Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 122 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





Trần Thị Lan Phương







Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua
phê bình tiểu luận








Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32







Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Bá Thành










Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


MôC LôC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 2
III. NỘI DUNG CƠ BẢN. 7
IV.MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU. 8
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 9
VI.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN. 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƢƠNG I: QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ VĂN HỌC VÀ NHÀ
VĂN. 10
I.1. Hoạt động lý luận phê bình của Nguyễn Minh Châu. 10
II.2. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học. 13

I.2.1. Tính thời sự của văn học. 13
I.2.1.1.Tính thời sự là một yêu cầu của đối tƣợng độc giả. 14
I.2.1.2. Tính thời sự trong nội dung của tác phẩm văn học. 17
I.2.2. Tính trƣờng tồn của văn học. 21
I.2.2.1. Sức sống của hình tƣợng. 21
I.2.2.2. Tính kế thừa của văn học. 22
I.2.3. Đặc thù của văn học. 25
I.2.3.1. Cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. 25
I.2.3.2. Tính chân thực của văn học. 27
I.3.Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghề văn và nhà văn. 31
I.3.1. Nghề văn. 31
I.3.1.1. Viết văn là một nghề. 31
I.3.1.2. „„ Bản năng và ý thức của ngƣời cầm bút‟‟. 34
I.3.2. Nhà văn. 37
I.3.2.1. Kiểu nhà văn hiền lành vô sự. 38
I.3.2.2. Kiểu nhà văn dũng cảm. 39
I.3.2.3. Kiểu nhà văn có tài. 42
I.3.3. Tầm vóc xã hội của nhà văn. 45
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


I.3.3.1. Một ngƣời nặng tình yêu thƣơng. 45
I.3.3.2. Nhà văn hóa với phẩm chất thành thực và cá tính sáng tạo. 46
I.3.3.3. Nhà hoạt động xã hội năng động và trí tuệ. 50
CHƢƠNG II: QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ HIỆN THỰC 54
VÀ VIỆC PHẢN ÁNH HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 54
II.1. Quan niệm về hiện thực. 54
II.1.1. Quan hệ giữa văn học và hiện thực. 54
II.1.1.1. Thực tiễn là tƣ liệu cho tác phẩm văn học. 54
II.1.1.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn, là thƣớc đo nhận thức của nhà văn. 58

II.1.1.3. Thực tiễn là cảm hứng của văn học. 60
II.1.1.4. Khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và hiện thực trong tác phẩm văn học. 62
II.1.2.Nhà văn thâm nhập cuộc sống thực tế 66
II.1.2.1. Vì sao nhà văn phải thâm nhập cuộc sống thực tế. 66
II.1.2.2. Cách thức nhà văn thâm nhập cuộc sống thực tế. 67
II.2. Hiện thực trong văn học. 71
II.2.1. Hiện thực trong văn học cách mạng Việt Nam khi viết về chiến tranh. 71
II.2.1.1. Vƣợt lên trên cái hiện thực đang sống. 71
II.2.1.2. Hiện thực đƣợc thi vị và lý tƣởng hóa. 73
II.2.2. Hiện thực trong văn học khi trở về với đời thƣờng. 75
II.2.2.1. Sự nới rộng phạm vi hiện thực. 75
II.2.2.2. Hiện thực đa sự, đa đoan. 77
II.3. Yêu cầu đổi mới văn học về phƣơng diện phản ánh hiện thực. 80
II.3.1. Lên tiếng cáo chung cho một “nền văn nghệ minh họa”. 80
II.3.2. Yêu cầu tự do sáng tạo cho ngƣời nghệ sĩ. 83
II.3.3. Yêu cầu cho phép có những thể nghiệm táo bạo 85
CHƢƠNG III: QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 88
VỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 88
VÀ THỰC TẾ SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN. 88
III.1. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nhân vật trong tác phẩm văn học. 88
III.1.1. Nhân vật trung tâm của nền văn học mới. 88
III.1.2. Nhân vật phải bắt nguồn từ đời sống thực. 91
III.1.3. Nhân vật phải biểu thị cho nỗi đau và khát vọng của con ngƣời. 93
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


III. 2. Nhân vật trong thực tế sáng tác của Nguyễn Minh Châu. 95
III.2.1. Nhân vật thuần nhất. 96
III.2.2. Nhân vật phân thân, phức tạp. 99
III.3. Một số yêu cầu đối với nhân vật tiêu biểu. 105

III.3.1. Nhân vật phải đƣợc bồi đắp bằng muôn vàn chi tiết sinh động của đời sống. 106
III.3.2. Nhà văn phải bộc lộ đƣợc cái phần ẩn náu sâu kín nhất bên trong con ngƣời. 107
III.3.3. Nhân vật phải đƣợc đặt vào trong những tình thế buộc phải lựa chọn. 111
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


1
PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Nguyễn Minh Châu trong sự cảm nhận của chúng tôi luôn là một ngƣời hiền
hậu, lặng lẽ, không phải là một ngƣời hoạt ngôn nhƣ nhiều nhà văn khác. Ngƣời ta
biết nhiều đến ông trong vai trò là “ngƣời mở đƣờng tài năng và tinh anh nhất”
trong công cuộc đổi mới văn học nƣớc nhà. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trƣờng, thế hệ chúng tôi đã đƣợc làm quen với gƣơng mặt đẹp của văn học Việt
Nam hiện đại này qua một truyện ngắn nổi tiếng của ông viết về chiến tranh thời
chống Mỹ: Mảnh trăng cuối rừng. Và lòng yêu mến, kính trọng nhà văn ấy cứ đeo
đẳng lấy mỗi thế hệ học trò chúng tôi…Tháng năm của cuộc đời không hề làm vơi
bớt đi những tình cảm thủa ban đầu ấy mà ngƣợc lại, những tình cảm đó ngày càng
dầy lên theo lớp bụi thời gian…Đứng đƣợc trong lòng độc giả lâu nhƣ vậy bởi vì cả
cuộc đời 29 năm cầm bút của ông là 29 năm ông vắt kiệt mình “trên trang giấy
trắng bên ngọn đèn dầu”.
2. Trƣớc 1975, Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những trang viết đầy chất
thơ - hào sảng của một thời kỳ lịch sử hào hùng. Thế nhƣng sau đó, ngƣời ta lại tìm
đến ông với một sự ngƣỡng vọng và kinh ngạc bởi những trang văn “xác thực, đa
dạng và cận nhân tình”, đƣa văn chƣơng trở về với đời sống. Ông đã mạnh dạn lấy
số phận cá nhân làm khởi điểm, làm mục tiêu hƣớng tới và đồng thời cũng là trung
tâm của lăng kính nghệ thuật, thay vì phản ánh số phận cá nhân khuất chìm trong số

phận của cộng đồng. Điều này đƣợc phản ánh rất rõ không chỉ thông qua những
sáng tác mà còn qua cả những trang tiểu luận – phê bình. Nguyễn Minh Châu tham
gia viết tiểu luận – phê bình, chân dung văn học từ rất sớm. Cuốn sách Trang giấy
trước đèn là tập hợp những bài viết đƣợc đăng rải rác trên các báo, những ghi chép
tản mạn và những bài trả lời phỏng vấn từ năm 1969 đến tận khi ông qua đời. Đƣợc
sự đồng ý của chính nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Tôn Phƣơng Lan - ngƣời
cùng quê và họ hàng xa với nhà văn, đã tập hợp lại với ý định làm một cuốn sách
riêng về mảng phê bình – tiểu luận. Tôn Phƣơng Lan đã biên soạn còn Nguyễn
Minh Châu tự đặt tên cho tập sách. Chứng tỏ ông đã ý thức rất rõ về trách nhiệm
của nhà văn, của ngòi bút mình trƣớc nhân dân, đất nƣớc, trƣớc cuộc sống. Tập
sách gồm 37 bài viết với dung lƣợng hơn 300 trang chƣa phải là đồ sộ, to lớn
nhƣng đã có đóng góp không nhỏ vào nền văn học dân tộc. Nhà văn đã từng đau
đáu một nỗi niềm rằng “chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà con ngƣời Việt
Nam chƣa bao giờ đạt đến tầm vóc lớn lao nhƣ vậy”. Thế nhƣng “hình nhƣ họ luôn
luôn có một cuộc đấu tranh bản thân giữa thiện và ác, lí trí và dục vọng, cái riêng
và cái chung ở bên trong từng con ngƣời”. Nguyễn Minh Châu đã nhận ra đƣợc
rằng, sau chiến tranh, “nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nƣớc – đấy cũng là
một vấn đề đang đặt ra trƣớc mắt mọi ngƣời cầm bút, lúc này”. Trƣớc cuộc trở
mình của đất nƣớc, “để con ngài hóa thành con bƣớm, để Việt Nam bay lên hòa
đồng cùng nhân loại, nói tiếng nói chung của nhân loại”, nhà văn phải “tham gia
tiếng nói vào những vấn đề của con ngƣời”, “không lúc nào bằng lúc này, những
ngƣời cầm bút không thể không đối diện với cái ác và cái xấu”. “Đứng trƣớc trách
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


2
nhiệm xây dựng con ngƣời mới và một nền đạo đức mới trong tình hình xã hội ta
hiện nay, mỗi nhà văn chúng ta đang mang trọng trách nhƣ một nhà văn hóa.
Chúng ta có nhiệm vụ chăm chút, giữ gìn cho đất nƣớc những cái gì thật lâu đời,
bền chặt mà cũng thật là mong manh.” [58, tr112].

3. Tiểu luận - phê bình là địa hạt mà Nguyễn Minh Châu cầm bút khi bản thân
ông đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả cũng nhƣ trong nền văn học
nƣớc nhà. Ông viết phê bình - tiểu luận với một tấm lòng hăm hở, nhiệt tình của
một ngƣời lính xông pha, ngƣời đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng nhiều năm liền
của văn học thời hậu chiến. Cũng nhƣ những sáng tác, tiểu luận - phê bình của
Nguyễn Minh Châu “là những suy ngẫm, tìm tòi, trăn trở đầy tâm huyết, bộc lộ trực
tiếp và sâu sắc tƣ chất nghệ sĩ và ý thức nghệ thuật của ông. Nó vừa mang tính lập
thuyết, vừa là sự chiêm nghiệm đầy trách nhiệm trong quá trình sáng tác của nhà
văn; nó vừa là sự tìm đƣờng cho những sáng tác vừa là sự giao thoa, hắt bóng
những sáng tác của ông.” [74, tr1]. Chính tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh
Châu đã góp phần không nhỏ vào tiến trình đổi mới tƣ duy nghệ thuật, đổi mới,
phát triển văn học Việt Nam sau chiến tranh.
4. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn hiện đại Việt Nam đã
thu hút đƣợc sự chú ý mạnh mẽ, đa chiều của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác
cũng nhƣ công chúng yêu văn học trong và ngoài nƣớc. Thế nhƣng sự chú ý ấy chỉ
mới xoay quanh, tập trung vào mảng sáng tác gồm 9 tiểu thuyết và 7 tập truyện
ngắn. Sẽ là không đầy đủ đối với công việc nghiên cứu văn học đƣơng đại nói
chung, sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói riêng nếu không
nghiên cứu chuyên sâu tiểu luận - phê bình của ông. Bởi những quan niệm nghệ
thuật của nhà văn tập trung rất đầy đủ và sâu sắc qua phê bình - tiểu luận. Khẳng
định những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong mảng phê bình - tiểu luận là:
giải thƣởng hàng năm của tạp chí Văn nghệ quân đội (1981) và báo Văn nghệ
(1987) với hai bài viết về Thanh Tịnh và Nam Cao. Nhƣ thế, nghiên cứu tiểu luận -
phê bình của Nguyễn Minh Châu, chúng ta sẽ có đƣợc một cái nhìn đầy đủ, toàn
diện hơn về cuộc đời, văn nghiệp của một nhà văn tâm huyết, tài năng trong văn học
hiện đại Việt Nam. Chính vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Quan
niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình - tiểu luận. Với luận văn này,
chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng của nhà văn
trong mảng phê bình - tiểu luận, mặc dù đã có rất nhiều những trang nghiên cứu, đánh
giá hết sức công phu về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Nguyễn Minh Châu đến với độc giả bắt đầu từ truyện ngắn Sau một buổi tập
(1960) và trong những giờ phút cuối cùng trên giƣờng bệnh trƣớc khi lìa xa chúng
ta, ông vẫn cố gắng hoàn thành nốt tác phẩm Phiên chợ Giát (1989). Cuộc đời 29
năm cầm bút của ông là 29 năm vắt kiệt mình trên trang giấy trắng, gắng đƣa đến
cho bạn đọc những tác phẩm nghệ thuật đích thực, những chiêm nghiệm, suy nghĩ
chân thành về nghề và đời. Ông là nhà văn tiêu biểu, gắn liền với văn học chống
Mỹ và công cuộc đổi mới văn học sau 1975, cũng nhƣ trong thập kỷ 60,70, ông là
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


