Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
***

TRẦN LÊ DUNG


PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH
LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN
( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ,
Chu Thượng và Quang Lợi)




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ







Hà Nội – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


***

TRẦN LÊ DUNG


PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH
LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN
( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ,
Chu Thượng và Quang Lợi)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Mã số: 60.32.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC


Hà Nội – 2008


1
MỤC LỤC
Trang

Mở đầu 1

Chƣơng I: Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 11
1.1. Bình luận 11
1.1.1. Quan niệm về bài bình luận 11
1.1.2. Các dạng bình luận 13
1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận 16
1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học 19
1.2.1. Khái niệm lập luận 19
1.2.2. Các yếu tố của lập luận 21
1.2.3. Các phương pháp lập luận 23
1.2.4. Lập luận và thuyết phục 27
1.3. Phƣơng diện thể hiện bài bình luận 28
1.3.1. Văn phong của bài bình luận 29
1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận 30
1.3.3. Về phương diện ngữ pháp 31
1.3.4. Về phương pháp diễn đạt 32
1.3.5. Kết cấu bài bình luận 33
Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích
các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thƣợng
và Quang Lợi) 35
2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ 35
2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí 35
2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ. 37
2.1.2.1. Đặt vấn đề 38
2.1.2.2. Giải quyết vấn đề 41
2.1.2.3. Kết thúc vấn đề 46
2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thƣợng 48
2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” 48
2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng 50



2
2.2.2.1. Đặt vấn đề 50
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề 53
2.2.2.3. Kết thúc vấn đề 57
2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi 61
2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế 61
2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi 62
2.3.2.1. Đặt vấn đề 62
2.3.2.2. Giải quyết vấn đề 65
2.3.2.3. Kết thúc vấn đề 71
Chƣơng III: Vai trò then chốt và những nét đặc sắc trong cách lập luận của
thể loại bình luận báo chí 74
3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí 74
3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thông tin lý lẽ 74
3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lôgic các luận
điểm, luận cứ và luận chứng 76
3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo
chí 77
3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận 77
3.2.2. Khái quát mô hình lập luận 79
3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic 82
3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và
Quang Lợi 85
3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ 85
3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng 87
3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng 88
Kết luận 90
Danh mục tài liệu tham khảo 95







3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài
bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã
hội Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho
quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ
báo thường có những chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo làm công
tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí trong những
giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay
đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của
đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong một xã hội bùng nổ thông
tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền
thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Việc
thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác
động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của công chúng đối với báo chí.
1.2. Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là
đặc trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung
lượng quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải
thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình
luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản
phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn,
công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho
bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều khó hơn.
Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính

là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ, đem lại
cho


4
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương tiện
thể hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành
công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là
sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình
thức của văn bản.
1.3. Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang
ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang,
mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị
trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra
những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn
báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những
người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh
thần phong phú, phức tạp của con người. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân tộc, những bài bình luận
chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho đến loại bài bình luận
ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là kho tư liệu đồ sộ để
các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và xử lý thông
tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng. Nghiên cứu
cách viết bình luận ở những cây bút nổi tiếng này sẽ cho chúng ta nhiều kiến
thức, kinh nghiệm khi muốn tạo ấn tượng với độc giả ở một thể loại báo chí
quan trọng và “khắt khe” này.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình
luận, xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí, chúng tôi chọn Phân
tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận ( Qua những bài

bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.


5



6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư duy con người thể hiện
thái độ khen, chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống là
nguồn gốc của bình luận. Và sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của
hoạt động tư duy bình luận.
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất
hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với “ tác dụng soi sáng và giải
thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [ 1, tr. 96].
Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích vì nó
đem lại cho công chúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức,
sự kiện và qua sự giải thích, phân tích, nó tác động, ảnh hưởng đến cách suy
nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn nên cũng giống như
nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ khi
đã là một thể loại hoàn chỉnh.
Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau
trước khi đi đến thống nhất tên gọi bình luận cùng với quan niệm đầy đủ về
những đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo
Việt Nam dùng khái niệm “ngôn luận của báo”; năm 1974 một số dịch giả
người Việt dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Đến năm 1978, các tác giả cuốn
sách “ Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi
loại bài này là bình luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “ Nghề nghiệp và

công việc của nhà báo”, tác giả bài “ Bình luận trên báo chí” đã trình bày
quan niệm như sau: “ Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của
nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện,
nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất
định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr.


