Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.87 KB, 105 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM THỊ KIỀU LÊ




THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ VIỆC
LÀM CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT
(Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội


















Hà Nội-2014


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM THỊ KIỀU LÊ




THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ VIỆC
LÀM CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT
(Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:Công tác xã hội
Mã số: 60900101








Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Tất Dong








Hà Nội-2014




3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.


Hà Nội, Ngày tháng năm 2014

Tác giả


Phạm Thị Kiều Lê










Xác nhận của Giáo viên hƣớng dẫn






GS. TS Phạm Tất Dong
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng




GS. TS Trịnh Duy Luân
4


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực không ngừng
của bản thân tôi còn nhận đƣợc rất nhiều sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy cô,
gia đình, bạn bè cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng và các cơ quan đoàn thể tại địa bàn
nghiên cứu.
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Phạm Tất Dong- Phó
chủ tịch kiêm Tổng thƣ ký Hội Khuyến học Việt Nam, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận
tình, định hƣớng chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã trực tiếp,
cũng nhƣ các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trƣờng đại học khoa học xã hội và
nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để tôi
có đƣợc nền tảng kiến thức vững chắc.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, thầy cô giáo và học sinh khuyết tật
tại Trung tâm dạy nghề Nhân đạo, Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ và
động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn đƣợc tốt
hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014
Học viên cao học



Phạm Thị Kiều Lê



5


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8
3.Ý nghĩa của nghiên cứu 20
4.Mục đích nghiên cứu 21
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 21
6.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 21
7.Phƣơng pháp nghiên cứu 21
8.Phạm vi nghiên cứu 25
9.Thời gian nghiên cứu 25
10.Câu hỏi nghiên cứu: 25
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
VIỆC LÀM CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT 27
1.1.Cơ sở lý luận của đề tài 27
1.1.1.Thuyết về nhu cầu của con ngƣời 27
1.1.2.Thuyết về quyền con ngƣời 28
1.1.3.Lý thuyết xã hội hóa 29
1.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài 32
1.3.Các khái niệm công cụ dùng trong luận văn 35
1.3.1.Ngƣời khuyết tật 36
1.3.2.Trẻ em khuyết tật 36
1.3.3.Dạng khuyết tật 36
1.3.4.Việc làm 33
1.3.5.Học nghề 36
6

Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
VIỆC LÀM CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÂN

ĐẠO VÀ TRUNG TÂM DẠY NGH Ề TỪ THIỆN QUỲNH HOA 35
2.1.Tổng quan về hai địa bàn nghiên cứu 38
2.1.1.Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: 38
2.1.2.Trung tâm dạy nghề nhân đạo 39
2.2. Các hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm 40
2.2.1.Tƣ vấn, hƣớng nghiệp 40
2.2.2.Dạy nghề 46
2.2.3.Các hình thức giới thiệu việc làm 55
2.2.4.Tạo việc làm 57
2.2.5.Các hoạt động hỗ trợ khác 58
2.3. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm
62
2.3.1.Tƣ vấn hƣớng nghiệp 62
2.3.2.Dạy nghề 63
2.3.3.Tạo việc làm 64
2.4.Những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em
khuyết tật tại hai trung tâm 67
2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật 70
KẾT LUẬN 76
KHUYẾN NGHỊ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 87







7



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X trình Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI có đoạn viết: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có
khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn
thƣơng, vƣợt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỉ lệ ngƣời lao động tham
gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các
loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng
đồng. Bảo đảm cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn
vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra,
kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng,
đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tƣợng”[4, tr.23]
Trong những năm qua, vấn đề tạo việc làm trong xã hội, tạo thu nhập cho ngƣời lao
động để thực hiện xóa đói giảm nghèo, giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với
các nguồn lực kinh tế để có điều kiện tham gia lao động sản xuất đã trở thành một vấn đề
bức thiết ở nƣớc ta. Ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trƣởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tại
Việt Nam, nhóm yếu thế là ngƣời nghèo và những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, đến năm 2011, cả nƣớc có gần 13 triệu lao động thuộc
nhóm thế yếu (chiếm gần 24% lực lƣợng lao động).Trong đó, bao gồm 4,2 triệu lao động
là ngƣời khuyết tật, gần 500 nghìn ngƣời thất nghiệp dài hạn [33, tr.1]. Thực hiện chƣơng
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2005 –
2010, có 5 triệu hộ lao động nghèo và khuyết tật phải vay vốn tín dụng ƣu đãi khoảng 6 –
7 triệu đồng/ lƣợt/ hộ (tổng nguồn vốn giải ngân lên tới 3.155 tỷ đồng).
Nhƣ vậy, vấn đề lao động, việc làm của ngƣời khuyết tật trở thành một điểm nóng.
Để giảm dần sức ép lao động của ngƣời khuyết tật, vấn đề đặt ra là ngay từ khi còn ở độ
tuổi vị thành niên, trẻ khuyết tật phải đƣợc tạo điều kiện tiếp cận và hòa nhập vào các cơ
sở xúc tiến việc làm để đến tuổi lao động, các em đã có một việc làm cụ thể, có đƣợc mức

8

thu nhập để có thể sống đƣợc trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc làm bấp
bênh và thu nhập rất mong manh.Giống nhƣ bất cứ trẻ em nào, trẻ khuyết tật cũng có
tiềm năng phát triển trong cộng đồng và ảnh hƣởng tích cực đến cuộc sống của mọi ngƣời
quanh mình. Thực tế đã chứng minh, khi các em đƣợc dạy nghề, các em cũng có thể làm
tốt rất nhiều công việc, đóng góp tích cực cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên quá
trình dạy và học nghề phù hợp với yếu tố thể chất, nhu cầu cũng nhƣ cơ hội tiếp cận việc
làm của trẻ còn là vấn đề đáng bàn luận và gặp nhiều khó khăn.
Công tác xã hội với vai trò một nghề trợ giúp đang phát triển nhanh chóng trong
những năm gần đây ở Việt Nam. Giá trị và chuyên môn công tác xã hội đã đƣợc khẳng
định trong hoạt động trợ giúp ngƣời yếu thế nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.
Trƣớc tình hình đó, tôi chọn vấn đề hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật làm đề tài luận văn
thạc sĩ công tác xã hội, góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng chính sách an sinh xã hội
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đề xuất một vài ý
kiến vào hƣớng giải quyết vấn đề này trong những năm tới đồng thời nghiên cứu cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ việc làm
cho trẻ em khuyết tật.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Mô hình hỗ trợ người khuyết tật tại một số quốc gia trên thế giới
 Phần Lan
Hệ thống an sinh xã hội ở các nƣớc Bắc Âu bao bọc toàn bộ dân cƣ, đặc biệt không
giới hạn đối với những nhóm yếu thế không có khả năng chăm sóc mình. Hƣớng tới mô
hình an sinh xã hội Bắc Âu, mà theo đánh giá của nhà xã hội học Phần Lan Erisk Allardt,
là khá toàn diện, hệ thống an sinh xã hội (giáo dục, y tế, phúc lợi) của Phần Lan đƣợc hình
thành trong ba thập niên đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngày càng
đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh và đƣợc đánh giá là một trong những hệ thống an sinh xã hội
rộng rãi nhất thế giới. Vào thập niên 80, chi phí xã hội ở Phần Lan chiếm khoảng 24%
9


