Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

luận văn vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình khảo sát một số chương trình trò chơi truyền hình trên vtv3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.7 KB, 81 trang )








LUẬN VĂN:

Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi
truyền hình (Khảo sát một số chương trình trò
chơi truyền hình trên VTV3)









MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, người ta càng nhận ra vai
trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với tiến trình phát triển xã hội. Liên hiệp
quốc đã kêu gọi toàn thế giới lấy thập niên 1987-1997 làm thập niên phát triển văn hóa.
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi chưa giành được chính quyền, năm 1943 đã phác
thảo Đề cương văn hóa Việt Nam; và ngày nay luôn khẳng định văn hóa là “nền tảng tinh
thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, văn hóa là nội
sinh, ” - tức là sinh ra trong mỗi cộng đồng, trong mỗi con người xã hội. Văn hóa là hiện
tượng xã hội đặc biệt. Nó tồn lại và phát triển trong quá trình giao lưu và truyền tải-từ


người này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Hệ thống giá trị văn hóa có thể được giao lưu, truyền tải bằng nhiều phương thức,
con đường khác nhau; như hệ thống giáo dục, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội,
Nhưng báo chí và truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hơn bất
cứ phương tiện hay con đường nào, báo chí tác động đến đông đảo người nhất, trên phạm
vi rộng khắp nhất, thường xuyên liên tục nhất, phong phú, đa dạng và sinh động nhất.
Trong quá trình này, báo chí vừa là kênh giao lưu tiếp nhận, vừa là bộ lọc để có thể biến
đổi các giá trị văn hóa trong sự phù hợp, thích ứng với văn hóa bản địa. Quá trình ấy
được gọi là tiếp biến văn hóa.
Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền hình ngày càng khẳng định
vai trò và ảnh hưởng to lớn của mình. Mặc dù ra đời muộn song truyền hình đã ngày càng
khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của
loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem như được tận mắt trong thấy những sự
kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con người như họ là người trực tiếp có mặt tại
nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và tiếng động hiện trường cộng với sắc thái
của tình cảm thái độ người thực hiện chương trình được thể hiện bằng lời bình, nhạc, đã
tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến
mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào

cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã lên đến con số hàng tỷ và truyền hình ngày
càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình.
Ngoài chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng giám sát và phản biện
xã hội, chức năng quảng cáo và dịch vụ xã hội, truyền hình có lợi thế hơn các loại hình
báo chí khác trong việc thực hiện chức năng giải trí. Đặc biệt trong cuộc sống công
nghiệp hiện nay, con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Sự căng thẳng này cần được
giải tỏa thông qua các hoạt động giải trí.Và để giải tỏa tâm lý căng thẳng cho công chúng
xem truyền hình thì việc ra đời các chương trình trò chơi mang tính giải trí là tất yếu.
Truyền hình việt Nam đã liên tục phát triển các chương trình giải trí cho mọi nhóm
công chúng đối tượng, lôi kéo hàng triệu người vào sân chơi bổ ích và lý thú, nhất là giới

trẻ.
Xuất phát từ hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội của trò chơi trên truyền hình, trong
những năm gần đây hàng loạt chương trình trò chơi mới ra đời góp phần làm phong phú
thêm thể loại của chương trình truyền hình. Có những trò chơi ra đời bởi sự sáng tạo của
Đài Truyền hình Việt Nam, có những chương trình trò chơi ra đời kết hợp sự sáng tạo và
kế thừa của mô hình trò chơi truyền hình thế giới và có những trò chơi được mua bản
quyền nước ngoài. Sự ra đời của những trò chơi này dần dần tạo thói quen giải trí trên truyền
hình và đã được công chúng xem truyền hình đón nhận nồng nhiệt.
Theo điều tra của TNS media Việt Nam năm 2006 trong 10 chương trình giải trí
có lượng người xem cao nhất thì có tới 8/9 trò chơi truyền hình có bản quyền từ nước
ngoài. Như vậy trò chơi truyền hình có bản quyền từ nước ngoài đang chiếm ưu thế,
trong khi đó trò chơi truyền hình có bản quyền trong nước chỉ chiếm 10%.
Tuy nhiên trò chơi có bản quyền từ nước ngoài khi triển khai sản xuất tại Việt
Nam đều gặp những khó khăn vì sự khác biệt về văn hóa xem của công chúng nơi bán
bản quyền và nơi tiêu thụ. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ giải quyết những khó khăn trở
ngại đó như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất-xét trên phương diện văn hóa? Trong
quá trình biến đổi các chương trình trò chơi truyền hình để phù hợp với văn hóa Việt
Nam liệu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng xem truyền hình hay chưa?
Việc biến đổi đã tác động như thế nào đến công chúng truyền hình? Đó là vấn đề vừa cơ

bản vừa cấp thiết không chỉ cho hôm nay, mà còn cho những năm sau, khi đất nước ta hội
nhập ngày càng sâu với thế giới.
Với suy nghĩ đó tác giả mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: "Vấn đề tiếp biến
văn hóa trong các trò chơi truyền hình".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp thế giới, công chúng của báo chí nói chung
và truyền hình nói riêng cũng được quan tâm nghiên cứu từ những góc độ khác nhau. Đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về công chúng trong nhiều năm qua, đặc biệt là công
chúng của Đài truyền hình Việt Nam, vì đây là Đài truyền hình quốc gia, phủ sóng trên
toàn quốc. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về công chúng thì không bao giờ lạc hậu, bởi nhu

cầu giải trí của công chúng luôn luôn thay đổi, họ muốn món ăn tinh thần phải mới lạ hấp
dẫn thường xuyên chứ không bị lặp lại. Vấn đề tiếp biến văn hóa cũng đã được nhiều nhà
khoa học, văn hóa học và các nhà hoạt động xã hội nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo cấp
quốc gia được tổ chức đã thu hút sự quan tâm của không ít người, nhất là từ sau khi có
Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng ta được ban hành.
Trước đây có một công trình nghiên cứu về trò chơi truyền hình là “Sức hấp dẫn
của thể loại trò chơi truyền hình” của nhà báo, tiến sĩ Tạ Bích Loan in trong công trình “
Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn” (Nguyễn Văn Dững chủ biên), tập 2, NXB Văn
hóa thông tin, H. 2001.
Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có một số luận văn
thạc sĩ đã đề cập đến thể loại trò chơi truyền hình:
- “Tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình (Khảo sát qua các chương
trình của VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1996 – 2003)" của nhà báo, ThS Vũ
Thanh Hường.
- “Nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình giải trí trên truyền hình thông qua việc áp
dụng một số thủ pháp sân khấu” của nhà báo, ThS Bùi Thu Thủy.
- “Trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam” của nhà báo, ThS Đỗ Bạch Dương.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nói trên chưa thực sự tập trung vào vấn đề
tiếp nhận và biến đổi văn hóa trong các trò chơi truyền hình. Vì vậy đề tài "Vấn đề tiếp

biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình (Khảo sát một số chương trình trò chơi
truyền hình trên VTV3)" là một đề tài mới mẻ, chưa có tiền lệ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích khái niệm văn hóa, tiếp biến văn hóa, khảo sát
thực trạng tiếp biến văn hóa qua các chương trình trò chơi truyền hình, luận văn nhằm mục
đích chỉ ra các đặc điểm, thực trạng tiếp nhận và biến đổi văn hóa của trò chơi truyền hình;
đồng thời tìm kiếm các khuyến nghị khoa học cho vấn đề này trong tiến trình hội nhập phát
triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên đây, luận văn chú trọng thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây.
- Luận văn sẽ hệ thống hóa các khái niệm văn hóa và tiếp biến văn hóa và những
khái niệm liên quan.
- Tìm hiểu vấn đề tiếp nhận và biến đổi văn hóa trong tiến trình của lịch sử từ đó
làm tiền đề cho nghiên cứu quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa thông qua các trò
chơi trên truyền hình.
- Khảo sát, phân tích thực trạng tiếp nhận và biến đổi văn hóa một số trò chơi
trên truyền hình của VTV3.
- Tìm hiểu thực trạng tiếp cận của khán giả truyền hình đối với các trò chơi truyền
hình.
- Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị đối với những người làm truyền hình
Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tác động của trò chơi trên truyền hình.
4. Đối tượng khách thể, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa qua các chương trình
trò chơi truyền hình.
* Khách thể nghiên cứu: Chương trình Trò chơi trên truyền hình của VTV3.
* Phạm vi không gian: Một số chương trình trò chơi trên VTV3
* Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 1996 đến nay.

5. Giả thuyết nghiên cứu
- Thứ nhất, các chương trình trò chơi trên truyền hình đang ngày càng thích ứng và
đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của công chúng truyền hình (CCTH). Tuy nhiên, ‘hiệu ứng trò
chơi” như “giấy dán tường” liệu có đang làm cho các chương trình này gây ra hiệu ứng
nhàm chán và hạn chế lẫn nhau hay không ?
- Thứ hai, phần lớn các chương trình trò chơi truyền hình (CTTCTH) được mua
bản quyền từ nước ngoài-nơi có nền văn hóa khác biệt với nước ta. Vậy, quá trình
khai thác, chuyển từ bản quyền nước ngoài thành kịch bản của VTV, kết cấu khung
chương trình, nội dung và cách thức triển khai các chương trình trò chơi còn nhiều lệ
thuộc vào bản quyền, cần có những cải tiến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu nhu cầu và

hướng dẫn thị hiếu CCTH hiện nay;
- Thứ ba, những vấn đề trên đây đã và đang đặt ra cho việc quy hoạch phát triển
các CTTCTH của VTV3, từ việc xây dựng, cải tiến khung cho các loại chương trình, xây
dựng và đào tạo đội ngũ, tổ chức sản xuất và xã hội hoá sản xuất các CTTCTH để có thể
nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động tối ưu nhất-xét trên bình diện văn hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ trên đây, tác giả luận văn sẽ sử dụng
những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận: Dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển kinh tế-
xã hội cũng như các các luận cứ khoa học-thực tiễn của vấn đề tiếp biến văn hóa trong
lịch sử phát triển của dân tộc ta; về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội;
về văn hoá giải trí trên truyền hình;
- Phương pháp công cụ được dùng chủ yếu là:
+ Phương pháp nghiên cứu văn bản được dùng để nghiên cứu các tài liệu liên quan
như văn kiện Đảng, Nhà nước, các công trình khoa học đã được công bố, ;
+ Phương pháp thống kê-phân loại được dùng thống kê, phân loại, phân tích các
dữ liệu nghiên cứu trong các CTTCTH;

+ Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi anket) dùng
để điều tra công chúng, phỏng vấn những người làm chương trình trong diện khảo sát và các
chuyên gia, các nhà quản lý, cố vấn của chương trình;
+ Phương pháp phân tích kinh nghiệm; phương pháp tình huống; phương pháp
điền dã dùng trong nghiên cứu trường hợp và quan sát thực nghiệm với tư cách người
trong cuộc để có được cách nhìn cận cảnh từ bên bên trong của quá trình sản xuất chương
trình.
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Góp phần làm rõ thực trạng tiếp nhận và biến đổi văn hóa trong các trò chơi truyền
hình có bản quyền từ nước ngoài khi chúng ta thực hiện tổ chức sản xuất tại Việt Nam.
Phân tích trên bình diện văn hóa của quá trình khai thác bản quyền như quá trình tiếp

biến văn hóa giai đoạn đầu đối với những người làm CTTCTH.
- Làm rõ những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của quá trình tiếp biến
văn hóa đối với công chúng truyền hình Việt Nam, từ đó có những điều chỉnh thích hợp
trong quá trình tiếp biến văn hóa.
Từ những ý nghĩa khoa học trên, luận văn sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Luận văn sẽ góp phần đề xuất giải pháp cho Đài truyền hình Việt Nam (VTV)
nói chung và Ban Thể thao giải trí và Thông tin kinh tế (VTV3) nói riêng xem xét, điều
chỉnh xu hướng phát triển hiện tại và tương lai của trò chơi truyền hình cho phù hợp với
văn hóa tiếp nhận và thị hiếu của công chúng truyền hình.
- Góp phần làm sáng tỏ và ngăn chặn những yếu tố ngoại lai có ảnh hưởng không
tốt đến công chúng truyền hình ngay từ khâu sản xuất chương trình, từ đó giúp Đài
truyền hình Việt Nam sản xuất những chương trình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn và tạo
được hiệu ứng xã hội và hiệu quả tác động tốt hơn trên bình diện đang bàn tới.
- Công trình này được hoàn thành, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú cho các
cơ sở đào tạo báo chí nói chung và cho các Đài phát thanh-truyền hình địa phương trong
cả nước, cũng như những ai quan tâm đến quá trình tiếp biến văn hóa hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.

