Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tác phẩm Kịch của Nguyễn Đình Thi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.71 KB, 13 trang )

Tác phẩm Kịch của Nguyễn Đình Thi

Trong quá trình sáng tác của một nhà văn việc vận dụng thể loại văn học
tùy thuộc vào tài năng và nội lực sáng tạo của người viết và một phần ở điều kiện
khách quan. Có người trong suốt cuộc đời viết chỉ viết một loại như thơ với Tố Hữu,
Huy Cận, Tế Hanh, nghiên cứu, phê bình với Đặng Thai Mai, Hồi Thanh, Vũ Ngọc
Phan... Nguyễn Đình Thi là người viết nhiều loại: nhạc, thơ, tiểu thuyết, lý luận phê
bình và kịch và ở thể loại nào cũng có thành tựu cao. Khơng phải ngẫu hứng hoặc
chạy theo thể nghiệm mà là nhu cầu nội tại của sáng tạo, của một nhà văn có nhiều
tài năng. Khơng thể có sự sắp xếp trên những chặng đường dài, thời điểm nào cho
thơ, thời điểm nào cho kịch... Đến với nhạc, với thơ trong tuổi trẻ nhiều mơ ước là
điều quen thuộc và hợp lý của nhiều người viết. Thơ là thể loại được xem là ưu trội
trong suốt nhiều thời kỳ từ Người chiến sĩ (1956), Bài ca Hắc Hải (1959), Dịng sơng
trong xanh (1974), Tia nắng (1983), Trong cát bụi (1992) đến Sóng reo (2002),
Nguyễn Đình Thi xem “làm thơ là tự lấy mình ra làm cây đàn”. Cây đàn thơ của
Nguyễn Đình Thi đã đóng góp cho thơ ca thời kỳ hiện đại nhiều bài thơ hay giá trị.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, hòa nhập với đời sống chiến trường với tư
cách là nhà văn chiến sĩ, người chiến binh, và chúng ta đã có một Nguyễn Đình Thi
của văn xi. Và như một sắp xếp có tính tiền định chăng, Nguyễn Đình Thi đã dành
phần lớn thời gian khi tuổi đã cao cho kịch. Nói như Huy Cận là phải ở tuổi năm
mươi Nguyễn Đình Thi mới sáng tạo được những vở kịch giàu trải nghiệm đến như
thế, Kịch Nguyễn Đình Thi như mang ý nghĩa đúc kết về hai bình diện, những suy
nghĩ của người viết qua nhiều chặng đường và bình diện đúc kết những điển hình
khơng trải ra ở bề rộng mà lắng đọng ở chiều sâu, ở những xung đột bi kịch của nhiều
số phận, nhiều cảnh đời qua nhiều thời kỳ lịch sử, xưa cũng như nay: Kịch là phần
đóng góp nổi bật của Nguyễn Đình Thi.
Nguyễn Đình Thi đến với kịch sớm, từ vở Con nai đen (1961). Nhưng rồi có thể
duyên đầu không suôn sẻ nên phải mười lăm năm sau ông mới trở lại với Hoa và
Ngần (1975).Hoa và Ngần không có những xung đột kịch căng thẳng mà là chuyện đời



thường, gần gũi của hậu phương trong những năm chống Mỹ. Nguyễn Đình Thi chú ý
đến những cảnh ngộ bình dị của từng số phận luôn đổi thay trước thời cuộc và người
phụ nữ phải chịu đựng nhiều đau khổ, thiệt thòi. Hoa và Ngần chú ý đến cả hai bình
diện của đời sống trong chiến tranh, phẩm chất anh hùng của các nhân vật được biểu
hiện qua chuyện đời thường và một mặt là những nỗ lực vượt lên thử thách trong chiến
tranh. Hoa và Ngần mang dáng dấp của một chuyện kể bằng sân khấu. Một chuỗi
những sự kiện lần lượt diễn ra tiếp nối nhau đan xen với hoạt động của các nhân vật.
Phía sau các tình huống là những suy nghĩ và tình cảm nhân ái của tác giả. Hoa và
Ngần chưa gây ấn tượng đặc biệt về kịch của Nguyễn Đình Thi. Từ những năm 80 trở
đi khi tác giả sắp bước vào tuổi 50, tuổi chín của sức sáng tạo, Nguyễn Đình Thi đã
viết dồn dập tám vở kịch tiếp theo trong khoảng năm năm: Giấc mơ (1983), Rừng
trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người đàn bà hóa đá(1980), Cái bóng
trên tường (1983), Trương Chi (1983), Hòn Cuội (1983-1986). Năm, sáu năm viết tám
vở kịch, nhiều vở có giá trị và gây ấn tượng sâu sắc. Về phía chủ quan người viết đã
tích tụ lắng sâu suy nghĩ và giải tỏa qua trang viết. Về phía khách quan đây là thời
điểm thuận lợi của thời kỳ đổi mới. Trong các sáng tác trên có thể Rừng trúc (1979)
vàNguyễn Trãi ở Đơng Quan (1979) đến sớm nên không tránh khỏi sự áp đặt nặng nề
và đánh giá không sát đúng với giá trị của tác phẩm. Khơng khí của thời kỳ tiền đổi
mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả phát huy sức sáng tạo. Chiến tranh đã kết
thúc, đất nước thống nhất. Nhiều vấn đề xã hội được đặt ra, phong phú, phức tạp. Ở
thời điểm này cũng được mùa kịch với nhiều tác phẩm có giá trị của thời kỳ đổi mới
như Nhân danh cơng lý của Dỗn Hồng Giang, Tôi và chúng ta của Lưu Quang
Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình. Nguyễn Đình Thi tập trung vào đề tài lịch sử mà
ông luôn trân trọng và muốn được thể hiện qua sáng tác. Ngay từ thời kỳ tiền khởi
nghĩa Nguyễn Đình Thi đã viết Sức sống của dân tộc Việt Nam trong ca dao và cổ
tích (1944) và trong bài hát Người Hà Nội cũng chứa đựng cảm hứng lịch sử sâu sắc.
Nhưng rồi cũng phải chờ đợi vào một thời gian thích hợp để có thể viết về lịch sử.
Trở lại với vở kịch Con nai đen (1961) tác phẩm gây nhiều dư luận và có những
ý kiến khắt khe với tác phẩm về chính trị. Con nai đen ra đời trong thời điểm không
thuận lợi khi cuộc đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm vừa kết thúc, khơng khí văn

