Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ma két phụ trương báo in ở thành phố hồ chí minh từ góc độ lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.2 KB, 13 trang )

Ma-két phụ trương báo in ở thành phố
Hồ Chí Minh từ góc độ lý luận và thực tiễn
Nguyễn Chí Hùng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí
Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Văn Hường
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Trình bày cơ sở lý luận của ma-két báo in và phụ trương báo in: Khái niệm và
các thuật ngữ; Lược sử makét báo in thế giới và ở Việt Nam; Vai trò của ma-két đối với
báo in và phụ trương. Nghiên cứu thực trạng ma-két phụ trương một số báo in ở thành
phố Hồ Chí Minh: Quản lý nhà nước về báo in và phụ trương; Nội dung thông tin của
phụ trương; Sử dụng các yếu tố hình thức của ma-két trong phụ trương và những yếu tố
liên quan đến việc sử dụng này; Một số đặc điểm của ma-két phụ trương báo in ở thành
phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phụ trương báo in
ở thành phố Hồ Chí Minh.
Keywords. Báo chí học; Phụ trương; Báo in; Phương tiện truyền thơng; Ma két

Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong dịng chảy của đời sống báo chí truyền thơng hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa
báo in và báo điện tử đã trở thành chuyện sống còn. Báo điện tử với ưu thế về tích hợp
truyền thơng đa phương tiện (multimedia) đã cung cấp cho độc giả những tiện nghi nghe
- nhìn cực kỳ thuận tiện. Các thiết bị truy cập mạng có tính cơ động cao như điện thoại di
động, laptop, netbook, kindle, ipad… giúp độc giả ngày nay có thể đọc tin tức, xem ảnh,
xem phim, nghe âm thanh và truy cập vào các từ khóa, đi sâu tìm hiểu các nội dung có
liên quan… gần như mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, ở những nước có nền báo chí phát triển
như Anh, Mỹ, Pháp, Thụy Điển… hiện tượng sinh viên hầu như chỉ đọc báo điện tử chứ
không đọc báo in đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”.
Tuy nhiên, báo điện tử không phải không có những điểm yếu. Một trong những “gót
chân asin” của báo điện tử là đọc nó khá bất tiện vì lúc nào cũng phải phụ thuộc vào máy


móc, thiết bị, hoặc vào nguồn năng lượng điện /pin khá phiền phức. Người đọc báo điện
tử lại thường bị mỏi mắt khi nhìn màn hình chói sáng q lâu, các hình ảnh có độ phân
giải thấp nhìn khơng rõ nét cũng khiến việc truyền thơng bị hạn chế rất nhiều. Về mặt
hình thức, giao diện báo điện tử thường bị bó hẹp trong một màn hình nhỏ, cố định nên
cách trình bày khơng đa dạng, tính thẩm mỹ khơng cao.
Hạn chế của báo điện tử may thay lại là ưu thế của báo in. Để cạnh tranh với báo điện
tử, báo in có thể khai thác tối đa sở trường của mình trong việc thiết kế, dàn trang (làm
ma-két), tạo ra các ấn phẩm có hình thức bắt mắt, phong cách đa dạng, tính thẩm mỹ cao.
Ngồi việc có độ tương phản thị giác thích hợp, báo in dùng nhiều ảnh có độ phân giải
1


lớn sắc nét, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn người đọc. Những yếu tố vừa nêu giúp cho ma-két
hình thức của báo in có sức thu hút người đọc rất mạnh mẽ và trong chừng mực nào đó
đã trở thành yếu tố cạnh tranh không dễ vượt qua. Các báo điện tử cũng nhìn thấy điều
này nên đã phổ biến hình thức quét (scan) các trang báo in và đưa lên mạng trong các
chuyên trang “Epaper” để giả lập cách đọc của báo in. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp nửa
vời, khơng thể so sánh được với hình thức nguyên bản của việc thực hiện ma-két trong
báo in.
Gần đây, các báo lớn ở thành phố Hồ Chí Minh như Tuổi Trẻ, Phụ Nữ, Sài Gịn giải
phóng, Khoa học phổ thông, Doanh nhân…đã biết phát huy những thế mạnh của báo in
như vừa trình bày để cải tiến ma-két, xuất bản nhiều phụ trương có hình thức bắt mắt,
phong cách trình bày đa dạng làm tăng cường sức thu hút của ấn phẩm báo in đối với bạn
đọc truyền thống.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều tờ báo lớn của cả nước, thị
trường phát hành ln sơi động. Nơi đây có nhiều họa sĩ làm ma-két báo có tay nghề
giỏi, nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, trình bày báo chí. Tuy nhiên, khá đơng người làm
ma-két báo thường chỉ có chun mơn sâu về một trong hai ngành. Hoặc họ chỉ thuần là
người được đào tạo trong ngành mỹ thuật, chưa được đào tạo căn cơ về nghiệp vụ báo
chí, hoặc họ là những nhà báo chuyên nghiệp có ưu thế về hiểu biết nghiệp vụ báo chí

