Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.22 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THỊ BÍCH VÂN




THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ANH THƠ




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC






Hà Nội -2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ THỊ BÍCH VÂN




THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ANH THƠ

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ : 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÝ HOÀI THU



Hà Nội -2014


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1.Lý do chọn đề tài 5

2. Lịch sử vấn đề 6
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 8
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu 8
3.3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
4.1. Phƣơng pháp phân tích 9
4.2. Phƣơng pháp so sánh 9
4.3. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học 9
4.4. Phƣơng pháp thống kê 10
5. Cấu trúc luận văn 10
CHƢƠNG I: HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
KHÁC 11
1.1. Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 11
1.1.1. Cái tôi tha thiết với cảnh sắc thiên nhiên 11
1.1.2. Cái tôi gắn bó với cuộc sống lao động đời thƣờng 21
1.1.3. Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến 26
1.1.4. Cái tôi với những tình cảm riêng tƣ 34
1.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ Anh Thơ 40
1.3. Hình ảnh ngƣời chồng trong thơ Anh Thơ 46
CHƢƠNG II: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ 52
2.1. Không gian nghệ thuật 52
2.1.1. Không gian làng quê gắn với khung cảnh ruộng đồng, vƣờn tƣợc, bến đò…. 52
2.1.2. Không gian văn hóa cộng đồng 60
2.1.3. Không gian đời sống kháng chiến 68
2.2. Thời gian nghệ thuật 73
2.2.1. Thời gian bốn mùa 74
2.2.2. Thời gian hoài niệm 81

4


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ ANH THƠ 88
3.1.Thể thơ 88
3.1.1. Thể thơ tám chữ. 88
3.1.2. Thơ tự do 93
3.1.3. Một số thể thơ khác 97
3.2. Ngôn ngữ 104
3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị 104
3.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc màu, hình ảnh 107
3.3. Giọng điệu 108
3.3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm đềm 108
3.3.2. Giọng điệu lạc quan, tin tƣởng. 111
KẾT LUẬN. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116


















5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói nếu coi thơ ca Việt Nam hiện đại là một vườn hoa rực rỡ muôn
hồng nghìn tía thì nữ sĩ Anh Thơ khiến cho người ta nghĩ đến hương sắc thanh
khiết của loài mộc lan. Đến với thế giới thơ ca của Anh Thơ, ta như nhận thấy
thoang thoảng hương mộc tha thiết, dịu ngọt đưa hồn người đắm chìm trong
những xúc cảm mênh mang của ruộng đông chốn hương thôn.Với nét bút tài hoa
mà dung dị, Anh Thơ sớm trở thành một trong số không nhiều những người phụ
nữ Việt Nam có sự nghiệp văn chương khá nổi tiếng, đem đến cho nền văn học
một giá trị riêng biệt.
Trong phong trào Thơ Mới cùng với Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính, Bàng
Bá Lân, Anh Thơ đã góp phần tạo nên một dòng thơ độc đáo tựa như một thứ
thôn ca mà người ta gọi là dòng thơ đồng quê. Trong cuốn “ Thi nhân Việt Nam”
Hoài Thanh, Hoài Chân đã dành cho bà một vị trí thật trân trọng.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Anh Thơ vẫn chứng tỏ
sức cuốn hút của một hồn thơ dung dị, giàu nữ tính với sức sáng tạo dẻo dai và
bền bỉ. Điều đó đã góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật thi ca phong phú,
giàu sắc màu.
Những đóng góp của nữ sĩ Anh Thơ đã được ghi nhận qua rất nhiều giải
thưởng danh giá và có giá trị như: Giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn cho tập
thơ “Bức tranh quê” năm 1939, giải thưởng của Trung ương hội liên hiệp phụ nữ
cho truyện thơ “ Kể truyện Vũ Lăng”, giải thưởng nhà nước đợt một về văn học
2001, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2006.
Trong những năm gần đây, Anh Thơ cũng đã trở thành một cái tên quen
thuộc trên những trang sách trong trường phổ thông.
Tuy nhiên việc nghiên cứu học tập thơ Anh Thơ vẫn còn khá ít ỏi, chưa
xứng tầm với tên tuổi của một nhà thơ có vai trò to lớn lưu giữ hình ảnh bức


6

tranh quê cùng những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương làng cảnh Việt
Nam một cách chân thực, sinh động, hồn nhiên,…Do vậy việc khám phá thế giới
nghệ thuật thơ của Anh Thơ không chỉ giúp người nghiên cứu khẳng định về một
phong cách thơ khá đặc sắc mà còn xác định vị trí và những đóng góp của nữ sĩ
trong tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại.
Đến với thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ cũng là dịp để tác giả luận văn
nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy môn văn học
trong trường phổ thông.
Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ cần được nhìn nhận, nghiên cứu từ góc
độ một chỉnh thể nghệ thuật với những quy luật vận động nội tại của nó, chứ
không phải nhìn nhận trong sự riêng biệt tách rời giữa hình thức với nội dung,
cũng không phải chỉ là một hiện tượng xã hội lịch sử đơn thuần… Tìm hiểu thế
giới nghệ thuật chính là đi vào tìm hiểu cấu trúc lôgíc bên trong, sự kết hợp hài
hoà biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật; từ đó góp phần xác định
đúng vai trò vị trí và những đóng góp vào diễn trình thơ ca Việt Nam hiện đại
của nữ sĩ Anh Thơ.
2. Lịch sử vấn đề
Anh Thơ là một trong số tác giả nữ hiếm hoi sớm khẳng định được bản sắc
của mình. Với sức sáng tạo bền bỉ và một tình yêu tha thiết, Anh Thơ đã sống
trọn vẹn với sự nghiệp văn chương của mình và để lại cho nền thơ ca Việt nam
hiện đại hàng chục tập thơ lớn nhỏ như: Bức tranh quê 1939; Hƣơng xuân 1944;
Kể chuyện Vũ Lăng 1957; Theo cánh chim câu 1960; Lệ sƣơng 1995;… mỗi tập
thơ đều có dấu ấn riêng và đều là những đối tượng nghiên cứu có giá trị.
Qua quá trình khảo sát, người viết nhận thấy có khá nhiều những bài viết,
những bài nghiên cứu về Anh Thơ. Trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, tác giả Hoài
Thanh, Hoài Chân đã dành cho Anh Thơ một vị trí trang trọng “thơ của ngƣời