chương cịn nặng nề, chưa tạo được sự tin cậy với giới lãnh đạo. Thời kỳ này người ta
thường nhắc đến vụ việc “bốn con” trong bốn tác phẩm Con nai đen của Nguyễn Đình
Thi, Con chó xấu xí của Kim Lân, Cuộc phiêu lưu của Văn ngan tướng công của Vũ


Tú Nam và Chuyện cái xóm tha hương ở cửa rừng suối Cát và con hùm bồ côi của nhà
văn Ngun Hồng. Bốn con vật này đều khơng bình thường và bị nghi kỵ là những
hình tượng bóng gió nói xấu cán bộ của Đảng. Viết về chuyện cỏ cây, loài vật hay là
chuyện lịch sử đều phải xem xét cẩn thận tránh tình trạng liên tưởng có tính chất biểu
tượng hai mặt. Một cán bộ lãnh đạo trong một bài viết đã chỉ ra “chủ đề tư tưởng sáng
rõ một biểu hiện của tính Đảng”. Chủ đề tư tưởng sáng rõ chắc chắn là một nguyên tắc
cần thiết cho tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ và có
thể chưa phải là chủ yếu để tác phẩm có tính Đảng. Vấn đề quan trọng là nội dung tư
tưởng phải thể hiện được tầm cao, tính chiến đấu và sức hấp dẫn của tư tưởng của
Đảng. Một mặt trong văn học thường có những khoảng mờ tạo thêm những liên tưởng
cần thiết ở người đọc, tác phẩm do đó thêm phong phú. Con nai đen cũng như các con
vật trong các tác phẩm kể trên đều bị nghi oan là biểu tượng hai mặt. Sự thực không
phải thế và một thời gian sau cũng được hiểu đúng và giải oan.
Con nai đen của Nguyễn Đình Thi được ghi chú: Kịch thần thoại phỏng theo một
truyện cổ nước Ý. Nguyễn Đình Thi tâm sự “Con nai đen vốn tên là Vua nai của Ý. Con
nai đen của tơi có những điểm khác. Tơi đã cùng Phạm Văn Khoa xem vở kịch rối
về Con nai đen (có pho tượng biết cười, có chuyện hồn, xác. Tơi thêm ông lão hát rong
và một số nhân vật, ông lão hát rong trong nguyên bản là phù thủy. Cũng trong ngun
bản đoạn pho tượng biết nói rất giỏi. Cơ gái trách ông vua “Anh thấu hiểu lẽ đời sao anh
lại bày trò thế!”. Câu này là hơn tác phẩm của mình. So sánh thật giả đã phát hiện
nguyên hình cái xấu. Đây là cuộc đấu tranh phức tạp giữa thiện và ác”(1).
So sánh giữa Vua hươu của Carlo Gozzi và Con nai đen của Nguyễn Đình Thi,
nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư ghi nhận những sáng tạo của Nguyễn Đình Thi. Vua
hươu có nhiều yếu tố hài, Con nai đen trang nghiêm và theo đuổi mục tiêu nghệ thuật
khác “Xét về tổng thể Con nai đen của Nguyễn Đình Thi có thể được định nghĩa như

kịch trữ tình anh hùng về bản chất loại hình khác xa truyện cổ tích cho sân khấu của
Gozzi đã làm nguyên mẫu cho nó” và chỗ mạnh của ngịi bút Nguyễn Đình Thi là
“chất trữ tình bao trùm và thẩm thấu tất cả cảm hứng sử thi anh hùng gắn chặt với đề
tài yêu nước và chiến đấu bảo vệ đất nước, sự tơn vinh lãng mạn tình u nam nữ, sự
khẳng định quan hệ thân thiết đồng chất giữa con người với thiên nhiên, cảm hứng về
dân tộc như một giá trị tối cao và bất tử và chỉ ở đây, con người mới tìm thấy ý nghĩa
cho cuộc sống của mình”(2).


