Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 177 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN













BÙI THỊ HỒNG LOAN









HỆ THỐNG XÃ HỘI TỘC NGƯỜI CỦA
NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG






LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH DÂN TỘC HỌC











Thành phố Hồ Chí Minh – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



BÙI THỊ HỒNG LOAN



HỆ THỐNG XÃ HỘI TỘC NGƯỜI CỦA
NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG



Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62.22.70.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH DÂN TỘC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHAN AN
2.TS. NGUYỄN KHẮC CẢNH

Phản biện ñộc lập:
1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Lộc
2. PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
Phản biện:
1. PGS.TS. Phan Xuân Biên
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp
3. PGS.TS. Trần Hồng Liên



Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

MỤC LỤC
Trang


D
ẫn luận
….………………………………………………………………………

001

Chương 1:
Cơ sở lý luận và tổng quan về người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long
1.1.
Cơ sở lý luận
………………………………………………………………… 007

1.1.1. Các khái niệm …………………………………………………………… 007

1.1.2. Một số lý thuyết tiếp cận của luận án … ……………………………… 019

1.1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề ……………………………………………… 023

1.2. Tổng quan về người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long …………….……. 027

1.2.1. Môi trường, ñặc ñiểm cư trú của người Khmer…………………………

027

1.2.2. Các hoạt ñộng kinh tế của người Khmer ……………………………… 033

1.2.3. Văn hóa tộc người của người Khmer……………

040


Chương 2:
Các tổ chức xã hội phi quan phương của người Khmer
2.1. Tổ chức xã hội tự quản theo huyết thống …………………………………….

055

2.1.1. Gia ñình của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long ……………… 055

2.1.2. Tổ chức thân tộc của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long … 063

2.2. Tổ chức xã hội tự quản theo cư trú ………………………………………… 104

2.3. Tổ chức xã hội tự quản liên quan ñến tôn giáo ………………………… 110

2.3.1. Ngôi chùa ñối với ñồng bào Khmer …………………………………….

111

2.3.2. Sự tham dự của các nhà sư Khmer trong ñời sống phum, sóc…………

114

Chương 3:
Đặc tính của hệ thống xã hội tộc người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long
3.1. Cơ sở vận hành xã hội truyền thống…………………………………………… 120

3.1.1. Chế ñộ sở hữu và sử dụng ñất ñai của người Khmer …………………… 120

3.1.2. Các tầng lớp xã hội và sự phân hóa xã hội của người Khmer……… 124


3.1.3. Cơ chế quản lý xã hội truyền thống của người Khmer … 127

3.2. Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội quan phương và phi quan phương………….

137

3.2.1. Tổ chức quan phương của xã hội người Khmer …………… 137

3.2.2. Mối quan hệ giữa thiết chế phi quan phương và quan phương trong t

chức xã hội của người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long ……………
3.2.3. Chức năng và vai trò của cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống …………

142

144

3.2.4. Những biến ñộng lịch sử ñối với xã hội người Khmer .…………………. 146

3.2.5. Mối quan hệ của Nhà nước với người Khmer Nam bộ trong bối cảnh hiện nay…

152

3.3. Đặc trưng của hệ thống xã hội tộc người Khmer …………………………… 153

K
ết luận
……………………………………………………………………………


158

Tài li
ệu tham khảo
……………………………………………………………… 163

Phụ lục

1

DẪN LUẬN

1. Lý do chọn ñề tài:
Người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long là một trong 54 dân tộc cùng sinh
sống trên ñất nước Việt Nam. Họ là một trong những tộc người có mặt sớm ở ñồng
bằng sông Cửu Long. Người Khmer thường sống tập trung trên những giồng (gò) ñất
cao. Họ làm ruộng nước, kinh tế mang tính tự túc tự cấp. Sóc là ñơn vị xã hội truyền
thống. Nhà cửa cũng như vị trí của Sóc gần như ít dời ñổi, trừ phi chạy loạn trong
nhiều năm hoặc xảy ra bệnh dịch. Cụ thể như vùng Châu Đốc vào những năm 1895 –
1896, dịch tả và ñậu mùa hoành hành dữ dội làm nhiều người chết, dân phải bỏ phum,
sóc phiêu bạt ñi nơi khác…[49:39]
Người Khmer ñã trải qua nhiều biến ñộng về kinh tế và xã hội. Bên cạnh cơ chế
quản lý và vận hành xã hội hiện ñại (trong một chừng mực nhất ñịnh) những thiết chế
chính trị xã hội truyền thống vẫn tồn tại và phần nào ảnh hưởng ñến quá trình phát triển
của tộc người Khmer. Tính dân chủ và tính cộng ñồng của thiết chế chính trị xã hội
truyền thống vẫn còn có những giá trị nhất ñịnh trong xã hội hiện ñại của các tộc
người, trong ñó có người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long.
Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, hệ thống tổ chức xã hội của người
Khmer ñã có nhiều biến ñổi, nhưng một số yếu tố truyền thống vẫn ñược bảo tồn và
phát huy trong cộng ñồng. Với sự ñam mê nghiên cứu về xã hội truyền thống, cũng

như sự tác ñộng của nó ñến văn hoá tộc người nói chung và người Khmer nói riêng, tác
giả mong muốn góp thêm một phần rất nhỏ ñối với chính sách dân tộc. Đó cũng chính
là lý do tác giả chọn ñề tài: “Hệ thống xã hội tộc người của người Khmer ở ñồng
bằng sông Cửu Long” làm luận án tốt nghiệp.
Tuy nhiên, luận án không ñi sâu giải quyết tất cả các vấn ñề liên quan ñến hệ
thống xã hội tộc người như: phum, sóc, hôn nhân – gia ñình, thân tộc – dòng họ, tổ
chức tôn giáo Nội dung chính của luận án là nghiên cứu sâu vào vấn ñề cấu trúc và
2

vận hành cũng như ñặc tính của hệ thống xã hội tộc người của người Khmer. Một số
vấn ñề liên quan ñến hệ thống xã hội tộc người của người Khmer ñã ñược một số tác
giả ñi trước nghiên cứu. Nếu tác giả nghiên cứu tất cả các vấn ñề sẽ có sự trùng lắp với
các công trình nghiên cứu trước ñây như: Phum sóc Khmer ở ñồng bằng sông Cửu
Long của tác giả Nguyễn Khắc Cảnh; Hôn nhân và gia ñình của người Khmer ở
ñồng bằng sông Cửu Long tác giả Đặng Thị Kim Oanh. Chính vì vậy, luận án chỉ tập
trung vào nghiên cứu hệ thống thân tộc – dòng họ và tổ chức tôn giáo với hy vọng tìm
ra “sợi dây hay chất” kết dính trong cộng ñồng của xã hội tộc người Khmer. Tác giả sử
dụng những kết quả này ñể làm sáng tỏ hơn vấn ñề nghiên cứu của mình.
2. Mục ñích nghiên cứu:
- Nhằm góp phần tìm hiểu về hệ thống xã hội tộc người Khmer trong lịch sử và
xã hội truyền thống của người Khmer. Đồng thời làm rõ các mối quan hệ trong hệ
thống xã hội tộc người của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long (mối quan hệ xã
hội truyền thống – xã hội hiện ñại). Từ ñó góp thêm sự hiểu biết về văn hóa tộc người
của người Khmer.
- Tìm hiểu mối quan hệ của người Khmer với các tộc người cùng cộng cư, góp
phần cung cấp tư liệu cho việc xây dựng chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trên
cơ sở khoa học cụ thể ñể phát triển vùng dân tộc Khmer Nam bộ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận án không nhằm giải quyết toàn bộ những vấn ñề chính trị, văn hoá, xã hội

