Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.53 KB, 100 trang )


1
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN




nguyễn thị huê




sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
của nhà văn nguyễn minh châu và mạc ngôn







luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Lí luận văn học








hà nội, 2013

2
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN




nguyễn thị huê




sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
của nhà văn nguyễn minh châu và mạc ngôn



Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32




luận văn thạc sĩ văn học


Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. Trn Khỏnh Thnh





hà nội, 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những
nhận định, kết luận trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Huê



4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Khánh Thành –
người đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn học, Phòng Sau Đại
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn
thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
và đặc biệt là người yêu của tôi, đã luôn ở bên cạnh động viên, hỗ trợ và giúp
đỡ nhiệt thành, giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Huê









5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Cấu trúc luận văn 11
Chƣơng 1: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT . 12
1.1. Khái niệm hình tƣợng nghệ thuật và sự chuyển biến trong hình
tƣợng nghệ thuật 12
1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật 12

1.1.2. Sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật 13
1.2. Sự chuyển biến hình tƣợng nghệ thuật trong các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn 13
1.2.1. Hình tượng người nông dân 13
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ 17
1.2.3. Hình tượng người lính 24
Chƣơng 2: SỰ ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 35
2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật 35
2.2. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
và Mạc Ngôn 36
2.2.1. Quan niệm về văn học và nhà văn 36
2.2.2. Quan niệm về hiện thực và phản ánh hiện thực trong tác phẩm văn học 41
2.2.3. Quan niệm về con người/ nhân vật trong tác phẩm văn học 66
Chƣơng 3: SỰ PHẢN ÁNH LỊCH SỬ CÙNG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
VĂN CHƢƠNG TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NÓ 85
3.1. Bối cảnh lịch sử như một tiền đề cho quá trình ―đối mới‖ 85
3.2. Đổi mới như một tất yếu trong sự vận động của văn chương trong tiến
trình phát triển của nó 88
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phong trào Đổi mới, khởi lên ở Việt Nam giữa những năm 1980, đã
đưa tới những đổi thay rõ rệt và đáng kể nhất trong đời sống kinh tế xã hội
của đất nước vài chục năm nay, từ những năm cuối thế kỷ XX sang những
năm đầu thế kỷ XXI.
Đời sống văn hóa xã hội cũng chịu ảnh hưởng của công cuộc đổi mới,

tuy không phải bất cứ ai cũng dễ dàng chấp nhận những đổi thay ở lĩnh vực
này do những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tiến trình đổi mới gây nên.
Điều thấy rõ là số đông văn nghệ sĩ đã hưởng ứng phong trào Đổi mới
ngay khi phong trào này được Đảng Cộng sản Việt Nam phát động. Nhưng
con đường đổi mới không phải chỉ được nghĩ ra một lần là đủ, không phải chỉ
được định ra một lần là xong. Ngược lại, quan niệm về đổi mới luôn luôn
được bổ sung, điều chỉnh; thực tiễn đổi mới luôn luôn được "nghiệm thu",
phân tích. Và điều này tác động không chỉ đến hoạt động kinh tế xã hội mà
còn đến cả các hoạt động văn hóa văn nghệ. Vì lẽ đó và nhiều lẽ khác nữa,
bức tranh đời sống văn nghệ ở nước ta, kể từ thời đổi mới, đã trở nên đa sắc
đa diện hơn trước.
Trên thực tế, giới văn nghệ sĩ lên tiếng về đổi mới từ khá sớm, từ đầu
những năm 1980, khi họ, trên thực tế, đã tham gia cuộc tranh luận có quy mô
rộng về kinh tế, xã hội bằng các sáng tác ở đủ các thể loại: phim truyện, phim
tài liệu, kịch, phóng sự, tiểu thuyết Khi Đảng chuẩn bị Đại hội VI với việc
phát động "đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật", hầu hết văn nghệ sĩ đã
hưởng ứng tích cực và đồng thời tìm thấy ở đấy con đường đưa sáng tác văn
nghệ thoát khỏi tình trạng trì trệ và công thức, giáo điều.
Có thể nhận định rằng, Nguyễn Minh Châu chính là ngòi bút tiêu biểu
của thời kỳ văn học đổi mới, nói như Nguyên Ngọc, thì ông chính là ―người
mở đường đầy tài hoa và tinh anh‖. Với một loạt các bài phê bình, tiểu luận…

7
cùng những tác phẩm không chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm
mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ
thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong
giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt
nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn
phương thức biểu đạt.
Cũng từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn học Trung Quốc có một

diện mạo mới với những bước đột phá, cách tân về thi pháp. Mạc Ngôn được
coi là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc thời kỳ
này. Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống
với hiện đại. Tác phẩm của ông thực sự thu hút được nhiều tầng lớp độc giả
trong cũng như ngoài nước. Trước đó, theo Annie Wang thì Mạc Ngôn được
coi như một ứng cử viên tiềm năng của giải Nobel trong con mắt cả giới lãnh
đạo Bắc Kinh lẫn các tác giả như Kenzaberô Oe, và tới năm 2012, Mạc Ngôn
đã vinh dự là cái tên được xướng lên trong lễ vinh danh giải thưởng Nobel về
văn học, như một sự trân trọng và tôn vinh tài năng cũng như những nỗ lực
không mệt mỏi của ông trong suốt những tháng năm cầm bút trước đó.
Mặt khác, trong thời kỳ mà hầu như địa hạt nào cũng được toàn cầu
hóa, người ta không ngần ngại khẳng định, hoặc tái khẳng định, rằng văn học
của mọi quốc gia không thể đứng biệt lập, nó nằm trong Cộng hòa văn
chương thế giới. Nói cách khác, dù muốn dù không, văn học quốc gia không
thu mình trong tháp ngà của dân tộc trung tâm luận mà nó nằm trong các mối
quan hệ phức tạp. Tương tự như vậy, một trào lưu văn học của một đất nước,
một nhà văn, một tác phẩm nào đó cũng không thể nằm ngoài hệ thống các
mối quan hệ chằng chịt. Các nền văn học, các trào lưu văn học, các nhà văn,
các văn bản văn học tiếp xúc với nhau, giao thoa với nhau, ảnh hưởng tới
nhau, thậm chí xung đột với nhau Cũng tương tự như vậy, bản thân văn học
cũng không thể co ro trong bộ áo choàng mỹ miều của mình mà chịu ảnh

