Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 81 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG




VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ TRONG
HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Ngọc Hùng



Hà Nội - 2009

2


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 12
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 13
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 14
6. Câu hỏi nghiên cứu 14
7. Khung lý thuyết 14
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 15
9. Cấu trúc của luận văn 17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18
1.1. Các khái niệm nghiên cứu 18
1.1.1. Khái niệm vai trò 18
1.1.2. Khái niệm Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở 19
1.1.3. Các thuật ngữ 20
1.1.4. Khái niệm Dự phòng 22
1.1.5. Khái niệm kỳ thị 22
1.1.6. Khái niệm phân biệt đối xử 22
1.1.7. Khái niệm về tƣ vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS 23
1.1.8. Khái niệm về giảm hại 23
1.2 Một số lý thuyết nghiên cứu 24
1.2.1. Lý thuyết hành vi xã hội của Ralph Linton về vị thế- vai trò 24
1.2.2. Lý thuyết hệ thống xã hội về cấu trúc vai trò của Talcott Parsons 26
1.2.3. Lý thuyết trung gian về vai trò- tập hợp của Robert Merton 27
1.3. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc về công tác PC HIV/AIDS 27

1.3.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về công tác PC HIV/AIDS 27
1.3.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác PC HIV/AIDS 29
1.3.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vai trò của Hội LHPN Việt Nam 31
1.4. Quan điểm của Hội LHPN Việt Nam về công tác PC HIV/AIDS 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ
TRONG HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG 37
LÂY NHIỄM HIV/AIDS 37
2.1. Thực trạng vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS 37
2.1.1. Kết quả đạt đƣợc 37
2.1.2. Khó khăn, tồn tại 40

3
2. 2. Vai trò của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm
41
2.2.1. Vai trò tuyên truyền, vận động phòng chống HIV/AIDS 41
2.2.2. Vai trò phối hợp với các ban ngành liên quan và huy động sự tham gia
của cộng đồng 47
2.2.3. Vai trò nâng cao năng lực cho phụ nữ 53
2.2.4. Vai trò đề xuất các chính sách liên quan 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ
HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ TRONG HOẠT ĐỘNG 61
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS 61
3.1. Yếu tố cá nhân 61
3.2. Địa bàn công tác 68
3.3. Điều kiện công tác 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


AIDS:
ARV:
BCS:
BKT:
CB:
CLB:
CT-XH:
CSSKSS:
HIV:
KHHGĐ:
LHPN:
NCH:
MTTQ:
PC:
QHTD:
TTVĐ:
TW:
UNAIDS:
UNDP:


Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời
Thuốc kháng vi rút
Bao cao su
Bơm kim tiêm
Cán bộ
Câu lạc bộ
Chính trị - Xã hội
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời
Kế hoạch hoá gia đình
Liên hiệp phụ nữ
Ngƣời có HIV
Mặt trận tổ quốc
Phòng chống
Quan hệ tình dục
Tuyên truyền vận động
Trung ƣơng
Chƣơng trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS
Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp quốc

5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1- Hình thức TTVĐ ………………………………………………… 40
Bảng 2.2- Nội dung TTVĐ ……………………………………………… 42
Biểu 2.1- Hoạt động tƣ vấn ………………………………………………… 44
Biểu 2.2- Hoạt động phối hợp với ngành y tế ……………………………… 47
Bảng 2.3- Hoạt động phối hợp với MTTQ, công an ……………………… 48
Bảng 2.4- Hoạt động huy động sự tham gia của cộng đồng …………… … 50
Biểu 2.3- Loại hình tập huấn ……………………………………………… 52
Bảng 2.5- Nội dung tập huấn …………………………………………… ….53
Biểu 2.4- Hoạt động cho vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm ……………… …54
Biểu 2.5- Đề xuất chính sách trong hoạt động PC HIV/AIDS ………… … 56
Bảng 2.6- Nội dung đề xuất chính sách trong hoạt động PC HIV/AIDS …….57

Biểu 3.1- Nhận thức về HIV/AIDS ……………………………………… 60
Bảng 3.1- Nội dung và mức độ tham gia tập huấn của cán bộ Hội ……… 62

Biểu 3.2- Tỷ lệ tham gia lớp tập huấn của cán bộ Hội …………………… 64
Biểu 3.3- Tỷ lệ tham gia dự án của cán bộ Hội ………………………… 65
Bảng 3.2- Tƣơng quan giữa yếu tố khu vực và ý kiến cho rằng “HIV/AIDS
là TNXH” …………………………………………………… ……….… 66
Bảng 3.3- Tƣơng quan giữa yếu tố khu vực và việc cán bộ chƣa tham gia tập
huấn………………………………………………………………………… 66
Biểu 3.4- Khó khăn trong hoạt động PC HIV/AIDS ……………………… 68

6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong vòng hơn một phần tƣ thế kỷ đƣơng đầu với đại dịch AIDS, căn
bệnh này đã gây ra những tổn thƣơng to lớn cho các quốc gia và các cộng đồng
dân cƣ trên toàn thế giới. Cho đến nay nhiễm HIV/AIDS đã trở thành đại dịch
của toàn cầu.
Theo số liệu của chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), hiện nay trên thế giới có hơn 40 triệu ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang
còn sống và khoảng 30 triệu ngƣời đã chết do AIDS. Trong số những ngƣời bị
nhiễm thì ngƣời lớn (trên 15 tuổi) là 37,2 triệu (trong đó PN là 17,7 triệu) và trẻ
em dƣới 15 tuổi là 2,3 triệu. Ƣớc tính, mỗi ngày qua đi trên thế giới sẽ có thêm
16.000 ngƣời mới nhiễm. Tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi
trên thế giới, điển hình là các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Trung
Á, Đông Âu và khu vực Cận Sahara. Ở mỗi khu vực này, số trƣờng hợp nhiễm
HIV/AIDS đã tăng lên xấp xỉ 1 triệu ngƣời trong giai đoạn từ 2003- 2006
[1,tr.130].
Ở Việt Nam, trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện tại thành
phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12 năm 1990 nhƣng thực sự dịch bùng nổ từ
năm 1993 cũng bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh sau đó lan tràn khắp toàn
quốc và đến cuối năm 1998, tất cả các tỉnh, thành đều đã phát hiện có ngƣời

