Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ MINH QUÝ



NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN
HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Mã Số : 60 22 40



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH KHẮC THUÂN






Hà Nội - 2011


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2
3. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
6. MỤC ĐÍCH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
4
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN LÂM VÀ HƯƠNG ƯỚC CỔ
TRUYỀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 6
1.1. Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm - nơi lưu giữ hương ước cổ truyền
6
1.1.1. Huyện Văn Lâm ngày nay 6
1.1.2. Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm 10
1.2. Đôi nét về hương ước và hương ước huyện Văn Lâm
12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2. Hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm 16

Chương 2: VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN HUYỆN VĂN LÂM,
TỈNH HƯNG YÊN 22
2.1. Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
22
2.1.1. Văn bản 22
2.1.2. Kết cấu 29
2.2. Phân loại hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm
34
Chương 3: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ
TRUYỀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 38
3.1. Nội dung
38
3.1.1. Những quy ước về việc bảo vệ an ninh làng xã 38
3.1.2. Những quy ước nhằm bảo đảm đời sống tâm linh của cộng đồng . 39
3.1.3. Những quy ước về việc bảo đảm các nghĩa vụ với nhà nước 42

3.1.4. Những quy định về thưởng phạt 42
3.1.5. Những quy ước về khuyến nông 45
3.1.6. Những quy ước về việc khuyến học 46
3.1.7. Những quy định về việc cưới xin 47
3.1.8. Những quy định về việc ma chay 48
3.1.9. Những quy định về việc lên lão, mừng thọ 50
3.1.10. Những quy ước về việc giữ gìn thuần phong mĩ tục 51
3.2. Giá trị sử liệu văn bản hương ước cổ truyền
55
3.2.1 Về dấu ấn Nho giáo nơi làng xã 55
3.2.2. Về tổ chức và sinh hoạt làng xã 58
3.3. Những mặt tích cực và hạn chế của hương ước cổ truyền
62
KIẾN NGHỊ 65

KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Tài liệu Hán Nôm 74
PHỤ LỤC 75












1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Mỗi làng xã người Việt ở đồng bằng Bắc bộ đều có phong tục tập
quán riêng, được hình thành hương ước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, làng xã
đều có Hương ước cổ truyền, Hương ước cải lương và Quy ước làng văn hoá.
Hương ước cổ truyền là hương ước cổ trước thời kì Cải lương hương chính,
Hương ước cải lương ra đời trong thời kỳ Cải lương hương chính vào đầu thế
kỉ XX, còn Quy ước xây dựng làng văn hoá hay còn gọi là Tái tạo hương ước
được xuất hiện từ khi nông thôn Việt Nam bước vào công cuộc hiện đại hoá
nông thôn.
Cũng như các làng quê người Việt khác, làng xã huyện Văn Lâm thuộc
tỉnh Hưng Yên hiện còn lưu giữ một di sản hương ước đồ sộ, trong đó có một

lượng lớn tài liệu hương ước cổ truyền, hương ước cải lương và quy ước xây
dựng làng văn hoá, phản ánh các mặt sinh hoạt văn hoá xã hội, tín ngưỡng của
cộng đồng người Việt.
Tư liệu hương ước này là kho tàng tư liệu quý giá về làng xã cổ truyền
huyện Văn Lâm nói riêng, hương ước Hưng Yên nói chung, từng được nhiều
nhà nghiên cứu trong tỉnh và cả nước quan tâm.
2. Bản thân cá nhân tôi, vừa làm công tác giảng dạy và vừa làm công
tác nghiên cứu văn hóa địa phương, tôi thực sự hào hứng đi sâu nghiên cứu
về tư liệu Hán Nôm làng xã cổ truyền huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Làm
tốt đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần bảo tồn kho di sản Hán Nôm quý
giá, cũng như góp phần phát huy và xây dựng quy ước văn hóa hiện nay ở
địa phương.
Vì lí do trên tôi chọn đề tài luận văn này.

2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề nghiên cứu tục lệ làng xã cổ truyền Việt Nam đã có một số học
giả trong và ngoài nước quan tâm. Đó là một số ấn phẩm khoa học đã được
xuất bản, mà tiêu biểu là Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng
Bắc Bộ của Trần Từ (Nxb. KHXH, Hà Nội, 1984), Hương ước và quản lí
làng xã của Bùi Xuân Đính (Nxb. KHXH, Hà Nội, 1998); Hương ước làng xã
Bắc bộ Việt Nam với luật làng Kan to Nhật Bản (thế kỷ XVII-XIX) của Vũ
Duy Mền & Hoàng Minh Lợi, Viện Sử học, H. 2001. Đáng kể hơn cả là
Chuyên đề hương ước của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lí (1996), Một số
giá trị văn hoá truyền thống với đời sống văn hoá ở cơ sở nông thôn hiện nay
của Bộ Văn hoá thông tin (1997), Xây dựng quy ước làng văn hoá ở Hà Bắc
(Sở Văn hoá thông tin Hà Bắc, xuất bản 1993). Các công trình trên đã chỉ ra
những nét cơ bản về di sản văn hoá làng xã người Việt qua nguồn hương ước,
có tác dụng định hướng cho việc kế thừa các giá trị của hương ước cổ đối với
việc soạn thảo hương ước mới, xây dựng làng văn hoá và quản lí xã hội ở

nông thôn ngày nay.
Đối với các văn bản tục lệ hay hương ước hiện đang được lưu giữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng đã được giới thiệu qua một số nghiên cứu
gần đây. Trong đó, một số đã được chọn dịch trong các sách Hương ước ở địa
phương, như Hương ước cổ Hà Tây, Hương ước tỉnh Thanh Hóa, Tục lệ Lạng
Sơn Đặc biệt là công trình nghiên cứu gần đây của PGS. TS. Đinh Khắc
Thuân trong sách Tục lệ cổ truyền làng xã người Việt, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, 2006, đã khảo cứu, giới thiệu và tuyển dịch khoảng 100 văn bản
hương ước cổ truyền, trong đó giới thiệu một số văn bản hương ước huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Hương ước Hưng Yên và hương ước huyện Văn
Lâm cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác tư liệu như một
số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa làng xã, địa chí Hưng Yên.

