Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nâng cao chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (Khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LỮ THỊ NGỌC





NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO IN PHỤC VỤ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương,
Nghệ An)










LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ















Hà Nội, 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LỮ THỊ NGỌC




NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO IN PHỤC VỤ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương,

Nghệ An)







Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ





Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương









Hà Nội, 2010

1

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa khoa học vÀ thực tiễn của luận văn 9
7. Kết cấu của luận văn 10
Chương 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG TRONG QUÁ TRÌNH TRUYỀN
THÔNG VÀ VÀI NÉT VỀ CÔNG CHÚNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 12
1.1. Lí luận chung về công chúng báo chí 12
1.2. Vài nét về công chúng dân tộc thiểu số ở Việt Nam 17
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc thiểu số và chính
sách về báo chí dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số 22
Chương 2: DIỆN MẠO BÁO CHÍ DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỜ DÂN TỘC VÀ
PHÁT TRIỂN 30
2.1. Diện mạo báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số 30
2.2. Khảo sát tờ báo 'Dân tộc và Phát triển' 38
Chương 3: THÓI QUEN, NHU CẦU, KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỌ VỀ BÁO
CHÍ DÀNH RIÊNG CHO MÌNH 68

2
3.1. Thói quen, nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc
Thái (Tương Dương, Nghệ An) 68
3.2. Nhận xét, đánh giá của đồng bào dân tộc thiểu số về báo chí dành riêng

cho họ 83
3.3. Nhận xét, đánh giá của đồng bào dân tộc Thái về tờ "Dân tộc và Phát
triển" 90
3.4. Kiến nghị của đồng bào dân tộc Thái (Tương Dương) đối với tờ báo Dân
tộc và Phát triển 95
KẾT LUẬN 97
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ PHỤC VỤ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Báo chí có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của đồng bào dân
tộc vùng sâu, vùng xa. Nhận thức rõ vai trò của báo chí trong công tác tư
tưởng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước rất quan
tâm đầu tư cho lĩnh vực này. Ngày 31 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính
phủ ký Quyết định số 1637/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến ngày 20 tháng 7 năm 2006,
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành quyết định số 975/QĐ-TTg thay thế
quyết định 1637/QĐ-TTg về việc cấp miễn phí 18 số báo và tạp chí cho đồng
bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm chăm lo của
Đảng và Nhà nước đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với báo chí cả nước, báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số
đã có nhiều cố gắng, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác
tuyên truyền, phản ánh kịp thời những vấn đề, sự kiện lớn ở vùng dân tộc và
miền núi (DT&MN). Theo đó, báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đã
góp phần tích cực vào việc chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
giữ vững an ninh chính trị vùng DT&MN, biên giới, hải đảo; giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đồng thời bài trừ mê tín, dị đoan, các phong
tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ; củng cố, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4
Tuy được quan tâm đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thực tế của báo chí
dân tộc thiểu số vẫn chưa cao và quá trình thực hiện chương trình còn nhiều
vấn đề bất cập cần nghiên cứu khắc phục.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong và ngoài nước thời gian qua có
nhiều biến động, nhất là ở vùng dân tộc và miền núi, khi các thế lực thù địch
đều hiểu được sức mạnh của khối đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam cũng
như tầm quan trọng về địa bàn cư trú, vị trí, vai trò của các dân tộc thiểu số,
nên luôn tìm mọi thủ đoạn để chia rẽ, phá hoại sức mạnh đó. Một trong những
thủ đoạn thâm độc mà các thế lực thù địch thường sử dụng là dùng báo chí để
kích động tư tưởng của các dân tộc thiểu số để phục vụ cho những toan tính
chính trị của chúng.
Việc nâng cao chất lượng và đưa thông tin báo chí đến vùng đồng bào
dân tộc thiểu số là một vấn đề cấp thiết. Chất lượng thông tin báo chí tốt sẽ là
nhân tố quan trọng góp phần nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, giúp cho
bà con đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, tự mình vươn lên xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
Để nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền cho đối tượng đồng bào
dân tộc thiểu số ngoài việc nâng cao chất lượng thông tin, có các chế độ,
chính sách ưu tiên… thì việc nghiên cứu nhu cầu và thói quen và khả năng
tiếp nhận thông tin của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như tìm hiểu đánh
giá nhận xét của họ về chất lượng báo chí dành riêng cho đồng bào dân tộc
thiểu số là một việc làm cần thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà hoạch

định chính sách và các nhà truyền thông có thể tìm ra phương pháp, cách thức
thông tin phù hợp để đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất.