3
hiện tƣợng nổi bật của thập kỷ 80 – thế kỷ XX. Trong những năm đầu của thế kỷ
XXI này, ngƣời ta vẫn nhắc đến tên ông nhƣ một gƣơng mặt nhà văn “dũng cảm
mà điềm đạm nhất” (Nguyên Ngọc) trong lứa những ngƣời cầm bút cùng thời với
ông: dám nghĩ, dám làm, dám nói…
Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá muộn. Ở vào lứa tuổi mà rất nhiều
ngƣời cầm bút đã thành danh thì ông mới rụt rè trình làng truyện ngắn đầu tay. Thế
nhƣng, ông lại là một trong số hiếm hoi những ngƣời cầm bút đƣợc chú ý ngay từ
những sáng tác đầu tiên. Rồi lần lƣợt là những Cửa sông (1966), Dấu chân người
lính (1970), Những vùng trời khác nhau (1970)… Cứ thế, Nguyễn Minh Châu dần
khẳng định đƣợc chỗ đứng của mình trong lòng độc giả và càng ngày càng thu hút
đƣợc sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình. Cho tới nay đã có hàng trăm công
trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và văn nghiệp của ông. Chắc chắn con số ấy
chƣa dừng lại ở đó mà “nhất định rồi sẽ có cả một khoa nghiên cứu về nhà văn hết
sức đặc sắc này của một giai đoạn đặc sắc nhƣ giai đoạn mấy mƣơi năm nay của
văn học ta” [47, tr12.13]. Thế nhƣng, hầu hết các công trình, bài viết nghiên cứu,
luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học mới chỉ quan tâm dừng ở mảng sáng tác
của nhà văn. Còn một mảng nữa không kém phần quan trọng, đó là phê bình - tiểu
luận đều chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu một cách đúng mức.

Tìm hiểu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu diễn ra khá muộn so với
quá trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Bảy năm sau ngày ông qua đời, năm
1994, những trang tiểu luận - phê bình của ông mới đƣợc nhà nghiên cứu Tôn
Phƣơng Lan tập hợp và cho ra mắt bạn đọc một cách đầy đủ trong tập Trang giấy
trước đèn. Trƣớc đó, trong những ngày tháng cuối đời trên giƣờng bệnh, Tôn
Phƣơng Lan đã ngỏ ý muốn làm một cuốn sách tập hợp những bài viết về tiểu luận
- phê bình, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn của Nguyễn Minh Châu đăng rải rác
trên các báo với nhà văn, đƣợc sự đồng ý và đƣợc chính nhà văn đặt tên cho cuốn
sách mà nhà văn biết mình sẽ không kịp nhìn thấy nó trƣớc khi qua đời. Vậy mà,
phải những 7 năm sau, cuốn sách đó mới đến đƣợc tay độc giả.
Khi giới thiệu Trang giấy trước đèn, Tôn Phƣơng Lan đã viết bài Nguyễn
Minh Châu qua phê bình - tiểu luận ( tháng 9 - 1993) thay cho lời tựa cuốn sách.
Tôn Phƣơng Lan khẳng định: “Sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu không phải chỉ
đƣợc ghi dấu ở phần sáng tác… Lịch sử lý luận phê bình đƣơng đại sẽ nhớ đến ông
với tƣ cách là ngƣời đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của một
nền văn học thời chiến bằng tiểu luận viết về chiến tranh. Ý tƣởng của ông trong
bài báo đã đƣợc Hoàng Ngọc Hiến lĩnh hội, phát triển thành luận điểm về một “chủ
nghĩa hiện thực phải đạo” từng làm xôn xao dƣ luận một thời. Và văn học thời kỳ
đổi mới hẳn ghi nhận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa của
ông là hiện tƣợng đặc sắc của một nhân cách dũng cảm, trung thực, và trƣớc tiên,
đó là cảm quan nhạy bén của một nghệ sĩ đã nhận thức đƣợc sự tất yếu của tiến
trình văn học” [58, tr6 - 7] Và “toàn bộ những gì ông viết ra đều không nằm ngoài
thiên chức của ngƣời cầm bút - ngƣời nghệ sĩ cách mạng” [58, tr6]. Nhà nghiên cứu
Tôn Phƣơng Lan đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu về cuộc đời và
sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu, coi di sản văn học của Nguyễn Minh Châu là
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


4
niềm say mê tìm hiểu của cuộc đời mình cuối cùng đã khẳng định: “Lộ trình nghệ

thuật của Nguyễn Minh Châu là lộ trình của một nghệ sĩ cách mạng với ý nghĩa
đích thực của nó bởi cả cuộc đời, ông đã vƣợt lên mọi hoàn cảnh để lao động, để
kiếm tìm. Thành quả của ông trong các tác phẩm văn chƣơng, trong tiểu luận phê
bình cần đƣợc ghi nhận nhƣ một đóng góp xuất sắc, đặc biệt, ở thời kỳ đổi mới, và
ông, với tƣ cách là ngƣời mở đƣờng…”[58, tr 20 - 21]. Nhƣ vậy, bài viết thay cho
lời tựa cuốn sách mà Tôn Phƣơng Lan viết có thể xem nhƣ một công trình nhỏ đi
sâu vào một xu hƣớng duy nhất là mảng tiểu luận - phê bình của nhà văn. Đây cũng
đƣợc xem là bài viết có chất lƣợng nhất trong nhiều bài viết hay về mảng phê bình -
tiểu luận của ông.
Cũng của tác giả Tôn Phƣơng Lan, trong Hành trình dẻo dai của một ngòi bút,
tác giả đã khẳng định: “Hơn hai mƣơi năm, sau Cửa sông, Nguyễn Minh Châu có
đƣợc hơn mƣơi đầu sách và hàng trăm trang tiểu luận phê bình, trao đổi kinh
nghiệm sáng tác. Đó quả là cái vốn không nhỏ không chỉ với riêng ông… Ông là
nhà văn đã có hàng trăm trang tiểu luận phê bình và chắc là không ai ngạc nhiên
khi nhà văn này, phải, chính ông là ngƣời đã từng đƣợc giải về phê bình tiểu luận
của Tạp chí Văn nghệ quân đội với bài viết về Thanh Tịnh và của báo Văn nghệ
với bài viết về Nam Cao. Ông là một trong những ngƣời đầu tiên giới thiệu Phạm
Tiến Duật bằng bài viết xuất sắc Người viết trẻ và cánh rừng già. Chính tƣ chất
nghệ sĩ và cái chất lý luận của một nhà văn có hạng trong nghề đã giúp ông nắm
đƣợc thần văn của ngƣời mình định viết để dựng nên chân dung đồng nghiệp ở cái
khía cạnh độc đáo nhất. Và cũng không nên quên rằng ở lĩnh vực lý luận phê bình
văn học, chúng ta bắt gặp vẫn Nguyễn Minh Châu ấy: trăn trở, dằn vặt, hao tâm,
tổn trí để khám phá, tìm tòi cho ra cái lẽ của nghề, của nghiệp, của thiên chức
ngƣời nghệ sĩ và văn chƣơng” [47, tr42]. Còn trong Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu (1999), cũng chính Tôn Phƣơng Lan đã nhận thấy: “Nguyễn Minh
Châu là ngƣời ý thức rất rõ vai trò của nhà văn “phải là ngƣời chiến sĩ trên mặt trận
của Đảng” - nhƣ ông đã từng trả lời trong cuộc phỏng vấn của báo Văn nghệ vào
đầu xuân 1987. Những năm chiến tranh, đó đây trong một số bài tiểu luận phê bình
ông có nêu ra cái thực trạng đáng buồn nào đấy của văn học cũng là xuất phát từ
lòng mong muốn văn học phải đi đến sự hoàn thiện để phục vụ tốt hơn sự nghiệp

của Đảng”.
Nhƣ thế, Tôn Phƣơng Lan là ngƣời đầu tiên không chỉ có công biên soạn, giới
thiệu phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu mà còn là ngƣời đầu tiên phát hiện
ra sự vận động trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ở mảng phê bình
tiểu luận.
Tác giả Hồng Diệu trong Nguyễn Minh Châu nghĩ và viết về việc viết văn
(tháng 1 – 1994) cho rằng: “Nguyễn Minh Châu hay nhắc đi nhắc lại là: nghĩ về
nghề văn, trƣớc hết phải nghĩ về nhà văn…Cách viết của Nguyễn Minh Châu ở đây
là cách viết của một nhà văn, cũng nhƣ một số nhà văn khác đã viết, không phải là
cách viết của một nhà lý luận, phê bình hay nghiên cứu. Nó có sở trƣờng và sở
đoản của nó. Không khô khan, cứng nhắc, kinh viện. Văn thoải mái, tự nhiên, hấp
dẫn và tỏ ra là một cây bút năng suy ngẫm, giàu kinh nghiệm. Nhƣng có nhiều khi
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


