Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.29 KB, 95 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ DUNG





XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH
CỦA NGUYỄN ĐINH THI












LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC










Hà Nội - 2012

4

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc của luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH
1.1. Kịch trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi 13
1.1.1. Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi 13
1.1.2 Kịch trong hệ thống sáng tác của Nguyễn Đình Thi 14
1.2. Một số vấn đề lí luận về xung đột kịch 17
1.2.1 Khái niệm 17
1.2.2 Những quan điểm khác nhau về xung đột kịch 20
1.2.3. Mối quan hệ giữa xung đột và chủ đề 25
1.2.4. Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách 26

CHƯƠNG 2: HÌNH THÁI XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH CỦA
NGUYỄN ĐÌNH THI
2.1. Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi 28
2.1.1 Xung đột giữa thật - giả 28
2.1.2 Xung đột nội tâm 39
2.1.3 Xung đột ta - địch 45
2.2. Cách thức triển khai, giải quyết xung đột kịch trong kịch của
Nguyễn Đình Thi 54
2.2.1. Giải quyết xung đột theo hướng gợi mở 54
2.2.2. Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu 57


5


CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT KỊCH
3.1. Kết cấu 60
3.1.1. Tình tiết thúc đẩy xung đột 63
3.1.2. Xung đột và cao trào 70
3.2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 73

3.3. Ngôn ngữ kịch 78
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch 80
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch 88
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94




















6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Ông là một người viết khảo

luận triết học, một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn, một kịch tác gia, một
nhà lí luận phê bình hội tụ trong một nhà văn hóa. So với nhiều người, sự
nghiệp sáng tác của ông không thật đồ sộ, có những thể loại ông chỉ ghé chân
qua song điều đáng trân trọng là ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm
được nhiều người biết đến và ở thể loại kịch cũng vậy.
Còn lại với thời gian, bộ kịch 10 vở của Nguyễn Đình Thi là một bộ
kịch quan trọng của nền sân khấu hiện đại. Đó là những vở kịch xuất sắc từng
gây chấn động dư luận một thời. Nó không những khằng định phong cách một
tác giả mà còn góp phần sự chuyển mình của tư duy văn hóa nghệ thuật Việt
Nam hiện đại.
Xung đột là yếu tố cơ bản của kịch, là cơ sở tư tưởng và nghệ thuật của
tác phẩm kịch. Do tính chất cô đọng và tập trung nên kịch thông qua xung đột
tổng hợp và trọn vẹn để phản ánh cuộc sống mà không miêu tả cuộc sống với
những chi tiết phong phú và đa dạng như tiểu thuyết. Cuộc sống nảy sinh vô
vàn những hình tượng, sự kiện và biến cố gắn liền với đời sống của mọi tầng
lớp trong xã hội. Thể hiện xung đột kịch có nghĩa là tác phẩm kịch nhằm vào
mặt bản chất và quan trọng nhất của cuộc sống hiện thực. Trong những vở
kịch của Nguyễn Đình Thi ta dễ dàng nhận ra điều này.
Cũng cần nói thêm rằng, kịch của Nguyễn Đình Thi đã phải trải qua
những thử thách nghiệt ngã trên con đường đến với độc giả. Có những trường
hợp chúng được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau đem đến những ý kiến
đánh giá trái chiều, thậm chí bị hiểu lầm, quy kết. Thế nhưng ngày nay, những
điều này đã không thể làm giảm sức hấp dẫn của kịch Nguyễn Đình Thi và
giá trị của hầu hết các vở kịch đã được khẳng định, đề cao. Trước tình hình
đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về kịch của Nguyễn Đình Thi cần phải có cái
nhìn sâu sắc và toàn diện để có thể đưa ra những đánh giá xác đáng, hệ thống.

7

Nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình Thi không phải là một đề tài mới mẻ nhưng

tìm hiểu về xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi thì mới chỉ ở việc
coi đó như một trong những thành tố cấu thành tác phẩm mà chưa đi sâu vào
bản chất thẩm mĩ - tư tưởng của nó đối với kịch. Chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu “Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi” nhằm nhận diện
đầy đủ và sâu sắc hơn những vở kịch của ông không chỉ ở phương diện cốt lõi
của kịch là xung đột mà còn ở những các phương thức biểu hiện của những
xung đột đó.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong số những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại,
cho đến nay Nguyễn Đình Thi đã là đề tài, đối tượng của hàng trăm bài viết
cũng như các công trình nghiên cứu. Nguyễn Đình Thi - Về tác gia, tác phẩm
của Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Đình Thi - Tác giả, tác phẩm của Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin, Nguyễn Đình Thi - Cuộc đời và sự nghiệp của
Nhà xuất bản Hội Nhà văn là những tác phẩm chính tập hợp được khá đầy đủ
và toàn diện các bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Thi
nói chung. Những nét đặc sắc và đóng góp của tác giả trên các lĩnh vực thơ,
văn xuôi, nhạc, lí luận phê bình… đã được khẳng định bởi nhiều nhà nghiên
cứu có tên tuổi. Trong đó, số lượng các bài viết nghiên cứu phê bình về kịch
Nguyễn Đình Thi chỉ dừng lại ở những con số khá khiêm tốn. Phần nhiều
trong số đó chỉ dừng lại ở những ấn tượng hay nhận xét mang tính khái quát
như nhà thơ Huy Cận nói: “Đây là một bộ kịch quan trọng của nhà văn
Nguyễn Đình Thi và của nền sân khấu hiện đại của chúng ta nữa, nên được
bình luận, phân tích kĩ để thấy được rõ tư duy kịch và bút pháp độc đáo của
tác giả” (29;371). Như cách nhà nghiên cứu Phan Ngọc nói: “Kịch phải có hai
văn bản, văn bản của bản thân sự việc trình diễn và văn bản của tấn trò đời cứ
lặp đi lặp lại, trong đó chính mình cũng đóng một vai… Các vở kịch của
Nguyễn Đình Thi thì cái văn bản phụ quá lớn (42;150-151).

