Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Ma két phụ trương báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.81 MB, 142 trang )



1


2



3

MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn 11
7. Kết cấu luận văn 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN 13
VÀ PHỤ TRƢƠNG BÁO IN. 13
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ: 13
1.1.1. Khái niệm makét báo in 13
1.1.2. Khái niệm về thiết kế (design) báo in 30
1.1.3. Khái niệm về trình bày (layout) báo in 32
1.1.4. Khái niệm về phụ trƣơng báo in 33
1.2. Lƣợc sử makét báo in thế giới và ở Việt Nam 34
1.2.1. Lƣợc sử makét báo in thế giới 34
1.2.2. Lƣợc sử makét báo in ở Việt Nam 36
1.3. Vai trò của ma-két đối với báo in và phụ trƣơng 37


1.3.1. Mối liên hệ giữa hình thức và nội dung tác phẩm nghệ thuật 38
1.3.2. Ma-két báo in thuộc về tác phẩm báo chí 38
Tiểu kết chƣơng I 39
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MAKÉT PHỤ TRƢƠNG MỘT SỐ BÁO IN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41
2.1. Quản lý nhà nƣớc về báo in và phụ trƣơng 41
2.2. Nội dung thông tin của phụ trƣơng 43
2.3. Sử dụng các yếu tố hình thức của ma-két trong phụ trƣơng và những yếu tố
liên quan đến việc sử dụng này 44
2.3.1. Khổ báo 44
2.3.2. Măng-sét 45
2.3.3. Bố cục trang báo 47
2.4. Một số đặc điểm của ma-két phụ trƣơng báo in ở thành phố Hồ Chí Minh62
Tiểu kết chƣơng 2. 67
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THIẾT KẾ
MAKÉT PHỤ TRƢƠNG BÁO IN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 68
3.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay: 68
3.2. Đổi mới các yếu tố hình thức của ma-két 71
3.2.1. Khổ báo 71


4
3.2.2. Măng sét 72
3.2.3. Tít tựa 73
3.2.4. Lời dẫn 73
3.2.5. Ảnh 74
3.2.6. Minh họa 75
3.2.7. Chữ chính văn 76
3.2.8. Màu sắc 78
3.2.9. Khoảng trắng 79

3.3. Đổi mới thiết kế trang và giấy in 80
3.3.1. Bài toán trang nhất 80
3.3.2. Hệ thống chuyên trang 81
3.3.3. Bố cục trang 82
3.3.4. Giấy in 84
3.4. Đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 84
3.5. Định hƣớng nội dung thông tin 86
3.6. Tạo cơ chế thông thoáng, hợp lý trong quản lý nhà nƣớc 87
Tiểu kết chƣơng 3 89
C. KẾT LUẬN 91
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
E. PHỤ LỤC……………………………………………………………………99
* Phụ lục 1: Phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Anh (SGGPTB)………….103
* Phụ lục 2: Phỏng vấn họa sĩ Phạm Minh Hảo……………………………….107
* Phụ lục 3: Phỏng vấn TBT báo QK7 Ngô Xuân Giang…………………… 109
* Phụ lục 4: Phỏng vấn TKTS TC SGĐT&XD Nguyễn Duy Hiên………… 111
* Phụ lục 5: Danh sách báo chí TP.HCM ………………………………… 114
* Phụ lục 6: Nhân sự các cơ quan báo chí TP.HCM………………………… 116
* Phụ lục 7: Thông số quản lý các phụ trƣơng báo in tiêu biểu……………….118
* Phụ lục 8: Thống kê phát hành phụ trƣơng báo in ở TP.HCM…………… 120
* Phụ lục 9: Thông số thiết kế phụ trƣơng báo in ở TP.HCM…………… …122
* Phụ lục 10: Khảo sát hệ thống chuyên mục các phụ trƣơng tiêu biểu………123
* Phụ lục 11: Tỉ lệ giữa chữ và hình trên một số phụ trƣơng…………………125
* Phụ lục 12: Phân tích cách sử dụng ảnh bìa trên SGGPTB…………………126
* Phụ lục 13: Cách dùng tít tựa một số phụ trƣơng báo in tiêu biểu………….127
* Phụ lục 14: Thông tin phi văn tự trên báo in……………………………… 128
* Phụ lục 15: Các loại chữ, cấu tạo chữ………………………………………129
* Phụ lục 16: Chuyên trang TTCT và DNSGCT………………………….… 130
* Phụ lục 17: Cách dùng tít tựa một số phụ trƣơng báo in tiêu biểu………… 131
* Phụ lục 18: Tỉ lệ trung bình giữa chữ và hình trong một số phụ trƣơng… 132

* Phụ lục 19: Thuật ngữ Design……………………………………………….133
* Phụ lục 20: Thuật ngữ Design (tt)……………………………………… 134


5
* Phụ lục 21: Trang nhất tờ Philadelphia Inquirer (1932)…………………….135
* Phụ lục 22: Trang nhất tờ Philadelphia Inquirer (1992)…………………….136
* Phụ lục 23: Bố cục nhiều cửa (many dimensions)………………………… 137
* Phụ lục 24: Bìa 1 một số phụ trƣơng và tạp chí…………………………… 138
* Phụ lục 25: Bìa lót một số phụ trƣơng và tạp chí………………………… 139
* Phụ lục 26: Bố cục và các yếu tố cấu tạo nên bố cục trang trong……….… 140
* Phụ lục 27: Chu trình đọc………………………………………………… 141
* Phụ lục 28: Một số dạng măng-sét………………………………………… 142
* Phụ lục 29: Các màu chính trong quang phổ, mỹ thuật và in ấn………….…143
* Phụ lục 30: Gia Định báo……………………………………………………144
* Phụ lục 31: Những phụ trƣơng luận văn khảo sát……………………… …145




6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong dòng chảy của đời sống báo chí truyền thông hiện nay, vấn đề cạnh tranh
giữa báo in và báo điện tử đã trở thành chuyện sống còn. Báo điện tử với ƣu thế về tích
hợp truyền thông đa phƣơng tiện (multimedia) đã cung cấp cho độc giả những tiện nghi
nghe - nhìn cực kỳ thuận tiện. Các thiết bị truy cập mạng có tính cơ động cao nhƣ điện
thoại di động, laptop, netbook, kindle, ipad… giúp độc giả ngày nay có thể đọc tin tức,
xem ảnh, xem phim, nghe âm thanh và truy cập vào các từ khóa, đi sâu tìm hiểu các nội
dung có liên quan… gần nhƣ mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, ở những nƣớc có nền báo chí phát

