Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

CHỢ NÔNG THÔN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHỢ NINH HIỆP, CHỢ HỮU BẰNG, CHỢ THỔ TANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 238 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******




Lê Thị Mai



CHỢ NÔNG THÔN
CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHỢ NINH HIỆP, CHỢ HỮU BẰNG, CHỢ THỔ TANG)





LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC













Hà Nội – 2002



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******

Lê Thị Mai



CHỢ NÔNG THÔN
CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHỢ NINH HIỆP, CHỢ HỮU BẰNG, CHỢ THỔ TANG)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

MÃ SỐ : 5.01.09





Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. Trịnh Duy Luân
TS. Nguyễn Văn Thủ






Hà Nội - 2002



1

Mục lục


Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

1
2
Danh mục các bảng
Danh mục các bản đồ và sơ đồ
Danh mục ảnh
MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
2- Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3- Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập
thông tin
4- Đóng góp của luận án
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1- Một số những công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: CHỢ NÔNG THÔN TRONG CẤU TRÚC KINH TẾ - XÃ
HỘI CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
2.1- Chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng
2.1.1- Cơ sở hình thành chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng
2.1.2- Một số loại hình chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng
2.1.3- Văn hoá kinh doanh cƣ dân nông thôn châu thổ
Sông Hồng
4
5
5
7
7
10

17
32
34
34
41

56
56

56
58

60

2
2.2- Chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng trong giai đoạn chuyển
đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới
2.2.1- Một số chính sách tác động đến sự chuyển đổi kinh tế -
xã hội nông thôn thời kỳ đổi mới
2.2.2- Chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng trong quá trình phát
triển
2.2.3- Xu hƣớng phát triển của chợ nông thôn châu thổ Sông
Hồng
2.2.4 - Một số yếu tố tác động chợ nông thôn phát triển thành
cụm thƣơng mại - dịch vụ / trung tâm kinh tế vùng/ trung
tâm tiểu, thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ/ (trƣờng hợp
chợ Ninh Hiệp, chợ Hữu Bằng, chợ Thổ Tang)
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CHỢ NÔNG THÔN TRONG ĐỜI
SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ
3.1- Vai trò của thƣơng nhân trong cộng đồng làng xã từ khía
cạnh giới
3.2- Vai trò của chợ nông thôn và thƣơng nhân trong hoạt động
sản xuất hàng hoá
3.3- Vai trò của chợ nông thôn trong quá trình chuyển đổi xã
hội cộng đồng làng xã giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO



64

64

68

88



95

107

108

114


143
168
172
172
225

3

DANH MỤC CÁC BẢNG
- Dân số vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Bảng 2.1: Một số đặc trƣng văn hoá ứng xử trong kinh doanh
nông thôn châu thổ Sông Hồng
- Bảng 2.2:Tƣơng quan giữa môi trƣờng kinh tế-xã hội và qui mô,
hình thức chợ, chủ thể kinh doanh, nông thôn châu thổ Sông Hồng.
Bảng 2.3: Số doanh nghiệp tƣ nhân Việt Nam phân theo ngành
(1994 - 1998)
- Bảng 3.1: Cơ cấu thu nhập hàng tháng của nông dân tập thể trƣớc
và trong thời gian chiến tranh.
- Bảng 3.2: Số lƣợng chợ vùng đồng bằng Sông Hồng qua các năm
- Bảng 3.3: Dự báo số lƣợng chợ đồng bằng Sông Hồng đến 2010
- Bảng 3.4: Tỷ trọng số hộ trong các ngành ngoài nông nghiệp nông
thôn Việt Nam (Tính đến 1994).
- Bảng 3.5: Tỷ trọng loại hộ ở khu vực nông thôn tình đến 2001
- Bảng 3.6: Cơ cấu kinh tế hộ gia đình xã Ninh Hiệp, Gia Lâm,
Hà Nội
- Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây
Bảng 3.8: So sánh cơ cấu hộ theo ngành nghề ở một số xã quanh
Ninh Hiệp (% tính đến 6-1997).
- Bảng 3.9: Tƣơng quan ngành nghề và mức sống của các hộ (%)
- Bảng 3.10: Tƣơng quan môi trƣờng kinh tế - xã hội và hành vi
kinh tế (lựa chọn ngành nghề).
- Bảng 3.11: Tƣơng quan của các biến số với chính sách cải cách
của nông dân Nigeria
Phụ lục:

4
Bảng1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2001 (%)
Bảng2: Cơ cấu lao động* theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm

2001 (%)
Bảng3: Cơ cấu lực lƣợng lao động* phân theo trình độ học vấn (%)
Bảng 4: Thất nghiệp ở thành thị và thời gian lao động ở nông thôn
năm 2001 (%)
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
- Bản đồ châu thổ Sông Hồng
- Khung lý thuyết và lƣợc đồ vấn đề nghiên cứu
- Bản đồ vùng ảnh hƣởng của chợ Ninh Hiệp
- Bản đồ vùng ảnh hƣởng của chợ Thổ Tang
- Bản đồ vùng ảnh hƣởng của chợ Hữu Bằng
DANH MỤC ẢNH
1- Cày ruộng cho vụ sau
2- Cấy lúa
3- Làm giấy
4- Cuộc sống ở làng quê- Cảnh giã gạo
5- Cánh đồng khoai tây
6- Phƣờng thợ khắc gỗ
7-Hai thiếu nữ bên khung dệt
8- Ngƣời thợ rèn Annam
9- Ngƣời bán vỏ ăn trầu
10-Ngƣời bán ngũ cốc và thuốc Nam
11- Ngƣời buôn bán nhỏ Annam
12- Ngƣời buôn bán nhỏ Đan Loan, Cẩm Bình, Hải Dƣơng
13- Một nhà buôn trên sông

5
14- Chợ Ba Thá, Chƣơng Mỹ, Hà Tây
15- Hội chợ súc vật
16- Đò ngang chở ngƣời đi chợ tại Phát Diệm
17- Lò rèn chợ Phù Lƣu

