Cân đối lúa gạo cho đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 trong điều kiện
công nghiệp hóa và nước biển dâng do biến đổi khí hậu
PGS.TS. Nguyễn Văn Song*, ThS. Trần Đức Thuận**, CN. Đỗ Thị Diệp*
TÓM TẮT
Diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm mạnh trong những năm gần đây,
đặc biệt là sự chuyển dịch từ đất lúa sang đất cho các khu công nghiệp và diện tích đất lúa bị nhiễm
mặn do mức nước biển dâng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số
cũng đòi hỏi ngày một cao nhu cầu lúa gạo trong khu vực. Sử dụng mô hình động, kết quả nghiên cứu
đã cho thấy dân số của vùng ĐBSCL sẽ ở mức 26956,5 nghìn người, diện tích đất trồng lúa còn 993,9
nghìn ha, lượng lúa dư thừa đạt 4729,9 nghìn tấn năm 2050. Các kịch bản về mực nước biển dâng do
tác động của biến đổi khí hậu cho thấy: khi mực nước biển dâng 0,3 m vào năm 2050, tương ứng với
diện tích đất lúa bị giảm 0,6 triệu ha thì đất lúa chỉ còn 851,6 nghìn ha, lượng lúa dư có thể xuất khẩu
đạt 2,6 triệu tấn. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa tăng lên do đầu tư thâm canh và tăng hệ số sử
dụng đất lúa, nhưng tốc độ giảm diện tích đất lúa do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và công nghiệp
hóa cộng thêm sự gia tăng dân số nhanh về mặt tuyệt đối dẫn đến năm 2050 lúa dư thừa trong khu
vực chỉ còn 2,5 triệu tấn. Đây là một sức ép rất lớn đến an ninh lương thực quốc gia trong tương lai
không xa. Vì vậy, chiến lược đặt ra cho ĐBSCL trong thời gian tới là phải ổn định diện tích đất lúa,
giảm tốc độ gia tăng dân số và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và sản
lượng lúa.
Từ khoá: Mô hình động, đất lúa, dân số, sản lượng lúa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu.
1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á
và thế giới; là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực; vùng cây ăn trái lớn nhất Việt Nam. Vùng
ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa gạo của cả nước. Kết quả sản xuất lúa gạo
ở khu vực này quyết định an ninh lương thực quốc gia và duy trì vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hàng năm ĐBSCL bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 đến 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của
vùng, một mặt làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của
dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.
Với lợi thế dân số đông (17,21 triệu người năm 2009), lực lượng lao động dồi dào, đất đai
phì nhiêu, khí hậu ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trong sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, sản
xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nói riêng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún lại
chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình công nghiệp hóa, tốc độ gia tăng dân số và biến đổi khí hậu.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích
đất lúa của vùng giảm bình quân 21000 ha/năm. Đất được thu hồi chủ yếu để xây dựng các khu đô
thị, khu công nghiệp và các công trình khác. Với tốc độ thu hồi đất như hiện nay, đến năm 2020 diện
tích đất canh tác lúa của cả nước chỉ còn 3,4 triệu ha trong khi đó về lâu dài nguy cơ giảm diện tích
đất lúa tại ĐBSCL và một số vùng ven biển rất cao khi phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng.
Các câu hỏi về cung lúa gạo, cân đối sản lượng lúa cho vùng từ nay đến năm 2050 với vai trò đảm
bảo an ninh lương thực cho cả nước trong bối cảnh gia tăng dân số, biến đổi khí hậu và công nghiệp
hóa phát triển được đặt ra cho nghiên cứu này.
*Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ** NCS – Đại học Nông Nghiêpj
Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là tìm ra xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản trong
nông nghiệp, sản lượng lúa và cân bằng lương thực cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ nay tới
năm 2050.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cục Thống kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh
trong vùng. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 540 hộ nông dân trồng lúa trong khu vực
nghiên cứu. Nguồn số liệu này được sử dụng để chạy hàm Cobb-Douglas, xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất lúa cũng như tình hình phân phối lúa gạo của khu vực. Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất là các yếu tố đầu vào cơ bản ảnh hưởng gián tiếp đến tổng sản lượng lúa sản xuất ra
và biến cân đối lúa gạo trong mô hình cân bằng động.