3
Đây là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu nhiều mặt, liên quan đến
phong tục tập quán, tổ chức và hoạt động làng xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên. Qua đó, góp phần tìm hiểu văn hoá và lịch sử làng xã trong các triều đại
phong kiến, cũng như có cơ sở khoa học giúp việc quản lí xã hội nông thôn
trong điều kiện hiện nay.
Công trình này của chúng tôi cố gắng sưu tập đầy đủ thông tin về văn
bản hương ước cổ truyền ở các làng xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
3. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có niên đại chủ
yếu từ thế kỉ XVII thời Lê đến thời Nguyễn. Phần lớn đã được sưu tập tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu từ AF.a3/62 đến AF.a3/86, nghĩa là có
trên 20 đầu sách bao gồm hương ước của các xã trong tổng Đại Từ, Thái Lạc,
Lạc Đạo, Như Quỳnh, Nghĩa Trai, Đồng Xá, Lương Tài, Nghĩa Trai huyện
Văn Lâm. Mỗi tổng có vài xã, mỗi xã có một vài thôn có hương ước. Hương
ước có thể là của riêng từng thôn, hoặc của chung xã, thậm chí của riêng hội
Tư văn, hay của giáp Hương ẩm

Luận văn chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu này, kết hợp với điều tra thực
địa làng xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để xây dựng bộ sưu tập đầy đủ tư
liệu hương ước của huyện.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu chính là các văn bản hương ước cổ
truyền của các làng xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, theo đơn vị
hành chính đầu thế kỷ XX, được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Vì số
lượng tư liệu nhiều, nên chúng tôi tập trung lập thư mục tóm tắt tất cả văn bản
hương ước cổ truyền của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, trên cơ sở đó, phân
loại và đi sâu phân tích văn bản và giá trị nội dung một số văn bản có niên đại

4
sớm mang tính đặc thù tiêu biểu cho mỗi loại hình văn bản hương ước, mỗi
địa phương.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm,
nhằm xác định niên đại văn bản, bao gồm niên đại xuất hiện hương ước và
niên đại sao chép ương ước. Bên cạnh đó là phương pháp thống kê, phân tích
rất có ý nghĩa quan trong trong quá trình xử lý tư liệu.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành vì
hương ước là loại tư liệu Hán Nôm mang tính chất đa ngành.Nhằm khai thác
tư liệu liên quan đến phong tục truyền thống làng xã, truyền thống văn hóa
nơi làng xã chúng tôi đã vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác
nhau như sử học, văn hóa dân gian, dân tộc học…
6. MỤC ĐÍCH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trước hết luận văn đưa ra một sưu tập tương đối đầy đủ về hương ước
cổ truyền làng xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời lập các bảng
thống kê chi tiết, cụ thể, cho phép đánh giá đầy đủ về số lượng văn bản hương
ước ở các làng xã trong huyện Văn Lâm. Qua đó, luận văn xác định những
văn bản có niên đại sớm, cũng như những văn bản có giá trị nội dung tiêu

biểu cho các loại hình hương ước tiêu biểu, làng xã cổ truyền tiêu biểu. Luận
văn bước đầu phân tích giá trị hương ước trong bảo tồn và phát huy truyền
thống văn hóa nơi làng xã ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Văn Lâm và hương ước cổ truyền
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chương 2: Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên

5
Chương 3: Nội dung và giá trị văn bản hương ước cổ truyền huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN LÂM VÀ HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN


1.1. Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm - nơi lưu giữ hương ước cổ truyền
1.1.1. Huyện Văn Lâm ngày nay
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, được
thành lập vào năm 1831 gồm 2 phủ (Khoái Châu và Tiên Hưng). Phủ Khoái
Châu có 5 huyện: Đông An (Khoái Châu), Kim Động, Thiên Thi (Ân Thi),
Phù Dung (Phù Cừ), Tiên Lữ; Phủ Tiên Hưng có 3 huyện: Thần Khê, Diên

Hà, Hưng Nhân. Đến cuối thế kỉ, 3 huyện của phủ Tiên Hưng cắt về tỉnh Thái
Bình và nhập thêm 3 huyện của tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh là Yên Mĩ, Mĩ
Hào, Văn Lâm. Đến năm 1947, nhập thêm huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.
Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập địa giới trong lịch sử, tỉnh Hưng Yên ngày
nay có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh gồm:
thành phố Hưng Yên, huyện Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái
Châu, Văn Giang, Yên Mĩ, Văn Lâm, Mĩ Hào.
Trong đó, Văn Lâm là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc
và đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp
các huyện Văn Giang, Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
Cũng như các địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng khác, huyện Văn Lâm
có địa hình bằng phẳng, điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi…
Ngoài ra, huyện có Quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy
từ đông sang tây, hai trục giao thông này là điều kiện thuận lợi để Văn Lâm
có thể giao lưu trực tiếp với hai trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, quan trọng của