Chương 1
TIẾP BIẾN VĂN HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

1.1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Văn hoá
Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ
nhiều phương diện khác nhau. Xét một cách tổng quát, văn hóa thể hiện bản chất năng
lực của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân

mình, văn hóa gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và của cộng đồng. Văn hóa là dấu
hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người. Như vậy, văn hóa phản ánh các mặt
trong hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Từ sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại đến các hoạt
động chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, lối sống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng ở đâu có hoạt động sống của con người là ở đó có sự can thiệp và định hướng
của nhân tố văn hóa.
Theo W. Ostawald thì: Chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là
"văn hóa".
Theo Abrraham Moles, một nhà văn hóa học Pháp thì: Văn hóa là chiều cạnh trí
tuệ của môi trường nhân đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội
của mình.
Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng: Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với
thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi, văn
hóa là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên và xã
hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định.
Năm 1988, khi phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc
UNESCO - Federico Mayro, đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: Văn hóa là tổng thể sống
động của các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

Ở Việt Nam, từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng - Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa
[41, tr. 431].
Đến nội hàm khái niệm văn hóa mà Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy tự phát triển kinh tế - xã hội" [24, tr. 10] là sự phát triển các quan niệm về văn

hóa của Đảng ta nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội
trong thời đại ngày nay.
Như vậy, điểm thống nhất trong những quan niệm trên là đều xem lao động sáng
tạo là cội nguồn của văn hóa. Và, chính văn hóa đã đem lại cho con người khả năng suy
xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt mang tính nhân bản
sâu sắc, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có lý trí và tình cảm trong khát
vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Và cũng chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện được
phẩm chất, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án "chưa hoàn thành", đặt ra
để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những "ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình".
Trong đó, Hồ Chí Minh đã khái quát đến đỉnh cao trong quan niệm của mình về
văn hóa-không chỉ là các giá trị vất chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, mà cả
nhưng phương thức tiêu dùng chúng.
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa
hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người,
nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đã có quan niệm xác đáng rằng: Văn hóa là toàn bộ sáng tạo
của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành
hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử văn

hóa của cộng đồng người. Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng
của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và một họat động của
những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy.
Như thế, văn hóa chính là cốt lõi sáng tạo của trí tuệ và tâm hồn của mỗi dân tộc,
là tính năng động đầy sáng tạo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó thâu tóm,
xác định bản thể và sự tiến triển của một dân tộc đã được xác định. Văn hóa của mỗi một
dân tộc đều có một bản sắc riêng, bản sắc văn hóa là căn cước của mỗi dân tộc giữa cộng
đồng quốc tế, cái "căn cước" được xác nhận bởi cách suy nghĩ, cách cảm nhận của mỗi dân
tộc, bởi sự tiến triển của tâm hồn mỗi dân tộc trước thiên nhiên, trước nhân loại và cuối

cùng bởi cảm quan của mỗi dân tộc về thế giới, cảm quan đó quyết định mọi ứng xử
của mỗi dân tộc. Tất cả các nền văn hóa, Việt Nam cũng như Trung Quốc hay Pháp,
Mỹ, Cuba… đều cho thấy một tổng thể các giá trị duy nhất và không thể thay thế
được, bởi vì chính là nhờ vào văn hóa mà mỗi dân tộc có thể biểu lộ một cách trọn
vẹn nhất sự hiện diện của mình trên thế giới. Từ đây có thể phát hiện ra tính cách dân
tộc, khám phá những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc. Vấn đề bản lĩnh,
bản sắc mà chúng ta thường nhắc trong quá trình phát triển và hội nhập của mỗi quốc
gia không phải là vấn đề gì khác, xa lạ với vấn đề nhận thức đầy đủ các giá trị văn hóa
của mỗi dân tộc.
Khái niệm "văn hóa" được đề cập đến trong luận văn này mang một ngoại diên rất
rộng, nghĩa là bất cứ cái gì do con người làm ra đều hàm chứa thuộc tính văn hóa, nó
gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho
sự tiến bộ của con người mà sản phẩm sáng tạo cụ thể đó chính là trò chơi truyền hình –
sản phẩm của nhu cầu giải trí hiện đại. Trò chơi truyền hình được nghiên cứu trong luận
văn này với ý nghĩa đánh giá thực trạng tiếp nhận và biến đổi văn hóa đối với công chúng
truyền hình, từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của những trò chơi
truyền hình.
1.1.2. Tiếp biến văn hoá
Cho dù khái niệm tiếp biến văn hóa đối trong các trò chơi truyền hình còn khá mới
mẻ nhưng vấn đề tiếp biến văn hóa đã được nhà văn hóa Hữu Ngọc nghiên cứu rất sâu.

Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi xin trích lược bài viết “ Đối thoại văn hóa
Việt Nam và Phương Tây” của nhà văn hóa Hữu Ngọc để chúng ta có cái nhìn tổng thể
về quá trình tiếp biến văn hóa của Việt Nam:
Muốn có cái nhìn về tính tiếp biến văn hoá Việt, không thể không tìm về cội
nguồn của nó. Vấn đề đầu tiên nên được nghĩ tới là xác định cột mốc đầu tiên của cái gọi
là văn hoá Việt.
Nước Việt Nam mình trải dài mà hẹp, có những vùng đất hiện thuộc Việt Nam
nhưng trước đã từng có những cái tên riêng. Việt Nam hiện nay là sự thống nhất của 3
khởi nguồn văn hoá xuất phát từ 3 vùng trong cả nước. Ấy là văn hoá Đông Sơn ở Bắc và

Bắc Trung Bộ, văn hóa Bàu Trám – Sa Huỳnh ở Trung và Nam Trung Bộ, văn hoá Óc Eo
ở Nam Bộ. Mỗi nền văn hoá đề có những bản sắc riêng và có những thời điềm cực thịnh
của nó (văn hóa Sa Huỳnh của vua Chăm - thế kỉ 6.7.8 , văn hoá Óc Eo của vua Chân
Lạp đồng thời). Nói đến văn hoá Việt mà chỉ nói đến văn hoá Đại Việt của tộc người
Kinh là thiếu sót - dẫu thế, cũng không thể phủ nhận sự thắng thế và bao trùm của văn
hoá người Kinh lên trên sự đi xuống và có phần lụn bại của văn hoá người Chăm và
Chân Lạp. Ở đây chúng ta tập trung nói về dòng văn hoá còn đang chảy mạnh ở nước
ta, ấy là văn hoá người Kinh – hay người Việt.
Có một nhận xét chung là bản sắc văn hóa Việt Nam, được tạo ra ở vùng lúa nước
sông Hồng cách đây 3.000 năm, được tôi luyện và khẳng định trong 2.000 năm chống và
đối thoại với văn hóa Trung Quốc, đã đủ tầm cỡ để tiếp biến văn hóa thành công với
phương Tây. Ta tiếp biến văn hóa (trong đó có đối thoại) qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn
đồng thời là một giai đoạn Tây phương hóa, có nghĩa là hiện đại hóa.
Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ nhất với phương Tây (thế kỷ XVII - 1885). Vào thế
kỷ XVI, các Giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam, cùng các nhà buôn . Từ năm 1615, các
Giáo sĩ dòng Tên bắt đầu thiết lập những cộng đồng giáo dân rồi đặt hai trung tâm ở Hội
An và Thăng Long. Cũng còn nhiều dòng khác, như dòng Đa Minh (Dominicain), dòng
thánh Francos (Franciscain) và người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp Năm 1658,
Giáo hoàng cho phép lập Hội truyền giáo nước ngoài ở Paris cho các giáo sĩ đại diện

