Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.8 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO




NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN QUỐC TẾ ĐỐI
NỘI thông tấn xã Việt Nam THỜI KỲ HỘI NHẬP (khảo sát
hoạt động của ban biên tập tin thế giới TTXVN, giai đoạn
năm 2006-2008)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.32.01


LUẬN VĂN TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Đinh Văn Hưởng







HÀ NỘI - 2008


Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề chung về tin quốc tế đối nội
và vài nét về TTXVN 9
1.1. Vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội 9
1.1.1 Khái niệm tin quốc tế đối nội 9
1.1.2 Vai trò của tin quốc tế đối nội 10
1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội 11
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tin quốc tế đối nội 12
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tin quốc tế đối nội 12
1.2.2. Nhiệm vụ của TTXVN trong công tác đưa tin quốc tế đối nội 13
1.3. Lực lượng, đối tượng, địa bàn của tin quốc tế đối nội 15
1.3.1. Lực lượng làm tin quốc tế đối nội 15
1.3.2. Đối tượng của tin quốc tế đối nội 16
1.3.3. Địa bàn của tin quốc tế đối nội 16
1.4. Giới thiệu khái quát về TTXVN và Ban Biên tập Tin Thế giới 17
1.4.1. TTXVN – Cơ quan thông tấn nhà nước 17
1.4.2. Về Ban Biên tập tin Thế giới của TTXVN 25
Tiểu kết chương 1 28

Chương 2: Tin quốc tế đối nội TTXVN và những thách thức trong
thời kỳ hội nhập 30
2.1. Khái quát về tin quốc tế đối nội TTXVN 30

2.1.1. Nguồn tin, tiềm năng thông tin quốc tế đối nội
của TTXVN hiện nay 30
2.1.2. Quy trình xử lý tin quốc tế đối nội 32
2.2. Tin quốc tế đối nội là nguồn tin quan trọng của TTXVN 57
2.2.1. Tin chính trị-ngoại giao 57
2.2.2. Tin quân sự-an ninh 59
2.2.3. Tin kinh tế 61
2.2.4. Tin văn hóa, xã hội 64
2.2.5. Tin khoa học công nghệ, môi trường 65
2.2.6. Tin thiên tai, sự cố 66
2.2.7. Tin liên quan đến Việt Nam 68
2.2.8. Sự giống và khác nhau giữa tin quốc tế đối nội TTXVN và tin
quốc tế đối nội của các cơ quan thông tin đại chúng khác
trong thời kỳ hội nhập 70
2.3. Vai trò của tin quốc tế đối nội TTXVN
trong thời kỳ hội nhập 73
2.3.1. Tin quốc tế đối nội phản ánh kịp thời
những sự kiện thời sự trên thế giới 73
2.3.2. Tin quốc tế đối nội là nguồn tin tin cậy
giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách 76
2.3.3. Tình hình sử dụng tin quốc tế đối nội
TTXVN trên báo chí hiện nay 78
2.4. Tin đối nội TTXVN với những thách thức
trong xu thế hội nhập 79
2.4.1. Báo chí nói chung trong xu thế hội nhập 80
2.4.2. Tin quốc tế đối nội TTXVN
với những thách thức trong xu thế hội nhập 81
Tiểu kết chương 2 87
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tin quốc tế
đối nội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập 88

3.1. Định hướng phát triển tin quốc tế đối nội TTXVN hiện nay 88
3.2. Yêu cầu đối với tin quốc tế đối nội
đáp ứng nhu cầu của độc giả thời kỳ hội nhập 89
3.2.1. Nhanh và tuyệt đối chính xác 89
3.2.2. Đúng định hướng 90
3.2.3. Đa dạng hóa các đề tài 91
3.3. Một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tin quốc tế đối nội
TTXVN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập 92
3.3.1. Về lãnh đạo, chỉ đạo 92
3.3.2. Về công tác tổ chức cán bộ, tuyển chọn và đào tạo 93
3.3.3. Về nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ 96
3.3.4. Đa dạng hóa nội dung thông tin 98
3.3.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của tin quốc tế
đối nội TTXVN 100
3.3.6. Một số giải pháp khác 102
Tiểu kết chương 3 104
Kết luận: 105
Danh mục tài liệu tham khảo:













