Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Tội phạm nữ ở thành phố Hồ Chí Minh và khả năng tái hội nhập của họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.61 KB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






Trần Thò Tân Hương




TỘI PHẠM NỮ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ KHẢ NĂNG TÁI HỘI NHẬP CỦA HỌ




LUÂN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 30 01.



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Hào Quang
2. PGS. Đỗ Thái Đồng










HÀ NỘI – NĂM 2006


MỤC LỤC



Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các biểu
Danh mục đồ thò
Danh mục các biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và vấn đề nghiên cứu 1
2. Tổng quan các nghiên cứu đã có về đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
5. Phạm vi nghiên cứu 6
6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 7
7. Các giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và mô hình phân tích 8
8. Những phát hiện và đóng góp chủ yếu của luận án 10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VỀ TỘI
PHẠM NỮ VÀ KHẢ NĂNG TÁI HỘI NHẬP CỦA HỌ
1.1.Các khái niệm và tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu tội phạm nữ 11
1.1.1.Các khái niệm trong nghiên cứu tội phạm nữ 11
1.1.1.1. Các khái niệm trong nghiên cứu tội phạm 11
1.1.1.2. Khái niệm về “phụ nữ” và “giới” 13
1.1.1.3 Khái niệm văn hóa, giá trò, chuẩn mực và lệch chuẩn 14
1.1.2. Các lý thuyết trong nghiên cứu tội phạm 20
1.1.2.1. Tiếp cận nhân chủng học và tiếp cận tâm lý học 20
1.1.2.2. Các tiếp cận xã hội học về tội phạm 21
1.1.3. Các tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu tội phạm nữ 26
1.1.3.1. Các tiếp cận sinh học và tâm lý học về tội phạm nữ 26
1.1.3.2. các lý thuyết xã hội học về tội phạm nữ 30
1.2. Các khái niệm và lý thuyết về tái hội nhập của tội phạm nữ 50
1.2.1. Các khái niệm về “tái hội nhập xã hội” 50
1.2.2. Các lý thuyết về tái hội nhập của tội phạm nữ 51
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG, CƠ CẤU VÀ LOẠI HÌNH TỘI PHẠM NỮ HIỆN NAY
Ở TP.HCM
2.1.Sơ lược về thực trạng tội phạm ở Việt Nam và ở TP.HCM 56
2.1.1. Thực trạng tội phạm ở Việt Nam trong những năm gần đây 56
2.1.2. Vài nét về thực trạng tội phạm ở TP.HCM hiện nay 63
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội TP.HCM hiện nay 63
2.1.2.2. Thực trạng tội phạm ở TP.HCM hiện nay 65
2.2. Thực trạng cơ cấu loại hình tội phạm nữ ở TP.HCM hiện nay 69
2.2.1. Tình hình cơ bản về tội phạm nữ ở TP.HCM 69
2.2.1.1. Số lượng tội phạm nữ ở TP.HCM 69
2.2.1.2. Thành phần tội phạm nữ 72
2.2.2. Cơ cấu loại hình tổng thể tội phạm nữ hiện nay ở TPHCM 79
2.3. Các loại hình tội phạm khác nhau ở tội phạm nữ 88

2.3.1. Tội phạm nữ mua bán, tàng trữ, sử dụng chất ma tuý 88
2.3.2. Tội phạm nữ trộm cắp tài sản của công dân 90
2.3.3. Tội phạm nữ chứa mại dâm, môi giới mại dâm 91
2.3.4. Tội phạm nữ đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 94
2.3.5. Tội phạm nữ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân 95
CHƯƠNG 3.
Ø KHẢ NĂNG TÁI HỘI NHẬP CỦATỘI PHẠM NỮ
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tội phạm nữ 97
3.1.1. Sự chuyển đổi thang giá trò trong thời kỳ đổi mới 97
3.1.2. Những biến đổi vai trò của phụ nữ 100
3.1.3. Quá trình xã hội hóa không hoàn thiện 102
3.1.4. Thiếu điểm tựa trong cộng đồng 108
3.1.5. Thiếu cơ chế giám sát xã hội 110
3.2. Khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ 111
3.2.1. Khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ nhìn từ yếu tố cá
nhân và cảm nhận của chính họ 112
3.2.2. Gia đình và khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ 121
3.2.3. Cộng đồng và khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ 125
3.2.4. Các tổ chức xã hội và chính quyền với khả năng tái hội
nhập của tội phạm nữ 128
3.3. Sự tác động của một số chính sách đối với phụ nữ và những
giải pháp phòng ngừa tội phạm đến tội phạm nữ và khả năng tái hội nhập
của họ 130
3.3.1. Sự tác động của các chính sách xã hội đến tình hình
tội phạm nữ và khả năng tái hội nhập của họ 131
3.3.2.Sự tác động của những giải pháp phòng ngừa tội
phạm đến tội phạm nữ và khả năng tái hội nhập của họ 133
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GỈA LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


