Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.14 KB, 80 trang )


0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN DƯƠNG BÌNH



NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ TRẦN QUANG QUÝ



LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM






HÀ NỘI, NĂM 2013


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN DƯƠNG BÌNH



NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ TRẦN QUANG QUÝ



LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60 22 34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.LÊ VĂN LÂN





HÀ NỘI, NĂM 2013

4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lí do chọn đề tài. 6
2. Mục đích nghiên cứu 7

3. Lịch sử vấn đề. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 9
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu : 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 10
5.1. Phƣơng pháp tiểu sử. 10
5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. 10
5.3. Phƣơng pháp cấu trúc- hệ thống 10
5.4. Phƣơng pháp so sánh 10
6. Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chƣơng 1. TRẦN QUANG QUÝ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ 12
1.1. Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 12
1.2. Trần Quang Quý đời sống và sáng tạo thơ 15
1.2.1. Tác giả Trần Quang Quý 15
1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ 16
1.3. Những yếu tố hình thành phẩm chất thơ của Trần Quang Quý 17
1.3.1. Quê hƣơng – Vùng bán sơn địa. 17
1.3.2. Hoạt động xã hội 18
1.3.3. Giao lƣu, học tập 18
1.4. Quan niệm nghệ thuật của Trần Quang Quý 19
Chƣơng 2. BA CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ 20
2.1. Cảm hứng về nông thôn. 20

5
2.1.1. Nông thôn lam lũ. 20
2.1.2. Con ngƣời nông thôn. 33
2.1.3. Nông thôn – Nơi thanh lọc tâm hồn. 35
2.2. Cảm hứng về tình yêu. 37
2.2.1. Tình yêu đôi lứa. 38

2.2.2. Tình yêu gia đình. 42
2.3. Cảm hứng về cuộc sống hiện tại. 43
2.3.1. Cảm hứng đa chiều và phức tạp 43
2.3.2. Dự cảm về những bất ổn của cuộc sống hiện tại. 48
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT THƠ . 51
3.1. Thể thơ 51
3.2. Hình ảnh thơ 56
3.3. Ngôn ngữ trong thơ 57
3.4. Giọng điệu thơ 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thơ ca Việt Nam hiện đại ngày càng phát triển rực rỡ với nhiều chủ đề
phong phú đa dạng ở mọi bình diện của cuộc sống. Mỗi nhà thơ đều cho độc
giả thấy đƣợc phong cách, cảm xúc, tƣ tƣởng của mình thông qua những “đứa
con tinh thần” mà mình đã “mang nặng đẻ đau”. Trong đó, không thể không
nói đến sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ Trần Quang Quý trong các tác phẩm
thơ của anh .
Trần Quang Quý là thế hệ nhà thơ có cách tân mạnh bạo sau 1975 với
những tác phẩm tiêu biểu nhƣ : Viết tặng em trong ngôi nhà chật (Nxb Hội
Nhà văn, 1990); Mắt thẳm (Nxb Lao động, 1993); Giấc mơ hình chiếc thớt
(Nxb Hội Nhà văn, 2003); Siêu thị mặt (Nxb Hội Nhà văn, 2006); Cánh đồng
ngƣời (thơ song ngữ Việt – Anh, Nxb Hội Nhà văn, 2010);…Những tác phẩm
tiêu biểu mà ẩn chứa trong đó là sự sáng tạo độc đáo và tinh tế của Trần
Quang Quý đã giúp anh “tiến lên một bước dài trên con đường thi ca…Ở
đằng sau những câu thơ của Quý là rất nhiều nỗi đời. Thơ của Quý bao giờ

cũng vậy, chất chứa những tâm sự và tâm trạng. Có những triết lý thật lớn lao
về cuộc sống, được anh diễn đạt cứ như không” (Hoàng Nhuận Cầm).
Thơ Trần Quang Quý đầm đìa ký ức làng quê…Những chi tiết làng quê
trong thơ anh không phả là “tạm trú” mà là “thƣờng trú”. Chúng có một đời
sống rất riêng tƣ và lan tỏa, chúng tồn tại trong một cảm thức hiện đại của
ngƣời thơ; Chảy trong dòng mạch hiện đại, thơ Trần Quang Quý vạm vỡ mà
vẫn ẩn dấu sự mƣợt mà của tâm hồn đa cảm trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên, con
ngƣời, giấc mơ với lòng hƣớng thiện.
Ngôn ngữ trong thơ Trần Quang Quý rất mộc mạc, giản dị, vừa gần gũi
với cuộc sống,vừa mang chiều sâu nghiệm sinh. Giọng điệu điềm tĩnh, nhịp
thơ tự do. Đọc thơ anh, độc giả không thấy mỏi vì không phải lên gân, không

7
phải kiễng chân. Sự sáng tạo của Trần Quang Quý tìm tới sự thƣờng nhiên
trong chiêu thức đảo chữ, đảo mà thành không đảo, chơi mà hóa thật, “những
câu thơ như mũi tên bay theo điệu du ca để tạo thành cõi lạ” (Nguyễn Thụy
Kha). “Trần Quang Quý thực là một nhà thơ có giọng. Muốn có giọng, không
còn con đường nào khác, thơ họ phải hay. Cái đó thì Trần Quang Quý đã có.
Vâng, anh đã có khá nhiều trong thơ!” (Nguyễn Đăng Điệp).
Sự nghiệp sáng tác của Trần Quang Quý đã có những đóng góp nhất
định, góp phần làm phong phú nền văn học Việt Nam hiện đại, nhất là trong
mảng thơ đƣơng đại. Nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên
cứu toàn diện về thơ của Trần Quang Quý. Vì vậy, đƣợc sự hƣớng dẫn chỉ
bảo tận tình của thầy giáo – GS. TS. Lê Văn Lân, tôi mạnh dạn tìm hiểu về
thơ của Trần Quang Quý với đề tài luận văn “Những cảm hứng chính trong
thơ Trần Quang Quý”, để thấy đƣợc những đóng góp của nhà thơ trong nền
thơ hiện đại và cũng để cây bút tài hoa “đất Tổ” có dịp khoe sắc trong vƣờn
hoa văn học của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Những cảm hứng chính trong thơ Trần Quang Quý”, mục đích của

chúng tôi hƣớng đến đó là:
- Tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng của thơ Trần Quang Quý thông qua những
nét chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ;
- Phát hiện những tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ Trần Quang Quý về
phƣơng diện nghệ thuật thơ, góp thêm tiếng nói khẳng định sự đóng góp của
anh cho thơ ca hiện đại, góp phần làm phong phú nền văn học dân tộc.
3. Lịch sử vấn đề.
Ngoài sáng tác thơ, Trần Quang Quý còn viết cả truyện ngắn, bút ký.
Nhƣng chủ yếu là thơ. Theo khảo sát của tôi, các tác phẩm của Trần Quang
Quý đƣợc nhiều ý kiến đánh giá ghi nhận về sự sáng tạo độc đáo.