Bảng các chữ viết tắt
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KTTK: Kinh tế tham khảo
TTG: Tin Thế giới
TTGTK: Tin Thế giới tham khảo
TTK: Tin tham khảo
TTKĐB: Tin tham khảo đặc biệt
TTX: Thông Tấn xã
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
VNTTX: Việt Nam Thông tấn xã
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong hệ thống thông tin báo chí, thông tin quốc tế đối nội có một
vai trò rất quan trọng. Thông tin đối nội là cầu nối Việt Nam với thế giới bên
ngoài. Nó có khả năng tạo nên một bức tranh toàn cảnh, sinh động, luôn biến
đổi về tình hình thế giới. Những thông tin ấy không chỉ đáp ứng nhu cầu được
thông tin, mở rộng tầm nhìn của công chúng mà còn nhằm hình thành dư luận
xã hội, hành vi xã hội của nhân dân trong nước trước những vấn đề quốc tế.
Thông tin quốc tế đối nội góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
dân tộc, xây dựng và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới.
Là cơ quan thông tấn Nhà nước đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn
diện của Đảng, TTXVN có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống thông tin

báo chí quốc gia. TTXVN không chỉ phục vụ công tác thông tin, nghiên cứu,
chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin
thời sự của các cơ quan thông tin đại chúng trong cả nước, mà còn trực tiếp
cung cấp thông tin cho bạn đọc trong và ngoài nước, thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền đối nội và đối ngoại. TTXVN hiện đang cung cấp 35 sản phẩm thông
tin thuộc nhiều loại hình khác nhau. Thông tin của TTXVN nhiều về số lượng,
đa dạng về nội dung, phong phú về loại hình.
Mảng tin quốc tế đối nội là một mảng tin lớn, quan trọng của TTXVN
do Ban Biên tập Tin Thế giới đảm nhiệm thông qua hai tuyến tin phổ biến và
tham khảo. Hiện nay, Ban Biên tập tin Thế giới ra 12 ấn phẩm: Tin Thế giới
(là bản tin phổ biến ra tất cả các ngày trong tuần); Các bản tin tham khảo:

2
Tóm tắt tin quốc tế (ra đầu buổi sáng hằng ngày, trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ
nhật); Báo cáo tham khảo nội bộ (phần quốc tế, ra hằng ngày, trừ thứ bảy và
chủ nhật); Tin nhanh (ra hai buổi sáng, chiều tất cả các ngày trong tuần); Tin
tham khảo (ra hằng ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật); Tin kinh tế hằng ngày
(phần II của bản tin tham khảo); Tài liệu tham khảo đặc biệt (ra hằng ngày, trừ
thứ bảy và chủ nhật); Tin kinh tế quốc tế (tham khảo, ra hằng tuần); Tin thảm
khảo chủ nhật (ra hằng tuần); Tài liệu tham khảo chuyên đề (ra hằng tháng);
Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo ra hằng quý).
Thông tin quốc tế đối nội của TTXVN là nguồn thông tin quốc tế chủ
yếu cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời là nguồn thông
tin tham khảo quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành,
quản lý của các đồng chí lãnh đạo. Nội dung thông tin, ngoài việc phản ánh có
tính định hướng tình hình quốc tế và khu vực, nhất là những sự kiện, vấn đề có
liên quan đến Việt Nam, còn phản ánh kịp thời diễn biến của những điểm
nóng trên thế giới.
Nguồn tin quốc tế của TTXVN có nhiều thế mạnh như: TTXVN mua và
trao đổi thông tin với nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới và khu vực (AFP,

REUTERS, AP, Tân Hoa Xã, ITAR-TASS ….) với phần mềm khai thác thuận
tiện, bảo đảm tin nhanh, phong phú; TTXVN có mạng lưới phân xã ngoài
nước trải khắp các khu vực với 26 phân xã, hàng ngày gửi về tổng xã khoảng
120 tin bài. Nguồn tin của phóng viên TTXVN ở các nước nay trở thành
nguồn tin quan trọng lớn thứ hai sau tin mua của các hãng thông tấn nước
ngoài và được đánh giá là tin cậy về mặt chính trị, có sàng lọc tin theo nhu cầu
trong nước. Đây là nguồn thông tin trực tiếp nhất, có tính chất phản ánh những
điều “mắt thấy tai nghe”. Phóng viên TTXVN thường trú ở các nước, ngoài

3
nhiệm vụ thông tin về các sự kiện quốc tế còn thu thập những thông tin về
Việt Nam – một nguồn tin có vai trò thiết thực đối với độc giả Việt Nam.
Ngoài ra, đội ngũ biên tập viên, phóng viên làm tin quốc tế đối nội ở tổng xã
hùng hậu (hơn 100 người), có lập trường tư tưởng vững vàng có khả năng khai
thác nhiều nguồn thông tin phong phú.
Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khoa học kỹ
thuật phát triển, nguồn thông tin quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều
tờ báo đã tự đảm đương được phần tin quốc tế của mình qua việc khai thác tin
từ mạng internet, một nguồn tin không những khá nhanh mà còn rất đa dạng.
Có những tờ báo đã cử phóng viên trực tiếp tới nhiều điểm nóng trên thế giới
để viết tin bài. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, nhu
cầu thông tin của công chúng ngày càng đa dạng, các nguồn thông tin quốc tế
đối nội có thể đến với độc giả bằng nhiều kênh khác nhau. Điều đó cho thấy
TTXVN đang mất dần sự độc quyền về nguồn tin và thông tin quốc tế đối nội
đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Vấn đề nâng cao hiệu quả
thông tin trong thời kỳ hội nhập lại càng đặt ra một cách cấp thiết. Vì vậy, để
các sản phẩm thông tin quốc tế đối nội của TTXVN nâng cao được khả năng
cạnh tranh và duy trì được ưu thế, tin quốc tế đối nội TTXVN phải đáp ứng
được những tiêu chí cơ bản: nhanh, kịp thời, chính xác và đúng định hướng.
2. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, thông tin trên báo chí nước ta nói chung và
TTXVN nói riêng mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của thực tiễn cuộc
sống. Là một hãng thông tấn quốc gia nhưng công tác thông tin của TTXVN
giai đoạn hiện nay vẫn có lúc chưa nhanh. Thông tin của TTXVN tuy đã được