7

biệt hẳn một lối… cảnh trong thơ bất tất phải mênh mông, một cái vỏ ốc đủ
khiến ngƣời ta nghe cả tiếng sóng biển rì rào” [18-T190].
Trong bài viết Những gƣơng mặt những câu thơ tác giả Ý Nhi cũng nhấn
mạnh đến sự độc đáo và chân thực trong thơ của Anh Thơ . Với Bức tranh quê,
Anh Thơ đã đóng góp vào thơ Việt một giọng thơ độc đáo, một hồn thơ chân
thực…. Anh Thơ có thể khiến người đọc sửng sốt trước những câu thơ tả cảnh
quê đẹp đến lạ lùng”.
Trong Thơ Mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại tác giả Nguyễn Quốc
Tuý cũng đã khẳng định: Anh Thơ là một nhà thơ tiêu biểu với đề tài nông thôn
và cảnh sắc làng quê.
Trong bài Về Thơ mới nhà thơ Huy Cận cũng đã khẳng định sự gắn bó với
cội nguồn dân tộc trong Chùa hƣơng của Nguyễn Nhược Pháp và Bức tranh quê
của Anh Thơ.
Trong cuốn Nữ sĩ Anh Thơ mùa hoa đồng nội tác giả Hà Minh Đức cũng
đã đưa ra những vấn đề nghiên cứu, ghi chép vô cùng có giá trị về nữ sĩ Anh
Thơ.
Phê bình bình luận văn học của Vũ Tiến Quỳnh, đề cập đến các nhà thơ
tiêu biểu trong đó có Anh Thơ. Công trình nghiên cứu này cho ta thấy vai trò, vị
trí của Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam và những nét cơ bản nhất về
con người, cuộc đời cũng như những tác phẩm tiêu biểu của Anh Thơ trước năm
1945.
Trong cuốn Tủ sách văn học nhà trƣờng Lâm Quế Phong cũng đã tập hợp
những bài nghiên cứu về tác giả Thơ Mới trong đó có Lưu Trọng Lư, Tế Hanh,
Anh Thơ…
Gần đây ta thấy một số luận văn viết về Anh Thơ như: Bức tranh quê
trong thơ Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ của Nguyễn Thị Bình; Dấu ấn
văn hoá dân gian trong thơ Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Nhƣợc Pháp”


8

của Lê Thị Thanh Yên; Nét đẹp văn hoá làng quê qua sáng tác của 4 nhà thơ
Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ thuộc phong trào Thơ Mới
Việt Nam(1930-1945) của Cao Thị Hảo; Phong cách nghệ thuật Anh Thơ của
Đinh Thị Lệ Thuỷ.
Những công trình nghiên cứu về Anh Thơ trước và sau cách mạng là
những bài viết khá công phu đã cung cấp cho ta cái nhìn khái quát về sự nghiệp
và những đóng góp của nữ sĩ. Tuy nhiên về vấn đề thế giới nghệ thuật thơ Anh
Thơ, người viết nhận thấy còn có những mảng cần tiếp tục tìm tòi và khai phá.
Đó là lí do người viết mạnh dạn lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật thơ Anh
Thơ cho luận văn thạc sĩ của mình.

3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề thuộc thế giới nghệ thuật thơ
Anh Thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là khảo sát các tập thơ tiêu biểu của Anh Thơ như
- Bức tranh quê (1941)
- Đảo Ngọc (1963)
- Theo cánh chim câu (1965)
- Hoa Dứa trắng (1967)
- Quê chồng (1977)
- Lệ sương (1996)
- Cuối mùa hoa (2000)
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tập thơ in chung của Anh
Thơ và các nhà thơ khác.
3.3. Mục đích nghiên cứu


9

Người viết nhằm chỉ ra những phương diện tạo nên thế giới nghệ thuật thơ
Anh Thơ. Đó là những vấn đề thuộc: Hình tượng cơ bản nhân vật trữ tình; Thời
gian và không gian nghệ thuật và phương thức biểu đạt.
Thông qua việc mô tả thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ người viết hướng
tới sự khẳng định những đặc điểm nổi bật thuộc về thi pháp, phong cách và vị trí
của nữ sĩ trong dòng chảy của thi ca Việt Nam hiện đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
4.1. Phƣơng pháp phân tích
Việc khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ là để tiếp cận với thế giới thơ, thế
giới hình tượng và thế giới trữ tình. Vì thế, phương pháp phân tích văn học được
vận dụng nghiên cứu chủ chốt. Với phương pháp nay, chúng tôi khai thác, phân
tích, lí giải những hiện tượng nghệ thuật trong thơ Anh Thơ như cách thức vận
dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, vận dụng thể thơ, nhịp điệu câu thơ Trên cơ sở
ấy, chúng tôi dễ dàng phát hiện giá trị thẩm mĩ của những yếu tố này.
4.2. Phƣơng pháp so sánh
Để khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ, trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại. Nếu phương pháp so sánh lịch
đại giúp chúng ta nhận rõ sự vận động và phát triển của nghệ thuật thơ, thấy
được sự kế thừa và cách tân của các yếu tố nghệ thuật trong thơ Anh Thơ thì
phương pháp đồng đại giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc đặc diểm nổi bật của thế
giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, tìm ra nét khu biệt trong thế giới nghệ thuật thơ
Anh Thơ.
4.3. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học
Sự nghiệp thơ ca của Anh Thơ là một cấu trúc hệ thống sống động, một
chỉnh thể toàn vẹn. Do đó, trong quá trình triển khai luận văn, song song với