triển nhƣ Anh, Mỹ, Pháp, Thụy Điển… hiện tƣợng sinh viên hầu nhƣ chỉ đọc báo điện tử
chứ không đọc báo in đã trở thành chuyện “thƣờng ngày ở huyện”.
Tuy nhiên, báo điện tử không phải không có những điểm yếu. Một trong những
“gót chân asin” của báo điện tử là ngƣời đọc báo điện tử thƣờng bị mỏi mắt khi nhìn màn
hình chói sáng quá lâu, các hình ảnh có độ phân giải thấp nhìn không rõ nét khiến chất
lƣợng ảnh kém. Về mặt hình thức, giao diện báo điện tử thƣờng bị bó hẹp trong một màn
hình nhỏ, cố định nên cách trình bày cũng bị hạn chế khá nhiều.
Hạn chế của báo điện tử may thay lại là ƣu thế của báo in. Để cạnh tranh với báo
điện tử, báo in có thể khai thác tối đa sở trƣờng của mình trong việc thiết kế, dàn trang
(làm ma-két), tạo ra các ấn phẩm có hình thức bắt mắt, phong cách đa dạng, tính thẩm mỹ
cao. Ngoài việc có độ tƣơng phản thị giác thích hợp, báo in dùng nhiều ảnh có độ phân
giải lớn sắc nét, màu sắc tƣơi tắn, hấp dẫn ngƣời đọc. Những yếu tố vừa nêu giúp cho
ma-két hình thức của báo in có sức thu hút ngƣời đọc rất mạnh mẽ và trong chừng mực
nào đó đã trở thành yếu tố cạnh tranh rất mạnh.
Gần đây, các báo lớn ở thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Tuổi trẻ, Phụ nữ, Sài Gòn giải
phóng, Khoa học phổ thông, Doanh nhân…đã biết phát huy những thế mạnh của báo in
nhƣ vừa trình bày để cải tiến ma-két, xuất bản nhiều phụ trƣơng có hình thức bắt mắt,
phong cách trình bày đa dạng làm tăng cƣờng sức thu hút của ấn phẩm báo in đối với bạn
đọc truyền thống.


7
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều tờ báo lớn của cả nƣớc,
thị trƣờng phát hành luôn sôi động. Nơi đây có nhiều họa sĩ làm ma-két báo có tay nghề
giỏi, nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, trình bày báo chí. Tuy nhiên, khá đông ngƣời làm
ma-két báo thƣờng chỉ có chuyên môn sâu về một trong hai ngành. Hoặc họ chỉ thuần là
ngƣời đƣợc đào tạo trong ngành mỹ thuật, chƣa đƣợc đào tạo căn cơ về nghiệp vụ báo
chí, hoặc họ là những nhà báo chuyên nghiệp có ƣu thế về hiểu biết nghiệp vụ báo chí
nhƣng hạn chế về kiến thức thẩm mỹ trong đồ họa ứng dụng. Đó là chƣa kể đến những
ngƣời chỉ có nghiệp vụ ở ngành in ấn - chế bản làm họa sĩ chính của nhiều báo và tạp chí

khác nhau. Vì vậy, những ma-két báo đƣợc làm ra chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn đúng
nghĩa là phải thuộc về tác phẩm báo chí tức tác phẩm dùng hình thức có tính thẩm mỹ để
chuyển tải cái quan trọng hơn là thông tin cần thiết cho cuộc sống.
Mặt khác, muốn đáp ứng đƣợc yêu cầu làm ma-két tốt, buộc phải có nơi đào tạo
bài bản về lý luận và thực tiễn thiết kế, trình bày báo. Nhƣng trong thời điểm hiện nay ở
thành phố Hồ Chí Minh, việc đào tạo nghề làm “ma-két báo” cũng rơi vào tình trạng
không khá hơn. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh) nơi duy nhất đào tạo ngành báo chí ở phía Nam có các giảng viên
giảng dạy về thiết kế, trình bày ma-két báo chí thƣờng là các họa sĩ, có chuyên môn sâu
về mỹ thuật nhƣng chƣa có thế mạnh về nghiệp vụ báo chí. Giáo trình, tài liệu chính thức
chƣa có dẫn đến việc chƣa phát huy tốt việc đào tạo về bộ môn này.
Vì vậy, việc nghiên cứu để bƣớc đầu hình thành khung lý luận về bộ môn thiết kế,
trình bày báo ở thành phố Hồ Chí minh trở nên hết sức cấp thiết. Ngƣời viết luận văn
mong rằng luận văn này sẽ là tiền đề, gợi niềm hứng thú cho các nghiên cứu tiếp theo
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về lý luận và thực tiễn của bộ môn.
Từ gợi ý của Thầy hƣớng dẫn, cộng với niềm yêu thích về cái đẹp của ma-két hình
thức báo, ngƣời viết rất thú vị khi chọn đề tài “Ma-két phụ trƣơng báo in ở thành phố
Hồ Chí Minh từ góc độ lý luận và thực tiễn (Khảo sát Tuổi trẻ cuối tuần, Phụ nữ chủ
nhật, Sài Gòn giải phóng thứ bảy, Làm bạn với máy vi tính, Doanh nhân Sài Gòn cuối
tuần từ 2008 – 2011)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học khóa 2008-


8
2011, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sài Gòn xƣa, nay là thành phố Hồ Chí Minh, là cái nôi của báo chí Việt Nam, nơi
các hoạt động báo chí đã diễn ra hơn một thế kỷ. Từ xƣa tới nay, đây vẫn là một thị
trƣờng báo chí rộng lớn, sôi động so với nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc, nhƣng vấn
đề nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung, lý luận về thiết kế trình bày báo nói riêng,

vẫn nhƣ mảnh đất chƣa đƣợc khai phá mấy. Năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục mở đầu
cho việc cung cấp kiến thức về thiết kế, trình bày báo qua việc phát hành cuốn Kỹ thuật
chữ của linh mục Nguyễn Ngọc Sơn. Quyển sách này cung cấp nhiều kiến thức về chữ
viết, về đơn vị đo độ lớn của chữ viết và các khái niệm trình bày, dàn trang. Năm 2003,
Nhà xuất bản Trẻ mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt 2 quyển sách về Design &
layout: Roger C.Parker’s, Thiết kế - tạo mẫu & dàn trang - Design & Layout (Volume 1),
Nxb Trẻ, 2003; Alan Swann, Ý tưởng - bố cục & thể hiện - Design & Layout (Volume 2),
Nxb trẻ, 2003. Hai quyển sách này giúp ích khá nhiều cho những ai muốn có cái nhìn
tổng quan về nghề thiết kế đồ họa nói chung. Nội dung sách nêu lên khá chi tiết về kết
cấu, đặc điểm và cách sử dụng các yếu tố hình thức của ma-két trong trình bày báo, đồng
thời hƣớng dẫn cách tìm tòi ý tƣởng sáng tạo và cách thể hiện chúng trong ma-két. Năm
2009, hoạ sĩ Uyên Huy-Trƣởng khoa đồ họa Đại học Mỹ thuật TP.HCM cho ra đời quyển
sách Màu sắc và phương pháp sử dụng cũng giúp cho ngƣời tìm hiểu nắm đƣợc phần khá
quan trọng là màu sắc có liên quan đến thiết kế trình bày báo. Tháng 3/2011, ở cấp độ
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, luận văn thạc sĩ có đề tài: Dòng tạp chí chỉ dẫn – giải
trí ở Việt Nam: hiệu quả và bất cập của tác giả Đinh Thu Hiền (PGS.TS Vũ Quang Hào
hƣớng dẫn) đã chỉ ra một số vấn đề về cách thức tổ chức các chuyên trang và đặc trƣng
về design & layout của tạp chí chỉ dẫn ở Việt Nam. Đây cũng là tài liệu khá hữu ích cho
ngƣời quan tâm đến lĩnh vực trình bày báo.
Ở Hà Nội, hai cơ quan đào tạo báo chí chính quy của cả nƣớc là Trƣờng Đại học
khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) và Học viện báo chí và tuyên
truyền cũng đào tạo đƣợc một số cử nhân và thạc sĩ chọn đề tài thiết kế và trình bày báo