8
hưởng của các loại hình nghệ thuật khác, và những yếu tố phi văn học khác.
Văn học so sánh là một chuyên ngành có khả năng giải thích và nghiên cứu
những mối quan hệ đó.
Xét trong mối tương quan giữa hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Mạc
Ngôn, người viết nhận thấy có khá nhiều điểm tương đồng lí thú giữa hai tác
giả này, cả về quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm lẫn những
yếu tố gốc gác mang tính cá nhân xem như có vẻ rất ngẫu nhiên: đều là nhà

văn quân đội; đều đến với văn chương khá muộn (Nguyễn Minh Châu được
độc giả biết tới với truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập năm 1960, khi ông
30 tuổi; còn Mạc Ngôn viết và công bố truyện sau khi nhập ngũ, thi đỗ vào
khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng 1981); đều sinh ra, lớn
lên và gắn bó mật thiết với một làng quê nghèo lam lũ, vất vả nhưng lại sở
hữu kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
tác giả. Tuy nhiên, điều mà luận văn muốn hướng tới ở đây chính là, bằng
những thao tác của văn học so sánh, qua việc tìm hiểu sự chuyển biến trong
hình tượng nghệ thuật thuật dẫn đến sự đổi mới quan niệm nghệ thuật trong
các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, có thể nhận thấy mối liên
đới dây chuyền mà yếu tố chi phối dẫn tới những sự chuyển biến tương đồng
ấy, chính là xu thế/ khuynh hướng phát triển tất yếu mà mọi nền văn học cần
phải trải qua, cùng phản ánh lịch sử cũng như sự vận động của văn chương
trong tiến trình phát triển tất yếu của nó.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nhận định rằng, với vị trí của Nguyễn Minh Châu trên văn đàn
Việt Nam và vị trí của Mạc Ngôn trên văn đàn Trung Quốc, như đã nhìn nhận
ở trên, số công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của hai người ở hai
quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại là rất nhiều, trên đủ mọi phương diện với
gần như đầy đủ các phương thức tiếp cận.

9
Với Nguyễn Minh Châu, gần như đã được khai thác một cách trọn vẹn
hầu hết các tác phẩm - di phẩm của ông: truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận
phê bình, nên trong phần lịch sử vấn đề này, chúng tôi xin phép không điểm
lại những công trình/ bài viết nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Minh Châu.
Với Mạc Ngôn, tình hình nghiên cứu ở Việt Nam lại chưa nhiều, bởi
các sáng tác của Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam biết đến chỉ từ bắt đầu
những năm đầu của thế kỷ XXI, đầu tiên là Báu vật của đời, xuất bản 2/2001,

Nxb Văn nghệ tp. HCM, với công đầu có thể coi là của dịch giả Trần Đình
Hiến; sau đó, hàng loạt các tiểu thuyết của Mạc Ngôn được giới thiệu rộng
rãi: Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận (hay Bài ca ngồng tỏi thiên đường),
Tửu quốc, Rừng xanh lá đỏ, một phần trong Gia tộc cao lương đỏ, Sống đọa
thác đầy, Ếch Những tác phẩm của Mạc Ngôn đã dấy lên nhiều cuộc tranh
luận sôi nổi, song những cuộc tranh luận này thường sa đà vào một số khía
cạnh không cơ bản trong những vấn đề nổi bật có thể thấy ở tiểu thuyết của
ông. Trừ Báu vật của đời đã có hẳn một cuộc hội thảo do Hội nhà văn Hà Nội
tổ chức với những ý kiến và nhận định cùng nghiên cứu xác đáng, còn lại,
những tác phẩm khác của Mạc Ngôn chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống và việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như những hình tượng
nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm của Mạc Ngôn chưa được đặt trong một
diễn trình tất yếu của văn chương cũng như sự tự ý thức của chính nhà văn về
công việc của mình.
Ngoài một số bài báo mang tính chất giới thiệu, đã có công trình khoa
học nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn và chủ yếu cũng hướng vào tự sự
học – một hệ hình nghiên cứu văn chương còn khá mới mẻ đang thu hút giới
học thuật, nhưng chưa nhiều, và thực sự chưa xứng tầm với vị trí và tài năng
của Mạc Ngôn. PGS.TS Lê Huy Tiêu trong Tạp chí Văn học nước ngoài số
4/2003 và trong cuốn sách Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 -

10
2000) đã có hai bài nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn, và Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình. Bằng hướng nghiên cứu thi
pháp học và tự sự học, tác giả đã phát hiện những cái lạ của tiểu thuyết Mạc Ngôn,
như: cốt truyện không còn là cốt truyện hoàn chỉnh (giống như tiểu thuyết truyền
thống) mà chứ đầy cảm giác, đề tài rộng, người kể chuyện biến hóa…
Bên cạnh đó, một số bài viết mang tính nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác
phẩm của ông hiện dừng lại ở việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật của Mạc
Ngôn qua hai tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình” (bài của

