Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 110 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM THỊ YẾN


Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung
Thông



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM





Hà Nội - 2005



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ MAI HƢƠNG

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung


Thông


Chuyên ngành: VĂN HỌC
Mã số: 5.04.33

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS: LÊ VĂN LÂN



Hà Nội - 2005


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1: 10
NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG
10
1.1. Đời sống lao động nông nghiệp: 10
1.2 Đời sống chiến đấu: 22
1.3 Đời sống tình cảm: 35
CHƢƠNG 2 51
NHỮNG XU HƢỚNG CHÍNH TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 51
2.1.1. Xu hƣớng khái quát trong thơ Hoàng Trung Thông trƣớc hết đƣợc thể
hiện ở ngay trong một đề tài ở mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng đều
đƣợc nhận thức lại và nâng cao hơn. 53
2.1.2. Tuỳ theo đối tƣợng thẩm mỹ, khả năng khám phá mức độ suy nghĩ, tính

khái quát đƣợc thể hiện ở nhiều khía cạnh: ở câu chữ, ở đoạn thơ, ở hình ảnh
hoặc hình tƣợng thơ, ở kết cấu chủ đề toàn bài. 60
2.2 XU HƢỚNG CHÍNH LUẬN 64
2.2.1. Cảm hứng lấy tƣ duy làm điểm tựa 65
2.2.2 Triết luận trong thơ Hoàng Trung Thông 68
CHƢƠNG 3 78
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 78
3.1. Giọng điệu 78
3.1.1. Khái quát về giọng điệu . 78
3.1.2. Đặc sắc trong giọng điệu thơ Hoàng Trung Thông. 79
3.2. Thể thơ 82
3.2.1. Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ. 84
3.3. Hình ảnh, mô típ. 91
3.3.1. Hình ảnh 91
3.3.2. Mô típ: Kẻ thù tàn ác, dã man, hèn hạ và tƣ thế hiên ngang của ngƣời
dân yêu nƣớc. 101
C. PHẦN KẾT LUẬN 105






2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoàng Trung Thông sinh ra trong một gia đình tiểu thƣơng ở Quỳnh
Đôi, Quỳnh Lƣu, Nghệ An. Quê hƣơng ông vốn có truyền thống hiếu học và
cách mạng, nổi danh với nhiều nhà khoa bảng yêu nƣớc. Tiếp thu truyền
thống của quê hƣơng,Hoàng Trung Thông rất chịu khó học và ông cũng tham

gia cách mạng từ rất sớm, khi ông còn là học sinh trƣờng tỉnh. Năm 1945, ông
tham gia giành chính quyền ở địa phƣơng rồi đi theo kháng chiến. Ông đƣợc
kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam năm 1946. Năm 1948 ông tham dự lớp
bồi dƣỡng khoá 2 Văn hoá kháng chiến Liên khu IV. Trong thời gian, này ông
sáng tác tác phẩm đầu tay Bài ca vỡ đất. Bài thơ mang phong cách chân thực,
khỏe khoắn, phù hợp với không khí kháng chiến nên đƣợc nhiều ngƣời ƣa
thích. Từ đây sự nghiệp sáng tác của Hoàng Trung Thông bắt đầu. Sáng tác
của ông chủ yếu là thơ, ngoài thơ trữ tình ông còn viết thơ châm biếm và thơ
đả kích.
Hoàng Trung Thông thuộc thế hệ cầm bút trƣởng thành trong kháng
chiến. Ông đã gặt hái đƣợc nhiều thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Thơ
ông giàu tính thời sự, gắn bó với từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, thơ ông ghi nhận sự đổi mới của đất nƣớc, ca ngợi
vẻ đẹp của đất nƣớc, quê hƣơng và con ngƣời Việt Nam. Nhà thơ đã khẳng
định đƣợc bản sắc riêng biệt độc đáo, tạo ra dấu ấn trong phong cách nghệ
thuật của mình. Hoàng Trung Thông là một nhà thơ, nhƣng không chỉ vậy
ông còn là một nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu phê bình văn học. Với tầm
hiểu biết rộng và sâu nhất là văn học Trung Quốc, ông đã dịch và giới thiệu
nhà thơ lớn của Trung Quốc cũng nhƣ của nhân loại nhƣ Đỗ Phủ, Lý Bạch,
Maiacôpxky, Pêtôphi, Adam Mickievich, Henrich Hainơ…. Ngoài ra, những

3
tập tiểu luận phê bình sắc sảo của ông cũng dành không ít cho sự nghiệp
nghiên cứu văn học.
Hoàng Trung Thông từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ
của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh Nghệ An, ủy viên Tiểu ban Văn
nghệ Trung ƣơng, Giám đốc Nhà Xuất Bản Văn học, thƣ ký tòa soạn Tạp chí
Văn nghệ, thƣ ký tòa soạn báo Văn nghệ, vụ trƣởng Vụ văn nghệ trung ƣơng,
ủy viên thƣờng vụ Hội nhà văn, viện trƣởng Viện Văn học, kiêm Tổng biên
tập Tạp chí Văn học…

Từ vai trò và vị thế nói trên, chúng tôi chọn đề tài: Phong cách nghệ
thuật thơ Hoàng Trung Thông nhằm mục đích tìm hiểu một cách đầy đủ và
toàn diện sự đóng góp của Hoàng Trung Thông cho thơ ca và cố gắng chỉ ra
những dấu hiệu thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật của thơ ông, để
khẳng định những phƣơng diện cơ bản nhất, bản chất nhất thuộc phong cách
nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông.