9
làm đề án tốt nghiệp. Trong số này phải kể đến khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Lƣu
Thiên Hƣơng vào năm 1998 với đề tài: Maquette báo chí tiếng Việt hiện thời, những vấn
đề cần thảo luận, do PGS.TS. Vũ Quang Hào (Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà
Nội) hƣớng dẫn. Trong khóa luận tốt nghiệp này, tác giả khóa luận đã vạch ra đƣợc
những yếu tố chính yếu cấu tạo nên ma-két hình thức của báo chí nhƣ: măng-sét, bố cục

trang báo, chữ tít, chữ chính văn, phi-lê, khung, nền…Năm 2002, cũng với tác giả Lƣu
Thiên Hƣơng và thầy hƣớng dẫn cũ là PGS.TS. Vũ Quang Hào, trong luận văn cao học
báo chí của mình, Lƣu thiên Hƣơng đã bảo vệ thành công đề tài Tính truyền thống và tính
hiện đại của ma-két báo chí Việt Nam. Luận văn này đã nâng cao các vấn đề lý luận có
liên quan đến các yếu tố hình thức của ma-két nhƣ đã đề cập trong khóa luận trƣớc đó,
đồng thời chỉ ra đƣợc biện pháp để nâng tầm việc thiết kế, trình bày báo theo phong cách
hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, bài viết vào năm 2002 của tác giả
Hà Huy Phƣợng: Sự độc đáo của thông tin đồ họa, trong “Báo chí, những điểm nhìn từ
thực tiễn” có vẻ nhƣ là bƣớc khởi động của việc nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình
bày báo ở cơ quan này. Năm 2006, ThS. Hà Huy Phƣợng cho ra đời quyển sách: Tổ chức
nội dung và thiết kế, trình bày báo in. Quyển sách hƣớng dẫn khá cụ thể việc trình bày
báo nhƣ một nghề đặc biệt, trong đó, ngoài nội dung chính là những nguyên tắc và
phƣơng pháp thiết kế báo in, các mô hình thiết kế, trình bày trang báo, tác giả còn hƣớng
dẫn cụ thể cách thức tổ chức nội dung báo và tạp chí cũng nhƣ cách sử dụng những phần
mềm tin học ứng dụng nhƣ nhƣ QuarkXpress, Photoshop để thiết kế trình bày báo.
Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại
Việt Nam đã cho ra đời tập sách mỏng 92 trang với tiêu đề: Những trang báo đẹp - Cẩm
nang dành cho các nhà thiết kế (Phạm Thị Thúy Hằng – Mats Wikman, PMB-Foj, Hà
Nội, 2010). Đây là tài liệu đƣợc đúc kết trong quá trình hợp tác đào tạo về trình bày báo
của Viện đào tạo báo chí Fojo (Thụy Điển) với Việt Nam. Tập sách này giới thiệu một số
trang báo, tạp chí đoạt giải, cách thiết kế báo hiện đại và một số phần thiết kế lại (Re
design) rất thú vị.


10
Ngoài ra, còn một số sách, tài liệu quý có nội dung liên quan đến thiết kế trình bày
báo nhƣ: Vũ Quang Hào - Ngôn ngữ báo chí, Nxb ĐHQG HN, 2001 (tái bản năm 2007 ở
Nxb Thông Tấn); Vũ Quang Hào - Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Hà Nội,
2004; Báo chí- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. ĐHQG HN 2010 (tập VII)…

Những tài liệu vừa nêu đã giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan hữu ích về ma-két
báo chí nói chung, trong đó phần định danh các yếu tố hình thức của ma-két trong nhiều
tài liệu là phần quan trọng đã giúp chúng tôi có đƣợc phƣơng hƣớng vững chắc để kế
thừa và khai thác đề tài theo trải nghiệm thực tế cũng nhƣ theo quan điểm riêng của
chúng tôi.
Tuy nhiên với việc sƣu tầm, thống kê chƣa thể đầy đủ, và số lƣợng tài liệu chuyên
biệt hiện có còn ít ỏi, vậy nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề ma-két. Đặc
biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh với việc phát triển khá đa dạng của nhiều phụ trƣơng
trong mục đích làm kinh tế, việc khoanh vùng nghiên cứu đề tài ma-két phụ trƣơng báo in
ở thành phố này chắc chắn sẽ là một gợi ý tốt cho những nghiên cứu tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi khảo sát về ma-két phụ trƣơng báo in nói chung, nhƣng
trong đó đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chú ý là các yếu tố cấu tạo nên ma-két báo in. Về
phạm vi nghiên cứu, với khuôn khổ có hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu khảo
sát 5 phụ trƣơng đã xuất bản trong khoảng 3 năm trở lại đây (2008-2011) ở thành phố Hồ
Chí Minh, bao gồm: Tuổi trẻ cuối tuần, Phụ nữ Chủ nhật, Sài Gòn giải phóng thứ bảy,
Làm bạn với máy vi tính, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần. Đây là những phụ trƣơng
hƣớng đến những đối tƣợng khác biệt về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp cũng nhƣ khác
biệt về hình thức trình bày, nội dung thể hiện. Với phạm vi khách thể khảo sát khá đa
dạng nhƣ vậy, hy vọng chúng tôi sẽ rút ra đƣợc những nhận xét bổ ích giúp nâng cao việc
thực hiện ma-két phụ trƣơng ở thành phố cũng nhƣ tạo niềm hứng thú cho những nghiên
cứu, khảo sát tiếp theo.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của ngƣời viết luận văn là chỉ ra đƣợc thực trạng ma-két phụ trƣơng báo
in tại thành phố Hồ Chí Minh với những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn


11
hoạt động về thiết kế và trình bày ma-két; nêu đƣợc những ƣu, khuyết điểm cũng nhƣ về
ngôn ngữ ma-két của các báo khảo sát và rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp

giúp nâng cao chất lƣợng ma-két phụ trƣơng báo in tại thành phố Hồ Chí Minh những
năm tiếp theo.
Để đạt đƣợc mục đích vừa nói, chúng tôi sẽ khảo sát những nội dung cơ bản có
liên quan đến lý luận về ma-két báo in nói chung, đồng thời sƣu tầm, phân loại, thống kê,
định lƣợng, định tính các yếu tố liên quan đến ma-két phụ trƣơng báo in tại thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, nhƣng chủ yếu các khảo sát chỉ tập trung trong 5 ấn phẩm: Tuổi trẻ
cuối tuần, Phụ nữ Chủ nhật, Sài Gòn giải phóng thứ bảy, Làm bạn với máy vi tính,
Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần. Nội dung khảo sát cụ thể là 3 nhiệm vụ sau đây: Cơ sở lý
luận của ma-két báo in và phụ trƣơng báo in; Thực trạng ma-két phụ trƣơng một số báo
in ở thành phố Hồ Chí Minh; Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng phụ trƣơng báo
in ở thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp một số
các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp sƣu tầm tài liệu, thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sự kiện để
đánh giá thông tin và đƣa ra nhận xét.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa các phụ trƣơng và các loại ấn phẩm khác
trong tƣơng quan về cách thực hiện ma-két báo in.
- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn sâu: gặp trực tiếp những ngƣời có liên quan
đến đề tài để tìm hiểu thông tin, thu thập các số liệu cần thiết.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong tình hình còn thiếu những khảo sát, nghiên cứu có hệ thống nhiều vấn đề
liên quan đến ma-két báo in nói chung và phụ trƣơng báo in nói riêng, chúng tôi mong
muốn có những đóng góp nhất định trong việc bổ sung và hoàn thiện một bƣớc về cơ sở
khoa học và lý luận ma-két, đồng thời phác thảo ra đƣợc bức tranh khái quát về thực tiễn
hoạt động trong việc thiết kế, trình bày ma-két phụ trƣơng báo in tại thành phố Hồ Chí


12
Minh. Những vấn đề đúc rút ra đƣợc từ khảo sát hy vọng sẽ trở thành nguồn tƣ liệu tham

khảo có hệ thống giúp ích cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các ban thƣ ký, các
họa sĩ, phóng viên, biên tập viên trong quá trình sản xuất phụ trƣơng báo in, đồng thời có
thể dùng làm tƣ liệu để các giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan tham chiếu
trong chuyên môn của mình.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của ma-két báo in và phụ trƣơng báo in.
Chương 2: Thực trạng ma-két phụ trƣơng một số báo in ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng ma-két phụ trƣơng báo in ở
thành phố Hồ Chí Minh.

Những chữ viết tắt trong luận văn

TTCT
Tuổi Trẻ cuối tuần
PNCN
Phụ Nữ chủ nhật
DNSGCT
Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
SGGPTB
Sài Gòn Giải phóng thứ bảy
LBVMVT
Làm bạn với máy vi tính





13

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MAKÉT BÁO IN
VÀ PHỤ TRƢƠNG BÁO IN.
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ:
1.1.1. Khái niệm makét báo in
Thuật ngữ ma-két (tiếng Pháp: maquette) rất quen thuộc với giới báo chí, giới in
ấn và mỹ thuật ở nƣớc ta. Nó bắt đầu đƣợc sử dụng và phổ biến trong thời gian xuất
hiện tờ Gia Định báo (1865), là thời gian mà ngƣời Pháp mang thuật ngữ này đến Việt
Nam và sử dụng nó trong các hoạt động thiết kế trang báo, sắp chữ và làm bản kẽm.
Thuật ngữ ma-két không chỉ thông dụng trong nghề in báo mà còn phổ biến trong
nhiều ngành nghề khác về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật nhƣ chế tạo máy, kiến trúc,
hội họa, điêu khắc… Chính vì vậy, cho đến nay ma-két vẫn đƣợc hiểu theo nhiều cách,
trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
* Định nghĩa makét:
Theo Từ điển tiếng Anh [42], ma-két là: 1. Mô hình mẫu nhỏ chuẩn bị trƣớc của
nhà điêu khắc bằng sáp ong, thạch cao. 2. Một phác thảo sơ bộ.
“Pháp Việt từ điển” [1] định nghĩa ma-két là: “1. Mẫu, mô hình đồ chạm. 2.
Mẫu vẽ trang sức. 3. Tƣợng nhỏ của họa sĩ dùng làm kiểu. 4. Mẫu trang sức, đồ án, mô
hình”
“Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa ma-két là: “1. Mẫu vẽ hoặc mô hình của vật sẽ
chế tạo. 2. Mẫu dự kiến về hình thức trình bày một bản in” [27, tr.607] Ví dụ: Lên ma-
két số báo.
Nếu khu biệt nội hàm của ma-két trong phạm vi báo in thì có những định nghĩa
cụ thể hơn. Bachkhoatoanthu.gov.vn định nghĩa: Makét báo là bản phác thảo cách sắp
đặt, trình bày bài, tin, ảnh trên các trang báo; có định rõ vị trí, số cột (để chỉ bề ngang),
chiều cao; có ghi kiểu chữ dành cho bài, tin và cho các tiêu đề chính và phụ; nếu bài,
tin dài không đăng trọn trong trang thì ghi rõ phần tiếp xem ở trang nào. Nhà in dựa
theo đó để lên trang.


14

Tác giả Vũ Quang Hào có một nhận định tổng quát về ma-két nhƣ sau: “Ma-két
là bản mẫu chỉ dẫn cho một ấn phẩm dự kiến về phƣơng diện hình thức của nó (bố cục,
chất liệu, màu sắc, kích cỡ…) [7,261].
Bản mẫu chỉ dẫn tức ma-két (còn gọi là bản bông) thƣờng đƣợc ký duyệt lần
cuối trƣớc khi in hàng loạt và khi in xong, nội dung và hình thức ấn phẩm hoàn chỉnh
đã in phải giống nhƣ ma-két đã duyệt trƣớc đó. Vì vậy, ngoài việc đƣợc coi nhƣ bản
mẫu chỉ dẫn hay bản phác thảo, ma-két còn đƣợc hiểu là cách trình bày trên ấn phẩm
hoàn chỉnh của một tờ báo hoặc tạp chí.
* Các yếu tố tạo nên ma-két báo in:
Báo chí đƣợc độc giả đọc qua ma-két báo. Ma-két báo là những vật thể, sự vật
cụ thể, vì vậy nó luôn có hai mặt biểu hiện: nội dung và hình thức.
a. Các yếu tố nội dung:
♦ Các yếu tố thông tin văn tự:
- Tin: Trong khoảng 17 thể loại báo chí đƣợc báo in sử dụng thì tin là thể loại
đƣợc sử dụng nhiều nhất. Có nhiều loại tin nhƣ tin vắn, tin ngắn, tin bình (tin sâu), tin
dự báo, tin tổng hợp, chùm tin, tin tƣờng thuật, tin ảnh, tin công báo, tin đồ họa. Tin
thƣờng có khoảng 30 đến 300 từ. Do số lƣợng từ ít, diện tích trang giấy dành cho mỗi
tin thƣờng nhỏ nên họa sĩ trình bày, dàn trang báo dễ sắp xếp, di chuyển, cắt cúp các
tin, thêm bớt vào các chỗ trống…làm cho việc thực hiện ma-két dễ dàng, chủ động
hơn. Tuy nhiên, ma-két báo có quá nhiều tin cũng khiến cho hình thức trình bày ma-két
trở nên đơn điệu, khó hấp dẫn độc giả.
- Bài viết: Bài viết là cách nói để phân biệt với tin ở đặc điểm bài có số lƣợng từ
nhiều hơn tin và cách khai thác thông tin sâu hơn tin. Bài viết gồm nhiều thể loại báo
chí nhƣ phỏng vấn, tƣờng thuật, phóng sự, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký
báo chí, ghi nhanh… Các thể loại này thƣờng rải đều trên các chuyên trang, chuyên
mục. Bài viết có số lƣợng từ lớn có khi lên đến hàng ngàn từ tạo ra một khối văn bản
dày đặc rất khó đọc, do đó việc trình bày dễ trở nên đơn điệu. Tùy theo thể loại, bài