8
Trong lời tựa “Giấc mơ hình chiếc thớt”, Nguyễn Trọng Tạo đã tâm sự:
“Vâng, có khi thơ mang tới cho người đọc nhớ, quên, buồn, đẹp mà không
cần giải thích vì sao. Chỉ biết rằng, những nhớ, quên, buồn, đẹp mà thơ Trần
Quang Quý mang tới cho ta, khởi thủy từ tấm lòng chân thật, từ nỗi đau của
thi nhân, từ tình yêu của người tình muôn thưở. Bởi anh chính là một thi sĩ
mang hơi thở hiện đại trở về làm mới những câu chuyện cổ tích chốn đồng
quê…”.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho rằng : “Từ “Mắt ướt” (Viết tặng em
trong ngôi nhà chật) ngày ấy, đến “Mắt thẳm” bây giờ, Trần Quang Quý đã
tiến lên một bước dài trên con đường thi ca. Vẫn rất chắt lọc trong ngôn từ và
bố cục của toàn bộ tập thơ, “Mắt thẳm lại một lần nữa gây cho tôi bất ngờ về
sự day trở và tim tòi trong thi ca. Ở đằng sau những câu thơ của Quý là rất
nhiều nỗi đời. Thơ của Quý bao giờ cũng vậy, chất chứa những tâm sự và tâm
trạng. Có những triết lý thật lớn lao về cuộc sống, được anh diễn đạt cứ như
không” (Tác phẩm mới, số 3/1994).
Theo nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp – Viện trƣởng Viện văn học :
“Trần Quang Quý không muốn lặp lại những nẻo đường người khác đã từng
đi. Anh muốn đưa thơ vươn tới tầm tư duy mới mẻ của thơ ca hiện đại. Đó là

nỗ lực nhìn những cái rất quen bằng đôi mắt lạ, là ý thức soi chiếu đối tượng
từ nhiều góc quét khác nhau, cố gắng thiết lập những mô hình kết cấu nghệ
thuật phù hợp với những giấc mơ bất chợt, những biểu tượng nghệ thuật đa
tầng… Một khi nhà thơ không tạo được giọng điệu riêng, một khi giọng nói
của anh ta lẫn/lạc vào giọng nói của người khác thì toàn bộ nỗ lực của nhà
thơ đồng nghĩa với công việc của dã tràng trên cánh đồng chữ mênh mông.
Với “Giấc mơ hình chiếc thớt”, Trần Quang Quý thực là một nhà thơ có
giọng. Muốn có giọng, không còn con đường nào khác, thơ họ phải hay. Cái

9
đó thì Trần Quang Quý đã có. Vâng! Anh đã có khá nhiều trong thơ!” (Trần
Quang Quý và Đồ thị của những giấc mơ, Báo Văn nghệ, số 15/9/2004).
Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha cho rằng : “Để “du ca thành cõi lạ”, Quý
không tìm ra ngoài những chữ nghĩa tân kỳ, những tạo hình rối mắt mà tìm
vào trong tận cùng cảm xúc một cách thốt lên trầm tĩnh và giản dị. Đọc quý
không thấy mỏi vì không phải lên gân, không phải kiễng chân. Cõi lạ của Quý
cứ thế tự nhiên xâm chiếm ta như không khí, như ngày đêm, như mùa qua,
những giai điệu du ca gần gũi như tâm tình, chân thành như chia sẻ… Trong
bí mật của kiếm tìm, sáng tạo, Quý tìm tới sự thường nhiên trong chiêu thức
đảo chữ, đảo mà thành không đảo, chơi mà hóa thật, như không mà ra trĩu
nặng. Vậy là trong cuộc Olempic thơ Việt đầu thế kỷ mới, cung thủ Trần
Quang Quý với độ căng của dây cung triết lý, với sức nhọn của thi ảnh, với sự
tự tin của cảm xúc đã bắn tới đích của sự mới mẻ bằng những câu thơ như
mũi tên bay theo giai điệu du ca để tạo thành cõi lạ” (Tạp chí Nhà văn, số
9/2004).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cảm hứng chính thơ Trần Quang Quý và những nét đặc sắc nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu :
Trần Quang Quý sáng tác cả thơ và văn xuôi. Trong phạm vi của một đề

tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát những tác phẩm thơ của anh
đã đƣợc in ở trong các tập thơ:
- Nói với em trong căn nhà chật
- Mắt thẳm
- Giấc mơ hình chiếc thớt
- Siêu thị mặt
- Cánh đồng người (song ngữ)

10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để triển khai đề tài, ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp chính sau đây:
phƣơng pháp tiểu sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp cấu
trúc - hệ thống, phƣơng pháp so sánh.
5.1. Phương pháp tiểu sử.
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng chủ yếu ở chƣơng 1 – tìm hiểu
con ngƣời tác giả, những yếu tố hình thành tài năng văn chƣơng của Trần
Quang Quý.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Đây là phƣơng pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói
chung. Chúng tôi sẽ vận dụng phƣơng pháp này để phân tích câu thơ, khổ thơ,
đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận
điểm của luận văn.
5.3. Phương pháp cấu trúc- hệ thống
Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống giúp ngƣời viết nhìn thơ Trần Quang
Quý trong mối tƣơng quan với nền văn học Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu quá
trình ổn định và phát triển của thơ Trần Quang Quý trong cái nền chung của
thi ca Việt Nam giúp ngƣời viết nhận ra những nét riêng không hoà lẫn của
Trần Quang Quý so với các nhà thơ cùng thời.
5.4. Phương pháp so sánh
Mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp so sánh là để khẳng định nét

độc đáo, đặc sắc của phong cách thơ Trần Quang Quý trong mối tƣơng quan
so sánh với các tác giả, tác phẩm khác ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại. Với
việc sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu, lí giải và xác
định rõ những giá trị cũng nhƣ đóng góp của thơ Trần Quang Quý trên nhiều
bình diện khác nhau.

