Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 185 trang )


4

Mục lục
Trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Một số quy ước sử dụng trong bản luận án 3
Mục lục 4
Danh mục các bảng 7

Mở đầu 9
1. Tính cấp thiết của đề tài 9
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11
3. Điểm mới của luận án 12
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 14
5. Cơ sở lý luận 15
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 15
7. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 18
8. Kết cấu luận án 20

Chương 1. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài 22
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 22


5
1.2. Một số khái niệm 26
1.3. Những quan điểm tiền mác xít về tội phạm 35
1.4. Những quan điểm mác xít về tội phạm 38
1.5. Các lý thuyết nghiên cứu về tội phạm 41
1.5.1. Các lý thuyết dựa vào nguyên nhân có tính chất cá nhân 42


1.5.2. Các lý thuyết dựa vào các nguyên nhân có tính chất xã hội 44

1.6. Phương pháp tiếp cận đề tài 56
Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật của nhóm người chưa thành niên ở
Việt nam hiện nay 60
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế-xã hội ở nước ta trong những năm đổi mới
60
2.2. Tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên 65
2.2.1. Tình hình về lứa tuổi chưa thành niên 65
2.2.2. Vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên 68
2.3. Đặc điểm xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật 72
Chương 3. Tác động của các nhân tố xã hội Đến hành vi vi phạm pháp
luật ở người chưa thành niên 97
3.1.Môi trường gia đình 98
3.2. Môi trường nhà trường 117
3.3. Môi trường cộng đồng 132
3.4. Tệ nạn xã hội 140
Kết luận và khuyến nghị 145
Chú thích 152
Danh mục công trình của tác giả 153

6
Tài liệu tham khảo 154
Phụ lục 1 162
Phụ lục 2 166
Phụ lục 3 178


















7
Danh mục các bảng

Trang
Bảng 1.1. Chuẩn và lệch lạc 32
Bảng 1.2. Phân loại các lệch lạc, theo Merton 47
Bảng 2.1. Số liệu người chưa thành niên vi phạm pháp luật 72
Bảng 2.2. Phân nhóm mẫu nghiên cứu theo tuổi 73
Bảng 2.3. Phân nhóm mẫu nghiên cứu theo giới tính 74
Bảng 2.4. Trí nhớ về ngày sinh của các đối tượng nghiên cứu 74
Bảng 2.5. Nghề nghiệp của bố 75
Bảng 2.6. Nghề nghiệp của mẹ 76
Bảng 2.7. Người nuôi dưỡng (sống cùng) 77
Bảng 2.8. Tình trạng đi học trước khi vào trường giáo dưỡng 78
Bảng 2.9. Trình độ học vấn khi ở trong trường giáo dưỡng
79
Bảng 2.10. Sở thích về môn học 80

Bảng 2.11. Tình trạng tự kiếm sống trước khi vào trường giáo dưỡng 81
Bảng 2.12. Thời gian tự kiếm sống 82
Bảng 2.13. Tình trạng no đói trước khi vào trường giáo dưỡng 83
Bảng 2.14. Mục đích sử dụng tiền (khi có) 83
Bảng 2.15. Quan hệ bạn bè 84
Bảng 2.16. Công việc của bạn bè thân thiết 85

8
Bảng 2.17. Sử dụng thời gian rảnh rỗi 86
Bảng 2.18. Tình trạng nghiện ngập 87
Bảng 2.19. Nguyên nhân phải vào trường giáo dưỡng 87
Bảng 2.20. Số lần bị bắt và được tha 89
Bảng 2.21. Lý do của những lần được tha trước 91
Bảng 2.23. Suy nghĩ về hành vi vi phạm pháp luật 92
Bảng 2.24. Hiểu biết về pháp luật 92
Bảng 2.25. Hiểu biết về “Công ước quốc tế về quyền trẻ em” 93
Bảng 2.26. Sự quan tâm của gia đình và người thân 94
Bảng 2.27. Suy nghĩ về tương lai 95
Bảng 3.1. Tác động của gia đình tới người chưa thành niên 99
Bảng 3.2. Tác động của nhà trường tới người chưa thành niên 199