4
nâng cao một bước về chất lượng, nhưng hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn
chưa cao.
Trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, Chính phủ đã định
hướng xây dựng TTXVN thành một hình tập đoàn truyền thông quốc gia
mạnh, có sức cạnh tranh cao. Xây dựng một số phân xã khu vực hoặc phân xã
điểm trong hệ thống phân xã trong nước, tiếp tục mở rộng mạng lưới phân xã
nước ngoài. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin của
TTXVN, trong đó có tin quốc tế đối nội trong giai đoạn hiện nay.
Tuy có nhiều thế mạnh nhưng tin quốc tế đối nội TTXVN vẫn phải tiếp
tục được nâng cao chất lượng. Trong thời kỳ hội nhập, luồng thông tin từ bên
ngoài tràn vào nước ta rất đa dạng và phong phú. Trong một thế giới đầy ắp
các sự kiện, có nhiều nguồn thông tin dồn dập đến từ nhiều hướng khác nhau
nên việc đưa tin không hề đơn giản. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác thông
tin quốc tế đối nội trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và
TTXVN nói riêng là một việc làm cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng;
chỉ ra những ưu nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề ra các
giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin quốc tế đối nội, nâng cao hiệu của công
tác này, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng tin quốc tế
đối nội Thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập" làm luận văn Thạc sĩ khoa
học báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

5
Việc nghiên cứu về công tác đưa tin quốc tế đối nội (trong lĩnh vực báo
chí) cũng đã xuất hiện trên các bài báo, bài tạp chí, các bài phát biểu, các ý
kiến của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan báo
chí, các cán bộ chuyên trách và một số nhà nghiên cứu, nhà báo. Các ý kiến,
phát biểu này nhìn chung thường đề cập đến tình hình chung, có tính định
hướng, rút ra những bài học, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng,
hiệu quả của công tác thông tin quốc tế đối nội.
Hiện nay, cũng đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học đề cập đến
vấn đề thông tin quốc tế đối nội, nhưng chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những
vấn đề tổng quát về thông tin quốc tế đối nội, gồm cả phần lý luận và thực
tiễn. Trong danh mục nhóm đề tài thể loại thông tấn của Phòng tư liệu Khoa
Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội có khoảng 30 luận văn, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu
về thể loại báo chí thông tấn. Cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về thông tin
quốc tế đối nội, trong đó có nghiên cứu về tuyến tin quốc tế đối nội của
TTXVN. Ví dụ như khóa luận: “Quá trình xử lý tin quốc tế vào Việt Nam và
sự thể hiện trên mặt báo của của tin quốc tế” của Hồ Hương Giang, khóa luận
cử nhân báo chí, khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm
1995; “Dịch tin và tin dịch” của Trần Long Hải, khóa luận cử nhân báo chí,
khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 1996; "Sự tương
đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ tin quốc tế và ngôn ngữ tin trong nước” của
Nguyễn Phương Anh, khóa luận cử nhân báo chí, khoa Báo chí Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, năm 2000; … Nhưng chưa có một luận văn nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về vấn đề Nâng cao chất lượng tin quốc
tế đối nội của TTXVN thời kỳ hội nhập.

6

Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn này sẽ đi sâu
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác tin quốc tế đối nội. Trên
cơ sở đó đi sâu khảo sát thực tiễn hoạt động công tác đưa tin quốc tế đối nội ở
TTXVN, làm rõ thực trạng, những điểm mạnh và yếu, những đặc thù của công
chúng giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng và
hiệu quả tin quốc tế đối nội của TTXVN nói riêng và tin quốc tế đối nội nói
chung.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và tổng kết hoạt động thực tiễn về công tác thông tin quốc tế đối
nội; phân tích thực trạng công tác đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tin
quốc tế đối nội ở TTXVN hiện nay. Luận văn còn đề ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tin quốc tế đối nội của TTXVN trong
bối cảnh chung của thông tin quốc tế đối nội hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Xác định những nội dung cơ bản của tin quốc tế đối nội, vị trí, tầm quan
trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung, lực lượng, đối tượng, địa bàn;
đường lối, quan điểm, phương châm, phương pháp tiến hành công tác đưa tin
quốc tế đối nội.
Khảo sát, phân tích thực trạng trong công tác đưa tin quốc tế đối nội của
Ban Biên tập tin Thế giới của TTXVN giai đoạn 2006-2008 để rút ra những
ưu, nhược điểm trong công tác đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN.