5
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đã có một số khóa luận và luận văn nghiên cứu về đề tài báo chí dành
cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số như tìm hiểu về các ấn phẩm dành
cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số hay nghiên cứu về những nội dung
cụ thể được phản ánh trên các ấn phẩm này. Ví dụ:
- “Tin ảnh dân tộc và miền núi với vấn đề bảo lưu và phát triển
vốn văn hóa các dân tộc thiểu số” của Âu Văn Vượng (K36).
- Phương pháp thể hiện tin trên “Tin ảnh Dân tộc và Miền núi” của
Phạm Phương Thảo (K37).
- “Báo chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng bào dân
tộc miền núi” của Trần Thị Minh (1997) (Khảo sát trên báo Nhân Dân và Tin
ảnh Dân tộc và Miền núi).
- “Thông tin kinh tế của tin ảnh Dân tộc và miền núi với việc góp
phần phát triển kinh tế của đồng bào miền núi” của Nguyễn Thị Thu Hương.
- “Sự phản ánh công tác xóa đói giảm nghèo trên chuyên đề Dân
tộc và Miền núi” của Nguyễn Thu Hiền (K41)
- Đặc biệt là gần đây nhất là luận văn: “Các ấn phẩm báo chí của
Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời
kỳ đổi mới” của Trương Văn Quân.
Tuy nhiên, tất cả các luận văn, khóa luận nêu trên chỉ mới nghiên cứu
một (hoặc một số) khía cạnh về nội dung thông tin mà các nhà báo sáng tạo
và cung cấp cho đối tượng tiếp nhận – đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời,
phần nhiều các công trình tập trung nghiên cứu các ấn phẩm báo chí của

6
Thông tấn xã Việt Nam, hoặc báo Nhân dân, chứ chưa có công trình nghiên

cứu nào ở cấp tương đương đi sâu tìm hiểu về tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’ –
cơ quan ngôn luận của Ủy ban dân tộc và diễn đàn của đồng bào các dân tộc
Việt Nam. Hơn thế, chưa có công trình nào nghiên cứu về công chúng dân tộc
thiểu số, người tiếp nhận thông tin, một nhân tố quan trọng trong việc xác
định hiệu quả thực tế của những thông điệp mà nhà truyền thông tạo ra.
Ngày 18 tháng 6 năm 2008, UB Dân tộc và Miền núi Trung ương đã
tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá công tác báo chí dành cho đối tượng đồng
bào dân tộc thiểu số, trong đó nội dung các tham luận đề cập đến những ấn
phẩm dành riêng cho đối tượng này theo quyết định 975/QĐ-TT của Chính
phủ, những khó khăn trong quá trình thực hiện, các biện pháp nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả của việc cấp phát báo chí dành cho đối tượng đồng bào dân
tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào đề cập đến công tác này từ góc
độ người tiêu thụ sản phẩm báo chí - công chúng đồng bào dân tộc thiểu số.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về
công chúng đồng bào dân tộc thiểu số, tìm hiểu nhu cầu, thói quen và khả
năng tiếp nhận thông tin cũng như những nhận xét đánh giá của đồng bào dân
tộc thiểu số về những ấn phẩm được dành riêng cho họ, từ đó đưa ra các kiến
nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác
này.
Chính vì vậy, trên cơ sở lí luận về báo chí học và khảo sát thực tế, tôi
mạnh dạn nghiên cứu về đề tài ‘Nâng cao chất lượng ấn phẩm báo in phục vụ
đồng bào dân tộc thiểu số’ (khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương,
Nghệ An) và chọn đây là đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ báo chí học của
mình.

