Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ NGA





BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ









HÀ NỘI – 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ NGA



BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
(Khảo sát báo Điện tử VietNamNet và Vnexpress từ
năm 2005 đến năm 2009)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 60 32 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ



Người hướng dẫn khoa học:

Tiến sĩ: Trần Đăng Thao



HÀ NỘI – 2009



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
5.1. Cơ sở lý luận 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Kết cấu luận văn 11
CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU 12
1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
1.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng trên thế giới 12
1.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng ở Việt Nam 13
1.1.3. Nghiên cứu về báo điện tử trong mối tương quan giữa các phương tiện
truyền thông khác 15
1.2. Cơ sở lý thuyết 17
1.2.1. Lý thuyết về dư luận xã hội 17
1.2.1.1. Khái niệm 17
1.2.1.2. Sự hình thành dư luận xã hội 19
1.2.1.3. Đặc điểm của dư luận xã hội 21

1.2.1.4. Chức năng của dư luận xã hội 22
1.2.1.5. Các phương pháp nhận diện dư luận xã hội 23
1.2.1.6. Các góc độ phân tích dư luận xã hội 24
1.2.2. Lý thuyết về truyền thông đại chúng 25
1.2.3. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 27
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 32
CHƯƠNG II- DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ THUẾ TNCN TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ VIETNAMNET VÀ VNEXPRESS 33


2.1. Vài nét về vấn đề thuế TNCN trên báo VietNamNet và Vnexpress 33
2.1.1. Vấn đề thuế thu nhập cá nhân 33
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế TNCN 33
2.1.1.2. Nguồn gốc, cơ sở ra đời của thuế TNCN 34
2.1.1.3. Căn cứ ban hành luật thuế TNCN tại Việt Nam 36
2.1.1.4. Quan điểm, mục tiêu xây dựng Luật thuế TNCN tại Việt Nam 38
2.1.1.5. Yêu cầu của Luật thuế TNCN Việt Nam 39
2.1.2. Vài nét về báo điện tử VietNamNet và Vnexpress 39
2.1.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 41
2.2. Dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN trên báo VietNamNet và Vnepress 46
2.2.1. Người nộp thuế 46
2.2.2. Thu nhập chịu thuế 49
2.2.3. Giảm trừ gia cảnh 75
2.2.4. Biểu thuế 98
2.2.5. Biện pháp tổ chức thu nộp 103
2.2.6. Thời điểm thi hành 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 114
CHƯƠNG III – MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
3.1. Đánh giá thực trạng dư luận xã hội về vấn đề Thuế TNCN 115
3.2. Tác động từ công tác truyền thông của Tổng cục Thuế đến dư luận xã hội 122

3.3. Tác động từ thông điệp và tổ chức thông điệp truyền thông trên báo
VietNamNet và Vnexpress đến dư luận xã hội 124
3.3.1. Thông điệp về vấn đề thuế TNCN trên hai báo 124
3.2.2. Tác động của thông điệp và tổ chức thông điệp đến dư luận xã hội 125
3.3. Một số kiến nghị 131
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 143







Danh mục các từ viết tắt trong luận văn


H:

Hà Nội
Nxb:

Nhà xuất bản
TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh
TNCN:

Thu nhập cá nhân

Sđd:

Sách đã dẫn















Danh mục bảng biểu

B1. So sánh giữa phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống với
mạng internet 16
B2. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 29
B3. Các luồng ý kiến dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN 43
B4. Khung phân tích của nghiên cứu 45
B5. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu 46
B6. Phần trăm bài viết qua các năm về nội dung Thu nhập chịu thuế 52
B7. Số lượng bài viết ở các chuyên mục thuộc Thu nhập chịu thuế 52
B8. Số lượng bài viết ở các thể loại thuộc Thu nhập chịu thuế 53
B9. Số lượng bài viết thuộc các luồng ý kiến về Thu nhập chịu thuế 54

B10. Tương quan giữa các thể loại thuộc nội dung Thu nhập chịu thuế
với loại báo mạng 71
B11. Tương quan giữa các luồng ý kiến thuộc nội dung Thu nhập chịu
thuế với loại báo mạng 73
B12. Số lượng bài viết về Giảm trừ gia cảnh qua các năm 77
B13. Phần trăm bài viết thuộc chuyên mục đăng tải về Giảm trừ gia
cảnh 78
B14. Số lượng bài viết thuộc các thể loại thuộc Giảm trừ gia cảnh 79
B15. Số lượng bài viết thuộc luồng ý kiến về Giảm trừ gia cảnh 79
B16. Số lượng bài viết về Biện pháp tổ chức thu nộp qua các năm 105
B17. Số lượng bài viết thuộc chuyên mục đăng tải về Biện pháp tổ
chức thu nộp 107
B18. Số lượng bài viết thuộc luồng ý kiến về Biện pháp tổ chức thu
nộp 108




1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là hai mục
tiêu cơ bản của phát triển bền vững mà hầu như quốc gia nào trên thế giới
cũng đều mong muốn đạt tới. Cùng có chung một kỳ vọng tốt đẹp là tạo dựng
đời sống no đủ, hạnh phúc và bình đẳng cho toàn thể nhân dân song thực tế
điều tiết kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cho thấy, thực hiện đồng thời, cân đối hai
mục tiêu trên chưa khi nào là chuyện đơn giản, nhanh chóng đối với mỗi mô
hình kinh tế cụ thể. Lời giải cho bài toán này càng trở nên phức tạp khi làn
sóng toàn cầu hóa đang lan nhanh thôi thúc sự tăng tốc của mỗi quốc gia trong
cuộc đua tranh vì tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Có lẽ Thomas L. Friedman, tác giả cuốn Thế giới phẳng
1
, đã quá nhấn
mạnh mặt tích cực khi lập luận rằng hiện tượng toàn cầu hóa tăng tốc trong kỷ
nguyên số ngày nay đã “san phẳng” thế giới. Kết quả, “sự kết nối” không giới
hạn đã và đang đem đến một thế giới “bình đẳng”, không có bất cứ sự phân
biệt nào. Đó là sự “bình đẳng” về các “cơ hội cũng như thách thức”.
Hiểu như vậy không sai nhưng dường như nhà báo, nhà kinh tế học người
Mỹ này mới dừng ở góc nhìn bao quát theo chiều rộng. Cần thừa nhận rằng,
song song với quá trình “làm phẳng” trên, thế giới ngày nay cũng trở nên “lồi
lõm” hơn trên nhiều phương diện. Mà một trong số đó là sự phân hóa giàu
nghèo, sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc, đe dọa sự
ổn định an ninh, chính trị ở nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, thực tiễn sự nghiệp Đổi mới từ năm 1986 đã đưa đến sự
chuyển đổi, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Cùng với chính sách mở cửa,
hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, trong đó đáng chú ý là sự kiện gia
nhập thành công vào khối Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006,
sau hơn 20 năm, từ một nền kinh tế gần như khép kín, một xuất phát điểm thấp

