Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 143 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*



NGUYỄN QUỲNH TRANG




NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH (GAMESHOWS)
(Khảo sát 03 Gameshows dành cho 03 đối tượng tiêu biểu:
Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí và Truyền thông







Hà Nội - 2013

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*



NGUYỄN QUỲNH TRANG



NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH (GAMESHOWS)
(Khảo sát 03 Gameshows dành cho 03 đối tượng tiêu biểu:
Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui,Khỏe, Có ích)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí và Truyền thông
Mã số: 60 32 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn






Hà Nội-2013

143
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI
TRUYỀN HÌNH 10
1.1. Lý luận chung 10
1.1.1. Trò chơi truyền hình 10
1.2. Lịch sử ra đời của TCTH 14
1.2.1. Thế giới 14
1.2.2. Tại Việt Nam 17
1.3. Những đặc tính của trò chơi truyền hình 18
1.3.1. Tính kiến thức 18
1.3.2. Tính trực tiếp và sự tham gia của khán giả 19
1.3.3. Tính tranh đua và yếu tố bất ngờ 19
1.4. Chức năng của TCTH 21
1.5. Tìm hiểu chung về quy trình sản xuất 22
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 24
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC
CHƢƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH 25
2.1. Khái quát về 3 chƣơng trình đƣợc khảo sát 25
2.1.1. Đồ Rê Mí 25
2.1.2. Rung chuông vàng 28
2.1.3 Vui khỏe có ích 31
2.2. Giai đoạn tiền kỳ 32
2.2.1. Fomat chương trình 33

2.2.2. Sản xuất ghi hình 38
2.1.3. Nội dung 45
2.1.4. Tài chính 55
2.1.5. Sân khấu (mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, trang phục…) 57
2.1.6. Các chức danh 59


144
2.2. Giai đoạn ghi hình 65
2.2.1. Diễn biến ghi hình 65
2.2.2. Các bộ phận ghi hình 70
2.2.3. Những lưu ý đặc biệt khi ghi hình 79
2.3. Giai đoạn hậu kỳ 80
2.3.1. Dựng phim/dựng băng 80
2.3.2. Duyệt băng 82
2.3.3. Phát sóng 83
2.3.4. Thanh toán và giấy tờ sản xuất hậu kỳ 83
2.4. Những phát sinh sau khi phát sóng 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 87
Chương 3. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TCTH 89
3.1. Đánh giá chung về quy trình sản xuất các chƣơng trình TCTH 89
3.1.1. Thành công 89
3.1.2. Hạn chế 92
3.1.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 95
3.2. Khuyến nghị và giải pháp 96
3.2.1. Phương hướng chung của VTV 96
3.2.2. Kiến nghị của những người làm chương trình 99
3.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao quy trình sản xuất 101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 104

KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 110



141


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTV
: Biên tập viên
ĐTHVN
: Đài Truyền hình Việt Nam
ĐRM
: Đồ Rê Mí
TCSX
: Tổ chức sản xuất
TCTH
: Trò chơi truyền hình
VNĐ
: Việt Nam đồng
VKCI
: Vui, khỏe, có ích




3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình là loại hình báo chí sinh sau đẻ muộn so với báo in và
phát thanh nhưng báo chí truyền hình đã vươn lên, phát triển nhanh và mạnh,
ngày càng khẳng định vị thế của mình. Mọi lĩnh vực (chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng) đều cần đến truyền hình như
một phương tiện truyền thông hiệu quả nhất.
Một loại hình chương trình truyền hình gia nhập vào Việt Nam cách
đây hơn 15 năm đã nhận được sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình của công chúng
chính là các chương trình có tên gọi trò chơi truyền hình (gameshows).
Khởi đầu từ năm 1996 với SV 96 dành cho tầng lớp sinh viên, tiếp đó là Trò
chơi liên tỉnh và sau này là cả một loạt các TCTH khác nối tiếp nhau ra đời.
Những TCTH đó đã trở thành sân chơi bổ ích, lý thú, giúp đông đảo công
chúng nghỉ ngơi, thư giãn, gạt bỏ hết những căng thẳng trong cuộc sống đồng
thời các trò chơi truyền hình cũng là nơi giúp các cá nhân bộc lộ khả năng của
mình, thử sức với kho tàng kiến thức vô hạn và rộng lớn của nhân loại, bên
cạnh đó cũng là một cơ hội cho các cá nhân xuất sắc dành được những giải
thưởng (cả tiền và hiện vật) có giá trị cao.
Truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng nắm giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên đội ngũ những người làm truyền hình
luôn cố gắng để ngày càng có nhiều chương trình chất lượng, đáp ứng được
nhu cầu ngày một cao của công chúng. Số lượng các chương trình TCTH
ngày một tăng, chỉ riêng tiểu ban Giaỉ trí và Thông tin kinh tế (VTV3) cho tới
nay đã có tới gần 20 chương trình TCTH. Bên cạnh đó, một số tiểu ban khác
của Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã tham gia sản xuất TCTH với mong
muốn mang lại một làn gió mới như ban Khoa giáo (VTV2) có chương trình
TCTH “Theo dòng lịch sử” hay ban Văn nghệ có chương trình TCTH “Làng
vui chơi làng ca hát” …