11
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, kèm theo Phụ
lục, phần nội dung chính của luận văn trình bày theo ba chƣơng:
Chƣơng 1. Trần Quang Quý và hành trình sáng tạo thơ
Chƣơng 2. Ba cảm hứng chính trong thơ Trần Quang Quý
Chƣơng 3. Một số phƣơng diện cơ bản về nghệ thuật thơ Trần Quang
Quý




















12
NỘI DUNG
Chƣơng 1.
TRẦN QUANG QUÝ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ

1.1. Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975
Sự đa dạng về phong cách và sự phong phú về giọng điệu là đặc điểm
nổi bật của thơ Việt sau 1975. Nếu trƣớc đây, Tố Hữu và Chế Lan Viên đƣợc
coi là những ngƣời lĩnh xƣớng của thơ ca kháng chiến thì sau 1975, hiện
tƣợng này không xuất hiện trở lại. Thay vào đó, mỗi ngƣời có cách thể hiện
cái nhìn nghệ thuật của mình. Sự gần gũi về quan niệm và phong cách giữa
một số nhà thơ có thể hình thành một xu hƣớng, một phái nhóm chứ không
xuất phát từ một phƣơng pháp sáng tác độc tôn nào đó. Chính sự đa dạng và
sự “phân cực” về tƣ duy nghệ thuật, về khuynh hƣớng thẩm mĩ, về bút pháp
và ngôn ngữ là một dấu hiệu cho thấy thơ ca sau 1975 đang sải những bƣớc
chân mạnh mẽ trên con đƣờng hiện đại hoá. Ngƣời ta không còn thấy lạ khi
bên này là những nhà thơ đắm mình trong văn hoá truyền thống và bên kia là
những cách tân theo kiểu phƣơng Tây, bên này là những nhà thơ có ý thức tỏ
bày cảm xúc mãnh liệt và bên kia là những cây bút tỉnh táo giấu kín cảm xúc
của mình…Tất cả những phƣơng cách ấy đều có quyền tồn tại với điều kiện là
thơ họ phải có hay và mới. Nhƣng mới không có nghĩa là đoạn tuyệt với
truyền thống và hay không đồng nghĩa với những thuật xiếc chữ để tạo nên sự
tân kì mà trống rỗng.
Đọc thơ, suy cho cùng cũng một cách tiếp cận kinh nghiệm sống, tiếp
cận những giá trị tinh thần do nhà thơ sáng tạo nên. Nhƣng mỗi nhà thơ đều
phải sống trong một thời đại cụ thể, trong một không gian tinh thần cụ thể. Vì
thế, thơ họ, một mặt, thể hiện những suy tƣ cá nhân độc đáo nhƣng mặt khác,

những suy tƣ ấy phải thể hiện đƣợc tâm thế và trạng thái tinh thần của thời đại

13
mình. đây không phải là chuyện thể hiện “tinh thần công dân” trong sáng tạo
nghệ thuật mà thực chất, là năng lực cảm nhận chiều sâu thế giới của nghệ sĩ.
Bỏ qua điều này có nghĩa là rời bỏ quan điểm lịch sử khi xem xét và đánh giá
các giá trị nghệ thuật của các thời đại khác nhau. Điều đó đòi hỏi việc đánh
giá thơ ca nƣớc nhà trong hơn ba mƣơi năm qua cần đƣợc đƣợc nhìn nhận
một cách khách quan và xuất phát từ những tiêu chí khoa học hợp lý. Không
vì đánh giá cao những đổi mới trong thơ đƣơng đại mà xem nhẹ những đóng
góp của thơ ca thời kháng chiến và cũng không nên xuất phát từ tƣ duy nghệ
thuật thời kỳ 1945-1975 để bắt bẻ và hắt hủi những nỗ lực cách tân (thậm chí
có khi cực đoan) của những cây bút mong muốn đổi mới nhiệt thành.
Thơ ca hậu chiến cho thấy những chuyển đổi về tƣ duy nghệ thuật và ý
thức “cởi trói” để xác lập một quan niêm về nghệ thuật. Gắn liền với những
thay đổi ấy trong cấu trúc tƣ duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ trong hoàn
cảnh mới. Nhà thơ không phải là những ngƣời rao giảng đạo đức hay minh
họa cho một tƣ tƣởng sẵn có mà anh ta phải góp phần đánh thức những khát
khao, những niềm trắc ẩn của con ngƣời trên cơ sở trình bày cảm nhận của
mình về các giá trị. Nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám
phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định
để đi tìm những giá trị mới. Đây là lý do nhiều tác phẩm xuất hiện cảm hứng
“giải thiêng” và khát vọng muốn tìm đến những hình thức tổ chức ngôn từ
mới lạ.
Đọc thơ bây giờ, có cảm giác phần đông nhà thơ đều muốn chống
một cái gì đó cho đúng vẻ có bản lĩnh cách tân và hiện đại hóa; cố gắng phô
diễn sự vi phạm một điều gì đấy cho có vẻ hợp thời và thể hiện sự bạo dạn
của ngƣời cầm bút. Nhiều nhà thơ sáng tác sau 1986 muốn chống lại ngôn
ngữ sử thi, thơ điệu ca trƣớc kia; đối với họ đó là thứ ngôn từ đã trở thành sáo
rỗng, nhàm chán, phiến diện, cần dứt khoát từ bỏ để truyền cho thơ một điệu


