Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.36 KB, 127 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THI ̣ XUÂN NGỌC

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
́
TRONG TIỂU THUYÊT SÔNG CÔN MÙA LŨ
́
CỦA NGUYỄN MỘNG GIAC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Nghệ An, 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THI ̣ XUÂN NGỌC

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
́
TRONG TIỂU THUYÊT SÔNG CÔN MÙ A LŨ
́
CỦA NGUYỄN MỘNG GIAC
Chuyên ngành: Văn ho ̣c Viê ̣t Nam


Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thời Tân

Nghệ An, 2012


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Đa ̣i ho ̣c
Đồ ng Tháp, Đa ̣i ho ̣c Vinh.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thời
Tân, trường Đại học Quố c Gia Hà Nội, người đã luôn tận tình hướng dẫn,
động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô khoa Ngữ Văn, khoa Sau Đại học
trường Đa ̣i ho ̣c Đồ ng Tháp, trường Đa ̣i ho ̣c Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Trong q trình làm đề tài, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
cán bơ ̣ thư viê ̣n trường Đa ̣i ho ̣c Đồ ng Tháp và Đa ̣i ho ̣c Vinh đã giúp đỡ tôi về
mă ̣t tài liê ̣u tham khảo.
Lời cuố i cùng tôi xin chân thành cảm!
Đồ ng Tháp, ngày 18 tháng 10 năm 2012
Nguyễn Thi Xuân Ngo ̣c
̣



4

MỤC LỤC
Trang
̉
MƠ ĐẦU................................................................................................01
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................01
2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................08
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................08
5. Những đóng góp của luận văn.............................................................08
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................09
Chương 1................................................................................................10
Q TRÌNH SÁNG TÁC SƠNG CƠN MÙA LŨ
VÀ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TIỂU THUYẾT NÀY....................10
1.1. Lí luận về kết cấu tác phẩm tự sự và kết cấu
tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ..................................................................10
1.1.1. Quá trình sáng tác tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ..........................10
1.1.2. Lý thuyết kết cấu tác phẩm tự sự..................................................15
1.1.3. Kết cấu tiểu thuyết lịch sử dưới góc độ tự sự học.........................21
1.1.4. Kết cấu tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ ..........................................23
1.2. Cốt truyện Sông Côn Mùa Lũ...........................................................29
1.2.1. Lý thuyết cốt truyện......................................................................29
1.2.2. Những tiền đề cơ sở hình thành cốt truyện...................................31
1.2.3. Cốt truyện tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ......................................34
1.3 Không gian và thời gian trần thuật trong Sông Côn Mùa Lũ.............36
1.3.1. Không gian trần thuật trong Sông Côn Mùa Lũ.............................36
1.3.2. Thời gian nghệ thuật trong Sông Côn Mùa Lũ..............................41
1.4. Đối sánh Sông Côn Mùa Lũ với tự sự sử học về

đề tài Tây Sơn trên một số phương diện nghệ thuật trần thuật...............47


5

Chương 2................................................................................................56
CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG SÔNG CÔN MÙA LŨ..............56
2.1. Lí thuyết về điểm nhìn trần thuật ....................................................56
2.1.1. Lý luận về điểm nhìn trần thuật....................................................56
2.1.1.1. Điểm nhìn trần thuật bên ngồi .................................................56
2.1.1.2. Điểm nhìn trần thuật bên trong..................................................56
2.1.1.3. Điểm nhìn trần thuật di động......................................................56
2.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Sơng Cơn Mùa Lũ ............56
2.2. Hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ...63
2.2.1. Người kể chuyện toàn tri...............................................................64
2.2.2. Người kể chuyê ̣n đa thức..............................................................67
2.3. Nhân vâ ̣t trong tiể u thuyế t Sông Côn mùa lũ....................................69
2.3.1. Nhân vật mang khát vọng lịch sử .................................................69
2.3.2. Nhân vật số phận trong dịng lịch sử.............................................82
Chương 3................................................................................................91
NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT
TIỂU THUYẾT SƠNG CƠN MÙA LŨ................................................91
3.1. Ngơn ngữ người kể chuyện..............................................................91
3.1.1. Lớp ngôn ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính....................................93
3.1.2. Lớp ngơn ngữ tiểu thuyết nhiều màu sắc, giàu cá tính..................96
3.2. Ngơn ngữ nhân vật...........................................................................98
3.2.1. Ngơn ngữ đối thoại........................................................................99
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại.......................................................................104
3.3. Giọng điệu trần thuật........................................................................110
3.3.1. Giọng điệu thành kính, ngợi ca ....................................................112

3.3.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắ ng..........................................................114
3.3.3. Gio ̣ng hoài nghi chấ t vấ n..............................................................117
3.3.4. Giọng điệu triế t lí chiêm nghiệm...................................................120
́
KÊT LUẬN............................................................................................125
̉
TÀ I LIỆU THAM KHAO....................................................................128


6

̉
MƠ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tự sự học (narratologie) là một phân môn nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn
truyện kể. Lý thuyết tự sự học dựa trên hai nền tảng cơ bản của thi pháp học
và cấu trúc học. Tự sự học là khuynh hướng nghiên cứu có tính thời sự hiện
nay ở Việt Nam . Mặc dù thế giới đã đi qua hai giai đoạn: tự sự học kinh điển
(narratologie classique) và tự sự học hậu kinh điển (Narratologie post classique), nhưng ở Việt Nam, tự sự vẫn là một phân môn khá “non trẻ”. Tự
sự đã trở thành một hướng nghiên cứu mới vừa hấp dẫn, vừa phức tạp trong
giới lý luận - phê bình, và đặc biệt là ở các trường đại học Việt Nam. Việc
vận dụng tự sự học vào nghiên cứu tiểu thuyết nhất là tiểu thuyết lịch sử hứa
hẹn nhiều điều thú vị.
1.2. Văn học Việt Nam từ 1986 trở đi đã có nhiều thành tựu to lớn. Một trong
những thành tựu đó phải kể đến là sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa về
phương thức sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ.
Tiểu thuyết Việt Nam, một thể loại được coi là rất quan trọng của nền
văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Tiểu thuyết vẫn được coi như là mảnh
đất lưu giữ hình ảnh lịch sử của một dân tộc. Tiểu thuyết Việt Nam viết bằng
Quốc ngữ dù sao vẫn còn là non trẻ trong độ dài khoảng 100 năm so với tiểu

thuyết trong các nền văn học khác như Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc có
lịch sử nhiều thế kỉ... Đặc biệt là mảng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, mặc dù


