Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 136 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRỊNH THỊ THÚY







ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC









Hà Nội-2012


2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRỊNH THỊ THÚY






ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC

PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC




Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Đỗ Thu Hà





Hà Nội-2012

4
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Nguồn tƣ liệu 8
9. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG I: PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC 11
1.1. Ấn Độ một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại 11
1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ 11
1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính 11
1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ 13
1.1.4. Tư tưởng, tôn giáo 15
1.2. Thời điểu, điều kiện và các bƣớc du nhập của Phật giáo Ấn Độ
vào Trung Quốc 16 16
1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc 16
1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc 19
1.2.3. Các bước du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc 21
1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự hội nhập với văn hóa Trung Quốc 27
1.31. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc 31

5
1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc 33
1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc 34
1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc 35
1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc 40
1.4. tiểu kết 41
CHƢƠNG 2: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 43
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC.
2.1. Những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc 43
2.1.1. Bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng 43
2.1.2. Bốn chùa Phật lớn 45
2.1.3. Ba nghệ thuật hang đá lớn 45

2.2. Một số nét bảo tồn theo nguyên gốc 45
2.2.1. Hệ thống biểu tượng của Phật giáo 46
2.2.2. Kết cấu không gian tổng thể của chùa Phật giáo Trung Quốc 49
2.2.3. Kiến trúc chùa Trung Quốc 54
2.3. Một số nét sáng tạo và biến thể 61
2.3.1. Bích hoạ 61
2.3.2. Một số nét sáng tạo và biến thể trong kiến trú mái chùa 67
Trung Quốc
2.4. Tiểu kết 72
CHƢƠNG 3: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 74
ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ PHẬT GIÁO
3.1. Những công trình điêu khắc trang trí tiêu biểu của Trung Quốc 74
3.1.1. Mười pho tượng ngồi lớn 74
3.1.2. Bốn pho tượng Phật nằm lớn 74
3.1.3. Hai pho tượng gỗ lớn 75

6
3.1.4. Hai pho tượng đồng lớn 75
3.2. Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc 75
Trang trí tƣợng Phật chùa Trung Quốc
3.3. Một số nét sáng tạo trong điêu khắc trang trí tƣợng Phật chùa 82
3.4. Một số nét sáng tạo trong hình ảnh Quán Thế Âm của 92
Phật giáo Trung Quốc.
3.4.1. Những giả thiết về sự xuất hiện của Quán Thế Âm 92
3.4.2. Sự sáng tạo về hình tượng Quán Thế Âm của
Phật giáo Trung Quốc 93
3.5. Tiểu Kết 105
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

















7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

A. Ảnh
BĐ. Bản Đồ
NXB. Nhà xuất bản
PG. Phật giáo
SCN. Sau Công Nguyên
T/c. Tạp chí
TCN. Trước Công Nguyên


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và
hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc
đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa
bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung
Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa
Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á, trong hàng thế
kỷ. Ngày nay Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất ở Châu Á và
trên thế giới. Trung Quốc với diện tích khoảng 9.600.000km
2
, phía đông giáp
biển, bờ biển dài hơn 14.000km, đường biên giới trên đất liền dài hơn
20.000km từ Đông Bắc đến phía Nam lần lượt tiếp giáp với các nước Korea,
Nga, Mông Cổ, Nêpan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam, Apganixtan, Pakixtan,
Mianma, Butan…Trung Quốc có nhiều đảo, trong đó Đài Loan và đảo Đải
Nam là hai đảo lớn nhất [27,7]. Trung Quốc có hai dòng sông lớn bắt nguồn
từ phía Tây chảy ra biển Đông là Hoàng Hà ở phía Bắc dài 5.464 km và
Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) ở phía Nam dài 6.300 km. Tại chỗ
tiếp giáp giữa biên giới Tây Nam Trung Quốc và Nêpan có ngọn núi
Chômôlungma (người phương Tây gọi là Everset) cao 8.848m. Đó là ngọn
núi cao nhất thế giới, thuộc dãy núi Himalaya. Ở Tây Bắc có lòng chảo Thổ
Lỗ Phiên thấp hơn mặt nước biển 154m [27,7].
Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với hệ thống chính
trị và pháp luật sớm nhất, kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất với bốn phát
minh tiêu biểu: Giấy được phát minh dưới triều Hán (206 trước Công
Nguyên-220 trước Công Nguyên), in ấn thời nhà Tống (960-1279), thuốc
súng được phát hiện vào thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên), la
bàn hơn 2000 năm trước đây, người Trung Quốc phát hiện ra rằng, một mẫu

