Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.06 KB, 124 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN DANH PHÚ





Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại)




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM












HÀ NỘI, 2005



1
Phần mở đầu
Lời nói đầu - cấu trúc luận văn

I. Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài.
Đất nước chuyển biến mạnh mẽ trên con đường đổi mới, nhất là từ
1986. Đảng chủ trương mở cửa, hội nhập với cộng đồng Quốc tế, nhanh
chóng đưa đất nước ra khỏi nguy cơ tụt hậu, đưa nền kinh tế phát triển theo
cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Trong đổi mới toàn diện của đất nước, những đứa
con xa đã trở về, trở về bằng cả con người và bằng cả những giá trị tinh
thần. Những năm cuối XX đầu XXI, đội ngũ kiều bào đã có những gương
mặt thành đạt và yêu nước, có những đóng góp đáng quý trong sự nghiệp
xây dựng đất nước. Trong không khí đó, đời sống văn học khởi sắc với sự
góp mặt của tiểu thuyết lịch sử trong và ngoài nước. Tiêu biểu là những tên
tuổi: Nam Dao với "Gió lửa"; Vũ Ngọc Đĩnh với "Bắn rụng mặt trời", "
Mười hai sứ quân", " Hào kiệt Lam Sơn"; Trần Đại Sĩ với "Nam quốc Sơn
Hà", "Anh hùng Đông A dựng cờ bình Mông", "Anh hùng Tiêu Sơn",
"Thuận thiên di sử", "Anh hùng Bắc Cương", "Anh linh thần võ tộc Việt"
(theo phụ san trang cuối tập II "Sông Côn mùa lũ". Nhiều tác phẩm đạt đến
độ trường thiên, viết về lịch sử bằng thể loại tiểu thuyết lịch sử, trong đó
phải kể đến "Sông Côn mùa lũ" của Nguyễn Mộng Giác với bốn tập NXB
An Tiêm California 1991 được gửi qua Trung tâm văn hoá Quốc tế, được

xuất bản trong nước 2001 (4 tập) và tái bản 2003 (2 tập). Khi được sự bố trí
của khoa văn học làm luận văn tốt nghiệp với GS - VS Phan Cự Đệ với sự
gợi ý của GS-VS, tôi đề đạt nguyện vọng viết về "Sông Côn mùa lũ" (từ góc
độ thể loại) và được sự đồng ý.

2
Mục đích của luận văn với đề tài trên, bản thân chúng tôi không có
tham vọng bàn đến những vấn đề quá rộng lớn, mà chỉ dừng ở mức độ nhất
định, phạm vi nhất định trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ:
- Xác định những nét đặc trưng của tiểu thuyết
- Xác định những nét đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử
- Những nét tương đồng và dị biệt của tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch
sử
- Để tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử"Sông Côn mùa lũ" từ góc nhìn
thể loại: nội dung, kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật.
- Xác định tác giả viết theo cảm hứng nghệ thuật nào?
- Xác định tác giả viết theo cách nào: lịch sử là "cứu cánh" hay lịch
sử là "phương tiện" .
- Mối quan hệ giữa chất liệu tiểu thuyết và chất liệu lịch sử trong tác
phẩm.
Nói chung là từ xuất phát điểm giới thuyết về thể loại, phạm vi bài
viết chủ yếu tìm hiểu "Sông Côn mùa lũ" của Nguyễn Mộng Giác.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết lịch sử có mặt trên văn đàn Việt Nam từ cuối XVIII đầu
XIX với "Hoàng Lê nhất thống chí". Tiểu thuyết lịch sử bốn mươi nhăm
năm đầu thế kỷ XX ở nước ta phát triển tương đối mạnh mẽ: Nguyễn Tử
Siêu có " Tiếng sấm đêm đông" (1928), "Đinh Tiên Hoàng" (1929), "Vua
Bố cái" (1929), "Lê Đại Hành" (1929), "Trần Nguyên chiến kỷ" (1935),
"Việt Thanh chiến sử" (1935), "Hai Bà đánh giặc" (1936); Đinh Gia Thuyết
có "Ngọn cờ vàng" (1934); Trần Trung Viên có "Cầu vồng Yên Thế", Tân

Dân Tử có "Giọt máu chung tình" (1926), Phạm Mạnh Kiên có " Việt Nam
Lý Thường Kiệt"; Trần Thanh Mại có "Ngô Vương Quyền"; Đào Trinh Nhất
có "Phan Đình Phùng" (1936); Chu Thiên có "Lê Thái Tổ" (1941); Ngô Tất
Tố có "Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ" (1935), "Vua Tây chúa

3
Nguyễn" (1937), "Lịch sử Đề Thám" (1935); Nguyễn Huy Tưởng có "An
Tư" (1944 - 1945)
Những năm cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện những tác
phẩm ở trong nước, nổi bật là "Hồ Quý Ly" của Nguyễn Xuân Khánh, ở
ngoài nước với những tên tuổi: Nam Dao, Trần Sĩ Đại, Nguyễn Mộng Giác
với hàng chục trường thiên tiểu thuyết (tên tác phẩm đã nêu ở phần I - tác
phẩm đã và sẽ xuất bản trước và sau 2003). ở lĩnh vực phê bình, bàn về tiểu
thuyết lịch sử không phải là điều mới, vì ngay từ 1957 đã diễn ra cuộc tranh
luận về "Tiêu Sơn tráng sĩ". "Cuộc tranh luận năm 1957 xung quanh "Tiêu
Sơn tráng sĩ" tập trung vào vấn đề: các Đảng viên Tiêu Sơn là những người
yêu nước hay là những kẻ đi ngược lại xu thế của lịch sử". Nhiều cây bút đã
tham gia vào cuộc tranh luận như: Phan Cự Đệ, Trương Chính, Minh
Tranh, Trần Thanh Mại. (Thế nào là quan điểm lịch sử trong văn học - Văn
nghệ số 3, tháng 8/1957). Từ "năm 1966, trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng
(viết chung với Hà Minh Đức), chúng tôi đã viết về sự khác biệt trong công
việc của nhà tiểu thuyết lịch sử và nhà sử học" (Phan Cự Đệ). Gần đây có
luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Lợi "Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX đến 1945" (1999). Nhìn từ góc độ số lượng và thời gian
sáng tác, có thể thấy tiểu thuyết lịch sử xuất hiện đến nay đã trải hai thế kỷ.
Số lượng tác phẩm cũng không phải là ít, song dường như có hai khoảng
thiếu hụt: ở XIX và nửa cuối XX trong nền văn học cách mạng. Chỉ rộ lên ở
những năm cuối của XX. Về phê bình cũng có sự ngắt quãng cùng với sự
thiếu hụt của loại hình tiểu thuyết lịch sử.
3. Nhiệm vụ của luận văn:

Tổng hợp sơ lược giới thuyết về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết
lịch sử, chỉ ra những khác nhau giữa nhà viết sử, nhà viết tiểu thuyết và nhà
viết tiểu thuyết lịch sử. Tập trung phân tích nội dung tác phẩm "Sông Côn

