Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
  





LÊ THỊ BÍCH HỢP




TƯ DUY THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU
QUA CÁC TẬP THƠ TỪ 1990 ĐẾN 2000


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Bá Thành





Hà Nội - 2008
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3. Lịch sử vấn đề 4
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của luận văn 7

PHẦN NỘI DUNG 8

Chƣơng 1
CÁI TÔI PHỨC CẢM VÀ CHIỀU SÂU TÂM THỨC HIỆN ĐẠI 8
1.1 . Nguyễn Quang Thiều - người chủ động đổi mới tư duy thơ 8
1.2 . Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ 12
1.3 . Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều 15
1.3.1. Cái tôi mang khát vọng kiếm tìm 17
1.3.2. “Cái tôi trăn trở về sự suy kiệt của thế gian
và sự tái sinh của nhân loại” 27
1.3.3. Cái tôi của chiều sâu tâm linh 34

Chƣơng 2
NHỮNG BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU 46

2.1 Khái niệm về biểu tượng trong tư duy thơ 46
2.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Quang Thiều 50
2.2.1. Biểu tượng cặp đôi 50
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
2
2.2.1.1. Cỏ và trăng 50
2.2.1.2. Cánh đồng và dòng sông 61
2.2.1.3. Bóng tối và lửa (cặp biểu tượng bao trùm) 70
2.2.2. Một số biểu tượng khác 85
2.2.2.1. “Trẻ em” - biểu tượng về sự sống, sự trong sáng 85
2.2.2.2. “Cái cây”- biểu trưng cho sự sống, sự kì vĩ 89

Chƣơng 3
NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU 98
3.1. Ngôn ngữ tự nhiên 98
3.1.1. Tính tự nhiên 98
3.1.2. Tính tự do 100
3.2. Xu hướng siêu thực 109
3.2.1. Hiện thực và siêu thực 109
3.2.2. Một vài biểu hiện có tính siêu thực trong thơ
Nguyễn Quang Thiều 114
3.3. Thơ văn xuôi 123
3.3.1. Thống kê thể loại thơ Nguyễn Quang Thiều 123
3.3.2. Liên kết ý chiếm vai trò chủ đạo trong thơ
Nguyễn Quang Thiều 124
PHẦN KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 135







Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý, triết
học,… mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. Tư duy thơ là
một thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều trong lý luận văn học và thi pháp
học hiện đại. Trong tư duy không chỉ có yếu tố cá nhân, yếu tố dân tộc mà
còn bao gồm những yếu tố thời đại, yếu tố nhân loại. Tư duy thơ là vấn đề
nằm trên cả bình diện nội dung và hình thức.
Nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy là một yêu cầu toàn diện và khá phức tạp
đối với các hiện tượng thi ca. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ từ góc độ tư duy sẽ
tạo ra những hướng tiếp cận mới, có khả năng đi vào thế giới nghệ thuật
phong phú.
1.2. Sau năm 1975, trên thi đàn, người ta thấy xuất hiện một “thế hệ thơ thứ
tư” với những giọng điệu đầy cá tính. Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là
một trong những cây bút cách tân của thơ Việt Nam đương đại. Tập thơ "Sự
mất ngủ của lửa" được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 đã
làm “mất ngủ” những người yêu thơ và đánh thức đời sống phê bình văn học
vốn đã trầm lặng.
Với bốn tập thơ "Sự mất ngủ của lửa", “Những người đàn bà gánh
nước sông”, “Nhịp điệu châu thổ mới”, "Bài ca những con chim đêm",
Nguyễn Quang Thiều đã định hình một phong cách ổn định. Anh đã có đóng
góp nhất định trong việc đổi mới cảm xúc, đổi mới tư duy và mang đến cho

thi ca một đời sống tinh thần mới lạ.
Thơ Nguyễn Quang Thiều đem đến những phản ứng khác nhau từ phía
độc giả. Tuy nhiên đề cao quá mức hay phủ định hoàn toàn đều là những
nhìn nhận phiến diện. Nghiên cứu một hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh
cãi là một thử thách đối với người viết luận văn.
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
4
1.3.Thơ Nguyễn Quang Thiều tiêu biểu cho sự đổi mới về tư duy, cảm xúc,
ngôn ngữ. Do đó, tiếp cận thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc độ tư duy, chúng
tôi hy vọng sẽ có một cách nhìn tương đối hệ thống về hiện tượng này. Đồng
thời, qua đề tài này, chúng tôi cũng muốn đóng góp những ý kiến riêng về thơ
Nguyễn Quang Thiều.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những tập thơ đã xuất bản
của Nguyễn Quang Thiều từ năm 1990 đến 2000, ngoài ra, chúng tôi còn
khảo sát một số bài thơ được sáng tác sau năm 2000 chưa xuất bản của tác
giả. Nguồn tài liệu này chúng tôi được tác giả cung cấp.
Thơ Nguyễn Quang Thiều cũng nằm trong tiến trình đổi mới thơ Việt
Nam hiện đại sau năm 1975 nên chúng tôi cũng tiến hành tham khảo thơ của
một số tác giả có xu hướng cách tân như: Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Phùng
Khắc Bắc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Bình Phương, Hoàng Hưng, Nguyễn
Quyến, Vi Thuỳ Linh,… và một số tập thơ được giải thưởng Hội Nhà văn để
so sánh với thơ Nguyễn Quang Thiều, từ đó có cái nhìn chung về sự vận động
của thơ đương đại. Phạm vi nghiên cứu là một số vấn đề về tư duy nghệ thuật
qua các tập thơ của Nguyễn Quang Thiều. Đó là cái tôi phức cảm và chiều sâu
tâm thức hiện đại, là những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Quang
Thiều. Chúng tôi cũng tìm hiểu một số vấn đề ngôn ngữ thể loại…


