Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.93 KB, 108 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện
đại. Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [II.19;
277]. Tiểu thuyết có khả năng khám phá cuộc sống nhiều chiều và hướng
đến những vấn đề có tính đời tư. Một phần bởi tiểu thuyết thuộc thể loại
“sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện gần gũi với con người hiện đại. Người ta
còn nhận thấy điều đó qua chất liệu và hình thức phát ngôn của nó.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến sự tự do và tính chất hiện đại của
tiểu thuyết dựa trên xuất phát điểm của thể loại này là thời gian hiện tại, là
cái đương đại. Balzac viết: “Tôi miêu tả một hiện tại đang bước đi”. Như
vậy, yếu tố thời gian - cái hiện tại đã chi phối phần lớn tính chất tự do của
tiểu thuyết, cũng chính là yếu tố ám ảnh trong tiểu thuyết hiện đại.“Tiểu
thuyết hiện đại nay lại càng phát huy nhiều thủ pháp nhấn mạnh cảm giác về
hiện tại: kỹ thuật dòng tâm tư, thời gian đồng hiện…” [II.15; 17]. Từ đó có
thể thấy kỹ thuật dòng tâm tư đã trở thành một trong những thủ pháp độc
đáo, đóng vai trò quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại.
Lần theo bước tiến của tiểu thuyết, chúng ta cũng nhận thấy rằng nó là
tinh thần của thời hiện đại - thời đại mà M. Kundera nói: “Chân lý thần
thánh duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con
người chia lấy cho nhau”, không có giá trị nào là tuyệt đối và con người
nhận được sự bình đẳng trước hiện thực. Do đó, vượt qua ý nghĩa thể loại,
tiểu thuyết còn là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của
con người về thế giới: phủ nhận chân lý độc tôn và tính tất định của cuộc
đời. Tiểu thuyết cũng như văn học chấp nhận một cái nhìn hoài nghi và một
hiện thực của sự trải nghiệm ở người viết. “Họ (nghệ sĩ hậu hiện đại) đã hào
1
hứng đi tới sự biểu hiện thế giới có tính phức tạp và phiến đoạn như họ từng
trải nghiệm” [II.4; 65]. Hệ quả là xuất hiện con người đơn độc với bản thể
bất toàn và vô số những uẩn khúc, những mê cung suy tưởng. Tinh thần này


được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết hậu hiện đại : “Những đam mê,
những mơ tưởng của bản năng và các hình ảnh đau đớn nhất của vô thức đã
đan bện lấy nhau tạo ra những văn bản đậm đặc đủ sức chuyển tải những
trạng thái căng thẳng sâu sắc của con người…” [II.4; 68]. Tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975 cũng ảnh hưởng nhiều từ đặc điểm này. Khám phá thế giới
nội tâm của con người, buộc các nhà văn phải có bản lĩnh vượt qua những
hình thức được kiến tạo trước đó. Kỹ thuật tiểu thuyết, vì vậy, luôn luôn là
sự thôi thúc của người cầm bút cũng như yêu cầu tất yếu của văn chương
nghệ thuật.
1.2. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt
Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90. Một số tiểu thuyết
của anh như: Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí
nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006) đã thể hiện một lối
viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc. Với thế hệ các
nhà văn trẻ như: Phạm Thị Hoài, Thuận, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Việt Hà… tiểu thuyết Việt Nam đang bước vào hành trình cách tân
với nỗ lực thực sự của những “người cầm bút rất có tư cách” (Nguyên
Ngọc). Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành
đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trên
nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại…
Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng
mình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết chơi,
“viết nhăng viết cuội” cho vui. Có nhà nghiên cứu đã hình dung trên sân ga
văn chương trùng điệp người đi, người ở, Nguyễn Bình Phương như kẻ “lặng
lẽ nép mình ở một góc”. Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu
2
biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm Xuân
Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Điều
đó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận.
Đặt trong hành trình sáng tác (thơ) chúng ta vẫn phát hiện thêm nhiều

điều độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà không phải ai cũng dễ
dàng tiếp nhận. Lối tư duy thơ và logic cảm xúc đã chi phối đến thể loại tiểu
thuyết tạo nên một lối viết rất lạ ở anh. Thế giới tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương là một cõi thường biến và đan xen, linh ảo. Nó vừa hiển hiện ở
thì hiện tại với cuộc đời trần tục, vừa nhập nhằng ở thì quá khứ với một cuộc
sống xa xôi từ thời khởi thủy hay ám ảnh những giấc mơ, suy tưởng Thế
giới ấy không phải ai cũng dễ dàng thâm nhập vào được. Nhưng đó cũng chỉ
là cảm nhận khác biệt so với nhiều tiếng nói tiểu thuyết đương đại, còn để
gọi thành tên cho lối viết ấy phải đến với tác phẩm của anh bằng rung cảm
thực sự và thái độ tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc. Những ý kiến khen, chê,
băn khoăn khó hiểu về tác phẩm của anh càng chứng tỏ rằng lối viết của
Nguyễn Bình Phương đã tạo ấn tượng với người đọc.
Đã từng có nhà nghiên cứu ghi nhận rất lý thú về diễn ngôn văn học,
xem đó “là loại diễn ngôn chênh vênh về hiện thực” (J. Bellemin Noel). Từ
lâu người ta đã nhận thấy độ lệch giữa hiện thực và văn học, bởi nó được thể
hiện qua lăng kính tâm hồn và những trải nghiệm riêng của mỗi nhà văn.
S. Freud khi nghiên cứu mối quan hệ giữa phân tâm học và văn học
có nói rằng: “Các nhà thơ và các nhà tiểu thuyết là những đồng minh quý
báu của chúng ta…họ đã đắm mình trong những mạch nguồn nơi chúng ta
còn chưa đưa khoa học lại gần được”. Nhận định đó không phải là sự ưu ái
với văn chương bởi sự sàng lọc khắt khe của thời gian là minh chứng thuyết
phục cho thấy văn chương dám “dấn thân” vào cả những địa hạt tâm lý sâu
thẳm của con người mà ngay các nhà tâm lý cũng cảm thấy nan giải. Có lẽ
một phần vì hiệu quả khôn cùng ở thứ “diễn ngôn chênh vênh” của văn học.
3
Trong các gương mặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình
Phương là một cây bút đã đi sâu khám phá vùng bí ẩn, có khi lạc vào tầng
sâu nhất ở mỗi con người. Chúng tôi vẫn hình dung như đó là một mê đồ
của ý thức với những con đường ngoằn ngoèo, chằng chịt, rất khó tìm thấy
điểm đầu và kết thúc. Đúng như anh tâm niệm: “Tiểu thuyết cần có những