nhiễm HIV. Tính đến hết ngày 31- 8- 2007, toàn quốc đã phát hiện đƣợc
132.328 trƣờng hợp nhiễm HIV/AIDS trong đó có 26.828 trƣờng hợp đã
chuyển sang AIDS và trên 15.007 trƣờng hợp đã bị tử vong do AIDS. Trong số
các ca nhiễm HIV đƣợc báo cáo, 78% ở độ tuổi 20 – 29. PN chiếm 14,8% trong
tổng số các trƣờng hợp nhiễm HIV đƣợc phát hiện, nam giới là 85,2%.
Dịch đã bùng nổ trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao nhƣ tiêm chích
ma túy, mại dâm, ngƣời mắc bệnh lây qua đƣờng tình dục và bắt đầu lan vào

7
cộng đồng thể hiện tỷ lệ lây nhiễm gia tăng ở tân binh (0,44%) và PN có thai
(0,35%) [11, tr.1].
Một thực tế hiện nay là sự bùng nổ HIV/AIDS ở PN và trẻ em. Sau hơn
20 năm kể từ khi phát hiện ra đại dịch, đến nay PN chiếm gần một nửa trong số
hơn 40 triệu ngƣời đang sống với HIV trên toàn thế giới. Nữ thanh niên độ tuổi
15- 24 có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 3 lần nam thanh niên. Ở Việt Nam, mặc
dù tỷ lệ PN nhiễm đƣợc báo cáo là gần 15% nhƣng theo ƣớc tính của Bộ Y tế
thì tỷ lệ này đã lên đến 33%. Đáng lƣu ý, tỷ lệ PN mang thai nhiễm HIV tăng
gần 20 lần trong hơn 10 năm qua, kéo theo số trẻ em nhiễm HIV tăng. Ƣớc
tính, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 5000 – 7000 PN mang thai nhiễm HIV
sinh con. Nếu phát hiện sớm và đƣợc điều trị kịp thời thì tỷ lệ lây truyền HIV
từ mẹ sang con chỉ còn 2% (so với 30% nhiễm nếu không đƣợc điều trị)
[11,tr.2].
HIV/AIDS đã đặt các nƣớc trƣớc thách thức cam go, đe dọa công cuộc
phát triển bền vững của từng quốc gia và toàn thế giới. Ở nƣớc ta, HIV đã xuất
hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố và có xu hƣớng ngày càng lan rộng, đang đe
dọa trực tiếp sức khỏe, tính mạng con ngƣời, trật tự, an toàn xã hội, sự phát
triển của đất nƣớc, tƣơng lai của giống nòi.
Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam là PN, đó cũng là lời cảnh báo về
nguy cơ đại dịch đối với PN. Theo đánh giá của UNAIDS- 2004, 90% sự chăm
sóc bệnh nhân AIDS diễn tại gia đình và PN phải cáng đáng phần lớn trách

nhiệm chăm sóc chồng, anh em, con cái bị AIDS. PN phải chăm sóc ngày
càng nhiều trẻ mồ côi do bố mẹ đã chết. PN (thậm chí trẻ em gái, PN cao tuổi)
trở thành trụ cột trong gia đình do chồng, bố mẹ, con chết do AIDS.
Trong thời gian qua, dù tỷ lệ PN nhiễm HIV/AIDS so với nam giới chƣa
cao nhƣng kinh nghiệm ở nhiều nƣớc cho thấy tỷ lệ này sẽ tăng nhanh hơn nếu
chúng ta không có biện pháp PC tích cực, hợp lý. Với xu hƣớng lây nhiễm ở
Việt Nam hiện nay, nguy cơ lây nhiễm đối với PN ngày càng đáng lo ngại.
Thực tế, hậu quả của HIV/AIDS với những ngƣời nhiễm là PN và thân nhân

8
của họ là rất lớn. Đó là gánh nặng kinh tế, sức khỏe, công việc và sự kỳ thị
đang đè nặng lên vai họ.
Trƣớc tình hình đó, Hội LHPN Việt Nam, tổ chức đại diện cho quyền lợi
của phụ nữ, đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác PC
HIV/AIDS. Đối với Hội LHPN Việt Nam, công tác PC HIV/AIDS vừa mang
trách nhiệm chung là cùng tham gia ngăn chặn sự tác động của đại dịch đến
kinh tế, văn hóa, xã hội, sức khỏe… vừa có trách nhiệm riêng là bảo vệ phụ nữ,
gia đình khỏi tác động đó, vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ. Trong các
giai đoạn hoạt động của mình, Hội luôn xác định Công tác phòng, chống
HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Tuy nhiên hiện nay, các tổ chức xã hội, đoàn thể nói chung và Hội PN
nói riêng mới chỉ tập trung vào việc giúp đỡ đối tƣợng tác động bằng các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, tƣ vấn, hƣớng dẫn cách phòng tránh, điều trị…
Tức là các hoạt động hay nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tƣợng chịu tác
động trực tiếp do đại dịch. Việc đánh giá vai trò của những ngƣời thực hiện
công tác PC HIV/AIDS hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến.
Hội LHPN Việt Nam hiện có trên 13 triệu hội viên. Đây là con số rất lớn,
nếu tất cả những hội viên này đều hiểu rõ tác hại của HIV/AIDS và biết cách
phòng tránh HIV/AIDS thì sẽ giảm đáng kể số lƣợng ngƣời nhiễm HIV. Mặt
khác, kết quả này có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của cán bộ