3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sau khi tập thơ "Sự mất ngủ của lửa" được Hội Nhà văn trao giải
thưởng, thơ Nguyễn Quang Thiều đã đem đến những phản ứng khác nhau.
Giới nghiên cứu, phê bình bắt đầu chú ý đến Nguyễn Quang Thiều với những
ý kiến trái ngược nhau. Các tác giả như Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân
Nguyên, Đông La, Chu Văn Sơn, Hàn Vũ Hùng, Nguyễn Quyến đánh giá sự
cách tân của Nguyễn Quang Thiều là một hướng đi mới có triển vọng.
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
5
Đỗ Minh Tuấn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều “phát lộ tâm thức
thời đại” [132]; Đông La nhận xét: “Nguyễn Quang Thiều là một thi sĩ viết
nhiều, có tầm bao quát rộng, thay đổi được cách viết” [62,110]; Nguyễn Đăng
Điệp khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều với những thành công và những vần
thơ đang ở mức thể nghiệm đã để lại dấu ấn của mình trong tiến trình đổi mới
thơ ca, góp phần đưa thơ Việt Nam tiến thêm một bước nữa trên con đường
hiện đại…” [26, 266]; Nguyễn Quyến nhận định: “Nguyễn Quang Thiều đã
có một cuộc vượt biển thực sự trong tâm hồn mình khi ông xuất bản tập thơ
Sự mất ngủ của lửa. Không cần nhắc lại chúng ta cũng biết sự đóng góp vô
cùng lớn lao của tập thơ này đối với các trào lưu thơ ca hiện đại từ hình thức,
ngôn ngữ đến ý tưởng hiện diện trong đó. Nhưng tôi khẳng định rằng sự đóng
góp lớn lao nhất của tập thơ Sự mất ngủ của lửa không chỉ đối với thơ ca hiện
đại nói riêng mà nó còn tác động nhiều đến mỹ cảm của người Việt hiện đại”
[95]; Phạm Xuân Nguyên nhận ra “chất giọng lạ” trong thơ Thiều “…Tôi gọi
tập thơ được giải của Thiều là khúc nhạc Thiều cất lên từ đồng quê, vọng lên
từ kiếp người với một giọng điệu rất hiện đại” [Theo 39, 216]; “Nguyễn
Quang Thiều được dư luận chú ý không phải vì được giải mà chủ yếu vì chất
giọng riêng là lạ, khó lẫn với người khác” [Vũ Văn Sỹ, 63, 505]; “Nguyễn
Quang Thiều phải được xem như cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn
đồi. Sự mất ngủ của lửa in năm 1992, được Hội Nhà văn trao giải thưởng một

năm sau đó, là hiện tượng hiếm có trong sáng tác và cả trong nhìn nhận của
dư luận. Qua Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu
thổ mới (1997), Bài ca những con chim đêm (1999), chúng ta thấy biên độ
thẩm mỹ thơ của anh được mở rộng tối đa. Không ít người cho Thiều ảnh
hưởng thơ Mỹ hay Mỹ Latinh, cụ thể là J. Brodsky. Có sao đâu! Đây là giọng
thơ lần đầu có mặt tại Việt Nam, và nó được tiếp nhận đầy sáng tạo. Nó tác
động mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch một
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
6
ranh giới giữa nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều” [Trần
Vũ Khang, 60].
Bên cạnh đó là những ý kiến rất cực đoan, Trần Mạnh Hảo phê phán
quyết liệt, xem thơ Nguyễn Quang Thiều là “non kém về mặt nghệ thuật” [39,
82], thơ “tây giả cầy”, “thơ dịch xổi”… Trần Đăng Khoa một mặt thừa nhận:
“Nguyễn Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề
có” [59, 171], mặt khác lại chê thơ Nguyễn Quang Thiều Tây quá “đặc sản
của thơ Thiều là cái giọng lơ lớ tây” [59,173].
Tóm lại, xung quanh giải thưởng Hội Nhà văn và các tập thơ của
Nguyễn Quang Thiều đã có một bài viết đề cập đến vấn đề tư duy thơ. Sự đổi
mới trong cảm xúc và những biểu tượng ám ảnh trong thơ anh. Tuy nhiên
trong số các bài viết này, các tác giả chưa đi vào phân tích cụ thể, chưa có
một công trình nào có cái nhìn bao quát về thơ Nguyễn Quang Thiều. Về tư
duy duy nghệ thuật thì chưa có bài nào đề cập đến một cách hệ thống. Bài
của Đông La có cái tên rất trùng hợp “Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều”
nhưng Đông La không đi từ góc độ triết học và cá tính sáng tạo mà chỉ là một
sự cảm nhận chung nhất… Song các bài viết này đã phần nào gợi mở ý tưởng
cho đề tài luận văn của chúng tôi.
Đến nay, thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn còn ngổn ngang những lời khen
chê. Chúng tôi hy vọng rằng, công trình khoa học này sẽ có những kiến giải

riêng trên tinh thần tiếp thu ý kiến của các nhà phê bình đi trước.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh sự vận động của tư duy thơ qua
các tập thơ của Nguyễn Quang Thiều, mặt khác so sánh tư duy thơ Nguyễn
Quang Thiều với một số tác giả cùng thời để tìm ra những đặc trưng riêng của
thơ anh.
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
7
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
thiết lập hệ thống luận điểm. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng
cả kiến thức văn học sử về thơ đương đại để tìm ra nguồn gốc của những vận
động, cách tân thơ Nguyễn Quang Thiều nói riêng và thơ Việt Nam nói
chung.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các thể loại thơ trong tổng số các sáng
tác của Nguyễn Quang Thiều và một số hiện tượng nổi bật cùng thời với
Nguyễn Quang Thiều.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn là công trình dài hơi nghiên cứu về tác giả Nguyễn Quang
Thiều. Nghiên cứu tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua sự vận động và phát
triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng, qua ngôn ngữ thơ nhằm tìm
ra những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều. Đồng thời,
luận văn cũng góp thêm một cách nhìn riêng về một hiện tượng văn học.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

Phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cái tôi phức cảm và chiều sâu tâm thức hiện đại
Chương 2: Những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ
Nguyễn Quang Thiều
Chương 3: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo với 136 mục từ.





Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
8

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
CÁI TÔI PHỨC CẢM VÀ CHIỀU SÂU TÂM THỨC HIỆN ĐẠI.