7
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Báo chí dành cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số là mảng báo
chí quan trọng trong công tác tư tưởng toàn dân được Đảng và Nhà nước rất
quan tâm. Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn đưa ra bức tranh toàn cảnh

về hệ thống báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời khảo sát
thực tế nhu cầu, thói quen, khả năng tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc
thiếu số và đặc biệt là những nhận xét, đánh giá của họ về những ấn phẩm
dành riêng cho mình, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng các ấn phẩm này.
Để đạt được mục đích trên luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về vai trò của công chúng trong quy trình truyền thông,
đặc biệt là vai trò của công chúng báo chí với hiệu quả của quá trình truyền
thông.
- Nghiên cứu về diện mạo báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu
số, những thành công và hạn chế của báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu
số, và đặc biệt nghiên cứu tìm hiểu tờ ‘Dân tộc và Phát triển’ để đưa ra đánh
giá về ưu, nhược điểm của tờ báo đối với công tác thông tin tuyên truyền cho
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đánh giá nhu cầu, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thu thập và tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của đồng bào dân
tộc thiểu số về những ấn phẩm dành riêng cho họ, đặc biệt là tờ báo “Dân tộc
và Phát triển”.


8
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các ấn phẩm báo chí dành cho
đồng bào dân tộc thiểu số và công chúng đồng bào dân tộc thiểu số - đối
tượng tiếp nhận những ấn phẩm thông tin này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các ấn phẩm báo in
dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số kể sau khi có quyết định 975/QĐ-
TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, đặc biệt là tờ “Dân tộc và Phát triển” (trong
thời gian từ 2008-2010).

Đề tài khảo sát sát thói quen, nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin
của bà con dân tộc Thái (Tương Dương, Nghệ An) và những nhận xét, đánh
giá của họ về các ấn phẩm báo chí dành riêng cho đồng bào dân tộc thiếu số,
đặc biệt là tờ “Dân tộc và Phát triển”.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mac -
Lênin và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở lí luận báo chí truyền
thông, các lí thuyết về công chúng, chính sách báo chí của Đảng và nhà nước
cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đề tài vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó
có phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu.
Đề tài đã thực hiện 200 phiếu điều tra, tỷ lệ nam/nữ là 50/50. Độ tuổi
từ 18-50, vì đây là độ tuổi của công chúng mà tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’
hướng tới. Chúng tôi đã phát bảng hỏi tới các đối tượng công chúng phân theo
nhóm độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, điều kiện kinh

9
tế… Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 15 người, là những
người đã tham gia trả lời bảng hỏi.
Người thực hiện đề tài đã khảo sát thực tế ở 6 xã, thị trấn: Yên Hoà,
Tam Hợp, Tam Quang, Thạch Giám, Xá Lượng và thị trấn Hoà Bình với hơn
30 thôn bản, thị trấn, và phát 200 phiếu điều tra (cụ thể: Uỷ Ban Dân tộc và
Miền núi tỉnh Nghệ An: 5 phiếu; Ủy ban Nhân Dân huyện Tương Dương: 5
phiếu, xã Thạch Giám: 40; xã Yên Hoà: 30; xã Tam Hợp: 30; xã Tam Quang:
30; xã Xá Lượng: 40; Thị trấn Hoà Bình: 20 phiếu).
Tuy cùng trên địa bàn huyện Tương Dương, nhưng các khu vực dân cư
khác nhau thì trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, tâm lí tiếp nhận cũng có sự
khác biệt. Đây là lí do người viết luận văn chọn 6 xã, thị trấn kể trên để khảo
sát. Sáu xã này tiểu biểu cho các khu vực khác nhau: xã Tam Quang đại diện
cho các xã dọc đường quốc lộ, xã Tam Hợp đại diện cho xã biên giới, xã Xá

Lượng đại diện cho xã dọc sông, xã Yên Hoà là xã vùng sâu, xã Thạch Giám
là xã nằm gần trung tâm huyện và thị trấn Hoà Bình. Ngoài ra, đề tài cũng
phát phiếu để lấy ý kiến của Uỷ Ban dân tộc và Miền núi tỉnh Nghệ An, cơ
quan quản lí, giám sát chương trình này ở địa phương.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích,
tổng hợp, so sánh….
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công chúng cũng như nghiên cứu về
báo chí dành cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đây là lần đầu
tiên có một công trình nghiên cứu về công chúng đồng bào dân tộc thiểu số,
và tìm hiểu những ý kiến, đánh giá của họ về các ấn phẩm dành riêng cho
mình.