7
241]. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách gọi thống nhất là thể loại bình
luận.
Do tính thời sự và sự hấp dẫn của loại bài này nên so với các thể loại
chính luận khác, bình luận xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo đặc biệt là trong
mấy năm trở lại đây. Nếu như trước đổi mới, bình luận là những bài viết lớn
phân tích, đánh giá những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách cải
cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, công tác tuyên truyền,
cổ động thu thuế thì nay, loại bài này ít được báo chí sử dụng. Thay vào đó
là những bài bình luận ngắn, nhanh gọn, bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng
đang diễn ra hàng ngày. Những năm 1980, 1990, bình luận chủ yếu xuất hiện
trên các tờ báo chính trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động…
thì mấy năm trở lại đây, từ báo trung ương đến địa phương, báo ngành, báo
tuần hay nhật báo đều có mục bình luận. Dưới những tiêu đề: Sự kiện và Bình
luận, Cùng bàn luận, Thời sự và suy nghĩ, Theo dòng thời sự hay Vấn đề hôm
nay, Mỗi ngày một ý kiến, Mỗi tuần một ý kiến… các bài bình luận xuất hiện
thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn độc giả.
Đã có rất nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học và cả luận án
tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu thể loại bình luận báo chí với các đề tài về ngôn
ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của nhà báo khi viết bài
bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân dân, sự phát triển của loại
bài bình luận ngắn trên báo chí hiện nay…. nhưng hiếm có người viết nào lại
đi sâu nghiên cứu cách lập luận- yếu tố được coi là then chốt và quyết định sự

thành công trong thể loại báo chí này. Ngay cả với những sinh viên, học viên
ở các chuyên ngành về ngôn ngữ thì lý thuyết lập luận chưa được tìm hiểu,
vận dụng nhiều trong khi phân tích các bài báo…
Trong khi lý luận báo chí và thực tiễn nghiên cứu cho thấy bình luận
mới chỉ được xem xét ở góc độ thể loại chứ ít đề tài nào đi sâu phân tích yêú


8
tố lập luận thì trong ngôn ngữ học thế giới, lập luận vẫn còn là một lĩnh vực
mới. Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lý thuyết lập luận còn lạ lẫm đối
với Việt ngữ học, kể cả những nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học.
Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu lý thuyết lập luận để trên căn cứ đó áp dụng
phân tích các bài bình luận báo chí là mục đích của luận văn này. Xác định
Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận là một
hướng đi mới mẻ, một cách tìm hiểu sâu và có tính hệ thống về thể loại này,
chúng tôi đã chọn đề tài này cho luận văn của mình với mong muốn góp phần
công sức nhỏ bé khám phá những đặc sắc và sáng tạo trong cách lập luận của
các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi- những nhà báo đã thành
danh ở thể loại này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Về lý thuyết: Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ
báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó,
trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân tích
cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình
luận.
- Về thực tiễn: Đi sâu khám phá cách lập luận khi viết bài bình luận ở 3
tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi để chứng minh rằng: lập luận là
yếu tố then chốt trong thể loại này. Nó là xương sống, cấu trúc và làm nên hệ

thống thông tin lý lẽ trong bài bình luận.
Có thể nói, trong phạm vi luận văn này, từ phân tích, đánh giá, so sánh
cách lập luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi; chúng tôi muốn hệ
thống hoá và đưa ra những nhận định chung, rút ra đặc trưng lập luận và khái
quát nó thành các cấu trúc, mô hình trong bài bình luận


9
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong luận văn này, bằng những kiến thức về ngôn ngữ học và lý luận
báo chí, người viết sẽ cố gắng đi sâu phân tích cách lập luận trong bài bình luận
báo chí để chỉ ra những đặc trưng, sáng tạo trong cách viết thể loại này; sự cần
thiết và yêu cầu chú trọng, đầu tư cho nội dung này khi bình luận báo chí.
- Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, cách kết cấu các thành phần
trong một lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận xét trên phương diện ngôn
ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí, chỉ ra
cách lập luận vấn đề khi viết một bài bình luận, nghệ thuật lập luận sao cho
bài bình luận đạt hiệu quả thông tin cao nhất.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về thể loại bình luận báo
chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hơn 300 bài bình luận được tập hợp
và in trong 3 cuốn: Bản lĩnh Việt Nam ( của Hữu Thọ), Chiếc roi trong tâm
tưởng ( của Chu Thượng) và Ẩn số thời cuộc của Quang Lợi

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, để phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý
thuyết lập luận, dựa trên nguồn tư liệu là hơn 300 bài bình luận báo chí, chúng

tôi dùng các phương pháp sau đây:
- Tìm hiểu lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc
phân tích các bài bình luận báo chí
- Phân tích, rút ra đặc trưng trong cách lập luận khi viết bình luận của 3
nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi.