4
mùa lũ", xem thể loại tiểu thuyết lịch sử như là sự quy chiếu để thấy được
những vấn đề của tác phẩm: Nguyễn Mộng Giác viết "Sông Côn mùa lũ" từ
cảm hứng nghệ thuật nào? Mối quan hệ giữa chất liệu lịch sử và chất liệu
tiểu thuyết trong tác phẩm. Lịch sử là "cứu cánh" hay là "phương tiện" của
nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp phân tích
- Phương pháp so sánh văn học
- Phương pháp loại hình (loại hình tiểu thuyết lịch sử)
II. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
I. Lời nói đầu: - Lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài
- Lịch sử vấn đề
- Nhiệm vụ của luận văn
- Phương pháp nghiên cứu
II. Bố cục luận văn
Chương I:
Tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử: giới thuyết về thể loại, những
tương đồng và dị biệt.
1 - Tiểu thuyết, giới thuyết về thể loại:
- Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.
- Giới thuyết về hành trình của tiểu thuyết trong văn học.
- Vị trí, vai trò của tiểu thuyết với văn học và cuộc sống.
2 - Tiểu thuyết lịch sử, giới thuyết về thể loại.
- Đôi điều về thể loại tiểu thuyết lịch sử .

- Vấn đề phản ánh qua tiểu thuyết lịch sử.

5

3 - Tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử, những tương đồng và dị biệt
- Nét tương đồng
- Dị biệt

Chương II
Nội dung "Sông Côn mùa lũ" của Nguyễn Mộng Giác - nhìn từ
góc độ tiểu thuyết lịch sử
1 - Chất liệu lịch sử - nhân vật lịch sử trong" Sông Côn mùa lũ"
1.1. Chất liệu lịch sử trong "Sông Côn mùa lũ".
1.2. Nhân vật lịch sử trong "Sông Côn mùa lũ"
- Nguyễn Huệ
- Nguyễn Nhạc
- Nguyễn Lữ
2 - Chất liệu tiểu thuyết-nhân vật tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ"
2.1 - Chất liệu tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ"
2.2 - Nhân vật tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ".
- Trí thức thời loạn trong "Sông Côn mùa lũ".
- Nhân vật trung gian trong "Sông Côn mùa lũ".
- Hình tượng người phụ nữ trong "Sông Côn mùa lũ".
- Nhân vật thường dân trong "Sông Côn mùa lũ".
Chương III
Kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật của "Sông Côn mùa lũ"
1. Kết cấu.
- Tuyến lịch sử.
- Tuyến hư cấu.
- Kết cấu đan xen các chủ đề


6
2. Phương thức kết cấu
- Phân nhánh, lan toả, trật tự tuyến tính, đan xen, đối ảnh, xâu
chuỗi
3. Ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ tác phẩm
- Ngôn ngữ nhân vật
- Ngôn ngữ tạo hình và đa thanh
Đôi lời kết luận
- Tiểu thuyết lịch sử với văn học, với văn hoá đọc nói chung
- Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết hiện nay phát triển theo hướng
nào.
- Tiểu thuyết lịch sử "Sông Côn mùa lũ" của Nguyễn Mộng Giác và
vấn đề - tính thời sự của văn học
Phần nội dung
Luận văn gồm ba chương (không kể phần mở đầu và đôi lời kết
luận)
Chương I
Tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử: giới thuyết về thể loại, những tương đồng
và dị biệt.
Chương II
Nội dung "Sông Côn mùa lũ" của Nguyễn Mộng Giác
nhìn từ góc độ tiểu thuyết lịch sử
Chương III
Kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật của "Sông Côn mùa lũ".


7
Chương I

Tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử:
Giới thuyết về thể loại, những tương đồng và dị biệt

I. Tiểu thuyết, giới thiệu về thể loại:
Thể loại tiểu thuyết trong sự phát triển lịch đại của văn học sinh sau
đẻ muộn. Sự ra đời và phát triển của một số thể loại của văn học rất sớm.
Có những thể loại ra đời tiền văn tự như: Sử thi cổ đại, các thể loại văn học
thuộc văn hoá dân gian - FOLKLORE. Nó tồn tại gắn liền với các hình thái
sinh hoạt dân gian và cả trong lễ hội. Sự chuyển dịch từ văn học dân gian
thành văn học thành văn là sự phát triển nhảy vọt của văn học. Nó chuyển
hẳn từ văn hoá nghe qua giọng kể, văn hoá nhìn qua biểu diễn thành văn
hoá đọc. Sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết trong văn học nâng tầm văn
hoá đọc lên một bước mới, một tầm cao mới. Có lẽ cũng vì thế mà tiểu
thuyết không phải là món ăn tinh thần cho tất thảy quảng đại quần chúng;
cho dù tác giả muốn hướng tới quần chúng đến mức cao nhất trong phản
ánh cuộc sống bằng thể loại đặc biệt này.
Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi không có tham vọng trình bày
những vấn đề về thể loại và thi pháp tiểu thuyết một cách đầy đủ mà ở đây
chỉ trình bày ở góc độ giới thuyết ( có giới hạn) như là những nét khái quát
về tiểu thuyết trong sự phát triển của văn học với tư cách là một thể loại đặc
biệt, như là một nhịp nối để bàn về tiểu thuyết lịch sử.
Hê ghen gọi tiểu thuyết là "Sử thi thị dân" điều này có nghĩa là tiểu
thuyết hiện đại phương Tây ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của
yếu tố tư bản, với sự hình thành của giai cấp tư sản. Nhận định này của Hê
ghen còn giúp ta thấy cái mốc đã làm nảy sinh một thể loại văn học mới

8
mẻ là tiểu thuyết. Biê lin x ki cho rằng: " Sử thi của thời đại chúng ta là
tiểu
thuyết. Trong tiểu thuyết có tất cả những dấu hiệu thể loại quan trọng của

sử thi, chỉ có sự khác nhau là trong tiểu thuyết khống chế những yếu tố khác
và sắc màu khác"(Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại). Nói như
vậy có nghĩa là tiểu thuyết ra đời không tách rời sự vận động nội tại của văn
học. Bị chi phối bởi yếu tố khách quan là cuộc sống, song tiểu thuyết, một
sản phẩm tinh thần của con người có sự vận động nội tại để hoàn thiện. Khi
Biêlinxki nói rằng: " Trong tiểu thuyết có những sắc màu khác" thì chính là
sự phản ánh, miêu tả " cuộc sống hàng ngày". Cuộc sống đang diễn ra hôm
nay chứ không phải là cái quá khứ sử thi tuyệt đối. Vì thế, tiểu thuyết có thể
tái hiện cuộc sống bằng những nguồn đề tài khác nhau. Đề tài trong quá khứ
là lịch sử. Đề tài trong cuộc sống hiện tại là "tình trạng hiện tại của nó". Vì
thế, tiểu thuyết phải miêu tả cuộc sống như là nó vốn có. Tiểu thuyết hướng
tới cuộc sống, miêu tả cuộc sống của cộng đồng xã hội. Nhân vật của tiểu
thuyết vì thế mà sinh động như trong cuộc đời. "Bằng nghệ thuật điển hình
hoá, nhà tiểu thuyết nâng cái cá biệt, cái cụ thể lên chiều cao của sự khái
quát. Cái đích của tiểu thuyết mà cũng là phương tiện để thực thi hoàn
thành tiểu thuyết là hư cấu, song là hư cấu, từ chính cuộc sống hiện tại mà
tác phẩm phán ánh. Điều này khác hẳn với một số tiểu thuyết từ trước nửa
thế kỷ XVIII. Đó là sự hư cấu trên cơ sở những truyền thuyết thần thoại cổ
như kiểu Tristan Iseult của Josef Bedie'. Hoặc là tiểu thuyết kỵ sĩ thời phục
hưng sử dụng những hình tượng và những thủ pháp nghệ thuật của sử thi kỵ
sĩ trung thế kỷ để kể lại những cuộc du hành thám hiểm những khám phá
lớn lao về sức mạnh vạn năng của con người trong thế kỷ XVI. Như vậy là
mãi đến cuối thế kỷ XVIII và đặc biệt thế kỷ XIX người ta mới quan niệm
Roman như ta hiểu ngày nay, nghĩa là một tác phẩm "miêu tả cuộc sống với
tất cả tính chất văn xuôi của nó, một chuyện hư cấu về những việc có tính

