Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.02 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




MAI THỊ LAN ANH



BẢN TIN CHÚNG TA VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT







LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Hà Nội, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


MAI THỊ LAN ANH

BẢN TIN CHÚNG TA VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT




Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Quỳnh Nam


Hà Nội, 2010

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Mục đích nghiên cứu 13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 15
7. Kết cấu luận văn 16
CHƢƠNG 1: 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN, MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN TIN 17
VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT 17

1.1. Khái niệm 17
1.1.1. Truyền thông nội bộ 17
1.1.2. Truyền thông đại chúng 17
1.1.3. Bản tin 19
1.1.4. Công chúng truyền thông 21
1.1.5. Doanh nghiệp và truyền thông trong doanh nghiệp 23
1.2. Một vài vấn đề lý luận về bản tin 24
1.3.1. Vị trí, vai trò 24
1.3.2. Mục đích, chức năng bản tin 24
1.4. Vài nét về FPT 26
1.5. Bản tin Chúng ta của FPT 26
1.5.1. Về sự ra đời bản tin Chúng ta 26
1.5.1. Tổ chức tòa soạn Chúng ta 27
1.5.2. Nội dung bản tin Chúng ta 28
2

1.5.3. Hình thức bản tin Chúng ta 28
1.5.4. Phong cách riêng của bản tin Chúng ta 30
1.5.5. Phát hành 30
1.6. Công chúng tại FPT 31
CHƢƠNG 2: 32
MỨC ĐỘ, CÁCH THỨC TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA 32
CÔNG CHÚNG; HIỆU QUẢ CỦA BẢN TIN CHÚNG TA 32
2.1. Về cơ cấu của mẫu điều tra 32
2.2. Mức độ và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng FPT 36
2.2.1. Mức độ tiếp nhận thông tin 36
2.2.2. Cách thức tiếp nhận thông tin 39
2.2.3. Mục đích tiếp nhận thông tin 45
2.2.4. Những nội dung đƣợc tiếp nhận trên bản tin Chúng ta 46
2.2.5. Mức độ chia sẻ thông tin trên bản tin Chúng ta 51

2.2.6. Tƣơng quan việc đọc bản tin Chúng ta so với các phƣơng tiện truyền
thông khác 54
2.3. Hiệu quả của bản tin Chúng ta 58
2.3.1. Tính thời sự, kịp thời 59
2.3.2. Mức độ tiếp nhận các thông tin liên quan 60
2.3.3. Trao đổi của công chúng với tòa soạn 61
2.4. Sự thỏa mãn của công chúng 63
CHƢƠNG 3: 67
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 67
VỚI BẢN TIN CHÚNG TA VÀ CÔNG CHÚNG FPT 67
3.1. Đánh giá, kiến nghị của công chúng FPT về một số yếu tố của bản tin67
3.1.1. Đánh giá, kiến nghị của công chúng về hình thức 68
3.1.2. Đánh giá, kiến nghị của công chúng về nội dung 72
3.1.3. Đánh giá, kiến nghị của công chúng về công tác phát hành 75
3

3.2. Một số kiến nghị với bản tin Chúng ta và công chúng FPT 76
3.2.1. Kiến nghị với bản tin 76
3.2.1.2. Về hình thức 77
3.2.2. Kiến nghị với công chúng FPT 80
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi của người được hỏi
Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ học vấn của người được hỏi

Bảng 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của người được hỏi
Bảng 2.4: Cơ cấu giới tính của người được hỏi
Bảng 2.5: Thời điểm công chúng FPT đọc bản tin Chúng ta (%)
Bảng 2.6: Thời gian đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT (%)
Bảng 2.7: Cách đọc của công chúng FPT theo độ tuổi (%)
Bảng 2.8: Các thể loại báo ưa thích của công chúng FPT
Bảng 2.9: Thực trạng chia sẻ bản tin Chúng ta của công chúng FPT xét theo giới tính
Bảng 2.10: Nội dung các trao đổi của công chúng FPT với tòa soạn (%)
Bảng 3.1: Kiến nghị của công chúng FPT về việc thay đổi bản tin Chúng ta
Bảng 3.2: Những chuyên trang, chuyên mục được công chúng FPT đề xuất tăng diện
tích (%)
Bảng 3.3: Những chuyên trang, chuyên mục bị đề xuất giảm diện tích (%)
Bảng 3.4: Các chuyên mục được công chúng FPT đề xuất bổ sung trên bản tin
Chúng ta (%)
Bảng 3.5: Đánh giá của công chúng FPT về công tác phát hành của bản tin Chúng ta
(%)
2. Hình
5

Hình 2.1: Tập quán đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT (%)
Hình 2.2: Tần suất đọc bản tin Chúng ta xét theo thâm niên công tác của công chúng
FPT (%)
Hình 2.3: Tần suất đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT xét theo nghề nghiệp
(%)
Hình 2.4: Thời điểm đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT xét theo giới tính
Hình 2.5: Cách đọc của công chúng FPT xét theo thâm niên công tác
Hình 2.6: Các nội dung được quan tâm trên bản tin Chúng ta (%)
Hình 2.7: Đối tượng được công chúng FPT chia sẻ bản tin Chúng ta
Hình 2.8: Tương quan theo dõi bản tin Chúng ta với các kênh truyền thông đại chúng
khác (đơn vị: lượt người)