2. Lịch sử vấn đề:
Ngay từ sáng tác đầu tay Bài ca vỡ đất (1948) thơ Hoàng Trung Thông
đã đƣợc dƣ luận quan tâm, đánh giá nồng nhiệt trong cả giới nghiên cứu phê
bình và sáng tác. Sự nghiệp thơ văn Hoàng Trung Thông ngày càng dày dặn
thì các ý kiến đánh giá về thơ ông cũng ngày càng sôi nổi.
Năm 1964 đã có những cuộc trao đổi về vấn đề phong cách thơ Hoàng
Trung Thông. Tác giả Hồ Tuấn Niêm trong bài viết: Hoàng Trung Thông và
“Những cánh buồm”, in trong Tạp chí Văn học số 8 - 1964 đã dành hẳn một
mục bàn về “Vấn đề phong cách của thơ Hoàng Trung Thông”. Tác giả viết
“Với Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông đã có một phong cách thơ
chƣa? Vấn đề này đã từng đƣợc đem trao đổi trong một số ít anh chị em làm

4
công tác phê bình văn học. Qua cuộc trao đổi phần đông đều nghiêng về câu
trả lời khẳng định”. [38,tr.22]
Rõ ràng, vấn đề phong cách thơ Hoàng Trung Thông đã đƣợc chú ý và
đƣợc một số nhà phê bình đánh giá từ rất sớm. Hồ Tuấn Niêm cho rằng: “Tôi
nghĩ rằng anh đang tiến dần đến một phong cách thơ chứ chƣa phảỉ đã có một
phong cách hoàn chỉnh… Tuy nhiên, căn cứ vào những bài thành công nhất
trong thơ Hoàng Trung Thông, chúng ta có thể thấy trƣớc dấu hiệu của một
phong cách mới, đó là cái chắc, cái khoẻ đƣợc thể hiện qua những câu thơ
rắn rỏi bình dị nhƣ cách ngôn, tục ngữ ”. [38,tr.23]
Mấy năm sau cũng chính tác giả Hồ Tuấn Niêm lại tiếp tục bàn về phong

cách thơ Hoàng Trung Thông. Trong bài “Hai mươi năm ấy…” (Nhân đọc
tập thơ “Đầu sóng” của Hoàng Trung Thông) cũng đã dành riêng một mục
“một phong cách thơ” để bàn về phong cách thơ Hoàng Trung Thông. Theo
đánh giá của tác giả này thì phong cách thơ Hoàng Trung Thông là “Phong
cách thực tiễn và chiến đấu. Về nội dung bài nào cũng nhằm một yêu cầu cụ
thể. Về hình thức, Hoàng Trung Thông thƣờng dùng những ngôn ngữ đƣợc
rút ra từ cách nói giản dị, chắc thật của quần chúng. Tuy nhiên, phong cách
của anh vẫn còn nghèo”. [29,tr.79]
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Hà Minh Đức trong “Nhà văn Việt
Nam 1945 - 1975” xuất bản năm 1983 nhận định rằng phong cách thơ Hoàng
Trung Thông là “phong cách thơ ca chân thực, khoẻ khoắn bám sát từ trong
cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta”, ông còn nhận xét “Thơ
Hoàng Trung Thông khoẻ và có khí thế” [60,tr.156]. Nhận xét của Hà Minh
Đức nói trên đã quan tâm đến cả lĩnh vực nội dung và nghệ thuật trong phong
cách thơ Hoàng Trung Thông, tuy nhiên, những nhận xét này mới ở mức khái
quát chung chung.

5
Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại” với bài Hoàng Trung Thông, nhà
nghiên cứu phê bình văn học Mã Giang Lân nhận xét: “Điều quan trọng ở nhà
thơ Hoàng Trung Thông là thơ anh có những nét riêng không lẫn với ai. Đó là
một phong cách thơ giàu chất liệu sống, đôn hậu, chắc khoẻ. Thơ anh ít dùng
tứ. Cái còn lại trong thơ anh là những xúc động tƣơi sáng chân thành”.
[61,tr.299]
Phong Lan trong bài: “Nhân đọc Trong gió lửa”, tập thơ thứ tƣ của
Hoàng Trung Thông cũng đã có nhận định: “Có thể nói, ở thơ Hoàng Trung
Thông, tƣ tƣởng và cảm xúc luôn khoẻ khoắn và trong sáng. Anh nhìn nhận,
bình giá thực tế bằng con mắt cách mạng và xây dựng cảm hứng thơ ca trên
sự đồng điệu giữa tâm trạng và hiện thực của đời sống. Nhờ vậy, thơ anh chân
tình, cởi mở. Mặt khác, những điều anh viết thƣờng đƣợc rút ra từ những sự

