Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.19 KB, 72 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG MAI TRÂN










ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHO KÊNH PHÁT THANH KINH TẾ
CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TPHCM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG MAI TRÂN

2



LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC


ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHO KÊNH PHÁT THANH KINH TẾ
CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TPHCM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 60.32.01




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG





















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2011






3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: 12

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT VÀ VẤN ĐỀ
THÔNG TIN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 12
1.1. Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới và ở Việt Nam 12
Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới 12
1.1.2 Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt tại Việt nam: 13
Khái niệm, đặc trƣng và thế mạnh của kênh phát thanh chuyên biệt. 14
1.2.1: Khái niệm về kênh phát thanh chuyên biệt: 14
1.2.2: Đặc trưng và thế mạnh của kênh phát thanh chuyên biệt: 17
Các dạng kênh phát thanh chuyên biệt. 19
Giới thiệu về các kênh phát thanh chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay. 19
1.5. Thông tin kinh tế trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam: 20
TIểU KếT: 24
CHƢƠNG 2: 26
THỰC TRẠNG MỘT SỐ KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT 26
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 26
Kênh chuyên biệt XoneFM: thành công và hạn chế 26
Kết cấu kênh XoneFM: 26
Nội dung chính của Xone FM 27
Thành công và hạn chế của kênh phát thanh chuyên biệt XoneFM: 28
VOV giao thông : thành công và hạn chế 30
2.2.1 Kết cấu kênh VOV giao thông: 30
2.2.2 Nội dung và một số chương trình nổi bật của VOV Giao thông: 31
2.2.3 Thành công và hạn chế của kênh phát thanh chuyên biệt VOV giao thông: 32
2.3. Kênh VOH Giao thông đô thị của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM: thành công và hạn chế
34
2.3.1. Giới thiệu về kênh VOH Giao thông đô thị 34
2.3.2. Nội dung và các chƣơng trình nổi bật của Kênh Giao thông đô thị VOH 35
2.3.3. Thành công và hạn chế: 38
2.4. Đánh giá chung về tính hiệu quả của các kênh chuyên biệt: 39
2.4.1 Về nội dung và hình thức thể hiện trong tuyên truyền: 39

2.4.2 Hiệu quả từ sự quan tâm của thính giả: 40
TIểU KếT: 40

4

CHƢƠNG 3: 42
ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KÊNH KINH TẾ CHUYÊN BIỆT TẠI ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 42
3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và xu hƣớng phát triển của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 42
3.2. Nhu cầu và thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân thành
phố Hồ Chí Minh 44
3.3 Chiến lƣợc phát triển của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM 45
3.4 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh 46
3.4.1 Điều kiện cơ sở vật chất của Đài: 46
3.4.2. Tổ chức bộ máy và nhân lực của Đài: 50
TIểU KếT: 53
CHƢƠNG 4: 54
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHO MỘT KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT VỀ KINH TẾ
TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TPHCM 54
4.1. Xây dựng nội dung kênh phát thanh chuyên về kinh tế 54
4.1.1. Đối tƣợng của Kênh FM Kinh tế VOH: 54
4.1.2. Nội dung thông tin trên kênh FM Kinh tế VOH: 55
4.2. Xây dựng Chƣơng trình khung cho kênh FM Kinh tế VOH: 56
4.2.1. Khung giờ Vàng từ 6h-7h, 11h -12h, 17h-16h, 21h-22h: 57
4.2.2. Các bản tin kinh tế đầu giờ: 58
4.2.3. Chuyên mục hƣớng đến đối tƣợng là ngƣời lao động, các bà nội trợ, ngƣời tiêu dùng. 58
4.2.4. Tƣờng thuật trực tiếp tình hình giao dịch chứng khoán hàng ngày: 60
4.2.5. Tổ chức các gameshow trên kênh FM Kinh tế VOH 61
4.2.6. Những chƣơng trình đào tạo những kiến thức kinh tế từ xa: 63

4.2.7. Các chương trình phục vụ cho những doanh nhân: 64
4.2.8. Các chương trình ca nhạc, giải trí dành cho mọi người: 66
TIểU KếT: 67
KẾT LUẬN: 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71






5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do lựa chọn đề tài
Phát thanh ra đời muộn hơn loại hình báo viết. So với truyền hình và báo mạng
Internet, thì báo phát thanh thiếu hẳn một yếu tố hết sức hấp dẫn - đó là hình ảnh. Thực tế đã
cho thấy sự bùng nổ của các phƣơng tiện thông tin truyền thông đại chúng hiện đại đã tạo ra
một sự cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt, một mặt gây áp lực (và khó khăn) cho phát
thanh trong việc duy trì lƣợng thính giả của mình, mặt khác, tạo động lực cho phát thanh tìm
tòi, phát triển những phƣơng cách truyền tải thông điệp mới mẻ, tạo đà cho sự phát triển của
ngành công nghiệp báo nói.
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc, để ứng phó với sự cạnh tranh khá quyết liệt
của ngành công nghiệp truyền hình dù lúc đó vừa mới hình thành, phát thanh đã chọn cho
mình một lối đi riêng: chú trọng vào những thời gian và không gian đặc biệt lợi thế của phát
thanh (nhƣ vào buổi sáng và trên ô tô), và xây dựng các kênh phát thanh chuyên biệt, phục vụ
nhu cầu những nhóm công chúng nhỏ.
Đã từ lâu, Alvin Toffle (1980), nhà tƣơng lai học ngƣời Mỹ đã dự báo: “Thông tin đại
chúng sẽ phát triển và dần dần bị “phi đại chúng hóa”. Trong thời kỳ hậu công nghiệp, việc cá
biệt hóa sản phẩm vật chất cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng nhóm cá nhân hay cá

nhân, đang lấn dần sang cả lĩnh vực văn hóa tinh thần mà tiêu biểu là lĩnh vực thông tin. Việc
xây dựng các kênh phát thanh chuyên biệt rõ ràng đang đi theo một hƣớng hết sức đúng đắn
và đã giúp phát thanh tiếp tục phát triển. Đây cũng chính là một xu thế mới của phát thanh
hiện đại.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2006, một kênh phát thanh chuyên biệt mới ra đời trên
sóng đài Tiếng nói Việt Nam với tên gọi Xone FM, phục vụ chủ yếu là âm nhạc và thông tin
cho đối tƣợng thính giả từ 16 đến 35. Tiếp nối sự thành công của kênh phát thanh chuyên biệt
này, gần đây, kênh FM giao thông VOV, Kênh giao thông đô thị của Đài Tiếng nói nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh ( Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM) cũng đã ra đời. Hai kênh phát
thanh mang tính chuyên biệt này đã đƣợc đánh giá cao và thu hút nhiều thính giả nghe đài.
Xét từ góc độ lĩnh vực, thì truyền thông chuyên biệt về kinh tế đang ngày càng khẳng
định vị thế của mình. Từ ngày 8/4/2009, kênh truyền hình chuyên biệt về lĩnh vực kinh tế, tài
chính InfoTV chính thức đƣợc phát sóng. InfoTV là kênh truyền hình ra đời theo chủ trƣơng

