Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 144 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*




TRẦN THỊ LIÊN




TƯ TƯỞNG “DÂN TỘC CÁCH MỆNH” CỦA HỒ CHÍ MINH
VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO




LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC




HÀ NỘI 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*



TRẦN THỊ LIÊN



TƯ TƯỞNG “DÂN TỘC CÁCH MỆNH” CỦA HỒ CHÍ MINH
VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO



Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS Lê Mậu Hãn

HÀ NỘI 2009


1



“Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng;
dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”

“Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự
thật đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền
tự do, độc lập ấy”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội,
khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
ngày 2-9-1945








2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1 TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC CÁCH MỆNH 10
1.1. Những nhân tố định hướng sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc cách mệnh 10

1.1.1. Nguồn giá trị về văn hoá và tư tưởng, truyền thống yêu nước của dân
tộc, quê hương và gia đình 10
1.1.2. Giá trị văn hoá tư tưởng của các cuộc cách mạng trên thế giới 17
1.1.3. Phẩm chất và tài năng của Hồ Chí Minh 22
1.2. Hệ thống lý luận về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Hồ
Chí Minh 25
1.2.1. Dân tộc cách mệnh theo con đường cách mạng vô sản 28
1.2.2. Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc 35
1.2.3. Dân tộc cách mệnh là sự nghiệp của toàn dân tộc tiến hành bằng
phương thức cách mạng khoa học, sáng tạo. 39
1.2.4. Dân tộc cách mệnh trước hết phải có đảng cách mạng 51

Chương 2 SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO -
MỘT MINH CHỨNG GIÁ TRỊ SÁNG TẠO CỦA TƯ TƯỞNG DÂN
TỘC CÁCH MỆNH 57

2.1. Hồ Chí Minh sáng lập Đảng cách mạng Việt Nam 57
2.2. Chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng Tư sản dân quyền phản đế và
điền địa bằng chiến lược giải phóng dân tộc 63


3
2.3. Lãnh đạo toàn dân thực hiện khởi nghĩa dân tộc, lập nước Việt Nam độc
lập tự do. 73
2.3.1. Thực hiện cuộc khởi nghĩa dân tộc 73
2.3.2. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà – nhà nước độc lập tự do ra đời 81

KẾT LUẬN CHUNG 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 113




















4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (tháng 6-1991) đã thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh khẳng định vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn bộ quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[15;
tr.127]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết

tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác–Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Tư tưởng Hồ Chí
Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản
tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[22; tr.83,84]
Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất và đang xây dựng đất
nước theo định hướng XHCN là sự hiện thực hoá tư tưởng chiến lược cách
mạng giải phóng và phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, ngày nay trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới,
một số người còn ghi ngờ về mục tiêu cũng như tính tất yếu của dân tộc cách
mệnh đi theo con đường cách mạng vô sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
ta và nhân dân ta đã lựa chọn. Lợi dụng tình hình trên, bọn phản động, bọn cơ
hội núp dưới chiêu bài dân chủ đã công kích, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín
của Đảng, của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh theo con
đường cách mạng vô sản dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập tự do nhằm khẳng định
giá trị lý luận sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh,
góp phần rút ra những bài học có ý nghĩa thiết thực cho việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ngày nay.


5
Giá trị lý luận sáng tạo về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của
Hồ Chí Minh được kiểm định bằng thực tiễn cách mạng. Đó là một chân lý
không thể phủ nhận. Thực tiễn đó là tiếng nói khoa học góp phần chống lại
luận điệu phủ nhận chân lý của những kẻ công kích tư tưởng Hồ Chí Minh và
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, học viên chọn đề tài: “Tư tưởng “dân tộc cách mệnh” của Hồ
Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh đã được nhiều người
trong nước và ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình
khoa học có giá trị: như Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách
mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, H; Võ Nguyên Giáp (1992), Thế giới
còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Nxb Sự Thật, H; Võ
Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam, Nxb CTQG, H.v.v
Nhiều báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu đã được trình bày tại
nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế như: Hội thảo khoa học
quốc tế: Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá
(do UNESCO tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh); Hội thảo khoa học quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh
- người chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế (do Viện Mác-Lênin và Thành uỷ Hà
Nội tổ chức tháng 8-1990).
Một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu có giá trị về
tư tưởng Hồ Chí Minh, về dân tộc cách mệnh như: Lê Mậu Hãn, Sức mạnh
dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb


6
CTQG, H, 2003); Đặng Xuân Kỳ, Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb
Thông tin lý luận, H, 1990); Hùng Thắng- Nguyễn Thành: Chủ tịch Hồ Chí
Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc (Nxb Khoa
học xã hội, H, 1985); Trịnh Nhu – Vũ Dương Ninh: Về con đường giải phóng
dân tộc của Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia, H,1996); và một số bài
nghiên cứu của một số tác giả thuộc nhóm đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (KX.02.12) đã công bố trên
Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-1994, như bài: Con đường cách mạng Hồ Chí

