Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.17 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ




NGUYỄN VĂN TẤN







KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ BÁO CHÍ CHO
ĐỒNG BÀO TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
(Khảo sát báo chí đòa phương và khu vực 2004-2005)





LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ








HÀ NỘI 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ




NGUYỄN VĂN TẤN





KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ BÁO CHÍ CHO
ĐỒNG BÀO TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
(Khảo sát báo chí đòa phương và khu vực 2004-2005)



Chuyên ngành Báo chí
Mã số 60.3201


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ VŨ QUANG HÀO





HÀ NỘI 2006

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU trang 1
1.TÍNH THỜI SỰ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 4
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8

Chương I. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG 10
1. Tổng quan về tôn giáo, dân tộc ở ĐBSCL 10
1.1. Vài nét về Đồng bằng sông Cửu Long 10
1.2. Vài nét lòch sử chính sách dân tộc ở ĐBSCL 14
1.3.Văn hoá các dân tộc ở ĐBSCL đối với sự phát triển 19
1.4. Cơ cấu dân số theo tiêu chí dân tộc và tôn giáo 24
2. Đặc trưng công tác và trình độ học vấn của cộng đồng dân cư
ở ĐBSCL 31
2.1. Dân cư hoạt động trong lónh vực Nông nghiệp 32
2.2. Dân cư hoạt động trong các lónh vực khác 34
2.3. Dân cư hết tuổi lao động và người thất nghiệp 35
2.4. Trình độ văn hoá của cư dân đồng bằng sông Cửu Long 35
3. Tình hình tôn giáo ở ĐBSCL 37
3.1. Sơ lược lòch sử du nhập và hình thành các tôn giáo lớn 37
3.2. Sự phân bố các tín đồ của các tôn giáo và sắc tộc ở ĐBSCL 40

3.3. Những điểm cần quan tâm về dân tộc và tôn giáo ở ĐBSCLtrên lónh
vực báo chí 42

Chương II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO CHÍ CHO VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
1. Miêu tả thực trạng báo chí ở ĐBSCL 45

2
1.1. Báo in 45
1.1.1. Sơ lược về lòch sử báo in trước giải phóng 45
1.1.2. Sự hình thành các tờ báo tỉnh sau giải phóng và 30 năm phát triển
46
1.2. Đài phát thanh của các tỉnh 48
1.3. Các báo chuyên về dân tộc, tôn giáo của trung ương phát hành ở đòa
phương 57
2. NHỮNG NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH BÁO CHÍ PHỤC
VỤ ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở ĐBSCL.
2.1. Nhận đònh sơ bộ. 58
2.2. Nguyên nhân 63
2.3. Biện pháp khắc phục 64
3. MỘT SỐ NÉT THỰC TRẠNG HƯỞNG THỤ TRUYỀN THÔNG CỦA
ĐỒNG BÀO VÙNG ĐBSCL VÀ NHƯNG KHÓ KHĂN CỦA TRUYỀN
THÔNG KHU VỰC.
3.1. Kết quả khảo sát bước đầu về hưởng thụ truyền thông của đồng bào
dân tộc và tôn giáo ở ĐBSCL 66
3.2. Những khó khăn của giới truyền thông trong việc phục vụ đồng bào
dân tộc và tôn giáo 71
3.3. Những vấn đề tâm lý văn hoá, ngôn ngữ trong tiếp nhận thông tin
73
3.4. Những kiến nghò 74

KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86





Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL
PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH THỜI SỰ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú phía Nam của tổ
quốc có diện tích tự nhiên 39.000 Km
2
, dân số khoảng 17 triệu người, bao
gồm 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vónh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang và thành phố Cần Thơ. Là vùng đất giàu tiềm năng, cung cấp khoảng 9
triệu tấn lúa hàng hoá, chiếm 50% sản lượng lúa gạo cả nước và chiếm 80%
lượng gạo xuất khẩu trong cả nước; chiếm 65% lượng thuỷ sản xuất khẩu trong
cả nước, chiếm 60% sản lượng trái cây của cả nước. Thế nhưng đó lại là vùng
có trình độ dân trí thấp nhất nước (cứ 100 người trong cả nước mù chữ thì
ĐBSCL có 38 người), đứng sau Tây Bắc và Tây Nguyên. Vì thế sự hưởng thụ
văn hoá, tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông cũng kém hơn.
Đây cũng là vùng đa sắc tộc, đa tôn giáo, có nhiều tiềm năng kinh tế chưa
được khai thác đúng mức.
Từ cuối thế kỷ thứ XVII đến nay, ở đồng bằng sông Cửu Long có
4 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm cùng sinh sống, cùng giao lưu văn hoá
hình thành một bản sắc riêng cho vùng, đoàn kết chinh phục thiên nhiên, đoàn
kết đấu tranh chống ngoại xâm để hình thành một diện mạo đồng bằng như

ngày nay. Thống nhất văn hoá với cả nước, nhưng có bản sắc riêng, tạo nên sự
đa dạng văn hoá trong cả nước.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

