Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Văn hóa Ấn Độ trong danh sách của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 106 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




































 2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




















Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60.22.01.20






: PGS.TS 









 2012

4
MỤC LỤC
A. Phần Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Mục đích, ý nghĩa 4
6. Cấu trúc đề tài 5

B. Phần nội dung 6
Chương 1: văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái 6
1.1. Quan niệm chung về văn hoá 6
1.1.1. Định nghĩa văn hoá 6
1.1.2. Phân biệt văn hoá với một số thuật ngữ liên quan 9
1.2. Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hoá của nước ngoài …… 11
1.3. Sáng tác về văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái 14
1.3.1. Khái quát chung về nền văn hoá Ấn Độ 14
1.3.2. Dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái 16
Chương 2: Bức tranh văn hoá - xã hội Ấn Độ và cảm hứng phật giáo
trong sáng tác của Hồ Anh Thái ……………………………… ……… 22
2.1. Con người Ấn Độ dưới ngòi bút Hồ Anh Thái ……………………… 22
2.1.1 Tinh thần mộ đạo …………………………………………… 22
2.1.2 Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống….26
2.1.3 Hòa hợp với thiên nhiên ………………………………………29
2.2. Xã hội Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái ………………………. 29
2.2.1. Sự phân chia đẳng cấp ……………………………………… 29
2.2.2 Bi kịch của người phụ nữ và vấn đề nữ quyền ……………… 32
2.2.3 Vấn đề tình yêu và tình dục trong xã hội Ấn Độ……………… 37
2.2.4 Văn hóa xã hội Ấn Độ - đa dạng và thống nhất………… 40
2.2.5 Một số vấn đề văn hoá - xã hội khác 43
2.3. Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Thái ………………… 45

5
2.3.1 Vai trò của Phật giáo trong xã hội Ấn Độ…………………… 46
2.3.2 Tinh thần giải thiêng Đức Phật ……………………………… 46
2.3.3 Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo ……………………………… 50
Chương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ
Anh Thái……………………………………………………………………55

3.1 Sử dụng yếu tố ảo – kỳ ảo …………………………………………… 55
3.1.1 Quan niệm về cái ảo – kỳ ảo …………………………………55
3.1.2 Những dạng thức cái kỳ ảo trong sáng tác về văn hoá Ấn Độ của
Hồ Anh Thái………………………………………………………….57
3.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật…………………………… 71
3.2.1 Cơ sở lý luận………………………………………………….71
3.2.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong sáng tác Hồ Anh
Thái………………………………………………………… 73
3.3 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật ………………………………….81
3.3.1 Giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái……… 81
3.3.2 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật trong sáng tác viết về Ấn
Độ……………………………………………………………………83
C. Kết luận ……………………………………………………………… 95
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………. 99

6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Hồ Anh Thái là một trong những tên tuổi đáng chú ý của nền văn xuôi
đương đại Việt Nam với sức viết dồi dào và khá đa dạng. Bước vào làng văn khá sớm
và cũng thành danh khá sớm (17 tuổi viết truyện ngắn đầu tiên Bụi phấn), sau 30 năm
“sống” hết mình với đời, với nghề, Hồ Anh Thái hiện đang sở hữu một khối lượng tác
phẩm khá lớn (gần 30 tiểu thuyết và tập truyện ngắn), trong đó có nhiều tác phẩm
được dịch ra hơn 10 thứ tiếng với nhiều giải thưởng có giá trị. Gần như năm nào Hồ
Anh Thái cũng có sách xuất bản. Mỗi cuốn sách là một lát cắt bén ngọt lách vào giữa
những đường gân của cuộc sống và điểm trúng huyệt cuộc sống. Có lẽ vì vậy tác
phẩm của anh luôn được bạn đọc đón đợi và gây được tiếng vang trong dư luận. Theo
nhà văn Tô Hoài thì trong số ít cây bút đọc được hiện nay thì Hồ Anh Thái là một
nhân tố điển hình. Hồ Anh Thái xứng đáng là “một hình mẫu nhà văn chuyên nghiệp”

(Tô Hoài) đầy thuyết phục với những thành tựu văn chương đáng kể. Anh đã nhận
được nhiều giải thưởng như: giải thưởng truyện ngắn 1983 – 1984 của báo Văn nghệ
(truyện Chàng trai ở bến đợi xe); giải thưởng văn xuôi 1986 – 1990 của Hội Nhà văn
Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới
ánh trăng); giải thưởng văn học 1995 của Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Việt
Nam (tập truyện ngắn Người đứng một chân)…
Những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái: Chàng trai ở bến đợi xe (tập
truyện ngắn, in chung, 1985), Vẫn chưa tới mùa đông (tiểu thuyết, 1986), Người và xe
chạy dưới ánh trăng (tiểu thuyết, 1987), Người đàn bà trên đảo (tiểu thuyết, 1988),
Trong sương hồng hiện ra (tiểu thuyết, 1990), Mảnh vỡ của đàn ông (tập truyện,
1993), Người đứng một chân (tập truyện, 1995), Lũ con hoang (tập truyện 1995),
Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tập truyện, 1998), Họ trở thành nhân vật của tôi
(chân dung văn học, 2000), Tự sự 265 ngày (tập truyện, 2001), Cõi người rung
chuông tận thế (truyện dài, 2002), Bốn lối vào nhà cười (truyện, 2005), Mười lẻ một
đêm (tiểu thuyết, 2006), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (tiểu thuyết, 2007), Namaska!
xin chào Ấn Độ (tiểu luận và biên khảo, 2008), Hướng nào Hà Nội cũng sông (tiểu
luận, 2009), SBC là săn bắt chuột (tiểu thuyết, 2011).

7
1.2 Văn xuôi Hồ Anh Thái là một dòng chảy liền mạch và không bị đứt đoạn,
trong đó chuyến đi Ấn Độ 6 năm (1988 – 1994) là một cơ duyên hiếm có với anh.
Tầm văn hoá của một tiến sĩ văn hoá phương Đông, cái nhìn sắc bén của một cử nhân
quan hệ quốc tế hoà trong cảm nhận tinh tế của một nhà văn cơ hội ngụp lặn thả sức
mình trong các đại dương văn hoá Ấn Độ cổ kính và kỳ vĩ. Không dừng lại ở cách
viết phảng phất chất huyền bí của người Ấn mà có hẳn một dòng chảy văn hoá Ấn Độ
trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Và chính những sáng tác về đề tài Ấn Độ này đã tạo
ra những nét độc đáo trong văn phong và ghi những dấu ấn sâu đậm trong nghiệp văn
của anh. Có thể nói con người, phong tục tập quán, lịch sử… xứ sở Ganga đã trở
thành nguồn cảm hứng dồi dào trong những sáng tác của Hồ Anh Thái. Anh viết về
Ấn Độ như viết về quê hương thứ hai của mình với bao trăn trở và tìm tòi.