14
thức mới, một đời sống thực sự mới mẻ. Họ có thể chống lại những quy ƣớc
chung của cộng đồng, những gì đƣợc cho là cấm kị, phi thơ, phi văn học; có
thể chống chính thế hệ đi trƣớc, những văn bản văn học trƣớc đó đƣợc lƣu
hành và có ảnh hƣởng nhất định đối với công chúng, chống lại một thứ ngôn
ngữ kiến tạo ra những con ngƣời điển hình. Thậm chí, họ chống lại sự diễn
giải có tính chất quán tính về thơ của họ, mọi sự đọc theo cách cũ, tiêu chuẩn
cũ, chống lại những nhà phê bình quen “cầm roi” và độc quyền chân lý. Nhƣ
vậy là, nhà thơ bây giờ tiếp tục đòi hỏi mở rộng tƣ duy và cách viết, muốn
làm mới bằng cách chống lại mọi thứ hiện hữu - từ quan niệm văn học, khuôn
mẫu thể loại, mỹ cảm, ngôn từ, đến những cách nhìn, cách cảm thế giới và
những thiết chế xã hội văn hóa đang ràng buộc, hiệu chỉnh, quyết định mọi
cái viết; kháng cự lại những cái viết chức năng/ công cụ.
Bản chất của thơ, của văn học nhƣ là sự chống lại những thói quen,
những cái hàng ngày, những thứ lâu ngày đã trở thành quán tính trƣợt ra ngoài
sự chú ý của chúng ta? Phải chăng sử dụng ngôn ngữ cấm kỵ, miêu tả những
vùng cấm kỵ, bộc lộ thái độ cấm kỵ là sự đổi mới thơ/ văn học đích thực?
Ngƣời viết nào cũng đối diện với một bên là bảo tồn, duy trì, triển diễn những
nội dung cũ, hình thức cũ - một sự quay trở về, hòa tan vào đám đông, bồi đắp
cho “những ngọn núi”; với một bên là kháng cự cái đã biết, tìm cách thay đổi,
làm khác đi, nhằm tạo ra những hình thức mới, nội dung mới - một sự mở
đƣờng, tiến về phía trƣớc. Sáng tạo là sự chống lại cái cũ, cái đã quen theo
nhiều đƣờng hƣớng khác nhau. Chống lại cái đã quen để làm khác, làm mới,
làm cho văn học phong phú hơn, đa dạng hơn và còn để thỏa mãn khoái cảm
thẩm mỹ, đánh dấu sự hiện diện của cá nhân. Sáng tạo bao giờ cũng là sự thay
đổi, tháo dỡ, “sai khác”, cấu trúc lại… nhằm tạo ra cái khác. Vì vậy, sáng tạo
là một hành động nguy hiểm, đầy khó khăn thử thách, không ít rủi ro và khó
tránh khỏi sự chỉ trích, chế giễu, phủ nhận của đám đông đại diện cho cái cũ.


15
Đích của sáng tạo không phải hƣớng đến cái tôi hay cái ta, mà là ngôn ngữ
mới, luật chơi mới, tri thức mới - những thứ có thể gây ra ở ngƣời đọc một
khoái cảm, hiệu ứng nào đó, thậm chí một sự khó chịu. Không có tham vọng
làm khác, tạo ra một ngôn ngữ mới, lời nói mới, kí hiệu mới, cách nhìn mới
nào thì sự viết đó coi nhƣ chƣa có ý thức sáng tạo, chƣa có bản lĩnh sáng tạo.
Khoái cảm của ngƣời viết thể hiện ở chỗ anh ta say mê với ngữ pháp mới,
quan niệm mới, cách nhìn mới, ý tƣởng mới, từ ngữ mới. Khoái cảm của anh
ta là khoái cảm với những câu chữ, kí hiệu - tự do nghĩ ra những phát ngôn
mới, nỗ lực tìm kiếm cách nói mới, đặt ra những từ ngữ mới, cấu trúc những
nhịp điệu khác và lạ.
1.2. Trần Quang Quý đời sống và sáng tạo thơ
1.2.1. Tác giả Trần Quang Quý
Nhà thơ Trần Quang Quý, sinh năm 1955, quê xã Xuân Lộc, huyện
Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1971-1977, là công an nhân dân vũ trang
(nay là bộ đội biên phòng). Năm 1983-1985, học khoá II, trƣờng viết văn
Nguyễn Du. Năm 2000, cử nhân Anh ngữ, đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Anh đã
từng là cán bộ văn hóa Vĩnh Phú; Tổng biên tập tạp chí Dân số & Gia đình;
Tổng biên tập báo Gia đình & Xã hội; Phó ban nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt
Nam. Hiện đang là Phó Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tác giả làm báo
và sáng tác văn thơ. Thơ Trần Quang Quý thƣờng phát hiện từ khía cạnh thầm
kín trong tâm hồn và có cách tân về hình thức; từng đƣợc giải nhì thơ của tạp
chí Văn nghệ Quân đội, giải thƣởng thơ của tuần báo Văn nghệ và của Hội
Nhà văn Việt Nam. Trần Quang Quý quan niệm: "Thái độ sống quyết định
sáng tác. Tôi cho rằng, dù làm bất cứ việc gì, nếu không tận tâm, tận lực với
nó thì chỉ có thể thành thợ. Văn chương lại khó khăn hơn nhiều; đặc biệt là
thơ. Nó đòi hỏi sự ký thác máu thịt, một thái độ văn hoá, một sự đồng cảm
lớn ".

16

1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ
Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định “Nghệ sĩ là ngƣời biết khai thác
những ấn tƣợng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tƣợng có
cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tƣợng ấy có đƣợc hình thức
riêng”. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta
có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác, là một phong cách
độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không?
Những sáng tác của Trần Quang Quý “không muốn lặp lại những nẻo
đƣờng ngƣời khác đã từng đi. Anh muốn đƣa thơ vƣơn tới tầm tƣ duy mới mẻ
của thơ ca hiện đại” (Nguyễn Đăng Điệp). Những sáng tác của anh đƣợc độc
giả và các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao nhƣ các tập thơ: Viết tặng
em trong ngôi nhà chật (1990); Mắt thẳm (1993); Giấc mơ hình chiếc thớt
(2003); Siêu thị mặt (2006); Cánh đồng người (song ngữ Việt – Anh, 2010).
Ngoài ra, còn có : Bờ sông trăng sáng (tập truyện ngắn, 2010), Lời sám hối
muộn mằn, chị Châu (Phim truyện – đã phát trên VTV3 và nhiều truyện ngắn,
bút ký…
Với những đóng góp của mình, Trần Quang Quý đã giành đƣợc nhiều giải
thƣởng Văn học – nghệ thuật:
Giải nhì tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1984
Giải thơ tuần báo Văn nghệ các năm 1990 -1991, 1994-1995.
Giải ba truyện ngắn báo Ngƣời Hà Nội, 1995.
Giải thƣởng Văn học 2004, Hội Nhà văn Việt Nam.
Giải thƣởng Bông lúa vàng (Viết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
năm 2011).