8


Còn nhà nghiên cứu Trần Khánh Thành và Bùi Thị Hợi nói: “Kịch của
Nguyễn Đình Thi giàu chất triết lí, hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, nhiều ẩn
dụ, không dễ hiểu với khán giả bình dân. Thế giới nghệ thuật kịch của
Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, nơi mà dấu
vết văn hóa cổ kim, đông tây, dân gian, bác học được hội tụ và tỏa sáng. Dù
đa dạng về sắc thái tính chất nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu tha thiết của
một nghệ sĩ tài năng tâm huyết với đất nước, với dân tộc, với nhân dân, thể
hiện những trăn trở xót xa về số phận con người và những khát vọng sáng tạo
nghệ thuật (34;inter)
Trong cuốn giáo trình mới nhất về Lịch sử văn học Việt Nam, tập III,
phần Nguyễn Đình Thi, Chu Văn Sơn đã có cái nhìn khá sắc sảo về nhiều
phương diện kịch Nguyễn Đình Thi: “Về căn bản kịch Nguyễn Đình Thi
không phải là những tác phẩm sân khấu của một nhà biên kịch mà vẫn là tác
phẩm văn học theo phương thức kịch của một nhà văn… Phần lớn các vở kịch
của Nguyễn Đình Thi đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh hướng
tượng trưng và đậm chất triết lí… Kịch là một khám phá khác về chính mình
của nghệ sĩ đa tài này” (44;544).
Nghiên cứu thế giới kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho rằng: “Thế
giới kịch Nguyễn Đình Thi là một thế giới như hư, như thật, nó kì ảo như một
Giấc mơ nhưng lại sờ sờ ra đấy như một Hòn cuội và trong cái thế giới ấy,
Nguyễn Đình Thi đã làm hiển hiện lên trước mặt ta, trong sự tiếp nhận của ta,
những con người, những cảnh đời vừa quen vừa lạ, vừa thấy đấy như một
dòng sông, một bến nước, một người vợ đêm đêm chờ chồng… mà thoắt cái
đã trở thành cái bóng oan nghiệt, đã biến đi xa vời vợi như mặt trăng tròn ở tít
chân trời cao…” (29;359). Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức lại có nhận xét: “Có
thể nói tới một thế giới kịch Nguyễn Đình Thi. Ở đây cuộc đời có quá khứ,
hiện tại và tương lai, chủ yếu là những vấn đề chung của lịch sử ở một thời
điểm và cũng là muôn đời. Ở đây có những gương mặt hiền lành cụ thể của

9


người con gái, bà mẹ, người chiến binh như mới từ cuộc đời đi vào trang sách
và cũng sâu xa hơn họ lại đến với thế giới có màu sắc huyền thoại” (29;27).
Nghiên cứu về xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng
cho rằng: “Hình thái xung đột quán xuyến các vở kịch của Nguyễn Đình Thi
là sự diễn tả cuộc sống như ta thấy và như ta tưởng, như ta chứng kiến và như
ta ao ước, như ta trải nghiệm và như ta khát khao…” (29;396). Hà Minh Đức
phát hiện: “Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút kịch bằng
những đột phá vào thế giới bên trong nhân vật” (29;25-26).
Nhiều hơn cả là những bài viết nghiên cứu về từng tác phẩm đơn biệt
của Nguyễn Đình Thi:
Về bài viết Về vở “Giấc mơ” và tác giả, Marian Tkatchep nhận ra:
“Bầu trời các vở kịch Nguyễn Đình Thi rất phong phú về màu sắc và rất nhiều
chất thơ”, “Dù là kịch lịch sử hay những biểu tượng thần tiên, Nguyễn Đình
Thi đã biết kết hợp cái nhìn thực tế với khái niệm thần thoại, quan hệ về thời
gian như một loại hình cơ động và vĩnh viễn với ý thức lạ lùng về những mối
ràng buộc con người với nhau, trong một nhân loại không thể chia cắt được”
(29;382).
Trong bài viết Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận
sáng tác về đề tài lịch sử, Phan Trọng Thưởng bình luận: “Rừng trúc cho thấy
khả năng khai thác vào các sự kiện lịch sử tưởng như đã cũ để tìm ra trong đó
những bài học mới về đạo đức, về nhân sinh, khả năng lí giải những vấn đề
lớn đặt ra cho mọi thời đại” (29;372).
Trong Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua hươu của Carlo
Gorri, Phạm Vĩnh Cư nhận thấy: “cho đến nay thực ra vẫn chưa làm được cái
việc đọc lại bằng con mắt ngày nay, phân tích và đánh giá toàn diện vở kịch
đầu tay của ông. Trong khi ấy thì Con nai đen đáng được nghiên cứu chuyên
sâu như thế, do những phẩm chất thẩm mĩ khó phủ nhận của nó và do quan hệ
kế truyền sáng tạo của nó với một tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới.
Một sự nghiên cứu so sánh như thế sẽ làm hiện rõ nét hơn bản sắc cá nhân và


10
dân tộc của ngòi bút Nguyễn Đình Thi và đem lại một vài minh chứng cụ thể
cho một số luận điểm mang tính lí thuyết chung của mĩ học tiếp nhận hiện
đại”. Nhà nghiên cứu đã làm công việc chưa ai làm, để nhận ra: “Trong
trường hợp Con nai đen thì mọi người thưởng thức không có định kiến đều
phải thừa nhận rằng tác giả nhìn chung đã đạt được cái đích nghệ thuật hay là
hiệu quả thẩm mĩ ấy. Tác phẩm này gây ấn tượng về sự toàn vẹn và sự hoàn
chỉnh nội tại, mà Nguyễn Đình Thi không phải lúc nào cũng đạt được ngay
trong lĩnh vực mà theo chúng tôi ông có sở trường hơn cả - sáng tác kịch”.
Cũng qua so sánh, nhà nghiên cứu khẳng định đặc trưng nổi bật của ngòi bút
Nguyễn Đình Thi chính là: “chất trữ tình bao trùm và thẩm thấu tất cả, cảm
hứng sử thi - anh hùng gắn chặt với đề tài yêu nước và chiến đấu bảo vệ đất
nước, sự tôn vinh lãng mạn tình yêu nam nữ, sự khẳng định quan hệ mật thiết,
đồng chất giữa con người với thiên nhiên, cảm hứng về dân tộc như một giá
trị tối cao và bất tử mà chỉ ở đấy con người mới tìm thấy ý nghĩa cho cuộc
sống của mình v.v… (37;inter).
Rải rác đây đó, là sự quan tâm của những cây bút nghiên cứu phê bình
khác. Tô Hoài đặc biệt chú trọng khu vực sáng tác kịch bản sân khấu của
Nguyễn Đình Thi và thấy “ở mỗi vở kịch đều mang triết lí của một nhân vật
lịch sử, một truyền thuyết hay một huyền thoại” (28;79). Lê Thiếu Nhơn lại
thấy: “Những nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi đa diện và mở ra nhiều
hướng tiếp cận” (28;231). Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Các kịch bản của
Nguyễn Đình Thi được viết với một bút pháp tân kì, táo bạo, thật sự là nỗ lực
cách tân nhằm mở rộng dung lượng, sức chứa, cũng như tăng cường chất văn
học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lí của kịch” (28;237). Mai Quốc
Liên và Nghĩa An nhấn mạnh thêm: “Kịch Nguyễn Đình Thi lay động người
ta bởi những ý tưởng văn chương sâu sắc” (28;176) và “mang đậm những suy
tư triết học về con người” (28;110).
Cho đến nay, đã có một luận án tiến sĩ nghiên cứu “Nguyễn Đình Thi

với thơ và kịch” của Lê Thị Chính, Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án đi sâu