TP.HCM………………………………………………………………….Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 2.1. Tỷ lệ tội phạm theo nhóm tội danh giai đoạn 1998-2003 66
Biểu 2. 2. Tỷ lệ tội phạm theo tội danh giai đoạn 1998 – 2003 68
Biểu 2.3. Tỷ lệ tội phạm so với số dân trên toàn TP.HCM giai đoạn
1991-1997, 1998- 2003 70
Biểu 2.4. Tỷ lệ cơ cấu tuổi của tội phạm nữ ở TPHCM giai đoạn 1998-
2003 73
Biểu 2.5. Tỷ lệ tuổi của tội phạm và tội phạm nữ ở TPHCM giai đoạn
1998- 2003 74
Biểu 2.6. Tỷ lệ tình trạng hôn nhân của tội phạm nữ giai đoạn
1998 -2003 75
Biểu 2.7. Tỷ lệ trình độ học vấn của tội phạm nữ giai đoạn
1998 -2003 .76
Biểu 2.8. Cơ cấu nghề nghiệp của tội phạm nữ giai đoạn 1998 -2003 .77
Biểu 2.9. Nơi cư trú của tội phạm nữ giai đoạn 1998 -2003 78

Biểu 2.10. Tỷ lệ tình trạng tái phạm của phụ nữ trên tổng số phụ nữ
phạm tội giai đoạn 1998 -2003 79
Biểu 2.11. Tỷ lệ tội phạm nữ trên tổng số tội phạm theo nhóm tội danh
giai đoạn 1998 -2003 80
Biểu 2.12. Tỷ lệ tội phạm nữ trên tổng số tội phạm theo tội danh giai
đoạn 1998 -2003 82
Biểu 2.13. Tội phạm nữ theo nhóm tội danh giai đoạn 1998 -2003… 85
Biểu 2.14. Tỷ lệ tội phạm nữ theo tội danh trên tổng số tội phạm nữ giai
đoạn 1998 -2003 86

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thò 2.1. Tỷ lệ tội phạm so với số dân trên toàn TP.HCM đoạn
1998-2003 71

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ kết cấu tuổi của phụ nữ phạm tội ở TPHCM giai
đoạn 1998-2003 73
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tình trạng hôn nhân của phụ nữ phạm tội ở TPHCM
giai đoạn 1998-2003 75
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ kết cấu nghề nghiệp của phụ nữ phạm tội ở TPHCM
giai đoạn 1998-2003 77
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nơi cư trú của phụ nữ phạm tội ở TPHCM giai đoạn
1998-2003 78













1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và vấn đề nghiên cứu của đề tài
Tình hình tội phạm nữ những năm gần đây cho thấy: nếu thời kỳ 1985-
1986 số phụ nữ bò đưa ra xét xử chỉ chiếm 3-4% trong tổng số người bò đưa ra
xét xử thì năm 1987 là 12,3%, năm 1990 là 18,85%… Tại TP.HCM số can
phạm, phạm nhân nữ đang bò giam giữ tại trại giam Chí hòa từ 1991-1998
chiếm khoảng từ 11,1% đến 13,3% trên tổng số tội phạm hàng năm. Theo số
liệu của Toà án TP.HCM và các quận huyện, số bò cáo nữ chiếm 13,2% vào
năm 2003. Về loại hình tội phạm của phụ nữ những năm gần đây cũng xuất
hiện tội phạm mới nguy hiểm như buôn bán phụ nữ, tổ chức môi giới mại
dâm với quy mô lớn, buôn bán ma túy vv…
Từ những diễn biến về tình hình tội phạm nữ, một số câu hỏi được đăt ra
như sau: (1) Tại sao tội phạm nữ thường ít hơn tội phạm nam? Điều gì đã tạo
ra sự khác biệt này? (2) Sự tăng giảm tỷ lệ tội phạm nữ diễn ra như thế nào
và do ảnh hưởng của những yếu tố nào? (3)Tại sao phụ nữ ngày càng tham
gia vào những hình thức phạm tội mới mà trước đây thường chỉ có ở nam
giới? (4)Nguyên nhân nào đã xô đẩy phụ nữ vào con đường phạm tội?(5)
Khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ như thế nào? Những yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ là gì ?
Có nhiều quan niệm khác nhau giải thích về hành vi tội phạm nữ và
khả năng tái hội nhập của họ. Xuất phát từ quan điểm xã hội học, luận án
xem xét hiện tượng này với những ý tưởng cơ bản sau:

Thứ nhất: Khi con người hoặc một nhóm người bò đẩy ra ngoài lề xã
hội, khi người ta bò loại ra khỏi dòng chảy xã hội, những cơ hội cuộc sống
tốt là điều không thể hay khó có thể với tới thì thường dẫn tới nhiều khả