Roma hoạt động ở Trung Quốc và Đông Dương Cho đến năm 1788, đất nước ta bị chia
cắt.
Ở Đàng trong (Hội An) , thương nhân Bồ Đào Nha giúp chúa Nguyễn mở lò đúc
súng ở Huế. ở Đàng ngoài, hãng buôn Hà Lan ở Phố Hiến giúp chúa Trịnh tàu và súng
đạn. Mới đầu, các chúa Trịnh và Nguyễn đều để cho truyền đạo Thiên Chúa. Nhưng vài
chục năm sau, đạo bị cấm, tùy thời kỳ cấm ngặt hay lỏng. Vào cuối thế kỷ XVIII, Giáo sĩ
Pháp Pigneau de Behaine giúp chúa Nguyễn Ánh nên Gia Long lên ngôi cho truyền đạo.
Mấy vua sau lại cấm đạo và đàn áp giáo dân, giết linh mục. Đồng thời buôn bán và
phương Tây bị ngùng trệ, khiến đế quốc Pháp lấy cớ tấn công Việt Nam từ 1858 và
chiếm hoàn toàn đất nước vào năm 1885.

Thời kỳ thế kỷ XVII - 1885, cuộc đối thoại Việt Nam - phương Tây không lấy gì
làm mặn mà, công cuộc hiện đại hóa mờ nhạt. Văn hóa phương Tây gây một cú sốc đối
với văn hóa truyền thống Việt Nam nặng ảnh hưởng Khổng học.
Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ hai với phương Tây (1884 - 1945).
Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ
đầu, do đó luôn luôn có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần,
cũng đồng thời có đối thoại tự nguyện.
Thiết tưởng, không cần nhắc lại những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân
dân Việt Nam. Chính những người Pháp tiến bộ đã tùng lên án chính sách tàn bạo và ngu
dân cửa chính quyền thục dân. Nhưng có đều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông -
Tây đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có
phần tạo ra những tiếp biến văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn
của thực dân.
Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi
bút lông lấy bút chì để học Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế
kỷ XX, song song với đối đầu là đối thoại văn hóa. Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu
Trinh, Phan Bội Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu,
Hoàng Xuân Hãn. Nhất Linh đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm

"cái tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và cả một
dòng văn học Việt Nam.
Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ ba phương Tây (1945 - 1986) Cách mạng Tháng
Tám 1945 đã chấm dứt 80 năm Pháp đô hộ. Cho đến 1986 (đổi mới) chủ yếu là 30 năm
chiến tranh (1946 - 1975) chống Pháp và chống Mỹ có tính chất quốc tế vì vấn đề Việt
Nam được quốc tế hóa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), cuộc đối
thoại văn hóa Việt - Pháp thời kỳ Pháp thuộc đã khai hóa kết quả một cách bất ngờ, do
những trí thức và văn nghệ sĩ trưởng thành trước đó đã có hoàn cánh tự do đem hết tài
năng phục vụ đất nước độc lập.
Trực tiếp phục vụ đấu tranh vũ trang có Võ Nguyên Giáp (người đã từng dạy về
Cách mạng Pháp thời Pháp thuộc), Trần Đại Nghĩa (đã học ở Pháp, Đức) chế ra súng

Bazoka, Tạ Quang Bửu (đã học ở Pháp) là Thứ trưởng Quốc phòng, sau là Bộ trưởng Đại
học. Các nhà khoa học như Thạc sĩ toán học (ở Pháp) Hoàng Xuân Hãn đã đặt ra danh từ
khoa học tiếng Việt, do đó có thể dạy Đại học bằng tiếng Việt, không cần qua tiếng Pháp.
Chữ Quốc ngữ của các Giáo sĩ phương Tây tạo ra đã phổ biến thời Pháp thuộc
trong đó sống chính trị, văn hóa, nhưng đến năm 1945, 90% dân vẫn mù chữ. Cách mạng
đã tích cực vận động xóa nạn mù chữ.
Các Bác sĩ thời Pháp như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng , Đặng Văn Ngữ mở
trường Y và đào tạo các Y, Bác sĩ cho mặt trận và hậu phương. Đa số văn nghệ sĩ thời
trước đều phục vụ kháng chiến. Một số nhà nghiên cứu đã có tên tuổi trong thời Pháp
thuộc (như Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Trần Văn Giáp ) đã đặt nền móng cho khoa
học xã hội (Sử, Dân tộc học, Kháo cổ học, Ngôn ngữ học ). Các họa sĩ do Trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo cũng mở trường đào tạo các lớp sau. Nghệ thuật và
văn học thời chiến (đến 1975) không còn lãng mạn như trước 1945 mà phục vụ cuộc
chiến tranh yêu nước, thích hợp với chủ nghĩa hiện thực XHCN.
Sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ (1954), các cường quốc dàn xếp cắt đôi Việt
Nam để phục vụ chiến tranh lạnh. Miền Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Âu - Mỹ, còn
miền Bắc chịu ảnh hưởng văn hóa XHCN Đông Âu - Trung Quốc.

Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ tư với phương Tây (từ đổi mới - 1986) Hiện đại hóa
(Tây phương hóa) lần thứ nhất (thế kỷ XVII - 1885) với các Giáo sĩ và nhà buôn hạn chế
ở một số địa phương và không sâu sắc. Với hiện đại hóa lần thứ hai (Pháp thuộc), văn
hóa phương Tây chỉ tác dụng cơ bản đến xã hội thị dân một số tỉnh lớn.
Hơn 90% ở nông thôn trong toàn quốc, tư duy và phong tục tập quán vẫn in đậm
dấu truyền thống nặng ảnh hưởng Khổng học, phong kiến. Chỉ với hiện đại hóa lần thứ
ba (1945 - 1986), xã hội mới thực sự có những biến đổi cơ bản do cách mạng và chiến
tranh, ảnh hưởng thế giới đa dạng và sâu sắc. Có những cố gắng cộng nghiệp hóa và đô
thị hóa có hệ thống. Những cố gắng này ít kết quả do chiến tranh kéo dài và tư duy chưa
thoáng. Sau chiến tranh (1975) mãi đến Đổi mới (1986), hiện đại hóa lần thứ IV mới có
điều kiện sâu rộng, kể cả đối thoại với văn hóa phương Tây.
Thời kỳ đổi mới ở ta được đánh dấu bởi toàn cầu hóa, khu vực hóa (gia nhập