18- Ngƣời nông dân bán sản phẩm vƣờn tại chợ làng
19- Cảnh phiên chợ Nủa ngày 7 tháng chạp 1999
22- Lò nhuộm chợ Nủa ngày 7 tháng chạp 1999
23- Chợ Đa Ngƣu, Hƣng Yên
24- Tan chợ
25- Hợp tác xã mua bán/ cửa hàng thực phẩm tại chợ làng
26- Sản phẩm Hữu Bằng ra Hà Nội
27- Công ty TNHH kinh doanh thuốc Bắc tại xóm 8 Ninh Hiệp
28- Một loại "nhà kính" trên đồng màu Thổ Tang
29- Xƣởng đóng đồ gỗ của gia đình chị H ở Hữu Bằng
30- Kho gỗ đầu làng Hữu Bằng (6- 2000)
31- Dãy nhà mới xây bên đƣờng dẫn vào làng Hữu Bằng
32- Công ty TNHH chế biến chè Thanh Nhiệt tại Ninh Hiệp
33- Hộ may gia công quần áo may sẵn tại Ninh Hiệp
34- Khu nhà, xƣởng sản xuất của ông T. H, Phùng Xá, Hà Tây (lò
cán sắt phế thải. Bãi tập kết gỗ, tôn tấm, sắt vụn (6-2000)
35- Cửa hàng cho thuê áo cƣới ở phố chợ Ninh Hiệp
36- Phòng chữa răng tƣ nhân phố chợ Thổ Tang
37- Cửa hàng vải tại phố chợ Ninh Hiệp
38- Cửa hàng Vàng tại chợ Hữu Bằng
39- Cửa hàng thiết bị bƣu điện phố chợ Hữu Bằng
40- Phố chợ Thổ Tang

6
41- Chở hàng đi Yên Bái, Lào Cai
42- Nông sản hàng hoá





MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
1.1- Từ năm 1986 Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển
sản xuất hàng hoá và thị trường nông thôn, nông thôn châu thổ Sông Hồng
đang diễn ra những biến đổi kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Một trong những đặc
điểm chung nhất của những biến đổi đó là sự xâm nhập các yếu tố đô thị vào
nông thôn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và việc
thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô: phát triển các ngành nghề thuộc
nhiều thành phần kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thị trƣờng, thực hiện thị trƣờng
thống nhất, mở cửa, đã tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông
thôn, thuỷ sản thời kỳ 1994 - 2001 theo quyết định số 34/2001/TTG của Thủ
tƣớng Chính phủ cuối năm 2001, nông thôn Việt Nam đang diễn ra sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tỷ lệ hộ phi nông nghiệp ngày càng tăng. Giai
đoạn 1994 - 2001, các hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng ba
lần (từ 1,6% lên 5,8%). Các hộ thƣơng mại - dịch vụ tăng hai lần (từ 6,4% lên

7
11,2%).
So sánh giữa các vùng thì tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phi
nông nghiệp còn chậm và không đồng đều. Thực tế vẫn còn 4/8 vùng có tỷ lệ
hộ công nghiệp và thủ công nghiệp dƣới 3%. Tỷ lệ giữa các ngành nghề phi
nông cũng khác nhau tuỳ theo lợi thế của mỗi vùng ví dụ, trong khu vực hộ
phi nông nghiệp vùng châu thổ Sông Hồng, những hộ hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ (thƣơng mại - dịch vụ) chiếm tỷ lệ lớn (50%).
Kết quả tổng hợp từ 81 xã thuộc địa bàn điều tra của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, năm 1994 nhiều làng nghề ở châu thổ Sông Hồng đã thu
hút 60 - 90% số hộ tham gia hoạt động ngành nghề, đã tạo ra giá trị sản lƣợng
chiếm từ 76 - 98% tổng giá trị sản lƣợng của cả làng. Tỉnh Nam Định có 86
làng nghề với gần 100.000 lao động thủ công. Hà Tây có 73 làng nghề, tỷ
trọng lao động phi nông chiếm 72% tổng số lao động. Tỷ trọng lao động nông
nghiệp từ 80% năm 1990 giảm xuống 70% năm 1994 và 62,34% năm 1996
22, tr.182-183.
Quá trình nâng cao tỷ lệ cơ khí hoá, cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp và các nghề thủ công và kinh tế hộ gia đình nông dân hoạt động theo
phƣơng thức tự hạch toán đã tạo ra điều kiện để ngƣời nông dân trở thành
công nhân nông nghiệp, nông dân kiêm nghiệp, thƣơng nhân, Ngƣời tiểu
nông, nông dân tập thể trở thành vừa là ngƣời sản xuất vừa là ngƣời kinh
doanh,
Quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn đã tác
động làm nông thôn biến đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất ở cơ sở
hạ tầng, kiến trúc không gian, Cũng theo kết quả của cuộc tổng điều tra nông
nghiệp, nông thôn, thuỷ sản thời kỳ 1994 - 2001, tỷ lệ số hộ, thôn, xã sử dụng
điện và có đƣờng ôtô, trƣờng học, trạm xá khá cao. Tính đến năm 2001 đã có::