Nguyễn Khắc Phi, đăng trên Tạp chí Sông Hương số 166 năm 2002); Thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết “Đàn hương hình” của Mạc Ngôn của tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Anh (Tạp chí Ngiên cứu văn học số 10/ 2008); Tình yêu và
nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Vũ Hoài
(bao gồm 2 phần, được đăng trên E - văn cuối năm 2010) hay Kết cấu dán
ghép điện ảnh trong “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh
Thy trong Tạp chí nghiên cứu văn học số 3/ 2007. Mới đây nhất, sau khi Mạc
Ngôn giành giải Nobel Văn học 2012, đã có thêm nhiều bài viết kỹ hơn, tìm
hiểu sâu sắc và mang tính hệ thống hơn về các tác phẩm của ông, nhưng công
trình tiêu biểu có thể kể tới là chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn
Thị Tịnh Thy (Nhà xuất bản Văn học kết hợp Trung tâm văn hóa Đông Tây
xuất bản, 7/2013). Tuy nhiên, đây là chuyên luận nghiên cứu tiểu thuyết Mạc
Ngôn dưới góc nhìn của tự sự học, và việc nghiên cứu hai tác giả Nguyễn
Minh Châu và Mạc Ngôn cũng như tác phẩm của họ đặt trong sự đối sánh ở
nước ta hiện nay là chưa có. Trong khi đó, như đã trình bày trong phần trên,
chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng thú vị ở hai nhà văn này.
Việc chưa có bài viết/ nghiên cứu nào theo hướng này khiến chúng tôi có gặp
nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, song cũng là một động
lực khiến chúng tôi thêm cố gắng làm việc một cách nghiêm túc, đồng thời có
thể áp dụng lí luận của nhiều phương pháp tiếp cận mới, đặc biệt là của văn

11
học so sánh – tuy rằng còn khá mới mẻ song hứa hẹn nhiều triển vọng, để có
cái nhìn rộng hơn cho công trình.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá sự đổi mới
trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn thông qua
việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá sự chuyển biến của hình tượng nghệ
thuật trong các sáng tác của hai nhà văn này.
Đưa việc chuyển biến hình tượng nghệ thuật và sự đổi mới quan niệm

nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn nằm
trong mối liên đới dây chuyền, có quan hệ hữu cơ và trực tiếp với nhau, và
cùng phản ánh lịch sử cũng như sự vận động của văn chương trong tiến trình
phát triển của nó.
- Đối tượng – phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên văn bản một số tác
phẩm tiêu biểu của hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, tập trung vào
các tác phẩm thời kỳ đổi mới văn học của 2 đất nước: Việt Nam và Trung Quốc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh như là công cụ chủ đạo, ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp khác: phương pháp thống kê, tự sự học, thi pháp học…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai qua
3 chương:
Chương 1. Sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật
Chương 2. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
Chương 3. Sự phản ánh lịch sử cùng sự vận động của văn chương
trong tiến trình phát triển của nó.




12
Chƣơng 1
SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT

1.1. Khái niệm hình tƣợng nghệ thuật và sự chuyển biến trong hình
tƣợng nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Theo như định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục
2006, do Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng Chủ biên) hình

tượng nghệ thuật là ―sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo
hiện thực theo quy luật tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo ra
tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm
của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan
hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh‖ [20,
tr.146]. Như vậy, ―hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống
được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ
thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ
thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng
ngoạn, tưởng tưởng‖ [20, tr.147]. Hình tượng có thể tồn tại qua vật chất
nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Nói tới hình tượng nghệ
thuật, người ta hay nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một
tập thể người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. Hình tượng
nghệ thuật tái tạo đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện
tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng
và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu
sắc, từng làm cho nghệ sĩ trăn trở, day dứt cho người khác. Hình tượng nghệ
thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có
khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá
trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật không phải
phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm
thụ sống động của chủ thể đối với thực tại.

13
1.1.2. Sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật
Suy rộng ra từ cách định nghĩa ở trên, sự chuyển biến trong hình tượng
nghệ thuật chính là kết quả của sự chuyển biến trong toàn bộ quan niệm và cảm
thụ cuốc sống của chủ thể đối với thực tại. Nói một cách đơn giản, xem xét và
nghiên cứu sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật chính là xem xét,
nghiên cứu sự chuyển biến trong quan niệm và sự cảm thụ của hình tượng nghệ

thuật đó đối với thực tại, hay chính là đối với những vấn đề thực tại mà hình
tượng nghệ thuật được xem xét đó tiếp xúc, cảm nhận; những tâm tư, tình cảm,
những phản ứng và hành động của hình tượng nghệ thuật đó trước các vấn đề
nảy sinh: Nó thay đổi như thế nào, khác trước ra sao, theo chiều hướng nào và
có xu hướng gì trong quá trình diễn tiến? Và, điều đó thể hiện điều gì?
1.2. Sự chuyển biến hình tƣợng nghệ thuật trong các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu sự
chuyển biến một số hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong các tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn mà chúng tôi cho là có sự chuyển biến sâu
sắc nhất, rõ nét nhất, đó là: Hình tượng người lính, hình tượng người nông
dân và hình tượng người phụ nữ.
1.2.1. Hình tượng người nông dân
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn người nông dân là hình tượng đầu tiên để làm
sáng tỏ sự chuyển biến trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các
sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, chính là bởi hai nhà văn này
vốn xuất thân từ những làng quê thuần nông, bản thân họ ban đầu cũng là
những ―anh nông dân‖ thực sự, rồi được học hành, vào bộ đội rồi theo nghiệp
viết lách văn chương. Viết về những con người thân thuộc với mình, viết về
làng quê gắn bó với cả tuổi thơ của mình… là lẽ đương nhiên của các nhà
văn, và trong đó, không loại trừ Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn.

14
Hình tượng người nông dân trong văn học trước đó vốn không hề xa lạ.
Chỉ có điều, trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn thời
kỳ đầu đổi mới của hai nền văn học, họ - người nông dân, đều được khắc họa
nên một cách sinh động với nhiều nét tính cách mới, mà trước đó chưa được
thể hiện, hoặc giả, cũng chỉ là tiềm ẩn…
Trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người nông
dân điển hình có thể nhắc tới chính là lão Khúng (nhân vật chính trong hai