của người Khmer. Luận án chỉ tập trung vào việc phân tích tìm hiểu những nét cơ bản
của xã hội ñược nhìn trong tính hệ thống, cấu trúc, ñặc ñiểm xã hội và văn hóa tộc
người của người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống xã hội tộc người của người Khmer là tổng hợp những cấu trúc xã hội
cấu thành như: các dạng thức tập hợp người, cơ chế và sự vận hành… Những cấu trúc
3

xã hội này có mối quan hệ tương thích với nhau trong một hệ thống chung ñã từng tồn
tại trong lịch sử và vẫn còn tồn tại cho ñến ngày nay.
Vì thế, ñối tượng nghiên cứu của luận án là những yếu tố và quan hệ cấu thành
hệ thống xã hội tộc người của người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long. Các yếu tố
ñó ñược ñặt trong mối quan hệ hữu cơ với cơ sở tồn tại của xã hội tộc người như: môi
sinh, các hoạt ñộng kinh tế, chế ñộ sở hữu ruộng ñất, phương thức vận hành, quan hệ
với tôn giáo cụ thể là Phật giáo…
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu là khu vực cư trú tập trung của người Khmer Nam Bộ
ở ñồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An
Giang).
- Khoảng thời gian nghiên cứu là từ ñầu thế kỷ XVIII ñến giữa thế kỷ XX. Đây
là thời gian xã hội Khmer còn bảo lưu những yếu tố truyền thống và bước ñầu chịu sự
tác ñộng bởi sự quản lý của triều Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn lưu ý ñến các yếu tố xã hội truyền thống Khmer trong những thời
gian về sau.
- Trong mối quan hệ với người Việt, Hoa là các cư dân cộng cư và có giao lưu
văn hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án ñã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau ñây:
1. Sử dụng các phương pháp khảo sát ñiền dã dân tộc học (quan sát tham dự và
phỏng vấn sâu) ñể thu thập tư liệu, nhất là các tàn dư xã hội, so sánh ñối chiếu, thu thập
tư liệu, thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh, thống kê loại hình, phân tích hệ

thống, hồi cố và một số phương pháp khác có liên quan… (Nhằm tìm hiểu những cấu
trúc, qui luật vận hành của ñối tượng nghiên cứu)
Phân tích hệ thống: Phương pháp này ñược nhiều nhà dân tộc học, nhân học, xã
hội học… vận dụng vào việc nghiên cứu hệ thống xã hội. Những cấu thành hệ thống xã
4

hội ñược xem xét trong sự liên hệ và tác ñộng lẫn nhau ñể tạo thành một tổng thể trong
việc nghiên cứu hệ thống xã hội tộc người.
Quan sát – tham dự: là phương pháp ñặc thù chuyên biệt của ngành Nhân học/
Dân tộc học, ñòi hỏi người nghiên cứu phải tham dự, quan sát, cùng sinh sống và khảo
sát tại cộng ñồng người Khmer trong thời gian dài. Khi nghiên cứu ñề tài này, chúng
tôi ñã thực hiện ñiền dã dài ngày tại những vùng tập trung ñồng bào Khmer sinh sống
của các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang. Trong thời gian ñiền dã, các
lễ hội của người Khmer như Chol Chnam Thmei, Đôn Ta, Ok Om Book,… cũng như
các lễ tục khác: tròn một tháng, cưới, tang, làm phước… chúng tôi ñều tham gia. Mục
ñích sử dụng phương pháp này nhằm hướng ñến yếu tố tự quan sát, cảm nhận và nắm
bắt thông tin trực tiếp từ ñối tượng nghiên cứu. Các thông tin này ñược ghi lại dưới
hình thức Nhật ký ñiền dã.
Phỏng vấn hồi cố (phỏng vấn sâu): là phương pháp thu thập thông tin từ các
thành viên trong cộng ñồng bằng các cuộc ñối thoại có chủ ñịnh. Trong quá trình ñiền
dã, phương pháp này ñược dùng ñể phỏng vấn chức sắc và Phật tử chùa Khmer. Ngoài
ra, phương pháp này dùng sử dụng ñể phỏng vấn những bậc cao tuổi am hiểu về phong
tục tập quán cũng như lối sống và cách sinh hoạt xưa (các vị Acha, nhà sư trong chùa).
Thông qua các cuộc phỏng vấn, người nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ ñược các vấn
ñề mà mình cần khai thác. Thông tin có ñược từ các cuộc phỏng vấn có tính khách
quan cho ñề tài, dùng ñể phân tích và minh chứng cho những nhận ñịnh trong ñề tài.
So sánh ñối chiếu: là phương pháp ñược thực hiện trong quá trình ñiền dã nhằm
so sánh cộng ñồng người Khmer với các tộc người cùng cộng cư (người Việt, người
Hoa…) ở một số lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, xã hội. Đây ñược xem là một trong
những phương pháp có hiệu quả.

Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh: là phương pháp ghi nhận thông tin
bằng các thiết bị kỹ thuật như máy ảnh, máy quay phim, các bản vẽ… Các thông tin
5

này ñược phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận ñịnh của chúng tôi về hệ
thống xã hội tộc người của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long.
2. Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp emic, etic
Nghiên cứu lịch sử (ñồng ñại và lịch ñại): là một trong những phương pháp
nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu ñiền dã ñể tìm hiểu các sự kiện
ñã diễn ra theo thời gian nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác
ñộng ñến xã hội truyền thống. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu
thu thập ñược trong ñiền dã Dân tộc học.
Sử dụng emic là ñưa tiếng nói của người trong cuộc, người ñược phỏng vấn,
dưới dạng trích dẫn ñóng trong khung vào nội dung ñể chứng minh cho các nhận ñịnh
trong luận án. Etic là quan ñiểm của người nghiên cứu bày tỏ ý kiến ñồng ý hoặc không
ñồng ý với những nhận ñịnh của người trong cuộc. Sử dụng phương pháp này nhằm có
sự so sánh, ñối chiếu những nhận ñịnh của tác giả với ý kiến của ñối tượng nghiên cứu
trong luận án.
5. Kết quả nghiên cứu:
Dưới góc ñộ nghiên cứu Dân tộc học về hệ thống xã hội tộc người, luận án thể
hiện một số ñóng góp mới như:
- Luận án làm rõ cấu trúc, chức năng của hệ thống xã hội tộc người của người
Khmer.
- Luận án công bố một số tư liệu mới, chủ yếu là tư liệu ñiền dã của tác giả, sẽ
góp thêm những nhận ñịnh và phân tích mới làm phong phú thêm những hiểu biết về
xã hội tộc người của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long. Từ ñó hiểu hơn hệ
thống xã hội tộc người của một số dân tộc ít người ở phía Nam.
- Tìm hiểu và phân tích sự vận hành và ñặc ñiểm của hệ thống xã hội tộc người
của người Khmer.
- Đề tài làm rõ hơn về mối quan hệ thân tộc trong hệ thống xã hội tộc người của