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hệ thống động (dynamic modelling) của Bruce
Hanon & Matthias để xem xét sự thay đổi của sự vật hiện tượng kinh tế-xã hội trong một khoảng
thời gian dài. Mối quan hệ giữa 3 biến chính trong mô hình: dân số-lao động nông nghiệp, đất canh
tác lúa, cân đối lúa gạo là mối quan hệ động theo thời gian. Dân số biến động phụ thuộc vào tỉ lệ
sinh, tỉ lệ tử, di cư, nhập cư…dân số tăng làm tăng lao động tham gia vào sản xuất lúa, đồng thời
làm tăng sản lượng lúa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và tăng diện tích đất lúa dành cho nhà ở.
Diện tích đất lúa và năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa sản xuất ra. Diện tích đất lúa lại
chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và tốc độ công nghiệp hóa.
Cân đối lúa gạo của khu vực ngoài hai yếu tố ảnh hưởng nội sinh trực tiếp là năng suất và
diện tích gieo trồng lúa còn bị ảnh hưởng của các yếu tố khác như phân bón, lao động, tiêu dùng
trong khu vực, trao đổi ra ngoài khu vực.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Thực trạng sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, sản xuất lúa của đồng bằng
sông Cửu Long trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năng suất lúa của vùng
luôn cao hơn bình quân chung của cả nước và không ngừng tăng lên qua các năm nhờ trình độ thâm
canh lúa nước cao. Giai đoạn 2007 – 2009 năng suất tăng bình quân 2,15%, sản lượng tăng 4,72%.
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 - 2009
C
h
ỉ ti
êu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Bình quân
SL
CC (%)
SL
CC (%)
SL
CC (%)
08/07
09/08
BQ
1. Di
ện tích
1000 ha
3683,1
100,00
3858,9
100,00
3872,9
100,00
104,77
100,36
102,54
-
Lúa Đông Xuân
“
1506,5
40,90
1526,5
39,56
1548,8
39,99
101,33
101,46
10
1,39
-
Lúa Hè Thu
“
1799,2 48,85 1939,8 50,27 1910,5 49,33 107,81 98,49 103,05
-
Lúa Mùa
“
377,4 10,25 392,6 10,17 413,6 10,68 104,03 105,35 104,69
2. Năng su
ất
T
ạ/ha
50,7
53,6
52,9
105,72
98,69
102,15
-
Lúa Đông Xuân
“
60,2
64,4
63,6
106,9
8
98,76
102,79
-
Lúa Hè Thu
“
46,1
47,7
47,2
103,47
98,95
101,19
-
Lúa Mùa
“
34,9
40,3
38,9
115,47
96,53
105,58
3. S
ản l
ư
ợng
Nghìn t
ấn
18678,9
100,00
20669,5
100,00
20483,4
100,00
110,66
99,10
104,72
-
Lúa Đông Xuân
“
9072,4
48,57
9833,2
47
,57
9856,1
48,12
108,39
100,23
104,23
-
Lúa Hè Thu
“
8291,1
44,39
9253,1
44,77
9018,2
44,03
111,60
97,46
104,29
-
Lúa Mùa
“
1315,4
7,04
1583,2
7,66
1609,1
7,86
120,36
101,64
110,60
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009
ĐBSCL là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Thời gian qua, nhờ khai
hoang phục hóa, tận dụng quỹ đất bằng chưa sử dụng, cộng thêm đầu tư khai thác thủy lợi, áp dụng
các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng hệ số sử dụng đất nên diện tích gieo trồng lúa của vùng có xu
hướng tăng ở cả ba vụ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của công nghiệp hóa, quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành đã, đang và sẽ làm diện tích đất lúa của vùng có xu hướng giảm đi rõ rệt. Trong khi
đó, về lâu dài nguy cơ giảm diện tích đất trồng lúa tại ĐBSCL và một số vùng đồng bằng ven biển
rất cao khi phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, chỉ cần nước biển dâng lên 1m, sẽ có tới 70-80% diện tích đất bị ngập mặn. Vì vậy, để giữ
vững vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, theo Viện lúa ĐBSCL từ năm 2010 – 2030,
ĐBSCL phải ổn định diện tích đất lúa hàng năm từ 1780 đến 1880 triệu ha.