Minh của Trịnh Nhu; Yếu tố quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng dân tộc của Phan Ngọc Liên, v.v…
Nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu ở ngoài nước được xuất bản,
trong đó có một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt như: Dixee
R.Bartholomew – Feis:OSS và Hồ Chí Minh; Đồng minh bất ngờ trong cuộc
chiến chống phát xít Nhật do Lương Lê Giang dịch. Nxb Thế giới, H.2006;
John Lê Văn Hoá: Tìm hiểu nền tảng văn hoá dân tộc trong tư tưởng cách
mạng Hồ Chí Minh do Nguyễn Viết Công dịch, Nxb Hà Nội 1995.v.v
Các công trình nghiên cứu trên đã có nội dung khái quát, nghiên cứu
tương đối rộng ở những góc độ khác nhau, phản ánh nhiều khía cạnh của sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh, làm sáng tỏ nhiều
vấn đề lý luận, đưa ra nhiều nội dung phong phú. Tuy nhiên ở một khía cạnh
nhất định chưa trình bày một cách hệ thống, chuyên sâu về vấn đề dân tộc
cách mệnh dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn tới sự ra đời của
nước Việt Nam độc lập tự do. Vì vậy luận văn muốn hệ thống, làm rõ hơn
quan điểm dân tộc cách mệnh Hồ Chí Minh với sự ra đời nước Việt Nam độc
lập tự do.




7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a- Mục đích
- Luận văn góp phần trình bày hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về
dân tộc cách mệnh theo con đường cách mạng vô sản.
- Luận văn góp phần tìm hiểu sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách
mệnh dân tộc, là cống hiến lớn của Người về lý luận dân tộc cách mệnh trong
thời đại mới.
- Bằng thực tiễn ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do là minh chứng

về chân lý sáng tạo của Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát huy yếu tố dân tộc
trong hoàn cảnh mới trên con đường xây dựng đất nước hiện nay.
- Góp phần phê phán những luận điểm xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với các phần tử chống Đảng, chống nhân dân Việt Nam.
b- Nhiệm vụ:
- Dựa vào các sự kiện lịch sử trong nước và quốc tế để phân tích, lý giải
những yếu tố khách quan và chủ quan của quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân tộc cách mệnh theo con đường cách mạng vô sản.
- Trình bày những nội dung cốt lõi, tư tưởng xuyên suốt trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh và mối quan hệ với các nội dung khác
trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở đó khẳng định công lao to lớn và sự
nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sự thắng lợi của quan điểm cách mạng dân tộc của Hồ Chí Minh đưa
đến sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do
- Phân tích ý nghĩa thiết thực của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
cách mệnh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay.




8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân
tộc cách mệnh là cơ sở tư tưởng để Đảng và Người đề ra đường lối, tổ chức
lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc dẫn đến sự ra đời
của nước Việt Nam độc lập tự do.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh trong thời
đại mới bằng hiện thực cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà.
- Thời gian: nửa đầu thế kỷ XX
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm chỉ đạo của Đảng
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, kết hợp lý luận với thực tiễn, vận
dụng phương pháp so sánh làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân tộc cách mệnh.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn muốn đóng góp trên những phương diện sau đây:
- Trình bày hệ thống nội dung tư tưởng dân tộc cách mệnh Hồ Chí
Minh theo con đường cách mạng vô sản.
- Phân tích sự sáng tạo về tổ chức lãnh đạo của Đảng dẫn đến sự ra đời
nước Việt Nam độc lập tự do là sự hiện thực hoá tư tưởng dân tộc cách mệnh
của Hồ Chí Minh.
- Khẳng định giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
cách mệnh và có thể vận dụng vào thực tiễn


9
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 2 chương:
- Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh
- Chương 2: Sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do - một minh
chứng giá trị sáng tạo của tư tưởng dân tộc cách mệnh























10
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC CÁCH MỆNH
1.1. Những nhân tố định hướng sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc cách mệnh
1

Để hiểu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc cách mệnh,
cần xem xét toàn diện, đầy đủ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng đó
và những nhân tố tác động đến quá trình ấy của Hồ Chí Minh