10
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở cho các nhà
hoạch định chính sách báo chí, chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số có
những chính sách hợp lí, mang lại hiệu quả thiết thực.
Luận văn là một trong những nguồn tư liệu thực tế hữu ích để các cơ
quan báo chí và người làm báo tham khảo từ đó xây dựng những phương
pháp, cách thức truyên truyền phù hợp với tâm lí tiếp nhận của công chúng là
đồng bào dân tộc thiểu số.
Thông qua việc nghiên cứu công chúng đồng bào dân tộc thiểu số,
luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một vài kiến nghị, giải pháp để nâng cao
hiệu quả công tác báo chí dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng các ấn phẩm
dành riêng cho đối tượng này.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Vai trò của công chúng trong quá trình truyền thông và vài
nét về công chúng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Trong chương này, tác giả khái quát, hệ thống lại những vấn đề về
công chúng truyền thông, và tìm ra những đặc trưng riêng về công chúng là
đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có đồng bào dân tộc Thái
(Tương Dương) và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân
tộc thiểu số.
Chương 2: Báo chí dành cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở
Việt Nam hiện nay và ưu-nhược điểm của tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’

11
Ở chương này, tác giả luận văn đưa ra bức tranh chung nhất về báo
chí dành cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời tập trung khảo
sát tờ ‘Dân tộc và phát triển’ trong việc thông tin tuyên truyền phục vụ đồng
bào dân tộc thiểu số để chỉ ra ưu, nhược điểm của tờ báo, xét trên hai bình
diện về nội dung và hình thức thể hiện.
Chương 3: Nhu cầu, thói quen, khả năng tiếp nhận thông tin báo chí
của đồng bào dân tộc Thái (Tương Dương) và đánh giá, nhận xét của họ về
báo chí dành riêng cho mình
Qua khảo sát điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu trực tiếp đối tượng
người Thái (Tương Dương, Nghệ An), ở chương này chúng tôi đưa ra những
phân tích, đánh giá về nhu cầu, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của
đồng bào người Thái (ở Tương Dương, Nghệ An) đồng thời nêu lên những
đánh giá, nhận xét của họ về báo chí dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu
số, đặc biệt là tờ “Dân tộc và Phát triển”.

12
Chương 1:
VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG TRONG QUÁ TRÌNH
TRUYỀN THÔNG VÀ VÀI NÉT VỀ CÔNG CHÚNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức lý luận chung về công chúng và vai

trò quan trọng của công chúng đối với hiệu quả của quá trình truyền thông,
trong chương này, tác giả luận văn sẽ giới thiệu về đặc trưng, đặc điểm của
đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái
(Tương Dương), và hệ thống hóa đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là chương Mở đầu của
luận văn, tạo nền tảng cơ sở lý luận cho tác giả tiếp tục nghiên cứu về báo chí
dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các chương sau.
1.1. Lí luận chung về công chúng truyền thông
1.1.1. Khái niệm về công chúng truyền thông
Truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải thông tin một cách rộng
rãi hướng đến mọi người trong xã hội, thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng [28, tr.37].
Trong nghiên cứu truyền thông đại chúng, khái niệm đại chúng được
hiểu là “quần thể dân cư không phân biệt trình độ, dân tộc, tôn giáo, đảng
phái, tuổi và giới tính…” [23, tr.113].
Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang [28,
tr. 117] quan niệm rằng: thuật ngữ ‘đại chúng’ dù không đầy đủ, nhưng đã
phần nào nói lên tính nhân dân và bản chất dân chủ của hoạt động báo chí.

13
Theo các tác giả này, từ ‘đại chúng’ trong thuật ngữ truyền thông đại chúng
có các nội dung sau:
1. Đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các
tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau.
2. Những nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên đảm bảo và là
thước đo trình độ năng lực hoạt động thông tin báo chí.
3. Mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành
mạnh của xã hội, qua đó, tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng
và phát triển đất nước.
4. Đảm bảo sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp cho đại đa số các thành

viên xã hội có khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin.
5. Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc của
các cơ quan báo chí, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội có thể tham
gia giải quyết các nhiệm vụ chung, các công việc xã hội.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Quang cho rằng ‘công chúng’ là đối tượng
của các phương tiện truyền thông đại chúng, và nói gọn là ‘công chúng
truyền thông’ [24, tr.39].
Luận án của TS. Đặng Thị Thu Hương thì cho rằng: Cho đến trước
những năm 1960, giới nghiên cứu truyền thông chỉ chú ý tới tác động, hiệu
quả của truyền thông đại chúng đối với người tiếp nhận, còn giai đoạn hiện
đại, họ bắt đầu quan tâm, khảo sát về cách thức tiếp nhận thông điệp từ các
PTTTĐC của công chúng. Thay vì hình dung vai trò của công chúng một
cách ‘thụ động’, hoặc hình dung tác động của các PTTTĐC một cách cơ học,
giản đơn, các nhà nghiên cứu truyền thông những năm 1970-1980 cho rằng