người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long, góp thêm một số tài liệu tham khảo sử dụng
6

cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao ñẳng và những người quan tâm ñến lĩnh
vực nghiên cứu xã hội tộc người ở Việt Nam.
6. Bố cục của luận án:
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương chính
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về người Khmer ở ñồng bằng sông
Cửu Long. Nội dung chương này trình bày hai vấn ñề: Thứ nhất là những tiền ñề lý
luận cho việc nghiên cứu. Trong ñó làm rõ các khái niệm liên quan như hệ thống, hệ
thống xã hội, tộc người, hệ thống xã hội tộc người, hôn nhân gia ñình, thân tộc, công
xã; và ñưa ra các hướng nghiên cứu, các lý thuyết ñể áp dụng cho việc phân tích, giải
quyết vấn ñề. Thứ hai là một số vấn ñề chung về người Khmer ñồng bằng sông Cửu
Long như: ñặc ñiểm cư trú, dân số, kinh tế ñóng vai trò là cơ sở thực tiễn cho việc
nghiên cứu về cơ cấu tổ chức xã hội của người Khmer ở các chương sau.
Chương 2: Các tổ chức xã hội phi quan phương của người Khmer. Hệ thống
hóa và phân tích các yếu tố phi quan phương của cơ cấu xã hội người Khmer ñồng
bằng sông Cửu Long. Các nội dung ñược trình bày về các tổ chức xã hội tự quản theo
cư trú, theo huyết thống, các yếu tố liên quan ñến tôn giáo; chức năng và vai trò của cơ
cấu tổ chức xã hội.
Chương 3: Đặc tính của hệ thống xã hội tộc người Khmer ở ñồng bằng sông
Cửu Long. Nội dung trình bày về chế ñộ sở hữu và sử dụng ñất ñai, các tầng lớp xã hội
và sự phân hóa xã hội, cơ sở vận hành và cơ chế quản lý, mối quan hệ giữa tổ chức xã
hội quan phương và phi quan phương cũng như những biến ñộng lịch sử của người
Khmer vùng ñồng bằng sông Cửu Long.
7

Chương 1:
Cơ sở lý luận và tổng quan về người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long


Trong chương này, chúng tôi trình bày 2 phần: Một số vấn ñề về lý thuyết tiếp
cận của luận án và Tổng quan về người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long ñóng vai
trò như những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của luận án.
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Các khái niệm:
* Hệ thống: là tập hợp những cấu thành, sắp xếp theo một trật tự nhất ñịnh và
các mối liên hệ với nhau ñể tạo thành một tổng thể nhằm ñảm bảo một chức năng qui
ñịnh. Ví dụ một tổ chức nào ñó bao gồm nhiều thành tố, bộ phận liên quan với nhau và
ñảm nhận một hoặc nhiều hơn những chức năng như sự cố kết, sự ổn ñịnh, sự phát
triển…
Khái niệm hệ thống ra ñời rất sớm. Ngay từ thời Cổ ñại, Arixtôt (Aristote) ñã
khẳng ñịnh toàn thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó. Phái Xtôia (Stoicien) thì giải
thích hệ thống như là một trật tự thế giới. Những tư tưởng ñó về sau ñược Kantơ
(L.Kant) và Hêghen (G.W.F. Hegel) phát triển. Chủ nghĩa Mác ñã trình bày những
nguyên tắc nhận thức khoa học ñối với các hệ thống phát triển hoàn chỉnh. Theo quan
ñiểm của khoa học hiện ñại thì bất kể khách thể nào trong thế giới hiện thực cũng là
một hệ thống, nghĩa là bao gồm những bộ phận, những yếu tố cấu thành có quan hệ nội
tại với nhau. Đặc trưng cơ bản của hệ thống bao gồm:
1. Mỗi hệ thống gắn liền với một hình thức tổ chức nhất ñịnh. Tính tổ chức ấy
thể hiện ở cấu trúc thứ bậc, ñặc trưng cho kết cấu hình thức và phương thức hoạt ñộng
của hệ thống. Mỗi hệ thống gồm nhiều phân hệ, nhiều hệ con và nhiều yếu tố hợp
thành. Mỗi phân hệ, mỗi hệ con, mỗi yếu tố ấy vừa là một yếu tố của hệ thống cao hơn
vừa là một hệ thống của những yếu tố thấp hơn. Như vậy, bất kỳ một hệ thống nào
8

cũng có thể coi như là một yếu tố của hệ thống thuộc loại cao hơn, ñồng thời các yếu tố
của nó cũng có thể là một hệ thống thuộc loại thấp hơn.
2. Do kết quả tác ñộng qua lại giữa các mặt, các yếu tố mà hệ thống với tính
cách là một chỉnh thể có những thuộc tính mới, chất lượng mới, những cái vốn không

có ở các yếu tố và các bộ phận hợp thành hệ thống. Vì lẽ ñó, người ta nói rằng chỉnh
thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó.
3. Các hệ thống hữu sinh, kỹ thuật xã hội có khả năng tự ñiều chỉnh trên cơ sở
thu nhập, tàng trữ, chế biến và xử lý thông tin nhằm ñạt ñến mục ñích nhất ñịnh.
4. Đặc trưng của hệ thống không chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu
tố, các bộ phận cấu thành, mà còn là sự thống nhất với môi trường ñang tồn tại, thông
qua những mối quan hệ của nó với môi trường.
5. Giữa các hệ thống có thể có sự tương tác với nhau và trong những ñiều kiện
nhất ñịnh tạo thành những hệ thống mới.
Việc tìm kiếm những con ñường, những phương pháp và những phương tiện
nghiên cứu khách thể với tính cách là một hệ thống ñã dẫn tới chỗ hình thành một
phương pháp mới – phương pháp phân tích hệ thống. Việc áp dụng rộng rãi phương
pháp này ñã mang lại những hiệu quả tích cực trong thực tiễn, cũng như trong nghiên
cứu khoa học.
* Phân tích hệ thống là phương pháp nghiên cứu các ñối tượng bất kỳ, vạch ra
cấu trúc, các qui luật vận ñộng và phát triển của nó với tính cách là một hệ thống rồi
phân tích hệ thống ñó. Phân tích hệ thống là một phương pháp khám phá, trong ñó một
trạng thái ñược chia thành nhiều phần nhỏ, và các phần này sẽ ñược nghiên cứu kỹ ñể
hiểu cách chúng tác ñộng lẫn nhau như thế nào. Phân tích hệ thống bao gồm việc: Xác
ñịnh rõ những yếu tố, những bộ phận bên trong hệ thống với những cái bên ngoài hệ
thống (môi trường), các yếu tố, các bộ phận cấu thành hệ thống; Phân chia hệ thống
thành các hệ con, phân tích vị trí, chức năng của chúng trong hệ thống, chú ý ñến thứ
bậc trong cấu trúc của hệ thống; Nghiên cứu ñầy ñủ cả những mối quan hệ giữa các
9

yếu tố, hệ con của hệ thống và những mối liên hệ giữa hệ thống với môi trường (liên hệ
cấu trúc, liên hệ tác ñộng, liên hệ ñiều khiển…), mỗi loại liên hệ ấy có vị trí và chức
năng nhất ñịnh trong một cấu trúc cụ thể; Thông qua việc phân tích các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài hệ thống, nghiên cứu phương thức tác ñộng qua lại giữa các yếu
tố, các bộ phận cấu thành hệ thống, giữa hệ thống và môi trường tìm ra tính chỉnh thể