GDP, so với Thụy Điển, Đan Mạch và Na uy tƣơng ứng là 35%, 30% và 22%
GDP.Chƣơng trình an sinh xã hội ở Phần Lan bao gồm các chƣơng trình đảm bảo an sinh
thu nhập và các chƣơng trình cung cấp dịch vụ sức khỏe và thu nhập. Hệ thống an sinh xã
hội ở Phần Lan hƣớng đến bao bọc toàn bộ dân cƣ, đặc biệt là các đối tƣợng yếu thế trong
xã hội trong đó có ngƣời tàn tật. Phúc lợi đƣợc quy định trong Đạo luật đối với ngƣời tàn
tật năm 1946 quy định trách nhiệm điều trị cho ngƣời tàn tật. Các cơ sở cung cấp nhà ở,
đào tạo nghề, môi trƣờng làm việc và phục hồi sức khỏe cho những ngƣời tàn tật hoạt
động dƣới sự giám sát của Ban phúc lợi xã hội quốc gia, còn Ban trƣờng học quốc gia
giám sát các trƣờng dành cho trẻ em tàn tật. Các thiết bị đặc biệt nhƣ chân, tay giả…đƣợc
cung cấp miễn phí [20], [54]
 Thụy Điển
Nhà nƣớc Thụy Điển là một Nhà nƣớc phúc lợi, xây dựng ba hệ thống quan trọng:
- Hệ thống giáo dục không thu phí
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe với chi phí danh nghĩa (tức là chi phí rất rẻ, không
đáng kể)
- Hệ thống bảo hiểm xã hội hết sức hào phóng cho các tổn thất thu nhập do rủi ro,
khuyết tật, ốm đau, già cả, mất sức
Hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy Điển đảm bảo những ngƣời tàn phế và khuyết tật
đƣợc chăm lo để trở lại lao động và làm việc [20]. Chính sách trợ cấp, hỗ trợ của Thụy
Điển chú trọng 4 trƣờng hợp sau:
- Trợ cấp gia đình đông con
- Trợ cấp nhà ở
- Trợ cấp ngƣời khuyết tật
- Trợ cấp mất sức lao động
 Cộng hòa liên bang Đức
Về giải quyết vấn đề việc làm và dạy nghề, Cộng hòa Liên bang Đức có quỹ bảo
hiểm làm, đặc biệt là:
- Tƣ vấn và môi giới việc làm cho ngƣời khuyết tật
10


- Hỗ trợ nhận việc làm (trợ cấp di chuyển, các chi phí khi nhận việc) cho ngƣời thất
nghiệp, đặc biệt là ngƣời tàn tật
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật
- Hỗ trợ hòa nhập nghề cho ngƣời khuyết tật. Nƣớc Đức có hệ thống giáo dục dành
cho trẻ khuyết tật rất hiện đại, và đƣơng nhiên họ rất chú ý đến dạy nghề cho đối
tƣợng này. Nếu nhƣ những trẻ khuyết tật ở nƣớc Đức khi lớn lên gặp cảnh thất
nghiệp hay kiếm việc làm thì chính sách an sinh xã hội với quỹ bảo hiểm thất
nghiệp của họ sẽ đảm bảo cho ngƣời khuyết tật vì các phƣơng diện nói ở trên để
họ hòa nhập với xã hội [26]
 Úc
Trong các quốc gia phát triển, mô hình dịch vụ về việc làm cho ngƣời khuyết tật ở
Úc đƣợc coi là những định hƣớng thành công đối với cuộc sống của ngƣời khuyết tật và
định hƣớng về hòa nhập xã hội của họ. Định hƣớng này không chỉ giúp đỡ cá nhân ngƣời
khuyết tật mà còn hƣớng đến giúp đỡ các doanh nghiệp có lao động là ngƣời khuyết tật.
Cách tiếp cận về dịch vụ việc làm cho ngƣời khuyết tật ở Úc hƣớng đến tập trung vào các
mục tiêu: Loại bỏ những rào cản về mặt dịch vụ cho ngƣời khuyết tật; xây dựng các hình
thức trợ giúp về quyền cho những ngƣời khuyết tật vừa rời ghế nhà trƣờng để bƣớc chân
vào thị trƣờng lao động; tăng cƣờng các nguồn thông tin tìm kiếm việc làm ở các vùng
sâu xa; quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển các kỹ năng; tạo hệ thống
phản hồi nhanh đối với các doanh nghiệp (Australian Government 2008).
Ở Úc, Bộ Giáo dục, Đào tạo, Việc làm và Thanh niên là bộ phận quan tâm nhiều
đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và đƣa ra nhiều chƣơng trình về đào tạo và bồi
dƣỡng kỹ năng làm việc. Các chƣơng trình về dịch vụ việc làm cho ngƣời khuyết tật từ
các hoạt động này khởi đầu từ năm 1991, cho tới nay hai lĩnh vực chính về dịch vụ việc
làm cho ngƣời khuyết tật đƣợc xoay quanh các vấn đề về: (a) chƣơng trình tiếp cận việc
làm với các mô hình về Đào tạo, Khởi đầu công việc, Trợ giúp tìm kiếm việc làm; và
hoạt động can thiệp; (b) Các chiến lƣợc can thiệp dựa trên cộng đồng với mô hình chia sẻ
kỹ năng (Thornton & Lunt 1997; Phillips 2008; Social Policy Research Centre 2008).
Ngoài các mô hình dịch vụ chung nhƣ vậy, chính quyền Úc và các bang còn xây dựng