nhưng hạn chế về kiến thức thẩm mỹ trong đồ họa ứng dụng. Đó là chưa kể đến những
người chỉ có nghiệp vụ ở ngành in ấn - chế bản làm họa sĩ chính của nhiều báo và tạp chí
khác nhau. Vì vậy, những ma-két báo được làm ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đúng
nghĩa của một tác phẩm báo chí tức tác phẩm dùng hình thức có tính thẩm mỹ để chuyển
tải cái quan trọng hơn là thông tin cần thiết cho cuộc sống.
Mặt khác, muốn đáp ứng được yêu cầu làm ma-két tốt, buộc phải có nơi đào tạo bài
bản về lý luận và thực tiễn thiết kế, trình bày báo. Nhưng trong thời điểm hiện nay ở
thành phố Hồ Chí Minh, việc đào tạo nghề làm “ma-két báo” cũng rơi vào tình trạng
khơng khá hơn. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh) nơi duy nhất đào tạo ngành báo chí ở phía Nam có các giảng viên
giảng dạy về thiết kế, trình bày ma-két báo chí thường là các họa sĩ, có chun mơn sâu
về mỹ thuật nhưng chưa có thế mạnh về nghiệp vụ báo chí. Giáo trình, tài liệu chính thức
chưa có dẫn đến việc chưa phát huy tốt việc đào tạo về bộ mơn này.
Vì vậy, việc nghiên cứu để bước đầu hình thành khung lý luận về bộ mơn thiết kế,
trình bày báo ở thành phố Hồ Chí minh trở nên hết sức cấp thiết. Người viết luận văn
mong rằng luận văn này sẽ là tiền đề, gợi niềm hứng thú cho các nghiên cứu tiếp theo
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về lý luận và thực tiễn của bộ môn.
Từ gợi ý của Thầy hướng dẫn, cộng với niềm u thích về cái đẹp của ma-két hình
thức báo, người viết rất thú vị khi chọn đề tài “Ma-két phụ trương báo in ở thành phố
Hồ Chí Minh từ góc độ lý luận và thực tiễn (Khảo sát Tuổi trẻ cuối tuần, Phụ nữ Chủ
nhật, Sài Gịn giải phóng thứ bảy, Làm bạn với máy vi tính, Doanh nhân Sài Gòn cuối
tuần từ 2008 – 2011)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chun ngành Báo chí học khóa
2008-2011, Khoa Báo chí và Truyền thơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sài Gòn xưa, nay là thành phố Hồ chí Minh, là cái nơi của báo chí Việt Nam, nơi các
hoạt động báo chí đã diễn ra hơn một thế kỷ. Từ xưa tới nay, đây vẫn là một thị trường

báo chí rộng lớn, sơi động so với nhiều địa phương khác trên cả nước, nhưng vấn đề
nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung, lý luận về thiết kế trình bày báo nói riêng, vẫn
như mảnh đất chưa được khai phá mấy. Năm 2003, Nhà xuất bản trẻ mở đầu cho việc
cung cấp kiến thức về thiết kế, trình bày báo qua việc mua bản quyền và dịch sang tiếng
Việt 2 quyển sách về Design & layout: Roger C.Parker’s, Thiết kế - tạo mẫu & dàn trang
- Design & Layout (Volume 1), Nxb Trẻ, 2003; Alan Swann, Ý tưởng - bố cục & thể hiện
- Design & Layout (Volume 2), Nxb trẻ, 2003. Hai quyển sách này giúp ích khá nhiều
cho những ai muốn có cái nhìn tổng quan về nghề thiết kế đồ họa nói chung. Nội dung
sách nêu lên khá chi tiết về kết cấu, đặc điểm và cách sử dụng các yếu tố hình thức của
ma-két trong trình bày báo, đồng thời hướng dẫn cách tìm tịi ý tưởng sáng tạo và cách
thể hiện chúng trong ma-két. Năm 2009, hoạ sĩ Uyên Huy-Trưởng khoa đồ họa Đại học
Mỹ thuật TP.HCM cho ra đời quyển sách Màu sắc và phương pháp sử dụng cũng giúp
cho người tìm hiểu nắm được phần khá quan trọng là màu sắc có liên quan đến thiết kế
trình bày báo. Tháng 3/2011, ở cấp độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, luận văn thạc sĩ
có đề tài: Dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí ở Việt Nam: hiệu quả và bất cập của tác giả
Đinh Thu Hiền (PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn) đã chỉ ra một số vấn đề về cách thức
tổ chức các chuyên trang và đặc trưng về design & layout của tạp chí chỉ dẫn ở Việt
Nam. Đây cũng là tài liệu khá hữu ích cho người quan tâm đến lĩnh vực trình bày báo.
Ở Hà Nội, hai cơ quan đào tạo báo chí chính quy của cả nước là Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) và Học viện báo chí và tuyên truyền
cũng đào tạo được một số cử nhân và thạc sĩ chọn đề tài thiết kế và trình bày báo làm đề
án tốt nghiệp. Trong số này phải kể đến khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Lưu Thiên
Hương vào năm 1998 với đề tài: Maquette báo chí tiếng Việt hiện thời, những vấn đề cần
thảo luận, do PGS.TS. Vũ Quang Hào (Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội)
hướng dẫn. Trong khóa luận tốt nghiệp này, tác giả khóa luận đã vạch ra được những yếu
tố chính yếu cấu tạo nên ma-két hình thức của báo chí như: măng-sét, bố cục trang báo,
chữ tít, chữ chính văn, phi-lê, khung, nền…Năm 2002, cũng với tác giả Lưu Thiên
Hương và thầy hướng dẫn cũ là PGS.TS. Vũ Quang Hào, trong luận văn cao học báo chí
của mình, Lưu thiên Hương đã bảo vệ thành công đề tài Tính truyền thống và tính hiện
đại của ma-két báo chí Việt Nam. Luận văn này đã nâng cao các vấn đề lý luận có liên