2
năng xô đẩy con người vào con đường phạm tội. Ý tưởng về tình trạng phụ
nữ bò đẩy ra ngoài lề xã hội thu hút sự chú ý của tác giả tìm kiếm những
nguyên nhân xã hội giải thích về tình trạng tội phạm nữ gia tăng.
Thứ hai: Phụ nữ như một nhóm xã hội được đònh vò trong một cơ cấu
xã hội và phải chòu đựng những điều kiện, những cơ hội và kinh nghiệm
đặc thù. Do đó phải tìm hiểu những biến đổi của cơ cấu xã hội và văn hóa
đã loại bỏ một bộ phận phụ nữ ra khỏi dòng chảy của xã hội và xô đẩy họ
vào con đường phạm tội.
Thứ ba: Con đường tái hội nhập vào cộng đồng đối với tội phạm nữ
liệu gặp phải những khó khăn gì ?
2. Tổng quan các nghiên cứu đã có về đề tài
Trên thế giới, nhất là ở Mỹ và một số nước phương Tây đã có nhiều
nghiên cứu xã hội học về tội phạm, đặc biệt về tội phạm nữ. Do bối cảnh
văn hóa, xã hội và lòch sử của các xã hội có sự khác nhau nên những xem
xét về tội phạm nữ cũng khác nhau.
Jean Cazeuneuve trong tác phẩm “Tội phạm phụ nữ”- NXB Budapest
1978, tác giả đã dành một chương khái quát những lý thuyết, quan điểm về
tội phạm nữ. Tác giả phân tích những đặc tính phụ nữ phù hợp từ góc độ tội
phạm; các nhận đònh mang khuynh hướng sinh học về tội phạm nữ; các
quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội về tội phạm nữ; một số quan
điểm tâm lý học sâu và mang tính chất chiết chung về tội phạm nữ.
Richard Monk trong tác phẩm “Taking sides” (Sự tìm tòi từ các khía
cạnh) đã có mộât chương đặt ra và giải quyết vấn đề “Có phải phong trào
giải phóng phụ nữ đã làm tăng tình trạng phạm tội của giới nữ không?”.
Tác giả đã khái quát một số quan điểm khác nhau khi nhìn nhận về mối

liên hệ giữa phong trào giải phóng phụ nữ và tình trạng phạm tội của phụ

3
nữ. Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã mô tả thực trạng tội
phạm phụ nữ ở Mỹ, phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi vai trò
người phụ nữ Mỹ đến thực trạng phạm tội của phụ nữ ở Mỹ.
Frances Heidensohn-Martin Farrell trong tác phẩm “Crime in Europe”
(Tội phạm ở châu u) đã dành một chương viết về phụ nữ và tội phạm ở
Châu u. Trong chương này, tác giả đã tìm ra những điểm giống và khác
nhau giữa tội phạm nam và tội phạm nữ, nguyên nhân của sự khác biệt; tỷ
lệ cách thức phạm tội ở các nước.
Ngaire Naffine trong tác phẩm “Female Crime” (Tội phạm nữ) đã
khái quát một số lý thuyết, quan điểm về tội phạm phụ nữ như: Lý thuyết
về sự căng thẳng, lý thuyết về sự học hỏi và sự kết hợp khác biệt, lý thuyết
phái mạnh … Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác như: “ Phụ nữ, tội
phạm và luật hình sự” của Allison Morris, “Xã hội học về tội phạm” của
Marvin E. Wolfgang và Leonard Savitz ….
Nhìn chung, các tác giả đều tập trung trả lời câu hỏi điều gì đã làm cho
tỷ lệ phạm tội giữa hai giới khác nhau. Thứ hai, điều gì đã tạo nên sự khác
biệt về tội phạm giữa hai giới. Tuy nhiên, những giải thích về các hiện
tượng này có nhiều sự khác biệt.
Về chủ đề “khả năng tái hội nhập cuả tội phạm nữ”, tác giả luận án đã
chú ý tìm kiếm những lý thuyết và nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng có
thể nói, cho đến nay đây là chủ đề chưa được chú ý đúng mức nên các kết
quả nghiên cứu không có bao nhiêu.
Hiện nay ở Việt nam, lónh vực xã hội học tội phạm còn rất mới và
chưa hình thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Đội ngũ nghiên cứu và
các chuyên gia chuyên sâu về lónh vực này vẫn còn thiếu. Những năm gần
đây, ở một số trường đại học đã có một số sinh viên, học viên cao học,


4
nghiên cứu sinh nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp, luận án về đề tài tội
phạm nói chung và tội phạm nữ nói riêng. Tác giả Hồ Diệu Thúy đã thực
hiện luận án tiến só xã hội học (năm 2002)với đề tài: “Nguồn gốc xã hội
của tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên hiện nay ở Việt
Nam”. Tác giả đã nghiên cứu những ảnh hưởng của xã hội của người chưa
thành niên, những hành vi vi phạm pháp luật của những người ở tuổi vò
thành niên dưới góc độ xã hội học. Tác giả Phạm Đình Chi đã thực hiện
luận án tiến só xã hội học (năm 2005) với đề tài “Tội phạm ở tuổi vò thành
niên tại TP.HCM hiện nay” . Tác giả đã phân tích cơ cấu, tính chất, đặc
điểm, nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội phạm và công tác phòng
chống tội phạm vò thành niên ở TP.HCM. Tuy nhiên trong các nghiên cứu
này chưa chú trọng xem xét về tội phạm nữ và khả năng tái hội nhập của
họ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những ý tưởng nghiên cứu trên, mục đích nghiên cứu của
luận án là tìm hiểu thực trạng và khuynh hướng của tội phạm nữ ở TP.HCM
hiện nay và xem xét khả năng tái hội nhập xã hội của họ. Để làm rõ thực trạng
của tội phạm nữ, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ cấu và lọai hình của tội
phạm nữ từ đó xác đònh những khuynh hướng chủ yếu của tội phạm nữ ở
TP.HCM. Về khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ , tác giả tìm hiểu những
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tội phạm nữ, như sự chuyển đổi bảng thang gía
trò trong thời kỳ đổi mới, những biến đổi vai trò của người phụ nữ, quá trình xã
hội hóa, tình trạng thiếu điểm tựa trong cộng đồng và thiếu cơ chế gíam sát xã
hội để từ đó tìm ra khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ. Tác giả xem xét
yếu tố cá nhân và cảm nhận của chính tội phạm nữ về khả năng tái hội nhập