10
- Chỉ ra vai trò, mối quan hệ giữa lập luận với các yếu tố khác trong
nghệ thuật viết bài bình luận báo chí.
Các thao tác trên đây xuất phát từ góc nhìn của người tiếp nhận thông
tin báo chí.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng I : Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân
tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu
Thượng và Quang Lợi)
Chƣơng III: Vai trò then chốt và những đặc sắc rút ra từ cách lập
luận trong loại bài bình luận báo chí


11
CHƢƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương I của luận văn sẽ tập trung trình bày những khái niệm cần thiết
có liên quan đến lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của
ngôn ngữ học. Cụ thể, người viết sẽ trình bày đặc điểm của loại bài bình luận
báo chí cũng như hình thức, đặc trưng của lập luận trong các bài bình luận.


1.1. Bình luận
1.1.1. Quan niệm về bài bình luận
Bình luận được xem xét ở hai góc độ. Một là xem xét bình luận với ý
nghĩa như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về một sự kiện, hiện
tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề
đó và những điều do vấn đề gợi ra) được sử dụng trong tất cả các hình thức
đăng tải như trong tin vắn- dưới dạng trích dẫn ý kiến của người khác; trong
bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Thứ hai là xem xét bình luận với
tư cách là một thể loại báo chí chính luận, mang tính chất tổng hợp, trong đó
bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi cả chứng minh.
Trong cuốn “ Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết”, E. P. Prôkharốp
có viết “ Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ
những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên nhân làm xuất
hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận không chỉ dừng lại ở sự bàn luận,
đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả
phải hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Mặt
khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác
về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách
quan, hiểu được vị trí của mình để từ đó có hành động cần thiết vì mục tiêu
xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn” [15, tr. 89]. Như vậy một bài bình


12
luận hoàn chỉnh không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của
cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ hình thành được bức tranh tổng
thể của đời sống xã hội từ đó giúp công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác
về bản chất của sự kiện, hiện tượng đó.
Còn Karel Storkan thì quan niệm “ Bình luận là thể loại cơ bản của
luận văn báo chí. Trong đó, tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan

điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng
quan điểm này là đúng đắn” [ 1, tr. 45]. Ở đây, tác giả đề cao nhận xét chủ
quan của nhà báo. Trong bài bình luận, người viết phải đưa ra những quan
điểm, nhận định của mình về sự kiện, vấn đề để chứng minh quan điểm của
mình là đúng rồi từ đó định hướng dư luận quần chúng. Bàn về thể loại này,
tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “ Tác phẩm báo chí” ( tập 3) cho rằng “
Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong đó bao
gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng minh” [ 17, tr. 95].
Theo quan niệm của tác giả thì bài bình luận được viết theo phương pháp nghị
luận mang tính chất tổng hợp. Trên cơ sở nắm bắt sự kiện, người viết phải
đồng thời sử dụng các yếu tố: giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá, bàn
luận… rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục người đọc. Trần
Thế Phiệt cũng nhấn mạnh: muốn bình luận có sức chiến đấu cao, tính thuyết
phục lớn thì tác giả phải hiểu sâu sắc sự kiện, không xét chúng là những sự
kiện đơn lẻ mà phải đặt chúng trong những mối quan hệ tổng hợp từ đó mới
có thể nắm chắc bản chất của sự kiện để nhận định một cách chính xác nhất.
Nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng dẫn
dắt, định hướng tư tưởng cho công chúng của bài bình luận trên cơ sở đó khái
quát “ Bình luận là một thể loại báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng
của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả
hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó
rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 89].