7

số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn để lại những dấu ấn quan trọng
cho thể tài.
Trong số các thể loại của văn học đương đại, “tiểu thuyết được coi là cỗ
máy cái”, “là sử thi về đời tư” (Bê-lin-xki); là nơi mà cuộc đời được phơi trên
trang giấy một cách chân thực nhất, sâu sắc nhất; là “giá trị không thể thay thế
được”. Một tiểu thuyết hay không phụ thuộc độ dài, ngắn, số lượng trang, mà
ở chỗ nó khám phá và lý giải ra sao về một lĩnh vực nào đó của đời sống, “đặt
ra những câu hỏi” nhân sinh và tìm cách “trả lời những câu hỏi đó” như thế
nào.
Tiểu thuyết đương đại thể hiện một bước đột phá mạnh mẽ về “kỹ thuật
tự sự”, tiết tấu trần thuật nhanh hơn; kết cấu phức tạp, biến hoá, đan xen nhiều
tầng bậc; phương thức xây dựng nhân vật cũng hồn tồn khác trước. Văn học
đương đại nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng khơng quan tâm quá
mức đến việc nhà văn viết về đề tài gì: về cuộc sống, lịch sử, văn hóa…nữa
mà chủ yếu là xem nhà văn đó viết như thế nào về cùng một đề tài với những
người khác; xem “kỹ thuật” của anh ta có những nét gì mới và khác lạ. Trong
cùng công việc là “cày xới mảnh đất hiện thực”, ai “trồng được cây” tốt hơn
có nghĩa là người đó phải có một kỹ thuật riêng, ở đó phát huy đầy đủ và hiệu
quả nhất tồn bộ bí quyết, “kỹ năng, kỹ xảo” và sở trường của anh ta.
Từ 1986 trở đi, ta đã thấy có rất nhiều đổi mới trong phương thức sáng
tạo ở các tác phẩm tự sự của các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy
Thiệp, Dương Hướng, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thân,… Đặc biệt sự xuất
hiện của những cuốn tiểu thuyết lịch sử của Lê Đình Danh, Nguyễn Mộng
Giác… viế t về đề tài Tây Sơn. Tuy nhiên chúng tôi mới chỉ thấy một số bài

báo viết giới thiệu về tác giả này và bình luận về những tác phẩm mới đây của
hai ông; chưa thấy có ai nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tiểu thuyết của
nhà văn trẻ này. Mặt khác người tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử vẫn còn nhầm
lẫn về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của thể loại này và đồng nhất nó như một
tác phẩm lịch sử. Vì thế khi tác phẩm Sông Côn Mùa Lũ của nhà văn hải ngoại


8

Nguyễn Mộng Giác ra mắt đã dấy lên những tranh luận trong giới nghiên cứu
và độc giả.
1.3. Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn là một giai đoạn lịch sử hào
hùng, một mốc son chói lọi trong sử sách với ánh hào quang là người anh
hùng áo vải Nguyễn Huệ, sau là hoàng đế Quang Trung cùng với các sự kiện
trọng đại bốn lần vào Nam truy chúa Nguyễn, ba lần ra Bắc diệt vương tôn,
đánh tan ba kẻ thù xâm lược: Xiêm, Pháp và kì diệu nhất là trận đại phá qn
Thanh… những chiến thắng đó khơng thể không nhắc đến các danh tướng
kiên trung, hào kiệt dưới trướng vị lãnh tụ tài ba. Câu chuyện triều đại Tây
Sơn đã trở thành đề tài hấp dẫn cho các nhà văn khai thác dưới nhiều góc độ
và một loạt các tác phẩm đã ra đời: Hoàng đế Quang Trung, Gió lửa, Phẩm
tiết, Sơng Cơn mùa lũ, Tây Sơn bi hùng truyện,…
Với những lí do trên tơi quyết định tìm hiểu về đề tài: Nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tự sự học là lĩnh vực tri thức liên ngành, nghiên cứu về một trong những
phương thức căn bản kiến tạo lại bức tranh thế giới sự kiện khúc xạ vào hình
dung của con người, hình thành ý nghĩa của nó trong q trình truyền đạt,
giao tiếp. Tự sự học hiểu theo nghĩa rộng như vậy có nguồn gốc và quá trình
phát triển lâu đời bắt rễ từ lịch sử nghiên cứu văn hoá của nhân loại từ thời Cổ
đại. Theo một nghĩa hẹp hơn, tự sự học như một hệ thống học vấn chặt chẽ

như một khoa học lại được hình thành chỉ từ đầu thế kỷ XX và chỉ thực sự
định hình từ những năm 1960-1970. Bắt nguồn từ lý thuyết trần thuật của một
số nhà nghiên cứu phương Tây (Đức, Anh) đầu thế kỷ XX, tự sự học như một
khoa học được hình thành dưới ảnh hưởng tư tưởng sâu đậm của nhiều học
giả ngữ văn Nga từ những năm 1910-1920 cho đến nửa sau thế kỷ. Có thể
nói, một trong những cái nơi của ngành khoa học vừa lâu đời vừa non trẻ, có
sức sống mạnh mẽ trong thời hiện đại này, được thừa nhận là nước Nga.