7
các tỉnh phía Bắc là Hà Nội và Hải Phòng. Hiện nay, Văn Lâm là trung tâm
công nghiệp, thương mại quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, nhiều
khu đô thị mới đang được xây dựng tại đây góp phần tạo nên diện mạo mới
cho khu vực năng động này.
Văn Lâm là vùng đất giàu tính văn hiến - văn hóa - anh hùng, chịu ảnh
hưởng của văn hóa Kinh Bắc, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
tầm cỡ vùng, quốc gia như: chùa Nôm, cầu đá, chùa Thái Lạc, đền Nguyên
phi Ỷ Lan, Từ Vũ họ Trương hấp dẫn du khách. Hàng năm, lễ hội cổ truyền
diễn ra tại các di tích trên thu hút hàng ngàn lượt người trong và ngoài tỉnh
tham gia.
Lạc Đạo là một trong xã của tỉnh Hưng Yên nổi tiếng trong cả nước về

truyền thống hiếu học. Xã có một trạng nguyên, 2 hoàng giáp và 8 tiến sĩ.
Huyện Văn Lâm có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với các làng nghề
truyền thống nổi tiếng như làng nghề đúc đồng tại làng Nôm đã đi vào ca dao
xưa: Đồng nát thì về cầu Nôm/ Con gái nỏ mồm về ở với cha. Thời Lê trung
hưng, người dân nơi đây về Thăng Long lập phường đúc tiền cho triều đình,
tạo nên phố Lò Đúc ngày nay.
Lạc Đạo và Nghĩa Trai nổi tiếng trong cả nước không chỉ với danh đất
học, đất làm thầy mà còn nổi tiếng bởi các nghề truyền thống. Lạc Đạo gạo
trắng, nước trong cất nên rượu nồng men say: Đất Lạc Đạo lưu linh say ngất/
Rượu Nam bang đệ nhất là đây. Để chưng cất được mẻ rượu theo cổ truyền
đạt tiêu chuẩn, người dân Lạc Đạo phải cẩn trọng từ khâu chọn lựa gạo nếp,
đồ xôi, đến khâu ủ men, nấu rượu. Cách nấu rượu của người dân nơi đây theo
phương pháp “ba tòa” truyền thống. Nhưng có lẽ vì có bí truyền “Men Lạc
Đạo, gạo đồng Bừng”nên từ bậc tao nhân mặc khách đến người dân thường
khi uống rượu Lạc Đạo đều “tửu lạc vong bần tại đạo” (uống rượu vui quên
nghéo yên ở đạo).

8
Theo truyền thuyết, nghề thuốc ở Nghĩa Trai, xã Tân Quang có từ thời
vua Lí Thần Tông (1128-1138), đến thời Trần đã phát triển thành trung tâm
trồng và chế biến thuốc: Dù ai buôn đâu bán đâu/ Thuốc Nam thuốc Bắc thì
về Nghĩa Trai. Người dân địa phương đã giữ gìn và phát triển nghề cho đến
ngày hôm nay.
Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện có 11 đơn vị hành chính cấp xã
gồm thị trấn Như Quỳnh và 10 xã: Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, Việt Hưng,
Lương Tài, Minh Hải, Lạc Hồng, Đình Dù, Trưng Trắc, Tân Quang. Các cơ
quan công quyền của huyện chủ yếu nằm tại thị trấn Như Quỳnh.
Thị trấn Như Quỳnh diện tích hành chính là 7,07 km2 gồm 6 thôn phố:
Hành Lạc, Ngô Xuyên, Như Quỳnh, Ngọc Quỳnh, Minh Khai, phố Như
Quỳnh.

Xã Lạc Đạo diện tích hành chính là 8,58 km2 gồm 12 thôn: thôn Giữa,
Cầu, Trình, Ngọc, Cự, Mụ, Hoằng, Đoan Khê, Hùng Trì, Tân Nhuế, Đồng Xá,
Hướng Đạo.
Xã Chỉ Đạo diện tích hành chính là 5,97 km2 gồm 4 thôn: Trình Xá,
Cát Lư, Nghĩa Lộ, Đông Mai.
Xã Đại Đồng diện tích hành chính là 8,03 km2 gồm 9 thôn: Đại Đồng,
Đồng Xá, Đại Bi, Đại Từ, Xuân Phao, Văn Ổ, Lộng Thượng, Bùng Đông,
Đình Tổ.
Xã Việt Hưng diện tích hành chính là 7,55 km2 gồm 8 thôn: Đồng
Chung, Mễ Đậu, Thục Cầu, Phả Lê, Sầm Khúc, Thanh Miếu, Cự Đình,
thôn Ga.
Xã Tân Quang diện tích hành chính là 6,02 km2 gồm 8 thôn: Nghĩa
Trai, Thọ Khang, Bình Lương, Ngọc Đà, Cự Dũng, Ngọc Loan, Tăng Bảo,
Chí Trung.