Hội PN cơ sở, những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa đến cho họ kiến thức
về tác hại, cách phóng tránh hay điều trị HIV/AIDS.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu vai trò của cán bộ Hội PN trong hoạt động
này là rất quan trọng và cũng là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Vai trò
của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS,
với mong muốn đƣa ra đƣợc những đánh giá tích cực và hạn chế về vai trò của
cán bộ Hội PN cơ sở trong hoạt động này. Từ đó đƣa ra những khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội PN đối với công tác PC
HIV/AIDS trong thời gian tới.

9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về HIV/AIDS đƣợc tiến hành rất sớm trên thế giới do những
tác động ghê gớm của đại dịch này tới đời sống kinh tế - xã hội của toàn nhân
loại. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong vòng hơn 10 năm trở lại đây mới có những
nghiên cứu về HIV/AIDS. Nhƣng chủ yếu đó là những tài liệu nhằm tuyên
truyền, hƣớng dẫn cách phòng tránh HIV/AIDS.
Nhóm tác giả Chung Á, Nguyễn Duy Tùng, Chu Quốc An đã xây dựng
tài liệu Hướng dẫn tổ chức mạng lưới và hoạt động tư vấn HIV/AIDS năm 2000
với nội dung đề cập đến mục đích, tầm quan trọng, yêu cầu tƣ vấn, các hình
thức tƣ vấn, thực trạng tƣ vấn ở Việt Nam, tổ chức mạng lƣới và hoạt động tƣ
vấn. Đây là một mảng hoạt động rất quan trọng trong công tác PC HIV/AIDS.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Dƣơng năm 2003 nghiên cứu về Phụ
nữ và HIV/AIDS đã đƣa ra một số hiểu biết cơ bản dành cho PN về HIV/AIDS
nhƣ nguy cơ lây nhiễm, tác hại của bệnh, cách phòng lây nhiễm bệnh này đối
với PN và vai trò của PN trong việc phòng ngừa và chăm sóc ngƣời bị nhiễm
AIDS. PN và trẻ em là ngƣời gánh chịu hậu quả trực tiếp nhất của đại dịch này,
vì thế những nghiên cứu về họ là rất cần thiết.
Tác giả Bùi Thế Cƣờng năm 2003 đã có một cuộc nghiên cứu về
HIV/AIDS tại nơi làm việc, hiểu biết chính sách và vai trò của phúc lợi doanh

nghiệp. Nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của phúc lợi doanh nghiệp và chính
sách của các doanh nghiệp về bảo hiểm y tế, trợ cấp khó khăn, thƣơng tật, bệnh
nhân mắc AIDS, trợ cấp độc hại… và vai trò của công đoàn doanh nghiệp trong
việc tuyên truyền, phổ biến căn bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh.
Năm 2004 Bộ Y tế đã tiến hành Điều tra cơ bản thực trạng chăm sóc, tư
vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động PC HIV dựa vào cộng
đồng ở Việt Nam. Cuộc điều tra đã tìm hiểu về thực trạng và nhu cầu chăm sóc,
hành vi của ngƣời nhiễm HIV, các chỉ số thực trạng đó và những phƣơng pháp
tiến hành điều tra, từ đó đƣa ra kết quả và một số khuyến nghị.

10
Cuốn Đổi mới công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi
hành vi phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam của nhóm tác giả Đào Duy Quát,
Phạm Văn Linh, Chung Á gồm các bài viết về đại dịch HIV/AIDS trên thế giới
và Việt Nam. Đồng thời đề cập đến vấn đề về giới, tình dục an toàn, sức khoẻ
sinh sản trong PC HIV/AIDS; tƣ vấn xét nghiệm; thông tin giáo dục truyền
thông chống HIV; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác truyền thông.
Luận án của Đào Thị Minh An, Đại học Y Hà Nội về Thực trạng nguy
cơ lây nhiễm HIV và đề xuất mô hình tư vấn, xét nghiệm chăm sóc HIV/AIDS
cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Lao động số 1. Tác giả đã xác định tỷ lệ
nhiễm HIV, mô tả kiến thức về sức khoẻ và mô hình bệnh tật của học viên có
HIV, phân tích hành vi và nguy cơ lây nhiễm HIV ở học viên tại Trung tâm
Giáo dục Lao động. Đồng thời mô tả thực trạng tƣ vấn, xét nghiệm, chăm sóc
HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục Lao động.
Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm y sinh học và y học xã hội của
người nhiễm HIV/AIDS thuộc nhóm nghiện chích ma tuý của Lê Ngọc Yến năm
2002, Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu một số đặc điểm y sinh học của nhóm
ngƣời tiêm chích ma tuý nhiễm HIV/AIDS. Những đặc điểm xã hội và mối liên
quan với đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu, sự thay đổi hành vi của
nhóm bệnh nhân này và thí nghiệm mô hình can thiệp theo khuyến cáo của

Liên Hợp Quốc.
Nguyễn Thanh Long, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng, 2003 với nghiên
cứu Đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS ở các tỉnh trọng điểm, bước đầu can thiệp
tại hai tỉnh miền Nam Việt Nam. Nghiên cứu đề cập đến nguy cơ lây nhiễm
HIV trong nhóm mại dâm tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, đồng thời thử
nghiệm mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm của nhóm đối tƣợng này bằng
giáo dục đồng đẳng, khám chữa bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
Đề tài Kiến thức và thái độ về HIV/AIDS ở Việt Nam do tác giả Phạm
Quỳnh Hƣơng thực hiện năm 1998 đã đƣa ra những vấn đề chung về
HIV/AIDS, các mô hình giảm nguy cơ AIDS, đồng thời phân tích các đặc điểm