Hình 2.9: Tương quan thời gian theo dõi bản tin Chúng ta và các phương tiện truyền
thông đại chúng khác của công chúng FPT (%)
Hình 2.10: Đánh giá của công chúng về kênh truyền thông cung cấp thông tin nhanh
nhất trong FPT (đơn vị: người)
Hình 2.11: Đánh giá của công chúng FPT về mức độ gặp thông tin có liên quan đến
công việc và cuộc sống của họ trên bản tin (%)
Hình 2.12: Mức độ thỏa mãn của công chúng FPT với bản tin Chúng ta (%)
6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý thức được vai trò quan trọng của hoạt động truyền thông cũng như sự cần
thiết của việc xây dựng các phương tiện truyền thông đại chúng, hầu hết các tổ chức
và cá nhân ngày nay dành sự quan tâm, đầu tư đáng kể vào hoạt động này; nhằm xây
dựng, củng cố, duy trì hình ảnh và vị trí của mình trong lòng công chúng.
Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, bản tin là một kênh truyền thông
hiệu quả, hướng đến một đối tượng công chúng chuyên biệt và hỗ trợ đắc lực cho
công tác quản lý của lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp. Theo Thời báo Kinh tế Sài
Gòn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện bản tin. Đối tượng tác
động của kênh truyền thông này tuy hẹp hơn đối tượng công chúng của các phương
tiện truyền thông đại chúng nói chung, song cũng bao gồm số lượng độc giả không
nhỏ, bao gồm lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp sở hữu bản
tin đó. Ngoài ra, công chúng của bản tin còn là gia đình của cán bộ nhân viên; đối
tác; khách hàng và cổ đông của công ty; là các nhà báo, là những người quan tâm
đến thông tin về tổ chức, doanh nghiệp đó… Trong quá trình nghiên cứu, người viết
nhận thấy các bản tin dạng ấn phẩm có một số đặc điểm giống với báo in.
Không những thế, bản tin của các tổ chức, doanh nghiệp là một “đầu ra” thích
hợp cho các cơ sở đào tạo báo chí, bên cạnh các cơ quan truyền thông như đài phát
thanh, truyền hình, báo, tạp chí…

Mặc dù là một bộ phận của truyền thông đại chúng và có vị trí đáng kể như đã
phân tích ở trên, do bản tin hướng đến đối tượng công chúng chuyên biệt, phạm vi
phát hành hạn chế nên công tác nghiên cứu bản tin chưa được đầu tư đúng mức.
Người thực hiện luận văn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu chuyên sâu nào của
Việt Nam về đề tài này.
7

Luật Báo chí hiện nay cũng không có điểm, mục nào đề cập đến bản tin. Các
quy định của Quy chế xuất bản bản tin không được cụ thể. Điều này có thể làm xuất
hiện “lỗ hổng” trong hoạt động quản lý báo chí.
FPT là tập đoàn công nghệ thông tin viễn thông (CNTT – VT) hàng đầu Việt
Nam, 3 năm liên tiếp được VNR500 bình chọn là Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam, mỗi năm đóng góp cho ngân sách nhà nước bằng một tỉnh vừa của Việt
Nam. Đến tháng 9/2010, số cán bộ nhân viên chính thức của Tập đoàn FPT khoảng
hơn 10.000 người, nếu tính cả sinh viên, học viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo
thuộc FPT và đội ngũ cộng tác viên, học việc thì lên đến gần 15.000 người.
Cũng tính đến hết tháng 9/2010, FPT và các công ty chi nhánh có hơn 10 bản tin
dạng ấn phẩm và khoảng 100 bản tin, trang tin điện tử.
Trong đó, bản tin Chúng ta là bản tin chính thức và lâu đời nhất của FPT, xuất
bản số đầu tiên năm 1996. Bản tin Chúng ta hướng đến công chúng đặc thù của FPT,
qua đó thấy được tác động của nó đến công chúng. Bản tin Chúng ta hiện được xuất
bản hàng tuần, phát hành toàn quốc cho cán bộ nhân viên Tập đoàn với số lượng
5.500 bản/tuần, 20-24 trang/số.
Một số công ty trong lĩnh vực CNTT và hàng tiêu dùng của Việt Nam đánh giá
cao Bản tin Chúng ta của FPT và đã mời ban biên tập bản tin đến chia sẻ kinh
nghiệm về cách thức xây dựng và quy trình thực hiện một bản tin. Điển hình là: Tinh
Vân Group (sau đó xây dựng tờ Tuổi xanh Tinh Vân, nay là tờ “My TinhVân”),
Unilever Việt Nam…
Vì vậy, học viên đã đề xuất và được Khoa Báo chí – Truyền thông chấp thuận
đề tài nghiên cứu: “Bản tin Chúng ta và công chúng tại FPT”. Đây là một đề tài mới

và cần thiết, góp phần làm dày dặn thêm các công trình nghiên cứu truyền thông.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
8