ASEAN, 1995) và gia nhập khối Pháp ngữ.
Trước xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu phát triển mới của đất nước, Đảng ta yêu cầu
phải:
Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng
người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị
truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức
đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi
hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân [23, tr.213].
Trong suốt quá trình lịch sử, tiếp biến văn hóa của Việt Nam với phương Tây vừa
có cưỡng bức và đối thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, khi tích cực,
khi tiêu cực, hoặc cả hai, rất biện chúng, khó tách ra rõ rệt.
Việt Nam là một quốc gia nhỏ nhưng trong lịch sử luôn bị các thế lực ngoại bang
hùng mạnh về quân sự, kinh tế và có nền văn hóa phát triển nhất nhì thế giới xâm lược
cho nên người Việt Nam vừa phải đấu tranh để giành độc lập dân tộc, vừa phải tiếp nhận
văn hóa của những kẻ đi xâm lược mình. Chính điều này đã tạo sức mạnh trong cuộc

chiến tranh giải phóng dân tộc và đồng thời nâng cao ý thức dân tộc chủ động điều chỉnh
việc tiếp nhận và biến đổi văn hóa ngoại lai.
Quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ đã biến Việt Nam trở thành
quốc gia đa dân tộc và là nơi hội tụ của các nền văn minh lớn của Châu Á cho dù văn hóa
Trung Hoa là nổi trội. Quá trình tiếp biến với văn hóa Pháp trước đây và Mỹ sau này đã
đưa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Đông – Tây trên quy mô toàn cầu. Với chủ nghĩa xã
hội (Liên Xô, Trung Quốc…) đã đưa nền văn hóa truyền thống Việt Nam đi vào hiện đại
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình tiếp biến cái gì có lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho sự
phát triển của đất nước thì người Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận. Qua đó chúng ta có thể nhận
thấy nền văn hóa Việt Nam rất năng động. Người Việt Nam du nhập các yếu tố văn hóa
ngoại lai vào rồi chủ động bản địa hóa chúng.
Quá trình tiếp biến văn hóa trải qua 3 bước

Bước 1: Phản ứng chống đối, đề kháng.
Bước 2: Cộng sinh, thử nghiệm
Bước 3: Hội nhập, tương tác.”
Qua quá trình nghiên cứu và sưu tầm tác giả luận văn nhận thấy có rất nhiều khái
niệm về Tiếp biến văn hóa:
1. Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như
cultural contacts, cultural exchanges , để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát
triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng
đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về
văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và
tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu
tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu
và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình
này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và
"ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ

không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực
ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế
Từ “tiếp biến” là một từ đắt, gộp nghĩa của tiếp nhận và biến đổi, được hiểu thật
thoáng là tiếp nhận và việt hoá.
2. Theo nghĩa chặt, tiếp biến văn hóa là hành động qua đó một nhóm xã hội cố tìm
cách áp đặt nền văn hóa của mình lên một nhóm khác vốn yếu hơn mình về chính trị,
kinh tế và xã hội.Tiếp biến văn hóa là một hệ quả trực tiếp xuất phát từ chính tính năng
động và khuynh hướng mở rộng ra của mọi nền văn hóa. Nói chung, sự tiếp biến văn hóa
thường được ghi nhận khi một nền văn hóa ở thế thượng phong
3. Có thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa
khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm
văn hóa A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc
tiêu cực. Nếu văn hóa A và B đều vững mạnh, thì có đối thoại ngang bằng, tiếp biến văn
hóa tạo ra những giá trị mới A’, B’ cho cả hai. Nhưng nếu A mạnh hơn hẳn B thì không

còn là đối thoại văn hóa nữa mà là áp đặt văn hóa, B có khi mất cả bản sắc .
4. Theo Bà Đặng Diễm Quỳnh- Phó trưởng Ban TH Thanh thiếu niên cho biết:
“Tiếp biến” trong nghiên cứu của tôi cùng các nhà văn hóa học Trung Quốc ở Học viện
Ngôn ngữ Bắc Kinh và ĐH Bắc kinh, được gọi theo một khái niệm vật lý – “khúc xạ”
hay “chiết xạ”. Ví dụ điển hình và trực quan nhất là tia sáng chiếu thẳng khi qua môi
trường nước, nó thay đổi đường đi thẳng vốn có của mình, khi nước có chuyển động,
rung hay tạo sóng, tia sáng cũng biến đổi không ngừng theo, nhưng về bản chất nó vẫn là
một tia sáng với các tính chất quang học của nó. Vậy có thể nói – tiếp biến chỉ được chấp
nhận khi mọi sự biến đổi ở môi trường mới không làm trượt tiêu bản chất ban đầu của
khái niệm”.
Tiếp biến là cách ghép từ của 2 khái niệm”tiếp thu” và “biến đổi”. Thực ra chúng
ta hàng ngày đang làm cái việc “tiếp biến” này một cách vô thức, thông qua những suy
luận và hiểu biết của mỗi người. Khi anh đón nhận một khái niệm, cũng như bắt đầu một
hành vi mới, thói quen mới, anh đã hiểu nó, làm nó theo cách hiểu của mình, và khái
niệm đó, hành vi đó đã là của anh, không còn là rập khuôn theo mẫu nguyên bản nữa.

Qua trải nghiệm thực tế, văn hóa là thứ bị tiếp biến nhiều nhất, bởi nó không có các niêm
luật cân đo định lượng mà đa phần là định tính. Bản chất dân tộc Việt Nam thông minh
và giàu tính sáng tạo, vậy nên trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới từ Trung
quốc đại diện cho Á Đông đến Pháp đại diện cho Âu châu , người Việt đều không ngừng
tiếp biến, Việt hóa những tinh hoa đó, với mục đích để nó phù hợp hơn với dân tộc mình.
Và thực tế chứng minh, mọi thứ tinh hoa văn hóa tồn tại được ở Việt Nam đều là những
tinh hoa có thể tiếp biến được.
1.1.3. Sự ra đời của kênh VTV3- kênh giải trí đầu tiên của Đài Truyền hình
Việt Nam
Năm 1996 Đài Truyền hình Việt Nam đã có kế hoạch tách kênh VTV3 ra khỏi
kênh truyền hình VTV1 và VTV2. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu của các loại hình báo
chí nói chung và truyền hình nói riêng. Để cung cấp được nhiều thông tin, phải có nhiều
tờ báo khác nhau về các lĩnh vực của đời sống để tạo điều kiện cho độc giả có nhiều
thông tin bổ ích và lý thú. Ngay cả trong một tờ báo cũng phải có nhiều chuyên trang,