10

phương pháp so sánh và phân tích, chúng tôi vận dụng phương pháp tiếp cận thi
pháp học để phân tích và giải mã các chi tiết, các cấp độ của yếu tố nghệ thuật và
xem xét mối quan hệ của chúng trong cấu trúc của chỉnh thể nghệ thuật. Phương
pháp này còn giúp chúng tôi có một cách nhìn đầy đủ chính xác về thế giới nghệ
thuật thơ Anh Thơ.
4.4. Phƣơng pháp thống kê
Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật. Chúng tôi
sử dụng phương pháp thống kê để xác định được hình tượng nghệ thuật đặc sắc
và phát hiện những thủ pháp nghệ thuật thơ Anh Thơ, sử dụng trong quá trình
nghiên cứu. Đây là phương pháp cần thiết để chúng tôi khảo sát, thống kê, tìm
hiểu tần số xuất hiện chi tiết, yếu tố từ ngữ, hình ảnh và đặc trưng thế giới nghệ
thuật thơ Anh Thơ.
Ngoài ra luận văn chúng tôi ứng dụng một số vấn đề lý thuyết liên quan
đến đề tài như: mỹ học tiếp nhận, phong cách học,…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận, luận văn gồm có ba
chương chính sau:
Chương I: Hình tượng cái Tôi trữ tình và một số kiểu nhân vật trữ tình
khác
Chương II: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ
Chương III: Phương thức biểu hiện trong thơ Anh Thơ.








11

CHƢƠNG I: HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ KIỂU
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH KHÁC
1.1. Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ
Trong phương thức trữ tình, cái tôi trữ tình chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng. Hình tượng cái tôi trữ tình chính là sự hoá thân của người nghệ sĩ trước
những rung cảm mãnh liệt bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Cái tôi trữ tình vì
vậy bao giờ cũng mang dấu ấn tâm hồn, nhân cách và cả tính cách của người
nghệ sĩ. Cái tôi ấy được sáng tạo vừa là để thể hiện con người tác giả, vừa thể
hiện những vấn đề khái quát nằm ngoài phạm vi nhỏ hẹp của tác giả. Cái tôi trữ
tình là cái tôi của chính nhà thơ được nghệ thuật hoá, là một thế giới các cung
bậc cảm xúc phong phú và phức tạp.
Trong sáng tác của các nhà Thơ Mới, Anh Thơ đã tìm cho mình một giọng
điệu riêng, một bản sắc và một lối đi riêng. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ
nữ sĩ được tạo nên không chỉ từ bức tranh cuộc sống sinh động, hồn nhiên ,bình
dị với những hội hè đình đám, những phong tục lễ hộicổ truyền ở chốn làng quê
thôn ổ mà cái tôi trữ tình của Anh Thơ còn được phơi trải qua cái nhìn hiện thực
về con người và cuộc sống trong khói lửa chiến tranh, cũng như cuộc sống bề
bộn thường nhật đầy duyên nợ.
Tất cả đều hé mở cho ta thấy một đời sống nội tâm vô cùng phong phú và
không kém phần nhạy cảm của nhà thơ nữ tài hoa này.
1.1.1. Cái tôi tha thiết với cảnh sắc thiên nhiên
Trong sáng tác của các nhà Thơ Mới, nữ sĩ Anh Thơ đã tìm cho mình một
lối đi riêng, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ sĩ được tạo dựng lên từ bức
tranh cuộc sống xung quanh sinh động, hồn nhiên nhưng rất bình dị, chân chất,
mộc mạc. Với những hội hè đình đám, những phong tục lễ hội cổ truyền ở miền
Bắc, với cái nhìn hiện thực về con người trong chiến tranh, cách mạng, hình

12


tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ được “thai nghén” và “sản sinh” ra từ
cuộc đời thơ đầy trông gai, duyên nợ.
Thiên nhiên vạn vật tự ngàn xưa đã trở thành những người bạn tâm tình
của thi nhân kim cổ.Tình cảm tha thiết và gắn bó dành cho cảnh sắc thiên nhiên
của nữ sĩ Anh Thơ không nằm ngoài niềm cảm khái chung ấy. Bằng một tâm
hồn tinh tế, một trái tim nhạy cảm và một nét bút tài hoa giàu nữ tính. Anh Thơ
đã trải lên thế giới thi ca của mình một thế giới cảnh vật dung dị, với một vẻ đẹp
thuần khiết mộc mạc và gợi nhiều phần say đắm.
Trước Cách mạng tháng Tám, trong tập Bức tranh quê, cảnh sắc thiên
nhiên đã được khúc xạ qua tâm hồn đầy nữ tính và được tái hiện vô cùng chân
thực. Đến với tác phẩm Chiều xuân ta như được cùng thi sĩ đắm chìm trong
khung cảnh êm đềm, thơ mộng, qua hình ảnh của những làn mưa xuân rắc bụi
trên những triền đê vắng, những chòm xoan se mình tím ngắt trong làn gió nhẹ.
Mƣa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lƣời nằm mặc nƣớc sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
(Chiều xuân)
Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Anh Thơ chẳng cần phải mênh mông, rộng
lớn Anh Thơ để trái tim mình hoà vào cảnh đất trời của đồng bằng Bắc Bộ qua
những hình ảnh rất dung dị, mộc mạc: một ít hoa mướp, một lũ chuồn chuồn nhớ
nắng ngẩn ngơ,… vậy mà đã gợi lên cái không khí của một mùa trời đất đang đi.
Hoa mƣớp rụng từng đoá vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
Thiên nhiên cảnh vật luôn chuyển mình trong sự đắp đổi bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông,… mỗi mùa lại được Anh Thơ cảm nhận ở một góc nhìn, một điểm
nhìn riêng với những xúc cảm và tâm trạng đa dạng.