2
Trong tình hình xã hội đa dân tộc ấy, tất nhiên dẫn tới hiện tượng
đa tôn giáo. Người Khơ Me trước 1825 theo tín ngưởng Nekta, Arặk ( ảnh
hưởng Ấn Độ giáo), nhưng sau này họ theo Phật giáo tiểu thừa. Người Chăm
theo tín ngưởng Islam. Người Kinh và người Hoa theo nhiều tôn giáo như Nho
giáo, Phật giáo, Lão giáo, thờ cúng tổ tiên và nhiều hình thức tín ngưởng dân
gian khác… Đáng chú ý, đầu thế kỷ XX, ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện
nhiều tôn giáo mới như Cao Đài, Hoà Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Dừa
Tuy nhiên, cái đặc sắc nhất là sự giao thoa, hội nhập, dung nạp
giữa nhiều tôn giáo, tín ngưởng tạo ra một sắc màu đa văn hoá lại là bản sắc
riêng của văn hoá ĐBSCL. Chính yếu tố ấy tạo nên một sự đồng thuận suốt
gần 300 năm mở đất.
Và cũng chính yếu tố đa sắc tộc, đa tôn giáo vốn là vấn đề nhạy
cảm nhất trên thế giới, là vấn đề mà nhiều thế lực thù đòch khai thác nhằm
làm mất ổn đònh kinh tế, mất ổn đònh trật tự xã hội để đạt được ý đồ chính trò.
Những nghiên cứu thuộc lónh vực khoa học xã hội ở khu vực
ĐBSCL còn chưa nhiều. Đối với báo chí cho khu vực này, việc nghiên cứu lại
còn hiếm hoi hơn. Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn này, những khảo sát
và đề xuất chỉ là bước đầu về báo chí cho một số đối tượng khá đặc biệt.
2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
2.1. Ý nghóa về mặt lý thuyết.
Vấn đề dân tộc và tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm cả trong quá
khứ, hiện tại lẫn tương lai. Với đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết tốt vấn
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

3

đề này cũng là biện pháp góp phần cho khu vực phát triển. Với chức năng của
mình, báo chí là lónh vực đi tiên phong phổ biến chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước; phản ánh nguyện vọng, đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ thông tin, hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, góp
phần cho khu vực ĐBSCL phát triển kinh tế. Từ đó tạo ra sự đồng thuận trong
khu vực đa sắc tộc, đa tôn giáo, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc, hướng tới một mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; chống lại những luận điệu chia rẻ của các thế lực thù đòch.
Mặt khác đó cũng là cách giữ gìn bản sắc văn hoá của từng dân tộc, góp phần
tạo nên sắc thái phong phú cho nền văn hoá chung.
Về mặt lý luận báo chí, chúng ta đã có những nghiên cứu chung
về hệ thống báo chí trong cả nước, phục vụ cho nhiệm vụ chính trò chung. Thế
nhưng, để tăng cường tính hiệu quả của báo chí, để thực hiện tốt chức năng
của mình, báo chí cũng cần đi sâu nghiên cứu đối tượng cụ thể mà từng tờ báo
tác động lên công chúng của mình. Đối tượng ấy cụ thể ở ĐBSCL là đồng bào
các dân tộc và tôn giáo.
Về mặt tuyên truyền, từ trước đến nay, vấn đề dân tộc và tôn giáo
là vấn đề nhạy cảm nên các cơ quan báo chí, các nhà báo gặp một số khó
khăn. Công tác vận động đồng bào dân tộc và tôn giáo là nhiệm vụ chung của
cả hệ thống chính trò, trong đó báo chí. Tuy nhiên, để làm tốt nhiệm vụ đó,
trước hết, báo chí học Việt Nam cần có những nghiên cứu cơ bản về vấn đề
đang xét. Luận văn này sẽ là một trong số đó.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

4
Những nghiên cứu ban đầu này nằm góp phần nhỏ bé phục vụ các
cấp lãnh đạo đòa phương có thêm thông tin để chỉ đạo công tác dân tộc, tôn
giáo và báo chí sát thực hơn. Đồng thời đóng góp tư liệu và đề xuất vấn đề cho
nền báo chí hoạt động có yếu tố đa sắc tộc, đa tôn giáo.
2.2. Ý nghóa thực tiễn.

Những kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cho người làm báo,
cơ quan báo chí phục vụ tốt đối tượng của mình. Những vấn đề thuần tuý về
mặt nghiệp vụ báo chí: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? Tại sao
đồng bào dân tộc ít người thích nghe đài này hơn đài kia? Chúng ta có nắm bắt
được phong tục, tập quán, nếp nghó, lối sống, bản sắc văn hoá của đồng bào
các dân tộc chưa? Từ những nghiên cứu ấy, chúng ta có cách tổ chức tin bài,
trang báo, chương trình cho phù hợp với tâm lý, ngôn ngữ, không gian văn hoá
của vùng mà tờ báo tác động. Công chúng thích xem gì, nghe gì, vào lúc nào?
Đồng bào dân tộc, tôn giáo quan tâm những vấn đề nào? Những vấn đề bức
xúc đặt ra cho báo chí cần phải đáp ứng,
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Vấn đề tôn giáo, dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long đã được
nghiên cứu rãi rác ở từng tỉnh dưới dạng các chuyên đề phục vụ cho Ban Dân
tộc và Ban Tôn giáo, chủ yếu ở các tỉnh có tỉ lệ đồng bào dân tộc cao như Trà
Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang. Ở các tỉnh còn lại, nơi có tỉ lệ đồng
bào dân tộc thấp, còn hiếm có những nghiên cứu. Ở bình diện chung, có một
số nghiên cứu ít ỏi về văn hoá Nam bộ của một số nhà khoa học ở một vài lónh
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