Nguyễn Đình Thi vốn là nhà triết học. Mặc dù viết tiểu thuyết, làm thơ nhưng ở
ông trong tư duy nghệ thuật vẫn nhạy cảm với các vấn đề xã hội và đạo lý có ý nghĩa
triết học. Nguyễn Đình Thi qua Con nai đen đã đề xuất cuộc đấu tranh không thu hẹp
trong phạm vi quan hệ của một số cá nhân cho dù là có quyền lực của một triều đình.
Theo tác giả cho biết Con nai đen đề cập cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác, chính
trực và gian tà. Cuộc đấu tranh khơng diễn ra đơn giản, thuận chiều mà lẫn lộn phức
tạp. Cái ác đội lốt cái thiện, kẻ chính trực khốc bộ mặt gian tà. Nguyễn Đình Thi vẫn
tiếp tục sử dụng những yếu tố pháp thuật trong Vua nai để tạo những đổi thay cho các
nhân vật. Khi cái ác mang lốt cái thiện thì mọi việc trở nên lẫn lộn, gây đau khổ mất
mát cho các nhân vật lương thiện. Nguyễn Đình Thi đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị
của nhân dân như hòn đá thử vàng để phân biệt đúng sai. Đó là Ơng lão hát rong, Con
nai đen, Quế Nga và một bên kia là Quận công và con gái với những âm mưu độc ác.
Chính tên Quận cơng miệng hát những câu quái gở “Mèo mẹ ăn thịt mèo con, ơng già
thèm bế gái non - Con chó đi hai chân chổng ngược. Này cô nàng ta bắt cô nàng” đã
tạo nên nhiều đau khổ cho mọi người. Nhà vua đã bị hồn Quận công nhập vào và biến
thành một nhà vua độc ác, xa nhân dân; và chính nhân dân đã giúp nhà vua tỉnh ngộ.
Chuyện xảy ra khi nhà vua vừa hoàn thành nhiệm vụ cứu nước, được tơn vinh. Nhưng
rồi trong hồn cảnh mới nhà vua đã biến chất do xa rời nhân dân và bị kẻ xấu chi phối
lợi dụng. Vở kịch Con nai đen đã tạo nên những liên hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống
nhất là trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc; nhiều người có
quyền lực dễ biến chất trong cảnh sống giàu có phồn vinh. Vở kịch bị quy kết là biểu

tượng hai mặt và quá trình diễn biến đổi thay của các nhân vật quá phức tạp. Thực ra
tất cả đều có trong nguyên mẫu. Quyền nghĩ là của người đọc nhưng mọi liên tưởng
phải hợp lý, suy diễn phải có căn cứ. Tính biểu tượng nhiều mặt vẫn là hiện tượng bình
thường và quen thuộc trong văn học. Nó có thể tạo nên sự mở rộng phong phú hơn
trong tiếp nhận và tất nhiên là mọi dụng ý xấu và lộ liễu đều không thuộc về những tác
phẩm văn học chân chính.
Trở về với nguồn đề tài lịch sử của dân tộc sau gần hai thập kỷ và tác giả đã có
những thành cơng rất đáng ghi nhận. Trên dòng lịch sử của một đất nước kiên cường
có hàng ngàn năm lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nguyễn Đình Thi đã chọn những
thời điểm đặc biệt, những nhân vật kiệt xuất, những tình huống giàu ý nghĩa xã hội để
viết Nguyễn Trãi ở Đơng Quan, Rừng trúc... Hồn cảnh và nhân vật lịch sử đều cụ thể


gần gũi cần được nghiên cứu sâu sắc. Nguyễn Đình Thi qua Nguyễn Trãi đã đặt vấn đề
vị trí, tài năng và số phận của người trí thức dưới chế độ phong kiến. Nguyễn Trãi nhà
thơ lớn của dân tộc đã được Hội đồng Hịa bình thế giới tơn vinh là danh nhân văn hóa
thế giới. Nữ nhà văn Pháp Yveline Feray trong cuốn tiểu thuyết Vạn xuân (Dix mille
printemps) với hàng ngàn trang sách đã ca ngợi Nguyễn Trãi, nhân vật kiệt xuất của
mọi thời đại.
Nguyễn Đình Thi đã miêu tả được một Nguyễn Trãi người trí thức lớn của thời
cuộc, tâm huyết và tài năng đã vượt qua những khó khăn của một hồn cảnh đầy thử
thách. Đối thoại và xung đột kịch có thuận lợi để tái hiện tính cách nhân vật chân thực.
Khi tác phẩm được trình diễn trên sân khấu của Nhà hát lớn Hà Nội cũng chỉ diễn
được 9 đêm rồi bị đình chỉ. Cũng lại luận điểm phê phán là tác phẩm có tính chất biểu
tượng hai mặt. Một cán bộ trong Ban tuyên huấn TW nhắc lại ý kiến của Nguyễn Đình
Thi về vở kịch Nguyễn Trãi ở Đơng Quan:
“Dư luận nói tôi viết vở Nguyễn Trãi định ám chỉ một đồng chí nào là khơng
đúng. Suy nghĩ và nguyện vọng của tơi là được viết những điều mình thấy là nên viết.
Trong phê bình của trên về vở Nguyễn Trãi tơi xin phép khơng tiếp nhận điều phê bình
là tác phẩm có biểu tượng hai mặt vì tơi khơng có ý nghĩ đó”(3). Nguyễn Trãi ở Đơng