9
Xã Đình Dù diện tích hành chính là 4,48 km2 gồm 5 thôn ấp: Thị
Trung, Đình Dù, Ngải Dương, Xuân Lôi, ấp Đồng Xá.
Xã Minh Hải diện tích hành chính là 7,73 km2 gồm 6 thôn: Thanh Khê,
Hoàng Nha, Thanh Đặng, thôn Chùa, thôn Ao, thôn Khách.
Xã Lương Tài diện tích hành chính là 8,89 km2 gồm 14 thôn: Xuân
Đào, Khuyến Thiện, Tuấn Lương, Phú Nhuận, Mậu Lương, Nghi Cốc, Lương
Tài, Đông Trại, thôn Bến, Tân ấp, Tảo A-B, Tảo C, Dinh Khuốc.
Xã Trưng Trắc diện tích hành chính là 4,90 km2 gồm 6 thôn: An Lạc,
Tuần Dị, Nhạc Lộc, Trai Túc, Ngọc Lịch, Mộc Ti.
Xã Lạc Hồng diện tích hành chính là 5,20 km2 gồm 7 thôn: Bình Minh,
Nhạc Miếu, Hồng Thái, Phạm Kham, Minh Hải, Quang Trung, Hồng Cầu.

Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm ngày nay




10
1.1.2. Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm
Huyện Văn Lâm được thành lập từ năm 1890, gồm đất đai của các
huyện Văn Giang (tổng Đại Từ, Thái Lạc), huyện Gia Lâm (tổng Lạc Đạo,
Nghĩa Trai, Như Kinh), huyện Siêu Loại (tổng Đồng Xá), huyện Lang Tài
(tổng Lang Tài), tỉnh Bắc Ninh.
Theo số liệu lưu trữ qua tập sách Địa danh và tài liệu lưu trữ về tên
làng xã Bắc Kỳ (Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội, Hà Nội 1999, trang 440-
441), huyện Văn Lâm có 7 tổng là:
Nghĩa Trai gồm 7 xã: Tam Dị (Tuấn Dị), Nhạc Lộc, Trai Túc, Nghĩa
Trai, Đình Luân (Đình Loan), Cự Sưu (Cự Dũ), Chí Trung.
Thái Lạc gồm 11 xã: Thái Lạc, Nhạc Miếu, Ôn Xá, Thị Trung, Đình
Dù, Ngải Dương, Thanh Khê, Hoàng Nha, Thanh Đặng, Hương Lãng, An
Lạc.
Như Quỳnh gồm 5 xã: Hành Lạc, Ngô Xuyên, Như Quỳnh, An Xuyên,
Ngọ Cầu.
Lạc Đạo gồm 5 xã: Lạc Đạo, Đoan Khê, Hùng Trì, Ngu Nhuế, Hướng
Đạo.
Đại Từ gồm 6 xã: Đại Từ, Lộng Đình, Trình Xá, Cát Lư, Nghĩa Lộ,
Đông Mai.
Lương Tài gồm 9 xã: Cận Duyệt, Mậu Duyệt, Nhuận Trạch, Đồng
Xuyên, Xuân Đào, Khuyến Thiện, Tuấn Lương, Mậu Lương, Lương Tài.
Đồng Xá gồm 5 xã: Mĩ Xá, Thục Cầu, Sầm Khúc, Đồng Xá, Đại Đồng.
Theo tài liệu kê khai Thần tích sắc phong của các địa phương trong
huyện Văn Lâm năm 1938 (hiện lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội,
Hà Nội), huyện Văn Lâm khi đó có 8 tổng, gồm tổng Đại Lâm, Đại Từ, Đồng
Xá, Lạc Đạo, Lương Tài, Nghĩa Trai, Như Quỳnh và Thái Lạc.


11
Năm 1977, Hội đồng Chính phủ hợp nhất huyện Văn Lâm và Mĩ Hào
thành một huyện lấy tên là Văn Mĩ. Năm 1979, Hội đồng chính phủ hợp nhất
huyện Văn Yên và Văn Mĩ (trừ 14 xã cắt sang huyện Khoái Châu) thành một
huyện lấy tên là Mĩ Văn. Năm 1999, huyện Mĩ Văn được chia thành 3 huyện:
Văn Lâm, Yên Mĩ và Mĩ Hào.
Sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, về cơ bản, địa giới huyện Văn Lâm
ngày nay tương đương huyện Văn Lâm trước khi nhập thành huyện Mĩ Văn.
Có nghĩa là tương đương huyện Văn Lâm vào những năm đầu trước Cách
mạng Tháng Tám năm 1945.
So sánh các địa danh hành chính thuộc các xã phường ngày nay, địa
danh địa giới xã hầu như không thay đổi. Chính vì vậy văn bản hương ước ở
các làng xã trong huyện Văn Lâm lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được
sưu tập vào những năm đầu thế kỷ trước, bao gồm cơ bản hương ước làng xã
huyện Văn Lâm xưa và nay.
So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Văn Lâm ngày nay có
nguồn lực khá tiềm năng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Sự phát
triển kinh tế nhanh, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn, góp phần biến
đổi nhanh chóng cảnh quan nông thôn đồng thời tác động mạnh mẽ, sâu sắc
đến lối sống, tập tục của người dân nơi đây đặc biệt là đối với giới trẻ. Nhiều
giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, nhiều giá trị văn hóa mới không phù
hợp với thuần phong mĩ tục xuất hiện. Những hệ lụy do chúng gây ra tác động
xấu đến môi trường văn hóa xã hội của địa phương. Vì vậy vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị tục lệ cổ truyền như thế nào cho phù hợp với xu hướng xây
dựng nông thôn mới ngày nay ở huyện Văn Lâm cũng như các địa phương
khác, được đặt ra hết sức cấp bách. Muốn giải đáp được điều đó trước hết cần
hiểu rõ đặc điểm và nội dung tục lệ cổ truyền ở Văn Lâm.