quan đến các yếu tố hình thức của ma-két như đã đề cập trong khóa luận trước đó, đồng
thời chỉ ra được biện pháp để nâng tầm việc thiết kế, trình bày báo theo phong cách hiện
đại và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, bài viết vào năm 2002 của tác giả Hà
Huy Phượng: Sự độc đáo của thơng tin đồ họa, trong “Báo chí, những điểm nhìn từ thực
tiễn” có vẻ như là bước khởi động của việc nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình bày
báo ở cơ quan này. Năm 2006, ThS. Hà Huy Phượng cho ra đời quyển sách: Tổ chức nội
dung và thiết kế, trình bày báo in. Quyển sách hướng dẫn khá cụ thể việc trình bày báo
như một nghề đặc biệt, trong đó, ngồi nội dung chính là những nguyên tắc và phương
3


pháp thiết kế báo in, các mơ hình thiết kế, trình bày trang báo, tác giả cịn hướng dẫn cụ
thể cách thức tổ chức nội dung báo và tạp chí cũng như cách sử dụng những phần mềm
tin học ứng dụng như như QuarkXpress, Photoshop để thiết kế trình bày báo.
Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt
Nam đã cho ra đời tập sách mỏng 92 trang với tiêu đề: Phạm Thị Thúy Hằng – Mats
Wikman, Những trang báo đẹp - Cẩm nang dành cho các nhà thiết kế (PMB-Foj, Hà
Nội, 2010). Đây là tài liệu được đúc kết trong quá trình hợp tác đào tạo về trình bày báo
của Viện đào tạo báo chí Fojo (Thụy Điển) với Việt Nam. Tập sách này giới thiệu một số
trang báo, tạp chí đoạt giải, cách thiết kế báo hiện đại và một số phần thiết kế lại (Re
design) rất thú vị.
Ngoài ra, cịn một số sách, tài liệu q có nội dung liên quan đến thiết kế trình bày báo
như: Vũ Quang Hào - Ngơn ngữ báo chí, Nxb ĐHQG HN, 2001 (tái bản năm 2007 ở
Nxb Thông Tấn); Vũ Quang Hào - Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Hà Nội,
2004; Báo chí- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. ĐHQG HN 2010 (tập VII)…
Những tài liệu vừa nêu đã giúp chúng tơi có cái nhìn tổng quan hữu ích về ma-két báo
chí nói chung, trong đó phần định danh các yếu tố hình thức của ma-két trong nhiều tài
liệu là phần quan trọng đã giúp chúng tơi có được phương hướng vững chắc để kế thừa
và khai thác đề tài theo trải nghiệm thực tế cũng như theo quan điểm riêng của chúng tôi.

Tuy nhiên với việc sưu tầm, thống kê chưa thể đầy đủ, và số lượng tài liệu chun biệt
hiện có cịn ít ỏi, vậy nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề ma-két. Đặc biệt,
ở thành phố Hồ Chí Minh với việc phát triển khá đa dạng của nhiều phụ trương trong
mục đích làm kinh tế, việc khoanh vùng nghiên cứu đề tài ma-két phụ trương báo in ở
thành phố này chắc chắn sẽ là một gợi ý tốt cho những nghiên cứu tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi khảo sát về ma-két phụ trương báo in nói chung, nhưng với
khn khổ có hạn của một luận văn, chúng tơi chỉ đi sâu khảo sát 5 phụ trương đã xuất
bản trong khoảng 3 năm trở lại đây (2008-2011) ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
Tuổi Trẻ cuối tuần, Phụ Nữ Chủ nhật, Sài Gịn giải phóng thứ bảy, Làm bạn với máy vi
tính, Doanh nhân Sài Gịn cuối tuần. Đây là những phụ trương hướng đến những đối
tượng khác biệt về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp cũng như khác biệt về hình thức trình
bày, nội dung thể hiện. Với đối tượng khảo sát khá đa dạng như vậy, hy vọng chúng tôi
sẽ rút ra được những nhận xét bổ ích giúp nâng cao việc thực hiện ma-két phụ trương ở
thành phố cũng như tạo niềm hứng thú cho những nghiên cứu, khảo sát tiếp theo.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của người viết luận văn là chỉ ra được thực trạng ma-két phụ trương báo in
tại thành phố Hồ Chí Minh với những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn
hoạt động về thiết kế và trình bày ma-két; nêu được những ưu, khuyết điểm cũng như về
ngôn ngữ ma-két của các báo khảo sát và rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp
giúp nâng cao chất lượng ma-két phụ trương báo in tại thành phố Hồ Chí Minh những
năm tiếp theo.
Để đạt được mục đích vừa nói, chúng tơi sẽ khảo sát những nội dung cơ bản có liên
quan đến lý luận về ma-két báo in nói chung, đồng thời sưu tầm, phân loại, thống kê,
4


định lượng, định tính các yếu tố liên quan đến ma-két phụ trương báo in tại thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, nhưng chủ yếu các khảo sát chỉ tập trung trong 5 ấn phẩm: Tuổi Trẻ
cuối tuần, Phụ Nữ Chủ nhật, Sài Gịn giải phóng thứ bảy, Làm bạn với máy vi tính,

