chương 3, chúng tôi khảo sát nghệ thuật kể chuyện trên hai góc độ đó là
tổ chức kết cấu tác phẩm và người kể chuyện. Trên mỗi góc độ đó chúng tôi sẽ đi
sâu tìm hiểu ở những thành tố bé hơn nhằm chỉ ra những đặc điểm mang tính cách
tân trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.






Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
9

B. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của tiểu thuyết. Chính vì vậy khi
tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại có những đổi mới trong cách viết, lối tự sự, cách
xây dựng nhân vật, thậm chí đề xuất tiểu thuyết “phản nhân vật” thì nhân vật vẫn tồn
tại như một yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc tiểu thuyết. Nhân vật gắn liền với cốt
truyện, chuyển tải nội dung cơ bản cũng như là hạt nhân của các thủ pháp nghệ
thuật. Vì vậy người ta không thể tiêu diệt nhân vật, chí ít tác phẩm vẫn luôn tồn tại
nhân vật - người kể chuyện. Bởi nhân vật là một thành tố vừa thuộc nội dung lại vừa
thuộc hình thức của tiểu thuyết. Nghiên cứu về nhân vật thực chất là đang tìm hiểu
xem tác giả nhìn nhận con người như thế nào và chuyển tải hình tượng đó trong tác
phẩm của mình bằng cách nào?
Vậy nhân vật là gì? Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới
riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định [9,126]. Theo Từ điển thuật
ngữ văn học thì nhân vật (character) là: con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên
riêng… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng
nhất nó với con người có thật trong đời sống… Nhân vật văn học còn thể hiện quan
niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn
gắn chặt với chủ đề của tác phẩm [9; 235 – 236].
Như vậy ta có thể hiểu nhân vật có thể là con người hoặc đồ vật, hay các sinh
vật khác. Tuy nhiên nó phải mang các bản tính của con người và nhằm mục đích
phản ánh cuộc sống của con người. Mở rộng khái niệm như vậy giúp chúng ta dễ
dàng tiếp cận hơn với một số “nhân vật” đặc biệt không phải là con người chỉ mang
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
10

bản tính con người và hướng tới việc phản ánh cuộc sống của con người trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương.
Trên thế giới nhìn lạitiểu thuyết của các nhà văn đầu thế kỷ XX ta có thể thấy
được khuynh hướng tấn công vào nhân vật. F.Kafka đã giản lược dần tên của nhân
vật đến khi chỉ còn kí hiệu nhân vật bằng một chữ cái… Thực chất nó không làm
nhân vật biến mất trong tác phẩm mà chỉ thủ tiêu tính cách nhân vật mà thôi. Ở đây
tác giả đã làm “dẹt” nhân vật của mình. Xóa nhòa cuộc sống thực với các yếu tố như
nghề nghiệp, lai lịch, nhân thân chỉ quan tâm tới nhân vật tại thời điểm xảy ra biến
cố. Dường như tác giả không quan tâm tới quá trình diễn tiến của tính cách nhân vật,
mà chỉ cố chuyển tải tâm trạng của nhân vật tại thời điểm kể chuyện. Cách kể đó đã
khiến cho kiểu nhân vật điển hình biến mất, thay vào đó ta có nhân vật như một
mảng hiện thực bị xé nhỏ, ngổn ngang đầy ắp. Thậm chí nhiều nhà văn còn cực đoan
phản đối loại nhân vật tâm lý (kiểu nhân vật đã rất thành công của tiểu thuyết thế kỷ
XIX) và họ nghĩ nhân vật của họ không còn tâm lý nữa. Theo nhà nghiên cứu Đặng
Anh Đào thì thực chất điểm khác biệt là các nhà văn đã dùng cách khác để miêu tả
tâm lý nhân vật chứ không phải là hủy diệt tâm lý nhân vật. Việc xây dựng nhân vật
không theo cách truyền thống như vậy đã gây ra khó khăn không nhỏ cho người đọc
trong việc tiếp cận thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Nếu độc giả quen với việc tìm
kiếm các sự kiện, chi tiết được móc nối liên lạc với tâm trạng nhân vật thì sẽ cảm
thấy khó hiểu với kiểu nhân vật mới này. Do đó nó cũng đòi hỏi một cách đọc mới ở
độc giả.
Các tiểu thuyết hiện đại Việt Nam cũng đang trong xu thế cách tân nhân vật của
mình. Thậm chí có những nhà văn luôn bị ám ảnh bởi nhân vật ( Tạ Duy Anh có một
cuốn tiểu thuyết mang tên Đi tìm nhân vật ). Từ chỗ coi nhân vật như trung tâm của
đời sống xã hội, phản ánh con người xã hội với những vấn đề lớn lao nhiều nhà văn
đã quan tâm tới đời sống tâm lý – tâm linh của nhân vật (đó cũng là lí do khiến cái kì
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X