12
1.2. Đôi nét về hương ước và hương ước huyện Văn Lâm

1.2.1 Khái niệm
Hương ước là một loại hình văn bản đã từ rất lâu được các nhà khoa
học quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Để đi sâu tìm hiểu
về hương ước trong làng xã, trước hết chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ hương ước.
Hương ước, về nghĩa chữ Hán hương là làng, còn ước là quy ước, tức
là chỉ quy ước ở hương. Thuật ngữ này xuất hiện ở Trung Quốc và ở các nước
trong khu vực sử dụng chữ Hán và ảnh hưởng văn hóa Hán như Việt Nam,
Triều Tiên, Nhật Bản. Tuy nhiên, quy mô, phạm vi của hương ở mỗi nước
một khác. Nhìn chung hương ở Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên trước đây
thường lớn hơn hương ở Việt Nam. Từ điển “Tân Từ Hải” giải thích: Hương
(鄉) là khu vực phía ngoài thành phố (Thời Chu một hương bao gồm 12.000
nhà), còn ước (約) là điều kiện ấn định, đặt ra [23]. Vì thế số lượng hương
ước ở Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên bao gồm một vùng dân cư rộng lớn
hơn nhiều so với ở Việt Nam.
Khái niệm về hương ước, ở Việt Nam được một số nhà nghiên cứu đã
đề cập đến. Theo GS. Phan Đại Doãn, hương ước là luật lệ làng, bắt buộc các
thành viên phải tuân thủ. Hương ước gắn bó các thành viên trong trong một
cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, phục tùng làng
xã. [2, tr.87]
GS. Ninh Viết Giao cho rằng: “Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi
làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước về giữ
gìn đạo lý, về phong tục tập quán v.v… có liên quan đến tổ chức xã hội cũng
như đời sống nhân dân trong làng. Hương ước dùng để điều hoà quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, hoặc giữa tập thể này với
tập thể khác. Do đó cần phải xây dựng những quy ước chung. Đồng thời

13
hương ước còn là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống
văn hoá của mỗi làng.” [7, tr.521]
Trên thực tế, hương ước có nhiều tên gọi khác nhau. Theo PGS.TS Vũ

Duy Mền trong cuốn Hương ước làng xã bắc bộ Việt Nam với luật làng Kanto
Nhật Bản, khái niệm hương ước có khoảng 50 tên gọi khác nhau, như: hương
tục, hương lệ, hương biên, hương khoán, lệ tục, phe khoán, phiên khoán, sự
lệ, tục lệ, ước lập, văn ước, khoán ước, khoán lệ, khoán bạ v.v… Các văn
bản Hán Nôm liên quan đến hương ước hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm chủ yếu được gọi là tục lệ. Vì thế khi sưu tập và giới thiệu các văn bản
này, PGS.TS Đinh Khắc Thuân gọi là tục lệ, “Tục lệ làng xã cổ truyền Việt
Nam” [22].
Những văn bản hương ước, tục lệ hay khoán lệ này có thể được gọi
chung là hương ước làng xã truyền thống, hay tục lệ cổ truyền.
Hương ước được truyền khẩu từ rất sớm trước khi được văn bản hóa
trên các chất liệu như đá, đồng, gỗ, giấy…Cho đến nay, các nhà nghiên cứu
lịch sử, văn hóa vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm ra đời của
hương ước.
Hương ước ra đời sớm nhất hiện tìm thấy là bản sao “Hương ước làng
Tri Lễ” thuộc huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Theo nhà nghiên cứu Trần
Thanh Tâm, hương ước này được thể hiện trên loại giấy bản khổ rộng 43 x 36
đã vàng ố và mục nát bốn góc. Tờ thứ nhất và mặt trước của tờ thứ hai ghi
niên hiệu, chức vụ viên tiểu ti (chức quan xã thời Lê sơ), chữ kí (thủ bút) và
con dấu của viên quan đó.
Nội dung của văn bản yêu cầu về việc sắm sửa áo mũ để đón xa loan
của Bình Định hoàng đế đi tuần qua. Các quan viên, chức sắc đã lập ra tờ giao
ước quy định về việc cắt đặt các viên quan tế, cách ăn mặc của dân, nói năng
phải theo phép nước. Người nào dung tục, mọi rợ, sơ xuất phải chịu trọng tội.

14
Về hình thức, nội dung của các văn bản hương ước xuất hiện sớm đều sơ
lược, chưa đầy đủ, phong phú như các bản sau này.
Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1496), triều đình đã ra sắc lệnh thể chế
hóa hương ước. Điều này khẳng định các làng xã người Việt lập hương ước từ