Sự ra đời của một hệ tư tưởng, một học thuyết hoặc quan điểm chính trị
không thể là ngẫu nhiên, mà phải là kết quả tác động của nhiều nhân tố trong
những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không
thể tách rời việc nghiên cứu bối cảnh lịch sử, trong đó có những nhân tố
khách quan và chủ quan tác động, ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau,
theo nhiều chiều hướng tới sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người.
Trong nhiều nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc cách mệnh có những nhân tố giữ vai trò định hướng
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng đó, tiêu biểu là những nhân tố sau:
1.1.1. Nguồn giá trị về văn hoá và tư tưởng, truyền thống yêu nước của dân
tộc, quê hương và gia đình
Cộng đồng dân tộc Việt Nam đã sớm hình thành, cùng với lịch sử tạo
dựng và bảo vệ đất nước, nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó truyền thống
yêu nước đã được kết tụ, tạo nên sức sống bền vững, mạnh mẽ của dân tộc,
chi phối hoạt động của cộng đồng dân tộc.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và
phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là sức mạnh tiềm
ẩn trong mỗi con người Việt Nam, được khơi dậy đặc biệt mạnh mẽ trong

1
Khái niệm “Dân tộc cách mạng” được Hồ Chí Minh nêu ra trong tác phẩm “Đường cách mệnh”; hiện nay ta
viết là Cách mạng giải phóng dân tộc


11
hoàn cảnh đất nước bị xâm lược. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rằng: chính ở
những thời điểm hiểm nghèo của đất nước, cả dân tộc lại đứng lên, cố kết một
lòng, chiến đấu giành lại độc lập tự do. Mỗi khi Tổ quốc gặp lâm nguy do
ngoại bang xâm lược, thống trị, đại bộ phận các thành viên của cộng đồng đã
cố gắng vượt lên trên những quyền lợi riêng; tập trung sức lực, trí tuệ, trên

dưới một lòng, nhằm giữ lấy giang sơn chung mà tổ tiên đã tạo dựng. Truyền
thống yêu nước Việt Nam, ý chí độc lập và khát vọng tự do đã thôi thúc các
thế hệ Việt Nam nối tiếp nhau xây dựng và bảo vệ đất nước. Truyền thống
yêu nước Việt Nam hòa quyện với tình yêu thương đồng bào, đồng loại đã
đúc kết trong khối đoàn kết cộng đồng, nhất là khi đứng trước những thử
thách lớn lao, đe dọa sự sống còn của dân tộc. Thử thách càng lớn, ý chí quyết
tâm càng cao; kẻ thù càng hung bạo, chiến công của dân tộc càng hiển hách
Trong nhiều thế kỷ, những cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến
phương Bắc đều gặp sức phản kháng mãnh liệt của quân dân Đại Việt. Hầu
hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều gắn liền với những cuộc kháng
chiến, những chiến thắng oanh liệt, những địa danh lịch sử ghi dấu chiến
công: Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa…Ý chí độc lập tự chủ,
tự lực tự cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc được thể hiện đậm nét ở
những sự kiện điển hình: Hội nghị Diên Hồng, Hội thề Lũng Nhai…; ở các
văn kiện lịch sử, những lời hịch, lời thơ hào hùng, như bài thơ “Nam quốc sơn
hà…” đời Lý, Hịch tướng sĩ đời Trần, Bình Ngô đại cáo đời Lê…Tuy đất
không rộng lắm, người không đông lắm, song dân tộc Việt Nam trong lịch sử
đã lập nên những chiến công mà không phải dân tộc nào cũng có được. Nhiều
thế lực xâm lược hung hãn đã từng chinh phục, thống trị nhiều khu vực trên
thế giới, trong đó có những đất nước rộng lớn hơn Việt Nam, nhưng khi xâm
lược Việt Nam đã phải chịu thất bại nặng nề. Đó là trường hợp các đế quốc
Nguyên Mông, Mãn Thanh…


12
Là một dân tộc luôn luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh
hơn mình gấp bội trong lịch sử mấy ngàn năm, truyền thống chống ngoại xâm
của dân tộc Việt Nam cũng có những nét riêng. Những cuộc kháng chiến của
dân tộc Việt Nam thường mang tính nhân dân sâu sắc, huy động được nhiều
lực lượng tham gia, cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý về lấy