Doanh nhân Sài Gịn cuối tuần. Nội dung khảo sát cụ thể là 3 nhiệm vụ sau đây: Cơ sở lý
luận của ma-két báo in và phụ trương báo in; Thực trạng ma-két phụ trương một số báo
in ở thành phố Hồ Chí Minh; Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng phụ trương báo
in ở thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành thực hiện luận văn, chúng tơi sử dụng tổng hợp một số các
phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sự kiện để đánh
giá thơng tin và đưa ra nhận xét.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các phụ trương và các loại ấn phẩm khác trong
tương quan về cách thực hiện ma-két báo in.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu: gặp trực tiếp những người có liên quan đến đề
tài để tìm hiểu thơng tin, thu thập các số liệu cần thiết.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong tình hình cịn thiếu những khảo sát, nghiên cứu có hệ thống nhiều vấn đề liên
quan đến ma-két báo in nói chung và phụ trương báo in nói riêng, chúng tơi mong muốn
có những đóng góp nhất định trong việc bổ sung và hoàn thiện một bước về cơ sở khoa
học và lý luận ma-két, đồng thời phác thảo ra được bức tranh khái quát về thực tiễn hoạt
động trong việc thiết kế, trình bày ma-két phụ trương báo in tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những vấn đề đúc rút ra được từ khảo sát hy vọng sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo
có hệ thống giúp ích cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các ban thư ký, các họa sĩ,
phóng viên, biên tập viên trong q trình sản xuất phụ trương báo in, đồng thời có thể
dùng làm tư liệu để các giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan tham chiếu
trong chun mơn của mình.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 – Cơ sở lý luận của ma-két báo in và phụ trương báo in: Chương này trình
bày các khái niệm về: ma-két, thiết kế (design), trình bày( layout), phụ trương báo in; các
yếu tố hình thức tạo nên ma-két; lược sử ma-két báo in ở Việt Nam và thế giới, cũng như

nêu bật vai trò của ma-két đối với báo in.
Chương 2 – Thực trạng ma-két phụ trương một số báo in ở thành phố Hồ Chí Minh:
Chương này có nội dung khái quát các vấn đề quản lý nhà nước về phụ trương báo in;
các nội dung thông tin trong phụ trương báo in; việc sử dụng các yếu tố hình thức của
ma-két báo in như khổ báo, măng sét, tít tựa, font chữ… và nêu đặc điểm chung của phụ
trương báo in ở thành phố Hồ Chí Minh thơng qua 5 phụ trương tiêu biểu đã chọn.
Chương 3 – Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng ma-két phụ trương báo in ở
thành phố Hồ Chí Minh: Chương này xoay quanh việc đánh giá, nhận xét bước đầu và đề

5


xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng của ma-két báo in ở thành phố Hồ Chí
Minh những năm tiếp theo.
B. PHẦN NỘI DUNG
Trong chương 1 với tiêu đề “Cơ sở lý luận của báo in và phụ trương báo in”, chúng
tơi nêu lên 3 mảng chính: 1. Khái niệm về các thuật ngữ. 2. Lược sử ma-két báo in thế
giới và ở Việt Nam. 3. Vai trò của ma-két báo in và phụ trương.
Trong cả 3 mảng vừa nêu, chúng tôi chú ý nhất đến phần khái niệm về các thuật ngữ,
mà phần trọng tâm là tiểu mục 1- “Các yếu tố tạo nên ma-két báo in”. Phần này gồm 2
phần nhỏ: (a) Các yếu tố nội dung trong đó bao gồm yếu tố thơng tin văn tự (tin, bài viết)
và thông tin phi văn tự (ảnh báo chí, bảng, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, bản đồ); (b) Các yếu tố
hình thức của ma-két bao gồm: khổ báo, lề, bát chữ, măng sét, chữ tít, chữ chính văn,
đường kẻ, khung, nền, vi-nhét, minh họa, các tín hiệu đồ họa, màu sắc, khoảng trắng,...
Nội dung tiểu mục này trước hết là để nhận diện những yếu tố quan trọng cấu tạo nên
ma-két, làm tiền đề cho những nhận xét sau này trong chương sau. Những yếu tố tạo nên
ma-két báo in không chỉ nằm ở phương diện hình thức như: khổ báo, măng-sét, chữ, philê, khung, nền… mà cịn nằm ở nội dung thơng tin, trong đó ngồi nội dung thơng tin phi
văn tự như: ảnh, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ…cịn có các nội dung thơng tin văn tự chứa
đựng hầu hết các thể loại báo chí đã được định danh. Đây chính là điểm quan trọng cho
thấy người thiết kế, trình bày ma-két báo in cần phải am hiểu nghiệp vụ báo chí. Vì như