17
1.3. Những yếu tố hình thành phẩm chất thơ của Trần Quang Quý
1.3.1. Quê hương – Vùng bán sơn địa.
Mỗi nhà thơ đích thực đều kỳ vọng tạo lập một vùng đất, một địa
danh, một không gian văn hóa xác tín chân thi của mình, từ đó mà tỏa vọng

đến một không gian rộng lớn hơn, sâu sắc hơn trong thế giới và vẻ đẹp của thi
ca. Có nhà thơ “địa danh” là phong cách, giọng điệu, là dòng chảy ngôn ngữ,
hệ thống thi ảnh,…; lại có nhà thơ có cả giọng điệu và tiếng nói từ thẳm sâu
tâm hồn, sự giăng níu về một vùng đất máu thịt, tạo dựng nên không gian thi
cảm riêng, và lớn hơn, không gian văn hóa của thơ mình.
Trần Quang Quý sinh ra tại một làng quê vùng trung du – bán sơn địa
Phú Thọ, một vùng đất có lịch sử văn hiến lâu đời với nhiều lễ hội thể hiện
nét văn hóa đặc trƣng của vùng “đất Tổ” nói tiêng và của dân tộc nói chung.
Anh đã hƣớng ta chú ý đến vẻ đẹp của bức tranh tình yêu nơi làng quê, đến
dinh hoạt bình dị mang đậm nét văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam
nhƣ không khí ngày tết, lễ hội, nét rất riêng của phiên chợ quê, hình ảnh
những chiếc cổng làng, những con đê, những đồng cỏ, đồi cọ, Có thể nói
rằng, Trần Quang Quý là thi sĩ của đồng quê. Mặc dù đề tài trong các sáng
tác của anh rất đa dạng nhƣ tình yêu, sự phức tạp của cuộc sống đƣơng đại
nhƣng rồi cuối cùng anh vẫn bị thôi thúc và lại trở về với làng quê yêu dấu mà
nó luôn hiện hữu trong anh là một tình yêu bẩm sinh.
“Ký ức hay đời sống thôn quê là mảng đời, là nguồn cảm hứng sáng tác rất
quan trọng trong thơ tôi. Nơi ấy: "Những thửa ruộng, như con dấu vuông
đóng dấu đời người trên bùn đất Nơi ông bà tôi đã yên rồi, bóng dáng
người di cảo trong hạt thóc Tất cả cùng hái gặt trên cánh đồng này, và
cánh đồng đã gặt hái họ" [89;19]
Đối với mỗi con ngƣời, quê hƣơng chính là “bầu sữa mẹ”, “là chùm khế
ngọt”, “là con đò nhỏ”,… Tình cảm với làng quê, thôn xóm luôn là nguồn

18
cảm hứng lớn bao trùm thơ Trần Quang Quý. Tình cảm da diết thƣờng trực
của nhà thơ với quê hƣơng đã trở thành nguồn mạch trong lành, tuôn chảy dạt
dào nhất và cũng chính là phần đặc sắc nhất hình thành phẩm chất thơ Trần
Quang Quý. Với tâm hồn tƣơi trẻ, hăng hái nhiệt tình trong tìm tòi khám phá,
sáng tạo, cùng với sức làm bền bỉ đáng khâm phục đã để lại một dấu ấn khá

đậm nét về một phong cách – Trần Quang Quý.
1.3.2. Hoạt động xã hội
Tại lễ trao Giải thƣởng văn học của Hội nhà văn VN năm 2004, tập thơ
"Giấc mơ hình chiếc thớt" của Trần Quang Quý đã đoạt giải B (không có giải
A). Anh trò chuyện về thơ và tập thơ đoạt giải của mình : “Tôi cũng giống
nhiều người cùng thế hệ, đến với văn chương như một sự tình cờ. Tình cờ ở
chỗ, khi còn đi học phổ thông chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là người sáng tác
văn học. Tôi đi bộ đội cuối những năm chống Mỹ. Chính những năm tháng
đầy biến động và tâm trạng ấy, văn chương lại tình cờ đến với tôi như một sự
giải tỏa của tâm hồn. Thời gian về sau, sáng tác mới thành ý thức rõ rệt khi
chấp nhận dấn thân vì nó”.
Trần Quang Quý đã trải qua nhiều vị trí trong công việc của mình, anh
đã đƣợc đi nhiều nơi trên đất nƣớc, tham gia nhiều hoạt động xã hội, anh đã
đƣợc chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của đất nƣớc mình, cũng đƣợc chứng kiến những
số phận éo le của cuộc sống “Những cái mặt di cƣ trong nhau; đến nỗi quên
lối về mặt thật”. Anh nhận thấy cuộc sống đƣơng thời với bao sự phức tạp,
làm ngơ trƣớc những phận đời trôi nổi : “Những đôi mắt khẩn hoang lần tìm
long hƣớng thiện; Lòng thiện bôi trơn trên những mũi giày, lặng thinh qua
phố…”.
1.3.3. Giao lưu, học tập
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, môi
trƣờng làm việc thuận lợi khi anh đƣợc tiêp xúc với các tác phẩm và đƣợc