5
chƣa chặt chẽ và chính xác” [41, tr 422 - 423]. Sau đó, Hồng Diệu chỉ chú ý tới bài
tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa chứ không phải
là toàn bộ cuốn Trang giấy trước đèn với nhiều bài viết có chất lƣợng khác. Hồng
Diệu cuối cùng đã khẳng định: Nhƣ vậy là, có thể nói, viết sau Đại hội Đảng lần
thứ VI - Đại hội đề xƣớng yêu cầu đổi mới - và viết sau cuộc gặp của Tổng Bí thƣ
Đảng Nguyễn Văn Linh với các nhà trí thức, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn
văn nghệ minh họa của Nguyễn Minh Châu là biểu hiện của một nhà văn có tinh
thần trách nhiệm cao - tuy bài báo còn những điều cần đƣợc làm rõ, để hiểu có lý,
có tình, tránh khen chê theo cảm tính” [41, tr 427]. Cách tiếp cận phê bình tiểu luận
của Nguyễn Minh Châu trong bài viết của Hồng Diệu là cách tiếp cận dƣới góc độ
sản phẩm của một nhà văn chứ không phải là của một nhà lý luận phê bình.
Mai Hƣơng trong bài Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông ( mùa thu
năm 2000) cho rằng: “Để giải mã thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, lý
giải sức mạnh nghệ thuật và phần thành công đóng góp riêng của ông, việc tìm hiểu

sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong quan hệ với ý thức nghệ thuật của nhà văn
chắc chắn sẽ là công việc giàu ý nghĩa và hiệu quả” [41, tr448]. Nhƣng Mai Hƣơng
đã hiểu rằng nơi bộc lộ trực tiếp, rõ nhất ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
chính là phần phê bình tiểu luận nên nhà nghiên cứu đã dùng chính phần này để soi
chiếu vào sáng tác của nhà văn, từ đó có cơ sở khẳng định những đóng góp to lớn
của ông đối với nền văn học cách mạng nƣớc nhà bằng cả “thực tiễn sáng tác và
tiểu luận phê bình, bằng cả ý thức nghệ thuật và phƣơng thức biểu đạt”.
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn (tháng 1 - 2002) trong bài Tiếp tục hành trình đọc
Nguyễn Minh Châu đã nhận xét: “Cùng với sáng tác là công việc đƣợc xem nhƣ
chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu còn viết khá
nhiều trang tiểu luận phê bình có giá trị thể hiện suy nghĩ của ông về những phƣơng
diện khác nhau của quá trình văn học: từ vấn đề ý thức trách nhiệm của ngƣời cầm
bút, vấn đề viết về chiến tranh, mối quan hệ nhà văn - nhân vật - bạn đọc, văn học
và cách mạng, tác dụng của văn học, hình thức và chất lƣợng sáng tác, bản năng và
ý thức của ngƣời cầm bút, tính trung thực của ngƣời nghệ sĩ, chân dung đồng
nghiệp, kinh nghiệm sáng tác …Tìm hiểu những trang tiểu luận phê bình và những
ghi chép tản mạn về văn học, về nghề…có thể cung cấp thêm những căn cứ bổ ích
để ngƣời đọc hiểu hơn về những trang sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Lần theo
thời gian ghi ở cuối mỗi bài, đễ dàng nhận thấy ông viết những điều này gần nhƣ
song song với quá trình viết những tác phẩm kể trên. Dƣờng nhƣ Nguyễn Minh
Châu vừa sáng tác, vừa chiêm nghiệm về chính công việc của mình” [41, tr27].
Nguyễn Trọng Hoàn đã đƣa ra những nhận xét khá kỹ về phong cách viết tiểu
luận phê bình của Nguyễn Minh Châu: “Trƣớc hết, có thể nói, các bài tiểu luận phê
bình của Nguyễn Minh Châu đƣợc thể hiện theo phong cách của ngƣời sáng tác, rất
gần gũi với công việc sáng tác” [41, tr28]. Khác với ý kiến nhà nghiên cứu Hồng
Diệu, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn: “đáng chú ý nhất trong những
trang tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu là những bài tác giả viết về chân
dung các nhà văn đồng nghiệp. Có thể xem Nguyễn Minh Châu là ngƣời viết chân
dung rất có nghề…không theo bất cứ công thức, khuôn mẫu nào.” Và “nhìn chung,
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương



6
tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu thể hiện cách nhìn của ngƣời trong cuộc
bàn về công việc của chính mình và đồng nghiệp mình. Điều này thể hiện thế mạnh
của sự am tƣờng và trải nghiệm trong tâm lý của ngƣời sáng tác, song về một mức
độ nhất định, trong một trƣờng hợp cụ thể nào đó khi diễn đạt những vấn đề bức
xúc lại gây nên cảm giác thái quá. Vì thế, có những vấn đề tác giả đặt ra hoặc khái
quát đã không dễ đƣợc đồng tình, chia sẻ” [41, tr 28 - 29]. Nguyễn Trọng Hoàn đề
cập đến một số bài tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu mà theo ông là chƣa
đạt đƣợc sự đồng tình của nhiều ngƣời nhƣ Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn
văn nghệ minh họa, Ngồi buồn viết mà chơi…
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận xét về phê bình lý luận của Nguyễn
Minh Châu trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (tháng 9 - 2004): “Giá trị của
ngòi bút phê bình của nhà văn là ở tính tƣ tƣởng rõ ràng, chân thật, mạch lạc của
nó. Nguyễn Minh Châu còn là cây viết chân dung văn học đặc sắc, là ngƣời thƣờng
bàn về kinh nghiệm sáng tác, nhƣng vị trí cao nhất của ông là ngƣời thổi bùng ngọn
lửa đổi mới văn học của giai đoạn mới. Di sản lý luận phê bình văn học của ông
đƣợc tập hợp trong cuốn Trang giấy trước đèn [52, tr788]. Nhƣ thế, Trần Đình Sử
đã đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn Minh Châu ở mảng phê bình lý luận.
Ông đã coi nhà văn là một gƣơng mặt trong số những nhà lý luận phê bình tiêu biểu
của nƣớc ta những năm 1986 - 2000.
Gần đây, một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam của tác giả Vũ
Kim Loan (2003) có tên Tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu. Tác giả luận
văn khai thác, khảo sát toàn bộ tập Trang giấy trước đèn ở 3 nội dung tƣ tƣởng,
quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, vấn đề nghề văn và chân dung đồng
nghiệp. Tuy nhiên đây là một đề tài nghiên cứu thiên về phân tích toàn diện theo
cấu trúc tác phẩm phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu.
Nhìn chung, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tiểu luận phê bình của
Nguyễn Minh Châu còn rất ít so với loạt bài nghiên cứu về sáng tác của ông. Thế

nhƣng tất cả các ý kiến đều gặp nhau ở sự khẳng định: “Nguyễn Minh Châu chỉ
viết phê bình tiểu luận khi ông đã có một bề dày về thời gian cầm bút, một sự từng
trải trong nghề nghiệp. Và dƣờng nhƣ sau khi mỗi cuốn tiểu thuyết, một truyện
ngắn ra đời, vốn liếng đầy hơn thì các bài tiểu luận phê bình của ông cũng sâu sắc
hơn, đằm chín hơn. Để rồi, các sáng tác tiếp theo lại mang dấu ấn của sự tìm tòi, thể
nghiệm mới. Ở ông ngƣời ta thấy sự thống nhất hỗ trợ giữa con ngƣời nhà văn và
ngƣời viết lý luận phê bình…Thành quả của ông trong tác phẩm văn chƣơng, trong
tiểu luận phê bình cần đƣợc ghi nhận nhƣ một đóng góp xuất sắc, đặc biệt ở thời kỳ
đổi mới, và ông với tƣ cách là ngƣời mở đƣờng” [58, tr 19 - 21].
Các bài viết điểm trên mặc dù đã đánh giá đƣợc một số đóng góp của Nguyễn
Minh Châu trong và qua tập Trang giấy trước đèn nhƣng mới chỉ dừng ở mức độ
riêng lẻ. Riêng luận văn thạc sĩ của Vũ Kim Loan là công trình đã xem xét phê bình
tiểu luận của Nguyễn Minh Châu đầy đủ và toàn diện hơn nhƣng do thuộc mã số
chuyên ngành văn học Việt Nam nên tác giả đã nhìn nhận nó từ góc độ văn học sử
nhƣ một tác phẩm văn học để mổ xẻ, khai thác. Đúng ra là tác giả đã đi theo hƣớng
phân tích tác phẩm là chính nên giá trị khái quát chƣa cao, chƣa đọc ra đƣợc quan
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


7
niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận, chƣa thấy đƣợc
những đóng góp của nhà văn vào đời sống lý luận phê bình văn học nƣớc nhà. Tuy
nhiên, đó vẫn là những gợi ý và là nguồn tham khảo rất thiết thực, bổ ích đối với
chúng tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và quá trình thực hiện luận văn này.
Một công trình chuyên biệt về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua
phê bình tiểu luận từ góc độ Lý luận văn học thì chƣa có. Vì thế chúng tôi mạnh
dạn chọn đề tài này nhằm đi sâu hơn một số vấn đề lý luận mà Nguyễn Minh Châu
đặt ra.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN.
Luận văn tập trung vào trình bày ba nội dung chính sau:

1.Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học và nhà văn.
1.1. Luận văn quan tâm đến những hoạt động lý luận phê bình của Nguyễn
Minh Châu. Trong phần này, trƣớc tiên chúng tôi nhìn qua hoạt động lý luận phê
bình của nƣớc nhà trong giai đoạn từ 1945 cho tới nay. Sau đó, chúng tôi xét tới ý
thức về lý luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu qua những bài tiểu luận - phê
bình của ông.
1.2. Luận văn đề cập đến quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nhà văn và
nghề văn, kiểu nhà văn, tầm vóc xã hội của nhà văn.
1.3. Luận văn xem xét những nội dung mà Nguyễn Minh Châu bàn về văn
học. Qua tiểu luận - phê bình, ông đề cập đến những vấn đề chính yếu mà theo ông
nó sẽ tác động đến sự phát triển của văn học, đó là tính thời sự, tính trƣờng tồn
cũng nhƣ đặc thù của văn học nói chung.
2.Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về hiện thực và việc phản ánh hiện
thực trong văn học.
2.1. Chúng tôi tìm hiểu quan niệm của nhà văn về hiện thực. Trong đó,
Nguyễn Minh Châu nói tới quan hệ giữa văn học và đời sống, khoảng cách giữa
văn học và hiện thực, nhà văn khi thâm nhập cuộc sống.
2.2. Chúng tôi xem xét cách Nguyễn Minh Châu bàn về hạn chế của văn học
cách mạng khi phản ánh hiện thực. Đây chính là phần mà nhà văn thể hiện rất rõ sự
đổi mới của ngòi bút mình trong các sáng tác sau 1975.
2.3. Luận văn đề cập tới một vấn đề đã làm xôn xao dƣ luận một thời qua bài
tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa: hạn chế của
văn học cách mạng Việt Nam. Trong phần này, chúng tôi nói về những quan niệm
phổ biến của một thời “văn nghệ minh họa” và yêu cầu đổi mới văn học.
3.Quan niệm về nhân vật trong tác phẩm văn học.
3.1. Ngƣời viết xem xét quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nhân vật trong
văn học nhƣ nhân vật trung tâm của nền văn học mới, nhân vật phải bắt nguồn từ
đời sống thực, phải biểu thị cho nỗi đau và khát vọng của con ngƣời.
3.2. Luận văn xem xét cách Nguyễn Minh Châu phân loại nhân vật. Ngòi bút
của nhà văn tập trung vào hai kiểu nhân vật chủ yếu: nhân vật thuần nhất và nhân

vật phân thân, phức tạp.
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


8
3.3. Chúng tôi xem xét tới vấn đề mà nhà văn trăn trở làm thế nào để có nhân
vật tiêu biểu. Qua tiểu luận – phê bình, Nguyễn Minh Châu đã đƣa ra ba yêu cầu,
đó là nhân vật phải đƣợc bồi đắp bằng muôn vàn chi tiết sinh động của đời sống,
nhà văn phải chớp đƣợc cái phần ẩn náu sâu kín nhất của nhân vật và nhân vật phải
đƣợc đặt vào trong những tình thế buộc phải lựa chọn.
IV.MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.
1.Mục đích nghiên cứu.
Luận văn này đƣợc viết ra với mục đích một lần nữa khẳng định những đóng
góp của Nguyễn Minh Châu trong lĩnh vực phê bình lý luận khi những những vấn
đề mà nhà văn quan tâm, suy ngẫm, trăn trở cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị,
giàu tính thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời.
Việc nêu ra đƣợc quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thông qua tìm
hiểu mảng phê bình tiểu luận của nhà văn chính là một cơ sở khoa học, một hƣớng
đi đúng đắn để khẳng định một cách toàn diện, xác đáng hơn về giá trị của văn
nghiệp và vị trí của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình văn học Việt Nam đƣơng
đại.
Từ việc nghiên cứu tiểu luận phê bình văn học của Nguyễn Minh Châu, chúng
tôi cũng mong muốn góp một phần nào đó thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận
phê bình văn học và sáng tác hiện nay dƣới ảnh hƣởng của phê bình – tiểu luận
Nguyễn Minh Châu.
2.Đối tƣợng nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận đặt ra trong các bài phê
bình – tiểu luận của Nguyễn Minh Châu đƣợc tập hợp lại trong cuốn Trang giấy
trước đèn. Tập tiểu luận – phê bình này đƣợc chia làm ba bộ phận: tiểu luận – phê
bình, chân dung đồng nghiệp và kinh nghiệm sáng tác. Trong đó yếu tố phê bình