5
của họ. Vấn đề tái hội nhập của phụ nữ phạm tội còn xét từ sự tác động của gia

đình, cộng đồng , các tổ chức chính quyền đối với khả năng tái hội nhập của
họ. Nhận diện những vấn đề trên nhằm đưa ra những khuyến nghò có tính khả
thi đối với việc hạn chế tình trạng phạm tội ở phụ nữ và tăng cường khả năng
tái hội nhập của họ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận án xác đònh các nhiệm vụ
nghiên cứu gồm : (1) Làm rõ những khái niệm và đònh hướng lý thuyết làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. (2) Mô tả và phát hiện khuynh hướng
phạm tội của phụ nữ có những biểu hiện gì trong những năm gần đây. (3)
Tìm hiểu những yếu tố tác động đến khuynh hướng tội phạm nữ ở TP.HCM.
(4) Xem xét quá trình tái hội nhập xã hội của tội phạm nữ từ chính khả
năng và cảm nhận của tội phạm nữ và sự hỗ trợ của cộng đồng. Khi xem
xét vấn đề này tác giả có lưu tâm đến quá trình xã hội hóa và xã hội hóa lại
của tội phạm nữ.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là hành vi phạm tội của tội
phạm nữ ở TP. HCM và khả năng tái hội nhâp của họ. Những vấn đề cơ
bản của đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là thực trạng khuynh hướng,
nguyên nhân và các yếu tố tác động đến hành vi của tội phạm nữ; mối
quan hệ giữa những biến đổi cấu trúc xã hội và tội phạm nữ trong giai đoạn
hiện nay ở TP.HCM; khả năng tái hội nhập của họ.

6
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu của luận án này tập trung vào những phụ nữ đã từng phạm
tội, chủ yếu là những phụ nữ nghèo, sau thời gian chòu sự xử lý của pháp
luật đã và đang trong quá trình hội nhập trở lại với đời sống trong cộng
đồng của mình.
5. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian, đề tài chọn đòa bàn TP.HCM, đây là nơi có tốc độ
tăng tưởng kinh tế cao nhất trong cả nước và đồng thời là nơi có nhiều vấn
đề xã hội đang đặt ra cần được giải quyết. Một trong những vấn đề đó là
vấn đề tội phạm nữ và khả năng tái hội nhập của họ. Tuy nhiên, về khả
năng tái hội nhập của tội phạm nữ, luận án chỉ dừng lại ở những nghiên
cứu bước đầu có tính khám phá nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu
tiếp theo. Tác giả đặc biệt chú ý đến nhóm tội phạm nữ nghèo vì đây là
nhóm dễ bò tổn thương và khó hội nhập. Tác giả không tập trung vào nhóm
tội phạm nữ có nhiều điều kiện thuận lợi trong cuộc sống vì tỷ lệ tội phạm
nữ của nhóm này là không nhiều và khả năng tái hội nhập của họ tương đối
thuận lợi.
Về mặt thời gian, các dữ kiện làm cơ cở cho nghiên cứu trong luận án
này được chọn từ năm 1998 đến nay. Đây là khoảng thời gian diễn ra những
biến đổi kinh tế xã hội một cách sâu sắc trên phạm vi cả nước nói chung và
TP.HCM nói riêng. Cũng trong thời gian này quyết tâm phòng chống tội
phạm của Đảng, nhà nước với sự tham gia của toàn xã hội đã được cụ thể
hoá bằng một chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Do đó, những
năm gần đây tình hình tội phạm đã có xu hướng giảm dần. Phải chăng
những biến đổi kinh tế-xã hội và chương trình quốc gia phòng, chống tội

7
phạm đã có tác động ảnh hưởng đến tình hình tội phạm nói chung và tội
phạm nữ nói riêng .
6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Về phương pháp luận
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án sử dụng phương
pháp luận được gợi ý từ lý thuyết chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý
thuyết xung đột. Nếu phần mô tả khuynh hướng của tội phạm nữ, người
nghiên cứu sử dụng phương pháp đònh lượng là chủ yếu thì phần tìm hiểu
về các yếu tố tác động đến hành vi của tội phạm nữ và khả năng tái hội