bước mạo hiểm”. Con đường mà anh lựa chọn quả là mạo hiểm nhưng đầy
sức vẫy gọi đối với người tiếp nhận. Một số bài viết và công trình nghiên
cứu có đề cập đến cái vô thức, phân tâm học trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương. Nhưng kỹ thuật dòng ý thức vẫn là vấn đề khó tiếp cận nhất,
kể cả đối với lớp người đọc “đặc tuyển”.
Đó là lý do chính thôi thúc chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý
thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
1.3. Kỹ thuật dòng ý thức là một kỹ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại. Nó
được khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ XIX (tâm lý học cơ năng của
W.James), triết học đầu thế kỷ XX ( thuyết trực giác của H. Bergson), tuy
nhiên văn học dòng ý thức khởi nguồn nhiều nhất ở thuyết trực giác của H.
Bergson với “cái tôi bề sâu” và trạng thái “kéo dài liên tục” - trạng thái tâm
lý mang tính chất thuần túy tâm tư. Sức mạnh của phương tiện nghệ thuật
này chính là tính chất tức thì của dòng ý thức. Vì thế, nó thực hiện được
tham vọng của tiểu thuyết thế kỷ XX là “viết chính tả cho ý nghĩ”, để cho
dòng chảy của suy nghĩ trào ra tự nhiên, biểu hiện tính chất “tại đây”- “bây
giờ” của ý nghĩ. Một số nhà văn phương Tây, mở đầu là M. Proust sáng tác
theo dòng ý thức với quan niệm xem đây mới là cái chân thực của đời sống
con người, họ mạnh dạn phơi bày các hoạt động bí mật nội tâm. Kỹ thuật
dòng ý thức được xem là một phương tiện đắc dụng tạo ra những chiều sâu
khôn cùng của việc khám phá thế giới bên trong con người. Đi vào địa hạt
sâu thẳm đó, Nguyễn Bình Phương đã tạo được dấu ấn riêng ở việc vận
dụng lối trần thuật dòng ý thức (độc thoại nội tâm, các chi tiết liên tưởng tự
4
do, không - thời gian, sự dung hợp các thể loại) như một hướng đổi mới thi
pháp tiểu thuyết, bắt đầu từ phương diện kỹ thuật.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn cách tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương từ việc khai thác kỹ thuật dòng ý thức.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Từ những bài viết có tính gợi dẫn

Thụy Khuê trong Sóng từ trường II: Nguyễn Bình Phương khi điểm
qua ba tiểu thuyết: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn,
đã nhận thấy cái nhìn hiện thực độc đáo ở Nguyễn Bình Phương (hiện thực
linh ảo âm dương, hiện thực huyền ảo). Đó không chỉ là một hiện thực đan
xen hai cõi âm - dương mà còn là một thế giới bao quát tất cả những vật
giới, linh giới, hiện tượng… riết róng đi tìm bản thể của mình với cái nhìn
vượt lên trên tính tự tôn của loài người. Cảm nhận về Trí nhớ suy tàn, tác
giả nhìn thấy cảm quan hiện thực và vấn đề dòng ý thức: “Những người viết
theo dòng nhận thức này có đặt lại một số vấn đề cơ bản” [II.32] và đưa ra
một số phát hiện cụ thể hơn về những yếu tố của tiểu thuyết mới trong tác
phẩm: “Người viết truyện chỉ là thư ký, ghi lại những gì trí nhớ cô gái xướng
lên, trong trạng thái nguyên thủy, mỗi liên tưởng có thể gần gũi mà cũng có
thể nhảy cóc từ vấn đề này sang vấn đề khác” [II.32]. Người viết đã bước
đầu nhận thấy một số đặc điểm độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
như là biểu hiện của lối viết dòng ý thức.
Trong Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Phùng Gia Thế
đã nhận thấy một số đặc điểm nổi bật: thời gian xoắn vặn, chồng xếp, không
gian nhòe mờ, con người cô đơn, sự kiện nhảy cóc. Tuy tác giả không gọi
tên cụ thể, nhưng có thể thấy đó cũng là những phương diện biểu hiện của
lối viết dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Ở bài viết Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương, Hoàng Nguyên Vũ
cảm nhận ở Nguyễn Bình Phương một lối viết như người mộng du: “Người
5
đọc có cảm giác như đang theo dõi một người mộng du đi trên một sợi dây,
và phấp phỏng chờ điểm rơi của người ấy cho đến cuối truyện để rồi nhận
những kết thúc bất ngờ và đau đớn” [II.74]. Lối viết ấy tất yếu đã tạo nên
màn sương nhòe mờ cho sự xuất hiện của thế giới nhân vật. Các nhân vật
trong tiểu thuyết hiện lên như những đám đông “được soi bởi một lối tư duy
vô thức”. Tác giả phát hiện ra dấu ấn vô thức trong sáng tác Nguyễn Bình
Phương.

Nguyễn Chí Hoan với Những hành trình qua trống rỗng đã nhận
diện trung tâm sáng tác của Nguyễn Bình Phương là ý thức: “Chúng tôi thấy
rằng có một mối bận tâm về ý thức xuyên suốt các tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương cho đến nay. Tác giả này cho thấy anh cố gắng nắm bắt và mô
tả ý thức thông qua kinh nghiệm và suy tưởng” [II.27]. Người viết đã gọi tên
địa hạt mà tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đang đi bằng chính sự trải
nghiệm và bản lĩnh của nhà văn.
Những bài viết trên dù mới là cảm nhận ban đầu về tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương nhưng đã nhận ra những đặc điểm nổi bật về cảm
quan hiện thực, bút pháp huyền thoại và lối viết đặc trưng theo dòng suy
tưởng. Tuy nhiên, người viết chỉ bước đầu nhận diện một số biểu hiện của
dòng ý thức, chủ yếu qua cảm nhận chủ quan. Phần lớn chỉ phát hiện ra cách
nhìn hiện thực độc đáo ở Nguyễn Bình Phương.
Hai bài viết của PGS. TS Bích Thu và PGS. TS Nguyễn Thị Bình mặc
dù không đề cập cụ thể đến sáng tác của Nguyễn Bình Phương mà chỉ đưa ra
vấn đề mang tính chất khái quát nhưng là gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi
tìm đến đề tài nghiên cứu. Với bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt
Nam thời kỳ đổi mới, PGS.TS Bích Thu nhận định về tiểu thuyết Việt Nam:
“Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một
phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả.” [II.67; 27]. Ý
kiến khái quát này cũng là gợi dẫn cho chúng tôi soi chiếu tiểu thuyết
6
Nguyễn Bình Phương trên hành trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Thủ
pháp dòng ý thức xuất hiện ở nhiều sáng tác, tuy nhiên có thể thấy Nguyễn
Bình Phương là nhà văn vận dụng thủ pháp này một cách có ý thức với tần
số cao nhất trong các tiểu thuyết của mình. PGS.TS Nguyễn Thị Bình với
bài viết Văn xuôi từ sau 1975 in trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau
cách mạng tháng tám 1945 đã đánh giá khái quát những nỗ lực làm mới tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt trên phương diện hình thức. Khi dẫn
chứng tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), tác giả nhận định: “Tác