5
vực như : Trònh Hoài Đức với “Gia Đònh thành thông chí”; Sơn Nam với “Văn
minh miệt vườn”, “ĐBSCL nét sinh hoạt xưa”; Lê Hương với “Tìm hiểu người
Việt gốc Miên” và “Sử liệu Phù Nam”; Tiến só Phan Yến Tuyết với “Nhà ở,
trang phục, ăn uống của các dân tộc ở vùng ĐBSCL”, Tiến só Nguyễn Văn i
với “Sổ tay phương ngữ Nam bộ”, Nguyễn Chu Nhạc với “Tìm hiểu văn hoá
Khơ-Me Nam bộ”; Tiến só Hồ Bá Thâm “Văn hoá Nam bộ, vấn đề và phát
triển”. Chính quyền Sài Gòn còn khá nhiều tài liệu về dân tộc và tôn giáo lưu
trữ dưới hình thức các luận văn tốt nghiệp Viện Quốc gia hành chánh và Viện
Đại học Sài Gòn, nhưng những tài liệu ấy chỉ có giá trò tham khảo hơn là giá
trò khoa học.

Đặc biệt vấn đề báo chí trong môi trường đa sắc tộc, đa tôn giáo
hiện chưa có những nghiên cứu đáng kể và căn bản. Luận văn này chỉ là kết
quả khảo sát ban đầu về một vấn rất khó khăn của báo chí ĐBSCL.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Từ những lý luận về chính trò học, báo chí học, văn hoá học
luận văn này làm sáng tỏ mối quan hệ giữa báo chí và chính trò, báo chí và
văn hoá mối quan hệ giữa báo chí và công chúng Từ đó rút ra được vấn đề
cốt lỏi của mối quan hệ này trong khu vực ĐBSCL. Cũng bằng lý luận đó,
luận văn đặt ra những vấn đề đặt ra cho báo chí hoạt động trong môi trường đa
sắc tộc, đa tôn giáo. Từ đó đònh hướng cho những phương thức thực tiễn trong
tác nghiệp.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

6
Mặt khác, luận văn này sử dụng phương pháp điều tra khảo sát
thực tế.
Về vấn đề sắc tộc, luận văn này chọn những khảo sát tiêu biểu.
Việc khảo sát tập trung vào 2 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, là những tỉnh có tỉ lệ
dân số là người Khơ-Me khá cao, có văn hoá đặc trưng. Về người Chăm, luận
vănn chỉ tập trung ở một làng nghề nhỏ Châu Giang, huyện Tân Châu, tỉnh An
Giang, nơi có dòng Hồi giáo đặc trưng của ĐBSCL.
Về vấn đề tôn giáo, khảo sát ban đầu về tình hình tôn giáo và nhu
cầu của đồng bào về hưởng thụ thông tin. Phương pháp khảo sát, chủ yếu là
dùng mẫu điều tra xã hội học, theo nhóm đại diện xung quanh vấn đề hưởng
thụ báo chí, nhu cầu thông tin, thò hiếu
Cuối cùng là thống kê, phân tích, miêu tả vấn đề và từ đó luận
văn đề xuất những qui luật, có đối chiếu với phần lý luận.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.
Luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 2 chương,
được cấu trúc như sau:

Chương I. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chương II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO CHÍ CHO VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

7
Chương I. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Tổng quan về tôn giáo, dân tộc ở ĐBSCL
1. 1. Vài nét về Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1. ĐBSCL vò trí, giới hạn, diện tích,dân số.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất phía Nam của
Tổ quốc, thuộc châu thổ sông Cửu Long, phía Bắc giáp thành phố Hồ Chí
Minh, Tây Ninh và Đồng Nai, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Vònh
Thái Lan, phía Tây giáp Cam-pu-chia, gồm 13 tỉnh: Long An; Tiền Giang;
Vónh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh; CầnThơ, Hậu Giang, Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau. Diện tích trên đất liền 39.712 km
2
, chiếm
trên 12% diện tích cả nước, hải phận rộng 36.000km
2
. Dân số gần 17 triệu
người, chiếm 22% dân số cả nước, mật độ 427người/km
2
. Trong đó có khoảng
1,3triệu người Khmer, sống tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An
Giang, Kiên Giang.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tình thuộc vào loại trẻ, theo

kết quả tổng điều tra dân số mới nhất:
-dân số có độ tuổi dưới 20 chiếm 53%;
- dân số có độ tuổi từ 20 đến 34 tuổi chiếm 20,24%
-dân số trên 35 tuổi chiếm 22.7%
1.1.2. Vò trí chiến lược của ĐBSCL so với cả nước
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

8
ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu ở Đông Nam
Á và thế giới; là vùng sản xuất lương thực, cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả
nước; là vùng đất quan trọng đối với Nam bộ và cả nước trong phát triển kinh
tế, hợp tác đầu tư nước ngòai và giao lưu quốc tế trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ĐBSCL là vùng có dân số trẻ, nguồn nhân
lực lớn cần được đào tạo để sử dụng, phát huy tốt trong thời kỳ đổi mới; là
vùng có vò trí quan trọng về chính trò, an ninh-quốc phòng.
* ĐBSCL có vò trí kinh tế đặc biệt quan trọng đối với khu vực
Nam bộ và cả nước trong tiến trình đẫy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước, với
diện tích gieo trồng lúa đạt khoảng 2,6 triệu héc-ta. Cây lúa là cây trồng chính
chiếm gần 3/4 diện tích đất nông nghiệp. Sản lượng lương thực của ĐBSCL
chẳng những quyết đònh lương thự của Nam bộ, mà còn ảnh hưởng tình hình
lương thực cả nước, nhất là vấn đề an ninh lương thực đối với đất nước ta hiện
nay. ĐBSCL còn là vùng sản xuất thực phẩm lớn của cả nước, là vùng có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi các lọai gia súc, gia cầm,
nhất là các vùng tập trung chuyên canh nuôi trồng thủy hải sản ven biển, trên
sông, ao hồ… các vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao, với nhiều lọai
trái ngon, đủ súc cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
* ĐBSCL là vùng có vò trí quan trọng về chính trò, an ninh-
quốc phòng

Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

9
Nhân dân ĐBSCL có truyền thống cách mạng lâu đời, hầu hết các
tỉnh đều có những người con ưu tú của quê hương tham gia cách mạng từ thời
dựng Đảng. Nhân dân ĐBSCL đã cùng với nhân dân cả nước nổi dậy đấy
tranh giành chính quyền trong CM Tháng 8, kiên cường trong 9 năm kháng
chiến chống Pháp… Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhândân
ĐBSCL đã góp phần đáng kể để miền Nam trở thành thành đồng Tổ quốc.
ĐBSCL có biên giới trên bộ phía tây nam gồm 7 huyện là Đức
Huệ, Mộc Hóa, Vónh Hưng, Tân Hồng, Hồng Ngự, An Phú, Tân Châu giáp
biên giới Kampuchia, có hải phận giáp với Thái Lan thuộc 2 tỉnh Cà Mau,
Kiên Giang. Vùng ĐBSCL còn có 17 huyện chạy dọc theo ven biển Đông bao
bọc cả khu vực với hàng trăm km bờ biển. Chính vò trí đặc biệt như vậy, nên
sự ổn đònh chính trò, an ninh-quốc phòng vùng ĐBSCL đảm bảo sự ổn đònh
chính trò, an ninh-quốc phòng của cả Nam bộ và ảnh hưởng sự ổn đònh của cả
khu vực ĐNÁ. Sự ổn đònh chính trò, an ninh-quốc phòng vùng ĐBSCL có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn đònh và phát triển của đất nước trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày nay, bất chấp những âm mưu, thủ đọan tàn bạo, xảo quyệt
của kẻ thù, lợi dụng chiêu bài nhân quyền, dân chủ, tôn giáo, sắc tộc, kích
động hận thù dân tộc, nhân dân ĐBSCL vẫn một lòng tin tưởng vào đường lối
đổi mới đúng đắn của Đảng ngày càng đi sâu vào mọi lónh vực của đời sống
XH, đồng thuận với những chủ trương, nghò quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, mong muốn vươn lên làm giàu chân chính, thực hiện mục
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

10
tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên
CNXH.

* Những kết quả đạt được sau 18 năm đổi mới của vùng
ĐBSCL.
+ Kinh tế:
- Hiện nay sản lượng nông nghiệp của ĐBSCL chiếm 59% sản
lượng lúa cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu. Hàng năm, ĐBSCL đã cung cấp
hơn 10 triệu tấn lương thực hàng hóa, chiếm 65% lượng thủy- hải sản, 70%
lượng trái cây so với cả nước và cho xuất khẩu.
- Về công nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của ĐBSCL
từ năm 1996 đến 2003 nhìn chung đạt khá, bình quân 8,54%/năm (năm 2000
đến 2003 đạt gần 9,6%). Về gía trò GDP toàn vùng từ năm 1995 đến 2003 đều
tăng trưởng khá tốt, năm sau luôn cao hơn năm trước, đến năm 2003 đạt
73.001.594 triệu đồng. Đối với GDP bình quân đầu người, năm 1996 đạt bình
quân 241,5 đôla/người, đến năm 2003 đạt 389,6 đôla/người. Như vậy có thể
khẳng đònh rằng, trò giá GDP và GDP bình quân đầu người của ĐBSCL từ năm
1996 đến 2003 đều tăng trưởng. Đây là điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho
một vùng kinh tế, một quốc gia đng phát triển kinh tế phát triển năng động,
vững chắc, nhất là trong xu thế nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế khu
vực và toàn cầu, phải chòu nhiều tác động của kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Về giá trò sản lượng công nghiệp toàn vùng ĐBSCL trong năm
2003 đạt 40.089.876 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ngày càng cao,
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

11
với tốc độ bình quân 10,5%/năm, năm 2003 đạt 2205,3 triệu đôla. Tổng số dự
án đầu tư nước ngòai được cấp giấy phép từ năm 2001 đến 2003 đầu tăng lên
hàng năm. Năm 2001: 14 dự án; 2002: 27 dự án; và 2003: 29 dự án, với tổng
số vốn đầu tư trong 3 năm là 283,7 đôla.
- Đối với việc chuyển dòch cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến
tích cực. Năm 2000: khu vực I chiếm tỷ lệ 61,54%; khu vực II: 11.20%; khu
vực III 27,25%. Đến năm 2003 khu vực I chiếm 50,57%, khu vực II chiếm