4

Trước đây, khi còn ở cương vị khán giả xem truyền hình bản thân
tác giả luận văn rất muốn tìm hiểu về quá trình sản xuất một chương trình
TCTH, làm thế nào để thực hiện được một chương trình trò chơi kéo dài 45 –
55 phút phát sóng? Và hiện nay, khi đã công tác được một thời gian tại ban
Giaỉ trí và Thông tin kinh tế (VTV3), được trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất một số TCTH tiêu biểu tại đây, tác giả luận văn rất muốn được chia
sẻ với khán giả yêu thích các chương trình TCTH về quy trình sản xuất một
TCTH hoàn chỉnh. Khi những chương trình TCTH được phát sóng trên màn
ảnh nhỏ đã trải qua rất nhiều khâu từ tổ chức chuẩn bị, ghi hình cho tới công
đoạn hậu kỳ để tạo ra một sản phẩm có thời lượng từ 40 – 50 phút khi lên
sóng. Có rất nhiều ý kiến khán giả cho rằng họ chỉ đơn thuần biết đến một
chương trình TCTH thông qua người dẫn chương trình (MC) mà không được
biết đến ekip hùng hậu để sản xuất nên chương trình đó. Một chương trình
truyền hình được sản xuất chính là kết quả của cả tập thể chứ không phải là
kết quả của công việc cá nhân.
Bên cạnh đó còn là những thôi thúc tìm hiểu về những con người đằng
sau màn ảnh, những yếu tố cấu thành một chương trình TCTH hoàn chỉnh và
đặc biệt là những công đoạn công phu để sản xuất nên chương trình TCTH
hàng tuần (hàng tháng) ra sao, như thế nào, có những khó khăn, thuận lời gì
… Tác giả mong muốn tìm hiểu còn để tìm ra những vấn đề còn tồn tại và
cách giải quyết cũng như hướng đi sao cho một chương trình TCTH sản xuất
ngày càng phong phú, hấp dẫn, cuốn hút người xem mà quy trình sản xuất lại
đơn giản, ngắn gọn nhưng có hiệu quả cao nhất. Bản thân tác giả là người trực
tiếp công tác trong ekip sản xuất các chương trình TCTH, bởi vậy tác giả có
niềm đam mê, hứng thú cũng như những thuận lợi nhất định để tiếp cận tư
liệu, tiếp cận quy trình sản xuất và đặc biệt là những người có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Với niềm đam mê nghề nghiệp và những thuận lợi kể trên,
tác giả luôn ấp ủ và khát khao được thực hiện một công trình nghiên cứu gắn

5

liền với ngành nghề của mình và đóng góp công sức vào quá trình phát triển
sự nghiệp truyền hình nói chung.
Đồng thời, tác giả luận văn cũng đã từng chọn nghiên cứu về chương
trình trò chơi truyền hình trong khóa luận tốt nghiệp đề tài “Thực trạng hoạt
động của các chương trình trò chơi truyền hình trên kênh VTV3 - Đài
Truyền hình Việt Nam. (Khảo sát 3 chương trình: Ai là triệu phú, Trò chơi
âm nhạc và Hãy chọn giá đúng)” trong khóa học 2005 – 2009. Với mong
muốn đi sâu nghiên cứu thêm những vấn đề của các chương trình TCTH dựa
trên nền tảng có sẵn từ khóa luận tốt nghiệp cử nhân khóa 2005 – 2009 và với
những trăn trở và băn khoăn như đã nói ở trên đã thôi thúc tác giả luận văn
chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi
truyền hình (Gameshows)” (Khảo sát 3 Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu
biểu: Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui,Khỏe, Có ích) làm đề tài cho luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trước đây, đã từng có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn
thạc sĩ lựa chọn đối tượng nghiên cứu là “trò chơi truyền hình”, có thể kể đến
các khóa luận nghiên cứu về thực trạng hoạt động của TCTH (khóa luận tốt
nghiệp đại học của bản thân tác giả luận văn), khóa luận nghiên cứu về các yếu
tố khác nhau của TCTH như kịch bản, yếu tố sân khấu, yếu tố người dẫn
chương trình (MC) … Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc sĩ khác nghiên
cứu về đề tài này như luận văn của thạc sĩ Bùi Thu Thủy (Phó trưởng Ban Thể
thao Giaỉ trí và Thông tin Kinh tế - Đài Truyền hình Việt Nam) lấy đối tượng
nghiên cứu là chương trình TCTH nhưng lại đặt cái nhìn và vấn đề nghiên cứu
dưới góc độ xem xét dựa trên yếu tố sân khấu có ảnh hưởng như thế nào tới các
chương trình TCTH. Luận văn “Trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam”
của nhà báo Đỗ Thị Bạch Dương (công tác tại VTV6 – Đài Truyền hình Việt
Nam) nghiên cứu dưới góc độ tác động của TCTH tới khán giả và nhu cầu/ sở
thích tiếp nhận các chương trình TCTH của khán giả. Ngoài ra có thể kể đến


6
luận văn “Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình” của nhà báo
Vũ Thanh Hường (công tác tại VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam) xem xét
nghiên cứu đối tượng TCTH dưới góc độ nhìn nhận về yếu tố tổ chức sản xuất
đối với các chương trình TCTH. Bên cạnh đó còn có một số các đề tài nghiên
cứu khoa học, bài tiểu luận lấy đối tượng nghiên cứu là TCTH và nhìn nhận nó
ở các góc nhìn khác nhau. Thậm chí, cũng đã có khóa luận/luận văn nghiên cứu
về quy trình sản xuất (về một số yếu tố cụ thể như mỹ thuật, kỹ thuật, nội dung
…) của chương trình TCTH. Tuy nhiên, theo khảo sát và nghiên cứu của tác
giả luận văn thấy rằng, các công trình nghiên cứu kể trên đều trong giai đoạn từ
những năm 1997 – 2005, trong các công trình nghiên cứu đó đều phân tích
được những khái niệm cơ bản về TCTH, đều khảo sát và khái quát được những
vấn đề nhỏ lẻ, chia tách cụ thể các mặt, các yếu tố của TCTH. Nhưng chưa có
công trình nghiên cứu nào nêu, phân tích cũng như khái quát cụ thể cả một chu
trình đầy đủ của việc sản xuất TCTH. Thời gian trôi qua, nhiều yếu tố thay đổi
như thị hiếu, nhu cầu của công chúng (đối tượng tiếp nhân chính của truyền
hình) nhân lực, máy móc và khoa học kỹ thuật được áp dụng vào truyền hình
cũng đã khác trước rất nhiều. Các yếu tố văn hóa, xã hội, chính trị cũng có
nhiều thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các chương trình TCTH
vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả luận văn là “Nghiên cứu quy trình sản
xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows)”(Khảo sát 3
Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu: Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và
Vui,Khỏe, Có ích) trong thời điểm hiện tại sẽ nghiên cứu và trình bày đầy đủ
toàn bộ quy trình sản xuất của chương trình TCTH trên mọi khía cạnh trong
giai đoạn hiện tại có nhiều thay đổi. Đồng thời, luận văn cũng chọn ra đi sâu
vào khảo sát 3 TCTH cụ thể dành cho 3 nhóm đối tượng chuyên biệt để so sánh
và chứng mình được sự khác biệt trong quy trình sản xuất, từ đó có thể đề xuất
những giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện quy trình sản xuất các chương
trình TCTH đạt hiệu quả cao hơn nữa.