1.3 Ấn Độ là một trong những nền văn hoá cổ xưa và lâu đời nhất trên thế giới.
Nó đã quy tụ quanh mình cả một trường văn hóa và các tiểu vùng văn hoá rộng lớn.
Cho đến nay bên trong cái dáng vẻ hiện đại, người ta vẫn dễ dàng nhận ra được cái
cốt lõi, cái tâm hồn hàng chục ngàn năm quá khứ của đất nước rộng lớn này.
Ở Việt Nam hiện nay không thiếu những chuyên khảo nghiên cứu về nền văn
hoá Ấn Độ. Nhưng trong lĩnh vực sáng tác văn học dường như đây vẫn còn là một thứ
quả lạ, một miền đất chưa mấy ai khai phá. Bản thân việc thẩm thấu những bản sắc
văn hoá một nước đã khó, chuyển tải nó thành hình tượng văn học đặc sắc lại còn khó
hơn. Và Hồ Anh Thái là một trong những trường hợp hiếm hoi đã đủ dũng cảm thử
sức mình trong mảng đề tài hấp dẫn nhưng không dễ “xử lý” này.
Vì những lý do trên, chúng tôi muốn nghiên cứu Văn hoá Ấn Độ trong sáng
tác của Hồ Anh Thái – một sắc diện khá đặc trưng của nhà văn có phong cách độc
đáo này.
2. Lịch sử vấn đề
Những bài viết về Hồ Anh Thái xuất hiện khá nhiều và cũng khá đa dạng về
hướng khai thác. Tuỳ theo quy mô bài viết mà vấn đề được triển khai sâu hay mang
tính định hướng, nhưng nhìn chung các tác giả thường hướng sự chú ý của mình vào
nghệ thuật tự sự, vào những đặc trưng tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Tiêu biểu có thể kể tới các luận văn của Nguyễn Thị Vân Nga (2004) Về tiểu thuyết
cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Nguyễn Thị Thanh Nga (2004) Cái

8
kỳ ảo trong văn chương Hồ Anh Thái; Nguyễn Thị Ngọc Hà (2005) Kết cấu tiểu
thuyết trong Trong sương hồng hiện ra; Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái
nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người; Ngô Thị Thu Hương (2007) Đặc điểm
tiểu thuyết của Hồ Anh Thái…
Nhưng tìm kiếm Hồ Anh Thái theo hướng đi vào mảng đề tài văn hoá Ấn Độ
trong sáng tác của anh thì chưa có luận văn nào triển khai. Chỉ có những bài viết lẻ tẻ,
tản mạn trên các báo chí, chuyên san văn học đã bước đầu tiếp cận tới vấn đề này.
Rầm rộ nhất là trong khoảng thời gian tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi ra mắt

bạn đọc. Rất nhiều bài phê bình với nhiều ý kiến trái chiều nhau xung quanh tác phẩm
viết về đề tài Đức Phật – một dấu tích đặc trưng của nền văn hóa Ấn Độ. Có thể kể tới
các bài viết như: Diễn tả cái vô minh bằng tiểu thuyết (hoà thượng Thích Chơn
Thiện), Đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi – Phật sử và hư cấu văn chương (Hoài
Nam, báo Văn Nghệ, 8/2007), Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng (Phạm Xuân Thạch,
vietnamnet, 9/8/2007), Xin đừng ảo tưởng vài định kiến khi nói về Đức Phật, nàng
Savitri và tôi (theo VNmedia, 28/8/2007), Một cách khám phá mới qua Đức phật,
nàng Savitri và tôi (Nguyễn Quốc Trung, Sài Gòn giải phóng, 29/9/2007), Hồ Anh
Thái lấy sự ôn hoà mà đáp lại (Nguyễn Minh, theo Tạp chí văn hoá thế giới, số 51,
tháng 2/2008)…
Luận văn của chúng tôi khai thác mảng đề tài về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái là một hướng tiếp cận khá mới mẻ và không dễ chút nào. Vì bản
thân nền văn hoá Ấn Độ vốn đã huyền bí và đồ sộ; lại được khai thác dưới góc độ văn
chương (không phải dưới góc độ văn hoá học hay xã hội học). Trong luận văn này
chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu những phương thức xử lý, kĩ thuật tạo tác của nhà văn;
qua đó phác hoạ lại những nét tiêu biểu trong bức tranh văn hoá - xã hội Ấn Độ để
hiểu hơn về tính cách con người và xã hội Ấn vốn vẫn luôn là một cái gì bí ẩn và hấp
dẫn với thế giới.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu những nét
văn hoá - xã hội Ấn Độ và cách thức xử lý chất liệu văn hoá Ấn trong sáng tác của Hồ
Anh Thái, qua ba tác phẩm viết về Ấn Độ: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tập
truyện, NXBHNV, Hà Nội, 1998); Đức Phật, nàng Savitri và tôi (tiểu thuyết, NXB

9
Đà Nẵng, 2007) và Namaska! Xin chào Ấn Độ (tiểu luận và biên khảo, NXB Văn
nghệ , Hà Nội, 2008).
4. Mục đích, ý nghĩa
Luận văn làm rõ hơn mảng đề tài văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh
Thái qua ba tác phẩm tiêu biểu và trực tiếp khai thác đề tài này. Qua đó thấy được

phần nào những nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn hoá Ấn, sức ám ảnh của nền văn
hóa Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái, cũng như “thái độ ứng xử” của nhà văn trước
chất liệu bộn bề của nền văn hoá lâu đời này. Từ đó tìm hiểu, cắt nghĩa giá trị, nguồn
gốc và đặc trưng phong cách Hồ Anh Thái. Cụ thể:
- Tìm hiểu những vấn đề chung về văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn
học, bức tranh chung về văn hoá Ấn Độ và dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh
Thái.
- Tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách con
người và xã hội nơi xứ sở Ganga. Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quan
của Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sáng
tác của nhà văn.
- Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh
Thái: những phương thức nghệ thuật nổi bật nào được nhà văn vận dụng để hợp nên
dòng chảy văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của mình.
Luận văn hi vọng có thể là một tài liệu tham khảo giúp bạn đọc tiếp cận với thế
giới Ấn Độ nói chung và trong sáng tác Hồ Anh Thái nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận vấn đề, chúng tôi tiến hành áp dụng một số phương
pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hoá học
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Các thao tác phân tích, định lượng, so sánh, chứng minh luôn được vận dụng
nhuần nhuyễn để tập trung làm sáng tỏ vấn đề.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

10
Chương 1: Văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của
Hồ Anh Thái
Chương 2: Bức tranh văn hoá - xã hội Ấn Độ và cảm hứng Phật giáo trong

sáng tác của Hồ Anh Thái
Chương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh
Thái.