13


Mỗi độ xuân về, tiết thì mùa xuân ở làng quê Bắc Bộ lại mang một nét rất
đặc trưng. Cỏ cây hoa lá đang chuyển mình lên những chồi hẹn nhú, cũng là lúc
lòng người lâng lâng thư thái hoà vào thiên nhiên tạo vật. Không phải ngẫu nhiên
mà Anh Thơ sáng tác đến tám bài về mùa xuân như: Đêm ba mƣơi Tết; Chiều ba
mƣơi Tết; Ngày Tết; Ngày xuân; Chiều xuân; Đêm trăng xuân; Chợ ngày
xuân; Điều đó thể hiện niềm khao khát giao hoà trong bầu không khí ắp đầy
xuân sắc, xuân tình của nữ sĩ.
Với tác phẩm Chiều xuân Anh Thơ đưa người đọc trở về gần gũi hơn với
thiên nhiên thân thuộc của chốn hương thôn:
Ngoài đƣờng đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bƣớm rập rờn trôi trƣớc gió
Lũ trâu bò thong thả cúi ăn mƣa
(Chiều xuân)
Trên triền đê vắng xanh biếc màu cỏ non, những đàn sáo vu vơ mổ hạt, lũ
trâu bò đang thong thả gặm cỏ trong làn mưa bụi….tất cả cảnh vật ấy gợi lên một
bức tranh chiều quê thật yên ả, thanh bình trong tiết xuân sang.
Vẫn một tâm trạng nhẹ nhàng và thư thái, Anh Thơ tiếp tục đưa người đọc
đến với những đêm trăng xuân huyền ảo với cánh đồng lặng lẽ trong sương mù,
khóm tre xanh rì rào trong gió, làn mưa xuân như dệt tơ vàng dưới ánh trăng.
Đồng lặng lẽ sƣơng mù buông bát ngát
Ao âm thầm mây tới ngập mênh mang
Gió im vắng tự từng không man mác
Mƣa bay trăng nhè nhẹ dệt tơ vàng
(Đêm trăng xuân)
Mùa xuân không chỉ là mùa vui, mùa hội hè mà còn là mùa của hạnh
phúc, mùa của hẹn hò. Trong bài Đêm xuân Anh Thơ đã lồng trong khung cảnh

14


của một bầu trời đêm rộng rãi, với khóm tre già đợi gió, với tàu chuối láng mình
dưới ánh trăng,và hình ảnh con người cũng say sưa cùng tạo vật.
Ngoài đồng vắng trời đêm mà che nón?
Có hai ngƣời đi lẻn tới nƣơng dâu
Và co cả một đôi đom đóm
Bay dập dìu nhƣ muốn phải lòng nhau
(Đêm xuân)
Đom đóm có đôi và con người cũng có đôi. Cảnh sắc đêm xuân thật trữ
tình, con người không chỉ đến với thiên nhiên mà còn đến với tình yêu. Dường
như Anh Thơ cũng đang để lòng mình hoà vào với men say của đất trời, của vạn
vật và lòng người vậy.
Trong cảm xúc thẩm mĩ của các thi nhân mùa hạ hầu như chưa phải là
nguồn thi hứng lớn. Song với nhà thơ Anh Thơ, bức tranh mùa hạ lại được cảm
nhận và miêu tả khá đặc sắc. Nữ sĩ có tới bảy bài thơ viết về mùa hạ: Vào hè;
Sáng hè; Trƣa hè; Chiều hè; Đêm hè;…. Ở bài thơ nào Anh Thơ cũng phát hiện
được vẻ đẹp phong phú của mùa hè.
Trời trong biếc không qua mây gợn sóng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vƣờn đỏ nắng
Lũ bƣớm vàng lơ đãng lƣớt bay qua
(Trưa hè)
Qua ngôn ngữ và hình ảnh thơ, người đọc cảm nhận được bức tranh tươi
vui của mùa hạ qua khoảng không gian cao xanh rộng lớn với những đám mây
gợn song, với cánh diều vi vu, với lũ bướm vàng lơ đãng chập chờn bay trước
gió, với những bong hao lựu đỏ nắng trong vườn… Đằng sau bức tranh ấy là
một cái tôi say mê, tha thiết của Anh Thơ trước thiên nhiên tạo vật. Phải rất yêu
thiên nhiên thì nữ sĩ mới có thể cảm nhận được bức tranh cảnh vật dung dị mà