13
Có thể nói, hầu hết các tác giả khi đưa ra quan niệm về thể loại bình
luận đều thống nhất nhau ở đặc điểm nổi trội và cũng là điểm mạnh nhất của
loại bài bình luận nói riêng, thể loại bình luận nói chung đó là thông tin lỹ lẽ.
Bài bình luận dù có đề cập đến những sự kiện nóng hổi, được công chúng
quan tâm song nếu thiếu những thông tin lý lẽ sắc sảo để bàn luận về vấn đề

đó thì cũng không thể gọi là một bài bình luận.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ truyền
thông với những thông tin hấp dẫn, đang dạng, nhiều chiều. Trình độ học vấn
và tri thức được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận các tác phẩm báo
chí một cách thụ động mà còn có khả năng đánh giá và thẩm định tác phẩm
đó. Điều này đồng nghĩa với việc bài bình luận giờ đây không thể đơn thuần
chỉ là những ý kiến, quan điểm chủ quan của tác giả. Sự kiện hoặc vấn đề đưa
ra bình luận phải là những sự kiện, vấn đề công chúng đang quan tâm và cần
có sự định hướng tư tưởng. Các bài báo thường đưa ra những gợi mở để
người đọc tự nhận định vấn đề. Bình luận có định hướng nhưng không mang
tính áp đặt. Từ những phân tích và nhận xét trên đây, chúng tôi đi đến quan
niệm: Bình luận là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận, trong đó tác
giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của mình để giải thích, phân tích những
vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó đi đến nhận định, đánh giá về vấn
đề đó hoặc có thể để công chúng tự đánh giá.

1.1.2. Các dạng bình luận
Do có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau về thể loại bình
luận nên cũng có nhiều cách phân chia khác nhau. Nhóm tác giả Hội Nhà báo
Việt Nam trong cuốn “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” chia bình luận
thành các dạng bài:
- Loại bài Bình luận ngắn


14
- Loại bài Bình luận trong ngày
- Loài bài Bình luận trong tuần và bài Bình luận phê bình trong tuần
- Bài bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải thích.
Nhóm tác giả này đã căn cứ trên sự phong phú, đa dạng của chủ đề và
sự phân biệt của từng chức năng để phân chia thành các dạng bài bình luận

khác nhau. Tuy nhiên, cách phân chia này chưa thật khoa học, dễ bị trùng
hợp. Ví dụ như ngay trong bản thân bài Bình luận bút chiến đã là những bài
Bình luận ngắn, hay như Bình luận trong ngày, trong tuần đã là những bài giải
thích, phân tích rồi…
Trần Thế Phiệt [17, tr. 56] có cách phân chia mang tính khoa học hơn
đó là dựa vào những tiêu chí cụ thể để chia thành các dạng bài:
- Dựa theo tiêu chí thời gian:
+ Bình luận ngắn
+ Bình luận trong ngày
+ Bình luận trong tuần
- Dựa trên phương pháp thể hiện:
+ Bình luận có tính chất giải thích
+ Bình luận bút chiến
- Dựa trên nội dung bài viết:
+ Bình luận sự kiện
+ Bình luận vấn đề
Thực tế cho thấy những sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối
bởi giữa các thể loại, các dạng bài luôn có sự co giãn, đan xen lẫn nhau. Trên
cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí, căn cứ theo thời gian,
dung lượng, chúng tôi chia thành 2 loại: Bình luận ngắn, bình luận dài ( Bình
luận chuyên sâu). Bài bình luận ngắn chỉ cần vài trăm từ, dẫn ra một sự kiện,


15
một lời phát biểu… là người viết có thể đưa ra nhận định của mình: tán thành
hoặc bác bỏ. Dạng bài này xuất hiện nhiều trong các chuyên mục bình luận
của các tờ báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Nhân dân, Lao động… Bài bình
luận dài thường tập trung vào những vấn đề, sự kiện đang gây xôn xao dư
luận, cần có sự định hướng tư tưởng; hoặc từ nhiều sự kiện có liên quan đến
nhau, người viết tổng hợp, phân tích rồi đi đến kết luận về một vấn đề.