thiên truyện Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát). Lão là một nông dân ròng, từ
cách sống tới lối cư xử, hành động, đã tâm niệm rằng cuộc đời mình không
thể rời xa hòn đất được. Môi trường lão sống phải là miền đất cát, núi rừng
hồn nhiên và hoang dã. Đã là nông dân, ai chẳng gắn bó với đất đai, song với
lão Khúng, sự gắn bó đó đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên ở mức độ cao
nhất, vừa hồn nhiên vừa táo bạo, và kiên trì đến ghê gớm. Nhân vật này hiện
lên trước hết với vẻ đẹp cổ sơ trên nền một cánh đồng hoang, đối chọi lại
những sắc mầu rực rỡ của văn minh đô thị. Lão không như hình ảnh người
nông dân một thời, hồ hởi vào hợp tác xã và xây dựng hợp tác với phơi phới
niềm tin có phần ngây thơ. Lão là một nhân cách mãnh liệt, táo bạo, không hề
biết sợ hãi, dám thách thức cả với thần linh, đưa vợ con lên sống giữa rừng
xanh núi đỏ, thách thức bão giông, thiên tai, bão gió, thú dữ, quỷ thần, viết
tiếp trang sử hoành tráng của cha ông khi xưa khai sơn phá thạch, tạo lập cơ
đồ… Dũng mãnh nhưng không vũ phu, lão Khúng cư xử với người vợ thị
thành nhan sắc của mình rất đằm thắm và bao dung, vượt lên cả trên bi kịch
ghen tuông, lão yêu thương và tự hào về những đứa trẻ khác máu hơn cả con
mình. Lão Khúng chính là hình tượng nghệ ghi lại một kết thúc đau đớn
nhưng tốt lành, báo hiệu mở đầu cho thời kỳ người nông dân không còn là
công cụ của những cuồng vọng sai lầm, mà thực sự phải là chủ nhân của
chính mình trên đồng ruộng quê hương.

15
Sự chuyển biến trong hình tượng người nông dân tiêu biểu của Nguyễn
Minh Châu qua nhân vật lão Khúng ở đây, chính là việc lão Khúng xuất hiện
với tất cả sự đa dạng và phong phú trong nội tâm, ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài
mộc mạc, chất phác muôn đời của người nông dân Việt Nam. Ông cũng đã lột
tả được những khía cạnh bảo thủ, trì trệ trong bản tính người nông dân. Thế
nhưng, điều làm nên sự trân trọng của bạn độc đối với hình tượng lão Khúng
qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu chính là việc, ông đã dựng lên một hình
tượng người nông dân không đơn thuần, đơn giản là một người chân lấm tay

bùn, mà còn hiện lên như một nhà tư tưởng của thời đại, có tiếng nói riêng, có
thế giới riêng. Chính sự trân trọng và niềm tin vào những khả năng tiềm ẩn,
vào cái tốt trong bản chất con người đã giúp Nguyễn Minh Châu có được hình
tượng người nông dân kì vĩ tới mức đó. Lão hiện lên đúng kiểu nhân vật
lưỡng diện, phức tạp của Nguyễn Minh Châu khi quan niệm về con người của
ông thay đổi.
Đối với Mạc Ngôn, người đã tuyên bố ―tôi muốn viết ra những thứ
thuộc về tôi‖, thì khi xây dựng hình tượng người nông dân cũng chính là khi
tác giả xây dựng một phần mình trong đó. Tìm hiểu trong Đàn hương hình, sẽ
thấy người nông dân Đông Bắc Cao Mật quê hương ông hiện lên ấn tượng và
sắc nét đến nhường nào, vừa chân chất, tình cảm, nhưng cũng hết sức kiên
cường đấu tranh cho cuộc sống êm ái, yên ả cho làng quê của mình.
Bối cảnh lịch sử được tác giả sử dụng trong Đàn hương hình diễn ra tại
vùng Đông Bắc Cao Mật năm 1900, là thời kỳ chống lại quân xâm lược Đức của
nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm kể lại cuộc đấu tranh mang tính tự phát của
người dân vùng Cao Mật chống lại quân Đức, khi chúng tiến hành xây dựng
tuyến đường sắt Giao Tế chạy qua thôn Cao Mật. Nhân vật trung tâm Tôn Bính
được xây dựng dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có thật trong lịch sử. Theo
Mạc Ngôn, trong tiểu thuyết, Tôn Bính đã được ―nâng lên rất nhiều. Ông được
xây dựng thành một nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tư Thành‖.

16
Đàn hương hình đã đặt ra những vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc -
Cao Mật mà còn của cả lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa. Đó trước hết là
mâu thuẫn gay gắt giữa chính nghĩa - những người đứng lên chống lại quân xâm
lược và phi nghĩa - kẻ xâm lược. Cuộc đấu tranh của Tôn Bính, xét theo quan
điểm hiện đại là hành động ngu muội, không chịu tiếp nhận cái mới, nhưng nó
đã phản ánh được thái độ phản ứng của nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là người
nông dân Trung Quốc trước quân xâm lược. Thông qua đó, Mạc Ngôn đã chỉ ra
sự vận động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật nói riêng và nhân dân Trung

Quốc nói chung. Một vấn đề khác được Mạc Ngôn đề cập đến trong tác phẩm là
mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống. Vấn đề này không chỉ tồn tại khi đó,
mà cho đến nay, nó vẫn là vấn đề đáng được quan tâm. Trong tác phẩm, để thể
hiện vấn đề này, Mạc Ngôn đã đưa ra hai hệ thống âm thanh tồn tại song song
với nhau. Âm thanh của tuyến đường sắt Giao Tế là đại diện cho sự xuất hiện
của yếu tố hiện đại nhưng ngoại lai. Ngược lại, những làn điệu Miêu Xoang lại
vang lên tiêu biểu cho nền văn hóa dân gian truyền thống, lâu đời. Hai loại âm
thanh này đã trở thành nỗi ám ảnh trong từng trang viết của Mạc Ngôn.
Cũng theo Mạc Ngôn, việc xây dựng kết cấu truyện theo kiểu ―chương
mở đầu phải đẹp như đầu chim phượng hoàng, phần kết thúc phải mạnh mẽ,
có sức thuyết phục như đuôi con báo, phần giữa phải phình to ra và nhiều mỡ
như bụng của con lợn‖ (Đầu phụng - Bụng heo - Đuôi beo) không nằm ngoài
ý muốn tôn vinh giá trị nền văn hóa dân gian. Ở đây, nền văn hóa dân gian đó
chính là loại hình hý kịch Miêu Xoang - một loại hình nghệ thuật mang đậm
chất Đông Bắc Cao Mật.
Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã khắc họa rõ nét vấn
đề mâu thuẫn xã hội cơ bản - một bên là tầng lớp thống trị và một bên là tầng
lớp bị trị mà giữa hai tầng lớp này luôn tồn tại mối quan hệ đối nghịch, trái
ngược nhau về quyền lợi, về tư tưởng. Mâu thuẫn xã hội này được bộc lộ qua
một đối tượng trung gian là người Đức.