11
vào nghiên cứu thơ và kịch của Nguyễn Đình Thi từ một số phương tiện cơ
bản nhất, gần với đặc trưng thể loại, qua đó nhận diện tư tưởng và những trăn
trở tha thiết nhất của nhà văn qua một quá trình hoạt động nghệ thuật lâu dài.
Với đối tượng là các tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi, Lê Thị Chính đã
tiến hành tìm hiều và phân loại: 1- Các kiểu xung đột cơ bản, bao gồm: Xung
đột thật - giả, Xung đột giữa việc nước và số phận con người, Xung đột giữa
quyền lực và quyền sống tự do của con người; 2- Những hình tượng nhân vật
nổi bật, bao gồm: Hình tượng các nhân vật (nhân vật người cầm quyền, nhân
vật người trí thức và nhân vật nghệ sĩ), Những biểu tượng và kiểu nhân vật
không nói; 3- Những đặc điểm về ngôn ngữ kịch. Năm 2009, luận văn thạc sĩ
“Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi” của Bùi Thị Thanh Nhàn đã mang đến
một cái nhìn đầy đủ hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh
vực sân khấu và nhận diện khái quát phong cách kịch Nguyễn Đình Thi: “kịch
Nguyễn Đình Thi có chất trữ tình, lãng mạn của thơ, có âm điệu trầm hùng
của nhạc, có phong cách sử thi của tiểu thuyết và phảng phất triết luận”
(29,94). Về cơ bản, những luận án, luận văn trên đã mang đến một cái nhìn
khá toàn diện về kịch Nguyễn Đình Thi, tuy vậy lại chưa đi sâu nghiên cứu kĩ
về những mảng riêng về đặc trưng của kịch.
Chỉ với mười vở kịch dài, ngắn, Nguyễn Đình Thi đã ghi tên mình vào
lịch sử văn học nghệ thuật nói chung và loại hình kịch nói riêng như một cây
bút kịch tài năng và có phong cách. Luận văn này tập trung đi sâu xung đột
kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi bởi đây là yếu tố cơ bản và quan trọng
nhất trong tác phẩm kịch. Qua đó giúp ta lí giải được các vấn đề thuộc về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn đi sâu tìm hiểu mười vở kịch của Nguyễn Đình
Thi với mong muốn làm sáng tỏ đặc điểm xung đột kịch Nguyễn Đình Thi.

- Phạm vi:

12
+ Tuyển tập Nguyễn Đình Thi - Tập 1 (Kịch), Nhà xuất bản Văn học,
1997.
- Bên cạnh đó luận văn cũng có sự đối chiếu, so sánh xung đột trong
kịch Nguyễn Đình Thi với một số vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng, Lưu
Quang Vũ để tìm những nét đặc thù và sự giao thoa trong các tác phẩm kịch
Việt Nam ở phương diện xung đột kịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích theo đặc trưng thể loại.
- Phương pháp tổng hợp liên ngành như văn học sử, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh…
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận về
xung đột kịch
Chương 2: Hình thái xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện xung đột kịch.















13

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH
1.1. Kịch trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi
1.1.1. Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Nói như Nguyễn Trọng Tạo: “Ở đời
người đa tài như Nguyễn Đình Thi đâu có nhiều, mà đa tài kiểu Nguyễn Đình
Thi chỉ có một” (28;328). Đặng Vương Hưng gọi ông là “lục sĩ” bởi là nhà
văn, ông cũng là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch, nhà lí luận phê bình, nhà văn
hóa. Phẩm chất nghệ sĩ tài hoa ở Nguyễn Đình Thi bộc lộ sớm, mới 17-18
tuổi, ông đã viết hàng loạt sách giới thiệu về triết học; bài tiểu luận đầu tiên
viết lúc 20 tuổi lập tức gây tiếng vang; hai ca khúc Diệt phát xít và Người Hà
Nội ra đời trong hoàn cảnh ngẫu nhiên lại trở thành những nhạc phẩm vào
loại lớn nhất của âm nhạc cách mạng. Nguyễn Đình Thi công bố 4 bài thơ thì
ông đã trở thành đề tài tranh luận về thơ tự do, thơ không vần trong Hội nghị
tranh luận văn nghệ Việt Bắc (1949); tiểu thuyết đầu tiên (Xung kích) đã đạt
giải nhì; vở kịch đầu tiên (Con nai đen) gây nhiều xôn xao, sóng gió… Đúng
là sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi ở mỗi thể loại không thật đồ sộ,
thậm chí có thể loại ông chỉ đi qua nhưng ở lĩnh vực nào Nguyễn Đình Thi
cũng có những tác phẩm được nhiều người biết đến. Các tiểu luận như Sức
sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích, Nhận đường, Mấy ý
nghĩ về thơ, Nam Cao, Nguyễn Tuân… Âm nhạc với Diệt phát xít và Người
Hà Nội; Thơ có Không nói, Đường núi, Sáng mát trong như sáng năm xưa,
Đất nước, Chim én, Lá đỏ,…; Truyện có Xung kích, Vỡ bờ,…; Kịch gồm
Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Trương Chi… Nhà

văn Tô Hoài nhận xét: “Thống kê tác phẩm của Nguyễn Đình Thi có thể thấy
như là tự nhiên công việc đi và viết”. Phạm Tiến Duật thì cho rằng hai bài hát
nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi “chỉ ngẫu nhiên ra đời trong hoàn cảnh…

14
nhưng còn là sự tất nhiên phải bật ra từ tài năng của một tâm hồn làm chủ
giang sơn, làm chủ một công cuộc lớn (28;130).
Không chuyên sâu ở riêng một thể loại nào nhưng nếu bảo rằng vì
Nguyễn Đình Thi “ham” nhiều thứ quá nên sự nghiệp văn học nghệ thuật
không “ra tấm, ra món” thì hình như không phải. Chính nhờ dấn thân vào sự
nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc và kháng chiến, Nguyễn Đình Thi và
nền âm nhạc cách mạng của ta mới có Diệt phát xít, Người Hà Nội, cũng như
thơ hiện đại Việt Nam mới có Đất nước, Lá đỏ…Dù rằng công việc của một
người quản lí cũng với những hoạt động chính trị khác gắn với những chặng
đường vô cùng khó khăn của đời sống đất nước đã chiếm hầu hết thời gian
của ông, khiến nhiều dự định sáng tác vẫn còn dang dở… Nhưng ta vẫn phải
ngạc nhiên trước một khối lượng sáng tác không nhỏ thuộc đủ thể loại mà ông
để lại.
Sự từng trải và lịch lãm trong đường đời cùng với một vốn tri thức cao
rộng và tài năng bẩm sinh… đã tạo nên ở Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh, một
cốt cách văn hóa. Thành công của các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi thuộc
các loại hình nghệ thuật khác nhau lá sự hội tụ của những tinh túy chắt lọc,
nhất là những khi Nguyễn Đình Thi thể hiện được chân thực, tự nhiên những
cảm, những nghĩ của mình.
1.1.2 Kịch trong hệ thống sáng tác của Nguyễn Đình Thi
“Kịch không những là một nghệ thuật tổng hợp mà đúng hơn, một giao
hưởng nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu). Trong kịch có sự đan xen, hòa trộn của
nhiều của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nó là một cung đàn nhiều âm sắc. Kịch
chỉ thực sự phát huy vai trò và bộc lộ rõ đặc trưng của mình khi được trình
diễn trên sân khấu. Tuy nhiên không phải kịch bản nào cũng được đạo diễn,

diễn viên, nhạc sĩ, nhạc công… chuyển thể. Từ kịch bản đến trình diễn là một
quá trình không đơn giản, đạo diễn, diễn viên phải có những cách tân để vở
kịch phù hợp với công chúng.