nhỏ địch lớn, lấy yếu đánh mạnh…Mục đích của ta là chiến đấu để tự vệ. Đạo
lý, nếp sống nhân nghĩa thể hiện ngay cả trong đánh giặc: Lấy đại nghĩa để
thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo.
Kẻ xâm lược luôn có âm mưu và thủ đoạn tiêu diệt nền văn hóa truyền
thống của các dân tộc bị chinh phục. Các cuộc xâm lược thường gắn liền với
việc tàn phá các công trình lịch sử văn hóa, đốt sách, bắt thay đổi phong tục
tập quán…Xâm lược lãnh thổ đi đôi với chinh phục về chính trị, kinh tế, văn
hóa. Chính trong những thời kỳ bị ngoại bang xâm lược, thống trị, dân tộc
Việt Nam đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh chống lại những chính sách “đồng
hóa” của kẻ thù; bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát triển những tinh hoa văn hóa
lâu đời của cha ông.
Trong tiến trình lịch sử nhân loại, cùng với những mối quan hệ chính
trị, xã hội giữa các quốc gia, các khu vực, sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa lẫn
nhau giữa các dân tộc, các khu vực, các cộng đồng là điều tự nhiên. Song điều
quan trọng là, trong khi tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài, mỗi dân tộc cần phải
không để mất đi những truyền thống văn hóa đặc sắc của mình. Trải qua một
ngàn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị với âm mưu biến Việt Nam
thành quận, huyện và “phên dậu của thiên triều”, song nhân dân ta vẫn giữ
được bản sắc văn hóa riêng của mình. Tổ tiên ta đã có ý thức sâu sắc về vấn
đề này. Nguyễn Trãi đã khẳng định: Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc
Nam cũng khác. Nguyễn Huệ cũng đã tuyên bố về mục đích đánh giặc khi
kêu gọi nhân dân chống quân Mãn Thanh xâm lược:


13
Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho chúng biết nước Nam này có chủ.
Nghiên cứu những cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống quân
xâm lược phong kiến phương Bắc diễn ra trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất

đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ hai, Hồ Chí Minh đã nêu rõ tổ tiên ta đã treo
bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn dân tộc. Người tóm tắt
dân tộc ta đã thắng quân phong kiến Trung Quốc không phải nhờ quân đông
sức mạnh mà chính là nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do”.[39; tr.80].
Trong những thời kỳ đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân ta có điều
kiện để xây dựng, bồi đắp thêm, phát triển nền văn hóa dân tộc lên những
bước cao hơn. Những nét đặc sắc của nền văn hóa dân tộc được ghi dấu trong
những công trình kiến trúc, những tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa
học…trong đó có những công trình còn được lưu giữ đến ngày nay.
Cuộc xâm lược và nền thống trị tàn bạo của thực dân Pháp ở nửa sau
thế kỷ XIX đã đặt dân tộc Việt Nam trước những thử thách mới. Kẻ thù lúc
này là một cường quốc tư bản chủ nghĩa phương Tây, có tiềm lực kinh tế,
quân sự lớn mạnh hơn và trình độ kinh tế, khoa học, kỹ thuật phát triển cao.
Với truyền thống quật khởi, để bảo vệ đất nước, bảo tồn nòi giống và
nền văn hóa dân tộc, những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp
của nhân dân Việt Nam vẫn diễn ra suốt trong quá trình chúng xâm chiếm đất
nước ta ở cuối thế kỷ XIX.
Sang đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành cuộc xâm
lược, chúng đã đặt được ách thống trị trên lãnh thổ Việt Nam, cuộc vận động
cứu nước vẫn tiếp tục với những hình thức mới, khí thế mới, xu hướng mới,
trong đó nổi bật lên khuynh hướng bạo động, đại diện là Phan Bội Châu và
khuynh hướng cải lương, tiêu biểu là Phan Châu Trinh. Các thế hệ Việt Nam


14
đã nối tiếp nhau, lớp trước ngã xuống, lớp sau xông lên, thất bại của lớp trước
là kinh nghiệm cho lớp sau đứng dậy tiếp tục phất cao ngọn cờ giải phóng dân
tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý chí độc lập, tự
cường của dân tộc đã thôi thúc nhiều người dân, nhất là lớp thanh niên yêu

nước ở đầu thế kỷ XX, trong đó có Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường
cứu nước. Đó là một nhân tố chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người
trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng.
Trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng cứu nước Hồ Chí
Minh, truyền thống gia đình và quê hương Nghệ - Tĩnh giữ vai trò rất quan
trọng. Nghệ - Tĩnh là mảnh đất có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời.
Trên địa bàn Nghệ - Tĩnh đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống áp bức và
chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử. Hàng ngàn năm đấu tranh
thường xuyên, kiên trì và bền bỉ trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để
tồn tại và phát triển đã hun đúc nên ở con người Nghệ - Tĩnh truyền thống
đoàn kết, ý chí bất khuất, tinh thần tự lực và bản lĩnh kiên cường.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cùng với cả nước, nhân dân
Nghệ - Tĩnh đã liên tiếp nổi dậy chống Pháp. Trong những thập kỷ cuối cùng
của thế kỷ XIX ở Nghệ - Tĩnh, phong trào Cần Vương đã diễn ra với quy mô
rộng lớn và thời gian kéo dài nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng (1885-1896).
Bước sang thế kỷ XX, thực dân Pháp củng cố nền thống trị của chúng
trên đất nước ta, xúc tiến việc vơ vét, bóc lột sức người sức của, đẩy nhân dân
lao động vào cuộc sống khốn cùng. Nghệ - Tĩnh là một trong những miền
phải chịu chế độ phu phen, tạp dịch nặng nề của chính quyền thực dân và
Nam Triều với bao cảnh đọa đầy, chết chóc tang thương mà ở tuổi thiếu niên,
Hồ Chí Minh đã chứng kiến.