17
Rõ ràng, hình tượng người nông dân trong các sáng tác của Nguyễn
Minh Châu và Mạc Ngôn, như chúng tôi vừa trình bày, đã hiện lên ở một tầm
vóc khác. Họ không còn là người nông dân chỉ biết lao động ngoài ruộng
vườn, họ còn là những người dám đấu tranh cho cuộc sống của mình; không
chịu lệ thuộc mình vào những điều bị áp đặt, cưỡng bức. Dám đấu tranh, và
có những suy nghĩ cấp tiến, mới mẻ về vị trí, vai trò cũng như quyền lợi của
mình ngay chính nơi họ sống, hình tượng người nông dân trong các tác phẩm
của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đã vượt lên cái bóng của chính họ

trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ
Có thể coi đây là hình tượng rất thành công của cả hai nhà văn Nguyễn
Minh Châu và Mạc Ngôn trong các sáng tác của mình.
Với Mạc Ngôn, người phụ nữ thậm chí còn là hình tượng để lại dấu ấn
mạnh mẽ trong lòng bạn đọc, bởi trong suốt các tác phẩm của ông, hình tượng
nghệ thuật này được xây dựng và khắc họa với rất đặc sắc, được chăm chút và
tỉ mỉ tới những chi tiết nhỏ nhất, nhưng lại có tác dụng, ý nghĩa vô cùng mạnh
mẽ. Và, điều mà độc giả dễ dàng nhận thấy tiểu thuyết nào của Mạc Ngôn,
các nhân vật nữ đều có chung một khao khát mãnh liệt về tình yêu, đều rất
chủ động trong tình yêu, ai cũng sẵn sàng xăm xăm rẽ lối hồng lần tìm vườn
yêu cho riêng mình. Họ chủ động hơn, mạnh mẽ hơn, bạo dạn hơn. Trong
Đàn hương hình, khi cuộc đọ râu giữa cha đẻ (Tôn Bính) và cha nuôi trên
danh nghĩa (Tiền Đinh) diễn ra, Mi Nương là người mạnh dạn bước lên để
phân xét ai thắng, ai thua, nhưng bất ngờ ở chỗ, mục đích chính của nàng là
để tiếp cận quan lớn Tiền Đinh. ―Nàng cảm thấy môi nóng ran, sự thèm muốn
như con trùng nhỏ, cứ nhè trái tim mà cắn! Nàng muốn cúi xuống hôn khắp
người ông…‖ [47, tr.199]. Những xúc cảm ấy còn mãnh liệt hơn khi biết tin
quan lớn bị ốm nặng. Mi Nương đã liều mình vượt qua bao rào cản để vào
phủ gặp Tiền Đinh.

18
Ta cũng nhìn thấy sự chủ động ấy ở hầu hết các nhân vật nữ trong Báu
vật của đời. Lỗ Thị chủ động đi tìm những người đàn ông có thể cho cô một
đứa con trai. Khi Kim Đồng xấu hổ vì nhận thấy mình là một đứa con lai, Lỗ
Thị đã đánh đứa con mà bà rất mực thương yêu này, bởi trong suy nghĩ của
bà, người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc cho mình không có gì là đáng
chê trách, không lý do gì phải xấu hổ. Lai Đệ bất chấp sự ngăn cấm của mẹ để
lấy Sa Nguyệt Lượng; sau này, khi đã là vợ của thằng Câm, cô vẫn đi theo
Hàn Chim mà không sợ bất cứ điều gì. Chiêu Đệ tự nguyện lấy Tư Mã Khố

mặc dù cũng bị mẹ ngăn cấm…
Ngay trong Sống đọa thác đày, tác phẩm thường chú tâm tỏ rõ khí
phách nam giới, cũng có những Xuân Miêu chống trả lại mọi sự o ép, nhảy
qua cửa sổ tìm người tình, có những Hỗ Trợ, Hợp Tác, những Phượng Hoàng
chủ động, mạnh mẽ trong tình yêu.
Như thế, nhiều người phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã tỏ rõ tinh
thần độc lập, dứt khoát tự giải thoát khỏi những ràng buộc của chế độ phụ hệ,
cả trong chuyện phòng the, chăn gối. Trong Báu vật của đời, độc giả cũng
không thể quên cảnh Kim Một Vú ―hướng dẫn‖ một Kim Đồng đã ngoài bốn
mươi tuổi làm tình. Giới nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã gián tiếp lên tiếng
chống lại những thân phận tùng thuộc, chờ đợi. Họ vạch mặt những quyền lực
đàn áp của định chế chính trị, của xã hội, của đồng lõa phái nam. Bà Lã - bà
nội của những đứa trẻ nhà Thượng Quan, Lỗ Thị và các cô con gái, Kỷ Quỳnh
Chi (Báu vật của đời), Mi Nương (Đàn hương hình)… là những hiện thân tiêu
biểu cho điều này. Họ không chỉ đòi bình quyền mà còn tự chứng minh, tự
xác tín cái cá biệt ―nữ‖, khác biệt về tình dục, về kinh nghiệm. Họ cũng biết
làm chủ cơ thể, cảm xúc. Jung cho rằng xét từ tố chất tâm lý thì nữ giới thuộc
―loại hình tình cảm‖. Một số nhà giải phẫu học cũng đã khẳng định nữ giới
thường tư duy thiên về phía bán cầu não bên trái, tức là bộ phận nặng về tình
cảm, tưởng tượng, hồi tưởng. Nhiều nhà tâm lý học cũng cho rằng nữ giới rất