phẩm là dòng chảy “rối bời, bấn loạn”của kí ức về thân phận, chức phận
của một nhà văn hiện đại”. Xuất hiện sau Bảo Ninh, nhà văn Nguyễn Bình
Phương cũng đã lựa chọn cho mình một lối tư duy tiểu thuyết khá độc đáo
này. Vì thế, đây là một gợi ý khả thi cho chúng tôi về cách khám phá tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương trên phương diện những dòng chảy bất tận của
ý thức.
2.2. Đến những công trình nghiên cứu có tính gợi mở
Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ khoa học trường ĐHSP Hà Nội cũng
đề cập đến vấn đề dòng ý thức ở một số phương diện cụ thể - nhân vật dòng
ý thức như: Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để
hiện đại hóa tiểu thuyết ( Hồ Bích Ngọc), Nhận diện thi pháp thể loại tiểu
thuyết mới ở Việt Nam sau 1990 ( Phùng Phương Nga). Hồ Bích Ngọc phát
hiện kiểu nhân vật dị biệt về tinh thần trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,
là kiểu nhân vật không bị đòi hỏi tư duy mạch lạc, khúc chiết, những dòng
suy tưởng theo đúng logic thông thường. Trao điểm nhìn cho họ, nhà văn có
điều kiện thể hiện một dòng chảy ý thức miên man, vô định. Tác giả đã nhận
thấy: “Hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều mang hơi hướng
dòng ý thức” [II.44; 13]. Tuy nhiên, điều mà tác giả luận văn hướng đến có
tính khái quát hơn, đó là nhìn nhận sự hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết từ
chính việc khai thác tiềm năng của nó ở Nguyễn Bình Phương.
7
Phùng Phương Nga cũng đề cập đến một số đặc điểm của nhân vật
dòng ý thức với giấc mơ, hồi ức và trạng thái tâm lý phân rã, không kiểm
soát. Ngoài ra tác giả cũng quan tâm đến một số vấn đề khác như: giao thoa
giữa thể loại tiểu thuyết với các thể loại khác như thơ, kịch; đặc điểm của
không - thời gian. Đó là những phạm trù thi pháp tiểu thuyết - là mục đích
nghiên cứu mà luận văn hướng đến.
Trong luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội 2007, Tiểu
thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Cao Thị Hà đã khái quát một
trong những cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu thuyết đương đại là thủ

pháp dòng ý thức: “Phương tiện đắc dụng khi khám phá thế giới bên trong
con người sử dụng mô típ giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc
thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người”. Các công trình
nghiên cứu trên đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại, rộng
hơn là những tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn Bình Phương và chỉ lấy sáng tác
của anh như một trong những minh chứng thuyết phục cho sự cách tân đổi
mới trên phương diện thể loại. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ghi nhận và kế thừa
đánh giá của người viết về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Cùng với quá trình tìm hiểu nghiêm túc các sáng tác Nguyễn Bình
Phương, những công trình nghiên cứu khoa học có tính khái quát về tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975 và một số bài viết về Nguyễn Bình Phương là tài
liệu gợi ý quan trọng cho chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý thức
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn cố gắng tìm hiểu, chỉ ra kỹ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương nhằm khẳng định giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Mặt
khác, luận văn xác định vị trí của tác giả trong văn học Việt nam từ sau đổi
mới và xu hướng vận động tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt những năm 90 và
những năm đầu thế kỷ XXI.
8
4. Giới hạn khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), kỹ thuật được định nghĩa là:
“Tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng trong một
hoạt động nào đó của con người”. Chúng tôi vẫn hiểu trên cơ sở đó, tức là
một thao tác được vận dụng thành thạo và có ý thức. Dòng ý thức được hiểu
là thuật ngữ chỉ một dòng văn học xuất hiện đầu thế kỷ XX ở phương Tây.
Đặc biệt, kỹ thuật dòng ý thức được chúng tôi xem như một thứ công năng
mà Nguyễn Bình Phương sử dụng để khám phá những vùng bí ẩn, khuất tối
vẫn tồn tại ở mỗi con người.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là kỹ thuật dòng
ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dựa trên những vấn đề cơ bản:
- Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
- Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa và quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Bình Phương
- Đặc điểm dòng ý thức và nghệ thuật biểu hiện kỹ thuật dòng ý thức
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu 5 tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương: Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Người đi
vắng, Ngồi.
5. Cấu trúc và đóng góp của luận văn
5.1. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ được triển khai theo
những nội dung chính sau:
Chương I. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết và những yếu tố hình
thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
9
Chương II. Đặc điểm của dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương
Chương III. Phương diện biểu hiện nghệ thuật của kỹ thuật dòng ý
thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
5.2. Đóng góp của luận văn
Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở góc độ văn học sử, tức là nhìn
nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình vận động của tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975. Đồng thời cũng dựa trên nền tảng lí luận về thể
loại tiểu thuyết, tuy nhiên đó chỉ là cơ sở, tiền đề lý thuyết chứ không được
xem là nhiệm vụ mà luận văn đề ra.
Trên nhận thức đó, chúng tôi có quan điểm kế thừa các công trình

nghiên cứu đã có và tri thức, kinh nghiệm bản thân để đưa ra một giải pháp
tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ cái nhìn kỹ thuật tiểu thuyết.
Luận văn không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề, cũng
không đưa ra một lời khẳng định cuối cùng và duy nhất mà tất cả chỉ mang
tính chất đề xuất, cố gắng để người đọc Nguyễn Bình Phương có thể hiểu
hơn về bản lĩnh, tài năng cũng như những đóng góp của anh cho văn học.
Mặt khác, với đề tài Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, luận văn phần nào giải quyết những ý kiến xung quanh vấn đề lối
viết và cái được gọi là sex trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Chúng tôi vẫn tin tưởng sẽ mở ra một cái nhìn lạc quan về tiểu thuyết
Việt Nam nói chung, cũng như những cắt nghĩa của chúng tôi sẽ được tiếp
tục để mở ra hướng nghiên cứu triển vọng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi vận dụng kỹ năng phân tích các dẫn chứng cụ thể từ năm
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương để đi đến những tiểu kết các chương
và kết luận tổng hợp có tính thuyết phục.
10
6.2. Phương pháp thống kê khảo sát
Đây là phương tiện đáng tin cậy để mô tả chính xác giá trị của các dữ
liệu được rút ra từ năm tiểu thuyết, là “phương pháp phụ trợ có hiệu quả để
làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận có thể rút ra từ các phương
pháp khác” [II.7; 281].
6.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được áp dụng đối với mỗi tiểu thuyết nói riêng, cũng
như tất cả năm tiểu thuyết. Từ đó người viết có cơ sở kiến tạo các luận điểm
và để đánh giá những giá trị chung của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
6.4. Phương pháp cấu trúc hệ thống
Khi tiến hành thao tác tìm dữ liệu, người viết sử dụng phương pháp hệ
thống để đảm bảo tính chính xác. Mặt khác, cần đặt các dữ liệu vào một hệ