Căn cứ vào nội dung có 2 loại: Bình luận trong nước, bình luận quốc tế.
Trong mỗi dạng bình luận trong nước hay quốc tế lại có những dạng bài cụ
thể như: Bình luận về chính trị- xã hội, Bình luận quân sự, Bình luận kinh tế-
xã hội, Bình luận văn hoá- thể thao… Căn cứ vào phương pháp thể hiện cũng
có thể chia thành 2 dạng sau: Bài bình luận giải thích, bình luận bút chiến.
Các bài bình luận mang tính giải thích thường đi sâu phân tích các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc các hiện tượng tích cực trong
đời sống xã hội. Trong bài bình luận bút chiến, người viết thường đi từ những
quan điểm, ý kiến tiêu cực, phân tích, bác bỏ, phủ nhận các quan điểm đó
đồng thời rút ra cái tích cực. Bài bình luận bút chiến phải có tính chiến đấu
cao và thường là để đấu tranh với quan điểm của các nhà chính trị đối lập,
vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch…
Hiện nay, báo chí sử dụng rất nhiều hình thức bình luận và phạm vi
nghiên cứu của mỗi bài bình luận cũng rất đa dạng. Có những bài bình luận
chỉ dừng lại ở mức xem xét một sự kiện nhỏ, riêng lẻ nào đó trong đời sống
xã hội như việc đánh giá hành vi của một cá nhân cụ thể nào đó là tốt hay
không tốt. Cũng có khi nhà báo sử dụng bài bình luận để đánh giá, bàn luận
về một sự kiện nhưng sự kiện này đã được thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Người viết trình bày quan điểm của toà soạn hay của
chính mình về sự kiện đó hoặc từ sự kiện đó liên hệ đến những sự kiện hay
vấn đề khác. Đây là loại bài mà các nhà nghiên cứu và giới báo chí gọi là bình


16
luận ngắn vì đề tài mà nó đề cập không lớn, dung lượng chỉ từ 250 đến 400
từ. Tính chất hướng dẫn nhận thức và hành động trong bài này thể hiện rõ.


1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận
Cuốn sách “Các thể loại báo chí” (nxb Thông tấn) [ 13, tr. 48] đã làm

nổi bật đặc điểm của bình luận thông qua việc nêu lên những mục tiêu mà thể
loại bình luận hiện nay theo đuổi:
+ Hướng sự chú ý của bạn đọc vào những sự kiện mới quan trọng, nổi
lên hàng đầu trong đời sống xã hội, đánh giá chúng.
+ Đặt sự kiện được bình luận trong mối liên hệ với những sự kiện khác,
phát hiện nguyên nhân của sự kiện đó.
+ Hình thành dự báo phát triển của sự kiện được bình luận.
+ So sánh, thường với sự trợ giúp của các ví dụ, những cách thực hành
xử và giải quyết cần thiết cho bài toán.
Trần Quang trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” [ 16, tr. 78]
đã đưa ra những nhận xét chủ yếu về thể loại này:
- Bài bình luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn
cảnh về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở chính của bài bình
luận là các sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bài
bình luận đòi hỏi phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ và
phụ thuộc lẫn nhau để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức
và hành động của công chúng. Tác giả có thể sử dụng nhiều hình thức và
phương pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá để làm nổi bật
chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả hay toà soạn.


17
- Từng mục từng phần của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà là
những bộ phận cấu thành tác phẩm.
- Từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết tới nhau bổ sung cho
nhau để làm nổi bật chủ đề chính.
Ngoài ra tác giả còn so sánh bình luận với tiểu luận để thấy rõ đặc điểm
của thể loại này. Tác giả bài bình luận không chỉ sử dụng một vài sự kiện
riêng lẻ mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của một lĩnh vực nào
đó để so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang nghiên

cứu. Trong bài bình luận tác giả không xem xét đánh giá các sự kiện hiện
tượng riêng lẻ một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin mà các sự
kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý
nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung.
Như vậy, đặc điểm đầu tiên của bài bình luận là không lấy những sự
kiện riêng lẻ mà phải xem xét chúng trong nhiều khía cạnh, đặt nó trong
mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề. Yêu cầu đầu
tiên của bài bình luận cũng giống như bất kỳ một tác phẩm báo chí nào là phải
có sự kiện. Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại nên không phải bất kỳ sự kiện nào
cũng có thể đưa vào bình luận. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, có liên
quan đến vấn đề tác giả bàn luận. Do đó, tài năng của người bình luận được
thể hiện ngay ở khâu đầu tiên: lựa chọn sự kiện, vấn đề để bình luận.
Trên cơ sở những sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ phân tích, lý giải
những sự kiện đó để đi đến kết luận. Như vậy, trong 1 bài bình luận phải có
đầy đủ 3 yếu tố: thông báo, bình và luận trong đó bình và luận là 2 mặt quan
trọng. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai
thác nó ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó
vào trong quá trình diễn biến phát triển, nhận định khả năng và triển vọng,
nêu tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và trong lý luận.