nhập của họ, tác giả ưu tiên sử dụng phương pháp đònh tính. Việc lựa chọn
phương pháp đònh lượng là phù hợp với mục tiêu của việc nhận diện những
đặc điểm về cơ cấu, lọai hình của tội phạm nữ và phù hợp với khả năng
thực tế của việc thu thập thông tin. Việc lựa chọn phương pháp đònh tính
phù hợp để tìm hiểu về một vấn đề hết sức nhạy cảm là những yếu tố tác
động đến hành vi phạm tôïi từ chính cách nhìn của tội phạm nữ và đặc biệt
là khi tìm hiểu về khả năng tái hội nhập của tội phạm nữ.
6.2. Về phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phân tích dữ liệu
Trên cơ sở phương pháp luận trên đây, để có dữ liệu đảm bảo độ tin
cậy, luận án sử dụng những tài liệu đã được công bố, đồng thời bản thân tác
giả luận án đã tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn dữ liệu thống kê, tài
liệu, bản án của các cơ quan như Tòa án nhân dân TP.HCM và Tòa án nhân
dân các quận, huyện trong thành phố, trại giam Chí Hòa ở TP.HCM, các
báo cáo của Công an TP.HCM, Số liệu và các bản án của Tòa án
TPHCM giúp có cái nhìn tổng hợp về thực trạng tội phạm ở TP.HCM. Sau

8
khi thu thập các thông tin từ các tòa án, trại giam, các số liệu được tổng hợp
và xử lý làm cơ sở cho việc phân tích.
6.2.2. Phỏng vấn sâu
Đặc biệt tác giả chú ý dùng phương pháp đònh tính thông qua các
nghiên cứu phỏng vấn sâu đối với 36 trường hợp tội phạm nữ (tập trung vào
nhóm phụ nữ nghèo và đòa bàn trong điểm về tội phạm là quận 4 vì họ chiếm
tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm nữ đồng thời họ gặp nhiều khó khăn trong
quá trình tái hội nhập), gia đình của tội phạm nữ và một số tổ chức xã hội
có liên quan trực tiếp đến khả năng tái hội nhập xã hội của họ để nghiên
cứu đề tài.
7. Các giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và mô hình phân tích
7.1. Các giả thuyết nghiên cứu

Việc tìm hiểu những khuynh hướng của tội phạm nữ, khả năng tái hội
nhập của họ và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến các hiện tượng này
được đònh hướng trên cơ sở những giả thuyết sau đây:
Giả thuyết 1. Những biến đổi kinh tế – xã hội trong quá trình chuyển
đổi đã tác động đến sự biến đổi thang giá trò trong xã hội. Đây là nguyên
nhân sâu xa của sự biến đổi khuynh hướng tội phạm nữ.
Giả thuyết 2. Việc mất điểm tựa hoặc không tìm được điểm tựa trong
gia đình, cộng đồng đã đẩy phụ nữ vào con đường phạm tội và làm giảm
khả năng tái hội nhập của họ.
Giả thuyết 3. Phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm nghèo) không tìm
được việc làm là nguyên nhân của sự gia tăng tội phạm và là khó khăn của
tội phạm nữ trong quá trình tái hội nhập.

9
Giả thuyết 4. Sự khác biệt giới trên nhiều phương diện của đời sống là
nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt giữa nam và nữ về khuynh hướng phạm
tội, nguyên nhân phạm tội và khả năng tái hội nhập của họ.
Giả thuyết 5. Quá trình xã hội hóa không hoàn thiện và thiếu cơ chế
giám sát xã hội là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm nữ và cản trở
quá trình tái hội nhập của họ.
7.2. Hệ biến số






7.3. Mô hình phân tích
Từ ø giả thuyết trên có thể đưa ra mô hình phân tích như sau:












Biến số độc lập
Tuổi
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Việc làm
Xã hội hóa không hòan thiện
Thiếu cơ chế giám sát
Biến số trung gian
Điều kiện KT-XH-VH
Biến đổi KT, giá trò, vai trò
Biến số phụ thuộc
Cơ cấu và lọai hình
tội phạm nữ
Khả năng tái hội
nhập
Biến đổi
thang giá trò
Biến đổi
kinh tế –xã hội
Biến đổi vai

trò phụ nữ
Thiếu cơ chế
gíam sát
Xã hội hóa không
hòan thiện
Không việc làm
Thiếu điểm tựa

Tội phạm nữ

Khả năng tái
hội nhập


10
Trong mô hình phân tích trên đây, những biến đổi kinh tế xã hội đã tác
động làm biến đổi thang giá trò trong xã hội và biến đổi vai trò của của phụ
nữ. Những biến đổi này thông qua các yếu tố như sự xã hội hóa không hòan
thiện ở phụ nữ, tình trạng không có việc làm của phụ nữ và trạng thái thiếu
điểm tựa của người phụ nữ trong gia đình hay cộng đồng và thiếu những cơ
chế gíam sát xã hội đã xô đẩy người phụ nữ vào hành vi phạm tội. Khả
năng tái hội nhập của tội phạm nữ cũng phụ thuộc vào những yếu tố trên
đây và thêm vào đó là sự tác động của quá trình xã hội hóa lại liên quan
đến giai đọan họ thực hiện vai trò phạm nhân của mình và giai đọan sau khi
thi hành án.
8. Những phát phát hiện và đóng góp chủ yếu của luận án
Phát triển những ý tưởng và kết quả của những nghiên cứu đã có về đề
tài, tác giả luận án đã xây dựng mô hình phân tích làm cơ sở nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến tội phạm nữ và khả năng tái hội nhập của họ. Trên cơ
sở những dữ liệu thu thập từ các tòa án, tác gỉa luận án đã khám phá những