(thuộc tính) của hệ thống. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất của phân tích hệ thống; Để
nhận thức hoạt ñộng, nhất là hoạt ñộng hướng ñích của hệ thống, cần làm rõ quá trình
ñiều khiển của hệ thống; Phân tích hệ thống không chỉ nhằm nghiên cứu cấu trúc của
hệ thống, mà còn nghiên cứu cả quá trình phát triển của nó. Vì vậy, phải nghiên cứu
kết hợp cả trạng thái ñồng ñại và trạng thái lịch ñại của hệ thống.[56:T3:Tr441]
* Hệ thống xã hội là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố mà tập trung là con
người (cá nhân) và tập hợp người (cộng ñồng) có mối quan hệ với nhau, là hệ thống
con người có tác ñộng ñến con người, cùng những gì liên quan ñến con người. Ngoài ra
còn có mối quan hệ giữa hệ thống xã hội và môi trường tự nhiên.
* Mạng lưới xã hội: ñược hiểu như là mối liên hệ giữa các cá nhân, các nhóm
xã hội khác nhau trong một thực thể xã hội nhất ñịnh dù ñó là chính thống hay phi
chính thống. Thể chế xã hội có ảnh hưởng quan trọng ñối với sự hình thành mạng lưới
xã hội. Trong một thực thể xã hội nhất ñịnh luôn luôn có sự hiện diện của hai hoạt
ñộng mạng lưới xã hội. Đó là, một loại mang tính chất phi chính thống (phi quan
phương là yếu tố mang tính dân gian do mỗi tộc người tự nghĩ ra). Ví như trong nông
thôn của người Khmer, các mạng lưới liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp,
tự cung tự cấp về lương thực, liên quan tới các nghi lễ… trong phum sóc. Một loại
mạng lưới xã hội khác mang tính chất chính thống, chính thức (quan phương do nhà
nước qui ñịnh) như quan hệ quyền lực…. Hai hoạt ñộng mạng lưới xã hội phi quan
phương và quan phương thường xuyên xen trộn, hòa quyện, tương tác trong hệ thống
xã hội tộc người của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long.
10

* Tộc người là một tập hợp người xuất hiện trong quá trình lịch sử của loài
người, là kết quả của một quá trình lịch sử và sự thích ứng với tự nhiên. Giữa các thành
viên trong cùng tộc người, có mối liên hệ ổn ñịnh trên nhiều lĩnh vực như quan hệ
huyết thống, khu vực cư trú, ngôn ngữ, văn hóa…
Tộc người chính là khái niệm thường ñược sử dụng trong ngành dân tộc học
(Ethnography, Ethnology). Nói cách khác, thì ñối tượng nghiên cứu của dân tộc học
chính là tộc người. Do sự ña dạng về cảnh huống tộc người ở từng quốc gia từng khu

vực trên thế giới và do quan niệm khác nhau trong các trường phái khoa học, vì vậy
việc giải thích khái niệm này cũng có một vài sự khác biệt.
Trên thế giới, các thuật ngữ liên quan ñến khái niệm “tộc người” ñều bắt nguồn
từ chữ “Ethnos” trong tiếng Hy Lạp cổ. Nó có nghĩa là “bộ tộc”, “một nhóm người”,
“dân tộc”… Từ gốc của nó dùng ñể chỉ tổng thể những người giống nhau, có chung
phong tục tập quán, thói quen hàng ngày,… Vấn ñề xác ñịnh tộc người có rất nhiều sự
tranh cãi, theo thời gian và quá trình nghiên cứu thì những ñịnh nghĩa khác nhau về tộc
người ngày càng nhiều. Nhưng nhìn chung, có 2 ñịnh nghĩa cần chú ý:
Theo nghĩa hẹp: Tộc người (Ethnie) có thể là một nhóm các cá nhân cùng có
chung tiếng mẹ ñẻ. Theo nghĩa này, tộc người tương ñương với cái mà các nhà ngôn
ngữ học gọi là nhóm ngôn ngữ (nói tiếng mẹ ñẻ).
Theo nghĩa rộng: Tộc người là một nhóm cá nhân liên kết với nhau bởi một
phức hợp các tính chất chung về mặt nhân chủng, ngôn ngữ, chính trị, lịch sử… ñồng
thời sự kết hợp ñó hình thành một hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính chất văn hóa là
chủ yếu. Chính vì thế, tộc người chính là một cộng ñồng gắn bó với nhau bởi một nền
văn hóa có những nét riêng không trộn lẫn giữa các tộc người [80: 18-19]
Theo ñó, chúng tôi cho rằng: tộc người là một tập ñoàn người ổn ñịnh hoặc
tương ñối ổn ñịnh ñược hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về
ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người thể hiện bằng một tộc danh.
11

Căn cứ vào ñịnh nghĩa trên có ba tiêu chí như là những ñặc trưng cơ bản ñể
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc.
Ở Việt Nam, trong một số văn bản Nhà nước, khái niệm tộc người ñược sử dụng
với từ “dân tộc” như dân tộc Việt, dân tộc Khmer…
* Hệ thống xã hội tộc người là một tập hợp nhiều thành tố tạo mọi liên kết giữa
các thành viên cộng ñồng của một tộc người, ñảm bảo sự tồn tại và phát triển tộc
người, thông qua cơ chế tổ chức, quản lý xã hội, sự vận hành… Hệ thống xã hội tộc
người trong diễn trình lịch sử có những thay ñổi cấu trúc cùng các mối liên hệ giữa các
thành tố.