Nếu như càng ngày, người ta càng ý thức được tầm quan trọng của các phương
tiện truyền thông đại chúng và đầu tư vào đó, thì song song, con người cũng dành sự
quan tâm cho nghiên cứu công chúng, coi đây là một thước đo hiệu quả của việc đầu
tư cho hoạt động truyền thông. Nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một
chuyên ngành của nghiên cứu truyền thông.
Thông tin liên lạc đã tồn tại từ thuở ban đầu cùng sự ra đời của con người,
nhưng chỉ đến thế kỷ 20, truyền thông mới bắt đầu được nghiên cứu thực sự. Khi
công nghệ thông tin phát triển, các hoạt động nghiên cứu truyền thông cũng đồng
thời nở rộ. Khi Thế chiến I kết thúc, sự quan tâm nghiên cứu truyền thông được tăng
cường. Hoạt động nghiên cứu thuộc khoa học xã hội này được hoàn toàn công nhận
là hợp pháp sau Thế chiến II.
Theo David Barrat [36, tr.44], lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên
thế giới được phân ra 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (đầu thế kỷ XX – hết những năm 1930) đánh dấu quan điểm nghiên
cứu cho rằng các phương tiện truyền thông có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng trực
tiếp đến suy nghĩ và ứng xử của công chúng. Điển hình là nhóm Trường phái
Frankurt của Đức với khuynh hướng phê phán, họ cho rằng truyền thông đại chúng ở
Đức đã giúp Hitler lên nắm quyền ở Đức vào năm 1933. Khuynh hướng này được
gọi là “mũi kim tiêm” (ngụ ý rằng truyền thông có tác động nhanh và trực tiếp đối
với công chúng), tuy có đóng góp nhất định vào lịch sử nghiên cứu truyền thông
nhưng còn phiến diện.
Trong giai đoạn 2 (năm 1940 đến đầu thập kỷ 60), một số nhà nghiên cứu đã chỉ
ra rằng truyền thông không có tác động trực tiếp và không ảnh hưởng quá mạnh mẽ
đến thái độ, ứng xử của công chúng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, truyền
thông tác động gián tiếp đến công chúng thông qua 1 số khâu trung gian. Công
9


chúng trong giai đoạn này được nhìn nhận là một khối không đồng nhất, có thể bị tác
động bởi nhiều nhóm xã hội trung gian khác nhau như gia đình, bạn bè…
Giai đoạn 3 (giữa thập niên 60 đến năm 1995) có sự xuất hiện của nhiều quan
điểm nghiên cứu mới, thậm chí trái ngược nhau. Lĩnh vực nghiên cứu truyền thông
đại chúng được mở rộng: không chỉ tập trung vào công chúng, các nhà nghiên cứu
còn phân tích, xem xét nội dung thông điệp truyền thông, quá trình truyền thông, quá
trình sản xuất của các phương tiện truyền thông, đặc điểm của các nhà truyền thông.
Giai đoạn 4 (1995 – nay): hướng nghiên cứu công chúng của thế giới đã và đang
chuyển sang tìm hiểu công chúng trong một môi trường mới đó là internet. Thế giới
được làm quen với khái niệm “truyền thông đa phương tiện” và đó cũng là nguyên
nhân lý giải những khác biệt về đặc điểm, cách hưởng thụ truyền thông và ứng xử
của công chúng ngày nay.
Trên thế giới, có thể kể đến một số tác giả và các công trình nghiên cứu mới về
tác động của truyền thông đại chúng, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu công chúng
như Denis McQuail (Mass Communication Theory, 2005, London), Claudia Mast
(Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông
tấn, 2003)… Trong đó, Denis McQuail nhấn mạnh tầm quan trọng của phương tiện
truyền thông đại chúng và làm thế nào để nó ảnh hưởng đến công chúng hơn là tập
trung vào các định nghĩa, mô hình chung. Còn Herbert Blumer (1939) được xem là
người đầu tiên đưa ra quan điểm phân chia đại chúng theo các cấp độ: nhóm, đám
đông và công chúng [52, tr. 58]. Claudia Mast thì đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản
đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng như Lý thuyết và thực tiễn
truyền thông, lĩnh vực nghề nghiệp báo chí; truyền thông và kinh tế và một số cách
thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực truyền thông… Tất cả những vấn đề
được nêu trong cuốn sách là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho những đối
tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Về cách tiếp cận vấn đề, dù khác nhau
ở mức độ và góc độ tiếp cận nhưng giới nghiên cứu đều coi nghiên cứu công chúng
10


là một thành tố không thể thiếu khi nghiên cứu quá trình truyền thông đại chúng và
đều đề cao vai trò tích cực, chủ động, tác động trở lại các phương tiện truyền thông
của công chúng.
Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ, nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của
giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính thiết thực của vấn đề.
Xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các cơ
sở đào tạo như ĐH KHXH và NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền: Truyền thông đại
chúng (Tạ Ngọc Tấn,Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia 2001), Cơ sở
lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang, Nxb.
ĐH Quốc gia Hà Nội 2004), Thể loại báo chí chính luận (Trần Quang, Nxb ĐH
Quốc gia Hà Nội 2005), Thể loại báo chí thông tấn (Đinh Văn Hường, Nxb ĐH
Quốc gia Hà Nội 2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn
Thị Minh Thái, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2005), Nguyễn Văn Dững (Về hệ thống
khái niệm truyền thông đại chúng) và một số tác giả khác Những công trình nghiên
cứu này đã cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái
niệm đến mô hình, quá trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và
nghiên cứu truyền thông trong nước và trên thế giới. Đây chính là kho kiến thức và
là nguồn tư liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu truyền
thông cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động truyền thông tại Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ở góc độ xã hội học, nghiên cứu truyền thông đại chúng gần đây thường tập
trung vào hướng nghiên cứu công chúng. Người ta nhất trí rằng, các nhà xã hội học
đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động nghiên cứu truyền thông đại chúng ở
nước ta, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học. Cụ thể, nghiên
cứu lý thuyết về xã hội học công chúng có PGS TS Mai Quỳnh Nam (Dư luận xã hội –
Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1/1995, tr.3-8;
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn
11

đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4/2001, tr.21-

25)…, PGS Trần Hữu Quang (Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh
(Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008) Trong đó, PGS TS
Mai Quỳnh Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
chịu tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông và công chúng truyền thông.
Ông đưa ra quan điểm bao quát được sự cần thiết của hoạt động truyền thông: “Trong
thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rời hoạt động truyền
thông”, “hoạt động cung cấp thông tin rộng rãi về các mặt của đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu đồng thời cũng là phương tiện của sự phát triển” [33,
tr.11]. PGS TS Mai Quỳnh Nam cũng nhận định: “hoạt động truyền thông chỉ có ý
nghĩa khi nó kích thích được lợi ích của đối tượng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt
nhận thức, tạo cho họ hành động chung.” PGS Trần Hữu Quang khẳng định, nghiên
cứu về công chúng là một trong 4 lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại
chúng. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu báo chí truyền thông đại
chúng từ hướng tiếp cận xã hội học tiêu biểu của Việt Nam. [38, tr.35].
Hướng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn với các bài viết,
công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Đó là PGS TS Mai Quỳnh Nam với hàng loạt bài viết
đăng trên tạp chí Xã hội học từ năm 1995 – 2005 như “Báo thiếu nhi dân tộc và công
chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2002, tr.46-58), “Truyền thông và
phát triển nông thôn (Tạp chí Xã hội học, số 3 (83), tr.9-14), Sinh viên Hà Nội với giao
tiếp đại chúng (Tạp chí Tâm lý học, số 12/2003, tr.19-26)… Đây là các công trình
nghiên cứu hữu ích về mối quan hệ qua lại giữa công chúng và cơ quan/nhà truyền
thông; cụ thể là nghiên cứu cách thức tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông;
hiệu quả truyền thông và kiến nghị của công chúng đối với phương tiện truyền thông
đó.
Bên cạnh đó, phải nhắc đến Chân dung công chúng truyền thông của PGS Trần
Hữu Quang (2001), được “nâng cấp” từ luận án tiến sĩ xã hội học Truyền thông đại
12

chúng và công chúng – trường hợp TP HCM, 1998; là công trình nghiên cứu có tính hệ
thống, đại diện về công chúng truyền thông TP HCM, rất nên tham khảo.

Ngoài ra, chúng tôi đã tiếp cận một số khóa luận, luận văn, luận án thuộc 2 khoa
Báo chí Truyền thông và Xã hội học của trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, như: Công
chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử (Luận văn thạc sỹ báo chí của
Nguyễn Thu Giang); Báo Hà Nội Mới và công chúng thủ đô (Luận văn thạc sỹ báo
chí của Phạm Thị Thu Hà), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà
Nội (Luận án tiến sỹ báo chí của Trần Bá Dung)… Đóng góp chung của các công
trình này là làm dày dặn thêm hệ thống các công trình nghiên cứu truyền thông đại
chúng của Việt Nam. Trong đó, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thu Giang tìm hiểu
cách thức tiếp nhận 2 loại hình báo chí là báo in và báo điện tử của công chúng thủ
đô; công trình này được ghi nhận ở chỗ: chỉ ra được đặc điểm của mỗi nhóm công
chúng có tác động khác nhau đến ứng xử của họ với truyền thông. Luận văn còn có
công hệ thống lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng từ bình diện lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thu Hà xem xét mối quan hệ giữa công chúng
đối với tờ báo của Đảng bộ tại đô thị Hà Nội, mang tính điển hình cao về mối quan
hệ tương tác giữa công chúng truyền thông và phương tiện truyền thông đại chúng ở
Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu hiệu quả thông tin
tuyên truyền của báo Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động
thông tin của báo Đảng.
Luận án tiến sỹ của Trần Bá Dung lại xem xét nhu cầu của công chúng Hà Nội
như một nguyên nhân cơ bản chi phối quá trình truyền thông; là công trình nghiên
cứu đầu tiên và tương đối công phu về công chúng Hà Nội trong mối quan hệ tiếp
nhận thông tin trên cả 4 loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.
13

Khi nghiên cứu công chúng, giới nghiên cứu đều coi công chúng không chỉ là đối
tượng tác động, mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm
báo chí – truyền thông. Sức mạnh của tờ báo, trước hết thể hiện ở “sức mạnh của công
chúng, của dư luận xã hội mà nó tạo ra”.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn của bản tin tại Việt