18
Một đặc điểm quan trọng của thể loại này chính là khuynh hướng tư
tưởng của tác giả và toà soạn báo. Khía cạnh chủ quan này thể hiện ở các
mặt như quan điểm, lập trường, thái độ, thậm chí là cả trong việc nhận thức
các sự kiện, cách lựa chọn, sắp xếp, giải thích và phân tích các sự kiện. Ở
bình luận, dấu ấn của “ cái tôi”- tác giả, người bình luận thể hiện khá rõ nét.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài bình luận phải là những nhận xét, đánh giá của tác
giả và toà soạn báo đó. Đặc điểm này khẳng định năng lực cũng như bản lĩnh
của người viết bình luận.

Bình luận báo chí là 1 trong những thể loại quan trọng trong báo chí
hiện đại. Ngoài những đặc trưng mang tính nguyên tắc của báo chí như: tính
Đảng, tính chân thật, khách quan, tính quần chúng… thì bình luận còn có
những đặc trưng thể hiện rõ tính trội của thể loại này. Một trong 3 đặc trưng
quan trọng của loại bài này là tính khuynh hướng tư tưởng.
Nội dung thông tin trong bài bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công
khai quan điểm chính trị, tư tưởng của người viết đối với những vấn đề thời
sự quan trọng. Sự phân tích, lý giải của nhà báo giúp bạn đọc nhận thức rõ
bản chất của sự kiện, hiện tượng. Trong thời đại của khoa học, công nghệ với
sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông, bình luận càng phải
giữ vững tính khuynh hướng tư tưởng. Khuynh hướng chính trị rõ ràng, tác
động và hướng dẫn dư luận quần chúng trong khi vẫn hấp dẫn độc giả là
thành công lớn của thể loại bình luận.
Đặc trưng thứ 2 của bài bình luận là tính chiến đấu cao. Cũng chính vì
đặc trưng này mà báo chí Đức đã gọi thể loại bình luận là bút chiến. Tính
chiến đấu đòi hỏi bình luận phải được xây dựng bằng hệ thống lý lẽ sắc sảo,
chính xác. Đó có thể là những lý lẽ để vạch trần bộ mặt của kẻ thù, cũng có
thể là những lời tố cáo, lên án gay gắt những tệ nạn mới trong xã hội hiện đại.
Đặc trưng này đòi hỏi ở nhà báo- nhà bình luận phải có tinh thần dũng cảm,


19
dám nghĩ, dám làm, dám viết và biết đấu tranh bảo vệ ý kiến, quan điểm của
mình. Đặc trưng “ tính chiến đấu” còn yêu cầu người viết không thể hiện thái
độ mơ hồ, không rõ ràng đồng thời không chấp nhận một kết luận mang tính
chất chung chung. Một bài bình luận thiếu tính chiến đấu là một tác phẩm báo
chí thất bại, không có tính thông tin và không định hướng được dư luận xã
hội.
Đặc trưng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn cả trong luận văn này đó
chính là tính lý luận. Khác với các thể loại báo chí khác, bình luận trình bày

tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ. Có thể ví thể
loại bình luận thiếu thông tin lý lẽ như thể ký chân dung mà là lại thiếu nhân
vật. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của lý lẽ trong bài bình luận.
Thông tin lý lẽ trong bài bình luận không phải là sự sao chép một cách máy
móc, ghép nối vụng về của các sự kiện mà nhất thiết phải có sự đánh giá,
nhận xét, sự thẩm định của tác giả về sự kiện đó. Trên cơ sở các dẫn chứng là
sự kiện, vấn đề tác giả đưa ra những phân tích, tìm tòi để làm sáng tỏ vấn đề
cần bình luận. Ngay trong phần kết luận cũng không thể xếp đặt một cách lộn
xộn mà phải được xây dựng, kết cấu một cách hệ thống, logic rõ ràng, chặt
chẽ. Các nhận định, đánh gía phải được xây dựng thành luận cứ, luận chứng,
luận điểm rồi từ đó mới đi đến kết luận then chốt để có sức thuyết phục người
đọc.