9

mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới và nền kinh tế thị trường đã mở ra cho chúng ta
những khả năng to lớn về phát triển xã hội, nền kinh tế đất nước phát triển
năng động hơn, góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn
lên hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực đó, thì một
số mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng đang gây ảnh hưởng xấu đến
đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó có những người chưa
thành niên. Người chưa thành niên là một nhóm người hết sức nhạy cảm với
cuộc sống, dễ tiếp thu, bắt chước cái mới, cái lạ, mà chưa nhận thức rõ được
cái đúng cái sai. Trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế-xã hội đất nước,
cũng như tình hình phạm tội nói chung, vấn đề người chưa thành niên vi
phạm pháp luật cũng diễn biến phức tạp cả về qui mô lẫn tính chất. Xét về cơ
cấu, người chưa thành niên đã phạm vào hầu hết các tội danh được quy định
trong bộ luật hình sự, cũng như có mặt trong hầu hết các tệ nạn xã hội.
Hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên khá đa dạng.
Ngoài những trường hợp bột phát hoặc giữ vai trò chủ động như trộm cắp vặt,
người chưa thành niên còn vi phạm pháp luật với những ý đồ được chuẩn bị
trước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo nhóm. Tuy nhiên, cũng không ít các
em tham gia với vai trò đồng phạm do bị lôi kéo hoặc có sự chỉ huy của người
lớn. Thông thường, người chưa thành niên vi phạm pháp luật có tính chất cơ
hội, nhất thời, thiếu suy nghĩ chín chắn và động cơ không sâu sắc.

10
Theo thống kê của Bộ Công An, hàng năm vi phạm pháp luật ở lứa tuổi
người chưa thành niên trên toàn quốc chiếm một tỷ lệ khá cao, với những diễn
biến ngày càng phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất. Nếu lấy năm 1986 làm

mốc (100%) thì năm 1997, con số này tăng gấp hơn 3 lần (327%).
Những vấn đề nhức nhối về người chưa thành niên vi phạm pháp luật
trên đây đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh,
phát triển. Tất cả chúng ta đều có thể biết được hành vi trộm cắp hay cướp
giật của người chưa thành niên đều do nguyên nhân thiếu tiền, cần tiền, đua
đòi , nhưng không phải chúng ta chỉ cần giải quyết các nguyên nhân dẫn đến
các hành vi đó bằng những cách như: thiếu tiền thì cung cấp tiền, hay phạt
thật nặng để lần sau không vi phạm nữa , mà chúng ta phải tìm hiểu nguồn
gốc phát sinh của vấn đề để có hướng giải quyết triệt để.
Nghiên cứu về trẻ em nói chung và người chưa thành niên vi phạm
pháp luật nói riêng trong quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, tác động của
môi trường xã hội đối với người chưa thành niên qua các thời kỳ, để giảm
thiểu những phản ứng, hành vi, thái độ sai lệch, trái ngược với pháp luật, đạo
đức và truyền thống xã hội.
Nghiên cứu nguồn gốc xã hội của những hành vi vi phạm pháp luật của
người chưa thành niên là một yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận, nhận thức, góp
phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lệch lạc, tội phạm với cơ cấu xã hội và với
quá trình phát triển xã hội, làm rõ hơn những điều kiện xã hội, nguyên nhân
sâu xa và các yếu tố bên ngoài tác động đến những hành vi sai lệch với chuẩn
mực xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật.

11
Đấu tranh với các loại tội phạm là hoạt động đa dạng của các cơ quan
lập pháp, hành pháp, tư pháp, của các tổ chức xã hội, và của toàn dân, vì vậy
phải được thực hiện một cách có tổ chức và quản lý một cách thống nhất.
Nghiên cứu nguồn gốc xã hội của những hành vi vi phạm pháp luật của
người chưa thành niên là một đòi hỏi cấp thiết của thực tế, trên cơ sở những
hiểu biết về nguồn gốc xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật sẽ
giúp một phần cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội có sơ sở để đề ra được
những biện pháp đấu tranh phòng ngừa một cách kịp thời và hiệu quả, góp

phần vào việc thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, giữ gìn
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo nghị quyết 09 của Chính phủ,
góp phần giảm thiểu số người chưa thành niên vi phạm pháp luật, phạm tội,
nhờ việc giáo dục tuyên truyền hướng dẫn cho người chưa thành niên những
kiến thức cần thiết và phù hợp với quá trình phát triển của các em. Tuy không
trực tiếp nghiên cứu về phương pháp giáo dục, song thông qua nguồn gốc sâu
xa của mọi hành vi vi phạm pháp luật, lệch lạc ở người chưa thành niên, luận
án này cũng có thể cung cấp một số căn cứ và tư liệu cho những người làm
công tác giáo dục người chưa thành niên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu nguồn gốc xã hội của các hiện tượng vi phạm pháp luật ở
người chưa thành niên qua khảo sát 3 trường giáo dưỡng của Bộ Công An
nhằm cung cấp cơ sở khoa học giúp các cơ quan có trách nhiệm những biện
pháp phòng ngừa và hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật ở người chưa
thành niên, góp phần tạo nên một thế hệ trẻ lành mạnh về đạo đức, khoẻ về