8
86% số xã, 77% số thôn, 79% số hộ sử dụng điện. 8461 xã (94,5%) có đƣờng
ô tô đến trụ sở xã. 99,9% xã có trƣờng tiểu học, 84,5% xã có trƣờng trung học
cơ sở, 85,7% xã có nhà trẻ. Trạm xá gần nhƣ phủ kín trên phạm vi cả nƣớc
Truyền thông đại chúng tác động làm mở rộng môi trƣờng xã hội hoá
của ngƣời nông dân. Điều kiện sống, điều kiện làm việc đƣợc cải thiện cùng
với sự mở rộng các quan hệ xã hội do hiệu quả của nền nông nghiệp hàng hoá
đang gia tăng đem lại đã dẫn đến những thay đổi về tâm lý, cách thức tiêu
dùng, lối sống, của ngƣời nông dân
1.2- Thương mại là một trong những cầu nối giao lưu giữa các vùng và
khu vực. Do đó, chợ nông thôn là một trong những môi trường tiếp nhận sự

tác động của những yếu tố bên ngoài vào cộng đồng làng đồng thời là cầu nối
cộng đồng làng với thế giới bên ngoài qua hoạt động sản xuất - kinh doanh,
thương mại do doanh nhân thực hiện.
Từ năm 1986, chủ trƣơng Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã đƣợc cụ thể hoá bằng những đổi mới trong thể
chế, chính sách, biện pháp kinh tế, đặc biệt là Nghị quyết hội nghị TW lần
thứ 2 ( khoá VI ngày 9 - 4 - 1987) quyết định bỏ cơ chế mua bán nghĩa vụ
chuyển sang cơ chế hợp đồng mua bán theo giá thoả thuận, thực hiện chính
sách lƣu thông hàng hoá, tự do thƣơng mại, thị trƣờng thống nhất trong cả
nƣớc, Những quyết định kinh tế vĩ mô đó là điều kiện quyết định, tác động,
làm biến đổi mạng lƣới chợ khu vực nông thôn. Hệ thống chợ và mạng lƣới
những ngƣời buôn bán nhỏ đi vào tận những làng quê hẻo lánh. Năm 1994
ƣớc tính 40% tổng lƣợng hàng hoá nông sản và hàng công nghiệp tiêu dùng
đƣợc lƣu chuyển qua mạng lƣới chợ toàn khu vực nông thôn. Bên cạnh xu
hƣớng tăng số lƣợng chợ, thời gian họp chợ cũng thay đổi, chỉ còn 28,5% số
chợ họp theo phiên cố định. Một số chợ còn duy trì phiên chính và phiên phụ.

9
Số lƣợng chợ họp hàng ngày tăng lên 4, tr. 10, 12. Sự phát triển mạng lƣới
chợ nông thôn đã góp phần tác động trở lại hoạt động sản xuất hàng hoá, phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam nói chung trong hơn một thập kỷ
qua. Đúng nhƣ C. Mác đã nhận định, “khi thị trƣờng, nghĩa là lĩnh vực trao
đổi mở rộng ra thì qui mô sản xuất cũng tăng lên, sự phân công trong sản xuất
cũng trở nên sâu sắc hơn”11, tr. 614.
1.3- Nhìn tổng thể, tác động của chợ đến đời sống kinh tế - xã hội cộng
đồng làng rất khác nhau ở mỗi địa phƣơng. Thực tiễn đặt ra câu hỏi, từ khi
thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hệ thống chợ nông thôn mở rộng song tại
sao chỉ có một số ít chợ có hoạt động thị trƣờng đủ mạnh, có tác động trở lại
hoạt động sản xuất hàng hoá tại cộng đồng đó và ảnh hƣởng đến một số cộng
đồng làng xung quanh phát triển? Ở một số địa phƣơng có chợ phát triển

thành trung tâm kinh tế vùng/ trung tâm thƣơng mại - dịch vụ cũng là địa
phƣơng có sự chuyển đổi kinh tế - xã hội mạnh mẽ theo hƣớng đô thị hoá,
công nghiệp hoá kinh tế nông thôn hơn những làng khác. Những yếu tố nào
đóng vai trò quyết định trong tiến trình chuyển đổi trên? Và chúng có thể trở
thành một trong những giải pháp để thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn
vùng châu thổ Sông Hồng? Giải đáp đƣợc những câu hỏi này sẽ góp phần tích
cực cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hƣớng công
nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Do đó, việc đặt vấn đề nghiên cứu chợ trong
đời sống kinh tế - xã hội cộng đồng nông thôn, đặc biệt là trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất hàng
hoá, phát triển thị trƣờng nông thôn hiện nay, là một chủ đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn.
Đó là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chợ nông thôn châu thổ Sông
Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới”.

10
2- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1- Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu vai trò của chợ nông thôn và những chủ thể kinh doanh trong
đời sống kinh tế - xã hội nông thôn thể hiện nhƣ thế nào (qua hai vai trò chính:
đối với hoạt động sản xuất và đối với sự chuyển đổi xã hội của cộng đồng làng
xã nông thôn).
- Tìm hiểu sự thay đổi trong cấu trúc xã hội các quan hệ thƣơng mại tại
chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng do quá trình mở rộng và phát triển thị
trƣờng nông thôn phát triển sản xuất hàng hoá, từ đó nhận diện đƣợc những
biến đổi trong các quan hệ xã hội cộng đồng làng xã trƣớc tác động cuả những
chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô.
2.2- Nhiệm vụ nghiên cứu: kết quả nghiên cứu thực nghiệm có nhiệm
vụ chỉ ra đƣợc:
- Cơ sở kinh tế - xã hội của chợ nông thôn. Vai trò của chợ và thƣơng

nhân trong đời sống kinh tế - xã hội cộng đồng làng xã vùng châu thổ Sông
Hồng,
- Cấu trúc xã hội các quan hệ thƣơng mại kinh doanh tại chợ nông
thôn. Cách thức chủ thể kinh tế tiếp nhận những tác động của quá trình phát
triển thị trƣờng nông thôn, điều chỉnh hành vi kinh tế của họ,
- Xu hƣớng vận động của chợ nông thôn và tác động của quan hệ thị
trƣờng đến một số biến đổi xã hội nông thôn.
2.3- Đối tượng nghiên cứu: chợ nông thôn châu thổ Sông hồng trong
quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới
- Chợ nông thôn và các mối quan hệ giữa các nhóm xã hội tham gia hoạt
động kinh doanh tại chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng.
- Các nhóm xã hội tham gia/ có liên quan tới hoạt động kinh doanh tại