Quan là một vở kịch lịch sử có giá trị. Cũng trên dịng vận động của lịch sử và theo sự
chọn lọc của Nguyễn Đình Thi tác giả chọn khơng khí triều chính buổi suy tàn của nhà
Lý và lập quốc của nhà Trần dưới bàn tay của thái sư Trần Thủ Độ. Rõ ràng thời điểm
này triều đình nơi tập trung quyền lực có nhiều chuyện phức tạp xáo trộn kỷ cương,
đạo đức, việc tranh chấp quyền lực của một vương triều vốn không mới lạ nhưng
chẳng tình huống nào giống tình huống nào. Các nhân vật Trần Thủ Độ, Thiên Cực,
Chiêu Thánh, Trần Thái Tơng... mỗi người đều có cá tính và bản lĩnh riêng đều muốn
làm theo ý mình nhưng rồi cũng bị guồng máy chính trị chi phối phải làm những việc
khác với chính mình. Rừng trúc có sự đan xen lẫn lộn giữa nhiều yếu tố chính trị, đạo
đức, quyền lực, tín ngưỡng tác động lẫn nhau và đầu mối quan trọng nhất vẫn là chính
trị. Đối với mỗi nhân vật, phần tích cực và tiêu cực cũng khơng dễ phân tích. Điều
đáng q là dù ở hồn cảnh nào hiển danh hay bất hạnh cũng luôn nghĩ đến quyền lợi
quốc gia. Nguyễn Đình Thi chú ý đến nhân tố quan trọng này để điều hành cho các
nhân vật hoạt động. Nguyễn Đình Thi ln chú trọng đến bản chất người của các nhân
vật ở môi trường quyền quý. Họ cũng suy nghĩ, xúc cảm, vui buồn, đau đớn như con


người đồng loại. Nhà nghiên cứu văn học Phan Trọng Thưởng nhận xét: “Vở kịch của
Nguyễn Đình Thi là một sự kiện lịch sử ba động. Trong khi tái tạo lại sự kiện ông vừa
đứng trên lập trường công dân, vừa đứng trên lập trường nghệ sĩ để thể hiện chính kiến
của mình. Trên lập trường cơng dân ơng khẳng định “Việc nước là lớn” nhưng trên lập
trường nghệ sĩ ông xem “việc người với người không thể nhỏ hơn”(4).
Sức hấp dẫn của Rừng trúc ngồi tính chọn lọc và tiêu biểu của xung đột và tính
cách cịn ở khả năng miêu tả và bộc lộ tâm lý các nhân vật sâu sắc và giàu tính văn
học. Nguyễn Đình Thi đã làm chủ ngịi bút trước các tình huống lịch sử. Nguyễn Đình
Thi tơn trọng tính khách quan của lịch sử và cốt cách của các nhân vật. Tuy nhiên
trong cái khung lịch sử của một thời đại cũng như tầm vóc chính trị xã hội của các
nhân vật vẫn có phần thừa và thiếu dành cho sáng tạo nghệ thuật. Lịch sử nói về Vũ
Như Tơ khơng nhiều nhưng sức tái tạo của Nguyễn Huy Tưởng với nhân vật lại lớn và
đã tạo dựng được một tính cách nghệ thuật có tầm vóc. Lịch sử cũng khơng nói nhiều

về Lý Chiêu Hoàng nhưng nhân vật lại yêu cầu nhiều sự bù đắp và Nguyễn Đình Thi
đã phát huy năng lực sáng tạo của mình. Điều đáng quý là tác giả đã kéo gần lại, xích
gần lại giữa quá khứ lịch sử và hiện tại để người xem, người đọc hơm nay sống trong
khơng khí gần gũi, hịa đồng dễ quên đi khoảng cách lịch sử của gần mười thế kỷ
(Rừng trúc được viết năm 1978 và mãi 21 năm sau mới được dựng do hai đạo diễn
Nguyễn Đình Nghi và Phạm Thị Thành thực hiện).
Ngoài nguồn cảm hứng trực tiếp về đề tài chính sử, Nguyễn Đình Thi u thích
những truyền thuyết, truyện cổ... của dân tộc. Chúng ta có một kho tàng truyện cổ,
truyền thuyết, giai thoại rất phong phú. Được sáng tác và bù đắp qua hàng ngàn năm,
đọng lại và kết tinh thành những giá trị văn hóa. Trong phạm vi này người viết có thể
tìm tòi, bồi đắp và tái tạo trong chừng mực vừa tơn trọng ngun bản vừa góp phần
làm phong phú hơn. Đất nước nông nghiệp người dân gắn với đồng ruộng, lao động
vất vả một nắng hai sương nên người nông dân với bản chất hiền lành, chất phác luôn
biết yêu quê hương đất nước. Đất nước hàng ngàn năm chống trả giặc ngoại xâm,
chiến tranh kéo dài nên mỗi người con trai cũng thường là một chiến binh luôn phải xa
nhà và thậm chí ra đi khơng trở về. Người đàn bà hóa đá, Cái bóng trên tường, tuy
đơn giản về dịng kể nhưng thấm vị xót xa và giàu ý nghĩa nhân đạo. Người đàn bà
hóa đá hình ảnh những tảng đá giống hình người phụ nữ trên nhiều đỉnh núi ở phương
Bắc gợi liên tưởng đến sự trông chờ vô vọng của người vợ với người chồng đi đánh