12
thể lực và tinh thần, góp sức mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
2.2. Nhiệm vụ
- Nhận diện thực trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên.
-Phân tích nguồn gốc xã hội của các hành vi vi phạm pháp luật ở người
chưa thành niên.
-Đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục người chưa thành niên trong gia đình, nhà trường cũng như các tổ chức xã
hội.
3. Điểm mới của luận án
Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong những năm qua,

Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong sự nghiệp chăm sóc giáo dục
thế hệ tương lai của đất nước. Năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em đã được ban hành. Đảng và Chính phủ đã triển khai Chương trình hành
động quốc gia Vì trẻ em (1991- 2000) với 7 chương trình chăm sóc sức khoẻ,
6 chương trình giáo dục và 4 chương trình phòng chống tệ nạn liên quan đến
trẻ em. Trong các chương trình quốc gia đó, nhiều nhà từ thiện, nhiều tấm
lòng yêu trẻ và các nhà nghiên cứu tâm huyết đã đi sâu nghiên cứu các đề tài
khoa học về người chưa thành niên.
ở nước ta, xã hội học nói chung là ngành khoa học xã hội còn non trẻ,
xã hội học tội phạm lại càng mới mẻ hơn. Hệ thống lý luận về xã hội học tội
phạm chưa được nghiên cứu đầy đủ; chưa có những tài liệu nghiên cứu và

13
giảng dạy chính thức về bộ môn này. Các tài liệu có liên quan còn nằm rải rác
trong các bài báo, sách nhỏ, bài ghi các bài giảng. Vấn đề tội phạm hiện nay
vẫn nằm trong các nghiên cứu thuộc phạm vi luật học (tội phạm học), tâm lý
học, giáo dục học,
Những nghiên cứu về xã hội học tội phạm trẻ em ở nước ta cho đến nay
có thể nói là rất ít. Một số tổ chức nước ngoài, cơ quan nghiên cứu khoa học
và một số ngành chức năng đã có một vài nghiên cứu, bài viết về trẻ em làm
trái pháp luật, song phần lớn là đứng trên góc độ tâm lý học, luật học như trên
đã nói.
Ngoài những bài báo, sách nhỏ, có thể nêu lên đây một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài này:
1. Tình trạng phạm tội của thanh thiếu niên hiện nay ở Hà Nội (Trần
Đức Châm, Đại học An ninh nhân dân) trong đó chủ yếu liệt kê và cung cấp
số liệu điều tra, phân tích một số nguyên nhân và đề xuất một số cách giải
quyết vấn đề. Phạm vi nghiên cứu của công trình này là những đối tượng cho
đến 30 tuổi và chỉ trong phạm vi Thành phố Hà Nội.
2. Nghiên cứu về mặt tâm lý xã hội đối với tội phạm và các vi phạm

pháp luật của người chưa đến tuổi thành niên và việc tổ chức phòng ngừa các
tội phạm và vi phạm nó (Đào Trí úc, Viện Nhà nước và Pháp luật). Tài liệu
này đứng trên góc độ luật học để xem xét về tâm lý tội phạm. Tác giả có một
số đề xuất về phương pháp phòng ngừa.
3. Hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội của lực
lượng công an nhân dân trong tình hình hiện nay (Đỗ Bá Cở, Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân). Đây là một luận án tiến sĩ về luật học chủ yếu chú trọng

14
hoạt động của các lực lượng công an nhân dân trong công tác phòng ngừa tội
phạm.
Luận án này của chúng tôi có thể được coi là một trong số những
nghiên cứu đầu tiên về nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm pháp luật ở
người chưa thành niên từ tiếp cận xã hội học. Người chưa thành niên vi phạm
pháp luật là một hiện tượng, một thực tế tồn tại trong tất cả các xã hội. Mọi
Chính phủ, mọi quốc gia đều phải giải quyết vấn đề này theo những mức độ,
cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật của
mỗi nước. Nhưng dù ở đâu, chúng ta cũng đều thấy được vấn đề người chưa
thành niên vi phạm pháp luật là một vấn đề phức tạp và tinh tế. Đề tài này đi
sâu vào nghiên cứu những nhân tố xã hội ảnh hưởng tới những người chưa
thành niên, nghiên cứu những hành vi vi phạm pháp luật của họ dưới góc độ
xã hội học.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên
hiện nay ở Việt Nam.
4.2. Khách thể
Người chưa thành niên đã có hành vi vi phạm pháp luật ở nước ta.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về địa bàn và thời điểm điều tra: từ tháng 9-1998 đến tháng 9-1999

phỏng vấn dựa trên bảng hỏi (xem Phụ lục) tại ba trường giáo dưỡng (trường
số 1, số 2, số 4) với số mẫu là 300 em từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