15
Nghệ - Tĩnh là quê hương, nơi tập trung của nhiều chí sĩ yêu nước tham
gia lãnh đạo cuộc vận động cứu nước ở đầu thế kỷ XX, trong đó tiêu biểu là
Phan Bội Châu. Tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của
dân tộc ở các bậc tiền bối ấy đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ và tình cảm
của Hồ Chí Minh khi bước vào tuổi thanh niên.

Nghệ - Tĩnh cùng là một trong những nơi khởi phát các phong trào vận
động cứu nước như Đông du, Duy tân…Những phong trào đó đã góp phần
trực tiếp và quan trọng bỗi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước của Hồ Chí Minh.
Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, là nơi Người sinh sống, học tập
trong nhiều năm của tuổi trẻ, đã để lại dấu ấn sâu sắc và tác động mạnh
mẽ đến nhận thức, đến quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí
Minh. Huế là kinh đô của Nam Triều, nhưng chính tại đây, sự bất lực,
thân phận tay sai phụ thuộc của triều đình nhà Nguyễn vào chính quyền
bảo hộ Pháp lại càng bộc lộ rõ nét nhất. Sự oán hận, phẫn nộ của các sĩ
phu yêu nước và đông đảo nhân dân trước những cảnh bất công và nỗi
nhục mất nước đã bùng lên trong những phong trào yêu nước, phong trào
chống thuế sôi động mà Hồ Chí Minh đã tham gia.
Cũng chính tại Huế, Hồ Chí Minh đã sống và học tập trong không khí
học đường của Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và Trường quốc học
Huế. Tại đó, ở người thanh niên sớm có ý chí cứu nước này, cùng với nỗi bất
bình trước thái độ miệt thị thô bạo của những đốc học người Pháp, là sự suy
tư, thấm thía trước bài giảng chứa đựng nội dung yêu nước của những người
thày có tinh thần dân tộc, luôn đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.
Đồng thời, cũng chính tại Huế, từ những tri thức thu được qua thực tế
cuộc sống, qua thày học, sách vở, nhận thức của Hồ Chí Minh được nâng cao,
mở rộng, góp phần thôi thúc Người quyết tâm tìm đường cứu nước.


16
Những năm đầu thế kỷ XX cũng là thời gian mà sự thất bại, bế tắc của
phong trào cứu nước ở cả hai khuynh hướng bạo động và cải lương đều đã thể
hiện rõ: phong trào Đông Du tan rã do sự thỏa hiệp của hai đế quốc Pháp và
Nhật; trường Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa; phong trào vận động cải cách
và phong trào chống sưu thuế tại Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp. Mặt
khác, tư tưởng cải lương không đủ sức lãnh đạo phong trào của các tầng lớp

lao động muốn vùng lên đấu tranh quyết liệt với phong kiến, thực dân. Kết
cục của phong trào đó không thể không tác động trực tiếp đến sự lựa chọn con
đường cứu nước ở Hồ Chí Minh.
Cùng với ảnh hưởng của quê hương, hoàn cảnh, nếp sống đạo lý của
gia đình nhà nho yêu nước là nguồn trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng, tình
cảm; nuôi dưỡng lòng yêu nước thương dân, ý chí kiên cường ở Người. Đó là
một gia đình có cuộc sống lao động thanh bạch, trải qua nhiều bước gian nan,
thăng trầm. Và nét nổi bật là, từ người cha - một nhà nho nổi tiếng, yêu nước
khí khái, đến người anh, người chị đều gắn bó với dân; hơn nữa, đều ít nhiều
có tham gia hoặc quan hệ với những phong trào chống Pháp, chống phong
kiến ở quê hương. Mối liên hệ gần gũi giữa cụ thân sinh của Hồ Chí Minh với
những người lãnh đạo phong trào yêu nước ở Nghệ - Tĩnh đã tạo điều kiện để
Người tiếp xúc với các xu hướng yêu nước đương thời. Đó là điều kiện thuận
lợi cho Người phát triển tư duy chính trị khi mới bước vào tuổi thanh niên.
Đồng thời, cũng qua đó Người càng thấu hiểu tâm tư, tình cảm và cả những
khó khăn, bế tắc của các bậc cha anh. Đối với Hồ Chí Minh, sự thất bại trên
tất cả các ngả đường của những người đi trước có giá trị như những bài học
kinh nghiệm để Người thêm quyết tâm ra đi theo ngả đường khác, tiến tới
những phương pháp mới để cứu dân, cứu nước.