trận ở nơi xa. Đường giây truyện đơn giản không dễ sân khấu hóa. Nguyễn Đình Thi
đã mở rộng để câu chuyện có chiều sâu bi kịch. Khơng chỉ là đợi chờ vô vọng mà sâu
xa hơn là con người là nạn nhân của bi kịch ngẫu nhiên như một định mệnh khơng
tránh khỏi. Nguyễn Đình Thi đã mượn câu chuyện dân gian về sự nhầm lẫn khi người
chồng hỏi về vết sẹo trên đầu vợ và nhận ra là em gái mình, rồi bỏ nhà ra đi. Tác giả
Nguyễn Đình Thi trong các tác phẩm ln chú ý đến bên cạnh những quy luật nghiệt
ngã của đời sống là những ngẫu nhiên. Con người cũng luôn phải chịu đựng những
ngẫu nhiên từ đầu tới không định trước và những ngẫu nhiên hay thường ập đến với
những người nghèo khổ. Thật cảm thương cho tình cảnh người đàn bà nhân vật chính

và cũng là nạn nhân trong truyện.
“Tơi đứng đây, bế con tôi bao nhiêu ngày rồi tôi chẳng biết, bao nhiêu tháng rồi
tôi chẳng biết, bao nhiêu năm rồi tơi chẳng biết.
Chồng tơi đi đâu, có ai biết khơng?
Chúng tôi yêu nhau lắm sao tự nhiên chồng tôi lại đi mất... khơng ai bảo cho tơi
được một điều gì”(5).
Có nhiều nguyên nhân để người phụ nữ phải chờ đợi và dù với lý do gì họ
vẫn là nạn nhân.
Và người ấy đã trở về không phải trong Người đàn bà hóa đá mà ở một vở
kịch khác với một tình thế bi đát khác: Cái bóng trên tường. Câu chuyện lầm lẫn
đến bi kịch này cũng có nguyên nhân sâu xa là người chồng đi trận mạc lâu ngày trở
về nghe con nhỏ nói về cái bóng vợ đêm đêm in trên tường. Không rõ căn nguyên
người chồng đã nghi ngờ và kết tội cho vợ là ngoại tình và người vợ đã chết để bảo
vệ danh dự của mình. Người chồng hối lỗi khơng kịp và một đời mang nỗi hận. Qua
câu chuyện xúc động này Nguyễn Đình Thi muốn nói lên lời đề nghị con người hãy
cảnh giác, tỉnh táo tránh những nghi ngờ và ngộ nhận đáng tiếc xảy ra để rơi vào bi
kịch không cứu vãn được. Tác phẩm cũng gợi suy nghĩ về tính bi kịch của đời
thường, chuyện hàng ngày. Tình huống xảy ra không lớn, không phải nơi chiến
trường đổ máu, chết người, không phải xung đột quyết liệt giữa hai thế lực đối
kháng để dẫn đến đau khổ chết chóc. Người đàn bà hóa đá, Cái bóng trên
tường nhầm lẫn khởi lên từ nguyên nhân bé nhỏ tưởng như thường tình mà kết quả
dẫn đến lại quá nặng nề. Cái tưởng như là định mệnh từ đâu đè nặng xuống, như
không rõ ngun cớ lại chính từ mình, do mình thiếu sáng suốt mà gây nên. Nguyễn


Đình Thi nhạy cảm với bi kịch đời thường khơng chỉ với hôm qua mà ngày nay vẫn
thế. Trên báo chí hàng ngày vẫn có những chuyện có tính bi kịch mà nguyên nhân
thật nhỏ bé, thật đáng trách và con người có thể tránh được. Trương Chi cũng là
một chuyện dân gian quen thuộc được tô điểm thêm bằng một chút huyền thoại để
trở thành một chuyện tình có sức ám ảnh. Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận sâu sắc bi