20,53%; khu vực III chiếm tỷ lệ 27,97%.
1.2. Vài nét lòch sử chính sách dân tộc ở ĐBSCL.
1.2.1. Công cuộc khai hoang của chúa Nguyễn
Để chống tạo cơ sở vững mạnh chống chọi với Chúa Trònh ở
Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn đã không ngừng mở rộng và củng cố vùng đất
Đàng Trong. ĐBSCL là miền đất cuối cùng của tổ quốc được Chúa Nguyễn
khai thác vào đầu thế kỷ thứ XVII.
Theo Châu Đạt Quan, một sử gia triều Minh, đi xứ Chân Lạp mô
tả trong “Chân lạp phong thổ ký”: vào thế kỷ XII, XIII ĐBSCL là một vùng
đất rất hoang vu, chưa có người ở. Hay đúng hơn là khu vực ít có cư dân sinh
sống. Nếu có chăng là những người tù bò đày xuống đây. Từ những ghi chép
trên cho thấy, người Khmer xuất hiện lẻ tẻ ở khu vực ĐBSCL vào cuối thế kỷ
XIII, đầu thế kỷ XIV. Căn cứ vào những ghi chép trên bi ký, niên đại các chùa
Khmer cổ người Khmer chỉ xuất hiện ở ĐBSCL vào thế kỷ XV trở lại đây.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

12
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn viết: “Nguyên
xưa là đất Tầm Đôn, Xoài Rạp của Thuỷ Chân Lạp. Bản triều lúc đầu đi
kinh lý miền Nam (1698), thấy đất đai hoang hóa, đặt 1 phủ Gia Đònh, mộ
dân đến ở, lập trang trại, thống, nậu để thống thuộc. Năm Nhâm Tý (1732)
thấy thế Gia Đònh rộng rãi, chia đất phía Nam dinh Phiên Trấn đặt làm
châu Đònh Viễn, lập dinh Long Hồ vẫn thuộc phủ Gia Đònh”.
Chúa Nguyễn có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực
người Việt từ phía Bắc vào Nam, từ người Hoa di dân (người Minh Hương,
nhóm Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa, Đòch Ngạn Thanh ở Mỹ Tho, Mạc
Cửu ở Hà Tiên), cả người Khơ- me bản đòa để tổ chức công cuộc khẩn
hoang. Người Việt từ Bắc vào thành nhóm từ 5-10 hộ (tòch dân) được thành
lập làng, sau đó thu hút dân di dân tự do (vạn dân, ngoại dân, bộc só, dân
hoang nhàn chi đòa) phát triển thành làng xóm. Binh lính khai thác đất

hoang lập đồn điền, cứ mộ được 500 người gọi là Cơ. Đối với người Hoa di
dân thế hệ đầu, cho thành lập khu vực tự trò riêng, thuế khóa lỏng lẻo,
được duy trì phong tục tập quán vì thế các khu vực thuộc người Hoa quản
lý trở nên sầm uất như, Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên…trở thành những trung
tâm thương mại lớn giao thương với quốc tế ở Nam bộ thời Nguyễn. Đối
với người Khơ-me, Chúa Nguyễn vẫn cho họ chế độ tự trò trong phum sóc,
giữ gìn tập quan văn hóa truyền thống, được tự do tín ngưởng, có chữ viết.
Điều đó chứng minh rằng, lòch sử khai phá ĐBSCL là do quá
trình đoàn kết, cộng cư mà nên.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

13
Chính vì chính sách kinh tế, dân tộc mềm dẻo để thu hút
nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long, Chúa Nguyễn đã tạo được
một trung tâm kinh tế mạnh và có giao thương quốc tế ở Nam bộ, làm hậu
thuẫn cho cuộc chiến với Tây Sơn.
Vào đầu thế kỷ XIX, vương triều Nhà Nguyễn được thành lập.
Năm 1802-1820, Gia Long trò vò còn lo ổn đònh chính trò. Kể từ khi Minh
Mạng lên ngôi 1820, chính sách dân tộc của ông vua này tương đối hoàn
chỉnh nhưng hà khắc. Đối với người Khơ-me, đặt lại họ (Kim, Thạch, Sơn,
Danh), phải mặc trang phục người Việt, bắt tu theo theo Phật giáo Bắc
tông, cử quan lại người Việt cai trò vùng đồng bào dân tộc… Điều này đã
gây phản ứng mạnh trong đồng bào dân tộc, nhiều cuộc nổi dậy. Trong khi
đó, người Hoa vẫn được sự ưu đãi, xem như là thủ pháp ngoại giao với Nhà
Thanh, vừa thu hút nhân lực phát triển thương nghiệp ở đồng bằng này.
Lúc này có một làn sóng di dân lần thứ 2, Nhà Nguyễn cũng bắt lập sổ bộ
ghi rõ người gốc Minh Hương và người Hoa mới nhập cư. Người Hoa lấy
vợ Việt, không được bắt buộc vợ theo phong tục người Hoa. Người Minh
Hương dần dần bò Việt hóa. Thế hệ người Hoa thứ 2 thành lập các bang,
hội để duy trì thuần phong mỹ tục của họ.