thế kỉ XV. Thời Lê Trung hưng, cuốn Lê triều giáo hóa điều luật ra đời gồm
47 điều nhằm khuyên bảo dân chúng sống trung hiếu, tiết nghĩa, giữ luân lí
đạo đức và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sang thời Nguyễn, vua Minh
Mệnh đã ban hành các điều luật nhằm răn đe tệ về ăn uống, cưới xin, ma
chay, thờ thần, thờ Phật …thông qua sách Chấn chỉnh hương phong.
Như vậy, trải qua các thời kì từ Lê sơ đến triều Nguyễn, nhà nước
phong kiến luôn có các điều luật nhằm quản lí và chấn chỉnh các hoạt động
làng xã. Hương ước đã tồn tại song song với pháp luật của nhà nước, từng giữ
vai trò là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản
lí làng xã. Hương ước được người xưa tạo ra để đưa pháp luật của nhà nước
phong kiến về làng xã, nơi mà người dân trình độ văn hóa thấp, cả đời chưa ra
khỏi lũy tre làng. Hương ước của làng xã góp phần cùng với luật pháp của
nhà nước để quản lí xã hội. Đồng thời, nhà nước cũng dùng các chính sách để
chỉnh đốn phong tục mà chủ yếu là các hủ tục, không để hương ước thoát li
khỏi luật pháp, làng xã nằm ngoài sự bảo hộ của nhà nước.
Hương ước cải lương
Từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất
(1914-1918), chính quyền Đông Dương cải tổ bộ máy hành chính làng xã
(Réorganisation d"Administration communale) được mở đầu từ Nam Kỳ vào
năm 1904. Đến tháng 8 năm 1921 cải lương hương chính mới bắt đầu ở Bắc
Kỳ với trọng tâm là thay thế Hội đồng kỳ mục (Hội đồng của các chức dịch là
lão làng) bằng Hội đồng tộc biểu (Hội đồng với các đại diện là tộc họ). Hội
đồng tộc biểu này được gọi là Hội đồng hương chính. Nghị định số 1949 kí

15
ngày 12 tháng 8 năm 1921 do Thống sứ Bắc kì quy định thành lập ở mỗi làng
một Hội đồng tộc biểu với số lượng thành viên tuỳ thuộc số dòng họ và nhân
khẩu trong làng; các tộc biểu phải từ 25 tuổi trở lên, biết chữ quốc ngữ và có
tài sản. Nhiệm vụ của Hội đồng tộc biểu là quản lý, điều hành công việc làng
xã, thực thi các chỉ thị và nghĩa vụ với Nhà nước.

Bên cạnh việc thiết lập Hội đồng tộc biểu, chính quyền thuộc địa cho
văn bản hoá việc cải cách làng xã này qua các điều khoản của Hương ước cải
lương.
Về hình thức, văn bản hương ước cải lương giống như văn bản hương
ước truyền thống. Nội dung hương ước cải lương cũng giống như nội dung
của hương ước truyền thống đều bao gồm các quy ước liên quan đến bộ máy
hành chính và các tổ chức xã hội trong làng xã, quy ước về các hoạt động văn
hóa xã hội, quy ước về việc thờ thần và tế lễ hàng năm, quy ước liên quan đến
sản xuất nông nghiệp và hoạt động của một số phường hội thủ công, quy ước
về thưởng phạt, quá trình điều chỉnh và bổ sung hương ước…Song, bố cục
nội dung của hương ước truyền thống được trình bày theo các điều mục lớn,
trong các điều mục lớn đó lại bao gồm nhiều ý nhỏ, còn bố cục nội dung của
hương ước cải lương bao gồm hai phần lớn: một là Chính trị - Tổ chức hội
đồng tộc biểu; hai là Tục lệ.
Về việc tái lập hương ước
Việc tái lập hương ước được khởi đầu từ năm 1993, sau Nghị quyết
Trung ương V của Ban chấp hành Trung ương khoá VII Khuyến khích xây
dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các
thôn xã. Tiếp đó nhiều đại phương tổ chức biên soạn hương ước mới mà phần
lớn đều gọi là Quy ước làng văn hoá.
Nội dung các quy ước xây dựng làng văn hoá ở huyện Văn Lâm tỉnh
Hưng Yên, cũng như ở các địa phương khác đều dựa theo quy định chung. So

16
với hương ước cải lương, Quy ước làng văn hoá ngắn gọn, rõ ràng hơn, gồm
các chương Quy định chung, Xây dựng gia đình văn hoá, Thực hiện nếp sống
văn minh, Chấp hành pháp luật, Trưởng thôn và hội nghị làng, Xây dựng cơ
sở hạ tầng, Khuyến học khuyến nông, Khen thưởng kỷ luật và chương Tổ chức
thực hiện.
Hương ước cổ truyền hay Hương ước cải lương hoặc Quy ước làng văn

hoá ở Văn Lâm tỉnh Hưng Yên là vô cùng phong phú, có vai trò nhất định
trong việc xây dựng và phát huy truyền thống văn hoá nơi làng xã, góp phần
quản lý và phát triển làng xã trong tiến trình lịch sử. Trong luận văn này,
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu hương ước cổ truyền ở Văn Lâm.
1.2.2. Hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm
Chúng tôi giới thiệu ở đây, hương ước cổ truyền hay tục lệ làng xã cổ
truyền huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên được sưu tập và lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
Tên gọi văn bản hương ước ở Văn Lâm xuất hiện với các tên gọi khác
nhau như hương ước 鄉 約, khoán lệ 券 例, khoán ước 券約, tục lệ 俗 例,
trong đó, tục lệ và khoán lệ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất, chẳng
hạn: Hưng Yên tỉnh Văn Lâm huyện các xã hương ước phong thổ tục lệ
興 安
省 文 林 縣 各 社 鄉 約 風 土 俗 例
, kí hiệu AF.a3/62, Hưng Yên tỉnh Văn
Lâm huyện các xã khoán lệ
興 安 省 文 林 縣 各 社 券 例
, Hưng Yên tỉnh
Văn Lâm các xã khoán ước
興 安 省 文 林 縣 各 社 券 約
, Hưng Yên tỉnh
Văn Lâm huyện các xã tục lệ
興 安 省 文 林 縣 各 社 俗 例
,
Số lượng văn bản tục lệ cổ truyền huyện Văn Lâm trong kho tư liệu
Hương ước Viện Nghiên cứu Hán Nôm, được tập hợp theo đơn vị làng, xã,