11
Chương 1: Văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá Ấn Độ
trong sáng tác của Hồ Anh Thái
1.1 Quan niệm chung về văn hoá
1.1.1 Định nghĩa về văn hoá
Hiện nay có tới hơn 300 định nghĩa về văn hoá. Theo sự phát triển của xã hội
quan niệm về văn hoá dường như ngày càng được bổ sung thêm nhiều nhân tố mới.
Ở Phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Ban
đầu người ta còn đồng nhất khái niệm văn với văn hoá. Trong Chu dịch (còn gọi là
Kinh Dịch là một trong những bộ sách triết lý đồ sộ nhất của Trung Quốc cổ đại, được
xếp vào hệ thống Ngũ Kinh của Nho giáo) đã có từ văn và hoá: Quan hồ nhân văn dĩ
hoá thành thiên hạ (xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ). Người sử
dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-76 TCN), thời Tây Hán với
nghĩa như một phương thức giáo hoá con người – văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây
được dùng đối lập với vũ lực.
Ở Phương Tây, để chỉ văn hoá, người Anh có từ culture, người Đức có từ
kultur, người Nga có từ kultura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus
animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt,
thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng
để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp.
Khái niệm văn hoá lần đầu tiên được nhà luật học Putedort, nhà triết học
Herder, nhà ngôn ngữ học Adelung ở Đức sử dụng vào giữa thế kỷ XVIII.
Thế kỷ XIX, XX, khái niệm văn hoá được làm rõ nghĩa hơn. Các học giả đều
đưa ra quan niệm của mình về văn hoá. Trong đó người ta hay nhắc tới khái niệm văn
hoá của E.B.Taylor (một nhà dân tộc học người Anh) nêu ra năm 1871 “Văn hoá là
những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật

lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư
cách là thành viên trong xã hội” [41]. Hay theo Paulmush “Văn hoá là toàn bộ những
hình ảnh đã nắm bắt được, soi sáng và chuyển dịch các hình ảnh ấy và truyền các
hình ảnh ấy vào trong tập quán cá nhân và tập thể” [41].
Ở Việt Nam, nhiều học giả cũng đưa ra những quan niệm của mình về văn hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài

12
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn,
ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá” [dẫn theo 37, 21].
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Nói tới văn hoá tức là nói tới một lĩnh vực
vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên
mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con
người làm nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hoá với nghĩa bao quát và
cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với
phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức
bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để
bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [39,16].
Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hoá: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế
giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít
nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong
biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình
thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người,
khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác” [28,20].
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa về văn hoá Trần Ngọc Thêm đã đưa ra
một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [34,

25].
Theo Từ điển Tiếng Việt, “văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; là những hoạt động của
con người nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống tinh thần (tổng quát); là những kiến
thức, tri thức khoa học (nói khái quát); là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu
hiện của văn minh; là nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên
cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau” [33,
1476].

13
Và theo định nghĩa của tổ chức văn hoá thế giới UNESCO thì “văn hoá hôm
nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống gía trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại
cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những côngg
trình vượt trội lên bản thân” [dẫn theo 37, 23]. Như vậy theo UNESCO, văn hoá là
tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần
của xã hội. Nó không thuần tuý bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả
phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng” [40].
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên người viết có thể rút ra những nét
chính, cốt lõi trong quan niệm về văn hoá giữa các học giả:
- Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra. Nói tới văn hoá là nói tới con người. Dù là văn hoá vật thể hay phi vật thể đều gắn
liền với vai trò của con người. Chính con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá và rồi
chính những nét văn hoá đó lại quy định phương thức ứng xử của cả cộng đồng

người. Như vậy con người cũng đồng thời là sản phẩm của văn hoá, là đại biểu mang
giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra.
- Văn hoá là một dòng chảy mang bề dày của quá khứ. Không thể có văn hoá
của tương lai nếu không bắt nguồn từ những gì tích tụ được trong quá khứ và hiện tại.
Đó là những lớp trầm tích phủ lên nhau, cái này không bài trừ mà bồi đắp lên cái kia
tạo ra sự phong phú, đa dạng trong bản sắc văn hoá của từng vùng miền, từng cộng
đồng dân tộc. Nhưng như vậy không có nghĩa văn hoá chỉ là di sản, là tài sản của quá
khứ. Văn hoá là một dòng chảy bắt nguồn từ quá khứ, được hiện tại tiếp tục bồi đắp để
tạo lập những giá trị nền tảng cho tương lai.
- Văn hoá mang tính dân tộc rõ nét. Vì thế mới có khái niệm “xây dựng một
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”. Mỗi dân tộc có phương thức ứng xử với tự

14
nhiên và giữa con người với con người khác nhau phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
sống. Ngay cả việc giao lưu, học tập tinh hoa văn hoá của thế giới không đồng nghĩa
với việc bắt chước hay dập khuôn một cách máy móc mà có sự sáng tạo và biến đổi
hợp với văn hoá của nước sở tại. Chính điều này tạo nên nét khác biệt trong văn hoá
giữa các dân tộc, tạo nên sự thống nhất và đa dạng trong bức tranh văn hoá thế giới.
1.1.2 Văn hoá và một số thuật ngữ liên quan
- Văn hoá và văn minh
Văn minh (civilization) có thể được định nghĩa theo nhiều cách nhưng chúng
thường có một nét chung là chỉ “trình độ phát triển”. Trong khi văn hoá luôn có bề
dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình
độ phát triển của văn hoá ở từng giai đoạn. Nói đến văn minh, người ta còn nghĩ đến
các tiện nghi, khi văn hoá chứa cả những gía trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh
chủ yếu thiên về giá trị vật chất. Văn hoá mang tính dân tộc còn văn minh lại mang
tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại;
- Văn hoá và văn vật
Theo Từ điển Tiếng Việt, văn vật là “truyền thống văn hoá biểu hiện ở nhiều
nhân tài và di tích lịch sử”. Như vậy văn vật là một khái niệm bộ phận của văn hoá, là

văn hoá thiên về giá trị vật chất (nhân tài, di tích, hiện vật).
- Văn hoá và văn hiến
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, văn hiến là “truyền thống văn hoá lâu đời”, có
nghĩa văn hiến cũng là một khái niệm bộ phận của văn hoá, chỉ có điều văn hiến khác
văn vật ở chỗ: văn hiến là văn hoá thiên về giá trị tinh thần.
- Văn hoá và văn học
Văn học trước hết là một loại hình nghệ thuật. Và cũng giống như các ngành
nghệ thuật khác, sự tồn tại của văn học luôn gắn liền với vai trò của chủ thể sáng tạo
là con người. Tuy nhiên nếu hội hoạ sử dụng màu sắc, đường nét để tạo nên những
bức tranh sinh động, đa dạng; thanh âm và giai điệu mang lại sức sống cho những bản
nhạc; điêu khắc thể hiện sự tài hoa trên những đường khối, hình nét, màu sắc … thì
văn học lại chọn ngôn từ như một đặc tính tiêu biểu để khu biệt và tạo nên những giá
trị đặc trưng .