9

Wolf Schmid-một trong những đại diện tiêu biểu của tự sự học đương
đại đã khẳng định như sau trong sách Tự sự học (2003): “Những phạm trù của
tự sự học hiện đại được hình thành dưới ảnh hưởng quan trọng của những nhà
lý thuyết và trường phái nghiên cứu Nga, cụ thể là những người đại diện cho
chủ nghĩa hình thức Nga (V.Shklovsky, B.Tomashevsky), những học giả của
những năm 1920 như V.Propp, M.Bakhtin, V.Voloshinov, và cả những nhà lý
thuyết thuộc trường phái Tartus-Moskva (Iu.Lotman, B.Uspensky). Ngoài
lịch sử tự sự học Nga còn tự sự học Trung Quốc…
Tự sự học hiện đại có thể chia làm ba thời kì. Tự sự học trước chủ
nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ
nghĩa. Trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học nghiên cứu các thành phần và chức
năng của tự sự. B.Tomasepxki, năm 1925, đã nghiên cứu các yếu tố và đơn vị
của tự sự. V.Shklovski chia truyện thành hai lớp: Fabula và syuzhet, hoặc
chất liệu và hình thức. V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong
truyện cổ tích (1928). Từ những năm 20 của thế kỉ trước, Bakhtin đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngơn từ trần thuật và tính đối thoại
của nó. Họ trở thành những người mở đường cho tự sự học hiện đại. Ở
phương Tây, với sáng tác của Flaubert ở thế kỉ XIX, cũng như sáng tác của
Henry James (Mĩ) và M.Proust (Pháp) ở đầu thế kỉ XX, người ta đã biết rằng

trong tiểu thuyết sự kiện không phải là cái quan trọng nhất, mà quan trọng
nhất là ý thức, là phản ánh tâm lí của nhân vật đối với sự kiện, từ đó người ta
quan tâm tới “trung tâm ý thức”, chi tiết trong tiểu thuyết phải lọc qua trung
tâm ý thức của nhân vật mới bộc lộ ý nghĩa. Từ đó, các vấn đề điểm nhìn,
dịng ý thức được đặc biệt quan tâm với Percy Lubbock (1921),
K.Friedemann (1910). Về sau các vấn đề này còn được phát triển bởi một loạt
tác giả Âu, Mĩ khác như J.Pouillon, A.Tate, Cl.Brooks, T.Todorov,
G.Gennette... Những tìm tịi này gắn với ý thức về kĩ thuật của tiểu thuyết.


10

Giai đoạn thứ hai của lí thuyết tự sự là chủ nghĩa cấu trúc, đi tìm mơ
hình cho hình thức tự sự, mở đầu với cơng trình Dẫn luận phân tích tác phẩm
tự sự của R.Barthes năm 1968 và “S/Z”, 1970 (tác phẩm này đã bắt đầu
chuyển sang hậu cấu trúc chủ nghĩa). Todorov có Ngữ pháp “Câu chuyện
mười ngày”.... Sơ khởi của quan niệm này là Hình thái học truyện cổ tích của
Propp, tiếp theo là Nghiên cứu cấu trúc thần thoại của Claude Levi-Strauss và
Mơ hình hành vi ngơn ngữ của Roman Jakobson.
Đặc điểm của lí thuyết tự sự chủ nghĩa cấu trúc là lấy ngôn ngữ học
làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, cịn trữ tình là
sự mở rộng của ẩn dụ. Todorov xem nhân vật như danh từ, tình tiết là động
từ, trong chủ nghĩa hiện thực thì tình tiết thuộc thức chủ động, cịn trong thần
thoại lại thuộc thức bị động... A.J.Greimas vận dụng sự đối lập trục liên kết và
trục lựa chọn để nghiên cứu cấu trúc tự sự. G.Genette tuyên bố mỗi câu
chuyện là sự mở rộng của một câu-chủ yếu là vị ngữ động từ và ông sử dụng
tràn lan các thuật ngữ ngôn ngữ học. R.Barthes cũng tán thành quan điểm đó.
Mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngơn ngữ, bản chất
ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu giản
đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan. Mặc dù không phủ nhận được

mối quan hệ văn học với đời sống, nhưng họ đã góp phần làm sáng tỏ bản
chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự. Song sự lạm dụng mơ hình ngơn ngữ học
đã làm cho tự sự học gặp khó khăn, và chính Todorov cũng vấp phải thất bại,
bởi ông chỉ quan tâm ngữ pháp tự sự hơn là văn bản tự sự.
Giai đoạn thứ ba của tự sự học là gắn liền với kí hiệu học, một bộ mơn
quan tâm tới các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ
sở (Jean-Claude Coquet). Ở đây, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý
nghĩa của tác phẩm. Tư tưởng này gắn với việc phân tích ý thức hệ của
M.Bakhtin. Các tác giả như Iu.Lotman, B.Uspenski, cũng theo hướng này,
nhìn thấy đằng sau điểm nhìn một lập trường quan điểm xã hội thẩm mĩ nhất
định. Đặc điểm của lí thuyết tự sự hiện nay, tuy cũng coi trọng phân tích hình


11

thức nhưng không tán thành việc sao phỏng giản đơn các mơ hình ngơn ngữ
học mà đi theo kí hiệu học và siêu kí hiệu học. Pierre Macherey, nhà mác xít
Pháp cho rằng bất cứ sự đồng nhất nào giữa phê bình văn học với ngơn ngữ
học đều sẽ thất bại, bởi nó bỏ qua vai trị tác động của hình thái ý thức, cịn
Iu.Lotman cho rằng thơng tin ngơn ngữ là thông tin phi văn bản, mà điểm
xuất phát của văn bản lại chính là chỗ bất cập của ngơn ngữ khiến nó trở
thành văn bản. Nếu văn bản trở về với ý nghĩa của ngơn ngữ học thì có nghĩa
là sự sụp đổ của văn hóa. Như thế lí thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận
thức và giao tiếp.
Tổng quan q trình phát triển của lí thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ
Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình. Nhóm một là những nhà tự
sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V.Propp,
trong số này có Greimas, ơng đã giản lược số chức năng của Propp xuống tới
con số 20 và làm nổi bật lôgic tự sự. Các ông Todorov, Barthes, Remak,
Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau... mỗi người một cách,

chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng
của biến cố và qui luật tổ hợp, lơgic phát triển và loại hình cốt truyện…
Đặc biệt khi nghiên cứu vào các cấu trúc tự sự cụ thể, thì người ta đều
dùng thuật ngữ “tự sự học” (ví dụ: A.H.Plaks: Chinese Narrative - Tự sự học
Trung Quốc; Wallace Martin: Recent theories of Narrative - Tự sự học đương
đại; G.Genette: Narrative Discourse - Thoại ngữ tự sự. T.Todorov trong các
trường hợp dùng từ Narratologie người ta đều dịch là tự sự học. Thuật ngữ
trần thuật học gắn với một lí thuyết của M.Bakhtine phát triển từ những năm
30 (dưới tên hiệu Volosinop) (xem sách Todorov: Mikhail Bakhtine. Le
principe dialogique, Nxb. Seuil, 1981, bản dịch Trung văn: 2001). Gọi là tự
sự học, theo chúng tơi nghĩ, nó bao gồm cả phần lí thuyết cấu trúc văn bản tự
sự, cấu trúc sự kiện, vừa bao gồm cả phần nghiên cứu các hình thức và truyền
thống tự sự trong các nền văn học dân tộc cũng như sự so sánh chúng với
nhau.