thống cùng tiêu chí để chứng minh làm rõ các luận điểm.
6.5. Phương pháp liên ngành
Luận văn triển khai vấn đề dòng ý thức vốn là một vấn đề phức tạp
của tâm lý học. Vì thế, để nắm bắt cặn kẽ bản chất của nó, nhất thiết phải
tìm hiểu hoạt động tâm lý, được xem là cơ sở cắt nghĩa dòng ý thức. Chúng
tôi sử dụng phương pháp liên ngành giữa văn học và tâm lý học.
11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
QUAN NIỆM VỀ SỰ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
VÀ NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Nguyễn Bình Phương là nhà văn mang đến tiếng nói riêng cho sáng
tác của mình từ những năm cuối thập kỷ 90. Vì thế, trên hành trình đổi mới
văn học sau 1975, anh không phải là người đơn độc. Cũng như các nhà văn
khác, việc lựa chọn cho mình một “lối đi riêng” đối với Nguyễn Bình
Phương bắt nguồn từ quan niệm về sự đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết, đặt trong
hoàn cảnh xã hội, văn hóa chung đến quan niệm nghệ thuật riêng về hiện
thực, con người và văn chương.
1.1. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Bản thân văn chương là hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đó là hành
trình khám phá những điều chưa biết về đối tượng mà nó hướng đến. Sự đổi
mới trong văn chương cũng phải chập chững những bước đầu tiên từ sự
khám phá, được thôi thúc bởi thái độ nhiệt tình và lòng say mê. Ở luận văn
này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận quan niệm đổi mới trên phương diện nghệ
thuật tiểu thuyết, đương nhiên không thể thiếu mối quan hệ với phương diện
nội dung của nó.
1.1.1. Đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết
1.1.1.1. Trong mối liên hệ với truyền thống
Nhìn sự đổi mới trong cả một hành trình lâu dài, chúng ta đều nhận

thấy sợi dây liên hệ với truyền thống - những cái đã qua. Yếu tố truyền
thống bao giờ cũng có sẵn ở mỗi nhà văn. Mặt khác viết văn được xem như
12
là “hành động đối thoại” ( Đặng Anh Đào) giữa nhà văn và bạn đọc nên để
thay đổi một cách tiếp nhận có sẵn không phải là dễ dàng.
Tuy nhiên, không hẳn tất cả mọi đổi mới đều có tính “gây hấn” với
cái cũ. Có khi xảy ra một nghịch lý là sự đổi mới ở một giai đoạn văn học lại
dựa trên một kỹ thuật rất cũ, đã xuất hiện trong văn học giai đoạn trước. Sự
vận dụng sáng tạo đem lại hiệu quả nghệ thuật nhất định khiến nó trở thành
một hiện tượng văn học, một giá trị văn học.
Đặt trong mối liên hệ với truyền thống, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết
có những bước kế thừa và phát triển. Đó là một quy luật tất yếu của bất cứ
sự vật, hiện tượng nào không loại trừ lĩnh vực văn chương, như có nhà văn
đã từng nói: “Không ai bắt đầu từ số 0”.
1.1.1.2. Từ nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật
Bất cứ sự đổi mới nào cũng được “tiên phong” từ sự thay đổi trong tư
duy. Sự đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết cũng bắt nguồn từ một cách quan niệm
mới trên nhiều phương diện: hiện thực, con người, văn xuôi.
Hiện thực là một quan niệm không tĩnh tại trong văn học hiện đại.
Nhưng suy cho cùng, nó là phương diện phản ánh của văn chương nghệ
thuật. Nếu trước đây, hiện thực trong văn học được xem là cái đang hiện
hữu có khi còn là cái sẽ đến trong ước mơ - “hiện thực ước mơ”(chữ dùng
của Nguyễn Minh Châu), được nhìn bằng cảm quan “đại tự sự” thì sau năm
1975 quan niệm về hiện thực lại được mở rộng. Hiện thực không chỉ là
những vấn đề to tát của thời cuộc mà còn là những cái nhỏ nhặt của cuộc
sống mà con người phải đối mặt hằng phút, hằng giờ. Hiện thực không chỉ là
cái tồn tại hiện hữu trong biên độ không gian, thời gian mà còn là cái tồn tại
hiện hữu trong tâm trạng, cảm xúc con người. Nó là cả thế giới vật chất hữu
hình và tâm linh huyền ảo vô hình, “nó nhằm chủ yếu khơi gợi suy ngẫm và
kích thích tưởng tượng, đối thoại nhiều hơn là để người ta tin nó có tồn tại

thật” [II.37; 269]. Văn học hướng đến khai thác “tiểu tự sự ” trong cuộc
13
sống, buộc người viết cũng phải thực sự “phiêu lưu” và “trôi dạt” vào một
thế giới chơi vơi của cảm xúc.
Con người vốn là tâm điểm của văn học, nó thể hiện một cách tư duy,
cách chiếm lĩnh đời sống riêng của mỗi nhà văn. Sau năm 1975, quan niệm
nghệ thuật về con người đã không còn nằm yên trong cái khuôn đúc lý
tưởng của điểm nhìn ý thức hệ và nguyên tắc miêu tả sự kiện lấn át con
người. Con người được đặt trong vòng xoáy của thế sự và những mảnh vỡ
đời tư. Nhịp điệu phong phú của cuộc sống đã mang lại cho con người một
diện mạo mới. Mỗi cá nhân là một thế giới phức tạp và bí ẩn.
Con người được nhìn nhận ở nhiều kiểu dạng: con người ý thức, vô
thức, con người cá nhân với những đặc điểm tâm lý, sinh lý, tính cách phong
phú. Chính sức hút của sự bí ẩn và những vùng tối sâu thẳm đã cuốn các nhà
văn vào hành trình nỗ lực khám phá để nhận ra những điều kỳ diệu muôn
mặt của con người. Với cái nhìn xuyên suốt văn học Việt Nam từ một thế kỷ
nay, chúng ta sẽ nhận thấy quan niệm nghệ thuật về con người dường như
đang tiếp nối nguồn mạch dang dở của văn học những thập kỷ đầu của thế
kỷ XX, đặc biệt ở Nam Cao - nhà văn hiện thực tâm lý nghiêm ngặt. Vấn đề
con người với những mối quan hệ nhân sinh phức tạp, với những trăn trở
day dứt trong cuộc đấu tranh nội tâm triền miên đã được nhà văn Nam Cao
đặt ra đầy sức ám ảnh. Ông tha thiết được “cố tìm mà hiểu” con người (Lão
Hạc), tức là tiếp xúc thôi chưa đủ mà phải tìm kiếm vào những ngóc ngách
tâm hồn, đặt cá nhân trong muôn vàn mối quan hệ mới hiểu được bản chất
đích thực có khi bị che lấp. Tuy nhiên, những gì mà nhà văn cố gắng kiếm
tìm đang dừng lại ở việc khám phá phẩm chất tốt đẹp, đầy nhân tính ở con
người. Sau năm 1975, khi đào sâu vào ngõ ngách đó, các nhà văn đã phát
hiện ra sự tham gia của phần tối vô thức, tâm linh - một thế giới dường như
xa lạ nhưng lại hiện hữu trong mỗi cá thể người. Nhà văn Nguyễn Minh
Châu là người “mở đường tinh anh và tài năng”, “người dẫn đường tận tụy