đã phân tích, ma-két báo in là một tác phẩm báo chí, trong đó việc “đọc” thơng tin quan
trọng hơn việc “xem” các hình thức trình bày đơn thuần. Địi hỏi này đặt lên vai người
thiết kế, trình bày ma-két báo in một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Thực tế là những cái
nhìn thẩm mỹ chứa đựng trong nó bố cục, màu sắc, đường nét…dành cho việc thiết kế là
những kiến thức đòi hỏi việc học tập bài bản cùng với việc trải nghiệm thực tế và rút
kinh nghiệm liên tục. Để trở thành người thiết kế mỹ thuật chuyên nghiệp khơng thơi đã
là chuyện khó khăn. Nay phải học hỏi thêm để đạt được trình độ nghiệp vụ báo chí khả dĩ
đáp ứng được cho cơng việc “làm báo” buộc người làm cơng tác thiết kế và trình bày makét báo in phải học tập trên nhiều lĩnh vực và trải nghiệm thực tế không ngừng. Và kết
luận này chính là điều chúng tơi muốn gửi gắm trong chương 1-“Cơ sở lý luận của báo
in và phụ trương báo in”.
Nội dung chủ yếu ở chương 2 chúng tôi dành cho việc phân tích cụ thể các yếu tố hình
thức cấu tạo nên ma-két của những phụ trương tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ
khổ báo, măng sét cho đến bố cục bìa và bố cục các trang trong bao gồm nhiều yếu tố
như hệ thống chuyên trang, tít tựa, lời dẫn, ảnh, chú thích… Đặc biệt chúng tôi cũng chú
ý đến yếu tố “khoảng trắng” là yếu tố ít thấy các tài liệu nghiệp vụ báo chí đề cập đến.
Tất cả các yếu tố hình thức của ma-két mà chúng tơi đề cập đến khơng ngồi mục đích
nhằm nhận diện được một số đặc điểm chung của phụ trương ở thành phố Hồ Chí Minh,
làm cơ sở cho việc đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phụ trương ở thành
phố này.
Chúng tôi cũng đã xét đến khía cạnh nội dung thơng tin của phụ trương ở thành phố
Hồ Chí Minh, cho thấy khuynh hướng thiên về nội dung chỉ dẫn - giải trí của những ấn
6


phẩm ở đây. Khuynh hướng này đã chi phối cách thức thiết kế trình bày phụ trương phù
hợp với quy luật nội dung nào hình thức đó, đồng thời cũng ảnh hưởng đến xu hướng
phát triển hình thức của phụ trương dẫn đến mơ hình thiết kế chung của phụ trương là
khá giống với các tạp chí chỉ dẫn - giải trí.
Trong chương 2, chúng tơi cũng chú ý nêu lên thực trạng quản lý nhà nước về báo chí
để có thể thấy rõ sự phân cấp và mơ hình hoạt động của báo chí nói chung và phụ trương

nói riêng. Chính cơ chế quản lý trong đó có cơ chế cấp giấy phép hoạt động cho phụ
trương đã tạo ra “độ chênh” giữa 2 loại hình báo và tạp chí mà chúng tơi đã đề cập.
Những bất cập này sẽ được kiến nghị thành những giải pháp cụ thể mà chúng tơi sẽ trình
bày tiếp theo ở chương 3.
Trong chương 3, chúng tôi đã cố gắng đề xuất một số vấn đề theo cái nhìn cá nhân,
mong giúp nâng cao chất lượng ma-két phụ trương báo in trong chừng mực có thể. Ngồi
vấn đề tạo cơ chế thơng thống cho các tạp chí có thể ra phụ trương để tăng nguồn thu,
việc định hướng nội dung thông tin mà chúng tôi đề cập trong chương này cũng là yếu tố
cần xem xét. Bài học của tờ báo News of the World của Anh có truyền thống hơn 160
năm, nay phải “đóng cửa” vì lý do gặp phải bê bối lớn quanh chuyện đột nhập điện thoại
và bị cáo buộc trả tiền cho cảnh sát… là ví dụ điển hình cho việc chệch choạc trong quản
lý và định hướng nội dung của cơ quan báo chí.
Về vấn đề kỹ thuật, chúng tôi đã cố gắng đề cập đến các yếu tố hình thức thường gặp
cần đổi mới của ma-két như: khổ báo, măng-sét, bìa báo và các chuyên trang, bố cục
trang, tít tựa, lời dẫn, ảnh và minh họa, chữ, màu sắc, khoảng trắng, giấy in… Đây là
những nhận xét mà chúng tơi rút ra được trong q trình học hỏi trên lớp với các thầy cô
cũng như trong quá trình cọ xát thực tế.
Theo chúng tơi, trong các yếu tố đề xuất thay đổi, yếu tố phát triển nguồn nhân lực cần
được quan tâm hơn cả. Vì nguồn lực con người chính là nhân tố quyết định sự thành bại
trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng là việc
khó khăn, địi hỏi nhiều điều kiện về thời gian và chất lượng đào tạo, cũng như phải có
nền vật chất đồng bộ, cơ chế chính sách thơng thống… Các cơ quan báo chí tại thành
phố Hồ Chí Minh có một thuận lợi lớn là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM
lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã quyết nghị 6 chương trình đột phá, trong đó chương
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu. Vấn đề là các cơ quan
báo chí và các ngành chủ quản làm thế nào để hiện thực hóa việc đào tạo nguồn nhân lực
của ngành qua những bước triển khai thực tế.
Cùng với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, việc lập ra các hiệp hội chuyên
ngành về thiết kế, trình bày báo cũng như việc biên soạn giáo trình đào tạo chuyên ngành
và đặt ra các giải thưởng liên quan đến thiết kế, trình bày báo… sẽ tạo ra khơng khí sinh

hoạt hào hứng cho hoạt động thiết kế, trình bày báo tại thành phố Hồ chí Minh giúp phát
triển mạnh về chất lượng nguồn nhân lực trong chuyên ngành hẹp này.
C. KẾT LUẬN
Lý luận về thiết kế và trình bày báo chí ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan
điểm khác biệt. Ở các cơ quan báo chi, các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng trong
7