9
chất xác thực của cuộc sống nhân loại" (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại -
Phan Cự Đệ ). Sử thi hướng về cái quá khứ tuyệt đối với một " khoảng cách
sử thi " đầy tôn kính, còn tiểu thuyết là cuộc sống bình thường hàng ngày,

là một thể loại mang tính dân chủ (dân chủ với nhân vật, dân chủ với bạn
đọc ). Tiểu thuyết phát huy cao độ vai trò của hư cấu, thậm chí có những hư
cấu cao độ ( Don Qui chotte, Xuân Tóc Đỏ ), đến mức không thể tìm được
một nguyên mẫu đúng như thế trong cuộc đời. Tiểu thuyết hướng về cuộc
sống đương đại, về cái hiện thực đang vận động, đang phát triển, nên dù có
nói chuyện trung thế kỷ hay kể chuyện khoa học viễn tưởng thì chủ yếu
cũng phải giải quyết những vấn đề bức xúc của đương đại.
ở cái nôi văn hoá phương Đông, điển hình là Trung Quốc, tiểu thuyết
đã xuất hiện trong đời sống văn học từ rất sớm. Theo "Trung Quốc tiểu
thuyết sử lược" của Lỗ Tấn ,"Hán thư nghệ văn chí" cho rằng phái các nhà
tiểu thuyết là vốn xuất phát từ chức tỳ quan, chép những lời ngoài đường
ngoài ngõ. Những chuyện ngụ ngôn, những chuyện quái lạ, những giai
thoại, những chuyện hoang đường có tính chất lịch sử là những chuyện
hết sức vụn vặt ngoài đường ngoài ngõ. Tiểu thuyết theo quan niệm trên là
những lời nói nhỏ - "tiểu thuyết" - vụn vặt được ghi chép. Như thế, theo
quan niệm này, " tiểu thuyết" chưa được coi là sự sáng tạo mang tính chất
văn học bác học, chưa thể xuất hiện tiểu thuyết gia sáng tác mà chỉ có tiểu
thuyết gia chí mà thôi. Cũng chính vì thuần tuý là ghi chép mà tiểu thuyết,
dưới cái nhìn của Nho gia cửa Khổng, sân Trình không phải là chính thư,
trái với đạo Nho. Tiểu thuyết ở đây còn có thể hiểu là tạp thuyết. Điều này
hoàn toàn khác với khái niệm tiểu thuyết mà Lỗ Tấn dùng sau này. Với
quan niệm "Văn dĩ tải đạo" của đạo Nho, văn học Trung Quốc một thời gắn
với lịch sử, dường như không tách rời lịch sử. Văn học là cái chí hướng tới
của người quân tử để lập ngôn nếu không lập nổi đức, lập nổi công, thì lưu
danh sử sách bằng " trước thư lập ngôn ". Vì lẽ đó mà một thời kỳ phát triển

10
đến tột đỉnh của thơ ca từ thời Đường, Tống, tiểu thuyết vẫn hầu như tránh
mặt trên văn đàn Trung Quốc. Mãi đến thời Minh -Thanh (Thế kỷ XIV đến
thế kỷ XVI), tiểu thuyết mới xuất hiện mà điển hình là: Tam Quốc Diễn

Nghĩa, Thuỷ Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng. Với bốn pho đại tiểu
thuyết này, văn học Trung quốc đã xuất hiện những tiểu thuyết gia lớn : La
Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc.
ở Việt Nam, tiểu thuyết hiện đại như ta quan niệm hiện nay thực sự
hiện hữu trên văn đàn từ những năm 20 của thế kỷ XX, với những tên tuổi:
Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Hoàng Ngọc Phách. Truyện ngắn đã xuất hiện,
trong văn học Việt nam khá sớm. Nó bắt nguồn từ các loại: thần tích, chí
quái, truyền kỳ. Quá trình phát triển của văn xuôi, cũng là quá trình tách rời
giữa lịch sử và văn học. Tính lịch sử, tính chất chí bớt đi và tính sáng tạo,
hư cấu nghệ thuật tăng lên. Cũng là quá trình đi lên từ chuyện lạ hoang
đường đến những chuyện bình thường hàng ngày trong cuộc sống. Có thể
nói, truyện ngắn Việt Nam được khai sinh từ nguồn gốc dân gian và lịch sử.
Vì lẽ đó, văn học thành văn của Việt Nam gắn liền với những chuyện kể
dân gian, các loại thần tích (Việt điện u linh), chí quái (Lĩnh Nam chích
quái), truyền kỳ (Truyền kỳ tân phả, Truyền kỳ mạn lục), truyện thơ nôm từ
truyện cổ tích (Thạch Sanh), truyện thơ nôm khuyết danh Phạm Công Cúc
Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa Nguồn mạch và dòng chảy của văn học thành
văn của Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX xuất hiện
những thiên ký sự, tuỳ bút, tiểu thuyết lịch sử (Thượng kinh ký sự, Vũ trung
tuỳ bút, Hoàng Lê nhất thống chí). Những năm 20 của thế kỷ XX, hiện
tượng Hồ Biểu Chánh với hơn 60 tiểu thuyết phản ánh cuộc sống Nam bộ,
đồng thời thể hiện quan niệm đạo đức tốt đẹp của ông đối với cuộc sống
đương thời. Hiện tượng Biểu Chánh - Hồ Văn Trung có thể xem là con
người tiên phong trong lĩnh vực tiểu thuyết văn xuôi, mang tính luận đề.
Hiện tượng Hoàng Ngọc Phách với "Tố Tâm" có thể xem là người đặt nền

11
móng cho tiểu thuyết mới với bút pháp lãng mạn. Hiện tượng Phạm Duy
Tốn với "Sống chết mặc bay" có thể xem là người đặt nền móng cho
truyện ngắn mới với bút pháp hiện thực phê phán.