15
Nguyễn Đình Thi viết kịch không nhiều. Mặc dù ông từng tâm sự “kịch
là niềm say mê nhất của tôi trong suốt ba mươi năm qua” nhưng những gì ông
để lại cũng chỉ gói gọn trong con số tròn trịa - mười vở kịch. Nhìn vào số
lượng đó hẳn không phải là một gia tài lớn, nhưng nhìn vào dung lượng vấn
đề được phản ánh thì đó lại là một sự đóng góp không nhỏ. Mười vở kịch
nhưng bề bộn biết bao suy tư, trăn trở, bao nỗi băn khoăn vì lẽ tồn vong của
quốc gia, bao niềm day dứt về số phận, vận mệnh của con người, bao triết lý
nhân sinh sâu sắc ẩn đằng sau dáng dấp của những câu chuyện đời thường.
Kịch của Nguyễn Đình Thi là mảng sáng tác còn khá xa lạ với phần đông độc
giả mặc dù ông viết kịch cách nay đã mấy chục năm, một số vở kịch từng
chịu số phận long đong, oan ức. Vở Con nai đen lên sân khấu chỉ được vài
buổi rồi bị cấm. Hoa và Ngần viết năm 1974, đoàn kịch Hà Nội dựng (đạo
diễn Dương Ngọc Đức), chỉ xuất hiện duy nhất trong đêm tổng duyệt rồi cũng
bị cấm. Sau Hoa và Ngần, ông viết Giấc mơ nhưng đến 6 năm sau mới được
xuất bản. Và đặc biệt là sự kiện về vở kịch lịch sử Nguyễn Trãi ở Đông Quan
năm 1980. Nhà văn Hoàng Hữu Các kể lại: “Buổi công diễn đầu tiên, Nhà hát
Lớn đông nghịt người xem. Màn mở. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dẫn kíp
diễn ra sân khấu chào khán giả, và ông quay lại nói với các nghệ sĩ: “Không
có nguyên mẫu nào ngoài đời để chúng ta bắt chước cả. Anh chị em nghệ sĩ
hãy đốt tim mình lên để chắp cánh cho tác phẩm”. Từ phút đó, cả nhà hát im
phăng phắc… Rồi tiếng vỗ tay ào lên như sấm… mọi người ùa lên sân khấu
tặng hoa, bắt tay, ôm hôn tác giả… Nhưng sau 8 buổi diễn, vở kịch có lệnh
cấm. Số phận của vở Rừng trúc còn long đong hơn. Rừng trúc được viết
trước Nguyễn Trãi ở Đông Quan, ngay tháng giáp tết 1978. Nguyễn Đình
Thi đã ôm bản thảo đến đoàn kịch Trung ương đọc cho nghệ sĩ Đào Mộng

Long, Phạm Thị Thành, Tuệ Minh, cả ba đều xuýt xoa tấm tắc. Đoàn kịch
định dàn dựng, nhưng không thành. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi rất mê
Rừng trúc từ ngày ấy và đem giới thiệu cho một số đoàn kịch (Đoàn kịch
Trung ương, Nhà hát cải lương trung ương…), nhưng tất cả chỉ nằm trong dự

16
định. Rừng trúc lặng lẽ tồn tại ở dạng bản thảo đánh máy và truyền từ tay
người này sang người khác… Gần 10 năm sau, bước vào công cuộc đổi mới,
Rừng trúc mới được công bố toàn văn trên tạp chí Tác phẩm mới. Sau đó,
đạo diễn Nguyễn Đình Nghi và đoàn kịch Hà Nội đưa vào kế hoạch dàn dựng,
nhưng rồi phải gác lại bởi những lí do bất khả kháng.
Chỉ cần điểm lại một số sự kiện tiêu biểu trong chặng đường sáng tác
kịch của Nguyễn Đình Thi cũng đủ thấy số phận những vở kịch Nguyễn Đình
Thi thăng trầm, khó nhọc đến thế nào. Nhưng là người mẫn tuệ và kiên nhẫn,
Nguyễn Đình Thi bình tĩnh chấp nhận những rủi ro văn chương như chấp
nhận một định mệnh. Ông nói: “Người làm công việc suy nghĩ và sáng tạo
thường hay gặp trở ngại, khó khăn. Biết vượt qua sự phê bình không đúng ,
đó là một bản lĩnh, và biết nghe sự phê bình đúng cũng là một bản lĩnh”
(27;338). Là kẻ sĩ của thời đại mới, ông hiểu “Cuộc sống cách mạng nhiều
sóng gió và căng thẳng như luôn thử thách cái sức nội tâm có thực của mình,
cũng có thể nói nó không ngừng thử thách cả tư cách cầm bút của mình nữa”.
Đi qua thời gian, Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng
trúc… đang được đánh giá lại như là những tác phẩm lớn, mang tầm tư tưởng
sâu sắc và đã trở thành những sự kiện trong đời sống văn học của nước ta mấy
chục năm qua.
Thời gian cầm bút, Nguyễn Đình Thi hơn một lần tha thiết “Suy nghĩ
và nguyện vọng của tôi là được viết những điều mình thấy là nên viết”. “Tôi
muốn tìm một câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con người và phải tìm
trong cội nguồn cách sống và cách nghĩ của dân tộc”. Nhìn lại 10 tác phẩm
kịch của Nguyễn Đình Thi: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1974), Giấc

mơ (1977), Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người
đàn bà hóa đá (1980), Cái bóng trên tường (1981-1982), Tiếng sóng (1985),
Hòn cuội (1983 - 1986) ta đều thấy sáng lên một cảm quan về thời đại, về
lịch sử, dân tộc, con người với chiều sâu triết luận giàu tính nhân văn.