15
Đề tài được đặt ra khá rộng lớn nhưng điều kiện nghiên cứu và quy mô
mẫu điều tra còn bị hạn chế, do đó nội dung được trực tiếp đề cập để khảo sát
và phân tích sẽ chỉ giới hạn vào một số vấn đề mà chúng tôi cho là trọng yếu.
Luận án chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu ảnh hưởng của gia đình, nhà
trường và cộng đồng (nơi cư trú) với hành vi vi phạm pháp luật ở người chưa
thành niên.
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật gồm nhiều nhóm, các em vi
phạm pháp luật ở nhiều mức độ (chưa bị phát hiện, đã bị phát hiện nhưng ở
mức độ nhẹ do gia đình bảo lãnh, giáo dục, kiểm điểm ), ở nhiều địa bàn
(trong nhà trường, trên đường phố ) nhưng trong luận án này chúng tôi chỉ
giới hạn nghiên cứu những người chưa thành niên đã có những hành vi vi
phạm pháp luật và buộc phải đưa vào các trường giáo dưỡng.
5. Cơ sở lý luận
Để triển khai đề tài nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng:
- nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- các lý thuyết xã hội học tội phạm, các khái niệm về chuẩn mực, lệch lạc.
Những quan điểm liên quan giữa xã hội học tội phạm với các ngành khoa học
hữu quan như tâm lý học, tâm lý học xã hội, tội phạm học.
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Môi trường
xã hội








Gia đình



Hành vi
Nhận
thức

16
- Kinh tế thị
trường
- Phân hoá
giàu nghèo
- Đô thị hoá
-Chính sách
xã hội






vi phạm
pháp luật
ở người
chưa
thành niên


Nhà
trường







Cộng đồng









Giả thuyết nghiên cứu
Những tác động tiêu cực của xã hội trong thời kỳ chuyển đổi từ một
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường đã làm
thay đổi một số giá trị truyền thống, làm cho một số người chưa thành niên
mất phương hướng, do đó dễ sa vào tình trạng vi phạm pháp luật.
Những hành vi vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên đều có
những nguyên nhân và điều kiện tác động riêng: do hoàn cảnh khó khăn, do
thiếu tiền, do ham chơi, đua đòi Những hành vi vi phạm pháp luật đó xuất
phát từ những nhận thức sai (không hiểu luật pháp, hiểu sai hoặc không
biết ) và có những thái độ lệch lạc (biết sai mà vẫn làm do tò mò, chống đối,

thách thức hay bất cần ). Những nhận thức và thái độ đó của các em không
phải do sinh ra đã có. Đó chỉ là những biến số phụ thuộc, bắt nguồn từ những
tác động của những biến đổi xã hội, bắt nguồn từ sự thay đổi các các giá trị
văn hoá, sự phân hoá giầu nghèo tới các nhân tố gia đình, nhà trường, cộng
đồng.
Tất nhiên, trong những hoàn cảnh xã hội như nhau, những cá thể có tố
chất đặc biệt có thể có sự phát triển không giống như những trường hợp bình
Thái
độ

17
thường: ngay trong những hoàn cảnh xã hội có khả năng sản sinh ra những
người chưa thành niên vi phạm pháp luật, vẫn có những người phát triển bình
thường, trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích.
1. Nguồn gốc từ gia đình
Gia đình rạn nứt, không đầy đủ (nghĩa là không có bố, mẹ, hoặc cả hai),
không gương mẫu trong đạo đức xã hội, trong cách sống, sinh hoạt, không có
điều kiện, thời gian quan tâm tới con cái hay ngược lại quan tâm thái quá mà
không có phương pháp giáo dục khoa học.
2. Nguồn gốc từ nhà trường:
Chất lượng giảng dạy chưa cao, tách rời công tác giảng dạy kiến thức
văn hoá với nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống, giáo viên thiếu gương mẫu,
thiếu trường lớp, cơ sở vật chất cho giáo dục, thiếu sự giáo dục cá biệt đối với
học sinh, kỷ luật nhà trường lỏng lẻo: đối phó một cách yếu ớt và không đầy
đủ với những hành vi sai trái của học sinh và giáo viên, tổ chức ngoại khoá,
giải trí cho học sinh còn kém, chưa thu hút được học sinh vào các hoạt động
xã hội, thiếu sự quan hệ cần thiết với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã
hội ở địa phương của học sinh, vv
3. Nguồn gốc từ cộng đồng:
Công tác giáo dục truyền thông chưa được tốt, việc quản lý văn hoá

phẩm độc hại, ngoài luồng chưa được chặt chẽ. Các tổ chức xã hội còn thiếu
những cộng tác viên tâm huyết với công tác xã hội ở cộng đồng, thiếu các
công viên, câu lạc bộ thể thao văn hoá, thư viện , phục vụ miễn phí cho
người chưa thành niên vui chơi và rèn luyện (hoặc đã có nhưng chỉ hoạt động
mang tính hình thức hoặc cầm chừng ), phát triển quá nhiều các dịch vụ trò