1.1. Nguyễn Quang Thiều - ngƣời chủ động đổi mới tƣ duy thơ
Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 3 tháng 2 năm 1957 tại làng Chùa ven bờ
sông Đáy, thuộc địa phận tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội. Ngôi làng âm u chứa
đầy những câu chuyện thần tiên, ma quỷ… biểu hiện một đời sống tinh thần
phong phú, bí ẩn và mơ hồ đã ám ảnh tâm trí “cậu bé làng Chùa”. Dòng sông
Đáy hiền hoà và thơ mộng là nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác, là điểm
tựa tinh thần để thi sĩ tìm về sau bao bươn trải gian nan.
Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 6 tập thơ, 5 tập tiểu thuyết và truyện
ngắn, gần 10 cuốn sách dịch và sách viết cho thiếu nhi. 6 tập thơ của Nguyễn
Quang Thiều gồm: “Ngôi nhà mười bảy tuổi” (1990); “Sự mất ngủ của lửa”

(1992); “Những người lính của làng” (1994 - viết trước năm 1990); “Những
người đàn bà gánh nước sông” (1995); “Nhịp điệu châu thổ mới” (1997);
“Bài ca những con chim đêm” (1999). Ngoài ra, tập thơ “Cái cây ánh sáng”
sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2008.
Ngoài giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993, Nguyễn Quang Thiều còn
giành được nhiều giải thưởng văn học trong nước ở nhiều thể loại: tiểu thuyết,
thơ, truyện ngắn, sách thiếu nhi, kịch bản phim…
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Đặc biệt “Bầy chim chìa vôi” được chọn làm một chuyên đề để giới thiệu
trong một trường đại học ở Nhật. Năm 1997, Nguyễn Quang Thiều được các
nhà xuất bản ở Mỹ chọn dịch cả thơ và văn. Tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” và
“Những người đàn bà gánh nước sông” được dịch công phu và đăng tải trên
hầu hết các tạp chí, báo văn học (khoảng 20 tờ) có uy tín trên toàn nước Mỹ,
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
9
sau đó được in trong bản song ngữ “The women carry water” (Những người
đàn bà gánh nước sông) tại nhà xuất bản báo chí Masschusetts and Amherst
Hoa Kỳ. Nguyễn Quang Thiều còn được biết đến với tư cách là một nhà báo,
một họa sĩ không chuyên. Thành công ở nhiều lĩnh vực, nhưng thơ ca vẫn là
niềm đam mê nhất của anh. Cũng chính ở lĩnh vực thơ, Nguyễn Quang Thiều
đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận kéo dài.
Nguyễn Quang Thiều bắt đầu làm thơ từ đầu thập niên 80 và sớm thành
công. Năm 1983 - 1984, anh đạt giải ba cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ
quân đội, năm 1989 đạt giải thưởng thơ hay. Tập thơ “Ngôi nhà mười bảy tuổi”
xuất bản năm 1990, và sau đó một năm được bình chọn là tác phẩm hay nhất
của năm. “Ngôi nhà mười bảy tuổi” có nhiều câu thơ đẹp mang đến thế giới
trong sáng, tinh khiết của ký ức, là niềm thương nhớ đồng quê:
Tôi như con sáo mỏ gà
Bay về triền đất bãi

Tôi của triền sông hai mươi tám tuổi
Những dấu chân trên phù sa rong ruổi
Của hoa ngô cuối vụ khô giòn
Của hoa cải rưng rưng lòng không cầm được
Của bồn chồn mùa tu hú kêu mau…

Tôi của triền sông những năm tháng đi xa
Cỏ mật thơm một tâm tình bối rối…
Những người lính mấy khi về đúng hẹn
Để con sông thao thức đôi bờ

Tôi một hạt của phù sa muôn thủa
Đất bãi gọi về cho đất bãi ngàn xưa.
(Trở về bờ bãi)
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
10
Nếu tiếp tục đi theo con đường “Ngôi nhà mười bảy tuổi” có lẽ Nguyễn
Quang Thiều sẽ có một vị trí yên ổn trên thi đàn. Nhưng anh đã dũng cảm
bước “lạc nhịp” ra khỏi “dàn đồng ca”, mạo hiểm tìm một lối đi mới. Khi
“Ngôi nhà mười bảy tuổi” lọt vào vòng cuối cùng với 4 tác phẩm thơ ứng cử
giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991, Nguyễn Quang Thiều đã nhận ra, đó
chưa phải là hướng đi của anh: “Tôi không muốn tập thơ đó được giải vì tôi
biết những gì đích thực của tôi đang xuất hiện”.
“Sự mất ngủ của lửa” ra đời năm 1992 được giải thưởng Hội Nhà văn
năm 1993 - là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Quang
Thiều, đánh dấu bước ngoặt đổi mới trong tư duy thơ.
Sóng gió đã nổi lên trên diễn đàn ngày từ khi tập thơ được trao giải,
được công nhận là một hướng đi mới. “Sự mất ngủ của lửa” đã gây “sốc” cho
nhiều người. Người nhạy cảm với cái mới đã nhìn thấy triển vọng của một

hướng tìm tòi mới, Phạm Xuân Nguyên nhận ra một “chất giọng lạ của thơ
Thiều”, “như một khúc nhạc đồng quê”… Bên cạnh đó là những ý kiến phản
bác quyết liệt, thậm chí phủ định sạch trơn. Trần Mạnh Hảo xem đó là thứ thơ
“phản thơ”, thơ “dịch xổi”, Trần Đăng Khoa thì gọi là “giọng điệu lơ lớ Tây”.
Các bài viết về “Sự mất ngủ của lửa” chưa có ý kiến nào lý giải triệt để.
Có thể nói, đến nay, "Sự mất ngủ của lửa" vẫn cần được “giải mã” để có sự
kiến giải thuyết phục hơn.
Tuy rằng, cuộc tranh luận về Nguyễn Quang Thiều còn ngổn ngang
những khen chê, song nó cũng làm cho người cầm bút ý thức được rằng họ
không thể viết như cũ được nữa. Một số nhà thơ trẻ đã công nhận rằng ngọn
lửa sáng tạo mà Nguyễn Quang Thiều châm lên đã kích thích họ tìm tòi, đổi
mới. Nguyễn Quyến, một trong số nhà thơ trẻ thừa nhận rằng, Nguyễn Quang
Thiều đã có ảnh hưởng nhất định đối với một số sáng tác của anh. Tập “Mưa
ban mai” xuất hiện vào năm 1993, người đọc đã không khỏi sửng sốt trước
khả năng tung phá ngôn từ và những triết lý sâu sắc của một nhà thơ còn rất
trẻ. Còn nhà thơ trẻ Vi Thuỳ Linh thì tâm sự một cách rất thành thật: “ Khi tôi
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
11
bắt đầu đến với thơ, Nguyễn Quang Thiều đã gây cho tôi một ấn tượng đặc
biệt. Đó là nhà văn có tâm hồn mơ mộng, nhân hậu và đẹp đẽ. Tôi cũng muốn
giữ gìn tâm hồn mình như vậy”.
"Sự mất ngủ của lửa" đã đưa ra một quan niệm mới về thơ. Nguyễn
Quang Thiều đã thoát khỏi lối mòn đơn điệu, lối viết khuôn sáo để có một
cách nhìn mới về hiện thực. Anh vừa vượt qua khỏi cái cũ, vừa nỗ lực tìm
kiếm những giá trị mới. "Sự mất ngủ của lửa" là một bước chuyển đổi về thi
pháp, tư duy, cảm xúc thơ Nguyễn Quang Thiều.
Thế giới trong "Sự mất ngủ của lửa" không còn là những cảm xúc dịu,
nhẹ, những câu thơ ngắn gọn, những hình ảnh trong sáng của “một thoáng hè
thị xã/ chợt nghiêng mình sang thu; / con về thăm ngoại ngoại ơi/ Làng xưa