1
Thế giới phẳng (The World is Flat) - cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ năm 2006, tác giả Thomas
L.Friedman đã chỉ ra 10 yếu tố làm phẳng thế giới. 10 yếu tố này tích hợp lại đã vẽ nên sơ đồ trạng thái phát
triển của thế giới trong thời đại ngày nay theo hệ tọa độ không gian ba chiều. Trong đó chiều cao là sự phát
triển của khoa học công nghệ, chiều ngang là toàn cầu hóa kinh tế và chiều dọc là xu thế hòa bình và hợp tác
trong nền chính trị thế giới.

2
sau chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên thành nước đang phát triển năng động
với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm trong giai đoạn từ 1990-2000 và

7,5%/năm trong giai đoạn kế tiếp.
Xác định “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và
từng chính sách phát triển: tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y
tế, giáo dục…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con
người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông
qua phúc lợi xã hội”
2
, gần một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được các bước
tiến rõ rệt trong cải thiện điều kiện sống và an sinh xã hội cho người dân.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2007 của Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) cho thấy, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bao trùm ở Việt
Nam đã thể hiện ở tỉ lệ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống khoảng 18,1%
trong năm 2006. Nhiều chỉ tiêu kinh tế, thương mại đã liên tục lập kỷ lục năm
sau cao hơn năm trước. Trên hết, quá trình đổi mới và cải cách đã cải thiện
mạnh mẽ mức sống, thu nhập của nhân dân.
Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên
10 triệu đồng năm 2005. Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung
bình 0,498 năm 1991 đã tăng lên mức trung bình 0,691 năm 2004 và 0,725
năm 2009. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt nhiều kết quả:
mạng lưới y tế được mở rộng; tuổi thọ trung bình tăng từ 67,8 năm 2000 lên
71,5 vào năm 2005 và 74,3 vào năm 2009
Tuy nhiên như là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, quá trình
tăng trưởng kinh tế, tích tụ vật chất nhanh chóng (bên cạnh mặt tích cực là tạo
điều kiện cho người dân làm giàu hợp pháp, cũng đi kèm không ít các hiện
tượng làm giàu bất chính do tham nhũng, đầu cơ, buôn lậu…) cũng đang kéo
theo những biến đổi dần về cơ cấu xã hội. Đáng lưu ý là sự mất cân đối và
chênh lệch ngày càng xa về thu nhập giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân
cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi.


2
Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2001. Tr 88.

3
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa
20% dân số giàu nhất và 20% nghèo nhất trong tổng số dân cư cả nước là 5,6
lần năm 1992 thì năm 1997 - 1998 con số này tăng lên 10,47 lần. 10 năm sau,
Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008 của Chương trình hỗ trợ phát triển
của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tiếp tục đưa ra con số giật mình: 10% dân số
nghèo nhất chỉ được hưởng khoảng 4% thu nhập và chi tiêu quốc gia, trong
khi 10% giàu nhất chiếm xấp xỉ 29% - gấp 6,9 lần. Nếu tính theo chỉ số Gini –
chỉ số chênh lệch giàu nghèo thì ở Việt Nam thì lên đến 34,4 lần.
Rõ ràng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập và hưởng thụ
các dịch vụ xã hội đang nổi lên như một vấn đề thời sự cấp bách ở nước ta.
Nếu không có những nỗ lực và biện pháp toàn thể thì tăng trưởng kinh tế quốc
gia dù cao đến mấy cũng sẽ không còn ý nghĩa.
Với quan điểm động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư để khuyến
khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh gia tăng thu nhập làm
giàu chính đáng; đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, góp phần hạn
chế khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời gia tăng nguồn
lực để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, từ cuối năm 2005 Nhà nước đã rất
quan tâm đến việc xác định mức thu nhập chuẩn của các đối tượng nhằm ban
hành Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN).
Có nguồn gốc từ Pháp lệnh về thuế đối với người có thu nhập cao, từ năm
2006, Dự luật Thuế TNCN đã được soạn thảo và đưa ra tham vấn ý kiến người
dân cùng các bên liên quan. Ngày 01/01/2009, luật thuế TNCN chính thức có
hiệu lực.
Trong suốt quá trình xây dựng từ lúc còn là Dự luật đến khi Luật thuế
TNCN đi vào cuộc sống đã liên tục thu hút rất nhiều luồng ý kiến, quan điểm
trái ngược trong xã hội. Thuế TNCN đã trở thành sắc thuế được góp ý, phản

biện nhiều nhất từ trước tới nay. Các tranh luận nóng bỏng thậm chí gay gắt
chủ yếu xoáy vào các nội dung như: người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, giảm
trừ gia cảnh, biểu thuế, biện pháp tổ chức thu nộp và thời điểm thi hành…
Phải nhìn nhận rằng, thuế TNCN khi áp dụng ở các quốc gia khác cũng đều
được đánh giá là sắc thuế “nhạy cảm”, “phức tạp”. Bởi thứ nhất đây là kiểu
thuế trực thu, đánh trực tiếp và trông thấy vào thu nhập của cá nhân; thứ hai là