14
và dũng cảm” (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam sau 1975, qua rất
nhiều sáng tác (Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa, Phiên chợ Giát…) đã
lặng lẽ suy ngẫm và đúc kết nhiệm vụ của người cầm bút đồng thời cũng là
quan niệm nghệ thuật về con người, “đào sâu cho đến cùng đáy cái thật
chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con người”. Vấn đề đó sau này
trở thành cốt yếu của đổi mới văn học.
Đến những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, sự
xuất hiện của các cây bút tiểu thuyết như: Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Thuận,
Nguyễn Bình Phương… đã mở ra một cách nhìn thực sự đổi mới về con
người trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng.
Sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người đã dẫn đến đổi
mới trong quan niệm văn xuôi. Quan hệ giữa nhà văn - bạn đọc đã được
nhận thức lại. Người đọc có quyền đối thoại với tiếng nói của nhà văn qua
tác phẩm. Vì thế, phát ngôn của nhà văn không hẳn là chân lý (ngay cả
những đoạn văn có tính triết lý) mà người đọc chỉ tôn trọng như là những
trải nghiệm riêng của cá nhân nhà văn. Ngược lại, người viết nhận thức rõ vị
thế của mình nên có khi để kích thích phản ứng đối thoại của bạn đọc, họ
đưa ra những câu chuyện chỉ mang tính giả thiết.
Bên cạnh đó, tác phẩm mở ra nhiều điểm nhìn tạo nên một cái nhìn
toàn diện, đa chiều. Vấn đề nhà văn (hoặc nhân vật) đặt ra mang tính khách
quan hơn, cho phép người đọc cùng “thâm nhập” để “giải mã” tác phẩm.
Người đọc không chỉ được tiếp cận với một thế giới đời thường có cái
thực, cái cao cả, tầm thường…mà còn lạc vào một thế giới mênh mông của
cái ảo, cái huyền hoặc…Do vậy, để phù hợp với thế giới đời thường là sự
gia tăng chất liệu ngôn ngữ hiện thực, đậm chất khẩu ngữ, có khi dung tục.
Lối viết tràn dòng, không tuân theo quy tắc chính tả cũng thường xuất hiện
ở tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khi thể hiện những dòng chảy ý
thức vô định.
15

1.1.1.3. Đến nhu cầu đổi mới kĩ thuật tự sự trong tiểu thuyết
T. Môtưlêva đã nói: “Việc các nhà tiểu thuyết ham đi vào tìm tòi
những gì mà chúng ta chưa quen trong lĩnh vực hình thức không phải chỉ là
trò ranh mãnh hoặc lối chạy theo mốt. Đúng ra, đấy là cái cách để nắm cho
được hiện thực phức tạp” [II.48; 122]. Cách viết là yếu tố tiên quyết để tạo
nên hình thức tác phẩm, “khi đã hiểu được bản chất của chân lý, cần tìm
cách diễn đạt thế nào để có thể đi sâu vào tiềm thức của người đọc và trở
thành một bộ phận trong kinh nghiệm cá nhân của bản thân họ”(Ernest
Hemingway). Vấn đề hình thức tiểu thuyết đã được đặt ra như một đòi hỏi
tất yếu đối với những tư duy sáng tạo. Với sự khước từ nguyên tắc truyền
thống, phiêu lưu vào các thể nghiệm của tiểu thuyết thế kỷ XX, các nhà văn
như: M. Proust, M. Kundera, J. Joyce…đã tạo cho mình một tiếng nói riêng,
mở ra hàng loạt những quan niệm mới về tiểu thuyết.
Sau 1975, tiểu thuyết Việt Nam đã có những tín hiệu đổi mới âm
thầm mà trước hết là mạch vận động về nội dung, ở góc độ tiếp cận và xử lý
hiện thực. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vấn đề được các nhà tiểu
thuyết theo đuổi là sự lựa chọn cách viết như thế nào. Nếu giai đoạn đầu văn
học đổi mới rầm rộ hơn với những tên tuổi của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn
Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp…thì
giai đoạn cuối thế kỷ XX đến nay có phần đơn độc hơn nhưng chủ yếu
hướng đến vấn đề hình thức nghệ thuật tác phẩm. Từ Thiên sứ (1989) -
Phạm Thị Hoài đến Thân phận tình yêu (1990) - Bảo Ninh, tiểu thuyết Việt
Nam đã thật sự có những bước đột phá mang tính “gây hấn”. Một diện mạo
mới của tiểu thuyết đang định hình với những thể nghiệm, cách tân trên
nhiều phương diện. Có nhà văn hạn định dung lượng tạo nên dạng tiểu
thuyết ngắn, phân mảnh như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình
Phương. Có người viết lựa chọn chất liệu lịch sử với hình thức “giả lịch sử”
(lịch sử giả định) như Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh. Có nhà
16
văn sử dụng kỹ thuật lồng ghép tạo nên nhiều cốt truyện ứng với nhiều nhân

vật cùng song hành tồn tại như Thuận. Có những câu chuyện được tái hiện
qua dòng hồi ức triền miên của nhân vật (tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Bảo
Ninh…) và những giấc mơ đứt đoạn, dòng ý thức lang thang bất định được
gọi về từ tiềm thức (sáng tác của Nguyễn Bình Phương). Thế hệ nhà văn trẻ
gần đây đều quan niệm hình thức là điều quan trọng. Họ cho rằng: “Câu
chuyện (nội dung) có nhiều, chỉ có cách viết là còn ít”, “viết là để khám
phá”, “mỗi tác phẩm là một chuyến đi xa”(Thuận).
Trong nhiều sáng tác của mình, M. Kundera đã cho rằng: “Tiểu thuyết
không phải là một lời tự thú của tác giả mà là một cuộc thăm dò cuộc sống
con người trong thế giới đã trở thành cạm bẫy” [II.32; 33]. Để đến cái đích
cuối cùng, cuộc thăm dò nào cũng cần sự hỗ trợ của những phương tiện tối
ưu. Những năm gần đây, văn học xuất hiện nhiều cây bút trẻ với lối viết lạ
mà không ít trong số họ đã tạo ấn tượng đối với người đọc. Họ không chỉ
mang đến sự tò mò, khám phá cho người tiếp nhận mà còn phải đón nhận
phản ứng gay gắt bởi những trang văn lạ “kênh” tiếp nhận. Sự cách tân đó
mặc nhiên hình thành một lối tư duy mới, lối đọc mới. Tiểu thuyết đã phá vỡ
hoàn toàn hệ thống nhân vật và cốt truyện - những yếu tố cốt lõi của tiểu
thuyết truyền thống. Người ta chỉ còn chiêm nghiệm tất cả qua ngôn ngữ và
những thủ pháp, kỹ thuật mới. Tuy nhiên, phá vỡ con đường mòn đã được
hình thành sẵn đã khó khăn, định hình con đường mới cho lối viết cũng như
cách tiếp nhận càng không phải là chuyện dễ dàng.
Trong chuyên đề Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?, nhà văn Nguyên
Ngọc đã bày tỏ niềm tin: “Còn nhiều người cầm bút có tư cách và có tài để
thể hiện tư cách đó. Và đó là niềm hy vọng của văn học, của tiểu thuyết
chúng ta” [II.46]. Nhà văn Võ Thị Hảo cũng bộc lộ: “Tôi lạc quan, và thấy
nhiều đồng nghiệp của tôi đang lao động một cách nghiêm cẩn, bền bỉ, nhiều
người viết hay, thậm chí sẵn sàng trả giá bằng cả cuộc đời cho sự viết của
17
mình” [II.20]. Tức là họ có lòng tự trọng với nghề, sự hi sinh và tâm huyết,
tài năng thực sự.