3.2 Thay đổi của các yếu tố trong mô hình
Trong kịch bản gốc của mô hình sử dụng giá trị thực tế của các yếu tố thu thập được từ các
nguồn tài liệu thứ cấp của các tỉnh và số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra các hộ nông dân trong
vùng.
3.1.1 Xu hướng biến động của dân số-lao động
Kết quả bài toán cho thấy, dân số của ĐBSCL đến năm 2050 tiếp tục tăng lên. Năm 2010
dân số của vùng là 17,4 triệu người, năm 2030 là 21,7 triệu người và đạt mức 26,9 triệu người vào
năm 2050. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, lao động nông nghiệp và lao động tham gia sản xuất
lúa vẫn tiếp tục tăng lên về mặt tuyệt đối, nhưng về cơ cấu có xu hướng giảm xuống. Điều này hoàn
toàn phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
3.2.2 Xu hướng biến động của đất canh tác lúa
Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội đang diễn ra trên quy mô cả nước với tốc độ nhanh chóng. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm
361.935ha, bình quân mỗi năm giảm gần 51.705ha. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng giảm
52.047ha và đồng bằng sông Cửu Long giảm 205.366ha. Song song với quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Hiện nay, khi mà ảnh hưởng này còn ở
mức thấp thì tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu đã là 1% (2).
Theo kết quả kịch bản gốc của bài toán, tức với tốc độ mất đất lúa do công nghiệp hóa và
biến đổi khí hậu như hiện nay, diện tích đất lúa của ĐBSCL đến năm 2020 là 1619,8 nghìn ha và
đến năm 2050 sẽ chỉ còn 993,9 nghìn ha.
Thực tế và những phân tích ở trên cho thấy, một trong những kế hoạch đề ra cho vấn đề sử dụng
đất canh tác của vùng là bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hiện có, cần có những biện pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ, xem xét vấn đề công nghiệp hóa và đô thị hóa một cách khoa học,
kiểm soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể sử dụng đất ở các lĩnh vực khác để
hướng đến phát triển hài hòa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2.3 Xu hướng biến động sản lượng lúa
Sản lượng lúa của ĐBSCL đến năm 2050 có chiều hướng giảm. Do sản lượng lúa chịu ảnh
hưởng của năng suất, tổng diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng nên mặc dù năng suất lúa trên
toàn vùng theo ước tính có thể tăng 2,5%/năm vào 2020, nhưng do tốc độ giảm của diện tích đất lúa
nhanh hơn nên sản lượng lúa vẫn có xu hướng giảm. Cụ thể, theo kết quả bài toán, năm 2020 sản
lượng lúa của ĐBSCL đạt xấp xỉ 18 triệu tấn, đến năm 2050 con số này sẽ giảm xuống còn hơn 11
triệu tấn.
3.2.4 Phân tích mối quan hệ giữa dân số, đất canh tác lúa, cân đối lúa gạo
Dân số của vùng tiếp tục tăng lên trong khi đất canh tác lúa có xu hướng giảm cùng với quá
trình công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu. Diện tích đất canh tác lúa giảm từ 1823,8 nghìn ha năm
2010 xuống còn 993,9 nghìn ha năm 2050. Đứng trên phương diện sản xuất và phân phối lúa, với
mục tiêu đạt cân đối lương thực cao nhất thì năm 2010 là thời điểm thích hợp cho vùng ổn định đất
lúa, không để giảm thêm nữa. Tuy nhiên với mục tiêu chung của cả nước là trở thành một nước công
nghiệp vào năm 2020 với tốc độ công nghiệp hóa nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch thì vùng
ĐBSCL cần mở mang, xây dựng nhiều hơn nữa các cụm công nghiệp, khu đô thị, chuyển đất lúa
kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Điều này cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho
sản lượng lúa không cân đối ở mức cao nhất mà sẽ giảm một cách nhanh chóng.
3.3 Biến động của dân số, đất canh tác, sản lượng lúa khi có sự thay đổi của diện tích đất
canh tác lúa do ảnh hưởng của công nghiệp hóa và mực nước biển dâng
3.3.1 Biến động về đất canh tác và cân đối lúa khi mực nước biển dâng
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm cho thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng,
cường độ và mức độ ảnh hưởng. Theo “kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”
do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tháng 06/2009 trong trường hợp nước biển dâng thêm 1 m,
ở ĐBSCL sẽ có 2 triệu ha đất nông nghiệp bị nhiễm mặn không thể canh tác, trong đó chủ yếu là đất
lúa. Và cũng theo tài liệu này, kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao đều
cho thấy: đến năm 2050 mực nước biển sẽ dâng 0,3 m tương ứng với 0,6 triệu ha đất lúa của ĐBSCL
sẽ bị ngập.