4
diện điều chỉnh rất rộng, đụng chạm đến lợi ích, tiền bạc của hầu hết dân cư,
giai tầng xã hội. Ngoài hai yếu tố cơ bản nêu trên, riêng Việt Nam, thuế
TNCN còn là một vấn đề mới mà đa số người dân chưa có nhận thức, ý thức
đầy đủ, chưa kể nỗi ám ảnh về “sưu cao, thuế nặng” do lịch sử để lại dẫn tới
tâm lý trốn tránh, không muốn đóng thuế, phản đối luật thuế.
Các phản ứng về một số nội dung của luật thuế càng nóng bỏng hơn khi
tình trạng trượt giá, lạm phát trong nước tăng cao lên hai con số vào năm 2008
và ngay sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu khiến
thu nhập thực tế, việc làm, đời sống của đại bộ phận người dân giảm sút. Xuất
hiện thêm nhiều quan ngại: việc đóng thuế vô hình sẽ trở thành một gánh nặng
đối với phần đông những người lao động, công nhân viên chức. Một số ý kiến
khi ấy cho rằng luật chưa ra đã lạc hậu, luật quá tận thu hay cần có luật thất
nghiệp sau khi ra đời luật thuế TNCN…
Tất cả những mong muốn, tâm trạng, thái độ, quan điểm của các nhóm lợi
ích trong xã hội đã được phản ánh chân thực, sinh động và toàn diện trên báo
chí. Đặc biệt, với đặc trưng là tính đa chiều, tính tương tác cao, khả năng cập
nhật liên tục, lại không bị giới hạn bởi khuôn khổ, báo điện tử có vai trò nổi
trội so với các loại hình báo chí khác trong thể hiện dư luận xã hội.
Khi Thuế TNCN vẫn đang là vấn đề thời sự, được cả xã hội quan tâm thì việc
nghiên cứu dư luận xã hội thể hiện trên hai tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam là
VietNamNet (www.vietnamnet.vn) và Vnexpress (www.vnexpress.net) sẽ góp
phần phác họa bức tranh, diễn biến và kiến giải những nội dung gây tranh luận

nhiều nhất của luật thuế TNCN. Đứng từ góc độ nghiên cứu hiệu quả truyền
thông, công trình sẽ làm rõ thêm vai trò, ưu thế cũng như hạn chế của loại
hình báo điện tử trong việc làm hình thành, thể hiện và định hướng dư luận xã
hội; xem xét mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; mức
độ tác động của các luồng dư luận xã hội trên báo điện tử tới Dự luật và luật
thuế quan trọng số một của Việt Nam kể trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu dư luận xã hội về vấn đề thuế
thu nhập cá nhân trên hai trang báo điện tử VietNamNet và Vnexpress từ năm
2005 đến năm 2009.

5
Xem xét/nhận diện vai trò, ưu thế của báo điện tử trong việc hình thành,
dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội.
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả truyền
thông của báo điện tử cùng vấn đề thuế thu nhập cá nhân đã và đang còn nhiều
ý kiến tranh luận ở nước ta.
Các mục tiêu cụ thể của luận văn như sau:
- Xem xét cách thức, đo lường mức độ, cường độ của các luồng dư luận
xã hội về vấn đề thuế thu nhập cá nhân trên báo điện tử.
- Tìm hiểu và lý giải cơ sở, cơ chế hình thành và phát triển dư luận xã hội
của từng nhóm đối tượng về vấn đề thuế TNCN.
- Chỉ ra một số tác động của dư luận xã hội góp phần làm thay đổi, hợp lý
hóa các điều của Dự luật, Luật Thuế Thu nhập Cá nhân.
- So sánh đặc trưng thông tin của hai trang báo điện tử hàng đầu.
- Làm rõ tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu: Các luồng dư luận xã hội về vấn đề thuế thu
nhập cá nhân trên loại hình báo điện tử.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: 614 tin, bài, ý kiến phản hồi của độc giả về vấn

đề thuế thu nhập cá nhân.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Trong 715 tin, bài, ý kiến phản hồi về vấn đề
thuế TNCN đăng tải trên trang www.vietnamnet.vn và www.vnexpress.net từ
năm 2002 đến 2009 - được thu thập dựa trên kết quả tìm kiếm theo từ khóa:
““thuế thu nhập cá nhân” + site:www.vnexpress.net”” và ““thuế thu nhập cá
nhân” + site:www.vietnamnet.vn”” trên trang www.google.com.vn, kết hợp sử
dụng hình thức tìm tin bài theo ngày tháng, theo tin liên quan trên chính hai
trang báo này, chúng tôi chọn ra 614 tin, bài, ý kiến phản hồi trong khoảng
thời gian từ năm 2005 đến tháng 7/2009 để làm cơ sở dữ liệu của việc nghiên
cứu.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, việc giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài sẽ góp phần làm
rõ, bổ sung thêm một số vấn đề lý thuyết báo chí học trong lĩnh vực nghiên

6
cứu hiệu quả truyền thông nói chung và dư luận xã hội trên báo chí nói riêng –
lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.
Về thực tiễn, thông qua việc tìm hiểu tâm trạng, thái độ, mong muốn của
các luồng dư luận xã hội về luật thuế TNCN bày tỏ trên loại hình báo điện tử,
nghiên cứu góp phần đưa đến cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về vấn đề thuế
TNCN. Đây sẽ là cơ sở để các nhà làm luật, ban hành chính sách cũng như
giới truyền thông rút kinh nghiệm trong việc thông tin - truyền thông về các
vấn đề chuyên môn sâu, phức tạp đến công chúng sao cho chính xác, đạt hiệu
quả tối đa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tinh thần duy vật biện chứng trong triết học Mác, thể hiện ở mối quan hệ
biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng trong mỗi hình thái
kinh tế xã hội; vai trò của ý thức, tư duy trong mối quan hệ với vật chất và tồn
tại; vấn đề con người, vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử xã hội