Vậy là, dù vẫn có những ý kiến bi quan nhưng phần lớn những người
viết trẻ đều có cái nhìn lạc quan, tin tưởng về hướng đi của tiểu thuyết Việt
Nam. Mặt khác, nói như một số nhà nghiên cứu văn học thì một cách tân
không bao giờ là độc tôn, mà là những tìm kiếm khác nhau, được quyền chung
sống bên nhau, góp thêm nhiều cái nhìn và nhiều hương sắc cho nền văn học.
1.1.2. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau 1975
1.1.2.1. Sơ lược về kỹ thuật dòng ý thức trong văn học
“Kỹ thuật, xét cho cùng là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao
nhất cho tác phẩm” [I.2; 378]. Nó thuộc vấn đề hình thức của tác phẩm. Ở
mỗi giai đoạn phát triển của tiểu thuyết, các nhà văn lại không ngừng sáng
tạo ra các kỹ thuật mới để hoàn thiện và làm giàu cho nghệ thuật tiểu thuyết.
Thuật ngữ dòng ý thức được đặt ra đầu tiên bởi nhà tâm lý học người
Mỹ là William James trong công trình Cơ sở tâm lý học (1890). Ông cho
rằng ý thức là một dòng chảy trong đó các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng bất
chợt, thường xuyên, chen nhau, đan bện vào nhau. Dòng ý thức là dòng chảy
của tư duy, mà bản thân tư duy là liên tục. Mặt khác những suy nghĩ bên
trong con người không phải lúc nào cũng tuân theo một trật tự nhất định mà
nó hỗn loạn, xô bồ. “Với sự phối hợp của giả thuyết James, phân tâm học
Freud, thuyết trực giác Bergson, một số nhà văn phương Tây bắt đầu sáng
tác để biểu hiện dòng ý thức, xem đây mới là cái chân thực của đời sống con
người, mạnh dạn phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm” [II.19; 93].
Đầu thế kỷ XX, với xu hướng cấu trúc hướng nội, nhà văn Marcel Proust đã
đề xướng kỹ thuật “dòng chảy ý thức”- một sự phát triển cao hơn của kỹ
thuật độc thoại nội tâm, qua bộ tiểu thuyết 7 tập Đi tìm thời gian đã mất, mở
ra một hướng đi mới cho tiểu thuyết hiện đại. Từ một sự việc ở thời điểm
hiện tại, nhà văn nhớ lại một kỷ niệm quá khứ, kỷ niệm nọ gợi lại kỷ niệm
18
kia, làm cho tác phẩm cứ trôi đi trong không gian và thời gian vô định, lôi
cuốn người đọc vào dòng chảy đời sống tâm lý và tâm linh.
Biểu hiện của dòng ý thức trong sáng tác là những giấc mơ đứt đoạn,

dòng hồi ức triền miên và những suy tư bất định - trạng thái tâm lý phân rã.
Với lối viết dòng ý thức, cốt truyện đã trở thành thứ yếu, nhà văn thiên về
khai thác ý nghĩ của nhân vật. Thời gian, không gian bị đảo lộn theo dòng
tâm tưởng. Những tình tiết liên tưởng tự do đan xen. Sử dụng nhiều loại độc
thoại nội tâm và hỗn hợp ngôn ngữ, thể loại. Dòng ý thức đã trở thành một
dòng văn học thế kỷ XX và được xem là “kỹ xảo của tiểu thuyết hiện đại”
(Lê Huy Tiêu).
Một trong những người được tôn vinh là bậc thầy của tiểu thuyết
phương Tây hiện đại là James Joyce, nhà văn Anh gốc Ailen. Với Ulysses,
“ông đã cố gắng tìm ra cho mình một phong cách và kỹ thuật viết để khiến
cho những chuyện vặt vãnh thường ngày mang tầm ý nghĩa sâu rộng hơn”
[II.5; 18]. Kỹ thuật dòng ý thức đã trở thành một nỗ lực cao độ để chiếm lĩnh
và tái hiện cuộc sống trong một ngày bình thường ở vịnh Dublin, ngày
16/6/1904. Ông đã tái hiện thành công bức tranh ngoại cảnh, những kỷ niệm
quá khứ và những suy tư của con người thông qua dòng hồi tưởng và cảm
xúc. Các nhân vật hầu hết đều sống trong những hồi ức của chính mình. Đó
là suy nghĩ của Marion Tweedy Bloom về người tình, về bí ẩn trong cơ thể
con người những gã đàn ông mà ả đã từng chung chạ. Leopold Bloom nhớ
về cậu con trai Rudy đã chết khi mới 11 ngày tuổi, nhớ về người cha đã tự
sát. Giáo viên y khoa Stephen Dedalus chợt bắt gặp thời thơ ấu của mình khi
tiếp xúc với một học trò, anh lạc vào dòng suy nghĩ miên man về văn học,
về những ngày còn là sinh viên, những ngày bất hạnh trong đời khi đi dạo
một mình trên bờ biển.
Xuất phát từ quan niệm: “Cách tân nghệ thuật đầu tiên là đấu tranh
với tập quán nghệ thuật truyền thống” (Từ A Kính) nên các nhà văn hiện đại
19
Trung Quốc chủ trương tiểu thuyết chỉ cần tả dòng ý thức là đủ, họ vận dụng
kỹ thuật này vào sáng tác và xem đó là một trong những cách tân nghệ thuật
lớn nhất mà hai nhà văn tiêu biểu là Vương Mông và Cao Hành Kiện. Vương
Mông là nhà văn đi tiên phong trong đổi mới tiểu thuyết đương đại Trung