chuyên mục khác nhau. Phát thanh và truyền hình hạn chế về thời gian nên buộc phải
tách kênh. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp hoá của báo chí. Tách kênh chương trình
sẽ giúp người xem có nhiều sự lựa họn khác nhau tùy theo nhu cầu riêng. Trong đó
VTV1 là kênh tổng hợp gồm các chương trình chính trị - xã hội và văn hoá giáo dục. Nó
được gọi là kênh thông tin chính luận. Kênh VTV2 là kênh khoa học giáo dục với nhiệm
vụ chính là dạy học và phổ biến kiến thức. Kênh VTV3 là kênh Thể thao, giải trí và
thông tin kinh tế. VTV4 là kênh đối ngoại phục vụ yêu cầu thông tin cho các đối tượng
người nước ngoài và kiều bào Việt Nam. VTV5 là kênh truyền hình tiếng dân tộc. VTV6
là dành cho đối tượng Thanh thiếu niên…
Việc tách kênh VTV3 xuất phát từ mong muốn của đông đảo khán giả xem truyền
hình. Nhu cầu thông tin văn hoá giải trí của công chúng phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Trong khi đó truyền hình với ưu thế về hình ảnh âm thanh màu sắc có một vị trí quan
trọng trong đời sống văn hoá tinh thần nhưng mặt nào đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của đông đảo người dân. Việc tách kênh này sẽ giúp cho khán giả có thể xem được nhiều

hơn các chương trình văn hoá và giải trí, đáp ứng được nhu cầu thông tin và giải trí của
họ.
Trải qua những khó khăn ban đầu về khung chương trình, cơ sở sản xuất, nguồn
nhân lực, VTV3 ngày càng phát triển là lớn mạnh về mọi mặt. Kể từ khi thành lập năm
1996 đến nay đã được hơn 10 năm. VTV3 là kênh truyền hình thu hút được số lượng
quảng cáo nhiều nhất của Đài Truyền hình Việt Nam. Theo điều tra của TNS media Việt
Nam tháng 12 năm 2006, VTV3 chiếm 44,9% thị phần khán giả trên thị trường Hà Nội,
27% trên thị trường Đà Nẵng, 8,1% trên thị trường Cần Thơ và 5% trên thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện sự lớn mạnh và tính hấp dẫn của VTV3 với khán giả
xem truyền hình. Đồng thời cũng thể hiện nhu cầu hưởng thụ giải trí ngày càng cao trong
công chúng truyền hình.
1.1.4. Khái niệm trò chơi truyền hình
Trò chơi truyền hình là một thể loại truyền hình còn rất mới mẻ. Ở Việt Nam chưa
có một cuốn sách hay một công trình nghiên cứu công phu về thể loại này, do vậy cũng
chưa có một định nghĩa được coi là chuẩn mực nhất về trò chơi truyền hình. Tuy vậy,

theo TS. Tạ Bích Loan, người phụ trách mảng trò chơi truyền hình của Đài Truyền hình
Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2007, đồng thời cũng là người có nhiều bài viết và
nghiên cứu về thể loại độc đáo này, đã định nghĩa: "Trò chơi truyền hình tường thuật một
cuộc trình diễn mà trong đó các thành viên tham gia vào một cuộc thi đấu theo một luật
lệ nhất định, được tổ chức ghi hình và đưa lên sóng truyền hình của mọi người dễ dàng
theo dõi".
1.1.4.1. Các chương trình trò chơi nhìn từ góc độ nghề nghiệp
Theo Thạc sĩ Đặng Diễm Quỳnh- Phó trưởng Ban Truyền hình Thanh Thiếu niên:
Đây là một thể loại chương trình phức tạp và đòi hỏi dây chuyền sản xuất
chuyên nghiệp với nhiều khâu được kết nối đồng bộ. Đặc điểm chính là đều
tuân thủ một format ổn định, đôi khi gò bó nhưng dễ tạo thói quen theo dõi
cho người xem, sau khi nắm vững luật chơi khán giả sẽ hướng sự quan tâm
vào người tham gia thi thố. Format mạnh là format dễ hiểu nhưng có tính linh

hoạt cao, nhiều điểm bất ngờ và người chơi là người được quyết định mọi kết
quả - dù là thành công hay thất bại [46].
Còn thạc sĩ Báo chí Đỗ Bạch Dương chia sẻ:
Đã từng có những cuộc tranh luận rằng trò chơi truyền hình có phải là
một thể loại báo chí hay không nhưng theo tôi điều đó là không cần thiết.
Trong thời đại bùng nổ truyền thông như hiện nay, một số thể loại báo chí
truyền thống giao thoa lẫn nhau, hoặc phát triển theo những hướng mới nhiều
khi khiến người ta khó định danh nó còn thuộc thể loại gì. Miễn là những tác
phẩm theo những phương thức thể hiện đó vẫn giúp tác giả thể hiện được ý đồ,
mang giá trị tới công chúng… Trò chơi truyền hình mang lại giá trị lớn nhất là
tính giải trí và kiến thức và được công chúng tiếp nhận và yêu thích. Có thể nó
còn thiếu những yếu tố khác để được xếp vào 1 thể loại báo chí nhưng những
yếu tố trên cũng đã quá đủ để chẳng cần thiết phải tranh luận xem liệu trò chơi
truyền hình có phải là 1 thể loại báo chí hay không? [7].
Trong quá trình phỏng vấn sâu tác giả cũng tiếp cận với những thành viên trực tiếp
sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình.

BTV Lê Hường- Trưởng nhóm chương trình Hành khách cuối cùng cho rằng:
Ở góc độ nghề nghiệp, điều đầu tiên nhận thấy trò chơi truyền hình là sản
phẩm của tập thể. Ê-kíp của một game show là tập thể những cá nhân chuyên
trách công việc của mình và làm việc nhóm cùng nhau nhằm cho ra sản phẩm
truyền hình tốt nhất. Vì vậy, ngoài kĩ năng hoạt động độc lập luôn là điều cần
thiết với tất cả những người làm truyền hình, trò chơi truyền hình rất đề cao kĩ
năng làm việc nhóm. Bên cạnh sự độc lập trong mảng công việc mình phụ trách,
kíp sản xuất trò chơi TH còn có sự kết nối đặc biệt với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ
nhau trong quá trình sản xuất. Số lượng các thành viên trong kíp sản xuất phụ
thuộc vào tính chất, mức độ, quy mô của từng trò chơi TH. Từ khâu kịch bản, tổ
chức sản xuất, ghi hình, biên tập chương trình…đều cần sự liên kết mật thiết giữa
các thành viên trong nhóm. Có thể nói việc nâng cao ý thức, kĩ năng làm việc