17
1.1.2. Giá trị văn hoá tư tưởng của các cuộc cách mạng trên thế giới
Hồ Chí Minh rất quan tâm tìm hiểu về quyền tự do dân chủ của người
dân ở Bắc Mỹ được ghi trong Tuyên ngôn độc lập do một ban do Tômát
Giépphơxơn (Thomas Jefferson) đứng đầu soạn thảo được công bố năm 1776
đã khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.
Tạo hoá đã ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền

sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Để bảo vệ những quyền đó các
chính phủ được lập ra cho mọi người dân và có được những quyền lực
chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của những người dân đó, và bất cứ khi
nào một chính phủ nào đó phá vỡ những mục tiêu đó, thì người dân có
quyền thay đổi hoặc xoá bỏ chính quyền đó và lập ra một chính phủ mới
dựa trên nền tảng những nguyên tắc trên và tổ chức thực thi quyền hành
theo một thể chế bảo đảm tốt nhất đến sự an ninh và hạnh phúc của họ.
Tinh thần cơ bản của quan điểm trên được Hồ Chí Minh nêu trong bài
giảng dùng trong các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng tổ chức ở Quảng
Châu trong quá trình chuẩn bị thành lập đảng cách mệnh. Đến tháng 9-
1945, Người cũng nêu lại tư tưởng đó trong lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc
lập của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
Đối với cuộc cách mạng tư sản Pháp, Người rất coi trọng giá trị tư
tưởng của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, trong đó nêu lên những
lẽ phải không ai chối cãi được rằng: người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Trên con đường bôn ba tìm phương cứu nước khắp các lục địa, Hồ Chí
Minh đã dành tâm sức xem xét tình hình các dân tộc, các giai cấp, các thể chế
chính trị, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách
mạng điển hình trên thế giới. Nghiên cứu cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Mỹ và cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp, Hồ Chí Minh đã học được nhiều


18
kinh nghiệm quý, nâng cao được tầm hiểu biết về vai trò của các giai cấp
trong cách mạng tư sản; về tổ chức; về tinh thần, ý chí cách mạng của quần
chúng đặc biệt về tư tưởng tự do, dân chủ. Tìm hiểu cốt lõi của cách mạng
Mỹ và cách mạng Pháp, đối chiếu với thực tiễn các thể chế chính trị của các
nước tư bản chủ nghĩa Pháp, Mỹ và với cuộc sống của các giai cấp, các dân
tộc thuộc các màu da khác nhau, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: “Cách

mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, cách mệnh không
đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”[40; tr.274]
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nới,
nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều,
chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế
dân chúng mới được hạnh phúc”[40; tr.280]. “Cách mệnh An Nam nên
nhớ những điều ấy”. Nói một cách khác, con đường cách mạng dân chủ tư
sản dẫn đến thiết lập nhà nước tư sản không thể là con đường giải phóng
dân tộc và giải phóng lao động triệt để cho Việt Nam và các dân tộc bị ách
nô dịch của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Giữa lúc đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi
(1917) đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại.
Hồ Chí Minh đã sớm biết đến cuộc cách mạng vĩ đại này. Người đã
từng cùng các đồng chí trong Đảng xã hội Pháp tham gia rải truyền đơn tuyên
truyền ủng hộ Cách mạng Tháng Mười. Trong không khí chính trị sôi động
của Pari, thông qua các buổi hội họp, thảo luận trong các chi bộ của Đảng xã
hội Pháp, Hồ Chí Minh đã dần dần hiểu thêm về Cách mạng Tháng Mười, về
V.I.Lênin và tư tưởng Mác – Lênin. Sự kiện quan trọng nhất đánh dấu việc
Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin là việc Người đọc bản Sơ
thảo;lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.


19
Văn kiện đó trình bày những quan điểm cơ bản của Lênin và Quốc tế cộng
sản về con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa đế quốc. V.I.Lênin chủ trương giải phóng toàn thể nhân dân lao động
thuộc địa, trong đó đông đảo nhất là nông dân, khỏi sự bóc lột của giai cấp địa
chủ phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Người
cũng xác định trách nhiệm của các đảng cộng sản, của giai cấp công nhân ở