Nam, ngoài các công trình nghiên cứu như đã dẫn chứng trên đây, chúng tôi chưa
tìm thấy đề tài nghiên cứu chuyên sâu nào của Việt Nam về bản tin của các tổ chức,
doanh nghiệp cũng như công chúng của bản tin. Do vậy, trên cơ sở lý thuyết và khảo
sát thực tế, chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu cơ sở lý luận về bản tin và công
chúng; trên cơ sở lý luận cũng như kết quả khảo sát công chúng của bản tin Chúng ta
tại FPT, luận văn sẽ phân tích và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giúp bản tin
này trở thành kênh truyền thông hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu bản tin Chúng ta và công chúng của bản tin tại
FPT Hà Nội và TP HCM. Cán bộ nhân viên của FPT tại Đà Nẵng chiếm một tỷ lệ
nhỏ so với nhân sự toàn quốc (715 trong tổng số 10.000 người), do đó, luận văn
không thực hiện khảo sát tại đây vì mẫu không đủ đại diện. Bên cạnh đó, FPT có chi
nhánh, văn phòng tại 9 quốc gia trên thế giới nhưng bản tin Chúng ta chưa được phát
hành ra nước ngoài.
Trong đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu công chúng của bản tin Chúng ta
trong mối quan hệ tiếp nhận bản tin này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu
14

Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết truyền thông đại chúng và xã
hội học truyền thông đại chúng. Trong đó chú trọng lý luận về hướng nghiên cứu
công chúng - hướng nghiên cứu cơ bản của Xã hội học truyền thông đại chúng.
Hướng nghiên cứu này đòi hỏi xem xét mối tương tác giữa bản tin với công chúng
thông qua hoạt động tiếp nhận bản tin Chúng ta.
Bên cạnh đó, người thực hiện luận văn cũng sử dụng luận điểm của M.Weber
về mặt phương pháp luận về sự cần thiết của môn xã hội học báo chí; trong đó chỉ rõ
tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng. Năm 1910,

M.Weber đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội
học báo chí và chỉ ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu. Lập luận của M.Weber chỉ rõ
tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng, đồng thời vạch ra mối
liên hệ giữa những nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân và tầng lớp xã
hội. Đề xuất của M.Weber cho thấy, hướng nghiên cứu công chúng giữ vị trí hàng
đầu trong xã hội học và truyền thông đại chúng [27, tr.4].

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, thực hiện với dung lượng
mẫu 300 – chọn từ quần thể nghiên cứu hơn 10.000 cán bộ nhân viên FPT. Mẫu
được chọn sẽ phù hợp với các đặc trưng về lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ… của
công chúng FPT.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn là 5 người liên quan mật
thiết đến bản tin này, gồm: Ông Nguyễn Thành N, Tổng Giám đốc FPT; bà Vũ
Thanh H, Tổng biên tập bản tin Chúng ta; chị Đào Thị Bích H, Thư ký tòa soạn bản
tin Chúng ta; chị Nguyễn Hoài A, Trưởng phòng PR – marketing Đại học FPT (trực
thuộc Tập đoàn FPT) và chị Vũ Thu C, nhân viên PR của FPT Online (công ty thành
viên của FPT).
15

- Phương pháp phân tích nội dung: được sử dụng với các loại sản phẩm như:
bản tin Chúng ta; kết quả khảo sát công chúng FPT…
Quá trình nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3-9/2010.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua luận văn này, chúng tôi hy vọng góp phần vào việc nghiên cứu
công chúng truyền thông nói chung và công chúng của bản tin nói riêng. Từ đó chỉ ra
vai trò, ý nghĩa của bản tin đối với các doanh nghiệp; giúp cho các doanh nghiệp
thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình thông qua việc sử dụng hiệu quả bản tin
- một trong các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, người viết mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận
về loại hình bản tin trong hệ thống lý thuyết truyền thông. Có thể nói, cho đến nay,
trong hệ thống lý thuyết truyền thông, vai trò của bản tin rất mờ nhạt, thậm chí là
hiếm khi được đề cập đến. Chúng tôi mong rằng, luận văn này sẽ góp phần định vị
vai trò, vị trí của bản tin trong hệ thống truyền thông ngày nay cũng như sự cần thiết
của công tác nghiên cứu về bản tin và công chúng của nó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả điều tra xã hội học, luận văn tổng hợp, phân tích nhu cầu,
đánh giá của công chúng, đưa ra đề xuất để bản tin Chúng ta cũng như các bản tin
khác của FPT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng trong tương lai.
Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tích cực, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của bản tin Chúng ta của tập đoàn FPT.
Chúng tôi cũng mong muốn rằng, đây có thể là một trong các tài liệu tham
khảo cho những đơn vị, tổ chức dự định xây dựng bản tin; cho các giảng viên, sinh
viên ngành truyền thông đại chúng và xã hội học.
16

Chúng tôi cũng hy vọng, qua đây, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo
báo chí sẽ cân nhắc việc đầu quân vào các bản tin của tổ chức, doanh nghiệp. Điều
này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của hệ thống
các bản tin.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận; một số vấn đề về bản tin và công chúng tại FPT
Chương 2: Mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng; hiệu quả
của bản tin Chúng ta.
Chương 3: Một số đánh giá và kiến nghị với bản tin Chúng ta và công chúng
FPT.