6

xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình, với sự kết hợp giữa Truyền hình Cáp Việt Nam và
Công ty Truyền thông Đại Dƣơng. Là kênh truyền hình chuyên biệt về kinh tế tài chính đầu
tiên của cả nƣớc đƣợc phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp và kỹ thuật số vệ tinh DTH
của Đài truyền hình Việt Nam, sau 3 năm lên sóng, InfoTV đã thu hút đông đảo sự quan tâm
của khán giả. FBNC (Financial Business News Channel) là một kênh truyền hình mới của
TPHCM dành cho giới kinh doanh, nói về thông tin kinh tế, tài chính ngân hàng, chứng
khoán và đời sống, kinh nghiệm kinh doanh. Bên cạnh đó, kênh InvestTV - kênh truyền hình
chuyên biệt tại Việt Nam về lĩnh vực đầu tƣ, kinh tế và những vấn đề kinh tế xã hội đã và
đang trở thành công cụ truyền thông, là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nƣớc với các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài; là diễn đàn để các nhà đầu tƣ bày tỏ ý kiến về những khó khăn, thuận lợi
và những vƣớng mắc trong quá trình triển khai về mặt thủ tục hành chính, qua đó sẽ góp phần
hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; cung cấp thông tin mang
tính thời sự và đảm bảo sự minh bạch của thông tin thị trƣờng, hỗ trợ và hƣớng dẫn cho các
nhà đầu tƣ có tầm nhìn tổng quát về thị trƣờng, tƣ vấn, định hƣớng cho các nhà đầu tƣ theo

những phân tích đánh giá chuyên nghiệp để nhà đầu tƣ có thể đƣa ra những quyết định đúng
đắn, mang tính kịp thời trong đầu tƣ…
Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM trƣớc đây, vẫn phát sóng trên 2 kênh AM 610khz
với thời lƣợng 20/24 và 24/24 giờ cho kênh FM 99.9 MHz. Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM
đã chuyển tải đƣợc hầu hết những thông tin tuyên truyền ở tất cả mọi lĩnh vực, tuy nhiên, Đài
vẫn duy trì hình thức là chƣơng trình phát thanh tổng hợp. Mặc dù chƣơng trình phát thanh
tổng hợp có một số ƣu việt, nhƣng trong cuộc cạnh tranh thông tin gay gắt nhƣ hiện nay, các
kênh tổng hợp đang dần mất đi tính hấp dẫn đối với công chúng. Với những nỗ lực mong
muốn đem lại những kênh phát thanh hết sức bổ ích cho thính giả nghe Đài, đồng thời muốn
khẳng định vị thế của đài phát thanh của một thành phố lớn, phát triển vào bậc nhất của Việt
Nam, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM cũng đã suy nghĩ và tìm ra một hƣớng đi mới là phải
xây dựng các kênh phát thanh chuyên biệt. Từ tháng 9 năm 2010, Đài Tiếng nói nhân dân
TPHCM đã bắt đầu thực hiện kênh phát thanh giao thông. Đến nay, kênh đã hoạt động tốt,
thu hút nhiều sự quan tâm của thính giả. Điều này, một lần nữa khẳng định việc xây dựng một
kênh phát thanh chuyên biệt là xu hƣớng phát triển mới.
Hiện nay, tổng thời gian cho các thông tin về lĩnh vực kinh tế trên sóng AM 610khz
của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM chỉ có 60 phút. Bao gồm thời lƣợng 30 phút của chƣơng
trình kinh tế phát mỗi ngày và khoảng 30 phút chia đều phát trong các chƣơng trình thời sự.

7

Trên sóng FM 99.9mhz các thông tin kinh tế cũng đƣợc phát xen kẽ với những thông tin giải
trí nhƣng cũng với thời lƣợng vẫn còn là quá ít so với nhu cầu của thính giả và thông tin cần
chuyển tải. Với sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, việc thúc
đẩy nhanh để hình thành kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt là vấn đề cần thiết.
Qua đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết cho một kênh phát thanh kinh tế
chuyên biệt cho Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, tôi muốn một lần nữa khẳng định kênh
phát thanh chuyên biệt là cần thiết cho sự phát triển chung của báo chí hiện đại. Đồng thời,
tôi muốn tiếp tục góp một tiếng nói để lãnh đạo Ủy ban nhân dân TPHCM và Đài Tiếng nói
nhân dân TPHCM có thể hoạch định một chiến lƣợc phát thanh rõ ràng hơn về các kênh phát

thanh chuyên biệt.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, các kênh phát thanh chuyên biệt đã đƣợc hình thành từ những năm 50
của thế kỷ trƣớc, và bởi vậy, đã có khá nhiều công trình, sách vở nghiên cứu về vấn đề này…
Tuy nhiên, những tài liệu, sách vở về phát thanh nƣớc ngoài, đặc biệt là phát thanh chuyên
biệt đƣợc dịch ở Việt Nam hiện nay là rất hạn chế.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, đã có khá nhiều tài liệu, bài viết, công trình nghiên
cứu liên quan đến phát thanh. Một số sách về phát thanh ở Việt Nam do Đài Tiếng nói Việt
Nam xuất bản, trong đó, có nhiều cuốn nêu bật truyền thống và lịch sử Đài TNVN nhƣ “Đài
Tiếng nói Việt nam: nửa thế kỷ một chặng đường” (1995), “Trong lòng tôi- Tiếng nói Việt
nam” (2000), “55 năm phát thanh đối ngoại” (2000), “60 năm Tiếng nói Việt Nam, (2005)….
Phần nhiều sách, báo về phát thanh ở Việt nam viết về những vấn đề lý luận chung của phát
thanh hoặc các ấn đề về thể loại phát thanh hoặc nghiệp vụ thực hiện chƣơng trình phát thanh
trực tiếp, nhƣ “Báo Phát thanh” ( 2002) ; “Lý luận báo phát thanh” (2003), “Phát thanh trực
tiếp” (2007), Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh ( tài liệu tham khảo của Đài
TNVN) , “Cẩm nang giành cho người quản lý phát thanh” (tài liệu tham khảo của Đài
TNVN), Nội san nghiệp vụ phát thanh, hay công trình Mối quan hệ giữa phát thanh và công
chúng phát thanh trong thời đại Internet- Luận án TS của Đặng Thị Thu Hƣơng.…
Một số khóa luận và luận văn cũng quan tâm đến phát thanh Việt Nam, nhƣng chủ
yếu đi sâu phân tích, tìm hiểu thực trạng vận dụng các thể loại phát thanh, thực trạng sản xuất
chƣơng trình, hoặc nghiên cứu một vấn đề đƣợc chuyển tải trên làn sóng phát thanh nhƣ phát
thanh về giáo dục, thể thao, văn hóa, kinh tế… Đơn cử nhƣ khóa luận “Tin trên sóng phát

8

thanh” của Đồng Mạnh Hùng, “ Đổi mới thông tin trên sóng phát thanh đài TNVN” của
Nguyễn Hữu Tiến hay “Một vài đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả báo nói từ thực tiễn Đài
TNVN” của Dƣơng Thị Bảo Ngọc.
Những tƣ liệu, sách và các khóa luận đều có những giá trị rất quan trọng trong nghiên
cứu về phát thanh. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có đề tài nào ở cấp tƣơng đƣơng nghiên cứu

về phát thanh chuyên biệt nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng một kênh phát thanh kinh tế
chuyên biệt của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM. Do đó tôi quyết định nghiên cứu và phát
triển đề tài này thành luận văn thạc sỹ ngành báo chí của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở những đúc kết từ lý luận và thực tiễn các kênh phát thanh chuyên biệt, trên
cơ sở những phân tích về điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu của công chúng TPHCM và
điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực ở Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, đề tài sẽ xây dựng
mô hình lý thuyết về kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt cho Đài Tiếng nói nhân dân
TPHCM
Mục đích nghiên cứu đề tài này phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ ở
Việt Nam và thế giới, và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành Phát thanh và Truyền
hình Việt Nam đã đƣợc Nhà nƣớc phê duyệt. Đặc biệt nó phù hợp với nhiệm vụ chính trị mà
Thành uỷ, Ủy ban nhân dân TPHCM đã giao phó cho Đài trong giai đoạn 2010-2015, tầm
nhìn đến năm 2020, và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội mà thành phố đã
thông qua.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống kiến thức về phát thanh và kênh phát thanh chuyên biệt để nhận thức đƣợc
xu thế phát triển của phát thanh hiện đại và bản chất của kênh phát thanh chuyên biệt.
- Đánh giá nội dung và hình thức của một số kênh phát thanh chuyên biệt của Đài
TNVN, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM để chỉ ra đƣợc ƣu, nhƣợc điểm, thành công và hạn
chế của kênh phát thanh chuyên biệt, tạo cơ sở nền tảng cũng nhƣ kinh nghiệm về mặt thực
tiễn cho việc xây dựng một kênh phát thanh chuyên biệt tại TPHCM.