14
người tiếp nhận là những chủ thể xã hội năng động ở các mức độ và tính chất
khác nhau, luôn có ý thức chọn lựa và sử dụng các phương tiện truyền thông
và những nội dung truyền thông phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mình.
Công chúng trở thành một đối tượng quan trọng trong nghiên cứu
truyền thông. Thay vì một khối đại chúng (masses) không bản sắc, bao gồm
những cá nhân riêng lẻ, cô lập, các nhà nghiên cứu nhận ra người tiếp nhận
thông điệp là công chúng (audience), hoàn toàn không phải là một khối đồng
nhất, giống nhau, mà trái lại, bao gồm nhiều tầng lớp xã hội, có những quyền
lợi, suy nghĩ, điều kiện và vị trí kinh tế- chính trị- xã hội khác nhau.
Học thuyết ‘Sử dụng và hài lòng’ lấy công chúng làm trung tâm, thay
vì đặt câu hỏi ‘Báo chí có tác động như thế nào đến công chúng?’ đã đặt ra
vấn đề ‘Công chúng sẽ sử dụng/dùng báo chí như thế nào? (Katz, 1960 trích
theo luận án của TS. Đặng Thị Thu Hương).
Nghiên cứu sự tiếp nhận, sử dụng và hài lòng của công chúng đối với

phương tiện truyền thông mới, đang trở nên quan trọng hơn vì công chúng
đang ngày càng trở nên năng động, chủ động lựa chọn và sản xuất sản phẩm
truyền thông. Trong mối quan hệ với các PTTTĐC, họ không chỉ là người
tiếp nhận thông tin (information receiver), tức là độc giả, thính giả, khán giả
mà còn là người tiêu thụ sản phẩm truyền thông (consumer) (trích theo luận
án của TS. Đặng Thị Thu Hương). Công chúng tham gia vào mối quan hệ ‘thị
trường’ với hệ thống các PTTTĐC trong đó có các nhà quảng cáo, nhà sản
xuất sản phẩm truyền thông, và người tiêu dùng sản phẩm truyền thông
(Turow 1997; Webster and Phalen 1994). Có nghĩa là, công chúng là người
tiêu dùng sản phẩm truyền thông, nhưng chính thời gian mà họ dành để tiêu
thụ sản phẩm truyền thông là một ‘món hàng’ để các nhà cung cấp/sản xuất

15
thông điệp truyền thông ‘bán’ lại cho các nhà quảng cáo (trích theo luận án
của TS. Đặng Thị Thu Hương).
Như vậy, công chúng báo chí là người đọc, người nghe, người xem, là
người hưởng thụ sản phẩm truyền thông, nhưng đồng thời cũng là người tiêu
thụ sản phẩm truyền thông, là khách hàng của các cơ quan thông tấn báo chí.
Công chúng báo chí có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ
theo loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mà họ tiếp xúc, theo đó họ
là những độc giả, thính giả, khán giả hay người sử dụng internet.
1.1.2. Vai trò của công chúng trong quá trình truyền thông
Khái niệm truyền thông: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao
đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để
dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [28, tr. 13].
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian. Quy trình
truyền thông diễn ra theo các bước nhất định. Chúng ta có thể hình dung ra
quy trình này thông qua các mô hình được nhiều nhà nghiên cứu truyền thông
đưa ra. Mô hình truyền thông của Shannon- Laswell là mô hình được cho là
“đơn giản nhưng dễ hiểu”, và được sử dụng phổ biến nhất [11, tr. 17-19]