vẫn đậm đặc, vẫn chi phối. Thực tế, dù phân chia nhƣ vậy nhƣng tập sách vẫn thuộc
về hoạt động phê bình văn học của Nguyễn Minh Châu. Luận văn tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua các bài viết của ông đƣợc tập hợp
trong Trang giấy trước đèn để đánh giá những đóng góp của Nguyễn Minh Châu
trên lĩnh vực tiểu luận – phê bình.
Bên cạnh đó, luận văn còn tập trung vào nghiên cứu những trang nhật ký,
những ghi chép tản mạn của Nguyễn Minh Châu đƣợc tập hợp lại trong Nguyễn
Minh Châu toàn tập (Tập 5) bởi chính những trang nhật ký, những ghi chép của
nhà văn chính là những quan điểm, suy nghĩ, là những gợi ý cho những bài tiểu
luận – phê bình mà nhà văn ấp ủ, dự định cho ra đời, đến tay đọc giả nhƣng chƣa
hoặc không còn cơ hội.
Ngoài ra, luận văn này còn đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận đặt ra
trong một vài sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, tìm hiểu sáng tác của nhà
văn để thấy đƣợc sự giao thoa, “hắt bóng” giữa tiểu luận – phê bình và sáng tác của
ông.
Cuối cùng, luận văn còn tìm hiểu một vài tác giả, tác phẩm cùng thời với nhà
văn cũng viết về những vấn đề mà Nguyễn Minh Châu quan tâm, hƣớng ngòi bút
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


9
của mình vào đó. (Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp…)
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phƣơng pháp phân loại: Tìm hiểu quan niệm văn chƣơng của Nguyễn
Minh Châu qua phê bình - tiểu luận, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại các bài
viết của nhà văn trong Trang giấy trước đèn nhằm tìm ra những đóng góp của ông
trong lĩnh vực lý luận văn học.
2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp , đánh giá: Phƣơng pháp này chúng tôi
sử dụng nhiều nhất trong luận văn để phân tích từng khía cạch, từng vấn đề trong
quan niệm của Nguyễn Minh Châu nhằm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề nhà văn

trăn trở, sau đó tổng hợp lại thành những ý khái quát. Trên cơ sở ấy, chúng tôi đi
vào phân tích, lí giải để thấy đƣợc quan niệm của nhà văn về mỗi vấn đề, từ đấy
đánh giá ý nghĩa quan niệm của Nguyễn Minh Châu trong văn học đƣơng đại
cũng nhƣ với các giai đoạn văn học trƣớc và sau đó.
3. Phƣơng pháp so sánh: Trong quá trình tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để so sánh với quan niệm
của một số tác giả khác cùng thời với nhà văn. Trên cơ sở đó khẳng định những nét
mới trong quan niệm nghệ thuật của ông.Chúng tôi cũng chú ý đối chiếu, so sánh
với chính những phát biểu, những sáng tác, bài viết của Nguyễn Minh Châu ở
những giai đoạn, thời điểm khác nhau để thấy rằng ý thức nghệ thuật của nhà văn
hình thành từ rất sớm và có sự phát triển thống nhất về quan niệm nghệ thuật giữa
các thời kỳ.
VI.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chƣơng.
Chƣơng I: Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học và nhà văn.
Chƣơng II: Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về hiện thực và việc phản ánh
hiện thực trong tác phẩm văn học.
Chƣơng III: Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nhân vật trong tác phẩm
văn học.







Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương



10
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG I
QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ VĂN HỌC VÀ
NHÀ VĂN.

I.1. Hoạt động lý luận phê bình của Nguyễn Minh Châu.
Bấy lâu nay, khá nhiều ngƣời mới chỉ biết đến Nguyễn Minh Châu nhƣ một
nhà văn tài năng, thành công lớn ở mảng sáng tác. Ít ai biết đến nhà văn với vai trò
một nhà lý luận - phê bình. Thế nhƣng, không chỉ ở mảng sáng tác, lý luận – phê
bình nƣớc nhà cũng ghi công nhà văn với những đóng góp xuất sắc qua những bài
viết đƣợc nhà nghiên cứu Tôn Phƣơng Lan tập hợp trong cuốn Trang giấy trước
đèn. Viết tiểu luận - phê bình khi Nguyễn Minh Châu đã có một bề dày kinh
nghiệm sáng tác. Do vậy, tất cả những gì tâm huyết mà nhà văn gửi gắm trong
những trang tiểu luận - phê bình cũng đều chỉ nhằm mục đích nói đƣợc nhiều hơn,
rõ hơn nữa những suy nghĩ, trăn trở của nhà văn về thực trạng của nền văn học
nƣớc nhà, về vai trò và trách nhiệm của nhà văn, kinh nghiệm sáng tác, về những
hạn chế của văn học cũng nhƣ yêu cầu phải đổi mới văn học…
Từ góc độ quan niệm về văn học và nhà văn, theo chúng tôi, Nguyễn Minh
Châu đã có những đóng góp cho hoạt động lý luận - phê bình của nƣớc nhà ở bốn
vấn đề lớn là: vấn đề văn học với đề tài chiến tranh cách mạng; về mối quan hệ
giữa hình thức và nội dung; về mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm và công chúng;
về mối quan hệ giữa nhà văn và ngƣời viết phê bình nhƣng chúng tôi chủ yếu chỉ
xem xét trên khía cạnh nhà văn đƣa ra yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực lý luận – phê
bình văn học nƣớc nhà.
Hiểu đƣợc vai trò và tầm quan trọng của phê bình văn học nên Nguyễn Minh
Châu đã tích cực tham gia vào lĩnh vực này. Có hoạt động sáng tác tức là có hoạt
động phê bình. Hai hoạt động này không mang tính chất thứ bậc mà cả hai đều bình
đẳng trong một nền văn học. Đồng thời nó là “tiếng nói đối thoại, gợi ý cho nhau

nghĩ tiếp” [24, tr77].
Trong lịch sử phê bình văn học, nhiệm vụ phê bình, đánh giá tác phẩm văn học
không chỉ dành riêng cho những nhà phê bình văn học chuyên nghiệp. Nhiều nhà
văn cũng viết phê bình, tự đánh giá tác phẩm của mình và đồng nghiệp. Ngƣời sáng
tác lãnh thêm trách nhiệm, chức năng phê bình, mua thêm bao âu lo, trăn trở và suy
tƣ. Họ muốn nói thêm về mình, về những sáng tác của mình để ngƣời đọc hiểu về
họ sâu sắc hơn. Nhƣng không phải ai cũng viết phê bình đƣợc. Họ chỉ viết khi
nhiều suy tƣ bị dồn nén, thôi thúc mãnh liệt cần giãi bày. Viết phê bình nhƣ một
đóng góp, thúc đẩy văn học dân tộc phát triển, tiến bộ.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đồng thời còn xuất hiện với tƣ cách là
ngƣời viết phê bình với tập Trang giấy trước đèn. Hành động ông đứng vào hàng
ngũ những ngƣời làm phê bình văn học đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


11
của ông đối với nền văn học nƣớc nhà.
Hầu nhƣ những ai đã từng gặp Nguyễn Minh Châu đều ngạc nhiên và tự hỏi
con ngƣời gày gò, nhút nhát ấy lấy đâu ra sức lực mà suy nghĩ, mà viết, mà sáng
tạo nhiều đến nhƣ vậy? Câu trả lời chỉ đơn giản là bởi nhiệt huyết của ông đối với
văn học quá sôi nổi và mãnh liệt. Chính vì bầu nhiệt huyết quá lớn ấy, Nguyễn
Minh Châu càng tha thiết đối với yêu cầu đổi mới văn học, trong đó có mảng lý
luận phê bình.
Ông đối diện với nền lý luận phê bình văn học đƣơng đại, nhìn thẳng, nhìn sâu
vào nó với tƣ cách là một chủ thể sáng tạo. Nhà văn nhận thấy các nhà phê bình bây
giờ đã cố gắng đƣa ra một vài lời chê cho tác phẩm. Khen chê là điều bình thƣờng
trong phê bình nhƣng ở nƣớc ta, đây lại là điều “hơi mới”. Nó “hơi mới mẻ” bởi
các nhà phê bình bây giờ cố gắng tìm trong tác phẩm vài thiếu sót, khuyết điểm để
chê. Nguyễn Minh Châu đánh giá đây là “một vài chút chuyển mình” vì những năm
trong chiến tranh, vì nhiều lẽ, các nhà lý luận phê bình đã ban tặng lời khen quá

nhiều. Những cái không đáng khen thì ca ngợi, những cái đáng khen thì lại “tâng
bốc” quá. Còn những cái thiếu sót thì lại bỏ qua hoặc lờ đi coi nhƣ không biết. Vì
thế, văn học cách mạng nhìn đâu cũng thấy “tô hồng”, cũng thấy “tráng lên một lớp
men trữ tình lãng mạn”.
Các nhà phê bình sau chiến tranh giờ đây bắt đầu biết “chê” nhƣ một cảnh tỉnh
cho giới sáng tác, lay động những con ngƣời đang say sƣa trong men chiến thắng.
Việc làm này buộc ngƣời cầm bút phải có trách nhiệm hơn với những cái họ viết ra,
chấm dứt kiểu phê bình đã cổ xƣa quen “dĩ hòa vi quý”, “khen một tí, chê một tí”
lấy lệ của giới phê bình đƣơng thời. Những nhà phê bình chỉ biết khen – chê, theo
Nguyễn Minh Châu là “công việc của một ngƣời đi sau sáng tác chờ anh ta làm
đƣợc cái gì rồi hạ bút xuống bình phán” [58, tr301]. Nhƣ thế, nhà phê bình phải chờ
tác phẩm ra đời, ra mắt ngƣời đọc rồi mới bắt đầu khen chê. Phê bình nhƣ thế chỉ là
cái đuôi của sáng tác mà đứng sau lƣng của sáng tác thì mãi mãi không thể phát
triển đƣợc. Nguyễn Minh Châu đã phê phán cái cung cách làm việc kiểu nhƣ thế,
và ông gọi là “một tƣ tƣởng và thái độ chờ đợi, thụ động” [58, tr301]. Trong khi đó,
ở nhiều nền văn học khác, chính lý luận phê bình lại là ngƣời định hƣớng, vạch ra
nội dung cho sáng tác.
Nhƣ thế, mối quan hệ lý luận – phê bình – sáng tác nƣớc ta đã đặt ra rất bức
thiết và yêu cầu đƣợc giải quyết. Trong thời đại mới, biết bao vấn đề nảy sinh. Nhà
văn bị đặt vào bao mối quan hệ, bao thử thách, bao khó khăn. Sáng tác trong nền
văn học mới này nhƣ đang bơi trƣớc biển lớn nên cần biết bao một “hoa tiêu” để
đƣa đƣờng, chỉ lối. Nhiệm vụ “hoa tiêu” ấy là của lý luận phê bình. Nếu lý luận phê
bình đi sau sáng tác, sáng tác không đƣợc định hƣớng, không đƣợc lý luận soi sáng,
sẽ ra sao? Trƣớc thực tế của văn học, Nguyễn Minh Châu yêu cầu đổi mới lý luận
phê bình tức là yêu cầu lý luận “phải đi trƣớc sáng tác một bƣớc, để dẫn dắt, để tác
thành, chứ không phải ngồi chờ đợi và “hành nghề” căn cứ trên những thành phẩm
của ngƣời sáng tác” [58, tr302].
Để lý luận phê bình đi trƣớc sáng tác, những ngƣời làm công tác này phải đặt
ra một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Đã đến lúc lý luận phê bình phải nhìn lại mình để
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương



12
xem mình có đƣa ra rào cản cho sáng tác không, có góp đƣợc phần nào vào sự phát
triển của văn học nƣớc nhà không. Lý luận phê bình cũng cần phải xác định cho
mình một lập trƣờng vững vàng, một quan điểm đúng đắn. Lý luận có thể xem nhƣ
là chỗ dựa cho văn học phát triển nên phải vững vàng và đúng đắn. Phải có một tầm
nhìn xa rộng để xác định đƣợc con đƣờng, đƣợc chân lý mà văn học cần phải đi
đến. Chứng tỏ rằng nhiệm vụ của lý luận phê bình là rất quan trọng và nặng nề nhất
là khi hiện nay trong lý luận phê bình còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Nguyễn Minh Châu đã tìm ra một giải pháp cho lý luận phê bình nƣớc nhà là
học tập tiếp thu của nƣớc ngoài: “Chúng ta sẽ tiếp thu nền văn học nƣớc ngoài
…một cách có chọn lọc …Điều đó chỉ có lợi mà thôi. Bởi vì biết bao vấn đề lớn
nhỏ đặt ra cho lý luận và nghiên cứu văn học mà chúng ta mới chớm nghĩ đến,
trong khi ấy thì các nhà lý luận, các nhà văn ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã bàn nát
ra, đã đi sâu …Biết bao chân trời văn học ngoài châu Âu còn châu Mỹ La - tinh và
châu Phi đang vùng dậy, mà những nhà văn tiếng tăm ở đấy, bằng những lối viết
riêng, đã đặt ra những vấn đề của dân tộc, con ngƣời và cách mạng vừa sâu sắc, vừa
gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu” [58, tr306]. Vậy tại sao ta lại không tiếp thu,
học tập những tinh hoa, tiến bộ của họ để trang bị cho nền lý luận còn khá non trẻ
của chúng ta?
Nguyễn Minh Châu còn mong muốn lý luận phê bình là nơi sáng tác tìm về
với sự đồng cảm, sẻ chia, là nguồn động viên lớn. Bởi “con đƣờng đi của những
nhà văn dám khám phá và sáng tạo, con đƣờng đi của những ngƣời nghệ sĩ chân
chính nói chung thƣờng gập ghềnh và có khi gặp nguy hiểm, thƣờng ít ngƣời đi, vì
thế vắng vẻ, và cái đích đi đến bao giờ cũng xa xôi. Nếu không đƣợc lý luận phê
bình ủng hộ thì ngƣời đi con đƣờng ấy sẽ thấy cô độc” [58, tr304]. Cái tinh của
ngƣời viết lý luận phê bình là biết chọn ngƣời để đỡ đầu, ủng hộ, động viên, khen
ngợi họ. Đừng để những ngƣời sáng tác lại phải quay lộn về phía ngã ba đƣờng để
“tìm sự yên thân”. Nếu nhƣ thế, Nguyễn Minh Châu khẳng định sẽ tránh đƣợc tình

trạng “lý luận phê bình và sáng tác ngồi quay lƣng lại với nhau hay gần nhƣ thế”
[58, tr304] và có nhƣ thế thì văn học mới sản sinh ra những tác phẩm đầy sáng tạo
và mới lạ, có giá trị nghệ thuật đích thực.
Nhà văn đầy tâm huyết Nguyễn Minh Châu còn nhận thấy cần phải đổi mới
trong cả cách phê bình. Là nhà văn, ai chẳng nâng niu và yêu thƣơng đứa con tinh
thần của mình bởi nó là một phần máu thịt, là một phần của tác giả. Vì thế, nhà văn
yêu cầu nhà phê bình “phải bỏ công đọc nó vài lần, suy nghĩ đi suy nghĩ lại rồi
hẵng hạ bút xuống…Hãy lắng nghe, cảm thụ, rung động và đem từng chủ đề, từng
nhân vật ra mà phân tích…Phải khám phá, tìm kiếm để đi đến với tác giả của nó”
[58, tr308]. Nhà phê bình phải là ngƣời có vốn tri thức, sự từng trải, phải lay động
cả “xu hƣớng về lý tƣởng xã hội và lý tƣởng thẩm mỹ của riêng mình”. Nguyễn
Minh Châu cho rằng đây là điều rất cần thiết để tránh tình trạng nhà phê bình biến
tác phẩm thành “cái đinh để cho nhà phê bình treo cái áo riêng của mình lên đấy
hoặc tác phẩm bị đem ra sử dụng nhƣ một thứ dẫn chứng cho những luận cứ văn
học riêng của mình” [58, tr309].
Ngoài ra, Nguyễn Minh Châu khẳng định nhà phê bình phải có tƣ cách đầu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


13
tiên là “trách nhiệm với tác phẩm mà mình phê bình”. Nhà phê bình “cầm trên tay
một tác phẩm bao giờ cũng thấy nó vừa là của tác giả của nó, vừa là của chính
mình, hay hay dở cũng là của chính mình một phần” [58, tr308]. Nguyễn Minh
Châu khẳng định không bao giờ nhà phê bình nhìn tác phẩm bằng cái nhìn ác ý
hoặc định kiến, có nhƣ vậy phê bình mới công bằng, tìm đƣợc những cái hay, cái
giá trị trong tác phẩm.
Nguyễn Minh Châu yêu cầu nhà phê bình phải nhận rõ: đâu là những phần tử
có động cơ lợi dụng ngòi bút và đâu là những ngƣời cầm bút có những phút yếu
đuối hoặc những cây bút trên con đƣờng tìm tòi sáng tạo có những bƣớc vấp váp,
sai lầm. Nhà phê bình phải nhận ra, chỉ ra những sai lầm, vấp ngã đó, tránh việc

đem sai lầm, vấp ngã đó kết luận quy chụp cho cả đời văn của một ngƣời. Yêu cầu
này Nguyễn Minh Châu đòi hỏi con mắt tinh tế của nhà phê bình, mặt khác còn
buộc nhà phê bình phải nghiền ngẫm, đào sâu tác phẩm với cái nhìn đầy thiện chí,
độ lƣợng và công bằng.
Cuối cùng, để đổi mới lý luận phê bình văn học, Nguyễn Minh Châu đòi hỏi
“một không khí trao đổi tranh luận trong văn học thật cởi mở và bổ ích” [58, tr311].
Bởi theo nhà văn, sự thật chỉ nảy sinh trong quá trình trao đổi, tranh luận. Điều này
bắt nguồn từ một thực tế: nhiều tác phẩm mà các tờ báo chỉ đủ sức in một bài phê
bình về nó. Mà một ý kiến về một tác phẩm thì quá ít ỏi. Ý kiến phê bình đó không
đúng hoặc nếu phiến diện thì thật tai hại bởi nó là định hƣớng duy nhất để ngƣời
đọc nhìn về tác phẩm. Vì thế, không gian của phê bình phải đƣợc kích cả chiều
rộng và chiều sâu để tạo ra đƣợc một bầu không khí trao đổi tranh luận cởi mở, bổ
ích. Chính bầu không khí ấy là nơi mà các nhà phê bình đƣợc tự do nói lên nhận
định, suy nghĩ của mình. Mỗi ngƣời có một cách nghĩ, một quan niệm riêng, có cái
nhìn về tác phẩm riêng nên có tình trạng khen – chê là điều bình thƣờng. Tạo đƣợc
bầu không khí ấy là một cách kích thích các nhà phê bình có sáng tạo và cá tính
trong thẩm định và phẩm bình tác phẩm văn học.
Nhƣ thế, từ tƣ cách một ngƣời cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã đứng vào vị trí
của nhà phê bình để thấy đƣợc “cái khó” của họ, đòi hỏi ngƣời sáng tác hãy cảm
thông, chia sẻ. Nhiều ngƣời thƣờng ngại phê bình, khen – chê văn nhau. Ai chẳng
thích khen, chê rất khó. Cái khó này thuộc về ứng xử, về văn hóa giao tiếp. Vì thế,
nếu nhà phê bình vƣợt qua đƣợc cái khó này bằng thái độ thiện chí, trân trọng tác
phẩm, chỉ ra đúng và trúng đƣợc cái chƣa hay của tác phẩm khiến ngƣời viết và độc
giả “tâm phục khẩu phục” thì chắc chắn nhà văn sẽ tiếp nhận lời chê ấy dễ dàng
hơn. Nếu nhà phê bình đến với tác phẩm bằng cả trái tim thì nhà văn nhất định sẽ
mở rộng cửa trái tim để chào đón họ, đón nhận những ý kiến, nhận xét của họ.
Với những suy nghĩ hết sức mới mẻ và đầy thuyết phục về yêu cầu đổi mới
nền lý luận phê bình non trẻ của nƣớc nhà, chúng ta thấy Nguyễn Minh Châu một
lần nữa lại chứng tỏ vị trí “mở đƣờng tài năng và tinh anh” trong công cuộc đổi mới
văn học nƣớc nhà của ông không ai có thể thay thế đƣợc.