nghề báo như phụ trương, ma-két (tiếng Pháp: maquette), lời dẫn (tiếng Pháp: chapeau),
tít tựa (tiếng Pháp: titre) thiết kế (tiếng Anh: design), trình bày/dàn trang (tiếng Anh:
layout),... vẫn có một số cách hiểu khác nhau theo quan điểm riêng của từng tòa soạn.
Trên mạng, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã lên đến gần 28 triệu người,
chiếm khoảng 31% dân số. Tiếng Anh trên Internet lại là ngơn ngữ phổ biến, vì vậy các
thuật ngữ báo chí được dịch từ tiếng Anh như Flag (tên báo), cutline (chú thích), headline
(tít), drop (lời dẫn)...cũng được nhiều nhà báo trẻ sử dụng. Điều này góp phần làm phức
tạp thêm việc dùng các thuật ngữ vốn là chìa khóa để đi vào phân tích, lý giải các vấn đề
lý luận báo chí. Do vậy, trong luận văn chúng tơi đã cố gắng nêu lên những cách hiểu
khác nhau về các thuật ngữ liên quan trực tiếp đến thực hiện ma-két báo chí như đã nêu,
đồng thời cũng đề nghị cách sử dụng những thuật ngữ này theo nghĩa tương đối phổ dụng
nhằm thống nhất việc gọi tên các hoạt động có liên quan đến đề tài, góp phần đồng bộ
hóa các tên gọi và các thuật ngữ trong hệ thống lý luận báo chí.
Các yếu tố tạo nên ma-két báo chí bao gồm cả nội dung và hình thức như chúng tơi đã
trình bày có mục đích làm rõ vấn đề ma-két báo với tư cách là một ấn phẩm, không đơn
thuần là một tác phẩm nghệ thuật để xem, mà quan trọng hơn nó là một tác phẩm báo
chí, có nhiệm vụ chính là chuyển tải thơng tin đến độc giả và thu hút sự quan tâm của họ
bằng những kỹ thuật trình bày khoa học mà chỉ những người am hiểu nghiệp vụ báo chí
lẫn nghệ thuật thị giác mới thực hiện được tốt. Đây là vấn đề thuộc về quan điểm nhìn
nhận mà khơng ít lãnh đạo các cơ quan báo chí vẫn chưa thống nhất. Việc hiểu chưa
đúng về quan điểm “trang trí đối ngược với truyền thông”(1) thường dẫn đến việc lệch
hướng trong thiết kế. Theo chúng tơi, đây chính là nỗi bức xúc của những nhà báo am

hiểu việc thiết kế trình bày báo nhưng khơng có được sự đồng thuận của lãnh đạo cơ
quan báo chí. Trong chừng mực nào đó, những nhà báo – họa sĩ này vẫn phải làm theo ý
lãnh đạo để bảo toàn chén cơm nhưng về mặt nghề nghiệp, họ buộc phải để vuột khỏi tay
niềm vui sáng tạo đúng nghĩa.
Trong các yếu tố hình thức của ma-két đã nêu, chúng tôi phần lớn kế thừa cách định
danh của từng yếu tố, nhưng với trải nghiệm thực tế của người từng làm cơng tác thiết
kế, trình bày, chúng tôi đã đi sâu lý giải những phần mà các tài liệu khác đề cập cịn sơ
lược. Ví dụ: về ảnh báo chí, chúng tơi đã nêu lên các kiểu dạng ảnh thường dùng trong
thực tế trình bày báo như ảnh cắt bỏ một phần nền, ảnh mờ dần (fade out), ảnh ở chế độ 2
màu (duo tone), tỉ lệ vàng của khung hình trong hội họa và nhiếp ảnh... Ở phần khổ báo,
chúng tôi lý giải rõ ràng mục đích sử dụng lề và bát chữ có ý nghĩ thế nào trong tâm lý
thị giác và trong việc chế bản. Phần tên báo (manchette), chúng tôi nêu rõ 3 cấp của các
báo từ trung ương đến tỉnh thành và các cơ quan trực thuộc tỉnh thành; mã số chuẩn quốc
tế (ISSN) của báo có ý nghĩa gì trong mạng thơng tin tồn cầu.
Trong phần màu sắc, chúng tơi nêu rất chi tiết sự khác biệt giữa màu sắc trong hội họa
– máy tính – in ấn – chế bản nhằm mục đích làm rõ thêm những điều cần biết cho những
người làm việc trên các phần mềm đồ họa, dàn trang vốn cần hiểu sâu các chế độ màu để
có thể chuyển đổi tốt các chế độ này trong chế bản in ấn cũng như trong việc thiết kế trên
máy tính.
(1)

Chữ dùng của Phạm Thị Thúy Hằng trong Những trang báo đẹp - cẩm nang dành cho những nhà thiết kế

8


Một yếu tố khác của hình thức ma-két là khoảng trắng, hầu như ít được đề cập trong
các tài liệu hiện có, cũng được chúng tơi chú ý nêu rõ vai trị của nó trong tâm lý thị giác
và cân bằng bố cục ma-két báo. Trong quan điểm thiết kế báo hiện đại, khoảng trắng
được coi như một phần quan trọng định hình phong cách chung của ma-két báo. Yếu tố