7
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu Quy trình sản xuất của các chương
trình TCTH trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam. Thông qua khảo sát
cụ thể 3 TCTH dành cho 3 đối tượng cụ thể ở các lứa tuổi đặc trưng để đi đến
phân tích, so sánh và tổng kết lại về quy trình sản xuất TCTH.
+Phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay trên cả ba kênh VTV1, VTV2, VTV3 của Đài Truyền hình
Việt Nam và một số các kênh truyền hình địa phương khác như Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng … đều có những chương trình trò chơi của riêng
mình, nếu nghiên cứu tất cả những trò chơi đó thì quá rộng, tản mạn và
đòi hỏi lượng thời gian lớn. Mặt khác, Ban Thể thao giải trí – Thông tin
kinh tế (VTV3) – Đài truyền hình Việt Nam được giao trực tiếp sản xuất các
chương trình giải trí (bao gồm phần lớn những TCTH nổi tiếng và được
công chúng yêu thích) và tác giả luận văn cũng được trực tiếp công tác tại
đây. Chính vì thế, luận văn tập trung khảo sát hoạt động cụ thể ba TCTH: Đồ
Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, khỏe, có ích của VTV3 - Đài Truyền hình
Việt Nam hiện nay. Việc khảo sát khoanh vùng cụ thể phân theo từng nhóm
đối tượng người chơi và khán giả này sẽ giúp cho chúng ta có điều kiện phân
tích chi tiết và có cái nhìn tổng quát hơn về đề tài luận văn đã lựa chọn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình sản xuất của các chương trình trò chơi truyền
hình, làm rõ các khâu sản xuất một chương trình, phân tích những mặt ưu và
khuyết trong các khâu sản xuất từ đó có thể đưa tới cho công chúng cái nhìn
toàn diện về việc sản xuất ra một chương trình TCTH mà họ vẫn hàng ngày
theo dõi, tìm ra cách thức sản xuất đạt hiệu quả cao hơn dựa trên việc phân
tích các yếu tố cụ thể (thông qua khảo sát các chương trình cụ thể đã lựa chọn
trong đề tài nghiên cứu)


8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu được lý luận chung về trò chơi truyền hình.
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá các khâu trong quy trình
sản xuất một chương trình TCTH (qua các mặt trong khâu tiền kỳ, ghi hình và
hậu kỳ). Nêu ví dụ và dẫn chứng cụ thể bằng việc phân tích, dẫn chứng qua
các chương trình trò chơi truyền hình: Ai là triệu phú, Rung chuông vàng và
Vui, khỏe, có ích của VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
- Tìm và đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong quy trình sản xuất các
chương trình TCTH.
- Đề xuất một số khuyến nghi, giải pháp, nhằm cải thiện, nâng cao chất
lượng trong các khâu sản xuất các chương trình TCTH trên VTV3 nói riêng
và các kênh truyền hình nói chung hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng, đồng thời vận dụng đúng
những quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật và Nhà nước về các vấn đề
của báo chí Việt Nam
5.2. Phương pháp cụ thể:
1. Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu (bao gồm thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh).
2. Khảo sát cụ thể và trực tiếp các chương trình TCTH nói chung và
đặc biệt là các chương trình được chọn khảo sát trong giới hạn của luận văn
nói riêng.
3. Phương pháp điều tra anket:
 Thông qua việc phát phiếu và thực hiện bảng đánh giá online.
4. Phỏng vấn gồm:
 Trao đổi, trò truyện với một số đồng nghiệp thực hiện các vai trò –
nhiệm vụ khác nhau trong quy trình sản xuất một chương trình TCTH (Biên

tập viên, đạo diễn hình, tổ chức sản xuất, quay phim, đạo diễn, họa sĩ …)

9
 Trao đổi với một số lãnh đạo các phòng – ban tại VTV3 – Đài
Truyền hình Việt Nam.
6. Ý nghĩa Khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Tính đến nay, những công trình nghiên cứu về TCTH chưa có nhiều, do
vậy luận văn này muốn đóng góp thêm một góc nhìn mới về vấn đề này.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chi tiết với mong muốn phần
nào giúp cho những người đang và sẽ muốn tìm hiểu kỹ về các TCTH biết
được tổng quát về quy trình, cơ cấu và những vấn đề cơ bản khi thực hiện
một chương trình TCTH. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
cho những người quan tâm đến trò chơi truyền hình và là một công trình
nghiên cứu có giá trị thực tế và kinh nghiệm cao dành cho những ai muốn
trực tiếp tham gia vào các công việc của truyền hình nói chung và sản xuất
TCTH nói riêng.
Một phần nào đó luận văn sẽ giúp cho khán giả có cái nhìn tổng quát về
ekip những người đứng sau màn ảnh - những người trực tiếp làm chương
trình. Đối với những người trực tiếp tham gia sản xuất, sẽ có tư liệu nghiên
cứu tổng quát để từ đó có phương thức cải tiến các khâu sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả, giảm bớt sức nặng khi sản xuất các chương trình TCTH.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luâ
̣
n, Tài liệu tham khảo và Phụ lụ c, Nội dung
luâ
̣
n văn gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Những lý luận chung về Trò chơi và Trò chơi truyền hình
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện quy trình sản xuất trò chơi truyền

hình (Khảo sát cụ thể 3 chương trình TCTH: Đồ Rê Mí,
Rung chuông vàng, Vui, Khỏe, Có ích)
Chƣơng 3: Những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản xuất chương trình trò chơi truyền hình

10
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÒ CHƠI VÀ
TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH

1.1. Lý luận chung
1.1.1. Trò chơi truyền hình
Các kênh truyền hình ra đời ngày một nhiều, êkip những người làm
truyền hình luôn cố gắng cho ra đời những chương trình trò chơi, văn hóa giải
trí chất lượng hơn, nhằm phục vụ nhu cầu của công chúng. Các
chương trình TCTH xuất hiện ngày một nhiều hơn và được đầu tư kỹ lưỡng
hơn, là một trong những nội dung thu hút được đông đảo bạn bạn xem truyền
hình nhất. Vậy, TCTH là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: “TCTH (hay TCTH) là một
dạng hoạt động văn hóa, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở
thành một phương tiện truyền thông đại chúng. TCTH gồm rất nhiều loại hình
như: trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi
mạo hiểm nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại và
phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình. Phần lớn các TCTH
thường được thực hiện tại trường quay của đài truyền hình hoặc trong một diện
tích hẹp phù hợp với hoạt động thu hình, do đó số lượng người chơi thường
không lớn. Hiện nay, các TCTH được các công ty chuyên cung cấp bản quyền
TCTH sáng tạo và sản xuất thử. Các hãng truyền hình, các công ty quảng cáo sẽ
mua lại bản quyền các trò chơi này và thực hiện lại chúng.” [36]
TCTH lần đầu xuất hiện được gọi bằng thuật ngữ “Quiz show”, có thể

coi là một cuộc thi hỏi đáp về mặt kiến thức. Tuy nhiên, vào cuối những năm
50 của thế kỷ 20, có người chơi đã gian lận, khiến cho tất cả những chương
trình trò chơi lúc đó có tên “Quiz show” bị chuyển sang gọi là “Game show”.
Sự chuyển đổi này là điểm khởi đầu để các nhà nghiên cứu sau này đi sâu vào
giải thích và phân tích 2 khái niệm “Quiz show” và “Game show”.

11
John Fiske – nhà nghiên cứu truyền hình người Mỹ đã viết trong cuốn
“Television Culture” (Văn hóa truyền hình) để phân biệt Quiz show và Game
show về mặt nội dung: “Những chương trình tường thuật sự ganh đua giữa
các cá nhân hay các đội mà nội dung là hiểu biết thực tế sẽ được gọi là Quiz
show. Còn những chương trình cũng là tranh đua nhưng thiên về hiểu biết nói
chung hay từng cá nhân hoặc tranh đua thuần túy mang tính chất may rủi
hoặc tranh đua thể lực được gọi là Game show.” [8, 46]
Còn phân loại về mặt hình thức, các tác giả trong cuốn Checkmark
Book – New York 1999 (Từ điển Bách khoa về Trò chơi truyền hình) phân
loại TCTH thành 4 loại:
 Chương trình mà trong đó người chơi trả lời các câu hỏi khác nhau
được gọi là Quiz Show.
 Chương trình trong đó người chơi cố gắng đoán biết các bí mật của
người khách mời gọi là Panel Show.
 Chương trình có sự tham gia của khán giả truyền hình trong đó người
chơi trình diễn để giải trí cho khán giả trường quay cũng như khán giả ở nhà.
 Chương trình trò chơi mà trong đó người tham gia cố gắng học được
thể lệ của một trò chơi đặc biệt và cố gắng làm tốt những kỹ năng đặc biệt
này. [37, 245]
Vào năm 1996, khi TCTH xuất hiện ở Việt Nam, khán giả mới chỉ
được làm quen với khái niệm “Game show”. Tất cả những chương trình trên
truyền hình xuất hiện từ đó nếu thể hiện dưới dạng trò chơi đều được gọi là
“Game show”.

Merv Griffin – một trong những người sáng tạo ra Gameshow nổi tiếng
nhất nước Mỹ cho rằng: “Có hai yếu tố quan trọng nhất để làm nên một
chương trình trò chơi thành công, trước hết đó là một kịch bản lý thú để công
chúng có thể theo dõi và tham gia, thứ hai là phải có một người dẫn chương
trình xuất sắc để có thể hòa quyện với sự hoàn hảo của kịch bản”. [38]

12
Theo như Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn thì: “TCTH là một chương trình xây
dựng trên nền tảng của những trò chơi có thể phát triển trí tuệ, phát triển sức
khỏe, có luật lệ, được diễn tả bằng các phương tiện truyền hình.” [6, 9]. Còn
Tiến sĩ Tạ Bích Loan trong bài viết “Sức hấp dẫn của thể loại truyền hình” thì
cho rằng: “TCTH tường thuật một cuộc trình diễn mà trong đó các thành viên
tham gia vào cuộc thi đấu theo một luật lệ nhất định, được tổ chức ghi hình
và đưa lên sóng truyền hình sao cho người xem dễ dàng theo dõi.” [12, 286]
Có thể thấy rằng, điểm chung nhất của những quan điểm này là TCTH
đều là những trò chơi có luật lệ, được các phương tiện truyền hình ghi lại và
phát sóng. Đặc điểm lớn nhất của truyền hình là thể hiện bằng hình ảnh và âm
thanh. Do đặc điểm màn hình nhỏ, luôn đòi hỏi sự tập trung lớn của người
theo dõi, vì vậy những hoạt động đưa lên sóng truyền hình phải cụ thể đơn
giản, dễ hiểu, dễ theo dõi, dễ tham gia. Trò chơi trong cuộc sống để trở thành
TCTH cũng phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Thực tế ngoài cuộc sống
có thể có rất nhiều trò chơi hấp dẫn, song, lại rất khó để đưa lên truyền hình vì
sự dàn dựng, tổ chức trò chơi phức tạp, đưa lên truyền hình rất khó theo dõi.
Truyền hình cũng thực hiện đầy đủ những chức năng của một loại hình truyền
thông: thông tin, tuyên truyền, giáo dục, giải trí. Trò chơi trong cuộc sống để
trở thành TCTH thì ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu giải trí, trò chơi đó
còn phải phù hợp với đặc điểm của truyền hình như đơn giản, dễ theo dõi và
đảm bảo tính giáo dục, tính định hướng.
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý”,
các tác giả đã có lý khi viết rằng: “ Ngay trong khi phục vụ mục đích giải trí,

truyền thông đại chúng vẫn đồng thời thực hiện các chức năng khác. Như để
nâng cao hiệu quả tiếp nhận, người ta vẫn xen kẽ, hòa quyện các nội dung
chính trị vào các chương trình giải trí, ngược lại, trong từng nội dung chương
trình đã hàm chứa các ý nghĩa tư tưởng, giáo dục, hướng dẫn dư luận xã hội
ở mức độ nhẹ nhàng, tế nhị.” [8, 57 – 58]. Với những phân tích của tác giả
này, cho dù mục đích chính là phục vụ giải trí nhưng các chương trình TCTH

