Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 135 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ THU HÀ








BÁO HÀNỘIMỚI VÀ CÔNG CHÚNG THỦ ĐÔ








LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ















HÀ NỘI - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ THU HÀ








BÁO HÀNỘIMỚI VÀ CÔNG CHÚNG THỦ ĐÔ

(THỜI GIAN THỰC HIỆN KHẢO SÁT TỪ THÁNG 4 – 9/2009)


Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI QUỲNH NAM











HÀ NỘI - 2009


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế, toàn
cầu hóa trên mọi lĩnh vực đời sống. Về kinh tế, việc thực hiện kinh tế thị
trường, đòi hỏi phải tôn trọng cam kết và luật pháp quốc tế trong khi các cơ

sở kinh tế, hệ thống hạ tầng chưa đủ mạnh, điều kiện pháp lý còn thiếu và
yếu. Về chính trị, ngoại giao, Việt Nam là bạn của tất cả các nước, sẵn sàng
hợp tác vì hòa bình và phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập của mỗi nước;
tham gia và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các tổ chức quốc tế.Trên
nhiều mặt, biên giới quốc gia giảm dần vai trò quan trọng, đó là sự phát triển
tất yếu khách quan. Trên lĩnh vực văn hóa, xu hướng toàn cầu hóa đặt ra nguy
cơ về sự mai một và tiêu biến bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, nền kinh tế
thị trường cũng có những mặt trái: sự xâm hại tới các giá trị đạo đức, văn hóa,
nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa…
Hoàn cảnh xã hội mới đặt ra những nhiệm vụ mới đối với nền báo chí
cách mạng. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra chủ trương: “từng bước hiện đại hóa các ngành phát thanh,
truyền hình, điện ảnh, in, xuất bản”, “nâng cao chất lượng các chương trình
phát thanh và truyền hình, tăng công suất phát sóng truyền thanh, truyền hình,
kể cả ra nước ngoài”, “tăng nhanh số lượng các sản phẩm văn hóa, văn học
nghệ thuật, báo chí có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ
thuật”[13].
Với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng chủ trương “tạo điều
kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng, phát huy về năng lực, qui
mô, cơ cấu, tổ chức…”, “làm tốt công tác thông tin về tình hình ở trong nước
và các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài”, “tích cực mở rộng giao lưu quốc tế về văn hóa, chống sự xâm
nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng”[13] …


2
Sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Đảng đối với báo chí truyền thông cho
thấy tầm quan trọng, vai trò to lớn của báo chí truyền thông đối với sự phát
triển của đất nước, của phong trào cách mạng trong giai đoạn mới.
Tính đến tháng 5-2009, cả nước có 710 cơ quan báo in, 1 hãng thông

tấn quốc gia, 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 64 đài phát thanh truyền
hình tỉnh thành phố. So với năm 1986 thời kì bắt đầu đổi mới thì số lượng cơ
quan báo chí và đội ngũ làm báo tăng gấp 3-4 lần [22]. Những con số đó cho
thấy sự phát triển phong phú và đa dạng của hoạt động báo chí. Nhưng, đằng
sau những con số, nhiều vấn đề đã và đang được đặt ra, như: vấn đề quy
hoạch lại hệ thống báo chí, phát huy năng lực thông tin báo chí vào những
mục tiêu và nhiệm vụ chung của cách mạng… Sự phát triển mạnh mẽ về cả
loại hình và số lượng sản phẩm báo chí đồng thời tạo sức ép cạnh tranh ngày
càng lớn, “giành giật” nhau về thị trường, về công chúng. Xu hướng “thương
mại hóa” báo chí dẫn đến nhiều tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích cách mạng.
Sự phát triển “nóng” của các kênh truyền thông trong khi đội ngũ người làm
truyền thông có chuyên môn, trình độ còn mỏng, chưa đáp ứng kịp nhu cầu
thực tế dẫn đến tình trạng “nhập siêu” văn hóa “ngoại” tràn lan và những hệ
quả phản ngược đối với mục tiêu phát triển. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở
mảng thông tin văn hóa – giải trí đã và đang “trăm hoa đua nở” trong thập kỉ
vừa qua… Song song với tình hình đó, báo chí quốc tế cũng theo internet ùa
vào, số người Việt Nam đọc báo, nghe đài, xem truyền hình quốc tế ngày
càng lớn.
Trong khi đó, qua báo chí và các hình thức thủ đoạn khác, các thế lực
phản động trong và ngoài nước không ngừng thực hiện diễn biến hòa bình,
tấn công vào nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, từ đó hòng làm tan rã Đảng.
Trước những nhiệm vụ chính trị xã hội mới và giữa bối cảnh báo chí đa
dạng, phức tạp, nhiều biến động như vậy, “báo Đảng” (đây là cách gọi của


3
chúng tôi cho những tờ báo là cơ quan ngôn luận chính thức của các tổ chức
của Đảng cộng sản Việt Nam) phát triển ra sao và có chỗ đứng như thế nào
trong lòng công chúng? Con số phát hành không phải là chỉ số duy nhất để

đánh giá hiệu quả của quá trình truyền thông. Công chúng báo chí Việt Nam
có đang dần sao nhãng với “báo Đảng”? Phải chăng báo Đảng đang trở nên
kém sức hấp dẫn, kém sức thuyết phục? Phải chăng “báo Đảng” nên có những
cải tiến trong cách thức và hình thức thông tin để phù hợp với nhận thức, tâm
lý và cả cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng đã và đang thay đổi?
Trong khuôn khổ một luận văn, chúng tôi lựa chọn đề tài “Báo Hànộimới
và công chúng Thủ đô” nhằm mục đích có thể “định dạng” công chúng của báo
Hànộimới (hàng ngày) trong phạm vi nhỏ là khu vực nội thành Hà Nội.
Khi chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Báo Hànộimới và công
chúng Thủ đô” (4/2008) cho đến thời hạn bảo vệ (cuối năm 2009), đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi trong thực tế đã có những thay đổi nhất định.
1/8/2008 Thủ đô Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính với số dân
tăng gấp rưỡi và diện tích tăng gấp ba lần. Báo Hànộimới sáp nhập với báo
Hà Tây làm một (lấy tên chung là Báo Hànộimới), đồng thời Hồ Quang lợi
làm tổng biên tập Báo Hànộimới thay cho Nguyễn Xuân Trình. Từ những
thay đổi như trên, báo Hànộimới (hàng ngày) cũng có những thay đổi trong
nội dung và hình thức. Những điều nói trên gây khó khăn và bất lợi cho chúng
tôi trong khi tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa công chúng Hà Nội
và báo Hànộimới (hàng ngày), cho thấy những đặc điểm của công chúng chi
phối mối quan hệ đó (từ việc tiếp cận nguồn tin, tiếp nhận, sử dụng nội dung
thông điệp).