11

các chƣơng trình chuyên biệt về dịch vụ việc làm dành cho ngƣời khuyết tật ở các mô
hình về phục hồi chức năng, các dịch vụ về đào tạo nghề và tìm việc làm cho ngƣời
khuyết tật (các dịch vụ này nhằm gia tăng sự độc lập, khả năng làm việc và sự hội nhập
cua ngƣời khuyết tật ở môi trƣờng làm việc; các dịch vụ về đào tạo, việc làm và chuẩn bị
cho quá trình làm việc; các dịch vụ trợ giúp quá trình chuyển đổi ngƣời khuyết tật từ môi
trƣờng giáo dục-học nghề-làm việc chuyên biệt sang môi trƣờng làm việc hòa nhập). Để
thực hiện đƣợc các chƣơng trình định hƣớng về mặt dịch vụ này, ngoài hệ thống luật
pháp đủ mạnh ở cấp quốc gia, các bang cũng có những hệ thống quy điều luật cụ thể và
có đƣợc nguồn hỗ trợ tài chính tập trung và bộ máy vận hành, kiểm tra, đánh giá, phản
hồi chặt chẽ. Những kết quả đạt đƣợc từ các mô hình dịch vụ này đã hƣớng quốc gia Úc
tạo dựng đƣợc cách tiếp cận hòa nhập cho ngƣời khuyết tật ở các lĩnh vực đời sống và tạo
đƣợc mô hình xã hội hòa nhập và xã hội phúc lợi cho mọi ngƣời [26].
 Nhật Bản
Tính đến cuối năm 2012, dân số Nhật Bản là khoảng 127,5 triệu ngƣời. Trong đó,
số ngƣời khuyết tật trên 7,5 triệu ngƣời, chiếm gần 6% dân số. Ngƣời khuyết tật ở Nhật
Bản đƣợc phân làm hai loại: ngƣời khuyết tật cơ thể và ngƣời khuyết tật trí tuệ.
Trong hơn 1/4 thế kỷ qua, Chính phủ Nhật Bản đã quan tâm nhiều đến ngƣời
khuyết tật, dành một khoản tài chính lớn để trợ cấp cho những ngƣời khuyết. Mức trợ cấp
tùy thuộc vào mức độ thƣơng tật của ngƣời khuyết tật. Về giáo dục
Mặc dù Nhật Bản đã thực hiện giáo dục hoà nhập từ hơn 30 năm qua, nhƣng cho đến nay
vẫn tồn tại hai hình thức là giáo dục chuyên biệt và giáo dục hoà nhập. Hiện nay tại Nhật
Bản đang có xu hƣớng giảm dần giáo dục chuyên biệt và thực hiện phổ biến giáo dục hoà
nhập, trẻ em vào lớp 1 tiểu học cùng các bạn bình thƣờng. Khi lên cấp II và cấp III, học
sinh khuyết tật cũng đƣợc lên lớp cùng với học sinh bình thƣờng, nhƣng khi đánh giá về
khối lƣợng kiến thức tiếp thu thì theo một quy định riêng. Hiện nay, một số
ngƣời khuyết tật đƣợc học tập trong các trƣờng dạy nghề dành riêng cho họ, nhƣng đa
phần đƣợc học trong các trung tâm và cơ sở dạy nghề ngắn hạn dành riêng cho
ngƣời khuyết tật. Hệ thống này bao gồm các cơ sở dạy nghề của Nhà nƣớc và tƣ nhân

nhƣng các cơ sở của tƣ nhân đƣợc hỗ trợ kinh phí từ tỉnh, thành phố sở tại bằng nguồn tài
12

chính từ khoản nộp phạt của các công ty không tiếp nhận đủ số lƣợng ngƣời khuyết tật
vào làm việc theo quy định của Chính phủ.Mỗi trung tâm dạy nghề có khoảng từ 20 -100
học viên khuyết tật. Ngƣời khuyết tật về cơ thể học từ 1- 2 năm với các môn nhƣ vi tính,
công việc văn phòng. Còn ngƣời khuyết tật trí tuệ thì học từ 6 -12 tháng với các môn nhƣ
lắp ráp linh kiện, dụng cụ… đó là những nghề không đòi hỏi nhiều về trí tuệ. Nhƣng đối
với ngƣời khuyết tật về trí tuệ mà có khả năng thì vẫn đƣợc đào tạo những môn học nhƣ
ngƣời khuyết tật về cơ thể. Bên cạnh việc học nghề chuyên môn, ngƣời khuyết tật đƣợc
học phong cách làm việc nhƣ chào hỏi, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật giờ giấc, tự giác
chấp hành nội quy, tác phong làm việc… Sau khi học nghề, ngƣời khuyết tật đƣợc theo
dõi trong một thời gian dài, ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào từng đối tƣợng khuyết tật. Về
việc làm, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến lĩnh vực này. Trong
đó, Bộ luật “Xúc tiến lao động là ngƣời khuyết tật” có quy định mỗi doanh nghiệp phải
tiếp nhận 1,8% lao động là ngƣời khuyết tật trong tổng số biên chế của đơn vị. Tuy nhiên,
hiện nay con số này trung bình là khoảng 1,5%, những doanh nghiệp nào không nhận đủ
1,8% đều bị phạt. Bởi vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú trọng tới vấn đề này
trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Tại Nhật, các tập đoàn lớn đều có “Công ty
con” với 100% ngƣời khuyết tật làm việc và hầu hết làm gia công cho các “Công ty mẹ”
nhằm đảm bảo tỷ lệ lao động là ngƣời khuyết tật tại các tập đoàn. Do có nhiều hình thức
nhƣ vậy nên các tập đoàn lớn đã đảm bảo tỷ lệ lao động là ngƣời khuyết tật vào làm việc.
Trong toàn quốc có khoảng 176 “công ty con” để đảm bảo cho 176 tập đoàn “Công ty
mẹ” có đủ tỷ lệ ngƣời khuyết tật làm việc. Một số tập đoàn lớn nhƣ Toshiba, Sharp,
Mitsu, Hitachi. Trong đó, công ty Sharp đã lập một website đƣa các thông tin về sáng
kiến tuyển dụng ngƣời khuyết tật vào tập đoàn Sharp. Công ty cũng thực các bài giảng
ngôn ngữ ký hiệu nhằm tuyển dụng ngƣời lao động có vấn đề về thính giác. Bốn công ty
con đặc biệt trong Tập đoàn Hitachi đƣợc dành riêng để tạo ra việc làm cho ngƣời khuyết
tật. Trong năm tài chính 2011 - 2012 ngƣời khuyết tật về thể chất, tinh thần đã làm việc
tại các công ty con, tăng từ con số 180 ngƣời so với năm 2010. Những ngƣời này làm

việc với các nhân viên của công ty mẹ và các công ty chi nhánh trong cùng một địa điểm,
thu thập và gửi thƣ, vệ sinh văn phòng, làm việc trong nhà ăn và xử lý công việc văn
13

