Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ trong nền nghệ thuật cổ Champa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

LÊ THỊ MỘNG TRINH



ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
TRONG NỀN NGHỆ THUẬT CỔ CHAMPA

Chuyên ngành : Lòch Sử Thế Giới
Mã Số : 60 22 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ BÍCH LIÊN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài :
Vương quốc cổ Champa nằm ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ngày
nay. Đó là một vùng lãnh thổ hẹp, có bờ biển trải dài, uốn cong, quanh năm đắm mình trong
ánh nắng mặt trời ấm áp và những cơn gió biển. Có thể vì thế chăng mà con người sống nơi
đây trở nên nhạy cảm hơn và giàu trí tưởng tượng hơn, để gần hai ngàn năm trước, họ đã cho
ra đời một trong những nền nghệ thuật sớm và đẹp nhất vùng Đông Nam Á – nền nghệ


thuật Champa.
Từ những thế kỷ trước công nguyên, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung xưa của
Việt Nam
đã là một đòa bàn dừng chân lý tưởng cho những con thuyền xuôi ngược giữa hai
nền văn minh lớn của phương Đông lúc bấy giờ là Ấn Độ và Trung Quốc. Trên những con
thuyền ngược xuôi buôn bán, ngoài những kiện hàng đầy ắp, các thương nhân luôn mang
theo ít nhiều những yếu tố văn hóa của đất nước họ, đặc biệt là tôn giáo, niềm tin. Thuyền
buôn của các nước ghé đến buôn bán bao nhiêu lần thì cũng bấy nhiêu lần những yếu tố
văn hóa bên ngoài tràn vào Champa. Một sự lựa chọn và thích ứng thực tế đã diễn ra trong
lịch sử để hình thành nên một nền văn hóa Chăm, một bản sắc Chăm độc đáo.
Vào những thế kỉ đầu công nguyên, thông qua những thương nhân, nhà sư, tu só Bà la
môn và có lẽ cả những người nhập cư nữa, văn hóa Ấn Độ - một nền văn hoá duy linh và
giàu trí tưởng tượng - đã đến Champa và các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Chắc
hẳn, vì những người dân bản đòa đã tìm thấy trong nền văn minh Ấn Độ một “tiếng nói
chung”, một sự đồng cảm trong lónh vực tâm linh cũng như trong tâm tư, tình cảm, thế nên,
họ đã đón nhận những yếu tố của văn hóa Ấn –
vốn có trình độ cao hơn họ – với thái độ
nhiệt tình. Những quốc gia “Hinđu hóa” đã ra đời và Champa là một trong những nước tiêu
biểu.
Champa, với nền văn hóa – nghệ thuật mang đậm chất tâm linh do chòu nhiều ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ và cả bão táp biển khơi – chắc hẳn là đã phát triển rực rỡ trong nhiều
thế kỷ. Tuy nhiên, sau những biến thiên, đổi dời của lòch sử, vương quốc Champa đã không
còn, còn chăng, chỉ là những đền - tháp sừng sững, “trơ gan cùng tuế nguyệt”, những bức
phù điêu, tượng đá sinh động ẩn chứa bao điều… Những đền - tháp, công trình điêu khắc ấy
chính là những mảng của quá khứ, những bằng chứng sống động về mối quan hệ giao lưu
văn hóa giữa Champa với các nước bên ngoài. Đó là những “văn bia không lời”, giúp ta giải
mã những ẩn số của q khứ, để hiểu và cảm nhận về nền văn hóa – nghệ thuật Champa.
Để giải mã nền nghệ thuật Champa, văn hoá Ấn Độ là chìa khoá. Bởi lẽ, văn hóa Ấn Độ
là nền tảng để Champa xây dựng nền nghệ thuật của mình. Tìm hiểu ảnh hưởng của văn
hoá Ấn Độ đối với nghệ thuật Champa trong suốt quá trình hình thành, phát triển của vương

quốc cổ này, chúng ta có thể biết được Champa đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào, ở
những khía cạnh nào, mức độ ra sao. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra được những nét đặc
trưng, bản sắc của nền nghệ thuật Champa, khẳng đònh được giá trò của nó so với những nền
nghệ thuật khác trong khu vực và trên thế giới.
Trải qua bao thăng trầm của lòch sử, hậu duệ của người Chàm cổ đã trở thành một bộ
phận máu thòt của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, lòch sử – văn hóa Champa đã trở
thành một phần của lòch sử – văn hóa dân tộc. Hơn thế, quá trình hình thành và phát triển
bản sắc văn hóa của dân tộc là quá trình hội nhập, đóng góp và chọn lọc những giá trò văn
hóa của các tộc người sống trên đất Việt, và, văn hóa Chăm là một trong những thành tố
quan trọng làm giàu có và phong phú hơn bản sắc của văn hóa Việt Nam. Chính vì lẽ đó,
chúng ta không thể không tìm hiểu về những di sản còn lại của người Champa xưa. Tìm
hiểu để biết thêm về lòch sử – văn hóa của một bộ phận dân cư Việt Nam, đồng thời, cũng
là để góp phần vào quá trình lưu giữ và trân trọng những di sản của dân tộc.
Từ những lý do ấy, cùng với niềm say mê và những u cầu về kiến thức lịch sử - văn hóa
của một giáo viên dạy sử, tôi quyết đònh chọn đề tài cho luận văn của mình là “Ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa”.
2. Lòch sử vấn đề :
Nhắc đến việc nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật của vương quốc Champa cổ, trước tiên,

chúng ta phải kể đến những chuyên gia nướ
c ngoài như H. Pamlentier, F. Stern, J.
Biosselier, E. Guillon... Qu
a các tác phẩm L’art architetural Hindou dans L’Inde et en
Extrême Orient (H. Pamlentier), Nghệ thuật Champa (xứ An Nam cũ) và tiến trình của nó
(F.Stern), Nghệ thuật tạc tượng Champa - nghiên cứu về các đạo giáo và tiếu tượng học (J.
Boisselier), Cham art (E. Guillon)..., các tác giả đã phân tích khá cụ thể những công trình
kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của vương quốc Champa cổ, đồng thời cũng
chỉ ra những chi tiết mang dấu ấn của sự giao lưu văn hóa với bên ngoài (Ấn Độ, Môn-
Dvaravati, Angkor...). Đối với Ấn Độ, theo lời nhận đònh của các tác giả, có vẻ như,
Champa chỉ nhận ảnh hưởng trực tiếp từ quốc gia này vào những thế kỷ đầu sau khi lập

quốc, thời gian còn lại, chủ yếu, Champa tiếp nhận văn hóa Ấn Độ gián tiếp qua Phù Nam,
Angkor và các nước Mã Lai.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật Champa cũng không còn xa lạ. Trong
mươi năm trở lại đây, đã có nhiều cơng trình nghi
ên cứu, bài viết ... có giá trò ra đời, kèm
theo đó là những tên tuổi đã trở thành quen thuộc, có thể kể như Lương Ninh, Ngô Văn
Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Kỳ Phương, Lê Đình Phụng, Hà Bích Liên...
Có thể nói, GS. Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu lòch sử –
văn hóa C
hampa tại Việt Nam. Những nghiên cứu của ông mang tính cổ điển và trên cơ sở
những phát hiện của ông, trong đó có việc giải mã nội dung của các văn bia cổ Champa,
các học giả đi sau có thể tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn về lòch sử và nền văn hóa – nghệ
thuật của vương quốc cổ này. Gần đây nhất, với tác phẩm Vương quốc cổ Champa (2006),
GS. Lương NInh đã tiếp tục tạo ra một dấu ấn mới cho giới nghiên cứu hiện tại về Champa.
Liên quan trực tiếp đến nghệ thuật cổ Champa, GS. Lương Ninh đã có nhiều công trình, bài
viết rất có giá trò Thần tích Hinđu giáo và nghệ thuật tiếu tượng Hinđu ở Đông Nam Á
(1994), Lòch sử vương quốc Champa (2004), Vương quốc cổ Champa (2006)…. Trong những

công trình vừa kể, bên cạnh việc trình bày về sự hình thành, phát triển của vương quốc
Champa qua từng thời kỳ lòch sử, GS. Lương Ninh còn lưu ý đến đặc điểm chính của một
số phong cách kiến trúc và điêu khắc. Trong đó, ông cũng đề cập đến mối quan hệ giao lưu
văn hoá giữa Champa và Ấn Độ, chỉ ra một số ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa
Champa. Ngoài ra, GS. Lương Ninh còn phân tích một số nét khác biệt trong việc thể hiện
thần tích Hinđu trong những tác phẩm điêu khắc của vương quốc Champa cổ.
Đi theo con đường nghiên cứu mà GS. Lương Ninh đã gợi mở, Ngơ Văn Doanh cũng đã có

nhiều cơng trình đặc sắc về văn hóa – nghệ thuật liên quan đến vương quốc cổ Champa. Ơng
viết khá nhiều, dài hơi trong niềm đam mê đầy cá tính đối với nền nghệ thuật của các tộc người
sống trên đất nước Việt Nam. Liên quan đến nghệ thuật Chăm, có
thể kể đến : Tháp cổ