13
đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các chức năng giáo dục, xã hội, định
hướng tư tưởng …
Về mặt yêu cầu, TCTH có những yêu cầu riêng so với những thể loại
khác như:
TCTH cần có một cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng nhưng phải vừa linh hoạt,
uyển chuyển. Nhà báo Tạ Bích Loan đã ví TCTH như một “… cơ thể sống
với cấu trúc chặt chẽ mà khung xương của cơ thể này chính là cấu trúc
chương trình và luật chơi, có đầu và có cuối.” [12, 32]. Các bộ phận phải
được sắp xếp một cách logic, rõ ràng, không được thừa cũng không được
thiếu. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ sự chặt chẽ và logic này không đồng nghĩa
với sự đóng khung khô cứng, đơn điệu và nhàm chán. TCTH phải hấp dẫn và
sinh động, mặc dù tuân theo những bắt buộc về nội dung, kịch bản nhưng nó
vẫn phải luôn bất ngờ, lý thú với người xem, nếu không TCTH sẽ bị khán giả
nhanh chóng quay lưng nhanh hơn bất cứ thể loại nào khác. Sự sinh động
trong các TCTH được tạo nên bởi diễn biến kịch tính, bất ngờ, nhiều màu
nhiều vẻ. TCTH giống như một bộ phim, có mở đầu, diễn biến, thắt nút và mở
nút, hơn thế nữa nó còn chứa đựng nhiều yếu tố may rủi, bất ngờ để tạo ra
kịch tính cho người xem.
Nét độc đáo của TCTH là diễn biến rất gần với thực tế cuộc sống. Thời
gian diễn biến của TCTH không cách quá xa với thời gian diễn biến thực tế.
Tuy nhiên, những chương trình TCTH luôn trở nên hấp dẫn, sinh động và thu
hút khán giả hơn vì sau khi tổ chức ghi hình các chương trình TCTH, những

người biên tập viên đã dựng lại, cắt gọt và thêm các hiệu ứng âm thanh, hình
ảnh, từ đó mới cho ra đời một chương trình TCTH hoàn chỉnh để phát sóng.
Ba yếu tố được coi là cơ bản nhất của TCTH chính là: luật chơi,
người dẫn chương trình – MC và người chơi. Ngoài ra TCTH còn phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác: sân khấu, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật
… cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao để đảm bảo một chương trình
TCTH hoàn thiện.

14
Sau khi trích dẫn và phân tích nhiều ý kiến về TCTH, tác giả luận văn
mạnh dạn đưa ra khái niệm chung về TCTH như sau: “TCTH là hoạt động
nhằm mục đích giải trí, giáo dục, có luật chơi, được cải biến ít nhiều cho
phù hợp với đặc trưng, chức năng của truyền hình, được đưa lên sóng
truyền hình cho khán giả dễ dàng theo dõi, giải trí.”
1.2. Lịch sử ra đời của TCTH
1.2.1. Thế giới
Trong lịch sử truyền hình thế giới thì TCTH là một dạng chương trình
truyền hình lâu đời nhất. Tiền thân của TCTH là những cuộc thi đố trên đài
Phát thanh. Những người làm phát thanh đã sáng tạo ra những cuộc thi đố trên
đài để thu hút thêm thính giả và tăng sự tương tác giữa đài phát thanh với
công chúng. Cuộc thi hỏi đáp đầu tiên trên sóng phát thanh vào khoảng những
năm 30 – 40 của thế kỷ 20 tại Mỹ mang tên “Câu hỏi của bác Jim” (1936)
với người dẫn chương trình Jim Macuyliam, đã chiếm được rất nhiều cảm
tình của khán giả, mở đầu cho chuỗi phát triển và thành công của các chương
trình TCTH sau này.
Những người làm truyền hình đã nhanh chóng nắm bắt lấy cách làm
này để thay đổi, phát triển nó trở thành chương trình TCTH cực kỳ ăn khách
và thu hút công chúng. Khoảng cuối những năm 1940, đầu 1950 của thế kỷ
20, truyền hình bắt đầu xâm chiếm nước Mỹ và các nước khác như vũ bão.
Tại Mỹ, khán giả bị mê hoặc bởi truyền hình và sự ra đời của TCTH trên sóng

tivi ngay lập tức. “Nước Mỹ bị mê hoặc bởi màn hình và sự thích thú càng
ngày càng được tăng lên với một sáng kiến mới nhất đó là trò chơi truyền
hình.” [8, 282]. TCTH đầu tiên xuất hiện tại Mỹ năm 1955 có tên là Quiz
Show, chương trình đầu tiên mang tên Question được phát sóng ngày
07/06/1955 với giải thưởng trị giá 64.000 USD. Trong suốt những năm 50,
các kênh truyền hình cho ra đời hàng loạt những TCTH mới, với sự xuất hiện
ngày càng chuyên nghiệp của MC và những người chơi chỉ luôn tâm niệm
rằng “nhấn chuông nhanh”, “trả lời nhanh”, “giành điểm và đạt phần thưởng”.

15
Sau Quiz show là sự ra đời của The challenge và Twenty One. Những chương
trình này đã thu hút một khối lượng lớn người xem truyền hình và được coi là
“hiện tượng những năm 50”. Tuy nhiên, hiện tượng này đã bị sụp đổ trong
năm 1958, do lượng khán giả giảm mạnh và giải thưởng lớn nên bắt đầu xuất
hiện những trò lừa bịp. Sau đó một thời gian ngắn thì TCTH lại nở rộ, cho
đến cuối những năm 60 của thế kỷ 20 thì TCTH đã trở thành “cơn sốt” lan tỏa
khắp mọi nơi. Nhiều chương trình TCTH gây ấn tượng mạnh đến nỗi khán giả
nhớ rõ từng câu nói của MC, thậm chí, có những câu nói còn trở thành trào
lưu, thành câu nói cửa miệng của người dân. Hay phong cách ăn mặc của MC
cũng nhanh chóng trở thành “mốt thời trang” cho người xem truyền hình.
Trên màn hình liên tiếp là những cuộc thi đấu gay cấn, hồi hộp giữa cá nhân
này với cá nhân kia hay tập thể này với tập thể kia. Thậm chí, bản tin thời sự
cũng đưa tin về các câu hỏi và sự kiện xảy ra trong một chương trình TCTH
nào đó, điều này đã chứng tỏ sự tác động to lớn đến đời sống của công chúng
của một dạng chương trình mang tên TCTH.
Từ Mỹ, kiểu chương trình trò chơi này bắt đầu lan rộng khắp thế giới.
Tại Liên Xô cũ, chương trình TCTH đầu tiên ra đời vào tháng 01/1957 mang
tên “Buổi tối với những câu hỏi vui” và sau đó là sự xuất hiện của KVN (câu
lạc bộ các nhà thông thái vui tính) vào ngày 08/10/1961 đã tác động mạnh mẽ
tới người dân, trở thành một món ăn tinh thần đầy mới lạ. Đây là cuộc thi đấu,