nhóm là điều rất quan trọng để hình thành một kíp sản xuất trò chơi TH hình năng
động làm nên những chương trình chất lượng cao [35].
1.1.4.2. Các chương trình trò chơi nhìn từ góc độ văn hoá
Thạc sĩ Đặng Diễm Quỳnh- Phó trưởng Ban Truyền hình Thanh Thiếu niên:
Đây là một sân chơi tập thể với đủ mọi thành phần khán giả, vì thế cũng
là nơi bộc lộ mọi thang bậc về văn hóa của người chơi và người xem. Trò chơi
hỏi đáp (quiz game) thường được coi là có hàm chứa nhiều kiến thức hơn,
khâu biên tập nội dungcâu hỏi và đáp án phức tạp hơn , đòi hỏi người chơi
chuẩn bị tối đa về vốn văn hóa xã hội. Tuy nhiên, những trò chơi vận động,
hay trò chơi âm nhạc lấy ca hát làm nội dung chính cũng sẽ đưa lại một bức
tranh về tính năng động, thông minh, khéo léo, trình độ cảm thụ nghệ thuật và
tài năng của người chơi, đó cũng là một điểm hội tụ của văn hóa- một thứ văn
hóa đã được thẩm thấu qua hành vi và phong cách, không thuần túy ở phông
nền kiến thức [46].
Thạc sĩ Bùi Thu Thủy – Phó trưởng Ban TTGT&TTKT cho biết:
Trong khi Việt Nam mở cửa với thế giới, việc tiếp nhận để sản xuất game
show là điều dễ hiểu. Về mặt văn hóa, đây là một việc tốt. Nó giúp người xem

truyền hình Việt Nam được tiếp cận với một thể loại chương trình truyền hình
mới mà trước đó chúng ta chưa từng có. Khi tham gia game show, người Việt
Nam cởi mở hơn, tự nhiên hơn, thay đổi một chút so với bản tính rụt rè, kín
đáo vốn có của mình. Đó là một thay đổi tích cực [52].
BTV Lê Hường- Trưởng nhóm chương trình Hành khách cuối cùng cho rằng:
Với đầy đủ các chức năng giải trí, giáo dục tuyên truyền và chức năng
thông tin, bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hoá, đạo đức , truyền thống tốt
đẹp, trò chơi TH truyền bá các tri thức văn hoá toàn diện, nâng cao trình độ
hiểu biết, tuyên truyền các lối sống tốt đẹp, lành mạnh giúp người xem rèn
luyện trí lực (Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú ), thể lực (Trò chơi liên
tỉnh, Sóng nước Phương nam…) kỹ năng, phong cách sống (Ở nhà chủ nhật,
Ai là ai )… Trò chơi TH chủ yếu khai thác những kiến thức văn hoá, xã

hội…ở nhiều dạng, nhiều góc độ với mục đích chung là chia sẻ và bổ sung,
cũng như giới thiệu và phổ cập. Tuy nhiên, điều đặc biệt là các kiến thức văn
hoá được truyền tải với phương thức sinh động và dễ tiếp nhận, không khô
khan, giáo điều. Tính tương tác giữa người tham gia và khán giả được đề cao.
Người tham gia trò chơi TH vừa được thể hiện kiến thức, vừa được tiếp thu,
giao lưu, học hỏi ở môi trường thân thiện. Các trò chơi trên truyền hình dần trở
thành những cầu nối thông tin, cầu nối văn hoá khá hiệu quả để các nền văn
hoá xích lại gần nhau [35].
Còn thạc sĩ Báo chí Đỗ Bạch Dương chia sẻ:
Trò chơi truyền hình nói chung là một sản phẩm văn hoá. Ban đầu nó là
sản phẩm của văn hoá Mỹ (xem lịch sử xuất hiện của trò chơi truyền hình)
nhưng đến nay đã là sản phẩm văn hoá chung của cả ngành công nghệ giải trí
thế giới. Nhưng nếu xét riêng từng chương trình trò chơi truyền hình thì lại có
thể gọi riêng từng chương trình đó là sản phẩm của nền văn hoá nào. Ví dụ
như Big Brother một chương trình trò chơi truyền hình dạng thực tế (xem Big
Brorther) đích thực là 1 sản phẩm văn hoá Mỹ đến người châu âu cũng khó
chấp nhận được. Còn Nhà nông đua tài hay Sóng nước phương nam lại là

những trò chơi rất thuần tuý Việt Nam [7].
Theo "Từ điển Bách khoa về trò chơi truyền hình" thì có 4 loại trò chơi truyền
hình.
1. Quiz show (Hỏi đáp nhanh) - trong đó thi khả năng của người chơi trả lời những
câu hỏi khác nhau.
2. Panel show (Đố vui): người chơi cố gắng đoán biết một số bí mật của khách
mời.
3. Trò chơi có sự tham gia của khán giả truyền hình: trong đó người chơi trình diễn
để giải trí cho khán giả trong trường quay cũng như khán giả ở nhà.
4. Trò chơi trong đó những người tham gia đang cố gắng học được những luật lệ
đặc biệt và cố gắng làm tốt những kỹ năng đặc biệt này.

Trò chơi truyền hình có những yêu cầu riêng so với các thể loại khác trên truyền
hình vì trò chơi truyền hình giống như một tác phẩm hoàn chỉnh có mở đầu, thắt nút, mở
nút và luôn mang những yếu tố kịch tính. Có 3 yếu tố chính để chúng ta thấy được sự
khác biệt. Đầu tiên chúng ta phải đề cập tới Luật chơi:
Luật chơi chính là yếu tố cơ bản để tạo nên trò chơi, để phân biệt trò chơi này với
trò chơi khác. Luật chơi là yếu tố chính tạo nên sức hấp dẫn của cuộc chơi. Luật chơi
cũng là cơ sở để tạo nên sự bình đẳng, vô tư cho mỗi người tham gia cuộc chơi bởi trò
chơi truyền hình sẽ thất bại nếu không tồn tại yếu tố công bằng. Do vậy luật chơi trong
trò chơi truyền hình phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, tính toán được mọi tình huống có thể
xảy ra.
Thứ hai là người dẫn chương trình hay còn gọi là MC cũng là một phần quan trọng
trong trò chơi truyền hình. Một trò chơi truyền hình có thu hút được khán giả hay không
phụ thuộc vào người dẫn chương trình có thông minh, nhanh trí và có tài ăn nói hay
không. Người dẫn chương trình được ví như linh hồn của trò chơi, giúp khán giả cuốn
theo những tình tiết của cuộc hơi. Người dẫn chương trình không chỉ là người khâu nối
các sự kiện tình tiết mà phải là người chủ thực sự của chương trình. Sự sắc sảo, cá tính và
sự dí dỏm thông minh chính là những điều mà người dẫn chương trình nên có.
Thứ ba là người tham gia chơi hay đội chơi. Người chơi là một điểm độc đáo

giúp người ta phân biệt trò chơi truyền hình với các thể loại khác trên truyền hình.
Người chơi góp phần tạo ra sự hấp dẫn và không khí sôi động của cuộc chơi. Do vậy,
người chơi nên là những người dí dỏm, hài hước và thông minh Trò chơi có cuốn
hút thế nào mà những người tham gia quá chậm chạp, đờ đẫn, ăn nói ngô nghê thì
chương trình coi như thất bại. Người chơi, do vậy, nên được lựa chọn kỹ càng. Đồng
thời trước khi cuộc chơi diễn ra, họ nên được tập luyện trước máy quay và cách chào
hỏi ứng xử để tránh sự sai sót và tạo nên những tình huống vui nhộn. Người chơi phải
hết sức tự nhiên khi đứng trước ống kính máy quay nếu không cuộc chơi trên tẻ nhạt
cho dù người dẫn chương trình có hay bao nhiêu đi chăng nữa.
Ngoài ra, trong trò chơi truyền hình còn có nhiều yếu tố khác như bố cục trò chơi:
sân khấu, âm thanh, hình ảnh của trò chơi phải phù hợp với chương trình và thu hút