Tính từ năm 2000 đến nay, đất trồng lúa tại ĐBSCL giảm 205.000ha, chiếm 57% đất lúa của
cả nước bị giảm cùng thời điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do các tỉnh thu hồi đất để xây dựng các đô
thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhiều loại công trình khác. Thời gian qua, nhờ khai hoang, phục
hóa nên diện tích đất trồng lúa thực tế được bù đắp và mở rộng. Nhưng hiện nay đất khai hoang, phục
hóa gần như không còn, trong khi đó biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể làm ĐBSCL mất từ
15.000 đến 20.000Km
2
đất, trong đó có rất nhiều diện tích đất trồng lúa. Từ thực tế trên, nghiên cứu
giả định đến năm 2050, tỷ lệ mở rộng đất lúa giảm còn 0,005%, đất lúa bị mất do nước biển dâng
1.500ha/năm.
Bảng 2: So sánh kết quả của kịch bản gốc và kịch bản 1
Chỉ tiêu
ĐVT 2020 2030 2040 2050
KBG KB1 SS (+,-) KBG KB1 SS (+,-) KBG KB1 SS (+,-) KBG KB1 SS (+,-)
-
Dân số
Nghìn ng
ười
19414,6
19414,6
0
21659,2
21659,2
0
24163,0
24163,0
0
26956,5
26956,5
0
-
Đất lúa Nghìn ha
1619,8
1580,6
-39,2
1412,2
1339,4
-72,8
1204,0
109
6,4
-107,6
993,9
851,6
-
142,3
-
Cân đối lúa
Nghìn t
ấn
17425,3
16920,6
-504,7
13330,5
12292,0
-1038,5
9103,8
7531,5
-1572,3
4729,9
2623,7
-
2106,2
-
Phân phối
0 0 0
0
+ Chăn nuôi
Nghìn tấn
1742,5
1692,1
-50,4
1333,0
1229,2
-103,8
910,4
753,2
-157,2
473,0
262,4
-
210,6
+ Đ
ể ăn Nghìn tấn
5242,0
5242,0
0
5848,0
5848,0
0
6524,1
6524,1
0
7278,3
7278,3
0
+
Xuất khẩu Nghìn tấn
9008,9
8748,0
-260,9
6891,9
6355,0
-536,9
4706,7
3893,8
-812,9
2445,4
1356,5
-
1088,9
Nguồn: Kết quả mô hình
Kịch bản gốc: Tỷ lệ mở rộng: 3,5%; DT đất mất do nước biển dâng:100 ha/năm
Kịch bản 1: Tỷ lệ mở rộng: 0,05%; DT đất mất do nước biển dâng: 1500 ha/năm
Kết quả kịch bản 1 khi có sự thay đổi diện tích đất lúa cho thấy, đến năm 2050 đất trồng lúa của
ĐBSCL còn 851,6ha giảm hơn so với phương án gốc là 142,3ha. Sản lượng lúa sản xuất ra và cân đối lúa
gạo của vùng do đó cũng giảm một lượng 2,1 triệu tấn, chỉ còn 2,6 triệu tấn lúa dư thừa vào năm 2050.