19
nhạy cảm, dễ xúc động. Thần kinh của nữ giới nói chung không ổn định như
nam giới, dễ vui buồn nhanh chóng trước những thay đổi, diễn biến dù là nhỏ
nhất của sự vật. Tục ngữ có câu: ―Mắt con trai, tai con gái‖ cũng nhằm chỉ
rõ đặc điểm của phụ nữ: thính, nhạy, tình cảm và thường nhận định qua
con đường âm thanh, phân tích qua trò chuyện, trao đổi, và tình yêu cũng
vậy. ―Họ rất nhạy cảm với những xúc phạm dù là nhỏ nhặt nhất, ngay đối
với sự lạnh nhạt, thiếu tôn trọng không đáng kể, họ cũng cảm thấy tức
thì‖ (Kant). Trong Đàn hương hình, nhân vật Mi Nương cũng nổi bật cái

nhìn đầy tính nữ. Từ cách nàng đánh giá Triệu Giáp cho đến việc nàng soi
ngắm Tiền Đinh tất cả đều mang màu sắc cảm tính rõ nét. Nàng nhìn
mọi thứ đều đầy màu sắc, mùi vị. Nàng cảm nhận được cả mùi hương tỏa
ra từ thân thể Tiền Đinh, mong ước được lưu giữ mùi hương ấy. Trong
một thoáng nào đó, sự nhạy cảm và những xúc động rất thật của người
phụ nữ đã lấp lánh trên trang viết Mạc Ngôn.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, với hình tượng người phụ nữ, Mạc Ngôn
trong tiểu thuyết của mình còn xây dựng nhiều phụ nữ có đời sống tình dục sa
đọa. Ý thức của họ bị bản năng lấn át, họ không làm chủ được hành vi của
mình. Trong Báu vật của đời, có tới mười bốn lần tác giả miêu tả chuyện làm
tình. Trong số đó, không ít lần nhân vật rơi vào lầm lỡ. Vì chồng bất lực mà
Lỗ Thị quan hệ với Vu Bàn Vả, thầy lang, anh chàng chăn vịt, cả hòa thượng
và mục sư… Đó là sự buông thả của một người phụ nữ chịu nhiều xiềng xích,
kiềm tỏa và uất hận. Nhưng đó cũng là khao khát có được ―một người thứ ba
(một đứa con trai) còn chưa được cấu sinh‖. Những người phụ nữ nhà
Thượng Quan đều có lối sống cuồng nhiệt nhưng buông thả, có khi tình dục là
một cách để ―trả thù‘‘. Kim Một Vú lại là kẻ ―lão luyện" trong chuyện chăn
gối. Mặc dù người phụ nữ này luôn chủ động nhưng sự chủ động ấy không
xuất phát từ tình cảm chân chính mà chỉ để thỏa mãn ham muốn xác thịt Đau
lòng nhất là quan hệ loạn luân trong Sống đọa thác đày. Chính lỗi lầm của

20
những người đi trước đã ―đổ lên đầu" tình yêu của thế hệ sau. Tác giả miêu tả
những ―cuộc tình" như thế chỉ để mỉa mai, phê phán lối sống lệch lạc của
những người phụ nữ bị dục vọng tầm thường chi phối. Ẩn đằng sau những
trang viết đó còn là sự chua xót về những con người tha hóa, làm nô lệ cho
dục tính tầm thường.
Mạc Ngôn là nhà văn đứng từ phía nam giới để nhìn nhận đời sống tình
yêu – tình dục của một bộ phận nữ giới đương thời ở dân tộc ông. Đó là một
thế giới hư cấu của tiểu thuyết nhưng ít ai phủ nhận rằng nó cũng có tính điển

hình. Tình yêu ngự trị ở khắp nơi, ở tất cả mọi người. Tiểu thuyết Mạc Ngôn
thật hiếm thấy những mối tình hoàn hảo. Tình yêu trong tác phẩm của ông là
những mảnh chắp vá hạnh phúc và đau khổ của người này - người kia. Có
người đã nói rằng ―đối với những người đang yêu say đắm, cả thế giới đều
như đang mỉm cười‖, nhưng nhân vật trong trang viết Mạc Ngôn dù có yêu
say đắm thì thế giới cũng thường quay lưng với họ. Đó là hiện thực nghiệt
ngã, vùi dập những ước mơ, khao khát mãnh liệt trong tình yêu.
Đó là với Mạc Ngôn. Còn với Nguyễn Minh Châu, trong cuộc đời cầm
bút của mình, như đã thấy, ông cũng đã dành rất nhiều trang viết về số phận
người phụ nữ. Những tác phẩm của ông là sự cảm thông sâu sắc đối với mỗi
số phận, đồng thời là một khúc ca về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ
Việt Nam. Mỗi nhân vật với số phận của họ là một khám phá mới của nhà
văn. Họ hiện lên rất riêng nhưng đều thể hiện cái nhìn ấm áp, đôn hậu của nhà
văn đối với người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường đi chiến
đấu và có không ít người đã hi sinh, để lại trong lòng người phụ nữ một vết
thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt. Có biết bao người phụ nữ Việt
Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của
những người mình thương yêu nhất. Mỗi con người một cảnh ngộ nhưng đều
là những mảnh đời éo le, bất hạnh. Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu

21
tốc hành đã yêu Hòa bằng một tình yêu say đắm, nồng nhiệt, tôn thờ anh như
một ―thánh nhân‖ nhưng rồi chị thất vọng vì anh cũng chỉ là một con người
bình thường như bao con người khác. Cái chết của Hòa đã làm Quỳ bị ám ảnh
suốt đời. Đôi bàn tay ―dấp dính mồ hôi‖ trước đây của Hòa làm chị ghê sợ thì
giờ đây lại đem đến cho chị sự tiếc thương vô hạn. Đó là đôi bàn tay của một
con người tài giỏi, vì vậy mà giờ đây Quỳ đau đớn thốt lên: ―Dù có phải xông
vào lửa đạn, dù có phải dùng hai bàn chân trần dậm lên vách tai bèo, dù có
phải lặn xuống tận đáy bể khơi hay băng qua sa mạc cháy bỏng, dù có phải đi