II.2. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học.
I.2.1. Tính thời sự của văn học.
Nguyễn Minh Châu đã đồng thời cùng với sáng tác là viết phê bình – tiểu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


14
luận. Tập phê bình – tiểu luận đầu tiên và cũng là duy nhất của nhà văn tài năng,
tâm huyết có tên Trang giấy trước đèn đã thể hiện rất sâu sắc những quan niệm
của nhà văn về văn học. Ngƣời đọc chúng ta bắt gặp Nguyễn Minh Châu dù trực
tiếp hay gián tiếp đều nói về những vấn đề theo ông là cốt tử của văn học nhƣ
tính thời sự, tính trƣờng tồn hay đặc trƣng thẩm mĩ của văn học…
Nguyễn Minh Châu nhấn mạnh tới tính thời sự vì đó là điều nhà văn tâm đắc
nhất, vì nhà văn nhận thấy thực trạng văn học sau chiến tranh của ta đang đi sau
cuộc sống. Ông đã khẳng định: “Tác phẩm văn học phải là một thứ vũ khí trên mặt
trận tƣ tƣởng và ít nhiều mang tính thời sự. Nhƣ vậy, trƣớc khi viết, nhà văn phải
hình dung ra cái tác phẩm của mình và đem ƣớm nó vào cuộc sống trong một tƣơng
lai vài ba năm, thử nhìn xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống hay
không, thử nhìn xem nó có lạc hậu hoặc đứng trƣớc quá xa bƣớc tiến triển của xã
hội không, thử nhìn xem với tác phẩm đó anh có đem đến cho xã hội một tiếng nói
bổ ích không?” [58, tr43]. “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của
ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những ngƣời đƣơng thời về những
câu hỏi cấp bách của đời sống.” [58, tr78].
Chính vì thế, thời sự trong văn học phải đƣợc hiểu nhƣ cái hiện thời, cái
đang có của hôm nay, cái mà toàn xã hội đang quan tâm, dõi theo.Tính thời sự
trong văn học mà Nguyễn Minh Châu nhắc tới phải gắn với không gian, thời gian
lịch sử đang diễn ra. “Ngày” đƣợc hiểu rộng ra là thời đại, là năm tháng. Ngày hôm
nay, tức cái khoảng thời gian hiện thời, cái nhất thời mà ngƣời dân đang quan tâm
nóng bỏng chứ không phải là những điều đã xảy ra “ngày hôm qua”.
Khái niệm “Ngày hôm nay” cũng có tính tƣơng đối của nó. Nghĩa là tính

thời sự cũng chỉ đƣợc hiểu một cách tƣơng đối. Bởi có trƣờng hợp chính những vấn
đề của quá khứ xa xƣa nếu cho tới hôm nay vẫn là những vấn đề mà ngƣời dân còn
quan tâm, còn có ý nghĩa với cuộc sống thì nó vẫn còn nguyên tính thời sự . Đảng
và nhà nƣớc ta đang có cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ
Chí Minh”. Có ngƣời bàn đến tính thời sự của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ra đời cách đây 60 năm, nhƣng nó vẫn còn giữ nguyên giá
trị, luôn là bảo bối, hành trang gối đầu giƣờng của cán bộ, Đảng viên. Trong sự
nghiệp đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nội dung của tác phẩm vẫn là những lời chỉ
huấn cơ bản và thời sự đối với Đảng, Nhà nƣớc ta; đặc biệt là đối với đội ngũ cán
bộ, đảng viên trong rèn luyện và phấn đấu” (www.vocw.edu.vn)
Tính thời sự cần đƣợc hiểu một cách không cứng nhắc, không phải chỉ cái
hiện tại mà mà có khi là cả cái quá khứ, cái tƣơng lai. (Sáu mƣơi năm sau chiến
tranh, L.Tônxtôi mới viết về chiến tranh qua tác phẩm Chiến tranh và hòa bình; rồi
những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, những tác phẩm hồi ký, tự truyện…về chiến
tranh cũng ra đời). Nghĩa là không phải là vấn đề đề tài mà là vấn đề đƣợc quan
tâm, đang có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay sẽ tạo ra tính thời sự cho tác phẩm.
Chính vì thế, mỗi khi cầm bút, Nguyễn Minh Châu luôn thận trọng lựa chọn viết
cái gì thật cần thiết và cấp bách, kịp thời nhất đƣa đến độc giả hôm nay.
I.2.1.1.Tính thời sự là một yêu cầu của đối tượng độc giả.
Nguyễn Minh Châu nhƣ chúng ta đã biết - một nhà văn mở đƣờng, đi đƣợc
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


15
xa nhất trong công cuộc đổi mới văn học nƣớc nhà. Đổi mới trong suy nghĩ, quan
niệm của Nguyễn Minh Châu không chỉ ở đề tài, chất liệu, cách thức viết văn… mà
theo nhà văn, muốn thành công phải đổi mới cả trong suy nghĩ của chính ngƣời
cầm bút khi xác định đối tƣợng của văn học. Nhà văn đã nhận thấy đối tƣợng của
văn học phải bao gồm đối tƣợng phục vụ của văn học (ngƣời đọc) và đối tƣợng
phản ánh của văn học (hiện thực cuộc sống). Qua những sáng tác của mình, ông đã

thể hiện rất rõ sự đổi mới trên.
Trong chiến tranh, ngƣời ta có mối quan tâm hàng đầu là độc lập dân tộc.
Tất cả những cái khác, đều nhƣờng chỗ cho lòng tự tôn, tự hào dân tộc, độc lập, tự
do của Tổ quốc. Chính vì thế, hầu hết các tác phẩm thời chiến đều viết về chiến
tranh và ngƣời lính. Đối tƣợng thƣởng thức văn học hồi đó hầu hết là ngƣời lính
bởi cả nƣớc đều cầm súng đánh giặc. Không phải không có tầng lớp công nhân,
nông dân hay trí thức, tiểu thƣơng… thƣởng thức văn học mà phải nói rằng thời kỳ
này, độc giả họ “dễ tính” hơn thời kỳ sau rất nhiều. Họ dễ dàng thông cảm, bỏ qua
những cái “chƣa đƣợc” trong mỗi sáng tác với suy nghĩ: thời chiến, mọi thứ đều
phải gấp gáp. Chính Hồ Chí Minh đã có lần nói: “Phải kêu to, làm chóng, thời giờ
đâu mà vẽ vời lung tung”(Đường kách mệnh). Nhớ lại trong tiểu thuyết Cửa sông,
Nguyễn Minh Châu đã đƣa ngƣời đọc đến với một ngôi làng nằm sát một cửa sông
lớn, sông Kiều. Cả ngôi làng hầu hết chỉ còn đàn bà, con gái, trẻ em ở lại, đàn ông
thanh niên trai tráng đều đã ra trận. Thế nhƣng ngôi làng vẫn đâu vào đấy, vẫn
chiến đấu, lao động sản xuất. Chỉ cần biết nhịp sống của một ngôi làng nhƣ bao
nhiêu ngôi làng khác của đất nƣớc Việt Nam ta trong thời chiến cũng đủ giúp
chúng ta, dù là hôm nay, hình dung ra đƣợc cuộc sống vật chất, tinh thần của con
ngƣời trong những năm tháng đạn bom.
Chính vì vậy, đối tƣợng thƣởng thức của văn học cũng mang tính thời sự .
Nó cần phải thay đổi theo thị hiếu của ngƣời đọc mỗi thời. Nguyễn Minh Châu đã
nói với những ngƣời cùng cầm bút rằng: “ Đừng bao giờ nên coi nhẹ tầm quan
trọng của thị hiếu ngƣời đọc, vì chính đó là cái nôi để cho tác phẩm thế này hoặc
thế khác ra đời và sống đƣợc. Bằng những cái đã viết, những ngƣời cầm bút chúng
ta đang góp phần nâng cao hay hạ thấp thị hiếu độc giả. Những ngƣời viết vừa giáo
dục nó, vừa phải khuất phục nó. Thƣờng thƣờng những mối “nguy hiểm” gây ra
cho ngƣời cầm bút cũng do từ đây, nhất là đối với các tác phẩm viết về chiến
tranh… Mỗi tác phẩm ra đời đƣợc là kết quả của một sự “thỏa hiệp” giữa tƣ tƣởng
ngƣời viết và thị hiếu ngƣời đọc” [58, tr58 - 59]. Thị hiếu ngƣời đọc cho chúng ta
biết đối tƣợng thƣởng thức của văn học mỗi thời kỳ là những ai? Họ mong muốn
đƣợc đọc những tác phẩm nhƣ thế nào? Chính vì thế, hầu hết tác phẩm viết trong

thời đó đều là những sáng tác viết về chiến tranh và ngƣời lính nhƣ: Dấu chân
người lính, Những vùng trời khác nhau, Bên đường chiến tranh (Nguyễn Minh
Châu), Đất nước đúng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc), Một chuyện chép ở bệnh
viện (Bùi Đức Ái), Hòn đất (Anh Đức)…Không phải không có những tác phẩm viết
về những đề tài khác, nhƣng dù ít hay nhiều, chúng ta vẫn bắt gặp những dấu ấn
chiến tranh trong những sáng tác. Ví nhƣ trong Mùa lạc của Nguyễn Khải - tác
phẩm viết về đề tài xây dựng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc nhƣng Huân, nhân vật
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


16
trong truyện lại là một ngƣời lính vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh, trở về đời thƣờng,
vẫn mang trên mình những vết thƣơng do chiến tranh để lại, vẫn mang trong tâm
hồn những nét tính cách của một ngƣời lính.
Ra khỏi chiến tranh, Nguyễn Minh Châu hiểu rằng cuộc sống đã khác trƣớc.
Con ngƣời có những mối quan tâm riêng không ai giống ai. Chúng ta, trƣớc hết hãy
nhìn lại thực trạng của nền văn học dân tộc vào thời điểm cuối những năm 1980.
Nguyễn Minh Châu kể một câu chuyện vui rằng khi chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ vừa chấm dứt, tỉnh ủy của một tỉnh miền Trung họp để bàn “có nên cho
phép các xã mở lại chợ hay không?”. Một đồng chí là tuyên huấn, thƣờng vụ tỉnh
ủy nói với Nguyễn Minh Châu: “ Nhƣ anh đã thừa biết ra đấy, tỉnh này của chúng
tôi trong bao nhiêu năm là tuyến lửa, mảnh đất vang dội tiếng tăm anh hùng trong
khắp cả nƣớc. Mỗi ngƣời dân chúng tôi đã từng đội hàng chục tấn bom đạn, đã
từng phá nhà để lót đƣờng cho xe pháo đi. Cái nếp sống ấy, đến đứa con nít chúng
tôi cũng quen sống nhƣ vậy. Thế mà nay, nếu cho mở chợ là vô tình giáo dục con
ngƣời ta cái lối nghĩ, cái nếp sống của ngƣời “kẻ chợ”, cái tƣ tƣởng “con buôn” ở
chợ búa, nó phức tạp lắm, nó bụi bặm lắm. Rồi những ngƣời anh hùng của chúng
tôi ở đây sẽ hỏng hết! Đến bao giờ mới xây dựng lại đƣợc những con ngƣời nhƣ
trong những năm bom đạn?” [58, tr148]. Nhà văn kết luận: “Ngày nay, dân tộc Việt
Nam nhƣ một con ngƣời sau hàng chục năm sống tách biệt với đồng loại đang chỉ

vào mình mà tự hỏi: “Ta là ai”?…Chúng ta đang sống trong cái thời những ngƣời
anh hùng và các đức thánh đang phấn đấu để trở thành những con ngƣời bình
thƣờng giữa cõi đời” [58, tr149]. Trở thành những con ngƣời bình thƣờng khó lắm
thay khi tƣ tƣởng trong mỗi con ngƣời không thay đổi? “Những năm sau chiến
tranh là những năm khó khăn tột cùng của cách mạng, của đất nƣớc… Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12.1986 thực sự mở ra một chặng đƣờng mới cho
cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên sau hơn 40 năm cách mạng liên tục, cách
mạng… không ngừng, bắt đầu chúng ta nói tới thực trạng tổng khủng hoảng, nói
đến sự lựa chọn “đổi mới hay là chết”, nói đến sự cấp bách của “đổi mới tƣ duy”,
nói đến công khai dân chủ một cách quyết liệt. Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh trong
một cuộc gặp gỡ văn nghệ sĩ đã nói đến tinh thần “cởi trói” đối với văn nghệ và
chức năng dự báo của tác phẩm văn học” [27, tr547 - 548]. Từ đây, đổi mới văn
học bắt đầu vƣơn rộng không chỉ ở phía ngƣời cầm bút mà cả ở phía ngƣời thƣởng
thức. Đối tƣợng thƣởng thức văn học đã khác trƣớc. Không còn chỉ là ngƣời lính
viết về mình và cho mình nữa mà đã đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Với những đòi
hỏi phức tạp hơn, yêu cầu cao hơn. Họ “là những ngƣời hết sức từng trải về chính
trị và đời sống, là những ngƣời đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và cầm súng đánh
Mỹ. Họ là những ngƣời đã làm chủ đất nƣớc và cuộc đời mình… Ngƣời đọc bây
giờ rất quan tâm đến công việc của ngƣời viết văn. Bởi vì mỗi cuốn sách, mỗi cái
truyện các anh viết ra là một tấm gƣơng to hay nhỏ phản ánh một khía cạnh của xã
hội, mỗi khuôn mặt nhân vật là một khuôn mặt con ngƣời xã hội, mỗi vấn đề các
anh đặt ra trong đó là vấn đề mà xã hội đang quan tâm… Nhân dân ta bây giờ, ai
cũng biết chữ, cũng đọc đƣợc. Thanh niên chúng tôi trƣớc khi ra đời làm một nghề
gì, hoặc đi thanh niên xung phong, đi bộ đội đều đã đƣợc đi học ở nhà trƣờng, phổ
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