17

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN, MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN TIN
VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT

1.1. Khái niệm
1.1.1. Truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ được hiểu là truyền thông giữa các thành viên hoặc cán bộ
nhân viên trong cùng một tổ chức. Truyền thông nội bộ rất đa dạng, nó có thể là các
cuộc trò chuyện, cuộc họp, mạng nội bộ hay các bản tin trong tổ chức, doanh nghiệp
đó[49].
Có thể cắt nghĩa, truyền thông nội bộ là quá trình truyền thông nhằm trao đổi
thông tin có liên quan giữa chủ thể truyền thông hướng đến các thành viên trong nội
bộ tổ chức, doanh nghiệp; thông qua việc sử dụng các phương tiện như hội thảo, họp
mặt, giao lưu, bản tin…; qua đó xây dựng và duy trì quan hệ hiểu biết và có lợi giữa
chủ thể truyền thông và đối tượng công chúng nội bộ.
4 yếu tố làm nên thành công của hoạt động truyền thông nội bộ của một doanh
nghiệp đó là: Tập trung vào khai thác các chiến lược kinh doanh đặc thù với lĩnh vực
của tổ chức, doanh nghiệp; sử dụng ngôn ngữ phù hợp với công chúng nội bộ; có thể
đo lường được hiệu quả; đảm bảo cách thức và thời gian phát hành cho công chúng

dễ dàng tiếp nhận.
1.1.2. Truyền thông đại chúng
Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giả trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội chỉ ra: “Truyền thông đại chúng là một quá trình trao đổi
thông tin mang tính chính trị xã hội, bày tỏ tư tưởng, quan điểm của chủ thể truyền
thông tới đối tượng công chúng đông đảo và đa dạng, thông qua việc sử dụng các
phương tiện được thiết lập cho mục đích truyền thông”. [7]
18

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững, nhìn từ phương tiện chuyển tải thông điệp,
truyền thông đại chúng là “hệ thống các kênh truyền thông hướng tác động vào đông
đảo công chúng xã hội để thông tin và chia sẻ tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh
nghiệm…, nhằm lôi kéo và thuyết phục, tập hợp và tổ chức đông đảo dân cư tham
gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Như vậy, truyền thông
đại chúng bao gồm báo chí và các kênh truyền thông khác, như sách, điện ảnh, các
phương tiện nghe nhìn, pa-nô, áp phích…” [8].
Theo PGS Trần Hữu Quang, truyền thông đại chúng (mass communication) là
quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) như báo chí, phát thanh,
truyền hình. Cũng theo PGS Trần Hữu Quang, truyền thông trong nội bộ một cơ
quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào đó thì được gọi là
truyền thông tập thể, chứ không phải truyền thông đại chúng [37, tr.16].
Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1980, giới nghiên cứu truyền thông thế giới thường
sử dụng khái niệm "phi đại chúng hoá" thông tin đại chúng. Đây có thể coi là một
cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về công chúng. Người ta đã đưa ra dự báo về "sự
chia nhỏ truyền thông", "thông tin đại chúng bị phi đại chúng hoá". Thành tựu mới
của giai đoạn này là những phân tích sâu sắc về “giải truyền thông đại chúng” mà
bản chất là quá trình chia nhỏ công chúng giữa các phương tiện truyền thông, là
“truyền thông mới, chia nhỏ người xem” và chúng ta đang ở vào “thời đại của truyền
thông nhóm nhỏ”. Điều này được hiểu là: nếu trước đây người ta truyền thông đồng

loạt những thông tin cùng một chương trình đến với đông đảo công chúng thì nay
xuất hiện nhu cầu đa dạng hoá thông tin đến từng nhóm nhỏ và những khả năng đáp
ứng nhu cầu đó. "Ngày nay thay thế tình trạng mọi quần chúng đều nhận cùng những
thông tin như nhau, các nhóm bị chia nhỏ hơn đang nhận và phát đi cho nhau những
lượng lớn hệ hình ảnh của họ".
Tình trạng này cũng đúng với nhận định của hai nhà nghiên cứu truyền thông
nổi tiếng người Pháp là Philippe Breton và Serge Proulx trong Bùng nổ truyền thông
- Sự ra đời một ý thức hệ mới. Công trình này được coi là “một cách nhìn mới đối
19

với truyền thông”, phân tích sâu sắc "ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông",
trong đó có vấn đề "khảo sát khâu tiếp nhận”. Thành tựu mới của các tác giả là phân
tích vai trò tích cực (chủ động) của công chúng. "Tác động xã hội của các thông điệp
không thể bị thu hẹp xuống chỉ còn là một cơ chế dẫn dắt công luận một cách thuần
tuý, cũng không thể thu hẹp xuống chỉ còn là một hiệu quả tức thời làm thay đổi ý
kiến và thái độ các cá nhân". "Cơ chế dẫn dắt công luận một cách thuần tuý" mà hai
ông đề cập là cơ chế thông tin được truyền đi một chiều một cách rộng rãi tới mọi
đối tượng [6]. Nghĩa là ngày nay truyền thông phải mềm dẻo, linh hoạt, không phải
"một chiều" mà "đa chiều", phải tính đến từng nhóm nhỏ công chúng - đối tượng.
Bản tin Chúng ta của FPT hướng đến đối tượng công chúng nội bộ trong Tập
đoàn FPT. Tuy nhiên, độc giả của bản tin này còn là người thân, bạn bè của họ; là
hàng trăm đối tác, hàng trăm nhà báo quan tâm đến thông tin về FPT, là hàng ngàn
sinh viên – học viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo của Đại học FPT, là hàng
vạn khách hàng và cổ đông… của FPT. Do đó, bản tin Chúng ta còn là phương tiện
truyền thông cho các nhóm công chúng bên ngoài.
1.1.3. Bản tin
Bản tin được Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – thông tin, 1999 định
nghĩa là: “tập san lưu hành nội bộ trong một chính thể, tổ chức, nội dung thông tin về
tình hình hoạt động của tổ chức đó”. [9]
Từ điển Vdict.com định nghĩa Bản tin có nghĩa tương đương trong tiếng Anh là