9
nam châm tự nhiên luôn tự động quay hướng về phía Bắc và thế là người ta

đã chế tạo ra la bàn. Với nền văn minh rực rỡ của mình, Trung Quốc không
chỉ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nước như Việt Nam, Korea, Nhật Bản
trong nhiều thời kỳ mà còn ảnh hưởng lớn đến khoa học kỹ thuật của thế giới.
Nhưng có điều đặc biệt là Phật giáo lại không sản sinh ra ở Trung Quốc
mà được sinh ra ở Ấn Độ vào giữa thiên kỉ I TCN. Nhưng ngay từ những năm
đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu
truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát
xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc
1
, Phật giáo đã trải
qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ
2
, xung đột, thay đổi, thích ứng,
dung hợp, với khả năng thích nghi và chuyển hoá bên trong các nền văn hoá
khác nhau, trong niềm tin hiện có của cộng đồng dân tộc này. Điều này được
thể hiện qua sự giao thoa hài hoà với các tập tục có trước với yêu cầu có một
nguồn gốc với các thần linh bản xứ và sự nhấn mạnh những khía cạnh sâu sát
của Phật giáo tồn tại song hành với các phong tục hiện có của Trung Quốc.
Dần dần, Phật giáo đã thẩm thấu sâu sắc vào văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng
tới sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc như: Ảnh hưởng tới sự phát triển
của lịch sử xã hội Trung Quốc, sự phát triển của nền văn hóa truyền thống
Trung Quốc, ảnh hưởng tới triết học của Trung Quốc, văn học, ngôn ngữ học,
dân tục. Đặc biệt, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới các phương tiện nghệ
thuật của Trung Quốc như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc đều tăng
thêm hình thức và nội dung mới. Nhờ Phật giáo, trong kho tàng nghệ thuật
dân tộc Trung Quốc tăng thêm rất nhiều trân bảo quý hiếm vô giá.


1
Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 CN) vua Minh Ðế đời Hậu Hán sai sứ qua Tây Vực cầu pháp thỉnh tượng Phật.

Giữa đường sứ giả gặp 2 bậc cao tăng là Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan, bèn mời 2 Ngài đến Trung Quốc.
Vua Minh đế rất mừng rỡ liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm chỗ dịch kinh cho 2 Ngài.
2
Cách nghĩa, tỷ phụ là dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo. Phật giáo mới truyền vào
Trung Quốc, do vì tư tưởng uyên thâm người thường khó có thể hiểu thấu, nên các nhà học giả Phật giáo thường dùng
nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo.