15

viết có các cách trình bày ma-két khác nhau nhƣng nhìn chung, để có một ma-két tốt,
bài viết phải có đầy đủ các phần chứa nội dung dùng làm “mảng, miếng” trong thiết kế
nhƣ tít chính, tít phụ, lời dẫn (chapeau), hộp số liệu (box), câu trích (Pull quote) …
đồng thời phối hợp với ảnh và đồ họa để phân đoạn, tạo điểm nhấn, điểm dừng… thì
mới thu hút đƣợc độc giả.
♦ Các yếu tố thông tin phi văn tự:
Thuật ngữ thông tin phi văn tự đƣợc tác giả Vũ Quang Hào sử dụng lần đầu tiên
ở Việt Nam vào khoảng năm 1998 để chỉ những thông tin trên báo chí không đăng tải
dƣới dạng văn tự mà dƣới dạng đồ hình, đồ họa nhƣ: ảnh báo chí, ảnh đồ họa, tranh
minh họa, biểu đồ (hình cột, hình quạt…), bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ… Các dạng đồ
hình, đồ họa này tác động mạnh vào thị giác, giúp ngƣời đọc tiếp cận thông tin nhanh
và tiết kiệm đáng kể diện tích mặt báo.
- Ảnh báo chí:
Ảnh báo chí là yếu tố quan trọng bậc nhất trong ma-két báo. Với lợi thế là hình
ảnh tĩnh có độ phân giải cao hơn hẵn ảnh trên báo mạng, đồng thời có kết cấu hoàn
chỉnh từ hình thức đến nội dung, ảnh báo chí cung cấp thông tin gần nhƣ tức thời, là
nơi khiến ngƣời đọc tập trung ánh nhìn đầu tiên trong trang báo.
Theo Hiệp hội thiết kế báo quốc tế (địa chỉ Web: www.sdn.com), sau khi cho
nhiều ngƣời đọc đeo camera vào mắt và ghi lại hình ảnh của mắt khi đọc báo, kết quả
nhận đƣợc là 75% độc giả nhìn trƣớc tiên vào ảnh sau đó đến chú thích ảnh rồi đến tiêu
đề (tít, tựa bài), đoạn mở đầu (chapeau), rồi mới đến nội dung bài. Kết quả này có thể
gọi là “chu trình đọc” và chu trình đọc thƣờng bắt đầu bằng ảnh. [10, tr.55]; [Phụ lục
27].
Điều quan trọng nhất của ảnh báo chí là tính chân thực, không dàn dựng và có
mang yếu tố thông tin nhất định. Đây chính là điểm mấu chốt phân biệt giữa ảnh báo
chí và ảnh sáng tác, ảnh nghiên cứu khoa học và ảnh sinh hoạt dịch vụ… Ảnh báo chí
rất cần chú thích để cung cấp thêm thông tin, tăng thêm tính xác thực cho ngƣời xem.


16

Giống nhƣ tin, bài, ảnh báo chí cũng có nhiều thể loại nhƣ ảnh minh họa, ảnh
tin, chùm ảnh, phóng sự ảnh. Riêng trong thể loại phóng sự ảnh, giới báo chí quốc tế
còn chia thành bốn nhóm khác nhau: Phóng sự ảnh (Photo story), ảnh bộ (Photo
porlio), ảnh chuyên mục (Photo feature), ký sự ảnh (Photo essay) [21].
Trong thiết kế báo, ảnh đƣợc dùng theo nhiều kiểu dạng khác nhau:
- Ảnh nằm ngang
- Ảnh hình chữ nhật đứng
- Ảnh cắt bỏ nền và “lọng” vào khối văn bản
- Ảnh chỉ cắt bỏ nền khoảng ¼ phía trên khiến cho nhân vật nhƣ nhô đầu ra khỏi
ảnh
- Ảnh dùng kỹ thuật fade out làm mờ dần rồi đặt phía dƣới phần văn bản
- Ảnh làm mờ hẵn và đặt làm nền cho trang báo
- Ảnh đƣợc chuyển qua chế độ đen trắng (grayscale) và chế độ 2 màu
(duotone)…
Trong việc thực hiện ma-két báo, ảnh báo chí còn góp phần quan trọng vào việc
tăng tính thẩm mỹ của trang báo nhờ vào màu sắc, bố cục, độ nét, độ sáng tối … Nhờ
vào tính chất tăng giảm kích thƣớc dễ dàng, ảnh báo chí giúp ngƣời thiết kế xử lý tốt
các khoảng trống, linh động hơn trong việc sắp xếp, trình bày.
- Bảng (table)
Bảng là dạng thể hiện thông tin bằng các số liệu để thay cho phần mô tả dài
dòng bằng văn bản. Qua hình thức bảng, ngƣời đọc sẽ nắm bắt nhanh sự quan hệ giữa
các đại lƣợng và số liệu khác nhau.
Hình thức cơ bản của bảng là các ô chứa thông tin, số liệu phân cách nhau bằng
các đƣờng kẻ ngang hoặc dọc. Trong các ma-két báo hiện đại, bảng có thể không có
các đƣờng kẻ mà thay vào đó là các nền màu bên dƣới số liệu, khoảng cách giữa các số
liệu sẽ đƣợc phân cách bằng cách khoảng tự động (table) trong phần mềm máy tính.
[Phụ lục 14]


17

- Biểu đồ (chart)
Biểu đồ là hình vẽ thể hiện mối tƣơng quan giữa các số liệu, hoặc các đại lƣợng,
nó mô tả một cách trực quan sự phụ thuộc giữa các đại lƣợng.
Báo chí thƣờng sử dụng các dạng biểu đồ nhƣ:
+ Biểu đồ hình cột:
Biểu đồ hình cột có 2 loại, cột đứng và cột nằm ngang, trong đó biểu đồ cột
đứng có tần suất xuất hiện nhiều hơn. Biểu đồ thƣờng có biến thể theo kiểu phối hợp
với các tranh minh họa hay ảnh chụp hiện trƣờng. Có trƣờng hợp họa sĩ trình bày dùng
hình vẽ đồ họa thay cho các cột để làm tăng tính hấp dẫn,làm cho biểu đồ bớt đơn điệu
[Phụ lục 14].
+ Biểu đồ hình quạt ( biểu đồ hình tròn)
Dạng biểu đồ này giúp so sánh nhanh tỉ lệ các đại lƣợng qua độ to nhỏ của các
múi trích ra từ vòng tròn. Đôi khi vòng tròn đƣợc sử dụng nhƣ một dạng thức để từ đó
họa sĩ đồ họa chia tách ra thành những cung đoạn to nhỏ, màu sắc khác nhau để phản
ánh số lƣợng của sự vật [Phụ lục 14].
+ Biểu đồ minh họa:
Đây là dạng tranh minh họa vẽ theo dạng biểu đồ hoặc kết hợp biểu đồ với tranh
minh họa hay với ảnh chụp để thêm phần sinh động.
- Đồ thị (Graft)
Đồ thị miêu tả sự biến thiên của một đại lƣợng qua các đƣờng gấp khúc lên
xuống, trong đó, mỗi trục ngang là một đại lƣợng có màu sắc khác nhau. Bình thƣờng
các báo ít sử dụng đồ thị vì nó tƣơng đối rắc rối, khó nắm bắt, tuy nhiên đối với các
thông tin về tiền tệ, chứng khoán thì đồ thị lại tỏ ra đắc dụng trong việc mô tả sự thay
đổi liên tục của các giá trị trong những thị trƣờng này.
Đồ thị có thể đứng riêng hoặc kết hợp với các biểu đồ tạo ra nhiều hình thức khá
đa dạng [Phụ lục 14].
- Sơ đồ, bản đồ