* Quan hệ là sự tiếp xúc trao ñổi lẫn nhau giữa các thành tố trong hệ thống
hoặc giữa các hệ thống với nhau. Thường những quan hệ này có hai chiều, tích cực và
tiêu cực và tác ñộng ñến sự cân bằng ổn ñịnh của hệ thống. Mối quan hệ này ñôi khi
cũng diễn ra trong tình trạng lệ thuộc, phụ thuộc lẫn nhau.
* Công xã nông thôn (theo từ ñiển bách khoa Việt Nam tập 1) là cộng ñồng xã
hội hình thành vào giai ñoạn phát triển cuối của chế ñộ công xã nguyên thủy, có ñiểm
khác biệt là không hoàn toàn dựa trên quan hệ huyết thống. Lúc ñầu là công xã nông
thôn sơ kỳ, với sự thống nhất các gia ñình lớn dựa trên cơ sở gần gũi về phổ hệ với
người ñứng ñầu mà lập ra công xã nông thôn. Thủ lĩnh công xã là người ñứng ñầu các
gia ñình lớn, quản lý công xã cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Ban ñầu còn duy trì sở
hữu công cộng về ruộng ñất, về sau ngày càng phát triển chế ñộ tư hữu về tư liệu sản
xuất, sự bất bình ñẳng về kinh tế tăng lên. Nhiều gia ñình riêng lẽ có quyền thế hơn ñã
hình thành. Họ lấy một số công cụ lao ñộng và súc vật chăn nuôi làm của riêng, tổ chức
sản xuất ñộc lập. Sản xuất cá thể dựa trên chế ñộ tư hữu nảy sinh ngày càng phát triển
chiếm dần vị trí thống trị trong công xã nông thôn. Tuy nhiên, toàn thể ñất ñai về danh
nghĩa vẫn là tài sản chung của công xã ñều không ñược mua bán, từng thời gian công
xã có quyền chia lại ruộng ñất cho các gia ñình hoặc thị tộc sử dụng riêng…
12

* Công xã nông thôn trước tiên là những khái niệm chỉ về những ñơn vị dân cư
ñược lập nên trong quá trình di cư, khai thác và chiếm hữu ñất ñai, tư liệu sản xuất
trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Đó chính là những tổ hợp dân cư mà liên minh
huyết thống và liên minh láng giềng ñược kết hợp. Về ñịa dư, công xã nông thôn sống
theo làng mạc. Thành viên công xã không sống chung trong một ngôi nhà lớn (mà sống
theo từng gia ñình: trong ñó cha mẹ và các con do họ sinh ra). Công xã nông thôn là sự
tiếp nối công xã gia ñình gia trưởng [102:505-506]. Đặc ñiểm chung rất quan trọng của
công xã nông thôn từ châu Á cho ñến châu Phi là sự tồn tại hình thức sở hữu chung của
công xã về ruộng ñất. Mọi người ñược quyền sử dụng như nhau trên phần ñất ñó.
Ví như Công xã nông thôn Ấn Độ hay người ta thường gọi là “cộng ñồng làng
xã” (village community) từng xuất hiện trong lịch sử cổ ñại. Nhiều koula (gia ñình)

họp lại thành gotra (họ), nhiều gotra họp lại thành grama (làng) và người ñứng ñầu là
một grmani có vai trò gần giống như một tộc trưởng. Bên cạnh ñó, grmani còn nắm cả
chức năng quân sự. Từ ñó, làng xã Ấn Độ ñã hình thành và phát triển, nhưng cấu trúc
truyền thống của nó ñã ñược bảo lưu lại rất lâu ñời trong lịch sử. Làng xã Ấn Độ là một
cộng ñồng trên cơ sở ñất ñai cư trú và chiếm hữu. Ở ñó, “ý niệm về một dòng máu
chung và một tộc hệ chung ñã bị xóa bỏ” [67:533-534].
* Công xã Mac (vào những năm cuối thế kỷ 19) Vấn ñề cơ bản của Công xã
Mác là chiếm hữu ruộng ñất mang tính chất chung (ruộng ñồng, nguồn nước, bãi lầy…
nên làng cũng từng ñược gọi là Mac). Tất cả những gì là bất ñộng sản ñều là của chung
của mọi người trong tập thể và ñược mọi người sử dụng chung. Chính vì thế, công xã
Mac không những là cộng ñồng cư trú mà còn là cộng ñồng kinh tế. Các thành viên
công xã sống trong những ñiều kiện bình ñẳng về mọi mặt [145: 551].
Công xã nông thôn chính là một tổ hợp cư dân có cả quan hệ huyết thống và
mối quan hệ láng giềng, nhưng mối quan hệ láng giềng là chủ ñạo. Các thành viên
công xã sống trong một lãnh thổ riêng [138:165]. Nền tảng của công xã nông thôn dựa
trên những mối quan hệ kinh tế - xã hội. Nó thường bao gồm các ñơn vị kinh tế là các
13

hộ nông dân, ñồng thời dựa trên quan hệ trao ñổi giúp ñỡ lẫn nhau. Nét ñặc trưng của
công xã nông thôn là phân phối theo lao ñộng của các hộ dân. Trong công xã nông thôn
tồn tại các loại hình: làng, thôn, xã… Công xã còn là bộ máy tự trị về hành pháp và các
mặt hoạt ñộng khác. Về mặt xã hội, làng mạc là một ñơn vị tự trị có bộ máy quản lý
riêng. Những viên chức cũng hợp thành cơ quan hành chính của công xã [138:167].
Tóm lại, trên cơ sở quyền sở hữu chung về ruộng ñất, công xã nông thôn là
những ñơn vị tự cấp tự túc về kinh tế và có nhiều quyền tự trị về mặt hành chính.
Chính vì thế phần nào hạn chế sự phá sản của nông dân, trong chừng mực nào ñó duy
trì ñược truyền thống dân chủ công xã. Nhưng mặt khác, nó kìm hãm sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung. Nền kinh tế tự cấp tự túc, tính chất cô lập của công xã làm cho
kinh tế chậm phát triển. Do cuộc sống biệt lập, nông dân công xã hầu như không biết gì
nhiều hơn ngoài làng xã nhỏ bé của mình. Vì vậy, những cổ tục lạc hậu, mê tín dị ñoan

có ñiều kiện duy trì và nảy nở, kìm hãm sự phát triển trí tuệ và nhân cách của con
người.
* Hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính
giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ), ñược coi là vợ
và chồng, qui ñịnh mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái
của họ. Sự xác nhận ñó trong quá trình phát triển của xã hội dần dần mang thêm những
yếu tố mới. Trong xã hội nguyên thủy, hôn nhân tiến hành theo luật tục. Các xã hội có
giai cấp và nhà nước, hôn nhân phải ñược pháp luật công nhận. Do ñó, quyền hạn và
nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng, con cái cũng ñược pháp luật xác nhận và ñảm bảo
[56:T2:Tr.389]. Hôn nhân chính là ñối tượng của sự kiểm soát xã hội. Tùy theo từng
ñiều kiện xã hội và yếu tố văn hóa mà hôn nhân diễn ra với những hình thái khác nhau.
Hôn nhân phản ánh những qui luật chung nhất của sự phát triển xã hội loài người qua
các giai ñoạn lịch sử. Bên cạnh ñó, hôn nhân còn mang những nét ñặc thù riêng của
văn hóa tộc người.
14