12

Tự sự học sẽ liên kết các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam với các nhà
ngữ học và rộng hơn, các nhà văn hóa học, trong một cố gắng chung nhằm
nghiên cứu truyền thống văn học Việt Nam, phong cách học tiểu thuyết Việt
Nam, khám phá bản sắc dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực tự sự. Tự sự học từ
Kinh điển đến Hậu kinh điển. Ở Việt Nam cơng trình nghiên cứu tự sự học có
quy mơ là quyển Tự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử của GS.TS Trần
Đình Sử.
2.2. Mảng tiểu thuyết về hoặc liên quan tới phong trào Tây Sơn và anh hùng
Nguyễn Huệ khá phong phú với các tác phẩm Sơng Cơn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác, Gió lửa của Nam Dao, Quang Trung hoàng đế của Nguyễn Thu
Hiền, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh… là một điểm nhấn ấn tượng
vừa là bổ sung vừa làm phong phú bức tranh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau

1985. Trong số đó Sơng Cơn mùa lũ là một tác phẩm đặc sắc về đề tài Tây
Sơn. Sông Côn mùa lũ xuất bản lần đầu năm 1991 tại Nhà xuất bản An Tiêm,
California, Hoa Kỳ, gồm 4 tập. Đây là lý do để chúng tôi xếp Sông Côn mùa
lũ vào những cuốn tiểu thuyết lịch sử sau 1985. Bảy năm sau, năm 1998,
Sông Côn mùa lũ lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam, 4 tập. Năm 2003,
in lần thứ hai, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc
học. Lần gần đây nhất, năm 2007, in lần thứ ba, vẫn Nhà xuất bản Văn học Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 3 tập, với ngót 2000 trang. Như vậy, với
nhiều người, Nguyễn Mộng Giác và Sông Côn mùa lũ không phải là xa lạ.
2.3. Sông Côn Mùa Lũ mặc dù không xa lạ với người đọc song đến nay vẫn
chưa có những cơng trình nghiên cứu lớn mà chỉ mới dừng lại ở những bài
tranh luận, những bài báo, và một số đề tài nghiên cứu thạc sĩ, nghiên cứu
sinh có tính chất liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các phương diện tự sự học chủ yếu
như kết cấu, cốt truyện, chủ thể, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật ở tiểu
thuyết Sông Côn mùa lũ, có sự đối sánh với chính sử.


13

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài cần vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học, tự sự học, lịch sử học.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp khái quát.
5. Những đóng góp của luận văn
- Người viết hy vọng luận văn đóng góp một phương diện nho nhỏ vào

việc tìm hiểu thêm về ngành tự sự học nói chung và tiểu thuyết lịch sử qua cái
nhìn tự sự học nói riêng (nghệ thuật trần thuật) mà cụ thể là qua tác phẩm
Sông Côn mùa lũ.
- Khảo sát và lý giải một cách có hệ thống, thuyết phục đối với những
yếu tố nghệ thuật chính làm nên tính hấp dẫn của nghệ thuật trần thuật trong
tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác.
- Khẳng định có sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật tự sự của Sông
Côn mùa lũ.
- Đưa tiểu thuyết lịch sử đến gần bạn đọc hơn, giúp người đọc phân biệt
được đâu là tác phẩm văn học khai thác đề tài lịch sử, đâu là chính sử dựa trên
cơ sở tự sự học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3
chương
Chương 1: Q trình sáng tác Sơng Cơn Mùa Lũ và tiền đề lí luận của
việc phân tích nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết này
Chương 2: Chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Sông
Côn mùa lũ


14

Chương 1
Q TRÌNH SÁNG TÁC SƠNG CƠN MÙA LŨ
VÀ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NÀY
1.1. Lí luận về kết cấu tác phẩm tự sự và kết cấu tiểu thuyết Sông Côn
mùa lũ
1.1.1. Quá trinh sáng tác tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ

̀


15

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định. Học trung
học ở trường Cường Để Qui Nhơn, trường Võ Tánh Nha Trang và trường Chu
Văn An Sài Gòn. Học một năm ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi ra Huế học
Đại học Sư phạm ban Việt Hán. Năm 1963 tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư
phạm Huế, khóa Nguyễn Du. Từ năm 1963-1973 dạy học tại các trường Đồng
Khánh Huế, trường Cường Để Qui Nhơn. Năm 1973-1974 Chánh Sự Vụ Sở
Học Chánh tỉnh Bình Định Năm 1974-1975 chuyên viên nghiên cứu giáo dục
Bộ Giáo Dục, Sài Gòn. Bắt đầu viết văn năm 1971, đã cộng tác với các tạp
chí Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức.
Trước năm 1975 ông là giáo sư dạy văn nổi tiếng ở Sài Gòn và đã là
tác giả của nhiều tập truyện dài.
Năm 1982 đến định cư tại Hoa Kỳ cùng gia đình tại thành phố
Westminster thuộc quận Orange, California. Cộng tác với các báo Đồng Nai,
Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ Thuật của người Việt hải
ngoại tại Hoa Kỳ. Từ 1986 đến tháng Tám năm 2004 làm chủ bút tạp chí Văn
Học, California, Hoa Kỳ.
Qua đời lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 (ngày giờ địa
phương ở California) tại nhà riêng ở Westminster, California.
Những tác phẩm đã xuất bản: Nỗi băn khoăn của Kim Dung (tiểu luận,
Nxb Văn mới, Sài Gòn, 1972); Bão rớt (truyện ngắn, Nxb Trí Đăng, Sài Gịn,
1973); Tiếng chim vườn cũ (Nxb Trí Đăng, 1973); Qua cầu gió bay (truyện
dài, Nxb Văn mới, Sài Gòn, 1974); Đường một chiều (truyện dài, Nxb Nam
Giao, Sài Gòn, 1974); Ngựa nản chân bon (truyện ngắn, Nxb Người Việt,
1983); Xi dịng (truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, 1987); Mùa biển động (trường
thiên tiểu thuyết, Nxb Văn nghệ, 1984 - 1989); Sông Côn mùa lũ (trường thiên

tiểu thuyết, Nxb An Tiêm, 1991)…Ngồi ra cịn có một số bài tiểu luận phê
bình khác.
Thành cơng của nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ yếu trên lĩnh vực
truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết. Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ ra