newsletter (tức là thư kèm tin tức) [44].
Theo nghiên cứu của Pamela Blackmon về lịch sử của bản tin, bản tin đầu tiên
trên thế giới là The Boston News, được xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1704, với nội
dung đơn giản là thuật lại những tin tức được in trong các tạp chí của London về tình
hình chính trị ở Anh và châu Âu. Bản tin này cũng ghi chép lượt tàu, người qua đời,
các cuộc hẹn chính trị, tai nạn, hoả hoạn Sau khi người sáng lập ra tờ The Boston
News qua đời thì con trai ông, John Draper tăng số lượng trang của bản tin lên đến 4
trang và mở rộng phạm vi của nó vượt ra ngoài Boston, cung cấp tin tức từ khắp các
20

thuộc địa. The Boston News cuối cùng trở thành một tờ báo, giống như rất nhiều các
bản tin sau đó – đây là một xu hướng phát triển của các bản tin trên thế giới trong
những năm 1800. [46]
Những năm đầu thế kỷ 20, hệ thống các bản tin có sự phát triển mới khi những
ấn phẩm như Babson’s Report xuất hiện năm 1904, The Whaley-Eaton American
Letter năm 1918 – mang lại hàng triệu đô lợi nhuận cho các thành viên sáng lập. Đến
thập kỷ 30 của thế kỷ 20, các bản tin kinh doanh của các hãng, tập đoàn trở nên nổi
bật, điển hình như các bản tin Báo cáo Viễn thông năm 1934; hay các bản tin về một
số chủ đề chuyên sâu khác.
Khi máy tính cá nhân đạt được sự phát triển rộng khắp kể từ sau 1980, việc xuất
bản bản tin trở nên dễ dàng hơn. Sự đổi mới này đã mang đến quyền xuất bản cho
bất cứ ai chỉ với một máy tính và một máy in, tạo ra vô số các ấn phẩm bản tin khác
nhau về chất lượng [46].
Khái niệm bản tin chỉ một ấn phẩm được xuất bản định kỳ bởi các câu lạc bộ, tổ
chức xã hội, hiệp hội hay doanh nghiệp, có một chủ đề nhất định; nội dung của bản
tin chủ yếu bao gồm các thông tin về cá nhân, tổ chức, đơn vị, đối tượng phát hành là
các thành viên của họ, khách hàng hoặc nhân viên… Một số bản tin được xuất bản
nhằm mục đích tăng doanh thu cho đơn vị sản xuất ra nó, bằng cách bán trực tiếp
cho cán bộ nhân viên, khách hàng, đối tác, người đăng ký mua bản tin…; trong khi
một số bản tin được phát hành miễn phí. Một trong các chiến lược tiếp thị phổ biến

ngày nay của các doanh nghiệp trên thế giới đó là xuất bản bản tin, gửi chúng cho
khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Theo quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin
ngày 04/9/2003 v/v ban hành quy chế xuất bản bản tin, bản tin: “là ấn phẩm thông
tin; xuất bản định kỳ, tuân theo các quy định cụ thể về khuôn khổ, số trang, hình thức
trình bày, nội dung và phương thức thể hiện nhằm thông tin về hoạt động nội bộ,
hướng dẫn nghiệp vụ, thông tin kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội
thảo, hội nghị của các cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam.”
21

Như vậy, bản tin của một tổ chức có thể được hiểu là một công cụ, kênh truyền
thông của tổ chức, cung cấp và cập nhật thông tin về hoạt động của tổ chức và những
thông tin có ảnh hưởng đến tổ chức đó. Đối tượng của bản tin là cán bộ, nhân viên;
khách hàng, đối tác, cổ đông… của tổ chức. Mục đích xuất bản bản tin của tổ chức,
doanh nghiệp là giúp cho công chúng hiểu biết toàn diện và chính xác thông tin về
tổ chức mình; qua đó xây dựng hình ảnh tốt của tổ chức trong mắt công chúng. Bản
tin có nhiều dạng như: ấn phẩm, bản tin điện tử Bản tin dạng ấn phẩm có nhiều đặc
điểm giống với báo in về hình thức và nội dung; phương thức truyển tải thông điệp;
chức năng…
1.1.4. Công chúng truyền thông
Công chúng truyền thông đại chúng là khái niệm dùng để chỉ đối tượng tác động
của truyền thông đại chúng. Họ có thể là khán – thính giả, độc giả của các phương
tiện truyền thông đại chúng. Không chỉ tiếp nhận thông điệp truyền thông, họ còn có
tác động ngược trở lại chủ thể của quá trình truyền thông.
Theo CERP (Tổ chức bảo trợ cho các hiệp hội PR chuyên nghiệp trên toàn Châu
Âu), công chúng nội bộ của một doanh nghiệp chính là: chìa khóa thành công của
doanh nghiệp đó, là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất cũng như ma-két-tinh và
bán sản phẩm dịch vụ; là công chúng được xác định… Công chúng nội bộ thường
quan tâm đến một số giá trị nhất định như: lương bổng (thu nhập), nghề nghiệp, sự
phát triển các kỹ năng và thông tin. Như vậy có thể thấy, thông tin là một trong các