Việc phân loại hôn nhân, các nhà nghiên cứu quan tâm ñến tiêu chí số người
vợ hoặc số người chồng. Chính vì thế, trong lĩnh vực nhân học ñã phân biệt hai hình
thái hôn nhân ñó là: hình thái ñơn hôn (là hôn nhân cho phép lấy một vợ hoặc một
chồng monogamy) và hình thái phức hôn (là hôn nhân cho phép lấy nhiều vợ hoặc
nhiều chồng polygamy). Trong hình thái ñơn hôn có hai loại khác nhau: ñơn hôn trong
chế ñộ phụ hệ và ñơn hôn trong chế ñộ mẫu hệ. Mẫu hệ và phụ hệ ñều giống nhau ở
nguyên tắc là ñề cao sự duy nhất của gia tộc (bên cha hoặc bên mẹ) nhưng hôn nhân
chính là ñịnh chế phân biệt sự khác nhau giữa mẫu hệ và phụ hệ. Ở hình thái phức
hôn cũng ñược chia làm hai loại: hôn nhân nhất phu ña thê (polygyny) và hôn nhân
nhất thê ña phu (polyandry).
* Gia ñình là một phạm trù lịch sử, thiết chế của xã hội, một lĩnh vực khá phức
tạp bao gồm nhiều khía cạnh và các quan hệ khác nhau như: xã hội – sinh học, sản xuất
– kinh tế, ñạo ñức - thẩm mỹ, tâm lý – pháp lý,… Gia ñình là nơi gìn giữ và lưu truyền
cho các thế hệ con cháu những giá trị văn hóa của tộc người.

Việc nghiên cứu gia ñình bắt ñầu từ khi tác phẩm “Mẫu quyền” của Bachofen ra
ñời (1861) [157:31]. Tác giả cho rằng, loài người thoạt tiên sống trong những quan hệ
tính giao hỗn tạp. Chính những mối quan hệ như thế nên không thể nào biết ñược chắc
chắn ai là cha ñẻ, nên dòng máu chỉ có thể tính theo nữ hệ/mẫu hệ. Vì thế, những người
ñàn bà, với tư cách là những người mẹ rất ñược tôn kính và kính trọng ñến cao ñộ ñến
mức trở thành sự thống trị hoàn toàn của nữ giới. Đến khi chuyển sang hôn nhân cá
thể, tức là một người ñàn bà chỉ thuộc về một người ñàn ông, ñã bao hàm sự vi phạm
một ñiều răn tôn giáo của thời cổ (tức là quyền cổ truyền của những người ñàn ông
khác ñối với người ñàn bà này). Bachofen ñã tìm ra những bằng chứng cho những luận
ñiểm ấy. Theo ông, sự phát triển từ quan hệ tạp hôn sang chế ñộ một vợ một chồng và
từ chế ñộ mẫu hệ sang chế ñộ phụ hệ ñã xảy ra (cụ thể ở người Hy Lạp) là do sự phát
triển của các quan niệm tôn giáo. Chính sự phản ánh có tính chất tôn giáo của những
15

ñiều kiện sinh hoạt thực tế vào chính ñầu óc của những con người ñó ñã gây ra những
biến ñổi lịch sử trong ñịa vị xã hội .
Theo Morgan: “Gia ñình là một yếu tố năng ñộng, nó không ñứng yên một chổ,
mà chuyển từ một hình thức thấp lên một hình thức cao, khi xã hội phát triển từ giai
ñoạn thấp lên giai ñoạn cao. Trái lại, những hệ thống họ hàng thì thụ ñộng. Chỉ có trải
qua những thời kỳ lâu dài, những hệ thống ñó mới phản ánh ñược những tiến bộ do gia
ñình ñã ñạt ñược trong những thời kỳ ñó. Và chỉ khi nào gia ñình ñã hoàn toàn thay ñổi
thì những hệ thống ấy mới hoàn toàn thay ñổi”. Mác nói thêm: “Và nói chung những
hệ thống chính trị, pháp luật, tôn giáo và triết học cũng thế” [157:59].
Từ ñiển xã hội học: “Gia ñình bắt nguồn từ sự cần thiết tái sản sinh ra nòi
giống, nhưng chức năng sinh vật học ñó ñược thực hiện trong nội dung rộng lớn hơn,
bởi vì ñể có tính chất người, gia ñình ñòi hỏi phải có một môi trường kinh tế, một môi
trường giáo dục và một cộng ñồng xã hội. Sự hòa nhập với nhau giữa những chức năng
ñó trên một cơ sở thường xuyên hoặc tương ñối thường xuyên, tạo thành gia ñình”.
Khi viết về Công xã gia ñình, Ăngghen cho rằng: gia ñình là một tập hợp người
trong ñó bao gồm một số thế hệ con cháu của ông bố với con cái họ, thêm vào ñó cùng

chung sống dưới một mái nhà, cùng lao ñộng trên những mảnh ñất chung, cùng hưởng
chung ăn chung những thành quả lao ñộng của mình.
Trong tác phẩm Công xã và tông tộc, M.O. Koxven chỉ ra rằng: công xã gia
ñình là một nhóm ñặc thù bao gồm từ ba, bốn, năm thế hệ ñôi khi còn nhiều hơn những
người họ hàng thân thuộc theo trực hệ cũng như bàng hệ. Sự thống nhất về mặt kinh tế
của nó ñược thể hiện ở sự sở hữu chung về ruộng ñất, công cụ sản xuất, gia súc và
những tài sản chung khác. Cũng như, trong công việc cùng sản xuất cùng hưởng thụ
của mỗi thành viên. Gia ñình ñược xem như là một ñơn vị kinh tế (The family as an
economic unit) ñồng thời, gia ñình ñược xem như là một ñơn vị xã hội (The family as
an unit of society)
16

Gia ñình chính là một nhóm xã hội ñược gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân
và huyết thống. Các thành viên trong gia ñình có quan hệ tình cảm mật thiết với nhau
bởi trách nhiệm và quyền lợi, ñược pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quy mô của gia
ñình hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại hai kiểu gia ñình:
- Gia ñình lớn: gồm có 3 thế hệ trở lên (ông bà, bố mẹ, con cái)
- Gia ñình nhỏ: ñược tạo ra bởi các cặp vợ chồng và các con (chưa lập gia ñình).
Người ta còn gọi là “gia ñình hạt nhân”, nó có thể thu vào hai thế hệ như ở thành phố.
Điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển ñòi hỏi quy mô gia ñình càng thu hẹp,
do ñó kiểu gia ñình hạt nhân là phổ biến hiện nay.
* Thân tộc là tổ chức xã hội cơ bản mà trong ñó mối quan hệ của các thành viên
ñược xác lập thông qua các mối quan hệ dòng tộc, hôn nhân và gia ñình. Đây là mối
quan hệ nổi trội nhất trong tất cả các mối quan hệ của xã hội của con người và có tác
ñộng ảnh hưởng rất lớn ñối với các mối quan hệ khác như chính trị, kinh tế, văn hóa,
tộc người… Nói cách khác, thân tộc có thể ñược xem là “hạt nhân” của một cơ cấu tổ
chức xã hội loài người từ xưa ñến nay. Trong mỗi mối dây ràng buộc xã hội bằng huyết
thống và hôn nhân sẽ tạo nên cơ sở cho việc xây dựng tính cố kết cộng ñồng làm cho
những mối quan hệ xã hội gắn bó mật thiết hơn [72:251]. Nói cách khác, quan hệ thân
tộc ñược thể hiện bằng các danh từ mà ta dùng ñể gọi bà con của ta. Ví dụ tôi gọi anh