các nước đế quốc là phải ủng hộ tích cực đối với phong trào giải phóng các
dân tộc thuộc địa. Đồng thời, Người nêu rõ yêu cầu cấp thiết đảm bảo thắng
lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa là sự liên minh,
đoàn kết với nước Cộng hòa Xô Viết, với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc.
Luận cương của V.I.Lênin còn chỉ rõ bộ mặt giả dối của chế độ dân chủ tư
sản về quyền bình đẳng nói chung, bao gồm cả quyền bình đẳng dân tộc,
trong đó, sự lừa dối của những kẻ đứng đầu các nước dân chủ phương Tây
trong Hòa ước Véc xai là một biểu hiện cụ thể, rõ nét.
Những luận điểm của V.I.Lênin trong Luận cương đã soi sáng con
đường giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh đang khao khát tìm kiếm. Sự hiểu
biết của Hồ Chí Minh về sự tàn bạo, giả dối của chủ nghĩa thực dân càng giúp
Người lĩnh hội sâu sắc, thấm thía những nhận xét của Lênin về bản chất của
chủ nghĩa đế quốc. Với kinh nghiệm thực tiễn, với tư duy độc lập sáng tạo,
với phương pháp độc đáo để tìm chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhanh
chóng gặp gỡ và tin theo tư tưởng Lênin, tán thành Quốc tế cộng sản.
Tư tưởng của V.I.Lênin thể hiện qua Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã nêu ra một khả năng phát
triển rộng lớn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở khu vực thuộc địa và phụ
thuộc. Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở những luận điểm cách mạng của Lênin lời
giải đáp cho câu hỏi lớn về vận mệnh dân tộc mà các thế hệ yêu nước Việt
Nam đã đi tìm suốt nhiều thập kỷ ngay từ khi bị chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm


20
lược và thống trị. Luận cương của Lênin đã giúp Người nhận ra mối quan hệ
giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc bị áp bức cùng chung cảnh ngộ và
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản, đế quốc. Với Luận
cương của Lênin, Hồ Chí Minh cảm nhận được sức mạnh của lực lượng đồng
minh to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là giai cấp vô sản và
các dân tộc bị áp bức ở khắp nơi trên thế giới. Tư tuởng vĩ đại của V.I.Lênin

về sự liên kết giữa giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
mở ra một hướng mới về đoàn kết quốc tế mà Hồ Chí Minh đã nhận thức và
thể hiện sáng tạo trong việc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (7- 1921) và Hội
liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925).
Tư tưởng Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc đã chỉ đạo hoạt động
chính trị và tổ chức của Quốc tế cộng sản, khẳng định vai trò và trách nhiệm
của Quốc tế cộng sản trên mặt trận đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, ủng
hộ sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa bắng sức mạnh của khối đoàn
kết giai cấp vô sản với các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đến với V.I.Lênin cũng là đến với Quốc tế cộng sản. Với toàn bộ tư chất, trí
tuệ, năng lực và hoài bão cứu nước, Người đã sớm trở thành một chiến sĩ xuất
sắc, một cán bộ năng động của Quốc tế cộng sản. Quốc tế cộng sản – nơi hội
tụ những nhà cách mạng xuất sắc của giai cấp vô sản và các dân tộc trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chính là môi trường để Hồ Chí Minh
học tập, tích lũy vốn tri thức lý luận và thực tiễn cách mạng, rèn luyện qua
hoạt động trong phong trào vô sản và phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều
nước thuộc nhiều khu vực trên thế giới.
Sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, đặc biệt là trong thời kỳ V.I.Lênin
còn sống, đối với phong trào giải phóng dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình Hồ Chí Minh hình thành những luận điểm cách mạng, xúc tiến
việc thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Ở những giai đoạn sau, sự chỉ đạo


21
của Quốc tế cộng sản đối với phong trào dân tộc ngày càng đi vào những vấn
đề cụ thể. Song, trong từng vấn đề, sự chỉ đạo đó vẫn là sự chỉ đạo chung, chủ
yếu căn cứ vào đặc điểm của một số nước thuộc địa, phụ thuộc có diện tích
lớn, dân số đông. Hơn nữa, ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản lúc này thường chú
trọng nhiều hơn tới yếu tố giai cấp, yếu tố quốc tế…Sự chỉ đạo của Quốc tế
cộng sản có giá trị nêu những hướng chung, những nhiệm vụ chung của giai

cấp vô sản và các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc trong từng giai đoạn cụ
thể. Trên ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã lĩnh hội và vận dụng chủ trương của
Quốc tế cộng sản vào việc lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đồng thời, với tư duy độc lập sáng tạo Người vẫn luôn tìm ra những bước đi,
phương pháp phù hợp nhất đối với dân tộc mình.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là một thành quả rực rỡ của
tư tưởng Lênin về cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng các dân tộc bị
áp bức, xây dựng quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trong Liên bang Xô
viết. Cách mạng tháng Mười Nga đưa ra một mô hình mới của một xã hội do
nhân dân lao động và các dân tộc làm chủ vận mệnh của mình.
Chính sách dân tộc tự quyết của nước Nga sau Cách mạng đã đưa ra
mẫu mực về vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc theo quan điểm
đúng đắn của V.I.Lênin, ảnh hưởng sâu sắc tư duy của Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc mà sau này Người sẽ vận dụng sáng tạo và phát triển trong việc
giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc
khác trên thế giới; dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trong khu vực
và đặc biệt là với các dân tộc Lào, Campuchia cùng nằm trên bán đảo Đông
Dương, với nhiều mối quan hệ đặc biệt về chính trị, kinh tế…
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, việc tiếp xúc với Luận cương của
V.I.Lênin là bước ngoặt cho sự hình thành tư tưởng dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc theo lập trường vô sản của Hồ Chí Minh. Và quá trình