kịch của sự ngăn cách giữa hai con người. Bản chất của tình u là hịa hợp, say
đắm và khi đã có những yếu tố trên thì khơng gì có thể ngăn cản được. Mỵ Nương
và Trương Chi ở vào hồn cảnh éo le khó vượt qua được hố sâu ngăn cách. Sự khác
biệt giữa hai hoàn cảnh một dân chài nghèo khố rách áo ôm với một công chúa.
Tình u ấy vẫn có thể cứu vãn được nếu thực sự hai người yêu nhau. Phải chăng
sự gặp gỡ ngẫu nhiên và quá bộc lộ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử vẫn khơng tổn
hại đến tình u của hai người. Tiếng đàn của Thạch Sanh như âm thanh lưu luyến
và dẫn mối cho hai người đến với nhau để thành duyên phận. Cũng từ đấy suy ra thì
ngăn cách về cảnh ngộ, về giai cấp không phải là trở ngại khó vượt qua. Chính cái
khó tưởng là dễ mà khó là ở sự gặp gỡ mặt đối mặt giữa chàng trai q xấu xí và cơ
gái đẹp dun dáng Mỵ Nương.
Trương Chi: (Cầm cây đèn). Đây em nhìn rõ anh đi
Mỵ Nương: Anh (bỗng quay đi) Giời ơi
Trương Chi: Em Mỵ anh đây
Mỵ Nương: Anh (quay lại nhìn sững rồi lại quay đi che mặt).
Trương Chi: Thôi em ở lại anh đi
Mỵ Nương: Không! Anh Trương Chi (vùng đến bên Trương Chi muốn ôm rồi
lại quay đi bưng mặt khóc nức nở) Tơi… khơng thể nào… tơi xin lỗi… xin lỗi.
Trương Chi: Anh như vậy, em Mỵ ạ
Cái bi kịch ấy tưởng như có thể vượt qua nhưng là bức tường, là hố sâu
ngăn cách. Trong tình yêu là như vậy. Đơn giản hóa những mối quan hệ này dễ rơi
vào xử sự thiếu văn hóa. Giải quyết bi kịch trần gian ấy câu chuyện có hậu khi tái
hiện hình ảnh Trương Chi với con thuyền bé nhỏ. Hình bóng chàng trai xấu xí và
con thuyền hiện lên trong chén nước đã biến đi khi những giọt nước mắt của Mỵ
Nương rỏ xuống. Sân khấu hóa chuyện Trương Chi, Mỵ Nương, Nguyễn Đình Thi
đã biết chắt lọc những chi tiết gợi cảm tạo được sự cảm thông sâu sắc ở người đọc


và biết dừng ở những chi tiết tế nhị. Nguyễn Đình Thi nhạy cảm với âm điệu bi
kịch của cuộc sống và thể hiện thành công qua nhiều tác phẩm kịch Nguyễn Trãi ở

Đông Quan, Rừng trúc, Người đàn bà hóa đá, Cái bóng trên tường, Trương
Chi… đều mang tính bi kịch có khi xuyên suốt và bao trùm tác phẩm kịch, có khi
ở một số nhân vật hoặc ở một vài nhánh kịch. Ngồi những tác phẩm trên, Nguyễn
Đình Thi cũng mở rộng cảm hứng sáng tạo với nhiều đề tài khác. Hòn Cuội câu
chuyện quen thuộc của dân gian giàu tính hài này được tiếp nhận và tái tạo với
những sáng tạo riêng. Kẻ đáng phê phán, đáng cười chính là Phú ơng độc ác, tham
lam, ham sắc dục, rồi tên bợm tay chân. Nguyễn Đình Thi quan tâm đến người
nơng dân lao động chân thực giàu tình nghĩa. Họ bị áp bức, dồn đến chân tường.
Thêu - cô gái đẹp của làng quê phải than thở “Sao mà khốn khổ cái thân tơi! Ba bề
bốn bên nó giang lưới cả rồi, tôi làm thế nào bây giờ” (tr.708). Cuội cũng nhận ra
là “không sống ở đời này như mọi người được” (tr.748). Cuội phải sống với một
không gian khác. Hòn Cuội như một vở kịch, một hoạt cảnh dân gian, một diễu
nhại nghệ thuật. Tác giả lấy nhân dân, tư tưởng nhân nghĩa làm chuẩn mực. Hình
ảnh của Cuội được cảm nhận với giá trị nhận thức mới “Cuội trong Hòn Cuội là
người nghệ sĩ với cuộc đời nên ln có cảm giác lơng bơng “cha tơi cắt cỏ”.
Viết kịch theo truyền thống quen thuộc Nguyễn Đình Thi muốn tìm thêm
cách viết hiện đại. Nếu trong thơ có thể có thơ tự do, thơ khơng vần thì trong kịch
quy tắc ràng buộc đến mức nào. “Giấc mơ là vở kịch hiện đại” tác giả Nguyễn Đình
Thi tự nhận xét là thế. Cứ nhìn vào bảng nhân vật dễ thấy tính đồng hiện của thời
gian và ranh giới khơng gian bị xóa mờ. Theo thứ tự xuất hiện có người lính, thần
chết, Đại đế Trung Quốc Tần Thủy Hồng, Nữ hồng Ai Cập (Klê-ơ-pát) cơ gái, rồi
người u của người lính và cả người trai (Chử Đồng Tử) và công chúa (Tiên
Dung). Ở những xứ sở khác nhau, cội nguồn và thời gian khác nhau các nhân vật về
tụ hội và hành động theo nguyên tắc nào? Nhà văn Nga Marian Tkhatchep nhận xét
sâu sắc “Giấc mơ là một vở theo thể biểu tượng nói bóng gió và đây là một thể loại
có quy luật riêng của nó khác với những quy luật của các vở kịch tâm lý phổ biến
trong những năm cuối của thế kỷ XX này. Người ta đã thấy thật sự sự đối mặt của
những lực lượng và những khái niệm nguyên thủy dưới dạng nguyên chất: sự sống
và cái chết, điều hay và cái dở, sự thật và dối trá, tình yêu và hận thù. Đề tài về Hiền
về người lính ở đây vang lên rõ nét và trong suốt lạ kỳ như một thứ âm vang tinh