S
M
E
C
R
phản hồi
Nhiễu

16
Trong đó:
S: Nguồn (cá nhân, tổ chức, cơ quan)- nơi cung cấp thông tin.
M: Nội dung.
C: Kênh (Loại hình truyền thông).
R: Đối tượng tiếp nhận.
E: Hiệu quả.
Qua mô hình trên, có thể thấy, đối tượng tiếp nhận thông tin (R) là yếu
tố không thể thiếu của quá trình truyền thông. Thiếu yếu tố này hoạt động
thông tin không thể diễn ra.
Quá trình truyền thông chỉ thật sự có hiệu quả (E), khi thông tin đến
được với công chúng, được công chúng tiếp nhận và xử lý. Thông điệp (M)
được công chúng đón nhận càng nhiều thì hiệu quả (E) của quá trình truyền
thông đó càng cao.
Muốn hoạt động truyền thông có hiệu quả thì nhất thiết những nhà hoạt
động truyền thông (S) phải quan tâm đến công chúng (R) của mình. Nhà báo
– tác phẩm và công chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người làm báo
dường như ai cũng biết về những lời dạy hết sức thấm thía của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với những người cầm bút: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì?
Viết như thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc?”(Bài nói chuyện

tại Đại hội lần thứ III- Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1962) [20, tr.210]. Nhà
báo, mỗi khi đặt bút viết một tác phẩm báo chí điều đầu tiên quan tâm là tác
phẩm mình viết cho ai, nhóm công chúng nào để từ đó có cách viết cho phù
hợp.

17
Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định cho việc
thiết kế thông điệp, sáng tạo tác phẩm báo chí. Thông tin trong tác phẩm báo
chí, tuy là thành quả lao động sáng tạo của nhà báo nhưng chỉ là thông tin
tiềm năng. Chỉ khi thông tin đó được đông đảo công chúng tiếp nhận thì mới
trở thành thông tin thực tế.
1.2. Vài nét về công chúng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
1.2.1. Diện mạo chung về các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em, trong đó có
53 dân tộc thiểu số, với số dân hơn 12 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số
dân của cả nước. Quy mô dân số của các dân tộc thiểu số cũng có sự chênh
lệch đáng kể, có những dân tộc thiểu số trên một triệu người (Tày, Thái,
Mường, Khmer, Hoa) nhưng cũng có những dân tộc thiểu số có số dân rất ít,
một số dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người (Si La, Pu Péo, Rơ Măm,
Brâu, Ơ đu) [39, tr. 5]
Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường
sinh thái. Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên,
bao gồm 21 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có miền núi và 10 tỉnh đồng bằng
có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Miền núi là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, nơi đầu nguồn của những con
sông lớn, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Trong lịch sử phát triển của đất
nước ta, địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số là địa bàn chiến lược

xung yếu, là phên dậu trấn giữ và bảo vệ biên cương của tổ quốc, là những

18
khu căn cứ địa vững chắc của cách mạng, là nơi cung cấp sức người, sức của,
góp phần tạo nên thắng lợi của dân tộc.
Cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong
đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống
nhất. Nhiều truyền thuyết như truyện "Quả bầu mẹ", truyện "Ðôi chim" đẻ ra
hàng trăm, hàng ngàn trứng nở ra người Kinh, người Mường, người Thái,
người Khơ-mú ; truyện của dân tộc Ba-na, Ê-đê kể rằng người Kinh, người
Thượng là anh em một nhà; đặc biệt là truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ… đều
có cùng ý tưởng giải thích về cội nguồn chung của các dân tộc.
Ðoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là truyền thống nổi bật nhất
của các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử. Trong sự
nghiệp cách mạng do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống đoàn
kết dân tộc được phát huy cao độ, là một trong những nhân tố quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng nước ta.
Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới rất to lớn và đáng tự
hào cho thấy khối đại đoàn kết dân tộc nước ta đã có tầm cao mới và chiều
sâu mới, là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nước, làm cho thế và
lực của cách mạng nước ta ngày càng được tăng cường.
Một đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam là họ cư trú
phân tán và xen kẽ nhau, tuy có một số vùng nhất định có dân tộc cư trú
tương đối tập trung. Ở miền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một
dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Ðồng Phần lớn các huyện có từ 5
dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 3-4 dân tộc cùng sinh sống.