4
- Tìm hiểu dư luận xã hội của công chúng Thủ đô đối với hoạt động
thông tin của báo Hànộimới (hàng ngày).
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả xã hội của báo

Hànộimới (hàng ngày).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài đi vào phân tích những nội
dung sau:
- Những đặc điểm nhân khẩu và xã hội của công chúng báo Hànộimới
(hàng ngày) tác động như thế nào đến cách thức tiếp nhận thông điệp từ tờ
báo và tập quán ứng xử truyền thông của họ.
- Hiệu quả sử dụng thông điệp được truyền từ báo Hànộimới (hàng
ngày) và cơ chế lây lan thông tin.
- Dư luận xã hội của công chúng đối với tờ báo này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các nhóm công chúng của báo Hànộimới (hàng ngày) tại 3
quận khu vực nội thành Hà Nội (theo đơn vị hành chính khi Hà Nội chưa tiến
hành mở rộng).
Quá trình khảo sát, nghiên cứu để xây dựng đề tài của chúng tôi kết
thúc vào đầu tháng 5/2008 theo quy định, thời điểm đó việc mở rộng Thủ đô
còn đang trong quá trình thảo luận, bàn luận, trưng cầu ý kiến, chưa có quyết
định chính thức nào về việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Chính vì
thế, phạm vi khảo sát của luận văn là công chúng báo Hànộimới (hàng ngày)
tại khu vực nội thành của Hà Nội “cũ” – Hà Nội trước ngày 1.8.2008. Chúng
tôi lựa chọn 3 quận điển hình cho khu vực nội thành (cũng là khu vực thành
thị điển hình của Hà Nội) để thực hiện khảo sát. Đó là các quận: Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân, Hoàng Mai. Cũng xin lưu ý, kể từ đây chúng tôi dùng tên Hà
Nội thay cho việc gọi “Hà Nội – cũ”.


5
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu “Báo Hànộimới và công chúng Thủ đô” được thực hiện từ

góc nhìn xã hội học truyền thông đại chúng nhằm nhận diện mối quan hệ
tương tác hai chiều giữa hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng và công
chúng truyền thông. Trong đó, công chúng đóng vai trò quan trọng có tính
quyết định trong quá trình truyền thông, là đối tượng tác động của truyền
thông đại chúng đồng thời có ý nghĩa định hướng trở lại đối với PT TTĐC.
Với luận văn này, chúng tôi hi vọng góp phần vào việc nghiên cứu
công chúng truyền thông nói chung và nghiên cứu công chúng theo cấu trúc
xã hội đô thị nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi muốn đưa ra những
khuyến nghị giúp báo Hànộimới, tờ báo của Đảng bộ thành phố có thêm cơ sở
và định hướng trong tổ chức nội dung thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động
truyền thông của báo. Những đề xuất, khuyến nghị đối với báo Hànộimới có
thể tham khảo để áp dụng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo
Đảng đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Việc nắm vững những đặc điểm của công chúng trong hoạt động tiếp
nhận thông tin sẽ giúp các tờ báo phát hành tại Thủ đô khai thác tốt hơn thị
trường báo chí còn nhiều tiềm năng và giúp các cơ quan chủ quản có thêm cơ
sở thực tế trong định hướng thông tin, định hướng dư luận tại địa bàn chính trị
quan trọng là Thủ đô Hà Nội.
5. Phƣơng pháp luận
5.1. Lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên cơ sở kết
hợp lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về báo chí.


6
C. Mác và Ph. Ăngghen là những người sáng lập ra nền báo chí cách

mạng, mà dấu mốc là sự xuất hiện báo “Sông Ranh mới” (1848 – 1849) với
rất nhiều bài viết của hai ông. C. Mác, Ph. Ăngghen, tiếp đó là Lênin đều coi
hoạt động báo chí là một lĩnh vực hoạt động gây tác động trực tiếp đến quá
trình đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng trong mọi giai đoạn
cách mạng: “Đối với Đảng, nhất là đối với Đảng công nhân thì việc lập ra tờ
báo hàng ngày đầu tiên là cái mốc quan trọng để tiến lên phía trước. Đó là
trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với những đối thủ
của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ
động quần chúng không gì có thể thay thế được.”[32, tr. 18]
Trong tác phẩm “Bắt đầu từ đâu?”, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “vai trò của tờ
báo không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị và thu
hút những bạn đồng minh chính trị. Tờ báo không những chỉ là người tuyên
truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể”…
Là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ
Chí Minh đồng thời là người khai sinh, người thầy của báo chí cách mạng
Việt Nam. Người luôn coi báo chí là một bộ phận, một nhiệm vụ trọng yếu
của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Báo chí là một ngành quan
trọng của văn hóa”[19, tr. 551]; “Báo chí là cơ quan của dư luận”[21, tr. 527].
Theo Hồ Chí Minh, tính nhân dân là thước đo của báo chí: “Một tờ báo không
được đại đa số nhân dân ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo”[20,
tr. 414]. Người căn dặn các nhà báo, các văn nghệ sĩ luôn phải đặt những câu
hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?
Hồ Chí Minh xác định chính trị làm chủ, dẫn đường trong hoạt động
báo chí: “Phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ.
Đường lối chính trị đúng thì các việc khác mới đúng được. Cho nên, các báo
chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng” [20, tr. 414].
Quan điểm báo chí của Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn soi đường cho
nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng



7
Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác tuyên truyền báo chí. Từ quan
điểm “Báo chí là công cụ sắc bén của Đảng” đến quan điểm “Báo chí vừa là
tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của
nhân dân” là một bước phát triển đáng kể trong tư duy lí luận báo chí cách
mạng. Mỗi bước trưởng thành của Đảng, của Nhà nước là mỗi bước nâng nền
báo chí lên một vị thế mới; và mỗi bước phát triển của báo chí lại là tấm
gương phản chiếu sự trưởng thành của Đảng, của chế độ.
5.2. Lí luận về xã hội học truyền thông đại chúng
Cơ sở lí thuyết của nghiên cứu là lí luận về xã hội học truyền thông đại
chúng. Lí luận này xem xét truyền thông đại chúng diễn ra như một quá trình
xã hội trong đó có sự tương tác giữa nguồn tin – thông điệp – công chúng.
Công chúng giao tiếp với các PT TTĐC là phản ánh nhu cầu của họ đối
với các PT TTĐC, nhu cầu này được hình thành bởi các đặc điểm tâm lí xã
hội và lứa tuổi của công chúng. Vì vậy, việc tìm hiểu nhu cầu công chúng là
một cách làm cần thiết để hệ thống PT TTĐC làm tốt hơn hiệu quả của nó.
Các quan điểm lí thuyết được vận dụng ở đây bao gồm: quan điểm lí
thuyết cơ cấu – chức năng của R.Merton áp dụng vào nghiên cứu truyền
thông đại chúng; quan điểm về mô hình truyền thông; lí thuyết về cơ chế tác
động giữa TTĐC và truyền thông liên cá nhân, lí thuyết về quan hệ giữa
TTĐC và dư luận xã hội
Theo quan điểm lí thuyết chức năng, mà Robert Merton làm đại diện,
xã hội là một tổng thể trong đó bao gồm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau,
mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng. Theo đó, TTĐC được coi như là
một thiết chế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì tính ổn định, tính liên tục
của một xã hội, cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của các cá nhân
trong xã hội ấy, thông qua việc cung cấp thông tin cho các thành viên xã hội –
những công chúng của hệ thống TTĐC [28].
Từ năm 1910, Marx Weber lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội học
báo chí” đồng thời đề cập đến phương pháp thống kê trong điều tra công



8
chúng. M. Weber cũng đề xuất cơ sở về mặt phương pháp luận cho sự cần
thiết của môn Xã hội học báo chí và vạch ra các vấn đề nghiên cứu. M.Weber
đã chỉ ra rằng truyền thông như là phương tiện của tương tác xã hội làm sáng
tỏ các ý nghĩa mang tính chủ quan của một bên là hành động và bên kia là
định hướng xã hội. Báo chí có tác dụng trong việc hình thành ý thức quần
chúng, vạch ra mối liên hệ của các nhân tố này với hành động xã hội của các
cá nhân, các tầng lớp xã hội, đó là cơ sở của xã hội hóa cá nhân và hình thành
dư luận xã hội [40].
Như thế, trong nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng, hướng
nghiên cứu công chúng giữ vị trí hàng đầu. Nó chỉ ra cho nhà truyền thông
cách thức, phương pháp, nội dung cần thiết để lập và chuyển các thông điệp
tới công chúng một cách có hiệu quả. Những phản ứng của công chúng sau
khi tiếp nhận thông điệp sẽ trờ thành yếu tố tham gia quyết định những hành
vi truyền thông tiếp theo của nguồn phát.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
A. Phương pháp phân tích định lượng
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với 300 bạn đọc của báo
Hànộimới (hàng ngày) trên phạm vi 3 quận nội thành Hà Nội (Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân, Hoàng Mai).
Quá trình điều tra được thực hiện từ tháng 4 – 9/2009.
B. Phương pháp phân tích định tính
Phỏng vấn sâu 5 trường hợp:
- Ông Hồ Quang Lợi, Tổng biên tập báo Hànộimới
- Ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội
- Ông Nguyễn Minh Khánh, Trưởng phòng Quản lí Báo chí Xuất bản
– Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hà Nội
- Ông Vũ Văn Viện, Phó Bí thư Quận ủy quận Hoàn Kiếm

- Ông Đào Duy Mười, Trưởng Ban Bạn đọc báo Hànộimới


9
7. Khung lý thuyết















8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu giới thiệu khái quát đề tài nghiên cứu, nội dung của
luận văn gồm các chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu
Chương II: Công chúng Thủ đô với hoạt động tiếp nhận thông tin trên
báo Hànộimới (hàng ngày)
Chương III: Một số đánh giá và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thông tin trên báo Hànộimới.
Phần kết luận, tổng kết những đóng góp mới của luận văn, ý nghĩa của
đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu.

Hoạt động tiếp nhận
thông tin trên báo
Hànộimới (hàng ngày)

Hiệu quả tiếp nhận
thông tin trên báo
Hànộimới (hàng ngày)

Dư luận Thủ đô đối với
hoạt động thông tin của báo
Hànộimới (hàng ngày)

Công chúng Thủ đô
Báo Hànộimới
(hàng ngày)


10
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu truyền thông được xác định là bắt đầu từ những
năm đầu thế kỉ 20 với học thuyết “mũi kim tiêm” (hypodemic needle theory),
còn được biết đến dưới tên gọi thuyết “viên đạn thần kì” (magic bullet
theory). Học thuyết nói trên được xem như quan điểm tiêu biểu cho thời kì
đầu của nghiên cứu TTĐC, kéo dài đến cuối những năm ba mươi của thế kỉ
XX. Quan điểm này cho rằng TTĐC có sức tác động rất lớn tới công chúng
và hiệu quả đồng nhất ở những cá nhân đơn lẻ.