kiện, cảnh ngộ của đời sống thực nên thơ anh mang nét dân dã, gần gũi của
một hồn thơ chân chất mộc mạc” [29,tr.91]. Nhận xét trên của Phong Lan
chính là những nhận xét, bình giá về bình diện phong cách thơ Hoàng Trung
Thông mặc dù còn dè dặt, khái quát.
Nhà phê bình văn học Thiếu Mai khi bàn về thơ Hoàng Trung Thông có
viết: “Thơ Hoàng Trung Thông có đặc điểm khá dễ nhận dạng, nghĩa là thơ có
bản sắc, một tiếng thơ khỏe, chắc nịch, nhiều nghĩ suy, và nhìn chung thì ít bị
nồng cay, song không phải là không có những phút giây mà cảm hứng bừng
lên mãnh liệt trong thơ” [30,tr.96]. Bà còn viết: “Nhìn chung suốt cả quá trình
hơn 40 năm sáng tác của Hoàng Trung Thông, quả là khó phân biệt rạch ròi
từng giai đoạn với những đặc điểm rõ rệt. Tuy nhiên, cũng có một vài nhận
xét về đại thể để thấy rõ hơn phong cách thơ anh. Thơ Hoàng Trung Thông
khỏe, gân guốc. Cái khỏe, cái gân guốc ở đây không phải do từng câu từng
chữ mà cả trong suy nghĩ, cảm hứng của nhà thơ. Mặt khác ngƣời ta cũng
thấy thơ anh khô và không phải không ít ngƣời nghĩ rằng vì khỏe nên khô.

6
Tôi không nghĩ vậy. Theo ý tôi, nhiều bài thơ của anh có phần khô là do cảm
xúc chƣa đủ mạnh, chƣa cân bằng với lý chí vốn rất mạnh của anh” [30,tr.99].
Ý kiến của Thiếu Mai cũng góp phần chỉ rõ phong cách thơ Hoàng Trung
Thông trên nhiều bình diện biểu hiện, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn
chế của thơ Hoàng Trung Thông.
Nhà thơ Nguyễn Bao cũng có nhận xét về nghệ thuật biểu hiện của thơ
Hoàng Trung Thông: “Cách nói khỏe khoắn, dung dị, hình ảnh mộc mạc chân
chất nhƣng phía sau là những xúc cảm có thật và hết sức chân tình, là bản lĩnh
và tri thức, là tính cách một vùng đất…, tất cả tạo nên một “Hoàng Trung
Thông - thi sĩ” của xứ Nghệ không dễ lẫn lộn, không hề pha trộn với những
phong cách khác” [5,tr.6]
Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Phan Ngọc nhận xét: “Hoàng Trung
Thông chỉ là học giả trong các bài nghiên cứu. Còn trong thơ không ai mộc

mạc bằng anh. Anh không thích cái gì bí hiểm triết lý, anh thích cái đơn giản.
Toàn từ đơn tiết thuần việt, toàn những hình ảnh mộc mạc. Tôi hiểu mánh
khóe này. Với cuộc đời có khi phải đóng kịch. Nhƣng với nghệ thuật ta phải
chân thành” [40,tr.129]. Đây cũng là một nhận xét nghiêng về phƣơng diện
nghệ thuật biểu hiện trong thơ Hoàng Trung Thông.
Nhà nghiên cứu văn học Mai Hƣơng cũng khẳng định một phong cách
độc đáo trong thơ Hoàng Trung Thông: “Với những bài, những từ, những câu
thơ vừa vạm vỡ, chắc khỏe, vừa hồn hậu, phóng khoáng, giản dị, tựa vững
trên nền của hiện thực đời sống Hoàng Trung Thông đã tạo đƣợc một phong
cách thơ độc đáo, một dấu ấn riêng không pha trộn và góp phần đáng kể tạo
dựng diện mạo mới cho nền thơ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ
nghĩa xã hội”.[22,tr.137].

7
Lê Quang Hƣng viết về Hoàng Trung Thông có nhận xét: Thơ Hoàng
Trung Thông “bám chắc hiện thực đời sống và gia tăng sự khái quát tính
chính luận” [62,tr.338] và “tâm hồn chân chất đôn hậu, tiếng thơ khỏe khoắn
tự nhiên” [62,tr.341]. Phải chăng đó chính là những nét biểu hiện của phong
cách thơ Hoàng Trung Thông.
Tóm lại, đánh giá về phong cách thơ Hoàng Trung Thông có những ý
kiến khác nhau hoặc về phƣơng diện nội dung hoặc về phƣơng diện nghệ
thuật. Đó là ý kiến hết sức quí báu nhƣng chƣa có bài viết nào xem xét, đánh
giá về phong cách thơ Hoàng Trung Thông một cách toàn diện. Tuy vậy, đây
là những ý kiến mang tính chất gợi ý, định hƣớng để chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài này.
3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục đích:
Đề tài có mục đích tìm hiểu, thẩm định, đánh giá phong cách nghệ thuật
thơ Hoàng Trung Thông ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật biểu
hiện. Chúng tôi hy vọng qua từng phần đánh giá, thẩm định có thể đóng góp

cho sự nhận biết gƣơng mặt thơ ca của Hoàng Trung Thông. Cũng mong đây
chính là điều đóng góp nhỏ bé của luận văn trong quá trình tiếp cận và giải
mã thơ Hoàng Trung Thông.
3.2. Nhiệm vụ:
Thực hiện đề tài này ngƣời viết có nhiệm vụ tiếp cận, tìm hiểu phân tích
các tác phẩm thơ Hoàng Trung Thông. Mặt khác đề tài còn có nhiệm vụ so
sánh với một số nhà thơ đƣơng thời và không cùng thời với ông để thấy rõ
bản sắc độc đáo của tác giả này. Tức là phong cách nghệ thuật thơ. “Phong
cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tƣơng đối ổn
định của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói

8
lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ,
trong trào lƣu văn học dân tộc”. [59,tr.256 - Tập 2]