9

- Tìm hiểu, đánh giá về điều kiện kinh tế-xã hội ở Tp HCM, nhu cầu thực tế của công
chúng, từ đó đề xuất xây dựng một mô hình lý thuyết về kênh phát thanh chuyên biệt chuyên
về kinh tế cho Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích lý thuyết và thực tiễn phát thanh chuyên biệt ở thế giới và
Việt Nam hiện nay. Rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của các kênh phát thanh chuyên biệt,
từ đó xây dựng ý tƣởng hình thành kênh phát thanh chuyên biệt trên Đài Tiếng nói nhân dân
TPHCM.
Không chỉ nghiên cứu về kênh phát thanh, luận văn còn nghiên cứu về tình hình thông tin
kinh tế trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt trên làn sóng Đài Tiếng nói
nhân dân TPHCM để thấy rõ đây là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay.
Trong luận văn, tác giả đã phân tích các điều kiện cần và đủ để xây dựng kênh phát thanh
kinh tế chuyên biệt tại Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM trong giai đoạn 2010-2015.
5. Phƣớng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu lịch sử và tài liệu thứ cấp: thu thập và hệ thống hóa
các văn bản, tài liệu, các khóa luận nghiên cứu, báo, tạp chí, văn bản đề án phát triển Đài
Tiếng nói nhân dân TPHCM giai đoạn 2010-2015 về lĩnh vực phát thanh.
- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp: quan sát các quy trình sản xuất chƣơng trình tại đài,
tìm hiểu, đánh giá thực trạng và điều kiện vật chất để Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM xây
dựng kênh phát thanh chuyên biệt.
- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn sâu các nhà báo phát thanh để thu thập
kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình phát thanh hiện đại. Thu thập thông tin từ các doanh
nghiệp, chuyên gia kinh tế … - nhóm công chúng „đích‟ của chƣơng trình để tìm hiểu về nhu
cầu của công chúng đối với thời lƣợng, nội dung cần có trong kênh phát thanh chuyên biệt.
- Phƣơng pháp phân tích nội dung: phân tích, so sánh, đánh giá về nội dung và hình
thức kênh phát thanh chuyên biệt nhƣ VOV Giao thông, VOH Giao thông Đô thị và XoneFM
để chỉ ra sự khác biệt đối với những kênh tổng hợp.
- Tổng hợp tất cả các quan điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các tài liệu

10

khoa học, báo chí …
- Vận dụng những kiến thức lý luận, báo chí truyền thông, phát thanh hiện đại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Lần đầu tiên đề tài sẽ hệ thống lý thuyết, lý luận về hệ thống phát thanh chuyên biệt.
Bên cạnh đó, có những phân tích, đánh giá về ƣu điểm, nhƣợc điểm của các kênh phát thanh
chuyên biệt của Đài TNVN là VOV giao thông, XoneFM; VOH giao thông từ góc độ báo chí
sẽ góp phần bổ sung thông tin cho việc nghiên cứu phát thanh ở Việt Nam.
Trên cơ sở đúc kết những bài học kinh nghiệm của phát thanh chuyên biệt, trên cơ sở
đánh giá về điều kiện thực tế của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, luận văn đƣa ra mô hình
lý thuyết về kênh phát thanh chuyên biệt kinh tế nhằm phục vụ hữu ích cho chiến lƣợc phát
triển chuyên biệt hóa trên kênh phát thanh của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về kênh phát thanh chuyên biệt và vấn đề thông tin
kinh tế ở Việt Nam
Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới và ở Việt Nam
- Khái niệm, đặc trƣng và thế mạnh của kênh phát thanh chuyên biệt.
- Các dạng kênh phát thanh chuyên biệt.
- Giới thiệu về các kênh phát thanh chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay.
- Thông tin kinh tế trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam
Chƣơng 2- Thực trạng một số kênh phát thanh chuyên biệt ở Việt
- Kênh chuyên biệt XoneFM: thành công và hạn chế
- VOV giao thông : thành công và hạn chế

11

- VOH Giao thông đô thị của: thành công và hạn chế
- Đánh giá chung về tính hiệu quả của các kênh chuyên biệt.

Chƣơng 3- Điều kiện xây dựng kênh phát thanh chuyên biệt của Đài Tiếng nói nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Điều kiện kinh tế xã hội và xu hƣớng phát triển kinh tế của TPHCM.

- Nhu cầu và thói quen sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân
TPHCM
- Chiến lƣợc phát triển của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.
- Điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.
Chƣơng 4 – Mô hình lý thuyết về kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài Tiếng
nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất về nội dung kênh FM kinh tế VOH
- Đề xuất về Chƣơng trình khung cho kênh FM Kinh tế VOH










12

CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN
BIỆT VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Trong chƣơng này, luận văn sẽ đúc kết tài liệu trong và ngoài nƣớc để xây dựng cơ sở
nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu mô hình kênh kinh tế chuyên biệt trên Đài Tiếng nói
nhân dân tphcm, từ góc độ báo chí học. Nội dung cụ thể của chƣơng 1 gồm: lịch sử hình
thành kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm, đặc trƣng và thế
mạnh của phát thanh chuyên biệt và các dạng kênh phát thanh chuyên biệt; và cuối cùng là
giới thiệu một số kênh phát thanh chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay và vấn đề thông tin kinh
tế trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) ở Việt Nam.

1.1. Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới và ở Việt Nam
Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới
Trong cuốn Làn sóng thứ ba, tác giả Alvin Tofler (1992) cho rằng, nền văn minh mới
gắn liền với sự đổi thay căn bản trong nhiều lĩnh vực. Sự bùng nổ các phƣơng tiện truyền
thông đang „phân tách‟, „chia nhỏ‟ khối quảng đại quần chúng. Trong đó, thay đổi mang tính
nền tảng là xu hƣớng chia khách hàng, công chúng thành những nhóm nhỏ để phục vụ; thay
vì coi công chúng, khách hàng là một nhóm lớn, có đặc điểm, nhu cầu, mối quan tâm giống
nhau nhƣ trong giai đoạn thuộc làn sóng thứ hai. Xu hƣớng mới của nền sản xuất là hƣớng tới
những nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng. Chính vì thế các kênh truyền thông
chuyên biệt đã hình thành và phát triển ngày một mạnh mẽ. Mô hình truyền thông cổ điển với
việc phát tán thông điệp cho quảng đại, quần chúng đang dần nhƣờng chỗ cho các phân khúc
thị trƣờng và công chúng mục tiêu, khiến cho truyền thông đại chúng đang có xu hƣớng „phi
đại chúng hóa‟ (Toffler 1992).
Với tƣ cách là một phần không thể thiếu của nền văn minh mới, theo Alvin Tofler,
truyền thông cũng có những thay đổi tƣơng tự. Ông cho rằng: khi làn sóng thứ ba xuất hiện
thì “thông tin đại chúng bị phi đại chúng hóa” [sđd, tr.78]. Ông viết: “Khi làn sóng thứ 3
xuất hiện, thông tin đại chúng thay vì phát triển lại bị suy yếu đi (…) Các tờ báo lá cải và
chuyên ngành nhằm tới một số ít độc giả lại nổi lên và chiếm lĩnh thị trường (…) Các đài mới
với đối tượng là một nhóm thính giả cũng nổi lên, đài nhạc rock, đài cho người da đen, đài
nhạc cổ điển”[Sđd, tr.79].
Sự ra đời, phát triển mạnh mẽ và những khoản lợi nhuận khổng lồ của các kênh truyền