11
chợ: ngƣời buôn bán nhỏ, ngƣời sản xuất - kinh doanh, chính quyền địa
phƣơng,
2.3- Phạm vi nghiên cứu:
* Địa bàn khảo sát: Tại thời điểm nghiên cứu của đề tài, và trong khuôn
khổ đề tài, châu thổ Sông Hồng bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà
Nam, Nam Định, Thái Bình, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà
Tây5, tr.9.
Để thấy rõ những yếu tố làm cơ sở cho chợ nông thôn phát triển mạnh và
xu hƣớng biến đổi của nó trƣớc tác động của một số chính sách kinh tế - xã
hội vĩ mô phải là những chợ xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), nơi có hoạt
động thị trường phát triển mạnh và địa phương có chợ diễn ra những sự
chuyển biến rõ rệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm),
chợ Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Tây) và chợ Thổ Tang (Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc)
đƣợc chọn làm ba nghiên cứu trƣờng hợp vì chúng đáp ứng đƣợc điều kiện
trên.
Tính đại diện của nó thể hiện rõ ở cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp,

bao gồm Thổ Tang là một địa phƣơng sản xuất nông nghiệp kết hợp với buôn
bán. Ninh Hiệp và Hữu Bằng là những làng nghề truyền thống: dệt, mộc (Hữu
Bằng), may, chế biến nông, lâm sản (Ninh Hiệp). Đồng thời hai làng nghề này
cũng kết hợp làm nông nghiệp với buôn bán - dịch vụ tại chợ. Xu thế chung ở
cả ba địa phƣơng trên là giảm nghề nông, đồng thời tăng dần việc làm, ngành
nghề phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, buôn bán - dịch vụ). Do đó, có
thể coi ba xã Thổ Tang, Ninh Hiệp và Hữu Bằng là hình ảnh thu nhỏ của nông
thôn đồng bằng Sông Hồng trong lịch sử cũng như hiện nay.
Thời gian nghiên cứu : Từ năm 1986, hoạt động của chợ nông thôn
trƣớc năm 1986 đƣợc đề cập đến để so sánh.

12
2.5- Giới thiệu chung về địa phương có chợ được chọn nghiên cứu
Chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc) - một chợ vùng Trung Du - thuộc xã Thổ
Tang, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở đỉnh tam giác châu thổ Sông
Hồng. Thổ Tang nghĩa là đất trồng dâu nuôi tằm, một vùng thuần nông
nghiệp. năm 1822 phủ Vĩnh Tƣờng đƣợc thành lập, ngƣời nông dân Thổ Tang
trở thành dân đô thị lập nên chợ Thổ Tang.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Phủ Vĩnh Tƣờng đƣợc đổi thành huyện
Vĩnh Tƣờng thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Từ tháng 10-1977 đến tháng 12-1995 hợp
nhất với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc. Tháng 1-1996 huyện Vĩnh
Tƣờng đƣợc tái lập với diện tích tự nhiên 141,8 km
2
. Dân số hơn 18 vạn
ngƣời gồm 28 làng xã, 1 thị trấn nơi có chợ Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang.
Trải qua những biến thiên lịch sử , cho đến nay nghề trồng trọt, dịch vụ,
buôn bán với sự hoạt động của chợ Thổ Tang trở thành truyền thống của làng.
Dân trong vùng có câu ca: "ngược xuôi, trên dưới, trong ngoài. Ở đâu có chợ
có người Thổ Tang". Chợ Thổ Tang hoạt động mạnh nhất vùng chính là do
ngƣời dân có truyền thống kinh doanh buôn bán và làm dịch vụ, biết khai thác

lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi vì đây là nơi trung chuyển hàng ngƣợc - xuôi.
Ngƣời dân Thổ Tang mang nông sản: rau, quả, củ, lên cung cấp cho các tỉnh
miền ngƣợc và chở lâm sản về xuôi bán, một phạm vi hoạt động thị trƣờng
khá rộng lớn có sự tham gia tích cực của ngƣời dân Thổ Tang. Việc thƣơng
nhân mở rộng phạm vi hoạt động thị trƣờng đƣa nông sản thu gom tại chợ Thổ
Tang đến những thị trƣờng miền núi phía Bắc thậm chí sang cả Lào, Trung
Quốc, không chỉ góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu việc làm do
ít đất canh tác (358 ha đất canh tác / 13.510 nhân khẩu - trung bình 260 m
2
/
ngƣời), mà còn tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển những cánh đồng
màu của địa phƣơng và những vùng xung quanh. Đất khu vực Thổ Tang

13
thuộc loại đất pha cát Sông Hồng nên rất thuận lợi cho việc trồng màu. Hiện
nay tỷ lệ khai thác đất thuộc loại cao nhất nƣớc: 7,8 vụ/ năm, trung bình 45
ngày/ vụ màu.
Do sử dụng giống tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật vào qui trình sản xuất
lúa nên năng suất lúa trung bình 11,7 tấn/ ha. Nhƣng lợi ích kinh tế từ trồng
trọt đem lại ở Thổ Tang phải kể đến hơn 400 ha màu. Do biết khai thác ƣu thế
của loại đất pha cát kết hợp với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây
trái vụ nên giá trị thu nhập từ trồng màu cả năm 2001 lên 13,277 tỷ đồng trên
578 ha đất (tăng 0,88 tỷ đồng so với năm 2000). Diện tích đất canh tác chuyển
sang trồng màu ngày càng tăng, theo cán bộ xã cho biết sang năm 2002 sẽ
dành 490 ha vào trồng màu. Giá trị hàng hoá trên 1 ha trồng màu năm 2001 là
65 triệu đồng; phấn đấu sang năm 2002 tăng lên 70 triệu đồng/ ha màu.
Đây là địa phƣơng có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh trong
vùng châu thổ Sông Hồng. Ngoài ra còn có một số hộ ngành nghề: sửa chữa
cơ khí, trung và đại tu các phƣơng tiện vận tải, gò hàn, mộc dân dụng, xay xát,
chế biến nông sản, lâm sản, may mặc, Một số hộ trong năm 2001 đầu tƣ