10
Mặt khác, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối
với kiến trúc và điêu khắc trang trí Phật giáo Trung Quốc còn cho chúng ta
hiểu sâu hơn về lý do tại sao Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai từ Ấn Ðộ.
Truyền sang mà Phật Giáo lại có chỗ đứng vững chắc như vậy trong
một dân tộc vốn có truyền thống “bài ngoại” như Trung Quốc [39,25].
Trong khi Phật Giáo ở Ấn Ðộ mỗi ngày mỗi suy bại, thì Phật Giáo ở Trung
Hoa mỗi ngày mỗi thêm thanh thế và cuối cùng chinh phục được hầu hết cả
một khối người đông đảo nhất trên thế giới. Vì sao? Có lẽ vì ở Ấn Ðộ, các
nhà lãnh đạo truyền giáo đã không biết thích nghi với hoàn cảnh, với sự
tiến triển của thời thế, cứ giữ chặt nếp sống cũ, trong khi ấy thì ở Trung
Hoa, các nhà truyền giáo đã hiểu rõ căn cơ của quần chúng, biết thích nghi
với hoàn cảnh và thời thế, luôn luôn phát huy những tôn phái mới để đáp
ứng cho những nhu cầu tinh thần của mọi lớp người. Do đó mà đạo Phật ở
Trung Hoa không bị một tôn giáo nào lấn lướt được chăng?
Cũng như ở Việt Nam, các triều đại ở Trung Hoa khi mới lên ngôi thì
các ông vua khai quốc bao giờ cũng sùng mộ đạo Phật và khuyến khích sự
truyền giáo, còn các ông vua cuối cùng, trái lại, thường hay hủy phá đạo
Phật, trước khi mất ngôi. Những sự kiện ấy cho phép ta tạm kết luận rằng:
Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận
thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và
nước nhà mới thịnh trị. Trái lại, các ông vua cuối cùng phần nhiều là những
hôn quân vô đạo, nên đã hủy phá Phật pháp. Vì thế, nước đã loạn lại càng

loạn thêm và các ngai vàng của các ông cũng sụp đổ theo với đà sụp đổ của
phép nước.
Đạo Phật ở Trung Hoa có lúc thịnh và lúc suy. Trong sự thịnh suy ấy,
công và tội của các ông vua rất lớn, nhưng không phải là tất cả. Các ông
vua chỉ tăng cường thượng duyên, còn nguyên nhân chính, động cơ chính

11
vẫn là giới tín đồ và nhất là giới lãnh đạo Phật giáo. Khi tín đồ có đạo hạnh
và lòng tin tưởng mạnh mẽ, các nhà truyền giáo có nhãn quan sáng suốt, thì
dù các ông vua có muốn phá đạo cũng chỉ phá được một phần nào thôi.
Cũng như khi tín đồ thiếu đạo hạnh và lòng tin, các vị lãnh đạo thiếu tinh
thần tiến thủ và sáng suốt, thì ông vua dù có muốn nâng đỡ đạo Phật, cũng
chỉ nâng đỡ một phần nào thôi.
Với những lý do trên chúng tôi chọn: “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ
đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” làm đề tài luận văn
thạc sỹ Châu Á học. Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên
cứu về chính văn hoá Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn
Độ ra bên ngoài trong lúc sự giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các quốc gia
trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, những
giáo lý và những điều răn dạy của Phật giáo ngày càng được nhiều người
quan tâm và tìm hiểu. Những công trình đầu tiên có ghi chép về Phật giáo
được truyền vào Trung Quốc được biên soạn như “Mâu Tử lý hoặc luận” và
“Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều Đông Hán, sau đó lại
được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư”…Tuy nhiên, những ghi chép này rất
sơ lược, chủ yếu ghi chép về thời điểm Phật giáo được truyền vào Trung
Quốc. Nhưng các học giả người Trung Quốc ở nước ngoài vẫn hoài nghi về
cách ghi chép này.
Vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng

Hán có một số cuốn sách có ghi chép về quá trình Phật giáo truyền vào Trung
Quốc, và cách nói này khá được tin cậy trong Cuốn “Trung Quốc Phật giáo
sử” do Nhiệm Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử”
của học giả Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ

12
chủ yếu của họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng
Chi đã dẫn một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn
thời Tam Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công
Nguyên), sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh
Lư. “Hậu Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh
Đế là Sở Vương Lưu Anh có chờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà
mình, ông còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật
giáo đã được lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm
đầu của triều Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật
giáo đã được truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ
Lưỡng Hán.
Ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm có nói ở trên thì “ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung
Quốc” còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết, chuyên khảo đăng tải
trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử và chuyên ngành kiến trúc, tạp chí
nghiên cứu Phật học như: Đỗ Công Định“Phật giáo Trung Quốc và sự ảnh
hưởng đối với văn hóa truyền thống”. TC Nghiên cứu Phật học, ( số 6/1999),
“Vị trí nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc phần 1, 2, 3”của tác giả
Thích Mãn Tâm có viết về những nét sáng tạo của kiến trúc Phật giáo Trung
Quốc…
Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy sự ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc điêu khắc Phật giáo Trung Quốc được các
học giả nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên do hạn chế về tư liệu, nhiều vấn
đề còn chưa có điều kiện làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như giá trị của