15


đáng yêu đến vậy. Qua thơ Anh Thơ, người đọc có thể thấy được một cái tôi tinh
tế và nhạy cảm, vui với niềm vui cảnh vật, buồn với nỗi buồn cảnh vật. Đúng
như nhà thơ từng tâm sự: “ Tôi muốn tôi với cảnh vật là một. Cảnh vật vui tôi
vui, cảnh vật buồn tôi buồn"
Cảnh sắc thiên nhiên trong con mắt quan sát tỉ mỉ của Anh Thơ được hiện
lên vô cùng chân thực như nó vốn có. Với bài Vào hè Anh Thơ đã miêu tả được
cái oi nồng, nóng nực của một vườn cây lặng gió, với tiếng quốc gọi chiều khắc
khoải đến nao lòng.
Nắng đã rực cây vƣờn im thở gió
Ngõ đầy ruồi vắng bóng bƣớm ong qua
Tiếng quốc gọi chiều chiều vang bụi cỏ
Và chiều chiều đom đóm rủ nhau ra
(Vào hè)
Khi đất trời chuyển sang thu, khi hoa mướp rụng báo hiệu mùa hè đã hết
Anh Thơ lại cảm nhận thiên nhiên, cảnh vật trong một nỗi buồn man mác.
Gió mây nổi bờ tre buồn xáo xác
Trên ao bèo tàn lụi nƣớc trong mây
Hoa mƣớp rụng từng đoá vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
(Sang thu)
Có thể nói mùa thu của Anh Thơ không còn là những hình ảnh điển hình
của cổ thi khi viết về tiết thu:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Thay vào đó là những hình ảnh rất chân thực của làng quê đất Việt, với
một hồ quê sâu đậm ẩn chứa trong cảnh vật đời thường. Anh Thơ tìm được cảm
hứng ngay từ những khung cảnh bình thường không mĩ lệ hoá nhưng vẫn tìm

16


đựoc cái đẹp trong sự bình dị “Phải sống với hồn của cảnh vật thì mới tả được
cái hồn của cảnh” (41, T112).
Trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, có lẽ mùa Đông là mùa các thi sĩ ít
viết hơn cả. Còn đối với Anh Thơ, những cơn gió heo may lành lạnh, những áng
sương lan toả trong không gian cũng trở mình đi vào trong thơ như một điều rất
đỗi tự nhiên. Trong tác phẩm Đêm trăng đông Anh Thơ đã lột tả được hết cái
mênh mang lạnh lẽo của ánh trăng, cái xáo xác của tiếng vạc kêu, cái lạnh lẽo
của vườn hoa cải.
Đêm trăng lạnh sƣơng mù bay nhẹ thoảng
Trời trong ao yên lặng ngập đầy mây
Khắp vƣờn cải trăng vàng hoa lấp loáng
Muôn cánh rờn nhè nhẹ song hƣơng bay
(Đêm trăng đông)
Trở về với cảnh sắc thiên nhiên chốn hương thôn, ngắm nghía, quan sát
chắt chiu từng cảnh đẹp nhỏ bé nhất, những trang thơ của nữ sĩ đã để lại trong
lòng độc giả thật nhiều ấn tượng đẹp. Trước cách mạng, thiên nhiên trong thơ
Anh Thơ không phải là những bức tranh rộng lớn hoành tráng như cổ thi mà rất
đỗi bình dị, mộc mạc. Niềm giao cảm, giao hoà với thiên nhiên tạo vật xuất phát
từ tình yêu nồng nàn của thi sĩ với cuộc sống. Anh Thơ như muốn thoả thuê
trong không khí ngát hương hoa cau, hoa sói,…lũ chim gà quấn quít quanh chân,
được xem chúng ăn, được nhìn chúng bay lượn.
Cảm nhận thiên nhiên không chỉ bằng ánh mắt, bằng tai nghe mà dường
như Anh Thơ bằng tất cả các giác quan của mình. Vậy nên chỉ một cánh én, một
chút mưa xuân giăng mắc trên những triền đê vắng cũng đủ gợi cho người đọc
cảm giác về một bức tranh thanh bình, yên ả song cũng ắp đầy xuân sắc, xuân
tình. Chỉ một tiếng chim tu hú vọng về cũng đủ để gợi một mùa hè rực nắng với
bao kỉ niệm đẹp của một thời tuổi trẻ…. chỉ một chiếc lá lìa cành, một chiếc mo

17


cau rụng vội góc vườn, một khóm chuối mơ mạng trong sương sớm cũng làm
nên một đêm rằm tháng tám của tiết trời thu.
Trời trong sáng, trăng tròn lơ lửng gió
Đồng mờ sƣơng khóm chuối lặng mơ màng
Những ao biếc ngâm sao đầy nƣớc tỏ
Bụi tre ngà lơi lả uốn lƣng cong
(Rằm tháng tám)
Thiên nhiên, cảnh vật trong thơ Anh Thơ được cảm nhận và miêu tả với
những tâm trạng và hành động giống như con người vậy. Đến với thế giới nghệ
thuật thơ Anh Thơ, người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước nỗi tủi hờn cô độc
của những con đò hay những triền đê vắng, không khỏi nao nao trước tiếng trở
mình của rặng tre già.
Trời quang quẻ đêm nay không mƣa nữa
Nƣớc trong ngòi chảy tắm mấy ngôi sao
Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ
Khóm tre già đợi gió đứng ven ao
Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Anh Thơ từ một bờ cỏ non, một
đồng lúa chín, một cánh cò sải rộng đều chứa đựng những khát khao sống và yêu
đương của một tâm hồn thiếu nữ muốn thoát ra khỏi những ràng buộc nặng nề
của xã hội đương thời vậy nên mỗi bài thơ đều được viết ngay tại chỗ ,tác giả
như bưng được cái hữu hình lẫn cái vô hình của khung cảnh mà đặt lên trang
giấy
Đến với cảnh sắc thiên nhiên trong Bức tranh quê ta cảm nhận đủ đầyt
nỗi lòng yêu dấu tha thiết của Anh Thơ đối với làng quê, xứ sở.
Sau cách mạng tháng Tám cái tôi trữ tình của Anh Thơ lại rung động
trước vẻ đẹp thiên nhiên dưới một sắc độ khác, từ những cảnh vật bình dị của
làng quê cổ truyền Việt Nam, Anh Thơ đến với những bức tranh hùng vĩ của