1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học
1.2.1. Khái niệm lập luận
Ngữ dụng học của ngôn ngữ học hiện đại chỉ ra rằng: lập luận có mặt
khắp nơi, trong bất cứ diễn ngôn nào, đặc biệt trong các diễn ngôn đời
thường. Không phải chỉ khi nào cần lý luận, tranh luận với nhau chúng ta mới
lập luận. Khi chúng ta kể lại một sự kiện, miêu tả một hiện thực, chúng ta


20
cũng thực hiện một vận động lập luận. Lập luận là một hành vi ở lời có tính
thuyết phục.
Có 2 loại lập luận là lập luận lôgic và lập luận đời thường. Lập luận đời
thường không bị chi phối bởi các quy tắc, các tiêu chuẩn đánh giá của lập
luận lôgic và giá trị các nội dung miêu tả được đưa vào trong lập luận đời
thường không phải ở chỗ các nội dung này đúng hay sai so với thực tế mà là ở
giá trị của nó đóng góp vào lập luận với tư cách là những luận cứ của lập luận
đời thường. Trong văn nghị luận, tức loại văn bản làm việc với các ý kiến có

vấn đề then chốt là lập luận.
Trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” ( tập 2), Đỗ Hữu Châu cho
rằng: Cái mà người nói hướng người nghe tới qua thông tin miêu tả có thể là
một thái độ, tình cảm, đánh gía hay nhận định, hành động nào đó cần phải
thực hiện. Nói vắn tắt, cái mà thông tin miêu tả hướng tới là một kết luận nào
đó rút từ thông tin miêu tả đó. Từ những phân tích cụ thể trong giao tiếp
thông thường, tác giả đi đến kết luận “ Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm
dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà
người nói muốn đạt tới” [ 10, tr. 155]. Lập luận chỉ là một điều kiện để thuyết
phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không lại là việc khác.
Ngôn ngữ học với tính chất chặt chẽ và chính xác, khoa học đã chỉ ra
rằng: Thuật ngữ lập luận được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận
- Nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức là toàn bộ cấu trúc của lập
luận, cả về nội dung, cả về hình thức.
Thuật ngữ quan hệ lập luận dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần
của một lập luận với nhau. Đó có thể là quan hệ lập luận giữa luận cứ với luận
cứ, giữa luận cứ và kết luận. Bên cạnh đó còn quan hệ lập luận giữa 2 hay
nhiều lập luận với nhau trong một phát ngôn hay trong một diễn ngôn. Do đề


21
tài luận văn là Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập
luận nên chúng tôi chỉ xin tập trung tìm hiểu về lập luận trong hình thức diễn
ngôn độc thoại: dạng viết.
Trong diễn ngôn độc thoại dạng viết mà cụ thể ở đây là các bài bình
luận báo chí, không phải chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của
một số lập luận ( và phản lập luận) diễn tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng-
đích của toàn bộ bài viết.
Khi viết bài bình luận, tác giả thông qua quá trình lập luận, trình bày lý

lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc đồng tình với ý kiến và quan điểm
của mình. Lập luận thiếu chặt chẽ, phi lôgíc hoặc phiến diện, mơ hồ sẽ khiến
cho người đọc không hiểu, không tin từ đó mà bài bình luận không đạt được
mục đích đề ra. Trong cuốn “ Sách làm văn 12”, lập luận được hiểu là “ dựa
vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ đầy đủ, xác đáng để nêu ra ý kiến,
quan điểm của mình. Khi lập luận, người ta một mặt nêu rõ luận điểm để
người đọc biết được người viết muốn nói gì, tán thành điều gì, phản đối điều
gì. Mặt khác, tiến hành luận chứng để thuyết phục người đọc về luận điểm đó.
Lập luận đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận chứng”
Để có được một lập luận lôgíc, người viết bình luận phải hiểu biết các
quy luật của nó. Những khía cạnh được dẫn ra làm chứng cứ cũng như những
lý lẽ sử dụng cũng phải phù hợp và trở thành hậu thuẫn cho tư tưởng chủ đạo
của tác giả.