19
trực tiếp trao đổi nhiều với các nhà văn, nhà thơ đƣơng thời, đƣợc nghe những
lời đóng góp xây dựng chân thành của các nhà nghiên cứu phê bình gạo
cội,… đã giúp anh có sự chọn lọc trong quá trình sáng tác của mình; tạo cho
anh có một phong cách thơ riêng, khó có thể lẫn với bất cứ nhà thơ Viêt Nam nào.
1.4. Quan niệm nghệ thuật của Trần Quang Quý
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa : “phong cách nghệ thuật là một

phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo
trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riệng lẻ, trong trào lưu văn
hóa hay văn học dân tộc”
Nhà văn muốn có phong cách riêng phải có tƣ tƣởng nghệ thuật riêng,
phải có một vùng thẩm mỹ riêng, có cách cảm nhận riêng, đọc đáo về thế giới,
con ngƣời, cuộc sống, xã hội. Phong cách không phải là một hiện tƣợng ngẫu
nhiên, tự phát mà là cả một quá trình vận động, chuyển biến, thậm chí có cả
những thay đổi… nhƣng thực sự bên trong thƣờng chứa đựng nét thống nhất,
ổn định, xuyên suốt. Phong cách của nhà văn khi đã hình thành thƣờng có tính
bền vững. Để tạo ra phong cách, ngoài yếu tố thế giới quan còn có nhiều nhân
tố khác nhƣ truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, đối tƣợng tiếp nhận,…
Nói tóm lại, Phong cách nghệ thuật của nhà văn là cá tính sáng tạo đƣợc thể
hiện rõ rệt ở đề tài, cảm hứng, nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, giọng điệu
và ngôn ngữ đặc sắc, độc đáo của nhà văn đó. Mỗi nhà văn, nhà thơ có phong
cách nghệ thuật riêng, không giống bất cứ ai.
Trong quá trình sáng tác, Trần Quang Quý luôn trăn, suy ngẫm tìm tòi để
tạo cho mình một phong cách sáng tạo riêng, đôc đáo. Anh quan niệm : “Thơ
phải ngắn gọn, súc tích, không nên rườm rà, phải nói ít, viết ít nhưng độc giả
lại hiểu nhiều. Thơ hay là phải chắt lọc những tinh túy nhất từ tâm hồn con
người”.

20
Chƣơng 2
BA CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ TRẦN QUANG QUÝ
2.1. Cảm hứng về nông thôn.
2.1.1. Nông thôn lam lũ.
Mỗi con ngƣời đều có một vùng đất, miền quê đƣợc gọi là quê hƣơng.
Đó là nơi ta sinh ra, trƣởng thành và lớn lên. Dù sau này có đi dến bất cứ một
phƣơng trời nào thì hình bóng quê hƣơng vẫn in đậm trong tâm trí. Với Trần

Quang Quý, vùng đất trung du – bán sơn địa nơi mà anh đƣợc sinh ra, luôn in
dấu sâu nặng trong tâm can. Đó là một vùng quê lam lũ, “Bấm lên sườn đồi
mang một niềm đau sỏi; sục tận bùn lầy mà nghe tiếng đất; những ký ức
mảnh chai, nhứng sớm trần sương giá; tít tắp nẻo xa” (Điệp khúc những
ngón chân).
Nhà thơ Trần Quang Quý tâm sự : “Nông thôn là nguồn cội, là máu thịt,
là nơi những người thân tôi sinh sống đời này qua đời nọ… Vì vậy, với tôi,
viết về nông thôn như là lẽ tự nhiên, là quan tâm thường trực của cả quá trình
sáng tác, ngay từ những tập thơ đầu”.
Trần Quang Quý đặc biệt quan tâm đến những con chữ có đời sống
riêng, những lời với âm - nghĩa - cú pháp đặc biệt nào đó. Anh thƣờng nói đến
những “cơn bão ngôn từ”, những xác chữ, xác từ, và những “chiếc lƣỡi đi
qua ngàn cơn bão từ vựng”. Thế giới hiện ra trƣớc Trần Quang Quý ồn ào,
phồn tạp, trồi sụt bất định. Đó là thế giới đa ngôn, đại ngôn; “thế giới những
ngón tay”, thế giới đƣợc hình dung nhƣ một “siêu thị”, “sàn diễn”. Ở đấy, ý
thức về lời nhƣ một ý thức về sự kiến tạo, về “ngôi nhà của hữu thể”, về quan
hệ giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt, bao gồm cả những quy chế, quy ƣớc
phát ngôn đang vận hành trong đời sống. Đằng sau câu chuyện về siêu thị
mặt, siêu thị lời của Trần Quang Quý là những ngẫm nghĩ sâu sắc của anh về

21
con ngƣời và cuộc sống hiện thời. Chúng ta đã từng gặp cái nhìn ám ảnh nhƣ
thế ở Siêu thị mặt…
Màu tự do của đất tạo ra hai thế giới. Một thế giới nổi chìm trong
ngoặc, những con chữ bị quy tắc hóa, bức bối, tù túng “có lúc muốn lồng
lên”, muốn phá tung mọi giới hạn, muốn đổ đầy vào nó những tiềm thức, vô
thức; đó là thế giới rỗng của những xác chữ. Một thế giới của đa ngôn, đa
thanh, tự do sinh sôi, bất quy tắc, mọi thứ đều có quyền tồn tại ngay cả sự
rỗng nghĩa. Trần Quang Quý đề cập giữa một bên là sự tự do của lời; và bên
kia là sự đóng khung câu chữ. Thơ anh nghiêng hẳn về thứ quyền đƣợc nói,

quyền đƣợc tự do suy nghĩ, cảm nhận, “quyền chính danh văn bản, một đặc
quyền không đóng ngoặc tƣ duy”. Trong bài thơ Ngoặc đơn tác giả viết: “Nỗi
buồn trong cấu trúc cô đơn/ chiếc ngoặc mong manh gông cùm phận chữ/
những con chữ một đời vai phụ/ những con chữ chỉ giản dị làm phu giải
nghĩa/ cũng một đời thèm/ tháo ngoặc/ Tự Do!”. Nói về ngoặc đơn là nói về
ranh giới, về những vai phụ. Hình ảnh ngoặc đơn - vai phụ là một trong
những hình ảnh rất đắt của Trần Quang Quý. Đằng sau hình ảnh ngoặc đơn
không đơn giản là chuyện câu chữ nào đó cần giải nghĩa, bồi nghĩa hay sự cần
có những lời khác, tiếng nói khác, câu chữ khác thuyết minh thêm; mà còn là
chuyện những con chữ đang bị gông cùm, chỉ đảm nhận chức năng bổ sung,
nói thêm, nói về, làm phu giải nghĩa, và vì thế nó thƣờng đƣợc (phát âm) lƣớt
qua với giọng nhỏ hơn, thấp hơn. Đó là chuyện của con ngƣời, chuyện vừa có
tính cách muôn thuở vừa có tính thời sự, chuyện ám ảnh, day dứt; chuyện về
khát vọng tự do cất lời của những con chữ trong ngoặc đơn. Thèm tháo ngoặc
là thèm tự do; thèm thoát khỏi sự đóng khung trong những vai phụ để đƣợc
chính danh; thèm đƣợc tự nói về chính mình, nói với giọng to hơn, cao hơn;
tự thân có nghĩa, có giá trị; là thèm bình đẳng, kết nhập vào các câu chữ khác
tạo thành một khối dòng liền mạch, một cấu trúc chỉnh thể, không thể chia