khắp cùng trời cuối đất, thì tôi cũng không từ nan, tôi cũng xông đi, nếu lấy
về được để trả lại cho anh ấy đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi‖. Nhưng tất cả
đã quá muộn, giờ đây trong Quỳ là sự ―ngẩn ngơ thương tiếc‖ đến nhói đau.
Khi chị cảm thấy yêu đôi bàn tay ấy thì cũng là lúc là nó vĩnh viễn không còn
nữa và ―trong tất cả sự mất mát thì mất một con người là không bù đắp được,
không sao lấy lại được‖. Quỳ đi tìm ―thánh nhân‖ trong Hòa nhưng không
gặp, khi chấp nhận anh ấy là ―người thường‖ thì anh ấy đã không còn. Nước
mắt chị không rơi, chị ―nằm im mà tâm hồn vật vã‖ vì nỗi đau ấy quá lớn. Với
Hậu, chị chỉ thấy anh là một ―người thường‖ thì chính anh lại mang phẩm
chất của một ―thánh nhân‖ trong tình yêu. Cái chết của Hậu làm se thắt lòng
người. Anh đã ngã xuống cho tình yêu, anh cho đi mà không mong nhận lại.
Hậu không thể sống lại cho dù Quỳ ―khóc đến khô kiệt giọt nước mắt cuối
cùng‖ của mình. Làm sao mà Quỳ có thế quên được khi tận mắt chứng kiến
cái chết của một người mình yêu và một người yêu mình. Người chết thì mãi
mãi nằm xuống nhưng để lại vết thương khó liền sẹo trong lòng người đang
sống. Cuộc đời Quỳ trớ trêu, éo le là vậy.
Đến Cỏ lau, Thai cũng hiện lên với cuộc đời đầy bi kịch. Chị phải xa
người chồng mới cưới khi chưa có đủ một tuần hạnh phúc bên nhau. Thai đã
vượt lên sự xa cách, nỗi nhớ thương để chăm sóc bố chồng, tham gia công tác
xã hội và hoạt động cách mạng. Nhưng đau xót hơn là chị nghĩ mình đã tự tay

22
chôn cất người chồng mà mình hết mực yêu thương. Nỗi đau ấy tưởng chừng
như đã ngủ yên trong kí ức, Thai đã quyết định đi bước nữa với Quảng và có
một gia đình đầm ấm. Trớ trêu thay, sau 24 năm xa cách người chồng mà chị
tưởng như đã chết ấy nay quay trở về. Cuộc gặp gỡ đã đánh thức tình yêu tuổi
trẻ của Thai và gieo vào lòng chị nỗi xót xa, ân hận. Chị mong muốn có thể
xoa dịu vết thương mà chiến tranh để lại cho Lực (người chồng cũ), muốn bù
đắp lại cho anh dẫu biết rằng điều đó gây khổ đau cho Quảng, cho con cái,
cho cả gia đình bé nhỏ của mình. Nhưng số phận đã an bài, chị không dễ gì

thay đổi hoàn cảnh éo le của mình
Huệ trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát lại là một số phận khác.
Người con gái ấy quyết tâm đoạn tuyệt với gốc gác thị thành, gắn bó với
mảnh đất do hai vợ chồng khai khẩn để làm ăn kiếm sống. Và giờ đây, ―chính
Huệ cũng đã trở thành một người đàn bà nông dân với cái tính ki cóp, chắt
bóp, tham công tiếc việc, tham của, thậm chí đôi khi còn lắm điều nữa‖. Vì
sao vậy? Vì Huệ đã trở thành cái "máy đẻ" để có người lao động sau này. Chị
phải chăm lo cho đàn con, cùng chồng lao động để bảo vệ sự tồn tại của gia
đình ấy. Bao nhiêu sức lực chị đã trút gần như cạn kiệt. Đôi bàn tay của người
con gái thành thị xưa kia, giờ đây lao động vất vả đã trở nên ―đen đúa và sứt
sẹo‖. Nhưng nếu trong lòng Huệ không còn khắc khoải về một người đàn ông
thành thị xưa kia thì cuộc đời chị có lẽ cũng đã hạnh phúc. Đằng này chị luôn
day dứt về quá khứ với một con người mà chị vừa thương hại, vừa căm giận
nhưng vẫn yêu. Chị hiểu được nỗi đau của cuộc sống khi tách biệt với xung
quanh nhưng chính chị chấp nhận lấy số phận cuộc đời mình làm phép thử cho
điều ấy. Chị sống bằng niềm tin, hy vọng trong tương lai một thành phố nữa sẽ
ra đời ngày trên chính mảnh đất này để đem đến sự đổi đời cho các con chị.
Có thể nói, Nguyễn Minh Châu đã viết về người phụ nữ trong nhiều tư
cách khác nhau nhưng nhà văn đầy hào hứng và ưu ái khi viết về người đàn
bà là mẹ, ―người đàn bà luôn cảm nhận không chỉ bằng ý thức mà bằng bản

23
năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc những người con,
nguồn gốc và nền tảng của cuộc sống‖. Thiên chức làm mẹ của người phụ nữ
đã làm bệ đỡ đưa họ ra khỏi cuộc sống éo le. Quỳ đã thú nhận ―…trong một
lúc, tôi hiểu được thế nào là người đàn bà, tôi hiểu chính tôi bấy lâu nay. Tôi
đã trông thấy, trong một phút, tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú
riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: đó là bản năng chăm lo, bảo
vệ lấy sự sống của con người – do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra.
Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính – sợi dây thần kinh đặc biệt