17
1.2. Một số vấn đề lí luận về xung đột kịch
1.2.1 Khái niệm
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “Kịch”: Cơ sở của kịch là những
mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở trong cuộc sống
con người nói chung. Nét chủ đạo của kịch là kịch tính - một đặc tính tinh
thần của con người do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng liêng,
cốt thiết không được thực hiện hoặc bị đe dọa.
Xung đột (conflict) là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một
nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của
tác phẩm nghệ thuật.
Xung đột có thể có nhiều phạm vi và cấp độ. Các xung đột thường xuất
hiện dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối
giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm: giữa tính cách với
hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa những phương diện khác nhau
của một tính cách (xung đột trong nội tâm)… Nhưng tập trung nhất là xung
đột giữa những tính cách mang những quan niệm và đại diện cho những lực
lượng khác nhau trong đời sống.
Xung đột là đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch bản văn học. Như
Hegel đã nói: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của kịch”. Xung
đột kịch là quá trình và kết quả tác động tương hỗ giữa các lực lượng đối
kháng, là hình thức thể hiện cao nhất, sắc nhọn nhất và tập trung nhất của kịch
tính, là đặc trưng thẩm mĩ cơ bản nhất của văn học kịch. Nhà phê bình người
Pháp Feidinan Buluntuier, năm 1984 đã đã đề xuất khái niệm xung đột kịch,

thậm chí đã khẳng định dứt khoát lấy “xung đột ý chí” làm trung tâm của
kịch. Nhà nghiên cứu văn học kịch người Mĩ Buluojite đã nói: “Một kịch bản
phải kích thích và duy trì được hứng thú của độc giả, tạo thành không khí hoài
nghi không dứt, muốn làm được điều này phải dựa vào xung đột. Trên thực tế,
cách hiểu thông thường về kịch là: bao hàm xung đột nội tại - xung đột giữa
nhân vật với nhân vật, xung đột trong nội tâm nhân vật, xung đột giữa nhân

18
vật và hoàn cảnh, xung đột giữa các ý niệm khác nhau” (16). Lão Xá, một
trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ XX, chỉ ra rằng viết
kịch, đầu tiên cần phải tìm được mâu thuẫn và xung đột, mâu thuẫn càng sắc
bén thì càng có kịch. Kịch không phải là kể chuyện nhạt nhẽo cứng nhắc mà
là dựa vào sự phát sinh mâu thuẫn, sự va chạm nảy lửa động tâm con người,
cuối cùng giải quyết mâu thuẫn. Có thể nói, xung đột là linh hồn của kịch, có
nghĩa là “không có xung đột thì không có kịch”, đây là cách thuyết minh ngắn
gọn mà sâu sắc về đặc trưng thẩm mĩ của văn học kịch.
Xung đột trong kịch bắt nguồn từ xung đột mẫu thuẫn trong đời sống,
nhưng không phải mọi xung đột mâu thuẫn trong đời sống đều có thể tạo
thành xung đột kịch. Chỉ có những xung đột, mâu thuẫn sắc nhọn, kịch liệt,
đầy kịch tính mới có thể biểu hiện trên sân khấu, mới có thể khiến cho khán
giả cảm nhận được, nhìn thấy được mâu thuẫn, xung đột, cộng thêm sáng tạo
nghệ thuật của nhà văn mới có thể trở thành xung đột kịch. Đồng thời cũng
chỉ thông qua xung đột sắc nhọn, kịch liệt mới có thể tạo ra sự hồi hộp căng
thẳng, tạo ra hiệu quả mãnh liệt thu hút sự chú ý của khán giả. Nguồn gốc của
xung đột nằm ở hoạt động nội tâm và hành động của nhân vật. Nhà sáng tác
kịch người Đức và nhà lí luận kịch Gusitafu. Feicaitake nói: “Cái gọi là kịch
tính chính là những xung đột ngưng kết thành hoạt động nội tâm của hành
động và ý chí, những thứ do hoạt động nội tâm kích thích hành động; cũng
chính là quá trình nội tâm được biểu hiện thông qua hành động, dục vọng từ
manh nha đến mãnh liệt, do hành động của người khác và bản thân tác động

đến đời sống tâm lí; cũng chính là năng lực ý chí từ chiều sâu tâm linh trào ra
bên ngoài và ảnh hưởng quyết định tới việc từ thế giới bên ngoài chuyển vào
bên trong tâm linh; đồng thời cũng là sự hình thành một hành vi và kết quả
của nó đối với tâm linh” (16). Hoạt động nội tâm và hành động trong kịch
chiếm một vị trí rất quan trọng.
Bàn về đặc trưng của kịch, Lep Tônxtôi đưa ra quan niệm: Kịch là
xung đột. Kịch phải đặt ra những vấn đề lớn trước dư luận xã hội. Tác phẩm

19
kịch bộc lộ rõ nhất bản chất của bất kỳ nghệ thuật nào. Kịch trình bày những
tính cách và những tình huống đa dạng nhất của con người, nêu ra trước mắt
họ, đặt tất cả bọn họ vào tình thế buộc phải giải quyết vấn đề sống còn mà con
người chưa giải quyết và buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem phải
giải quyết vấn đề như thế nào? Sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có
khuynh hướng chống đối và thù địch nhau sẽ tạo ra những kịch tính mà nền
tảng là những xung đột. Nhà viết kịch thường lấy xung đột trong đời sống làm
cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, đây là con đường ngắn nhất mà nhà viết
kịch tìm đến hiện thực. Xung đột kịch có liên hệ với tình cảnh kịch. Khái
niệm tình cảnh kịch do Huodeluo đề xuất vào thế kỉ XVIII, ông chỉ ra trước
kia, trong hài kịch, đối tượng chủ yếu vẫn là tính cách nhân vật, tình cảnh chỉ
là thứ yếu; ngày nay, tình cảnh lại trở thành đối tượng chủ yếu, tính cách nhân
vật chỉ còn là thứ yếu, vì vậy, cái cơ bản của tác phẩm lại là tình cảnh kịch.
Hegel nói: “Tình cảnh là tình huống thế giới phổ biến chưa vận động và là
giai đoạn trung gian của hai đầu mối hành động cụ thể và hành động tương
ứng”, “một phương diện của tình cảnh là tổng thể tình huống thế giới nhờ trải
qua quá trình đặc thù hóa mà có được tính cố định; mặt khác, tính cố định đặc
thù này lại chính là động lực khiến cho nội dung có được sự biểu hiện một
cách ổn định… Phương diện quan trọng nhất của nghệ thuật chính là tìm được
tình cảnh hấp dẫn, là tìm được tình cảnh thể hiện sâu sắc thế giới tâm linh, thể
hiện hàm nghĩa chân chính và tôn chỉ quan trọng”; “tình cảnh của xung đột

gay gắt đặc biệt phù hợp với đối tượng dùng để sáng tạo kịch, nghệ thuật kịch
vốn là có thể biểu hiện ra sự phát triển sâu sắc nhất, viên mãn nhất” (16). Tình
cảnh kịch là cơ sở để xung đột kịch xuất hiện, bộc phát và phát triển, là điều
kiện khách quan để nhân vật kịch thực hiện những hành động riêng, để những
tính cách hoàn thành tự mình biểu hiện ra, là cơ sở của tình tiết kịch. Tình
cảnh kịch bao gồm hoàn cảnh cụ thể của hoạt động nhân vật, sự kiện đột phát
và quan hệ nhân vật riêng biệt. Bất luận là xung đột kịch hay là tình cảnh kịch
đều nhằm tăng cường kịch tính của văn học kịch. Kịch tính thông thường là