Giả sử tốc độ gia tăng dân số không thay đổi thì sự giảm sút này vẫn ảnh hưởng lớn đến phân phối lúa gạo
cho chăn nuôi và xuất khẩu. Nếu như năm 2020 lượng lúa dành cho xuất khẩu giảm hơn so với phương án
gốc là 260,9 nghìn tấn thì đến năm 2050 con số này đã lên tới hơn 1 triệu tấn. Vì vậy, để giữ vững vai trò
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, ngay từ bây giờ ĐBSCL cần có những biện pháp kĩ
thuật thâm canh tăng năng suất lúa như: lai tạo các giống lúa mới và phục tráng các giống lúa địa
phương thích nghi với biến đổi khí hậu, kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, áp dụng
các biện pháp mới về tạo đột biến, vi nhân giống, nuôi cấy mô, chuyển ghép gen…
3.3.2 Biến động về đất canh tác và cân đối lúa gạo khi đất lúa chuyển cho công nghiệp hóa giảm
Thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
thời gian qua đã diễn ra ồ ạt trên phạm vi toàn quốc. Đây là một tất yếu, song theo giáo sư Logan
(ĐH Logan – Australia) : “Vấn đề sử dụng quỹ đất nông nghiệp cho mục đích phát triển đô thị và bảo vệ
đất nông nghiệp là câu chuyện phổ biến, nhưng quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay là quá trình ấy diễn
ra với tốc độ nhanh nhất thế giới”. Đáng chú ý, phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là đất
đai loại tốt, dành cho 2 vụ lúa/năm. Trong khi đó, đất lúa là không thể thay thế và có ý nghĩa quyết
định với an ninh lương thực quốc gia. Điều 74 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định: “Nhà nước có
chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử
dụng mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích chuyên trồng
lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích
hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa.”
Bảng 3: So sánh kết quả của kịch bản gốc và kịch bản 2
Chỉ tiêu
ĐVT
2020 2030 2040 2050
KBG KB2 SS (+,-) KBG KB2 SS (+,-) KBG KB2 SS (+,-) KBG KB2 SS (+,-)
-
Dân số
Nghìn
ngư
ời
19414,6
19414,6
0
21659,2
21659,2
0
24163,0
24163,0
0
26956,5
26956,5
0
-
Đất lúa
Nghìn
ha
1619,8
1684,8
65
1412,2
1538,2
126
1204,0
139
0,0
186
993,9
1239,9
246
-
Cân đối lúa
Nghìn
t
ấn
17425,3
21533,1
4107,8
13330,5
18084,1
4753,6
9103,8
14500,1
5396,3
4729,9
10765,3
6035,4
-
Phân phối
0 0 0 0
+ Chăn nuôi
Nghìn
t
ấn
1742,5
2153,3
410,8
1333,0
1808,4
475,4
910,4
1450,0
539,6 473,
0
1076,5
603,5
+ Đ
ể ăn
Nghìn
t
ấn
5242,0
5242,0
0
5848,0
5848,0
0
6524,0
6524,0
0
7278,3
7278,3
0
+
Xuất khẩu
Nghìn
t
ấn
9008,9
11132,6
2123,7
6891,9
9349,5
2457,6
4706,7
7496,5
2789,8
2445,4
5565,7
3120,3
Nguồn: Kết quả mô hình
Kịch bản gốc: Tỷ lệ tăng năng suất = 0%; HSSDĐ = 2,1 lần; Đất chuyển cho công nghiệp = 21000 ha
Kịch bản 2: Tỷ lệ tăng năng suất = 2,5%; HSSDĐ = 2,3 lần; Đất chuyển cho công nghiệp = 15000
Nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu gạo trong bối cảnh biến đổi khí
hậu toàn cầu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã qui hoạch từ nay đến năm 2030, ĐBSCL
ổn định diện tích đất lúa 1,8 triệu ha, toàn vùng ổn định sản lượng mỗi năm từ 19,5 đến 21 triệu tấn
lúa. Nhưng nếu đất trồng lúa cứ giảm với tốc độ như hiện nay, trong 10 năm nữa ĐBSCL sẽ giảm
thêm trên 200.000ha đất lúa, đồng nghĩa với giảm trên 600.000ha đất lúa quay vòng, tương đương
với hơn 3 triệu tấn lúa mỗi năm. Trong khi đó, dân số ĐBSCL và cả nước không ngừng tăng, nhu
cầu lương thực cũng tăng theo. Vì vậy, theo các chuyên gia, ĐBSCL không nên thu hồi thêm đất
trồng lúa để sử dụng vào mục đích khác, bên cạnh đó phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng
năng suất và sản lượng lúa. Theo đó, trong kịch bản 2 này chúng tôi giả định năng suất sẽ tăng
2,5%, hệ số sử dụng đất tăng lên 2,3 lần/năm, đất chuyển cho mục đích công nghiệp giảm từ
21.000ha/năm xuống còn 15.000ha/năm.
