Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nạn Săn Bắt Và Bày Bán Thịt Thú Rừng Trái Phép Ở Chùa Hương Mỹ Đức Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.21 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI :
NẠN SĂN BẮT VÀ BÀY BÁN THỊT THÚ RỪNG
TRÁI PHÉP Ở CHÙA HƯƠNG- MỸ ĐỨC- HÀ NỘI
1
LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………….
MỤC LỤC:…………………………………………………………
1. Xác định đối tượng nghiên cứu ………………………………… 1
2.Các yêu cầu cần đáp ứng ………………………………………… 2
2.1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………… 2
2.1.1 Lí do chọn đề tài…………………………………………….2
2.1.2 Ý nghĩa khoa hoc, kinh tế, xã hội của vấn đề ………………3
2.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………… 3
2.3 Nhiệm vụ……………………………………………………….3
2.4 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….4
3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu…………….4
4. Dàn ý nội dung nghiên cứu……………………………………… 4
4.1 Thực trạng vấn đề…………………………………………… 4
4.2 Giải pháp ngăn chặn tình trạng “chảy máu” thịt rừng………….8
5. Tài liệu tham khảo……………………………………………… 11
2
1. Xác định đối tượng nghiên cứu
Nạn săn bắt, thu mua, bày bán các loại thịt thú rừng ngang nhiên ỏ
chùa Hương.
2. Các yêu cầu cần đáp úng
2.1. Tính cấp thiết của đề tài
2.1.1 Lí do chọn đề tài
- Mỗi dịp xuân về khách thập phương lại hành hương về nơi đất Phật-
Chùa Hương, hình ảnh những quán hàng treo đủ các loại thịt thú rừng,
khiến nhiều người bức xúc, không ít người băn khoăn về công tác bảo
vệ rừng.
- Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng nạn săn bắt và


bày bán thịt thú rừng đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư
luân.
2.1.2 Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội của vấn đề
- Các loại thú rừng ở chùa Hương đang bị tận diệt, bị khai thác và bày
bán 1 cách công khai mà chưa có biện pháp xử lí triệt để.
- Một số loại thú hầu như đã bị biến mất tại núi rừng Hương Sơn.
- Ngăn chặn nạn săn bắt thú rừng giúp đa dạng sinh học.
- Các loại chim, thú rừng có vai trò, giá trị rất to lớn trong hệ sinh thái
rừng mưa nhiệt đới.
- Hậu quả về môi trường sinh thái đã đang sẽ xấu đi do nạn săn bắt,
mua bán, ăn thịt thú rừng gây nên được nêu ra như 1 lời cảnh báo cho
toàn thể mọi người.
- Nghị định 39-CP năm 1963 Điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú
rừng do Hội đồng Chính Phủ ban hành.
3
+ Để bảo vệ và phát triển những loại có ích, hiếm và quý và bảo vệ
chim, thú rừng trong mùa sinh đẻ, trong những trường hợp chúng
không phá hoại sản xuất hoặc trục tiếp đe dọa tình mạng con người.
+ Ngăn cấm dùng các phương tiện săn, bắt nguy hiểm cho người và
gia súc, giết hại hàng loạt chim, thú rừng.
+ Điều 13: Những cá nhân hoặc tập thể vi phạm điều lệ này, tùy theo
mức độ nặng nhẹ, số lần vi phạm sẽ bị xử lý theo 1 trong các hình
phạt:
1. Cành cáo.
2. Tịch thu chim, thú rừng đã săn,bắt trái phép.
3. Tịch thu phương tiện săn bắt.
4. Thu hồi giấy phép, cấm săn bắn một thời gian hoặc cấm vĩnh viễn.
2.2 Mục đích nghiên cứu
Để mọi người biết về tình trạng săn bắt, đặc biệt là bày bán thịt thú
rừng trái phép ở chùa Hương nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết

vấn đề này, bảo vệ các loài thú hoang dã.
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ xây dựng cơ sở lý thuyết về nạn săn, bán thịt thú rừng ở
chùa Hương.
- Nhiệm vụ phân tích làm rõ bản chất và quy luật của nạn săn
thú( quan niệm ăn thịt thú rừng đầu năm để lấy may khiến cho không
ai để tâm đến chuyện thú rừng bị săn bắn ráo riết.)
- Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp ứng dụng cải tạo thưc hiện.
2.4 Phạm vi nghiên cứu
4
Thòi gian từ 10 năm trở lại đây ( 2001-2011) tại địa bàn khu thắng
cảnh chùa Hương- Hương Sơn- Mỹ Đức- Hà Nội, các thông tin, số liệu
thu thập điều tra trên sách tạp chí chùa Hương, trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trên các trang web…
3. Cơ sở của phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống
hóa, phân tích từ đó rút ra kết luận về vấn đề.
- Phương pháp định lượng,định tính, thống kê học, điều tra, phỏng vấn
4. Dàn ý nội dung nghiên cứu
4.1 Tình trạng thực tế

- Khách hàng trẩy hội chùa Hương bức xúc với những xâu móc thịt thú
rừng treo lủng lẳng ở các gian hàng chùa Hương.
- Du khách nản lòng vì những quán hàng bán thịt thú rừng công khai
như thách thức, gây phản cảm và ám ảnh với những người theo nhà
Phật, trước hàng chục quán, một số con thú rừng đã bí vặt sạch lông,
thui vàng và được để nguyên “thây” để chứng tỏ với thực khách đó là
thịt thú rừng “xịn”. Những hình ành khốc liệt đó được bày ra ngay trên
đất Phật linh thiêng, vói lời dạy tù bi, không sát sinh.
5

- Mùa lễ hội trước, tình trạng bày bán thịt thú rừng đã bị ban tổ chức
dẹp bỏ, nhưng năm nay lại biến thành một chợ thịt thú rừng, sầm uất
chưa từng thấy.
- Để thấy rõ thịt tươi, đỏ thơm, người ta lóc xương, treo nguyên “bộ
khung” đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt người đi
đường, để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng thì người ta mới
biết là hàng “xịn”.
- Con nào chót cạo lông, thui vàng thì treo biển ở mũi, ở đầu thi thể loài
thú: “nai rừng” ; “hươu rừng” ( chứ không phải hươu nai nuôi)…dù là
động vật rừng hay động vật nhà, cứ hành quyết treo lên như vậy.
- Khách mua rất đông, ai thích, giá cả thỏa thuận xong, chủ quán chui
vào bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt trước sự
thêm thuồng của nhiều thực khách.
6
- Thịt thú rừng được treo kín khu làng Hương Sơn để chào mời khách.
Có 3 tiểu khu kinh doanh thịt thú rừng rầm rộ: Hương Sơn, bến Đục,
đầu suối Yến và đoạn nhà hàng chạy dọc bến Trò( nằm dưới chân chùa
Thiên Trù trong cùng suối Yến), trong đó khu bến Trò là trung tâm của
“chọ thịt thú rừng” với hơn 30 cửa hiệu, nhà hàng thịt thú báy san sát.
Nhà hàng nào cũng có 7-8 con thú đủ loại.
- Một vài nhà hàng tế nhị hơn thì chỉ treo báo, hươu, cầy…nhồi bông.
Song trên bàn pha thịt, các loại thịt còn tươi rói vẫn được chủ cửa hàng
giới thiệu đó là thịt thú rừng.
- Để thưởng thức, khách có thể vào ăn tại chỗ hoặc mua về. Ngay cả
khu nhà hàng lớn áp sát ngay chùa Thiên Trù, thịt thú các loại cũng
được phanh thây, treo lủng lẳng trên các móc sắt.
- Các loại thú bị giết thịt và bày bán ở đầy chồn, cầy hương, cầy vòi,
cầy hoa quả, hoẵng, nai…
- Giá các loại thịt thú rừng: (nghìn đồng/ kg).