13

hình chuyên biệt nổi tiếng nhƣ FTV (chuyên về thời trang), HBO, Star Movies (chuyên về
phim), Animal Planet (chuyên về thế giới động vật), Discovery… hay sự nổi danh của những
tạp chí chuyên biệt nhƣ Elle Fashion (chuyên về thời trang của Pháp), tạp chí W (tạp chí
chuyên về đám cƣới của Hàn Quốc), Echip (chuyên về công nghệ thông tin – viễn thông), PC
world (chuyên về máy tính)… là minh chứng thuyết phục nhất cho tính tất yếu của xu hƣớng
phi đại chúng hóa, cũng chính là xu hƣớng chuyên biệt hóa trong lĩnh vực truyền thông đại

chúng.
Ở Anh, ngay từ những năm 1950, trƣớc sức ép cạnh tranh của truyền hình, phát thanh
đã chuyển từ kênh chƣơng trình tổng hợp sang kênh định dạng, có nghĩa là chuyển từ việc
„phục vụ tất cả mọi ngƣời‟ sang dạng phát thanh có tính hƣớng đích, và phục vụ nhu cầu của
các nhóm công chúng nhỏ. Phát thanh chuyên biệt, với cấu trúc chƣơng trình theo định dạng
ra đời, với sự khởi đầu rực rỡ của Top 40.
Phát thanh chuyên biệt chính là tiền đề để Toffler (1996, tr.174) khái quát thành hiện
tƣợng „phi đại chúng hóa truyền thông đại chúng‟ và sau này đƣợc Hendy (2000) và
Priestman (2002) gọi là „truyền thông hẹp‟ (narrowcasting). Hiện tƣợng này tạo cho ngành
công nghiệp phát thanh „đại chúng‟ một diện mạo mới.
1.1.2 Lịch sử hình thành kênh phát thanh chuyên biệt tại Việt nam:
So với sự hình thành và phát triển trên lĩnh vực phát thanh, ở Việt Nam hiện nay, các
kênh phát thanh vẫn đa phần đƣợc thiết kế theo dạng kênh tổng hợp, đặc biệt là ở hệ thống
phát thanh địa phƣơng. Ngay ở Đài TNVN, cho đến năm 2003, hệ thống Hệ phát thanh mới
đƣợc định hình rõ nét. Trong đó ngày 7/9/2003: Hệ thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) đƣợc
phát sóng; ngày 22.10.2003: thành lập Hệ văn hóa và đời sống xã hội (VOV2); ngày
22.10.2003: thành lập Hệ âm nhạc – thông tin – giải trí (VOV3); đến ngày 24.8.2004: thành
lập Hệ phát thanh Dân tộc (VOV4), ngày 6.9.2005: thành lập Hệ phát thanh đối ngoại
(VOV5).
Đài TNVN với 5 Hệ chƣơng trình phát thanh đƣợc xây dựng theo xu hƣớng hiện đại
phục vụ mọi tầng lớp xã hội là một bƣớc tiến lớn cho ngành phát thanh Việt Nam. Đài TNVN
đã tăng cƣờng sử dụng công nghệ phát thanh hiện đại, tăng tính tƣơng tác; tăng thêm chƣơng
trình, nâng cao chất lƣợng nội dung tuyên truyền; hàng ngày phát sóng trên 200 giờ với hơn
200 chƣơng trình phát thanh. Cho đến nay, phát thanh Việt Nam đã hình thành hệ thống phát
thanh truyền thanh 4 cấp: trung ƣơng, tỉnh/ thành phố, huyện, và xã/phƣờng. Cả nƣớc có hơn

14

8000 đài, trạm truyền thanh cơ sở, với 97 ngàn loa dùng đƣờng dây hữu tuyến, 9500 loa
không dây, với đội ngũ phát thanh cơ sở lên đến 15000 ngƣời.

Với thời gian phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin dành cho quảng đại công chúng,
nhƣng chỉ với những kênh, chƣơng trình tổng hợp thì khó có thể thỏa mãn nhu cầu nắm bắt
thông tin của công chúng. Đến năm 2006, kênh phát thanh chuyên biệt về âm nhạc mới ra đời
và đƣợc chính thức phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam với tên gọi XoneFM. Đây là kênh
phát thanh chuyên về âm nhạc dành cho mọi đối tƣợng yêu thích âm nhạc. Đến ngày
18/5/2009, cũng trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam , kênh phát thanh chuyên về giao
thông cũng đã chính thức phát sóng tại Hà Nội và sau đó phủ sóng tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Những kênh có tính chất chuyên biệt, dành riêng cho một nhóm công chúng nghe Đài
riêng đã tạo đƣợc dấu ấn và thành công. Đó là lí do tại sao đến tháng 9 năm 2010, lại một
kênh giao thông chuyên biệt của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM ra đời và gặt hái thành công
không kém.
Khái niệm, đặc trưng và thế mạnh của kênh phát thanh chuyên biệt.

1.2.1: Khái niệm về kênh phát thanh chuyên biệt:
Trên thế giới, khái niệm truyền thông chuyên biệt đã đƣợc nhắc đến từ những thập
niên cuối thế kỷ XX. Trong chuyên khảo Báo chí chuyên biệt, một loại hình đang lớn mạnh
(Une presse qui monte: la presse spécialisée, Paris, 1974), Jacques Mosseau – Tổng biên tập
Tạp chí Psychologie, giảng viên thỉnh giảng Đại học Paris II - định nghĩa báo chí chuyên biệt
là những ấn phẩm báo chí hƣớng tới một nhóm công chúng nhất định, có những đặc điểm,
những mối quan tâm chung (cùng độ tuổi, giới tính, có chung mối quan tâm, có cùng sở
thích ) hoặc xoay quanh một lĩnh vực, một chủ đề. Theo đó, Jacques Mosseau chia báo chí
chuyên biệt thành hai nhánh: các ấn phẩm báo chí chuyên biệt theo đối tƣợng và các ấn phẩm
báo chí chuyên biệt theo nội dung, chủ đề.
Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin đƣợc
truyền tải qua âm thanh. Đó là điều đặc thù của phát thanh trong đó âm thanh bao gồm ba yếu
tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động. Hiện nay, phát thanh tại Việt Nam chủ yếu hình thành các
kênh tổng hợp với nhiều nội dung trong cùng một kênh, dành cho mọi đối tƣợng ngƣời nghe.
Nhu cầu đƣợc thông tin và tiếp cận thông tin của công chúng ngày càng tăng. Ngƣời
nghe không còn thụ động trong quá trình truyền thông nữa, họ muốn trở thành ngƣời chủ


15

động trong quá trình tiếp nhận. Hơn nữa nhu cầu phát triển tự thân của các đài phát thanh
cũng đang thúc đẩy phát thanh truyền thống đổi mới để chiếm lĩnh công chúng. Trên con
đƣờng phát triển đó, phát thanh đã mở ra cho mình một hƣớng đi mới đó là phát triển các
kênh phát thanh chuyên biệt. Khái niệm về kênh phát thanh chuyên biệt cho thấy rõ sự
chuyên biệt chính là kênh phát những chƣơng trình với những nội dung thông tin dành riêng
cho những nhóm công chúng nhỏ và nhóm công chúng có nhu cầu riêng, sở thích riêng. Qua
kênh phát thanh chuyên biệt thính giả nghe Đài có thể tự quyết định và lựa chọn những gì họ
quan tâm, cần và muốn nghe.