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoàng Trung Thông đƣợc nhiều ngƣời biết đến với tƣ cách là một nhà
thơ nhƣng ông còn là cây bút sáng tác văn xuôi, là một dịch giả đồng thời
tham gia nghiên cứu phê bình văn học. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đa
dạng phong phú. Do điều kiện thời gian và nhiều điều kiện khác nên chúng tôi
chỉ đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật biểu hiện trong thơ của tác giả này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tất cả các tập
thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Mặt khác chú ý tiếp cận, giải mã cả hai
địa hạt thể hiện phong cách là: Nội dung tác phẩm và nghệ thuật biểu hiện.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở văn bản nghệ thuật (các tập thơ của Hoàng Trung Thông) tiến
hành thống kê, phân loại một số vấn đề theo định hƣớng, từ đó thâm nhập để
phân tích lý giải về giá trị riêng của thơ Hoàng Trung Thông theo từng khu

vực đã đƣợc định hình. Chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu
sau đây:
5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm:
Tìm ra những đặc sắc nghệ thuật của văn bản thơ Hoàng Trung Thông.
5.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Giúp cho việc hình thành những luận
điểm khoa học.

9
5.3. Phương pháp so sánh (tương đồng hoặc dị biệt): Với một số nhà thơ
khác, nhất là những nhà thơ cùng thời để tìm ra những nét riêng biệt của thơ
Hoàng Trung Thông.

6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông.
Chƣơng 2: Những xu hƣớng chính trong thơ Hoàng Trung Thông.
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông.
Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo.














10
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG
1.1. Đời sống lao động nông nghiệp:
Hoàng Trung Thông là nhà thơ gắn bó sâu sắc với đời sống nông thôn.
“Tuổi thơ của Hoàng Trung Thông sống ở nông thôn. Những ngày đầu kháng
chiến chống Pháp, môi trƣờng công tác của anh cũng ở nông thôn. Anh gắn
bó mật thiết với cuộc sống nông thôn” [61,tr.285]. Hoàng Trung Thông
không phải là nhà thơ xuất thân từ nông dân nhƣng nhƣ đã từng gắn bó sâu
sắc với đời sống nông thôn. Vì vậy, ngay từ bài thơ đầu tiên, ông đã đứng trên
cƣơng vị ngƣời nông dân kháng chiến mà thể hiện cảm xúc, tình cảm của
mình và càng về sau càng có nhiều bài thành công theo hƣớng đó. Bài ca vỡ
đất đƣợc cất lên từ những ngày đầu kháng chiến, tuy còn đƣợm vẻ thanh bình
của vùng tự do, nhƣng đã trở thành tiếng hát lạc quan của ngƣời nông dân đi
khai hoang để phục vụ tiền tuyến. Trong những ngày đi vào vùng địch hậu,
nhà thơ đã viết Đồng bằng, quê hương chiến đấu. Với tình cảm sôi nổi và
lòng tin sắt đá của những ngƣời nông dân mặc áo lính trở về giải phóng đồng
bằng, giải phóng quê hƣơng. Trong năm đầu của cuộc vận động hợp tác hóa
nông nghiệp (1958) ông viết Thăm lúa, Cho lúa ta lên tới ngang trời. Tƣ thế
của ngƣời nông dân tập thể đƣợc thể hiện qua ý thơ chắc khỏe và dáng thơ
thật phóng khoáng.
Nhờ gắn bó sâu sắc với đời sống nông nghiệp và mỗi chặng đƣờng thơ
ông đều có những sáng tác xoay quanh đời sống nông nghiệp mà ngƣời đọc
cảm nhận rất rõ: Đời sống nông nghiệp là một trong những cảm hứng lớn
trong thơ Hoàng Trung Thông. Và trong cảm hứng này nhà thơ đã thể hiện
khá phong phú các sắc độ, các phƣơng diện của đời sống nông nghiệp.

11

Hoàng Trung Thông thuộc thế hệ các nhà thơ ra đời từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945. Các nhà thơ thuộc thế hệ này có cái may mắn là vừa lớn lên
là gặp cách mạng và đi theo Đảng cho nên họ có điều kiện thuận lợi trong sự
tiếp thu những tình cảm mới. Tình cảm của quần chúng cách mạng đến với họ
tƣơng đối nhanh hơn và trực tiếp hơn, do đó cái lạc quan trong thơ họ thƣờng
có tính chất cởi mở, tính chiến đấu trong thơ họ thƣờng mạnh mẽ. Đây là
điểm khác với các nhà thơ lớp trƣớc. Ở các nhà thơ lớp trƣớc, “có nhà thơ vì
cảm cái vui, cái hùng của hiện tại mà xót thƣơng cho ông cha ta thủa trƣớc đã
từng sống trong tâm trạng dằn vặt, tủi cực, hay đã trải qua những cảnh đời oan
nghiệt, bất công. Có nhà thơ càng sống với tình cảm rộng lớn nhân đạo của
thời đại càng thấy thấm thía cái khổ của tâm hồn bé nhỏ, yếu hèn, bơ vơ thủa
trƣớc. Do đó cái vui trong thơ họ có phần chìm lắng hơn là phơi phới, tính
chiến đấu trong họ thƣờng biểu hiện ở chỗ giành thắng lợi cho tâm hồn mới
với những cái rớt của tình cảm lỗi thời” [38,tr.27].
Qua các trang thơ viết về đời sống lao động nông nghiệp của Hoàng
Trung Thông, ngƣời đọc luôn đƣợc sống trong không khí hăng say lao động
và trong niềm tự hào về quá khứ và về hiện tại của đất nƣớc. Cả tập thơ nhƣ
muốn nói lên với ngƣời đọc rằng: Cuộc sống lao động hoà bình trên miền Bắc
thật vui, thật đẹp, thật hùng và cần đƣợc ca ngợi ngàn lần. Trong Những cách
buồm ngƣời đọc thấy cái vui ở đây chủ yếu là thấy cái vui của thế hệ trẻ đang
lao động quên mình vì Tổ quốc. Ở Bài ca vỡ đất đó là một tiếng ca reo vui
của ngƣời lao động nhƣng vẫn còn có phần vắng lặng. Ở đây, ta gặp cái hào
hứng đến sôi nổi của nhà thơ trong Đường chúng ta đi:
“Mặt trời chiều má đỏ hây hây
Gió thổi hƣơng đồng sực nức
Đi thăm lúa nhƣ cờ bay trƣớc ngực.