20
chỉ quan hệ giữa các nhân vật làm ta cảm động, cảm thấy có ý nghĩa. Kịch
tính thể hiện rõ nét tính cách nhân vật hoặc cảnh ngộ có vấn đề. Kịch tính có
thể nói chính là quan hệ nhân vật chân thật, tính cách nhân vật chân thật và
mâu thuẫn xung đột chân thật. Bêlinxki cho rằng kịch tính không chỉ vẻn vẹn
thể hiện ở đối thoại mà còn thể hiện ở ảnh hưởng sinh động của một phương
diện đối thoại đến phương diện khác. Ví dụ như, có hai người đang tranh cãi
về một vấn đề nào đó, ở đây không những không có kịch tính mà còn không
có nhân tố kịch; nhưng nếu như hai bên tranh cãi đều muốn giành được ưu thế
áp đảo đối phương, cố sức làm tổn thương một phương diện nào đó trong tính
cách đối phương hoặc làm xúc động tơ lòng mềm yếu của anh ta, nếu như từ
đó bộc lộ ra tính cách của anh ta, xuất hiện quan hệ mới giữa hai bên thì đó
chính là một loại kịch rồi.
Như vậy có thể thấy rất rõ, xung đột là mấu chốt, là chìa khóa để kịch
phản ánh cuộc sống một cách cô đọng, súc tích và điển hình nhất.
1.2.2 Những quan điểm khác nhau về xung đột kịch
1.2.2.1 Thuyết “vô xung đột”
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX trong giới văn nghệ của Liên Xô
xuất hiện một thứ lí luận gọi là “vô xung đột”. Lí luận này cho rằng trong xã
hội chủ nghĩa, giai cấp bị thủ tiêu, không còn mâu thuẫn, xung đột gì nữa.
Quan niệm đó dẫn tới tác phẩm nghệ thuật tô hồng và quan niệm một chiều về

cuộc sống mới, tránh không đề cập và phê phán hiện tượng xấu xa, lỗi thời,
những tàn tích của thời đại cũ. Nhà viết kịch Nhicolai Virota cả quyết rằng:
Cuộc sống Xô viết không cho phép phát triển mối xung đột giữa những tàn
tích của chủ nghĩa tư bản trong ý thức con người với ý thức hệ cộng sản trong
va chạm kịch phức tạp và kéo dài (22).
Kịch “vô xung đột” không thể biểu hiện chiều sâu của cuộc sống, cản
trở sự phát triển của các ngành sáng tác kịch. Thuyết này dẫn đến các tác giả
tránh đề cập đến những mâu thuẫn sâu sắc và vì thế nội dung phản ánh hời

21
hợt, đơn giản, không đặt ra được vấn đề có sức lay chuyển tâm lí người đọc,
người xem.
1.2.2.2 Quan niệm coi xung đột chỉ là vấn đề kĩ xảo:
Về hình thức biểu hiện, loại kịch “về những chuyện hiểu lầm” (những
câu chuyện ngẫu nhiên) cũng phải dựa vào một xung đột nào đó có thể thúc
đẩy hành động. Nhưng đó chỉ là xung đột giả tạo, xung đột một cách hình
thức chủ nghĩa mà thôi. Nói một cách khác, ở đây xung đột chỉ biểu hiện như
một kĩ xảo tổ chức và dàn dựng tình tiết kịch. Loại kịch này ở nước ngoài đã
từng có cơ sở lí luận của nó. Nhà viết kịch Xô Viết Nhicolai Virota cho rằng:
Ngày nay những vở kịch xây dựng kết cấu trên cơ sở hiểu lầm là phù hợp với
quy luật.
Quan niệm này hoàn toàn gạt bỏ cơ sở hiện thực của xung đột. Dưới sự
chỉ đạo của quan niệm này, có khi sân khấu trở thành nơi diễn ra trò chơi kĩ
xảo, dựa vào những câu chuyện hiểu lầm, dễ gây sự tò mò, hồi hộp và bất ngờ
ở người xem. Đạo diễn Đình Quang trong một bài báo trên tạp chí Văn nghệ
(1967) từng bác bỏ quan niệm này:…lối viết kịch nhân danh người đoàn kết,
vì lạc quan để lẩn tránh mâu thuẫn thực sự, gọt tròn mọi góc cạnh hoặc thay
thế bằng hiểu lầm nhất thời, sẽ không bộc lộ được những gì sâu kín của con
người, của đời sống.
Tuy nhiên do đặc thù của thể loại cho phép những tác phẩm hài kịch sử

dụng thủ pháp hiểu lầm, tuy vậy cơ sở của hành động trong hài kịch vẫn là
những mâu thuẫn bắt nguồn từ cuộc sống. Ở trong tác phẩm hài kịch hiện
thực chân chính, những chuyện tình cờ hiểu lầm không bao giờ là sự cứu cánh
của sự biểu hiện, nó chỉ là thủ pháp nhằm để bổ sung, tô đậm và làm nổi bật
nên những mâu thuẫn trong đời sống, từ đó khắc họa sâu sắc xã hội và thời
đại. Cũng như cái bi kịch và cái hùng tráng, cái hài cũng là một thực tế trong
chính bản thân đời sống. Gorki nói: “… cuộc sống chứa đầy tính kịch, chứa
đầy những mâu thuẫn to lớn và đáng cười” (22).