7
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đưa tin
quốc tế đối nội của TTXVN đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời kỳ hội
nhập.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm: Các văn kiện của Đảng,
Nhà nước, của các Bộ, ban, ngành, địa phương về tin quốc tế đối nội; công tác
chỉ đạo và hoạt động đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về tin quốc tế đối nội là rất rộng. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát công tác đưa
tin quốc tế đối nội của Ban Biên tập tin Thế giới của TTXVN trong giai đoạn
2006-2008, thời kỳ mà đất nước ta bắt đầu hội nhập tích cực, chủ động và toàn
diện nhất.
6. Cơ sở lý luận và Phương pháp luận nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
thông tin báo chí nói chung và tin quốc tế đối nội nói riêng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, đọc, phân tích, rút ra những
kết quả hoạt động trong công tác đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN.

8
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được thực hiện trên các ấn phẩm để
tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức, thế mạnh của tin quốc tế đối
nội TTXVN.
Phương pháp đối chiếu, so sánh: để rút ra những ưu, nhược điểm của
công tác thông tin quốc tế đối nội so với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn
mới của đất nước. Từ đó, xác định rõ vai trò, đặc điểm của tin quốc tế đối nội
của TTXVN trong hệ thống thông tin báo chí.
Phương pháp chuyên gia tư vấn: phỏng vấn, trao đổi với các nhà báo,
các biên tập viên trong lĩnh vực đưa tin quốc tế đối nội.

7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc tổng kết thực tiễn và
bổ sung làm sáng tỏ thêm lý luận về tin quốc tế đối nội, đặc biệt là việc đổi
mới và nâng cao chất lượng đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN hiện nay, làm
cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên chuyên ngành báo
chí và những người làm công tác thông tin, tuyên truyền, văn hóa-tư tưởng,
những người quan tâm đến lĩnh vực này nói chung.
Mặt khác, đây cũng là cơ sở để cán bộ, phóng viên, biên tập viên
TTXVN đang làm tin quốc tế đối nội tham khảo, vận dụng nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác đưa tin quốc tế đối nội trên các ấn phẩm của
mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của TTXVN trong thời kỳ hội nhập.
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Những vấn đề chung về tin quốc tế đối nội và vài nét về
TTXVN

9
Chương 2: Tin quốc tế đối nội TTXVN và những thách thức trong
thời kỳ hội nhập
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tin quốc tế
đối nội TTXVN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên.




Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIN QUỐC TẾ
ĐỐI NỘI Và VÀI NÉT VỀ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM


1.1. VAI TRÒ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA TIN QUỐC TẾ ĐỐI
NỘI
1.1.1. Khái niệm tin quốc tế đối nội
Trong tiếng Anh, tin được gọi là news; tiếng Nga là Hoboctb; người
Trung Quốc gọi là tân văn. Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là
“mới”.
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản lần đầu năm 1988,
tái bản năm 2006 viết: “Tin là điều được truyền đi, báo đi cho biết về sự kiện,
tình hình xảy ra”.
Giáo trình “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS-TS Đinh Văn
Hường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đưa ra định nghĩa: Tin là

10
một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó
thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và
nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong
đời sống, có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định [14, 23].
Cũng theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, từ “quốc tế” được
định nghĩa là “Các nước trên thế giới trong quan hệ với nhau”, còn “đối nội”
là “đối với trong nước, trong nội bộ, nói về đường lối, chính sách của nhà
nước, của một tổ chức”.
Trước đây, đã có nhiều người gọi loại tin quốc tế đối nội là tin dịch.
Tuy nhiên, cách gọi như thế tạo ra cách hiểu không chính xác của loại tin tức
này. Đó là, thứ nhất, nó khiến người ta nghĩ rằng tin quốc tế được dịch vào
tiếng Việt như dịch các loại văn bản ngoại ngữ khác; thứ hai, nó dễ nhầm lẫn
với loại tin dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài nhằm mục đích phát sóng
đối ngoại… Do vậy, xét về phương diện thuật ngữ, thuật ngữ “tin quốc tế đối
nội” có nội hàm xác định hơn.
Có thể hiểu, “tin quốc tế đối nội” là loại tin quốc tế được chuyển dịch từ

một số ngoại ngữ vào tiếng Việt cho công chúng báo chí Việt Nam; hoặc do
các phóng viên Việt Nam tác nghiệp ở nước ngoài trực tiếp viết về các vấn đề
quốc tế và các vấn đề quốc tế có liên quan đến Việt Nam. Nhưng không phải
tất cả các loại tin quốc tế đều được dịch hoặc viết để trở thành tin quốc tế đối
nội. Những tin quốc tế được dịch hoặc viết để trở thành tin quốc tế đối nội
phải là những tin đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị, xã
hội nhất định đối với người dân Việt Nam.
1.1.2. Vai trò của tin quốc tế đối nội