11
ảo xuất hiện nhiều hơn trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XX), quan tâm tới
nhân vật trong tư cách một cá nhân, một số phận cụ thể. Nguyễn Bình Phương cũng
không phải là ngoại lệ. Anh đã xây dựng cho tiểu thuyết của mình một thế giới nhân
vật rất đặc trưng, với nhiều nét đổi mới táo bạo trong thủ pháp xây dựng nhân vật
của mình. Nhiều bạn đọc đã có những phản ứng trước kiểu xây dựng nhân vật này
cho rằng nó “nửa người nửa ngợm”, Nguyễn Bình Phương quan niệm những nhân
vật của tôi, gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân. Có người bảo tôi xây dựng
nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mịt mờ, hiện tại lổn nhổn và tương lai vô định,
nhưng tôi không nghĩ thế, Các nhân vật của tôi sống bản năng nhưng tiềm tàng một
niềm tin đứng dậy. Điều đó cho thấy những cách tân trong xây dựng nhân vật là để
phản ánh chân thực hơn con người, chứ nó không phải chỉ là một thủ pháp “lạ hóa”
đơn thuần.
Ở luận văn này, chúng tôi tìm hiểu hai khía cạnh chính trong vấn đề nhân vật
của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đó là những loại nhân vật chủ yếu được tác
giả xây dựng với tần suất xuất hiện trong 7 tiểu thuyết cao, hoặc có một vai trò đặc
biệt quan trọng trong cả hệ thống tiểu thuyết của anh nhằm chuyển tải một nội dung
nào đó; hai là các thủ pháp xây dựng nhân vật mà anh đã sử dụng. Thông qua đó
chúng tôi sẽ đánh giá mức độ thành công của nhà văn ở phương diện này trong
tương quan so sánh với nền chung của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. Có một đặc
điểm rất đáng lưu ý là tuy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có xu hướng co lại
về dung lượng nhưng thế giới nhân vật của anh lại không hề đơn giản, thậm chí
nhiều cuốn tiểu thuyết mong manh lại có số lượng nhân vật khá lớn. Điều ấy có ý
nghĩa gì với các tác phẩm của nhà văn này? Đặc điểm thứ hai khi tiếp cận nhân vật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khiến chúng tôi lưu tâm là không có khái
niệm nhân vật chính diện, nhân vật phản diện tồn tại trong tác phẩm của anh. Khái
niệm nhân vật chính và nhân vật chính diện không bao giờ trùng khít. Điều đó cho
thấy Nguyễn Bình Phương không chọn góc nhìn lí tưởng, đạo đức để xây dựng nhân
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương



Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
12
vật. Con người vốn cũng không tồn tại một cách đơn giản rạch ròi giữa cái tốt và cái
xấu. Vì vậy chúng tôi chọn cách tìm hiểu nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
bằng cách: bước một là phác thảo một số mẫu nhân vật tiêu biểu, bước hai là tìm
hiểu các thủ pháp xây dựng các nhân vật đó, qua đó chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra ý
nghĩa, quan điểm thẩm mỹ của tác giả về con người đương đại.
1.1. Các loại nhân vật tiêu biểu:
Có rất nhiều cách để phân loại nhân vật, dựa theo những tiêu chí khác nhau như
dựa vào nội dung, cốt truyện thì có thể chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ; dựa
vào đặc điểm tính cách có thể chia nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; nếu
phân chia theo cấp độ tâm lý – tính cách có thể chia thành nhân vật tiềm thức, vô
thức, bản năng…; cấp độ thân phận - hành động có thể chia thành nhân vật nạn
nhân, chứng nhân hay chủ thể của lịch sử; cấp độ chức năng tự sự có thể chia thành
người kể chuyện, nhân vật, người đọc hay tác giả
1
… Trong việc phân loại nhân vật
chúng tôi không tiến tới việc phân chia toàn bộ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương. Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát phân tích những dạng nhân
vật mà chúng tôi cho rằng nó đóng góp rất lớn tới những thành công của tác phẩm,
ghi dấu ấn sáng tạo của tác giả và có ý nghĩa không nhỏ tới chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Việc phân chia cũng không mang tính tuyệt tối có thể có những nhân vật
thuộc phần giao của các dạng nhân vật vừa mang đặc tính của dạng nhân vật này vừa
mang đặc tính của dạng nhân vật kia.
Theo tiêu chí như vật chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát ba dạng nhân vật là: nhân
vật “đi vắng”, nhân vật điên và nhân vật đám đông.
1.1.1 Nhân vật “đi vắng”:

1

Xem thêm Hoàng Cẩm Giang, Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, tạp chí Nghiên cứu Văn học số
4, 2010
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
13
Người đi vắng là tên gọi của một trong bảy cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương. Định danh một loại nhân vật trong tác phẩm của anh bằng tên gọi này
chúng tôi muốn nhấn mạnh tới sự thiếu hụt trong các nhân vật của nhà văn, một
trạng thái thiếu vắng, không hoàn thiện, mơ hồ và khó xác định và đó cũng chính là
một chủ ý của tác giả. Trong tiểu thuyết cùng tên Người đi vắng Nguyễn Bình
Phương đã để các nhân vật của mình rất nhiều lần nhận xét về các nhân vật khác là
đi vắng. Vậy hẳn nhiên đây là một trạng thái được Nguyễn Bình Phương chủ ý quan
tâm một cách đặc biệt. Trạng thái đi vắng của nhân vật phản ánh cách nhìn con
người quan niệm về con người đương đại của nhà văn.
Qua khảo sát các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chúng tôi tạm phân loại
dạng nhân vật này thành hai loại nhỏ hơn để tiện khảo sát. Đó là loại nhân vật đi
vắng trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm nhưng bản thân nhân vật này bị thiếu hụt
một yếu tố nào đó của hình thức hoặc tinh thần, nhân cách. Trạng thái đi vắng này là
đi vắng với chính cá thể con người anh ta. Loại thứ hai là kiểu nhân vật đi vắng đối
với cốt truyện, tức là nhân vật được kể thông qua một nhân vật khác không trực tiếp
xuất hiện nhưng lại có một vai trò tương đối đối với cốt truyện. Nói cách khác đó là
sự đi vắng của nhân vật đối với độc giả.
Loại nhân vật thứ nhất khá phổ biến trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương. Có thể nói tất cả các nhân vật chính trong tác phẩm của anh đều thuộc loại
này. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương thường ít được miêu tả với hình thức hoàn
chỉnh, đẹp đẽ (trừ một số nhân vật nữ, tuy nhiên vẻ đẹp của họ cũng không phải là
điểm nhấn tác giả muốn tạo ra). Nhân vật của anh có thể bị khuyết tật về ngoại hình
ví dụ như Tính thì có dáng giống vượn, Đông điên thì hỏng một con mắt, rồi Bào

mù, Bồi què… Dường như đó là những con người thực, việc thiếu hụt ấy cũng là
một việc bình thường. Người kể chuyện tạo cho người nghe chuyện một cảm giác là
anh ta dưng dửng với những thiếu hụt đó coi đó như một việc rất bình thường.
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
14
Nguyễn Bình Phương đã cố gắng tạo ra một thế giới con người chân thực và sinh
động, ngổn ngang như nó vốn có. Tuy nhiên những thiếu hụt vắng khuyết về mặt
hình thức chưa phải là dạng thức tiêu biểu của mẫu nhân vật này.
Kiểu nhân vật đi vắng về mặt tinh thần, trạng thái cảm xúc, tồn tại mà lại như
xa cách như không tồn tại mới là dạng nhân vật rất phổ biến trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương. Thắng (Người đi vắng) là một trạng thái của loại nhân vật
này. Anh ta sống giữa cuộc sống thực, có một công việc cụ thể, có gia đình và một
người vợ. Nhưng dường như cuộc sống hàng ngày chỉ là một phần của anh ta. Một
miền kí ức luôn gọi anh ta về, nỗi ám ảnh về chiến tranh về một người bạn họa sĩ đã
hi sinh trong chiến trường luôn khiến Thắng không thôi những hoài niệm. Anh ta có
thể mơ chập chờn giữa những giấc ngủ trưa ngắn ngủi, kí ức tự nó tràn về làm Thắng
lúc nào cũng như một miền bí ẩn và xa lạ với chính người thân yêu nhất của anh ta
là Hoàn. Không dùng nhiều trang viết để miêu tả tâm trạng của Thắng, không miêu
tả tỉ mỉ những cảm xúc của anh ta khi kí ức ùa về chỉ để nhân vật tự bơi lội, ngụp lặn
trong miền thăm thẳm đó, Nguyễn Bình Phương đã đẩy nhân vật sang một cõi khác
dù vẫn sống giữa trần gian. Cái đi vắng của Thắng không tạo ra một khoảng trống
mênh mông giữa nhân vật với những mối quan hệ quanh anh ta mà cái đi vắng ở đây
là anh ta không thể trở về một cuộc sống với đầy đủ ý nghĩa của nó. Thắng không
thể bớt xa lạ với chính những người thân của mình hay chính xác hơn là anh ta mất
khả năng chia sẻ, gần gũi và được chia sẻ gần gũi từ những người xung quanh. Đó là
lí do vì sao anh và Hoàn ở bên nhau mà vẫn thấy nhau bí ẩn, xa lạ. Mãi mãi Thắng
không thể hiểu điều gì đã đẩy Hoàn phóng xe như bay vào buổi trưa hôm ấy, điều gì