Chồn
300- 350
Cầy hương 250- 300
Cầy vòi 300-350
Hoẵng rừng 400
Nai 200- 300
7
Cầy hoa quả 350
- Tình hình các nguồn hàng của các cửa hàng bán thịt thú rừng:
+ Thịt thú giầu dưới tận Kim Bảng (Hà Nam).
+ Thợ săn ở rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Kim Bảng (Hà Nam),
rừng Lạc Thủy (Hòa Bình) sẵn sàng phục vụ chùa Hương.
- Kinh doanh thịt thú rừng vẫn chưa đủ, dọc tuyến đường bộ của chùa
Hương còn có những sản vật tươi sống, quý hiếm để làm quà cho lưu
niệm cho du khách.
- Ví dụ ngay khu gần cửa ga cáp treo chùa Hương 1 gian hàng đồ lưu
niệm còn bày bán 3- 4 xô, chậu rùa đá. Mỗi chậu có khoảng 40- 50 con.
Giá mỗi con lên tới 300 nghìn đồng. Mặc dù rùa đã được xếp hạng
động vật hoang dã nhưng chỉ trong buổi sáng khai hội, cả chục con đã
được bán hết veo.

Theo nghiên cứu của Traffic, gần 50% người dân Hà Nội tham gia khảo
sát cho biết tứng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã bằng các cách ăn
thịt thú rừng, uống mật gấu, cao hổ cốt… chỉ vì chúng được cho là “tốt
cho sức khỏe”, “sành điệu đúng kiểu chơi”…Đối với các doanh nhân
việc sử dụng động vật hoang dã được coi là “ biểu trưng cho địa vị”.
8
- Nạn giả thịt thú rừng: do lợi nhuận của việc bán thịt thú rừng nên một
số cửa hàng đã làm giả thịt thú rừng bán cho du khách. Du khách nếu
chỉ nhịn bằng mắt thường, khi con thú được thui vàng, hoặc chỉ treo

mỗi phần chân sẽ rất khó phát hiện đâu là thật, giả.
4.2 Biện pháp ngăn chặn tình trạng “chảy máu thịt rừng”

- Xử lý nghiêm các cửa hàng bày bán trái phép.
- Ban tổ chức lễ hội chùa Hương tổ chức tuyên truyền, kí cam kết với
các chủ nhà hàng không quảng các, bày bán thịt thú rừng.
- Lực lượng kiểm lâm hàng ngày thay nhau tuần tra bảo vệ rừng, đồng
thòi xử nghiêm các vi phạm.
- Đóng cửa toàn bộ các nhà hàng có bán các món ăn tù thịt động vật
hoang dã.
- Các chương trình nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, hiện trạng
nguồn tài nguyên động vật rừng của Hương Sơn, nhấn mạnh vai trò giá
trị của các loài thú rừng với hệ sinh thái.
- Giúp người dân nhận thức được hậu quả về môi trường sinh thái, đã
đang sẽ xấu đi do săn bắt, mua bán, ăn thịt thú rừng.
9
- Tổ chức các cuộc diễu hành trên các nẻo đường nhằm tuyên truyền cổ
động đến từng người dân về “Đạo đức môi trường, bảo vệ động vật
hoang dã là bảo vệ sự sống con người”.
- Tổ chức các triển lãm ảnh động vật hoang dã.
- Triển lãm tổng hợp tranh biếm họa, ảnh, thông tin (về các loài mới
phát hiện), sách, báo, tạp chí, mẫu vật…phóng sự ảnh và buôn bán trái
phép động thực vật hoang dã quý hiếm như hổ, gấu, voi, tê tê, cậy
hương, các loài chim thú và các sản phẩm của chúng… được thể hiện
trực quan sinh động tác động đến đa dạng sinh học và hậu quả của việc
buôn bán động vật trái phép.
- Kêu gọi mọi người nói “không” với thịt thú rừng, các sản phẩm từ
động vật hoang dã. Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã mỗi người
có thể làm gì để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị buôn bán, tiêu thụ
trái phép, đường dây nóng.