17
biến là đã học cấp hai, một số học cấp ba. Thanh niên bây giờ, số đông đều ham
đọc sách. Sách đối với họ cần nhƣ cơm gạo và ánh sáng vậy.Theo tôi biết, các nhà

văn dƣới chế độ cũ nếu in ra một cuốn sách thì số ngƣời đọc chỉ vẻn vẹn trong một
dúm ngƣời, có lẽ phần lớn ở thành phố. Thế mà bây giờ sách các anh có đông đảo
ngƣời đọc khắp cả nƣớc” [58, tr290].
Những con ngƣời có trình độ nhƣ thế đang là đối tƣợng thƣởng thức văn
học, do đó, tự thân văn học phải đổi mới cho phù hợp với trình độ và thị hiếu của
ngƣời đọc. Họ say sƣa theo dõi không khí đổi mới của đất nƣớc qua những đổi mới
trong các sáng tác văn học. Họ đòi hỏi nhà văn phải: “làm sao mô tả cái phi thƣờng
đƣợc dẫn dắt từ cội nguồn của nó, để cho ngƣời đọc có thể công nhận và phải xúc
động và không bao giờ có cảm giác mình bị nắm tóc lôi lên giữa nóc nhà ngồi bên
những bức tƣợng thánh bằng gỗ… phải đem đến cho ngƣời đọc một lời cắt nghĩa
về tinh thần dũng cảm và lòng yêu nƣớc, về lòng tin vững chắc vào Đảng và lãnh tụ
của chúng ta, về ý chí quyết giành tự do và giải phóng đất nƣớc của hàng chục triệu
ngƣời dân chúng ta… về những vấn đề đang đặt ra cho những ngƣời thanh niên
hiện nay và mai sau” [58, tr297 - 298]. Qua tiểu luận này, Nguyễn Minh Châu đã
thể hiện cách viết phê bình đậm dấu ấn cá nhân, đã tự tƣởng tƣợng ra cuộc trò
chuyện giữa một ngƣời viết và một ngƣời đọc, nói ra rất chân thực những suy nghĩ,
đặt ra những vấn đề mà để cho ra đời một tác phẩm văn chƣơng đích thực, mỗi
ngƣời viết có lƣơng tâm không thể dửng dƣng trƣớc những gì mà Nguyễn Minh
Châu đã đặt ra.
Chính đối tƣợng tiếp nhận mới, phong phú, đông đảo, rộng khắp, có trình độ
đã khiến cho văn học Việt Nam dấy lên một không khí đổi mới chƣa từng có xƣa
nay. Ngày trƣớc, một số nhà văn có tâm huyết với văn học nƣớc nhà đã rất thèm
đƣợc sống và viết trong không khí của cái thời “thi nhân Việt Nam”. Bây giờ,
dƣờng nhƣ họ lại đang đƣợc sống trong không khí sôi nổi đó. Ngƣời đọc cũng nhƣ
những ngƣời cầm bút đều hiểu rằng, chính họ chứ không phải là một nguyên do nào
khác đã khiến cho văn học buộc phải đổi mới. Đổi mới là vấn đề sống còn lúc này
để tìm lại chính mình. Đổi mới bắt nguồn từ chính nhu cầu của đối tƣợng thƣởng
thức văn học. Vì thế, Nguyễn Minh Châu đã cảnh báo chúng ta rằng “đừng bao giờ
nên coi nhẹ tầm quan trọng của thị hiếu của ngƣời đọc”, “không nên trách nhiều
những cái thị hiếu của ngƣời đọc” [58, tr 33]. Chúng ta phải hiểu rằng chính thị

hiếu của ngƣời đọc đã quy định phần lớn nội dung của những tác phẩm văn
chƣơng.
I.2.1.2. Tính thời sự trong nội dung của tác phẩm văn học.
Trong công cuộc đổi mới văn học, khi mà đối tƣợng thƣởng thức đã không
còn đơn điệu nhƣ trƣớc nữa, khi mà ngƣời đọc đòi hỏi phải có những sáng tác
mang hơi thở, sức sống của đời thƣờng, thì buộc những ngƣời cầm bút phải đổi mới
về nội dung trong sáng tác của mình. Cuộc sống chính là một loại đối tƣợng phản
ánh của văn học.
Nguyễn Minh Châu đã phải lên tiếng: “Chúng ta đang sống trong cái thời
những ngƣời anh hùng và các đức thánh đang phấn đấu để trở thành những ngƣời
bình thƣờng giữa cõi đời…Có một số năm tháng khá dài trong quá khứ chƣa lâu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


18
trong những nhân vật lãnh đạo và cả trong những con ngƣời bình thƣờng đông đảo
đã tồn tại không ít những “đầu óc lớn” mong muốn dân tộc này phải bao gồm
những con ngƣời rắn nhƣ sắt, gang, cao cả nhƣ thần thánh, là một cái gì đứng ngoài
nhân loại, trên nhân loại, có phần nào với một tinh thần kiêu ngạo…Chúng ta đã bị
bỏ lại sau đến cái mức chúng ta đánh mất khả năng đối thoại với nhân loại và lạc
lõng trƣớc văn minh nhân loại.” [58, tr149 - 150]. Nguyễn Minh Châu thấy thực sự
đã đến lúc phải đổi mới, phải lột xác, canh tân đất nƣớc và ông gọi đó là “cuộc trở
mình lịch sử của đất nƣớc”. Từ đó nhà văn đƣa ra yêu cầu đổi mới phải trên tất cả
mọi mặt của đời sống, đất nƣớc.
Điều mà Nguyễn Minh Châu bàn tới ở trên cho chúng ta hiểu rằng nội dung
phản ánh của văn học cũng phải mang tính thời sự, có ý nghĩa thời sự. Nhà văn đã
nói “văn học phải trả lời câu hỏi của ngày hôm nay” mà vấn đề toàn dân tộc quan
tâm bây giờ là đổi mới đất nƣớc. Văn học phải viết về những điều đó, phải làm một
nhiệm vụ lớn lao là phản ánh trung thực nhất, sinh động nhất công cuộc đổi mới
toàn diện bởi “xét cho cùng cái phần chủ yếu của một ngƣời viết văn vẫn là tiếng

nói của anh ta trƣớc những vấn đề mà đông đảo mọi ngƣời đang quan tâm”. Vấn
đề mà độc giả vẫn dành sự quan tâm nhiều nhất là chiến tranh và ngƣời lính, sự
sống còn của dân tộc mình. Ngoài ra, còn là những nội dung mà Nguyễn Minh
Châu đã viết khá thành công nhƣ thời bình với những lo toan thƣờng nhật, thói
tật của con ngƣời, sự phức tạp của chính giới mình, những hạn chế của văn học
trong 35 năm qua.
Bàn đến những nội dung trên, Nguyễn Minh Châu đã nhận thấy tính hai mặt
của vấn đề. Ngƣời đọc quan tâm hơn tới những khía cạnh mà trƣớc kia văn học cố
tình “né tránh” nên bây giờ nhiệm vụ của văn học phải lấp đƣợc những “khoảng
trống” của văn học thời chiến để lại. Nhƣng tính thời sự của văn học biểu hiện ở
khía cạnh nội dung phản ánh cũng có tính tƣơng đối của nó. Không phải cứ viết về
những vấn đề cuộc sống hôm nay là tác phẩm đó đã mang tính thời sự. Có nhiều tác
phẩm viết về một nội dung đã cũ nhƣng lại làm dấy lên làn sóng tranh luận, trao
đổi. Một tác phẩm nhƣ thế lại có tính thời sự sâu sắc. Ví dụ nhƣ tác phẩm Sửa đổi
lối làm việc của Hồ Chí Minh ra đời cách đây 60 năm nhƣng lại đề cập đến một vấn
đề hiện nay không cũ chút nào. Hay viết về đề tài hợp tác xã diễn ra khá lâu nhƣng
đến những năm 90 của thế kỷ XX, Nguyễn Khắc Trƣờng vẫn gây đƣợc tiếng vang
với Mảnh đất lắm người nhiều ma…
Về đề tài chiến tranh và ngƣời lính, Nguyễn Minh Châu đã phát biểu: “đề tài
viết về chiến tranh – một phƣơng diện rất quan trọng và rộng lớn của đời sống dân
tộc Việt Nam” [58, tr122]. Nhƣng Nguyễn Minh Châu cho rằng phải đổi mới chính
những nội dung mà nhà văn trƣớc kia đã viết: “Công việc viết về ngƣời lính, về
chiến tranh sau chiến tranh đang đặt ra trƣớc mắt những nhà văn quân đội biết bao
nhiêu vấn đề về chất lƣợng và tính tƣ tƣởng của tác phẩm, về sự mới mẻ của nội
dung và hình thức, về công việc mô tả diện mạo ngƣời anh hùng ra sao cho thực
hơn, về mối quan hệ giữa sự kiện và con ngƣời” [58, tr123]. Trong chiến tranh,
ngƣời đọc chỉ mong muốn đƣợc thấy những chiến công, anh hùng, quả cảm Ra
khỏi chiến tranh, ngƣời đọc lại mong muốn đƣợc đọc những gì chân thực nhất về
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương



19
cuộc chiến về con ngƣời mà trƣớc kia vì nhiều lí do, họ cố gắng quên đi, không đòi
hỏi. Bây giờ tất cả cùng có một mối quan tâm chung, trách nhiệm chung nên ngƣời
cầm bút phải viết những gì không hổ thẹn với nhân dân, dân tộc mình. Nguyễn
Minh Châu đã tự đi đầu, đổi mới bằng những sáng tác ghi dấu mốc quan trọng
trong văn học Việt Nam. Bắt đầu từ những Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà,
Những người đi từ trong rừng ra, cho đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,
Cơn giông, Mùa trái cóc ở miền Nam, Cỏ lau… là những cái nhìn mới của nhà văn
về ngƣời lính và chiến tranh sau ngày đất nƣớc đã im tiếng súng.
Sự đổi mới về nội dung trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu không
phải chỉ đƣợc bắt đầu từ khi Đảng và nhà nƣớc có tinh thần “cởi trói” cho văn nghệ
(1986). Năm 1976, khi tiếng súng ngƣng trên cả hai miền, Nguyễn Minh Châu đã
có ngay Miền cháy nóng hổi tính thời sự. Con ngƣời trở về đời thƣờng với bao lo
toan thƣờng nhật, cuộc sống bộn bề đã dần dần làm họ đánh mất đi những nét tốt
đẹp vốn có trƣớc kia. Có ngƣời còn gìn giữ đƣợc, có ngƣời cố gắng gìn giữ, nhƣng
cũng có ngƣời không thể nào chống lại đƣợc với những cám dỗ của vật chất, của
quyền lực. Những con ngƣời nhƣ mẹ Êm, nhƣ Qùy, bác sĩ Thƣơng, Thăng, Lực,
Thai…vẫn là những kiểu ngƣời khá quen thuộc trƣớc kia trong những sáng tác của
nhà văn nhƣng cũng đã đƣợc nhìn ở một khía cạnh mới hơn. Họ đã nhận ra và tự
thú nhận với lƣơng tâm mình rằng chiến tranh phần nào đã lấy đi của họ những
hạnh phúc, những niềm vui mà trƣớc kia họ cố gắng không dám thừa nhận sự thật
này. Những ngƣời lính anh hùng, quả cảm ngoài trận mạc trƣớc kia giờ đây trở về
với đời thƣờng họ lóng ngóng, vụng về khi phải sống giữa đời thƣờng, khi hạnh
phúc riêng tƣ của họ đã không còn nguyên vẹn nhƣ trƣớc nữa.
Một nội dung nữa mà Nguyễn Minh Châu rất chú tâm đổi mới, đó là cuộc
sống thời bình với những lo toan thƣờng nhật, những thói tật của con ngƣời mà
trƣớc kia ở thời chiến, vì nhiều mối quan tâm lớn hơn nên nó không lộ diện hoặc
không có cơ hội phát triển. “Đừng nên nói rằng trong hai cuộc kháng chiến thần
thánh vừa qua, những con ngƣời của chúng ta là những con ngƣời đã hoàn thiện,