22
hoạt động trong Quốc tế Cộng sản tới năm 1930 chính là thời kỳ tác động
trực tiếp quyết định đến sự phát triển toàn diện những luận điểm về dân tộc
cách mệnh của Người.
1.1.3. Phẩm chất và tài năng của Hồ Chí Minh
Ngoài những nhân tố khách quan nêu trên, nhân tố chủ quan Hồ Chí
Minh đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng dân tộc cách

mệnh. Từ bản lĩnh, phẩm chất, tính cách và phong cách của Hồ Chí Minh, cho
thấy, ngay từ thời còn trẻ, Người đã có hoài bão lớn có bản lĩnh kiên định, tự
tin, giàu tình cảm nhân ái và sớm có chí cứu nước, cứu dân.
Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, giàu truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, Hồ
Chí Minh đã nhận được sự giáo dục về lòng nhân ái, nếp sống đạo lý của gia
đình; đồng thời sớm chứng kiến cảnh cùng cực, đau thương, nỗi bất công
ngang trái của đồng bào mình, do bọn thực dân phong kiến gây ra. Từ tình
cảm yêu thương đồng bào, quê hương, gia đình, đã dẫn tới hình thành trong
Hồ Chí Minh ý thức cứu nước, mong giải thoát nhân dân khỏi ách nô lệ, áp
bức của bọn thực dân, phong kiến.
Năm 1906, Hồ Chí Minh cùng cha vào Huế, qua thực tế đấu tranh của
quần chúng, Người nhận ra sự bế tắc của con đường cứu nước cũ kiểu phong
kiến. Cũng tại đây, Người bắt đầu tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản qua sách
báo, qua những bài học ở Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Trường
Trung học Quốc học Huế. Và cũng từ đó, Người bắt đầu hướng ra nước
ngoài, tìm con đường cứu nước khác với con đường của những người đi
trước. Việc Người đi sang phương Tây, để xem nước Pháp và các nước khác
làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào ta, đã thể hiện tư duy độc lập, tính tự
chủ cao của Hồ Chí Minh.


23
Vấn đề có ý nghĩa sâu sắc ở đây là “xem họ làm thế nào”, chứ không
phải dựa vào họ để giải phóng đồng bào. Điều này chứng tỏ sự khác biệt với
các bậc cha anh và những người yêu nước đương thời là: Người đi tìm một
phương pháp, một con đường cứu nước chứ không phải đi cầu ngoại viện, tìm
chỗ dựa cho cuộc vận động cứu nước như những người có xu hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam vẫn thường mơ tưởng.
Ý muốn đi tìm hiểu nước ngoài của Hồ Chí Minh là thể hiện đầu tiên ý

thức về thời đại. Ý thức này ngày một sâu sắc, là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến tư tưởng, hành động của Người. Đúng như V.I.Lênin đã
nói: Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của một thời đại, chúng
ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước nọ
Khi ra đi tìm đường cứu nước hành tranh của Hồ Chí Minh không chỉ
là lòng yêu nước và một nghị lực phi thường với hai bàn tay lao động để kiếm
sống, mà còn có cả trình độ học vấn nữa. Vốn tri thức mà Người có được là
do các nhà Nho uyên thâm lúc bấy giờ truyền dạy (như các thày Vương Thúc
Quý, Trần Thân…và cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc), lấy cứu nước, cứu dân
làm lẽ sống cao đẹp của người có học. Người cũng có trình độ về Hán học.
Người còn thu nhận một số kiến thức của nền văn hóa phương Tây khi học tại
các trường tiểu học Pháp - Việt ở một số địa phương trong nước, nó giúp cho
Hồ Chí Minh những kiến thức cơ bản, về lịch sử, văn học, địa lý nước Pháp
và một số nước khác. Đây là cơ sở quan trọng ban đầu để Người tiếp tục bồi
dưỡng, nâng cao trình độ sau này.
Trong quá trình sống và hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, thực trạng
cuộc sống của những người lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là một
thực tế khách quan đã tác động đến nhận thức của Hồ Chí Minh. Người
hiểu rằng, nhân dân bị áp bức ở đâu cũng đều khốn khổ, tất cả đều có
chung kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, đều cùng có nguyện vọng được giải

×