18

Sơ đồ là cách mô hình hóa các thông tin bằng hình vẽ đơn giản có tính chất
minh họa. Sơ đồ thƣờng đƣợc dùng để thể hiện các thông tin về tiến trình hoặc vị trí
của các sự kiện nhƣ đƣờng đi của bão, cách bố trí tác phẩm trong không gian mỹ
thuật…
Bản đồ nhìn chung có nhiều điểm giống sơ đồ, tuy nhiên bản đồ chú ý mô tả vị
trí, đặc điểm của từng khu vực hơn là mô tả tiến trình hoặc mô hình hóa sự kiện nhƣ sơ
đồ [Phụ lục 14].
b. Các yếu tố hình thức của makét:
♦ Khổ báo
Khổ báo là kích thƣớc tờ giấy dùng để in báo, là cách gọi tắt để chỉ khuôn khổ
to nhỏ của tờ báo một cách ngắn gọn nhƣ: khổ lớn, khổ vừa, khổ nhỏ.
Khổ báo gồm 2 phần: phần lề và phần bát chữ.
Lề (margin) là phần giấy trắng chạy bốn bên trang giấy báo. Trong các phần
mềm thiết kế, dàn trang, tùy vị trí mà lề đƣợc gọi tên nhƣ sau: lề trên (top), lề dƣới
(bottom), lề trong (inside), lề ngoài (out side). Sở dĩ đặt tên lề trong và lề ngoài mà
không gọi là lề phải - trái, là vì lề phải - trái trong trang đơn thƣờng có kích thƣớc và vị
trí khác nhau, nhƣng khi đặt cạnh nhau giữa một trang đôi (spread) 2 lề này sẽ có
chung một kích thƣớc và vị trí cạnh nhau. Để khỏi lầm lẫn, 2 lề phải và trái cạnh nhau
ở giữa trang đôi đƣợc gọi là lề trong, phân biệt với lề ngoài nằm ở mép ngoài trang
giấy.
Lề trong thƣờng nhỏ hơn lề ngoài, vì 2 lề trong nằm phía trong không cần chừa
thêm phần sẽ bị xén đi (khoảng 3-5mm) nhƣ lề ngoài hoặc lề trên, lề dƣới. Mặt khác, vì
2 lề trong này nằm cạnh nhau nên tạo ra khoảng trắng lớn gấp đôi lề bình thƣờng. Chỉ
cần kích thƣớc lớn hơn phân nửa lề ngoài một chút là lề trong của từng trang đã tạo ra
đƣợc tỉ lệ khá cân đối cho toàn bố cục.
Lề báo có 2 tác dụng: 1. Chỗ chừa ra để tay có thể cầm. 2. Tạo khoảng trắng
giúp ngƣời đọc thƣ giãn mắt, không cảm thấy nội dung văn bản quá dày đặc.


19

Lề trên còn có ý nghĩa trong việc trình bày. Lề trên có diện tích lớn hơn các lề
còn lại và thƣờng đƣợc bố trí số trang, tên chuyên trang, chuyên mục, cũng nhƣ chừa
chỗ cho họa sĩ trình bày có thể co giãn tít tựa, hình ảnh, sa-pô…góp phần linh hoạt vào
việc thay đổi hình thức thiết kế khi cần thiết.
Bát chữ: Là phần in chữ và các yếu tố đồ họa, có kích thƣớc bằng diện tích khổ
báo trừ đi diện tích lề.
Bát chữ thƣờng đƣợc các công ty chế bản dùng để tính diện tích xuất phim.
Diện tích của bát chữ cũng là phần mà ngƣời thiết kế phải tính đến khi chia cột cho
trang báo. Bát chữ càng lớn thì càng cần nhiều cột, mỗi cột có kích thƣớc chiều ngang
trong khoảng 50mm đến 100mm sẽ làm độc giả dễ phân biệt khi đọc xuống hàng bên
dƣới. Khoảng cách giữa các cột đƣợc mặc định (default) trong các phần mềm dàn trang
là 4,2mm, nhƣng các báo ở Việt Nam thƣờng nới rộng ra khoảng 5 đến 7mm cho phù
hợp với kích thƣớc font chữ (thƣờng lớn hơn báo nƣớc ngoài).
Báo chí Việt Nam thƣờng đƣợc in theo khổ phổ biến nhƣ sau:
Loại khổ
Cỡ khổ
(mm)
Cỡ bát chữ
(mm)
Số
cột/trang
Cỡ cột
(mm)
Khoảng
cách cột
Khổ lớn
A 2
420 x 594
370 x 530
8

42
5
Khổ vừa
A 3
297 x 420
245 x 380
5
45
5
Khổ nhỏ
A 4
210 x 297
175 x 260
3-4
40-55
5

Tuy nhiên, tùy vào gu, phong cách của từng tờ báo mà các thông số khổ báo có
thể thay đổi:
Tên phụ trƣơng
Cỡ khổ
(mm)
Cỡ bát
chữ
(mm)
Số
cột/trang
Cỡ cột
(mm)
Khoảng

cách cột
(mm)
Tuổi Trẻ cuối tuần
200 x 285
183 x 260
3
58
5
Phụ Nữ Chủ nhật
200 x 285
150 x 235
2-4
35-48
7