đặc điểm về thực trạng, cơ cấu và lọai hình tội phạm nữ ở TP.HCM hiện
nay. Đặc biệt, thông qua việc phân tích kết quả của các phỏng vấn sâu với
tội phạm nữ, tác giả luận án đã tìm hiểu quá trình tái hội nhập của tội phạm
nữ và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái hội nhập của họ. Những
phát hiện và kết quả nghiên cứu này có thể đóng góp cho việc hiểu sâu hơn
đối với lónh vực xã hội học tội phạm ở Việt Nam nói chung và xã hội học về
tội phạm nữ nói riêng. Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu, những khuyến
nghò về giải pháp có ý nghóa đối với các cơ quan quản lý, bảo vệ pháp luật
và các tổ chức có liên quan đến tội phạm nữ đề ra chính sách và chương
trình hành động góp phần hạn chế tình hình tội phạm nữ và tăng cừơng khả
năng tái hội nhập của họ.

11
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT
VỀ TỘI PHẠM NỮ VÀ KHẢ NĂNG TÁI HỘI NHẬP CỦA HỌ

1.1. Các khái niệm và tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu tội phạm nữ.
1.1.1. Các khái niệm trong nghiên cứu tội phạm nữ
1.1.1.1. Các khái niệm trong nghiên cứu tội phạm
Khái niệm “phạm pháp” theo nghóa rộng là những hành vi sai lệch, là
sự vi phạm chuẩn mực luật pháp của xã hội của các cá nhân, nhóm, tổ
chức… nào đó. Trong thực tế, có những hành vi phạm pháp là tội phạm, có
hành vi phạm pháp chưa phải là tội phạm. Ngược lại, đã là tội phạm thì
trước hết đó phải là hành vi phạm pháp - phạm pháp ở mức độ “gây nguy
hiểm” cho xã hội.
Khái niệm “phạm pháp hình sư”ï được hiểu theo nghóa khác nhau và
cách sử dụng nhiều khi cũng khác nhau. Thứ nhất, dùng để chỉ những vi
phạm pháp luật hình sự của cá nhân, tổ chức…Thứ hai, dùng để chỉ những
hành vi phạm pháp trong các lónh vực không có liên quan đến chính trò và

an ninh quốc gia. Thứ ba, trong thực tế hiện nay, khái niệm phạm pháp hình
sự được sử dụng đồng nhất với khái niệm tội phạm hình sự. Mặc dù hai khái
niệm này là khác nhau, song các cơ quan Bộ công an, các văn bản báo cáo
cũng như nhiều bài viết, bài báo… đều hay dùng theo nghóa này. Vì vậy, khi
đề cập đến khái niệm phạm pháp hình sự là luận án cũng sử dụng theo
nghóa này. Cụ thể, thuật ngữ tội phạm hình sự dùng để chỉ các tội phạm
nguy hại đến trật tự an toàn xã hội như: cướp của, giết người, hiếp dâm, lừa
đảo, tham ô… để phân biệt với tội phản cách mạng.

12
Khái niệm “tội phạm” được ghi trong chương III, điều 8 Bộ luật hình
sự của Việt Nam đề cập đến những nội dung cơ bản gồm: thứ nhất, tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy đònh trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghóa, chế độ kinh tế và sở
hữu xã hội chủ nghóa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
tự do, tài sản, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lónh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghóa. Thứ hai,
tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng. Thứ ba,
những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các
biện pháp khác”.
Khái niệm “phạm tội” đề cập đến việc thực hiện những hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà luật hình sự xác đònh là tội phạm cần xử phạt.
Khái niệm “tình hình tội phạm” đề cập đến trạng thái tónh của các tội
phạm xảy ra trong một khoảng thời gian lớn (từ 5 hoặc 10 năm trở lại) ở
một đòa bàn nhất đònh. Tình hình tội phạm được thể hiện dưới hình thức các

số liệu thống kê hình sự. Đó hoặc là các chỉ số tuyệt đối, hoặc là chỉ số
phần trăm là con số thể hiện số tội phạm trên số dân cư theo thường lệ là
1:10.000. Như vậy, việc sử dụng số phần trăm tội phạm trên tổng số dân cư
để đánh giá tình hình tội phạm là có tính chất khách quan vì nó cho phép
thấy rõ trạng thái tội phạm ở từng nơi, cho phép so sánh dưới những mẫu số