Quốc. Tác phẩm của ông (Cánh diều, Thanh âm mùa xuân, Con bướm)
không kết cấu theo trật tự thời gian, không gian mà theo tâm lý nhân vật,
hướng trọng tâm vào những độc thoại nội tâm và liên tưởng tự do. Truyện
Con bướm có 13 tiêu đề nhỏ, “mỗi tiêu đề nhỏ là sự liên tưởng, hồi tưởng,
suy ngẫm của nhân vật chính” [II.69; 32]. Thời gian cốt truyện là 2 ngày
nhưng thông qua hoạt động tâm lý, thời gian mở rộng 30 năm đầy sóng gió.
Bút pháp tượng trưng - một trong những phương diện của dòng ý thức
cũng được thể hiện qua hình ảnh, chi tiết. Cánh diều (Cánh diều) là hình ảnh
tượng trưng cho tuổi xuân, lý tưởng đồng thời cũng là sự tự do của tâm linh.
Trong lời đề từ cho một cuốn truyện ngắn của mình, Cao Hành Kiện đã
viết: “Điều mong mỏi đối với các nhà văn là sự nhận biết bản thân con người.
Con người hiện đại mới thoát ra khỏi tình trạng mông muội chưa được bao
lâu, để có được sự tường tỏ ở chính bản thân mình sợ rằng con người còn phải
cố gắng nhiều hơn nữa, còn tôi hy vọng có thể tìm ra một ngôn ngữ chân thật
hơn để nhận thức bản thân con người”. Linh sơn là cả hành trình khám phá
Núi hồn của chính con người bằng cuộc viễn du đến những vùng núi xa xôi
của nhân vật. Tác phẩm lấy bối cảnh không gian, thời gian Trung Hoa những
năm cách mạng văn hóa nhưng đôi lúc bị đẩy lùi về thời phong kiến, những
năm kháng Nhật với những địa danh như Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây Tạng…
qua dòng hồi ức của nhân vật, tức là được kết cấu theo dòng chảy tâm lý.
Dòng ý thức trong Linh Sơn chỉ còn lại là một dòng thác lũ của mộng mị, suy
tưởng, giải thoát khỏi thời gian. Nó đồng hiện cùng với trạng thái tâm lý căng
thẳng, cô đơn, cần một người giãi bày đôi lúc tưởng như nhân vật đang phân
thân để trò chuyện với mình.
20
Những tên tuổi của văn học thế kỷ XX như M.Poust, J.Joyce, Vương
Mông, Cao Hành kiện đã thực sự được làm nên từ tác phẩm với lối viết dòng
ý thức, điều đó là minh chứng hiển nhiên cho sự có mặt của một dòng văn
học lớn mà sau này, nhiều người cầm bút Việt Nam có hứng thú theo đuổi.
1.1.2.2. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau 1975

Với sự thay đổi về quan niệm hiện thực và con người, sau đổi mới,
các nhà văn Việt Nam đã đi đến việc tìm tòi những thủ pháp nghệ thuật
trong đó có dòng ý thức. Thủ pháp này được xuất hiện trong thể loại truyện
ngắn như: Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn mưa (Phạm Thị
Hoài), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc
Tư) và đặc biệt là tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ
(Phạm Thị Hoài), Chinatown (Thuận) và phần lớn sáng tác của Nguyễn
Bình Phương.
Truyện ngắn Phiên chợ Giát được nhận định là một trong những thể
nghiệm đầu tiên của kỹ thuật dòng chảy ý thức. Quãng đường ông Khúng
dẫn con bò Khoang lên chợ huyện năm tiếng đồng hồ lại là cả một hành
trình được dài thêm, chồng chất bởi những dòng hồi tưởng về quãng đời
nhọc nhằn, những suy tư về cuộc sống. Đó là hồi ức về cuộc đời của con
người từ miền biển lên khai phá rừng núi, về sự hy sinh của đứa con trai và
cả giấc mơ ông Khúng hóa thành con bò, bị đánh vào sọ bằng búa tạ. “ Miêu
tả cuộc hành trình bên trong tâm linh con người, bằng nhiều bút pháp, cái
tĩnh lặng và cái bùng nổ, chất thơ và cái dữ dằn, ảo giác và cái thực bao giờ
cũng dồn nén, chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa” [II.25; 256].
Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh để nhân vật Kiên kể chuyện
bằng những ảo giác và giấc mơ. Chiến tranh đã để lại chấn thương tinh thần
nặng nề ở con người này. Vì thế, anh sống trong những ám ảnh dai dẳng,
những suy tư, hồi ức triền miên. Cuộc sống của anh trôi trong giấc mơ về
Phương trước và sau chiến tranh - người yêu duy nhất của anh, trôi trong
21
những hồi tưởng và suy nghĩ về thân phận của người cha đẻ - nghệ sĩ thiếu
tri âm, về người cha dượng sống âm thầm cô đơn, về chiến tranh tàn phá
khủng khiếp cuộc sống mỗi con người. Đặc biệt những suy tư, giấc mơ của
Kiên liên tục bị bỏ dở, đứt đoạn đã thể hiện nhận thức về sự bất trắc của
cuộc đời, và tính tất yếu không thể kiểm soát của đời sống tâm lý.
Cùng với Nỗi buồn chiến tranh, một số tiểu thuyết đáng chú ý như

Thiên Sứ (Phạm Thị Hoài), Chinatown (Thuận), Và khi tro bụi (Đoàn Minh
Phượng)… cũng được viết với thủ pháp dòng chảy ý thức. Đó là những tiểu
thuyết ngắn mà nội dung sự kiện diễn ra trong sự chảy trôi của hồi ức nhân
vật. Phần lớn họ là những con người bất hạnh và có một khoảng trống rất
lớn trong tâm hồn không gì bù đắp được, đó cũng là lý do khiến họ thu nhỏ
mình lại để sống triền miên với kí ức và suy tư.
Sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 chủ yếu được xem xét ở
phương diện nghệ thuật, tức hình thức tiểu thuyết. Trong đó việc vận dụng
lối viết dòng ý thức đã góp phần làm thay đổi diện mạo tiểu thuyết. Lối viết
này chúng tôi nhận thấy xuất hiện với tần số cao ở tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương. Những sáng tạo đó đã mở ra một lối đi riêng cho nhà văn.
1.2. Những yếu tố hình thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội
Nguyễn Bình Phương sinh năm 1965, tại một làng quê tỉnh Thái
Nguyên. Anh bắt đầu viết văn từ những năm 86 - 87 và tác phẩm của anh
thực sự tạo được ấn tượng từ những năm 90 cho đến những năm đầu thế kỷ
XXI. Sáng tác vào thời điểm cao trào đổi mới văn học, cây bút trẻ Nguyễn
Bình Phương có điều kiện tìm cho mình “một lối đi riêng”, đóng góp tiếng
nói riêng cho văn học Việt Nam đương đại.
22
Sau năm 1975, con người ra khỏi chiến tranh, quay về thời bình cũng
có nghĩa là phải đối diện với nhu cầu muôn mặt và nhiều mối quan hệ phức
tạp của đời sống cá nhân. Tâm thế cả dân tộc và từng cá nhân trong dân tộc
thay đổi khiến cho nhu cầu cảm xúc, nhận thức khác trước. Những giá trị cũ
bị hoài nghi, phán xét lại để hướng tới những giá trị mới. Lẽ tất yếu, văn học
cũng phải được giải phóng khỏi sứ mệnh thiêng liêng nặng nề (cổ vũ chiến
đấu, giáo dục con người mới…), là tiếng nói của Tổ quốc, nhân dân, đạo lý.
Nhà văn không còn tư cách “người phát ngôn quyền năng” nữa mà là phận