18
chơi, tụ điểm không mang tính chất giáo dục, lôi kéo người chưa thành niên
đến những vấn đề tiêu cực của cuộc sống, việc phát triển luật, thi hành luật
pháp và việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ở người
chưa thành niên còn có những hạn chế.
Tuy nhiên, bản thân gia đình, nhà trường và cộng đồng cũng chỉ là
những biến số trung gian chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội (kinh tế thị
trường, phân hoá giầu nghèo, chính sách xã hội ).
Nhưng biến số độc lập (môi trường xã hội) này cũng có tác động hai
chiều (tích cực, tiêu cực) tới người chưa thành niên. Theo chiều tích cực,
người chưa thành niên sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, còn nếu
ngược lại, sẽ tạo ra những con người không đủ phẩm chất đạo đức, năng lực
để góp phần xây dựng đất nước.
7. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Phương pháp điều tra chủ yếu được sử dụng trong luận án này là phỏng
vấn bằng bảng hỏi (xem nguyên văn Bảng hỏi ở phần Phụ lục). Bảng hỏi này
gồm những câu hỏi xoay quanh cuộc sống của các em học sinh trong trường
giáo dưỡng trước khi vào trường và thời gian ở trong trường. Mẫu điều tra là
300 phiếu. Phần lớn các trường hợp đều được tiến hành theo hình thức phỏng
vấn trực tiếp và người đi phỏng vấn tự ghi chép điền vào phiếu điều tra. Bên
cạnh đó, một phương pháp khác cũng được sử dụng để bổ sung làm rõ vấn đề
là phỏng vấn sâu để tìm hiểu một số trường hợp tiêu biểu, ghi chép qua các
quan sát trường hợp, nghiên cứu hồ sơ cá nhân.


19
Ngoài hai kỹ thuật điều tra và phỏng vấn trên đây, chúng tôi còn tham
khảo các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu này trên các sách, báo, tạp
chí trong nước cũng như nước ngoài.
Do điều kiện hạn chế của người nghiên cứu, trước một tổng thể số
lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật khá lớn cũng như do tính chất
phức tạp của hiện tượng xã hội được chọn làm đối tượng nghiên cứu, chúng
tôi đã không thể sử dụng phương pháp chọn mẫu một cách hoàn toàn ngẫu
nhiên, mà đã áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình, hay còn gọi là điều
tra điển hình. Đây là nghiên cứu trường hợp tại ba trường giáo dưỡng:
- Trường phổ thông nội trú dạy nghề số 1, Thanh Trì, Hà Nội: đây là
một trường đặc biệt do Thành phố Hà Nội quản lý, không có học sinh nữ.
- Trường giáo dưỡng số 2, Ninh Bình: trường này phụ trách giáo dưỡng
người chưa thành niên các tỉnh phía Bắc.
- Trường giáo dưỡng số 4, Long Thành, Đồng Nai: phụ trách các tỉnh
phía Nam.
Mỗi đơn vị trường này được coi là một địa bàn điều tra mà trong đó
chúng tôi sẽ chọn theo tỷ lệ lớp, đội, tỷ lệ nam/nữ của mỗi trường. Sau khi
được giới thiệu về tình hình hoạt động chung của nhà trường và nghiên cứu
tổng thể các vấn đề, chúng tôi lập danh sách chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ
các hành vi vi phạm pháp luật, báo cáo, đề xuất với ban giám hiệu nhà trường
xem xét và tạo điều kiện tiến hành nghiên cứu.
Đặc điểm của mẫu điều tra

20
Như đã nói ở trên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi, đối
với 300 học sinh của 3 trường giáo dưỡng thuộc sự quản lý của Bộ Công An.
Chúng tôi đã chọn các Trường phổ thông nội trú số 1 - Hà Nội, đây là trường
đặc biệt do Thành phố Hà Nội quản lý, không nhận học sinh nữ mà chuyển