phòng. Về thúc đẩy việc làm và hiểu biết của ngƣời khuyết tật tâm thầnNhật Bản đã xây
dựng mạng nội bộ cho các dự án thúc đẩy việc làm của ngƣời khuyết tật tinh thần.Tháng
3/2010 chứng kiến sự hoàn thành mô hình dự án của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi mang
tên “Thúc đẩy Việc làm cho ngƣời khuyết tật tinh thần”. Công ty Hitachi đã tham gia
trong dự án đó và hiện vẫn còn sử dụng các trang web của dự án và mạng nội bộ để tiếp
tục nâng cao sự hiểu biết giữa các nhân viên trong Tập đoàn về những nhu cầu của ngƣời
khuyết tật tinh thần [44].
Nhƣ vậy, ở các quốc gia trên thế giới, vấn đề đào tạo, dạy nghề và hỗ trợ việc làm
cho ngƣời khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng đã đƣợc quan tâm từ rất lâu.
Nhiều mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng
tay nghề rất phù hợp với thực tế và tiên tiến. Bên cạnh hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội dành cho trẻ khuyết tật, công tác xã hội phát triển tại các nƣớc nhƣ Úc, Canada,
Mỹ cũng song hành trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật. Nếu nhƣ An sinh xã hội đƣa ra những
chính sách, đƣờng lối thì công tác xã hội cụ thể hóa bằng hành động thực tế để trẻ khuyết
tật đƣợc hỗ trợ toàn diện nhất.
2.1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về người khuyết tật
1. World report on disability 2011 (Báo cáo về Ngƣời khuyết tật thế giới của WHO
và Ngân hàng thế giới (WB)
Báo cáo về Ngƣời khuyết tật thế giới của WHO và Ngân hàng thế giới (WB)công
bố năm 2011 cung cấp bức tranh toàn diện về ngƣời khuyết tật trên thế giới. Báo cáo tổng
kết hoạt động nghiên cứu về thực trạng của ngƣời khuyết tật dựa trên những số liệu chính
xác nhất. Theo báo cáo này, ở các nƣớc phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) ngƣời khuyết tật khó tiếp cận dịch vụ y tế gấp ba lần, trẻ khuyết tật đến
trƣờng ít hơn so với trẻ em bình thƣờng, còn tỉ lệ có việc làm của ngƣời khuyết tật chỉ là
44% so với 75% những ngƣời khỏe mạnh. Báo cáo trọng tâm vào việc cải thiện hƣớng
tiếp cận và bình đẳng cơ hội, thúc đẩy sự hòa nhập cho ngƣời khuyết tật. Báo cáo gồm có

9 chƣơng, trong đó chƣơng 1 trình bày một số khái niệm nhƣ ngƣời khuyết tật, thảo luận
về vấn đề khuyết tật và quyền con ngƣời, khuyết tật và phát triển. Chƣơng 2 đánh giá số
liệu về ngƣời khuyết tật và tình trạng ngƣời khuyết tật trên toàn thế giới. Chƣơng 3 tìm
14

hiểu về việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngƣời khuyết tật. Chƣơng 4, thảo
luận về sự hồi phục bao gồm cả những liệu pháp trị liệu và trợ giúp. Chƣơng 5, những
dịch vụ hỗ trợ và trợ giúp ngƣời khuyết tật. Chƣơng 7, đƣa ra vấn đề giáo dục cho ngƣời
khuyết tật. Chƣơng 8, đánh giá về vấn đề việc làm cho ngƣời khuyết tật. Mỗi chƣơng đều
bao gồm những giải pháp cho những vấn đề. Chƣơng 9, tổng kết lại vấn đề và những giải
pháp để hỗ trợ ngƣời khuyết tật đƣợc tốt hơn. Trong đó chƣơng 7 và chƣơng 8 tập trung
vào thực trạng giáo dục, tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật trên toàn thế giới, những kết
quả đã đạt đƣợc, khó khăn, hạn chế và giải pháp cho vấn đề. Báo cáo nghiên cứu tổng
quan vấn đề ngƣời khuyết tật trên toàn thế giới, chƣa tập trung vào một vấn đề cụ thể, tại
một khu vực, địa điểm cụ thể. Kết quả của nghiên cứu là kết luận về tình hình ngƣời
khuyết tật chung trên toàn thế giới, dữ liệu nghiên cứu tuy chính xác nhƣng chƣa cụ thể.
Do đó, giải pháp cho vấn đề ngƣời khuyết tật cũng mang tính chất toàn cầu, nó tác động
vào quốc gia và quốc tế, không áp dụng cho một trung tâm cụ thể dành cho ngƣời khuyết
tật[61]
 The state of the world‟s children 2013 (Tình hình trẻ em thế giới năm 2013)
Trong báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2013 do UNICEF công bố cho thấy trẻ
em khuyết tật đang bị lấy đi nhiều thứ mà các em đáng đƣợc hƣởng. Trẻ khuyết tật có
nguy cơ cao phải đối mặt với nghèo đói, thất học, bị bạo hành, ít có cơ hội đƣợc tiếp cận
những điều kiện tối thiểu nhƣ nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng. Đặc biệt, báo cáo cũng lƣu
ý Việt Nam và nhiều nƣớc khác trên thế giới đang thiếu nghiêm trọng các nghiên cứu và
số liệu về trẻ em khuyết tật. Báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2013 cũng đề ra 3 lĩnh
vực cần phải hành động trên quy mô toàn cầu để cải thiện tình hình trẻ khuyết tật: Cần
phải xây dựng một xã hội hòa nhập hơn; chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với trẻ
khuyết tật; cần có những nghiên cứu cũng nhƣ số liệu sát thực tế hơn về trẻ khuyết tật.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có sự tham gia của trẻ em và ngƣời

chƣa thành niên có khuyết tật thông qua việc khảo sát lấy ý kiến của chính các em trong
quá trình xây dựng và đánh giá các chƣơng trình và dịch vụ dành cho trẻ em khuyết tật.
Xã hội sẽ đƣợc hƣởng lợi khi áp dụng các tiêu chuẩn mang tính hòa nhập trong đó nhấn
mạnh khả năng tiếp cận và thiết kế của các môi trƣờng chung đảm bảo tất cả mọi ngƣời
15

đều có thể sử dụng đƣợc dịch vụ mà không gặp khó khăn hay cần phải tự thích ứng. Báo
cáo chỉ ra những cách thức để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng, vì mọi ngƣời
đều hƣởng lợi khi các em đƣợc tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội. Ví dụ, giáo dục hòa
nhập sẽ mở mang tri thức cho tất cả trẻ em cũng nhƣ đem lại cơ hội để trẻ khuyết tật
thực hiện đƣợc hoài bão của mình. Những nỗ lực giúp trẻ khuyết tật hòa nhập vào cộng
đồng sẽ góp phần giải quyết nạn phân biệt đối xử đang đẩy các em ra ngoài lề xã hội
[59]
 Báo cáo tổng kết dự ánPEPDEL& INCLUDE:
Dự án „Thúc đẩy việc làm bền vững cho ngƣời khuyết tật thông qua khung pháp lý hiệu
quả‟ ( Promoting the imployability and employment of people with disabilities through
effective legislation – PEPDEL) và dự án „Thúc đẩy việc làm bền vững cho ngƣời khuyết
tật thông qua dịch vụ hòa nhập‟ Promoting decent work for people with disabilities
through a disability inclusion support service (INCLUDE): Mục tiêu của dự án là thúc
đẩy hòa nhập xã hội của ngƣời khuyết tật trong các chính sách, chƣơng trình và dịch vụ
thông qua việc thí điểm thành lập và hoạt động của Trung tâm tƣ vấn, đào tạo và dịch vụ
Hòa nhập tại Việt Nam, mà khởi đầu là Văn phòng hòa nhập. Việc ra đời Văn phòng hòa
nhập với sự hỗ trợ của Tổ chức lao động quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hòa nhập
của NKT (Ngƣời khuyết tật) trong lĩnh vực việc làm, cũng nhƣ trong các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội, đảm bảo thực hiện các quyền của NKT. Hội NKT Hà Nội với hệ
thống tổ chức phát triển đến tận phƣờng, xã của hầu hết các quận, huyện của Hà Nội sẽ là
nguồn cung cấp lao động là NKT đã qua đào tạo cho những doanh nghiệp, tổ chức muốn
tuyển dụng và cung cấp học viên cho các trung tâm dạy nghề. Với mục tiêu thúc đẩy việc
làm và khả năng làm việc của NKT thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho chủ sử dụng
lao động, cho các cơ quan công sở, cho các trung tâm dịch vụ việc làm và dạy nghề muốn