hàng trăm triệu đồng lắp đặt dây truyền dệt bao bì, thổi bao nilon.
Thổ Tang là một thị trƣờng sôi động nên ngƣời dân sử dụng nhiều nguồn
vốn trong đó có Quĩ tín dụng nhân dân xã. Quĩ hoạt động mạnh đƣợc đánh giá
là đơn vị lá cờ đầu của Tỉnh Vĩnh Phúc. Trong 2001 Quĩ có lãi gộp là 454
triệu đồng, thực lãi cả năm là 74 triệu đồng (tăng 10,1 triệu đồng so với 2000).
Do hoạt động sản xuất hàng hoá của các ngành nghề đều phát triển mạnh,
buôn bán cũng trở thành một nghề truyền thống của xã trong tất cả các giai
đoạn kinh tế. Năng lực kinh doanh của ngƣời dân đƣợc phát huy và đem lại
hiệu quả kinh tế đặc biệt mạnh từ khi thực hiện chính sách đổi mới cơ chế
quản lý trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề theo hƣớng sản

14
xuất hàng hoá.
Thu nhập trung bình của ngƣời lao động khoảng 500.000 đồng/ tháng
nhƣng thu nhập của những hộ dịch vụ vận tải đạt thực lãi khoảng 500 triệu
đồng/ hộ/ năm. Thu nhập từ ngành nghề kinh doanh dịch vụ thƣơng nghiệp
khoảng 26 tỷ đồng cùng các khoản thu khác đƣa tổng thu nhập toàn xã trong
năm 2001 đạt 53,5 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2000) bình quân thu
nhập 3.960.000 đồng/ ngƣời/ năm.
Chợ Hữu Bằng thuộc xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nằm
sâu trong đồng bằng, xa đƣờng quốc lộ. Đất canh tác rất ít (sau cải cách ruộng
đất 1957 bình quân 72 m
2
(3 thƣớc)/ ngƣời).
Năm 2000 có 12.470 nhân khẩu sinh sống trên diện tích 200 ha đất trong
đó có 118 ha đất canh tác. Đất nông nghiệp ít nên nơi đây phát triển nhiều
nghề thủ công: dệt, mộc, cơ khí, chế biến lâm sản. Các hộ gia đình đều hoạt
động theo phƣơng thức tự sản tự tiêu do đó, kinh doanh buôn bán trở thành
một nghề truyền thống của làng.
Thời kỳ kinh tế hợp tác, bên cạnh hợp tác xã nông nghiệp còn có một hợp

tác xã dệt và nhuộm gia công hàng cho Nhà nƣớc đã đƣợc thành lập. Xã viên
đƣợc nhà nƣớc trả lƣơng và hƣởng chế độ tem phiếu mua nhu yếu phẩm theo
giá bao cấp của nhà nƣớc nên diện tích đất cho khu vực lao động nông nghiệp
tăng lên 10 thƣớc/ ngƣời.
Năm 1986 hợp tác xã dệt và nhuộm giải thể, xã viên tự chuyển nghề khác
làm ăn sinh sống: sản xuất đồ gỗ gia đình, mở xƣởng cơ khí chế tạo máy móc,
buôn bán hàng tiêu dùng theo đƣờng tiểu ngạch với thƣơng nhân Trung Quốc,
buôn gỗ,
Hiện nay chợ làng phát triển mở rộng thành khu phố chợ kéo dài từ trung
tâm chợ đến đƣờng liên huyện (đƣờng 21B). Tập trung ở khu phố chợ là

15
những cơ sở kinh doanh buôn bán, những cửa hàng giới thiệu sản phẩm nghề
làng. Do hoạt động kinh doanh và những nghề phi nông đều phát triển nên đã
thu hút khá nhiều thƣơng nhân từ khắp đất nƣớc đến làm ăn buôn bán, nhà
doanh nghiệp và cả những kỹ sƣ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến ký
kết hợp đồng kinh tế.
Chính quyền xã Hữu Bằng hoạt động kém hiệu quả nên mặc dù đây là
một địa phƣơng hoạt động kinh tế khá nhƣng chính quyền không có khả năng
động viên đƣợc sự đóng góp của nhân dân vào các công việc chung của cộng
đồng. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, đƣờng làng phần nhiều là đƣờng đất,
dân lấn chiếm đất công ngày càng nhiều,
Chợ Ninh Hiệp thuộc xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm. Đây là một xã ven
đô, xƣa thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961 thuộc huyện Gia
Lâm, ngoại thành Hà Nội. Theo Báo cáo tổng kết chương trình phát triển
nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 1991-2000 của UBND xã
Ninh Hiệp: diện tích đất tự nhiên của xã là 488,86 ha trong đó, đất thổ cƣ:
6,05 ha, đất nông nghiệp: 472,81 ha. Đất canh tác bình quân 1 sào/ ngƣời
(1994). Số dân trung bình năm 2000 là 13.379 ngƣời với tổng số 2.813 hộ. Về
địa lý, Ninh Hiệp ở vị trí không thuận lợi vì xa đƣờng quốc lộ I, xa trung tâm

huyện.
Ninh Hiệp là một trong những địa phƣơng có nền sản xuất nông nghiệp
lâu đời, có nhiều ngành nghề truyền thống phong phú: may mặc, dệt, sản xuất
đồ giả da, chế biến nông lâm sản, thuốc nam thuốc bắc, Từ xƣa đã sớm hình
thành một chợ lớn nằm ngay trung tâm xã, là nơi giao lƣu hàng hoá của nhân
dân trong xã, trong vùng cũng nhƣ các tỉnh lân cận. Kinh tế của xã ngày càng
ổn định và phát triển, đặc biệt từ 1986 trở lại đây. Tốc độ đô thị hoá nhanh tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ tới cục diện kinh tế - xã hội.

