Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Khảo cứu văn bản Du hiên thi thảo của Bùi Văn Dị.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 142 trang )


3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu. 6
2.1. Các công trình thư mục học, từ điển 7
2.2. Một số sách có tính chất giới thiệu, điểm qua hoặc tuyển chọn và trích
dẫn một số tác phẩm trong các sáng tác của Bùi Văn Dị. 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Những đóng góp của luận văn 11
6. Bố cục của đề tài 11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 13
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Bùi Văn Dị 13
1.1.1. Tiểu sử Bùi Văn Dị 13
1.1.2. Trước tác của Bùi Văn Dị 21
1.2. Tổng quan tình hình văn bản Du Hiên thi thảo 27
Chương 2 50
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM DU HIÊN THI THẢO 50
2.1. Giá trị về nội dung của tác phẩm 50
2.1.1. Du Hiên thi thảo thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân và ý chí
căm thù giặc của nhà chí sĩ họ Bùi. 50
2.2.2. Du Hiên thi thảo là lời ca về tình yêu thiên nhiên của nhà thơ 64

4
2.2.3. Giá trị sử liệu và những hạn chế trong nội dung tư tưởng của tác
phẩm 73
2.2. Giá trị nghệ thuật của Du Hiên thi thảo 82
2.2.1. Thể thơ 82


2.2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 90
2.3.3. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố 95
KẾT LUẬN CHUNG 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 105
TÀI LIỆU CHỮ HÁN CỦA TÁC GIẢ 107
TỪ ĐIỂN 108













5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học của dân tộc Việt Nam, văn học viết bằng chữ Hán
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian kéo dài hàng
nghìn năm, chữ Hán đƣợc sử dụng nhƣ một loại văn tự quốc gia. Chữ Hán đã
đƣợc sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống nhƣ chính trị, văn hóa, khoa học,
xã hội, lịch sử, và cũng chính là công cụ để các bậc thi nhân, văn sĩ ghi lại cảm
xúc của mình. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta đã đƣợc thừa hƣởng một kho
tàng văn hóa thành văn vô giá đƣợc ghi chép bằng chữ Hán do ông cha để lại.

Trong đỉnh cao của nền văn học trung đại đó, chúng ta đã rất quen thuộc với
những tên tuổi nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, , Nguyễn
Du, v.v ; đến các vị vua say mê văn học nhƣ Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông,
Minh Mạng, Tự Đức Trong số những bậc thi nhân, văn sĩ đã từng cầm bút, có
rất nhiều tác phẩm của họ còn đƣợc lƣu giữ lại và trở nên quen thuộc ngƣời đời
sau nhƣng cũng có không ít tác phẩm của những con ngƣời tài hoa vẫn chƣa
đƣợc biết đến, đó vẫn là những vấn đề còn bỏ ngỏ, là những mảng màu còn trống
trong bức tranh toàn cảnh của nền văn học Việt Nam đang cần đƣợc các nhà
nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác và khám phá. Những tác phẩm thi ca của Tiến sĩ
Bùi Văn Dị là một trong những trƣờng hợp nhƣ thế. Tên tuổi của ông thƣờng
đƣợc biết đến nhƣ một một vị quan thanh liêm có lòng yêu nƣớc thƣơng
dân Tấm gƣơng hiếu học và yêu nƣớc của ông nhƣ một dấu son trong danh
sách những nhà khoa bảng của mảnh đất Hà Nam nói riêng, nƣớc Việt Nam nói
chung, nhƣng ngƣời đời sau ít ngƣời biết đến ông còn là một nhà thơ tài hoa,
uyên bác. Trong cuộc đời 29 năm làm quan (1866-1895) của ông đã trải 7 đời
vua (Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành
Thái), ông luôn đƣợc đánh giá cao và nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong
triều đình. Dựa trên tài năng thơ văn và công lao của ông, Bùi Văn Dị đƣợc đặc
cách nhận học vị Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1865). Xuất phát từ một trái tim ƣu thời

×