khoảng trắng là chủ đề thú vị chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển thêm luận
văn sau này.
Trong phần lược sử báo in ở Việt Nam, chúng tơi đã cố gắng trích xuất những mốc
thời gian về sự hình thành phụ trương và các yếu tố hình thức của ma-két rải rác trong
các tài liệu và đưa tập trung vào đề tài để người đọc hình dung được tiến trình này một
cách rõ nét. Mặc dù thuộc về phần lịch sử, nhưng những khái quát về các giai đoạn phát
triển của ma-két báo chí Việt Nam cũng giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tồn diện
hơn về vấn đề ma-két báo chí ở nước ta.
Trong chương 2, chúng tôi chủ yếu nêu lên thực trạng ma-két phụ trương báo in ở
thành phố Hồ Chí Minh qua 2 vấn đề: (1) Quản lý nhà nước về báo chí tại thành phố Hồ
Chí Minh. (2) Việc sử dụng các yếu tố tạo nên ma-két ở các phụ trương tại thành phố Hồ
Chí Minh như thế nào?
Vấn đề (1), căn cứ vào thực tế làm việc với Sở Thông tin và truyền thông, Ban Tuyên
giáo Thành ủy, Cục Báo chí, chúng tơi nêu rõ cách thức tổ chức, lãnh đạo các cơ quan
báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như quá trình cấp phép, phát hành tại đây. Cạnh
đó, chúng tơi đã bỏ nhiều cơng sức sưu tầm các thông tin liên quan đến 35 phụ trương
trong danh sách quản lý của Sở Thông tin và Truyền thơng thành phố Hồ Chí Minh. Các
thơng tin này liên quan đến nhiều vấn đề chung như tên gọi, cơ sở vật chất, chi tiết quản
lý về nhân sự - quảng cáo – phát hành và các vấn đề chuyên sâu trong thơng số thiết kế
(kích cỡ lề, cột, font chữ; số cột, khoảng cách cột, canh lề...).
Vấn đề (2) liên quan đến việc sử dụng các yếu tố tạo nên ma-két trong các phụ trương
tại thành phố Hồ Chí Minh mà đại diện là 5 ấn phẩm: Tuổi trẻ cuối tuần, Phụ nữ chủ
nhật, Sài Gòn thứ bảy, Làm bạn với máy vi tính, Doanh nhân Sài Gịn cuối tuần. Nếu ở
chương một, các yếu tố tạo nên ma-két được trình bày dưới dạng cơ sở lý luận thì ở
chương 2 này, các yếu tố đó được cụ thể hóa qua các thơng số chi tiết ở từng nhóm (khổ
báo, măng sét, bố cục trang báo, hệ thống chuyên trang...) và các bảng thống kê (bảng
khảo sát hệ thống chuyên mục; bảng tỉ lệ giữa chữ và hình; cách sử dụng ảnh bìa; cách
dùng tít tựa).
Trong chương cuối, chúng tôi cố gắng đưa ra những đề xuất nhằm đổi mới một số yếu
tố hình thức của ma-két theo cách tiếp cận với hướng thiết kế, dàn trang báo chí hiện đại.

Những đề xuất này tập trung vào chủ đề: xu hướng sử dụng kích thước khổ báo; việc xây
dựng thương hiệu qua măng-sét báo; bài toán trang nhất; hệ thống chuyên trang và bố
cục trang; việc sử dụng lời dẫn (chapeau) và ảnh báo chí. Vấn đề loại chữ, cỡ chữ,
khoảng trắng, giấy in cũng được nhắc lại với những đề nghị cải tiến cụ thể. Ngoài ra,
việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như các hoạt động gợi niềm
hứng thú cho các nhà thiết kế cũng là điều mà chúng tôi gửi gắm ở chương này.
Trong suốt ba chương mà chúng tôi đã trình bày, có thể thấy rằng, nội dung của các
chương thiên về phân tích khía cạnh khoa học, thực chứng trong tâm lý thị giác của độc
9


giả đối với việc thiết kế, trình bày ma-két báo chí nói chung và phụ trương báo chí thành
phố Hồ chí Minh nói riêng. Đây cũng chính là cách phân tích có nhiều ưu điểm của báo
chí phương Tây mà từ những năm đổi mới cho đến gần đây, được phổ biến khá rộng rãi
qua việc phổ biến tài liệu cũng như việc liên kết đào tạo báo chí giữa Việt Nam và một số
quốc gia có nền báo chí phát triển như Anh, Úc, Pháp, Thụy Điển...
Với giới hạn của một luận văn, những phân tích của chúng tơi mặc dù đã hết sức cố
gắng vẫn chưa thể đầy đủ, nhưng trong chừng mực nhất định chúng tôi vẫn hy vọng rằng
đây sẽ là tài liệu hữu ích, có ý nghĩ thực tiễn, bổ ích cho những người nghiên cứu tiếp
theo và những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, dàn trang, làm ma-két báo chí tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
References.
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy Anh (1952 in lần thứ ba), PhápViệt từ điển, Nxb Minh Tân, Pa-ri
2. Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo chí Việt Nam,
những dấu ấn đấu tranh cách mạng, Nxb Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM
3. Bộ Thơng tin và Truyền thơng - Cục Báo chí (2010), Danh bạ các cơ quan báo
chí in, Nxb Thơng tin và Truyền thơng, Hà Nội
4. Hồng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý
luận Chính trị

5. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngơn ngữ báo chí - những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo
dục, TP.HCM
6. Hà Minh Đức chủ biên (1994, tập 1; 1996 tập 2; Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
1997 tập 3; 2001 tập 4), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục,
Hà Nội
7. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Hà Nội
8. Vũ Quang Hào (2001 tái bản năm 2007 ở Nxb Thông Tấn) - Ngôn ngữ báo chí,
Nxb ĐHQG HN
9. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới, xu hướng phát triển, Nxb Thơng
Tấn, HN
10. Phạm Thị Thúy Hằng – Mats Wikman (2010), Những trang báo đẹp - Cẩm nang
dành cho các nhà thiết kế, PMB-Foj, Hà Nội
11. Đinh Thu Hiền (2010 - GS.TS.Vũ Quang Hào hướng dẫn), Dịng tạp chí chỉ dẫn –
giải trí ở Việt Nam: hiệu quả và bất cập, Luận văn Thạc sĩ báo chí,
ĐHKHXH&NV, HN.,
12. Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười) (2002) – Tuyển tập Logo và các kiểu thương hiệu
tập 1 và 2, Nxb Thống Kê,