được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự tác động của truyền thông đại
chúng đối với dư luận xã hội.
Với tư cách là một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội trên các
mặt tư tưởng, cảm xúc và ý chí, dư luận xã hội vừa là tấm gương phản ánh
thực tế xã hội, đến lượt mình, nó vừa có tác động ngược trở lại đối với tồn tại
xã hội. Vì lẽ đó các nhà nghiên cứu đồng quan điểm: cấu trúc tinh thần – thực
tế chính là đặc trưng làm nên bản chất của dư luận xã hội.
C.Mác quan niệm: dư luận xã hội là dư luận của nhân dân, trong khi ông
đặc biệt đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, coi đây là những người sáng
tạo chân chính của lịch sử. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân thể
hiện từ khía cạnh kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tinh thần, tư tưởng với
tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội; là động lực cơ bản của mọi
cuộc cách mạng; đóng vai trò to lớn trong sản xuất tinh thần xã hội thông qua
các hoạt động thực tiễn của mình. C.Mác nói: tư tưởng một khi thâm nhập vào
quần chúng sẽ biến thành lực lượng vật chất. Đó là những tư tưởng phản ánh
đúng ý nguyện và lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng, chỉ ra được những
nhiệm vụ lịch sử đã chín muồi mà quần chúng nhân dân cần thực hiện.

7
Mặt khác, ông cũng khẳng định: sản phẩm của truyền thông đại chúng là
dư luận xã hội
3
. Như vậy có thể thấy, ngoài ý nghĩa quyết định của quần
chúng nhân dân đối với lịch sử xã hội, C.Mác đánh giá rất cao vai trò của quần
chúng nhân dân và của truyền thông đại chúng trong việc thể hiện và tạo nên
dư luận xã hội. Quan điểm này cũng tỏ ra tương đồng với hướng tiếp cận của
các nhà xã hội học khi nghiên cứu dư luận xã hội như là một sản phẩm của
giao tiếp và tương tác xã hội.
Nhìn nhận dư luận xã hội có tác động tích cực đến sự phát triển xã hội là
điểm chung dễ thấy trong quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác

– Lê-nin. Theo quan điểm Mác-xít, dư luận xã hội luôn đóng vai trò là phương
tiện và yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như hành vi của con người.
Điều này được thể hiện cả ở xã hội có giai cấp và không có giai cấp. Trong xã
hội nguyên thủy - theo Ăng-ghen, “không có sức ép xã hội đối với cá nhân
ngoài dư luận xã hội”
4
. Còn ở xã hội có giai cấp, luật pháp và dư luận xã hội là
hai yếu tố cơ bản để điều hòa các quan hệ xã hội. Trong đó, nhìn về thực chất,
pháp luật của xã hội được hình thành như là kết quả của dư luận xã hội. Các
nhà kinh điển Mác-xít đã cho thấy gốc rễ của sự biến đổi xã hội là sự biến đổi
trong ý thức của quần chúng nhân dân. Nếu Ăng-ghen từng nhận định: sự tiến
bộ to lớn của dư luận xã hội là tiền đề cho những biến đổi xã hội, thì từ góc độ
quản lý, V.I.Lê-nin nêu bật: chúng ta chỉ có thể quản lý được, khi nào chúng ta
thể hiện đúng những gì mà nhân dân ý thức
5
.
“Dân làm chủ”, “dân là gốc” cũng chính là tư tưởng cốt lõi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong phương pháp dân chủ của Người. Theo tác giả cuốn sách
Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh
6
, mặc dù Hồ Chí Minh không có một tác
phẩm chuyên khảo nào bàn sâu về dân chủ, cũng như phương pháp dân chủ
nhưng trong các tác phẩm của Người (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000, 12 tập) thì thuật ngữ dân chủ được dùng trên 1.600
lần. Trong đó, một định nghĩa của Hồ Chí Minh về dân chủ hết sức hàm súc

3
Mai Quỳnh Nam. Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Tạp chí xã hội học số 1 (53), 1996, Tr.3-7
4
Nguyễn Quý Thanh. Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội. 2006. Tr. 97

5
Mai Quỳnh Nam. Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học số 1
(49), 1995. Tr.3-7.
6
Phạm Văn Bính (chủ biên). Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2008.

8
và giản dị đó “là dân làm chủ”
7
. Theo văn cảnh của Người thì dân chủ là dân
làm chủ khi nhân dân Việt Nam đã là chủ đất nước của mình, nghĩa là dân là
chủ và dân làm chủ. Hồ Chí Minh luôn tâm niệm đưa “nước ta phải đi đến dân
chủ thực sự”, nghĩa là “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “làm sao cho nhân
dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói,
dám làm”
8
.
Sự kế thừa quan điểm Mác-xít của Hồ Chí Minh về dân làm chủ thể hiện ở
việc, nhân dân không chỉ nắm quyền hành, mà còn làm chủ nhà nước, làm chủ
ruộng đồng, nhà máy, xí nghiệp (tư liệu sản xuất)… đến làm chủ về văn hóa,
tinh thần. Nghĩa là dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Kế thừa quan điểm dân vi bản (dân là gốc) và dân vi quý (dân là quý) từ
các nhà Nho duy tân Việt Nam, đối với Hồ Chí Minh, dân không chỉ là gốc
mà Đảng và Nhà nước “phải” lấy dân làm gốc. Bởi lẽ, dân là gốc của nước
mang tính khách quan, tính quy luật, không có dân làm gì có nước, dù người
cầm quyền có muốn hay không dân vẫn là gốc của nước. Theo Hồ Chí Minh:
“Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Để gốc
vững mạnh, Người yêu cầu phải chăm lo, ưu tiên cho các tầng lớp nhân dân
lao động. Họ là số đông có lực lượng, có khả năng và giữ vị trí chủ yếu tạo ra
của cải cho xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, “mọi lợi ích là vì dân”, “giải

quyết vấn đề kinh tế và tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân” để thu phục,
tập hợp, đoàn kết dân. Vì “trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của nhân dân”
9
.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ không chỉ là động lực cho
người dân chiến đấu giành lại quyền cơ bản là độc lập cho dân tộc mà còn là
khát vọng vươn lên xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, tự do cho mỗi người.
Đối với lĩnh vực kinh tế, quyền dân chủ cơ bản của Hồ Chí Minh thể hiện ở
việc thực hiện quyền sở hữu của cá nhân về tư liệu sản xuất, ở sự tồn tại nhiều
thành phần kinh tế, bình đẳng sản xuất trong xã hội. Không chỉ vậy, Người
còn rất quan tâm đến thực hiện công bằng trong phân phối sản phẩm xã hội,