Phật giáo Trung Quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

13
Đề tài tiến hành nghiên cứu về thời điểm mà văn hóa Ấn Độ du nhập
vào Trung Quốc và những ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo trong đời sống
văn hoá, xã hội của Trung Quốc cổ trung đại.
Luận văn mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện về sự ảnh
hưởng và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong lĩnh vực kiến trúc, điêu
khắc Phật giáo. Luận văn cũng đi sâu tìm hiểu, phân tích đặcđiểm, mối
quan hệ về sự ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào
Trung Quốc, làm nổi bật những nét sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc
thông qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại và
một số các bích hoạ, kiến trúc chùa hang, tháp Phật, hang động của Phật
giáo.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về Bích hoạ và Kiến trúc hang động
Phật giáo tại Tân Cương và Đôn Hoàng, nghiên cứu điêu khắc trang
trí tượng Phật tại một số ngôi chùa tiêu biểu Trung Quốc thời cổ trung đại.
Luận văn cũng nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt của kiến trúc
không gian tổng thể chùa, tháp Phật, mái chùa và điêu khắc trang trí chùa
tại một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua nghiên cứu“Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và
điêu khắc Phật giáo Trung Quốc”, luận văn góp phần phác dựng lại một
phần quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo Trung Quốc, đồng thời
làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đối với Phật giáo Trung
Quốc và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong dòng chảy lịch sử Phật
giáo Trung Quốc nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung qua nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc.


14
Luận văn tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối
với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” trong mối quan hệ tổng
thể với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, không tách rời khỏi những đặc
trưng văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Từ đó, chúng tôi hy vọng đưa
ra những giả thiết tổng hợp dựa trên những luận cứ khoa học về các giai
đoạn hình thành, ảnh hưởng và phát triển sáng tạo của Phật giáo Trung
Quốc trên phương diện kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc, đồng
thời phát huy những giá trị tích của Phật giáo trong bối cảnh Trung Quốc
đang chuyển mình một cách mạnh mẽ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù tư tưởng tâm
linh tôn giáo của ngành lịch sử, văn hoá: Phương pháp lịch sử, phương
pháp logích, phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê tổng
hợp…
Ngoài những phương pháp truyền thống cơ bản trên, cần thiết sử dụng
phương pháp liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu đề tài này bởi: Các
ngôi chùa và những bích hoạ không tồn tại một cách tự thân, tự phát mà ra
đời, phát triển và được bảo tồn trên cơ sở tổng hoà các điều kiện tự nhiên,
lịch sử, tín ngưỡng, văn hoá trong một thời kỳ nhất định hoặc trong cả một
chuỗi các giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước nói chung và địa
phương nói riêng.
Nghiên cứu về một số địa danh, ta càng cần thiết phải tiếp cận theo
hướng tổng thể bởi đây là phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất giúp nhà
nghiên cứu có được cái nhìn toàn cảnh, hệ thống để trên cơ sở đó, phân loại
và đánh giá được chính xác sự ảnh hưởng và sáng tạo trong từ địa danh. Do
vậy trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã hệ thống hoá tư liệu theo