Champa, sự thật và huyền thoại (1994), Thánh đòa Mỹ Sơn (2003), Văn hóa cổ Champa
(2003), Điêu khắc Champa (2004), Tháp bà Po Nagar, từ các purana Ấn Độ đến những huyền
tích dân gian của người Chăm và người Việt, Thờ Sivalinga - từ Ấn Độ tới Champa, Ấn Độ và
văn hóa Champa...Qua những tác phẩm và bài viết ấy, tác giả đã cho chúng ta một cái nhìn
khá sâu sắc, toàn diện về nền văn hóa Champa, từ kiến trúc, điêu khắc đến múa, âm nhạc.
Ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài đối với các lónh vực nghệ thuật của Champa
cũng được tác giả đề cập đến. Đặc biệt, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Champa
được tác giả lưu ý nhiều hơn cả. Với tám mặt giấy đầy kín chữ, bài viết Ấn Độ và văn hóa
Champa của Ngô Văn Doanh đã cho chúng ta biết nguyên nhân vì sao văn hóa Ấn Độ đến
Đông Nam Á và cung cấp cho chúng ta những tri thức cô đọng nhưng toàn diện về ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa - nghệ thuật Champa. Nhìn chung, theo quan
điểm của tác giả, văn hóa Champa (nói chung) và nghệ thuật Champa (nói riêng) chòu ảnh
hưởng khá sâu đậm của văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, văn hóa Ấn Độ, xét cho cùng, cũng chỉ
là “lớp vỏ bọc” bên ngoài của nền văn hóa Champa đậm chất bản đòa mà thôi!
Bên cạnh những tác phẩm của Ngô Văn Doanh, chúng ta còn có thể tìm hiểu về văn hóa
Champa qua những công trình nghiên cứu, bài viết của Lê Đ
ình Phụng. Các tác phẩm : Tìm
hiểu lòch sử kiến trúc tháp Champa (2005), Phong cách Mỹ Sơn E1 trong nghệ thuật điêu
khắc đá Champa (2006), Giá trò văn hóa của các tháp Chăm Bình Đònh... của Lê Đình Phụng
đã cung cấp cho ta nhiều hiểu biết về kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa cổ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đôi nét về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và các
nước khác thể hiện trên các công trình kiến trúc đền - tháp Champa.
Nghiên cứu chuyên sâu về Champa còn có thể kể đến Trần Kỳ Phương. Qua các công

trình, bài viết như Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng (1987), Di sản nghệ thuật Chăm tại
miền Trung Việt Nam (2001), Thánh đô Mỹ sơn, trung tâm nghệ thuật của vương quốc cổ
Champa (2006), Phế tích Champa: khái luận về kiến trúc đền - tháp..., Trần Kỳ Phương đã
cho ta một cái nhìn khái quát về những di sản kiến trúc, điêu khắc mà Champa để lại. Bên
cạnh đó, tác giả đã chỉ ra cho ta thấy những ảnh hưởng của tư tưởng, tôn giáo Ấn Độ thể
hiện trên các kiến trúc, đền - tháp Champa.

Chỉ viết riêng về điêu khắc, tác phẩm Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ của Huỳnh
Thò Được đã cho ta một cái nhìn so sánh giữa những hình tượng trong điêu khắc Chăm với
nguyên mẫu của nó trong thần thoại Ấn Độ. Từ cái nhìn so sánh đó, chúng ta có thể tự rút
ra kết luận là điêu khắc Chăm đã tiếp nhận ảnh hưởng của thần thoại Ấn Độ ở mức độ nào
và đã thể hiện nó ra sao?
Luận án Phó tiến só “Điêu khắc đá Champa” của Phạm Hữu Mỹ cũng là một công trìn
h
có giá trò về lónh vực điêu khắc đá của vương quốc cổ Champa. Trong công trình này, tác
giả đã mô tả tỉ mỉ gần như đầy đủ những tác phẩm điêu khắc đá của Champa. Tác giả cũng
dành đôi ba trang giấy để bàn về ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài đối với các tác
phẩm điêu khắc ấy. Về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, tác giả cho rằng “quá trình Champa
tiếp thu văn hoá Ấn Độ đồng thời cũng là quá trình từng bước bản đòa hoá để kết hợp với tín
ngưỡng bản đòa (tục thờ tổ tiên)” [46, tr.37]
Nói về điêu khắc Champa, chúng ta còn phải kể đến tác phẩm Điêu khắc Chàm của

nhóm tác giả Nguyễn Văn Cự, Phạm Ngọc Long, Cao Xuân Phổ. Tác phẩm đã nêu lên khá
rõ những nét đặc trưng của các phong cách trong nghệ thuật Champa cổ đồng thời cũng
không quên nêu bật lên đặc điểm riêng và nét độc đáo của điêu khắc Champa. Theo các
tác giả, từ thế kỷ VII, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ bắt đầu mờ dần trong điêu khắc
Champa, thay vào đó, ảnh hưởng của Khmer, Java ngày càng tăng và tính bản đòa Chăm
cũng ngày càng được khẳng đònh. Với cách sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh kết hợp với
hàng loạt những bức hình khổ to sắc nét về các tác phẩm điêu khắc, các tác giả đã cho
chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc cái hay, cái đẹp của điêu khắc Champa.
Nhìn chung, những tác phẩm khảo cứu về văn hóa Champa (nói chung) và nghệ thuật
kiến trúc, điêu khắc Champa (nói riêng) là khá phong phú. Ngoài những tác phẩm đã nêu
trên, chúng ta còn có thể tìm thấy hàng loạt các bài viết được đăng tải trên mạng Internet.
Trong đó,
có những bài viết đáng lưu ý như bài Điêu khắc Champa ở Bình Đònh của Cao
Xuân Phổ, Tháp Chăm Bình Đònh – từ kiến trúc đến lòch sử của Đinh Bá Hòa, Ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ đến tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận của Phan Quốc Anh, Thời

điểm du nhập Phật giáo vào Champa của Thông Thanh Khánh, Di sản nghệ thuật Chăm,
Nghệ thuật Chăm tại bảo tàng Guimet của Văn Ngọc... Những bài viết trên đã cung cấp cho
ta ít nhiều tư liệu về văn hoá, nghệ thuật của vương quốc Champa, đồng thời, cũng cho ta
biết thêm một số thông tin về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nghệ thuật Champa.
Cũng thuộc lónh vực nghệ thuật nhưng âm nhạc và múa Champa có ít công trình nghiên
cứu và bài viết hơn. Có thể giải thích hiện tượng này là do tư liệu gốc về múa và âm nhạc
Champa còn lại không nhiều. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể mường tượng được một cách
khái quát về lónh vực nghệ thuật này thông qua các tác phẩm, bài viết như Nghệ thuật múa
Chàm của Ngọc Canh, Bước đầu tìm hiểu, phục hồi múa cung đình Chăm của Đặng Hùng,
Đặc trưng âm nhạc nghi lễ của người C
hăm Bà la môn của Văn Thu Bích, Múa Chàm của
Irasara.... Chỉ gói gọn trong vài mươi trang giấy mỏng manh, thế nhưng, bài viết Nghệ thuật
múa Chàm của tác giả Ngọc Canh đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về nghệ
thuật múa Champa, từ nguồn gốc, các hình thái múa đến đặc điểm chung của các động tác
múa. Tác phẩm của Đặng Hùng thì không bao quát như thế. Tác giả chỉ trình bày xoáy sâu
vào “Nghệ thuật múa cung đình Chăm”. Tìm hiểu tác phẩm này, chúng ta có thể biết được
những nhạc cụ mà người Champa đã dùng trong nghi lễ cung đình ngày xưa, đặc điểm của
múa cung đình Chăm và sự thay đổi trong phong cách múa cung đình Chăm qua các thời kỳ
lòch sử. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với âm nhạc và nghệ thuật múa Champa cũng
được các tác giả đề cập đến trong các tác phẩm ấy. Tuy vấn đề này chỉ được nói qua một
cách sơ lược nhưng đó cũng là những tri thức quý giá, rất hữu ích cho những ai yêu thích tìm
hiểu về âm nhạc và nghệ thuật múa Champa.
Người hướng dẫn luận văn này của tôi, Tiến só Hà Bích Liên cũng là một nhà nghiên cứu
chuyên sâu về lòch sử và văn hoá của vương quốc cổ Champa. Bà đã có những công trình,
bài viết có giá trò đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền nghệ thuật độc đáo của
vương quốc này. Trong luận án tiến só lòch sử của mình, khi trình bày về “quan hệ giữa
vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực”, bà đã bàn đến một số khía cạnh của
nghệ thuật Champa như là một bằng chứng của sự giao lưu. Tuy quan hệ giữa Ấn Độ và