đã đẩy Hoàn kẹt vào giữa cõi sống và cõi chết, giữa hữu thức và vô thức, giữa tồn tại
và không tồn tại. Cũng trong tiểu thuyết này có lẽ không chỉ mình Thắng là người đi
vắng giữa cuộc đời, các nhân vật khác ít nhiều đều bị rơi vào trạng thái này tại
những thời điểm nhất định. Có những lúc Kỷ thấy như những người thân xung
quanh mình đi vắng hết, rồi nhân vật tự xưng là Cu kể chuyện cũng phải thốt lên Có
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
15
một đêm dạo bé tẹo, Cu phát hiện ra người lớn đi vắng vì Cu đã đái ngay vào cái
giành đựng chè mà không ai biết. Càng về sau người càng hay đi vắng hơn. Bây giờ
cũng thế [25,106]. Sơn, Yến, Cương hay Kỷ… đều là những bản thể cô đơn đi vắng
với chính mình. Họ không tìm lại được sự cân bằng của cảm xúc, không tìm lại được
đường trở về. Sơn chết như một cách để trở về làng thoát khỏi ám ảnh về cái dàn
compăc, Cương điên để trở về với bầy ngựa và những câu hỏi bỏ ngỏ về hành động
của Hoàn, Kỷ không thôi những nỗi sợ hãi mơ hồ, Yến không thể thoát khỏi mùi
côn… Thực chất trạng thái không thể cân bằng những xúc cảm của mình, bị ám ảnh
là một dạng thức tâm lý khả phổ biến của con người ngày nay. Và vì vậy mà con
người tự thấy mình xa xôi, đi vắng giữa cuộc sống không thể hòa nhập hay thậm chí
mất dần đi những cảm xúc rất con người.
Trong tiểu thuyết này, chúng tôi còn chú ý tới một nhân vật là Hoàn. Hoàn xuất
hiện từ đầu đến cuối của tiểu thuyết nhưng chỉ thực sự sống ở khoảng 67 trang đầu.
Sau đó cô là người của cõi mê. Trạng thái của Hoàn là trạng thái đi vắng của ý thức.
Cô bị kẹt giữa sự sống và cái chết. Đôi khi những trang viết trải ra kí ức của Hoàn về
những câu chuyện ngày xưa, về con mèo, về Thư… Nhưng đó không phải là kí ức
của người sống. 67 trang trước Hoàn là một cô gái xinh đẹp, không những vậy trước
biến cố Nguyễn Bình Phương còn miêu tả cảnh Hoàn làm tình với Cương. Điều đó
cho thấy ở Hoàn những khát khao yêu, khát khao sống là mãnh liệt. Vậy mà ở ¾
truyện còn lại Hoàn bị đẩy vào một cuộc sống không giao tiếp, không ý thức. Vẫn