19
Bên cạnh đó, cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt

Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời,
phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân
tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết,
văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự
phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn
hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét
riêng, độc đáo của nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân về lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự
nhiên nên các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không
đều. Các dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế - xã hội còn thấp. Nhiều dân tộc
cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, khắc nghiệt. Ðiều
kiện canh tác nương rẫy không ổn định nên đời sống của đồng bào thường
bấp bênh. Cuộc sống du canh, du cư thường dẫn tới đói nghèo, bệnh tật.
1.2.2. Công chúng người Thái và người Thái ở Tương Dương (Nghệ
An)
Người Thái ở Việt Nam phân bố trên địa bàn tương đối rộng, sống tập
trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình
và Nghệ An. Theo số liệu thống kê của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009,
dân số của người dân tộc Thái là: 1.986.374 người, chiếm hơn 2% dân số
của cả nước. Nói riêng về huyện Tương Dương, với số dân gần 80.000
người, thì người Thái chiếm 71% dân số (Báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội UBND huyện Tương Dương, 2010). Tác giả Ninh Viết Giao (2003,
tr.55) cho rằng người Thái ở Tương Dương chủ yếu là tộc người Thái di cư
từ Lào vào Nghệ An và một số là từ vùng Tây Bắc, di cư qua Thanh Hóa rồi

20
đến Tương Dương. Họ đến Tương Dương cách ngày nay khoảng độ 450
năm. Người Thái ở Tương Dương có 3 nhóm chính: Thái Hàng Tổng (Thái
Trắng), Thái Tày Thanh (Thái Đen), Thái Tày Mười.

Kinh tế quan trọng và gắn với cuộc sống của đồng bào Thái ở Tương
Dương là nghề đãi vàng. “Sông suối ở Tương Dương có nhiều vàng” [11,
tr.137]. Nghề đãi vàng đã có từ xa xưa và mang lại thu nhập đáng kể cho
người Thái ở Tương Dương. Vài năm trở lại đây, Nhà nước cấm các hoạt
động khai thác vàng tự phát trong dân cư làm ô nhiễm môi trường và an ninh
trật tự xã hội bị ảnh hưởng. Hoạt động khai thác vàng được giao cho các công
ty khai khoáng, nên hoạt động có quy mô và trật tự hơn.
Làm nương rẫy là kinh tế chủ yếu trong nền sản xuất nông nghiệp của
đồng bào Thái ở Tương Dương. Từ khi đặt chân đến Phủ Tương Dương
người dân tộc Thái đã biết phát nương làm rẫy. Họ gieo trồng nhiều giống lúa
ngon nổi tiếng như “khau cồi”, “khàu dòi”, “khau căm”…
Hiện nay, đời sống của người Thái ở Tương Dương đã có nhiều thay
đổi. Tuy vây, một bộ phận dân cư vẫn duy trì tập quán làm nương rẫy, hái
lượm và săn bắt. Ngày xưa những sản phẩm thu được thường chỉ để phục vụ
cho cuộc sống hàng ngày thì nay những sản vật thu được từ hoạt động này trở
thành hàng hoá và là thương phẩm đặc sản tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho
bà con. Nhiều hộ gia đình rất nhanh nhạy đưa những loại cây trồng vốn trước
đây chỉ mọc hoang trong rừng về trồng tại vườn nhà theo hướng trồng rau
hàng hoá. Mô hình này khá phát triển ở các xã, bản gần với thị trấn nơi có sự
giao lưu và thông thương phát triển.
Người Thái ở Tương Dương có nền văn hoá khá phát triển. Họ có kho
tàng văn học và chữ viết riêng. Văn tự cổ của dân tộc Thái hiện nay vẫn còn

21
được lưu lại ở trong dân gian là chữ Lai Pao. Chữ Lai Pao, một kiểu chữ viết
nổi tiếng được sử dụng rộng rãi vào thế kỷ trước ở huyện Tương Dương
nhưng từ đầu thế kỷ này thì không còn được sử dụng nữa.
Những tập tục trở thành nét văn hoá đặc trưng và hiện hiện trong đời
sôngs tinh thần của dân tộc Thái Tương Dương đến tận ngày nay là: tục buộc
vía để cầu sức khoẻ, hạnh phúc; thờ ma (ma xấu và ma tốt