7
Sđd. Tr.61-63
8
Sđd. Tr.64
9
Sđd. Tr.72.

9
công khai trong quản lý kinh tế. Bởi, giải quyết vấn đề phân phối một cách
công bằng dân chủ sẽ có tác dụng tích cực tới tâm trạng của người lao động,
thúc đẩy họ thêm phấn khởi, hăng hái sản xuất, đó cũng là thực hành dân chủ.
Mượn lời người xưa để nói rõ quan điểm của mình về phân phối sản phẩm
xã hội trước Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh nói: “Không sợ thiếu, chỉ sợ
không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”
10
.
Rõ ràng, mục đích công bằng trong phân phối là để “yên lòng dân” song

Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, trước hết phải có cái để mà phân phối, tức là
phải “sản xuất được nhiều” và công bằng không phải là cào bằng một cách
bình quân, mà “ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm
không hưởng”
11
và “Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp
đỡ chăm nom”
12
.
Điều đó có nghĩa, để đảm bảo dân chủ thực sự, ngoài phân phối theo lao
động, cần thiết phải trích một phần sản phẩm xã hội để thực hiện chính sách
xã hội. Phân phối theo lao động là thực hiện công bằng trong lao động sản
xuất nhưng công bằng không phải bình quân, cào bằng, lao động khá, giỏi, tốt,
xấu đều hưởng ngang nhau. Dân chủ theo kiểu bình quân chủ nghĩa chính là
nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội.
Trong quản lý nền kinh tế quốc gia, Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc tham
gia ý kiến của nhân dân, đến việc công khai tài chính thu chi. Người yêu cầu
làm kế hoạch Nhà nước theo cách “kế hoạch làm từ trên xuống và làm từ dưới
lên”. Dân được tham gia kiểm tra, kiểm soát và dân kiểm soát từ dưới lên.
Người nói: “Muốn quản lý tốt hợp tác xã, cán bộ quản trị phải dân chủ, tránh
quan liêu mệnh lệnh, làm việc gì cũng cần bàn bạc kỹ với xã viên. Làm việc
theo lối mệnh lệnh, quan liêu, không dân chủ thì chắc chắn thất bại”
13
.
Việc Việt Nam chuyển sang thực hiện nền kinh tế thị trường, những điều
kiện thuận lợi mới đã được tạo ra cho việc giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi
ích giữa cá nhân và xã hội. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà

10

Sđd. Tr. 98.
11

- 12
Sđd. Tr.98

13
Sđd. Tr.100
10

nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân. Và việc thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo thành quả
lao động, hiệu quả kinh tế đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn
lực khác và thông qua phúc lợi xã hội đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho
sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Kể từ Đại hội lần IX (tháng 4-2001), Đảng đã xác định mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong đó, dân chủ trở
thành mục tiêu trực tiếp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
với những nội dung, cơ chế, thiết chế rõ ràng chứ không còn coi đây là kết quả
tất yếu của quá trình xây dựng xã hội công bằng, văn minh nữa.
Dân chủ được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân. “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân,
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy
bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do
nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò
quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng”
14
.
Mở rộng nền dân chủ là điều kiện hết sức quan trọng để người dân phát

huy tính tích cực chính trị - xã hội, tham gia ngày càng hiệu quả vào hoạt động
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Rõ ràng, công cuộc đổi mới đất nước trong
hơn 20 năm qua đã và đang tạo ra những cơ sở khách quan làm tăng cường vai
trò và ý nghĩa của dư luận xã hội trong đời sống xã hội.
Cơ sở lý thuyết của luận văn là lý thuyết truyền thông đại chúng và xã hội
học về truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
dựa trên 614 tin, bài, ý kiến phản hồi của bạn đọc về vấn đề thuế TNCN được
tìm kiếm, thu thập trên 2 trang báo điện tử là VietNamNet và Vnexpress, ở các
địa chỉ (www.vietnamnet.vn) và (www.vnexpress.net) trong thời gian 5 năm
từ 2005 đến 2009.

14
Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.71.
11

Chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm SPSS nhằm phân tích dữ liệu định lượng;
đồng thời, tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng là chuyên gia kinh tế, đại
diện Tổng cục Thuế, nhà báo trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thực hiện các bài
viết về vấn đề thuế TNCN trên báo VietNamNet và báo Vnexpress theo
phương pháp nghiên cứu định tính.
Ở chương tiếp sau, chúng tôi sẽ trình bày kỹ lưỡng mô hình, cách thức thực
hiện nghiên cứu này.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận – khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được chia làm ba chương như sau:
- Chương I: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Chương II: Thực trạng dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN trên báo
điện tử VietNamNet và Vnexpress

- Chương III: Một số kết luận và kiến nghị về vấn đề thuế TNCN trên báo
điện tử VietNamNet và Vnexpres.














12

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng trên thế giới
Các hướng nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới hiện chủ yếu
tập trung vào 5 mảng chính: nghiên cứu công chúng, nghiên cứu nội dung
thông điệp, nghiên cứu nhà truyền thông, nghiên cứu kênh dẫn truyền và
nghiên cứu hiệu quả truyền thông – thể hiện cụ thể ở việc nghiên cứu dư luận
xã hội và quá trình xã hội hóa cá nhân. Trong đó, nghiên cứu về ảnh hưởng xã
hội của truyền thông đại chúng vẫn là đề tài phức tạp, gây tranh luận nhiều
nhất.
Tính chất phức tạp ở đây xuất phát từ chỗ người ta ngày càng nhận thấy