18


khung cảnh núi rừng, biển rộng trong khói lửa chiến tranh. Qua ngôn ngữ thơ ta
thấy được cái tôi trữ tình thật sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
Cũng viết về mùa xuân nhưng khác với cảnh sắc mùa xuân của làng quê Bắc Bộ,
cảnh sắc mùa xuân trên những nẻo đường kháng chiến cũng đựoc cảm nhận và
miêu tả với những nét đặc sắc riêng.
Đồng Hới trƣa xuân vào giấc ngủ
Hoa hồng ngai ngái nắng lơi lơi
Cát vàng lấp lánh vàng im ả
Dứa rủ bờ xanh đợi gió khơi
Thiên nhiên cảnh vật trong thơ Anh Thơ không đơn thuần là những bức
tranh phong cảnh mà đã hoà nhập vào cuộc sống và kháng chiến. Bóng chuối
cũng trở thành bóng lá nguỵ trang, trở thành niềm khích lệ, thành tiếng gọi cổ vũ
trong chiến đấu.
Phải đây hàng lá nguỵ trang
Từ nơi êm ả góc vƣờn toả ra
Đầu hôm chuối bỗng đi ra
Dọc con đƣờng trống bến phà vòng quanh
Cứ lên đi hỡi các anh
Có em che bong thênh thênh rặng dài
(Bóng chuối)
Trước cách mạng Anh Thơ từng trải lòng mình trước tiếng sao diều vi vu,
đàn trâu thủng thỉnh gặm cỏ hay cánh đồng lúa vàng chín rộ,… Sau cách mạng
vẫn là bông lúa ấy, nương ngô ấy,… nhưng được mở ra nhiều chiều, nhiều vùng
miền khác nhau. Đó là cánh đồng đẹp như một bức tranh.
Gió qua nƣơng ngô phây phẩy
Bên con trâu gặm cỏ ngon lành
(Những con chỉ đỏ)



19

Tôi đứng ngắm nƣơng đồi thoai thoải
Xanh xanh tít tắp màu xanh trải
Những búp tơ nõn óng mƣợt mà
Những búp chè xuân chát ngọt, thơm hoa
(Tiếng hát hái chè)
Những câu thơ gợi ra trước mắt độc giả một không gian mênh mang, rộng
lớn, tít tắp một màu xanh của những nương chè, màu xanh của cuộc sống của
niềm tin và hy vọng, màu xanh của mùa thu hoạch, của mùa bội thu.
Được đi nhiều, được ghi dấu chân mình trên rất nhiều vùng miền Tổ quốc
ở đâu đâu nữ sĩ Anh Thơ cũng luôn dành cho cuộc sống thiên nhiên một tình
cảm tha thiết và gắn bó lạ thường. Một buổi chiều đứng ở Rừng cau Sơn Lĩnh tác
giả không chỉ cảm nhận được hết vẻ đẹp của những rặng cau mọng quả mà còn
ghi lại được cái vươn mình trong khu vườn sáng nắng lẫn sức sống mãnh liệt của
chúng.
Cây đã vƣơn mình, rừng sang nắng
Ngàn ngàn lớp lớp vút sao trời
Quả tròn mọng gặp duyên trầu thắm
Nhuộn đỏ môi hồng sơn nữ ơi
(Rừng cau Sơn Lĩnh)
Phong cảnh thiên nhiên được mô tả trong thơ Anh Thơ muôn hình vạn
trạng đầy sức sống .Đó là biểu tượng nên thơ hùng vĩ của đỉnh Phan xi păng mây
mù muôn thủa, với ruộng bậc thang lớp lớp, với những rặng Sa Mu che kín một
khoảng trời Sa Pa.
Lên cao thế xe ơi từng chóp núi
Rặng Sa Mu cụp ngọn đứng in trời
Sa mu có nghe trái tim ta mát rƣợi
Giữa mây ngàn thấp thoáng suối reo vui
(Dưới rặng Sa Mu)


20

Bước chân đến Tây Nguyên, nữ sĩ ghi lại được vẻ đẹp tươi nguyên, hoang
sơ với những chú voi lững thững về bản, có bắp có khoai chất đầy nhà và đặc
biệt là một màu xanh trải dài vô tận.
Xanh trời, xanh núi, xanh mây
Tiếng tre đâu vẫn xanh đầy mênh mông
Cầu vàng hay mảnh trăng cong
Mái lầu vƣơng giả chìm trong hồ chiều
(Trên hồ Lak)
Đến với Bài thơ dƣơng liễu ta như đang thấy một cái tôi của Anh Thơ say
sưa, vui sướng trong tiếng thốt lên đầy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của biển xanh
của sóng biếc, của ánh trăng vàng.
Tôi đi trên động xanh dƣơng liễu
Gió rì rào gọi những sóng khơi xa
Biển trào trăng mênh mông vàng dịu
Nghe ngát trời, cây biếc lời thơ
(Bài thơ dương liễu)

hoặc Ôi sung sƣớng! màu xanh ta trải
Từ đèo ngang trắng lộng mây buông
Viền quốc lộ theo đƣờng chim sải
Đan rèm thƣa thấp thoáng bóng buồm
Đứng giữa hải đảo nghìn trùng, Anh Thơ đã phát hiện ra một vẻ đẹp thật
dung dị, mộc mạc và đầy thú vị của một cây chanh trên chóp đảo đá lô nhô từ đó
liên tưởng đến hương tóc cô gái quê gội sáng:
Tôi đứng cạnh cây chanh trên chóp đảo
Dƣới chân tôi biển lặng soi gƣơng
Những đảo đá lô nhô những dáng buồm