16

đời là một đánh dấu trong sự nghiệp văn chương của ơng. Là một nhà văn
nặng lịng với q hương, nhất là quê hương Bình Định, nơi sinh ra người anh
hùng dân tộc Nguyễn Huệ và cũng là quê hương của nhà văn. Vì thế ơng ln
canh cánh là phải làm một cái gì đó cụ thể cho q hương mình.
Mặc khác ơng nhận ra rằng tìm hiể u lich sử dường như đã trở thành
̣
nhu cầ u và cảm hứng đố i với văn nghê ̣ si ̃ Viê ̣t Nam. Đă ̣c biê ̣t là làm rõ mố i
quan hê ̣ giữa văn chương và lich sử, sự hư cấ u nghê ̣ thuâ ̣t với sự thâ ̣t lich sử.
̣
̣
Chính điề u đó làm cho nề n văn ho ̣c phát triể n hơn, đă ̣c biê ̣t là thể loa ̣i tiể u
thuyế t viế t về đề tài lich sử. Thể loại tiểu thuyết lịch sử đã tiến xa, ở Việt
̣
Nam sau những năm dài phân tranh chia rẽ, trở thành phức tạp, không thể đơn
sơ! Đa số minh họa lịch sử, rất ít thành cơng văn chương. Thất bại vì viết theo
mẫu, mà khơng độc đáo hóa nhân vật nhất là nhân vật phụ, hoặc khơng thật có
kỹ thuật văn chương.
Trong điều kiện đó có khơng ít tiểu thuyết lịch sử ra đời đã đánh dấu
bước phát triển của văn học sau năm 1975. Trước sau với nhiều tác phẩm Bão
táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Hội
thề của Nguyễn Quang Thân, Tây Sơn Bi hùng truyện của Lê Đình Danh… và
Sơng Cơn mùa lũ cũng để lại dấu ấn trong giai đoạn này. Sông Côn mùa lũ là

đứa con chào đời sớm so với một số tác phẩm trên nhưng đến năm 1991 xuất
bản ở Hoa Kỳ, năm 1998 tái bản ở Việt Nam.
Có thể nói ý định viết tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ đến với Nguyễn
Mộng Giác thật tình cờ vào dịp gần tết năm 1978 khi tác giả ở Việt Nam “…
một lúc cao hứng, hứa với Hải sẽ viết một cuốn tiểu thuyết thật dài về tâm
trạng trí thức thời loạn, chọn thời Tây Sơn của các nho sĩ thời xưa.” [22,
567].
Ngày 24-5-1978: Bắt đầu viết chương một của bản phác thảo
Ngày 1-9-1980: Viết xong chương cuối của phần 6.
Ngày 1-3-1981: Viết xong chương cuối phần kết từ.
Ngày 6-8-1981: Sửa lại cấu trúc và xem lại sử liệu.


17

Như vậy bộ trường thiên tiểu thuyết đã được nhà văn hoàn thành sau
bốn năm lao động nghệ thuật miệt mài 1978- 1981. Nhà xuất bản An Tiêm
(Mĩ) phát hành năm 1991. Sông Côn mùa lũ là một trường thiên tự sự về lịch
sử thế kỉ 18. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử gây sự chú ý trong của cơng
luận, trước hết bởi nó có một số phận đặc biệt gắn với số phận của tác giả.
Mặt khác, giữa những khuynh hướng viết tiểu thuyết lịch sử trái cực gây bàn
cãi khơng dứt thì sự xuất hiện của Sơng Cơn mùa lũ như là một sự trung hồ
giữa những lối viết. Nó đem đến cho người đọc một cảm giác vừa lạ vừa
quen- lạ không đến nỗi gây sốc và quen nhưng không nhàm chán.
Ngay từ ban đầu, Nguyễn Mộng Giác có ý định “viết về tâm trạng trí
thức thời loạn nói chung, trong đó có một phần tâm trạng mình trong những
năm nhiều biến chuyển sau tháng tư 1975”, ông muốn ký thác rất trực tiếp
những trải nghiệm tinh thần của bản thân vào tác phẩm. Rõ ràng, chọn thời
đại lịch sử nhiều biến động cuối thế kỉ XVIII, thời kì giới nho sĩ trí thức cả
đàng trong lẫn đàng ngoài đều bị đặt trước những thử thách sinh tử. Nguyễn

Mộng Giác đã nhìn thấy ở đó có nét tương đồng với giai đoạn lịch sử nhiều
biến động cuối thế kỉ XX - thời điểm mà nhà văn viết tác phẩm này. Và nhân
vật Quang Trung mà nhà văn sáng tạo ít nhiều đều là sản phẩm của sự hiểu
biết và tưởng tượng mang màu sắc cá nhân và chủ quan của một con người
sống ở cuối thế kỉ XX. Quang Trung hiện lên giản dị, mọi hành động và suy
nghĩ đều gần gũi với đời thường. Vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm là thân
phận con người trong cơn bão động của lịch sử, từ con người của chốn cung
đình đến những người dân dưới đáy xã hội. Kết thúc cuối cùng của mỗi số
phận con người như thế đều là bất hạnh, khổ đau. Thế mới biết, trong cơn vạn
biến của lịch sử thân phận con người thật bé nhỏ, mong manh! Phải khẳng
định rằng, khi chú trọng đến yếu tố tiểu thuyết thì lịch sử có thêm một sức
sống mới. Lịch sử khơng cịn là sự kiện biên niên mà đã được tái tạo và mang
theo những vấn đề mà con người hiện tại quan tâm. Lịch sử được xem như
một chất liệu để phản chiếu những vấn đề của con người ở tầm phổ quát nhất.