khả năng tác động to lớn của truyền thông đại chúng đối với đời sống xã hội
nhưng việc đo lường một cách chính xác mức độ tác động đó lại không đơn
giản bởi tính đa chức năng của truyền thông đại chúng và các mối quan hệ
nhiều chiều ở sự tương tác với hệ thống này trong thực tế
15
. Rõ ràng, bất kỳ sự
kiện xã hội nào cũng đều chịu tác động cùng lúc của nhiều nhân tố khác nhau,
chứ không riêng từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Bernard Berelson
từng đúc kết: “Nhiều loại truyền thông khác nhau về nhiều đề tài khác nhau,
vốn được theo dõi bởi nhiều thành phần dân chúng khác nhau, trong khuôn
khổ của nhiều hoàn cảnh khác nhau, đã gây ra nhiều loại tác động khác
nhau”
16
.
Lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng nói chung và tác động xã hội
của truyền thông đại chúng nói riêng được nhiều nhà khoa học trên thế giới
thống nhất lấy mốc từ những năm đầu thế kỷ XX. Cho đến hiện tại, các nghiên
cứu được chia làm 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất từ đầu thế kỷ XX đến cuối những năm 1930: các
nhà nghiên cứu cho rằng truyền thông đại chúng có một sức mạnh “vạn năng”.
Nó có sức tác động to lớn tới suy nghĩ, ứng xử của đám đông, có hiệu quả trực
tiếp tới từng cá nhân như một “mũi kim tiêm”.

15
Mai Quỳnh Nam, Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng. Tạp chí Xã hội học, số 4 (76),
2001. Tr.21
16
Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, TP.HCM. 2006. Tr.397-398.
13


- Giai đoạn thứ hai từ thập niên 1940 đến 1960: lúc này giới học thuật
nhận ra tính tương đối trong tác động của truyền thông đại chúng. Nhờ các
công trình nghiên cứu thực nghiệm đối với công chúng, giới nghiên cứu đã
khám phá ra rằng thông tin đại chúng chỉ là một trong số nhiều nhân tố xã hội
như kinh tế, văn hóa… tác động đến suy nghĩ, thái độ và ứng xử của người
dân. Họ bác bỏ quan điểm cho rằng truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng
trực tiếp và bắt đầu chú ý hơn tới bối cảnh xã hội, các cơ chế/yếu tố trung gian
tác động đến hiệu quả truyền thông như quá trình truyền thông liên cá nhân,
các bộ lọc.
- Giai đoạn thứ ba từ những năm 1960 đến 1995: Vượt qua quan điểm
tuyệt đối hóa vai trò của kỹ thuật truyền thông, các nhà nghiên cứu trong
những năm 1960-1980 đã chú trọng hơn tới các lô-gic hành động của các tác
nhân xã hội trong quá trình truyền thông. Các phương tiện truyền thông đại
chúng chỉ là những yếu tố nằm bên trong một tổng thể xã hội chứ không phải
là những yếu tố nằm bên ngoài và có tính chất quyết định đối với tổng thể này.
Sang những năm 80 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra các
nhóm công chúng có tính chủ động cao khi sử dụng nội dung thông điệp để tự
tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa riêng của họ.
- Giai đoạn thứ tư khoảng năm 1995 đến nay gắn liền với sự ra đời và
bùng nổ phát triển của mạng internet và các thiết bị kỹ thuật số đa tính năng
truyền thông khác. Nghiên cứu tác động của internet đối với công chúng, đặc
biệt là giới trẻ và sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loại hình truyền
thông mới và truyền thống đã trở thành đối tượng được quan tâm nhiều nhất
giai đoạn này.
1.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng ở Việt Nam
Nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng
cho đến nay vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Tác giả Mai Quỳnh
Nam là người có những bài viết đầu tiên xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên
cứu xã hội học truyền thông đại chúng nói chung và nghiên cứu về dư luận xã
hội dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng.

Với bài viết “Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên
cứu” (Tạp chí Xã hội học, số 1/1995), tác giả đã trình bày những kiến thức cơ
14

bản về dư luận xã hội, những điều kiện cũng như các yếu tố cần thiết làm hình
thành, tác động đến sự hình thành của dư luận xã hội. Tác giả khẳng định: “hệ
thống truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành và thể hiện dư luận xã hội”.
Bài viết “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” của tác
giả Mai Quỳnh Nam, đăng trên Tạp chí Xã hội học (số 4/ 2001), đã tổng hợp
một số hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng làm cơ sở để phân tích hiệu
quả của các phương tiện truyền thông đại chúng cùng những điểm cần lưu ý
khi áp dụng các chỉ tiêu đó trong nghiên cứu thực nghiệm.
Đóng góp quan trọng của tác giả còn thể hiện qua loạt các bài viết: “Mấy
vấn đề dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới” (Tạp chí Xã hội học, số
2/1996), “Dư luận xã hội về số con” (Tạp chí Xã hội học, số 3/1996), “Vai trò
của dư luận xã hội trong cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
(Tạp chí Tâm lý học, số 2/2000). Có thể nói, đây là những bài viết mẫu mực
đã mở đầu cho hướng nghiên cứu về dư luận xã hội như là sản phẩm của quá
trình truyền thông đại chúng. Việc xem xét phản hồi của công chúng về thông
tin nhận được từ các phương tiện truyền thông đại chúng được xem là một chỉ
báo quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động của các kênh truyền thông.
Ngoài ra, tác giả cùng cộng sự thực hiện hai khảo sát “Sinh viên Hà Nội
trong giao tiếp đại chúng” (1998) và “Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng
thiếu nhi dân tộc” (2002), trong đó đặc điểm quá trình hoạt động tiếp nhận
thông tin và xử lý thông tin, cơ chế lây lan thông tin, sử dụng thông tin của
công chúng được coi như những dấu hiệu tin cậy để đánh giá phần nào hiệu
quả hoạt động của phương tiện truyền thông đại chúng.
Sau Mai Quỳnh Nam, Trần Hữu Quang có một số đóng góp đáng kể trong
lĩnh vực nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng nói chung và trong

nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng nói riêng. Trong đó phải kể
đến luận án tiến sĩ xã hội học: “Truyền thông đại chúng và công chúng, trường
hợp thành phố Hồ Chí Minh” (2000). Theo đó, trên cơ sở khảo sát mức độ và
cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng,
tác giả luận án đã cho thấy hiệu quả không đồng đều của truyền thông đại
chúng tới các tầng lớp công chúng khác nhau.
15