22
Như vây, ta thấy rằng ngay cả trong hài kịch, xung đột cũng không phải
là trò chơi kĩ xảo, chỉ tạo nên sự căng thẳng bề ngoài và giả tạo.
1.2.2.3 Quan niệm phủ định tính đặc thù nghệ thuật của xung đột kịch:
Từ thái cực coi xung đột chỉ là vấn đề kĩ xảo có người nhảy sang thái
cực khác: không thừa nhận tính đặc thù nghệ thuật của xung đột kịch. Trên
tạp chí Văn nghệ, Trần Vượng trong một bài báo bàn về mâu thuẫn kịch cho
rằng: quan niệm phổ biến coi “bản chất của kịch là mâu thuẫn và cái thường
gọi là kịch tính không có gì khác hơn là sự súc tích của mâu thuẫn’, “như thế
một mặt nó lấy tính chung của vạn vật làm tính riêng của kịch, một mặt nó
hạn chế ngòi bút viết kịch trong giới hạn nhất định của đời sống con người”.
Quan niệm này rõ ràng phủ nhận “tính thiêng” của xung đột kịch, coi xung
đột trong kịch chỉ là “tính chung của vạn vật”, nghĩa là đồng nhất xung đột
trong đời sống với xung đột kịch. Mâu thuẫn xung đột quả là “tính chung của
vạn vật” nhưng khi nó đã được phản ánh qua hình tượng nghệ thuật, nó không
thể không mang tính đặc thù độc đáo và sinh động. Tính đặc thù này được tạo
nên mang theo sắc thái của thế giới quan và và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn,
được tạo nên do sự tái tạo và tác động tích cực của phương tiện biểu hiện
nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự kết hợp giữa nội dung
và hình thức, giữa chủ quan và khách quan, giữa chung và riêng, nói cách
khác đó là sự chiếm hữu nghệ thuật của chủ thể đối với khách thể. Xung đột

được biểu hiện trong nghệ thuật vừa gắn liền với khuynh hướng và cách đánh
giá của nhà văn đối với cuộc sống, vừa mang tính độc đáo, nhờ đó mà có sự
tác động và sức hấp dẫn lạ lùng đối với người xem.
1.2.2.4. Quan niệm xung đột là cơ sở của kịch
Kịch là một thể loại văn học nên đặc trưng cơ bản của kịch là xung
đột. Nhiều nhà lý luận đã chỉ ra vai trò quan trọng của xung đột: “Tình thế
giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch (11; 103) hay “Xung
đột là cơ sở của kịch” (8;202).

23
“Xung đột là giai đoạn cao của sự phát triển mâu thuẫn” (24; 33). Mâu
thuẫn tồn tại phổ biến trong sự vật, là động lực thúc đẩy sự phát triển. Quá
trình mâu thuẫn phát triển và được giải quyết tạo nên sự vận động của sự vật.
Xung đột kịch là sự khái quát hoá nghệ thuật những mâu thuẫn trong xã hội.
Tuy nhiên không phải bất kì mâu thuẫn xã hội nào cũng trở thành đối tượng
của xung đột kịch. Mâu thuẫn khi phát triển đến cao trào mới trở thành xung
đột. Hơn nữa, bất cứ mâu thuẫn nào phát triển cũng phải dẫn tới xung đột và
tới giải quyết. Tuy nhiên mâu thuẫn muốn biến thành xung đột phải có điều
kiện và hoàn cảnh nhất định.
Nếu hội hoạ, điêu khắc chỉ phản ánh cuộc sống tập trung ở một khoảnh
khắc nhất định; âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng con người
làm vấn đề trung tâm thì kịch phản ánh cuộc sống trong một quá trình, ở trạng
thái khách quan bằng hình thức trực tiếp, cụ thể, sinh động như đang diễn ra
trước mắt người xem, người đọc, không qua sự kể chuyện trung gian. Bởi vậy
kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung,
nghĩa là phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động và phát triển của nó. Do
đó, mâu thuẫn là nội dung miêu tả của kịch.
Xung đột là sự đối lập, là những mâu thuẫn được nhà văn sử dụng như
là một nguyên tắc để xây dựng mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng
nghệ thuật. Quá trình vận động của cuộc sống là quá tình phát triển và giải

quyết những mâu thuẫn. Nhưng mâu thuẫn chưa phải là xung đột, chỉ khi nào
mâu thuẫn phát triển đến một giai đoạn nhất định, bộc lộ bản chất của đời
sống, tạo ra những va chạm, những đấu tranh với nhau để xác lập một mối
quan hệ cao hơn thì mâu thuẫn mới thành xung đột. Thuật ngữ xung đột
thường sử dụng đẻ nói đến loại hình văn học kịch và văn học tự sự. Sự khác
biệt giữa kịch với tác phẩm tự sự là kịch tính. “Sự khác biệt ấy chính là tính
chất tập trung cao độ, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc của tác phẩm, đến
nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện” (8). Do hạn chế về
thời gian, không gian nên kịch thường tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản,
những vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm. Tính hấp dẫn của

24
vở kịch trước hết nằm ở tính chân thật và điển hình của xung đột kịch. Điều
đó thuộc về tài năng sáng tạo của nhà soạn kịch trong quá trình chọn lọc, tổng
hợp những vấn đề mâu thuẫn từ cuộc sống, khái quát, hư cấu thành xung đột
cụ thể.
Kịch bắt đầu từ xung đột. Trong thực tế, mọi tác phẩm văn học dù là
trữ tình hay tự sự đều chứa đựng trong nó những mâu thuẫn và xung đột
nhưng với kịch xung đột được biểu hiện tập trung nhất, là cơ sở cho sự sáng
tạo nghệ thuật. Xung đột “chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp
độ dồn dập khác thường của cốt truyện. Xung đột là động lực thúc đẩy sự
phát triển của hành động kịch nhằm xác lập nên những quan hệ mới giữa các
nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột,
tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô
nghĩa (theo cách nói của Aristote), hoặc chỉ là những vở kịch tồi (theo cách
nói của Lunatratxki). Nhà viết kịch Xô viết nổi tiếng Pôgôđin cũng khẳng
định xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho
tác phẩm kịch sự sống và sự vận động. Xung đột kịch được hình thành trên cơ
sở những mâu thuẫn của đời sống xã hội. Người nghệ sĩ phải có sự nghiên
cứu công phu, kỹ càng hiện thực, phải có một cảm quan nhạy bén, sắc sảo để

xây dựng được những xung đột mang ý nghĩa điển hình.
Xung đột là cơ sở của kịch, là hạt nhân làm thành nghệ thuật. Trong tác
phẩm kịch, xung đột có tính chất tập trung cao độ, chi phối trực tiếp cấu trúc
tác phẩm và nhịp vận động của cốt truyện. Thiếu xung đột tác phẩm mất đi
đặc trưng cơ bản của thể loại.
Xung đột kịch được hình thành trên cơ sở sự va chạm và đấu tranh giữa
con người và con người, hoặc giữa con người với hoàn cảnh xã hội hay tự
nhiên. Xung đột được xuyên thấm và khúc xạ qua các tính cách và tâm trạng.
Nó hoặc là trải qua quá trình phát triển lên tới độ cao nhất để bùng nổ thành
tai biến hoặc là mở rộng ra qua các môi trường cuộc sống, để đi cho trọn con
đường của nó. Xung đột kịch được thể hiện với nhiều hình thức phong phú và
đa dạng.