Champa không được trực tiếp nói đến ở đây nhưng thông qua những đoạn phân tích về

tượng Phật Đồng Dương, tháp Mỹ Sơn E1..., chúng ta có thể biết được một số điều về ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nền nghệ thuật của vương quốc Champa cổ. Ngoài công
trình trên, Hà Bích Liên còn có một số bài viết đăng trên các báo hoặc trình bày trong các
buổi hội thảo khoa học, có thể kể như : Nghệ thuật cổ Champa- những dấu ấn của giao lưu
văn hoá khu vực, Về phong cách Mỹ Sơn A1 trong nghệ thuật Champa, Phong cách Hinđu
trong nghệ thuật Chàm cổ.... Trong số đó, bài viết “Phong cách Hinđu trong nghệ thuật
Chàm cổ” có thể được xem là một bài tổng kết mang tính khái quát, cô đọng những ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa. Năm 2005,
tại hội nghò quốc tế Nghiên cứu Chăm- Những trường phái mới và cũ ( Cham Studies, Old
and New School of Thought) tại Paris, bài trình bày của bà về Hoa văn thổ cẩm Chăm
(Patters on Brocade Textiles of Cham Culture in Vietnam) đã đưa ra một cái nhìn mới về sự
tiếp nối, chuyển tiếp truyền thống từ hoa văn trên đá đến hoa văn trên vải, gắn với các
phong cách nghệ thuật cổ điển và nội dung tôn giáo. Cũng cần nói thêm rằng, hầu hết các
bài nghiên cứu trình bày trong hội thảo của nhiều học giả nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia
khác nhau, đều liên quan đến nghệ thuật Champa nếu không nói là chỉ chú trọng nghiên
cứu về nghệ thuật- một lónh vực nghiên cứu giúp cho nhân loại xích gần lại nhau hơn, dễ
thông cảm và trân trọng nhau hơn.
Từ những điều vừa trình bày trên, có thể nhận thấy, nền văn hoá, đặc biệt là nghệ thuật
Champa, đã được rất nhiều học giả trong, ngoài nước bàn đến và bàn một cách sâu sắc.
Luận văn của tôi, trước hết, là kế thừa những thành tựu mà các nhà nghiên cứu đã đạt được.
Bên cạnh đó, thông qua việc hệ thống lại những phát hiện của các nhà khoa học, tôi mong
muốn góp thêm một cách nhìn mới, có thể là còn rất non nớt của mình, về nền nghệ thuật
Champa, cụ thể là về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong nền nghệ thuật ấy.
3. Phạm vi nghiên cứu :
Như đã xác đònh ngay từ đầu, trong tên đề tài, luận văn nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của
văn hoá Ấn Độ đối với nền nghệ thuật của vương quốc Champa cổ. Cụ thể, người viết sẽ
dựa trên tiến trình phát triển của lòch sử nghệ thuật Champa mà các học giả đi trước đã tạo
dựng khá hoàn hảo để bàn chuyên về một khía cạnh : những dấu ấn còn lại của văn hoá Ấn
Độ có thể nhìn thấy trong nền nghệ thuật ấy. Thực chất, đó là đọc lại nội dung của các tác
phẩm nghệ thuật thông qua việc tìm hiểu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ẩn chứa trong nó –

tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc hơn về các tác phẩm nghệ thuật ấy, đồng thời, để hiểu rõ
hơn khát vọng về cái đẹp và thế giới tâm linh của một tộc người đã từng sống trên lãnh thổ
Việt Nam.
Nghiên cứu về nghệ thuật Champa không phải là trọng tâm của luận văn, thế nên, việc
tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về nền nghệ thuật Champa là điều mà người viết không
thể thực hiện được. Do vậy, phạm vi nghiên cứu những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối
với nghệ thuật Champa được thực hiện giới hạn trên nền kiến thức về mối quan hệ giữa lòch
sử và lòch sử nghệ thuật.
Có rất nhiều lónh vự
c bao hàm trong nền nghệ thuật cổ Champa, ngoài kiến trúc, điêu
khắc còn có âm nhạc, nghệ thuật múa… Trong phạm vi luận văn này, người viết sẽ lần lượt
nghiên cứu, trình bày ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ thể hiện trong từng lónh vực cụ thể ấy.
Tuy nhiên, chính tài liệu sẽ giới hạn lại nội dung của đề tài nghiên cứu. Như chúng ta đã
biết, người Chăm xưa có thói quen cầu nguyện trong những ngôi đền và có truyền thống
đúc các pho tượng để thờ cúng. Chính vì thế, trong nền nghệ thuật Champa, nghệ thuật kiến
trúc và điêu khắc là hai lónh vực nổi bật nhất. Đây cũng là hai lónh vực có tài liệu phong
phú hơn cả. Vì vậy, người viết sẽ xoáy sâu nghiên cứu hai lónh vực này.
Âm nhạc và nghệ thuật múa Champa đi cùng với đền tháp và những lễ nghi tôn giáo.
Tuy nhiên, đó là lónh vực văn hoá phi vật thể và đã mai một theo năm tháng. Gần như, nó
chỉ còn để lại dấu ấn trên các công trình kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc. Vì thế, mặt
dù nó là một lónh vực nghệ thuật riêng, song, khi trình bày, người viết sẽ bàn về nó khi phân
tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện trong lónh vực điêu khắc.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Thực hiện đề tài này, người viết chủ yếu áp dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau :
- Phương pháp lòch sử : trình bày theo khung thời gian và không gian lòch sử, dựa trên tư
liệu để đánh giá các vấn đề có liên quan đến nội dung luận văn.
- Phương pháp lo-gic : trên cơ sở những tư liệu thu thập được, người viết tiến hành phân
tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật lên được sự ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc và nghệ thuật

múa Champa. Từ đó, người viết sẽ đi đến một kết luận chung nhất và hợp lý nhất về ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nền nghệ thuật Champa cũng như nêu ra được giá trò
riêng của nền nghệ thuật Champa, yếu tố đã tạo nên sức sống, chỗ đứng cho nền nghệ thuật
Champa trong vô vàn những nền nghệ thuật đặc sắc trên thế giới.
- Phương pháp khảo sát điền dã : đi thực tế, tham quan các bảo tàng … để tiếp xúc với
các công trình kiến trúc, các hiện vật điêu khắc của Champa nhằm có những hiểu biết cụ
thể, rõ ràng hơn về nghệ thuật tạo hình Champa.
- Phương pháp liên ngành: sử dụng tài liệu của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học, mỹ
thuật…) để từ đó, có được cái nhìn sâu sắc hơn về giá trò lòch sử –
văn hoá cũng như giá trò
thẫm mỹ của các tác phẩm nghệ thuật.
5. Bố cục :

Ngoài phần mở đầu,
kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm có ba chương :
Chương 1 : Khái quát tiến trình phát triển của lòch sử nghệ thuật Champa
Chương 2 : Dấu ấn Hinđu trong những tòa tháp cổ Champa .
Chương 3 : Điêu khắc Champa – tinh thần Hinđu hay tiếng nói riêng của một tộc người.







CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ NGHỆ
THUẬT CHAMPA
Sự ra đời, phát triển của vương quốc Champa và nền nghệ thuật Champa không tách rời
với ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào văn hoá Ấn

Độ cũng ảnh hưởng đến Champa với mức độ như nhau và được người Champa tiếp nhận
một cách rập khuôn và thể hiện ra thành các tác phẩm nghệ thuật. Bởi lẽ, nghệ thuật là một
hoạt động sáng tạo. Chủ thể sáng tạo là con người có những mối quan hệ xã hội phức tạp,
có tình cảm, nguyện vọng, tâm tư. Trong những khung cảnh lòch sử khác nhau, với mức độ
đậm, nhạt của các mối quan hệ xã hội và những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sản
phẩm nghệ thuật do con người tạo ra cũng khác. Nói một cách ngắn gọn, lòch sử nghệ thuật
có quan hệ mật thiết, bò chi phối bởi lòch sử quốc gia – dân tộc. Sự phát triển của nền nghệ
thuật Champa cũng không nằm ngoài qui luật này. Trong những bối cảnh lòch sử cụ thể, với
những biến động về chính trò và sự thònh suy về kinh tế, mối quan hệ giữa Champa với các
nước cũng như mức độ ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ, đến Champa cũng có sự đổi thay. Chính vì thế, để hiểu được một cách
toàn diện và sâu sắc về nền nghệ thuật Champa, cũng như, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ đến nghệ thuật Champa, chúng ta không thể không tìm hiểu khái quát
tiến trình phát triển của nền nghệ thuật ấy.
1.1. Sự du
nhập của văn hóa Ấn Độ và sự ra đời của nền nghệ thuật Champa
Căn cứ vào những tư liệu khảo cổ học, chúng ta biết được rằng “trước khi ảnh hưởng Ấn
Độ tới, ở Champa chưa có truyền thống xây dựng đền - thá
p mang tính biểu tượng sâu sắc
và bằng vật liệu bền, chưa quen thể hiện lên trên bề mặt đá một cách gợi cảm như Ấn Độ”
[17, tr. 95]. Như vậy, có thể nói, văn hóa Ấn Độ chính là chất xúc tác quan trọng để
Champa tạo nên nền nghệ thuật của họ. Chính vì lẽ đó, khi bàn về lòch sử nghệ thuật
Champa, chúng ta không thể không nói qua một chút về con đường, thời điểm du nhập của
văn hoá Ấn Độ vào lãnh thổ của vương quốc Champa cổ.
Vương triều Simhapura – vương triều đầu tiên của vương quốc Champa - mang rất nhiều
yếu tố Hinđu trong bản thân nó. Từ tên nước, tên hiệu các vò vua, tê
n các vùng, miền, thành
phố, ngôn ngữ mà vương triều Simhapura sử dụng : chữ Phạn, đến các tác phẩm điêu khắc
(tượng Phật, tượng thần…) có cách thể hiện rất gần gũi với truyền thống nghệ thuật Ấn Độ…
đã nói lên điều đó. Sự đậm đà của những yếu tố Hinđu cho phép ta xác đònh là đã có một