15

phương thức tổng hợp liên ngành để phân tích các vấn đề được đặt ra trong
luận văn.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã cố gắng thực hiện những đóng góp sau:
Tập hợp và hệ thống hoá những ngôi chùa cổ trung đại của Trung
Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và làm nổi bật giao thoa văn
hóa Ấn Trung những sáng tạo riêng của Trung Quốc.
Bổ sung, làm đầy đặn hơn hệ thống tư liệu về sự ảnh hưởng của kiến
trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc.
Làm rõ sự ảnh hưởng và sáng tạo của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo
Trung Quốc.
Tiếp cận nghiên cứu về Phật giáo phần nào khôi phục lại quá trình
hình thành và phát triển của Phật giáo Trung Quốc qua các thời kỳ.
Luận văn góp phần tăng thêm cứ liệu cho việc nghiên cứu về Phật
giáo Trung Quốc sau này.
8. Nguồn tƣ liệu
Để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong luận văn, chúng tôi cố gắng
khai thác tối đa các nguồn sử liệu gốc như thư tịch cổ, kết quả các
công trình nghiên cứu, ghi chép của các tác giả trong và ngoài nước, đồng
thời sử dụng những tư liệu thống kê, bản ảnh đã được các cơ quan văn hoá
tiến hành tập hợp trong nhiều năm.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm 3 chương như sau:
- Chƣơng 1: Phật giáo Ấn Độ với Trung Quốc (35 trang)

16
Luận văn khái quát chung về Ấn Độ, một trong những trung tâm lớn
của nhân loại và là quê hương của Phật giáo. Đặc biệt, luận văn tập trung
phân tích, tổng hợp những nguồn tư liệu khai thác được về thời điểm, điều

kiện và các bước du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc. Trên tổng
quan của những yếu tố đó có thể nhận định về sự hội nhập của Phật giáo
Ấn Độ với văn hoá Trung Quốc trên các phương diện như: Tư tưởng, văn
hoá nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc và một số lĩnh vực khác.
- Chƣơng 2: Dấu ấn của giao thoa văn hoá Ấn Độ với Trung Quốc
trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc (32 trang)
Trong chương 2, luận văn tập trung vào phân tích dấu ấn của văn hoá
Ấn Độ vào kiến trúc Phật giáo Trung Quốc qua những công trình kiến trúc
Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ đó chỉ ra được
những nét bảo tồn theo nguyên gốc trên các mặt như: Hệ thống biểu tượng,
kết cấu không gian tổng thể chùa, kiến trúc chùa hang và tháp Phật của
Trung Quốc. Đồng thời cũng xác định rõ những nét sáng tạo và biến thể
của kiến trúc Phật giáo sau khi đã hội nhập và ăn sâu vào trong văn hoá
truyền thống Trung Quốc trên một số phương diện như là: Mái chùa, Bích
hoạ….Do đó việc phân tích này là vô cùng cần thiết. Công việc này không
chỉ giúp nhận định một cách chính xác hơn về giá trị văn hoá mà còn làm
sáng tỏ được những diện mạo nguyên gốc hay sáng tạo của một số ngôi
chùa Trung Quốc. Hơn nữa việc phân tích này là cơ sở để tác giả luận văn
đánh giá tính hệ thống, mối quan hệ giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung
Quốc dựa trên kiến trúc Phật giáo cũng như rút ra những nhận xét quan
trọng về đặc điểm của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc.
- Chƣơng 3: Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí
chùa Trung Quốc(33 trang).

17
Trong chương 3, luận văn đi vào phân tích điêu khắc trang trí chùa
Trung Quốc, thông qua một số bức tượng về Phật Thích Ca Mâu Ni và
tượng Bồ Tát, tượng Quan Thế Âm…Từ đó nêu nên những dấu ấn của văn
hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí tượng Phật chùa Trung Quốc và đồng
thời chỉ ra những nét sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc trang trí tượng Phật

Trung Quốc. Luận văn còn đi vào việc trình bầy cách bài trí tượng Phật và
giải thích sơ qua về các vị Bồ Tát để thấy được vai trò của người tiếp nhận
(mà ở đây cụ thể là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc) đã tạo
nên những sự khác biệt và sáng tạo của người Trung Quốc.