20
Làm bạn với máy vi
tính
230 x 290
208 x 245
2-3
6-11
5
Sài Gòn GP Thứ Bảy
200 x 280
172 x 232
2
65-83
7

Doanh nhân Sài Gòn
cuối tuần
290 x 397
250 x 330
3-4
55-100
5

♦ Tên báo, măng - sét (tiếng Pháp: manchette)
Măng-sét là tên chung của tờ báo. Trong măng-sét có các yếu tố bắt buộc phải
thể hiện theo Luật báo chí nhƣ sau:
- Tên báo: thƣờng dùng loại font chữ đặc biệt có cỡ lớn, nổi bật. Đa số báo dùng
các font chữ có sẵn trong máy vi tính, nhƣng các báo lớn thƣờng thiết kế loại font chữ
đặc biệt, mang tính chất của một logo có phong cách riêng. Măng sét của báo Tuổi trẻ
do họa sĩ Nguyễn Văn Vinh thiết kế là ví dụ sinh động cho thấy, mặc dù chỉ sử dụng
chữ có đôi chút cách điệu, măng-sét này đã có hình thức thẩm mỹ rất tốt và phong cách
riêng không thể trộn lẫn. Họa sĩ Nguyễn Văn Vinh là ngƣời đã học khóa đầu tiên về kỹ
thuật làm báo và trình bày báo ở Cộng hòa dân chủ Đức vào thập niên 80. Sau này khi
về làm ở báo Tuổi trẻ, ông đã nâng hình thức báo Tuổi trẻ thành hình mẫu cho nhiều tờ
báo khác. Măng-sét của báo Thanh niên do họa sĩ Nguyễn Ngọc Biên thiết kế cũng chỉ
dùng chữ để thể hiện nhƣng đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong giới làm ma-két báo do
tính sáng tạo của nó.
- Măng-sét cũng có thể kèm theo logo, huy hiệu của ngành (Báo Sài Gòn giải
phóng, Báo Công an), hay hình trang trí (Tạp chí Xây dựng Đảng, báo Nhi đồng) [Phụ
lục 28].
- Tên cơ quan chủ quản: là tên cơ quan đứng ra xin giấy phép hoạt động báo chí
đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, bổ nhiệm lãnh đạo của tờ báo. Ví dụ: Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tên cơ quan chủ quản của báo Tuổi trẻ, Hội liên hiệp
Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh là tên cơ quan chủ quản của báo Phụ nữ…



21
Báo chí cũng đƣợc phân loại theo bậc, cấp của cơ quan chủ quản:
+ Báo cấp 1 gồm các báo có cơ quan chủ quản thuộc trung ƣơng hay bộ, ngành
(Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản…)
+ Báo cấp 2 gồm các báo có cơ quan chủ quản thuộc tỉnh, thành phố (Báo Sài
Gòn giải phóng, Tạp chí Phát triển nhân lực, …)
+ Báo cấp 3 gồm các báo thuộc sở, ngành của tỉnh, thành phố ( Báo Tuổi trẻ,
Phụ nữ…)
Mặc dù cấp của báo thể hiện bậc cấp cao – thấp trong hệ thống chính trị của cơ
quan chủ quản, nhƣng nhiều báo thuộc cấp thấp nhƣng lại có uy tín và phát hành với số
lƣợng lớn hơn nhiều báo khác có bậc cấp cao hơn. Báo Tuổi trẻ là một ví dụ sinh động.
Mặc dù là báo cấp 3 (thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) nhƣng Báo Tuổi
trẻ có số phát hành khoảng 470.000 bản, là số phát hành lớn nhất hiện nay trên cả
nƣớc.
- Số thứ tự, ngày tháng phát hành. Các nhật báo thƣờng ghi theo thứ tự: năm xuất
bản, số thứ tự xuất bản, ngày, tháng ra báo theo Dƣơng lịch và cả Âm lịch (báo Nhân
dân, Thanh niên, Ngƣời lao Động, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng…). Các tạp chí khoa
học hoặc tạp chí chính trị có cách ghi ngày tháng khá khác biệt, các tạp chí này chỉ ghi
vắn tắt ngày tháng phát hành bằng cụm số gồm 3 phần: 1. số chỉ số thứ tự tạp chí ra
trong năm; 2. Số chỉ số thứ tự từ ngày xuất bản tạp chí (thƣờng nhỏ hơn 2 loại số kia);
3. Số chỉ năm xuất bản.


01: Số thứ tự kỳ ra tạp chí trong năm xuất bản
22: Số thứ tự từ ngày ra tạp chí đầu tiên đến thời gian hiện tại
2011: Năm xuất bản




22
Măng - sét của các báo thƣờng kèm theo các thông tin cần thiết nhƣ: địa chỉ tòa
soạn, địa chỉ trên mạng internet, email của tòa soạn, giá bán, huân – huy chƣơng, câu
khẩu hiệu quảng cáo (slogan), đƣờng dây nóng điện thoại.
Măng-sét các báo lớn còn có thêm mã số chuẩn quốc tế hay thƣờng gọi là mã số
ISSN. Mã số ISSN (tiếng Anh: International Standard Serial Number) nhằm phân định
một cách đơn nhất tên xuất bản phẩm nhiều kỳ có thể quản lý trong hệ máy tính thay vì
phải nhận diện chúng bằng tên gọi thông thƣờng. Mã số ISSN đƣợc áp dụng cho tất cả
các số của một xuất bản phẩm nhiều kỳ, bao gồm: đã, đang và sẽ xuất bản với các dạng
giấy và điện tử, nhƣ: tạp chí; báo; bản tin; ấn phẩm thông tin; niên giám; báo cáo
thƣờng niên; kỷ yếu hội nghị, hội thảo; phụ trƣơng, phụ bản của các xuất bản phẩm
nhiều kỳ, Các xuất bản phẩm nói trên khi đƣợc cấp ISSN có thể coi là đã có “thẻ căn
cƣớc” trong “làng” thông tin toàn cầu”
(1)
.
♦ Chữ:
Chữ là phƣơng tiện chủ yếu để truyền đạt thông tin trong báo chí nhất là báo in.
Chữ giúp cho việc tiếp thu nội dung trở nên dễ dàng hơn hoặc ngƣợc lại tùy theo kết
cấu hình thức của bản thân ký tự. Vì vậy, trong các sách hƣớng dẫn về thiết kế và dàn
trang (design and layout), nhiều tác giả nƣớc ngoài đã nghiên cứu rất tỉ mỉ về cách cấu
tạo các loại Font chữ cũng nhƣ tác dụng của từng loại font.
Nhìn chung, mặc dù có hàng ngàn kiểu font chữ
(2)
, nhƣng nếu căn cứ vào hình
thái cấu tạo có thể xếp tất cả chúng vào 2 loại chính: loại chữ có chân (serif) thuộc họ
Rô-manh (Roman) và loại chữ không có chân (Sans serif) thuộc họ Ba-tông (Baton).
Đây là cách phân loại chung mà tác giả Vũ Quang Hào đã đề cập đến từ những năm 80
của thế kỷ trƣớc. [Phụ lục 15 - Các loại chữ, cấu tạo chữ].
Trong báo chí, chữ thƣờng đƣợc dùng trong tên báo (manchette), chữ tít (titre)
và chữ chính văn (body).