của cha tôi là bác, em gái của mẹ tôi là dì, em gái của cha tôi là cô. Danh từ thân tộc có
một ý nghĩa xã hội tương ñối [81:237].
Nhóm thuật ngữ thân tộc
* Nhóm thuật ngữ thân tộc cá thể: Những thuật ngữ thuộc nhóm này là thuật
ngữ dùng ñể chỉ thuật ngữ cá thể ñược xác ñịnh một cách rõ ràng. Loại nhóm thuật ngữ
cá thể thường có số lượng không ñồng ñều trong mỗi loại hình hệ thống thân tộc. Tuy
nhiên, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa các thuật ngữ cá thể ñều là những thuật ngữ
cơ bản.
17

* Nhóm thuật ngữ thân tộc tập ñoàn: Nhóm thuật ngữ tập ñoàn là những thuật
ngữ dùng ñể chỉ một nhóm người thân thuộc có cùng một mối quan hệ với người nói.
Ví dụ như thuật ngữ “con” là một nhóm của thuật ngữ tập ñoàn. Bởi vì, mỗi “con” ñều
có mối quan hệ khác nhau với người nói.
* Nhóm thuật ngữ thân tộc phân loại: Những thuật ngữ thuộc nhóm thuật ngữ
phân loại không chỉ dùng ñể gọi một số người có quan hệ thân thuộc trong phạm vi
nhất ñịnh, mà còn có thể dùng ñể gọi những người có những mối quan hệ thân thuộc
khác nhau ñối với người nói. Số lượng các thuật ngữ thuộc nhóm phân loại thường
chiếm ña số trong tất cả hệ thống thân tộc trên thế giới.
Mối quan hệ thân tộc:
* Thuật ngữ trực xưng – gián xưng:
Sự phân biệt giữa trực xưng và gián xưng chỉ mang tính tương ñối. Điển hình
trong trường hợp hệ thống thân tộc của Anh phần lớn dùng ñể gọi những người có
quan hệ huyết thống ngoại trừ nephew và niece ít khi trực xưng. Riêng những thuật
ngữ dùng ñể gọi những người có mối quan hệ thông qua thích tộc như: bà gia hay bà
nhạc (mother in law), ông gia hay ông nhạc (step father) ít khi trực xưng mà thường
dùng thuật ngữ thân tộc kèm theo ñịnh ngữ. Thông thường, những thuật ngữ trực xưng
trong hệ thống thân tộc Anh thường hàm xúc thân mật như: pa, ma, mummy, sis,…
Đôi khi dùng thuật ngữ gián xưng phản ánh rõ hơn thuật ngữ trực xưng. Ví như
thuật ngữ gián xưng mother chỉ người mẹ ruột (người sinh ra mình), trong khi ñó thuật

ngữ trực xưng mother có thể chỉ bà nhạc hoặc có thể chỉ bất kỳ một người phụ nữ lớn
tuổi cùng tuổi với mẹ ruột của mình. Vì vậy, thuật ngữ gián xưng thể hiện ý nghĩa thân
tộc ñầy ñủ hơn thuật ngữ trực xưng. Điều này cho thấy qua cách dùng tên tục ñể xưng
hô hoặc ñôi khi do cấm kỵ không cho phép dùng thuật ngữ trực xưng ñể gọi những
người thân thuộc. Cho nên, thuật ngữ gián xưng ít khi dùng lẫn với nhau hơn là những
danh từ trực xưng.
* Thuật ngữ trực hệ - bàng hệ:
18

Thuật ngữ trực hệ là thuật ngữ thân tộc dùng ñể chỉ những người có mối quan
hệ huyết tộc với mình (Ego) ñược giới hạn trong phạm vi sinh thành.
Bàng hệ là thuật ngữ thân tộc dùng ñể chỉ những người có mối quan hệ huyết
tộc (quan hệ máu mủ) và thích tộc (quan hệ hôn nhân) với mình ñược giới hạn trong
phạm vi trên cùng một thế hệ.
* Thuật ngữ bậc thân tộc:
Bậc thân tộc là thuật ngữ dùng ñể chỉ số lượng người ñứng làm trung gian kết
nối thân tộc với nhau. Mỗi thành viên trong một hệ thống thân tộc có thể có nhiều mối
quan hệ theo nhiều cấp bậc thân tộc khác nhau. Ví dụ:
Quan hệ thân tộc bậc nhất gồm: cha, mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ, chồng, con
trai, con gái,… là mối quan hệ thân tộc trực tiếp không thông qua một người trung gian
nào.
Quan hệ thân tộc bậc hai gồm: anh em của cha, anh em của mẹ, chị em của cha,
chị em của mẹ,… là mối quan hệ thân tộc gián tiếp ñược thiết lập thông qua một người
làm trung gian.
Quan hệ thân tộc bậc ba gồm: con gái và con trai của anh em trai của mẹ hay
anh em trai của cha; con gái và con trai của chị em gái của mẹ hay chị em gái của cha;.
là mối quan hệ thân tộc gián tiếp ñược thiết lập thông qua hai người làm trung gian.
Theo Emily A.Schultz & Robert H.Lavenda, những tập tục trong quan hệ thân
tộc không phải là các luật lệ thành văn qui ñịnh quyền lợi và bổn phận mà con người
ñối với nhau. Những tình cảm mà các dân tộc này gắn với các loại người thân tộc khác

nhau của họ cũng thật như những tình cảm mà chúng ta gắn với các loại thân nhân của
chúng ta. Và thế giới thân tộc là thế giới của bổn phận và trách nhiệm, về cơ bản ñó là
thế giới của luân lý trộn lẫn tình cảm [159:270]