nằm đó, mở đôi mắt nhìn thấy mọi người nhưng Hoàn có thực sự còn tồn tại nữa
không? Cô là một dạng đi vắng đến tuyệt vọng. Khá gần với Hoàn là hình ảnh ông
Điều. Ông sống mà như một cái bóng không bao giờ tham gia, nói chuyện hay quan
tâm tới cuộc sống trong chính gia đình mình. Kỷ đôi lúc nhìn bố mà như tuyệt vọng
về sự im lặng, dưng dửng của người bố. Ông Điều chỉ luôn giữ cái nhìn xa xôi ấy.
Người đọc không hiểu vì lí do gì mà ông vẫn tồn tại khi bản thân ông đã không còn
muốn hòa nhập với chính cuộc sống xung quanh.
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
16
Khẩn (Ngồi) lại là một người đi vắng để kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống. Ở
nhân vật này ta có nhiều nét tương đồng với Thắng. Khẩn cũng bị kí ức về Kim bám
đuổi anh không bao giờ có thể quên Kim và những kí ức ấy cũng không để Khẩn
điều khiển, nó ùa về và ra đi một cách tự do vượt tầm kiểm soát của nhân vật. Khẩn
cũng được xây dựng trong mối quan hệ rất thực của đời sống là quan hệ đồng
nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ tình nhân… Nhưng dường như Khẩn không hoàn
toàn ăn nhập với cuộc sống ấy, anh ta vẫn đi tìm một cái gì đó, có thể là Kim, là tình
dục, là tình yêu, là ý nghĩa cuộc sống đích thực? Khẩn không ở ngoài cuộc sống như
Kim nhưng anh ta cũng không hoàn toàn nhập cuộc, không hoàn toàn ở trong nó.
Chúng ta cũng có thể kể đến nhân vật xưng em trong Trí nhớ suy tàn – một
nhân vật chính không tên của Nguyễn Bình Phương. Tất cả câu chuyện giống như
một dòng chảy của trí nhớ, không có tính cách nhân vật, không có nhiều biến cố, chi
tiết hay sự kiện, em là hình ảnh của những mẩu kí ức rời rạc đang dần suy tàn trong
chính em. Em có thể vừa là kiểu nhân vật đi vắng với độc giả vừa là kiểu nhân vật đi
vắng vì thiếu hụt một yếu tố nào đó của tính cách và tinh thần. Tiểu thuyết mở ra là
cái ngày cô gái sắp tròn hai mươi sáu tuổi. Và không gì hơn thế! Một vài mối quan
hệ với đồng nghiệp, một vài cuộc gặp gỡ với Vũ, với những người bạn cũ,… tất cả
đều chỉ là những mảng kí ức. Người đọc không thể lại gần hơn nhân vật cũng không

được người kể chuyện chỉ dẫn cho con đường để lại gần hơn. Các nhân vật trong Trí
nhớ suy tàn còn được em kể lại bằng những cái tên không phải tên riêng như “chủ
hiệu cầm đồ”, “con bướm”, “hai bảy vết thương”, “thằng trí thức”, “bà già độc
thân”… đó cũng chính là sự đi vắng của nhân vật.
Tiêu biểu nhất cho loại nhân vật này có thể kể đến Tính (Thoạt kỳ thủy). Tính
được sinh ra trong một xã hội lạc hậu, bản thân bố là người nghiện rượu và bạo lực,
mẹ là người nhẫn nhịn. Từ khi sinh ra Tính đã thể hiện những bản năng rất mạnh
như thích giết công cống, giết kiến, thích xem chọc tiết lợn, thích máu, thích chơi
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
17
với những người điên, bị ám ảnh bởi ánh trăng, bởi mắt chó… Tính thiếu đi bản
năng của người đàn ông, thiếu đi nhân tính và trí tuệ của một con người. Không phải
ngẫu nhiên mà Nguyễn Bình Phương lại để Tính mất đi tính dục mặc dù ở bên một
người con gái đẹp, hiền lành và nhân hậu như Hiền. Bởi bản năng tính dục chính là
biểu hiện của loài, là cách để mỗi loài duy trì sự sống của mình. Nếu con người đánh
mất tính người, con người chìm vào bạo lực, vào sự lạc hậu, tối tăm, vô nhân tính thì
con người chẳng khác nào tự diệt mình. Tính có thể là một nhân vật thành công bậc
nhất của Nguyễn Bình Phương về nhiều mặt. Tính sống bằng bản năng, hành động
trong vô thức cũng chính vì thế Tính không thể hòa vào cái cộng đồng nhỏ của anh
ta. Dù chính công đồng đó đã sinh ra anh ta, góp phần đẩy anh ta vào chỗ “thoạt kỳ
thủy” và bản thân cộng đồng đó cũng giống như Tính, đi vắng đối với một cộng
đồng lớn hơn, nằm ngoài rìa một cộng đồng lớn hơn. Cũng giống như tất cả những
nhân vật thiếu hụt ở trên, Tính là kẻ cô độc. Tính chỉ hòa mình vào được với những
người điên, nhưng Tính cũng không hoàn toàn thuộc về nhóm người đó. Tính không
thể tâm sự với ai, không thể chia sẻ với ai và cũng không hiểu được cảm xúc của
những người quanh mình. Dường như ở Tính ta không còn nhìn thấy những cảm xúc
con người nữa, những gì làm Tính vui chỉ là cảnh giết chóc đầu tiên là với những