12

Đi bên lúa nhƣ bên ngọn lửa

Mừng đƣợc mùa bếp đỏ cơm thơm.”
(Thăm lúa)
Nắng thu vàng tháng tám.
Gió heo may giải đồng.
Bờ tre cò liệng trắng.
Lúa vờn xanh mênh mông
Câu ca tung cánh bổng
Mồ hôi đầm áo manh
Yêu bao nhiêu cuộc sống
Khoẻ nhƣ màu áo xanh.
(Đồng tháng
tám)
Tiếng kẻng bay dồn nhƣ gió vang
Nghe vui sao khúc nhạc xóm làng
Nghìn năm mơ ƣớc giờ trông thấy
Ruộng đất cày chung cấy tập đoàn.
(Trên gác chùa Keo).
Ngƣời cán bộ ở xóm thôn là linh hồn và trụ cột của phong trào. Trong
cuộc sống họ là những ngƣời luôn lo toan tất bật với công việc xóm làng. Họ
ít đƣợc nghỉ ngơi, sống không giờ giấc, khó khăn ở đâu cũng gọi tới, phúc lợi
lại ít đƣợc chia phần. Hoàng Trung Thông đã dựng đƣợc hình ảnh chân thực

13
về anh chủ nhiệm trong thơ. Đến với Anh chủ nhiệm ngƣời đọc không chỉ
thấy cái tƣ thế làm chủ, năng nổ tận tụy trong công việc của ngƣời nông dân
cốt cán:
Có mùa mạ cháy đồng khô cạn
Mƣời bậc nƣớc leo lên ruộng hạn.
Có mùa lúa chín, lụt tràn qua
Lại phải nghiêng đồng hắt nƣớc ra.

Ngƣời nhiều, ruộng ít, trâu bò ít.
Chạy ngƣợc chạy xuôi, lo rối rít.
Ngoài ba mƣơi tuổi máu đƣơng sôi
Không chịu khoanh tay đứng ngó trời…
(Anh chủ nhiệm)
Không phải chỉ là sự tháo vát năng động mà sâu sắc hơn là tinh thần
cách mạng tiến công và niềm thiết tha mơ ƣớc thấm sâu vào trong suy nghĩ.
Chi phối hành động của anh chủ nhiệm. Cảm hứng về tƣơng lai đã đến khá rõ
nét từ trong những vất vả lo toan của cuộc sống hiện tại:
Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
Vẽ cả ngày mai thành bức tranh:
(…)
…Chân vẫn bƣớc đều, miệng vẫn nói,
Phơi phới lòng anh cơn gió thổi.
(Anh chủ nhiệm)

14
Hoàng Trung Thông nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang lên đâm chồi
nảy lộc trong nông thôn hợp tác hóa. Tác giả không đứng ngoài cuộc mà nhìn
ngắm thăm dò. Ông cũng không thi vị hóa nông thôn đang vƣợt qua những
thử thách nặng nề. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ Hoàng Trung Thông qua
những mạch chìm sâu và chắt lọc. Khi nói đến kết quả nhà thơ thƣờng chú ý
đến nguyên nhân, nói về niềm vui thắng lợi lại nói đến những gian truân, nói
về ngày mai từ những xây đắp cho cuộc sống hôm nay. Trong những năm đầu
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hoàng Trung Thông lại có những đóng góp mới
đặc biệt qua mảng đề tài trên. Tác giả chú ý đến phần thú vị của cuộc sống
nhƣng trƣớc hết vẫn là sự nhạy cảm với những khó khăn và trách nhiệm.
Nông thôn trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội bề bộn sự sống và gợi
nhiều cảm hứng thi ca. Huy Cận miêu tả một nông thôn đang lao động cần cù
và sáng tạo, một nông thôn đang sinh sôi nảy nở không ngừng. Những con gà

béo tròn, mẹ gà ấp ủ đàn con, những chú nghé vui chơi nhảy nhót… Có lúc
suy nghĩ về sự hoà hợp giữa con ngƣời và thiên nhiên đƣợc thể hiện trong
niềm vui lao động, trong cảnh trời nƣớc mênh mông. Cảnh trong bài Đoàn
thuyền đánh cá óng ánh nhƣ một bức tranh sơn mài:
Cá nụ, cá chim, cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nƣớc Hạ Long.
(Đoàn thuyền đánh cá)
Hoàng Trung Thông cũng nói về nhịp sống đang lên đó. Hình ảnh
huyện ủy miền núi về họp từ các nơi trong không khí nhộn nhịp, vui vẻ để rồi
lại trở về trong những trách nhiệm khác nhau:
Huyện ủy chia nhau về bản