11
Tin quốc tế đối nội có vai trò rất quan trọng trong hệ thống thông tin
báo chí nói chung. Bất kỳ một tờ báo nào (báo in, báo điện tử), bất kỳ một
chương trình thời sự nào (của Đài Truyền hình, Đài Phát thanh) đều dành một
diện tích, một thời lượng nhất định để thông tin về các vấn đề quốc tế. Thông
tin quốc tế đối nội là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài.
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 15/9/1945, TTXVN ra đời. Trong
suốt quá trình cách mạng, chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thông
tin đối nội đã được làm tốt. Đặc biệt, TTXVN , cơ quan thông tấn duy nhất
của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát những thông tin quốc tế đối nội
ngay từ những năm đầu thành lập.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, thông tin quốc tế đối nội phản ánh cuộc đấu tranh của nhân loại chống
chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và những thành tựu của chủ nghĩa xã
hội. Tin quốc tế đối nội cũng tuyên truyền, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân
dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Nhờ đó mà nhân dân dân Việt Nam càng có thêm quyết tâm đấu tranh giải
phóng dân tộc. Trong suốt hàng chục năm qua, TTXVN đã đạt được những
thành công to lớn trong việc chuyển dịch tin quốc tế đối nội vào tiếng Việt
phục vụ cho nhiều cơ quan thông tin đại chúng và đặc biệt là phục vụ công

chúng báo chí Việt Nam.
Ngày nay, trong một thế giới không ngừng phát triển, thông tin quốc tế
đối nội càng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó phản ánh đầy đủ tình hình thế
giới trên các lĩnh vực. Thông tin quốc tế đối nội mang đến cho người đọc Việt
Nam hiểu được lịch sử đấu tranh, truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh tế,

12
những phát minh khoa học, những cuộc xung đột và nguyên nhân của nó …
của các nước trên thế giới. Những thông tin ấy ngoài việc đáp ứng nhu cầu
được thông tin, mở rộng tầm nhìn của công chúng, còn nhằm hình thành dư
luận xã hội, hành vi xã hội của nhân dân trong nước trước những vấn đề quốc
tế.
1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội
Mục tiêu của tin quốc tế đối nội là thông tin đầy đủ, nhanh và bao quát
được tất cả những vấn đề lớn của thế giới, nổi bật là những sự kiện chính trị,
ngoại giao, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ lớn đến với
công chúng báo chí.
Nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội là phản ánh diễn biến tình hình thế
giới mang tính định hướng cao, những hoạt động ngoại giao, hội nhập tích
cực, chủ động của nước ta cũng như phản ánh kịp thời dư luận thế giới nhiều
mặt về Việt Nam, giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc nhận định tình
hình thế giới và góp phần hoạch định chính sách đối ngoại trong bối cảnh thế
giới liên tục biến động phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen.
Như trên đã trình bày, không phải tất cả tin quốc tế đều được dịch để trở
thành tin quốc tế đối nội. Có những tin quốc tế được dịch nguyên văn để lãnh
đạo Đảng, Nhà nước tham khảo, nắm tình hình. Khi trở thành tin quốc tế đối
nội đăng trên các ấn phẩm báo chí thì đã là những tin dành cho tất cả công
chúng báo chí. Nhiệm vụ của thông tin quốc tế đối nội hiện nay là phục vụ có
hiệu quả cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì vậy, tin quốc tế đối nội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tin
tức của báo chí cách mạng Việt Nam.