Thời kì từ những năm 1920 đến hết những năm 1930 cũng là thời kì
radio ra đời và được sử dụng rộng rãi vào các mục đích mị dân. Những người
thuộc trường phái Frankurt của Đức gồm những trí thức chống lại Hitlle đã
phê phán gay gắt rằng TTĐC đã đến lúc biến các cá nhân thành những “khối
đại chúng” tức họ là những bản đúc xã hội. Hiện tượng này dẫn đến sự tàn
phá văn hóa có sẵn trong các cộng đồng truyền thống. Tuy nhiên, những nhận
xét này chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm đồi với công chúng mà
được đưa ra từ sự quan sát số lượng công chúng và việc sử dụng phương pháp
phân tích nội dung thông điệp. “Cho tới trước những năm ba mươi của thế kỉ
XX, các kết quả nghiên cứu bắt đầu cho thấy sự khác biệt mang dấu ấn cá
nhân có vai trò to lớn đối với việc công chúng tiếp nhận và tác động trở lại
các phương tiện truyền thông.”[29, tr.306]
Thời kì thứ hai của lịch sử nghiên cứu TTĐC (từ những năm 1940 đến
đầu những năm 1960), giới nghiên cứu nhận ra hiệu quả tác động của TTĐC
chỉ mang tính hạn chế (limited effect paradigm). Paul Lazarsfeld cùng các
cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu quan trọng về việc các phương tiện


11
truyền thông, đặc biệt là radio có ảnh hưởng ra sao tới việc công chúng đưa ra
quyết định chính trị của họ trong cuộc bầu cử tổng thống Mĩ (1940). Kết quả
nghiên cứu cho thấy không phải các phương tiện truyền thông mà “những
người lãnh đạo dư luận” (opinion leaders), tức những người có uy tín trong
các nhóm xã hội lại có ảnh hưởng đến quyết định chính trị của công chúng.
Thuyết truyền thông hai giai đoạn (two – step flow theory of communication)
được hình thành từ đó. Tác phẩm nổi tiếng “Tác động của TTĐC” của
Klapper (1960) đã chỉ ra rằng: “TTĐC không phải là nguyên nhân cần thiết và
đầy đủ của những thay đổi trong công chúng. TTĐC hoạt động ở giữa và
thông qua các yếu tố, các hiện tượng trung gian. Những yếu tố đó làm cho
TTĐC trở thành yếu tố bổ sung chứ không phải là nguyên nhân duy nhất

trong quá trình củng cố các điều kiện đã có”.[45]
Giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ giữa thập niên 1960 đến khoảng năm 1995.
Trước sức mạnh to lớn của truyền hình, các nhà nghiên cứu có xu hướng đặt
lại nghi ngờ về ảnh hưởng của TTĐC qua các kết quả nghiên cứu trong giai
đoạn trước. Đây cũng là thời kì xuất hiện nhiều xu hướng và quan điểm nghiên
cứu khác nhau. Xã hội học truyền thông đại chúng mở rộng lĩnh vực nghiên
cứu: ngoài nghiên cứu công chúng, nghiên cứu về tác động của TTĐC, những
lĩnh vực nghiên cứu mới như tìm hiểu về nội dung thông điệp, quá trình truyền
thông đại chúng, quá trình hoạt động của các PT TTĐC, cách thức tiếp nhận
TTĐC và việc sử dụng các PT TTĐC của công chúng. Phương pháp nghiên
cứu trong giai đoạn này cũng có nhiều bước tiến mới: không bó hẹp trong
những loại nghiên cứu thực nghiệm (empirical) mà có cả hướng nghiên cứu
phê phán (critical theory), nghiên cứu diễn giải (interpreative theory).
Thập niên 80 gắn với lý thuyết “không gian công cộng” (public sphere)
do nhà nghiên cứu người Đức Jurgen Habermas khởi xướng. Sự phát triển của
các kĩ thuật truyền thông trong thời kì này đã dẫn đến sự xuất hiện những xu
hướng nghiên cứu mới như nghiên cứu ký hiệu học truyền thông
(communication semiotics), tri tạo truyền thông (media litaracy).[15]


12
Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ khoảng năm 1995 đến nay. Giai đoạn này
được đánh dấu bằng sự phát triển nhanh chóng đến mức bùng nổ của mạng
internet và công nghệ máy tính. Sự ra đời của internet kéo theo hàng loạt thay
đổi trong cách thức trao, nhận và xử lí thông tin. Do đặc điểm này, hướng nghiên
cứu chuyển sang tìm hiểu mạng internet và tác động của nó đối với công chúng.
Đồng thời với sự phát triển của mạng internet, nhiều thiết bị kĩ thuật mới hội tụ
tính năng đa truyền thông ra đời: điện thoại di động, Ipod, các thiết bị thông tin
cá nhân mới khác… Thuật ngữ “truyền thông đa phương tiện” (mutil media)
xuất hiện và được xem như là đặc trưng quan trọng của sự khởi đầu một kỉ

nguyên mới trong truyền thông, đồng thời là tác nhân quan trọng mở ra một kỉ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại: kỉ nguyên thông tin, kỉ nguyên của nền kinh
tế tri thức. Khái niệm “truyền thông tiểu chúng” hay “thông tin phi đại chúng”
được giới nghiên cứu đề cập đến như là hệ quả tất yếu của sự ra đời mạng thông
tin toàn cầu cùng các kĩ thuật thu phát cá nhân hiện đại.
Tuy nhiên, cũng trong hai giai đoạn gần đây, các nhà nghiên cứu đã
vượt qua quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của kĩ thuật truyền thông để chuyển
sang quan điểm chú trọng hơn tới các logic hành động của các tác nhân xã hội
trong quá trình truyền thông. Theo đó, công chúng được hình dung như những
tác nhân xã hội có khả năng lí giải và phê phán lại sự áp đặt trong quá trình
TTĐC. Giới nghiên cứu cũng đặt nhiều tin tưởng vào xu hướng dân chủ hóa
sẽ ngày càng rõ nét hơn khi mỗi cá nhân đều có thể trở thành một nguồn phát
thông tin mà những nguồn thông tin này dễ dàng trở nên đại chúng nhờ sự hỗ
trợ của công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả và rộng rãi.
Nghiên cứu về TTĐC trên thế giới đã được tiến hành rộng và sâu, trải qua
nhiều giai đoạn. Ở Việt Nam, lĩnh vực này đã và đang phát triển, đáng chú ý
nhất là từ đầu thập niên 1990 đến nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống.
Từ góc độ báo chí học, những công trình như “Truyền thông đại
chúng” – Tạ Ngọc Tấn, Nxb. Chính trị Quốc gia (2004), “Cơ sở lí luận báo