10


13. Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười) (2009), Màu sắc và phương pháp sử dụng, Nxb lao
động xã hội, TP.HCM
14. Lưu Thiên Hương (1998 - PGS.TS. Vũ Quang Hào hướng dẫn), Makét báo chí
tiếng Việt hiện thời, những vấn đề cần thảo luận, Luận văn Cử nhân Báo chí,
ĐHKHXH&NV, HN
15. Lưu Thiên Hương (2002 - PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn), Tính truyền thống
và tính hiện đại của ma-két báo chí Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học Báo chí,
ĐHKHXH&NV, HN
16. Đinh Văn Hường (2004, tái bản 2007, 2009), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn,

Nxb ĐHQGHN,
17. Đinh Văn Hường và tập thể tác giả (2006), Nghề báo, Nxb Kim Đồng
18. Khoa Báo chí và Truyền thơng (2010 , Tập VII), Báo chí – Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb ĐHQG HN
19. Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2004), Nxb CTQG
20. Vương Hoằng Lực (2002), Nguyên lý hội họa đen trắng,Nxb Mỹ thuật
21. Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Nxb Thơng Tấn
22. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học
23. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên đề triết học, Nxb Khoa học Xã hội
24. Nhiều tác giả (1987), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tái bản, có sửa
chữa, bổ sung), tập 2, phần văn học – báo chí – giáo dục, NXB TP.HCM
25. Nhiều tác giả, Văn hóa - Văn học từ một góc nhìn, Nxb Khoa học Xã hội
26. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb ĐHQG, TP.HCM
27. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học,
28. Hà Huy Phượng (2000), Sự độc đáo của thông tin đồ họa, trong “Báo chí, những
điểm nhìn từ thực tiễn”, Khoa báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb
VH-TT, HN
29. Hà Huy Phượng (2006), Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội
30. Đào Duy Quát - Đỗ Quang Hưng – Vũ Duy Thơng (2010), Tổng quan lịch sử báo
chí cách mạng Việt Nam (1925 – 2010), Nxb Chính trị QG
31. Nguyễn Ngọc Sơn (1996), Kỹ thuật chữ, Nxb Giáo dục
32. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004) - Cơ sở lý luận báo chí
truyền thơng, Nxb ĐHQGHN
33. Dương Xn Sơn, Trịnh Đình Thắng (1995), Phương pháp biên tập sách báo,
Nxb Văn hóa Thơng tin, HN
11



34. Huỳnh Văn Tịng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945, Nxb
TP.HCM
35. Trương Ngọc Tường - Nguyễn Ngọc Phan (2007), Báo chí ở thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM
36. Lâm Vinh (2002), Mỹ học, Nxb TP.HCM
II. TÀI LIỆU ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG VIỆT
37. Alan Swann (2003), Ý tưởng - bố cục & thể hiện - Design & Layout (Volume 2),
Nxb trẻ
38. Al Ries & Laura Ries (2005) Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, (Vũ Tiến Phúc,
Trần Ngọc Châu, Lý Xuân Thu dịch), NXB Trẻ & Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
TP.HCM.
39. Brian Horton (2004), Ảnh báo chí, Nxh Thơng Tấn, HN
40. Jane T.Harrigan – Karen Brown Dunlap (2011), Con mắt biên tập, Nxb Tổng hợp
TP.HCM
41. Philipe Gailard (2007), Nghề làm báo, Nxb Thơng Tấn, HN
42. X.A.Mikhailốp (2004), Báo chí hiện đại nước ngồi: Những quy tắc và nghịch lý,
Nxh Thơng Tấn, HN
43. Roger C.Parker’s (2003), Thiết kế - tạo mẫu & dàn trang Design & Layout
(Volume 1), Nxb Trẻ
44. The Missouri Group - Khoa báo chí Đại học Missouri (2005) News Reporting and
Writing, NXB Trẻ.
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
45. Sara Tulloch chủ biên (1994), Wordfinder – The Reader’s Digest Oxford, Oxford
University Press, Oxford – New York – Toronto,
46. Tim Harrower (1997), The Newspaper designer’s Handbook, NXB MacGraw-Hill
IV. THƯ MỤC BÁO VÀ TẠP CHÍ
47. Doanh nhân Sài Gịn cuối tuần (2008-2011)
48. Làm bạn với máy vi tính (2008-2011)
49. Phụ nữ chủ nhật (2008-2011)
50. Sài Gịn giải phóng thứ bảy (2008-2011)

51. Tuổi trẻ cuối tuần (2008-2011)
V. CÁC WEBSITE
52.
53.
54. http:// garciamedia.com (Website của nhà thiết kế báo Mario Garcia)
55.
12


56. (Trang chủ của các tờ báo trên thế giới cập
nhật theo ngày).
57. www.poynter.org (Website của Viện nghiên cứu báo chí Poynter)
58. (Website của nhà thiết kế báo Ron Reason).
59. www.snd.org (Website của Hiệp hội Thiết kế báo chí Mỹ - The society for news
design)
60. http://vietnam Journalism.com
61.

13



×