ảnh hưởng trực tiếp, một “ảnh hưởng rất sâu đậm và rất xưa của Ấn Độ đối với
Champa”[12, tr.87]. Ngoài ra, thông qua đặc điểm của những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc
còn lưu lại của vương quốc cổ Champa, chúng ta còn có thể nhận thấy Champa còn gián
tiếp tiếp thu văn hoá Ấn Độ thông qua các nước trong khu vực (Phù Nam, Java, Chân Lạp).
Về thời điểm Ch
ampa tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, thật ra, cho đến thời điểm hiện nay, các
nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được tư liệu đáng tin cậy nào cho phép xác đònh mốc thời gian
Champa tiếp nhận văn hóa Ấn Độ. Chắc hẳn, thời điểm này cũng khơng nằm ngồi khoảng
thời gian văn hóa Ấn độ tràn xuống Đơng Nam Á. Dựa trên một số bản ghi chép cổ, các nhà
nghiên cứu cho rằng, có lẽ, văn hóa Ấn Độ đã được truyền đến Đơng Nam Á từ những thế
kỷ trước công nguyên. Vào thời gian này, do “đã bò mất nguồn mua vàng ở Trung Á và
Xibêri” [12, tr. 89], các thương nhân Ấn Độ bắt đầu chuyển hướng sang phương Đơng, tìm
đến “xứ sở của vàng và hương liệu” : khu vực Đông Nam Á. Dải đất miền Trung Việt Nam,
lãnh thổ của vương quốc Champa ngày xưa, là nơi mà thuyền buôn các nước thường ghé
đến. Bởi lẽ, nó nằm trên con đường trung chuyển hàng hoá giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
“Các cảng của Champa đóng vai trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền
vượt qua vònh Bắc Bộ vào vùng biển Nam Trung Hoa và là điểm dừng chân đầu tiên khi các

con thuyền đi từ Trung Quốc đến Mallacca, vònh Thái Lan hay gần hơn…vương quốc Phù
Nam” [27, tr. 26]. Không chỉ là đầu mối giao thông quan trọng, Champa còn là quê hương
của các loại hương liệu, lâm, thổ sản quý, đặc biệt là vàng và trầm hương. Chính vì thế, nó
đã trở thành “điểm hẹn lý tưởng” cho thuyền buôn của các quốc gia, trong đó có thuyền
buôn Ấn Độ.
Trong những lần ghé lại, lưu trú tại các hải cảng của Champa, chờ đợt gió mùa lên để
tiếp tục chuyến hải hành, hẳn là, những thương nhân Ấn Độ đã bộc lộ ít nhiều những yếu tố
văn hoá và niềm tin tôn giáo của họ. Không loại trừ khả năng, những thương nhân Ấn Độ
đã đến Champa xin lập thương điếm và cư trú lâu dài ở đó, hoặc là, người dân Ấn Độ, do
cuộc sống hay là do chính sách di cư có tổ chức của Nhà nước, đã tìm đến đònh cư ở
Champa. Về chính sách di dân của nhà nước Ấn Độ tuy ta chưa có căn cứ để khẳng đònh,
song, trong cuốn sách Arthasastra (khảo cứu về tổ chức chính trò và hành chính của

Kaudilya) có đoạn kể rằng : vò thượng thư của vua Chandragupta (cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ
III TCN) đã khuyên nhà vua chiếm đoạt đất đai của các vương quốc khác hay di dân quá
đông của mình tới đó [12, tr.87]. Việc chiếm đoạt đất đai có lẽ ít được ủng hộ, bởi vì, là đất
nước thường xuyên phải đối mặt với chiến tranh, hơn ai hết, các vò vua Ấn Độ hiểu rằng
chiến tranh sẽ gây ra nhiều tổn thất. Trong khi đó, dưới sức ép của việc tăng dân số, một
trong những phương pháp mà các vò vua Ấn Độ có thể nghó đến là chính sách di dân. Như
vậy, thương nhân, người dân di cư Ấn Độ chính là những người đầu tiên đã truyền bá văn
hoá, tôn giáo Ấn Độ tới Champa. Dó nhiên, sự truyền bá này chỉ diễn ra một cách tự nhiên
thông qua các hoạt động trong cuộc sống.
Không chỉ có thế, văn hoá Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo còn được truyền đến Champa một
cách có hệ thống. Hoạt động truyền bá này được thực hiện qua các nhà sư, tu só Bà la môn.
Do sự thôi thúc của lòng mộ đạo, do sự khuyến khích, tạo điều kiện của các vò vua, những
nhà sư, tu só Bà la môn đã rời “xứ sở của các thần linh” để đi đến các vùng đất mới, trong
đó có lãnh thổ của vương quốc Champa để tuyên truyền đạo pháp. Việc truyền bá văn hoá
Ấn Độ, nhất là tôn giáo, đã diễn ra từ trước công nguyên nhưng có lẽ phải chờ đến đầu
công nguyên, vào khoảng thế kỷ II- III, dưới thời trò vì của vò vua mộ
đạo Asôka, thì mới trở
nên rầm rộ. Champa chắc hẳn cũng đã tiếp thu một cách có hệ thống những quan điểm triết
học và tôn giáo Ấn Độ trong khoảng thời gian này.
Văn hóa Ấn Độ chính là sự kết hợp, hoà quyện giữa ba yếu tố : tôn giáo, triết học và
thần thoại. Trong ba yếu tố đó
, tôn giáo là yếu tố bao trùm nhất. Tôn giáo Ấn Độ chi phối
các lónh vực khác của văn hóa, là mảnh đất màu mỡ để cho những hạt mầm của văn học,
nghệ thuật nảy nở sinh sôi. Champa đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ, nhiều nhất là tôn giáo, dựa
trên một sự đồng cảm sâu sắc về lónh vực tâm linh. Và, cũng như Ấn Độ, cùng với sự du
nhập tôn giáo vào lãnh thổ Champa, một nền nghệ thuật nhằm chuyển tải những cái đẹp,
những quan niệm sâu xa về thế giới cũng đã xuất hiện.
Qua các thư tòch cổ, những đền tháp, tượng, phù điêu hiện còn, ta biết, nền nghệ thuật
của vương quốc Champa xưa đã hình thành, phát triển trong thời gian khá dài (từ thế kỷ III-
IV đến thế kỷ XVI) và khá đa dạng. Các lónh vực nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, âm

nhạc, múa… đều rất độc đáo, trong đó nổi bật lên là nghệ thuật tạo hình : kiến trúc, điêu
khắc.
Có nhà nghiên cứu nào đó đã từng nhậ
n đònh : kiến trúc Champa là một trong những loại
hình kiến trúc độc đáo đặc biệt của loài người. Nếu ai đã từng một lần được nhìn ngắm,
được chạm tay vào “cơ thể gạch” rắn chắc, nồng ấm của những ngôi tháp Chàm, chắc hẳn
sẽ nhận ra rằng lời nhận đònh trên không phải là một lời khen sáo rỗng. Các kiến trúc
Champa mang một vẻ đẹp thâm trầm, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, đặc biệt, nó có sức
sống vững bền vượt lên trên sự bào mòn khắc nghiệt của thời gian. Trải bao thế kỷ, những
ngôi tháp vẫn đứng trơ gan. Nó là bằng chứng cho trình độ vượt bật của nghệ thuật kiến trúc
Champa và đã kích thích không ít người tìm tòi, nghiên cứu.
Đi đôi, gắn liền với nghệ thuật kiến trúc, đó là nghệ thuật điêu khắc. Ngoài những họa
tiết trang trí trên các đền tháp, kho tàng điêu khắc Champa còn có vô số những phù điêu,
tượng. Đó là một “ rừng hoa đá đẹp” [5, tr. 16], là những tinh hoa của nghệ thuật Champa.
Những phù điêu tượng thần, vũ nữ, động vật... tuy bất động nhưng lại vô cùng sống động,
đáng yêu. Nó đã làm say mê biết bao người yêu nghệ thuật.
Cũng là một lónh vực phục vụ cho tôn giáo, âm nhạc và nghệ thuật múa Champa cũng ra
đời, phát triển, gắn liền với sự xuất hiện của các đền tháp. Thế nhưng, do những thăng trầm
của lòch sử Champa, lónh vực nghệ thuật này đã bò mai một và những tư liệu ghi chép về nó
cũng không còn. Còn chăng,
chỉ là những hình ảnh chạm khắc còn lưu lại trên bề mặt đá.
Để tìm hiểu về nó, không còn cách nào khác, chúng ta phải dựa vào những tác phẩm điêu
khắc còn lưu lại của Champa.
1.2. Khái quát lòch sử nghệ t
huật Champa :
Chòu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, đồng thời cũng chòu sự chi phối của những biến
động chính trò và những mối quan hệ giao lưu văn hóa, qua các giai đoạn lòch sử, nền nghệ

thuật Champa đã phát triển qua những giai đoạn khác nhau với những phong cách nghệ
thuật khác nhau.