1.2.2. Thời kỳ thực dân Pháp thống trò
Năm 1867, thực dân Pháp hòan thành việc xâm chiến Nam kỳ
lập nên chế độ thuộc đòa ở Nam bộ. Người Pháp đã áp dụng chính sách
chia để trò ở đây. Họ tìm cách chia rẽ người Khơ-me với người Việt. Họ
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

14
xuyên tạc lòch sử, ca ngợi công lao người Pháp giải phóng người Khơ-me
khỏi ách thống trò của người Việt. Mở trường song ngữ Pháp-Khơ-me, lập
viện Phật học ở đồng bằng sông Cửu Long để đào tạo lớp sư, sãi trí thức
thân Pháp. Họ khuyến khích sư, sãi người Khơ-me sang Cam-pu-chia du
học về Phật học. Mặt khác họ để cho các tầng lớp đòa chủ Pháp, Hoa, Việt
bao chiếm đất phát canh thu tô cho nông dân Khơ-me đẩy họ tới chỗ bần
cùng. Mục đích cuối cùng là chia rẽ sắc tộc để thống trò.
Với người Hoa, thực dân Pháp cũng chia rẽ người Hoa với
cộng đồng người Việt. Họ tổ chức cộng đồng người Hoa theo kiểu bang,
hội khép kín ít giao lưu với cộng đồng người Việt càng tốt và tạo một số
ưu đãi cho tầng lớp trên. Lúc này có làn sóng nhập cư người Hoa lần thứ 3
do chính sách mộ phu của Pháp với chính quyền Trung Hoa. Người pháp
càng ra sức cô lập các cộng đồng dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, gây
nên những chia rẽ sâu sắc.
1.2.3. Thời kỳ thực dân mới thống trò
Các chính quyền thân Mỹ ở miền Nam từ 1954 đến 1975 đã thi
hành chính sách dân tộc khác với thời Pháp thuộc. Chính sách dân tộc
thiểu số và đa số. Họ đăït ra khái niệm người Việt gốc Miên, người Việt
gốc Hoa. Năm 1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh buộc người Hoa phải vô
quốc tòch “Việt Nam Cộng hòa”, giải tán các bang, hội, qui đònh lại việc
mở trường dạy bằng tiếng Hoa. Tuy nhiên họ cũng tạo điều kiện cho tầng
lớp tư sản người Hoa làm chủ nền kinh tế ở đồng bằng.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL


15
Đối với người Khmer, chính quyền thành lập các Ty đặc trách
người Việc gốc Miên ở các tỉnh có đồng đồng bào Khơ-me như Vónh Bình
(Trà Vinh), Khánh Hưng (Sóc Trăng) ra sức mỵ dân, lôi kéo không cho
người Khơ-me theo kháng chiến.
Các chính sách dân tộc trong lòch sử ở ĐBSCL xuất phát từ ý
đồ chính trò mà không xuất phát từ lợi ích của từng dân tộc. Những chính
sách ấy gây hậu quả nặng nề, chia rẽ dân tộc, tác động xấu đến quá trình
phát triển đất nước hiện nay. Mặt khác, các thế lực thù đòch bên ngoài, cấu
kết với thế lực phản động bên trong lợi dụng những yếu tố nhạy cảm trong
lòch sử để kích động vấn đề sắc tộc.
1.3.Văn hoá các dân tộc ở ĐBSCL đối với sự phát triển.
Văn hóa khu vực ĐBSCL là văn hóa Việt Nam được dung nạp
các yếu tố văn hóa Khmer, Hoa và một ít Chăm, tạo nên một giá trò mới,
hình thành một bản sắc riêng của cư dân ĐBSCL. Chẳng hạn trong phương
ngữ Nam bộ, theo Sổ tay phương ngữ Nam bộ của Tiến só Nguyễn Văn i,
trong 5.000 từ phương ngữ có 2.200 từ gốc Khmer như: vàm, bậu, cá lóc, cá
chốt, xoài,….Khoảng 1.500 từ gốc Hoa như: xào, thối tiền, số dách, qua
(đại từ nhân xưng ngôi thứ nhứt)…và rất nhiều từ Việt cổ như: đìa, mùi,
ghè, ảng, chén, heo… Điều này đã phản ánh quá trình cộng cư, hợp tác khai
thác vùng đất, cũng cùng nhau tạo ra giá trò mới, mang bản sắc ĐBSCL.
Chúng ta cũng có thể gặp hiện tượng này trong kiến trúc, trong tín ngưởng,
trong văn hóa ẩm thực…
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

16
Tuy nhiên, từng dân tộc vẫn giữ gìn được bản sắc riêng.
1.3.1. Văn hóa Khmer
Người Khmer ở ĐBSCL sớm có nền văn hóa phát triển toàn

diện và đa dạng, phong phú trên cơ sở phát triển ngôn ngữ, chữ viết và
những đặc điểm truyền thống của cư dân Môn-Khmer theo Phật giáo. Hoạt
động văn hóa chiếm vò trí quan trọng trong đời sống cá nhân và toàn xã
hội. Chùa là trung tâm văn hóa của phum, sóc, làng xóm và là nơi dạy chữ
Khmer, đào tạo tu só, tức giới trí thức người dân tộc. “Văn hóa là yếu tố
quan trọng đảm bảo sự ổn đònh xã hội”, đó là nhận đònh của Tiến só Phan
Xuân Biên, Trưởng Ban Tư tưởng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Muốn
phát triển văn hóa phải nâng cao dân trí. Dân trí trong cộng đồng Khmer
Nam bộ không chỉ là giáo dục mà còn phải am tường tập quán, tín ngưởng
bởi lẽ trí thức nằm trong tầng lớp tăng lữ. Người tu hành không chỉ tu đạo
mà còn trả hiếu cho cha mẹ, học tập được kiến thức…Trí thức vì vậy được
đào tạo từ hai hệ thống: giáo dục quốc gia và tôn giáo dân tộc. Điểm hạn
chế của dòng văn hóa này là cá nhân, gia đình gắn chặt với văn hóa chùa
mà không quan tâm đến yếu tố kinh tế, động lực phát triển xã hội. Hệ
thống giáo dục trong cộng đồng Khmer dưới thời Pháp, Mỹ mang tính chất
đào tạo những nhân tố phục vụ bộ máy cai trò chớ không nhằm vào nâng
cao dân trí. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng hệ thống giáo dục
nâng cao theo hướng chung của khu vực ít chú ý dạy tiếng dân tộc. Thời kỳ
đổi mới, đã có nhiều chương trình quốc gia cho vùng đồng bào dân tộc.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