13

1.2. QUAN ĐIểM CủA ĐảNG Và NHà NƯớC Về THÔNG TIN QUốC
Tế ĐốI NộI
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin quốc tế đối nội
Báo chí nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, sự giám sát và xây dựng của nhân dân. Báo chí là tiếng nói của Đảng,
của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Các cơ quan báo chí hoạt động theo định hướng của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, nhằm phản ánh, hướng dẫn và hình thành dư luận xã hội lành
mạnh.
Trong điều kiện đổi mới mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập với thế giới,
thời đại “bùng nổ thông tin”, theo định hướng công tác tư tưởng của Đảng,
cánh cửa thông tin ngày càng mở rộng, nhiều chiều, đề cập nhiều lĩnh vực,
nhiều mặt của đời sống xã hội, báo chí nước ta được quyền chuyển tải đến
công chúng các loại thông tin, song phải phản ánh đảm bảo đúng chức năng
của báo chí cách mạng. Thông tin đa dạng, nhiều chiều nhưng phải có tính
định hướng, tính giáo dục, tính văn hóa, tính khoa học. Các thông tin dù là
chính trị, kinh tế hay các vấn đề văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ… đều
phải đảm bảo nguyên tắc tính đảng, tính chân thật, tính nhân dân.
Thông tin quốc tế là cần thiết, nhưng phải thể hiện đúng đướng lối đối
ngoại, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: Việt Nam sẵn sàng là
bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa
bình, độc lập dân tộc và phát triển. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng
khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đang có bước tiến như vũ
bão. Tốc độ truyền bá thông tin nhanh khiến các phương tiện thông tin đại


14
chúng ngày càng tác động sâu xa đến mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành một
động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng trật tự thông tin thế giới chưa bình
đẳng. Do đó, báo chí có trách nhiệm thông tin cho nhân dân trong và ngoài
nước thấy rõ những sự kiện từ kinh tế đến chính trị, văn hóa… đang diễn ra
hàng ngày, hàng giờ trên thế giới mà không ảnh hướng đến đường lối đối
ngoại của Đảng ta.
“Trong lãnh đạo báo chí, Đảng có sự phân công, phân nhiệm giữa các
cơ quan báo chí. Các báo, đài phải phát tin thống nhất. Các báo, đài địa
phương, ngành và đoàn thể không được đưa tin trái với nội dung tin của
TTXVN. Một số vấn đề tế nhị về quan hệ quốc tế cần được cấp có thẩm quyền
xem xét về nội dung và cách thức đưa tin, các báo không tự ý đưa tin, nhất là
đưa tin theo các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài… Khai thác và sử dụng
thông tin báo chí nước ngoài cần phải chọn lọc, đi đúng đường lối quan điểm
của Đảng và Nhà nước” [27, 46-47].
1.2.2. Nhiệm vụ của TTXVN trong công tác đưa tin quốc tế đối nội
Mục tiêu tổng quát của TTXVN đến năm 2010 là trở thành một tập
đoàn truyền thông mạnh, với tất cả các loại hình hoạt động thông tin đa dạng,
phóng phú, có chất lượng và hiệu quả cao. TTXVN phải thể hiện được vai trò
là một trung tâm thông tin chiến lược quan trọng và đáng tin cậy của Đảng và
Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công
cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước.
Nghị quyết của Đảng ủy TTXVN (khóa XXIII) ban hành tháng 5-2006
chỉ rõ: Mảng thông tin quốc tế đối nội là nguồn thông tin quốc tế chủ yếu cung
cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời là nguồn thông tin tham
khảo quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, lý luận, chỉ đạo, điều hành,

15
quản lý của các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan Đảng và Nhà nước. Nội
dung thông tin, ngoài việc phản ánh có tính định hướng tình hình quốc tế và

khu vực, nhất là những sự kiện, vấn đề có liên quan đến Việt Nam, cần tập
trung theo dõi để phản ánh kịp thời diễn biến những “điểm nóng” trên thế
giới; tăng cường các loại bài tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận định, bình
luận về tình hình, chính sách và chủ trương của các nước lớn (nhất là Trung
Quốc, Mỹ, Nga) trong quan hệ song phương và đa phương, ảnh hưởng, tác
động của những chính sách, chủ trương này đối với các vấn đề quốc tế và khu
vực. Đối với Trung Quốc, chú ý những thông tin liên quan đến những vấn đề
có tính lý luận hoặc quan điểm để phục vụ tuyến thông tin báo cáo. Đối với
các phân xã nước ngoài cần bám sát tình hình để phản ánh kịp thời diễn biến
của các sự kiện với phương châm làm chủ được thông tin bằng cách nâng cao
hơn nữa tỷ lệ tin bài do phóng viên của TTXVN thường trú của nước ngoài
viết trực tiếp.”
Hội nghị toàn ngành TTXVN thường được tổ chức 5 năm một lần. Hội
nghị toàn ngành gần đây nhất tổ chức vào năm 2006 xác định về nhiệm vụ của
thông tin quốc tế đối nội:
- Cần đa dạng hóa nguồn thông tin, chú trọng về thông tin kinh tế, khoa
học kỹ thuật, công nghệ mới, kinh nghiệp các nước về CNH, HĐH.
- Phải hiểu trong nước quan tâm đến vấn đề gì để dùng thông tin bên
ngoài làm rõ những vấn đề trong nước.
- Làm rõ xu hướng hiện nay trên thế giới: toàn cầu hóa có tích cực gì,
tiêu cực gì? Những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa. Quan hệ giữa các nước lớn cũng như những vấn đề lớn đang đặt ra cho
loài người.