Trong quá trình nghiên cứu về nền nghệ thuật Champa, các chuyên gia trong và ngoài
nước đã dựa vào nhiều yếu tố như đặc điểm của các ngôi tháp (mái, thân, cột ốp, cửa giả,
các họa tiết trang trí…), cách thể hiện khuôn mặt,
đầu tóc, trang phục, trang sức… của các
tượng, phù điêu để đònh thành các phong cách và dựa vào nội dung bi kí, lòch sử chính trò
Champa, mối quan hệ giữa Champa với các nước để đònh niên đại cho các phong cách này.
Tuy nhiên, có lẽ do những tư liệu cổ khá phân tán và còn lại không nhiều, cộng thêm, sự
khác biệt trong quan niệm thẩm mỹ của mỗi người, thế nên, cách phân chia phong cách
nghệ thuật và đònh khung niên đại cho các phong cách giữa các chuyên gia cũng khác.
Trong số các quan điểm phân chia phong cách,
quan điểm của chuyên gia người Pháp
Ph. Stern là khá hợp lí và nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia trong nước. Theo
quan điểm của Ph. Stern, nền nghệ thuật của Champa đã tồn tại trong khoảng thời gian từ
cuối thế kỉ VII – đầu thế kỉ VIII đến thế kỉ XVI và đã trải qua sáu phong cách :
- Phong cách Mó Sơn E1 (cuối t
hế kỉ VII – giữa thế kỉ VIII)
- Phong cách Hoà La
i (giữa thế kỉ VIII – giữa thế kỉ IX)
- Phong cách Đồng Dương (cuối thế kỉ IX)
- Phong cách Mó Sơn A1 (thế kỉ X)
- Phong cách Bình Đ
ònh (phong cách Tháp Mắm – thế kỉ XI – Thế kỉ XIV)
- Phong cách muộn (thế kỉ XIV - XVI)
Khi trình bày về các giai đoạn phát triển của nghệ thuật Champa, người viết chủ yếu dựa
trên cách phân chia phong cách này.
1.2.1. Giai đoạn trước thế kỷ V
II và những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của Champa
Nền nghệ thuật Champa hẳn là đã ra đời từ những thế kỷ đầu công nguyên cùng với sự
du nhập của tôn giáo Ấn Độ. Thế nhưng, đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được bất cứ tư liệu
nào đề cập đến nghệ thuật kiến trúc Champa trước thế kỷ VII. Có chăng, chỉ là một vài

thông tin ít ỏi, vụn vặt rút ra từ nội dung các bi ký đủ để ta biết được, trong khoảng thế kỷ
IV, “có thể là dưới thời vua Bhadravarman I” [27, tr.37], các kiến trúc tôn giáo Champa đã
ra đời tại khu vực thánh đòa Mỹ Sơn. Theo suy đoán của các nhà nghiên cứu, các kiến trúc
này được làm bằng tranh, gỗ…, một loại vật liệu không bền, sau đó, vì nhiều lý do, chúng đã
bò tàn phá, chôn vùi, không còn dấu vết.
Về điêu khắc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tại các di chỉ Đồng Dương (Quảng Nam),

Quảng Khê, Phước Tònh (Phú Yên) thuộc lãnh thổ của vương quốc Champa xưa một số
tượng Phật, tượng thần Ấn Độ giáo bằng đá hoặc bằng đồng có niên đại vào khoảng thế kỷ
III – IV, V-VI. Một số tác phẩm, chủ yếu là các tượng Phật, có thể kể như tượng Phật đứng
ở Đồng Dương, Quảng Khê, tượng Phật ngồi trên rắn Naga giữa hai Stupa ở Phước Tònh….,
có cách thể hiện tinh tế, sắc sảo, trong khi một số tác phẩm khác thuộc chủ đề Hinđu giáo,
như là đầu tượng ở Củng Sơn, nhóm tượng bán thân ở Phú Ninh, lại được tạo tác thô sơ và
khá vụng về. Mặc dù vậy, xét về đặc điểm tiếu tượng và phong cách nghệ thuật, cụ thể là ở
kiểu trang phục xếp nếp, cách thể hiện đôi tay, các đường nét trên gương mặt …., các tác
phẩm này có mối quan hệ trực tiếp với phong cách nghệ thuật Môn-Dvaravati và tỏ ra rất
gần gũi với truyền thống nghệ thuật Ấn Độ. Về điểm này, chúng ta sẽ có dòp phân tích kỹ ở
chương sau. Đặc điểm của các pho tượng cho phép ta nghó đến một mối quan hệ giao lưu
khá cởi mở, thân thiện dựa trên cơ sở sự đồng điệu về đời sống tâm linh, tôn giáo giữa
vương quốc non trẻ Champa và các nước, nhất là với Ấn Độ, Phù Nam và thế giới Mã Lai.
Có vẻ như, trong quá trình giao lưu này, Champa đóng vai trò là chủ thể tiếp nhận. Điều
này cũng không có gì khó hiểu. Bởi lẽ, nếu so với Phù Nam, đặc biệt là Ấn Độ, Champa
quả thật còn quá non trẻ. Nền văn hóa của nó cũng còn quá sơ khai. Champa đã tìm thấy
trong nền văn hoá Ấn một cách thể hiện những ước muốn, khát vọng bản thân với trình độ
cao hơn, và, dó nhiên, sự tiếp nhận văn hóa một chiều là điều khó tránh khỏi.
Trong khoảng bảy thế kỷ đầu công nguyên, Champa tiếp nhận những yếu tố của văn
hoá Ấn Độ và tiến hành xây dựng nhà nước, nền văn hoá của mình dựa trên những gì đã
tiếp nhận. Tên nước Champa, tên các thành phố, tước hiệu của các vò vua… đã cho chúng ta
thấy rõ điều này. X
ét về lòch sử nghệ thuật, qua đặc điểm của các tác phẩm điêu khắc, có

thể xem đây là giai đoạn Champa tiếp thu mạnh mẽ và thực hành một cách rập khuôn
truyền thống mỹ thuật Ấn Độ. Chính vì thế, Ph. Stern đã nhận xét :
“Thời kì nảy sinh nghệ thuật Ấn Độ hoá ở Đông Dương diễn ra hơi muộn, thế kỉ
VII – VIII. Trước thời kì này, kiến trúc bằng gỗ mà nay không còn dấu tích gì, chỉ còn
mấy pho tượng đồng thuộc phong cách Amaravati và Srilanca; nếu loại bỏ một vài
mảnh kiến trúc bò hư hại nặng thì nghệ thuật Champa còn lại không thể lùi xa hơn Mó
Sơn E1, tức theo chúng tôi là thế kỉ VIII” [27, tr. 37]
Vì thực hành rập khuôn nên những tác phẩm nghệ thuật Champa ra đời trong giai đoạn
này còn rất thô sơ, khá tản mạn về đề tài và khó đònh thành phong cách. Tuy nhiên, nó cũng
hứa hẹn cho những tác phẩm đạt độ “chín” hơn, điêu luyện hơn trong giai đoạn sau…
1.2.2. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ VII đến nửa đầu thế kỷ VIII và sự nở rộ của phong
cách
Mỹ Sơn E1 :
Đến giai đoạn này, vương quốc Champa đã tồn tại được vài thế kỷ. Ngần ấy thời gian
giao lưu học hỏi đủ để Champa xây dựng cho mình một bản sắc riêng. Đối với Ấn Độ,
Champa vẫn giữ quan hệ buôn bán và giao lưu văn hoá thường xuyên. Đối với các nước
Đông Nam Á, do đã có một biến động lớn về chính trò diễn ra nên quan hệ giao lưu của
Champa cũng có sự thay đổi.
Trong nửa đầu thế kỷ VII, người Khmer đã tiến chiếm hoàn thành việc xâm lược Phù
Nam. Cùng với sự diệt vong của Phù Nam, mối quan hệ giữa Champa và vương quốc này
cũng biến mất. Thay vào đó, một mối quan hệ hữu nghò mới, theo c
on đường giao lưu tự
nhiên (chủ yếu là bằng đường thủy, thông qua dòng Mêkông) giữa những bộ phận cư dân
gần nhau, lại cùng nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã hình thành : quan hệ
Champa – Chân Lạp. Đến khoảng giữa thế kỷ VII, mối quan hệ này đã đạt đến mức cao
của sự nồng ấm. Theo bia Ang Chumnik của người Khmer [27, tr. 34], vua Chân Lạp (cai trò
vào những năm 600 – 615) đã cử thượng thư của mình đi sứ sang Champa và khoảng năm
650, một hoàng thân Champa đã đến kinh đô Chân Lạp cưới công chúa. Đứa con của cuộc
hôn nhân này sau đó đã trở về Champa và lên ngôi, “phỏng theo bi kí Champa thì…chắc
không ai khác là Prakasdhama” [27, tr. 41], vua thứ chín của vương triều Simhapura.