15
Giữa văn hoá và văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Văn hoá
bao trùm lên văn học và văn học là một thành tố trong văn hoá. Đối tượng của văn
học là toàn bộ cuộc sống xét ở cả chiều kích vi mô và vĩ mô trong đó con người luôn
là trung tâm của mọi sự phản ánh. Từ những vấn đề xã hội nóng bỏng, những sự kiện
lịch sử trọng đại liên quan tới vận mệnh của cả dân tộc, cộng đồng người tới những
rung động tế vi, những suy nghĩ trăn trở trong đời sống tình cảm cá nhân … tất cả đều
được hình tượng hoá và đi vào trang văn với một cách phong phú, sinh động. Mặt
khác, phản ánh cuộc sống cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu về phương thức, thái
độ ứng xử của con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh, tức
là một góc độ cụ thể của văn hoá. Như vậy văn hoá vừa là chất liệu vừa là cái đích
hướng tới của nghệ thuật.
Văn hoá có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, chính con người tạo dựng văn
hoá và tuân theo những định ước văn hoá đó. Cũng cần nhấn mạnh rằng văn hoá
không chỉ là chất liệu và đối tượng của riêng văn học mà của rất nhiều ngành nghệ
thuật - khoa học khác: từ các ngành nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo, sân

khấu điện ảnh, âm nhạc… tới các ngành khoa học chuyên biệt như lịch sử học, dân
tộc học, ngôn ngữ học, tâm lý học, du lịch học… Với mỗi phân ngành, văn hoá lại
được soi chiếu và nhìn dưới những góc độ khác nhau tạo nên cái nhìn đa chiều về
cuộc sống và con người. Với tư cách là một hình thái tạo tác nghệ thuật đặc thù, văn
học có cách tiếp cận văn hoá riêng biệt. Thông qua chất liệu ngôn từ, các phương thức
và thủ pháp nghệ thuật đặc trưng, đặc biệt là hệ thống hình tượng phong phú, đa dạng,
nhà văn phản ánh cuộc sống và vẽ lên bức tranh văn hoá của con người, không phải
theo chiều dài thời gian và không gian như các nhà sử học mà theo những lát cắt bén
ngọt lách vào giữa mạch ngầm và đường gân cuộc sống. Muốn vậy nhà văn cần am
hiểu và có một nền tảng văn hoá, kiến thức sâu rộng để chọn lọc những chất liệu phù
hợp mà qua đó người đọc có thể chạm tới những nét bản chất nhất của đối tượng. Sự
khác biệt giữa khoa học và nghệ thuật là phương thức tư duy. Khoa học coi trọng tư
duy lôgíc và sự minh bạch, trung thành tuyệt đối với hiện thực thì nghệ thuật nghiêng
về tư duy hình tượng và do vậy đề cao tưởng tượng cũng như vai trò của hư cấu nghệ
thuật. Luôn có những khoảng trống giữa các sự việc trong hiện thực là mảnh đất hứa

16
hẹn cho tài năng của người nghệ sĩ. Tuy nhiên sáng tạo không có nghĩa là nhà văn
đựơc quyền “bịa” ra những gì mà nền văn hoá đó không có.
Nhà văn có thể phản ánh về phong tục, tập quán, thói quen cho tới những nếp
cảm, nếp nghĩ trong từng cộng đồng người. Hầu như nhà văn nào cũng tự dành cho
mình những trang viết về văn hoá của một vùng đất hay con người nhất định. Và đã
có rất nhiều nhà văn thành công theo hướng khai thác này. Bạn đọc hẳn còn nhớ
những trang văn thấm đẫm màu sắc và hơi thở vùng cao Tây Bắc trong những sáng
tác của Tô Hoài (Vợ chồng A Phủ, Chuyện Mường Giơn, Cứu đất cứu Mường…),
chất sử thi Tây Nguyên hào hùng trong sáng tác của Nguyên Ngọc (Rừng xà nu, Đất
nước đứng lên), chất Nam Bộ nhẹ nhàng và êm ái trong những tản mạn của Sơn Nam;
rồi những trang viết đầy ngẫu hứng và tài hoa của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam, của
Vũ Bằng…
Văn hoá và văn học đều là những sản phẩm của lịch sử, chịu sự chi phối mạnh

mẽ của dòng chảy cuộc sống luôn vận động và không ngừng biến đổi; vừa mang tính
nhân loại vừa mang tính dân tộc rõ nét. “Khoa học không có ranh giới nhưng học giả
có quê hương” (Goethe). Nhà văn có thể viết về văn hoá của chính dân tộc đã sinh ra và
nuôi lớn mình, nhưng cũng hoàn toàn có thể viết về nền văn hoá của dân tộc khác, lẽ dĩ
nhiên khả năng thứ hai là một hướng thách thức không dễ vượt qua và không phải nhà
văn nào cũng đủ tầm để hướng tới.
1.2 Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hoá của nước ngoài
Trong văn học thế giới, việc kể chuyện về văn hoá, con người của một đất
nước khác không phải là chuyện hiếm. Bạn đọc Việt Nam từng được biết đến những
truyện ngắn viết về nước Mỹ của V.Korolenko, của M.Gorki; những tiểu thuyết tuyệt
vời viết về Trung Hoa của nữ văn sĩ được giải Nobel văn học Pearl Buck, những tác
phẩm về Tây Ban Nha của Hemingway hay tiểu thuyết về Việt Nam của Duras… Ở
Việt Nam cũng không thiếu những tác phẩm viết về nước ngoài. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý rằng: những sản phẩm về nền văn hoá nước ngoài đó liệu là những sáng tạo
nghệ thuật hay đơn thuần chỉ là những bản dịch; là sự rung động trước sức hấp dẫn
của nền văn hoá xứ bạn hay chỉ là sự mô phỏng, sao chép hời hợt những kiến thức
trong “sổ tay văn hoá”; đâu là sự lao động hết mình vì nghệ thuật và đâu là sự ăn sẵn,
là hư danh. Như vậy có hai hướng đặt ra đối với những nhà văn tìm cảm hứng ở văn

17
hoá nước ngoài: những tác phẩm của anh hoặc sẽ bị cớm bóng vì không phản ánh
được điều gì mới lạ về nền văn hoá đó, hoặc sẽ trở thành những hiện tượng văn học
độc đáo vì có sự lồng ghép và đối sánh khéo léo giữa nhân sinh quan của hai nền văn
hoá. Nhưng để đưa ra được những nhận định chân xác về vấn đề này không phải là
điều dễ.
Viết về một nền văn hoá khác thật sự là một thách thức lớn. Mỗi quốc gia đều
có một quá trình vận động và kiến tạo lịch sử khác nhau, có những đặc trưng riêng về
phong tục tập quán và phong thái tư duy, thậm chí rất khó lí giải bằng lời mà nhiều
khi chỉ có thể lấy sự rung động của tâm hồn để cảm nhận. Nắm bắt tâm hồn một
người đã khó nói chi tới cả một dân tộc. Dễ hiểu vì sao những nhà văn viết về một xứ