1.2.2. Các yếu tố của lập luận
* Luận điểm
Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra.
Trong một bài bình luận có thể có một hoặc nhiều luận điểm. Đó là những ý
trực tiếp cấu thành chủ đề, có sự khái quát cao, chứa đựng những quan điểm,


22
quan niệm, những tư tưởng sâu sắc. Các luận điểm trong tác phẩm tương đối
độc lập với nhau thể hiện ở chỗ trong một tác phẩm, luận điểm này không
nằm trong luận điểm kia. Nó có vai trò liên kết với nhau để soi sáng, thuyết
minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
Luận điểm thường rất ngắn gọn, cô đúc tư tưởng của người viết một
cách sâu sắc. Các luận điểm lớn nhỏ trong bài bình luận đều rất chính xác vì
nó nói đúng được đặc điểm của vấn đề, sự việc cần đề cập. Có khi luận điểm
được khái quát như những chân lý, như một quy luật, một châm ngôn. Có khi

luận điểm lại được nêu lên bằng câu hỏi.
* Luận cứ
Để làm sáng tỏ những quan điểm, tư tưởng kết đọng trong các luận
điểm cần phải có những luận cứ. Cho nên luận cứ là cứ liệu, những bằng
chứng, chi tiết để xây dựng và chứng minh cho luận điểm. Trong một luận
điểm có nhiều luận cứ. Trong bài bình luận, những luận cứ được lập luận một
cách rất linh hoạt. Luận cứ có thể là bằng chứng thực tế lấy từ cuộc sống, có
thể là các lý lẽ, chân lý về mặt lý luận đã được công nhận. Các luận cứ này rất
xác thực, đáng tin cậy. Ngôn ngữ học chỉ ra rằng: luận cứ có hiệu quả lập luận
mạnh hơn thường được đặt ở sau luận cứ có hiệu quả lập luận yếu hơn. Chính
vì thế mà hiệu quả lập luận không chỉ do nội dung của luận cứ mà còn do vị
trí của chúng trong lập luận quyết định [ 10, tr. 69]
Trong thể loại bình luận, rất nhiều luận cứ là con số, dẫn chứng cụ thể.
Điều đó tạo cho loại bài này tính chính xác cao, mang đậm nét tả thực. Mối
quan hệ giữa luận điểm, luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ. Luận điểm đứng
được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm.
Trong nội bộ các luận cứ: lý lẽ và dẫn chứng cùng soi sáng cho nhau. Lý lẽ
tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm, còn dẫn chứng thực
tế lại làm cho lý lẽ có nội dung, sức mạnh.
* Luận chứng


23
Có luận điểm, luận cứ rồi còn phải biết làm sao cho luận cứ “ nói lên”
luận điểm, làm sao cho lý lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau để thuyết
minh luận điểm một cách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục. Luận chứng là sự
vận dụng các phép suy luận lôgíc, phối hợp tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để
thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng trong bài bình luận rất chặt chẽ, toàn
diện và có trật tự.
Lập luận chỉ có giá trị thuyết phục khi có các luận cứ tin cậy, bảo đảm

sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận. Tuy nhiên điều kiện đó chưa đủ.
Người lập luận phải biết sử dụng các phương pháp lập luận đúng, phù hợp với
những quy luật lôgíc trong tư duy.

1.2.3. Các phương pháp lập luận
Theo ngôn ngữ học thì trong một lập luận, kết luận có thể ở vị trí đầu,
vị trí giữa hoặc cuối của luận cứ. Tuy nhiên, sau luận cứ là vị trí thường gặp
của kết luận trong lập luận. Và không ít trường hợp, luận cứ hay kết luận có
thể hàm ẩn, không được nói rõ ra mà người nghe, người đọc phải tự suy ra
dựa trên ngữ cảnh, tình huống mà người viết đưa ra. Tự tìm ra kết luận để từ
đó công chúng có suy nghĩ, nhận thúc đúng đắn về bản chất của vấn đề là yếu
tố hấp dẫn trong cách viết bài bình luận. Nhà báo không “ can thiệp” một cách
trực tiếp, lỗ liệu mà khơi gợi, định hướng để người đọc tự rút ra thông tin cốt
lõi và nhận định riêng cho mình là cách viết bình luận phổ biến hiện nay.
Bình luận là thể loại báo chí chính luận sử dụng thông tin lý lẽ là chủ
yếu, nó được coi như một sức mạnh để đạt được hiệu quả và mục đích đề ra.
Có thể nói: sự kiện là yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo nên bài bình luận: Bản
chất của thể loại bình luận chính là bắt đầu từ các sự kiện đi đến vấn đề mang
tính tư tưởng, thể hiện qua điểm của người viết. Sự kiện trong bình luận vừa

×