11
nhân khẩu – xã hội ảnh hƣởng đến kiến thức và thái độ về HIV/AIDS. Trên cơ
sở đó khuyến nghị cho những chính sách can thiệp nhằm tăng kiến thức về HIV
và thái độ đối với những ngƣời bị nhiễm HIV của ngƣời dân Việt Nam.
Bài viết “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS” của hai
tác giả Phạm Mạnh Hùng, Trần Đình Tùng trên tạp chí cộng sản số 18 năm
2007 đề cập đến sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về PC HIV/AIDS
thông qua các văn bản luật, dƣới luật. Đồng thời nêu lên những thành tựu đạt
đƣợc và những giải pháp cơ bản PC HIV/AIDS trong thời gian tới.
Bài viết “Từ truyền thông đến truyền thông thay đổi hành vi trong PC
AIDS” của tác giả Chung Á trên tạp chí Tƣ tƣởng Văn hoá, số 11 năm 2007 đề
cập đến tầm quan trọng của truyền thông trong công tác PC HIV/AIDS, đồng
thời phân tích những hạn chế trong công tác này và cách thức thực hiện.
Tác giả Dƣơng Quốc Trọng với bài viết Công tác phòng, chống
HIV/AIDS ở nước ta thời gian qua trên Tạp chí Tƣ tƣởng văn hóa số 12 năm
2007 đã phân tích những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác PC HIV/AIDS
và từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác quan
trọng này.
Viện Thông tin thƣ viện Y học trung ƣơng với bài HIV/AIDS với phụ nữ

và trẻ em khẳng định rằng PN có nguy cơ lây nhiễm cao hơn nam giới từ 2 đến
4 lần vì những nguyên nhân chính liên quan đến sinh học, y học và xã hội. Đó
là những căn cứ để chúng ta có thể hạn chế sự lây nhiễm HIV/AIDS dựa vào
các nhóm nguyên nhân chính.
Bài viết của BS. Đào Xuân Dũng trên báo Sức khoẻ và Đời sống, số ra
ngày 25/10/2005 với nhan đề HIV/AIDS: Nữ giới dễ bị nhiễm hơn đã phân tích
con đƣờng lây nhiễm HIV, những đối tƣợng có nguy cơ lây nhiễm và đặc biệt
đƣa ra cách để PN chống lại đƣợc sự lây nhiễm HIV dựa trên thông điệp gồm 6
điểm của tổ chức UNAIDS.
Mặc dù đã có nhiều công trình, bài viết với các khía cạnh khác nhau nói
về hoạt động PC HIV/AIDS nhƣng vấn đề đánh giá vai trò của ngƣời thực hiện

12
công tác PC HIV/AIDS lại rất ít đƣợc nhắc đến và nếu đƣợc nhắc đến thì chỉ
dừng lại ở việc đề cập một cách đơn giản mà chƣa có một sự phân tích cụ thể,
sâu sắc. Các cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động PC HIV/AIDS đóng góp rất
lớn vào việc ngăn ngừa sự lây lan của HIV/AIDS. Vì vậy, nghiên cứu về vai trò
của họ sẽ góp phần hạn chế tác hại của đại dịch.
Đề tài "Vai trò của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS" đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa một số khía
cạnh của những nghiên cứu trƣớc, đồng thời đi sâu tìm hiểu vai trò của cán bộ
Hội PN cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS với hy vọng từ
cách tiếp cận xã hội học, công trình nghiên cứu này sẽ hƣớng tới một cái nhìn
bao quát, toàn diện hơn về vai trò của những ngƣời thực hiện công tác PC
HIV/AIDS, đặc biệt là cán bộ Hội PN cơ sở.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài đƣa ra cách tiếp cận, phƣơng pháp, cách thức nghiên cứu về vai
trò của một tổ chức chính trị – xã hội cũng nhƣ vai trò của cán bộ trong tổ chức

trong công tác PC HIV/AIDS một cách có hệ thống, góp phần bổ sung vào
những nghiên cứu về vấn đề HIV/AIDS.
Làm rõ những mặt mạnh và mặt yếu kém, các cơ hội và thách thức của
cán bộ Hội PN cơ sở trong công tác PC HIV/AIDS mà cụ thể là hoạt động dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp mang tính khả thi để nâng cao hiệu quả của công tác PC HIV/AIDS trong
thời gian tới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Khẳng định vai trò của những tổ chức CT- XH, đoàn thể trong chiến
lƣợc PC HIV/AIDS của Đảng và Nhà nƣớc ta.

13
Phát huy những khả năng, thế mạnh của cán bộ phong trào, hƣớng đến
việc chống phân biệt, kỳ thị ngƣời nhiễm HIV theo nhƣ chủ trƣơng, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm thông tin cho những
nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu tham khảo để các cấp, các ngành hoạch định
những chính sách phù hợp, giúp những ngƣời thực thi công tác PC HIV/AIDS
có thể thực hiện tốt công việc của mình.