Kết quả bài toán khi có sự thay đổi trên cho thấy, đất lúa và lượng lúa dư thừa có xu hướng
tăng hơn so với phương án gốc. Đến năm 2050, diện tích đất lúa tăng lên 246ha và lượng lúa dư
thừa sẽ tăng hơn 3 triệu tấn. Với qui mô dân số không đổi, lượng lúa dư thừa tăng sẽ dẫn đến phân
phối lúa cho các mục đích như chăn nuôi, xuất khẩu tăng lên. Trong điều kiện diện tích đất khai
hoang phục hóa không còn, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp diễn biến phức
tạp thì sự tăng lên này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam: quốc gia hiện đang giữ vị trí
xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.
3.3.3 Biến động về dân số, đất canh tác, cân đối lúa khi có sự thay đổi đồng thời của các yếu tố
Các phân tích ở trên cho thấy, diện tích đất trồng lúa của ĐBSCL bị giảm đi do ảnh hưởng của
công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu. Để đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, cần
áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất và sản lượng, giảm tỉ lệ gia tăng dân số. Trong kịch bản
này, sẽ xem xét sự thay đổi của cân đối lúa khi có tác động đồng thời của các yếu tố trong mối quan hệ
diện tích đất lúa biến động do công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu; năng suất, sản lượng lúa tăng; tỉ lệ
gia tăng dân số giảm.
Kết quả kịch bản 3 khi có sự thay đổi trên cho thấy, diện tích đất canh tác lúa giảm hơn so
với kịch bản gốc là 361,6 nghìn ha (năm 2050). Mặc dù đất lúa giảm đi do quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng do tăng hệ số sử dụng đất lúa từ 2,1 lên
2,3 lần; tăng đầu tư cho sản xuất lúa nên sản lượng lúa nhìn chung có xu hướng tăng lên so với các
kịch bản 1,2.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tốc độ tăng của sản lượng lúa có xu hướng giảm dần là do mức
độ giảm đất lúa cho công nghiệp hoá, đô thị hoá và biến đổi khí hậu nhanh hơn mức tăng năng suất
lúa do áp dụng các biện pháp đầu tư thâm canh tăng năng suất.
Với tốc độ gia tăng dân số giảm, sản lượng lúa tăng lên làm cho bình quân thóc/đầu người
ban đầu có xu hướng tăng lên, lượng thóc dành cho để ăn do đó giảm gần 1,2 triệu tấn vào năm
2050. Đặc biệt khi xã hội phát triển, đời sống con người được nâng lên, nhu cầu lương thực bình
quân/đầu người giảm đi theo quy luật kinh tế của Engel (giả định giảm từ 270 kg xuống còn 240 kg)
thì phân phối thóc cho chăn nuôi, xuất khẩu và các mục đích khác tăng lên. Điều này hết sức có ý
nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
Bảng 4: So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 3
Chỉ tiêu ĐVT
2020 2030 2040 2050
KBG KB3 SS (+,-) KBG KB3 SS (+,-) KBG KB3 SS (+,-) KBG KB3 SS (+,-)
-
Dân số
Nghìn
ngư
ời
19414,6
19100,1
-314,5
21659,2
20994,2
-665
24163,0
23076,1
-1086,9
26956,5
25364,5
-1592
-
Đất lúa
Nghìn
ha
1619,8
1538,6
-81,2
1412,2
1249,1
-163,1
1204,0
947,4
-256,6
993,9
632,3
-361,6
-
Cân đối lúa
Nghìn
t
ấn
17425,3
20356,5
2931,2
13330,5
14692,8
1362,3
9103,8
8752,9
-350,9
4729,9
2509,7
-2220,2
-
Phân phối
0 0 0 0
+ Ch
ăn nuôi
Nghìn
tấn
1742,5
2035,7
293,2
1333,0
1469,3
136,3
910,4
875,3
-35,1
473,0
251,0
-222,0
+ Đ
ể ăn
Nghìn
tấn
5242,0
4584,0
-658,0
5848,0
5038,6
-809,4
6524
5538,3
-985,7
7278,3
6087,5
-1190,8
+
Xuất khẩu
Nghìn
tấn
9008,9
10524,3
1515,4
6891,9
7596,2
704,3
4706,7
4525,3
-181,4
2445,4
1297,5
-1147,9
Nguồn: Kết quả mô hình
PAG: BQ thóc/người: 270kg; HSSDĐ: 2,1; TL tăng năng suất: 0%; TL gia tăng DS: 1,1%; CNH: 21000 ha; Nước biển
dâng: 100 ha; TL mở rộng: 0,035
PA4: BQ thóc/người: 240kg; HSSDĐ: 2.3; TL tăng năng suất: 2,5%; TL gia tăng DS: 0,95%; CNH: 15000 ha; Nước
biển dâng: 1500 ha; nhiễm mặn: 200ha; TL mở rộng: 0,0005
Như vậy, với kịch bản nâng cao năng suất, sản lượng lúa do áp dụng các biện pháp thâm