được công chúng. Nội dung trò chơi cũng phải gần gũi, dễ hiểu để tạo điều kiện cho khán
giả tham gia.
1.1.5. Trò chơi truyền hình có bản quyền nước ngoài
Năm 1996 được coi như cái mốc đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên thể loại trò
chơi trên truyền hình. Đây cũng là thời điểm người ta bắt gặp sự xuất hiện của chương
trình trò chơi truyền hình được chuyển đổi từ nước ngoài. Chương trình "Trò chơi liên
tỉnh" chỉ tồn tại trong vòng 1 năm nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt. Cứ vào lúc 17h
chiều chủ nhật hàng tuần trên VTV3 khán giả truyền hình lại đón xem chương trình này.
Đây là một trò chơi được chuyển đổi từ chương trình "intervillesgames" (Trò chơi liên
kết giữa các vùng miền) - một chương trình trò chơi thể thao vui của truyền hình Pháp.
Nó đã trở nên nổi tiếng và phổ biến không chỉ ở Pháp mà còn ở rất nhiều nước Đông
Nam Á. Với sự kết hợp hài hoà giữa thể thao, văn hoá và xiếc, trò chơi này đã nhanh
chóng chiếm được cảm tình của khán giả Việt Nam. Là một trò chơi của nước ngoài nên
có rất nhiều nội dung những người làm chương trình phải bỏ để nó trở nên phù hợp với
văn hoá Việt Nam. Chẳng hạn trò "Đấu bò tót" trong đó các thí sinh lao vào đâm chém
một con bò tót để đoạt lấy những thứ trên lưng nó. Một phần chơi từng hấp dẫn công
chúng nước ngoài bởi sự nguy hiểm và giật gân. Tuy vậy, nó cũng gợi nhiều đến cảnh
máu me và giết chóc rùng rợn - điều không phù hợp với văn hoá Việt Nam. Trò "Búp bê

khổng lồ" cũng bị loại bỏ vì để thực hiện trò này, các đấu thủ Việt Nam với vóc dáng nhỏ
bé phải chui vào bụng con búp bê làm theo kiểu Pháp, cả khuôn mặt lọt thỏm trong chiếc
rốn còn con búp bê này nên dễ tạo ra những ấn tượng không hay. Để trò chơi trở nên gần
gũi với người Việt Nam, những người làm chương trình cũng bổ sung thêm một số trò
chơi dân gian như trò "Cướp cờ", "Đua thuyền rồng" "Trò chơi liên tỉnh" có thể coi là
một trò chơi đầu tiên thể hiện sự chuyển đổi tích cực và rõ nét nhất các chương trình trò
chơi truyền hình từ nước ngoài vào Việt Nam.
Cuộc thăm dò dư luận khán giả Đài THVN năm 2002, trong các chương trình trò
chơi được yêu thích nhất, các trò chơi được chuyển đổi từ nước ngoài chiếm một vị trí
đặc biệt quan trọng. Trong đó, chương trình "Trò chơi âm nhạc" mua bản quyền từ
chương trình "Un Singio de Catone" của truyền hình Tây Ban Nha và đây cũng là chương

trình có tỷ lệ người yêu thích nhất tại nước này. Bắt đầu từ năm 2000, "Hành trình văn
hoá" được chuyển từ chương trình trò chơi mang tên "Cultrure quest" (Câu hỏi văn hoá)
của truyền hình nước Mỹ. Tháng 4/2002, "Chiếc nón kỳ diệu" được phiên bản từ trò chơi
"The wheel of fortune" (Vòng quay may mắn) nổi tiếng của Mỹ, cũng đồng thời là một
trong những trò chơi nổi tiếng nhất thế giới hiện nay
Trong khi Việt Nam bắt đầu đi những bước đầu tiên trên con đường tập làm
chương trình trò chơi truyền hình, trên thế giới đã có bề dầy hàng chục năm. Ở Mỹ,
chương trình The Wheel of Fortune (phiên bản Việt Nam mua và đặt tên Chiếc nón kỳ
diệu đã được sản xuất hàng chục năm. Tương tự như vậy The Price is Right, Việt Nam
mua đặt tên Hãy chọn giá đúng cũng đã được sản xuất hàng chục năm. Khi nhóm sản
xuất sang thăm, họ vẫn còn giữ sân khấu của hàng chục năm về trước.
Vì vậy, khi truyền hình Việt Nam phát triển, song song tồn tại hai con đường: tự
sản xuất chương trình trò chơi truyền hình made in Việt Nam và mua bản quyền sản xuất
chương trình. Lúc này hay lúc khác 1 trong 2 khuynh hướng có xu hướng mạnh mẽ hơn
hoặc ít mạnh mẽ hơn nhưng phải thừa nhận trò chơi truyền hình đã góp một phần đóng
góp của mình trong việc thu hút các khán giả Việt Nam. Nhìn rộng hơn về mặt nghề
nghiệp, người làm truyền hình Việt nam thông qua việc mua bản quyền các chương trình
game show thành công của thế giới, giúp họ rút ngắn khoảng cách tự mày mò. Việc

chuyển giao công nghệ sản xuất chương trình khiến họ ngay lập tức được tiếp cận với
những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, có tính lập kế hoạch và quản lý dự án tốt hơn vì
phần lớn các trò chơi truyền hình được sản xuất theo đợt. Mỗi đợt sản xuất 4, 6 thậm chí
10 chương trình. Cách làm chuyên nghiệp đã được họ tiếp cận từng bước.
Bên cạnh các chương trình mua bản quyền. Với kinh nghiệm tiếp cận các chương
trình hiện đại, truyền hình Việt Nam cũng tự sáng tạo các game show của mình và cũng
đạt được thành công nhất định. Trong đó phải kể đến các chương trình như: Bảy sắc cầu
vồng, Vườn cổ tích, Ở nhà chủ nhật, Đường lên đỉnh Olympia, Nhà nông đua tài, Sóng
nước Phương Nam…
Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau thì có nền văn hoá tinh thần khác nhau. Truyền
hình là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến nhất nên càng phản ánh rõ điều

×