các học sinh nữ thuộc khu vực Hà Nội cho Trường giáo dưỡng số 2; Trường
giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình, nhận học sinh các tỉnh phía bắc và học sinh nữ
thuộc khu vực Hà Nội, và Trường giáo dưỡng số 4 (Đồng Nai) nhận học sinh
các tỉnh phía Nam. Việc lựa chọn này cũng tham khảo ý kiến chuyên gia, tức
là các cán bộ lãnh đạo các bộ phận hữu quan của Bộ Công An. Nếu tính cả
toàn quốc, thì còn hai trường chưa được nghiên cứu, đó là trường số 3 khu
vực miền Trung và trường số 5 được phát triển thêm ở các tỉnh phía Nam.
Chúng tôi không chọn thêm 2 trường số 3 và số 5 là vì theo các chuyên gia ở
Bộ cho biết thì tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên ở các
tỉnh miền Trung không có gì đặc biệt hơn so với các tỉnh phía Bắc và phía
Nam (trường số 3), còn trường số 5 lúc này mới vừa được thành lập và cũng
chỉ được coi như phát triển thêm để cùng phụ trách các tỉnh phía Nam, khi số
lượng học sinh tăng đáng kể.
Học sinh trong các trường giáo dưỡng là những người chưa thành niên
có hành vi vi phạm pháp luật, buộc phải đưa vào trường (từ 6 tháng đến 2
năm) để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt
dưới sự quản lý, giáo dục của trường. Hành vi vi phạm pháp luật của họ bao
gồm:
- Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi: hành vi có các dấu hiệu
của một tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;
- Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi: hành vi có các dấu hiệu
của một tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự, đã được chính

21
quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa
chữa;
- Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: hành vi vi phạm hành
chính nhiều lần trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, đã được chính quyền và
nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa.
Mẫu điều tra ở đây là kết quả nghiên cứu trường hợp vì thế không mang

tính chất đại diện thống kê cho toàn thể lớp người chưa thành niên vi phạm
pháp luật. Mặc dù vậy, những nhận định và kết luận nêu lên từ cuộc nghiên
cứu này vẫn có thể góp phần mở ra cho các nghiên cứu điều tra xã hội học
quy mô lớn hơn sau này.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, luận án sẽ gồm 3 chương:
Chương 1. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài
Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
hiện nay
Chương 3. Tác động của các nhân tố xã hội đến hành vi vi phạm pháp
luật ở người chưa thành niên




22








Chương 1

Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu vấn đề tội phạm nói chung và người chưa thành niên vi
phạm pháp luật nói riêng là một lĩnh vực từ lâu đã tạo nên sự quan tâm của
các nhà khoa học và các nhà xã hội học. Những chủ đề nghiên cứu về những

vấn đề này cho đến nay khá phong phú, nhất là các tài liệu nước ngoài. Để
đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu về “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm
pháp luật của người chưa thành niên hiện nay”, và để giải quyết vấn đề, chúng

23
tôi xin trình bày một số vấn đề về lý thuyết, khái niệm và đặc điểm xã hội của
người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ xa xưa, người ta đã ghi lại được những tư liệu về tội phạm ở người
chưa thành niên và cũng đã thấy được rằng vấn đề này đáng được quan tâm
một cách đặc biệt. Ngay từ năm 2270 trCN, bộ luật Hammurabi của đế chế
Babylonia đã tách những sai phạm của người chưa thành niên ra khỏi những
tội phạm của người thành niên. Người chưa thành niên thường được chia ra
làm ba loại: trẻ con, trước dậy thì và đã dậy thì (đã có khả năng sinh con cái,
tuy chưa đến một độ tuổi theo quy định của pháp luật) để tuỳ đó mà định mức
hình phạt, càng lớn tuổi thì hình phạt càng nặng. Từ thế kỷ 17, Toà Thánh
Vatican cũng đã thành lập Nhà nuôi dưỡng St. Michael ở La Mã để giáo dục
và tái hoà nhập trẻ em phạm tội. Vào năm 1854 ở Anh đã thành lập những
khu vực được gọi là các trường cải tạo để giam giữ trong một thời gian ngắn
những trẻ phạm pháp ở lứa tuổi 12-16 thay thế cho hình phạt tù (theo luật xử
phạt tội phạm thiếu niên) [17, tr. 636].
Phạm pháp chưa thành niên bắt nguồn từ thuật ngữ juvenile
delinquency trong tiếng Anh ra đời cách đây gần 200 năm. Một trong những
lần sử dụng đầu tiên của từ này là trong bản báo cáo của Uỷ Ban Điều tra về
các nguyên nhân gia tăng một cách đáng sợ sự phạm pháp của người chưa
thành niên ở thủ đô, được xuất bản ở Luân Đôn năm 1816.
Sau đó ít lâu là việc thành lập Hội cải tạo những kẻ phạm pháp ở thành
phố New York năm 1819, và thuật ngữ mới này được lan truyền nhanh chóng.
Trước đó, người chưa thành niên phạm pháp thường được coi là bọn “cận vệ
đen”, “trẻ con ương bướng”, “trẻ con lang thang tội nghiệp” hoặc được gọi