16
Ngay từ sau năm 1986 các cá nhân, hộ gia đình đã có hoạt động thƣơng
mại với nƣớc ngoài thông qua những hợp đồng với Công ty ngoại thƣơng Việt
Nam thu gom và chế biến, nông, lâm sản (dƣợc liệu, tinh dầu, lạc, đỗ, ) xuất
khẩu sang các nƣớc Đông Âu, Nhật, Trung Quốc, Buôn bán vải, dƣợc liệu,
hạt sen khô, theo đƣờng tiểu ngạch với Trung Quốc, Hồng Kông khi biên
giới Việt - Trung mở cửa.
Mỗi ngành nghề hầu nhƣ tập trung ở mỗi xóm ví dụ nhƣ xóm 8 là nơi tập
trung những hộ chế biến kinh doanh dƣợc liệu. Sản phẩm may mặc và dƣợc
liệu chủ yếu cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc do đó, hầu hết hoạt
động kinh doanh các mặt hàng này do chủ cơ sở sản xuất trực tiếp giao dịch
với khách hàng tại nhà qua phƣơng tiện liên lạc: điện thoại, fax; thanh toán
qua ngân hàng hoặc trực tiếp.
Chợ vải Ninh Hiệp phát triển thành trung tâm buôn bán các mặt hàng
vải, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Hongkong. Phạm vi thị trƣờng rộng khắp
trong và ngoài nƣớc.
Chính quyền xã hoạt động có hiệu quả, là chỗ dựa cho hoạt động kinh tế
của nhân dân. Sự phối kết hợp giữa chính quyền và những hộ sản xuất - kinh
doanh chặt chẽ có hiệu quả.
Đặc điểm chung của ba chợ Ninh Hiệp, chợ Thổ Tang và chợ Hữu Bằng
đều có phạm vi hoạt động thƣơng mại rộng, thu hút nhiều ngƣời đến giao

thƣơng nên hoạt động dịch vụ cũng phát triển, hình thành những dãy phố
trong làng với những cửa hàng cửa hiệu kinh doanh, dịch vụ có quan hệ với
thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đều nằm ở địa phƣơng có truyền thống buôn
bán và nhiều nghề thủ công phát triển mạnh.
3- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin:
3.1- Phương pháp luận nghiên cứu:

17
Từ hƣớng tiếp cận xã hội học kinh tế, chuyên ngành hẹp giữa xã hội học
và kinh tế học, vấn đề nghiên cứu tập trung vào những nội dung sau đây: 1/
nguồn gốc xã hội của chợ nông thôn; cấu trúc xã hội các quan hệ thƣơng mại
tại chợ nông thôn; 2/ giải thích hành vi ứng xử của chủ thể kinh tế tại chợ
nông thôn; tìm hiểu những kiểu/ mô hình hành vi kinh tế khác nhau trƣớc tác
động của những yếu tố can thiệp (giá trị xã hội, chuẩn mực, thể chế, tập quán,
tâm lý xã hội, ); 3/ sự vận động, xu hƣớng phát triển của chợ nông thôn và
những điều chỉnh hành vi kinh tế của chủ thể kinh tế tại chợ có tác động nhƣ
thế nào đối với từng cá nhân và cho toàn thể cộng đồng?.
Xuất phát từ những nội dung nghiên cứu đã xác định, các tiền đề làm cơ
sở lý luận cho sự mô tả và giải thích vấn đề nghiên cứu như sau:
- Qui mô, hình thức, trình độ phát triển của thị trƣờng chịu sự qui định
của qui mô, hình thức, trình độ phát triển của hoạt động sản xuất. Thị trƣờng
phát triển đến mức độ nhất định sẽ tác động trở lại, mở rộng sản xuất dẫn đến
sự tách rời sản xuất và thƣơng mại, tạo nên sự đổi mới trong xã hội, trở thành
yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển.
- Buôn bán, trao đổi hàng hoá là bản chất vốn có của con ngƣời. Việc con
ngƣời theo đuổi những lợi ích kinh tế trong thƣơng mại là động lực nội tại
thúc đẩy kinh tế phát triển. Lợi ích kinh tế định hƣớng cho hành động song
không phải lúc nào con ngƣời cũng hành động theo logích kinh tế này mà vẫn
chịu sự can thiệp mạnh mẽ từ những yếu tố xã hội trung gian. Chính nhờ sự
can thiệp này mà các quan hệ thị trƣờng/ quan hệ thƣơng mại không diễn ra

theo những logích kinh tế cho dù chính logích này đã giúp cho thị trƣờng vận
hành, đem lại cho chủ thể kinh tế những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong cuộc
cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Và cũng nhờ những mối quan hệ thƣơng mại
không diễn ra theo logích kinh tế này mà hạn chế đƣợc sự huỷ hoại đạo đức,

18
môi trƣờng xã hội, do những cuộc tìm kiếm lợi nhuận của hoạt động kinh tế
gây ra.
- Cá nhân định hƣớng hành vi nhằm đáp ứng những nhu cầu, sở thích,
mong muốn, của mình. Sự định hƣớng này chịu tác động, chi phối của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan: giá trị xã hội, chuẩn mực, thể chế, ý thức hệ,
tập quán cộng đồng, giới hạn của năng lực cá nhân, và thông tin, Sự chi
phối của những yếu tố này đóng vai trò quyết định đến tính hợp lý của các kết
quả lựa chọn hành vi của cá nhân. Kết quả của quá trình lựa chọn này có thể
đƣa đến ba khả năng: 1/ cá nhân hành động theo sở thích, mục đích, lợi ích
riêng; 2/ cá nhân hành động tuân theo những mong muốn của xã hội, giá trị xã
hội, chuẩn mực, thể chế, ý thức hệ, tập quán cộng đồng, ; 3/ cá nhân có
những hành động mang tính thoả hiệp giữa hai cách ứng xử trên, tuỳ theo
hoàn cảnh, điều kiện hành động cho phép.
- Con ngƣời là sản phẩm của xã hội. Thị trƣờng nông thôn mở rộng, cấu
trúc xã hội của các quan hệ thƣơng mại tại chợ nông thôn trở nên đa dạng,
phức tạp hơn thì quá trình tham gia vào các quan hệ thƣơng mại cũng là quá
trình những chủ thể kinh tế truyền thống của chợ nông thôn thay đổi tƣ duy,
hành vi kinh tế thích ứng với môi trƣờng hoạt động mới. Họ không chỉ làm
nghề nông mà có quyền tự do lựa chọn nghề theo khả năng và sở thích trong
khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhiều ngƣời chuyển sang làm nghề thủ công
nghiệp, thành lập cơ sở sản xuất - kinh doanh, kinh doanh buôn bán, Điều
kiện sống đƣợc cải thiện họ có điều kiện thay đổi lối sống phù hợp với địa vị,
quan hệ xã hội mới. Xã hội nông thôn thay đổi.
Từ những tiền đề xuất phát này, việc phân tích quá trình vận động và xu