17
Gần đây nhất là chương trình 135 và 134 đã cải thiện đáng kể đời sống
kinh tế. Đáng chú ý, niên học 2001-2002 số học sinh dân tộc lên đến
229.769 em, huy động 90% học sinh dân tộc trong độ tuổi đến trường là
một thành công. Các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vónh Long đều
có trường trung học dân tộc nội trú. Việc dạy và học chữ Khmer trong nhà
trường có nhiều chuyển động tốt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn
giáo trình dạy tiếng Khmer, bậc tiểu học, nhềiu trường soạn giáo trình
trung học cho vùng đồng bào dân tộc ở Nam bộ.

1.3.2. Người Hoa có 3 cuộc di dân lớn đến ĐBSCL.
Vào thế kỷ XVII-XVIII luồng di dân của cư dân miền duyên
hải phía Nam Trung Hoa di dân ào ạt đến Đàng Trong, được Chúa Nguyễn
cho đònh cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho và Hà Tiên. Vì họ có tư tưởng phản
Thanh phục Minh, nên tự xưng là người Minh Hương. Họ còn giữ được nét
văn hóa riêng như tục thờ cúng tổ tiên, thờ Ông Bổn, Quan Công, bà Thiên
Hậu, Thần Tài, Thổ Đòa… và giao thoa văn hóa với người Việt. Ngôn ngữ
của cư dân này có ảnh hưởng mạnh đến phương ngữ Nam bộ, nhưng hiện
tại ngôn ngữ riêng bò Việt hóa. Nghề nghiệp của cư dân người Hẹ (Phúc
Kiến), Tiều (Triều Châu) là làm rẩy (trồng màu) đònh cư ở khu vực Tân
Hiệp (Tiền Giang) và Vónh Châu (Sóc Trăng). Số còn lại sống bằng nghề
buôn bán tại các thò tứ, thò trấn, thò xã. Phần nhiều (trên 5.000 ngừơi) ở các
đô thò như Mỹ Tho, Cần Thơ, Vónh Long, Hà Tiên, Sóc Trăng…
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

18
Lớp cư dân thứ hai đến vào thời Pháp thuộc tổ chức dưới hình
thức bang, hội chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Một số ít nhập cư ở
ĐBSCL. Số này còn giữ được ngôn ngữ, nhưng chữ viết không biết nhiều.
Họ tiếp tục củng cố các yếu tố văn hóa của thế hệ người Minh Hương.
Lớp cư dân thứ ba đến vào thời Mỹ, dưới dạng doanh nhân. Họ
củng cố các yếu tố văn hóa truyền thống và mở thêm nhiều hội tương tế,
mở trường dạy học bằng tiếng Hoa phổ thông. Những đòa phương như Vónh
Long, Cần Thơ, Mỹ Tho… đều có trường trung học dạy tiếng Hoa.
Người Hoa đến ĐBSCL với nhiều lý do kinh tế, chính trò khác
nhau, với tư cách là một kiều dân, nhưng do hoàn cảnh lòch sử cộng cư dần
dần gia nhập vào cộng đồng cư dân ĐBSCL, thành công dân Việt Nam với
tên gọi người Hoa. Một số cọâng đồng vẫn có bản sắc riêng, nhưng vẫn hài
hòa với bản sắc văn hóa ĐBSCL. Số người đọc được chữ Hoa không đến
1%, nhưng số người nói tiếng Hoa còn khá nhiều, chẳng hạn cộng đồng

người Hoa ở Vónh Châu (Sóc Trăng). Tuy mang danh nghóa là cộng đồng
dân tộc ít người, nhưng trình độ dân trí của người Hoa ở ĐBSCL không
thua kém người Việt. Họ giỏi kinh doanh, tính cộng đồng cao. Vì thế họ
đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở ĐBSCL.
1.3.3. Văn hóa Chăm
Người Chăm tập trung ở 3 huyện đầu nguồn sông Cửu Long
thuộâc đòa phận tỉnh An Giang như: An Phú, Tân Châu, Châu Phú khoảng
12.500 người. Đây là nhóm người Chăm ở miền Trung di cư sang Cam-pu-
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