13
chung giữa tình hình tội phạm ở khu vực này với tình hình tội phạm ở khu
vực khác và từ đó thấy rõ được biến động chính xác của tội phạm.
Khái niệm “cơ cấu tội phạm” đề cập đến trạng thái tónh của tội phạm
trong một khoảng thời gian tương đối lớn. Cơ cấu tội phạm được thể hiện
qua mối liên hệ giữa các bộ phận khác nhau của tội phạm trong tổng số
chung của tội phạm. Tùy theo nhu cầu tìm hiểu, đánh giá mà người ta phân
loại các bộ phận đó. Đó có thể là mối tương quan giữa các loại tội theo
cách phân loại ở phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam. Đó có thể là cơ cấu
theo loại chủ thể của tội phạm, hoặc cũng có thể là cơ cấu theo đòa bàn mà
người ta gọi đó là đòa lý tội phạm.
1.1.1.2. Khái niệm về “phụ nữ” và “giới”
Phụ nữ được hiểu là một phần của xã hội gồm tập hợp người được xác
đònh về mặt sinh học thuộc giống cái, phân biệt với tập hợp khác của xã hội
là nam giới thuộc giống đực. Về mặt khoa học, cần phân biệt khái niệm
giới tính (sex) với ý nghóa là sự phân biệt giữa giống cái và giống đực, với
khái niệm “giới” (gender) với ý nghóa là một thuật ngữ xã hội học nói đến
vai trò, trách nhiệm, quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Giới đề cập đến sự
phân công lao động, phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong
một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới được hình thành do học và giáo dục,
không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nứơc, mỗi đòa phương, thay đổi theo
thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội [62; tr 4]
Như vậy, khi chú trọng tới sự khác biệt về mặt tự nhiên sinh học người
ta dùng khái niệm giới tính, còn khi nhấn mạnh và giải thích sự khác biệt

về mặt xã hội nhất là sự bất bình đẳng nam nữ người ta dùng khái niệm
giới.

14
Ngoài việc tham gia vào sản xuất xã hội, phụ nữ còn phải thực hiện
chức năng quan trọng khác có liên quan đến vai trò xã hội, đặc biệt là vai
trò người mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Điều này cho phép
tách riêng phụ nữ thành một nhóm nhân khẩu xã hội đặc biệt lấy đặc trưng
giới tính là cơ sở phần chia. Giống như bất cứ các nhóm xã hội nào khác,
nhóm phụ nữ có những đặc trưng tâm lý xã hội, những nhu cầu, những lợi
ích và những quan hệ đặc thù riêng.
1.1.1.3. Khái niệm văn hóa, giá trò, chuẩn mực và lệch chuẩn
Khái niệm “văn hóa” đề cập đến một trong những mặt cơ bản của đời
sống xã hội. Văn hóa là một hệ thống các tri thức, các giá trò, các chuẩn
mực và biểu tượng của một xã hội được hình thành trong quá trình hoạt
động của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Hệ
thống văn hóa có chức năng như là một khuôn mẫu chuẩn mực quy đònh các
hành vi xã hội. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội, phải tiếp thu,
tuân thủ theo các chuẩn mực đó. Về phương diện này có thể coi văn hóa
của xã hội là cơ sở cho quá trình xã hội hóa cá nhân và nhóm.
Nghiên cứu về tác động của biến đổi văn hóa đến hành vi và mức độ
tội phạm cho thấy tình trạng phạm pháp gia tăng là một trong những biểu
hiện của sự tan vỡ trong các hệ thống giá trò. Người ta tuân theo luật lệ này
và bất tuân một số luật lệ khác tùy theo họ có tin tưởng ở luật lệ đó hay
không. Tôn trọng luật lệ giảm xuống và mức độ phạm pháp cao lên khi
nhiều giá trò phối hợp trong luật lệ không có căn bản chung và trong nhiều
nhóm sự tôn trọng giảm bớt này làm họ dửng dưng với hầu hết những giá trò
thiêng liêng trong pháp luật. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, những điều
kiện làm cho sự không tôn trọng luật pháp phát triển có thể hoàn toàn
không chủ đònh. Một số nhóm chấp nhận chính thức quy luật căn bản của


15
xã hội rộng lớn nhưng phát triển thái độ phạm pháp vì xã hội không thỏa
mãn được nhu cầu của họ, và những nhu cầu này được phản ánh trong văn
hóa nhóm của họ. Những “xung đột văn hóa” có thể là nguyên nhân của
hành vi phạm tội. Trong một số nhóm, sự không tôn trọng giá trò chính thức
là một sản phẩm trực tiếp của những quy luật văn hóa xung đột. Một số nhà
xã hội học quan niệm những sự xung đột văn hóa là sự chênh lệch giá trò,
khởi đầu như là những kết quả của nền văn hóa càng ngày càng phức tạp và
sự xung đột do sự tác động qua lại của những quy luật văn hóa khác nhau.
Sự cách biệt của giá trò xuất hiện khi giá trò chính thức của một nền văn hóa
xung đột với giá trò của nền văn hóa khác. Những sự xung đột giữa những
quy luật văn hóa khác nhau có thể xuất hiện qua ba quá trình liên quan với
nhau. Thứ nhất, những quy luật có thể xung đột nhau ở những ranh giới của
những khu vực văn hóa kế tiếp nhau. Hành động không bò coi là trọng tội ở
một văn hóa này nhưng có thể coi là trọng tội ở một văn hóa khác. Thứ hai,
trong chế độ “thuộc đòa hóa”, những giá trò chính thức của một nhóm này
đem áp dụng cho lãnh thổ của một nhóm khác vì thế cách cư xử truyền
thống trở nên phi pháp. Thứ ba, Khi các cá nhân của một nhóm văn hóa di
dân đến một nơi khác, họ có thể mang theo cách cư xử xung đột với quy
luật của nền văn hóa mới và vì vậy trở nên phi pháp. Nhiều nhóm di dân
không hiểu luật lệ của nền văn hóa mới nên phạm pháp một cách không
chủ tâm. Tuy nhiên có mối quan hệ giữa những xung đột văn hóa và xung
đột tinh thần. Xung đột văn hóa thường xuất hiện ở những cá nhân là loại
xung đột tâm lý và không thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Có quan niệm
cho rằng sự đảo lộn về nhân cách này sẽ đưa đến tội phạm. Ý niệm về sự
thích ứng văn hóa đề cập đến tình trạng khi một nhóm người di chuyển tới
một nơi cư trú khác thì nhóm đó bỏ những giá trò truyền thống, những cách