thần làm cho người ta thấy ngay những cái gì là sai lạc, là dối trá, là ích


kỷ”(6). Tưởng là chuyện xa lạ nhưng thực sự cũng nằm trong những phạm trù quen
thuộc mà tác giả quan tâm phân tích về con người: cái tốt, cái xấu, lòng yêu và sự
hận thù, hy vọng và thất vọng… Vẫn có một mẫu số chung cho con người. Cái khác
là dấu ấn của thời đại, xứ sở. Tiếng sóng cũng là một vở có tính phá cách theo
hướng hiện đại. Tiếng sóng, dịng sơng, như một âm thanh vang vọng từ đầu đến
cuối vở kịch.
Mở đầu người con gái tâm sự “Tơi là dịng sơng bên trong mỗi đời người. Từ
những nguồn xa tôi cuộn chảy không ngừng về phía trước, tơi trơi đi lặng lẽ, ngày
ngày người ta khơng nhớ là có tơi nữa, bỗng nhiên người ta nghe thấy có sóng vỗ,
người ta lắng nghe. Tiếng sóng vỗ như gọi như nói một điều gì. Tiếng sóng vỗ lạ
lùng… người ta lắng nghe. Tiếng sóng vỗ khơng yên.
Kết thúc vở kịch lại hiện lên người con gái huyền ảo “Tơi là dịng sơng khi
dữ dội khi hiền từ. Bạn lắng nghe xem… trong đời bạn có một dịng sơng khơng lúc
nào ngưng đọng sóng”. Kịch hiện đại có nhiều hướng mở để phát triển, từ sự tiếp
nối của những hoạt cảnh, khắc sâu ấn tượng ở một vài cảnh ngộ, nhân vật, hoặc nêu
lên những biểu tượng có ý nghĩa bao trùm, cái khó là ở sự tiếp nhận. Có tạo được sự
hịa hợp giữa vở kịch với người xem? Nhà văn Tơ Hồi nhận xét: Đọc kịch hiện đại
của Nguyễn Đình Thi thấy mờ mịt quá.
Nguyễn Đình Thi viết kịch theo cách suy nghĩ riêng của mình. Ơng ít chịu ảnh
hưởng trực tiếp của một tác giả kịch nước ngồi nào. Viết về trí thức ở Việt Nam qua
vở Nguyễn Trãi ở Đơng Quan, Nguyễn Đình Thi có tham khảo kịch của Berthol
Bretch viết về Galilê và đặt vấn đề khoa học và thần quyền. Khuất Nguyên của
Quách Mạt Nhược nói về sự xấu xa của thói đời. Nguyễn Đình Thi vẫn tìm hướng
sáng tạo riêng. Theo ơng “Nguyễn Trãi ở Đơng Quan có phê phán giáo điều nhưng
chủ yếu là vấn đề sống còn của dân tộc”. Ở tuổi 50 chín sức suy nghĩ, giàu vốn sống
thực tế qua hai cuộc chiến tranh chống xâm lược nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn theo
sát nhưng khơng bị lơi cuốn vào sự kiện vào dịng chảy của thời cuộc. Nguyễn Đình

Thi viết kịch trước hết bằng vốn văn hóa và tri thức. Kịch của Nguyễn Đình Thi
mang tính đúc kết về cuộc sống, về con người trong những mối quan hệ phong phú
và phức tạp. Không phải chỉ bằng sự miêu tả, kể chuyện qua sự kiện, số phận, mà
bằng tri thức, tài năng và trải nghiệm.
Là một tác giả văn xuôi giàu kinh nghiệm, một nhà thơ tài năng nên chất văn


học in đậm nét trong kịch phẩm. Đối với nghệ thuật kịch quan trọng nhất là lời
thoại. Lời thoại bộc lộ tính cách cuốn nhân vật vào xung đột. Lời thoại trong kịch
Nguyễn Đình Thi nhiều sắc thái, chân thực mạnh mẽ, tinh tế, giàu giá trị văn học.
Từng lời thoại cho dù là độc thoại hay đối thoại của Nguyễn Trãi đều rất sâu sắc
như lẽ sống, phương châm vào đạo lý làm người. Lời thoại ngang tầm với nhân vật
có tầm vóc của dân tộc thời đại. Nguyễn Trãi nói về đạo lý làm người và thực chất
bộ mặt của kẻ thù “sống làm người khó nhiều nỗi… ở với nhau chỉ có tình
thương… Cái gốc có lẽ cũng ở bấy nhiêu… Dân ta nói: Chịu thương chịu
khó…Đúng lắm… Con người ta sống có mắt để nhìn, có tay để làm, có chân để đi,
có đầu óc để suy nghĩ, có lịng dạ để thương u chứ. Khơng. Không! Không đời
nào dân ta chịu cái lối của chúng nó. Miệng ln ln nói lễ nghĩa, nhưng mà đối
xử với người thì trắng trợn, chỉ cần kiếm lời, chỉ cốt tiện việc. Không! Cứ to là phải,
cứ ác là được, cứ lấy thịt đè người là có lý à? Khơng được! Cho nên chúng nó ghê
gớm sâu hiểm nhưng mà nước ta không thể mất cô ạ! Cô múa đi. Phải phải đấy!
(tr.445). Lời thoại trong Rừng trúc ứng đối trực tiếp, đan xen giữa các nhân vật
Thiên Cực, Chiêu Thánh, Thuận Thiên đều thấm sâu nỗi đau đớn của số phận bị
dày vị bộc lộ ra lời nói chân thực của những người phụ nữ. Ngay đến nhân vật Trần
Cảnh lời nói của nhà vua thường dễ chung chung mờ nhạt cũng có lúc lộ rõ bản
chất người. “Kiếp làm người nghĩ đáng sợ. Biết rằng đời như cái bóng mây qua,
nhưng lịng tham tiếc lắm khơng có cách nào dứt bỏ được, tham từ quyền nắm cả
thiên hạ cho đến một miếng ăn ngon cũng không thể khơng thèm. Ấy thế đấy”
(tr.337). Kịch của Nguyễn Đình Thi là dòng chảy của ý thức tiếp nối các vấn đề của
cuộc sống, của thời đại nhưng khơng mang tính thuần lý, tự biện. Trong kịch có