15
Gấp gấp vó ngựa lên đƣờng
Ngƣời về lũng xa chống hạn
Ngƣời lên biên giới mua lƣơng.
(Huyện ủy miền núi).
Ông nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang đâm chồi nảy lộc trong
phong trào nông thôn hợp tác hóa:
Anh trỏ: Đây ruộng mình hợp tác
Lúa tƣơi vàng nhƣ dáng nhƣ mây
Tôi nói lúa làm chung phải khác
Hạt mẩy bông dài cây sát cây
Mặt trời chiếu má đỏ hây hây
Gió thổi hƣơng đồng sực nức
Đi thăm lúa nhƣ cờ bay trƣớc ngực
Xắn tay lên ta gặt mùa đầu.
(Thăm lúa)

“Khi viết về con ngƣời mới, cuộc sống mới, nhà thơ tỏ ra có nhiều suy
nghĩ. Cái mới mà tác giả ca ngợi, khẳng định đã có sức thuyết phục. Bao hợp
tác xã có đƣợc những dòng suối thóc lấp lánh” là vì đã trải qua bao đêm
“Chong đèn giải quyết việc vào ra” và bao ngày “cày vỡ vai trâu tát thủng
gầu” (Gửi Thái Thụy). Bao đồng chí chủ nhiệm đã kiên trì vật lộn với nhiều
khó khăn để cùng xã viên “Xốc cả phong trào vững tiến lên” (Anh chủ
nhiệm). Tác giả đã giải thích (bằng thơ) rằng cái mới ngày nay vốn có quan hệ
với truyền thống đấu tranh sản xuất [38,tr.69]. Nhƣng con ngƣời trong phong
trào hợp tác hóa ấy chính là những con ngƣời nông dân tập thể. Con ngƣời

16
nông dân ngày nay chính là hiện thân của Tài Ngào, một nhân vật thần thoại
tiêu biểu cho truyền thống lao động vì nhân dân:
Có sức nào bằng sức ngƣời hợp tác
Có thác gì bằng ngọn thác cần lao?
Cảm ơn ông hỡi ông Tài Ngào!
Ông có một trái tim nóng hổi
Ông đem sức đào khe đục núi
Mà không vì lợi lộc riêng tây.
(Nói chuyện với ông Tài Ngào).
Viết về đời sống nông thôn, về lao động nông nghiệp, Hoàng Trung
Thông không chỉ ca ngợi cuộc sống đang lên với những niềm vui phơi phới,
ca ngợi những con ngƣời lao động mới, con ngƣời nông dân tập thể mà ông
còn chú ý đến những nỗi gian khổ, nhọc nhằn. Lớn lên trong thực tế chiến đấu
và xây dựng của dân tộc, lại sẵn có niềm vui trong lòng, Hoàng Trung Thông
có cách nhìn, cách cảm đúng đắn trƣớc cuộc sống còn nhiều khó khăn gian
khổ, mà cũng thấy đƣợc sức ta, thế ta, lòng ta lạc quan phấn chấn:
Ôi cái đất này vất vả sao
Đồng chua nƣớc mặn thấp liền cao
Vùng kế bên hạn muôn tay chống

Cày vỡ vai trâu tát thủng gầu.
Hay:
Có đêm nằm nghĩ cảnh gieo neo
Vợ yếu con đông chƣa hết nghèo.
Nhƣng rồi thấy rõ đƣờng đi tới
Nƣớc nổi lo chi bèo chẳng nổi.

17
Lại lao vào việc lòng say sƣa
Hết sớm thôi chiều, nắng lại mƣa.
(Anh chủ nhiệm)
Không phải chỉ Hoàng Trung Thông mới có cảm hứng về đời sống
nông nghiệp. Nhiều nhà thơ khác cũng có cảm hứng này. Trần Hữu Thung
cũng có những câu thơ gắn với đồng ruộng, với chuyện đƣợc mất của mùa
màng:
Gió mƣa chi rứa
Trời hỡi là trời
Lúa ba tháng xểnh mất rồi
Miếng ăn toan đổ vô nồi trật đi.
Trần Hữu Thung cũng là cây bút “nhập cuộc” ( có cách nói trực tiếp
của ngƣời trong cuộc) nên đã nói đƣợc những lời gan ruột của bà con trong
một lối phô diễn tự nhiên. Phải chăng Hoàng Trung Thông và Trần Hữu
Thung đã gặp nhau ở điểm này. Tuy vậy, giữa hai tác giả này vẫn mỗi ngƣời,
mỗi vẻ. Trần Hữu Thung có những câu thơ gắn bó với đồng ruộng nhƣng
nặng về tuyên truyền cách mạng. Còn “Hoàng Trung Thông viết về đất đai
đồng ruộng với bao tình nghĩa chan hoà với đất, gửi vào đất những yêu
thƣơng hy vọng” [61,tr.292]. Có lẽ vì thế mà viết về đời sống nông nghiệp đã
trở thành một nguồn cảm hứng trong thơ ông. có lẽ cũng vì thế mà Hoàng
Trung Thông viết những câu thơ về đất thƣờng sâu sắc hơn những câu thơ
viết về trời.