13
chí truyền thông” – Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Nxb
(2005) và nhóm sách về thể loại báo chí như “Thể loại
báo chí chính luận” – Trần Quang (2005),
“Thể loại báo chí thông tấn” – Đinh Hường
(2005), “Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” – Dương Xuân Sơn
(2006), “Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo
chí” – Nguyễn Thị Minh Thái, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2006) v.v… có
ý nghĩa hệ thống tri thức cho sinh viên và đội ngũ nghiên cứu truyền thông ở

Việt Nam.
Với đối tượng sinh viên và học viên cao học báo chí, trong nhiều năm,
hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích nội dung thông điệp truyền
thông, hoạt động của các tổ chức truyền thông đại chúng. Các nghiên cứu gần
đây quan tâm nhiều hơn đến công chúng, hiệu quả của các phương tiện truyền
thông đại chúng trong đời sống xã hội.
Từ góc nhìn xã hội học truyền thông đại chúng, những thành công đáng
ghi nhận nhất thuộc về các nhà xã hội học, đặc biệt là các công trình nghiên
cứu của Viện Xã hội học.
Những bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam đăng rải rác trên tạp chí Xã
hội học trong khoảng 10 năm (1995 – 2005) có ý nghĩa xây dựng những lí
luận cơ bản cho nghiên cứu TTĐC ở Việt Nam.
Trong các bài viết “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại
chúng” (Tạp chí Xã hội học số 4, 2001), “Truyền thông đại chúng và dư luận
xã hội” (Tạp chí Xã hội học số1, 1996), “Nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt
động của Quốc hội” (Tạp chí Xã hội học số 3, 2005)… Tác giả Mai Quỳnh
Nam đã xem xét mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
như là hệ quả trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông và công chúng
truyền thông. Từ mối quan hệ đó, ông cũng cho thấy những chiều cạnh tác
động khác nhau và cơ chế tác động của hệ thống phương tiện truyền thông đại


14
chúng đối với xã hội. Tác giả coi các phương tiện truyền thông đại chúng là
“một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống xã hội hiện đại”, là
yếu tố dẫn đến hình thành nền văn hóa đại chúng.
Tác giả đã cùng cộng sự thực hiện nghiên cứu “Báo thiếu nhi dân tộc
và công chúng thiếu nhi dân tộc”; bản tóm tắt kết quả thực hiện nghiên cứu
(đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 4 – 2002) cho thấy đây là một công trình
nghiên cứu xã hội học bài bản về mối tương tác hai chiều giữa một bên là cơ

quan truyền thông và bên kia là công chúng của nó. Ở đây, tác giả đã chỉ rõ
cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng và những chỉ báo cho phép đánh
giá hiệu quả của tờ báo đối với công chúng.
Sau Mai Quỳnh Nam, Trần Hữu Quang là người có nhiều cố gắng đóng
góp trong lĩnh vực nghiên cứu về TTĐC. Luận án tiến sĩ xã hội học “Truyền
thông đại chúng và công chúng – trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”
(1998), theo đánh giá của Trần Bá Dung “là công trình mang tính đại diện về
nghiên cứu công chúng truyền thông, mức độ và cách thức tiếp cận các
phương tiện truyền thông đại chúng của người dân TP HCM”[9]. Từ luận án
này, tác giả đã sửa chữa, in thành sách “Chân dung công chúng truyền thông”
(2001). Trần Hữu Quang cũng là tác giả của cuốn giáo trình “Xã hội học báo
chí”, một trong những công trình đầu tiên tiếp cận hướng nghiên cứu xã hội
học trong báo chí truyền thông có hệ thống.
Từ năm 2000 trở lại đây, TTĐC giành được nhiều quan tâm hơn trong
hoạt động nghiên cứu. Nhiều đề tài luận văn, luận án trong chuyên ngành Xã
hội học hướng đến các lĩnh vực khác nhau trong mối quan hệ giữa PT TTĐC
với công chúng truyền thông. Giới nghiên cứu báo chí truyền thông cũng bắt
đầu tiếp cận nhiều hơn nghiên cứu TTĐC từ góc nhìn xã hội học.
Luận văn xã hội học “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khỏe sinh sản
vị thành niên qua nghiên cứu thư gửi về chương trình “Cửa sổ tình yêu”, Đài
Tiếng nói Việt Nam” (2003) của Nguyễn Thị Tuyết Minh áp dụng phương pháp


15
phân tích thông điệp đối với phản hồi qua thư của thính giả nghe đài. Luận văn đã
phân tích những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin của thính giả (lứa
tuổi, tình trạng hôn nhân, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú).
Luận văn xã hội học “Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với
công chúng thanh niên đô thị - Nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng”
(2006) của Đinh Thị Phương Thảo sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu

định lượng (điều tra chọn mẫu) và phương pháp định tính (thảo luận nhóm
trong nghiên cứu xã hội học). Thông qua đó, tác giả đã phân tích hoạt động
tiếp nhận thông tin của công chúng thanh niên đô thị thành phố Hải Phòng đối
với các phương tiện truyền thông đại chúng, việc công chúng sử dụng thông
điệp truyền thông như là sự phản ánh hiệu quả trực tiếp những tác động của
các PT TTĐC, và dư luận xã hội là hệ quả tất yếu tiếp theo. Có thể nói đây là
một mẫu nghiên cứu cơ bản về hiệu quả của TTĐC đối với công chúng truyền
thông trên địa bàn đô thị cụ thể.
Luận văn thạc sĩ báo chí của Nguyễn Thu Giang “Công chúng Hà Nội
với việc đọc báo in và báo điện tử” (2007) xem xét nhu cầu, cách thức tiếp
cận và tiếp nhận của công chúng đối với hai loại hình báo chí: cũ – mới (báo
in – báo điện tử). Thành công nổi bật của luận văn là thông qua những đặc
điểm tương quan giữa hai nhóm công chúng để đánh giá tác động đối với
công chúng cũng như xu hướng phát triển của hai loại hình báo chí nói trên.
Ngoài ra, Nguyễn Thu Giang đã rất có công trong việc hệ thống lịch sử
nghiên cứu về TTĐC trên cả phương diện lí thuyết và phương pháp nghiên
cứu trong khuôn khổ luận văn cao học.
Luận án tiến sĩ báo chí của Trần Bá Dung “Nhu cầu tiếp nhận thông tin
báo chí của công chúng Hà Nội” (2008) mô tả thực trạng nhu cầu thể hiện qua
mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, xem xét nhu cầu
của công chúng như là một nguyên nhân chi phối cơ bản đối với quá trình
truyền thông, chỉ ra các mối quan hệ có tính quy luật, những nhân tố tác động


16
tới nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội. Tuy có những
hạn chế nhất định trong trình bày cơ sở lý thuyết để phân tích thực trạng nhu
cầu tiếp nhận thông tin và những nhân tố ảnh hưởng đối với mô thức tiếp
nhận thông tin báo chí, luận án của tác giả Trần Bá Dung có thể xem là công
trình nghiên cứu đầu tiên về tác động của cả 4 loại hình báo chí (báo in, báo

hình, báo nói, báo điện tử) tới tất cả các nhóm công chúng có tính chất đại
diện cho cơ cấu dân số (thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội).
Đề tài khoa học “Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ” của Đỗ Nam Liên sau
được in thành sách (Nxb Khoa học xã hội, 2005) xem xét mối quan hệ công
chúng giới trẻ và hệ thống phương tiện nghe nhìn tại thành phố Hồ Chí Minh
là một thành phố phát triển năng động, trung tâm báo chí truyền thông của đất
nước. Tác giả đã từ việc khảo sát đến tìm ra những điểm tương ứng giữa thói
quen xem truyền hình và băng đĩa của giới trẻ (thời gian, mục đích, sở thích)
với đặc điểm địa bàn (nội thành, ngoại thành), lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ
đồng thời bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của các phương tiện nghe nhìn đối
với công chúng trẻ thể hiện ở tỉ lệ tham gia của rất đông giới trẻ vào việc tiếp
cận với các phương tiện nghe nhìn, sự ảnh hưởng của nhân vật truyền thông
(nhân vật, nghệ sĩ yêu thích) đến tâm lí, sự lựa chọn thời trang, kiểu tóc theo
các ngôi sao điện ảnh và ca nhạc, nhân vật trong phim. Từ kết quả khảo sát,
tác giả đưa ra những dự báo về sự phát triển của truyền hình, xu hướng thay
đổi trong cơ cấu chương trình truyền hình, xu hướng phát triển băng đĩa cùng
một số kiến nghị về nâng cao chất lượng chương trình truyền hình cho giới
trẻ, và đề xuất về biện pháp quản lí thị trường băng đĩa.
Gần đây, một số các cuộc điều tra có quy mô lớn đối với công chúng
như là: cuộc điều tra xã hội học do Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Tư tưởng
Văn hóa Trung ương tiến hành năm 2001 trên địa bàn 30 tỉnh với 2615 người
trả lời. Kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ, cách thức nghe đài của thính
giá thay đổi theo giới tính, độ tuổi, mức sống, địa bàn sinh sống, trình độ học


17
vấn… và nguyện vọng, đề xuất của thính giả. Cuộc điều tra có quy mô lớn
nhất từ trước đến nay đối với công chúng truyền hình được Đài Truyền hình
Việt Nam tiến hành (2002) với sự hỗ trợ của Viện FES (CHLB Đức), xem xét
thói quen và sở thích xem truyền hình của khán giả, mức độ tiếp cận, ứng xử

của khán giả đối với truyền hình v.v… Khảo sát công chúng là cơ sở cho việc
xác định thị phần truyền hình, hướng và khả năng phát triển của truyền hình
trong tương lai.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả Tạ Thị Thu Hà tại khoa Báo
chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2005), “Công
chúng báo chí của báo Hànộimới” đứng từ góc độ báo chí học để nhìn nhận
mối quan hệ giữa báo Hànộimới (hàng ngày) và công chúng của báo qua khảo
sát thông tin trên báo từ 5/2005 đến 5/2006. Khóa luận đã đưa ra những hiểu
biết cơ bản về đặc điểm và vai trò của công chúng báo chí, quan hệ giữa báo
chí với công chúng nhìn từ góc độ nhu cầu (nhu cầu thông tin, nhu cầu giao
lưu, trao đổi, giải trí, nhu cầu giáo dục, định hướng). Theo định hướng lý
thuyết như vậy, khóa luận phân tích nội dung thông tin đăng tải trên báo
Hànộimới (hàng ngày) theo ba mảng: thông tin tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân thành phố, thông tin kinh
tế - chính trị - văn hóa – xã hội – thể thao, thông tin “phản ánh tâm tư, nguyện
vọng và giải quyết các đơn thư khiếu nại của công chúng” và phân tích hình
thức thông tin của báo Hànộimới (hàng ngày).
Tuy nhiên, khóa luận nói trên còn nhiều hạn chế như: chưa cho thấy
được tác động, hiệu quả của thông điệp truyền thông đối với công chúng.
(Mặc dù tác giả có phân tích mảng thông tin “phản ánh tâm tư, nguyện vọng
và giải quyết các đơn thư khiếu nại của công chúng” (qua chuyên trang Bạn
đọc) trên báo nhưng mảng thông tin này chưa đủ để phản ánh hiệu quả tiếp
nhận thông điệp của công chúng báo. Tác giả có phác họa chân dung công
chúng của báo Hànộimới (hàng ngày với một số đặc điểm xã hội văn hóa