18
CHƢƠNG I
PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC
***
1.1. ẤN ĐỘ - MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM VĂN MINH LỚN
CỦA NHÂN LOẠI
1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán
đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ
có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây-Bắc Ấn. Đông nam và Tây Nam Ấn Độ
giáp Ấn Độ dương.
Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông
Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh
đồng ở Bắc Ấn.
Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 TCN) đã thấm đượm
những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc

tiêu biểu cho Ấn Độ.
1.1.1.2. Dân cƣ
Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ
sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư
trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN
có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này,
trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung
Nô, Ả Rập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá
nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú
đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ
1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính

19
1.1.2.1. Nền văn minh cổ xƣa trên lƣu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN)

Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông
Ấn. Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư
thế suy tưởng gợi đến môn phái Yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu
vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 dến 1.800 TCN. Những tìm tòi
gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn
rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn
lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền
Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.
1.1.2.2. Nền văn minh Vêđa (1.600-thế kỷ I TCN)
Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan
rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đem
theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị
thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm,
thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những
bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Veda. Lâu đời

nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 TCN) Đặc điểm của Kinh Veda là hướng
con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi
thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có
thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức Phật
Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và
đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại
dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên mới.
Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống
nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô
được đặt tại Pataliputra (bang Bihar là một bang ở Tây Bắc Ấn Độ).
1.1.2.3. Đế chế Gupta

20
Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ đế chế
Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ
này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản
khổng lồ.
1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ
1.1.3.1 Chữ viết, văn học
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại
chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc
những kí hiệu đồ họa.
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30
bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ
lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và
Đông Nam Á sau này.
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về
một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi
là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ

thời đó.
Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả cuộc tình giữa
chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita (con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình
sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở
Campuchia, Ramakiên ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng
rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
1.1.3.2. Nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới
nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một

21
tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba
dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa
hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có
tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới
20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất
Ấn Độ với mầu sắc nghệ thuật tỷ mỉ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế
kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp
Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những
cánh đồng.
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được
xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào
khoảng thế kỉ XVII.
1.1.3.3. Khoa học tự nhiên
a. Về Thiên văn: Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm
ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360
ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

b. Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ
thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ
là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn
gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập
trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về
cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác Pi = 3,1416.
c. Về Vật lí: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V
TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “ Trái Đất, do trọng lực của
bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”[43,751].

22
d. Y học: Cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây
gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của
thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị
liệu” [42,751].
1.1.4. Tƣ tƣởng, tôn giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo
Jain và đạo Sikh.
1.1.4.1. Đạo Balamôn
Đạo Balamôn ra đời trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu
sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình
đẳng đó [44,7].
1.1.4.2. Đạo Phật
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta
Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng [47,17]. Các tín
đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây
là năm Đức Phật nhập Niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật
trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người
theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều)
3

.
1.1.4.3. Đạo Jain-Kỳ Na
Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này
chủ trương không sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ
hạnh [43,17].


3
Tứ diệu đế, còn gọi là tứ thánh đế, là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh
nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh chuyển pháp luân. Tứ
diệu đế gồm: Khổ đế, Tập khổ đế, Diệu đế và Đạo đế

23
1.1.4.4. Đạo Sikh
Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo
Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo
Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi
đền Vàng ở Punjapd. Đạo Balamôn là đạo sinh ra cuối cùng [48,81].
1.2. THỜI ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC BƢỚC DU NHẬP CỦA
PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀO TRUNG QUỐC
1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc
Có nhiều cách nói khác nhau, các sách cũng có sự ghi chép khá lộn xộn
và mâu thuẫn về thời gian Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Phổ biến
có thể kể đến những quan điểm sau:
Có người nói Phật giáo được truyền vào Trung Quốc từ thời Yến Chiêu
Vương thuộc thời kì Chiến Quốc, có người nói được truyền vào từ thời Tần
Thủy Hoàng, có người nói được truyền vào từ thời Hán Vũ Đế, có người nói
được truyền vào từ những năm cuối thời triều Tây Hán, cũng có người nói
được truyền vào từ thời Minh Đế thuộc triều Đông Hán… Cách nói khá phổ
biến trước đây cho rằng, Phật giáo được truyền vào từ Trung Quốc từ năm