Tiểu thuyết có vị trí đặc biệt trong văn học như trên đã trình bày một
cách tóm tắt. Bên cạnh đó, tiểu thuyết có ưu thế tuyệt đối trong phản ánh
toàn vẹn cuộc sống với bình diện lớn, tổng thể. Tiểu thuyết hiện vẫn còn là
một thể loại chưa có hồi kết . Mối quan hệ, cách nhìn nhận, việc phản ánh
cuộc sống, tái tạo cuộc sống, các nhà văn đã làm nên những dòng chảy,
những chủ thuyết trong quá trình sáng tạo. ở phương Tây, tiểu thuyết cổ
điển phát triển mạnh ở thế kỷ XIX, đồng thời cũng làm bùng nổ những
dòng chảy, chủ thuyết về tiểu thuyết ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX:
chủ nghĩa tự nhiên của E'mile Zola, chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Satre,
Camus, Hiện tượng Milan Kundera đã đưa vào văn học đương đại tiểu
thuyết giả tưởng khi mà ông chủ trương " suy nghĩ về một câu chuyện".
Hiện tượng văn học Harry Potter được xem là một loại hình mới của văn
học hậu hiện đại phương Tây.
Giữa thế kỷ XX, phe xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển, đối
trọng với chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây. Trong cộng đồng xã hội
chủ nghĩa, văn học được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ
nghĩa, làm nảy sinh một hiện tượng văn học phát triển rực rỡ với những tên
tuổi như: Maxime Gorki; Alexis Tolstoi; Cholokhov; Fade'ev; Ehrenbourg;
Aimatov thuộc Liên bang Xô viết (cũ).
Từ những năm 30 của thế kỷ XX trên văn đàn Việt Nam, tiểu thuyết
phát triển mạnh trong tư trào văn học lãng mạn của tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn. Tư trào này dường như cáo chung vào những năm 40. Từ sau Cách
mạng tháng Tám, văn học nói chung tiểu thuyết nói riêng phát triển mạnh
mẽ. Thể loại tiểu thuyết mang cảm hứng sử thi, mang hơi thở của hai cuộc

12
kháng chiến, chống Pháp và chống Mỹ kéo dài ngót 30 năm và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gần mười năm (1955-1964). Chúng ta có một
di sản tiểu thuyết dù chưa tương xứng với tầm vóc lịch sử, song nó làm tròn
sứ mệnh của văn học là phản ánh một cách chân thật và hùng hồn cuộc sống

mới, con người mới theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với công
nghệ thông tin, đặc biệt là loại hình nghệ thuật thứ bảy đang tác động mạnh
đến mối quan hệ giữa tiểu thuyết với bạn đọc. Nếu tiểu thuyết khủng hoảng
thì có lẽ phải hiểu nó là sự chững lại như một lát cắt. Tiểu thuyết là một sản
phẩm mà thông qua nghệ thuật ngôn từ có giá trị phi vật thể rất lớn trong
đời sống tinh thần con người. Tiểu thuyết có chỗ đứng quan trọng trong văn
học và do chính cuộc sống (thế sự) tạo nên nó song nó vẫn tồn tại theo một
quy luật riêng. Một quy luật khách quan là mọi hiện tượng trong cuộc sống,
khi đã phát triển đến đỉnh điểm rực rỡ thì có sự chuyển hoá. Tiểu thuyết
không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã đó. Nếu tiểu thuyết khủng hoảng thì
đây chính là một trong những nguyên nhân khách quan. Khoa học kỹ thuật
tiến bộ đẩy nhanh vòng xoáy của công việc lao động. Giờ làm giảm, cường
độ lao động tăng, con người tìm đến những hình thức giải trí bằng nhiều
hình thức khác. Từ đói phương tiện giải trí, văn hoá đọc là chính đã chuyển
sang văn hoá nghe nhìn phong phú và nhiều hình thức giải trí khác nữa. Vì
thế, bạn đọc tiểu thuyết cũng một phần bị thưa vãn. Mặt khác, ngay cả khi
nghèo phương tiện thông tin, phương tiện giải trí, tiểu thuyết vốn không
phải là điểm hẹn cho tất cả mọi người. Trong thời đại bùng nổ thông tin
hiện nay, nhiều hình thức giải trí có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng
ngày. Tiểu thuyết thuộc phạm trù tinh thần, đảm trách trọng yếu chức năng
của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp, dự báo, giải trí, lại
thiếu những gì thiết thực như nhu yếu của con người. Trong thế giới kim
tiền, một thế giới thù nghịch với nhiều ngành nghệ thuật chân chính, trong

13
đó có văn học, các tiểu thuyết gia buộc phải xem các tác phẩm của mình
như một hàng hoá trên thị trường. Sản phẩm tiểu thuyết có giá trị phi vật
thể, những giá trị nhân bản được sáng tạo bởi tài năng và thiên chức sáng
tác lại được định giá bằng tiền. Đồng tiền định giá giá trị tinh thần thì nhân

cách của nhà văn bị xúc phạm. Đây chính là sự mất tự do lớn nhất. Nếu
tiểu thuyết khủng hoảng thì đây là một tác nhân không nhỏ. Những năm gần
đây (thập kỷ IX của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ này), một
câu hỏi lớn đặt ra: "tiểu thuyết Việt Nam phát triển theo hướng nào", là một
trăn trở của giới cầm bút, của các tiểu thuyết gia và là sự chờ đợi về phía
độc giả. Nhìn ở góc độ khách quan, văn nghệ nói chung đã được "cởi trói",
đất nước đổi mới với chủ trương hội nhập là một vận hội mới cho tiểu
thuyết. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, phải góp phần tạo nên một nền
văn học xứng đáng với tầm vóc Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác,
đội ngũ độc giả với mặt bằng dân trí như hiện nay cũng là một vận hội
không nhỏ đối với văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Câu hỏi trên
là sự mong đợi của độc giả, một đội ngũ được xem là đồng tác giả đối với
tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Từ đổi mới đến nay (1986 - 2005), những
tác phẩm văn học ở các thể loại khác như truyện ngắn phát triển mạnh, đặc
biệt là kịch bản phim truyện. Tiểu thuyết thì tuy có phát triển về số lượng
nhưng chưa nhiều những tác phẩm hay. Thành công tiêu biểu phải kể đến
"Mùa lá rụng trong vườn" (Ma Văn Kháng), " "Thời xa vắng" (Lê Lựu),
"Bến không chồng" (Dương Hướng), "Mảnh đất lắm người nhiều ma"
(Nguyễn Khắc Trường), "Chim én bay" (Nguyễn Trí Huân) "Ăn mày dĩ
vãng" (Chu Lai), "Hồ Quý Ly" Nguyễn Xuân Khánh Tiểu thuyết Việt
Nam chuyển mình theo hướng nào là một thông điệp chung với tiểu thuyết
gia của đội ngũ độc giả.
2. Tiểu thuyết lịch sử, giới thuyết về thể loại:

14
Tiểu thuyết lịch sử không phải là mới vì nó đã hiện hữu ở Việt Nam
từ cuôí thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" (Ngô
Gia Văn Phái). Đồng thời cũng xuất hiện tiếp trên văn đàn không phải là hy
hữu với "Trùng Quang tâm sử" (Phan Bội Châu) (1925 - Trùng Quang tâm
sử đăng trên Binh sự tạp chí (The military magazine) từ tháng 1/1921 đến

tháng 4/1925 - xuất bản lần thứ nhất mang tên "Hậu Trần dật sử (Trần Lê
Hữu dịch) NXB Văn hoá 1957, "Tiếng sấm đêm đông"(Nguyễn Tử Siêu), Tiêu
Sơn tráng sỹ (Khái Hưng) vấn đề ở đây là quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. Nói
như Goncourt, "Lịch sử là cuốn tiểu thuyết đã viết xong, tiểu thuyết là lịch sử có
thể diễn ra như thế" (Pierre Louis-Rey- Tiểu thuyết Hachette-Paris 1992, trang 11
(tiểu mục tiểu thuyết và lịch sử).Với lời khẳng định này ta thấy rằng: tiểu thuyết
và lịch sử có mối quan hệ đặc biệt. Lịch sử với sự ghi chép bằng văn bản là cuốn
tiểu thuyết đã hoàn tất. Tiểu thuyết là "cuốn sử" có thể diễn ra như thế, có thể
diễn ra theo giả thiết suy luận , là lịch sử chưa có hồi kết. Dù vậy, khi các tiểu
thuyết gia chọn đề tài lịch sử để viết tiểu thuyết lịch sử, thì những gì đã trở thành
"giấy trắng mực đen", tiểu thuyết gia không thể làm thay tạo hoá được nữa. Mọi
sáng tạo đều có quyền hư cấu, song với nhà tiểu thuyết lịch sử thì phần sáng tạo
chỉ là một đối trọng với lịch sử. Nó là một phần quan trọng thể hiện qua tác phẩm.
Tiểu thuyết lịch sử phải được coi là một loại thể trong phạm trù thể loại tiểu
thuyết nói chung. Do nhà văn chọn đề tài để đối thoại với cuộc sống mà có tiểu
thuyết tâm lý xã hội, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử Từ thái độ, cách thể
hiện đối thoại với cuộc sống của nhà văn theo một quan điểm nào đó mà tạo ra
các trường phái tiểu thuyết theo các chủ thuyết như: hiện thực, lãng mạn, hiện
sinh tiểu thuyết hiện đại chủ nghĩa (thế kỷ XX) và hậu hiện đại. Những năm
cuối XX và đầu XXI có nhiều tiểu thuyết sáng tác theo các chủ thuyết trên tạo
thành sự phong phú đa dạng của tiểu thuyết phương Tây. Với khuôn khổ và mục
đích bài viết này chúng tôi không nói gì thêm về những chủ thuyết trên mà chỉ

15
nêu ra với tư cách như là sự điểm danh của các chủ thuyết đó trong văn đàn. Tiểu
thuyết là kết quả của thiên chức sáng tác cùng với vốn sống, vốn hiểu biết và kinh
lịch trong cuộc sống của tác giả. Tác giả viết tiểu thuyết lịch sử phải am tường
lịch sử, sự kiện, tôn trọng những gì lịch sử đã hoàn tất. Lịch sử được phản ánh
trong tiểu thuyết lịch sử phải là sự thể hiện: am tường sự kiện, nhân vật, không
gian, thời gian, địa điểm lịch sử. Dựa vào lịch sử còn những "điểm trắng", nhà

tiểu thuyết lịch sử sáng tạo,
tái hiện những nhân vật không góp mặt trong tác phẩm của sử gia. Những
nhân vật này là gương mặt của cuộc sống thường nhật, chính loại nhân vật
này làm nên chất tiểu thuyết của tác phẩm. Bên cạnh đó, " những điểm
trắng " về nhân vật lịch sử, được các tiểu thuyết gia lịch sử thêm vào làm
cho nhân vật lịch sử thêm chất tiểu thuyết song không nhào nặn lại nhân
vật, không vi phạm vào tính chân thực của lịch sử, của cuốn lịch sử đã được
hoàn tất. Cái khó của nhà tiểu thuyết lịch sử là phải đảm bảo tính khách
quan, đòi hỏi tham khảo đến tường tận cứ liệu lịch sử, phải am tường về
những yếu tố địa lý, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán Muốn vậy phải điều
tra hồi cố các sự kiện, nhất là để phát hiện ra những điều mà vốn nó nằm
ngoài sự ghi chép của lịch sử. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử là tất yếu,
song hư cấu không thể vượt qua hai tiếng lịch sử. Nếu vượt qua, nó sẽ trở
thành tiểu thuyết dã sử, lấy lịch sử làm phương tiện, coi lịch sử là điều đang
diễn ra mà quyền nhào nặn của nhà văn như chính là tạo hoá. Như vậy, nhà
văn đã tiểu thuyết hoá lịch sử chứ không phải là viết một tiểu thuyết lịch sử.
Tóm lại: Tiểu thuyết lịch sử nằm trong phạm trù tiểu thuyết nói
chung nhưng viết về đề tài lịch sử. Vì những lẽ đó, tiểu thuyết lịch sử luôn
tồn tại hai hệ thống nhân vật: nhân vật lịch sử và nhân vật thuộc "điểm
trắng" của lịch sử - nhân vật sáng tạo của tiểu thuyết gia. Mặt khác, khi lấp
những điểm trắng" nghĩa là tạo ra những chi tiết bổ sung cho lịch sử, sáng
tạo những nhân vật phi lịch sử - những cuộc đời thường, nhà tiểu thuyết

16
phải tránh hiện đại hoá con người nhất là khi gắn nối giữa hai hệ thống nhân
vật: lịch sử và phi lịch sử. Để tạo ra một kết cấu tác phẩm lô gíc, nhà văn
cũng rất dễ hiện đại hoá mối quan hệ giữa người với người. Khi đã hiện đại
hoá mối quan hệ này thì cho dù tác phẩm có kết cấu lô gíc đến chừng nào,
người đọc cũng không dễ dàng cảm thông trong tiếp nhận. Mặt khác, khi
gắn nối hai hệ thống nhân vật trên nhà văn có thể làm cho nhân vật lịch sử

không còn là lịch sử nữa (hoặc thêm vào những nét cao thượng vốn đã đầy
ắp của nhân vật lịch sử hoặc là sẽ tầm thường hoá nhân vật lịch sử). Nếu
nhà văn rơi vào tầm thường hoá nhân vật lịch sử, hiện đại hoá mối quan hệ
giữa người với người trong tác phẩm sẽ tạo ra một dã sử được ghi chép
bằng tác phẩm văn học.
3. Tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử - những tương đồng và dị biệt
Tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử đều có chức năng tái hiện cuộc
sống. Tiểu thuyết tái hiện những gì đang diễn ra như chính cuộc sống đồng
đại với bạn đọc. Tiểu thuyết lịch sử tái hiện những gì đã diễn ra trong quá
khứ, những gì mà thượng đế không làm gì được nữa. Tiểu thuyết lịch sử có
sự gặp gỡ giữa tác giả với bạn đọc là sự giao tiếp về lịch sử, về quá khứ,
song nó không hoàn toàn là những gì thuộc công việc của sử gia, cũng
không hoàn toàn là tiểu thuyết. Công việc của nhà tiểu thuyết lịch sử là làm
sống lại phần cuộc sống đã bị "che khuất" để tạo nên bình diện tổng thể của
cuộc sống. Phần khuất lấp ấy - phần không là nét lớn, nét chính của sử gia -
khi tái hiện, tiểu thuyết gia lịch sử hoàn toàn có quyền hư cấu như chính các
tiểu thuyết gia. Thậm chí cả những yếu tố thuộc lịch sử mà còn các "điểm
trắng" thì khi lấp các "điểm trắng", nhà tiểu thuyết lịch sử có quyền hư cấu,
làm cho những gì thuộc lịch sử vẫn là lịch sử, song sinh động hơn, hấp dẫn
hơn. Nhà tiểu thuyết tái tạo cuộc sống bằng hư cấu để tạo ra những gương
mặt tiêu biểu của đời thường đang diễn ra; nhà tiểu thuyết lịch sử hư cấu để

