Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM POLITICS OF RENOVATION OF THE VIETNAMESE COMMUNIST PARTY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.22 KB, 7 trang )


1
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bộ môn Khoa học Chính trị

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
POLITICS OF RENOVATION OF THE VIETNAMESE COMMUNIST PARTY

1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Vũ Quang Hiển
Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên chính
Thời gian, địa điểm làm việc: trong giờ hành chính, Phòng họp Bộ môn Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, gác 2, nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Điện thoại: NR: 04-5573623: DĐ: 0913084903
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hoạt động đối ngoại của đảng và Nhà nước Việt Nam
- Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
- Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phương pháp dạy học lịch sử
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mã môn học: POL 8001
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Bắt buộc


- Yêu cầu đối với môn học:
- Địa chỉ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức:

2
+ Hiểu được điều kiện lịch sử và tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
+ Phân tích được quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng.
+ Phân tích được những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trên
tất cả các lĩnh vực
+ Đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện đường lối đổi mới, kể cả thành công và hạn
chế.
+ Hiểu được sự nghiệp đổi mới là một quá trình cách mạng lâu dài, toàn diện, sâu sắc và
triệt để.
- Mục tiêu kỹ năng:
+ Rèn luyện khả năng tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học.
+ Luận giải được những chủ trương đổi mới của Đảng.
+ Có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; trao đổi kiến thức cho nhau, kỹ năng trình
bày một vấn đề khoa học, tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh phương pháp nghiên cứu để
đạt kết quả tốt.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng đã phân tích thực
trạng đất nước, chỉ ra tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội và đề ra đường lối đổi
mới toàn diện, trước hết là đổi mới về về tư duy, nhất là tư duy kinh tế, lấy đổi mới kinh
tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị.
Cùng với đổi mới chính sách đối nội, Đảng từng bước đổi mới chính sách đối ngoại; đề ra
những chủ trương, biện pháp cụ thể đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, chuẩn bị
những tiền đề cần thiết và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

chuyển quan hệ đối ngoại từ song phương, đơn tuyến sang đa phương, đa tuyến; tích cực
và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với bước đi và lộ trình thich hợp.
Nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng
sáng tỏ hơn. Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.
Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ
và sáng tạo của Đảng nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã công bằng dân chủ, văn minh. Quá trình thực hiện đường lối đó
đã đạt dược những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, để lại
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học

3

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy và học


Tổng

30

Lên lớp: 10

Thực
hành
0

Tự
NC

20

thuyết
5
Bài
tập
0
Thảo
luận
5
Chƣơng 1. Tính tất yếu của sự nghiệp
đổi mới
1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam
trong những năm 1975-1985
1.1.1. Mô hình chủ nghĩa xã hội trước đổi
mới
1.1.2. Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã
hội và yêu cầu đổi mới
1.2. Những biến đổi của tình hình thế giới
1.2.1. Sự thay đổi của trật tự thế giới Ianta
và quan hệ quốc tế sau “chiến tranh lạnh”
1.2.2. Toàn cầu hóa kinh tế và nhu cầu
hội nhập
1
0
1
0
5
7
Chƣơng 2. Sự hình thành và bổ sung

đƣờng lối đổi mới của Đảng trong
những năm 1975-1995
2.1. Sự hình thành đường lối đổi mới
2.1.1. Một số chủ trương, chính sách mới
của Đảng nửa sau những năm 70 và nửa
đầu những năm 80
2.1.2. Đường lối đổi mới toàn diện đất
nước của Đại hội VI (12-1986)
2.2. Đại hội VII của Đảng (6-1991) và sự
bổ sung đường lối đổi mới
2.2.1. Về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội
1
0
1
0
5
7

4
2.2.2. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
2.2.3. Chủ trương, chính sách đối ngoại
2.3. Đại hội VII của Đảng (6-1991) và sự
bổ sung đường lối đổi mới
2.3.1. Về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội
2.3.2. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
2.3.3. Chủ trương, chính sách đối ngoại
2.4. Thành tựu cơ bản của 10 năm đổi
mới 1986-1995 và một số kinh nghiệm