Luận văn Xã hội học của Đinh Thị Phương Thảo “Hiệu quả của truyền
thông đại chúng đối với công chúng thanh niên đô thị, nghiên cứu trường hợp
thành phố Hải Phòng” (2006) là một nghiên cứu khá bài bản về hiệu quả tác
động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng trên địa
bàn đô thị cụ thể. Luận văn đã thực hiện khảo sát mức độ và cách thức tiếp
nhận của các nhóm công chúng thanh niên (thanh niên sinh viên, thanh niên
viên chức, thanh niên công nhân, thanh niên đường phố) đối với các kênh
truyền thông (báo, đài, tivi, internet) để phân tích hiệu quả tiếp nhận thông tin
của các nhóm công chúng khác nhau đối với mỗi loại hình truyền thông khác
nhau trong môi trường đô thị điển hình. Hiệu quả thông điệp được đánh giá
dựa trên cách thức công chúng sử dụng thông điệp, cơ chế lây lan thông tin và
dư luận của các nhóm công chúng về hoạt động của hệ thống truyền thông đại
chúng. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá hiệu quả tác động của internet đối
với công chúng còn hạn chế.
Ngoài ra, một số trung tâm, cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông khác cũng
đã bước đầu thực hiện những nghiên cứu về dư luận xã hội trên báo chí, tuy
nhiên số lượng các công trình như vậy chưa đáng kể.
Trước bối cảnh đó, tác giả luận văn này mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu
dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN trên báo điện tử VietNamNet và
Vnexpress – một vấn đề mới và rất có ý nghĩa thời sự, với mục đích làm rõ
mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng nói chung, loại hình báo điện tử nói
riêng và dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN.

1.1.3. Nghiên cứu về báo điện tử trong mối tương quan giữa các phương
tiện truyền thông khác
Báo điện tử (online newspaper) là một loại hình báo chí ra đời muộn nhất,
mới mẻ nhất so với báo in, phát thanh, truyền hình. Được thực hiện trên mạng
internet – một công cụ kỹ thuật được dùng để truyền thông, báo điện tử tận
dụng được tất cả đặc điểm, tính chất, tiềm năng phong phú của loại phương
tiện này.
Nguyễn Thu Giang – tác giả đề tài luận văn Công chúng Hà Nội với việc
đọc báo in và báo điện tử đưa ra bảng so sánh giữa phương tiện truyền thông
đại chúng truyền thống với mạng internet (B1):
16

Phương tiện truyền thống Mạng internet
Chịu khống chế về mặt địa lý. Không chịu sự ảnh hưởng của
khoảng cách địa lý.
Tính thứ bậc: Thông tin trôi qua
nhiều nấc theo chiều dọc (qua nhiều
nấc biên tập và “gác cửa”).
Tính phẳng: Thông tin có xu hướng
phát tán theo chiều ngang, giữa
những người không chuyên nghiệp,
tuy nhiên báo điện tử vẫn chịu sự
kiểm soát theo chiều dọc.
Phản hồi yếu: Thông tin chủ yếu theo
cơ chế một chiều. Phản hồi rất hạn
chế.
Tính tương tác cao: Phản hồi tức
thời. Trong nhiều trường hợp không
bị kiểm duyệt.
Khống chế dung lượng: Báo in bị

khống chế bởi khuôn khổ báo, truyền
hình và phát thanh bị khống chế bởi
thời lượng phát sóng.
Ít chịu khống chế về không gian,
thời gian: thông tin được số hóa
ngay trong một đơn vị thông tin, có
thể cài rất nhiều “lớp” khác nhau.
Chi phí sản xuất cao: Việc xuất bản,
in ấn của một tòa soạn báo, một đài
phát thanh, truyền hình qua khá nhiều
khâu, nhiều công đoạn phức tạp, tốn
kém, vượt quá khả năng chi trả của
nhiều người.
Chí phí sản xuất thấp hơn: Việc xuất
bản trên mạng internet nhanh chóng
và rẻ hơn.
Tính chuyên biệt thấp: Hầu hết
phương tiện truyền thông truyền
thống nhắm vào các đám đông công
chúng lớn, vì vậy các vấn đề được đề
cập thường là mối quan tâm chung, ở
diện rộng.
Tính chuyên biệt cao: Do nhiều lợi
thế kể trên, truyền thông internet
cho phép thu hẹp phạm vi phản ánh
để đáp ứng những mối quan tâm của
một số ít công chúng
Tính hình tuyến của nội dung: Thông
tin được liên kết một cách tuyến tính.
Tính phi hình tuyến của nội dung:

Thông tin được liên kết một cách
phi tuyến tính nhờ các siêu liên kết
(hyperlink).
17

Chịu sự chi phối mạnh mẽ của quảng
cáo.
Có nhiều nguồn hỗ trợ tài chính
khác nữa, cho phép thông tin đa
dạng hơn.
Tập trung hóa: Thường có cơ quan tổ
chức lớn.
Phi tập trung hóa: Giảm thiểu ban
bệ, quan liêu trong việc quản lý nhờ
sự hỗ trợ của công nghệ.
Dạng thức cố định: Nội dung thường
được sản xuất, phát tán dưới dạng
tương đối đóng về cả không gian và
thời gian.
Dạng thức linh động: Nội dung và
hình thức liên tục thay đổi, cập nhật,
bổ sung, tích hợp nhiều loại hình
khác nhau trong việc đưa tin.
Tiêu chuẩn và quy ước nghiệp vụ/đạo
đức chỉn chu.
Tiêu chuẩn và quy ước nghiệp vụ
phụ thuộc vào từng nhóm công
chúng và đặc thù của từng trang
thông tin.
1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Lý thuyết về dư luận xã hội
1.2.1.1. Khái niệm
Dư luận xã hội được cho là tồn tại cùng lúc với xã hội loài người. Nó được
xem là có trước cả luật pháp, có tác dụng như một phương tiện giáo dục, định
hướng và điều chỉnh hành vi của con người. Tuy vậy, thuật ngữ dư luận xã hội
(opinion pubic) mới được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà văn, nhà hoạt động xã
hội người Anh John Solsbery vào khoảng thế kỷ 12. Cho đến thế kỷ XVIII, nó
bắt đầu thông dụng. Bên cạnh thuật ngữ này, người ta còn sử dụng các cách
gọi khác tương đương như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý
kiến quần chúng để nói về những đánh giá của cộng đồng, số đông đối với
những sự kiện xã hội nhất định.
Thuật ngữ dư luận xã hội xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, trên các
phương tiện truyền thông đại chúng và trong các ngành khoa học như chính trị
học, triết học, xã hội học, tâm lý học xã hội… Tuy nhiên có rất ít sự nhất trí về
bản chất của dư luận xã hội giữa các khoa học cụ thể. Khái niệm dư luận xã
hội nhìn chung được hiểu một cách khá mơ hồ, để chỉ niềm tin chắc chắn của
18