16
- Thông tin về phong trào cộng sản quốc tế, phong trào độc lập dân tộc
và dân chủ trên thế giới hiện nay. Thông tin đối nội TTXVN phải dự báo
được những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự cũng như quan hệ các
nước lớn, các khu vực.
Những thông tin quốc tế đối nội phải chân thật, chính xác, sinh động,

kịp thời; đồng thời, đối với những tin dịch thì phải dẫn nguồn tin rõ ràng như:
Theo AP, AFP, Reuters, Tân Hoa Xã…

1.3. LựC LƯợNG, ĐốI TƯợNG, ĐịA BàN CủA TIN QUốC Tế ĐốI NộI
1.3.1. Lực lượng làm tin quốc tế đối nội
Là đội ngũ những phóng viên, biên tập viên có chuyên môn nghiệp vụ
báo chí và có ngoại ngữ giỏi (tiếng Anh, hoặc Pháp, hoặc Nga, hoặc Tây Ban
Nha, hoặc Nhật, Trung Quốc…). Đó là những nhà báo có lòng nhiệt tình, yêu
nghề, có trách nhiệm và càng giàu kinh nghiệm càng tốt. Họ làm việc ở mảng
tin thế giới của bất kỳ cơ quan báo chí nào.
ở TTXVN, lực lượng làm tin quốc tế đối nội là các phóng viên, biên tập
viên của Ban Biên tập Tin thế giới, gồm hơn 100 người. Đây là đội ngũ những
người làm báo có lập trường tư tưởng vững vàng, thường thông thạo một
ngoại ngữ (có người thông thạo 2 đến 3 ngoại ngữ), có khả năng xử lý thông
tin nhanh nhạy. Họ được phân công phụ trách từng mảng tin cụ thể như mảng
tin tham khảo, mảng tin phổ biến, mảng tin Châu Âu, mảng tin Châu Mỹ… Vì
thế, những biên tập viên tin quốc tế đối nội TTXVN là những chuyên gia trên
từng lĩnh vực. Họ được phân công làm việc 24/24 giờ, do vậy tin quốc tế đối
nội TTXVN hầu như không bỏ sót một sự kiện quan trọng nào diễn ra trên thế
giới vào bất kỳ thời điểm nào.

17
1.3.2. Đối tượng của tin quốc tế đối nội
Tin quốc tế đối nội TTXVN phục vụ ba đối tượng chủ yếu là: Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu; các cơ quan báo chí lấy nguồn tin
từ TTXVN và công chúng báo chí.
TTXVN cung cấp thông tin tham khảo và phổ biến để lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu nắm bắt tình hình quốc tế và những thông
tin mà dư luận quốc tế nói về Việt Nam một cách chân thực nhất, bản chất
nhất. Đây là những thông tin đa dạng, đa chiều nhất.

Các cơ quan báo chí lấy nguồn tin quốc tế đối nội của TTXVN để phát
trực tiếp trên sản phẩm báo chí của mình. Hầu hết các sản phẩm báo chí từ
Trung ương đến địa phương đều dựa vào hoặc kết hợp với nguồn tin quốc tế
đối nội của TTXVN, bởi vì tin quốc tế đối nội TTXVN là nguồn tin quốc tế
bằng tiếng Việt phong phú nhất, chính thống nhất, tin cậy nhất.
Đối tượng của tin quốc tế đối nội TTXVN là toàn bộ công chúng báo
chí Việt Nam, những người quan tâm đến mọi sự kiện trên thế giới đã, đang
và sẽ diễn ra. Những độc giả ấy thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi khác nhau
trong xã hội. Công chúng báo chí có thể dễ dàng tiếp cận với tin quốc tế đối
nội TTXVN qua trang web www.vnagency.com.vn hoặc đặt mua bản tin thế
giới thông qua các đại lý phát hành báo chí của cả nước.
1.3.3. Địa bàn của tin quốc tế đối nội
Địa bàn của tin quốc tế đối nội chủ yếu là địa bàn trong nước, bởi mục
đích của tin quốc tế đối nội là phục cầu nhu cầu thông tin của người dân Việt
Nam về những sự kiện quốc tế và những sự kiện quốc tế có liên quan đến Việt
Nam.

18
Địa bàn của tin quốc tế đối nội còn là Việt kiều ở nước ngoài. Qua kênh
thông tin này, bà con Việt kiều nắm được đường lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta trước những vấn đề quốc tế.