bóng dáng những con người, số phận, tình u có cái đẹp của lý tưởng, có thiên
nhiên tạo vật gần gũi và hịa đồng. Qua nhân vật Nguyễn Đình Thi chú ý đến việc
miêu tả thiên nhiên. Nguyễn Trãi luôn nghĩ đến vẻ đẹp của đất nước của Thăng
Long, Đơng Đơ “dịng sơng Hồng vỗ sóng, đàn chim sâm cầm mùa thu lại tìm về,
Hồ Tây hôm nay sao mà dào dạt không yên. Sao mỗi chiếc lá non sáng trong lên thế
kia như muốn nói gì…” (tr.431).
Nguyễn Đình Thi biết đan xen chất tự sự, trữ tình trong kịch. Ơng nhận xét:
“- Làm thơ là lấy tất cả mình ra làm cây đàn.
- Viết tiểu thuyết là vẽ bằng cách nói


- Viết kịch là nặn tượng, con người hiện ra trước mắt.
Gần đây tơi viết kịch nhiều vì ít thì giờ, tôi viết tất cả tám vở kịch và bây giờ
bắt đầu được in”(7).
Cũng theo Nguyễn Đình Thi “Nguyễn Trãi ở Đơng Quan và Rừng trúc có
tính kịch nhất. Giấc mơ là kịch hiện đại”. Kịch của Nguyễn Đình Thi đề cập đến
nhiều vấn đề của đời sống và nghệ thuật nào là quyền lực trong xã hội (Rừng trúc)
người trí thức ở Việt Nam (Nguyễn Trãi ở Đơng Quan) tự do và định mệnh (Người
đàn bà hóa đá) giai cấp và trở lực (Trương Chi)… Tác giả còn muốn đề cập đến
nhiều vấn đề khác như nghệ thuật và cuộc sống, bản lĩnh của người viết và tình
trạng đánh mất mình? Nhưng thơi! Chỉ với tám vở kịch Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ
trí tuệ, tài năng của mình, đem đến cho kịch Việt Nam tính hiện đại, hướng sáng tạo
và phong cách riêng độc đáo. Đúng như nghệ sĩ Trọng Khôi nhận xét “nhà hoạt
động tác giả kịch bản sân khấu lớn đã thành danh từ lâu… Những vở kịch lớn của
Nguyễn Đình Thi đã vươn tới cái ý nghĩa tận cùng của con người. Đó chính là sự
thấm nhuần tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”(8).
Tuyển tập Nguyễn Đình Thi (tập I) về kịch không chỉ là một tác phẩm văn
chương mà còn là những trang viết được ký gửi bao nỗi niềm của tác giả. Nhà văn
Nguyễn Đình Thi đã gửi tập sách tặng phòng lưu niệm Đặng Thai Mai. Ơng nói
thêm với anh Đặng Thai Hồng con trai cố giáo sư Đặng Thai Mai “Cuốn Tuyển

tập kịch là nỗi tâm huyết nhất của đời tôi là những nỗi đau nhức nhối của đời tơi”.
Nguyễn Đình Thi viết nhiều thể loại và với mỗi thể loại ông đều dành hết sức mình
cho trang viết. Theo ơng thơ là thể loại nói được mình nhiều nhất. Có một Nguyễn
Đình Thi đằm thắm sâu sắc trong thơ, người viết đã lấy mình ra làm cây đàn thơ và
có sự tương đồng, hịa quyện như cách nói của Hàn Mạc Tử “Người thơ phong vận
như thơ ấy”. Có một Nguyễn Đình Thi giàu triết lý, suy tưởng gửi vào các nhân vật
mà tác giả chọn lọc, bảo vệ, phân tích, phê phán với bao tâm huyết. Người viết bài
này cũng có một kỷ niệm khó quên. Vào một buổi chiều mùa hạ ngày 7.8.1997 tơi
đến thăm nhà văn Nguyễn Đình Thi tại căn phòng ở phố Trung Tự. Anh ân cần tiếp
và tặng tơi Tuyển tập Nguyễn Đình Thi tập I về kịch với lời đề tặng “Tặng anh Hà
Minh Đức với tình cảm q mến”. Anh nói: “Anh đã viết cho tơi nhiều về tiểu
thuyết và thơ. Nếu có thì giờ anh viết về kịch cho thì tốt”. Tơi vẫn nhớ những lời
nhắc nhở chân tình ấy và mãi hơm nay mới bước đầu có những trang viết khó khăn


về kịch Nguyễn Đình Thi, những tác phẩm có giá trị của một sự nghiệp văn chương
lớn



×