chiều nắng trong mưa…” mà thay vào đó một thế giới rộng lớn, bụi bặm, hỗn
tạp và trần trụi hơn, là “Tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời; như dao
sắc phất vào tôi tứa máu/ Tôi nấc lên câu hỏi như người sặc khói…”
Thể thơ lục bát biến mất hoàn toàn, thay vào đó là những câu thơ tự do,
thơ văn xuôi trúc trắc hơn với tất cả hình trạng của đời sống: tiếng chó sủa
chớp, chùm chân dán, đàn kiến, nọc độc rắn, mùi cá khô, chuồng gà, cô gái
buôn, những người đàn bà goá bụa,… ám ảnh và gai gợn hơn.
Khi Phạm Xuân Nguyên gọi “thơ Thiều là tiếng hú gào” thì ngay lập
tức người ta liên tưởng đến tác phẩm Howl (Hú) của Ginsberg - chủ soái
trường phái nổi loạn Beat. Và nhiều người cho rằng, Nguyễn Quang Thiều
ảnh hưởng trường phái thơ Beat của Mỹ.
Nguyễn Quang Thiều dịch khá nhiều thơ hiện đại Mỹ, song nguồn ảnh
hưởng thực sự đến nhãn quan đổi mới thơ của anh là: bản dịch nghĩa của thơ
Đường, thơ J.Brodsky và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phương Tây.
Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến J.Brodsky. Nhà thơ Nga được
giải Nobel văn chương năm 1987. Ông là người có ảnh hưởng rộng rãi đến
các nhà thơ trên thế giới. J.Brodsky từng phát biểu ông luôn cảm thấy tuyệt
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
12
vọng như sống trong địa ngục khi không sáng tác. Vì vậy, để lấp đầy khoảng
trống tinh thần mà hình ảnh đời sống luôn chảy vào thơ ông ào ạt, mãnh liệt,
lớp lớp chồng lên nhau.
Nguyễn Quang Thiều luôn coi nhà thơ Nga vĩ đại này là người thầy
tinh thần của mình. Ở Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều là người chịu ảnh
hưởng J.Brodsky sâu đậm nhất.
Dịch giả Hoàng Ngọc Biên đã dịch thơ Josheph Brodsky “Tĩnh vật và
những bài thơ khác” xuất bản tại Huế năm 1991. Ông tâm sự rằng, mỗi khi
dịch thơ J.Brodsky ông lại nghĩ đến thơ Nguyễn Quang Thiều.
Từ “Ngôi nhà mười bảy tuổi” đến “Bài ca những con chim đêm” là một

hành trình sáng tác đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy thơ Nguyễn
Quang Thiều. Hành trình thơ Nguyễn Quang Thiều phần nào khắc hoạ những
chuyển biến trong đời sống thi ca thời kỳ đổi mới.

1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ.
Theo PGS-TS Nguyễn Bá Thành: “Đặc điểm quan trọng nhất của tư
duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy.
Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng chủ yếu, cái tôi trữ tình
trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp” [107, 56].
Như vậy, tìm hiểu tư duy thơ trước hết là tìm hiểu sự vận động của cái
tôi trữ tình trong thơ, thiết nghĩ để làm được điều này, ta cần phân biệt được
sự khác nhau giữa cái tôi và cái tôi trữ tình.
Cái tôi thực chất là một khái niệm triết học. Các nhà triết học duy tâm,
từ R.Đê-cac, J.Gphichtê, G.V.Hêghen, H.Becxông,… S.Phơ-rơt là những
người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức, lý tính trong mối quan hệ
vật chất - ý thức, chủ quan - khách quan, cá nhân - xã hội.
R.Đê-cac (1596-1650) đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng “Tôi tư duy
vậy là tôi tồn tại”. Theo ông, cái tôi thuộc về thực thể biết tư duy, như căn
nguyên của nhận thức duy lý. Nhà triết học Bec-xông (1859-1941) lại cho
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
13
rằng, con người có hai cái tôi. Cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối
với xã hội. Còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức. Ý thức mới chính
là đối tượng của nghệ thuật.
Theo S.Phơ-rơt (1856-1939), cái tôi là sự hiện diện của động cơ bên
trong ý thức con người. Các nhà tâm lý học đều coi cái tôi là yếu tố cơ bản
cấu thành phần ý thức, nhân cách của con người. Cái tôi cũng là một đối
tượng quan tâm của các ngành khoa học xã hội như đạo đức, xã hội học.
Triết học Mac - Lênin khẳng định: Cái tôi là trung tâm tinh thần của

con người, của cá tính con người, có quan hệ tích cực đối với thế giới và với
chính bản thân mình. Chỉ có con người độc lập kiểm soát những hành vi của
mình và có khả năng tái hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình.
Cái tôi có thể xem là cấu trúc phần tự giác.
Tóm lại, nhìn từ góc độ triết học, khái niệm cái tôi vừa mang tính xã hội,
lịch sử vừa phân biệt sự độc đáo và khẳng định tính tích cực của nhân cách.
Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự thể hiện, là sự thôi thúc bên trong tâm
hồn con người có khi mãnh liệt, dồn dập do tác động của đời sống gây nên.
Lê Quý Đôn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, Ngô Thì Nhậm
thì nhận xét “Mây gió, cỏ hoa xinh tươi kỳ diệu đến đâu cũng đều từ trong
lòng mà ra … hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ, mối liên hệ giữa khách thể và chủ
thể luôn đặt ra trong thơ.
“Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình.
Trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhận vật trữ tình trước các
hiện tượng đời sống được thực hiện một cách gián tiếp. Tính chất cá thể hoá
của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu
của thơ trữ tình. Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng biểu hiện phức
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
14
tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới chính kiến, những tư
tưởng triết học” [38, 31].
Trong tác phẩm Mỹ học của G.V. Hêghen, khi đề cập đến nội dung của
thơ trữ tình, tác giả cho rằng: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể, và
chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nội dung. Chính vì vậy cho nên cá
nhân phải có được một bản tính thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú,
phải có một cảm xúc dồi dào và có thể lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc và
đồ sộ” [Theo 30, 295].