4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở trong hoạt động dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng, trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu sẽ
đƣa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở
trong công tác PC HIV/AIDS, đặc biệt là trong hoạt động dự phòng, góp phần
ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS ở nƣớc ta.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý thuyết, cách tiếp cận, khái niệm
nghiên cứu của đề tài: Xác định và trình bày các khái niệm công cụ: vai trò,

HIV, AIDS, dự phòng, cán bộ Hội PN cơ sở
Thu thập và phân tích thông tin về vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở trong
hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng hiện nay dƣới giác độ
của xã hội học.
Phân tích và làm rõ sự tác động của đặc điểm cá nhân, địa bàn công tác,
cũng nhƣ điều kiện công tác đến chất lƣợng công vệc trong hoạt động dự phòng
lây nhiễm HIV/AIDS.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cán bộ Hội PN
cơ sở trong công tác PC HIV/AIDS.



14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ Hội PN cơ sở (xã/ phƣờng) tham gia công tác PC HIV/AIDS.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về vai trò của
cán bộ Hội PN cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, cụ thể:
vai trò tuyên truyền vận động, vai trò phối hợp với các ban ngành liên quan và
huy động sự tham gia của cộng đồng, vai trò nâng cao năng lực cho phụ nữ và
vai trò đề xuất các chính sách trong công tác PC HIV/AIDS.
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát tại một số xã, phƣờng trên
địa bàn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An,
Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009


6. Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong công tác
PC HIV/AIDS, cụ thể trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS?
- Các vai trò đó phụ thuộc nhƣ thế nào vào các yếu tố nhƣ cá nhân, địa bàn
công tác, vị trí công tác hay mức độ tham gia các dự án, tập huấn nâng cao
năng lực ?
- Cần ƣu tiên tập trung vào yếu tố nào để nâng cao vai trò của cán bộ Hội
PN trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng?

7. Khung lý thuyết


15




















8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
- Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lênin
- Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về công tác PC
HIV/AIDS
- Quan điểm của Hội LHPN Việt Nam về công tác PC HIV/AIDS
- Hệ thống lý thuyết xã hội học:
Lý thuyết hành vi xã hội của Ralph Linton về vị thế- vai trò
Lý thuyết hệ thống xã hội về cấu trúc vai trò của Talcott Parsons
Lý thuyết trung gian về vai trò- tập hợp của Robert Merton
- Môi trƣờng KT- XH
- Quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc
- Quan điểm của Hội
LHPN Việt Nam
Đặc điểm
cá nhân
Địa bàn
công tác
Điều kiện
công tác
Vai trò của cán bộ
Hội PN cơ sở trong hoạt động
dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Vai trò tuyên
truyền vận
động

Vai trò nâng
cao năng lực
cho phụ nữ
Vai trò đề
xuất các
chính sách
liên quan
Vai trò phối hợp
và huy động sự
tham gia của
cộng đồng

16

8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: khảo sát đối với cán bộ Hội PN
cơ sở. Tổng số phiếu phát ra là 160 phiếu.
Đặc điểm của đối tƣợng đƣợc khảo sát: khu vực đồng bằng: 80 ngƣời,
khu vực miền núi: 80 ngƣời. Tỷ lệ phân chia của đối tƣợng đƣợc khảo sát
đảm bảo đƣợc tính đại diện và có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng đối với cán bộ cấp cơ sở trực tiếp
hoạt động, cán bộ quản lý.
Cơ cấu mẫu:
Tỉnh/thành phố
Số lƣợng
Mục đích
Hà Nam
2 ngƣời
Tìm hiểu vai trò của cán bộ
Hội phụ nữ trong các hoạt

động dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS ở khu vực đồng
bằng.
Nam Định
2 ngƣời
Hà Nội
2 ngƣời
Thái Nguyên
2 ngƣời
Thanh Hoá
2 ngƣời
Nghệ An
2 ngƣời
Yên Bái
2 ngƣời
Tìm hiểu vai trò của cán bộ
Hội phụ nữ trong các hoạt
động dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS ở khu vực miền
núi, nhận định những khó
khăn của họ so với cán bộ
khu vực đồng bằng.
Lai Châu
2 ngƣời
Sơn La
2 ngƣời
Điện Biên
2 ngƣời
Lào Cai
2 ngƣời

Hà Giang
2 ngƣời
Tổng
24 ngƣời


17
9. Cấu trúc của luận văn
Đề tài đƣợc kết cấu thành 4 phần chính:
Mở đầu
Nội dung
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Thực trạng vai trò của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở trong hoạt
động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Chƣơng 3: Một số yếu tố tác động tới vai trò của cán bộ Hội phụ nữ cơ
sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo



18
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm vai trò
Khái niệm vai trò xã hội đƣợc bắt nguồn từ khái niệm vai trò trên sân
khấu. Vai trò trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chƣớc và học
cách đóng vai của những nhân vật đƣợc nhà văn, nhà viết kịch sáng tác, hƣ cấu.

Còn vai trò xã hội không có tính chất tƣởng tƣợng, bắt chƣớc cứng nhắc và
nhất thời nhƣ vậy, đó là những hành vi thực tế của một ngƣời hay một nhóm xã
hội đƣợc hình thành nhờ những kinh nghiệm, lối sống, khuôn mẫu, tác phong
từ trƣớc đó trong cuộc sống.
Khái niệm về vai trò xã hội dùng để chỉ “vai diễn” hoặc trách nhiệm mà
cá nhân đảm đƣơng thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi ngƣời tín
nhiệm giao phó và mong đợi. Trong xã hội học, chỉ có ít khái niệm xã hội học
đƣợc chấp nhận và vận dụng rộng rãi nhƣ khái niệm vai trò. Với vai trò, ngƣời
ta tìm cách mô tả, giải thích và dự báo sự trung chuyển của cá thể và xã hội
cũng nhƣ của cá nhân và hệ thống một cách thấu đáo và phù hợp vào việc xây
dựng lý luận. Ngƣời ta hiểu vai trò là “một tập hợp những kỳ vọng ở trong một
xã hội gắn với hành vi của những ngƣời mang các địa vị… Ở mức độ này thì
mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hoặc nhóm các kỳ vọng hành vi” (Dahrendorf)
[18, tr.536].
“Vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ
đƣợc gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi
của con ngƣời đƣợc xem nhƣ là phù hợp và không phù hợp đối với ngƣời
chiếm giữ một địa vị” [9, tr.208].
“Vai trò đƣợc sử dụng để xác định thành phần các mô hình văn hoá gắn
liền với một địa vị cụ thể. Nó gồm tâm thế, giá trị và hành vi do xã hội gán cho