1
)
Nhà ở của người Thái ở Tương Dương cũng giống với nhà ở của đồng
bào Thái ở các địa phương khác, không có sự khác biệt lớn. Người Thái ở nhà
sàn, hướng ra ruộng và tựa lưng vào núi. Nhà sàn có 2 lối lên xuống bằng cầu
thang, một lối đi chính ở phía trước nhà và một lối theo cửa bếp, thường là
nơi lên xuống của phụ nữ trong gia đình. Nhà được chia làm 3 gian và được
chia làm nhiều buồng nhỏ.
Trang phục của đồng bào Thái ở Tương Dương cũng tương tự như
trang phục của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đàn ông mặc áo cộc xẻ thân với hàng
khuy vài bằng vải tết tròn. Trang phục của phụ nữ Thái cầu kỳ với nhiều hoạ
tiết, hoa văn được chính những ngừơi phụ nữ Thái dệt hoặc thêu. Chiếc khăn
Piêu là phục trang mà được chị em rất ưa dùng.
Hiện nay, nhờ có nhiều chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế xã
hội ở miền núi như Chương trình 30A, Chương trình 134, Chương trình
135… nên đồng bào Thái ở Tương Dương có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
rất lớn, từ phát nương làm rẫy sang trồng rừng (cây mét, luồng và các loại cây
lấy gỗ khác) và trồng cây ăn quả (xoài, mít, chuối…), nhận giao khoán bảo vệ
rừng đặc biệt là phát triển chăn nuôi (trâu, bò, dê, lợn, cá lồng…). Trong cộng

1
Ma tốt là những ma không gây hại cho cuộc sống của con người như Phi hươn (ma nhà),
Phi pu pà (ma nương rẫy), Phi bàn (ma bản),,,,Ma xấu là những loại ma gây hại cho con
người như Phi pop (ma cọp ), Phi nắm (ma nước)…

22
đồng ngưòi Thái ở Tương Dương hiện nay có rất nhiều mô hình VAC, VACR
có quy mô lớn, hình thành các trang trại tổng hợp, “có thu nhập cao (từ 200 –
500 triệu đồng/năm), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 10 triệu
đồng/năm, giảm hộ nghèo từ 72% (năm 2006) xuống còn 42% (năm 2009)”

[3, tr 5].
Tiếng Thái vẫn là ngôn ngữ chính trong sinh hoạt của người Thái.
Người Thái ở Tương Dương có truyền thống nhiều thế hệ sống trong cùng
một nhà. Như một quy luật bất thành văn ngôn ngữ giao tiếp ở trong gia đình
là tiếng Thái. Người Thái chỉ sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Kinh) khi cần
thiết trong việc giao lưu, buôn bán….
Người dân tộc Thái ở Tương Dương rất hiếu học. Trong quan niệm của
các gia đình người Thái thì thất học là xấu. Theo ‘Báo cáo tình hình công tác
dân tộc’ năm 2010 của văn phòng UBND huyện Tương Dương thì “tỷ lệ học
sinh bỏ học là ngưòi dân tộc Thái ít hơn so với các dân tộc khác. Tỷ lệ huy
động học sinh đến lớp đạt: 73,35%, trong đó Mầm non: 47,2%, Tiểu học:
99,4%, THCS: 100%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên: 90%, THPT đạt trên:
40%.”[3,tr.2]
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc thiểu số
và chính sách về báo chí dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc thiểu số
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề dân tộc thiểu số. Đây là
chủ trương lớn, nhất quán thể hiện xuyên suốt trong các văn bản đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đại hội Đảng đầu tiên (3.1935) cho đến
ngày hôm nay, với nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển’ [1, tr. 27].

23
Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ
"Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam" [19, tr.68]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi Đại hội Đại biểu các dân
tộc thiếu số tổ chức tại Hà Nội ngày 3-12-1945: “Nước Việt Nam là một, dân
tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt, là con
cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của

các dân tộc” [20, tr. 273].
Ngay từ năm 1935, tại Đại hội Đảng lần thứ nhất, Đảng đã có Nghị
quyết về các dân tộc thiểu số. Sau Cách mạng tháng Tám, tháng 4/1946 Đảng
tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu. Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (năm 1951) khẳng định: “Các dân tộc
ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp
đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc” [20, tr.182].
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng xác định
nguyên tắc: “Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến
kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả
năng to lớn của mình, trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư
tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các
dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa” [2, tr. 433 - 434].
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta đã đề ra nhiều
chính sách cụ thể giải quyết vấn đề dân tộc, ví dụ như Nghị quyết về vấn đề
dân tộc (tháng 8/1952) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng lao động Việt
Nam; hay chính sách dân tộc do Chính phủ ban hành ngày 22/6/1953. Chính
nhờ chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn mà các dân tộc thiểu số ở vùng núi

×