22
cắt, tách rời, không bị giới hạn. Ngoặc đơn góp một tiếng nói khác về thân
phận con chữ suốt đời đóng vai phụ, những con chữ mà hồn vía của nó đƣợc
dùng để trao cho con chữ khác, hƣớng về con chữ khác. Trần Quang Quý nói
thấm thía về khát vọng tự do của những con chữ bị đóng khung, bị vây hãm,
bó buộc bởi các “quy tắc ngữ pháp” mà một xã hội, cộng đồng đặt định cho
nó, gán cho nó. Tinh thần bài thơ là chống lại các “quy tắc ngữ pháp”. Thơ
Trần Quang Quý thoát khỏi những ồn ào sáo rỗng, “xủng xoảng ngôn từ”-
nhƣ cách nói của tác giả, chính từ những tìm kiếm, suy tƣ sâu lắng nhƣ vậy.
Trần Quang Quý nói khá nhiều về tự do, sự bừng thức và khai mở. Bài
thơ Sự sáng là một ví dụ. Ở đây ngƣời viết tạo ra hàng loạt kí hiệu. Không

gian thơ tràn đầy ánh sáng bừng ngộ, nhớ lại, tái sinh, sự sống, sự trỗi dậy, sự
chuyển động đột khởi, sự tái liên kết, tinh khiết, năng lƣợng…. Giữa nhiều
hình ảnh biểu tƣợng, nổi bật là “ánh sáng của một ngày tự thức”, thứ ánh sáng
đối lập với bóng tối của vô thức, tiềm thức, lãng quên, các ngăn kín. Đành
rằng, nói về ánh sáng không mới mẻ, nhƣng mô tả nó nhƣ biểu trƣng “đánh
thức bản nguyên”, lòng trắc ẩn, sự vƣơn tới tự do, khám phá chiều sâu của
tâm hồn là một nỗ lực đáng quý của Trần Quang Quý: “Ánh sáng của một
ngày tự thức/ ánh sáng len lỏi vào ngõ quen, vào ngóc ngách vô cảm/ đánh
thức bản nguyên/ cởi nút thắt bóng tối nằm hoang muội trong bức tường câm
thức/ Ánh sáng dẫn tôi bò qua những con dốc nhịp thở/ gõ cửa trái tim cảm
hứng/ bánh xe trật tự khởi quay/ và bật dậy trong tôi những lãng quên biền
biệt chân trời… ánh sáng khoan thoai trong khung cửa ngộ thức/ hình như tôi
vừa tự mở khóa mình”. Ở đây hành động, nhịp điệu của ánh sáng trở thành
những dấu hiệu biểu hiện sắc thái tinh tế của tƣ duy, lý tính (ánh sáng dựng
lên, len lỏi vào rãnh quen, dẫn tôi bò qua tôi, gõ trái tim cảm hứng, ánh sáng
tan chảy, ánh sáng ghì thung lõm, ánh sáng khoan thai…). Sự sáng hƣớng dần
về sự tiếp nối, điều hòa giữa các yếu tố vô thức và ngộ thức. Sự sáng chống

23
lại tình trạng cá nhân tự giam hãm mình, vô cảm, im lặng, lãng quên, trì đọng;
Sự sáng hƣớng đến bản ngã, bản sắc của chủ thể phát ngôn; sự sáng không
phải đơn thuần kể về ánh sáng từ cái nhìn không gian, mà là câu chuyện về
thay đổi, sự sáng tạo ra hình ảnh mới, mở ra không gian mới, nhen nhóm lên
cảm hứng và nhận thức mới; là nhu cầu mở lòng hòa nhập, nhu cầu giải thoát,
“tự mở khóa mình” của chủ thể. Đọc Trần Quang Quý không phải đọc cái nổi
lên bề mặt ngôn từ mà đọc cái trật tự ẩn, đọc những không gian ký ức, tiềm
thức trong văn bản.
Để làm giàu cho khả năng biểu đạt, Trần Quang Quý hƣớng về nhiều
biểu tƣợng truyền thống, cấp cho nó những cảm quan mới. Trong cái nhìn của
tác giả, hình ảnh đất trở thành cái toàn thể, qua đấy thấy đƣợc những biến

thiên của cuộc đời. Có thể đọc từ đất những dấu chân, gƣơng mặt, lời nói,
những vực thẳm, cạm bẫy, bài học làm ngƣời: “Tôi đọc trên đất những bước
đi ngắn, những bước đi dài/những khi bước thấp, những khi bước cao/bài học
ban đầu/thuở còn lẫm chẫm/trang sách nhân gian đất bày vô tận/…Một đời
khát vọng/tìm gió/theo mây/mới hay mọi điều học ngay từ đất” (Từ đất). Đất
chính là cuộc đời, hiện thực, đất phong phú vô hạn, đất cấu trúc sự sống. Bài
học từ đất là bài học từ cuộc đời, trong nhân gian, và từ lịch sử; có thể học
làm ngƣời, học mọi sự trên đời từ ngay những thứ xung quanh ta, ngay dƣới
bàn chân ta. Từ đọc đến học là một sự lĩnh hội, thấm thía, chuyển hóa, và tri
ân. Trần Quang Quý chọn lựa ngôn ngữ giản dị tƣởng nhƣ không dụng công
tu từ để nói với chúng ta sự nghiệm sinh của cá nhân. Trong thơ Trần Quang
Quý chủ thể phát ngôn có tâm thế hƣớng về phía trƣớc, về cái đang mở ra,
đang bắt đầu, ngay cả khi ngƣời nói xuất phát từ truyền thống, những cái đã
quen thuộc; anh ta tìm cách để có đƣợc một tƣơng lai trong ngôn ngữ đang
kiến tạo. Từ đất là một cái nhìn động, là cái khởi đầu, là nền tảng và căn cƣớc