(1)
Phan Huy Quế , Giới thiệu cơ quan và sản phẩm, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Số 2/2006
(2)
Riêng loại font VNI chữ rất thịnh hành ở phía Nam đến nay đã có bộ sƣu tập khoảng gần 1.500 font


23
Vì chữ dùng trong tên báo đã phân tích ở phần trên nên ở đây, chúng tôi xin đề
cập đến hai loại chữ còn lại.
- Chữ tít:
Chữ tít nằm trong số một vài yếu tố gây ấn tƣợng mạnh đến ngƣời đọc. Nhờ vào
kích thƣớc lớn, chữ tít thu hút ánh nhìn của ngƣời đọc ngay từ lúc đầu tiên. Ngoài ra,
chữ tít cung cấp nhanh thông tin cốt lõi của bài nên nhiều độc giả thƣờng tập trung vào
nó để tìm thông tin cần thiết mà mình quan tâm.
Mỗi tờ báo thƣờng có nhiều chuyên mục đặt trên nhiều chuyên trang. Tên của
chuyên trang thƣờng đặt phía trên cùng của trang gọi là tít trang hay tít mũ. Tít trang
thƣờng bao gồm tên chuyên trang, tên báo, ngày tháng, số phát hành Phía dƣới tít
trang thƣờng có phi-lê để tạo sự phân cách rõ ràng với tin bài bên dƣới.
Phần tin bài bên dƣới thƣờng dùng nhiều loại tít khác nhau: tít chính, tít phụ, tít
phụ trên, tít phụ dƣới, tít dẫn [14], sa-pô (chapeau - đoạn mào đầu có tính chất mời gọi,
thu hút ngƣời xem nhờ vào thông tin nổi bật trích trong bài hoặc thông tin viết riêng để
gợi trí tò mò của ngƣời đọc). Tít thƣờng có khoảng cách giữa các dòng (leading) nhỏ
hơn mặc định (nhỏ hơn 1,2 cỡ chữ của tít) để tít có bố cục chặt hơn. Có báo thậm chí
còn bỏ hẵn khoảng cách dòng để các hàng chữ trong tít dính sát vào nhau tạo ra một
phong cách mỹ thuật riêng, hấp dẫn ánh nhìn của độc giả.
Tít chính của bài thƣờng đặt gần ảnh và sa-pô để độc giả dễ định vị và thuận
tiện cho việc đọc. Để tránh nhầm lẫn nội dung của bài này và bài khác cạnh bên, tít
thƣờng dàn theo bề ngang trùm lên phần diện tích của thân bài. Cỡ chữ tít chính
thƣờng nằm trong khoảng từ 16 đến 72 point tùy tầm quan trọng của bài hoặc diện tích

giấy cho phép.
Tít chính thƣờng sử dụng kiểu chữ không chân (sans serif)
- Chữ chính văn:
Chữ chính văn hay chữ thân bài (body) là phần văn bản dày đặc nhất trên trang
báo. Yêu cầu quan trọng nhất của chữ chính văn là phải dễ đọc, dễ nhận dạng các từ


24
trong câu. Đa số các báo thƣờng dùng kiểu chữ có chân (serif) để làm chữ chính văn vì
loại chữ này có những nét ngang nhỏ phía trên và dƣới các chữ cái mà ngƣời thiết kế
mặt chữ đã thêm vào để tạo ra sự chuyển tiếp giữa các chữ cái và giúp nhấn mạnh hình
dáng của những từ riêng lẻ. Đặc tính này làm độc giả dễ nhận dạng các từ và tăng tính
dễ đọc [42, tr.258].
Để giúp ngƣời đọc đỡ mệt mõi khi đọc những khối văn bản dài của chữ chính
văn, ngƣời thiết kế và dàn trang còn phải cân nhắc, lựa chọn các thông số có liên quan
đến font chữ nhƣ kích thƣớc (size), độ giãn dòng (leading), khoảng cách giữa các chữ
cái (tracking).
Kích thƣớc chữ chính văn thƣờng ở khoảng từ 8 đến 12 point. Kích thƣớc chữ
chính văn lớn hoặc nhỏ hơn khoảng này thƣờng trở nên khó đọc, đặc biệt khi trang có
nhiều cột. Các báo nƣớc ngoài nhƣ Time, Newsweek thƣờng dùng chữ cỡ nhỏ khoảng
8 point. Báo Việt Nam sử dụng cỡ chữ lớn hơn, khoảng 10 đến 11point.
Độ giãn dòng là khoảng cách giữa các dòng văn bản với nhau. Độ giãn dòng
mặc định (default) trong các phần mềm thiết kế, dàn trang thƣờng bằng 1,2 lần kích
thƣớc chữ. Ví dụ: văn bản sử dụng font chữ VNI Times có kích thƣớc 10 point thì độ
giãn dòng là 12. Nếu độ rộng của cột chữ lớn hơn bình thƣờng (trang chỉ có 1 cột
chữ), độ giãn dòng phải tăng thêm để ngƣời đọc đỡ nhầm lẫn giữa hàng này với hàng
kia khi đọc xuống hàng bên dƣới.
Đối với các đoạn văn bản dài, ở đầu đoạn văn, ngƣời thiết kế báo thƣờng thêm
vào chữ cái lớn đầu dòng (Dropcap). Chữ Dropcap thƣờng có kích thƣớc lớn khoảng 3
lần chiều cao của hàng chữ chính văn. Phần Dropcap này dùng để trang trí và đồng thời

cũng là yếu tố phân đoạn để ngƣời đọc dễ nhận biết nơi bắt đầu đoạn văn.
Nhìn chung, trong ma-két báo, cả chữ tít lẫn chữ chính văn thƣờng đƣợc giới
hạn trong vài kiểu font chữ dễ đọc để báo có kết cấu đơn giản, sáng sủa, không làm rối
mắt ngƣời đọc.
♦ Đường kẻ (Filet)


25
Đƣờng kẻ là những đƣờng ranh giới hoặc những họa tiết tập hợp thành những
dải dài mang tính chất của đƣờng ranh giới. Đƣờng kẻ có chức năng phân cách các tin
bài, các chuyên mục, các cột báo… và phần nào đó mang tính chất trang trí, điểm
xuyết cho trang báo đỡ tẻ nhạt khi tin bài thiếu ảnh.
Nhìn chung có 5 dạng đƣờng kẻ chính:
- Đƣờng kẻ mảnh: là đƣờng kẻ có độ đậm khoảng 0,1 – 0,5mm.
- Đƣờng kẻ đậm: là đƣờng kẻ có độ đậm >0,5mm.
- Đƣờng kẻ đúp: là 2 đƣờng kẻ mảnh song song
- Đƣờng kẻ đúp K: là 2 đƣờng kẻ song song 1 đậm 1 nhạt.
- Đƣờng kẻ hoa: là một tập hợp các họa tiết (hình tròn, hình vuông, hình thoi,
hình hoa thị hoặc một hình bất kỳ) tạo thành dạng đƣờng kẻ [8].



♦ Khung
Về cơ bản, khung do các đƣờng kẻ tạo nên, vì vậy có bao nhiêu kiểu đƣờng kẻ
thì có bấy nhiêu dạng khung, nhƣ: khung mảnh, khung đậm, khung đúp, khung đúp K,
khung hoa.
Khung (đặc biệt là khung mảnh) thƣờng dùng để bao bọc xung quanh các hộp
số liệu (box), các tin, bài ngắn, các chuyên mục nhằm khu biệt các phần nội dung để
ngƣời đọc dễ định vị các phần trong trang. Khung cũng có thể kết hợp với nền có màu
để tạo mảng khối giúp cho bố cục trang báo thêm phần sinh động. Khung đƣợc dùng

một cách cân nhắc và có chủ ý vì nếu lạm dụng sẽ tạo ra hiệu ứng không tốt cho việc
tiếp nhận thông tin.

×