một nhóm; chỉ quá trình phát triển của các dư luận; hoặc chỉ những phát ngôn
là kết quả của quá trình suy diễn logic.
Sở dĩ như vậy, một mặt dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt,
phức tạp và đa diện, có ảnh hưởng đến xã hội cũng như từng cá nhân. Hơn
nữa, nó lại là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học mà mỗi ngành
lại nghiên cứu dựa trên quan điểm lý luận, các tiếp cận khác nhau, thế giới
quan khác nhau và trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Nếu tâm lý học nghiên cứu dư luận xã hội dưới dạng nghiên cứu tâm lý
đám đông, vô thức tập thể; các nhà chính trị học, sử học thì nhấn mạnh tới vai
trò của dư luận xã hội trong các quá trình quản lý xã hội và ảnh hưởng của nó
đối với các chính sách của Chính phủ, thì xã hội học đi vào bản chất xã hội
của dư luận xã hội. Xã hội học tập trung mối quan tâm của mình vào quá trình

hình thành – phổ biến – tiếp nhận dư luận xã hội, tác động của dư luận xã hội
đối với các mặt hoạt động của đời sống và từng nhóm xã hội cũng như chú
trọng đến việc đo đạc dư luận xã hội
17
.
Phần nói về dư luận xã hội trong Encyclopaedia Britanica 1995 do Bùi
Hoài Sơn
18
lược dịch cho thấy, các nhà xã hội học nhấn mạnh hơn tới dư luận
xã hội như là một sản phẩm của giao tiếp và tương tác xã hội. Theo đó, không
thể có dư luận xã hội mà không có giao tiếp giữa các thành viên của công
chúng – những người quan tâm đến một vấn đề đã nêu ra. Giao tiếp có thể
thực hiện bởi các phương tiện của truyền thông đại chúng như báo in, phát
thanh, truyền hình, báo điện tử hoặc thông qua giao tiếp đối mặt (giao tiếp trực
tiếp giữa các cá nhân).
Chủ thể của dư luận xã hội là toàn thể xã hội nói chung, là quần chúng
nhân dân, là các tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội. Ở nghiên cứu này, chúng tôi
coi sự phán xét đánh giá chung của các tập đoàn người, các nhóm xã hội lớn là
dư luận xã hội.
Vấn đề là lập trường giai cấp được xem là cơ sở để xác định chủ thể của dư
luận xã hội. Khi xem xét dư luận xã hội, người ta không chỉ đặt nó trong cấu
trúc ý thức xã hội nói chung mà phải phân tích nó trong cấu trúc các quan hệ

17
Bùi Hoài Sơn, Dư luận xã hội, Nxb Văn hóa Thông tin; H. 2006. Tr.7-8
18
Sđd, Tr 266-281
19

xã hội đang tồn tại vì bản chất của dư luận xã hội phản ánh vị thế xã hội trong

sự tương tác với các cá nhân và các nhóm xã hội, được tạo nên bởi các quan
hệ xã hội và lợi ích của nó.
Khách thể của dư luận xã hội là tất cả sự kiện, hiện tượng, quá trình trong
đời sống xã hội. Nhưng không phải bất cứ sự kiện, hiện tượng, quá trình nào
của đời sống xã hội cũng làm nảy sinh dư luận xã hội, mà dư luận xã hội trong
đa số trường hợp chỉ xuất hiện khi sự kiện, hiện tượng, quá trình đó đụng
chạm đến lợi ích của từng cá nhân, tác động đến số đông trong cộng đồng
người, đòi hỏi phải đưa ra ý kiến, quan điểm và phương hướng giải quyết.
Sự phản ánh trong dư luận xã hội trước hết có tính chất đánh giá cho nên
các đặc tính tâm lý như khuynh hướng, cường độ, phạm vi, mức độ cắm sâu
của dư luận xã hội là rất quan trọng khi xem xét dư luận xã hội. Trong đó,
cường độ với các giới hạn của nó từ đồng tình hoàn toàn đến phản đối hoàn
toàn có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét sự thể hiện, sự đánh giá xã hội trong
dư luận xã hội.
Dư luận xã hội được xem là một dạng thức biểu hiện của ý thức xã hội, là
một thành phần thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, được hình thành trong
ý thức của từng cá nhân, nhóm người cụ thể. Nó phản ánh tồn tại xã hội, là
một thực tế trung gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng
đồng, của cá nhân cũng như nhóm trong xã hội. Nhưng đồng thời, dư luận xã
hội cũng bị quy định bởi tính chất các quan hệ kinh tế bên trong xã hội. Nói
cách khác, “mọi dư luận trước hết là biểu hiện trạng thái ý thức của chủ thể
mang nó”
19
.
Tóm lại có thể quan niệm, dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến có tính chất
đánh giá, phán xét, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý chí của các nhóm xã hội
lớn đối với các sự kiện, hiện tượng, vấn đề có động chạm đến lợi ích xã hội
cấp bách của họ trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại.
1.2.1.2. Sự hình thành dư luận xã hội
Dư luận xã hội được hình thành từ thái độ của công chúng đối với các vấn

đề xã hội cấp bách. Quá trình hình thành thái độ này khá phức tạp, bao gồm

19
Lương Khắc Hiếu (chủ biên). Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia. H. 1999. Tr.
20-25

×