Hán Vũ Đế thủy Bình thứ 10. Cách nói này được phát hiện trong cuốn “Mâu
Tử lý hoặc luận” và “Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều
Đông Hán, sau đó lại được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư” [6,143]. Cách
nói này rất phổ biến vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều. Đại ý nói rằng, vào
năm Thủy Bình thứ 7 (năm 64 sau CN), Hán Minh Đế ban đêm nằm mơ thấy
có một vị thần tiên mang theo ánh mặt trời bay trước cung điện nhà vua, hôm
sau nhà vua hỏi quần thần đó là thần gì? Đại thần Phó Nghị trả lời rằng hạ
thần nghe nói ở Phương Tây có một vị thần tên là “Phật”, vị thần đó có thể
bay lượn và tỏa ra ánh sáng. Vì thế Hán Minh Đế liền cử trung lang tướng

24
Thái Âm và tiến sĩ Tần Cảnh đến phương Tây cầu kinh. Năm Thủy Bình thứ
10, hai người trên đã gặp được các nhà sư Ấn Độ Kasyapamatanga và
Dharmaratna ở nước Đại Nguyệt Thị của Tây Vực, đồng thời lấy được kinh
Phật, sau đó họ chuyển chở sách kinh bằng ngựa trắng về đề Bạch Mã ở Lạc
Dương. Hán Minh Đế mời 2 nhà sư Ấn Độ sống ở chùa Hồng Lư (cơ quan
tiếp đón lễ tân của triều đình), đồng thời chọn đất xây dựng miếu để thờ cúng,
đó chính là chùa Bạch Mã ngày nay. Hai nhà sư Ấn Độ trên đã dịch cuốn kinh
Phật gồm 42 chương, tương truyền đây là cuốn kinh Phật có thời gian ra đời
sớm nhất ở Trung Quốc.
Nhưng các học giả Trung Quốc ở nước ngoài từ thời cận đại cho đến nay
vẫn rất hoài nghi về cách nói này, vì chuyện Hán Minh Đế nằm mơ và chuyện
cử người đi lấy kinh phật rất kì lạ. Theo “Hậu Hán thư”, người em trai cùng
cha khác mẹ của Minh Đế là Sở Vương Lưu Anh có lập đền thờ trong nhà để
thờ Phật, hai anh em họ rất thân mật với nhau, vì vậy Minh Đế phải biết sự
tồn tại của Phật, nhưng vì sao ông lại chỉ mơ thấy và cử người đi cầu kinh?
Còn chuyện sứ thần của Minh Đế được cử đi lấy kinh, có người nói đó là
Trương Kiên (người của thời Hán Vũ Đế), cũng có người nói đó là Thái Âm,
thứ ba là Phó Nghị - người giải thích giấc mộng cho Hán Minh Đế. “Hậu Hán
Thư” có nói, ông chỉ là một đứa trẻ đang đi học thời Minh Đế. Vì vậy họ cho

rằng việc cầu kinh của Minh Đế không phải là sự thật, còn chuyện chuyên
chở sách kinh bằng bạch mã và hai nhà sư Ấn Độ dịch kinh đều do các Phật
gia sau này bịa đặt ra để chứng minh bản thân họ là những người phi phàm
xưa nay.
Các học giả hiện nay đều cho rằng Phật giáo được truyền vào Trung
Quốc vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng
Hán, đây là cách nói khá tin cậy. Cuốn “Trung Quốc Phật giáo sử” do Nhiệm
Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử” của học giả