19
bất cứ ai hoặc tất cả những ngƣời chiếm giữ một địa vị cụ thể. Nó bao gồm
những kỳ vọng đƣợc hợp pháp hoá của những ngƣời giữ chức vụ đối với hành
vi của ngƣời khác hƣớng đến họ” [16, tr.156].
Theo ngôn ngữ xã hội học, một vai trò có nghĩa là một tập hợp các chuẩn
mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. Một ngƣời có
thể chiếm một vị thế hay đóng một vai trò nhất định trong xã hội [7, tr.29].
Theo H.Fischer, sự phối hợp và tƣơng tác qua lại của các khuôn mẫu
đƣợc tập trung thành một nhiệm vụ xã hội gọi là vai trò. Nói một cách khác, vai

trò là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫu tác phong mà xã
hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một ngƣời hay một nhóm xã hội nào đó phải thực
hiện trên cơ sở vị thế của họ.
Vai trò là một khái niệm quan trọng vì nó chứng minh rằng: Cuộc sống
của cá nhân hay nhóm xã hội chủ yếu là do nhiều vai trò xã hội khác nhau quy
định và do đó thƣờng phải tuân theo một số khuôn mẫu có sẵn. Trong xã hội,
mỗi cá nhân hay nhóm xã hội ở một thời điểm nhất định đóng một hay nhiều
vai trò nhất định. Vai trò xã hội chỉ ra cá nhân, nhóm xã hội phải làm gì tƣơng
ứng với vị trí đang nắm giữ.
Trong luận văn này, vai trò đƣợc hiểu là hoạt động, chức năng, nhiệm vụ
tƣơng ứng với vị thế. Trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS Hội phụ
nữ có rất nhiều vai trò nhƣng trong phạm vi nghiên cứu luận văn chỉ đi sâu
nghiên cứu vai trò tuyên truyền vận động, vai trò phối hợp với các ban ngành
liên quan và huy động sự tham gia của cộng đồng, vai trò nâng cao năng lực
cho phụ nữ và vai trò đề xuất các chính sách trong công tác PC HIV/AIDS.
1.1.2. Khái niệm Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở
Theo Điều lệ của Hội LHPN Việt Nam, Hội PN cơ sở là nền tảng của tổ
chức Hội, đƣợc thành lập ở các xã, phƣờng, thị trấn và tƣơng đƣơng. Hội
LHPN cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức 4 cấp của Hội LHPN Việt
Nam.

20
₋ Là cầu nối giữa tổ chức Hội với PN và hội viên, giữa tổ chức Hội với
Đảng, chính quyền địa phƣơng.
₋ Là nơi tổ chức và vận động hội viên, PN thực hiện đƣờng lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và các hoạt động của Hội.
₋ Là chỗ dựa vững chắc của phụ nữ, hội viên thông qua việc tập hợp, giải
quyết hoặc phản ánh ý kiến, tâm tƣ, nguyện vọng của các tầng lớp PN.
Ban Chấp hành hội LHPN cơ sở có số lƣợng từ 9 đến 19 uỷ viên do Đại
hội PN cơ sở bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần.

₋ Cơ cấu: Ban Chấp hành gồm khoảng 70% cán bộ chuyên trách hoạt động
công tác Hội và khoảng 30% cơ cấu ngành và PN tiêu biểu.
₋ Ban Chấp hành bầu ra Ban Thƣờng vụ với số lƣợng không quá 1/3 số uỷ
viên Ban Chấp hành. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phƣơng để cơ cấu Ban
Thƣờng vụ cho phù hợp. Thông thƣờng, Ban Thƣờng vụ đƣợc cơ cấu chủ yếu
từ cán bộ chuyên trách công tác Hội và một phần từ cán bộ ngành hoặc chi hội
tiêu biểu.
Trong luận văn này, Cán bộ Hội PN cơ sở là những người được bầu vào
Ban Chấp hành Hội LHPN cơ sở. Họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc
triển khai, thực hiện các phong trào, nhiệm vụ, chƣơng trình của Hội LHPN
cấp trên.
1.1.3. Các thuật ngữ
 Virus
Virus là tác nhân gây bệnh, có kích thƣớc nhỏ hơn nhiều lần so với kích
thƣớc của vi khuẩn, chúng chỉ có khả năng nhân lên trong tế bào sống của cá
thể khác [12,241].
 HIV
HIV viết tắt từ thuật ngữ: Human immunodeficiency Virus (Virus gây
suy giảm miễn dịch ở ngƣời).
H (Human): ngƣời

21
I (Immunodeficiency): giảm thiểu (tính miễn nhiễm, miễn dịch)
V (Virus): siêu vi khuẩn
Siêu vi khuẩn HIV là loại làm giảm thiểu tính miễn dịch, miễn nhiễm
con ngƣời. Nó là loại virut gây ra AIDS. HIV rất yếu ớt. HIV chết trong vài
giây sau khi tiếp xúc với không khí hoặc nƣớc. Chƣa có ai bị nhiễm HIV qua
không khí, qua thức ăn hoặc qua tiếp xúc trên bề mặt. Ngoài ra, không giống
nhƣ nhiều loại vi trùng khác, HIV không thể tự sinh sản ngoài cơ thể mà nó ký
sinh mà chỉ sinh sản trong cơ thể ngƣời nhiễm bệnh [2,7].