Mối quan hệ ấm áp của Champa - Chân Lạp đã tạo điều kiện cho nghệ thuật Chàm tiếp
xúc với nghệ thuật Khmer giai đoạn Tiền Angkor. Sự tiếp xúc này đã để lại dấu ấn rõ né
t
trên các hiện vật, các hình điêu khắc còn lưu lại trong phong cách nghệ thuật độc đáo đầu
tiên của Champa : phong cách Mỹ Sơn E1.
Phong cách Mỹ Sơn E1 ra đời từ nửa sau thế kỷ VII và tồn tại cho đến giữa thế kỷ VIII.
Thời điểm mở đầu cho phong cách này - khoảng nửa sau thế kỷ VII - cũng chính là thời
điểm mà đền thờ Mỹ Sơn E1 được xây. Ngôi đền hiện nay không còn nữa. Tuy nhiên, qua
những dấu tích còn lại, ta biết : ngôi đền xoay mặt về hướng tây, nền bằng gạch, hình
vuông, bốn góc có bốn trụ bằng đá khá đẹp ; ngôi đền được trang trí đơn giản, quanh chân
tháp không có vật trang trí phụ nào. Như vậy, xét về mặt kiến trúc, ngôi đền Mỹ Sơn E1
không có điểm nổi bật gì. Điểm độc đáo của nó toát ra từ những họa tiết trang trí trên cột
trụ, đài thờ và mi cửa.
Bình thường, mi cửa chỉ là một đà ngang trên các cửa ra vào. Thế nhưng, ở tháp Mỹ Sơn
E1, nó đã trở thành một tác phẩm điêu khắc thể hiện câu chuyện “đản sinh Brahma” trong
thần thoại Ấn Độ.
Đây là một tác phẩm đẹp, đáng tiếc, nó vẫn chưa được làm xong. Đài
thờ, một kiệt tác của nghệ thuật Champa, có kích thước khá lớn, được làm từ đá sa thạch.
Bốn mặt của đài thờ được chạm nhiều hoa văn trang trí, ngoài ra, còn có hàng chục bức phù
điêu thể hiện cảnh sinh hoạt, tu luyện của các đạo só, hình người múa, mặt nạ kala, thủy
quái makara… Chủ đề của những tác phẩm điêu khắc này là của Ấn Độ. Tuy nhiên, hình
dáng của chiếc mi cửa, kiểu trang phục, trang sức, đồ đội của nhân vật trên đài thờ và cả
những hoa văn trang trí trên băng tường và cột trụ của tháp Mó Sơn E1 đã thể hiện rất rõ
ảnh hưởng của nền nghệ thuật Tiền Angkor. Những mô típ hình lá rách và gậy cong vốn có
nguồn gốc từ Ấn Độ, chúng “biến nhanh qua Tiền Angkor và đọng lại ở Mó Sơn E1” [27, tr.
42}. Sự tiếp xúc của các trường phái nghệ thuật cũng như sự ảnh hưởng của chủ đề tiếu
tượng học đã cho phép Boisselier đưa ra nhận đònh :
…Sự có mặt của những chi tiết riêng biệt như thế này càng tăng cường dự đoán
có một ảnh hưởng của Ấn Độ trực tiếp đối với nền nghệ thuật của triều vua
Isanavarman I (vua Chân Lạp cai trò trong khoảng thời gian 615 – 655) và có một mối

quan hệ cha con của nền nghệ thuật Chăm thời Prakasadharma (653 – 679) với nền
nghệ thuật của phong cách Prey Khmeng và Sambor (cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ
VIII)” [27, tr.42]
Có thể nhận thấy, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ VII đến giữa thế kỉ VIII, ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ đã được truyền đến C
hampa qua hai con đường : trực tiếp từ Ấn
Độ và gián tiếp qua Chân Lạp. Trong phong cách Mó Sơn E1, tinh thần của nghệ thuật Ấn
Độ còn thể hiện khá rõ. Những con người, con vật, hoa văn được chạm khắc trên các chi tiết
kiến trúc của tháp Mỹ Sơn E1 và những hiện vật điêu khắc khác như tượng Ganesa ở tháp
Mỹ Sơn E5, phù điêu quỷ Ravana lay động núi Kailasa ở lá nhó Mỹ Sơn F1, phù điêu Siva
múa ở lá nhó Mỹ Sơn C1, A4, tượng Vishnu ở Đa Nghi … đều rất tự nhiên, sinh động. Nó gợi
lại “vẻ đẹp lí tưởng mang tính quy phạm của truyền thống nghệ thuật Ấn Độ” [8, tr. 83],
đồng thời toát lên sức sống mạnh mẽ của một dân tộc đang trong quá trình khẳng đònh vò trí
của mình.
1.2.3. Giai đoạn từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX và phong cách nghệ t
huật Hoà
Lai :
Sau đời vua Vikarantavarman II (686-738), Champa dường như đã xảy ra một biến động
lớn về chính trò. Tân Đường thư (Q.222 hạ, 1b) cho biết : “Sau niên hiệu Chí Đức (Đường
Minh Hoà
ng, khoảng năm 756-758), Lâm Ấp đổi tên là Hoàn Vương”. Kinh đô của Champa
lúc này chuyển về miền nam, dưới tên gọi Virapura (thuộc tỉnh Phan Rang ngày nay). Tuy
tên nước, vò trí đặt đô cũng khác xưa, nhưng trong bi ký, các vò vua của vương triều Hoàn
Vương “vẫn tự nhận mình là vua Champa. Bia của Indravarman I còn khẳng đònh ông cai
quản toàn bộ Champa” [27, tr. 43]. Những điều đó cho phép ta khẳng đònh : trong khoảng
thời gian từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, vương triều Virapura là vương triều chính
thức, duy nhất trên toàn lãnh thổ Champa.
Trong thời Hoàn Vương, nền kinh tế Champa, nhất là thương nghiệp, tiếp tục phát triển.

Bởi lẽ, “sau khi Óc Eo, đô thò cảng lớn nhất Đông Nam Á trong bảy thế kỷ đầu công

nguyên, bò tàn phá, cảng Panduranga của Champa đã trở thành nơi đỗ bắt buộc cho những
con thuyền đi vào vònh Thái Lan hay qua eo Mallaca, Sunda để đi vào Ấn Độ Dương” [27,
tr. 45]. Cảng Panduranga cũng đã mở ra cho Champa nhiều cơ hội giao lưu văn hoá với các
nước xung quanh. Dó nhiên, trong bối cảnh khu vực có những đổi thay, những mối quan hệ
cũng có sự thay đổi. Có thể nói, trong giai đoạn này, các mối quan hệ của Champa khá
nhiều và phức tạp. Thật sự, đó là một bức tranh đầy màu sắc, xen lẫn giữa hoà bình và
chiến tranh.
Sau một thời gian gián đoạn do sự phân liệt trong nội bộ Chân Lạp, đến cuối thế kỷ VIII,
quan hệ C
hampa - Chân Lạp được nối lại. Buổi đầu, đó là sự tiếp nối quan hệ truyền thống
tốt đẹp từ các thế kỷ trước. Đến đầu thế kỷ IX, để khẳng đònh sức mạnh và chủ quyền của
mình trên toàn vương quốc, vua Champa đã hai lần tiến đánh An Nam (802, 809) và tấn
công Campuchia. Cũng trong thời gian này, Champa đã thiết lập quan hệ với Java. Mối
quan hệ này bắt đầu bằng cuộc tấn công của người Java vào Champa (năm 774). Về sau,
Champa và Java ngày càng trở nên thân thiện. Chiến tranh - hoà bình, dù là hai con đường
khác nhau nhưng cũng đều tạo điều kiện cho những nền văn hoá giao lưu, tiếp xúc. Sự tiếp
xúc giữa văn hoá Champa - một nền văn hoá đang trên đường khẳng đònh những giá trò của
nó - với văn hoá Campuchia, Java, những nền văn hoá cùng chòu ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ, đã làm nở rộ một phong cách mới : Phong cách Hoà Lai, với cụm tháp Hoà Lai, Phố
Hài (Phan Rang) và những tác phẩm điêu khắc như phù điêu Siva múa ở Bích La, Mỹ Sơn
A4, các tượng Phật…
Phong cách Hoà Lai nhấn mạnh hơn đế
n sức sống, sự khoẻ khoắn và những đặc trưng
nhân chủng. Đặc điểm của kiểu kiến trúc này là là thân tháp hình khối lập thể, bên trên là
các tầng thu nhỏ dần. Khung cửa, cột ốp, đường diềm ở các tầng được trang trí những dây
hoa lá cuộn tròn, vòm cửa uốn cong mạnh về phía trên, bao gồm nhiều mũi trùm lên cửa
thật, các cửa giả và ô khám. Trong điêu khắc, tính hài hòa, sống động của phong cách Mỹ
Sơn E1 vẫn được lưu giữ. Bên cạnh đó, nét nhân chủng Chăm được nhấn mạnh hơn. Nhân
vật điêu khắc thuộc phong cách Hòa Lai thường có khuôn mặt hơi vuông, cánh mũi rộng, ria
mép rậm, môi dưới dày. Trang phục, trang sức nhân vật còn khá gần với phong cách đầu,