18

Nguyễn Mộng Giác đã có lần “tâm sự” khi viết Sông Côn Mùa Lũ ông
nghĩ nhiều đến người đọc, với con số hai nghìn trang “bộ sách tràng giang đại
hải như thế” có thể sẽ làm cho bạn đọc ngán ngẩm vất bỏ đi thì phí “cơng hì
hục viết bao nhiêu năm” thế nên bộ truyện cần phải có một sự nhất quán, một
sợi dây dẫn dắt người đọc đi suốt chiều dài những trang sách. Cái nhất quán
mà tác giả mong muốn là câu hỏi lớn về triết lí lịch sử: thế nào là chính thống
thế nào là ngụy triều? Nói theo ngơn ngữ hiện đại là chính nghĩa chính trị bị
tác động bởi hồn cảnh miền Nam và giới trí thức lúc ơng viết, nhất là chương
90. Nhiệm vụ của một người viết tiểu thuyết nếu có theo ông là “phức tạp hóa
những điều tưởng là đơn giản, để người ta nhớ rằng con người, đời sống là cái
gì mong manh dễ vỡ, phải cố gắng thơng cảm với những tế vi phức tạp của
nó, nhẹ tay với đồng loại những lúc bất đồng, kiên nhẫn với những yếu đuối

khó hiểu ...”
Khi viết Sơng Cơn mùa lũ, ơng vẫn nghĩ mình đang viết một cuốn tiểu
thuyết lịch sử, nghĩa là đang chịu những qui luật thành văn hay bất thành văn
của hai thể loại “tiểu thuyết” và “lịch sử”. Tiểu thuyết, nói cho cùng (trừ
những thí nghiệm khai phá muốn làm khác đi mà thất bại nhiều hơn thành
công) là một thể loại văn chương nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn ngóng
chuyện thiên hạ của người đời. Người viết tiểu thuyết là người kể. Người đọc
tiểu thuyết là người muốn nghe kể. Người kể chuyện, giống như ông thầy
đứng trên bục giảng giảng bài cho sinh viên ngồi phía dưới, phải kể thế nào
để người nghe hiểu được câu chuyện của mình, nghĩa là cả hai bên phải nói
cùng một ngơn ngữ, dùng cùng một tần số cho tín hiệu phát và thu, có chung
một trục qui chiếu của lý luận và phương cách diễn đạt. Mà theo ông, căn bản
của tiểu thuyết là chuyện thế sự, là chuyện con người và cuộc đời. Ngay cả
những tiểu thuyết truyền kỳ hay viễn tưởng bạo dạn nhất như truyện kiếm
hiệp Kim Dung, phim khoa học giả tưởng Mỹ, truyện ma quỉ của Bồ Tùng
Linh, truyện thần kỳ như Tây Du Ký, căn bản hấp dẫn và lôi cuốn người nghe,
người đọc, người xem những tác phẩm ấy vẫn là: những nhân vật huyễn


19

tưởng ấy cư xử y như người đời, y như những độc giả khán giả. Con người,
đời sống trong tiểu thuyết cần thiết cho thể loại này hơn bất cứ thể loại nào
khác. Nếu Nguyễn Du viết một thiên tiểu luận sâu sắc về thuyết “tài mệnh
tương đối” chắc ngày nay không ai thèm đọc, nhưng ông lại làm khác đi,
thuật rất tài cái ghen lạ lùng của Hoạn Thư, tả rất giỏi cảnh lầu xanh ở tận bên
Tàu…
Ý định bạn đầu là thế, thế nhưng khi bắt đầu tìm hiểu những tư liệu về
thời đại Tây Sơn ông mới nhận ra định hướng đó có phần hạn hẹp. Nhà văn
muốn tái hiện toàn cảnh giai đoạn lịch sử ấy từ chốn triều đình cho đến thân

phận những người dân ở cùng đáy xã hội và phong trào Tây Sơn từ lúc khởi
dấy cho đến khi Quang Trung mất. Tất cả đều được thể hiện trong cái gọi là
tiểu thuyết lịch sử theo suy nghĩ của ông “tiểu thuyết lịch sử đúng nghĩa luôn
luôn phải là một cuốn tiểu thuyết thế sự- bản chất của tiểu thuyết là thế sự.
Thế sự là da thịt của tiểu thuyết lịch sử, cũng như lịch sử là xương cốt của tiểu
thuyết lịch sử”.
Có thể nói thế giới nghệ thuật trong Sơng Cơn Mùa Lũ mà nhà văn tạo
ra rất gần gũi với cuộc đời. Ông đi sâu vào biến cố của từng gia đình: gia đình
giáo Hiến, gia đình Hai Nhiều, gia đình Lợi, gia đình Huệ, Nhạc… đi sâu vào
tâm lý từng nhân vật: An một hình mẫu của phụ nữ trong chiến tranh; một
lãnh đạo phong trào quyết liệt mạnh mẽ như Nhạc nhưng cũng rất dân giã đời
thường của một con bn; một Nguyễn Huệ xuất thần tài tình nhưng cũng rất
đời tư trong tình yêu với An, với cuộc sống gia đình; hay những Lợi cơ hội cá
nhân; Chỉnh gian xảo, chờ đợi thời cơ; giáo Hiến trí thức thất thời; Lãng,
Kiên, Thọ Hương những số phận bị cuốn theo dòng lịch sử.
Về tiểu thuyết Việt Nam, Giải thưởng Sách hay trao cho trường thiên
tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Nxb Văn học
và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1998) sau những đóng góp
mà bộ tiểu thuyết đem đến cho nền văn học Việt Nam. Trao giải cho Sông
Côn mùa lũ, Hội đồng tuyển chọn muốn khẳng định tài năng và tâm huyết của


20

tác giả Nguyễn Mộng Giác, người đã viết tác phẩm này trong những năm
tháng khó khăn thời hậu chiến. Ra mắt lần đầu tiên ở Mỹ, sau đó được in lại
trong nước, Sông Côn mùa lũ đã kết nối bạn đọc Việt Nam trong những hoàn
cảnh xa cách nhau, cùng chung một tình tự dân tộc và một niềm tin về sức
mạnh tinh thần của đất nước, điều mà tác phẩm đã gợi ra một cách nghệ thuật.
1.1.2. Lý thuyết kết cấu tác phẩm tự sự