 AIDS
AIDS viết tắt từ thuật ngữ trong tiếng Anh: Acquired Immune
Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
A (Acquired): nhiễm phải, mắc phải.
I (Immune): miễn nhiễm, miễn dịch.
D (Deficiency): thiếu, giảm thiểu.
S (Syndrome): hội chứng.
Mắc phải - nghĩa là không phải do di truyền mà chỉ xuất hiện sau khi tiếp
xúc với virut HIV.
Suy giảm miễn dịch – nghĩa là căn bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ
thể, làm mất khả năng chống lại bệnh tật.
Hội chứng – bao gồm các triệu chứng của bệnh tật.
AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của
hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và
nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thƣ và nhiễm trùng cơ
hội mà bình thƣờng có thể đề kháng đƣợc.
Bản thân virus và nhiễm trùng đƣợc gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS đƣợc
dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Nhƣ vậy, nhiễm HIV và AIDS đƣợc
dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
 Người sống chung với HIV/AIDS
Là những ngƣời nhiễm HIV hoặc đã trở thành bệnh nhân AIDS.

22
 Người có H
Là những ngƣời bị nhiễm HIV.
1.1.4. Khái niệm Dự phòng
Dự phòng có nghĩa là đảm bảo rằng ngƣời dân trong cộng đồng có kiến
thức, thái độ, hành vi đúng và đủ về HIV/AIDS, đồng thời có đủ nguồn lực để
phòng tránh lây nhiễm HIV. Điều đó cũng bao gồm cả việc đảm bảo để ngƣời
sống chung với HIV/AIDS không bị tái lây nhiễm hoặc làm lây HIV sang

ngƣời khác [1, tr.82].
Mục đích của dự phòng lây nhiễm HIV là giảm thiểu tác động của
HIV/AIDS. Giảm thiểu tác động của HIV/AIDS có nghĩa là đảm bảo rằng các
tác động tiêu cực của HIV/AIDS đối với cộng đồng đƣợc giảm đến mức tối đa
[1, tr.83].
1.1.5. Khái niệm kỳ thị
Kỳ thị là thái độ tiêu cực của cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với một
cá nhân hay một nhóm ngƣời khác; kỳ thị có ảnh hƣởng xấu tới uy tín và phẩm
giá của cá nhân hay nhóm ngƣời bị kỳ thị.
Kỳ thị là một quá trình hình thành và áp đặt những quan niệm và cách
nghĩ tiêu cực nào đó của một cá nhân, gia đình, bạn bè, cộng đồng, cán bộ y tế
hay cả những ngƣời cầm quyền lên một nhóm ngƣời hoặc cá nhân [4, tr.169].
Kỳ thị thƣờng đƣợc biểu thị bởi từng cá nhân, nhƣng lại gắn liền với
những quan niệm và giá trị mà xã hội hoặc cộng đồng bảo lƣu.
Các dạng của kỳ thị: (1) tự kỳ thị, là khi một ngƣời hay một nhóm ngƣời
tự thấy mình đáng xấu hổ trƣớc những ngƣời khác hay trƣớc cộng đồng; (2) bị
kỳ thị, là cá nhân hay nhóm ngƣời bị ngƣời khác, gia đình hay cộng đồng nhìn
mình khác biệt.
1.1.6. Khái niệm phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử là hành vi đối xử không công bằng của cá nhân, gia
đình hay cộng đồng đối với một cá nhân hay một nhóm ngƣời khác. Phân biệt

23
đối xử là bất cứ hành vi nào biểu hiện sự từ chối, hạn chế hay cấm đoán quyền
của một cá nhân hay một nhóm ngƣời khác.
Cũng có hai dạng phân biệt đối xử: (1) phân biệt đối xử một cách tuỳ
tiện, loại này thƣờng xảy ra tự phát giữa mối quan hệ của các cá nhân do nhận
thức và đánh giá của họ; (2) phân biệt đối xử có tổ chức, loại này thể hiện qua
các thể chế chính trị, chính sách mà hình thành những hành vi đối xử của cả
một tổ chức hay cộng đồng [4, tr.170].

1.1.7. Khái niệm về tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS
Tƣ vấn và xét nghiệm tự nguyện là một quá trình mà đối tƣợng sau khi
đƣợc tƣ vấn sẽ đƣa ra sự lựa chọn về quyết định xét nghiệm HIV. Quyết định
này hoàn toàn là sự lựa chọn của đối tƣợng và quá trình tƣ vấn và xét nghiệm
tự nguyện đƣợc đảm bảo giữ bí mật. Tƣ vấn là quá trình đối thoại bí mật giữa
đối tƣợng và tƣ vấn viên nhằm giúp cho đối tƣợng trình bày những căng thẳng,
lo lắng của mình và đƣa ra những quyết định cá nhân liên quan đến HIV/AIDS.
Quá trình tƣ vấn cũng bao gồm đánh giá nguy cơ cá nhân về lan truyền HIV và
tạo điều kiện thuận lợi về hành vi dự phòng [3, tr.60].
Tƣ vấn HIV phải phù hợp với nhu cầu của đối tƣợng. Có nhiều hình thức
tƣ vấn: tƣ vấn cho cá nhân, cặp vợ chồng, gia đình, trẻ em. Nội dung của tƣ vấn
và xét nghiệm tự nguyện bao gồm:
- Tƣ vấn trƣớc xét nghiệm.
- Xét nghiệm HIV.
- Tƣ vấn sau xét nghiệm.
- Tƣ vấn tiếp tục.
Mục đích của tƣ vấn và xét nghiệm tự nguyện là hỗ trợ về mặt tâm lý xã
hội và ngăn chặn lan truyền HIV.
1.1.8. Khái niệm về giảm hại
Khái niệm chung: Giảm hại là các chính sách và chƣơng trình làm giảm
các hậu quả về sức khoẻ, xã hội và kinh tế đối với cá nhân, ngƣời sử dụng ma