19
chia vào thế kỷ XV (hiện nay vẫn còn một bộ phận sống ở tỉnh Kompong
Cham). Thế kỷ thứ XVIII họ quay về đònh cư ở đây. hoạt động kinh tế chủ
yếu của cộng động này là đánh cá, thợ lặn, dệt thổ cẩm (lụa Tân Châu rất
nổi tiếng thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)và buôn bán dạo…Tổ chức làng
(palây) giống như ở Ninh Thuận, nhưng nhà thì nhà sàn đặc trưng của
ĐBSCL. Người Chăm theo đạo Hồi, mỗi palây có ít nhất một thánh đường.
Họ tuân thủ rất nghiêm kinh Koran và giáo luật. Giáo só chi phối các quan
hệ trong palây. Cộng đồng Chăm biết cả hai thứ tiếng Việt và Chăm. Họ
vẫn có những lễ hội truyền thống Chăm như Katê và lễ hội tôn giáo như
tháng ăn chay Ramadan…
1.3.4. Văn hóa đối với sự phát triển
Các yếu tố văn hóa của các dân tộc ở ĐBSCL vừa mang bản
sắc riêng, làm phong phú bức tranh văn hóa khu vực vừa hòa quyện với
cộng đồng đa sắc tộc để hình thành một bản sắc chung của ĐBSCL.
Thống nhất trong đa dạng. Ưu điểm, là sẵn sàng dung nạp cái hay của từng
dân tộc khác để hình thành giá trò chung, mới, đậm đà bản sắc vùng. Đó là
cơ sở của một nền kinh tế năng động, sáng tạo. Tuy nhiên các yếu tố văn
hóa truyền thống, trọng kinh nghiệm hơn lý luận, chưa làm nền tảng tốt
cho sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Bởi yếu tố

dân trí, yếu tố ngôn ngữ vốn là công cụ và điều kiện để hưởng thụ thông
tin lại còn rất kém. Cộng đồng dân tộc Hoa thì khá tiến bộ. Cộng đồng dân
tộc Chăm thì quá ít để có thể hình thành một chương trình phát triển, một
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

20
chính sách riêng, nhưng yếu tố Việt hóa cũng giúp họ có thể tiếp cận thông
tin qua ngôn ngữ Việt. Cộng đồng dân tộc thiểu số cần quan tâm nhất là
Khmer. Tuy có nhiều tiến bộ trong lónh vực giáo dục phổ thông, nhưng
“văn hóa chùa” vẫn còn đóng vai trò chi phối. Trình độ dân trí, trình độ lao
động còn thấp, ý thức phát triển kinh tế còn kém. Người biết chữ Khmer
còn ít….Đó là những cản ngại trong quá trình hưởng thụ thông tin từ các
phương tiện truyền thông.
Phát triển truyền thông đại chúng là những động lực góp phần
phát triển toàn diện cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.
1.4. Cơ cấu dân số theo tiêu chí dân tộc và tôn giáo.
1.4.1. Người Khmer ở ĐBSCL xuất hiện khá sớm như đã nêu
trên, sống đan xen với các dân tộc anh em khác. Theo số liệu từ cuộc Tổng
điều tra dân số ngày 1/4/1999 người Khmer trong cả nước có 1.054.157
người. Chiếm 4% dân số Nam bộ. Riêng ĐBSCL có 876.040 người, chiếm
6,25% dân số trong vùng. Người Khmer cư trú trong 23 huyện thuộc 8 tỉnh
ĐBSCL: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vónh Long,
Cần Thơ, Kiên Giang.
Căn cứ vào điều kiện đòa lý, môi sinh, lòch sử cư trú của người
Khmer ĐBSCL có thể chia ra làm 3 vùng cư trú chính: vùng Trà Vinh và
Vónh Long, vùng ven biển Sóc Trăng và vùng biên giới kéo dài từ Châu
Đốc đến Rạch Giá.
Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và các dân tộc ở ĐBSCL

21

Vùng Trà Vinh – Vónh Long, nằm kẹp giữa 2 nhánh sông Cổ
Chiên và sông Hậu, sông rạch chằng chòt, nhiều con giồng cát chạy song
song với bờ biển. Đất giồng là đất phù sa cổ, pha cát, dưới là tầng sét, đòa
hình cao ráo không bò ngập lũ vào mùa nước nổi. Đó là vùng cư trú của
người Khmer cổ. Phum, sóc, chùa chiền được xây dựng trên nền đất giồng.
Khu vực này có dân số 262.849 người, chiếm gần 30% dân số Khmer của
cả ĐBSCL. Huyện Trà Cú có trên 92.000 người, tỉ lệ người Khmer cao
nhất, chiếm 68,02% dân số của huyện. Đây là vùng có văn hóa khá cao,
có 141 chùa Khmer, có những ngôi chùa khoảng 400 năm, thuộc loại cổ
nhất ĐBSCL. Khu vực này cung cấp nhiều nhân tài trong nước cũng như
cho nước bạn Kampuchia.
Vùng ven biển Sóc Trăng- Bạc Liêu, các huyện Kế Sách,
Long Phú, Mỹ Xuyên là vùng đất giồng ven biển và các huyện Thạnh Trò,
Hòa Thuận là vùng phèn, mặn. Tỉnh Sóc Trăng có 327.177 người Khmer,
chiếm 32,2% dân số của tỉnh, trong đó có huyện Vónh Châu có 53.407
người, chiếm 48,1% dân số của huyện. Vùng ven biển của tỉnh Bạc Liêu,
người Khmer đến muộn, dân số khu vực này khoảng 50.000 người. Cư dân
khu vực này chủ yếu sống nghề biển và trồng màu, khai thác rừng ngập
mặn như đước, vẹt, sú… Khu vực này có một đặc sắc là người Việt, người
Hoa, người Khmer sống hòa nhập với nhau hầu hết cư dân vùng này biết 3
thứ tiếng. Tại các chợ ở Vónh Châu, người ta có thể nói 3 thứ tiếng trong
giao dòch. Sự giao thoa trong văn hóa tạo nên sự đặc sắc của vùng này.

×