Khái niệm về cái tôi trữ tình tuy có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau
nhưng cơ bản vẫn gặp nhau ở nội hàm: tính trữ tình và tính chủ thể.
Có trường hợp nhà thơ là nhân vật, là cái tôi, là hình tượng trung tâm.
Đọc thơ chúng ta thấy giữa thơ và cuộc đời tác giả là một. Trường hợp này cái
tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ.
Thơ trữ tình của W.Gơt, A.Puskin, I.Lec-môn-tôp cũng chính là những
nỗi niềm tâm sự của tác giả. W.Gơt đã từng tâm sự: “Những gì khiến cho tôi
vui mừng, đau khổ hay nói chung thu hút tôi thì tôi cố biến ra thành hình
tượng, thành thơ… Tôi cố gắng thoát ra khỏi những gì đang dày vò tôi bằng
một bài ca, một bài phúng thi, một câu thơ nho nhỏ nào đấy” [Theo 30].
Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và cái tôi trữ tình trong sáng tác là
trường hợp rất phổ biến với thơ. Thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương đến thơ Phan Bội
Châu, Tố Hữu… biểu hiện rất rõ sự thống nhất trên. Thái độ bất bình với
những xấu xa, lố lăng của xã hội… đều có những nguyên nhân sâu xa từ cuộc
đời riêng của Tú Xương. Tố Hữu - nhà thơ, người chiến sĩ cộng sản, đời thơ,
đời cách mạng chỉ là một.
Tuy nhiên có trường hợp, cái tôi của nhà thơ trong đời sống không
đồng nhất cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Nếu máy móc tìm kiếm, gán ghép
tất cả những hành động, việc làm của cái tôi trữ tình cho tác giả hoặc ngược
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
15
lại, lấy cuộc đời con người riêng của nhà thơ đối chiếu với cái tôi trữ tình
trong sáng tác đều không tránh khỏi sự khiên cưỡng. Có những sự khác biệt
dường như hoàn toàn giữa nhà thơ - con người của cuộc sống thực - với thế
giới nội tâm nhiều màu sắc do nhà thơ sáng tạo nên.
Nhìn chung, cái tôi nhà thơ khác với cái tôi trữ tình, cái tôi được nghệ
thuật hoá, nhưng lại không thể tách rời, đối lập mà là thống nhất với nhau,
thống nhất trong một cái tôi chủ thể sáng tạo. Cái tôi nhà thơ là toàn bộ con

người nhà thơ trong cuộc đời thực (ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động,
nghề nghiệp, những mối quan hệ gia đình và xã hội…). Còn cái tôi trữ tình
chỉ là sự hiện diện bộ mặt tinh thần của nhà thơ trong tác phẩm thơ ca. Cái tôi
nhà thơ được nghệ thuật hoá theo quy luật sáng tạo nghệ thuật, cái tôi trữ tình
trình bày với những sắc thái thẩm mỹ phong phú hơn, nhưng chủ yếu vẫn là
hình bóng, là sự vang vọng của tâm hồn và cuộc đời nhà thơ.
Cái tôi có vai trò quan trọng trong thơ với tư cách là trung tâm để bộc
lộ tất cả những suy nghĩ, tình cảm bằng một giọng điệu riêng, nhờ vậy làm
nên cái tôi độc đáo không lẫn giữa nhà thơ của tác giả này với nhà thơ của tác
giả khác. Dù ở dạng nào, ở tư thế khẳng định trực tiếp (tôi, ta, chúng tôi,
chúng ta,…) hay cách ẩn mình (vô nhân xưng) thì người đọc bao giờ cũng
nhận ra cái tôi đang đối thoại hay độc thoại với cuộc đời, vẫn mang dấu ấn
của chủ thể sáng tạo.

1.3. Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Thơ Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, có một sự
chuyển động rất phong phú. “Cái tôi” như bừng tỉnh, “cái tôi” ý thức về mình,
về những vấn đề phong phú của cuộc đời. Con người trở nên phức tạp và
được soi sáng trên nhiều bình diện.
Sau năm 1975, bên cạnh những gương mặt thơ xuất hiện từ trước cách
mạng, trải qua hai cuộc kháng chiến như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận,
Tế Hanh, những nhà thơ của thế hệ chống Pháp và chống Mỹ, trưởng thành
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
16
trong lửa đạn chiến tranh như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Bằng Việt,
Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh,
Nguyễn Duy, Ý Nhi, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Thanh Thảo,…
Sau đó là một loạt cây bút mới thuộc thế hệ đầu tiên của thời bình: Nguyễn
Nhật Ánh, Lê Thị Kim, Bùi Chí Vinh, Trương Nam Hương, Phùng Khắc

Bắc, Nguyễn Quang Thiều,… làm nên một dòng thơ bốn thế hệ trong sự
chuyển giọng bắt nhịp vào một giai đoạn mới của thơ ca dân tộc.
Cuối thập kỷ 80 còn có sự trở về của Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần,
Hoàng Hưng,… với những thi phẩm gây xôn xao dư luận, phá vỡ không khí
tù đọng của đời sống thơ lúc đó. Tiếp đó là hiện tượng Phùng Khắc Bắc,
Nguyễn Quang Thiều. Đầu thế kỷ XXI, làn sóng thơ trẻ làm người đọc bối rối
trước những cách tân táo bạo, lạ lẫm của các cây bút: Nguyễn Quyến, Vi
Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh,
Nguyễn Quốc Chánh, Inrasara, Trần Tiến Dũng, Trần Nguyễn Anh,… mỗi
người một giọng điệu, một tiếng nói khác nhau nhưng điểm chung là sự
khẳng định cái tôi và những nỗ lực làm mới thơ Việt Nam.
Diện mạo thơ Việt Nam sau năm 1975 có nhiều biến đổi. Các nhà thơ
đã bắt đầu ý thức đối thoại với quan niệm thơ trước đó. Suốt 10 năm sau khi
chiến tranh kết thúc, thơ ca tiếp tục quán tính cũ, tiếp tục âm hưởng sử thi.
Khi chạm vào đời sống đầy biến động của thời kỳ đổi mới, cái tôi sử thi có xu
hướng nhạt dần. Thay vào đó là cái tôi trữ tình thế sự và đời tư.
Có thể nói, chưa bao giờ nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân, nhu cầu đi
tìm một giọng điệu riêng lại cấp bách như lúc này. Sự vận động, biến đổi của
cái tôi trữ tình trong thơ sau 1975 kéo theo sự thay đổi các hình thức thể hiện,
từ: giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ, cảm xúc… Đó là sư đổi mới toàn diện hay
chính xác hơn là đổi mới tư duy nghệ thuật. Chưa bao giờ khát vọng tìm kiếm
một giọng điệu riêng lại mạnh mẽ như giai đoạn này. Các nhà thơ tuy mỗi
người một kiểu, tuy chưa định hình một phong cách rõ rệt nhưng đều cố gắng
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
17
có tiếng nói riêng của mình. Đó là cái táo bạo nồng nàn của Phạm Thị Ngọc
Liên, chất lý trí đời thường của Đỗ Minh Tuấn, cái hư ảo xa xăm của Dương
Kiều Minh…
Đặt trong bối cảnh đó, Nguyễn Quang Thiều nổi lên là một cây bút tiên