24
tuý, gia đình và cộng đồng của họ do việc sử dụng các chất làm thay đổi trạng
thái (Tổ chức Y tế Thế giới).
Theo “Từ điển thuật ngữ về ma tuý”: giảm hại nhằm đề cập đến chính
sách, chƣơng trình giảm những tác hại do việc sử dụng ma tuý bất hợp pháp
gây nên nhƣng không nhất thiết phải yêu cầu từ bỏ ngay việc sử dụng ma tuý
[4, tr.219].
Khái niệm mở rộng về giảm hại của Việt Nam: Là chính sách và chƣơng

trình nhằm dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho các
nhóm ngƣời có nguy cơ cao [3, tr.64].
Đối tƣợng can thiệp tập trung vào các nhóm có hành vi nguy cơ cao
gồm: nghiện chích ma tuý và ngƣời mại dâm (bao gồm cả đồng tính luyến ái
nam), các đối tƣợng có QHTD với nhiều ngƣời.
1.2 Một số lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hành vi xã hội của Ralph Linton về vị thế- vai trò
Ralph Linton (1893-1953) đƣợc coi là ngƣời có công đầu trong việc xác
định khái niệm vị thế và vai trò. Từ góc độ hành vi luận, vị thế là tập hợp các
quyền và trách nhiệm mà ngƣời nắm giữ vị thế đó phải thực hiện. Tuy nhiên,
khái niệm vị thế chủ yếu nói đến xuất phát điểm của hành vi chứ chƣa nói đến
mặt hoạt động của nó. Khái niệm vai trò mới nói đến mặt động thái của hành
vi: khi một ngƣời thực hiện quyền và trách nhiệm của vị thế thì khi đó ngƣời
này thực hiện vai trò. Nói cách khác, vai trò là hành vi của ngƣời nắm giữ vị
thế mà hành vi đó hƣớng vào việc đáp ứng những kỳ vọng của ngƣời khác về
quyền và trách nhiệm gắn với vị thế. Theo Linton, trong nghiên cứu khoa học
có thể tách biệt vị thế và vai trò nhƣng trên thực tế vị thế và vai trò gắn liền với
nhau đến mức rất khó tách biệt [13, tr.51]
Khi phân tích vai trò của cán bộ Hội PN trong hoạt động PC HIV/AIDS
ta cũng có thể vận dụng những nội dung mà Linton đã phân tích. Với vị trí là
một tổ chức CT- XH, mục đích hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là vì sự
bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và

25
chính đáng của phụ nữ. Cán bộ Hội PN cơ sở với vị thế là cán bộ hoạt động
trong tổ chức Hội, họ phải đóng rất nhiều vai trò khác nhau để đáp ứng kỳ vọng
của hội viên phụ nữ.
Chúng ta biết rằng, HIV/AIDS hiện nay là vấn đề của toàn cầu và PN
đang phải chịu tác động lớn của HIV/AIDS. Theo báo cáo của UNAIDS-2004,
90% sự chăm sóc bệnh nhân AIDS diễn ra tại gia đình và PN phải cáng đáng

phần lớn trách nhiệm chăm sóc chồng, anh em, con trai, con gái và cháu bị
nhiễm AIDS. PN (thậm chí trẻ em gái, PN cao tuổi) trở thành ngƣời trụ cột
trong gia đình do chồng/ bố mẹ/ con chết do AIDS. Vì vậy, việc cung cấp kiến
thức về HIV/AIDS, nâng cao năng lực cho PN là một việc làm rất cần thiết
giúp họ có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ ngƣời thân khỏi đại dịch nguy hiểm
này.
Xuất phát từ kỳ vọng đó khiến ngƣời cán bộ Hội PN phải có những
“hành vi”, “hành động” tƣơng ứng thể hiện trách nhiệm của mình. Trách nhiệm
của cán bộ Hội PN là chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chị em
hội viên phụ nữ. Trong hoạt động PC AIDS, cụ thể là trong hoạt động dự
phòng lây nhiễm HIV, đòi hỏi cán bộ Hội PN phải thể hiện đƣợc trách nhiệm
của mình thông qua vai trò của họ.
Theo phân tích của Linton, do vị thế có thể đƣợc hiểu theo nghĩa cụ thể
cụ thể và nghĩa trừu tƣợng nên vai trò cũng đƣợc hiểu theo hai nghĩa tƣơng tự:
theo nghĩa này một ngƣời phải thực hiện nhiều vai trò cụ thể tƣơng ứng với
những vị thế cụ thể mà ngƣời đó chiếm giữ. Nhƣng theo một nghĩa khác, vai
trò của một ngƣời là tổng hợp các vai trò mà ngƣời đó thực hiện, nhờ vậy mà
vai trò của một ngƣời sẽ xác định ngƣời đó làm gì cho xã hội và mong chờ gì ở
xã hội [13, tr.51]
Cán bộ Hội PN cũng vậy, vai trò của họ là vai trò tổng hợp. Họ có thể là
ngƣời chỉ đạo, ra quyết định, họ cũng có thể là ngƣời tổ chức thực hiện hay
kiểm tra, giám sát… Nhƣng đối với cán bộ Hội PN cơ sở, họ thƣờng đóng vai
trò tổ chức thực hiện là chủ yếu. Trong vai trò tổ chức thực hiện lại đƣợc phân

×