không còn tính cách tham lam, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa và không hề biết sợ hãi
trƣớc cái chết. Nhƣng cũng đừng cho rằng ở bên trong những con ngƣời bình
thƣờng vừa làm nên lịch sử ấy lại không có cái gọi gì đáng gọi là kỳ diệu, cao cả,
đáng để cho nhà văn tìm tòi, khám phá.” [58, tr82]. Trong Nói về truyện ngắn của
mình, nhà văn đã cảnh báo rằng: “cái đời sống của ngày hôm nay nó bắt tôi phải
quan tâm. Chắc các đồng chí cũng thấy những biểu hiện của lối sống, đạo đức và
thậm chí là cả quan niệm sống của những con ngƣời xung quanh ta – nhất là thanh
niên – khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng…Thế là tôi quyết định
xông vào cái mặt trận đạo đức này” [58, tr98 - 99]. Trong cuộc sống thời bình, với
cách nghĩ của nhà văn, ngƣời đọc hiểu rằng nhà văn đang viết về một hiện tƣợng,
một vấn đề xã hội, một nhân cách sống, lối sống mới đang nảy sinh trong lòng cuộc
sống. Khi “mỗi truyện ngắn…nêu ra một trƣờng hợp cụ thể và xen vào mạch kể
chuyện…bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì” [58, tr100],
Nguyễn Minh Châu đã khiến cho ngƣời đọc thấy đƣợc một tiếng nói mới, một khía
cạnh mới trong việc phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của đông đảo độc giả.
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


20
Về những phức tạp của chính giới mình, Nguyễn Minh Châu cũng rất quan
tâm qua những truyện ngắn Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, Sắm vai, Chiếc thuyền
ngoài xa…Trung thực với mình, chân thành bày tỏ những suy nghĩ riêng của mình,
khẳng định lại ý nghĩa quan thiết của câu hỏi “Ta là ai” là một nội dung nổi bật
trong mối quan hệ nhà văn với chính mình. “Nhà văn, nhà báo sống với thời cuộc
nhƣng còn phải biết tách ra khỏi thời cuộc để nhận ra cái sẽ còn lấp lánh lâu dài của
nhiều tình tiết trong thời cuộc, sống với ngƣời cùng thời nhƣng phải lấy con mắt
của đời sau để đo lƣờng giá trị nhiều việc tƣởng nhƣ là tầm thƣờng, là vô nghĩa đối
với ngƣời đƣơng thời” (Nghề văn cũng lắm công phu – Nguyễn Khải). Nguyễn
Minh Châu “dám tƣớc bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp bề ngoài vô bổ, tất
cả những gì lấp lánh có thể dối mình và lừa ngƣời ngƣời khác” để “tìm lại đƣợc

mình” (Sắm vai). Chủ thể nhà văn xuất hiện với một tƣ thế quan trọng khác hẳn. Vì
thế mà không phải ngẫu nhiên, nhà văn, ngƣời nghệ sĩ lại trở thành một nhân vật
đáng chú ý trong nhiều tác phẩm của văn xuôi hôm nay. Ví dụ nhƣ “tôi” trong Sắm
vai, ngƣời họa sĩ trong Bức tranh, nhà báo trong Mùa trái cóc ở miền Nam, ngƣời
thợ ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; tôi trong Cái thời
lãng mạn, Nhóm bạn thời kháng chiến, Nghề văn cũng lắm công phu của Nguyễn
Khải; nhà văn trong Trăng soi sân nhỏ, Tóc huyền màu trắng, Anh thợ chữa khóa
của Ma Văn Kháng; Xuân Diệu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân trong Cát bụi chân ai
của Tô Hoài; Kiên trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh; Nguyễn Du trong
Vàng lửa, Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp… Điều đó có nguyên nhân chủ yếu
là do các nhà văn đổi mới về cách viết, sự sâu sắc về tƣ tƣởng, nhu cầu tự nhận
thức về bản thân mình và do sự chi phối của các điển hình nghệ thuật khác nên
nhà văn đã tạo ra một hình mẫu mới về ngƣời nghệ sĩ thời hiện đại có sức ám
ảnh và kích thích đối thoại.
Nguyễn Minh Châu còn thể hiện sự đổi mới của ngòi bút mình qua việc đề cập
đến những hạn chế của văn học trong 35 năm qua mà ông gọi là nền “văn nghệ
minh họa”: “Qủa thật là những trang viết về kháng chiến chống Mỹ của chúng ta
còn thiếu một cái gì thực là giáp mặt với kẻ thù, với cuộc sống sôi nổi, quyết liệt và
khẩn trƣơng … Chúng ta vẫn còn thiếu một cái gì vừa cật lực vừa trí tuệ. Chúng ta
chƣa có tình yêu thƣơng mẹ con, vợ chồng, đồng chí thật lớn của nhân dân trong
những năm này. Chúng ta cũng chƣa có một cái gì thực chất là lạc quan cách mạng
khiến nhân dân hết sức vui sƣớng trong những điều kiện sống vẫn còn gian khổ, vất
vả. Chúng ta cũng chƣa có lòng căm thù giặc đến tận độ khiến mọi ngƣời không thể
ngồi yên” [58, tr32]. Đây là những tồn tại của văn học Việt Nam không chỉ trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà còn xuất hiện trong nhiều sáng
tác sau 1975. Vấn đề nóng bỏng này đã làm dấy lên một không khí tranh luận cởi
mở nhƣng cũng không kém phần gay gắt khi nhiều ngƣời cho rằng nhà văn có vấn
đề về lập trƣờng, quan điểm. Thời sự văn học nƣớc nhà những năm sau đổi mới
nhờ vậy mà có không khí trao đổi, tranh luận hơn chứ không tĩnh lặng nhƣ trƣớc .
Qua những trang tiểu luận – phê bình của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy

rất rõ quan niệm của nhà văn về văn học. Những vấn đề nhà văn bàn tới nhƣ thế
nào là tính thời sự trong văn học, vì sao văn học cần có đặc tính này, đối tƣợng của
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình – tiểu luận Trần Thị Lan Phương


21
văn học hiện nay là những ai, có tác động gì đến nội dung phản ánh của văn học
không khi bây giờ văn học đang cần đổi mới từ hình thức đến chất lƣợng? Những
trăn trở của Nguyễn Minh Châu về văn học càng giúp chúng ta khẳng định tài năng
cũng nhƣ tâm huyết của nhà văn xứ Nghệ - “ngƣời mở đƣờng tài năng và tinh anh
nhất trong công cuộc đổi mới văn học nƣớc nhà” (Nguyên Ngọc).
I.2.2. Tính trường tồn của văn học.
I.2.2.1. Sức sống của hình tượng.
Hình tƣợng nghệ thuật là “các khách thể đời sống đƣợc nghệ sĩ tái hiện một
cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật…hình tƣợng nghệ thuật tái hiện đời
sống, nhƣng không phải sao chép y nguyên những hiện tƣợng có thật, mà là tái hiện
có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tƣởng tƣợng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các
hình tƣợng truyền lại đƣợc ấn tƣợng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở
cho ngƣời khác” [23, tr122 - 123].
Sức sống lâu bền của các hình tƣợng nghệ thuật đã tạo ra tính trƣờng tồn của
văn học. Ngƣời viết nào có tài sẽ biến đƣợc cái chốc lát mang tính thời sự thành cái
vĩnh viễn, có tính trƣờng tồn thông qua các hình tƣợng nghệ thuật. Vì thế, tính thời
sự, tính trƣờng tồn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hình tƣợng AQ, Đông - ki
- sốt…là khoảnh khắc, là cái nhất thời, cái trong chốc lát đã đƣợc nhà văn “chớp”
lấy, cộng với tài năng của họ đã biến đƣợc thành cái có tính trƣờng tồn, cái vĩnh
viễn cùng thời gian. Chuyện một thời nhƣ thế đã trở thành mãi mãi, nghĩa là
chuyện thời sự đã biến thành chuyện trƣờng tồn.
Chúng ta khó lòng có thể quên đƣợc những hình tƣợng Nguyễn Minh Châu đã
sáng tạo ra nhƣ Hạnh với câu chuyện tình yêu trong Bên đường chiến tranh; Quỳ
trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Thai, Lực trong Cỏ lau; ngƣời đàn bà

miền biển trong Chiếc thuyền ngoài xa; cả lão Khúng, một ngƣời nông dân trong
Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát cũng là hình tƣợng nghệ thuật khiến nhiều ngƣời
phải sửng sốt. Hoàng Ngọc Hiến đã nhận thấy: “Trong văn học, hiếm có những
biểu tƣợng về ngƣời nông dân cao cả, hào hùng mang ý nghĩa lịch sử nhân loại lớn
lao đến nhƣ vậy” [41, tr193]. Đến nay, ngƣời ta nhắc nhiều đến Chí Phèo của Nam
Cao, AQ của Lỗ Tấn và không thể không nhắc đến, so sánh lão Khúng của Nguyễn
Minh Châu với những hình tƣợng trên.
Hình tƣợng nghệ thuật có một vai trò hết sức quan trọng. Nếu mỗi tác phẩm
văn học đến với ngƣời đọc mà nhân vật trong đó không có giá trị, không đạt tới tính
hình tƣợng hay hình tƣợng đó không tạo đƣợc sức sống trong lòng độc giả theo thời
gian thì tác phẩm đó không thể gọi là thành công. Nguyễn Minh Châu đã nhắc tới
sức sống của hình tƣợng bằng cách cho rằng “không phải ai cũng có một khuôn
mặt, một tiếng nói khiến ngƣời đọc chỉ cần nói đến tên tác giả là hình dung ngay tới
nó đƣợc” [58, tr36]. Nghĩa là cần phải có yếu tố tài năng, nhƣng bên cạnh tài năng
thôi chƣa đủ, mà còn phải có sự đổi mới trong tƣ tƣởng, suy nghĩ, cách viết…Rồi
yếu tố hoàn cảnh, thời điểm, thời cơ, và cả một chút may mắn…sẽ tạo nên đƣợc
những hình tƣợng nghệ thuật có sức sống lâu bền trong lòng độc giả, trƣờng tồn
cùng thời gian. Nhà văn đã có lần phải đặt ra một câu hỏi với những ngƣời viết:
“Chúng ta không khám phá ra đƣợc một vấn đề hay khía cạnh nào mới lạ thì hãy cứ

×