21

Bàn tay ai nhanh nhanh qua lƣới cá
Nắng tráng pha lê bốn trời rực rỡ
Lá chanh thơm khe khẽ vị hƣơng nào?
Từ bờ tre, khóm lúa, nƣớc trong ao
Hay hƣơng tóc cô gái quê gội sáng
(Hoa chanh trên đảo)
Như vậy với sự đam mê và niềm khát khao giao cảm với thiên nhiên,thơ
Anh Thơ luôn dồi dào chất liệu hiện thực, tạo nên hình tượng tạo vật sinh động,
muôn sắc nghìn hương. Anh Thơ cảm nhận hình tượng cuộc sống không chỉ
bằng thị giác hay thính giác mà dường như bằng cả tấm lòng khao khát giao hoà,
giao cảm mãnh liệt. Anh Thơ mê say hoà nhập hoàn toàn vào cảnh vật, đất trời
và cuộc sống sôi động để nói lên cái cốt lõi bên trong của cuộc sống. Cho nên
hình ảnh thiên nhiên, vạn vật được hiện lên thật sinh động, tươi nguyên, hồn hậu
và vô cùng chân thực.
1.1.2. Cái tôi gắn bó với cuộc sống lao động đời thƣờng
Quá trình sáng tác là quá trình cái tôi trữ tình của tác giả tìm tòi ghi chép
lại những cảnh đẹp của quê hương đất nước một cách đầy tinh tế. Qua những chi
tiết nhỏ, nhà thơ say sưa dẫn người đọc đi từ cảnh đẹp này đến cảnh đẹp khác, từ
những không gian này đến không gian khác. Trước cách mạng tháng Tám, Anh
Thơ quan tâm đến cuộc sống dung dị, chân quê với những hoạt động lao động và
sinh hoạt của những người dân chốn hương thôn. Sau cách mạng, có dịp đi trên
những nẻo đường kháng chiến, cái tôi của Anh Thơ thực sự trải lòng với cuộc
sống gian khổ mà rất đỗi vinh quang, hoà vào niềm vui của con người khi được
làm chủ cuộc đời.
Trước hết cuộc sống sinh hoạt đời thường được Anh Thơ nhắc đến là
những công việc lao động đồng áng rất đỗi dung dị mà không kém phần lãng
mạn.

Ngoài đồng lúa một vài cô tát nƣớc

22

Múc trăng lên theo tiếng hát mơ màng
Thấp thoáng bóng trên sông đào phía trƣớc
Bọn trai làng bơi tắm nói cƣời vang
(Đêm hè)
Dưới ánh trăng mùa hạ, bức tranh quê hiện lên thật vui vẻ, huyền dịu.
Những cô thôn nữ tát nước dưới đêm trăng, bon trai làng bơi tắm vui vẻ, nói cười
vang. Hình ảnh người lao động bình dị không chỉ gắn liền với công việc đồng
áng, các sinh hoạt văn hoá làng xã mà còn gắn liền với những biến thái về cuộc
đời mưa nắng sương gió dãi dầu.
Một bức tranh làng quê, đồng quê chân chất, hồn hậu hiện hình. Anh Thơ
cũng rất độc đáo khi miêu tả cô gái tát nước đêm trăng. Hình ảnh “múc trăng lên
theo tiếng hát mơ màng” khiến người đọc liên tưởng đến câu ca dao
Hỡi cô tát nƣớc bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Ánh trăng vô hình kia nào ai có thể nắm bắt được ấy thế mà các cô thôn
nữ trong thơ Anh Thơ lại múc ánh trăng vàng theo tiếng hát. Cách so sánh ấy
thật độc đáo vừa gợi được hình ảnh, vừa tạo được cảm xúc cho người đọc: trong
những đêm trăng họ vừa tát nước vừa hát đối đáp với nhau khiến cho công việc
trở nên nhẹ nhàng hơn và thời gian như trôi nhanh hơn dưới từng gầu nước chứa
ánh trăng.
Cuộc sống nơi làng quê luôn bị thiên tai đe doạ hết hạn hán thường xuyên
đến đồng khô cỏ cháy. Bên cạnh niềm vui trong lao động, những người dân quê
còn thể hiện nỗi buồn khi mùa màng thất bát.
Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ
Mây phƣơng đoài tắm rực một bên sông
Các cô gái đƣa nhau thăm ruộng cỏ

Cuốn dây gầu chán nản tát đồng không
(Đại hạn)