sử dụng lao động khuyết tật, đồng thời giúp cho NKT có thể làm việc hiệu quả và tự tin
trong các cơ quan, xí nghiệp hay tham dự các khóa học nghề và nâng cao trình độ. Văn
phòng hòa nhập có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cần thiết cho 3 nhóm đối tƣợng : các
cơ quan chính phủ, trung tâm đào tạo và hƣớng nghiệp, giới chủ và ngƣời khuyết tật. Đối
với các cơ quan của Chính phủ, Văn phòng hòa nhập đóng góp ý kiến, kiến nghị về
16

những vấn đề liên quan đến các chính sách, văn bản pháp luật hỗ trợ NKT trong lĩnh vực
việc làm, đồng thời phối hợp đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cơ quan hoạt động trong
lĩnh vực khuyết tật, tƣ vấn cho những đơn vị liên quan những vấn đề về việc làm cho
NKT. Các nhà tuyển dụng sẽ đƣợc giới thiệu lao động khuyết tật đáp ứng tiêu chuẩn,
đƣợc tƣ vấn về việc tạo môi trƣờng hòa nhập cho NKT, về chính sách và văn bản pháp
quy liên quan đến việc làm cho NKT. Đến lƣợt mình, NKT đƣợc tƣ vấn về thành lập các
cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn, đƣợc đào tạo, tập
huấn các kỹ năng để tự tin tham gia thị trƣờng lao động [53]
Ở Mỹ, Margeret S.Malone đã viết quyển “ Agenda for Social Security: Chalenges for the
new congress and the new administration (Social security advisory board, February,
2001) ( Chƣơng trình an sinh xã hội: Những thách thức cho đại hội mới và chính quyền
mới, Hội đồng cố vấn an sinh xã hội, tháng 1 năm 2011) , trong đó nói nhiều đến sự an
toàn thu nhập của ngƣời khuyết tật, lƣu ý sự thiếu công bằng với ngƣời khuyết tật, nhất là
những ngƣời không còn khả năng làm việc. [56]
Nhiều nhà nghiên cứu về phúc lợi xã hội đã đặt ra vấn đề chính sách xã hội đối với gia
đình, đặc biệt là gia đình nghèo, bị tai nạn hoặc bị khuyết tật (Lundqvist 2007; Lundvist
& Roman 2008…), quan tâm đến sự công bằng trong chính sách an sinh, những điều kiện
để bình đẳng trong việc trong việc làm và thu nhập, trong đó có ngƣời yếu thế và tàn tật
(Ralph Dollgoff, Donald Feldstein, Mark J.tern )
Trên thế giới, vấn đề dạy nghề, việc làm cho NKT nói chung và trẻ em khuyết tật nói
riêng đã đƣợc quan tâm từ rất lâu, nhiều nghiên cứu, chƣơng trình lớn đƣợc thực hiện
nhằm mục đích đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác trợ giúp NKT. Tuy
nhiên, các nghiên cứu lớn chƣa đi vào nghiên cứu từng trung tâm dạy nghề, tạo việc làm

cho TKT cụ thể, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề mang tính bao quát, trên phạm vi quốc
gia hoặc toàn cầu, do đó kết quả của công trình nghiên cứu mang tính vĩ mô, các giải
pháp đƣa ra nếu áp dụng cho từng địa phƣơng, từng trung tâm sẽ không thực sự mang lại
hiệu quả.
2.2. Trong nước
17

Trong giai đoạn 2005 – 2010, vấn đề dạy nghề và xúc tiến việc làm cho trẻ khuyết tật
mới bắt đầu đƣợc quan tâm nghiên cứu cả về phƣơng diện lý luận, cả về những vấn đề
thực hành.
Nguyễn Đăng Các cùng với những cán bộ nghiên cứu về tật học đã nghiên cứu chuyển
sách giáo khoa từ chữ in thƣờng sang chữ nổi (Braille). Sau hơn 5 năm, nhóm tác giả
dƣới sự chỉ đạo khoa học của Nguyễn Đăng Các đã chuyển đƣợc các sách giáo khoa từ
lớp 6 đến lớp 12 sang chữ Braille và sách chữ nổi này bắt đầu đƣợc dùng trong toàn quốc.
Đây là cơ sở để trẻ khiếm thính tiếp tục học nghề sau phổ thông.
Năm 2005, dƣới sự chỉ đạo của Phạm Tất Dong, một tập thể khoa học đã nghiên cứu mô
hình dạy nghề cho trẻ khuyết tật.Năm 2007, Giáo sƣ Phạm Tất Dong đã thành lập ra Tổ
chức Hỗ trợ và Giáo dục trẻ thiệt thòi Việt Nam (OSEOC), trực tiếp lãnh đạo và mở ra
các trung tâm trực thuộc ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Việt Trì, Hà Nội…
Để đƣa ra định hƣớng việc làm phù hợp với trẻ khuyết tật, việc đầu tiên là phải phân định
nhóm khuyết tật. Nguyễn Đức Minh, Phạm Minh Mực đã có sự phân loại các tật khác với
cách phân loại thƣờng dùng trƣớc đây. Theo các nghiên cứu này, có các loại tật sau:Thiểu
năng trí tuệ; Khiếm thị; Khiếm thính; Khuyết tật vận động. Từ cách phân loại trên, các
tác giả đã xác định các hình thức lao động - nghề nghiệp cho từng loại tật có thể tham gia.
Về thực trạng lao động việc làm của trẻ khuyết tật có những báo cáo khoa học của Lê
Sinh Nha, Nguyền Tiến Dũng và nhiều cộng tác viên tại các Hội thảo khoa học bàn về
việc hƣớng nghiệp, dạy nghề, phổ cập giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Lào Cai (2007), Hà
Tĩnh (2008), Thái Nguyên (2009)…Cùng cộng tác nghiên cứu với những chuyên gia còn
có Đỗ Văn Ba đi sâu vào các lĩnh vực lao động và việc làm cho trẻ câm điếc (2005),
Nguyễn Văn Hƣờng với những bài viết về học lao động của trẻ mù (2007)…