phong tìm kiếm một tiếng nói riêng. Trong bài “Song thoại với cái mới của
thơ hôm nay”, Trần Vũ Khang cho rằng: “Nguyễn Quang Thiều phải được
xem như cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa ngọn đồi… đây là giọng thơ lần đầu có
mặt tại Việt Nam, và nó được tiếp nhận đầy sáng tạo. Nó tác động mạnh tới
những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch ra ranh giới nhóm làm
thơ theo Thiều và nhóm làm thơ khác Thiều”[60].

1.3.1. Cái tôi khát vọng tìm kiếm
Hành trình thơ Nguyễn Quang Thiều là một sự nỗ lực xác lập cái tôi.
Giã từ “Ngôi nhà mười bảy tuổi” của những hồi ức, kỷ niệm êm ả, ngọt ngào
đậm màu cổ tích, cái tôi ký ức của nhà thơ đã thâm nhập và hoá thân vào đời
sống thực tại. Với "Sự mất ngủ của lửa", biên độ cảm xúc của Nguyễn Quang
Thiều đã được mở rộng. Thế giới không được tái tạo bằng ký ức nữa mà được
chiêm ngưỡng, khám phá chính trạng thái hiện tại của nó. Nếu “Ngôi nhà mười
bảy tuổi” là những cảm xúc mơ mộng được diễn tả bằng một bút pháp truyền
thống thì "Sự mất ngủ của lửa" là những suy tưởng mạnh mẽ, trần trụi, hừng
hực sức sống của đời sống hiện đại. Điều này đã tạo nên sự thay đổi đột ngột
trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều.
Bứt phá khỏi sự êm mượt truyền thống, Nguyễn Quang Thiều đã làm
“ngầu” lên phù sa thơ mình bằng cách nhìn mới, “lạ hoá” những đối tượng
vốn quen thuộc trong đời sống bằng những suy tưởng mới, những liên tưởng
bất ngờ tạo nên ấn tượng mạnh đập vào trực giác của người đọc.
Cái tôi trữ tình trong "Sự mất ngủ của lửa" đã thâm nhập, hoá thân vào
thực tại, nhưng cái tôi ấy nhận ra đời sống hiện đại, đời sống vật chất quá
nhiều sự xô bồ, hỗn tạp đã bóp méo những giá trị tinh thần, những vẻ đẹp tâm
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
18
hồn của con người. Vì vậy, cái tôi ấy khao khát trở lại giá trị nguyên sơ của
tâm hồn, nỗ lực tạo ra một hiện thực mới và nuôi dưỡng hiện thực đó bằng giá

trị tinh thần mới.
Nguyễn Quang Thiều đã bày tỏ quan niệm của mình về thi ca: “Làm
mới lại những gì đã cũ, làm sống lại những gì đã chết”. Theo anh, thế giới này
vốn đã tồn tại như vậy, không có điều gì là mới, chỉ có cách nhìn mới của con
người về thế giới mà thôi. Và sứ mệnh của nhà thơ là phải kết nối tất cả vật
thể trên thế giới này (cỏ cây, mây trời, thú vật, côn trùng,…). Với anh, vẻ đẹp,
sự kỳ diệu nằm ở những điều bình dị nhất. Nhà thơ phải làm hiện lên vẻ đẹp
ấy. Khai mở - đó chính là sứ mệnh lớn nhất của nhà thơ. Quan niệm này chi
phối cảm xúc, tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều.
Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều trước hết là cái tôi khát
khao đi tìm cái đẹp. Cái tôi ấy bám lấy cuộc sống, tìm kiếm vẻ đẹp diệu kỳ
trong những gì thân thuộc nhất. Cái đẹp có lúc nằm ở một trạng thái giản dị
nhất hay ở một chuyển động thô sơ nhất.
Trong bài thơ “Cái đẹp”, nhà thơ đã miêu tả một hành trình đầy gian
nan và thử thách:
Trên con đường gồ ghề
Gió lạnh gào thét
Con bò cắm mặt bước

Con bò nguyền rủa con đường quá dài
Người đàn ông nguyền rủa con bò đi quá chậm
Người đàn bà lặng lẽ quàng lại khăn
Che bớt gương mặt.
Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên một hành trình nặng nhọc trên con
đường gồ ghề, trong rét buốt, gió lộng “người đàn ông chân đất” đẩy chiếc xe
bò chở một người đàn bà đẹp, trên thùng xe có đống đá. Người đàn ông đã
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
19
không nhận ra cái đẹp, lầm lũi “cúi rạp đẩy xe” vì thế con đường hay cuộc hành

trình của anh ta trở nên một gánh nặng, một sự đày đoạ đáng nguyền rủa.
Cuộc sống thực tại với những nỗi nhọc nhằn đã làm con người mất đi
sự nhạy cảm với cái đẹp. Thực chất, cái đẹp không xa lạ, không bí ẩn với
chúng ta mà do chúng ta không biết cảm nhận nó, phải làm cho nó “biểu lộ”.
Đó là một triết lý chìm ẩn mà thi sĩ muốn gửi đến người đọc.
Bài thơ “Chuyển động” cũng thể hiện quan niệm của nhà thơ về cái
đẹp. Cái đẹp được khám phá từ một khoảnh khắc kì diệu của đời sống. Bầy ốc
sên trong cách nhìn của thi sĩ hiện lên đẹp đẽ và kì vĩ. Sự chuyển động của
bầy ốc sên “trong đêm trăng chói gắt như nắng trời mùa hạ” hiện ra như một
đêm “vũ hội”:
Như thành phố vùi trong lòng đất tự xa xưa giờ thức dậy. Bầy ốc sên bò qua
vườn trong ánh trăng chói gắt như nắng trời mùa hạ. Những chóp vỏ chói
sáng như hạt kim cương đính trên vương miện nữ hoàng đêm dạ hội. Những
tấm thân mềm và ướt lướt đi trong êm ái rợn người. Đôi râu ăng ten phóng
lên bắt những âm thanh xa lạ. Ngôn ngữ bí ẩn nào đang hạnh phúc hay đau
khổ gọi bầy sên.