giá trị quan trọng, có tác động đến công chúng nội bộ của doanh nghiệp. [47]
Xã hội học truyền thông đại chúng quan niệm công chúng có các đặc điểm cơ
bản như: tính chất quảng đại (đông đảo), không đồng nhất (bao gồm rất nhiều giới và
tầng lớp khác nhau) và nặc danh (không ai biết ai). Nghĩa là, xã hội học chỉ ra công
chúng không phải là một khối người thuần nhất, giống nhau; ngược lại nó rất phức
tạp, gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, với những đặc
trưng đa dạng, những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau. Nói đến công
chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, vì hướng tới bộ phận công chúng đông
22

đảo nên nhà truyền thông không biết ai là ai, hoạt động truyền thông của họ có thể
đến với bất kỳ ai chứ không phải chỉ một cá nhân nào đó. Các thành viên công chúng
thường cô lập nhau về mặt không gian, không có mối tương tác hay quan hệ gì với
nhau. Công chúng không phải là một tập thể hay cộng đồng, không có cơ cấu tổ chức
mà cũng không có người chỉ huy, không có tập quán hay truyền thống, không có
những quy tắc riêng của mình và các thành viên của nó không có ý thức là mình
cùng thuộc về một tổ chức hay cá nhân nào đó. Nếu có tổ chức thì cũng rất lỏng lẻo,
khó tạo nên hành động xã hội chung từ truyền thông đại chúng, điều này khiến cho
công chúng của truyền thông đại chúng khác với công chúng xã hội khác.
Tương tự như vậy, Judith Lazar khái quát đặc trưng chính của khái niệm công
chúng là “phân tán”, không có tương tác, không có tổ chức hoặc rất lỏng lẻo, mức độ
ý thức chung thấp. [38, tr.26].
Tuy nhiên, Trần Hữu Quang [38, tr.27] đã chỉ ra, khi nói rằng công chúng của
các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm những cá nhân phân tán, điều này
chỉ có một ý nghĩa tương đối về mặt không gian mà thôi, xét về mặt quan hệ xã hội,
điều này không có nghĩa là công chúng của các phương tiện truyền thông cô lập
nhau, rời rạc nhau. Silbermann cũng cho rằng, nếu quan niệm công chúng bao gồm
những cá nhân rời rạc, phân tán nhau thì có thể đi đến một quan niệm sai lầm về sự
tách biệt và đối lập giữa xá cá nhân với xã hội. Do đó, có thể khẳng định, công chúng
của bản tin Chúng ta tại FPT là một công chúng đặc thù, chuyên biệt. Họ chính là đối

tượng tiếp nhận thông tin của các bản tin FPT, bao gồm lãnh đạo, cán bộ nhân viên
của Tập đoàn; là sinh viên, học viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo thuộc FPT…
Đặc điểm của công chúng FPT giống với công chúng của xã hội học truyền thông đại
chúng ở tính chất quảng đại. Tuy nhiên, công chúng FPT lại tương đối đồng nhất và
không nặc danh. Nói họ tương đối đồng nhất là vì, họ đều là giới tri thức có cùng
môi trường làm việc là Tập đoàn FPT, lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là công nghệ
thông tin và viễn thông; có chung lịch sử, văn hóa doanh nghiệp; cùng hưởng các chế
độ chính sách của FPT… Họ không mang đặc tính nặc danh vì họ có thể gặp nhau
hàng ngày tại công sở, họ giao lưu với nhau trong các buổi sinh hoạt chung, các hội
23

diễn văn nghệ, thể thao; ngoài ra, họ có thể tra cứu thông tin cơ bản về nhau trong hồ
sơ nhân sự của tập đoàn…
Brian Montopoli cho rằng, nghiên cứu công chúng được hiểu là: nghiên cứu đối
tượng tiếp nhận thông tin là ai và các mối quan tâm của họ như nội dung, hình thức
thông tin… như thế nào? [54]
PGS TS Mai Quỳnh Nam khẳng định thêm, khi nghiên cứu về công chúng của
một phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta không thể tách họ ra khỏi môi trường
sống của họ mà phải đặt họ trong bối cảnh xã hội, trong các điều kiện sống và các
mối quan hệ xã hội [30, tr23-24].
1.1.5. Doanh nghiệp và truyền thông trong doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh. [24]
Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp đều đầu tư vào hoạt động truyền thông,
tuy nhiên, có những doanh nghiệp chỉ chú trọng vào truyền thông ra công chúng bên
ngoài mà quên rằng, mỗi cán bộ nhân viên của mình đều có thể là “đại sứ truyền
thông”.
FPT là một trong những doanh nghiệp sớm chú trọng vào việc xây dựng kênh

truyền thông riêng: 7 năm sau ngày thành lập, FPT đã tổ chức thực hiện bản tin
Chúng ta. Mục đích ban đầu của bản tin này là truyền thông nội bộ trong tập đoàn
FPT nhưng cùng với sự tăng trưởng không ngừng và vươn ra toàn cầu của tập đoàn
CNTT - VT này, bản tin Chúng ta đã xây dựng được một công chúng rộng rãi, như
đã phân tích ở trên.


×