24
một cách đơn giản là “tội phạm trẻ em”.
Hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên phạm pháp mới này
ra đời cùng thời khi danh từ này được nghĩ ra với việc thành lập cơ quan đầu
tiên xử lý người chưa thành niên phạm pháp ở New York năm 1825. Toà án
đầu tiên xử người chưa thành niên phạm pháp nhận hình phạt nhẹ hơn người
lớn phạm cùng một tội.
Sự phạm pháp của người chưa thành niên xuất hiện như một hiện tượng
mới khi các xã hội cổ truyền (xã hội nông nghiệp và nông thôn) quá độ
chuyển sang các xã hội hiện đại (xã hội đô thị và công nghiệp). Vào khoảng
1760 đến 1840, các nước Tây Âu, Mỹ, và gần sau này là Đông Âu đều trải
qua một thời kỳ hiện đại hoá, nên các nước đó phải đương đầu với một vấn đề
mới là người chưa thành niên phạm pháp, vốn không có dưới thời xã hội cổ
truyền, vì các cơ chế cổ truyền để phản ứng lại sự phạm pháp của người chưa
thành niên đã bị đổ vỡ khi xã hội cổ truyền đổ vỡ. Điều đó làm tăng khối
lượng phạm pháp của người chưa thành niên.
Trước năm 1760, ở Mỹ, cả tội phạm nói chung cũng như tội phạm
người chưa thành niên nói riêng, không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Cả
người lớn cũng như người chưa thành niên đều không phạm phải nhiều tội
như hồi trước cuộc cách mạng 1776, và một số thiếu niên phạm pháp ít ỏi này
khi bị tố cáo thường không bị hình phạt vì các quan toà nói chung không sẵn
sàng kết án chúng. Có một số cách giải quyết tình trạng này như sau:
Một là, phần lớn các tội do người chưa thành niên gây ra được xử lý
một cách không theo thủ tục ở cộng đồng, chỉ bị tố cáo ở nhà thờ hoặc ở
những cuộc hội họp tại thị trấn và thường là để cho kẻ phạm tội thú tội công

25
khai trước công chúng và xin tha thứ, không có khái niệm người chưa thành
niên phạm tội.

Không có những thể chế và phương tiện đặc biệt để xử lý những người
chưa thành niên phạm pháp, nên các bậc cha mẹ thường chỉ bị luật pháp và
tập quán yêu cầu kiểm soát con cái mình.
Đây là một cơ chế chủ yếu để kiểm soát sự phạm pháp ở các xã hội cổ
truyền và nó hoạt động tốt ở những thị trấn nhỏ và những khu vực nông thôn
trước năm 1700. Tuy nhiên khoảng thời gian sau đó càng ngày càng có nhiều
người bất bình về việc các bậc phụ huynh không nghiêm chỉnh thực hiện việc
giáo dục con cái theo truyền thống. Do đó, người ta thấy xuất hiện dần khá
nhiều đạo luật khắt khe đe doạ những bậc phụ huynh không làm tròn nhiệm
vụ này.
Hai là, đối với những đứa trẻ mà gia đình không kiểm soát được thì có
một cơ chế cổ truyền thứ hai là buộc chúng phải sang sống ở gia đình khác
mà người ta coi là có thể thực hiện được nhiệm vụ kiểm soát này một cách tốt
hơn. Những đứa trẻ đó thường bị buộc phải làm việc như người ở để kiếm
sống. Cơ chế thứ hai này cũng bắt đầu bị đổ vỡ trong những năm 1700 vì
nhiều lý do. Những gia đình nhận những đứa trẻ như vậy ngày càng bất bình
với chúng vì chúng khó bảo và thường bỏ trốn trước khi thực hiện hết thời
gian quy định. Ngoài ra, các gia đình này còn có số nô lệ và những người đầy
tớ làm theo hợp đồng nhiều hơn và làm việc tốt hơn bọn trẻ khó dạy kia, cho
nên họ cũng chẳng mấy mặn mà việc nuôi dạy (và cải tạo!) chúng.
Ba là, hình phạt về thân thể cũng như tội tử hình là phương tiện kiểm
soát thứ ba được sử dụng với những người chưa thành niên phạm pháp.