25
1.2.3. Mối quan hệ giữa xung đột và chủ đề
Bản chất tư tưởng - thẩm mĩ của xung đột kịch trước hết được biểu hiện
trong quan hệ khăng khít giữa xung đột kịch và chủ đề tác phẩm. Nếu xung
đột kịch mờ nhạt, sơ lược non yếu thì chủ đề sẽ rơi vào trạng thái mờ nhạt,
không sáng tỏ, thậm chí méo mó và lệch lạc. Xung đột thông qua những va
chạm giữa các nhân vật trực tiếp bộc lộ tư tưởng chủ đề của vở kịch. Xung
đột trong thể loại kịch tập trung và nổi bật hơn bất cứ thể loại nào khác. Nếu
yếu tố này non yếu thì dù nhà soạn kịch có gia công xây dựng những yếu tố
khác một cách công phu, kĩ lưỡng đến đâu chăng nữa thì cũng không thể nào
cứu vãn cho tác phẩm khỏi sự thất bại. Quan hệ giữa xung đột kịch và chủ đề
được hình thành trong quá trình nảy sinh, tiến triển, giải quyết xung đột, nó
nói lên cách đặt vấn đề của tư tưởng đối với cuộc sống và thời đại, bộc lộ
cách nhìn và thế giới quan của tác giả. Vì vậy hành động kịch luôn luôn có
đặc điểm nổi bật ở tính tích cực, tính khuynh hướng, tính mục đích và ở sự tác
động trực tiếp và mãnh liệt tới công chúng.

Trong cấu trúc của vở kịch, xung đột không diễn ra như một hiện tượng
rời rạc và hỗn độn mà luôn hướng tới mục đích cao nhất của nó. Mục đích cao
nhất này chính là chủ đề của tác phẩm. Nói cách khác, xung đột kịch có bộc
lộ rõ nét tư tưởng chủ đề thì tác giả mới có thể khái quát được các hình tượng
bởi vì chủ đề chính là đỉnh cao của sự khái quát nghệ thuật.
Trong kịch, một trong những đặc điểm cơ bản là mỗi một xung đột
trong vở kịch đều thực hiện một chủ đề riêng, đồng thời các mối xung đột này
lại kết hợp thành một tổng thể nhằm thể hiện một hệ thống chủ đề trọn vẹn.
Vậy trong thể loại kịch, tính thống nhất của chủ đề bắt nguồn từ tính thống
nhất của hành động và tính tổng hợp của hệ thống xung đột.
Xung đột và chủ đề có mối quan hệ hai chiều hết sức chặt chẽ. Xung
đột biểu đạt tư tưởng chủ đề, ngược lại, tư tưởng chủ đề soi sáng quá trình
phát triển của xung đột. Và thực tế là các yếu tố tư tưởng, hình tượng, chủ đề
và xung đột luôn luôn chuyển hóa và xâm nhập vào nhau. Chủ đề hình thành

26
và càng ngày càng rõ nét trong ý đồ sáng tạo của nhà văn song song với sự
phát triển của xung đột kịch. Chủ đề tuy không thể hiện một cách lộ liễu mà
“náu mình” đằng sau hình tượng nghệ thuật, nhung nó luôn luôn có vai trò
dẫn dắt sự phát triển của hình tượng và xung đột. Các khâu thắt nút, phát
triển, cao trào, mở nút của xung đột đều in đậm vai trò chỉ đạo dẫn dắt của tư
tưởng chủ đề đối với đối tượng.
Nhưng như trên đã nói, xung đột kịch là yếu tố và phương tiện nghệ
thuật thể hiện chủ đề của tác phẩm. Vì vậy hình thức của xung đột cũng có tác
động ngược trở lại đối với chủ đề. ở đây, trước hết hãy nói tới sắc thái thẩm
mĩ và yếu tố thể loại góp phần làm cho xung đột kịch được miêu tả một cách
chân thật gợi cảm, sinh động và sắc bén. Có như vậy, hình tượng nghệ thuật
mới lưu lại đậm nét trong tâm trí người đọc và khán giả, đồng thời, chủ đề vở
kịch mới được người đọc và khán giả cảm thụ, tiếp thu, tiếp thu một cách
thấm thía, sâu sắc. Mặt khác, hình thức của xung đột cũng là yếu tố cơ bản tạo

nên chiều sâu và tầm khái quát của chủ đề.
1.2.4. Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách
Mối quan hệ này chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa tính
cách và hoàn cảnh. Như Gorki nói: cốt truyện là những mối liên hệ, những
mâu thuẫn, thiện cảm và ác cảm nói chung, là quan hệ giữa con người và con
người, là lịch sử trưởng thành và tổ chức một tính cách, một điển hình nào đó.
Mối tương quan giữa xung đột và chủ đề là mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại với nhau.
Trước hết, xung đột là cơ sở của tính cách. Bialich từng nói: Cơ sở của
bất cứ vở kịch nào cũng là hành động, nhưng cơ sở của bất cứ hành động nào
cũng lại là xung đột, va chạm và đấu tranh. Hành động của các nhân vật chỉ
có thể được phát triển trên cơ sở của va chạm của tính cách. Vì vậy, xung đột
kịch trước hết không phải là yếu tố bên ngoài có tính chất hình thức, không
phải chỉ là một bộ phận cấu tạo tình huống. Xung đột là nội dung chủ yếu của
kịch, là nguồn gốc tạo nên đời sống bên trong của tính cách.

27
Xung đột dù được biểu hiện một cách căng thẳng, mạnh mẽ nhưng nếu
tách rời khỏi tính cách thì chỉ tạo được sự căng thẳng bề ngoài. Nhiệm vụ chủ
yếu nhất của kịch chính là biểu hiện sự xung đột giữa những tính cách. Trong
kịch, biểu hiện xung đột tính cách là biện pháp vừa khắc họa nhân vật vừa miêu
tả cuộc đấu tranh chung. Xung đột kịch chỉ có thể trở nên sắc bén, độc đáo khi
xây dựng trên cơ sở tính cách sắc sảo. Và M. Gorki cho rằng: nếu tính cách thật
sự chân thực, mãnh liệt thì sự xung đột giữa chúng không tránh khỏi được.
Không kể lại như tự sự, không thoát li như trữ tình, kịch mô tả cuộc
sống một cách trực tiếp, phản ánh một cách sâu sắc các phương diện xung đột
được đan chéo trong hiện thực bằng hình tượng con người cụ thể. Qua đó,
kịch giúp chúng ta nhận thức bản chất và chiều hướng vận động của những
xung đột trong đời sống. Xung đột là phần tiếp giáp giữa kịch và khán giả.
Xung đột tạo nên tính chất loại biệt trong việc phản ánh hiện thực vì thế nó là

đặc trưng của kịch bản. Bản chất của cuộc sống là phát triển cơ sở của nó là
mâu thuẫn và xung đột. Nhờ xung đột, kịch gần cuộc sống hơn, phản ánh
chân thực, cụ thể những diễn biến sôi động và tinh tế cuộc sống ấy.













×