Phát thanh chuyên biệt có phải là phát thanh hiện đại hay không?
Phát thanh chuyên biệt chính là phát thanh hiện đại. Bới thứ nhất, phát thanh chuyên
biệt phục vụ đúng nhu cầu thông tin của một nhóm ngƣời trong xã hội, và vì vậy luôn thu hút
sự quan tâm của nhóm công chúng „đích‟.
Thứ hai, các kênh phát thanh chuyên biệt thƣờng xây dựng các chƣơng trình mở để
thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chƣơng trình, làm tăng tính đời thƣờng của
chƣơng trình, tính gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống nhƣ ngƣời bạn, một diễn
đàn nơi mà mọi ngƣời có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến. Các chƣơng trình mở có một đặc
điểm đó là thông tin ở đó không chỉ do phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những
ngƣời tham gia vào chƣơng trình phát thanh cung cấp. Bởi vậy nguồn tin sẽ đa dạng hơn.
Hơn thế thông tin ở đây có tính chân thực, khách quan và đời thƣờng, nên có khả năng thu
hút thính giả theo dõi nhiều hơn. Sự góp mặt, đóng góp công sức của công chúng vào chƣơng
trình thì sẽ tạo nhiều thông tin mới, thông tin đắt giá. Bên cạnh đó, trách nhiệm về thông tin
đƣợc chia đều cho cả phóng viên lẫn ngƣời trực tiếp cung cấp. Tuy nhiên các chƣơng trình
mở đòi hỏi phải có một êkíp thực hiện chuyên nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao
và các phƣơng tiện, trang thiết bị hiện đại.
Thứ ba, tính hiện đại của phát thanh chuyên biệt và cũng chính là lợi thế của phát
thanh so với các loại hình báo chí khác chính là nhanh, chính xác. Nếu nhƣ báo in bị hổng
thông tin 24 giờ thì từ số ra ngày hôm trƣớc tới số ra ngày hôm sau, các sự kiện, sự việc diễn

ra trong thời gian giữa 2 số báo sẽ phải lƣu lại cho tới số sau. Truyền hình thì cần yếu tố cần
thiết cho việc ghi hình, việc truyền dẫn do các công đoạn thực hiện phức tạp hơn, có nhiếu
công đoạn xử lý và phụ thuộc vào nhiều yếu tố máy móc mới có thể đêm thông tin tới cho

16

công chúng đƣợc.
Còn thông tin trên phát thanh thì có thể chảy liên tục trong suốt khoảng thời gian phát
sóng. Từ việc cung cấp cho công chúng những thông tin ngắn gọn ban đầu hay đƣa ra những
lời bình luận, đánh giá ban đầu, thông tin của phát thanh còn đƣợc cung cấp liên tục theo diễn
biến của sự việc. Và để thông tin nhanh, ngƣời làm phát thanh phải thao tác chuyên nghiệp,
nhanh nhẹn, chủ động đối phó và xử lí thông tin. Sự hỗ trợ đắc lực của các phƣơng tiện kỹ
thuật sẽ giúp cho công việc của phóng viên diễn ra nhanh và thuận lợi, tăng tính chuyên
nghiệp và hiệu quả của tác phẩm báo chí trên phát thanh.
Cách cung cấp thông tin nhanh nhất là phát thẳng tức là thông tin đƣợc truyền tới
thính giả đồng thời cùng lúc với sự kiện đang diễn ra… Phƣơng thức phát thanh trực tiếp hiện
nay đang ngày càng phổ biến hơn trong phát thanh hiện đại. Để chuyển từ phƣơng thức sản
xuất thông thƣờng, truyền thống sang phát thanh trực tiếp thì cần có sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ, phƣơng tiện kỹ thuật. Do đó cần đƣợc đầu tƣ đồng bộ, có một êkíp làm việc ăn ý,
chuyên nghiệp.
Khi sản xuất chƣơng trình mà phải in ra băng từ thì việc thực hiện một chƣơng trình
phát thanh trực tiếp sẽ khó thực hiện do muốn lấy đƣợc một đầu băng đúng chỗ phải quay đi
quay lại nhiều lần.
Phát thanh hiện đại ngày nay đã khắc phục nhƣợc điểm đó bằng cách sử dụng vi tính.
Thiết bị số cho phép tính thời gian chính xác đến từng % giây. Thông tin nhanh nhƣng cần
phải chính xác bởi đó là yếu tố làm nên hình ảnh đẹp cho phát thanh, tạo nên niềm tin cho
công chúng vào phát thanh. Thông tin chính xác chính là đáp ứng yêu cầu thông tin sự thật
của công chúng, là sự tôn trọng của phóng viên đối với công chúng của mình.
Thứ tƣ, các yếu tố bổ trợ đắc lực cho lời phát thanh là: Tiếng động hiện trƣờng:
Tiếng động hiện trƣờng có hai dạng cơ bản: Tiếng động thực của hiện trƣờng và tiếng

động đƣợc lƣu giữ trong các băng dữ liệu. Để có thể có đƣợc chất lƣợng âm thanh tốt thì phải
luôn có kho dự trữ âm thanh phát thanh sử dụng tiếng động hiện trƣờng nhằm tạo sự hấp dẫn
cho nội dung, tính chân thực, thuyết phục cho thông tin của mình. Khi tiếng động hiện trƣờng
đƣợc sử dụng tốt sẽ tạo ra giao diện lớn đối với thính giả, tạo sự sinh động cho tác phẩm. Nó
giúp truyền tải ý đồ của tác giả và khả năng liên tƣởng của độc giả đƣợc nâng cao hơn. Do
không đƣợc phụ trợ bởi hình ảnh nên việc sử dụng tiếng động trong phát thanh có thể kích

17

thích, khơi gơi khả năng tƣởng tƣợng cho thính giả - và điều này góp phần làm nên thành
công của phát thanh.
Thứ năm, kết hợp giữa thông tin đời thƣờng, thông tin giải trí và thông tin chuyên
ngành. Tức là cần chú trọng tới nội dung của chƣơng trình. Đây là yếu tố quan trọng hàng
đầu quyết định tới việc thành bại của chƣơng trình phát thanh. Khi xây dựng kịch bản cho
chƣơng trình phát thanh thì nên chú ý kết hợp các yếu tố sao cho thật phù hợp. Để phản ánh
đa dạng cuộc sống, đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin của công chúng thì phát thanh phải lựa
chọn thông tin để phản ánh sao cho thật hiệu quả. Thông tin ấy không chỉ thiên về một lĩnh
vực mà phải phản ánh đa diện về cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thông tin. Do đó việc kết hợp
các yếu tố trên là vô cùng quan trọng.
Nếu thông tin đời thƣờng cung cấp cho công chúng những tin tức về cuộc sống xung
quanh thì thông tin giải trí đáp ứng nhu cầu tinh thần và thông tin chuyên ngành sẽ cung cấp
kiến thức, định hƣớng, hoạch định và có những giải pháp phù hợp về những vấn đề có chuyên
môn, chuyên biệt cho công chúng.
Với những phƣơng thức thể hiện và nội dung cần quan tâm với những phƣơng thức
hiện đại có thể thấy kênh phát thanh chuyên biệt chính là một xu hƣớng phát triển chung của
ngành phát thanh thế giới và trong nƣớc. Để phát thanh phát triển theo hƣớng hiện đại thì
không nên áp dụng một cách khô cứng khuôn mẫu theo các phƣơng thức phát thanh truyền
thống mà phải biết chủ động, linh hoạt, sáng tạo song cũng phải tập trung theo đúng chủ đích,
đối tƣợng mà mình hƣớng đến.
1.2.2: Đặc trưng và thế mạnh của kênh phát thanh chuyên biệt:

Trƣớc đây, công chúng luôn sẵn sàng nghe chƣơng trình một cách thụ động, có gì
nghe nấy, không yêu cầu đòi hỏi gì đối với nhà sản xuất, bởi vì công chúng có quá ít sự lựa
chọn về kênh thông tin, cũng nhƣ dung lƣợng thông tin. Hiện nay, mô hình truyền thông đã
có sự thay đổi. Trƣớc khi phát hành một tờ báo hay cho ra đời một chƣơng trình phát thanh
truyền hình, một số cơ quan báo chí đã thực hiện việc khảo sát, thăm dò ý kiến của ngƣời
đọc, ngƣời nghe thông qua thƣ, các cuộc điều tra.để nắm bắt nhu cầu thông tin của công
chúng. Công chúng nghe, tiếp nhận chƣơng trình và có những sự phản hồi giúp cho cơ quan
báo chí có sự điều chỉnh phù hợp.
Trên thực tế, công chúng phát thanh thƣờng có nhiều cách để lựa chọn và nghe các
chƣơng trình phát thanh. Ngoài những ngƣời có thời gian thỉnh thoảng hay thƣờng xuyên

18

nghe Đài thì vẫn có không ít thính giả nghe Đài cần những thông tin phục vụ cho công tác
chuyên môn, hoặc chỉ đơn thuần muốn thƣởng thức âm nhạc hay những thông tin nhất định
về giao thông. Những điều này đối với một kênh tổng hợp truyền thống thì rất khó có thể đáp
ứng đƣợc. Ví dụ nhƣ một ngƣời chuẩn bị ra đƣờng và cần biết thông tin về kẹt xe. Họ không
thể chờ đợi đến khoảng thời gian mà chƣơng trình thông báo kẹt xe lên sóng mới có thể nắm
đƣợc tình hình. Sẽ hoàn toàn hợp lý nếu nhƣ họ có thể nghe đƣợc thông tin chuyên về giao
thông trên một kênh phát thanh chuyên biệt. Hoặc với những thính giả yêu thích âm nhạc, họ
không thể chờ đến đến một thời gian qui định nào đó mới có thể thƣởng thức âm nhạc hay
thƣ giãn tinh thần. Chính những kênh phát thanh chuyên về âm nhạc lại cho họ cơ hội để có
thể chọn thời gian, thời điểm, không gian thích hợp để tự thƣởng cho mình bằng những bữa
tiệc âm nhạc trên làn sóng phát thanh chuyên biệt.
Kênh phát thanh chuyên biệt mang lại nhiều tiện ích cho công chúng:
- Thứ nhất, đây là kênh mà thính giả nghe Đài có thể chủ động lựa chọn nội dung vấn
đề cần biết, đúng mục đích mà mình cần quan tâm. Các thể loại, tiết mục phù hợp với sở
thích công chúng.
- Thứ hai là thời điểm phát sóng. Đối với phát thanh tổng hợp, thính giả sẽ gặp khó
khăn trong việc lựa chọn thời điểm nghe phù hợp với yêu cầu của. Hoặc những kênh phát

thanh tổng hợp, trong 24h, có những thời điểm rất thuận tiện và phù hợp với nhiều nhóm
công chúng nhƣng các Đài phát thanh lại không thể đáp ứng nhu cầu của họ cùng một lúc mà
phải có sự lựa chọn, ƣu tiên cho chƣơng trình có khả năng thu hút nhiều thính giả nhất. Với
kênh phát thanh chuyên biệt, những chƣơng trình cụ thể hóa chỉ dành riêng cho nhóm đối
tƣợng mà họ hƣớng đến. Do đó thông tin tập trung và thính giả có thể nghe bất cứ lúc nào.
- Thứ ba, không cần công chúng phải tìm đến mình, phát thanh ngày nay tìm đến công
chúng. Trƣớc hết, là từ sự hiện hữu của máy thu thanh ở mọi nơi, mọi lúc. Sau đó, là nội
dung chƣơng trình. Chƣơng trình phát thanh luôn xác định nhóm công chúng mục tiêu hay
công chúng chuyên biệt của đài mình. Thính giả không cần phải „nhớ‟ đến chƣơng trình dành
cho mình trong dòng chảy tuyến tính của chuỗi âm thanh trong các kênh phát thanh „tổng
hợp‟, mà giờ đây, bất cứ lúc nào, bật kênh phát thanh ƣa thích, công chúng thính giả cũng có
thể hƣởng thụ đƣợc thông tin và giải trí theo cách mà mình mong đợi. Thiết kế của phát thanh
định dạng sẽ chi phối cả cách xây dựng nội dung chƣơng trình, cũng nhƣ tổ chức sản xuất
chƣơng trình.

19

Các dạng kênh phát thanh chuyên biệt.
Vào giữa thập kỷ 50, do sự cạnh tranh của truyền hình, thính giả nghe đài bắt đầu
giảm sút đáng kể. Điều này khiến cho các nhà sản xuất chƣơng trình phát thanh phải thay đổi
tƣ duy để thu hút công chúng thính giả. Hàng loạt các dạng chƣơng trình chuyên biệt ra đời,
bao gồm „Đồng quê‟, „Tin tức và Trò chuyện‟ (News/talk), Rock, Nhạc trẻ đƣơng đại,
Urban (nhạc thành thị), Nhạc cổ điển cho ngƣời cao tuổi (Oldies và Nostalgia)
(MacFarland 1997, tr.74-82; Hendy 2000, tr.100-1). Theo Busby (1988, tr.227), có khoảng 24
dạng format chƣơng trình phát thanh đang đƣợc sử dụng ở Mỹ.
Hiện nay, các kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới chủ yếu tập trung vào các
kênh giải trí, ca nhạc, thƣơng mại, mua sắm. Các kênh phát thanh chuyên biệt thƣờng có hình
thức thể hiện dƣới dạng các chƣơng trình talkshow, hoặc các chƣơng trình có thời lƣợng đáp
ứng thông tin, yêu cầu thính giả chứ không phân chia theo từng múi thời gian chặt chẽ cố
định nhƣ các kênh tổng hợp.

Tại Việt Nam hiện nay, các kênh phát thanh chuyên biệt cũng chủ yếu tập trung đáp
ứng những nhu cầu cấp thiết của ngƣời nghe nhƣ thông tin về giải trí, thƣởng thức âm nhạc
hoặc những vấn đề quan trọng của cuộc sống nhƣ giao thông cũng là mục tiêu hàng đầu của
các Đài khi xây dựng chƣơng trình phát thanh chuyên biệt. Dạng kênh này chủ yếu thể hiện
dƣới dạng tƣờng thuật trực tiếp, trực tiếp tại hiện trƣờng, giao lƣu trực tiếp với thính giả.
Giới thiệu về các kênh phát thanh chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay.
Cũng giống nhƣ các kênh phát thanh chuyên biệt trên thế giới, các kênh phát thanh
chuyên biệt của Việt Nam cũng chủ yếu là các kênh giải trí, ca nhạc, giao thông v.v…
Tại Việt Nam chỉ có Đài TNVN, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM chú trọng phát triển
các hệ và các chƣơng trình phát thanh chuyên biệt. Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay có 2
kênh phát thanh chuyên biệt. Một là kênh phát thanh XoneFM chuyên về âm nhạc và kênh
VOV giao thông chuyên về các vấn đề giao thông, chống kẹt xe v.v Từ tháng 9 năm 2010,
kênh Giao thông đô thị của Đài tiếng nói nhân dân TPHCM ra đời. Đây cũng là một kênh
chuyên về lĩnh vực giao thông, góp phần lớn vào việc giải quyết các vấn nạn kẹt xe trong
thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng.
Nói tóm lại, trong sự phát triển và cạnh tranh của các phƣơng tiện truyền thông, báo
chí phát thanh muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có một hƣớng đi mới, đáp ứng cho nhu
cầu chủ động nắm bắt thông tin của công chúng phát thanh. Xây dựng các kênh phát thanh

20

chuyên biệt là một yêu cầu tất yếu. Trong chƣơng sau, chúng tôi sẽ có những phân tích về nội
dung và hình thức của một số kênh phát thanh chuyên biệt để tìm hiểu sâu về tính hiệu quả
của việc xây dựng kênh phát thanh chuyên biệt tại Việt Nam.
1.5. Thông tin kinh tế trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam:
Ở bất cứ môi trƣờng kinh doanh nào trên thế giới, đồng hành với doanh nghiệp luôn
luôn là lực lƣợng thông tin đại chúng. Kinh tế càng phát triển, thế giới càng văn minh, báo
chí sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội. Nhờ báo chí, ngƣời dân biết, hiểu và
nắm bắt đƣợc những thông tin về an ninh, chính trị, kinh tế từ vĩ mô cho đến vi mô đã và
đang xảy ra.