17
tạo ra những gương mặt tiêu biểu của đời thường đã diễn ra trong quá khứ.
Khi hư cấu, nhà tiểu thuyết ít bị chi phối bởi tính niên đại. Khi hư cấu, nhà
tiểu thuyết lịch sử phải đặt bình diện phản ánh trong niên đại. Nhà tiểu
thuyết khi viết về cuộc sống đang diễn ra, đồng hành với nhà chép sử đồng
đại. Họ đều là " thư kí " của cuộc sống. Nhà tiểu thuyết lịch sử với sử gia là
tiếng nói đồng vọng của hôm nay với hôm qua, nối quá khứ với hiện tại,
giao thoa giữa hiện tại với quá khứ. Có sự khác biệt trong công việc của nhà

tiểu thuyết lịch sử và nhà viết sử, "việc nghiên cứ lịch sử là vô cùng cần
thiết đối với nghệ sỹ, nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay thế sự sáng
tạo. Có khi nhà nghệ sỹ chỉ cần vài khoảnh khắc trong đời sống của nhân
vật lịch sử, có khi nghệ sỹ đưa vào tác phẩm những điều phi lịch sử, không
quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó có quyền vi phạm sự
đúng đắn về sự kiện lịch sử, bởi vì tác giả chỉ cần " sự đúng đắn lý tưởng"
mà thôi" (Phan cự Đệ - Tiểu thuyết lịch sử - tạp chí Nhà văn số 1 2003,
trang 56).
Nhà tiểu thuyết, như ta quan niệm hiện nay, lấy những sự kiện đang
diễn ra hàng ngày, đối thoại với cuộc sống để sáng tạo cuộc sống trong tác
phẩm. Nó là những " chuyện ngoài đường ngoài ngõ ", những điều mà sử
gia phong kiến không ghi chép. Những con người ngày xưa được dùng
chung bằng một từ " bách tính" mà ngày nay được dùng là nhân dân, đồng
bào, các sử gia không ghi chép gương mặt cá thể trong phạm trù này. Nhà
viết sử không thể tạo ra tính cách toàn diện của nhân vật lịch sử trong lịch
sử. Nhà tiểu thuyết thì trái lại, sáng tạo cuộc sống thứ hai trong tác phẩm,
tạo ra những cá tính, những số phận, cả những buồn vui trong đời sống con
người. Tiểu thuyết lịch sử có thể ví như nhịp cầu nối giữa lịch sử và tiểu
thuyết. Nó chọn đề tài là lịch sử để sáng tác, vì thế vừa phải là tiểu thuyết
mang diện mạo tiểu thuyết, vừa phải là lịch sử như lịch sử đã diễn ra hoặc "
có thể diến ra như thế ". Tiểu thuyết là thế sự đang diễn ra, tiểu thuyết lịch

18
sử là thế sự đã khép lại nhưng nhà văn cũng có thể giả định, tiên đoán xu
thế phát triển của nó. Theo dòng chảy thời gian, cái hôm nay sẽ thành cái
hôm qua, cái ngày mai rồi sẽ là cái ngày nay, nghiã là thế sự rồi cũng đi vào
quá khứ, đi vào lịch sử. Những gì mà tiểu thuyết thế sự tạo ra là gương mặt
của những cuộc đời thường trong cuộc sống thường nhật hôm nay. Tiểu
thuyết lịch sử làm sống lại những gì mà thời gian đã đẩy vào dĩ vãng. Tiểu
thuyết lịch sử bị chi phối bởi khách quan là lịch sử. Dù sáng tạo chủ quan

đến mức cao nhất, tiểu thuyết gia lịch sử cũng không thể thế sự hoá lịch sử
mà chỉ có thể thêm vào trong tác phẩm những gì mà sử gia không làm như
thế. Tác giả chỉ có thể đưa vào tác phẩm những chi tiết chủ quan không làm
lệch lạc cái công việc của tạo hoá, không can thiệp công việc của tạo hoá
bằng chủ quan cá nhân. Nếu không, tiểu thuyết gia lịch sử đã lạm dụng, đã
thiên lệch tính tiểu thuyết để dã sử hoá lịch sử. Tiểu thuyết có sức hoành
tráng hoá một nền văn học, có sức thu nạp lớn nhất là cuộc sống đang diễn
ra, đang hiện hữu, tiểu thuyết gia có mặt chính trong thế sự đó. Thế sự đang
hiện hữu được các nhà tiểu thuyết hiện thực cổ điển thể hiện thành công ở
cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX ở Châu Âu với những tên tuổi lớn như
DicKens ( Anh), Balzac (Pháp ), Lev Tolstoi ( Nga ) ở Việt Nam là những
tên tuổi thời tiền chiến (thế kỹ XX): Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng Thế sự trong tiểu thuyết lịch
sử là thế sự tái hiện bằng kết quả nghiên cứu lao động trí tuệ về nhiều
phương diện: văn hoá, lịch sử, địa lý
Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi vấn đề phản ánh phải dừng trước vạch
cấm chỉ của lịch sử để tác phẩm đảm bảo tính chân thực lịch sử. Vượt qua
vạch cấm chỉ, tiểu thuyết lịch sử đã tiểu thuyết hoá lịch sử. Cái " có thể diễn
ra như thế" không thể là phương tiện để tiểu thuyết gia tạo dụng ý " bình cũ
rượu mới", chuyển hẳn nó sang tiểu thuyết luận đề, dã sử hoá lịch sử nhằm
thực hiện thiên kiến của tác giả, hoặc một biểu tượng hai mặt về cuộc sống