Một số báo cáo khoa khảo sát, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến trẻ khuyết
tật và vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật những năm gần đây:
Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam 2010 đƣợc xây dựng trong 2 năm với sự
cộngtác chặt chẽ giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam. Báo cáo này bắt nguồn trong bối
cảnh Đánh giá giữa kỳ Chƣơng trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF.Phân
tích này lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con ngƣời, xem xét tình hình trẻ em dựatrên
18

quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con ngƣời nhƣ b.nh đẳng, không phânbiệt đối
xử và trách nhiệm giải trình. Giá trị của cách tiếp cận này là nó phân tích các vấnđề ở cấp
độ sâu hơn, nguyên nhân việc các quyền không đƣợc đáp ứng đƣợc tìm hiểucặn kẽ và
đƣợc hiểu rõ hơn. Do đó Phân tích này là đóng góp đáng chú ý cho việc hiểutình hình trẻ
em- nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻkhuyết tật
hiện nay ở Việt Nam [46]
Báo cáo nghiên cứu về Kiến thức, Thái độ, và Thực hành (KAP) về vấn đền hòa
nhập xã hội cho trẻ khuyết tật (TKT) đƣợc UNICEF Việt Nam hỗ trợ tài chính và kỹ
thuậtdo TS, BS Trịnh Thắng và các cộng sự thực hiện nghiên cứu định tính về trẻ khuyết
tật tại Đồng Nai, An Giang và đƣa ra những kết luận chung về tình hình trẻ em khuyết tật
trong đó có đánh giá về vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho trẻ em khuyết tật. Cụ thể,
báo cáo kết luận: Cả hai tỉnh đều gặp khó khăn trong việc thực hiện đào tạo nghề và tìm
kiếm cơ hội nghề nghiệp cho trẻ khuyết tật. Nhóm chịu thiệt thòi nhiều nhất là nhóm trẻ
bị khuyết tật vận động, rối loạn hành vi và chậm phát triển trí tuệ nặng. Rào cản đối với
đào tạo nghề là số lƣợng các cơ sở đào tạo nghề bị hạn chế; thiếu giáo viên chuyên giảng
dạy cho trẻ khuyết tật; khoảng cách từ nhà đến cơ sở đào tạo xa; tình trạng sức khỏe của
trẻ khuyết tật và nghèo đói. Đồng thời, các cơ hội nghề nghiệp cũng bị hạn chế bởi nhiều
yếu tố khác nhau nhƣ thị trƣờng lao động việc làm không ổn định và sự chênh lệch giữa
cung và cầu (có xét đến các yếu tố thời gian hợp lý và các cơ hội, trình độ của trẻ khuyết
tật và khoảng cách từ nhà đến nhà máy) [42]
Hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật Việt Nam nói chung đƣợc tổng kết trong Báo cáo
thƣờng niên của Ban điều phối các hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật Việt Nam

NCCD.Báo cáo năm 2012 gần đây nhất của Ban điều phối tổng kết rất rõ ràng những
hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật về y tế, giáo dục, việc làm đồng thời đề ra phƣơng
hƣớng hoạt động năm 2013. Ngày 11/12/2012 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị triển khai
đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012- 2020 nhằm giúp ngƣời khuyết tật phát
huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật
vƣơn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế-xã hội góp phần xây dựng cộng
đồng và xã hội.Theo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, Việt Nam có 6,7 triệu
19

ngƣời khuyết tật, trong đó có 3,6 triệu nữ và hơn 5 triệu ngƣời sống ở nông thôn; khoảng
1,2 triệu trẻ em khuyết tật (trong đó trẻ em khuyết tật nặng 31%, trẻ khuyết tật trí tuệ
27%; trẻ khuyết tật vận động 20%; trẻ khuyết tật ngôn ngữ 19%; trẻ khiếm thính 15%; trẻ
khiếm thị 12%).Hai dạng khuyết tật chiếm tỷ trọng cao nhất là khuyết tật vận động và
khuyết tật liên quan thần kinh và trí tuệ; tiếp đến là khuyết tật về thị giác, còn lại các
dạng khuyết tật khác ở mức dƣới 10% so với tổng số ngƣời khuyết tật. Khuyết tật do
nhiều nguyên nhân gây ra nhƣ bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả chiến tranh, dịch vụ y tế, tai
nạn. Các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt tại các vùng nông thôn hiện tại còn rất hạn chế,
gây ảnh hƣởng lớn đến việc phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hổi chức
năng cho ngƣời khuyết tật, dẫn đến tỷ lệ mắc khuyết tật nặng còn cao, gây ảnh hƣởng lớn
về kinh tế, xã hội cho gia đình, cộng đồng và sự tăng trƣởng của xã hội. Số ngƣời khuyết
tật dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng do những nguyên nhân tai nạn, ô nhiễm môi trƣờng…
trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạng mẽ hiện nay.Hội nghị cũng đƣa ra
những mặt đƣợc và những tồn tại của đề án trợ giúp ngƣời tàn tật giai đoạn trƣớc 2006-
2010 và rút ra đƣợc một số kinh nghiệm để triển khai đề án giai đoạn mới đƣợc tốt hơn
[7].
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 là cuộc tổng điều tra dân số lần thứ tƣ đƣợc tiến
hành ở Việt Nam nhƣng là cuộc TĐTDS đầu tiên thu thập các thông tin về tình trạng
khuyết tật của ngƣời dân. Tổng điều tra dân số 2009 sử dụng Khung Phân loại Quốc tế về
Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xác định
tình trạng sức khỏe và khuyết tật. UNFPA, Quỹ Dân số Liên hợp quốc, là một tổ chức

phát triển quốc tế đang hoạt động nhằm thúc đẩy quyền cho mỗi phụ nữ, nam giới và trẻ
em đềucó đƣợc một cuộc sống dồi dào sức khoẻ và có cơ hội bình đẳng. Dựa vào kết quả
của cuộc điều tra dân số năm 2009, UNFPA đã phân tích và đƣa ra một bức tranh kinh tế-
xã hội sơ bộ về ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. Báo cáo Ngƣời khuyết tật Việt Nam của
UNFPA bao gồm các mục tiêu: Đƣa ra một bức tranh chung về tỷ lệ ngƣời khuyết tật ở
Việt Nam; Đƣa ra một số đặc trƣng nhân khẩu và kinh tế-xã hội cơ bản của ngƣời khuyết
tật và so sánh với các đặc trƣng của nhóm ngƣời không khuyết tật; Đƣa ra các gợi ý
chính sách có liên quan đến ngƣời khuyết tật [47]. Báo cáo phân tích bức tranh tổng quan
về ngƣời khuyết tật song chƣa bàn đến vấn đề giáo dục, việc làm của ngƣời khuyết tật
20

Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội từ thời kỳ đổi mới, sự quan tâm của xã
hội trên góc độ hệ thống chính sách xã hội và các hoạt động bảo trợ và hoạt động xã hội
ngày đƣợc quan tâm và đầu từ nhằm hƣớng đến nâng cao khả năng hòa nhập xã hội cho
ngƣời khuyết tật. Mặc dù có những sự thay đổi rõ nét về mặt hệ thống chính sách xã hội,
hệ thống dịch vụ xã hội hƣớng đến trợ giúp ngƣời khuyết tật, đời sống của ngƣời khuyết
tật vẫn gặp nhiều hạn chế và rào cản, từ góc độ nhận thức xã hội, đến rào cản về cơ sở hạ
tầng xã hội, đến các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp, cũng nhƣ cơ hội phát triển và vấn đề
việc làm.Các nghiên cứu gần đây có chỉ rõ, nguyên nhân dẫn tới thực trạng của ngƣời
khuyết tật chƣa có nhiều chuyển biến đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau: (i) nhận thức
của xã hội về quan điểm khuyết tật, ngƣời khuyết tật còn nhiều hạn chế, hiện cách hiểu
về khuyết tật đã đƣợc tập trung nhiều ở mô hình xã hội thì cách nhìn ở Việt Nam vẫn còn
đề cập nhiều đến mô hình cá nhân/y tế; (ii) hệ thống chính sách xã hội tƣơng đối đầy đủ
nhƣng tính khả thi chƣa cao do nguồn lực hiện thực hóa (nguồn tài chính và nguồn nhân
lực chuyên môn-đặc biệt là nguồn nhân lực viên xã hội) còn nhiều hạn chế, và thiếu cơ
chế vận hành; (iii) từ những khó khăn chung về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận và điều
kiện xã hội, ngƣời khuyết tật vẫn chƣa đƣợc hƣởng các mô hình trợ giúp xã hội và dịch
vụ xã hội mang tính chuyên môn điều này lại có tác động không tích cực trở lại quá trình
hòa nhập xã hội của ngƣời khuyết tật.
Các nghiên cứu trong nƣớc về trẻ khuyết tật nói chung là khá nhiều tuy nhiên

nghiên cứu về dạy nghề cho trẻ em khuyết tật thì chƣa nhiều và chƣa có nhiều phát hiện
mới đồng thời cách tiếp cận vấn đề còn chƣa đa dạng do đó những giải pháp đƣa ra để hỗ
trợ cho trẻ khuyết tật một phần chƣa hiệu quả và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ. Đặc
biệt nƣớc ta đang thiếu những nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật
đƣợc nghiên cứu tại những trung tâm dạy nghề cụ thể.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào những nghiên cứu khoa học trong nƣớc về trẻ khuyết tật nói chung
và vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật nói riêng, góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng chính
sách an sinh xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và
21

đề xuất một vài ý kiến vào hƣớng giải quyết vấn đề này trong những năm tới 2013 –
2020.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động hỗ trợviệc làm của trẻ khuyết tật, những
khó khăn gặp phải trong hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật từ đó đƣa ra những
giải pháp hỗ trợ trẻ khuyết tật trong học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với nhu cầu
Kết quả này cũng góp phần vào việc hoàn thiện hơn mô hình trợ giúp trẻ khuyết
tật học nghề trong các trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát các hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai cơ sở dạy
nghề dành cho các trẻ có các loại tật khác nhau, đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc
làm cho trẻ khuyết tật, đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật đƣợc hƣớng nghiệp
và học nghề để có đƣợc việc làm khi đến tuổi lao động
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Khảo sát thực trạng hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật ở hai cơ
sở dạy nghề cho trẻ khuyết tật
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động hỗ trợ việc làm của trẻ khuyết tật tại hai cơ sở dạy
nghề cho trẻ khuyết tật

- Phân tích kết quả khảo sát và đƣa ra kết luận về thực trạng hoạt động hỗ trợ việc
làm cho trẻ khuyết tật hiện nay
5.2. Đề xuất và kiến nghị những biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt
động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Những hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật
- Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ mang lại
6.2. Khách thể nghiên cứu:
- Ngƣời đang thực hiện các hình thức, hoạt động hỗ trợ đó: Cán bộ quản lý trung
tâm dạy nghề, thầy cô giáo và sinh viên tình nguyện
7. Phương pháp nghiên cứu
22

7.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng ba cách tiếp cận chính đó là tiếp cận hƣớng nghiệp và giám định lao
động, tiếp cận thị trƣờng lao động để tìm hiểu thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết
tật, nhu cầu của trẻ khuyết tật về việc làm trong tƣơng lai dựa trên những biến đổi của thị
trƣờng lao động, qua đó đƣa ra những giải pháp phù hợp
7.1.1. Tiếp cận hướng nghiệp và giám định lao động
Hƣớng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển
chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn
nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trƣờng lao động) ở cấp độ địa
phƣơng và quốc gia. Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động
trong số rất nhiều các hoạt động của hƣớng nghiệp. Thuật ngữ hƣớng nghiệp (career
mentoring) nếu đƣợc hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực nhƣ: đánh giá
nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển
nghề nghiệp (career development) Khi mỗi cá nhân đều có đƣợc chuyên môn nghề
nghiệp vững vàng, ổn định, họ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao chất lƣợng cuộc sống cá nhân.
Ở một góc độ khác, hƣớng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lƣợng lao động có định

hƣớng rõ ràng, do họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần
cho sự phát triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện: Về giáo dục: - Giúp học sinh có
hiểu biết về thế giới nghề nghiệp - Hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh - Giáo
dục thái độ đúng đắn đối với lao động - Tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề
nghiệp. Về kinh tế: - Góp phần phân luồng học sinh phổ thông tốt nghiệp các cấp - Góp
phần bố trí hợp lý 3 nguồn lao động dự trữ bảo đảm sự phù hợp nghề - Giảm tai nạn lao
động - Giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề - Là phƣơng tiện quản lý công tác kế
hoạch hoá phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học. Về xã hội: - Giúp học sinh tự
giác đi học nghề - Khi có nghề sẽ tự tìm việc làm - Giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã
hội, giảm tội phạm - Ổn định đƣợc xã hội. Cũng nhƣ những trẻ em khác, trẻ khuyết tật
cần đƣợc định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng lai. Việc hƣớng nghiệp có ý nghĩa quan
trọng đối với các em, là sự hỗ trợ để các em học một nghề phù hợp với những khiếm
khuyết, sức khỏe cũng nhƣ nhu cầu của bản thân đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị
trƣờng lao động.
23