Trong cảm hứng viết về đời sống nông nghiệp còn “một mảng thơ đáng
chú ý khác ở Hoàng Trung Thông là thơ viết về những đổi thay và nhịp sống
lao động xây dựng ở miền núi” [61,tr.296]. Nhà thơ thƣờng sáng tác ngay

18
trong mỗi chuyến đi và “Mỗi đoạn đƣờng rung một tứ thơ”. Trong mảng thơ
này nét tƣơi tắn nhất là khi miêu tả thiên nhiên. “Yêu đời và nhạy cảm, anh dễ
dàng nhập vào đƣợc với không khí và con ngƣời nơi anh đến, dĩ nhiên không
phải lúc nào cũng tránh đƣợc hời hợt, chông chênh. Ở đây nhiều bài già dặn
cổ kính mang âm hƣởng của đƣờng thi. Tả nhƣng rất gợi. Nhà thơ toả tâm
hồn mình vào cảnh vật. Chi tiết không nhiều nhƣng đắt và say. Gửi Việt Bắc,
Trên hồ Ba Bể, Huyện uỷ miền núi, Thác Bản Dốc, Tiếng đàn, Đêm văn chải,
Xoè, Lũng cú, Chợ Pakha… ” [61,tr.297].
Chợ là nơi trao đổi, buôn bán hàng hoá, là bộ mặt kinh tế của một vùng,
miền. Viết về những đổi thay và nhịp sống lao động dựng xây ở miền núi
không gì hơn bằng viết về những đổi thay ở chợ. Đây là cảnh chợ huyện
Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng:
Chợ Cô - sầu
Chẳng có ai sầu
Khăn thêu thổ cẩm, vải khoe mầu.
Ngƣời đi trẩy hội hay đi chợ
Anh đợi em hoài em ở đâu?
Bài thơ kết cấu trùng trùng điệp điệp gồm 4 đoạn. Đoạn hai, đoạn ba là
cảnh vui tƣơi náo nức của cuộc sống miền núi đã có sự thay đổi da thịt:
Chợ Cô - sầu
Chẳng có ai sầu
Gà vịt nhiều hơn khoai với nâu.
Nón tre, túi vải ngƣời nhƣ nƣớc
Anh đợi lâu rồi em đứng đâu?.


19

Chợ Cô - sầu
Lất phất mƣa bay
Vai em vàng thắm gánh cam đầy
Đèo cao lũng thấp đƣờng xa nhỉ
Xa mặc đƣờng xa cứ tới đây.
Đoạn cuối kết thúc bài thơ, “ Đoạn bốn buâng khuâng tình tứ:
Chợ Cô - sầu
Lất phất mƣa bay
Đừng sợ đƣờng trơn anh dắt tay
Áo chàm ai nhuộm mà xanh thế
Không rƣợu nhƣng lòng vẫn cứ say.
Cảnh gợi tình và tình thấm vào cảnh. Lời dừng mà ý còn ngân vang”.
[61,tr.297]. Còn đây lại là một buổi họp chợ khác, chợ Pa Kha. Chợ họp sơ
tán giấu trong một rừng cây. Cảnh họp chợ diễn ra ồn ã đầy tiếng nói tiếng
cƣời, hàng hóa với những sắc màu rộn rã tƣơi vui. Tiếng kèn hoà quyện
quyến luyến, lời mời uống rƣợu… vui tƣơi lôi cuốn:
Trăm loại hàng bày ra
Trăm sắc màu giữa chợ,
Cô gái Mèo xúng xính váy hoa
Ngƣời Dao đến, áo quần rực rỡ
Chim cũng theo ngƣời đi
Chó cũng cùng ngƣời đến

20
Tiếng ngựa hí vang trời
Điệu khèn sao quyến luyến!
Chen chúc nhau bên vò rƣợu nhỏ
Bát rƣợu ngô kẻ uống ngƣời mời

Quây quần lại bên hàng “thắng cố”
Tiếng lửa reo tiếng nói tiếng cƣời.
Đó là cảnh chợ Pa Kha (Bắc Hà) ở Lào Cai vào những năm 70 cả nƣớc
đang đánh Mỹ. Ngƣời, ngựa, hàng hóa màu sắc, âm thanh nhƣ đan vào nhau,
chen lấn phô bày những đổi thay sung túc của ngƣời dân miền núi. “Nhƣng
cái hay của bài thơ lại nằm ở mấy câu “chếch choáng” Cuối cùng:
Buổi chợ này có mấy ngƣời say
Tôi cũng hơi chuếnh choáng
Trên đƣờng về không có ai cầm ô theo sau
Che cho đầu tôi khỏi nắng.
(Chợ Pa Kha)
Trong một số bài thơ khác khi ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con
ngƣời miền núi Hoàng Trung Thông vẫn giữ đƣợc sự rung động của tâm hồn,
điều này chứng tỏ nhà thơ thực sự có một tấm lòng yêu mến cuộc sống ấy. Ở
bài Xoè chẳng hạn. Nhịp điệu tƣng bừng của cuộc sống mới đƣợc thể hiện
một cách nhuần nhị:
Hội xòe mở giữa sân hợp tác
Vòng xòe uốn lƣợn nhƣ dòng sông Nậm Na
Con trai áo chàm, con gái áo hoa cài khuy bạc