hƣớng phát triển của chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng trƣớc tác động của
những yếu tố kinh tế - xã hội vĩ mô, vi mô; phân tích sự thay đổi cấu trúc xã

19
hội của các quan hệ tại chợ nông thôn và các quyết định hành vi kinh tế của
chủ thể kinh tế theo những chiều cạnh có mối liên kết chặt chẽ với nhau sau
đây:
Các quá trình kinh tế: phân tích bản chất xã hội của chợ nông thôn qua
tác động nhiều chiều của đời sống xã hội. Mặc dù hoạt động thƣơng mại do
hoạt động sản xuất qui định nhƣng qui mô, hình thức hoạt động của chợ,
phƣơng thức kinh doanh, những cá nhân và nhóm xã hội tham gia vào hoạt
động thƣơng mại chịu ảnh hƣởng, chi phối mạnh mẽ, đôi khi mang tính quyết
định, của những yếu tố can thiệp: thể chế kinh tế, xã hội, giá trị xã hội, tập
quán cộng đồng, ý thức hệ, nhƣ thế nào? Sự biến đổi của chợ nông thôn và
hành vi kinh doanh của ngƣời nông dân châu thổ Sông Hồng, sự biến đổi
trong đời sống xã hội nông thôn có mối liên hệ, quan hệ chặt chẽ với những
biến đổi trong thể chế kinh tế, trong mô hình, định hƣớng phát triển của quốc
gia nhƣ thế nào?.
Những hạn chế của hành vi kinh tế: mặc dù con ngƣời luôn hành động
hƣớng đích nhƣng việc thực hiện những lựa chọn cá nhân luôn bị giới hạn bởi
những yếu tố: giới hạn của khả năng cá nhân, các thể chế xã hội, thái độ xã hội
đến việc định hƣớng lựa chon nghề, qui định phạm vi lựa chọn hành vi kinh tế
khác nhau của họ nhƣ thế nào?.
Các chủ thể kinh tế: phân tích những chủ thể kinh tế ứng xử nhƣ thế
nào để các quan hệ thƣơng mại diễn ra có trật tự? Cơ chế và những thể chế
nào giúp cho hành vi cá nhân có thể thích nghi và có thể điều phối đƣợc lẫn
nhau để các quan hệ thị trƣờng có thể thực hiện đƣợc?.
Ảnh hưởng của kinh tế đối với xã hội: phân tích tác động của quá trình
phát triển hoạt động thị trƣờng đến xu hƣớng dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ
cấu xã hội - nghề nghiệp nhƣ thế nào? quá trình thâm nhập của các quan hệ


20
hàng hoá - tiền tệ vào xã hội cộng đồng làng xã đã dẫn đến những thay đổi
nhƣ thế nào trong các quan hệ xã hội cộng đồng làng xã truyền thống, trong
định hƣớng giá trị, tâm lý tiêu dùng, lối sống, ?
Để trả lời những câu hỏi này, những quan điểm lý thuyết của các nhà xã
hội học, kinh tế học: Weber, Durkheim, Pareto, Granovette, Adam Smith, C.
Mác, về hành động xã hội, vai trò của thị trƣờng đối với sản xuất trong quá
trình phân công lao động xã hội với tƣ cách là động lực phát triển xã hội,
những quan niệm về cách tiếp cận bản chất của hiện tƣợng kinh tế, giải thích
hành vi kinh tế, và những quan điểm lý thuyết giải thích các hiện tƣợng kinh
tế và hành vi kinh tế, một số lý thuyết về phát triển xã hội, lý thuyết phát triển
vùng, lý thuyết hệ thống đƣợc sử dụng làm cơ sở lý luận trong nghiên cứu.
3.1.1- Khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Hệ khái niệm công cụ
Chợ nông thôn châu thổ Sông Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế -
xã hội thời kỳ đổi mới là một chủ đề nghiên cứu trên địa bàn nông thôn do đó,
những khái niệm liên quan dƣới đây đã đƣợc sử dụng: chợ, thị trƣờng, thƣơng
nhân, nông nghiệp, nông thôn, nông dân,
Chợ là một loại hình hoạt động thị trƣờng xuất hiện từ xa xƣa cho đến
nay ở khắp nơi trên thế giới. Chợ là nơi ngƣời mua, ngƣời bán gặp gỡ, trao
đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ do phƣơng thức tổ chức sản xuất và nhu cầu
xã hội qui định. Do đó cũng có nhiều định nghĩa về chợ.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Mỹ, “ chợ là cuộc gặp gỡ định kỳ giữa
các thƣơng gia để tiến hành hoạt động mua, bán hàng hoá công khai tại một
nơi nhất định Hàng bán tại chợ rất đa dạng, từ các loại vải may mặc đến
các loại đá quí. Hàng hoá bán tại một số chợ ở Châu Âu chủ yếu là các loại
quần áo Những nƣớc ở phƣơng Đông, chợ có tầm quan trọng và qui mô lớn.