Khái niệm kết cấu, các dạng kết cấu.
Kế t cấ u là toàn bô ̣ tổ chức phức ta ̣p và sinh đô ̣ng của tác phẩ m. Khi bàn
về kế t cấ u ta cầ n phân biê ̣t bố cục với kế t cấ u của tác phẩ m. Nế u như thuâ ̣t
ngữ bố cu ̣c là nói đế n sự sắ p xế p, phân bố các bô ̣ phâ ̣n của tác phẩ m theo mô ̣t
trình tự ma ̣ch la ̣c nhấ t đinh thì kế t cấ u thể hiê ̣n mô ̣t nô ̣i dung rô ̣ng rai, phức
̣
̃
ta ̣p hơn. Tổ chức tác phẩ m không chỉ giới ha ̣n ở sự tiế p nố i bề mă ̣t, ở những
tương quan bên ngoài giữa các bô ̣ phâ ̣n, chương đoa ̣n mà còn bao hàm sự liên
kế t bên trong nghê ̣ thuâ ̣t kiế n trúc nô ̣i dung cu ̣ thể của tác phẩ m.
Kế t cấ u còn bao gồ m: tổ chức hê ̣ thố ng tính cách, tổ chức thời gian và
không gian nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩ m; nghê ̣ thuâ ̣t tổ chức những liên kế t cu ̣ thể
của các thành phầ n cố t truyê ̣n, nghê ̣ thuâ ̣t trình bày, bố trí các yế u tố ngoài cố t
truyê ̣n… sao cho toàn bô ̣ tác phẩ m thực sự trở thành mô ̣t chỉnh thể nghê ̣
thuâ ̣t.
Kế t cấ u giữ những chức năng rấ t đa da ̣ng như thể hiê ̣n đươ ̣c chủ đề và
tư tưởng của tác phẩ m; giúp nhà văn triể n khai, trình bày cố t truyê ̣n thâ ̣t hấ p
dẫn, cấ u trúc hê ̣ thố ng tính cách hơ ̣p lí, tổ chức điể m nhìn trầ n thuâ ̣t của tác
giả…Kế t cấ u giúp nhà văn có sự linh hoạt trong việc chọn lựa cách thức trần
thuật. Sau đây là một số hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học.
Những hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa
̉
dạng. Ơ đây có thể tìm hiểu một số hình thức kết cấu đã từng xuất hiện trong
lịch sử văn học và đã tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.
Kết cấu theo trình tự thời gian.


21

Ðây là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ trước

1930. Theo kết cấu này, câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát triển
trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt
xuất hiện không bị đứt quãng. Hầu hết những tác phẩm chương hồi sử dụng
̉
lối kết cấu này. Ơ đây, tác phẩm được chia thành nhiều chương, hồi theo sự
phân bố về mặt hành động và sự kiện của cốt truyện. Mỗi chương, mỗi hồi
thường gắn liền với một giai đoạn nào đó của cốt truyện và nhiều khi khá trọn
vẹn, loại kết cấu này giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện nhưng nhiều khi
lại đơn điệu.
Kết cấu đảo trình tự thời gian.
Trên phương diện kết cấu, một trong những loại hình mới mẻ mà thể
loại tự sự đặc biệt tiểu thuyết từ đầu thế kỷ XX đem đến trên phương diện kết
cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật
khơng tn theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến
tính. Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt
truyện tự nhiên. Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt
truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại. Sự đảo lộn trật tự thời
gian của các sự kiện có ý nghĩa khơng nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác
phẩm nên kiểu kết cấu này đã rất phổ biến ở truyện ngắn các giai đoạn sau.
Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập.
Lối kết cấu này được sử dụng nhiều trong văn học cổ. Nhà văn xây
dựng 2 tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về lí tưởng, chính
kiến, đạo đức, hành động...Một bên đại diện cho lực lượng chính nghĩa, cái
đẹp, chân lí. Một bên thì ngược lại. Hai lực lượng này đấu tranh không khoan
nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính nghĩa.
Hầu hết những truyện thơ Nôm ở Việt Nam sử dụng kết cấu này.
Kết cấu này có tác dụng làm nổi rõ chủ đề tư tưởng thông qua so sánh,
đối chiếu giữa 2 tuyến nhân vật đối lập. Tuy nhiên sự phân biệt khá rạch ròi
giữa thiện và ác nhiều khi dẫn đến lí tưởng hóa hiện thực. Trong thực tế cuộc



22

sống, các lực lượng xã hội có tác động qua lại, chuyển hóa cho nhau chứ
khơng tồn tại một cách ổn định và tĩnh tại.
Hình thức kết cấu theo 2 tuyến nhân vật đơi khi được trình bày khơng
phải là sự đối lập mà là 2 tuyến song song, làm cơ sở để đối chiếu và hỗ trợ
cho nhau. Ở đây mỗi tuyến tập hợp những kiểu người gần gũi với nhau về
hồn cảnh sống, về tính cách, đạo đức... Có thể coi Anna Karênina của L.
Tơnxtơi được xây dựng theo hình thức kết cấu này.
Kết cấu đa tuyến.
Trong những bộ tiểu thuyết lớn, để khái quát về một bức tranh xã hội
rộng lớn gồm nhiều hạng người, nhiều mối quan hệ đan xen nhau, khai thác
nhiều mặt khác nhau của đời sống, các nhà văn thường sử dụng hình thức kết
cấu theo tuyến nhân vật. Trong những tác phẩm này, nhà văn tổ chức các
nhân vật theo các tuyến dựa trên những mối quan hệ về gia đình, nghề nghiệp,
giai cấp... Trong Chiến tranh và hịa bình, L. Tơnxtơi đã xây dựng hai tuyến
lớn và ở mỗi tuyến lớn lại có nhiều tuyến nhỏ tập hợp các nhân vật theo từng
dịng họ, từng gia đình.
Hình thức kết cấu này thường được sử dụng trong văn học hiện đại,
nhất là trong các tiểu thuyết lớn. Erenbourg có nhận xét về kết cấu của một số
tiểu thuyết trong thế kỉ XX: “Tiểu thuyết của thời đại ta có nhiều chỗ khác với
tiểu thuyết thế kỉ XIX vốn xây dựng trên lịch sử một con người hay một gia
đình. Trong tiểu thuyết hiện đại có nhiều nhân vật hơn, số phận của họ đan
chéo vào nhau, nhà văn thường hay đưa người đọc từ thành phố này sang
thành phố khác, đôi khi đi sang một nước khác nữa, cách kết cấu khiến ta nghĩ
tới sự luân phiên của những đoạn cận cảnh với những cảnh quần chúng trên
màn ảnh”. Có thể coi những bộ tiểu thuyết Sông Ðông êm đềm của Sôlôkhôp
hay Vỡ bờ của Nguyễn Ðình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng ...sử dụng lối
kết cấu này.