16

thức hành động đã trở thành phi pháp đối với nền văn hóa mới. Những
nhóm đã thích ứng văn hóa muốn bỏ những tập quán xung đột để trở thành
những người tuân theo pháp luật, và thay vào đó họ lựa chọn nền văn hóa
mới.
Khái niệm “Giá trò”: là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện
hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các
phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu hành động.
(Cl.Kluckhohn)[23;tr156]
Trong xã hội học, khái niệm này được xem là cơ bản khi xem xét
hành vi của con người dưới sự tác động của những giá trò của các cá nhân
và nhóm người trong xã hội. Theo quan niệm của Durkheim, “giá trò xã
hội” nằm trong ý thức tập đòan (tinh thần tập đòan là cơ sở của đòan kết xã
hội. Lòch sử nhân lọai là lòch sử phát triển biến đổi của hai lọai đòan kết xã
hội, đó là đòan kết cơ giới và đòan kết hữu cơ. Theo Durkheim trong các xã
hội cổ xưa, và những xã hội có trình độ sản xuất thấp kém chưa có sự phức
tạp trong phân công lao động xã hội, loại xã hội này chỉ có kiểu đòan kết
cơ giới. Kiểu đoàn kết hữu cơ thuộc về những xã hội công nghiệp hiện đại,
khi có sự phân công lao động phức tạp hơn nhiều, tuy nhiên tính tập đoàn
được hình thành trong sự hợp tác và đòan kết xã hội [47;tr19]. T. Parsons,
một tác giả nổi tiếng của trường phái xã hội học cơ cấu chức năng, coi giá
trò như là quy tắc cao nhất của hành vi, nhờ đó mà sự đồng tâm nhất chí
được thực hiện cả ở trong nhóm nhỏ lẫn trong xã hội tổng thể.[47;tr22]
Về sự hình thành các giá trò, trong khi các nhà xã hội học cổ điển chú
ý tới quá trình đánh giá về một tình trạng được đề cao của các hệ thống xã
hội, và chú ý tới các phương thức hợp thức hóa các giá trò thì sự tìm tòi của
các nhà xã hội học hiện đại đã chú ý tới sự hình thành và chức năng của

17
các giá trò. Họ cho rằng các giá trò không thể là cái gì khác ngoài những sở
thích tập thể nảy sinh từ một bối cảnh thiết chế, và thông qua bối cảnh mà

chúng được hình thành, chúng góp phần vào điều chỉnh chính bối cảnh ấy.
Có thể thấy, giá trò thường gắn với nhu cầu, nó tạo nên động cơ hành động
của mỗi con người. Do đó đằng sau mỗi hành động có ẩn chứa một giá trò,
đằng sau mỗi giá trò có ẩn dấu một nhu cầu. Đời sống của một cộng đồng xã
hội thường cần đến nhiều nhu cầu, trong đó có cái chính, cái phụ và cái
phát sinh. Tương ứng với nhiều nhu cầu, xã hội cũng cần đến nhiều giá trò
và hình thành bảng giá trò xã hội. Trong bảng giá trò xã hội không phải mọi
yếu tố đều ngang nhau vì thế, bảng giá trò xã hội còn gọi là thang giá trò xã
hội. Giá trò chủ đạo đóng vai trò chi phối đối với toàn bộ hoạt động xã hội
của con người thì gọi là giá trò đònh hướng, tức lý tưởng xã hội. Tùy theo
thời gian và không gian xã hội, mỗi nền văn hóa có thể chọn một giá trò nào
đó làm giá trò đònh hướng. Chẳng hạn, nếu trong xã hội truyền thống người
ta thường chọn giá trò thuộc lónh vực tín ngưỡng tôn giáo, còn trong xã hội
nông nghiệp người ta thường chọn quyền lực chính trò thì xã hội công
nghiệp người ta thường chọn lónh vực kinh tế làm giá trò đònh hướng. Điều
cần nhấn mạnh là xem xét về sự chuyển đổi bảng thang giá trò xã hội trong
thời kỳ đổi mới ở nước ta có tác động như thế nào đến sự gia tăng tội phạm
nói chung và tội phạm phụ nữ nói riêng.
Khái niệm “chuẩn mực xã hội” là biểu hiện cụ thể của giá trò và là cơ
sở đònh hướng hành vi của cá nhân hay của nhóm xã hội trong những điều
kiện nhất đònh và có chức năng kiểm soát xã hội đối với hành vi của cá
nhân. Chuẩn mực xã hội chỉ điều tiết những hành vi có tính chất xã hội, tức
là các hành vi có liên quan tới mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, các
tập thể, các giai cấp có liên quan đến xã hội nói chung. Chuẩn mực xã hội

×