1.4. GIớI THIệU KHáI QUáT Về TTXVN và BAN BIÊN TậP TIN THế
GIớI
1.4.1. TTXVN – Cơ quan thông tấn Nhà nước
1.4.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của TTXVN
Mười ba ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đúng ngày 15/9/1945, từ đài
phát sóng Bạch Mai, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, Việt Nam Thông tấn xã (nay là
Thông tấn xã Việt Nam) phát sóng ra quốc tế bản tin đầu tiên truyền tải toàn

văn: "Bản Tuyên ngôn Độc lập" lịch sử và Danh sách Chính phủ lâm thời của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng 3 thứ ngữ: Việt, Anh và Pháp.
Từ đó, ngày 15/9/1945 được chính thức lấy làm ngày thành lập
TTXVN. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, một binh chủng
thông tin mới, một cơ quan thông tấn Nhà nước ra đời, phục vụ sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trước cách mạng Tháng Tám 1945, nước ta không có hãng thông tấn.
Tin tức chủ yếu do các hãng tin của Pháp và phương Tây phát ra, thông qua sở
Tuyên truyền báo chí của Pháp. Tiền thân của TTXVN và Đài Tiếng nói Việt
Nam là Nha Thông tin Việt Nam thuộc Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ lâm
thời được thành lập ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Nha
Thông tin Việt Nam đã tiếp quản phòng thu tin ở số 6 phố Pierre pasquier (nay
là nhà số 6 phố Điện Biên Phủ) thuộc Sở Tuyên truyền báo chí Pháp và đài

19
phát sóng Bạch Mai. Ngày 23/8/1945 là ngày làm việc đầu tiên của Việt Nam
Thông tấn xã bằng việc thu và khai thác tin của AFP ở Sài Gòn và Pari.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do yêu cầu của Cách
mạng và được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, ngày 12/10/1960, bộ phận
biệt phái của Việt Nam Thông tấn xã ở Nam Bộ đã đứng ra thành lập Thông
tấn xã Giải phóng - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền
Nam Việt Nam. Từ chiến khu Dương Minh Châu, bản tin chính thức đầu tiên
của Thông tấn xã Giải phóng được phát đi khắp trong nước và thế giới.
Sau ngày đất nước thống nhất, Thông tấn xã Giải phóng hợp nhất với
Việt Nam Thông tấn xã. Ngày 12/5/1977, Việt Nam Thông tấn xã được đổi
tên thành Thông tấn xã Việt Nam theo Nghị quyết số 84 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Là cơ quan thông tấn duy nhất của Việt Nam, trải qua 63 năm xây dựng
và phát triển, ngày nay TTXVN đã trở thành một tổ hợp thông tin lớn mạnh,

hiện đại, có uy tín ở trong nước, khu vực và trên thế giới với đội ngũ hơn
2.000 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật làm việc tại Tổng
xã ở Hà Nội, 63 phân xã tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và 26 phân xã
ngoài nước được bố trí khắp 5 châu lục. TTXVN là "ngân hàng tin-ảnh" quốc
gia, đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng, cung cấp
tin tham khảo (TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất của Việt Nam được giao
nhiệm vụ cung cấp thông tin tham khảo) phục vụ các cơ quan lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước và phục vụ công tác nghiên cứu, công tác đối ngoại, và thông
tin trực tiếp cho độc giả trong nước và nước ngoài.

20
Được Bác Hồ trực tiếp sáng lập, rèn luyện và dìu dắt; được các đồng chí
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, TTXVN luôn luôn trung
thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, phấn đấu
quên mình vì nhiệm vụ chiến lược của Đảng và nhân dân trong các thời kỳ
cách mạng.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tuy vừa mới ra đời, cơ sở vật
chất kỹ thuật còn thô sơ, lực lượng nhân viên ít ỏi, nhưng TTXVN đã vượt
qua mọi khó khăn thử thách theo sát bước tiến quân của các đơn vị QĐND
Việt Nam anh hùng, luôn luôn có mặt trên các chiến trường và cả trong vùng
địch hậu, thu, phát tin, ảnh đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời mọi tin tức từ chiến
trường. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phóng viên TTXVN đã theo sát các
hướng tiến công địch, thường xuyên bám trận địa, báo cáo kịp thời cho Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh tình hình chiến sự, cung cấp thông tin cho các báo
đài. Ngay sau khi kết thúc chiến dịch, phóng viên TTXVN từ mặt trận đã có
bài tường thuật gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế.
Sau Hiệp định Giơnevơ, từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, các chiến
sĩ-nhà báo thông tấn lao vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam.
Cùng với việc không ngừng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, hoàn thiện tổ

chức, đào tạo đội ngũ làm báo tinh thông nghiệp vụ, TTXVN luôn đi đầu
trong việc tuyên truyền về những nhân tố mới ở nhà máy cơ khí Duyên Hải,
hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong, phong trào thi đua "Ba nhất", phong trào
"Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam
ruột thịt" , về những tấm gương hy sinh quên mình của các chiến sĩ đảo Cồn
Cỏ, của gương anh hùng Nguyễn Viết Xuân "nhằm thẳng quân thù mà bắn",

×