sinh vật bé nhỏ sau là với chính đồng loại của mình.
Loại nhân vật thứ hai ít phổ biến hơn loại thứ nhất nhưng vẫn tồn tại rải rác ở
hầu hết các tiểu thuyết. Nhân vật được nhắc tới trong lời kể của các nhân vật khác,
tồn tại tham gia vào diễn tiến cốt truyện nhưng lại không xuất hiện trực tiếp. Ngồi là
một ví dụ tiêu biểu. Trong Ngồi ta bắt gặp Kim – cô gái có thể coi là tình yêu đầu
của Khẩn. Kim được miêu tả rất thực với những kỉ niệm đầy ắp trong kí ức của
Khẩn, cả những địa điểm hai người đã đi qua, những con người hai người đã từng
gặp, những câu chuyện họ đã cùng trải qua. Nhưng cho tới tận cuối tiểu thuyết người
đọc vẫn không thể chắc chắn Kim tồn tại, Kim là quá khứ của Khẩn hay Kim chỉ là
một ảo ảnh của Khẩn trong quá trình anh đi tìm tình yêu đích thực và ý nghĩa cuộc
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
18
sống của mình. Trong tác phẩm Khẩn làm tình với nhiều người đàn bà và được
Nguyễn Bình Phương khá dụng công miêu tả như với Minh, với Nhung, với cả
người đàn bà bán khoai. Song chính Khẩn cũng phải ngạc nhiên vì mình chưa bao
giờ từng làm tình với Kim. Điều đó có ý nghĩa gì với Khẩn và với cả câu chuyện của
tác giả? Sự tồn tại của Kim, cô hiện giờ ở đâu, cô và Khẩn yêu nhau thế nào, tại sao
lại rời xa? Người đọc có quá nhiều những điều mờ tỏ muốn biết cho trọn vẹn về
nhân vật này. Nhưng người kể chuyện lại từ chối đóng vai trò thượng đế, người kể
chuyện chỉ biết đúng bằng những gì Khẩn kể hay cũng đúng bằng những gì khán giả
đang được nghe. Vì thế với độc giả Kim mãi là một bí ẩn. Kim ở trong kí ức của
Khẩn là một phần câu chuyện mà chỉ Khẩn được trải nghiệm qua. Kim không có
thân nhân tiểu sử hay các bằng chứng cho sự tồn tại khác mà người đọc có thể dựa
vào đó để kiểm chứng về cô. Giống như chúng ta đang bước vào căn phòng kí ức
của Khẩn nơi đó có bóng dáng của Kim nhưng mọi đồ vật liên quan đều đã bị dọn đi
vì thế cô đi vắng với chính cốt truyện và người nghe chuyện.
Cũng trong tiểu thuyết này, Quân là một “đồng minh” khác của Kim (nhưng chí

ít là người đọc còn biết Quân là có thực còn với Kim cả cái khả năng xác tín đầu tiên
là cô tồn tại hay không tồn tại người đọc cũng không thể khẳng định). Quân biến mất
khi chưa kịp xuất hiện. Người ta chỉ biết rằng vợ Quân đang phải xoay sở với biến
cố là người chồng mất tích cùng với 500 triệu đồng của cơ quan. Các cuộc tìm kiếm
Quân được mở ra, đôi lúc ta như thấy kết quả ngay trước mắt rồi. Nhưng cuối cùng
giống như Kim người đọc chẳng được biết gì về Quân nhiều hơn thế. Về lí do của sự
mất tích, về số tiền 500 triệu đồng kia, và vế chính số phận của Quân. Khác biệt hơn
Kim là Quân không hiện về trong nhiều kí ức của người vợ như Kim hiện về trong kí
ức của Khẩn.
Tương tự như vậy ta có thể bắt gặp các nhân vật như Tuấn (Trí nhớ suy tàn),
Tôi (Vào cõi)… Tuấn thì chỉ tồn tại trong trí nhớ của em. Một vài mảnh kí ức rời rạc
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
19
cho thấy giữa em và Tuấn từng có một thời yêu nhau rồi Tuấn đi xa, em bị kẹt giữa
một người đi xa và một người ở gần. Họ chung nhau vài kỉ niệm, gắn với nhau bằng
hình ảnh cây điệp vàng. Nhưng người ta không thể biết thêm điều gì về Tuấn dẫu
rằng trong kí ức của em Tuấn có một vị trí rất quan trọng. “Tôi” thì xuất hiện trong
4/27 phần của truyện nhưng lại chẳng tham gia gì vào cốt truyện cứ như thế sự xuất
hiện của “tôi” là thừa thãi, là vô ý. Người đọc cũng thật khó khăn để lần ra cái
đường dây liên hệ giữa tôi và các nhân vật còn lại, giữa 4 phần nhỏ đó với các 23
phần còn lại của cốt truyện kia là gì. Chính sự không rõ ràng đó đã đẩy nhân vật đi
vắng khỏi cốt truyện, đi vắng với độc giả.
Vậy thực ra mối liên hệ giữa các nhân vật đi vắng này với độc giả và các nhân
vật khác là gì? Trả lời được câu hỏi đó người đọc hẳn nhiên đã có được chìa khóa
giải mã được toàn bộ tác phẩm. Đặc điểm này còn chi phối đến nghệ thuật tự sự đến
cách tổ chứ không gian và thời gian của tác phẩm. Vì thế chúng tôi sẽ dần dần tìm
chiếc chìa khóa đó qua từng phần của luận văn này.