sở khác phần lớn là những người đã có thời gian sinh sống, học tập tại đất nước, xứ
sở đó. Mặt khác cũng cần phải phân biệt sự khác nhau giữa việc sáng tạo dựa trên đề
tài, cốt truyện của nền văn hoá khác (Truyện Kiều của Nguyễn Du dựa vào cốt Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân…) với việc xem con người, phong tục tập
quán của nước bạn là đối tượng trung tâm của sự phản ánh. Mục đích đầu tiên và
trước hết của nhà văn kể chuyện về nền văn hoá nước ngoài là tái hiện và dựng lại
bức tranh văn hoá của cộng đồng với những nét tiêu biểu về suy nghĩ, tình cảm của
người dân cũng như những đặc trưng về phong tục, tập quán của xứ sở. Do vậy những
sáng tác này sẽ trở thành cầu nối giúp bạn đọc tìm hiểu về nền văn hoá nước bạn qua
lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (sẽ không thể toàn vẹn như những chuyên khảo
văn hoá nhưng lại dễ đi vào lòng người vì sức ám ảnh của những hình tượng văn
học).
Pearl Buck (1892 – 1973) là một nhà văn sinh trưởng trong hai thế giới, một
thế giới là nước Hoa Kỳ của cha mẹ (hai giáo sĩ đi truyền đạo) và thế giới kia là nước
Trung Hoa bao la, còn bao phủ nhiều bí ẩn. Bà Buck đã từng viết “Thật khó cho tôi
khi nói rõ phần lớn tôi thuộc về thế giới nào, tôi trung thành với châu Á cũng như với
miền đất của tôi” (dẫn theo Vietsciences – Phạm Văn Tuấn 12/01/2004). Học tiếng
Hoa trước khi biết nói tiếng Anh, mang hình dáng một cô bé da trắng phương Tây
nhưng lại sống hoà nhập với cuộc sống của người dân lao động nghèo ở xứ sở đông
dân này, say mê tìm hiểu đạo Lão, đạo Phật cũng như những tác phẩm của
Shakespeare, Scott, Thackeray, George Eliott, Dickens, ngay từ nhỏ cô bé Pearl Buck

18
đã thích lắng nghe các câu chuyện và mong muốn viết lại những điều mắt thấy tai
nghe tại một miền đất mà nhiều người phương Tây chưa biết tới. Nền văn hoá có lịch
sử hàng ngàn năm cũng như những biến động mạnh mẽ của nước Trung Hoa dân
quốc đã rung động mạnh mẽ tâm hồn Pearl và là nguồn cảm hứng để bà hoàn thành
những thiên tiểu thuyết hấp dẫn về đề tài đất nước, văn hoá và con người Trung Hoa.
Trong đó phải kể đến những tác phẩm như: Gió Đông gió Tây (East Wind-West Wind,
1930), Đất lành (The Good Earth, 1931), Các người Con Trai (Sons, 1932), Người

Vợ Cả (The First Wife, 1933), Mọi Người là Anh Em (All Men are Brothers, 1933),
Người Mẹ (The Mother, 1934), Một gia đình chia rẽ (A House Divided, 1935) và hàng
loạt các tác phẩm khác… Đặc biệt với tiểu thuyết Đất lành khai thác, nhà văn Trung
– Mĩ này đã vinh dự được nhận giải Nobel văn học 1938.
Hemingway (1899 – 1961) là nhà văn nổi tiếng với lý thuyết Tảng băng trôi,
đại diện tiêu biểu cho phong cách viết tiểu thuyết phương Tây hiện đại đã được nhận
giải Nobel văn học 1951. Là một người Mỹ nhưng ông yêu quý và gắn bó máu thịt
với đất nước và con người Tây Ban Nha. Ông đã có mặt tại đó trong thời gian diễn ra
nội chiến và hết lòng ủng hộ những người Cộng hoà. Và ông cũng đã “gặt hái” một
mùa văn trù phú ở xứ sở này. Tại đây ông đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết Có và
không mà ông coi đó là dấu ấn quan trọng trong sự trưởng thành về nhân sinh quan
văn học của mình. Cũng chính nhờ cảm hứng Tây Ban Nha mà Hemingway đã viết
nên tiểu thuyết lừng danh Chuông nguyện hồn ai (1940) - một bản anh hùng ca về
cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco
bảo vệ chế độ Cộng hoà.
Có thể nói Hemingway và Pearl Buck là hai ví dụ tiêu biểu đã sáng tạo thành
công thế giới nghệ thuật về đất nước, con người một nền văn hoá khác. Công việc này
một mặt bắt nguồn từ chính sức hút, từ đời sống nội tại của nền văn hoá; mặt khác
phụ thuộc vào tài năng cũng như sự tinh tế trong cảm nhận, quá trình lao động nghệ
thuật hết mình của người viết. Cả hai yếu tố này là điều kiện cần và đủ cho sự hoài
thai một tác phẩm văn chương đích thực mà nếu thiếu vắng một trong hai sẽ không
thể có cái gì khác ngoài sự mô phỏng hay đơn thuần chỉ là những văn bản ghi chép
tản mạn.

19
Hiện nay giao lưu hợp tác đang trở thành xu hướng chính trên thế giới. Điều
này tạo điều kiện cho nhà văn có cơ hội lớn hơn trong việc tiếp cận các nền văn hoá
khác nhau nhưng đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với người sáng tạo.
Bạn đọc hoàn toàn có đủ năng lực và sự hiểu biết để tự định giá sáng tác của nhà văn.
Và chỉ có những tác phẩm nào “điểm trúng huyệt tính cách và con người” nền văn

hoá nước bạn, chỉ những lao động nghệ thuật hết mình của người sáng tạo mới được
trân trọng và đề cao!
1.3 Sáng tác về văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái
1.3.1 Khái quát chung về nền văn hoá Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những chiếc nôi văn hoá lâu đời, rực rỡ với một sức quyến
rũ kỳ diệu nhất của nền văn minh phương Đông và văn minh nhân loại. Trải qua bao
biến thiên, thăng trầm trong lịch sử, những đợt xâm lược và những thế kỷ thống trị
của các tộc người Hi Lạp, người Hồi giáo hay bọn thực dân phương Tây, cùng những
ảnh hưởng văn hoá đem theo đã không huỷ diệt được mà trái lại bị hoà tan vào dòng
chảy mênh mông của truyền thống Ấn Độ. Cố thủ tướng Neru đã đưa ra hình ảnh
dòng sông Ganga (sông Hằng) như một biểu tượng đầy ý nghĩa của nền văn hoá Ấn
Độ truyền thống: “Dòng sông Ganga chính là hình ảnh tượng trưng của nền văn hoá
và triết học lâu đời của Ấn Độ, luôn luôn thay đổi, luôn luôn trôi chảy nhưng trước
sau luôn luôn vẫn là cùng một dòng sông Hằng ấy” [24,6].
Nền văn hoá rực rỡ có sức sống hàng ngàn năm – Ấn Độ đã trở thành nguồn
cảm hứng và đề tài của nhiều công trình khoa học và nghệ thuật. Soi chiếu dưới nhiều
góc độ, tiếp cận dưới nhiều cách thức khác nhau, các học giả đã đưa ra những cái nhìn
tổng thể và sắc nét về nền văn hoá này. Và Ấn tượng chung khi tiếp xúc với văn hoá
Ấn Độ là sự choáng ngợp trong một sức hút kỳ lạ… Chẳng thế mà từ xưa đến nay
nhân loại vẫn luôn phải chùn bước, giật mình kính nể trước một Ấn Độ uy nghiêm
với nền triết học phương Đông sâu thẳm cùng những bộ kinh Vêđa và Upanisad; một
Ấn Độ hùng tráng nhưng cũng đầy nhân từ của những bộ sử thi vĩ đại Mahabharata
và Ramayana; một Ấn Độ thấm đượm tình người trong những vần thơ của Kaliđasa.
“Ấn Độ đó là miền đất của những tư tưởng minh triết và siêu hình thượng đẳng, là
quê hương của con số 0 vĩ đại, nơi sản sinh ra những khối óc thông minh bậc nhất và
những tâm hồn thanh tịnh hài hoà bậc nhất của nhân loại từ ngàn xưa như Phật Thích