18
nhưng lại chưa chỉ ra được những đặc điểm đó chi phối đến cách thức tiếp nhận
và sử dụng tin tức của công chúng như thế nào. Do đó, chân dung công chúng
báo Hànộimới (hàng ngày) đã không được phác họa đầy đủ trong quan hệ

phương tiện truyền thông – thông điệp – công chúng. Ngoài ra, việc đo đạc
hiệu quả thông điệp truyền thông chỉ dựa trên cơ sở phân tích nội dung thông
điệp và một số kết quả thống kê mà tác giả thu thập được chưa đủ thuyết phục.
Những hạn chế nói trên có thể được khắc phục khi kết hợp tiếp cận vấn
đề nghiên cứu từ góc độ xã hội học truyền thông đại chúng và sử dụng
phương pháp điều tra xã hội học.
1.2. Truyền thông đại chúng
1.2.1. Khái niệm truyền thông
Thuật ngữ truyền thông trong tiếng Anh (communication), có nghĩa là
sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi…
Truyền thông là một hoạt động cơ bản trong đời sống xã hội loài người.
Thông qua việc truyền đạt tin tức, tình cảm, cảm xúc, kĩ năng… con người
tham gia vào các quá trình xã hội đồng thời các quan hệ xã hội được hình
thành và củng cố. Nói cách khác, nhờ hoạt động truyền thông, con người tự
nhiên trở thành con người xã hội.
Chúng tôi đồng tình với định nghĩa được nêu trong giáo trình “Cơ sở lý
luận báo chí truyền thông” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Hà Nội: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông
tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi
trong hành vi và nhận thức.”[56, tr.24]
Truyền thông được thực hiện qua ngôn ngữ (lời nói, chữ viết), kí hiệu,
biểu tượng, hình ảnh, cử chỉ, hành vi, điệu bộ… nói chung là bằng tất cả
những phương thức, cách thức mà con người sáng tạo ra để truyền đạt thông
tin cho nhau trong quá trình tương tác hay tiếp xúc với nhau.


19
Mục đích của truyền thông là nhằm tạo lập sự hiểu biết chung, từ đó dẫn
đến hình thành ý thức và hành động chung. Ngược lại, đây cũng chính là cơ sở
đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông. Như tác giả Mai Quỳnh Nam đã

nói: “Hoạt động truyền thông chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích được lợi ích của
đối tượng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt nhận thức, tạo cho họ hành động
chung. Từ ý nghĩa đó, người ta nhận thấy khả năng truyền bá rộng lớn của hoạt
động truyền thông trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.”[44]
1.2.2. Truyền thông đại chúng
1.2.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ truyền thông đại chúng trong tiếng Anh là “mass media” hay
“mass communication”.
Xã hội học truyền thông đại chúng quan niệm TTĐC là một quá trình
truyền đạt thông tin, quá trình này được thực hiện thông qua báo viết, báo nói,
báo hình, báo trực tuyến… tức là qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng còn được hiểu là giao tiếp đại chúng. Đó là quá
trình truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá
nhân và những nhóm đông người trong xã hội, dựa vào những kĩ thuật truyền
bá tập thể gọi là media. [43]
Khi hoạt động truyền thông được thực hiện giữa các cá nhân với nhau,
người ta gọi đó là truyền thông liên cá nhân (interpersonal communication)
hay giao tiếp liên cá nhân. Đây là hình thức giao tiếp trực tiếp, có cả định
hướng xã hội và định hướng cá nhân trong giao tiếp, có cả tính tổ chức lẫn
tính tự phát, thể hiện rõ nét tính cá thể của nhà truyền thông. Thông tin trong
giao tiếp liên cá nhân không nhất thiết có tính định kì và người tham gia giao
tiếp có thể tự do hơn trong việc tuân thủ các chuẩn mực giao tiếp.
Trong khi đó, giao tiếp đại chúng là giao tiếp gián tiếp, được thực hiện
thông qua các phương tiện kĩ thuật, thể hiện định hướng xã hội rõ ràng, có


20
tính tổ chức, chịu sự tác động của thiết chế xã hội với yêu cầu tuân theo chuẩn
mực chung trong giao tiếp cao, tính tập thể của nhà truyền thông thể hiện rõ
nét. Thông tin trong giao tiếp đại chúng có tính định kì, được mang đến cho

công chúng (đại chúng), những người này có thể phân bố rải rác và ngẫu nhiên.
Do giao tiếp đại chúng là giao tiếp gián tiếp, nên mối liên hệ ngược
(feedback) chậm hình thành. Ngày nay, mạng thông tin trực tuyến đã giúp cho
thông tin phản hồi từ phía người nhận thông điệp chuyển đến người truyền
thông điệp nhanh hơn, đến mức gần như đối thoại trực tiếp (nhà báo và công
chúng có thể đối thoại trực tuyến qua mạng internet…)
Nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner cho rằng một trong những điều kiện
và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội
hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng
sang các hệ thống truyền thông đại chúng. [54]
1.2.2.2. Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông của Harold Lasswell được giới nghiên cứu
truyền thông nhiều nước công nhận và được sự bổ sung đầy đủ như sau:






- Nguồn: người (nhóm người) cung cấp thông tin. Với báo in, “nguồn”
ở đây là toà soạn, tập thể phóng viên, nhà báo, biên tập viên, đội ngũ cộng tác
viên, thông tin viên…
- Thông điệp: Nội dung thông tin được truyền tải dưới hình thức một
tác phẩm cụ thể.
Phản hồi
Nơi
nhận
Giải mã
Thông
điệp