26
Những năm 1800, các hình phạt này bị nhiều người phản đối và luật pháp ở
một số bang đã miễn tội nhục hình cho người chưa thành niên.
Bốn là, việc đi đày được dùng trong một thời gian ngắn ngủi là một cơ
chế thứ tư sau khi miễn giảm các nhục hình. Nhưng chẳng bao lâu sau, cũng
không còn chỗ nào muốn tiếp nhận những kẻ phạm tội bị đi đày. Như vậy, tất
cả những phương pháp cổ truyền để phản ứng lại với người chưa thành niên

phạm pháp đều bị phá vỡ vào khoảng những năm 1700. Và vì vậy, người
chưa thành niên phạm pháp bị tách ra sống ở một nơi do nhà nước chi phí,
hoặc bị giam chung trong các nhà tù người lớn (cũng mới được thành lập).
Những việc này là những điều cực chẳng đã, vì nói chung bị coi là tốn kém,
phản tác dụng. Vì thế các quan toà thường không muốn kết án người chưa
thành niên.
Trước công nghiệp hoá, số lượng tội phạm thấp hơn và phần lớn là
những tội về bạo lực như giết người, hiếp dâm và đánh nhau. Sau thời kỳ
công nghiệp hoá, số lượng tội phạm cao hơn và phần lớn là trộm cắp tài sản.
Sự thay đổi này là kết quả trực tiếp của tình hình công nghiệp hoá đã sản xuất
ra hàng loạt của cải dễ có thể bị lấy cắp. Trước thời kỳ công nghiệp hoá, hầu
hết những thứ mà người ta có đều không phải là vật dễ di chuyển nên ít trư-
ờng hợp trộm cắp hơn. Ví dụ, cho tới khoảng năm 1300, đất đai là hình thức
chủ yếu của tài sản, và đất đai không thể bị ăn cắp theo nghĩa hiện đại.
Khoảng năm 1500, của cải có thể được tích luỹ dưới dạng các động sản.
Những động sản này hoặc là được đổi lấy nhiều hàng hoá khác hoặc đem bán
để lấy tiền Công nghiệp hoá thường kèm theo sự tăng dân số cơ học tại các
khu vực đô thị, điều này làm tăng tỷ lệ người chưa thành niên trong dân số đô
thị. Việc di dân lớn,tự do tạo ra nhiều khó khăn cho vấn đề quản lý hành

27
chính, môI trường sống đa dạng, phức tạp, mức kiểm soát xã hội và cá nhân
yếu gây nên nhiều lệch lạc, tội phạm.
Đô thị hoá đi theo công nghiệp hoá, đã giải phóng cho nhiều người dân
khỏi lao động đồng ruộng mà thay thế bằng lao động trong nhà máy ở đô thị.
Trong khi thực hiện bước quá độ sang đời sống đô thị, nhiều gia đình đã phân
ly, thậm chí tan rã, nhiều trẻ trở thành vô gia cư và lang thang tập hợp thành
các nhóm trên đường phố của các đô thị ngày càng lớn. Họ lấy trộm cắp làm
phương tiện sinh sống, vì môi trường đô thị cho chúng có điều kiện tiếp cận
với những người có thể trở thành nạn nhân của chúng, những người có động

sản (thường là nhỏ) có thể bị lấy cắp. Chúng cũng có thể tiếp cận với những
người chưa thành niên giống như chúng mà chúng có thể cộng tác trong việc
trộm cắp. Ngoài ra môi trường đô thị không có nhiều cơ hội tạo công ăn việc
làm cho những người chưa thành niên như ở môi trường nông thôn trước đây:
chăn trâu bò, làm những công việc vặt trong sản xuất, phụ giúp công việc gia
đình. Lớp người chưa thành niên này là một vấn đề mới và nghiêm trọng chưa
từng có trước đô thị hoá và công nghiệp hoá.
1.2. Một số khái niệm
Tội phạm
Chương 3, điều 8, Bộ luật hình sự của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X
thông qua ngày 21-12-1999 đã quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ nhà nước xã hội chủ
nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức

28
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa
Trẻ em phạm tội và người chưa thành niên phạm tội
Trên sách báo thường thấy các thuật ngữ như: “trẻ em”, “vị thành
niên”, hay “người chưa thành niên”. Trong ngôn ngữ hàng ngày thì trong
chừng mực nhất định, các thuật ngữ này có cùng một ý nghĩa tức là dùng để
chỉ những người chưa đủ 18 tuổi.
Điều 1 của Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có
nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em
đã có quy định tuổi thành niên sớm hơn.”
Điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội

nước ta thông qua ngày 12-8-1991 quy định: “Trẻ em quy định trong luật này
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm trẻ em khác
với quy định của Công ước Quốc tế về độ tuổi (16><18).
Nhưng trên phương diện pháp lý thì tuỳ vào đối tượng và mục đích
điều chỉnh mà ở một số văn bản có sự phân biệt, chẳng hạn: theo Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em thì khái niệm trẻ em được hiểu là công dân dưới
16 tuổi, trong khi đó Bộ luật hình sự thì lại dùng khái niệm người chưa thành
niên và được hiểu là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Điều 58 Bộ luật hình sự quy định về người chưa thành niên phạm tội:

×