24
văn hóa “đất cùng ta mùa màng, đón ta về vô tận”. Bài thơ Từ đất là một bài
học đọc: sống là không ngừng đọc nếm trải. Từ đất cấp cho chúng ta một bài
học về sự lắng nghe, phải biết lắng nghe từ trang sách nhân gian và từ tự
nhiên, từ lịch sử của đất để có ứng xử phù hợp; nhƣng Từ đất còn gợi ra một
bài học về sự tìm kiếm các giá trị, ý nghĩa trong những cái giản dị, quen
thuộc, và trong các huyền thoại xa xƣa, các mẫu gốc (đất…), tìm đọc từ đất là
tìm về những giá trị cốt lõi. Từ đất chống lại cái nhìn bàng quan, đơn giản,
phiến diện; đồng thời từ chối những giấc mơ, khát vọng “tìm gió, tìm mây”,
những tìm kiếm viển vông, xa vời; nó kéo chủ thể trở về mảnh đất hiện thực,
đòi hỏi anh ta gắn bó với thực tế gần gũi.
Từ đất
Tôi đọc trên đất những bước đi ngắn, những bước đi dài
những khi bước thấp, những khi bước cao

bài học ban đầu
thuở còn lẫm chẫm
trang sách nhân gian đất bày vô tận

Tôi đọc trên đất những mùa hạt mẩy, những vị gừng cay
những cơn gió lép, những hạt sương gầy
những vết chân hanh, ngày mưa tướp mặt
tôi đọc trên đất những lời tiền nhân

Tôi biết hành trình có con đường thẳng, lại có khúc vòng

25
học những bước lùi để thêm bước tiến
học cách nhìn đêm để tỏ mặt ngày
bao nhiêu vực thẳm, cạm bẫy trên đường
cũng bao nhiêu cách đất làm mồ chon
Một đời khát vọng
tìm gió
theo mây
mới hay mọi điều học ngay từ đất…
18/3/2011
Trần Quang Quý là nhà thơ của giấc mơ về cánh đồng, ngƣời đánh
những cánh đồng tiềm thức, làm sống dậy ký ức đất đá, cây cỏ, mùi rơm rạ,
bùn đất. Anh không chối bỏ cội rễ, vùng quê miền núi của mình, có cảm giác
nhiều khi anh trốn phố về làng, thơ anh “trùng điệp bóng quê” nhƣng cũng
không hẳn ở yên đấy. Anh “không chỉ sống cho hoài niệm, mà đúng hơn,
muốn mang những hoài niệm rót vào cuộc sống hôm nay để làm mới nó, để
nó mang một ý nghĩa biểu đạt mới.” (Trần Quang Quý). Trong máu thịt Trần
Quang Quý rất gắn bó với không gian miền núi, nông nghiệp, với vùng đất
cội nguồn; hình ảnh ngày mùa, sƣơng muối, mùa cốm thơm, gió heo may, cây

cỏ… trở thành một phần ký ức thơ anh. Mặc dù hình ảnh thôn quê, làng quê
thƣờng xuyên hiện hữu trong thơ nhƣng đọc Trần Quang Quy thấy anh rất
mới, anh nói về làng quê bằng ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ đƣơng đại. Trong
Bài hát tháng Mười hình ảnh cánh đồng trở đi trở lại nhiều lần dƣới nhiều
dạng thức: cánh đồng châu chấu, cánh đồng cỏ dại, cánh đồng mê cảm, cánh
đồng mệt nhoài… Nói đến cánh đồng trong Màu tự do của đất là nói đến
không gian nguồn cội, đến vùng ƣớc mơ thẳm sâu, một nhịp trầm, chậm của

26
đời sống. Bài hát tháng Mười là bài hát về con đƣờng gieo hạt, về mùa dâng
hạt: hạt lúa và hạt ngƣời. Trần Quang Quý xem trọng không gian văn hóa gốc
(làng quê), coi đó nhƣ một giá trị bền vững, một mảng đời gắn bó, một nguồn
cảm hứng sáng tác dồi dào, một thứ trầm tích. Cũng do viết nhiều về cái đã
qua, về cái thực tại hơn cái mơ ƣớc, viễn cảnh, nên thơ Trần Quang Quý giàu
tính chiêm nghiệm, tính triết lí và ý nghĩa xã hội. Ở Trần Quang Quý cái nhìn
không gian thƣờng hƣớng về phía kí ức - những ngày xƣa, về con đƣờng đời -
những phận ngƣời, và thƣờng gắn với những suy tƣ, giấc mơ, ƣớc vọng có khi
“ngƣợc về cổ xƣa tiền kiếp”.
Bài hát tháng Mƣời

Những cánh đồng châu chấu vừa hát lên cùng gió tháng Mười
chúng mang hơi thở tháng Mười này sang những tháng Mười khác
tháng Mười dâng hạt
rón rén heo may
sương muối gặt hoàng hôn tóc mẹ
những giấc người bạc trắng giấc mơ

Tôi đi ngang những mùa cốm thơm thao thiết chân trời
em đã buộc tôi từng nút thắt ký ức
trăng hổn hển tuột đêm trinh nữ

tiếng hát sương khuya, cánh đồng cỏ dại
ngây ngất làn môi

Tôi gọi tên em giấc mơ tháng Mười
dọc những con đường thảng thốt heo may
trên bầu ngực mùa thu đang cốm
khảm khắc ngân âm điệu cánh đồng mê cảm
những lẻ mùa lẻ bóng lẻ ngày xưa

Sau vụ gặt những cánh đồng mệt nhoài nằm thở trong rơm rạ
những chiếc liềm mỏi gặt giờ nằm im trên vách
chúng vẫn cong lên hình dấu hỏi
những dấu hỏi ngàn năm mai táng trong thẳm sâu luống đất

×