đối đáp, các màn thể hiện cá tính, khả năng hài hước và trí thông minh của
sinh viên các trường Đại học trong toàn Liên bang. Chương trình này chẳng
bao lâu đã trở thành một sự kiện nổi bật, đánh dấu bước ngoặt lớn của báo chí
Liên Xô cũ. Thành tích của chương trình KVN trong việc chiếm lĩnh khán giả
đã vượt qua mọi dự đoán, người ta nhanh chóng thích chương trình này hơn
cả phóng sự thể thao, phim truyện hay các chương trình bình luận, tổng hợp.
Cho tới nay, chương trình vẫn đang chiếm lĩnh được sự ủng hộ của khán giả
với MC kỳ cựu A.Matxliucop.

16
Tại Italia, vào thứ năm hàng tuần, mỗi khi chương trình “Hãy ném và
nhân đôi” phát sóng thì các cửa hàng, tiệm ăn đóng cửa, rạp chiếu phim thì phải
thay đổi lịch chiếu còn rạp hát thì không diễn kịch nữa. Còn tại Pháp, khi MC
của chương trình “Con người của thế kỷ XX” đưa ra câu hỏi cho khán giả thì
ngay lập tức 100.000 cú điện thoại gọi đến và làm tắc nghẽn hoàn toàn mạng
điện thoại Paris. Đặc biệt nhất chính là sự ra đời của TCTH mang tên “Who
wants to be a milllionare?” (Ai muốn làm triệu phú) tại Anh. Chỉ một năm sau
khi ra đời chương trình đã lan ra gần 20 quốc gia như Mỹ, Nga, Australia … và
thu được những thành quả đáng kinh ngạc. Hiện nay đã có tới hơn 100 quốc gia
mua bản quyền chương trình này và trong đó có Việt Nam. “Who wants to be a
milllionare?” xuất hiện trên màn hình vào tháng 9/1998 trên kênh ITV của Anh.
Chương trình này thể hiện thành công của nó không chỉ ở việc bản quyền
chương trình lan rộng hơn 100 quốc gia, mà còn ở lượng khán giả theo dõi. “Ở
Đan Mạch có tới 75%, ở Nga là 80% khán giả truyền hình khẳng định thường
xuyên xem chương trình này. Ở Ba Lan đây được coi là chương trình có lượng
khán giả đông nhất. Còn ở Anh, nơi xuất xứ của chương trình thì đó là cả một
“hiện tượng” truyền hình chưa từng có xưa nay.” [17, 8]
Cho đến nay, ở Mỹ - nơi khai sinh ra TCTH thì có tới 500 chương trình
trò chơi. Trong đó có một số chương trình trò chơi nổi tiếng và được bán bản
quyền tới nhiều quốc gia trên thế giới như “The wheel of fortune” (Bánh xe

may mắn), “Jeopardy”, “Match Game”, “The moment of the truth” (Khoảnh
khắc của sự thật) …
Không thể không nhắc đến quá trình xuất hiện của TCTH ở các
quốc gia Châu Á, bởi TCTH đang trở thành làn sóng lớn hấp dẫn hàng triệu
khán giả ở Châu Âu, Châu Mỹ và nó lan dần sang Châu Á. Các nhà
nghiên cứu cho rằng “Các chương trình giải trí xuất phát từ phương Tây
đang càn quét khắp Châu Á.” [32, 13]
Ở Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc … để thu hút
lượng khán giả thì các đài truyền hình đã không ngần ngại bỏ ra những

17
khoản tiền khổng lồ để mua và thực hiện các chương trình bản quyền nước
ngoài như “Who wants to be a milllionare?”, “The wheel of fortune” …
Tính tới thời điểm hiện nay, ngoài những chương trình mua bản quyền, các
nước khu vực Châu Á cũng đã tự sản xuất được những chương trình TCTH
của riêng mình.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, TCTH đầu tiên xuất hiện và chứng tỏ sức mạnh của mình
chính là “SV96” (31/01/1996). Đây là một chương trình giành cho sinh viên, là
một sân chơi để SV Việt Nam thể hiện bản lĩnh, năng khiếu và cá tính của
mình. Tuy giành riêng cho đối tượng là sinh viên nhưng chương trình trò chơi
này đã thu hút được sự quan tâm của tất cả khán giả xem truyền hình, từ các
em nhỏ cho tới các cụ già. Người Việt Nam coi đây là “hạt giống đỏ”, là
“người tiên phong” mở đường cho hàng loạt chương trình TCTH khác. SV96 là
chương trình TCTH đầu tiên phát sóng trên sóng ĐTHVN nhưng từ kịch bản,
format đến tổ chức sản xuất đều do chính phóng viên của Đài đảm nhiệm.
Sau khi kênh VTV3 được chính thức thành lập thì các chương trình
dành cho lĩnh vực thông tin, kinh tế, văn hóa, quảng cáo được đáp ứng nhiều
hơn. Ngày 31/03/1996 phòng TV Showgame (Trò chơi và gặp gỡ Truyền
hình) của VTV3 được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển

các chương trình TCTH trên sóng của ĐTHVN. Theo nhà báo Lại Văn Sâm
thì SV96 như một “chấm dầu”, sau đó đã loang dần ra một loạt những chương
trình TCTH mới xuất hiện [7, 32]. Từ những trò chơi đầu tiên chập chững và
sơ khai như SV96, Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng các chương trình trò
chơi của kênh càng ngày càng phát triển để phục vụ nhu cầu của khán giả.
Hàng loạt các chương trình mới ra đời như Đường lên đỉnh Olympia, Ở nhà
chủ nhật, Vườn cổ tích, Hành trình văn hóa, Chiếc nón kỳ diệu … và những
chương trình mới ra đời này đã chú trọng đến việc phân rõ đối tượng tham gia
chương trình (theo lứa tuổi, nghề nghiệp …) khiến cho khán giả dễ dàng tìm
thấy những thứ mình cần ở trên sóng truyền hình hơn. TCTH trở thành một