20
Ca đến ngày nay như M.Gandi, S.Aurobindo, Tagore, Vivekananda. Ấn Độ kiêu
hãnh, tự mãn ngủ quên trong dòng suối thanh sạch huyền hoặc chảy từ “trời cao”

xuống. Ấn Độ với những cuộc truy tìm chân lý siêu hình không ngưng nghỉ đã thu hút
hết nội lực của mình” [3, 276].
Là một quốc gia đa ngôn ngữ, đa sắc tộc, Ấn Độ còn là đất nước của tôn giáo.
Đây là nơi xuất phát và cùng chung sống của nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có
hai tôn giáo lớn nhất thế giới: đạo Hinđu, đạo Phật. Nói tới Ấn Độ không thể không
nói tới tôn giáo. Tôn giáo đã thấm sâu và chi phối mọi mặt của xứ sở Ganga này,
trong đời sống công cộng cũng như trong đời sống riêng tư. Nó luôn chi phối sâu sắc
cảm quan văn hoá Ấn Độ về mọi phương diện: tư tưởng, niềm tin, nghi lễ, phong tục
tập quán, văn hoá, nghệ thuật… Có thể nói rằng đời sống văn hoá của người Ấn Độ
đã thấm đượm trong ánh sáng và hương vị tôn giáo. Mặt khác, Ấn Độ cũng là xứ sở
của triết học tâm linh. Trong giải quyết vấn đề nhân sinh, nếu như triết học Trung
Quốc đi vào nghiên cứu đời sống chính trị – xã hội với những quan hệ xã hội hiện
thực, nhằm tìm ra những biện pháp, cách thức để cải biến và ổn định trật tự xã hội,
giáo dục đạo đức con người thì triết học Ấn Độ lại tập trung vào lý giải bản chất đời
sống tâm linh con người. Bản chất đời sống tâm linh, đời sống tinh thần, đạo đức, tâm
lý của con người là những vấn đề cốt lõi của triết học, tôn giáo Ấn Độ.
Một đặc điểm nữa trong văn hoá Ấn Độ là sự hoà quyện, thống nhất giữa tôn
giáo và triết học. Giữa tôn giáo và triết học Ấn Độ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau. Nói cách khác đi tôn giáo là triết học đã được nâng lên thành đức tin. Và muốn
tìm hiểu tính cách con người Ấn Độ không gì khác ngoài việc tìm hiểu đời sống văn
hóa tâm linh dưới ánh sáng của tôn giáo và triết thuyết Ấn Độ. “Ấn Độ là dân tộc mộ
đạo và trọng triết học bậc nhất trên thế giới” [35,15], “Ấn Độ là một tiểu vũ trụ của
các tôn giáo và các nền triết học” [35,15].
Và mặc dù có nhiều tôn giáo khác nhau trên lãnh thổ nhưng trong lịch sử, các
tôn giáo đó không bài trừ mà chung sống với nhau trong một tinh thần khoan dung
rộng rãi. Tất cả những điều này đã tạo nên tính cách phức tạp và huyền bí của Ấn Độ.
Và bức tranh toàn cảnh về đời sống tâm linh ở Ấn Độ là một sự chung sống tiến tới
hoà hợp giữa các tôn giáo, là sự ngày càng xoá nhoà ranh giới giữa các giáo phái khác
nhau trong từng tôn giáo.


21
Người viết có thể hệ thống hoá lại niên biểu (thời gian xuất hiện) của một số
tôn giáo lớn đã tồn tại trong lịch sử Ấn Độ như sau:












Trong xã hội hiện đại, nền văn hoá Ấn Độ vẫn không ngừng được bồi đắp và
làm mới. Tuy nhiên những lớp trầm tích của nền văn hoá cổ vẫn không bị bào mòn
mà nói như cố thủ tướng Neru thì Ấn Độ giống như một bản viết trên da cừu, ở đó
các lớp ý nghĩ và suy tư được viết chồng lên nhau, nhưng lớp viết sau không làm mất
hẳn hoặc che khuất hẳn lớp viết trước…
Trong phần này, chúng tôi chỉ muốn đi vào những điểm cốt lõi trong văn hoá
Ấn Độ (cụ thể là trong tôn giáo và triết học) với mục đích làm điểm tựa để đi sâu vào
khảo sát những chất liệu văn hoá trong sáng tác của Hồ Anh Thái chứ không có tham
vọng làm một chuyến du hành tham quan toàn bộ nền văn hoá kỳ vĩ và đầy bí ẩn này.
1.3.2. Dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
Trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí Văn hoá Phật Giáo (dẫn
theo Việt Báo 21/2/2008), khi được hỏi lý do chuyển từ đề tài quen thuộc là viết về
“lớp thanh niên, sinh viên sau chiến tranh, ngang ngổ, bướng bỉnh không chịu theo
khuôn phép…” trong thời kỳ đầu sang viết về đề tài Ấn Độ, Hồ Anh Thái đã trả lời
“Có lẽ là do nhân duyên. Tôi được đào tạo cơ bản về ngoại giao, làm ngoại giao, rồi

đi bộ đội nghĩa vụ. Rời quân ngũ trở về với ngành ngoại giao, tôi đã chọn Ấn Độ chứ
không phải là những khu vực khác. Lúc ấy tôi chưa biết gì mấy về Ấn Độ, nhưng mà
Tín ngưỡng
Đạo Bàlamôn
(cổ xưa nhất,
được coi là tôn
giáo mẹ)
Đạo Phật
(V TCN)
Đạo Jaina
(V TCN)
Đạo Hinđu
giáo
(kết hợp giữa
đạo Bàlamôn
và đạo Phật)
Đạo Hồi
nguyên thuỷ
(X)
Đạo Sích
(kết hợp giữa
đạo Hindu và
đạo Hồi)
(XVI)
Đạo Hồi
được cách
tân
(XX)
Đạo Cơ đốc
(XIX-XX)