ngoài ra, đã xuất hiện thêm vài yếu tố mới được người Champa sáng tạo: dải thắt lưng sọc
dọc xoè rộng, đầu mút cuộn thành nhiều nếp sóng, đôi hoa tai tròn, to, chiếc kiềng đơn đính
tua hay kiềng kép, vòng đeo ở cánh tay, cổ tay, cổ chân, búi tóc ba tầng…
1.2.4. Giai đoạn cuối thế kỷ IX và dấu ấn của phong cách nghệ thuật Đồng Dương
Sau thời vua Vikrantavarman của vương triều Panduranga, có vẻ như Champa đã diễn ra
một cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tản quyền cát cứ và xu hướng thống nhất. Kết
quả của cuộc đấu tranh đó là trung tâm chính trò của Champa lại chuyển lên phía bắc với sự
xuất hiện của một vương triều mới. Theo bi ký, Indrapura (Đồng Dương - Quảng Nam) là
kinh đô của vương triều này. Có thể nhận thấy, một vấn đề luôn thường trực trong lòch sử
của vương quốc cổ Champa là tình trạng phân quyền. Tuy vậy, xu hướng thống nhất vẫn
luôn chiếm ưu thế ở các triều đại hưng thònh. Triều Đồng Dương là một triều đại thống
nhất. Trên bi ký, các vua Đồng Dương luôn tự xưng mình là “vua tối cao” (Indravarman I),

“lãnh chúa tối cao của các đô thò Champa” (Sinhavarman) [27, tr. 54]. Xu hướng thống nhất
tộc người cũng được đề cao.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, Champa tiếp tục mở rộng giao lưu với các nước xung
quanh và khẳng đònh vò trí của mình trong khu vực. Trong bối cảnh đó, một phong cách
nghệ thuật độc đáo và có phần kỳ dò đã xuất hiện : phong cách nghệ thuật Đồng Dương.
Về mặt kiến trúc, trong phong cách Đồng Dương, các tháp được xây dựng với bố cục hơi
thô, hình thể không cân đối. Góc của các tầng tháp chính không có tháp nhỏ trang trí. Các
bề mặt tường tháp, vòm cửa, cột ốp… được trang trí dày đặc những hoạ tiết trang trí hình
móc, hình sâu đo. Về điêu khắc, bước sang phong cách Đồng Dương, sự khỏe khoắn của
phong cách Hòa Lai đã được nâng lên tột đỉnh. Sự cân bằng, tự nhiê
n, thanh thoát của điêu
khắc mất đi, thay vào đó là sự xum xuê, kỳ ảo, “bộn bề bản đòa” [Boisselier, 27, tr. 62].
Đặc điểm nhân chủng Chăm nổi rõ hơn bất kỳ giai đoạn nghệ thuật nào khác : đôi môi dày
với viền môi rõ nét, hàng ria mép dày, rậm, đôi khi trùm lấp môi trên, mũi tẹt, cánh mũi
rộng, đôi lông mày nổi cao, nối liền nhau. Đồ trang sức Đồng Dương trông nặng nề với
những đóa hoa lớn hình lá đề hoặc ba đầu rắn được trang trí trên mũ, tai, vòng tay, vòng cổ,
dây Bà la môn… Trong trang phục, điểm nhấn đáng lưu ý nhất là dải thắt lưng dài, tròn đầu

vạt chéo như thanh đao hoặc gấp nếp dọc như bậc cấp. Nghệ thuật Đồng Dương buổi đầu
mang tính chất Phật giáo đại thừa, về sau, nó lại mang đậm tính chất Bà la môn giáo. Chính
vì thế, ngoài tượng Phật, tượng Bà la môn cũng rất phổ biến trong điêu khắc Đồng Dương.
Các tượng Đồng Dương thường được mô tả với ánh mắt nhìn xuống trầm mặc hay nhìn
thẳng đăm đăm vào một cõi xa xăm. Đặc biệt, các tượng môn thần được thể hiện rất ấn
tượng với “một bộ ria lớn quăn lên, một hàm răng lớn với những chiếc răng nanh nhô ra, lỗ
mũi nở ra, hàng lông mày xoắn lên, trán có nhiều nếp nhăn sâu, đôi mắt dô ra ngoài hình
cầu tròn có con ngươi phồng lên gợi sự phẫn nộ” [9, tr. 307]. Có thể nói, không lúc nào,
tượng Chăm lại biểu lộ nội tâm con người mãnh liệt đến vậy! Cũng chính vì lẽ đó, “điêu
khắc Đồng Dương đã để lại cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, xốn xang, day dứt
không nguôi” [58, tr. 206].
Tuy nhiên, sự thể hiện tính bản đòa mạnh mẽ đến dữ dội của phong cách Đồng Dương đã
không được kế thừa trong giai đoạn sau. Cùng với những đổi thay trong nội tình của
Champa và sự đậm nhạt của những mối quan hệ giao lưu, nền nghệ thuật Champa chuyển
sang một giai đoạn phát triển mới với một phong cách nghệ thuật mới.
1.2.5. Thế kỷ X và đỉnh cao của nghệ thuật Champa – phong cách Mỹ Sơn A1 :
Những năm cuối cùng của thế kỷ IX, những di tích Phật giáo gần như không còn thấy
xuất hiện ở Đồng D
ương nữa. Trong khi đó, đền tháp Hinđu lại xuất hiện nhiều ở Trà Kiệu,
Mỹ Sơn. Thêm vào đó, các văn bia không còn được tạo dựng ở Đồng Dương, trong khi,
người ta lại tìm thấy văn bia của vua Bharavarman III ở An Thái (Quảng Nam) và bia của
vua Indravarman ở Hà Trung, Nhan Biểu (Quảng Trò). Có vẻ như, Đồng Dương không còn
giữ được vai trò là một trung tâm tôn giáo, chính trò của cả nước, và một lần nữa, nội bộ
Champa lại bò phân chia . Tuy nhiên, theo nội dung của các văn bia, các vò vua của vương
triều Đồng Dương vẫn tạo dựng được cho mình một quyền lực thống nhất trên toàn lãnh thổ.
Sự thống nhất đó đã tạo nên một không gian thuận lợi cho Champa tiếp tục phát triển. Sự
xuất hiện của những dòng chữ Ảrập ở khu vực Panduranga, nhiều hiện vật gốm sứ Islam,
đặc biệt, sự xuất hiện của hàng loạt những đền tháp ở lưu vực các con sông, bến cảng ở cả
Nam và Bắc Champa đã nói lên điều đó. Và, đi cùng với sự hưng thònh về kinh tế, mối quan
hệ giao lưu của Champa cũng được mở rộng hơn. Quan hệ Champa – Campuchia, Champa –