sự một công chức đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình - một thân
phận tất yếu và bình đẳng. Hơn ai hết, bản thân các nhà văn đã nhận thấy
văn chương đang trở về với bản chất nghệ thuật vĩnh cửu của nó buộc họ
phải “vào cuộc” bằng niềm say mê, tài năng và tư cách. Như nhà văn
Nguyễn Minh Châu nói, “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”,
văn học phải hướng đến “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con
người” khi đời sống cộng đồng được đảm bảo, nhu cầu và ý thức cá nhân trỗi
dậy. Điều đó thể hiện trong nhận thức của nhà văn cũng như người đọc. Mỗi
tác phẩm là cuộc đối thoại và kích thích đối thoại với người tiếp nhận. Người
viết cũng như người đọc bình đẳng trên từng trang viết. Đến với văn chương,
người đọc được tham gia vào trò chơi chữ nghĩa thỏa mãn sự tò mò và tìm lại
tâm thế thoải mái, cân bằng trong cuộc sống.
Nhãn quan hiện thực và con người thay đổi mang đến cho văn chương
nhiều bình diện, từ lịch sử, sự kiện chuyển sang đời sống cá nhân thường
nhật. Văn học thể hiện tính chất bất toàn, phức tạp của cuộc đời, con người.
Con người không chỉ là tổng hòa mối quan hệ xã hội mà còn là sản phẩm tự
nhiên. Hiện thực không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là phương tiện
phản ánh của văn học. Vì thế mới xuất hiện nhiều câu chuyện giả lịch sử,
giả cổ tích mà nhà văn đưa ra như một giả thiết cho sự suy ngẫm của người
tiếp nhận.
23
1.2.1.2. Về văn hóa
Công cuộc đổi mới về mọi mặt của Đảng đã mở ra cánh cửa giao lưu
văn hóa với thế giới bấy lâu vẫn bị hạn chế bởi chiến tranh. Không chỉ bó hẹp
trong sự giao lưu với văn hóa Pháp và các nước xã hội chủ nghĩa (Nga, Trung
Quốc), các nước láng giềng Đông Nam Á mà hướng tới các nước phương Tây,
Mỹ la tinh. Điều đó không chỉ làm đa dạng diện mạo văn hóa dân tộc mà còn
góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà. Văn học Việt Nam tiếp nhận
được những kỹ thuật hiện đại của văn học thế giới, xuất hiện nhiều thuật ngữ
mới: Tiểu thuyết mới, chủ nghĩa hậu hiện đại. Đặc biệt nhiều tác phẩm mang

dấu ấn của lối viết hậu hiện đại với tinh thần hoài nghi, cấu trúc phân mảnh, lắp
ghép. Tính trò chơi cũng thể hiện rõ nhằm đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn
và chất nghệ thuật của văn chương. Những đặc điểm này dễ nhận thấy nhất ở
các cây bút như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Thuận, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương…
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người
Quan niệm nghệ thuật được hiểu là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và
con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể
hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [II.58; 229]. Nó là cách nhìn và thái
độ đối với thế giới và con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Nguyễn Bình Phương đã nói: “Tôi chỉ có
một nhận thức bảo thủ là cố gắng viết cho nó gần sát với quan niệm của
mình về văn chương vậy thôi”. Mặc dù anh không nói nhiều về quan điểm
của mình nhưng phải chăng đây chính là gợi ý về con đường đi vào tác
phẩm từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn?
1.2.2.1. Hiện thực “sống hằng ngày, hằng giờ, hằng phút”
Quan niệm hiện thực và con người của Nguyễn Bình Phương được
phát ngôn trực tiếp ở những bài trả lời phỏng vấn của báo chí. Trò chuyện
với phóng viên Vietnamnet, nhà văn nói: “Theo tôi, đời sống có những từ
24
ngữ nào thì văn học có quyền đưa từ đó vào. Tại sao lại bỏ nó đi trong khi nó
vẫn sống hằng ngày, hằng giờ hằng phút với chúng ta?” [II.53]. Anh coi
trọng mọi từ ngữ tiếng Việt, dù là lớp từ thanh cao, sang trọng hay tục tĩu
trong phát ngôn của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là cho rằng mọi đề tài,
hiện thực đều bình đẳng nhau trong văn học. Không ít người dị ứng với
nhiều yếu tố sex trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương thì anh lại thẳng thắn
xem nó là “một trong những hành động giao tiếp đỉnh cao”, “bản thân nó
(sex) đã là quá đẹp, quá nhân văn, nó trọn vẹn là chính nó không lẫn với
những thứ khác” [II.53]. Hiện thực trong quan niệm của anh là tất cả những
thứ hiển nhiên trong cuộc sống với mọi góc khuất của nó. Nguyễn Bình

Phương coi sự tồn tại của những mảnh vỡ hiện thực là tất yếu. Vì thế, lẽ tất
nhiên là tác phẩm của anh khai thác cái đa chiều của hiện thực, từ cái quen
thuộc hàng ngày đến cái kỳ quái, huyền ảo, từ hiện thực cuộc sống đến hiện
thực tâm linh. Các nhà văn đương đại gặp gỡ nhau ở quan niệm này, chỉ có
điều, họ tìm cho mình những cách nói riêng. Nguyễn Huy Thiệp cho rằng:
“Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành
bướm và hoa”(Giọt máu). “Từ “bùn” chuyển sang “bướm và hoa” là một
sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm” [II.21] bởi vì đó là cả một sự thay đổi
về nhãn quan hiện thực.
1.2.2.2. “Cuộc chiến khủng khiếp” của nội tâm cá nhân
Quan niệm nghệ thuật về con người ở Nguyễn Bình Phương được
thể hiện độc đáo. Anh chú trọng đời sống nội tâm của con người, “Lịch sử
chả là gì cả nếu không có những cá nhân và cá nhân chẳng là gì cả nếu bản
thân nó không vang lên bất kỳ một ý nghĩ nào” [II.54]. Trọng tâm lịch sử
chính là cá nhân và đánh dấu sự tồn tại của mỗi cá nhân lại là đời sống nội
tâm, những “ý nghĩ” của họ. Vì thế chiều kích của tiểu thuyết không là gì
khác ngoài “tổng số kích thước ý nghĩ của tất cả các nhân vật trong tiểu
thuyết đó”. Để lý giải điều này, nhà văn cho rằng “nội tâm cá nhân con
25

×