21


“Chợ ở các bang và tỉnh lẻ của Mỹ là những nơi trƣng bày nông sản và
sản phẩm vƣờn. Chúng có nguồn gốc từ hoạt động chợ ngoài trời do Elkanah
Watson khởi xƣớng lần đầu tiên, đƣợc tổ chức tại Pittsfield, Mass, vào năm
1810, “68, p. 720-721 .
* Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa, " chợ là nơi gặp gỡ
giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung hoạt động mua
bán hàng hoá giữa ngƣời sản xuất, ngƣời buôn bán, ngƣời tiêu dùng. Qui mô,
tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Chợ có vai trò chủ
yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh hƣởng kích thích ngƣợc
lại đối với sản xuất. Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hoá
các đồng bào dân tộc.
“ Qui mô và tính chất của chợ rất đa dạng; có chợ nông thôn tự sản tự
tiêu; có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn. Thông
thƣờng mặt hàng buôn bán ở chợ rất phong phú, nhiều loại. Nhƣng cũng có
chợ chỉ mua bán những mặt hàng nhất định nhƣ chợ trâu bò,chợ gạo, chợ
vải Tuỳ theo địa điểm và nhu cầu, chợ có thể họp hàng ngày nhƣng cũng có
chợ chỉ họp theo phiên nhất định trong tháng. Vì vậy có thể xem chợ là sự
phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một địa phƣơng”50, tr.486
Trong ngôn ngữ Việt Nam khái niệm chợ thƣờng có thêm một số từ kèm
theo để chỉ loại hình hàng hoá, hình thức sinh hoạt, tính chất, địa điểm
họp, của chợ. Do đó, có thể phân chia ra nhiều loại hình chợ theo những tiêu
chí khác nhau, ví dụ:
+ Theo thời gian họp chợ: Chợ sáng, chợ hôm, chợ phiên (3 hoặc 5
ngày một lần).
+ Theo khu vực, địa vực: chợ quê, chợ nông thôn, chợ đô thị, chợ ven

22
đô, chợ đồng bằng, chợ trung du.
+ Theo qui mô hành chính: chợ làng, chợ xã( liên làng), chợ huyện

(liên xã), chợ thị trấn, chợ thị xã,
+ Theo tính chất, qui mô trao đổi hàng hoá : chợ đầu mối, chợ bán lẻ,
chợ chuyên, chợ tổng hợp,
+ Theo loại hình hàng hoá chủ yếu bán tại chợ: chợ vải, chợ trâu, chợ
lụa,
Dù phân chia theo tiêu chí nào thì chợ ở khu vực nông thôn hoạt động
trên địa bàn nào đều do chính quyền địa phƣơng đó quản lý do đó, chúng còn
có một tên gọi chung là chợ làng hoặc chợ quê.
Từ những định nghĩa và sự phân loại chợ nông thôn nhƣ trên, trong
khuôn khổ luận án nghiên cứu, có thể định nghĩa chợ nông thôn, với tƣ cách là
yếu tố kinh tế - xã hội cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo ra nhu cầu
xã hội, nhƣ sau:
Chợ nông thôn là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán
hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng nông
thôn vào những ngày, buổi nhất định. Có các ngành, hàng hoạt động ở từng
khu vực riêng trong chợ.
Với nội hàm trên thì chợ nông thôn trong khuôn khổ nghiên cứu của luận
án, ở qui mô chợ xã (liên làng) hoặc chợ huyện (liên xã).
Thương nhân: là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp thƣờng xuyên và
có ý thức tham gia vào hoạt động trao đổi lƣu thông hàng hoá và có liên quan
đến buôn bán hàng hoá.
Nông thôn, các nhà khoa học đã đƣa ra định nghĩa để xác định không
gian nông thôn và cùng với sự phát triển của xã hội, nội hàm của khái niệm
nông thôn ngày càng mở rộng. "Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ -

23
xã hội nhất định có tính lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động
xã hội, có đặc điểm dân số không đông, mật độ dân số tƣơng đối thấp, lao
động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể " 66, tr. 96-97.
Trong cuốn Từ điển Xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định

nghĩa: "theo cách hiểu thông thƣờng, nông thôn là những vùng dân cƣ sinh
sống bằng nông nghiệp" và tác giả nhận xét, trên thực tế "nông thôn là một
hiện tƣợng phức tạp hơn nhiều" do sự phát triển của xã hội và do sự phân công
lao động dẫn đến "những vùng nông thôn không có nông nghiệp Nếu trƣớc
đây nông thôn đồng nhất với nông nghiệp và nông dân, thì ngày nay sự đồng
nhất ấy không đúng nữa. Ngƣời ta bắt đầu nói đến một nông thôn đa chức
năng: ngoài sản xuất nông nghiệp, đó còn là nông thôn công nghiệp, nông
thôn cư trú, ".
Để xác định thế nào là nông thôn, các nhà khoa học thƣờng đƣa ra một
khái niệm đối lập với nó là khái niệm đô thị và dựa trên một số tiêu chí theo
họ là quan trọng nhất. Đó là tiêu chí về nghề nghiệp, về môi trƣờng, kích cỡ
cộng đồng, mật độ dân số, về tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, về mức độ
di động xã hội, về hƣớng di cƣ, về sự khác biệt xã hội, phân tầng xã hội, về hề
thống tác động qua lại, 27, tr.26.
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc xác định không gian nông thôn
không đơn giản. Nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn,
những tụ điểm dân cƣ, những trung tâm công thƣơng nghiệp nhỏ mà sự xuất
hiện và phát triển của chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn, có sự phụ
thuộc lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chính vì vậy tại một hội nghị
của Liên Hợp Quốc (UNCRD), các nhà khoa học đƣa ra khái niệm
continiunm. Continiunm là một địa bàn kinh tế - xã hội hỗn hợp, gồm ba khu
vực nông thôn, nông thị và đô thị nối tiếp nhau, xen ghép nhau với tỷ lệ khác

×