Đại Việt trong giai đoạn này khá nóng bỏng, dao động giữa hòa bình và chiến tranh. Cuối thế
kỷ IX và trong thế kỷ X, Campuchia đã nhiều lần tấn cơng Champa nhưng đều bị đánh bại. Đối
với Đại Việt, Champa lại thường chủ động gây hấn. Nguyên nhân có lẽ là do những mâu
thuẫn về quyền lợi kinh tế (sự xuất hiện của những cảng biển Đại Việt đã làm mất đi vò trí
độc tôn của những cảng biển Champa trên tuyến đường thương mại Nam Trung Hoa). Trong
khi đó, quan hệ Champa – Java ngày càng thân thiết hơn. Theo nội dung các bi ký, đại sứ
Java đã nhiều lần đến Champa và hoàng thân Champa cũng đã mấy lần đến Java để tìm
hiểu về tôn giáo. Chất keo gắn kết hai quốc gia này “có lẽ là sự tương đồng về ngôn ngữ,
văn hóa” [27, tr. 59]. Trên cơ sở sự thân thiết đó, một giai đoạn nghệ thuật “Java hoá” đã ra
đời ở Champa. Giai đoạn nghệ thuật này tồn tại gần suốt thế kỷ X và thể hiện qua phong
cách Mỹ Sơn A1.
Có lẽ, sự phồn thònh về kinh tế đã giúp cho tâm trạng, cảm xúc của con người trở nên
cân bằng hơn sau các cuộc chiến. Thêm vào đó, những thắng lợi trước các đợt tấn công,
cướp bóc của người Khmer có lẽ cũng đã giúp cho Champa thêm tự tin vào s
ức mạnh của
mình. Không còn nỗi hoang mang “lo sợ khoảng trống”, cũng không phải hối hả khẳng đònh
vò thế của dân tộc, các nghệ nhân Champa xa rời phong cách Đồng Dương với kiểu kiến
trúc kém cân đối và những đường nét chạm khắc có phần dữ dội, trở lại với cách thể hiện
nghệ thuật tinh tế, hài hòa. Một chút phóng túng, đam mê của Java được các nghệ nhân
Champa tiếp thu, thêm vào cách thể hiện của mình. Và, phong cách Mỹ Sơn A1 đã ra đời
với những công trình kiến trúc, điêu khắc đẹp nhất Champa mà người ta không thể không
thừa nhận. Phong cách mới này mở đầu bằng sự xuất hiện của tháp A1 tại thánh đòa Mỹ Sơn
.
Tọa lạc trong thánh đòa Mỹ Sơn, bên cạnh nhiều ngôi tháp khác, tháp Mỹ Sơn A1 vẫn
nổi bật lên bởi vẻ đẹp trang nhã của nó. Thân tháp cao, thanh tú, bề mặt tường ngoài được
trang trí bằng hệ thống các cột ốp, mỗi cột ốp có khe sâu chạy dọc giữa thân từ chân lên
đến đỉnh, tạo cảm giác mỗi cột là một cặp cột sóng đôi. Giữ
a các cột là những ô khám chứa
hình người đứng chắp tay hay cưỡi voi, góc các tầng tháp, trên vòm cung các cửa giả và cửa
ra vào được trang trí những hình tháp nhỏ xinh xắn. Tháp Mỹ Sơn A1 được đánh giá là một

tuyệt tác kiến trúc của vương quốc Champa cổ. Những đặc điểm của nó đã trở thành những
tiêu chí cho phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1, phong cách kiến trúc đẹp và duyên dáng của
nghệ thuật Champa.
Về điêu khắc, phong cách Mỹ Sơn A1 còn được biết đến với tên gọi là phong cách Trà
Kiệu. Chòu ảnh hưởng của nghệ thuật Java, các họa tiết trang trí, nhân vật được thể hiện
thật thanh tú, trau chuốt và trầm tónh. Các cung mày đã được tạo dáng thanh mảnh hơn và
tách rời nhau ra chứ không nối liền như trước. Đôi mắt dài hình hạnh nhân không xếch lên
nữa mà nằm ngang khiến cho gương mặt trở nên hiền dòu, một nụ cười nhẹ thoáng qua, một
tư thế duyên dáng… khiến cho nhân vật trở nên tươi mát, sinh động lạ thường! Đồ đội nhân
vật thường đính măm đoá hoa nhỏ ở vành, đôi khi, hoa kết thành nhiều tầng, trên cùng là
một hình chóp nón cao trang trí nhiều đường bán nguyệt. Trang phục Trà Kiệu trông tha
thướt với những dải thắt lưng buông dài phía trước, một mảnh vải hình túi lấp ló ở phía sau.
Trang sức Trà Kiệu thường là những vòng hạt trai nhỏ xinh trên cổ, tai, cổ tai… làm tôn
thêm vẻ đẹp cơ thể. Tiêu biểu cho phong cách Trà Kiệu là phù điêu vũ nữ chạm nổi cao
trên đài thờ Trà Kiệu, những động vật ngộ nghónh, sinh động, tự nhiên, ngoài ra, còn có thể
kể đến những mô típ trang trí đặc sắc trên các đền tháp.
Trong điêu khắc Trà Kiệu, tinh thần của phong cách Mỹ Sơn E1 dường như đã được làm

sống lại và nâng lên thêm một mức. Với nhiều tác phẩm độc đáo phảng phất chút đam mê
của Java và thể hiện tâm trạng bay bổng của con người trong một giai đoạn lòch sử khá bình
yên, phát triển , điêu khắc Trà Kiệu hoàn toàn có thể được xem là đỉnh cao của nghệ thuật
điêu khắc Champa.
1.2.6. Giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV và “ráng vàng lộng lẫy của nền nghệ thuật
Champa” [57, tr 214] - phong cách Bình Đònh (hay phong cách Tháp Mắm)
Cuối thế kỷ XI, tình hình khu vực có một số thay đổi. Sau khi giành được độc lập, Đại
Việt bắt đầu vươn lên mạnh mẽ. Ở phía tây nam của Champa, Campuchia cũng bước vào
giai đoạn Angkor huy hoàng. Nằm kẹp giữa hai nước đang phát triển mạnh trong khi sự
hưng thònh đỉnh cao về kinh tế đã không còn, Champa tỏ ra chao đảo, lúng túng. Champa
vừa chủ động, vừa bò động tiến hành chiến tranh với Campuchia và Đại Việt, khi thì thần
phục, khi lại chống đối, khiêu khích cả hai. Đi cùng với quan hệ giằng co, phức tạp này là


những âm mưu thoán đoạt ngôi vò của các hoàng thân Champa và xu hướng phân liện trong
vương quốc. Hậu quả của những biến động này là Champa bò mất một phần đất đai và phải
dời đô về Vijaya - Bình Đònh. Mặc dù vậy, vương triều Vijaya vẫn là một vương triều thống
nhất. Nội dung văn bia của các vua Harivarman IV (1074-1081), Jaya Indravarman IV
(1139 – 1142), Jaya Harivarman I (1145 – 1170) đã thể hiện rõ điều đó. Các vò vua đã cố
gắng cho xây dựng nhiều đền tháp với hi vọng “trả lại sự huy hoàng xưa cũ của Champa”
[27, tr. 67]. Tuy nhiên, trong một bối cảnh đã có nhiều đổi thay, sự huy hoàng của Champa
trong khoảng thế kỷ X đã là quá khứ khó có thể nào quay lại!
Dưới tác động của tình hình mới, sự sáng tạo nghệ thuật của Champa cũng có sự thay
đổi. Dáng vẻ của các đền tháp không còn kiêu hãnh, thoá
ng đạt mà trở nên thô cứng, nặng
nề. Vòm cửa bên trên cửa chính và cửa giả nhô lên cao dần. Khe hở giữa các cột ốp rút
ngắn lại, các tháp trang trí góc, những mô típ hoa văn trên bề mặt tháp dường như biến mất.
Nét chạm khắc của nghệ nhân Champa đã trở nên khô khan hơn trước. Tuy nét duyên
dáng, nền nã của Trà Kiệu vẫn còn phảng phất đâu đó trong đôi mắt hình hạnh nhân nằm
ngang, trong búi tóc hình hình quả cầu và những chuỗi trang sức bằng ngọc, thế nhưng, cách
thể hiện nhân vật đã có phần gân guốc : cằm ngắn, đôi môi trở nên mạnh mẽ, mũi rộng,
vòng cung lông mày nổi lên. Tất cả những đặc điểm vừa nêu thể hiện rõ tâm trạng, cảm
xúc phức tạp của người Chăm : vẫn tự tin nhưng đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn họ đã dấy
lên một nỗi tự ti, vẫn tự hùng nhưng đã bắt đầu có ít nhiều sự mặc cảm. Nhiều nhà nghiên
cứu xem những đặc trưng nghệ thuật của giai đoạn này là bước chuyển giữa phong cách Mỹ
Sơn A1 và phong cách mới, thậm chí, có người còn đặt cho nó cái tên là phong cách Chánh
Lộ, một phong cách nghệ thuật riêng.
Đến đầu thế kỷ XII, mối quan hệ Champa - Campuchia diễn biến càng phức tạp và đi
đến chỗ quyết liệt. Cả hai bên thường lợi dụng những khoảnh khắc khó khăn trong nội bộ

của nhau để đưa quân tiến đánh. Đến đầu thế kỷ XIII, Champa đã bò chiếm đóng và biến
thành một tỉnh của Campuchia. Chiến tranh – dù là một con đường gập ghềnh nhưng vẫn là
cơ hội để cho các dòng văn hoá giao lưu. Và thế kỷ XI – XIII cũng là khoảng thời gian diễn

ra sự tiếp xúc văn hoá Champa – Khmer đậm đà nhất. Có lẽ, chính nền tảng chung là văn
hoá Ấn Độ đã giúp cho văn hoá Chàm – Khmer dễ dàng hoà quyện. Và, sự tiếp xúc gần
gũi ấy đã để lại dấu ấn rõ nét trong nền nghệ thuật của cả hai quốc gia. Dấu ấn này đã lưu

×