Nhân vật bị thiếu hụt mất tích, đi vắng trong tiểu thuyết đương đại không phải
là cá biệt. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu nhân vật này trong các tác phẩm của Thuận
như China town và đặc biệt là đến T mất tích … hay trong Và tro bụi bay của Đoàn
Minh Phượng, thậm chí sớm hơn nó phảng phất trong Kiên của Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh). Nhưng đến Nguyễn Bình Phương, ta thấy kiểu nhân vật này đã trở
thành một đặc trưng có hệ thống trong các tác phẩm. Nếu chỉ căn cứ vào cách xây
dựng nhân vật này thì không thể coi nhà văn là người thiếu tinh thần nhân văn biến
con người thành “nửa người nửa ngợm”… Mà thực chất đó là sự phản ánh chân thực
đời sống của con người hiện đại. Dường như khi càng làm chủ được thế giới xung
quanh, cuộc sống càng hiện đại tiến bộ con người lại càng hoang hoải trong nỗi cô
đơn và sự hẫng hụt khó cân bằng. Đó chính là trạng thái căn nguyên cho kiểu nhân
vật đi vắng của Nguyễn Bình Phương. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các nhân vật của
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
20
Nguyễn Bình Phương ít tâm sự, những câu đối thoại rời rạc họ không có bạn thân
hay một người thực sự hiểu họ nói thay cảm xúc của họ với độc giả. Hay thực chất
tác giả không cố trưng nhân vật ra, không cố bộc lộ cảm xúc nhân vật và đó cũng
chính là trạng thái cô đơn của con người trong xã hội hiện đại. Con người không còn
được sống đơn giản với những nhu cầu thiết yếu nữa, cuộc sống mới đẩy con người
tới chỗ cô đơn cùng cực. Họ lạc lõng giữa đồng loại của mình, và càng trăn trở kiếm
tìm bản thể thì con người càng trở nên “đi vắng”, phiêu diêu với cuộc đời.
1.1.2 Nhân vật điên:
Điên là một trạng thái bệnh lý của con người chỉ những người bị tổn thương về
thần kinh dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành động, vô hình chung sống bản năng
và khác biệt với những người xung quanh. Chọn nhân vật điên để miêu tả hẳn
Nguyễn Bình Phương muốn hướng tới trạng thái vô thức của con người, một dạng
tâm lý đặc biệt của con người chăng? Có thể nói kiểu mẫu nhân vật này không phải

chỉ đến Nguyễn Bình Phương mới xuất hiện trong văn học. Tuy nhiên ở Nguyễn
Bình Phương ta thấy có một mối quan tâm thực sự đến loại nhân vật đặc biệt này,
hình ảnh của họ trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn.
Hầu hết trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều xuất hiện nhân vật
này: Đông điên trong Vào cõi, ông già điên canh gốc cây điệp trong Trí nhớ suy tàn,
Tính và làng người điên trong Thoạt kỳ thủy, ông điên trong Ngồi, Quản hấp,
Trường hâm, Đông điên trong Những đứa trẻ chết già, là Cương trong Người đi
vắng sau tai nạn của Hoàn một thời gian thì như người hóa điên, trong cả trường ca
Khách của trần gian Nguyễn Bình Phương cũng nhiều lần nhắc tới bà điên, thằng
bạn điên… Các nhân vật điên phần lớn không phải là nhân vật chính của tác phẩm
nhưng lại có một tác động không nhỏ tới nhân vật chính. Nguyễn Bình Phương
không chỉ chú ý tới hành động của các nhân vật này mà còn khá dụng công miêu tả
ngoại hình của các nhân vật điên đặc biệt là đôi mắt.
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
21
Chân trái thọt, tóc cứng vàng như râu ngô. Mắt phải bị lép, lõng bõng mủ.
Ngón tay mụ cáu bẩn quanh năm không bao giờ được cọ rửa. Bàn tay như chùm rễ
tre ngâm nước ao… [26,19].
Con mắt còn lại của Đông điên về đêm đỏ đòng đọc như mắt cáo. Làng đồn
rằng mụ ngủ, bao giờ lưỡi cũng thè ra, rơi tận mép chiếu thâm xịt
… Ăn trên mả ngủ trên mả nên chân Đông điên đi nhẹ bỗng như không hè bén
đất. Mụ thiêng vô cùng [26, 20].
Với một ngoại hình quái dị như vậy cộng với khả năng có thể đoán trước được
sự việc một số người điên trong các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương là nỗi ghê sợ
đối với những người xung quanh. Mặc dù người ta khó có thể kiểm chứng xem những
tiên đoán của họ đúng tới đâu nhưng cách nói đầy ma quái đã làm cho họ trở nên kỳ
lạ, bí hiểm. Dường như họ điên nhưng cũng có một năng lực nào đó rất mạnh để nhìn