- Tổ chức các trò chơi vui nhộn nhằm giúp các em học sinh yêu thiên
nhiên, môi trường và thấy được vai trò to lớn của tài nguyên rừng từ đó
nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng.
10
- Lập lên các diễn đàn đạo đức môi trường. tăng cường tiếng nói của
một số nhân vật quan trọng. có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với đông
đảo nhân dân. Mỗi nhân vật sẽ đại diện cho các cơ quan, tổ chức khác
nhau như Phật giáo, nhà khoa học, trường đại học, người nước ngoài, y
học, tổ chức bảo tồn, WWF, kiểm lâm, cánh sát môi trường, vườn quốc
gia, nhà háng, người làm nghệ thuật…
- Trao biểu tượng “nhà hàng xanh” cho các cửa hàng cam kết không
bán thịt thú rừng.
- Trao biểu tượng “ Đại sứ đạo đức môi trường” .
- Thọ săn thú rúng là những nông dân địa phương nghèo, để săn bắt
được động vật rừng, họ phải ở chui rúc trong rừng, nhiều người bị sốt
rét hành hạ và mắc các loại bệnh tật khác. Vì miếng cơm manh áo họ
phải mạo hiểm, đã có nhiều thợ săn tâm sự thật lông rằng do kế sinh
nhai nên họ phải làm cái nghề mà chính họ cũng cho là độc ác. Trong
thực tế họ chỉ làm giàu cho những kê buôn bán động vật hoang dã mà
thôi, còn họ mãi mãi là những người nghèo khó, quanh năm túng thiếu.
- Cuộc sống khốn khó khiến họ làm liều. Nhiều người trong số họ đã bị
bắt, đương nhiên lám sai thì luật pháp phải trùng phạt. Nhưng đừng coi
11
đây là giải pháp hữu hiệu, bởi bắt được người này sẽ lại mọc ra người
khác. Giáo dục nhận thức và tạo thu nhập để người ta thoát nghèo, từ đó
từ bỏ ý định săn bắt trái phép là giải pháp khả thi hơn.
- Chúng ta cứ quen nói, săn bắn là “ảnh hưởng tới đa dạng sinh học”
nhưng thuật ngữ này còn xa xôi với người dân lắm. Hơn thế khi người
ta nghèo thì người ta đâu có quan tâm, phải giải quyết từ cốt lõi.
- Nên sử dụng chính những người săn bắt động vật trái phép làm người

bảo vệ động vật. Chúng ta cần tìm đến họ, cần có 1 tổ chức nhà nước
hoặc độc lập quản lí họ, những nơi náy sẽ thu phục, huấn luyện, truyền
tri thức khoa học, giao trọng trách cho họ bảo vệ động vật rừng; hoặc
được vay vốn để thay đổi cuộc sống , thu nhập của họ từ công việc mới
sẽ đủ để nuôi sống gia đình. Nếu chúng ta sử dụng họ làm người giữ
rừng và trả lương cho họ thì đó là giải pháp tốt nhất vì không ai gần gũi
với rừng và thông thuộc địa hình bằng họ.
5. Tài liệu tham khảo
- Trẩy hội chùa Hương- nhà xuất bản Hà Nội
- Chùa Hương Tích cành quan và tin ngưỡng- Phạm Đức Hiếu, nhà xuất
bản thanh niên năm 2008
12
- website:
+ Dantri.com
+ Hanoimoi.com.vn
+ Baobacgiang.com,vn
+ News.vnn.vn
+ Baomoi.com
+ Xaluan.com
+ Giadinh.net
+Tintuc.xalo.vn
+ Tinmoi.vn
+ Viettime.com
+ f.tin247.com


13
14

×