22
dứt khoát chọn. Bây giờ sau khi đã đi, đã sống qua nhiều xứ sở mới biết mình đã chọn
được điều phù hợp với bản thân. Tôi muốn đem về được cho xứ sở mình chút ít từ
nền văn minh Ấn Độ vốn gần gũi nhưng đứt đoạn đã lâu”. Như vậy đối với Hồ Anh
Thái, việc đến với nền văn hoá Ấn Độ trước hết là một cái duyên – cơ duyên. Và với
người sáng tạo, nhiều khi chỉ cần một cái duyên như vậy cũng là tiền đề cho sự ra đời
của những tác phẩm bất hủ.
Ấn Độ là xứ sở của những tư tưởng minh triết và siêu hình, là quê hương của
những trí tuệ hiền minh bậc nhất của nhân loại từ cổ đại đến cận - hiện đại, như Phật
Thích Ca, Mahatma Gandhi, R.Tagore. Đây là cái nôi sinh ra nhiều truyền thuyết và
những pho sử thi vĩ đại, là quê hương của nền văn hóa Phật giáo với những bộ kinh
điển vừa sâu sắc vừa huyền bí và đầy mê hoặc. Hồ Anh Thái đến đây vào thời kỳ cao
trào của cuộc hội nhập thế kỷ giữa nền văn hóa Tây phương và nền văn hóa cổ truyền
của xứ sở (năm 1988). Anh ngưỡng mộ nền văn minh Ấn Độ vĩ đại. Nhưng, anh cũng
ngỡ ngàng trước những tấm sari và nhiều con người đói rách trên xứ sở này. Lập tức
anh có một tình yêu lớn dành cho Ấn Độ với tất cả sự phức tạp có trong nó. Bởi vậy,
anh muốn khám phá nó. Anh dành thời gian đi tới rất nhiều vùng quê trên đất nước
này, tới những đền chùa danh tiếng, rong ruổi hầu khắp miền Bắc và Trung Ấn,
những nơi thuộc Vương quốc Phật cổ đại. Đây là cuộc khám phá văn hóa Ấn Độ
trong đời sống Ấn Độ, khám phá kiến trúc của tôn giáo này cùng những kinh điển
Phật học… Ở tuổi 30, Hồ Anh Thái tốt nghiệp Học viện Hindi của Ấn Độ, được coi là
“nhà Ấn Độ học”, và làm thư ký cho ngài đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại
Ấn Độ. Trong một đêm thơ Hindi, nơi hội ngộ của các nhà thơ tiêu biểu viết bằng
tiếng Hindi, Hồ Anh Thái đó đọc năm bài thơ mà anh dịch của các tác giả Việt Nam.
Cả hội trường đã vỗ tay không ngớt cùng nhiều tiếng reo hò đòi đọc lại. Người ta hết
sức ngạc nhiên, bởi một người Việt Nam lại thông thạo tiếng Hindi của Ấn Độ đến
thế!
Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ, Hồ Anh Thái đã hiểu rằng, Ấn Độ kiêu hãnh đã
thấm mệt sau biết bao năm tìm kiếm những chân lý siêu hình, và có lẽ do vậy, đã

không quan tâm lắm đến những vấn đề về con người. Thêm nữa, trên hàng ngàn dặm
đường cát bụi mà Hồ Anh Thái từng qua, có biết bao mảnh đời người Ấn phiêu dạt…
Với tình yêu lớn dành cho Ấn Độ, anh viết, đầu tiên là những truyện ngắn. Và, những

23
truyện ngắn đó, còn một thời gian không ngắn nữa mới thành sách in ở Việt Nam, đã
lần lượt được bạn đọc nhiều nước rất hoan nghênh trên báo chí Anh ngữ tại Ấn Độ,
và qua bản dịch ở Pháp, ở Mỹ. Đặc biệt tại Ấn Độ, như K. Pandey, tiến sĩ văn học
người Ấn, đã coi đó là “những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính
cách Ấn Độ”, khiến họ đã “nhìn thấy đúng cái bóng đang quẩn dưới chân mình”.
“Đất nước Ấn Độ bao la đến mức người ta gọi nó là một tiểu lục địa. Sáu năm
liền, tôi ba lô trên vai, ngang dọc khắp các miền địa lý, các miền văn hoá. Thích đi thì
đi. Lúc ấy chưa nghĩ là mình sẽ chọn cái gì mà viết. Nhưng rồi ngấm dần. Và nghĩ
rằng mình may mắn, mình có được cơ duyên. Trước tôi chưa có, sau tôi thì khó có
nhà văn chuyên nghiệp nào ở nước ta có được cơ hội đắm mình trong cái đại dương
văn hoá Ấn Độ đến mức ấy. Vậy là tôi tự đặt cái gánh ấy lên vai mình, phải viết, viết
về Ấn Độ, viết về Đức Phật… Viết như là một cách thử lý giải tính cách người Ấn”.
Như vậy lặn ngụp trong dòng sông Ấn Độ huyền bí và linh thiêng đã lay động và làm
thức tỉnh chất nghệ sĩ trong tâm hồn nhà ngoại giao Hồ Anh Thái. Anh khát khao tìm
hiểu, khát khao viết, khát khao sáng tạo, muốn thử sức mình trong mảng đề tài hấp
dẫn và mới mẻ này “Từ đấy tôi ấp ủ ước mơ viết một điều gì đó về xứ sở này”. Chính
vì vậy trong thời gian sinh sống tại Ấn Độ, Hồ Anh Thái không bỏ lỡ cơ hội khám
phá các vùng đất nổi danh cũng như tiếp xúc với nhiều tầng lớp người Ấn, cố gắng
thu thập nhiều tài liệu quý hiếm để làm cơ sở cho những sáng tạo của mình.
Nhưng có một thách thức lớn đặt ra trên con đường chinh phục tri thức. Tìm
hiểu về nền văn hoá cổ kính nhất phương Đông, lâu đời và có sức sống tiềm ẩn như
Ấn Độ khiến nhà văn có cảm giác “đúng như lao xuống biển mà bơi. Càng bơi càng
không thấy bờ. Mấy năm đầu lao vào hoà nhập, rồi một ngày bỗng hoảng lên. Ấn Độ
cho ta cảm tưởng, càng tìm hiểu lại càng không hiểu gì cả. Người làm báo chỉ cần đến
một đất nước dăm bẩy ngày, trở về kết hợp tài liệu có thể viết một bài dày dặn. Còn

tôi, ở Ấn Độ đến năm thứ tư mới dám viết truyện ngắn đầu tiên. Đó là truyện Người
đứng một chân, rồi Người Ấn khi tôi muốn lý giải tính cách Ấn Độ”. Cho hay sáng
tạo nghệ thuật không phải là công việc ăn xổi, không thể sản xuất hàng loạt theo kiểu
mì ăn liền. Đó là sự vắt cạn khối óc và trái tim trên từng con chữ! Và khi tư tưởng
chưa chín muồi, khi nhà văn chưa nắm bắt được thần thái của sự việc thì sẽ rất khó để
bắt tay vào sáng tạo. Hơn nữa, một nhà văn có hiểu biết, có kiến thức không chưa đủ.