Nghiên cứu vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật dựa trên cách tiếp cận hƣớng nghiệp
là tìm hiểu, khảo sát vấn đề việc làm cho trẻ khuyết tật đã đƣợc định hƣớng từ trƣớc
chƣa, công việc trẻ đang làm hoặc đang học có phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và
năng lực của trẻ hay không. Từ đó đƣa ra những giải pháp cho vấn đề ngƣời khuyết tật
dựa vào hƣớng nghiệp nhằm định hƣớng trƣớc nghề nghiệp cho trẻ, trên cơ sở nguyện
vọng, nhu cầu của trẻ. Tạo sự tự tin, niềm đam mê của trẻ vào việc học nghề.
Giám định lao động là công việc kiểm tra, đánh giá chung về sức khỏe, mức độ suy
giảm khả năng lao động. Việc giám định khả năng lao động có ý nghĩa rất lớn và ảnh
hƣởng đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho trẻ khuyết tật. Không phải nghề nghiệp nào
cũng phù hợp với trẻ, căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động, có thể định hƣớng
nghề nghiệp cho trẻ phù hợp với sức khỏe thể chất tạo thuận lợi cho trẻ trong việc học và
lao động. Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay căn cứ vào mức độ suy giảm lao động sau khi
giám định để yêu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động là ngƣời khuyết tật tuân thủ các quy
định nhƣ: Không sử dụng ngƣời khuyết tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% làm

thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm quy định này sẽ bị phạt
tiền đến 5 triệu đồng.
Hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật dựa trên kết quả giám định khả năng lao động để
lựa chon đƣợc công việc, ngành nghề phù hợp với đặc điểm cơ thể trẻ. Đồng thời là căn
cứ để doanh nghiệp sử dụng lao động đảm bảo, tuân thủ theo đúng quyền lợi của ngƣời
khuyết tật theo quy định của luật lao động.
7.1.2. Tiếp cận thị trường lao động
Thị trƣờng lao động là một bộ phận của hệ thống thị trƣờng, trong đó diễn ra quá trình
trao đổi giữa một bên là ngƣời lao động tự do và một bên là ngƣời có nhu cầu sử dụng lao
động. Sự trao đổi này đƣợc thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động nhƣ tiền lƣơng,
tiền công, điều kiện làm việc thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng
miệng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, thị trƣờng lao động luôn biến động và có sự cạnh
tranh mạnh mẽ. Tham gia vào thị trƣờng lao động, tuy nhà nƣớc đã có pháp luật và chính
sách hỗ trợ song ngƣời lao động khuyết tật còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Các doanh
nghiệp không muốn tuyển dụng ngƣời khuyết tật vì những chế độ ƣu đãi, vì không tin
tƣởng vào khả năng của ngƣời khuyết tật. Thực tế cho thấy rằng ngƣời khuyết tật vẫn bị
24

thiệt thòi hơn và có ít cơ hội hơn so với ngƣời bình thƣờng. Do những khiếm khuyết trên
cơ thể và đặc điểm sức khỏe, ngƣời khuyết tật không có cơ hội tiếp xúc với giáo dục cũng
nhƣ đào tạo nghề nhƣ những ngƣời bình thƣờng. Điều đó dẫn đến việc thiếu các kỹ năng,
thiếu cơ hội lại thêm những định kiến xã hội về ngƣời khuyết tật khiến họ thêm tự ti, mặc
cảm vào bản thân hơn.
Nghiên cứu vấn đề việc làm cho ngƣời khuyết tật dựa trên cách tiếp cận thị trƣờng lao
động sẽ tìm hiểu những biến động, nhu cầu, xu hƣớng của thị trƣờng lao động để hỗ trợ
đào tạo, dạy nghề, dạy các kỹ năng cần thiết cho trẻ khuyết tật để trong tƣơng lai các em
có cơ hội có đƣợc một công việc phù hợp.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Quan sát, phỏng vấn sâu
STT

Đối tƣợng phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn
1
2 Lãnh đạo
 Trung tâm dạy nghề
Nhân đạo: 1
 Trung tâm dạy nghề
từ thiện Quỳnh Hoa:
1
 Thực trạng hoạt động của trung tâm
 Những khó khăn mà trung tâm gặp phải, hƣớng
khác phục
 Những kết quả mà trung tâm đã đạt đƣợc
2
8 giáo viên dạy nghề
 Trung tâm dạy nghề
Nhân đạo: 4
 Trung tâm dạy nghề
từ thiện Quỳnh Hoa:
4
 Nội dung, phƣơng pháp giảng dạy của thầy cô ở
các trung tâm
 Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong
quá trình dạy nghề cho trẻ khuyết tật
 Giáo viên đánh giá chất lƣợng tay nghề của học
sinh và khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp
3
2 cán bộ hành chính
 Trung tâm dạy nghề
Nhân đạo: 1

 Trung tâm dạy nghề
từ thiện Quỳnh Hoa:
 Tìm hiểu về cuộc sống của học sinh khuyết tật ở
trung tâm
 Hoạt động giới thiệu việc làm ở trung tâm dạy
nghề từ thiện Quỳnh Hoa, những khó khăn,
thách thức
25

1
 Các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật khác của
trung tâm ngoài hỗ trợ việc làm
 Những khó khăn mà trung tâm đang gặp phải

4
1 cán bộ tƣ vấn, giới
thiệu việc làm
 Trung tâm dạy nghề
Nhân đạo: 1
 Thực trạng hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc
làm
 Những khó khăn, thách thức đang gặp phải
 Những kết quả đã đạt đƣợc
5
8 học sinh khuyết tật
 Trung tâm dạy nghề
Nhân đạo: 4
 Trung tâm dạy nghề
từ thiện Quỳnh Hoa:
4

 Trƣớc khi vào trung tâm trẻ có đƣợc tƣ vấn lựa
chọn nghề nghiệp hay không, tƣ vấn nhƣ thế
nào?
 Tìm hiểu nhu cầu của trẻ sau khi tốt nghiệp
 Trẻ gặp những khó khăn gì trong quá trình học
tập
 Đánh giá của trẻ về điều kiện của trung tâm dạy
nghề

7.2.2. Nghiên cứu tài liệu
8. Phạm vi nghiên cứu
8.1. Mẫu nghiên cứu:
Chỉ giới hạn ở ba loại trẻ khuyết tật: khiếm thị, và tật vận động, khuyết tật trí tuệ
8.2. Địa bàn nghiên cứu:
Hai cơ sở dạy nghề từ thiện cho trẻ khuyết tật trên địa bàn Hà Nội: Trung tâm dạy
nghề nhân đạo, Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa
9. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2013 – 6/2013
10. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những hình thức và hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật hiện nay nhƣ thế
nào?

×