Kết cấu tâm lí


23

Ðây là hình thức kết cấu dựa theo qui luật phát triển tâm lí của các nhân
vật trong tác phẩm. Loại kết cấu này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các
trào lưu văn học khẳng định vai trò của cá nhân trong xã hội. Kết cấu này
thường dựa vào trạng thái tâm lí có ý nghĩa nào đó để sắp xếp các sự kiện,
nhân vật, cốt truyện...Trong Sống mòn, Nam Cao đã sắp xếp nhiều mẫu
chuyện vặt vãnh, quẩn quanh trong sinh hoạt hằng ngày với những trạng thái
tâm lí bi quan, bất lực, tự ti, khinh bạc...của các nhân vật. Kết cấu đó góp
phần thể hiện cuộc sống chật hẹp, tù túng, bế tắc của người tiểu tư sản nghèo
trong xã hội cũ.
Có thể nói đây là kiểu kết cấu mới mẻ nhất trong văn học Việt Nam
giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đó là kiểu kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện
tâm lí nhằm miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm
con người. Trong những truyện này, chỉ có một vài sự việc, cịn lại là cảm
giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tưởng và độc thoại nội tâm.
Nếu có sự kiện thì sự kiện chỉ đóng vai trị khơi gợi cho dịng chảy tâm lý.
Tiêu biểu cho truyện có kết cấu tâm lý này là những truyện của các tác giả
thuộc dòng truyện ngắn trữ tình như Thạch Lam, Thanh Tịnh và sau này được
tiếp nối, phát huy, thành công rực rỡ với Nam Cao.
Hẳn nhiên mạch truyện được triển khai theo tâm lý nhân vật nhưng vẫn
phải bám sát vào các sự kiện, dựa vào sự kiện. Do vậy, để có một truyện hay,
người viết không chỉ miêu tả tâm lý mà là phân tích tâm lý, phân tích gắn với
với sự kiện, vì sao chỉ có sự kiện ấy thì tâm lý nhân vật mới có biểu hiện như
vậy.
Kết cấu trần thuật dạng “truyện lồng trong truyện”.
Trong bài viết “Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu

truyện khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á” tác giả Nguyễn
Ngọc Bảo Trâm cho ta biết được kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ
pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Nói một
cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên


24

quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong q trình diễn
tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử
thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng
Ulysses tự kể lại những chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc. Từ thời cổ
đại, kết cấu truyện lồng truyện đã được văn học Ấn Độ sử dụng triệt để để tạo
nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân loại là Mahabharata (thế kỷ
V trước công nguyên) và Ramayana (khoảng thế kỷ IV-III trước Công
nguyên).
Với thể loại tự sự Việt Nam đầu thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong
truyện là một lối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc chịu ảnh hưởng phương Tây rõ
nét, mà tác phẩm đầu tiên cần kể tới là truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn
Trọng Quản. Trong truyện Thầy Lazarơ Phiền có tới hai chuyện: chuyện thứ
nhất là của nhân vật “tôi” kể cho bạn đọc nghe về cuộc gặp gỡ giữa bản thân
và thầy Phiền, chuyện thứ hai là chính thầy Phiền đã kể lại chuyện đời mình
cho nhân vật “tơi” nghe từ việc thầy đã lấy được một người vợ đáng yêu như
thế nào, thầy đã nghi ngờ và tìm cách giết vợ ra sao, và những ăn năn dằn vặt
của thầy…).
Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những tác phẩm có kết cấu truyện
lồng trong truyện như vừa nêu trên là những câu chuyện trong một truyện
không tách rời mà luôn được đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên, cho
người đọc những ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo họ lại
gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho

truyện.
Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự
ln phiên điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của
nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên
hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo
dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại.
1.1.3. Kết cấu tiểu thuyết lịch sử dưới góc độ tự sự học


25

Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh
số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu
tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng, khai thác
tâm lý, tư tưởng tình cảm của con người.
Ở châu Âu tiểu thuyết phát triển rất sớm từ thời Phục Hưng (thế kỉ
XIV-XVI) và phát triển rực rỡ vào thế kỉ XIX với những bậc thầy Ban-dắc,
L.Tônxtôi… Ở Trung Quốc tiểu thuyết cũng xuất hiện rất sớm (thế kỉ III-IV)
dưới dạng ghi chép. Và Việt Nam với sự xuất hiện của Nam triều cơng nghiệp
diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm và Hồng Lê nhất thống chí của Ngô gia
văn phái vào thế kỉ XVIII đã đánh dấu cho thể loại tiểu thuyết lịch sử trong
nền văn học Việt Nam. Song trong nghiên cứu hai tác phẩm vẫn còn chịu ảnh
hưởng khá lớn của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.
Mãi đến sau những năm 1975 tiểu thuyết đổi mới thật sự có những
thành tựu đáng ghi nhận. Sáng tác tiểu thuyết trong giai đoạn này bắt đầu có
sự phân chia: tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết trinh thám, tiểu
thuyết truyền kì… trong đó có mảng tiểu thuyết lịch sử.
Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần phức tạp,
tất cả những bộ phận khác nhau đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một hệ

thống một trật tự nhất định gọi là kết cấu. Khái niệm kết cấu là một cơng cụ lí
luận quan trọng trong phê bình phân tích tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử
cũng không ngoại lệ. Khơng một sự vật nào tồn tại mà khơng có kết cấu, tồn
tại của sự vật là khẳng định tồn tại của kết cấu.
Như vậy, kết cấu tác phẩm là tồn bộ q trình tổ chức tác phẩm để đạt
được mục đích phản ánh sáng tạo của mỗi nhà văn. Kết cấu trong tác phẩm
không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống, tư tưởng, tình cảm. Kết cấu là một
thành tố mang tính tổng hợp.
Mặt khác, kết cấu cịn là phương tiện khái quát nghệ thuật. Một vấn đề
quan trọng ta đã gặp trong nhiều tác phẩm: nhà văn không chỉ xây dựng các


×