thấu cõi sống xô bồ, phức tạp. Thế nên những người dân trong làng vừa có chút sợ hãi
vừa có chút xa lánh đối với những nhân vật này. Thường những nhân vật như Đông
điên, Quản hấp bằng khả năng đoán trước được sự việc của mình đôi lúc lại là cách để
nói thay những cảm xúc của nhân vật chính. Ở những người điên này ta thấy có sự kết
hợp giữa cái không bình thường của tâm lý và cái kỳ ảo của tâm linh. Chính sự kết
hợp đó đã làm các nhân vật trở thành người không thể thiếu trong không gian làng của
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Nó gợi đúng cái tính chất đặc biệt của những ngôi
làng đó, góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm. Ở kiểu người
điên này Nguyễn Bình Phương dùng thủ pháp kỳ ảo khá đậm đặc.
Ngược lại ông già điên trong Trí nhớ suy tàn và trong Ngồi lại gây được sự
chú ý đặc biệt của nhân vật chính, thậm chí trở thành một hình ảnh ám ảnh nhân vật
chính. Hai ông già điên trong Trí nhớ suy tàn hiền lành, họ không có khả năng làm
hại ai cũng không được miêu tả với vẻ ngoại hình quái dị. Họ là hai người đàn ông
chung tình cùng yêu một người đàn bà mặt rỗ hoa. Họ cùng không lấy được người
Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương


Nguyễn Thị Phương Diệp – QH – 2007 - X
22
đàn bà đó và thay nhau trông cây điệp vàng nở những cánh hoa mong manh trên phố
Bà Triệu. Lúc nào em đi qua cũng nhìn thấy họ đứng đó dưới gốc cây điệp quen
thuộc. Dường như hòa vào không khí rất thơ của tiểu thuyết này hai người điên như
một khoảng lặng lắng lại của bài thơ. Hình ảnh hai người điên ấy như ám ảnh lấy em
trở thành mối quan tâm không chỉ của em mà còn của Vũ – người yêu em. Hay họ
cũng gợi về mối quan hệ giữa Tuấn – em – Vũ. Những nhân vật điên này có sự phản
chiếu lại nhân vật chính. Ở họ không có nét đáng sợ như kiểu những người điên ở
trên, thậm chí ngược lại trở nên gần gũi không thể thiếu đối với nhân vật trung tâm.
Thường những nhân vật điên ở dạng này không được tác giả quay cận cảnh, không
có ngôn ngữ nhân vật mà chủ yếu qua quan sát của nhân vật chính mà thôi.
Làng điên trong Thoạt kỳ thủy lại được tác giả chú ý tới miêu tả ngôn ngữ:

Lão điên:
- Mưa xiên khoai.
Cô gái thổ điên:
- Một sọt bã mía không về thì thôi. Con ơi, ăn bánh. Mẹ thồ trên lưng đây này
Người điên khác:
- Nheo nhẻo nhèo nheo.
Mụ điên:
- Chạm vào cỏ trắng… có con chim nâu trong cái nụ hoa nâu…
Thằng điên mới:
- Cù nách
Tính:
- Sư chúng mày, bố chọc tiết hết. Sư chúng mày. [27,123]
Những đối thoại tựa như không ăn nhập ấy tưởng như phi logic ấy lại ẩn chứa
một thứ logic riêng, logic mà chỉ họ mới có thể hiểu. Có thể nói Thoạt kỳ thủy là tác
phẩm mà Nguyễn Bình Phương miêu tả nhiều người điên nhất, thậm chí cả trong Và

×