nhạy cảm của nữ giới chúng tôi‖. Bằng tình yêu của mình Quỳ đã nâng đỡ, an
ủi, đã đẩy lùi được cái chết đối với chiến sĩ bị thương ngoài mặt trận, gây
dựng lại niềm tin cho người đang sống trong cảnh lao tù. Điều đó không chỉ
đem lại ý nghĩa cuộc sống cho những người xung quanh mà còn cho chính
bản thân Quỳ.
Cùng với Quỳ, Huệ trong Phiên chợ Giát và người mẹ trong Mùa trái
cóc ở miền Nam cũng là những người luôn ý thức về trách nhiệm, thiên chức
của mình. Cũng chính thiên chức làm mẹ, tình thương con vô bờ mà người
mẹ trong Mùa trái cóc ở miền Nam lúc nào cũng sống trong sự dằn vặt, ân
hận: ―tôi vẫn thường thấy đau đớn trong lòng, lúc nào cũng đau tận trong
cuống ruột, nghĩ rằng mình là người mẹ sa đọa, đáng bỏ đi, hơn thế nữa, một
kẻ thù của con tôi, cái đứa con trai yêu quý nhất của mình. Có phải đấy là tội
lỗi hay là số phận hả ông?‖.
Có thể nói, phẩm chất cao quý đó có ở hầu hết các nhân vật của
Nguyễn Minh Châu dù họ đã từng hay chưa từng làm mẹ. Các nhân vật nữ
của ông với bề ngoài dịu dàng nhưng bên trong lại luôn mạnh mẽ, vượt lên
trên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh. Đó là đức hi sinh cao độ, lòng thủy chung
vẹn nguyên và ý thức về thiên chức rất đẹp của người phụ nữ. Phẩm chất đó
giúp họ trở nên cao cả hơn, làm nên nét riêng cho nhân vật người phụ nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

24
Cùng xây dựng hình tượng người phụ nữ, nhưng trong cách khắc họa
nhân vật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn có nhiều điểm khác nhau.
Điểm tương đồng ở đây chính là việc cả hai nhà văn đã nhìn nhận và xây
dựng cho hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của mình sống đời sống
nội tâm phong phú, sâu sắc, luôn luôn khát khao hướng tới hạnh phúc thực sự,
chứ không bó hẹp vào khuôn khổ người phụ nữ truyền thống. Họ không ngần
ngại thể hiện niềm hoan lạc và hạnh phúc khi được thỏa mãn dục vọng, cũng
như không ngừng mơ ước về một người yêu, một tình yêu lý tưởng. Điểm

khác biệt lớn nhất trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ giữa hai nhà
văn này, đó chính là sự giãn biên về mặt thời gian sáng tác của họ. Nếu như
Nguyễn Minh Châu sớm dừng lại cuộc viễn chinh trong việc khám phá và thể
hiện con người, đặc biệt là người phụ nữ bởi sự ra đi đột ngột của mình – khi
mà quá trình Đổi mới văn học nghệ thuật Việt Nam mới thực sự đi vào quỹ
đạo của nó, thì ở bên kia biên giới, lúc bấy giờ Mạc Ngôn mới bắt đầu bước
vào giai đoạn viết sung mãn nhất của bản thân mình. Mạc Ngôn hòa mình vào
không khí Cải cách chung của cả xã hội Trung Quốc, do đó, sự táo bạo trong
cách thức biểu hiện các hình tượng nghệ thuật, đặc biệt là hình tượng người
phụ nữ, là điều dễ hiểu, và hoàn toàn hợp lí.
1.2.3. Hình tượng người lính
Đều là những nhà văn trưởng thành trong môi trường quân đội, người
lính có thể coi là một trong số những hình tượng được Nguyễn Minh Châu và
Mạc Ngôn chủ tâm khắc họa.
Tìm hiểu những sáng tác của hai nhà văn, chúng ta có thể nhận thấy,
cùng với những bước tiến dài của lịch sử, ―người lính‖ trong sự khắc họa của
Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đều mang những nét bản chất của hình
tượng này: Đẹp, thậm chí đẹp như một nhân vật sử thi với sức mạnh và ý chí
quật cường, có khả năng lãnh đạo và hô hào nhân dân, quần chúng đi cùng
mình. Những người lính trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu,

25
hay nhân vật Tư lệnh trong Gia tộc cao lương đỏ của Mạc Ngôn là những ví
dụ điển hình cho người lính như thế.
Nhưng, điều quan trọng ở chỗ, cả Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn
đều không chỉ xây dựng hình tượng người lính trong thời chiến, mà còn
hướng ngòi bút của mình vào cuộc sống và tâm tư, tình cảm của họ thời hậu
chiến, khi mà chiến tranh đã qua đi, họ phải đối diện với những vấn đề mới
trong cuộc sống, thậm chí, suy ngẫm lại cả những điều đã trải qua, khi đứng
trên ranh giới mong manh là đối mặt với cái chết…, để nhìn nhận một cách

sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn, bao dung hơn về cuộc sống, và về chính cả cuộc
chiến tranh đó.
Trước hết, tìm hiểu trong sáng tác của Mạc Ngôn, có thể lấy truyện dài
Ma chiến hữu (hay Chiến hữu trùng phùng) như một ví dụ cụ thể nhất, sinh
động nhất cho những trăn trở mới của nhà văn về người lính, về chiến tranh…
Có thể khẳng định rằng, cuộc gặp gỡ của hai chiến hữu – một người
sống và một hồn ma chỉ là cái cớ để tác giả Mạc Ngôn thể hiện quan điểm của
những người lính đã từng đi qua chiến tranh lên án cuộc chiến tranh vô nghĩa,
phơi bày những khó khăn và thân phận con người sau cuộc chiến và những hệ
lụy của nó. Đó là gì? Đó là quân đội lạc hậu, kinh tế đói nghèo, bởi vào những
năm 70, 80 của thế kỷ XX, về mặt quân sự, khi các cường quốc trên thế giới
đã trang bị các phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại, vũ khí tối tân thì quân
đội Trung Quốc vẫn còn nằm trong một nước có nền quân sự lạc hậu. Hãy
xem nhà văn Mạc Ngôn giễu cợt nền quân sự của nước mình, khi miêu tả các
vị chỉ huy suốt ngày chỉ biết hô khẩu hiệu nghiêm, nghỉ; chiến thuật chủ yếu
là dạy cách ném lựu đạn, gài bộc phá, đào hầm; công việc chính hằng ngày
của người được coi là ―chỉ huy‖, ―cấp trên‖ chỉ là săm soi cách gấp chăn của
các tân binh. “Tiểu đội trưởng La Nhi Hổ chỉ là một gã ngốc nghếch, suốt
ngày chỉ biết cầm thước đo chăn gấp, miệng lúc nào cũng chỉ biết nói: rộng
quá một phân, hẹp quá một phân… khi vào chiến trường thì chân nhũn, tay

×