Bầy ốc sên đã giấu mình trong những gốc chuối, những bụi gai. Giờ thức dậy
dưới ánh trăng và ra đi lặng lẽ. Khu vườn này là quê hương chúng, hay là
khu vườn bên, hay còn… xa nữa. Chúng đang rời bỏ quê hương mình hay đi
tìm lại quê hương. Dù thế nào tôi vẫn muốn hát lên một bài ca. Bởi sự ra đi
của chúng đẹp làm sao, như một cơn mơ, như một đêm vũ hội.
Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, mọi sự vật đều có linh hồn, đều được
nhìn theo chiều hướng chuyển động. Đời sống vốn thô nháp, xấu xí, những
mảnh vườn đầy lá rụng, những gốc chuối bị bỏ quên bỗng vươn mình đứng
dậy. Sự ra đi của bầy ốc sên trong cách nhìn của nhà thơ hiện lên một vẻ đẹp
kì vĩ. Chúng ra đi để tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo hơn. Bầy ốc sên trở
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
20

thành một biểu tượng, là một đúc kết, một “cuộc hành hương” lớn của con
người. Đây là một cách nhìn rất mới của Nguyễn Quang Thiều.
Nếu thơ ca Việt Nam trước đây, các nhân vật - sinh vật ít được đưa vào
làm đối tượng chính, hoặc sự có mặt của chúng chỉ đóng vai trò “tín hiệu ngụ
ngôn”, giúp con người bộc lộ cảm thức không, thời gian và những rung động
xã hội thì trong thơ Nguyễn Quang Thiều đầy ắp côn trùng và thú vật: “Bầy
ốc sên”, “đàn kiến qua bàn tiệc”, “bầy châu chấu đói”, “lũ chuồn chuồn”,
“bầy ngựa lạc”, “tiếng chó sủa chớp phía chân trời”, “bầy dơi”,… với một
cái nhìn khác biệt. Nguyễn Quang Thiều đã mượn sự sống của thiên nhiên để
ký thác những rung động, những suy tưởng mới. Nói như Đỗ Minh Tuấn
“những đại biểu của thiên nhiên trong thơ Thiều ẩn chứa một năng lực hoán
cải, hoá thân đã được tuyên ngôn đầy kiêu hãnh…” [131, 234].
Khám phá cái đẹp là cảm hứng bao trùm trong thơ Nguyễn Quang
Thiều, không chỉ xuất hiện trong thơ mà còn trong cả văn xuôi. Người nghệ sĩ
luôn khám phá cái đẹp, cái kì vĩ trong một khoảnh khắc đặc biệt. Chính
khoảnh khắc ấy đã làm đời sống thăng hoa.
Truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” (được dịch ra nhiều thứ tiếng nước
ngoài) đã khám phá ra một điều kì diệu của đời sống. Câu chuyện ghi lại một
đêm mưa lũ, một bầy chim chìa vôi non đập cánh tập bay suốt đêm trên doi
cát giữa sông. Trong cơn mưa lũ, nước sông dâng lên mỗi lúc một nhanh,
khoảnh khắc dòng nước khổng lồ cuốn trôi tất cả cũng chính là lúc bầy chim
non đập cánh một nhịp quyết định và bay lên biển lũ mênh mông. Rồi ánh
bình minh chiếu sáng, hai đứa trẻ suốt đêm tìm cách cứu bầy chim non đã
chứng kiến cảnh tượng kì vĩ ấy. “Và trong mắt hai đứa trẻ, một cảnh tượng
như huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt
át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ và bay lên. Hai đứa trẻ như không
kêu lên được một tiếng nào. Người chúng như đang ngùn ngụt toả hơi nóng”
[117, 216]. Cảnh tượng bay lên kì vĩ của bầy chim là phút thăng hoa của đời
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000

21
sống. Đó cũng chính là sự bay lên của tâm hồn con người, của những đứa trẻ
có trái tim nhân ái và tâm hồn trong sáng.
Trong tuyển tập thơ dịch “Năm nhà thơ Hàn Quốc”, Nguyễn Quang
Thiều cũng gặp một ý tưởng sâu sắc. Các nhà thơ Hàn Quốc đã nhìn thấy
nguy cơ huỷ diệt tâm hồn con người từ đời sống vật chất hiện đại. Con người
hiện đại chỉ biết lao vào tìm kiếm nhu cầu vật chất cho mình. Và họ từ bỏ
“những ý nghĩ bay lên”. Vì vậy, thân thể của họ mọc ra những chiếc vảy
giống như những chiếc vảy của loài bò sát:
Đã từ lâu chúng ta từ bỏ ý nghĩ bay lên
Và cái đầu chúng ta trở nên trơ mòn, teo nhỏ
Trong khi những cái vảy mọc khắp thân thể chúng ta
Máu chúng ta mỗi ngày thêm nguội lạnh
Cứ thế tối tối chúng ta về nhà
Giống như loài bò sát
Trở về đầm lầy của chúng ta
Có thể nói khát vọng kiếm tìm trong thơ Nguyễn Quang Thiều là
“những ý nghĩ bay lên” để cứu dỗi sự nghèo nàn tâm hồn.
Năm 1993, khi tập thơ "Sự mất ngủ của lửa" nhận được giải thưởng
Hội Nhà văn, Nguyễn Quang Thiều cũng đã nói về chức năng của thơ khi trả
lời phỏng vấn trên báo Văn nghệ: “Giai đoạn nào thì thơ, theo tôi cũng chỉ có
một chức năng đó là việc đánh thức (dẫu chỉ mơ hồ) những điều kì diệu trong
tâm hồn con người đã bị thời gian hay cái xấu, cái ác che phủ. Và rồi từng
bước hoàn thiện con người. Quá trình hoàn thiện này có thể kéo dài một vài
thế kỷ hay cả triệu năm. Tôi chắc chắn khi người đọc cảm nhận được một bài
thơ dù ở mức độ nào thì sự cảm nhận đó luôn gián tiếp hay trực tiếp đưa họ
về thế gới của cái đẹp. Những trạng thái tình cảm ở người đọc như nỗi buồn,
sự đau đớn, ân hận hay niềm khao khát… đều là những hành động bên trong
con người đang từng giây tham gia vào việc hoàn thiện tâm hồn họ”.
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp

Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
22
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều đã bộc lộ khá
rõ quan điểm của anh về nghệ thuật, cái đẹp, tình yêu, nỗi tuyệt vọng, niềm hy
vọng, sự sống, cái chết, nỗi ám ảnh, sự hối hận,… tất cả đều in dấu vào các
sáng tác của anh.
Sứ mệnh của nhà thơ, của người nghệ sĩ được anh diễn giải rất hình ảnh
qua bài thơ “Hồi tưởng tháng tư” trong tập “Bài ca những con chim đêm” (1999):
Rền vang những cánh đồng, buổi bình minh đất đai
Tôi thấy mùa hoa loa kèn sinh ra giữa vòm trời bất diệt
Chúng ta đợi từ lâu một cái chết sống lại
Những nhạc công yếu già lần lượt bỏ đi

Im lặng như chưa từng có gì sinh ra trên đất đai này
Rồi ngôi nhà dựng lên như chợt nhớ, rồi suốt đêm gió thổi
Những đồng tiền xưng tên trong lễ rửa tội
Đủ mua một phao dầu cháy hết đêm nay?

…Tôi phải chơi thay những nhạc công đã chết
Và những cây kèn bị lãng quên trong bóng tối cánh đồng.
Những cái tên đều đều vang lên trên mặt đá hoa cương rồi đời
đời im lặng
Theo anh, thiên chức của nhà thơ là tham dự vào nghi lễ của đất trời,
nhưng thi sĩ phải là người mang đến những tiếng kèn mới, những giai điệu
mới đầy sức sống.
Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta bắt gặp một cái tôi của nhiều trạng
thái, cung bậc tình cảm khác nhau - cái tôi phức cảm, cái tôi của những đối
cực. Trong đời sống hiện đại, thi sĩ là người luôn trăn trở với muôn mặt của
đời sống. Với họ, thơ ca là cuộc tìm kiếm lại chính mình. Cái tôi trữ tình
trong thơ Nguyễn Quang Thiều không thuần nhất mà chứa đựng nhiều yếu

Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
23
tố, có khi là đối cực. Những tiếng hú, tiếng gào, khóc,… trong thơ anh là
những cung bậc khác nhau của một cái tôi muốn nói lên những trạng thái
xúc cảm mãnh liệt nhất. Đó là một thông điệp tinh thần muốn sẻ chia với tất
cả mọi người:
- Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt
Tôi khóc
Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng
(Sông Đáy)
- Tôi khóc ngang triền bãi trong cơn mưa hoàng hôn ngạt thở
Tôi khóc những bà già đang rửa chân trước những ngôi nhà ẩm ướt
ven đê
(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)
Thực tại mạnh mẽ, trần trụi trong "Sự mất ngủ của lửa" nhanh chóng bị đổ
vỡ, biến dạng, rạn nứt trong “Những người đàn bà gánh nước sông”. Cái tôi
bị dồn nén, áp đảo bởi muôn ngàn giá trị vật chất thực dụng khác. Những triết
luận, suy tưởng về đời sống được thể hiện trong “Bài ca những con chim đêm”.
Cái tôi ấy lại khao khát tìm lại giá trị nguyên sơ của tâm hồn con người, giật
mình nhận ra một nỗi cô đơn, tuyệt vọng và khao khát tìm gặp tri âm:
Con đường
Con đường
Con đường
Dắt ta về hồ nước cũ

Phăng phắc một lá sen già
Đợi ta trên miền nước lặng
Hỡi người hái hoa kiếp trước
Kiếp này có hoá bình không


Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Hợp
Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000
24
Phải đào ba tấc đất sâu
Mới tìm được người uống rượu?
Phải lên đến bảy tầng trời
Mới tìm được người hầu chuyện?
(Lễ tạ)
Để tìm kiếm tri âm, nhà thơ đã để hồn mình lặn xuống ba tấc đất sâu, bay lên
đến bảy tầng trời, mở rộng ra bốn phương tám hướng. Anh vừa “cúi xuống”
để lắng nghe hồn đất đai, vừa “ngẩng lên” để tìm kiếm những thanh âm kỳ
diệu của vũ trụ, chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của mây trời.
Theo Nguyễn Quang Thiều, bài “Lễ tạ” không chỉ là một cuộc tìm
kiếm tri âm mà còn là tìm kiếm cội nguồn của chính bản thân. Cái cội nguồn
này không mang ý nghĩ triết học mà là câu hỏi chính lòng mình. Trong xã hội
đông đúc bon chen vật chất, nếu chúng ta không tìm thấy được bản chất của
chúng ta trong đó, chúng ta đánh mất mình, đánh mất những giá trị cao quý
nhất. Toàn bài thơ là những hình ảnh gần gũi: Sen, nước, bình gốm, hoa,…
tĩnh lặng và thanh cao. Bài thơ như một “cuộc thiền kỳ vĩ”. Nói theo Phật
giáo: Sự ra đi của con người có thể trở thành nhà thơ, nhưng sự trở về của con
người có thể trở thành đức Phật.
Ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Quang Thiều, ta còn bắt gặp một cái
tôi cô đơn: cô đơn không tìm thấy tri âm (Lễ tạ); cô đơn trong xã hội đông
đúc “lúc nhúc những tham vọng” (Nhân chứng của một cái chết). Nguyễn
Quang Thiều nhận ra rằng, con người trong đời sống hiện đại dễ có nguy cơ
đánh mất mình. Họ “gọi mãi bóng mình bằng cái tên xa lạ” (Những người
lang thang) và “lạc ngay trước ngõ nhà mình” (Hồi tưởng tháng chín).
Khi hiểu mình, hiểu người, hiểu đời, đối diện với chính bản thân, con
người càng cảm thấy trống vắng, cô đơn đến không ngờ. Nhà thơ đã làm cuộc

đối thoại với chính mình:

×