Báo chí Việt Nam sau hội nhập đã mang nhiều sắc thái mới, đa dạng hóa thông tin
trong nƣớc và quốc tế, có những ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống của ngƣời dân Việt Nam.
Báo chí một mặt đã chuyển tải những tin tức quan trọng về chủ trƣơng, chính sách của Nhà
nƣớc đến mọi tầng lớp nhân dân. Mặt khác, báo chí là diễn đàn để ngƣời dân phản ánh, đối
thoại, góp ý với các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc.
Trong hơn 20 năm đất nƣớc đổi mới vừa qua, báo chí kinh tế đã nhanh nhạy tuyên
truyền và cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nƣớc; cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trong xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo; góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị,
xã hội, tăng cƣờng kỷ cƣơng, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc, thực hiện dân chủ hoá đời
sống, phát huy vai trò giám sát xã hội và công luận
Có thể nói, báo chí có vai trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của doanh
nghiệp. Mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, doanh nghiệp và báo chí là mối quan hệ
tƣơng hỗ cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nƣớc. Thông tin từ báo chí luôn có tính
hai mặt, nếu nhƣ đó là sự phản ánh trung thực, tích cực thì nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, nếu những thông tin thiếu căn cứ, phản ánh
không khách quan thì sẽ làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, thậm chí kìm
hãm sự phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ thông tin từ báo
chí với những bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự việc. Cũng nhƣ vậy, doanh nghiệp
cần chủ động hợp tác cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp, đây
vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.
Báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng về lĩnh vực kinh tế là diễn đàn để

21

doanh nghiệp bày tỏ ý kiến quan điểm của mình đối với Đảng, Nhà nƣớc; từ đó nhận đƣợc
những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nói cách khác, báo
chí là cầu nối quan trọng giữa Đảng và Nhà nƣớc với ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng. Báo
chí là nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp để đề đạt với cơ quan
Nhà nƣớc, góp phần làm cho thể chế kinh tế sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và

tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Thông qua đó, hình ảnh của doanh nghiệp và
doanh nhân Việt Nam đƣợc phản ánh đậm nét, với tiếng nói riêng trên báo chí và các phƣơng
tiện thông tin đại chúng, đồng thời có ảnh hƣởng thật sự trong cộng đồng nói chung và các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc nói riêng. Thông qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã góp
phần tạo ra những đáp ứng tích cực của các cơ quan nhà nƣớc trong việc ban hành đổi mới.
Việc ban hành luật doanh nghiệp hay việc tổ chức các cuộc gặp gỡ thƣờng niên giữa Thủ
tƣớng Chính phủ và đại diện cộng đồng là một minh chứng sinh động cho vấn đề này.
Nhìn chung, thông tin kinh tế trên báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
trong những năm gần đây đã ngày càng đa dạng, phong phú và đa phƣơng diện hơn trong
cách lựa chọn, nhìn nhận và phân tích, từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu này cho các doanh
nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài đến Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy đủ
các loại và cấp độ thông tin kinh tế trên báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
nhƣ: thông tin về nguồn vốn, đối tác kinh doanh, tâm lý, ngƣời tiêu dùng, khoa học công
nghệ, thị trƣờng nhân công, đào tạo lao động ,
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều tờ báo chuyên về kinh tế và đầu tƣ ví dụ nhƣ Bản
Tin Kinh tế Thƣơng mại VN, Thị trƣờng Giá cả Vật tƣ, Thời báo Kinh tế Việt Nam,
Thƣơng mại, Doanh nghiệp, Kinh doanh & Pháp luật, Kinh tế phát triển,Thông tin Kinh
doanh & Tiếp thị, Thời báo Kinh tế Saigon, Thời báo Ngân hàng VN, Thời báo Tài chánh,
Đầu tƣ, Đầu tƣ chứng khoán v.v Những thông tin kinh tế trên các tờ báo này đều rất bổ
ích, cung cấp nhiều lƣợng thông tin. Tuy nhiên, có những thông tin trong những tờ báo này
lại quá chuyên sâu, thích hợp với những doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế,
nhà đầu tƣ hơn là dành cho ngƣời dân bình thƣờng.
Bên cạnh những tờ báo chuyên ngành đó, trên tất cả các thể loại báo chí đều có những
chuyên mục kinh tế, tài chính , ngân hàng …Song thực tế một điều, nhiều bài viết về kinh tế
trên báo chí Việt Nam chỉ mang tính phản ánh, bàn luận khi sự việc đã xẩy ra. Không ít bài
rơi vào sự hời hợt, khó hiểu, chung dung, thiếu chủ kiến và nhiều khi không hội nhập, xa lạ
với nhận định, dự báo của báo giới toàn cầu. Không ít bài viết đánh giá về hiện trạng của nền

22


kinh tế nhƣng lại thiếu nhãn quan chính trị (đây là yếu tố chi phối rất lớn đến nền kinh tế) nên
dễ rơi vào chông chênh, thiếu thuyết phục và thƣờng là không đƣa ra đƣợc những giải pháp
để bình ổn tình hình cũng nhƣ hóa giải khó khăn.
Hiện tại, riêng Truyền hình Việt Nam đã có rất nhiều chƣơng trình và sân chơi về kinh
tế nhƣ: Tạp chí kinh tế cuối tuần, Lựa chọn cuối tuần trên VTV1 và rất nhiều chƣơng trình
kinh tế chuyên sâu trên VTV2. Với VTV3 vốn xƣa nay đƣợc biết tới là kênh “thể thao - giải
trí và thông tin kinh tế” thì đến nay mảng “thông tin kinh tế” vẫn hơi chìm. Tuy nhiên, do nhu
cầu thông tin ngày càng cao, ngƣời phụ trách kênh cho biết, tới đây yếu tố này sẽ đƣợc tăng
cƣờng và thể hiện dƣới nhiều hình thức mới mẻ .Còn với VTC, các chƣơng trình kinh tế cũng
đang xuất hiện ngày càng nhiều. VTC có Doanh nghiệp 24 giờ phát sóng hàng ngày với thời
lƣợng 60 phút .Cùng với đó là các chƣơng trình khác nhƣ Bản tin tài chính, Khoảnh khắc
vàng Các chƣơng trình kinh tế trên HTV của Hà Nội và TPHCM cũng ngày một nhiều và
đa dạng hơn.
Thông tin nhiều, kiến thức nhiều nhƣng vẫn gây cảm giác thiếu. Đơn giản nhất là
thời lƣợng cho một số chƣơng trình không phát sóng mà nhƣ kiểu “bị đuổi”. Cũng từ những
nhu cầu cần thông tin mà từ các chuyên mục nhỏ mà các Đài truyền hình đã phát triển và xây
dựng nhiều kênh dành riêng cho lĩnh vực kinh tế, tài chính . Có thể điểm qua một số kênh
nhƣ:
*Infotv - Ra đời từ tháng 3.2007, VCTV9-Info TV là kênh truyền hình chuyên biệt về
kinh tế tài chính và chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. Cập nhật thông tin trực tiếp từ sàn
giao dịch chứng khoán Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh liên tục hàng ngày và những phân
tích, đánh giá của các chuyên gia hàng đầu về thị trƣờng chứng khoán. VCTV9 - Info TV
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trong và ngoài nƣớc, phân tích những tác động, hiệu quả
thông tin, giúp cho khán giả có cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh tế, tài chính tại Việt nam
và thế giới. Hiện nay, Truyền hình Cáp Việt Nam có 9 kênh truyền hình với hơn 1,6 triệu hộ
thuê bao. Trong đó, kênh VCTV9-InfoTV có doanh thu từ quảng cáo tài trợ cao nhất so với
các kênh khác của Truyền hình cáp Việt Nam. Điều đó chứng tỏ kênh này đang đƣợc giới
doanh nhân và các nhà đầu tƣ quan tâm.
* Lên sóng từ ngày 15.3.2009, VITV đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và hiện
đang là một kênh thị trƣờng kinh tế - tài chính chuyên sâu hàng đầu ở Việt Nam. Kênh truyền

hình này là kết quả của sự hợp tác giữa VIT media và Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Ngay