Mã hóa
Nguồn
Nhiễu


21
- Mạch truyền, kênh: phương tiện truyền tải thông điệp. Thông tin
được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, hình ảnh, ảnh, tranh vẽ, số liệu, âm thanh,
màu sắc, đường nét…
Mạch truyền, kênh là cơ sở phân chia các loại hình báo chí: báo in, báo
hình, báo phát thanh, báo trực tuyến…
- Người tiếp nhận, nơi nhận: Đây là đối tượng hướng tới và là mục
tiêu tác động của thông điệp.
- Phản hồi: thái độ của công chúng sau khi tiếp nhận thông điệp.
Chúng tôi áp dụng mô hình truyền thông nói trên trong khi thực hiện đề
tài nghiên cứu “Báo Hànộimới và công chúng Thủ đô”.
1.2.2.3. Phân biệt truyền thông đại chúng với phương tiện truyền thông
đại chúng
Thuật ngữ mutilmedia xuất hiện từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20.
Các tác giả của “Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ” giải thích từ mutilmedia
(ghép từ “mutil – nhiều” với media) để chỉ tính đa dạng của media và trong
tiếng Việt thường được hiểu với nghĩa thông tin đa phương tiện, thông tin đa
chức năng.[33]
Cũng xuất phát từ mặt thuật ngữ, Trần Hữu Quang giải thích rằng:
trong tiếng Anh, người ta dùng mass media để chỉ các phương tiện truyền
thông đại chúng. Thuật ngữ này bao gồm chữ mass có nghĩa là “đại chúng”,
và chữ media (gốc từ tiếng La – tinh là medium, thể số nhiều là media) có
nghĩa ban đầu là “trung gian”, ở đây có nghĩa là các “phương tiện” hay “công
cụ”. Như vậy, thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng” có nghĩa là
những công cụ trung gian có chức năng vận chuyển thông tin ra các tầng lớp

công chúng, giúp cho công chúng theo dõi được tin tức, thời sự và mở mang
kiến thức. [53, tr. 19 – 20]
Luận án của Trần Bá Dung trích giải thích của Robert S. Tannenbaum
(1998) ở Đại học Kentucky (Hoa Kì): Truyền thông đại chúng là một quá


22
trình (mass communication: a process), còn các phương tiện đại chúng là một
hệ thống (mass medium: a system).[9]
Như vậy, các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) là
những công cụ kĩ thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có
thể tiến hành quá trình truyền thông đại chúng (mass communication), nghĩa
là việc phổ biến, loan truyền thông tin cho người.
Quá trình truyền thông đại chúng bao gồm nhiều khâu, với sự tham gia
của nhiều yếu tố: chủ thể truyền thông (những người làm công tác truyền
thông: phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên…) thực hiện sản xuất thông
điệp, truyền tải thông điệp đến người nhận thông qua phương tiện đại chúng.
Quá trình truyền thông kết thúc với việc người nhận tiếp nhận thông điệp và
phản hồi lại chủ thể truyền thông.
Phương tiện truyền thông đại chúng là những công cụ kĩ thuật hay
những kênh mà phải nhờ đó người ta mới có thể thực hiện được quá trình
TTĐC. Phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò một yếu tố tham gia
trong quá trình TTĐC.
Theo nghĩa rộng, phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm tất cả các
loại hình ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tờ rơi, poster quảng cáo…), phát thanh,
truyền hình, video, phim, ảnh, băng đĩa, mạng internet, vệ tinh nhân tạo, máy
tính cá nhân, máy fax… Theo nghĩa hẹp hơn, phương tiện truyền thông đại
chúng được hiểu bao gồm: báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, internet.
Hệ thống thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành, định hướng và thể hiện dư luận xã hội. Vai trò này thể hiện ở chỗ hệ

thống thông tin đại chúng là phương tiện của thiết chế xã hội nhằm phổ biến
thông tin trên quy mô đại chúng và là diễn đàn toàn dân tập hợp ý kiến, tư
tưởng, kinh nghiệm của quần chúng, hình thành các chuẩn mực đạo đức và
định hướng giá trị phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ chung.


23
Thông tin được truyền tải qua hệ thống PT TTĐC có những đặc điểm
nổi bật là: tính tổng hợp, tính điển hình, đại chúng, kịp thời và tính định kì.
1.2.2.4.Báo in trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng
Đặc trưng của báo in so với các loại hình báo chí truyền thông khác là
hình thức thông tin trên giấy. Công chúng muốn hưởng thụ thông tin phải qua
kênh tiếp nhận bằng mắt (nhìn, xem, đọc).
Trong thời đại truyền thông đa phương tiện, báo in có nhiều hạn chế so
với báo hình, phát thanh, báo điện tử ở những điểm: thông tin thời sự thường
chậm, muộn (do báo in phải trải qua nhiều khâu trong sản xuất, phát hành rồi
mới đến tay bạn đọc), việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin trên báo in phức tạp
và khó khăn hơn so với báo điện tử, khả năng tương tác hạn chế.
Tuy nhiên, báo in vẫn được đánh giá là có lợi thế trong việc thông tin
đầy đủ với bình luận dầy dặn, có chiều sâu hơn so với các loại hình báo chí có
ưu điểm thông tin nhanh. Báo in cũng được đánh giá cao hơn báo điện tử về
mức độ tin cậy trong thông tin. Một bộ phận lớn công chúng vẫn yêu thích và
giữ thói quen đọc báo in vì họ có thể dễ dàng mang theo bất cứ đâu và trong
một chừng mực nào đó thì việc lướt nhanh các trang báo giúp công chúng
nhanh chóng nắm bắt được tin tức hơn cả.
Cho đến ngày nay, báo in đã trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu trong bữa sáng của người dân ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Và
mặc dù, đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình báo chí trong
kỉ nguyên truyền thông đa phương tiện, báo in vẫn giữ được một vị thế quan
trọng nhất định.

1.2.3. Chức năng của truyền thông đại chúng
Trường phái xã hội học Chicago (1920 – 1940), Mĩ, có những nghiên
cứu quan trọng đầu tiên về vai trò của truyền thông trong đô thị. Theo trường
phái Chicago, truyền thông không chỉ bó hẹp trong việc phổ biến, trao đổi

×