21
Tiếng đàn nhịp nhàng theo tiếng ca.
(Xòe)
Ngay ở nơi địa đầu của Tổ quốc, Lũng Cú, điểm cực bắc của nƣớc ta ở
huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, nhà thơ đã tận mắt chứng kiến sự đổi
thay của nhịp sống lao động, dựng xây nơi đây:
Đã trải qua những năm quét phỉ
Giờ tấn công vào sự đói nghèo
Nơi cực bắc xa xôi - Lũng Cú
Đã lớn lên hợp tác xã ngƣời Mèo

(Lũng Cú)
Cần nói thêm rằng, không phải Hoàng Trung Thông chỉ viết về đời
sống nông nghiệp. Ông cũng có viết về công cuộc lao động xây dựng của
ngƣời công nhân nhƣng những bài thơ nhƣ thế vừa ít về số lƣợng vừa không
mấy giá trị, mặc dầu nhà thơ vẫn diễn tả đƣợc nhịp sống hối hả của lao động
xây dựng:
Bên kia mỏ thiếc bắc ngang mây
Goòng nối đuôi nhau chạy suốt ngày
Ta đào lòng đất đào sâu mãi
Đãi đá tìm vàng là ở đây.
Chính vì thế mà nó chƣa thể trở thành một cảm hứng lớn nhƣ khi
Hoàng Trung Thông viết về đời sống lao động nông nghiệp.
Hoàng Trung Thông là một nhà thơ gắn bó sâu sắc với nông thôn. Mỗi
chặng đƣờng thơ ông đều có cảm hứng lớn về đời sống nông nghiệp. Vì thế
mà ông có đƣợc những câu thơ sâu sắc khi viết về đất. Viết về đời sống nông

22
nghiệp Hoàng Trung Thông đã thể hiện đƣợc nhiều sắc độ, phƣơng diện khác
nhau. Ở đó có cả những khó khăn vất vả, có cả những niềm vui phơi phới của
cuộc sống đang lên, có không khí hăng hái lao động và có cả tƣ thế làm chủ
của ngƣời nông dân tập thể. Đó là những đóng góp còn nhỏ bé nhƣng đáng
trân trọng.
1.2 Đời sống chiến đấu:
Hoàng Trung Thông thuộc lớp nhà thơ sinh ra, lớn lên, trƣởng thành
cùng cách mạng. Không khí cách mạng, hiện thực kháng chiến vĩ đại của đất
nƣớc, dân tộc hàng ngày thấm đẫm, ăn sâu vào trong máu thịt của những
ngƣời cầm bút. Có lẽ vì thế có thể nói không có nhà thơ nhà văn nào lại
không viết về công cuộc kháng chiến cứu nƣớc vĩ đại của dân tộc. Hòa vào xu
hƣớng chung đó Hoàng Trung Thông đã thể hiện rõ nét trong những tập thơ
của mình cái hiện thực kháng chiến của đất nƣớc, của đồng bằng chiến đấu.

Ngƣời đọc dễ ràng nhìn thấy đây cũng chính là một trong những cảm hứng
lớn trong thơ Hoàng Trung Thông. Cảm hứng này đã trở thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt các chặng đƣờng thơ ông.
Ngay từ tập thơ đầu tay Quê hương chiến đấu Hoàng Trung Thông đã
góp đƣợc một tiếng nói mới trong nền thơ kháng chiến trƣớc kia. Lúc bấy giờ
viết về kháng chiến là một vấn đề hoàn toàn mới đối với các nhà thơ. Có nhà
thơ phải im lặng một thời gian để soát lại mình, có nhà thơ phải vừa đi vừa
“Nhận đƣờng”. Nhƣng là một ngƣời sống nhiều ở nông thôn và sớm tham gia
hoạt động cách mạng, Hoàng Trung Thông đã đi đúng đƣờng thơ ngay từ
những bƣớc đầu tiên. Nhà thơ bắt đầu viết Bài ca vỡ đất, Cây lúa sức người…
ở vùng tự do. Sau đó trong những ngày lăn lộn ở vùng địch hậu ông đã viết
khá nhiều về con ngƣời và cuộc sống ở đây: Chị lái đò sông Gianh, Chị giao
thông trên đường Quốc lộ, Bao giờ trở lại, Bất khuất, Đồng bằng, quê hương

23
chiến đấu, Bản Mường giải phóng… Cuộc sống kháng chiến trong thơ Hoàng
Trung Thông là một cuộc sống đầy gian khổ và rất dũng cảm. Qua các trang
thơ ngƣời đọc thấy rất rõ sự tôi luyện ngày càng già dặn của quần chúng cách
mạng trong cuộc thử lửa với quân thù:
Đồng bằng ta
Thịt da còn rớm máu.
Nhƣng thép luyện tinh thần.
Giặc càn đi quét lại quanh năm
Vùng căn cứ vẫn nhƣ đồng nhƣ thép.
(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)
Những con ngƣời quần chúng cách mạng đó căm thù giặc sâu sắc và
quyết tâm đi theo con đƣờng cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ công
cuộc kháng chiến vì một ngày mai tƣơi sáng hơn:
Ơi đồng bằng!
Quê hƣơng chúng ta

Căm thù vót sắc
Căm thù khắc sâu.
Ngƣời trƣớc ngã, có ngƣời sau
Chỉ một con đƣờng: Cách mạng.
Đây đồng bằng
Quê hƣơng tháng Tám
Cờ đỏ sao vàng

×