24
Anh ta còn phải biết tạo ra nhân vật và tình huống để chuyển hóa kiến thức thành tác
phẩm văn học. Phải là một người tâm huyết và có trách nhiệm với nghề, với lương
tâm, với bạn đọc, Hồ Anh Thái mới có những trăn trở và suy nghĩ tự gan ruột như thế.
Có thể nói Ấn Độ là dấu mốc quan trọng trong Đời và Văn của Hồ Anh Thái.
Do vậy khi phân kỳ sáng tác của nhà văn, Ấn Độ luôn được chọn như là tâm điểm:
giai đoạn tiền Ấn Độ (từ 1978 – cuối 1980), giai đoạn Ấn Độ (1988 – 1994), giai
đoạn hậu Ấn Độ (1995 – nay) với những đặc trưng về phong cách và hướng khai thác
hiện thực có những đặc trưng riêng. Tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước
(12 truyện ngắn và 2 bản ghi chép); tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi và tập
tiểu luận Namasaka! Xin chào Ấn Độ là 3 tác phẩm Hồ Anh Thái trực tiếp viết về đất
nước, văn hoá và con người Ấn Độ.
Tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước được Hồ Anh Thái viết trong thời
gian đang sống tại Ấn Độ trên cơ sở đề tài luận văn và việc nghiên cứu, biên khảo về
văn hoá Ấn Độ của anh. Tác phẩm được dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở nước ngoài
và đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá trước khi đến với độc giả Việt Nam (tập
truyện được xuất bản ở Việt Nam năm 1998). Còn Đức Phật, nàng Savitri và tôi là
cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Hồ Anh Thái về đề tài Ấn Độ (thuộc giai đoạn hậu Ấn
Độ, xuất bản năm 2007). Một điều đáng chú ý là trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng
Savitri và tôi có chứa những mẩu chuyện nhỏ đã xuất hiện trước đó với tư cách là
những truyện ngắn độc lập trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, đó là
những truyện Chuyện cuộc đời Đức Phật, Đến muộn, Kiếp người đi qua. Thật ra ngay
từ những năm còn sống trên đất Ấn, Hồ Anh Thái đã ao ước sẽ viết một tiểu thuyết về

cuộc đời Đức Phật. Và anh đã thử viết. Nhưng viết xong lại bỏ đó vì thầy nhiều điểm
chưa thuyết phục, chưa được ưng ý. Cảm giác chới với vẫn ám ảnh và chưa cho phép
tài văn trong anh được vẫy vùng. Vì thế những mẩu chuyện về cuộc đời Đức Phật ra
đời thay thế và tạo tiền đề cho sự xuất hiện của cuốn tiểu thuyết đồ sộ về Đức Phật
mười năm sau.
Nếu tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi lấy bối cảnh về một đất nước Ấn
Độ thế kỷ V –VI TCN thì tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước quy tụ nhiều
truyện ngắn với những lát cắt khác nhau về lịch đại. Một Ấn Độ hai nghìn năm gắn
liền với hình ảnh Đức Phật từ bi và minh triết, một Ấn Độ trong cuộc giành giật sự

25
sống giữa hai tôn giáo: Đạo Bàlamôn và Đạo Phật; một Ấn Độ của sự giằng co giữa
phần đạo và phần đời, giữa sự linh thiêng thần thánh và sự trần thế… Hai nghìn năm
sau, Ấn Độ khoác lên mình dáng vẻ hiện đại của cuộc sống hối hả nhưng dường như
cái bóng của quá khứ vẫn bao trùm và chi phối mọi mặt đời sống của con người. Và
phải chăng sự đồng hiện kí ức và hiện tại đã tạo nên sự bí hiểm và khó hiểu trong tính
cách con người Ấn Độ?
Sau thành công của hai tác phẩm Tiếng thở dài qua rừng kim tước và Đức
Phật, nàng Savitri và tôi, năm 2008, Hồ Anh Thái đã cho xuất bản tập tiểu luận và
biên khảo Namaskar! Xin chào Ấn Độ. Theo tự bạch của Hồ Anh Thái, tập tiểu luận
này chứa đựng những bi kịch khủng khiếp nhất của các tôn giáo lớn, của Ấn Độ thời
hiện đại – một cuốn sách dữ dội mà tác giả đó “phải đầu tư rất nhiều công sức”. Tác
phẩm thể hiện tính công phu, nghiêm cẩn, chính xác của một nhà nghiên cứu văn hóa
phương Đông, được kết hợp với trí tưởng tượng, kỹ năng dẫn dắt và ngôn ngữ sinh
động nhiều khi hóm hỉnh của nhà văn. Tập tiểu luận là sự kết hợp hài hòa giữa chất
du ký khi miêu tả các miền văn hóa Ấn Độ; mang chất tản văn về tính cách Ấn, biên
khảo về phong tục, tập quán và đời sống muôn mặt; đậm chất tiểu luận khi đề cập tôn
giáo, lịch sử Những khái niệm về Ấn Độ đó được tóm lược và đơn giản hóa ở mức
dễ tiếp nhận nhất, được trình bày theo quan niệm của đạo Hindu: tư tưởng, sản phẩm
văn hóa, biểu tượng ký hiệu, phong tục tập quán…

Viết về đề tài Ấn Độ là một đề tài rất rộng nói theo ngôn ngữ điện ảnh là “góc
chiếu lớn”. Với khuôn khổ và đặc thù của một tác phẩm văn học, việc lựa chọn và
khai thác góc chiếu, hay nói cách khác là việc lựa chất liệu để nhào nặn nên hình
tượng văn học, tạo dựng bối cảnh quanh nhân vật là nhân tố rất quan trọng trong sự
thành công của tác phẩm. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ,
năng lực và cảm quan của nghệ sĩ; bản thân giá trị của những chất liệu; ý tưởng và
mục đích của sự phản ánh…. Từ những chất liệu ấy sẽ cho phép nhà văn có thể đi xa
hơn trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật của mình. Vậy Hồ Anh Thái đã làm gì khi
đối mặt với nền văn hoá Ấn Độ hùng vĩ? Và nhà văn đã xử lý chất liệu chưng cất từ
nền văn hoá Ấn Độ theo phương thức nào? Đó là điều mà luận văn này quan tâm và
sẽ được tiếp tục xử lý trong những phần sau.

26
1.4 Tiểu kết
Trong chương 1, người viết đã đi vào giải quyết những vấn đề mang tính khái
quát chung: định danh văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn học, về hướng sáng
tác lấy cảm hứng từ nền văn hoá ngoại quốc, về bức tranh văn hoá Ấn Độ cũng như
mối nhân duyên giữa Hồ Anh Thái - đất nước, con người Ấn Độ. Đây là cơ sở, là tiền
đề cho người viết đi vào khảo sát những phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn
hoá Ấn Độ cũng như việc khám phá thế giới Ấn Độ qua ngòi bút của Hồ Anh Thái ở
những chương sau.

×