18
loại hình không thể thiếu với khán giả theo dõi truyền hình. Hiện nay, trên
sóng của ĐTHVN phát ít nhất là 8 chương trình TCTH mỗi tuần với thời
lượng từ 30 – 60 phút/chương trình để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khán giả.
Trên VTV1 có “Làng vui chơi, làng ca hát”, VTV2 với “Kính vạn hoa”,
“Theo dòng lịch sử”, kênh Hà Nội có “Vượt qua thử thách”, “Đuổi hình bắt
chữ”, đài Hồ Chí Minh với “Khắc nhập, khắc xuất”, “Tam sao thất bản” … và
nhiều chương trình của các Đài địa phương khác nhưng kênh VTV3 vẫn là một
kênh cốt yếu trong việc sản xuất TCTH. Các trò chơi trên VTV3 có thể là do
đội ngũ những người làm chương trình tự đưa ra ý tưởng kịch bản, nội dung,
format hoặc là mua bản quyền từ nước ngoài và thay đổi sao cho phù hợp với
thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam. Thực tế là, các chương trình TCTH
phát sóng trên ĐTHVN không chỉ đáp ứng được yêu cầu giải trí, nhận thức của
đông đảo công chúng, thực hiện tốt các chức năng của truyền hình (thông tin,
tuyên truyền, giáo dục, giải trí), mà ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng
trong tạo dựng lên một diện mạo mới của truyền hình Việt Nam.
1.3. Những đặc tính của trò chơi truyền hình
1.3.1. Tính kiến thức
Nguyên nhân sức hấp dẫn của những chương trình TCTH có câu hỏi

chính là câu hỏi. Phát minh ra câu hỏi và đưa câu hỏi vào TCTH là một trong
những phát minh rất vĩ đại của loài người. Những câu hỏi được trả lời trên
truyền hình chính là việc xã hội hóa phát minh này. Logic của việc con người
yêu thích trả lời các câu hỏi rất đơn giản vì bản chất con người ai cũng có tính
tò mò và câu hỏi kích thích tính tò mò của con người. Khi có người đưa ra câu
hỏi thì phản xạ tự nhiên của con người là đoán định và mong chờ tính đúng
sai của câu hỏi đó. Càng đông người thì sự cạnh tranh và tính thúc đẩy con
người tìm kiếm câu trả lời lại càng lớn. Và khi trả lời câu hỏi đồng thời biết
được tính đúng sai của câu hỏi thì con người tiếp nhận kiến thức. Các chương
trình TCTH của VTV3 hiện nay cũng là những chương trình có nội dung kiến
thức. Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” là TCTH cung cấp kiến thức

19
cho học sinh phổ thông trung học, “Rung chuông vàng” là chương trình cung
cấp kiến thức cho độ tuổi sinh viên và thậm chí cung cấp kiến thức toàn dân.
Bên cạnh đó là các TCTH cung cấp kiến thức khu biệt như “Hành trình văn
hóa”, “Trò chơi âm nhạc” hay “Ở nhà chủ nhật”.
Rõ ràng, yếu tố hấp dẫn đầu tiên của các TCTH đó chính là kiến thức.
1.3.2. Tính trực tiếp và sự tham gia của khán giả
Theo định nghĩa về TCTH của tác giả Tạ Bích Loan cũng đã nêu rõ
“Trò chơi truyền hình là một cuộc tường thuật …” điều đó có nghĩa là khán
giả xem truyền hình khi xem một chương trình TCTH sẽ được chứng kiến
nó từ đầu đến cuối và như vậy sẽ có cảm giác chính mình là người trong
cuộc và được trực tiếp chứng kiến sự việc. Điều này dẫn đến sự gần gũi và
khán giả sẽ có cảm giác “thật” hơn về những gì diễn ra trên truyền hình. Tuy
nhiên, tính trực tiếp của TCTH có ưu điểm và lợi thế hơn hẳn tính thường
thuật của một trận thi đấu thể thao bởi vì trong TCTH người xem truyền
hình có khả năng cùng tham gia trò chơi bằng cách trả lời câu hỏi và chờ đợi
tính đúng sai y như người đang trực tiếp tham gia chơi trên truyền hình.
Tính trực tiếp này không chỉ khiến cho duy nhất người tham gia trò chơi tại

trường quay được có cảm giác thực tế tham gia chương trình mà còn kéo
theo hàng triệu khán giả theo dõi truyền hình có được cảm giác này. Điều
này khiến cho TCTH có lợi thế rất lớn bởi người xem vui thích và háo hức
thưởng thức chương trình khi họ cảm thấy họ cũng là nhân vật chính và là
một phần của chương trình TCTH.
1.3.3. Tính tranh đua và yếu tố bất ngờ
Tâm lý người chơi khi tham gia TCTH ai cũng muốn mình sẽ là người
giành chiến thắng và trong suốt quá trình chơi cả người chơi lẫn khán giả đều
phải hồi hộp chờ đến cuối chương trình mới có thể biết được hết kết quả. Có
nhiều khán giả không theo dõi chương trình vì muốn bổ sung kiến thức nhưng
họ lại theo dõi bởi diễn biến đầy kịch tính của cuộc thi. TCTH cho khán giả
có cơ hội nhìn thấy những con người thật đang phải đối đầu và trải qua những