17
tổng trong huyện vào những năm đầu thế kỷ XX, bao gồm các địa phương sau
đây [12, tr. 842-868]:

1. Tục lệ 6 xã tổng Đại Từ
大 慈
huyện Văn Lâm
興 安 省 文 林
縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AF.a3/62, 1 bản viết, 334 trang.
2. Tục lệ 5 xã tổng Lạc Đạo huyện Văn Lâm
興 安 省 文 林 縣 各
社 券 例 第 一 本
, AFa3/68, 1 bản viết, 198 trang.
3. Tục lệ 3 thôn của xã Hương Lãng, tổng Thái Lạc, huyện Văn Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 券 例
, AFa3/81, 1 bản viết, 206 trang.
4. Tục lệ 3 thôn xã Hương Lãng, tổng Thái Lạc, huyện Văn Lâm
興 安
省 文 林 縣 各 社 券例
, AFa3/82, 1 bản viết, 222 trang.
5. Tục lệ 2 thôn xã Ngải Dương, tổng Thái Lạc, huyện Văn Lâm
興 安
省 文 林 縣 各 社 券例
, AFa3/85, 1 bản viết, 170 trang.
6. Tục lệ 1 giáp 3 thôn 3 xã thuộc tổng Thái Lạc, huyện Văn Lâm

安 省 文 林 縣 各 社 券 約,
AFa3/79, 1 bản viết, 408 trang.
7. Tục lệ 1 thôn 3 xã thuộc tổng Thái Lạc, huyện Văn Lâm
興 安 省
文 林 縣 各 社 俗 例
, AFa3/86, 1 bản viết, 390 trang.


18
8. Tục lệ 2 xã Thanh Khê và Yên Lạc thuộc tổng Thái Lạc huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 太 樂 總 各 社俗 例
, AFa3/84, 1 bản viết, 380
trang.
9. Tục lệ xã Thái Lạc, thuộc tổng Thái Lạc, huyện Văn Lâm
興 安 省
文 林 縣 太 樂 社券 例
, AFa3/83, 1 bản viết, 402 trang.
10. Tục lệ 2 thôn của xã Đại Đồng, thuộc tổng Đồng Xá, huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 桐 例
, AFa3/63, 1 bản viết, 132 trang.
11. Tục lệ các giáp trong thôn Uy Nghi, xã Đồng Xá thuộc tổng Đồng
Xá, huyện Văn Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/64, 1
bản viết, 132 trang.
12. Tục lệ 2 thôn của xã Mỹ Xá thuộc tổng Đồng Xá, huyện Văn Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/65, 1 bản viết, 202 trang.
13. Tục lệ 2 thôn của xã Sầm Khúc thuộc tổng Đồng Xá, huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/66, 1 bản viết, 236
trang.
14. Tục lệ 2 thôn của xã Thục Cầu, thuộc tổng Đồng Xá, huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例

, AFa3/67, 1 bản viết, 134
trang.
15. Tục lệ xã Hành Lạc thuộc tổng Như Quỳnh huyện Văn Lâm
興 安
省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/80, 1 bản viết, 130 trang.

19
16. Tục lệ 3 xã thuộc tổng Lương Tài, huyện Văn Lâm
興 安 省 文
林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/75, 1 bản viết, 232 trang.
17. Tục lệ 4 thôn của xã Cận Duyệt thuộc tổng Lương Tài, huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/69, 1 bản viết, 178
trang.
18. Tục lệ xã Khuyến Thiện thuộc tổng Lương Tài, huyện Văn Lâm

安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/70, 1 bản viết, 72 trang.
19. Tục lệ xã Lương Tài thuộc tổng Lương Tài, huyện Văn Lâm
興 安
省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/72, 1 bản viết, 114 trang.
20. Tục lệ 2 thôn của xã Mậu Lương, thuộc tổng Lương Tài huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/71, 1 bản viết, 114
trang.

21. Tục lệ xã Nhuận Trạch thuộc tổng Lương Tài huyện Văn Lâm

安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/73, 1 bản viết, 58 trang.
22. Tục lệ 2 thôn của xã Tuấn Lương thuộc tổng Lương Tài huyện Văn
Lâm
興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/74, 1 bản viết, 144
trang.