23

từ đầu, VITV đã xác định rằng con đƣờng đi của mình sẽ là một kênh truyền hình chuyên sâu
về kinh tế - tài chính – chứng khoán. Hiện nay, VITV là kênh truyền hình phát sóng trên tần
số 514MHz không khóa mã, thực hiện phát sóng rất rộng: trên truyền hình cáp, truyền hình
kỹ thuật số, IPTV và Mobile TV… Hệ thống các chƣơng trình trên VITV bao gồm: Hộp tin
Việt Nam, Tâm chấn, Điểm sóng, Hàn thử biểu, Kinh tế toàn cầu, Xuất nhập khẩu, Trên từng
kinh tuyến
Khi mới thành lập, VITV chỉ có khoảng 50 phóng viên, biên tập viên. Sau hơn một
năm phát sóng, con số này đã lên trên 200 phóng viên, biên tập viên và quay phim.
Đội ngũ nhà báo, phóng viên của VITV đa số là những ngƣời còn trẻ tuổi, năng động,
sáng tạo, nhiệt tình với công việc. Điều này đã giúp VITV đang giữ vai trò rất tích cực và chủ
động trên mặt trận thông tin kinh tế - tài chính quốc gia.
* FBNC (Financial Business News Channel) là một kênh truyền hình mới của
TPHCM dành cho giới kinh doanh, nói về thông tin kinh tế, tài chính ngân hàng, chứng
khoán và đời sống, kinh nghiệm kinh doanh… thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh
nghiệp.
*Đƣợc thành lập dựa trên sự hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Đài truyền hình
Việt Nam và Công ty InvestTV, ngày 16/6/2009, Kênh Đầu tƣ VCTV15 - InvestTV đã
chính thức ra mắt khán giả truyền hình. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam về
lĩnh vực đầu tƣ, kinh tế và những vấn đề kinh tế xã hội cung cấp đến các nhà đầu tƣ, các
doanh nhân, các nhà quản lý và đông đảo công chúng trong và ngoài nƣớc những thông tin
thuộc các lĩnh vực: đầu tƣ, tài chính, nguồn nhân lực, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng
chứng khoán, thị trƣờng hàng hoá, những diễn biến của thị trƣờng trong và ngoài
nƣớc InvestTV còn thông tin đến ngƣời xem các thông tin về chính sách quản lý kinh tế vĩ
mô, các giải pháp kinh tế trong từng thời kỳ dƣới dạng nguyên bản hoặc có phân tích, đối
chiếu. Bằng khả năng và sức sáng tạo của mình, InvestTV mang đến cho khán giả của mình
những thông tin kinh tế, tài chính, đầu tƣ… mang tính kịp thời, trung thực, toàn diện và công

bằng. InvestTV đã trở thành công cụ truyền thông, là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nƣớc
với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; là diễn đàn để các nhà đầu tƣ bày tỏ ý kiến về những khó
khăn, thuận lợi và những vƣớng mắc trong quá trình triển khai về mặt thủ tục hành chính, qua
đó sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; cung cấp
thông tin mang tính thời sự và đảm bảo sự minh bạch của thông tin thị trƣờng, hỗ trợ và

24

hƣớng dẫn cho các nhà đầu tƣ có tầm nhìn tổng quát về thị trƣờng, tƣ vấn, định hƣớng cho
các nhà đầu tƣ theo những phân tích đánh giá chuyên nghiệp để nhà đầu tƣ có thể đƣa ra
những quyết định đúng đắn, mang tính kịp thời trong đầu tƣ…
Nhìn chung, các kênh truyền hình kinh tế này đều có các chuyên mục với nội dung
phong phú, nhiều màu sắc sinh động. Các thông tin về kinh tế không chỉ đơn điệu là những
hình ảnh, bài viết với phần trình bày đơn thuần của biên tập viên, phát thanh viên mà còn có
những “cửa sổ” với những thông tin, chỉ số, biểu đồ minh họa. Tuy nhiên, truyền hình về kinh
tế lại có một hạn chế là ngƣời xem phải ở nơi cố định, phải tập trung vào màn hình, và không
phải ai cũng có điều kiện để có thể xem truyền hình. Mà điều đáng nói là các kênh truyền
hình chuyên biệt chủ yếu là phát trên hệ thống truyền hình cáp. Với những đối tƣợng là ngƣời
dân, sinh viên, học sinh thì có thể họ sẽ không đủ điều kiện để mua sắm những thiết bị, lắp
đặt hệ thống cáp và thậm chí là trả phí để hòa mạng cáp hàng tháng.
Về lĩnh vực phát thanh: hầu hết các Đài đều có chuyên mục về kinh tế. Đài Tiếng nói
nhân dân TPHCM cũng có thời lƣợng dành cho chƣơng trình kinh tế 60 phút mỗi ngày. Nhƣ
vậy là quá ít so với yêu cầu thông tin tuyên truyền kinh tế. Và cũng quá ít so với vị trí và tầm
quan trọng của kinh tế so với các ngành khác và so với vị trí kinh tế của cả nƣớc.

Tiểu kết:
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu đƣợc thông tin và tiếp cận thông tin của công
chúng ngày càng tăng và đòi hỏi cao. Với thời gian phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin dành
cho quảng đại công chúng, nhƣng chỉ với những kênh, chƣơng trình tổng hợp thì khó có thể
thỏa mãn nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng. Hiện nay, ngƣời nghe không còn thụ

động trong quá trình truyền thông nữa, họ muốn trở thành ngƣời chủ động trong quá trình
tiếp nhận. Và trên con đƣờng phát triển đó phát thanh cần phát triển nhiều dạng kênh trong đó
kênh phát thanh chuyên biệt là một dạng rất quan trọng.
Với kênh phát thanh chuyên biệt, những chƣơng trình cụ thể hóa chỉ dành riêng cho
nhóm đối tƣợng mà họ hƣớng đến. Do đó thông tin tập trung và thính giả có thể nghe bất cứ
lúc nào.Loại kênh phát những chƣơng trình với những nội dung thông tin dành riêng cho
những nhóm công chúng nhỏ và nhóm công chúng có nhu cầu riêng, sở thích riêng có thể tự
quyết định và lựa chọn những gì họ quan tâm, cần và muốn nghe.

25

Thông tin kinh tế trên báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong những
năm gần đây đã ngày càng đa dạng, phong phú và đa phƣơng diện hơn. Những thông tin kinh
tế trên các phƣơng tiện truyền thông đều rất bổ ích, cung cấp nhiều lƣợng thông tin, có những
thông tin chuyên sâu, thích hợp với những doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh
tế, nhà đầu tƣ và có những thông tin dành cho ngƣời dân bình thƣờng. Tuy nhiên, tại Việt
Nam hiện nay, chƣa có một kênh phát thanh chuyên về lĩnh vực này. Do vậy, cần phải có một
kênh phát thanh chuyên biệt về lĩnh vực kinh tế mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin tuyên
truyền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của thính giả nghe Đài và yêu cầu của xã hội.











×