* Dòng họ là một phần quan trọng trong thân tộc và gia ñình. Dòng họ là một
ñơn vị xã hội trường tồn mà các thành viên của nó tự cho là xuất thân từ một tổ tiên
xác ñịnh căn cứ vào quan hệ phả hệ tổ tiên và con cháu ñược nhận biết rõ ràng. Dòng
19

họ có vai trò liên kết các cá nhân có cùng mối quan hệ huyết thống chung một tổ tiên.
Đồng thời nó cũng chi phối khá mạnh mẽ ñối với mối quan hệ hôn nhân và gia ñình.
Các thành viên trong cùng một dòng họ có trách nhiệm quan tâm và giúp ñỡ lẫn nhau
về mọi phương diện. Đồng thời, họ chịu sự ràng buộc theo một qui tắc nhất ñịnh.
Trong ñó, thể hiện rõ nét nhất là nguyên tắc sở hữu tài sản và nguyên tắc hôn nhân theo
dòng họ.
* Tổ chức xã hội phi quan phương: là xã hội không nằm trong sự quản lý của
nhà nước bằng hành chính, pháp luật. Ví như tổ chức xã hội truyền thống, các tổ chức
tự quản. Các tổ chức phi quan phương chỉ phát huy vai trò khi pháp luật Nhà nước
chưa ñược xác lập ở những giai ñoạn ñầu gia nhập vào cộng ñồng [Theo quan ñiểm các
nhà khoa học Việt Nam].
* Tổ chức xã hội quan phương: là tổ chức xã hội nằm trong sự quản lý của
Nhà nước bằng hệ thống pháp luật. Đây là giai ñoạn Nhà nước xác lập ñược vị thế và
ñiều hành bằng hệ thống pháp luật. Vì vậy, tổ chức phi quan phương mất dần vai trò và
tồn tại dưới dạng tàn dư [Theo quan ñiểm các nhà khoa học Việt Nam].
1.1.2. Một số lý thuyết tiếp cận của luận án
* Thuyết cấu trúc:
Không có trường phái lý thuyết nào mà gần như chỉ gắn với tên tuổi một cá
nhân giống trường phái Cấu trúc Pháp và Claude Levi-Strauss. Mặc dù cả Radcliffe
Brown và Levi-Strauss ñều ñược gọi là các nhà nhân học cấu trúc, nhưng cách tiếp cận
của họ có sự khác biệt lớn. Trong khi Radcliffe tập trung vào nghiên cứu các phần của

xã hội hoạt ñộng thế nào trong tổng thể chung, thì Levi-Strauss tập trung vào nghiên
cứu cấu trúc trí tuệ/tinh thần nằm dưới các hành vi xã hội. Đối với Ông, dân tộc học
có vẻ nghiêng về tâm lý hay nhận thức hơn là xã hội. Theo trường phái này văn hóa do
một số mã ñược lập trình sẵn trong não bộ người quyết ñịnh hơn là do các yếu tố bên
ngoài.
20

Vào năm 1903, Emile Durkheim và Marcel Mauss (cháu trai của ông) ñã chọn
một cách tiếp cận ñối lập với cách tiếp cận của các nhà cấu trúc học sau này. Họ biện
luận rằng, những phân loại thế giới tự nhiên là quá khứ và trí tuệ cá nhân mỗi người
không thể xây dựng ñược nếu như chỉ dựa vào khả năng bẩm sinh của nó. Hai ông
khẳng ñịnh, những sự phân loại như thế có tính tập thể xét về nguồn gốc.
Durkheim và Mauss lập luận: một khi hệ thống tôtem ñã ñược thiết lập nó có thể
“phản ứng chống lại nguồn gốc hay nguyên nhân của chính nó” và tạo ra càng lúc càng
nhiều sự phân hóa xã hội.
Lý thuyết có tính chất phỏng ñoán quá mức của Durkheim và Mauss ñưa ra
nhiều giả ñịnh không chứng minh ñược. Người ta không bao giờ chứng minh ñược cái
gọi là nguyên nhân xã hội của sự nhận thức. Ở ñây, ông lập luận rằng: tôn giáo bắt
nguồn từ việc thần thánh hóa ý thức tập thể. Vì vậy ñể dựng lại nguồn gốc của tôn giáo
cần phải khám phá ra những tình huống trong ñó con người lần ñầu tiên nhận biết về ý
thức tập thể. Ngoài ra, ông còn cho rằng tô tem của các thị tộc chính là các biểu tượng.
Lý thuyết của Durkheim về chức năng của hành ñộng biểu tượng ñã kích thích
ba dòng phát triển trong khoa học xã hội: Ngôn ngữ học cấu trúc, lý thuyết Cấu trúc về
huyền thoại và nghi lễ và lý thuyết Chức năng về tôn giáo [165:23].
* Lý thuyết chức năng
Thuyết chức năng xuất hiện vào nửa ñầu thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi của
Bronislaw Malinowski (1884-1942) và sau ñó là Arthur Reginald Radcliffe Brown
(1881 – 1955).
B. Maliknowski ñã trải qua thời gian 6 năm (từ 1914 ñến 1920) ñể nghiên cứu
ñời sống của cư dân ñảo Trobriand và ñã viết nhiều tác phẩm về các tập tục của người

dân ở ñây. Ông là người ñặt nền tảng cho lý thuyết chức năng. Còn Radcliffe-Brown là
người có tầm ảnh hưởng trong việc phát triển lý thuyết này. Quan ñiểm của Bronislaw
Malinowski và Radcliffe Brown là không xem những tập tục của các xã hội có quy mô
21

nhỏ như là những tàn dư của một thời kỳ trước ñó, mà phải giải thích theo chức năng
hiện thời của chúng.
Có ba ñịnh nghĩa khác nhau về khái niệm chức năng [165:51] về các tập tục xã
hội:
1. Định nghĩa thứ nhất hiểu “chức năng” theo một nghĩa có vẻ toán học. Mọi tập
tục ñều có tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng ñồng, vì vậy mỗi tập
tục quy ñịnh tình trạng của những tập tục kia.
2. Định nghĩa thứ hai, do Malinowski sử dụng, ñược rút ra từ sinh học. Chức
năng của các tập tục là ñể thỏa mãn những nhu cầu sinh học chủ yếu của cá nhân thông
qua phương tiện văn hóa.
3. Định nghĩa thứ ba do Radcliffe-Brown lấy từ quan ñiểm của Durkheim. Chức
năng của mỗi tập tục là vai trò mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ
thống xã hội.
Từ các ñịnh nghĩa trên cho thấy, B. Malinowski chú trọng ñến chức năng của
văn hóa. Theo ông, ñể giải thích các tập tục phải dựa vào chức năng hiện có của chúng
và ñiều này sẽ làm cho việc kiểm chứng ñược dễ dàng và khoa học hơn. Ông ñưa ra hai
ví dụ về chức năng trong tập tục của người dân ñảo Trobriand là khi ñóng thuyền ñi
biển, người thợ ñóng thuyền thường ñọc những lời thần chú trong quá trình hoàn thành
chiếc thuyền; hoặc họ luôn thực hiện những nghi lễ “bùa phép” khi ñi ñánh bắt ngoài
biển khơi. Còn lúc ñánh cá ở ven hồ hoặc tại vùng biển cạn, ít nguy hiểm ñến tính
mạng thì họ sẽ không có những nghi lễ liên quan ñến “bùa phép”. Giải thích cho hai
trường hợp này, Malinowski cho rằng, việc “ñọc thần chú” và “làm bùa phép” là nhằm
trấn an tâm lý của con người. Khi ñọc thần chú, người thợ sẽ có ñược sự tự tin ñể hoàn
thành con thuyền; cũng như khi làm bùa phép thì người ñánh cá sẽ an tâm hơn khi ñối
mặt với biển cả [171].

Do ñó, những tập tục xuất hiện trong ñời sống cộng ñồng ñều gắn liền với một
chức năng nào ñó về mặt tâm lý của con người và những tập tục xuất hiện theo nguyên

×