20
23. Tục lệ 6 thôn thuộc 3 xã tổng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm
興 安
省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/76, 1 bản viết, 343 trang.
24. Tục lệ 4 xã thuộc tổng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm
興 安 省 文
林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/78, 1 bản viết, 186 trang.
25. Tục lệ xã Nghĩa Trai thuộc tổng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm
興 安
省 文 林 縣 各 社 鄉 約 俗 例
, AFa3/77, 1 bản viết, 178 trang.
Như vậy, huyện Văn Lâm có hương ước của các xã thuộc 7 tổng sau:
tổng Đại Từ có 6 xã, tổng Lạo Đạo có 5 xã, tổng Thái Lạc có 11 thôn 12 xã,
tổng Đồng Xá có 7 thôn 4 xã, tổng Như Quỳnh 1 xã, tổng Lương Tài 4 thôn 9
xã, tổng Nghĩa Trai 7 xã. Tất cả gồm 22 thôn 44 xã thuộc 7 tổng của huyện
Văn Lâm có hương ước. Mỗi hương ước cổ truyền có từ trên 10 điều đến 60
điều, như thôn Cự Đình, xã Lộng Đình có 11 điều lập năm Cảnh Hưng thứ 27
(1766), cổ khoán xã Hương Lãm có tới 68 điều soạn từ năm Tự Đức thứ 14

(1861) đến niên hiệu Đồng Khánh thứ 3 (1888)…
Tiểu kết chương 1
Hương ước ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội tại của các làng
xã Việt Nam trong lịch sử. Nó là văn bản pháp lí của mỗi địa phương nhằm
mục đích điều hòa các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đồng thời là công
cụ để triều đình phong kiến can thiệp vào cuộc sống của người dân sau lũy tre
làng. Về cơ bản, hương ước không trái với pháp luật của nhà nước phong kiến
mà nó bổ sung và cụ thể hóa những quy định, những điều khoản mà luật pháp
của nhà nước chưa chi tiết tới từng làng xã. Hơn nữa, hương ước do các vị

21
chức sắc hoặc đại diện làng xã lập ra dựa trên nhu cầu thực tiễn của nhân dân
địa phương nên hương ước có ý nghĩa thiết thực đối với từng người dân.
Người dân sống trong cộng đồng làng xã thực hiện những điều quy định trong
hương ước một cách tự giác nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bản thân.
Chính vì vậy, hương ước có sức sống mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc
sống của mỗi con người không kể tầng lớp, nghề nghiệp hay giới tính.
Văn Lâm là một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên nằm ngay sát cửa ngõ kinh
đô Thăng Long trước đây và thủ đô Hà Nội ngày nay, bao gồm các làng xã cổ
truyền có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa như các làng xã cổ truyền
đồng bằng Bắc bộ khác, có kho tàng tục lệ phong phú. Trong khoảng gần một
trăm văn bản tục lệ hay hương ước cổ truyền của tỉnh Hưng Yên được lưu trữ
tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, huyện Văn Lâm có 25 bản, chủ yếu là các bản
chép tay chữ Hán, chữ Nôm được sao đầy đủ, chi tiết vào đầu thế kỉ XX. Do
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, về quan hệ huyết thống (họ hàng, chi phái),
về ngành nghề lao động sản xuất, quan hệ tín ngưỡng tôn giáo…mà mỗi làng
xã lại có những điểm chung và điểm riêng trong hương ước. Những yếu tố
này đã tạo nên nét đặc trưng trong phong tục tập quán, truyền thống văn hóa
của địa phương. Thông qua hương ước, những đặc điểm về kinh tế, chính trị,
văn hóa của làng xã được biểu hiện một cách sinh động, cụ thể, chi tiết. Đây

là nguồn tài liệu quý giá về làng xã cổ truyền huyện Văn Lâm nói riêng, tỉnh
Hưng Yên nói chung.







22
Chương 2
VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN HUYỆN VĂN LÂM,
TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Văn bản
Hầu hết niên đại sớm nhất của các văn bản tục lệ hay hương ước làng
cổ truyền người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc, Trung bộ nước ta xuất
hiện từ thế kỷ XVII, trong đó điển hình là hương ước làng Dương Liễu (Hà
Nội), làng Mộ Trạch (Hải Dương) soạn thảo vào năm Cảnh Trị thứ 3 (1665),
làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) soạn vào thế kỷ XVII. Tục lệ làng Quỳnh Đôi
chép trong sách Quỳnh Đôi hương biên, kí hiệu A.3154 do Hồ Phi Hội biên
tập, sách chép về hương lệ của làng, song chỉ có một vài điều khoản, còn lại
chép các công việc khác của làng.
Cũng trong các bản tục lệ đó, ở một số làng chép lại được một số khoán
ước được soạn dưới thời Lê Hồng Đức, như Đại Phùng tổng khoán ước, kí
hiệu A.2875 soạn vào năm Chính Hoà thứ 5 (1684), nhắc lại một số điều ước
từ năm Hồng Đức thứ 6 (1475). Văn bản bia Trăn Tân từ lệ ở đền Trăn Tân,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, khắc năm Hồng Đức thứ 18 (1487) ghi lại
việc các xã trong hai huyện Thiện Tài và Gia Định, phủ Thuận An, xứ Kinh

Bắc định điều lệ tế Thần. Đây là hai trong số văn bản tục lệ hiếm hoi xuất
hiện dưới niên hiệu Hồng Đức thế kỷ XV. Thế kỷ XVI, tuy không tìm thấy
văn bản tục lệ nào, song tục lệ khắc trên bia thì lại khá phổ biến, trong đó tiêu
biểu là văn bia Phúc Lâm Hoằng Thệ tự đình thị bi ở chùa Phúc Lâm, xã Vĩnh
Thệ, huyện Tiên Phong (nay là huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), dựng năm
Hưng Trị thứ 2 (1589) ghi điều ước rằng chùa Phúc Lâm của hương Chân Na,
định lệ chia làm 12 khu phân chia sắm lễ vật và rước lễ.

×