19
hiện tại. Như vậy tiểu thuyết lịch sử chỉ còn là một phương tiện (Gió lửa
của Nam Dao). Tiểu thuyết lịch sử muốn hay không, để nó đảm trách nhiệm
vụ lịch sử (Hystory) thì không gian, thời gian, địa điểm , thể hiện trong tác
phẩm phải mang dấu ấn của thời điểm lịch sử mà tác phẩm phản ánh. Mặt
khác, tuyến nhân vật sáng tạo của tác giả - loại nhân vật không là đối tượng
của sử gia, khi được tái tạo phải là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử, không
thể hiện đại hoá con người trong quá khứ. Những nhân vật sáng tạo phải

mang dấu ấn lịch sử: Phong tục, tập quán, lời ăn tiếng nói, trang phục, nhất
là quan hệ giữa người với người. Nếu không, tác phẩm sẽ trở thành hai
mảng riêng biệt: lịch sử và thế sự không ăn nhập, không lô gíc. Như vậy,
tác giả đã mượn danh lịch sử để viết tiểu thuyết với dụng ý nào đó chứ
không phải là viết tiểu thuyết lịch sử.
Bàn về tiểu thuyết lịch sử, trong một chuyện luận cùng tên, giáo sư
Phan Cự Đệ đã đề cập đến những vấn đề có tính phổ quát về thi pháp tiểu
thuyết lịch sử khi dẫn những chính kiến của các lý luận gia tên tuổi các
nước: Anh, Pháp, Nga và của chính những cây bút tiểu thuyết lịch sử. Một
nhà phê bình vừa khen vừa chê Dumas như sau "Alexandre Dumas đã hiếp
dâm lịch sử mà đẻ ra những đứa con hoang sinh động hơn những đứa con
chính thức "(Phan Cự Đệ - tài liệu đã dẫn). Nhưng nhà văn lãng mạn
Alexandre Dumas, người có biệt tài viết tiểu thuyết lịch sử (Ba người lính
Ngự lâm, Hai mươi năm sau, Hoàng hậu Margot, Ba tước Monte Cristo )
đã đáp lại: " Lịch sử đối với tôi là gì ? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo cái
bức hoạ của tôi thôi" (Phan Cự Đệ - tài liệu đã dẫn)
"Không tôn trọng sự chính xác lịch sử hoặc chỉ dùng quá khứ lịch sử
để ám chỉ những vấn đề hiện tại, đó là khuynh hướng đường như không
thể thay đổi của một số nhà lãng mạn. Trong "Những suy nghĩ về chân lý
nghệ thuật" ( 1827 ), vốn là Lời tựa của cuốn tiểu thuyết lịch sử Cing Mars

20
(1826 ) Alfred de Vigny nhấn mạnh rằng" chúng ta đang ở vào một thời đại
mà con người muốn biết và muốn tìm kiếm cái nguồn của mọi con sông"
Vuợt qua cái chân thật của sự kiện ", tiểu thuyết có thể vươn tới " chân lý
của nghệ thuật ", có nghĩa là đi qua bên ngoài huyền thoại để đưa ra " một ý
niệm về lịch sử ". Lu kacs cho rằng trong tiểu thuyết Cing Mars, Alfred de
Vigny đã trình bày một quan niệm về lịch sử ngược hẳn với chủ nghĩa lịch
sử của Walter Scott. Những tác phẩm của nhà văn Anh này được Lukacs
coi như hình thái cổ điển của tiểu thuyết lịch sử" (Phan Cự Đệ - tài liệu đã

dẫn).
" ở một đoạn khác, Lu kacs lại viết: mối quan hệ sinh động với hiện
tại thể hiện ngay chính trong sự vận động được mô tả của lịch sử và tự nó
nói lên. Nhà tiểu thuyết không nên biến tác phẩm của mình thành luận văn
lịch sử mang tính giáo huấn và những quy chiếu lộ liễu về thời hiện tại, theo
Piere Louis - Rey, những tác phẩm như thế chỉ là những thứ xỉ giữa thế giới
tiểu thuyết" ( Phan Cự Đệ - tài liệu đã dẫn).
Trong trào lưu lãng mạn Việt Nam thời tiền chiến của thế kỷ XX,
"khi viết "Tiêu Sơn tráng sĩ", Khái Hưng đã dựa vào "Hoàng Lê nhất thống
chí" của Ngô Gia văn phái và dựa vào cuộc đời của Phạm Thái, tác giả "Sơ
kính tân trang" , Khái Hưng đã căn cứ hoàn toàn vào "Hoàng Lê nhất
thống chí" để viết về những ngày cuối cùng của cuộc đời những " bề tôi
trung nghĩa" với nhà Lê như thượng thư bộ binh Nguyễn Đình Giản, trấn
thủ kinh bắc Trần Quang Châu, trạch trung hầu Phạm Đại, thiêm thư khu
mật viện Lê Ban; những người cha của các đảng viên Tiêu Sơn như Nhị
Nương, Quang Ngọc, Phạm Thái, Lê Báo. Cuộc đời và tính cách của thế hệ
trẻ trong đảng Tiêu Sơn là những nhân vật lãng mạn mang dáng dấp khách
chinh phu của Thế Lữ. Do hư cấu, sáng tạo, Khái Hưng chỉ căn cứ một
phần vào các sự kiện và cái không khí xã hội trong "Hoàng Lê nhất thống

21
chí ", " Sơ kính tân trang". Như thế có nghĩa là "lịch sử chỉ là cái đinh để
tôi treo các bức hoạ của tôi thôi " ( Dumas )."Tiêu Sơn tráng sĩ" là một cuốn
tiểu thuyết lịch sử nhưng rõ ràng đã ấp ủ nhiều điều tâm sự của con người
hiện đại. Vì Phạm Thái vừa mang giấc mộng anh hùng lại vừa có phong
thái của nghệ sĩ, vừa là khách chinh phu vừa là khách tình si. Lấy hai tác
phẩm: một tiểu thuyết lịch sử (Hoàng Lê nhất thống chí), một truyện thơ
(Sơ kính tân trang) làm tư liệu, Khái Hưng đã viết "Tiêu Sơn tráng sĩ" mang
đầy ý tưởng, tâm sự của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam trước Cách mạng
tháng 8 năm 1945.

" Các nhà tiểu thuyết lịch sử không coi việc miêu tả quá khứ như một
mục đích tự tại. Họ kể một câu chuyện về qúa khứ nhưng các động từ vẫn
được chia ở thì hiện tại". Tiểu thuyết lịch sử còn nhiều tác dụng khác nữa
"nó có thể soi sáng những thời kỳ quá khứ của con người đã trải qua với
mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của hiện
tại. Nó giúp ta làm những bảng so sánh đối chiếu thời đại nọ với thời đại
kia Tác giả tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên
những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện
tại" (Phan Cự Đệ - tài liệu đã dẫn).
Từ thực tế sáng tác, nhà viết tiểu thuyết lịch sử - Nam Dao nhấn
mạnh đến "vị thế hiện tại của chủ thể", điều này góp phần giúp ta hiểu thêm
về những yếu tố có tính mã hoá và giải mã tác phẩm tiểu thuyết lịch sử.
"Với một nhà văn, lịch sử không là những xác chết và những sự cố liên
miên, ù lì. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá khứ lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà
văn như chủ thể . Đó là thứ tái chiếm hữu và tái tạo từ vị thế hiện tại của
chủ thể Tiếp cận quá khứ từ vị thế hiện tại dĩ nhiên đèo bồng vào lịch sử
được tái tạo qua tiểu thuyết, những vấn nạn hiện tại. ở điểm này, đèo bồng
đó đến khi thì từ ý thức, khi vô thức nhưng ít hay nhiều đều nhằm truy

22
nguyên nguồn căn của các vấn nạn, vì lẽ hiện tại nào cũng là tổng hợp
những thành tựu và những thất bại trong quá khứ" (Phan Cự Đệ - Tài liệu
đã dẫn) . Nhà viết tiểu thuyết lịch sử có thể "đảo ngược và xoay quanh
những sự cố cũng như tính chất những con người trong quá khứ. Tưởng
tượng, Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân,
Tự Đức nghe và làm theo điều trần của Nguyễn Trường Tộ thì hôm nay
thế nào?". Với cách nhìn như vậy, hiện tại mang cái khả năng "khác được".
Lẫn vào quá khứ để chiếm hữu và tái tạo lịch sử, tiểu thuyết lịch sử hoá ra
là một tập hợp những dự phỏng về một tương lai có thể có được. Chính sự
khả hữu này làm đổ mồ hôi trong công việc viết văn và tiểu thuyết lịch sử.