25
Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ chủ yếu của
họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng Chi đã dẫn
một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn thời Tam
Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công Nguyên),
sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh Lư. “Hậu
Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh Đế là Sở
Vương Lưu Anh có thờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà mình, ông
còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật giáo đã được
lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm đầu của triều
Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật giáo đã được
truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ Lưỡng Hán
4
.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Phật giáo còn gặp phải sự chống đối của văn
hóa truyền thống tại Trung Quốc nên chỉ có số ít quí tộc, đại địa chủ tầng lớp
trên đón nhận các triết thuyết của nó mà thôi. Để tồn tại, Phật giáo đã phải
dựa vào một số phương pháp của Đạo giáo. Ngay cả trong việc bình chú, diễn
giải, phiên dịch kinh sách của đạo Phật, người ta cũng phải mượn các thuật
ngữ, thần chú của Đạo giáo. Cho nên, đã có thời gian người ta cho rằng Phật
giáo chính là một nhánh của Đạo giáo thần tiên.

Trong suốt thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Trung
Quốc bị chia năm xẻ bảy bởi vô số các cuộc nổi loạn, các thảm họa về mặt
kinh tế. Trải qua giai đoạn Tam Quốc (220-285) và Tấn (265-420), Nam Bắc
Triều (420-585), do chiến tranh xảy ra liên miên, đời sống nhân dân vô cùng
khổ cực nên họ đã tìm đến các bậc “siêu nhiên thần thánh”, “các đấng Trời,
Phật”để mong đợi một sự cứu rỗi. Chính vì thế mà Trung Quốc mới chịu tiếp


4

Hầu Ngoại Lư (1959) “Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc”, NXB Sự thật Hà Nội.


26
nhận những nguyên lý về triết học và tôn giáo không quen thuộc của người
hàng xóm của nó ở phía Tây là Ấn Độ.
1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc
1> Về nền tảng xã hội: Thời kì cuối triều Đông Hán, thiên hạ đại loạn,
các giai cấp trong xã hội đều gặp phải rất nhiều khó khăn, vì vậy họ đều muốn
tìm được chỗ dựa và sự yên ổn trong đau khổ. Đạo lý tự giải thoát đau khổ và
siêu độ cầu sinh của Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu này.
2>Về tƣ tƣởng: Thời kì này, Huyền học cũng đang thịnh hành trong xã
hội. Tư tưởng Lão Trang cao thượng của Huyền học đã chủ trương “dĩ vô vi
bản, dĩ hữu vi mạt” [Dẫn theo 25,138], phủ nhận sự tồn tại của sự vật ngoại
giới, rất dễ hòa hợp với tư tưởng xuất thế của Phật giáo, vì vậy, chủ trương
“nhất thiết pháp giai không” của Phật giáo đã thịnh hành một cách nhanh
chóng. Trên thực tế, đến sau thời kì Đông Tấn, Huyền học đã mất đi vị thế
của nó và bị Phật giáo thay thế. Giáo lý “danh thực câu vô” mà Phật giáo
tuyên truyền thực tế là sự phát triển thêm của tư tưởng “dĩ vô vi bản”.
3> Sự đề cao và lợi dụng của giai cấp thống trị. Tư tưởng cơ bản được

Phật giáo tuyên truyền rất có lợi, hài hòa cho giai cấp thống trị. Tuy nó không
chủ trương trung hiếu tiết nghĩa và an phận thủ thưởng như Nho học nhưng
nó yêu cầu các tín đồ Phật giáo phải khắc khổ tu hành để có được tinh thần cơ
bản siêu thoát và các giáo lý như báo ứng nhân quả và chuyển thế luận hồi…,
nó không những không thể tạp nên sự uy hiếp với trật tự thống trị mà ngược
lại còn có ích cho việc bảo vệ trật tự này. Trong thời gian 500 năm từ thời
Đông Hán đến thời kì Nam Bắc Triều, giai cấp thống trị đã dần nhận thức
được tác dụng của Phật giáo, vì vậy họ ngày càng coi trọng và đề cao Phật
giáo. Có một số nhà thống trị do quá mê tín đã hết mực tôn sùng Phật giáo,
thường mời các nhà sư nổi tiếng vào cũng giảng kinh hoặc khai phá đất đai để
xây chùa cho họ (Tấn Thành Đế, Ai Đế thời Đông Tấn). Tổng Văn Đế của

×