20
tình huống rất thật. Diễn biến và kết quả của cuộc thi chính là những thứ mà
khán giả không thể đoán định được bởi vậy họ luôn bị nó thu hút. Trong một
chương trình TCTH thì luật chơi là cơ sở để xem TCTH đó có tạo nên nhiều
bất ngờ và kịch tính hay không. Có thể ví dụ như “Chiếc nón kỳ diệu” hoặc
“Ai là triệu phú”, “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” … đều là những trò
chơi có luật chơi hấp dẫn, người chơi có thể lên tới một số tiền thưởng rất cao
song chỉ vì trả lời sai một câu hỏi mà có thể bị sụt giảm số tiền đó thành một
con số rất nhỏ. Có thể nói với một bộ phim hay vở kịch, khán giả có thể đoán
trước kết cục của nó còn với một TCTH thì khán giả chỉ có thể biết kết quả
khi theo dõi diễn biến của nó.
1.3.4. Tính đại chúng
Tính đại chúng của TCTH thể hiện rõ nét nhất ở đối tượng tham gia trò
chơi – người chơi của chương trình. Yếu tố người chơi là một yếu tố quan
trọng và nắm vai trò quyết định đến sự thành bại của một chương trình TCTH.
Người chơi tham gia TCTH có thể làm ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội, độ
tuổi có thể trải dài từ thiếu nhi đến phụ lão. Ví dụ cụ thể như VTV3 có các

chương trình TCTH dành cho các độ tuổi khu biệt như “Đồ rê mí” dành cho
thiếu nhi, “Rung chuông vàng” dành cho sinh viên hay “Vui, khỏe, có ích”
dành cho người cao tuổi.
Tính đại chúng được làm nên bởi sự phong phú và đa dạng của người
chơi và nó cũng được làm nên bởi chính nội dung dễ hiểu và ở mức kiến thức
phổ cập của chương trình. Ví dụ như chương trình “Hãy chọn giá đúng” là
những kiến thức về giá cả liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của
người dân. Các câu hỏi tất nhiên không quá khó và cũng không quá dễ nên chỉ
yêu cầu người chơi có đủ vốn hiểu biết thông thường và một chút may mắn là
có thể trở thành người chiến thắng.
Việc TCTH có được tính đại chúng đã đạt được một trong những phẩm
chất cần có của báo chí, đặc biệt là báo chí cách mạng. Nó góp phần phản ánh
bức tranh sinh động và chân thực của cuộc sống.

21
1.4. Chức năng của TCTH
 Chức năng giải trí
Các chương trình TCTH ra đời trước tiên nhằm thực hiện chức năng
giải trí, nhằm tạo nên tiếng cười và những giây phút thỏai mái cho khán giả
sau những giờ làm việc căng thẳng. Ở trong TCTH khán giả luôn phải cảm
thấy vui vẻ, sôi nổi nhộn nhịp, không khí lúc nào cũng phải rộn ràng, hò reo
cổ vũ. một chương trình TCTH cần phải mang đến cho khán giả cảm giác
được thư giãn, quên hết những lo toan căng thẳng trong cuộc sống.
 Chức năng giáo dục – tuyên truyền
TCTH không chỉ đơn thuần là để giải trí mà qua đó còn phải cung cấp
tri thức cho người xem. Qua TCTH để truyền bá tri thức văn hóa toàn diện,
nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, tuyên truyền chủ trương của Đảng,
Nhà nước đến toàn dân. Thông qua các chương trình TCTH để giáo dục lịch
sử, truyền thống của dân tộc, nhân cách sống lành mạnh cho công chúng. Có
thể nói TCTH là một phương tiện thực hiện chức năng giáo dục – tuyên

truyền vô cùng hiệu quả, bởi lẽ TCTH luôn hấp dẫn và nhận được nhiều cảm
tình của khán giả.
Những trò chơi đố về tri thức còn bổ sung thêm nhiều hiểu biết mới về
nhiều lĩnh vực trong đời sống mà nếu không qua các chương trình trò chơi thì
ít khi khán giả có dịp tiếp xúc. Các chương trình TCTH khác thì giúp khán giả
rèn luyện thể lực, các kỹ năng và phong cách sống, vì một người có kiến thức
tốt chưa chắc đã lợi thế hơn một người biết cách chơi, cách thể hiện mình.
Chức năng giáo dục – tuyên truyền của báo chí tưởng chừng như khô
cứng nhưng khi được lồng ghép vào TCTH thì nó đã được mềm hóa và có
tác dụng tích cực hơn. Những câu hỏi cung cấp kiến thức hay những trò chơi
dạy kỹ năng được đưa ra trong không khí vui vẻ, hào hứng và sôi nổi của trò
chơi sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với việc thực hiện chức năng này theo cách
thông thường.

22
 Chức năng thông tin
Các TCTH cung cấp một lượng thông tin lớn và đa dạng tới người xem.
một trò chơi thi đố về kiến thức sẽ cung cấp cho người chơi những thông tin
rút ra từ câu hỏi và câu trả lời, hoặc những thông tin kèm theo có liên quan tới
vấn đề được đề cập tới. Thông qua các hình thức chơi những thông tin mà
TCTH có thể cung cấp tới khán giả là không giới hạn. Mặt khác, các thông tin
trong TCTH luôn có tính vận động tích cực, tương tác hai chiều, vì thông tin
được đưa ra, bàn luận và trao đổi giữa MC và người chơi.
Các chức năng báo chí của TCTH luôn tồn tại song song, bổ sung và hỗ
trợ cho nhau. Việc vận dụng những chức năng này hiệu quả đến đâu là tùy
thuộc vào tài năng của những người sản xuất ra chương trình TCTH.
1.5. Tìm hiểu chung về quy trình sản xuất
Theo từ điển Vietgle định nghĩa quy trình là “Thứ tự, thời gian để tiến
hành một công việc nào đó” và định nghĩa sản xuất là “Quá trình tạo ra của
cải, vật chất.

Theo từ điển online Vdict định nghĩa quy trình như sau “Quy trình là
thứ tự các bước tiến hành trong một quá trình sản xuất, quy trình công nghệ
phù hợp với điều kiện và kĩ thuật hiện nay.”
Cùng việc tìm hiểu định nghĩa từng phần của quy trình sản xuất thì tác
giả luận văn có thể rút ra cách hiểu ngắn gọn quy trình sản xuất là “Thứ tự các
bước, các khâu được một tổ chức công nhận nhằm tạo ra một sản phẩm vật
chất nào đó”. Sản xuất nói chung là quá trình nhằm tạo ra của cải vật chất còn
sản xuất truyền hình nói riêng là quá trình lao động nhằm tạo ra sản phẩm
truyền hình. Qúa trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm truyền hình là một quá
trình phức tạp và đòi hỏi nhiều mặt như: vật chất máy móc, con người, tư liệu
sản xuất (nội dung, đề tài, nhân vật, sự kiện, ý tưởng …) và để thực hiện được
quá trình ấy thì cần phải có một bộ máy hệ thống đưa ra một quá trình thực
hiện được thống nhất gọi là quy trình sản xuất truyền hình. Các cá nhân tham

×