Nói cho cùng, phải là máu cũng như nước mắt của người viết" (Phan Cự Đệ
- tài liệu đã dẫn). Nói như Nam Dao nghĩa là lịch sử được coi như một
phương tiện, nhà văn dắt quá khứ đặt vào hiện tại, đối thoại với lịch sử, đối
thoại với hiện tại nhằm "Phục sinh một hiện tại, cần tháo gỡ hầu thoát khỏi
những bế tắc tiêu vong" của hiện tại. Thế nghĩa là, tiểu thuyết lịch sử mang
mầu sắc luận đề, đặt ra những câu hỏi mà các chính trị gia hiện tại phải
nhăn trán. Có lẽ chính vì thế mà Nam Dao không gọi Gió lửa là tiểu thuyết
lịch sử mà gọi là tiểu thuyết dã sử. Là một cây bút tiểu thuyết lịch sử,
Nguyễn Mộng Giác lại nhấn mạnh "Tôi nghĩ, một cuốn tiểu thuyết lịch sử
đúng nghĩa luôn luôn phải là một cuốn tiểu thuyết thế sự. Bản chất của tiểu
thuyết là thế sự. Tiểu thuyết lịch sử mà thiếu thế sự thì hoặc là một thứ sử
thi giả dùng làm tài liệu tuyên truyền hoặc chỉ là một mớ tài liệu sử vô giá
trị. Một cuốn tiểu thuyết lịch sử chỉ minh hoạ lịch sử, từ đầu chí cuối chỉ
toàn các vua quan đi ra đi vào âm mưu hãm hại nhau, tranh giành quyền lực
còn đời sống của người dân thế nào, biến cố lịch sử đó ảnh hưởng đến
người dân đen ra sao tác giả không quan tâm.; tôi cho cuốn sách đó không
phải là tiểu thuyết theo đúng nghĩa. Thế sự là da thịt của tiểu thuyết lịch sử

23
cũng như lịch sử là xương cốt của tiểu thuyết lịch sử" ( trả lời phỏng vấn
giữa tác giả với Mai Quốc Liên - lời cuối sách).
Từ những điều đã trình bày ở trên dù chưa định được thật đầy đủ thật
đầy đủ những vấn đề mã hoá và giải mã tiểu thuyết lịch sử nhìn từ góc độ
thi pháp, nhưng ít nhất, ta cũng định được những kiểu, dạng của tiểu thuyết
lịch sử ở hai phương diện: nhận thức và thực tiễn sáng tác. Nói như chuyên
luận của Phan Cự Đệ: "Có thể tạm chia các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam thế kỷ XX thành hai nhóm. Một số nhà văn lấy việc tái hiện chính xác
sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là chính như: Vũ ngọc Đĩnh, Thái Vũ,
Chu Thiên, ở đây lịch sử được coi là cứu cánh. Một số khác chỉ coi lịch sử
là chất liệu, thậm chí là phương tiện để viết tiểu thuyết. Họ tập trung vào

việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết hoặc thông qua lịch sử đặt ra những vấn
đề cho hôm nay, cho mai sau. Trong nhóm thứ hai có thể kể: Hà Ân,
Nguyễn Xuân Khánh, Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Huy
Tưởng "(Phan Cự Đệ - tài liệu đã dẫn).
Tóm lại từ xuất phát điểm đến cái đích của một tiểu thuyết lịch sử
(như trên đã trình bày), ta có thể xác định được mối quan hệ giữa tiểu
thuyết với lịch sử như chính tên gọi của nó: lấy lịch sử làm cứu cách hoặc
lấy lịch sử làm phương tiện. Muốn bàn đến tiểu thuyết lịch sử cũng phải bắt
đầu từ chính mối quan hệ này.

24
Chương II
Nội dung "Sông côn mùa lũ"
của Nguyễn Mộng Giác - Nhìn từ góc độ tiểu thuyết lịch sử
1. Chất liệu lịch sử - nhân vật lịch sử trong "Sông Côn mùa lũ"
1.1 Chất liệu lịch sử trong "Sông Côn mùa lũ"
Như đã trình bày ở trên, tiểu thuyết lịch sử thuộc phạm trù tiểu thuyết
nói chung, nhà tiểu thuyết lịch sử lấy lịch sử làm đề tài để sáng tác. Để trình
làng đứa con tinh thần, nhà tiểu thuyết hội tụ những yếu tố: vốn sống, vốn
kinh nghiệm, góc nhìn với thế sự, tâm tư, ý nguyện, thiên chức sáng tác
Nhà tiểu thuyết lịch sử dù coi "lịch sử là phương tiện", "lịch sử là cái đinh"
thì vẫn phải am tường lịch sử, am tường những vấn đề thuộc văn hoá của
lịch sử đã được chọn làm đề tài. "Sông Côn mùa lũ", nhìn từ góc độ tiểu
thuyết lịch sử, trước hết, ta phải nhấn mạnh lại những vấn đề mang tính
chung nhất như là hệ quy chiếu để bàn về nó. Do tiểu thuyết lịch sử gắn với
lịch sử nên mọi tiểu thuyết lịch sử đều không có hồi kết mà chỉ có điểm
dừng của tác giả. Nó được hoàn tất theo sự lựa chọn của tác giả. "Sông Côn
mùa lũ" theo lời tác giả Nguyễn Mộng Giác - được viết ngoài chủ ý ban
đầu với thời gian sáng tạo (thời gian lựa chọn của tác giả) ngắn, hẹp và bình
diện thế sự (phần hư cấu) cũng có giới hạn trong giới trí thức thời loạn. "ý

định ban đầu như thế là "viết về tâm trạng trí thức thời loạn" nói chung
trong đó có một phần tâm trạng mình trong những năm nhiều biến chuyển
sau tháng 4/1975. Chọn thời gian Tây Sơn vì đấy là thời kỳ cũng có nhiều
biến động dữ dội, thời kỳ giới nho sĩ trí thức cả đàng Trong lẫn đàng Ngoài
đều bị đặt trước những thử thách sinh tử"(lời cuối sách). ý định của tác giả
thay đổi vì " lịch sử thời Tây Sơn quá đa dạng, phong phú và tầm nhìn của
tôi cũng mở rộng ra", "tâm trạng trí thức thời loạn" trở thành chật hẹp" (lời
cuối sách). Sự thay đổi ý định của tác giả cũng chính là sự thay đổi, trăn trở

×