canh tăng vụ trong điều kiện diện tích đất lúa có xu hướng ngày càng giảm xuống, cùng với giả định
lượng tiêu thụ thóc bình quân/người giảm từ 270 kg/năm xuống còn 240 kg/năm theo quy luật phát
triển kinh tế, thì an ninh lúa gạo cho ĐBSCL đến năm 2050 không những đảm bảo mà còn dư để
xuất khẩu. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng này chỉ được duy trì lâu dài nếu như ĐBSCL có các biện
pháp kịp thời để ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng ảnh hưởng của mực nước biển dâng, kiểm
soát và quy hoạch công nghiệp hóa, đô thị hóa một cách chặt chẽ nhất.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cân đối lúa gạo của ĐBSCL trong điều kiện diện tích đất canh tác
giảm do biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, kết quả cho phép kết luận như
sau:
Một là: Kết quả bài toán phân tích hệ thống được tính đến năm 2050, lấy mốc thời gian là
điểm cân đối lúa gạo còn được duy trì với sự biến động đất lúa hiện tại. Tính đến thời điểm đó, dân
số của vùng ĐBSCL sẽ ở mức 26956,5 nghìn người, diện tích đất trồng lúa còn 993,9 nghìn ha.
Hai là: Kết quả của mô hình trong kịch bản 3 là thích hợp. So với các kịch bản khác, sản
lượng lúa ở kịch bản 3 không đạt mức cao nhất, nhưng trong kịch bản này, với lượng lúa dư thừa lúa
còn 2,5 triệu tấn thì không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn dư cho nhu cầu chăn nuôi,
xuất khẩu và các mục đích sử dụng khác. Bên cạnh đó, việc tăng đầu tư thâm canh cho sản xuất lúa
là nguyên nhân dẫn đến năng suất và sản lượng tăng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia xuất
khẩu.
Ba là: ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á; vùng
sản xuất, xuất khẩu lương thực quan trọng của cả nước. Trong tương lai, khi mà khả năng khai
hoang phục hóa không còn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm mất phần lớn diện tích đất nông
nghiệp thì ĐBSCL nên giảm diện tích đất lúa chuyển cho công nghiệp hóa và đô thị hóa để đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
Bốn là: Mức tiêu dùng hiện tại của người dân Việt Nam trung bình là 270 kg thóc và 300 kg
lương thực quy thóc/người/năm. Trong kịch bản 3, với mức giả định nhu cầu thóc của người dân ở
mức 240 kg/người/năm, kết quả cho thấy nhu cầu tiêu dùng thóc cho người có xu hướng giảm đi,
lượng thóc dành cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng lên đáng kể. Do yêu cầu thực tế về lao động và
việc làm của vùng hiện nay thì trong những năm tới vùng cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi để tận dụng sản lượng thóc dư thừa.
Năm là: Giữa dân số - lao động có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Với tỉ lệ gia tăng
dân số 1,1%, bình quân hàng năm vùng ĐBSCL phải giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao
động. Đây là một sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nơi mà có đến
85,67% lực lượng lao động chưa qua đào tạo (báo cáo của bộ lao động). Vì thế chiến lược dân số
của vùng trong thời gian tới là phải ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo tính toán của nghiên cứu thì với việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,1 % xuống 0,95% quy mô
dân số của vùng nên duy trì ở mức 2564,5 nghìn người vào năm 2050 để góp phần đảm bảo an ninh
lương thực trong điều kiện diện tích trồng lúa ngày càng giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí
hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008 -2020.
2. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
3. Bruce Hannon & Matthias Ruth (1994) Dynamic Modeling Springer – Verlag New York, lnc.
4. Niên giám thống kê năm 2009
5. Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. 2009. Chiến lược an ninh lương
thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.