23

Hình ảnh những cô thôn nữ đi thăm ruộng cỏ dưới cái nắng cháy của mặt
trời lặn đỏ, Anh Thơ đã vẽ nên bức tranh nhọc nhằn của người dân quê dưới
những cơn mưa giông tầm tã, xối xả.
Trong làng xóm mái nhà bay tốc mái
Gió xoáy vòng đẩy rạt luỹ tre xanh
Những đàn bà chạy mƣa về hớt hải
Váy phập phồng theo nhịp bƣớc chân nhanh
Hình ảnh luỹ tre xanh bị gió xoáy rạt, hình ảnh người đàn bà trú cơn
giông, ướt át, hớt hải váy phập phồng theo bước chạy đã lột tả vô cùng chân thực
cuộc sống đời thường.
Đến với bức tranh cuộc sống sinh hoạt chốn ruộng đồng thôn quê, thật
thiếu sót khi trong bức tranh quê tươi đẹp ấy lại thiếu đi những ngày bội thu. Về
với ruộng đồng nông thôn vào mùa gặt, Anh Thơ đã miêu tả thật chi tiết hình ảnh
những cánh đồng trĩu vàng bông lúa từng cánh cò trắng bay lượn giữa bầu trời và
đặc biệt là được hoà quyện vào không khí nhộn nhịp khẩn trương của những
người nông dân.
Trong đồng lúa tƣơi vàng bông rủ chín
Những trai tơ từng bọn gặt vui cƣời
Cùng trong lúc ông già che nón kín
Ngồi đầu bờ, hút thuốc thở từng hơi
(Chiều hè)
Ngày gặt đã trở thành ngày hội của làng quê với với tiếng nói cười ríu rít.
Trên những cánh đồng tươi vàng lúa chin, niềm vui sướng hạnh phúc như đang
tràn ngập khắp mọi gương mặt của những chàng trai cô gái vừa gặt lúa vừa rôm
rả chuyện trò, những cụ già đang khoan thai nghỉ giải lao, thong thả hút thuốc.

Thật hạnh phúc và bình yên. Phải là người nhà quê, đang sống giữa cảnh quê
mới hiểu và chia sẻ với những nỗi vất vả của người dân quê, phải nhập thân vào

24

cuộc sống lao động nơi đồng áng thì Anh Thơ mới viết những vần thơ mộc mạc
mà chân thực đến thế.
Trong bức tranh cuộc sống thường nhật của làng quê Việt Nam, con người
chân quê không chỉ được miêu tả qua những công việc chốn đồng áng, ruộng
vườn mà còn được hiện hữu qua những cảnh hội hè đình đám bên cây đa, bến
nước, sân đình. Rằm tháng bảy, rằm tháng tám, tết mùng năm, chiều ba mươi
Tết, tất cả được Anh Thơ miêu tả vô cùng chi tiết và sống động.
Không khí náo nức vui tươi của lòng người và tạo vật trong tiết xuân thì
được Anh Thơ tái hiện thật sắc nét.
Chùa mở hội ngƣời làng nô nức tới
Trong khói trầm trong ánh nến xôn xao
Các bô lão yếm hồng khoe tƣơi mới
Các cô nàng khuyên bạc sáng nhƣ sao
(Đêm rằm tháng giêng)
Các bô lão trong những chiếc áo mới, các cô nàng xúng xính với đôi
khuyên bạc, bác cung văn cao giọng nhịp tô đàn, lũ trai tơ rộn rịp ra vào, tếu táo
tinh nghịch trêu đùa các cô gái dâng hoa, dâng lễ. Cảnh chùa chiền trong đêm
xuân thật thanh thoát, tôn kính trong làn khói trầm mờ ảo.
Trong những mùa vụ và tiết khí khác nhau, cư dân nông nghiệp ở nước ta
từ ngàn xưa đã đặt ra những ngày tết khác nhau: tết Đoan Ngọ, tết Nguyên đán,
tết Hàn thực, tết Trung thu,…ngày tết nào cũng có những nét đặc sắc riêng, độc
đáo và không kém phần sâu sắc.
Trong ngày tết Đoan Ngọ người Việt Nam có tục ăn tết giết sâu bọ. Theo
quan niệm xưa vào giữa mùa hạ tiết trời oi bức cũng là thời điểm sâu bênh sinh
sôi nảy nở. Vì vậy những ngày này việc ăn rượu nếp, sơn móng tay bằng lá

thuốc, ăn mận, ăn đào, tắm nước giếng sẽ khiến cho rôm sảy lặn hết, diệt trừ
được sâu bọ và bênh tật.

25

Gà mới gáy trời còn chƣa sáng rõ
Tiếng ngƣời rao rƣợu nếp đã vang đƣờng
Chợt thức giấc gọi nhau trừ sâu bọ
Khắp chốn làng rộn rịp dậy trong sƣơng
(Tết Đoan ngọ)
Như vậy chỉ bằng một vài nét phác thảo, Anh Thơ đã gợi dậy được nét đẹp
trong đời sống văn hoá của cư dân nông nghiệp.
Một trong những lễ hội cổ truyền có sức sồng mãnh liệt nhất từ xưa đến
nay trong đời sống dân tộc chính là tết Nguyên đán. Sau một năm vất vả trong
công việc đồng áng, những người dân quê lại hoà vào trong khí tiết mùa xuân
của vạn vật, đất trời. Trong làn mưa xuân đổ xuống sân vôi là tiếng nổ của tràng
pháo, là mùi trầm hương ngan ngát trên bàn thờ tổ tiên, là không khí tíu tít vui
mừng bên mâm cỗ ,…
Trƣớc cổng làng chòm nêu vừa thức gió
Bụi mƣa phùn đã đổ xuống sân vôi
Tràng pháo chuột đua nhau đì đạch nổ
Xác giấy hồng bắn cả cánh hoa rơi
Trong nhà đỏ bàn thờ nghi ngút khói
Những đàn bà tíu tít chạy bƣng mâm
Lũ trẻ con vui mừng thay áo mới
Bên ông già hƣơng nến quá chuyên tâm
(Ngày Tết)
Như vậy có thể nói nét đẹp trong cuộc sống văn hoá làng quê hiện lên qua
cảnh sắc thiên nhiên, qua những sinh hoạt lao động thường nhật hay qua những
phong tục tập quán đã được Anh Thơ tái hiện thật sinh động. Cái tôi cá nhân của

tác giả gắn liền với cuộc sống bình dị đời thường. Anh Thơ ngắm nhìn miêu tả
cuộc sống của con người lao động dưới nhiều góc độ khác nhau. Cuộc sống lao

×