2.4.1. Thành tự cơ bản
2.4.2. Một số kinh nghiệm
Chƣơng 3. Sự phát triển của đƣờng lối
đổi mới của Đảng trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
(1996-2007)
3.1. Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
3.1.1. Về chủ nghĩa xã hội
3.1.2. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội
3.2. Về thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
kinh tế tri thức
3.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri
thức
3.3. Về các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo
dục và công nghệ
3.3.1. Về xã hội
2
0
2
0
5
9


5
3.3.2. Về văn hóa
3.3.3. Về giáo dục và đào tạo
3.3.4. Về khoa học và công nghệ
3.4. Về quốc phòng - an ninh và đối ngoại
3.4.1. Tăng cường quốc phòng và an ninh
3.4.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
3.5. Về hệ thống chính trị
3.5.1. Phát huy dân chủ
3.5.2. Tăng cường đại đoàn kết dân tộc
3.5.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa
3.5.4. Đổi mới, chỉnh đồn Đảng
Chƣơng 4. 20 năm thực hiện đƣờng lối
đổi mới - thành tựu và bài học kinh
nghiệm
4.1. Những thành tựu
4.1.1. Về thực tiễn
4.1.2. Về lý luận
4.2. Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu
4.2.1. Kiên trì đổi mới toàn diện, có
nguyên tắc, sáng tạo
4.2.2. Đảng phải được xây dựng vững
mạnh về mọi mặt
4.2.3. Chăm lo xây dựng, rèn luyện đội
ngũ cán bộ, đảng viên
4.2.4. Gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn
trong và phát huy quyền làm chỉ của nhân
dân

4.2.5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả
của công tác kiểm tra, giám sát
4.2.6. Đổi mới và hoàn thiện phương thức
lãnh đạo của Đảng
1
0
1
0
5
7

6
6. Học liệu
6.1. Giáo trình môn học:
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo:
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc:
1/ Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc
gia, H., 2005.
2/ Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lnần thứ V Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 2002.
3/ Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị Quốc gia, H., 2006.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm:
4/ Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 2, 12, 16, 18, 21, 32, 37, Nxb
Chính trị Quốc gia, H., 1998-2004.
5/ Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, 9, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 2000.
6/ Nguyễn Trọng Phúc, Đổi mới ở Việt Nam - thực tiễn và nhận thức lý luận, Nxb Chính
trị Quốc gia, H., 2007.
8/ Vũ Quang Hiển, Quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa của Đảng, trong sách "Một số chuyên đề về lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam", tập

2, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 2007.
9/ Vũ Quang Hiển, Một số kinh nghiệm từ thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, Bài trong sách Đổi mới ở Việt Nam - tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, Nxb
Chính trị Quốc gia, H., 2004, tr. 271-290.
10/ Vũ Quang Hiển, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5-2005, tr. 11-13.
11/ Vũ Quang Hiển, Tư tưởng Hồ Chí Minh về hậu phương của chiến tranh nhân dân, Kỷ
yếu HTKH “Vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam”, TT ĐT và BD
Giảng viên LLCT, ĐHQGHN, 2005, tr. 287-300.
12/ Vũ Quang Hiển, Quá trình nhận thức của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, bài trong sách Quán triệt, vận dung quan điểm Đại hội X của Đảng vào giảng
dạy các môn lý luận chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 2007, tr. 321-336.62.
13/ Vũ Quang Hiển, Một số Quan điểm của đồng chí Lê Duẩn về cách mạng dân tộc dân
chủ và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bài trong sách Đồng chí Lê Duẩn,
Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin Lý luận, H., 2007, tr.
357-373.

7
14/ Vũ Quang Hiển, Tư duy của đồng chí Lê Duẩn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-2007, tr. 11-14.
* Các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc học viên có thể tìm thấy trong
thư viện Bộ môn Khoa học Chính trị, thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện Quốc
gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam. Các tài liệu tham khảo sẽ được chỉ dẫn
đọc từng phần hay toàn bộ phục vụ cho các chương khác nhau và nội dung thảo luận.
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
* Hình thức: Viết và bảo vệ tiểu luận chuyên đề trước hội đồng chuyên môn
* Tỷ trọng điểm: 100%

Phê duyệt của Trường



Chủ nhiệm khoa

Chủ nhiệm bộ môn

Người biên soạn



PGS.TS. Vũ Quang Hiển



×